Free Essay

Bachelor

In:

Submitted By anhnobrain
Words 16048
Pages 65
“Hiểm họa to lớn nhất đối với nhà nước chính là những lời phê bình từ các nhà trí thức độc lập.”
– Murray Rothbard

Phơi Bày Bản Chất Nhà Nước

Dẫn nhập
Cuốn sách này đưa ra một trình thuật cô đọng từ góc nhìn của Rothbard về Nhà nước. Nối tiếp
Franz Oppenheimer và Albert Jay Nock, Rothbard cũng nhìn nhận Nhà nước như một thực thể bóc lột.
Nó không sản xuất ra bất kì thứ gì nhưng lại trộm cướp nguồn lực từ những người tham gia sản xuất.
Khi áp dụng quan điểm này lên lịch sử nước Mỹ, Rothbard cũng mượn đến những trước tác của John
C. Calhoun.
Làm thế nào một tổ chức thuộc dạng này có thể duy trì chính bản thân nó? Nó phải vận dụng tuyên truyền để giành được sự ủng hộ của quần chúng đối với những chính sách của nó. Giới trí thức và tòa án đóng một vai trò then chốt ở đây, và Rothbard dẫn ra tác phẩm của nhà lý thuyết pháp luật có ảnh hưởng lớn Charles Black, Jr. như một điển hình của sự huyễn hoặc về tư tưởng trong quá trình Tòa án Tối cao trở thành một cơ quan được sùng kính.

Mục lục

Nhà Nước Không Đồng Nghĩa Với Điều Gì …...................................................................................

1

Nhà Nước Là Gì …..............................................................................................................................

4

Nhà Nước Bảo Toàn Chính Nó Như Thế Nào …................................................................................. 7
Nhà Nước Vượt Qua Những Giới Hạn Của Nó Như Thế Nào …....................................................... 15
Nhà Nước Sợ Hãi Điều Gì …............................................................................................................... 23
Mối Liên Hệ Giữa Các Nhà Nước …................................................................................................... 25
Lịch Sử Dưới Góc Độ Một Cuộc Đua Giữa Quyền Lực Nhà Nước Và Quyền Lực Xã Hội ….......... 29

1

Nhà Nước Không Đồng Nghĩa Với Điều Gì

Nhà nước gần như được thống nhất xem là một cơ quan phục vụ xã hội. Một số nhà lý thuyết tôn sùng Nhà nước như một hình tượng thần thánh của xã hội; một số khác xem nó là một tổ chức hiền hòa mặc dù thường kém hiệu quả để đạt được những mục đích xã hội; nhưng hầu như tất cả đều xem nó là một phương tiện cần thiết để đạt được những mục tiêu của nhân loại, một phương tiện để chống lại “kinh tế tư nhân” và thường giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh nguồn lực này. Với sự trỗi dậy của thể chế dân chủ, mức độ đồng nhất của Nhà nước vào xã hội đã được tăng lên bội phần, cho đến khi người ta phải nghe quen tai những điều cảm tính trái với hầu hết mọi nguyên tắc lập luận và lẽ thường, chẳng hạn như "chúng ta là chính phủ." Thuật ngữ tập hợp “chúng ta” thật quá hữu ích, nó đã để cho một thứ ngụy trang tư tưởng trùm lên thực tế đời sống chính trị. Nếu như "chúng ta là chính phủ," vậy thì bất kể điều gì một chính phủ làm đối với một cá nhân đều không những công bằng, không hề bạo ngược mà còn mang tính “tự nguyện” xét về phía cá nhân liên quan. Nếu chính phủ đã gánh lấy một khoản nợ công đồ sộ cần phải trả bằng cách đánh thuế một nhóm này vì lợi ích của một nhóm khác, thì thực tế về gánh nặng này sẽ bị giấu nhẹm đi bằng cách nói rằng "chúng ta tự mắc nợ chính mình." Nếu chính phủ bắt một người đi lính hay tống anh ta vào tù vì bất đồng quan điểm, vậy là anh ta
“tự gây ra cho chính mình” mà thôi, và vì thế sự việc chẳng có gì là không thỏa đáng. Theo cách lập luận này, bất kì người Do thái nào bị chính quyền Quốc xã giết hại thành ra đã không hề bị giết hại mà chính là họ đã “tự sát,” bởi vì họ là chính phủ (thứ được chọn ra một cách dân chủ), và vì thế bất kì điều gì chính quyền đã gây ra cho họ đều mang tính tự nguyện – xét từ chính góc độ bản thân họ. Ta sẽ nghĩ rằng rất dễ để nhận ra quan niệm này là đúng hay sai, nhưng có vô số người ở những mức độ khác nhau vẫn bám vào sự trá ngụy ấy không ít thì nhiều.
Do đó, chúng ta phải nói rõ rằng “chúng ta” không phải là chính quyền; chính quyền không

2 phải là “chúng ta.” Chính quyền – theo bất kì một ý nghĩa chính xác nào – không hề “đại diện” cho đa số dân chúng.1 Nhưng kể cả nếu nó có đại diện, kể cả nếu 70 phần trăm người dân quyết định giết hại
30 phần trăm những người còn lại, thì đó vẫn sẽ là tội giết người chứ không phải là sự tự nguyện tự sát xét từ phía nhóm thiểu số bị tàn sát.2 Không một ẩn dụ hay một lối nói rỗng tuếch vô vị rằng "tất cả chúng ta đều thuộc về nhau" được phép che đậy thực tế căn bản này.
Vậy nếu Nhà nước không phải là “chúng ta,” nếu nó không phải là "gia-đình-con-người" tụ họp với nhau để quyết định những vấn đề chung, nếu nó không phải là một cuộc hội nghị Tam điểm hay một câu lạc bộ đồng quê, thì nó là gì? Một cách ngắn gọn: Nhà nước là một tổ chức trong một xã hội và nó luôn cố gắng duy trì sự độc quyền sử dụng vũ lực, bạo lực trong một khu vực lãnh thổ nhất định; một cách cụ thể, nó là tổ chức duy nhất trong xã hội thu được lợi lộc không dựa trên sự đóng góp tự nguyện hoặc các thanh toán cho những dịch vụ nó cung cấp mà dựa trên sự áp bức. Trong khi những cá thể hay cơ quan khác có được thu nhập bằng việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ và bằng cách bán những hàng hóa và dịch vụ ấy cho nhau một cách tự nguyện và hòa bình, Nhà nước thu được lợi lộc nhờ cưỡng bức – tức là là nhờ vào sử dụng và đe dọa bằng nhà tù và lưỡi lê.3 Tiếp theo việc sử dụng vũ lực và bạo lực để thu được lợi lộc, nhìn chung Nhà nước sẽ sắp đặt và sai khiến những hoạt động khác của

1 Trong chương này, chúng ta không thể nói nhiều những vấn đề và ngụy biện về "dân chủ." Đủ để nói rằng “đại biểu” hay đầy tớ của một cá nhân luôn phải tuân theo những mệnh lệnh của cá nhân ấy, có thể bị bãi miễn bất kể khi nào và không được hành động đi ngược với lợi ích và ý muốn của người chủ. Rõ ràng "đại biểu" trong một chế độ dân chủ không bao giờ có thể đáp ứng được những chức năng cung cấp dịch vụ như vậy, những chức năng duy nhất hòa hợp với một xã hội theo chủ nghĩa tự do.
2 Những người có tư tưởng dân chủ xã hội thường đối đáp lại rằng chế độ dân chủ — sự chọn lựa lãnh đạo bởi đa số — theo logic có ngụ ý rằng nhóm đa số phải để lại những quyền tự do nhất định cho thiểu số, bởi một ngày nào đó thiểu số có thể sẽ trở thành đa số. Không kể đến những chỗ sai sót khác, lí lẽ này rõ ràng không thể đúng trong những bối cảnh mà thiểu số không thể trở thành đa số, ví dụ như khi thiểu số thuộc một chủng tộc khác hoặc một dân tộc ít người so với đa số.
3 Theo Joseph A. Schumpeter, Chủ Nghĩa Tư Bản, Chủ Nghĩa Xã Hội, và Chế Độ Dân Chủ (Nxb Harper and Bros. New
York, 1942), tr. 198.
“Sự va chạm và đối kháng giữa hai lĩnh vực Nhà nước và tư nhân gia tăng từ phía tư nhân bởi thực tế rằng… Nhà nước đã và đang sống dựa vào lợi lộc được sản xuất trong lĩnh vực tư nhân cho những mục đích cá nhân, và lợi lộc bị những thế lực chính trị lái đi chệch hướng khỏi những mục đích cá nhân ấy.”
Xem thêm Murray N. Rothbard, “Sự ngụy biện của “Khu vực kinh tế nhà nước” trong Phê Bình Người Theo Chủ Nghĩa
Cá Nhân Mới (Mùa hè, 1961): từ trang 3.

3 những người dân đối tượng riêng lẻ của nó. Một người có thể thấy rằng sự quan sát đơn giản này có trong mọi kiểu Nhà nước trong lịch sử và trên toàn cầu đủ làm minh chứng cho khẳng định này; nhưng chính vì sự huyền hoặc độc hại đã bao trùm lên các hoạt động của Nhà nước đã quá lâu rồi nên cần thiết có một sự trình bày kĩ lưỡng.

4

Nhà Nước Là Gì
Con người trần trụi khi được sinh ra trên thế giới này, và cần dùng đến trí não của mình để học hỏi cách tiếp nhận những nguồn lực tự nhiên ban cho, và biến đổi chúng (ví dụ như bằng cách đầu tư vào “tư bản”) thành những dạng thức, hình thái và những hoàn cảnh mà nguồn tài nguyên có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu và nâng cao mức sống. Cách duy nhất để con người thực hiện được điều này là sử dụng trí não và năng lượng của mình để biến đổi những nguồn tài nguyên (“sản xuất”) và trao đổi những sản phẩm này với những sản phẩm người khác tạo ra. Thông qua quá trình trao đổi qua lại tự nguyện, con người đã phát hiện ra rằng năng suất và theo đó là mức sống của mọi bên tham gia trao đổi có thể được tăng lên rất nhiều. Cách thức “tự nhiên” duy nhất để con người tồn tại được và đạt đến sự giàu có là sử dụng trí óc và năng lượng của mình để tham gia quá trình sản xuất và trao đổi. Con người thực hiện điều này bằng cách trước tiên tìm ra những nguồn tài nguyên thiên nhiên, sau đó biến đổi chúng (bằng cách “hòa trộn sức lao động” với chúng – như cách Locke dùng từ) để chúng trở thành tài sản cá nhân của mình, và sau đó tài sản này được trao đổi với tài sản do những người khác có được bằng cách thức tương tự. Đường lối xã hội tuân theo những đòi hỏi của bản chất con người, vì thế, là đường lối của “quyền tài sản” và là “thị trường tự do” của sự cho tặng hay trao đổi những quyền ấy.
Thông qua đường lối này, con người đã học hỏi được cách tránh những phương thức “rừng rú” là tranh giành nhau những nguồn tài nguyên hiếm, tức là A chỉ có thể có được những nguồn lực ấy bằng cách gây tổn hại cho B. Thay vào đó họ làm cho những nguồn lực sinh sôi gấp nhiều lần trong sự sản xuất và trao đổi một cách yên bình và hòa hợp.
Nhà xã hội học vĩ đại người Đức Franz Oppenheimer đã chỉ ra rằng có hai cách để có được của cải, và hai cách này có tính loại từ lẫn nhau. Cách thứ nhất là cách sản xuất và trao đổi đề cập ở trên, mà ông gọi là “phương tiện kinh tế.” Cách còn lại thì đơn giản hơn, ở chỗ nó không đòi hỏi sức sản xuất; nó là cách chiếm đoạt hàng hóa và dịch vụ của người khác bằng vũ lực và bạo lực. Đây là phương

5 thức tịch thu từ một bên, phương thức trộm cướp tài sản của người khác. Oppenheimer đặt tên cho phương thức này là "phương tiện chính trị" để giành được của cải. Cần nói rõ rằng việc sử dụng năng lượng và lý lẽ một cách hòa bình trong sản suất chính là đường lối “tự nhiên” cho con người, là phương tiện cho sự tồn tại và thịnh vượng của con người trên trái đất này. Cũng cần nói rõ tương đương rằng phương tiện bóc lột, cưỡng bách là trái với quy luật tự nhiên; nó mang tính chất kí sinh, bởi thay vì gia tăng thì nó lại làm gia giảm sản xuất. “Phương tiện chính trị” bòn rút sản phẩm cho một cá nhân hay một nhóm người kí sinh và phá hoại; và sự bòn rút này không chỉ làm giảm mức sản xuất, mà còn làm giảm động lực của người sản xuất vượt qua mức đủ duy trì sự tồn tại của họ. Về lâu dài, kẻ cướp tự phá hủy sự tồn tại của chính mình bằng cách làm thoái hóa hoặc triệt tiêu chính nguồn cung của mình.
Nhưng không chỉ có vậy, ngay cả trong ngắn hạn, kẻ bóc lột cũng đang cư xử ngược lại với bản chất con người đích thực của họ.
Bây giờ chúng ta đang ở một vị trí để trả lời đầy đủ hơn cho câu hỏi: Nhà nước là gì? Nhà nước, theo như lời Oppenheimer, là "tổ chức của những phương tiện chính trị"; nó là sự hệ thống hóa của quá trình bóc lột trên một lãnh thổ nhất định.4 Bởi vì, tội phạm cùng lắm chỉ là hãn hữu và không ổn định; sự kí sinh mang tính chất phù du, và lối sống kí sinh, bóc lột có thể bị gạt bỏ bất cứ lúc nào bởi sự kháng cự của những nạn nhân. Nhà nước đem lại một kênh hợp pháp, có trật tự, có hệ thống cho việc cướp bóc tài sản tư hữu; nó ban một lối sống ổn định, vững chắc và tương đối “yên bình” cho tầng lớp kí sinh của xã hội.5 Do sản xuất luôn phải có trước cướp bóc nên thị trường tự do xuất hiện trước Nhà
4 Franz Oppenheimer, Nhà nước (Nxb Vanguard Press, New York 1926) tr. 24-27:
“Có hai phương tiện đối nghịch nhau về căn bản, theo đó con người do nhu cầu tồn tại buộc phải có được phương tiện cần thiết để thỏa mãn những mong muốn của mình. Hai loại phương tiện này là làm việc và trộm cướp, lao động của bản thân và chiếm hữu bằng vũ lực sức lao động của người khác . . . . Trong thảo luận sau đây, tôi đề xuất gọi lao động bản thân và sự trao đổi tương đương giữa lao động của một người với lao động của người khác là
“phương tiện kinh tế” để thỏa mãn nhu cầu, còn sự chiếm hữu không mong muốn đối với lao động của người khác sẽ được gọi là “phương tiện chính trị”. . . Nhà nước là một tổ chức của những phương tiện chính trị. Do đó, không một Nhà nước nào có thể tồn tại cho đến khi những phương tiện kinh tế đã tạo ra được một số lượng có hạn những đối tượng để thỏa mãn các nhu cầu, những đối tượng này có thể bị lấy đi hoặc chiếm hữu bởi sự trộm cướp hiếu chiến.” 5 Albert Jay Nock đã viết rất sinh động rằng:
“[n]hà nước xác lập và thi hành sự độc quyền tội ác... Nó cấm các cá nhân giết người, nhưng chính nó tổ chức giết

6 nước. Nhà nước chưa bao giờ được tạo ra từ một “khế ước xã hội"; nó luôn được sinh ra trong sự chinh phạt và bóc lột. Mẫu hình kinh điển là một bộ lạc chinh phạt tạm ngưng phương thức lâu đời của nó – cướp bóc và giết người của bộ lạc bị chinh phạt – để nhận ra rằng khoảng thời gian cướp bóc sẽ kéo dài hơn và bền vững hơn, tình thế cũng dễ chịu hơn, nếu như bộ lạc bị chinh phạt được để cho sống và sản xuất trong điều kiện những kẻ chinh phạt với tư cách những kẻ thống trị sẽ yêu sách một khoản cống nạp đều đặn hàng năm.6 Một phương thức cho sự ra đời của một Nhà nước có thể được minh họa như sau: Trên vùng đồi phía nam Ruritania, một toán phỉ đã giành được sự kiểm soát về vật chất trên vùng lãnh thổ, và sau cùng thủ lĩnh toán phỉ tuyên bố hắn là "Vua của chính phủ độc lập và chủ quyền Nam
Ruritania"; và nếu như hắn và bộ hạ đủ lực để duy trì sự thống trị này trong một thời gian, rồi thì – ngạc nhiên chưa! – một Nhà nước mới đã gia nhập trong "gia đình các quốc gia," và những kẻ cầm đầu toán phỉ trước đây đã biến thành đẳng cấp quý tộc của vương quốc.

người một quy mô vô cùng to lớn. Nó trừng phạt tội trộm cắp của cá nhân, nhưng chính nó lại không chút ngại ngần thò tay vào bất kì thứ gì nó muốn, cho dù là tài sản của công dân hay của nước ngoài.”
Nock, Về Chuyện Làm Đúng, và Những Tiểu Luận Khác (Nxb Harper and Bros. New York, 1929), tr. 143; trích dẫn theo
Jack Schwartzman, "Albert Jay Nock — Một người thừa," Niềm Tin và Tự Do (Tháng 12, 1953) tr. 11.
6 Oppenheimer, Nhà nước, tr. 15:
“Như vậy, Nhà nước là gì xét theo một khái niệm xã hội học? Nhà nước, trọn vẹn từ căn nguyên của nó, là một cơ quan xã hội, do một nhóm người chiến thắng áp đặt lên một nhóm thất bại, với mục đích duy nhất là điều chỉnh quyền thống trị của nhóm chiến thắng đối với nhóm thất bại, và bảo toàn bản thân nó trước sự nổi dậy từ bên trong và tấn công từ bên ngoài. Xét theo thuyết mục đích, quyền thống trị này không có mục đích nào khác ngoài sự bóc lột kinh tế của kẻ chiến thắng đối với kẻ thất bại.”
Và de Jouvenel đã viết: "Nhà nước, về bản chất, là kết quả của những thành công giành được bởi một băng cướp – những kẻ tôn chính chúng lên trên những xã hội nhỏ bé, riêng lẻ." -- Về Quyền Lực (Nxb Viking Press, New York, 1949), tr. 100101.

7

Nhà Nước Bảo Toàn Chính Nó Như Thế Nào
Khi một Nhà nước đã được thành lập, vấn đề của nhóm cai trị hoặc “đẳng cấp đặc quyền” là làm thế nào để duy trì quyền thống trị của mình.7 Mặc dù vũ lực chính là modus operandi (phương thức hành động) của họ, nhưng vấn đề cơ bản và về lâu dài lại thuộc về tư tưởng. Bởi vì, để tiếp tục nắm quyền, bất kì một chính quyền nào (không riêng một chính quyền “dân chủ”) phải có được sự ủng hộ từ đa số người dân của nó. Sự ủng hộ này, xin nhớ cho, không nhất thiết là sự nhiệt tình có tính chủ động; nó cũng rất có thể là sự cam chịu bị động như đối với một quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi.
Nhưng dù thế nào đó vẫn phải là sự ủng hộ theo nghĩa một dạng chấp nhận nào đó, nếu không thiểu số những kẻ nắm quyền của Nhà nước cuối cùng sẽ bị sự phản kháng chủ động của đa số dân chúng vượt qua về tầm ảnh hưởng. Do sự bóc lột phải được dung dưỡng từ thặng dư sản xuất, nên đúng (và cần thiết phải đúng) là giai cấp tạo nên Nhà nước – giới chức (và quý tộc) – phải là thiểu số khá nhỏ trên đất nước, mặc dù tất nhiên nó có thể mua chuộc đồng minh từ những nhóm quan trọng trong dân chúng. Vì vậy, nhiệm vụ trọng yếu của những lãnh đạo chính là luôn phải đảm bảo sự chấp nhận chủ động hay cam chịu của đa số công dân.8, 9

7 Về đặc điểm phân biệt mấu chốt giữa “đẳng cấp” – một nhóm có đặc quyền, đặc lợi hoặc những gánh nặng do Nhà nước ban cho hoặc áp đặt – và khái niệm Marxist “giai cấp” trong xã hội, xem Ludwig von Mises, Lý thuyết và Lịch sử (Nxb
Yale University Press, New Haven, Conn.: 1957), từ tr. 112.
8 Sự chấp thuận như vậy tất nhiên không thể hàm ý rằng sự cai trị của Nhà nước đã trở thành có tính “tự nguyện”; bởi ngay cả nếu sự ủng hộ của đa số là tích cực và chủ động, sự ủng hộ này vẫn không được nhất trí bởi mọi cá nhân.
9 Vấn đề mọi chính quyền – bất kể mang tính chất “độc tài” đến đâu đối với các cá nhân – phải đảm bảo được sự ủng hộ đó đã được trình bày bởi các nhà lí thuyết chính trị sắc sảo như Étienne de la Boétie, David Hume, và Ludwig von
Mises. Theo đó, tham khảo David Hume, "Về những nguyên tắc đầu tiên của chính quyền," trong Luận văn, Văn chương, Đạo đức và Chính trị (Nxb Ward, Locke, and Taylor, London, không ghi ngày tháng), tr. 23; Etienne de la
Boétie, Chống độc tài (Nxb Columbia University Press, New York 1942), tr. 8-9; Ludwig von Mises, Hành động của
Con người (Nxb Mises Institute, Auburn, Ala.. 1998), từ tr. 188. Để tìm hiểu thêm về những cống hiến trong phân tích
Nhà nước của La Boétie, xem Oscar Jaszi và John D. Lewis, Chống lại Bạo chúa (Nxb The Free Press, Glencoe,
Ill.1957), tr. 55-57.

8
Tất nhiên một phương thức để đảm bảo sự ủng hộ là thông qua sự tạo ra những lợi ích kinh tế.
Do đó một mình vua không thể cai trị được; ông ta phải có một nhóm người ủng hộ đông đảo, ưa chuộng những điều kiện tiên quyết của sự thống trị – ví dụ như những thành viên của bộ máy Nhà nước, điển hình là giới chức và quý tộc.10 Nhưng điều này cũng chỉ đảm bảo được một thiểu số những người ủng hộ nhiệt thành, và ngay cả việc mua chuộc sự ủng hộ thiết yếu bằng những khoản bao cấp và sự ban phát đặc quyền khác cũng không đạt được sự tán thành của đa số. Để có được sự chấp nhận cốt yếu này, đa số phải bị thuyết phục bằng tư tưởng rằng chính quyền của họ là tốt đẹp, thông tuệ, và ít ra là một sự tất nhiên, chắc chắn tốt đẹp hơn bất kì một lựa chọn nào khác có thể hình dung đến. Khơi dậy tư tưởng này trong nhân dân là nhiệm vụ xã hội sống còn của các trí thức. Bởi đông đảo quần chúng không tạo ra những quan điểm của riêng họ, hay thật sự suy nghĩ một cách độc lập thông qua những quan điểm ấy; họ sẽ tuân theo một cách thụ động những quan điểm được lựa chọn và reo giắc bởi giới trí thức. Vì vậy, trí thức là những kẻ “đóng khuôn dư luận” trong xã hội. Và bởi đó chính xác là kiểu đóng khuôn dư luận mà Nhà nước tha thiết mong muốn, nền tảng của một liên minh lâu đời giữa Nhà nước và trí thức trở nên rõ ràng.
Hiển nhiên là Nhà nước cần trí thức; nhưng lí do vì sao trí thức lại cần Nhà nước thì không dễ hiểu như vậy. Một cách đơn giản, ta có thể nói rằng sinh kế của trí thức trong thị trường tự do không bao giờ là thật sự bền vững; bởi giới trí thức phải lệ thuộc vào những giá trị và lựa chọn của số đông đồng bào của họ, mà đặc điểm của quần chúng chính là: họ nhìn chung không quan tâm đến những vấn đề của trí thức. Ngược lại, Nhà nước lại sẵn lòng đưa ra cho trí thức một vị trí đảm bảo và lâu dài trong bộ máy Nhà nước, và theo đó là một khoản thu nhập bền vững và uy thế trọn vẹn. Bởi sẽ được thưởng hậu hĩ cho những chức năng họ thi hành cho các cấp lãnh đạo Nhà nước, trí thức đến đây cũng trở
10 Theo La Boétie, Chống Độc Tài, tr. 43-44.
“Cứ khi nào một lãnh đạo biến mình thành độc tài. . . tất cả những kẻ bị biến chất vì tham vọng mãnh liệt hoặc tính hám lợi đặc biệt - những kẻ này sẽ tụ họp quanh hắn và ủng hộ hắn nhằm có được một phần chiến lợi phẩm và biến chúng thành những chủ nhân ông dưới quyền tên bạo chúa.”

9 thành một phần trong nhóm thống trị ấy.11
Liên minh giữa Nhà nước và những trí thức được biểu tượng hóa trong sự khát khao tha thiết của các giáo sư tại Đại học Berlin thế kỉ 19 về việc tạo dựng "Đội cận vệ trí thức của Nhà
Hohenzollern." Ở thời nay, chúng ta hãy ghi nhớ bình luận mang tính phát hiện của một học giả
Marxist nổi tiếng về nghiên cứu phê bình của Giáo sư Wittfogel về nền chuyên chế phương Đông cổ đại: "Nền văn minh mà Giáo sư Wittfogel đang công kích một cách quyết liệt chính là nền văn minh có thể biến các nhà thơ và học giả thành quan chức."12 Trong vô số những ví dụ, chúng ta có thể dẫn ra sự phát triển gần đây về “khoa học” chiến lược nhằm phục vụ cho cánh tay thi hành bạo lực chính của
Nhà nước, quân đội.13 Thêm vào đó, một cơ quan khả kính nữa đó là những sử gia “triều đình” hay sử gia chính thống, tận tụy ủng hộ những quan điểm của chính những kẻ thống trị và những hành động của tiền nhân.14

11 Điều này tuyệt nhiên không hàm ý rằng tất cả trí thức đều kết đồng minh với Nhà nước. Về những góc độ của liên minh giữa trí thức và Nhà nước, tham khảo Bertrand de Jouvenel, "Thái độ của trí thức với xã hội thị trường," Con Cú (Tháng
1, 1951): tr.19-27; như trên, "Cách hành xử tư bản chủ nghĩa của giới trí thức châu Âu," theo btv F.A. Hayek, Chủ Nghĩa
Tư Bản và Các Nhà Sử Học (Nxb University of Chicago Press, Chicago 1954), tr. 93-123; tái bản theo George B. de
Huszar, Giới Trí Thức (Nxb The Free Press, Glencoe, Ill.1960), tr. 385-99; và Schumpeter, Chủ Nghĩa Đế Quốc và Các
Giai Cấp Xã Hội (Nxb Meridian Books, New York 1975), tr. 143-55.
12 Theo Joseph Needham, "Phê bình Karl A. Wittfogel, Nền chuyên chế phương Đông," Khoa học và Xã Hội (1958): tr.
65. Needham cũng viết rằng "Những hoàng đế [Trung Hoa] kế tục đã được phụng sự trong mọi thời đại bởi một tập hợp đông đảo những học giả hết sức nhân văn và không vụ lợi," tr. 61. Wittfogel nhận xét rằng học thuyết của Khổng Tử mà giai cấp thống trị đặt lên giới quan lại học giả quân tử của nó, là nền chuyên chính thiên định đối với toàn thể nhân dân.
Karl A. Wittfogel, Nền Chuyên Chế Phương Đông (Nxb Yale University Press, New Haven, Conn.: 1957), tr. 320-321 và những phần khác. Về thía độ đối lập với Needham, tham khảo John Lukacs, "Giai cấp trí thức hay nghề niệp trí thức?" theo De Huszar, Giới trí thức, tr. 521-522.
13 Theo Jeanne Ribs, "Những kẻ bày bưu chiến tranh," Giải Phóng (Tháng 8, 1961): tr.13. “Các chiến lược gia khăng khăng rằng ngành nghề của họ xứng đáng có được danh vọng như với ngành học thuật tương ứng là binh nghiệp.” Xem thêm theo Marcus Raskin, "Giới trí thức – Cái chết triệu người," Phê Bình Sách New York (14 tháng 11, 1963): tr.6-7.
14 Theo đó, nhà sử học Conyers Read dưới sự chỉ định của tổng thống, đã chủ trương che đậy nhũng thực tế lịch sử nhằm phục vụ những giá trị quốc gia và "dân chủ." Read tuyên bố rằng "chiến tranh toàn diện – dù là chiến tranh nóng hay lạnh – đều tuyển mộ tất cả mọi người, và kêu gọi mọi người góp phần của mình. Trong nghĩa vụ này, một nhà sử học cũng không tự do chút gì hơn một nhà vật lí học." Theo Read, "Những trách nhiệm xã hội của nhà sử học," Phê Bình
Lịch Sử Nước Mỹ (1951): từ tr. 283. Với bài bình luận về Read và những góc độ khác về lịch sử tòa án, xem Howard K.
Beale, "Nhà sử học chuyên nghiêp: Lí thuyết và thực tiễn," The Pacific Historical Review (Tháng 8, 1953) tr. 227-255.
Cũng t/k Herbert Butterfield, "Lịch sử chính thống: tiêu chí và những cạm bẫy của nó," Những Quan Hệ giữa Con
Người và Lịch Sử (Nxb Macmillan, New York 1952), tr. 182-224; và Harry Elmer Barnes, Những Sử Gia Cung Đình và
Chủ Nghĩa Xét Lại (không rõ ngày tháng) từ trang 2.

10
Có nhiều những lí lẽ đa dạng mà Nhà nước và những trí thức của nó đã dùng để dẫn dụ nhân dân ủng hộ sự cai trị của họ. Về cơ bản, các dòng lí lẽ ấy có thể tóm gọn lại như sau: (a) Các lãnh đạo
Nhà nước là những người vĩ đại và khôn ngoan (họ “cai trị bằng quyền thiên thánh,” họ là “đẳng cấp quý tộc,” họ là “những chuyên gia khoa học”) – vĩ đại và khôn ngoan hơn nhiều so với những thần dân tốt nhưng khờ dại, và (b) sự thống trị của chính quyền hiện hành là điều đương nhiên, tuyệt đối cần thiết, và tốt đẹp hơn nhiều so với những thứ xấu xa mơ hồ có thể xảy ra nếu chính quyền này sụp đổ.
Liên hiệp của Giáo hội và Nhà nước là một trong những công cụ tư tưởng lâu đời và thành công nhất.
Kẻ thống trị hoặc là được phong vị bởi Thượng đế, hoặc – trong trường hợp quyền thống trị tuyệt đối của nhiều nền chuyên chế phương Đông – chính là thần thánh, là Thiên tử; do vậy, bất kì một sự kháng cự nào đối với sự thống trị ấy đều là phạm thượng. Thủ đoạn tôn giáo của các Nhà nước đã thực hành chính chức năng trí óc cơ bản để đạt được sự ủng hộ của nhân dân và thậm chí cả sự thờ phụng những kẻ thống trị.15
Một công cụ thành công nữa là gieo rắc nỗi sợ về bất kì hệ thống cai trị hoặc phi cai trị thay thế nào khác. Có một điều được khẳng định là những lãnh đạo hiện thời cung cấp cho công dân một dịch vụ thiết yếu mà họ sẽ vô cùng biết ơn: Sự bảo vệ trước những kẻ cướp và tội phạm hi hữu. Bởi, để bảo toàn độc quyền cướp bóc, Nhà nước phải đảm bảo được rằng tội ác cá nhân và sự nổi loạn phải được giữ ở mức tối thiểu. Nhà nước đã thành công, nhất là trong những thế kỉ trở lại đây, trong việc gieo rắc nỗi sợ về những lãnh đạo của Nhà nước khác. Do những khu vực đất đai trên trái đất đã được phân chia giữa các Nhà nước cụ thể, một trong những học thuyết cơ bản của Nhà nước là đồng nhất chính nó với lãnh thổ mà nó cai trị. Do hầu hết người dân đều có xu hướng yêu quê hương của họ, sự đồng nhất đất đai và người dân với Nhà nước là một công cụ để khiến lòng yêu nước tự nhiên làm những việc có lợi cho Nhà nước. Nếu nước Ruritania bị nước Walldavia tấn công, nhiệm vụ đầu tiên của nhà nước và
15 Tham khảo Wittfogel, Nền Chuyên Chế Phương Đông, tr. 87-100. Về những vai trò đối lập trực diện giữa tôn giáo và
Nhà nước ở Trung Hoa và Nhật Bản cổ đại, xem Norman Jacobs, Nguồn Gốc Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Đại và Đông Á
(Nxb Hong Kong University Press, Hong Kong:1958), tr. 161- 194.

11 những trí thức của nó là thuyết phục người dân Ruritania rằng sự tấn công đó đang thật sự ập đến người dân chứ không chỉ là sự tấn công nhắm vào tầng lớp đặc quyền thống trị. Như vậy là một cuộc chiến giữa những kẻ thống trị được biến thành một cuộc chiến giữa những người dân, mỗi dân tộc đều tiến lên bảo vệ cho những kẻ thống trị của mình trong niềm tin sai lầm rằng những kẻ thống trị đang bảo vệ họ. Công cụ “chủ nghĩa dân tộc” đã chỉ thành công trong nền văn minh phương Tây trong mấy thế kỉ trở lại đây; không quá lâu trước đó, số đông thần dân chỉ xem chiến tranh như những trận chiến không thích đáng giữa những đám quý tộc khác nhau.
Có nhiều vũ khí tư tưởng tinh vi được Nhà nước vận dụng qua những thế kỉ. Một loại vũ khí tuyệt vời chính là truyền thống. Một Nhà nước càng duy trì được lâu thì vũ khí này càng mạnh; bởi vì khi đó Triều đại X hay Nhà nước Y có được một sức nặng giả tạo của nhiều thế kỉ truyền thống chống lưng cho nó.16 Như vậy, sự thờ phụng tổ tiên trở thành một phương tiện không lấy gì làm tinh vi lắm của của sự thờ phụng những kẻ thống trị cổ xưa. Nguy cơ lớn nhất đối với Nhà nước là sự phê bình của các nhà tri thức độc lập; không có cách nào tốt hơn để bóp nghẹt sự phê bình đó là tấn công bất kì tiếng nói cô lập nào, bất kì người khởi xướng sự nghi ngờ mới nào – như thể đó là một kẻ báng bổ xâm phạm sự thông thái của cha ông. Một vũ khí tư tưởng hiệu nghiệm khác là hạ thấp cá nhân và và đề cao tập thể xã hội. Do bất kì một sự thống trị đã có nào cũng bao hàm sự chấp nhận của đa số, bất kì nguy cơ về tư tưởng nào cũng chỉ có thể bắt đầu từ một hay một vài cá nhân suy nghĩ độc lập. Tư tưởng mới – chưa kể đến tư tưởng phê bình mới – nhất định bắt đầu như là dư luận của một thiểu số; do đó Nhà nước phải làm thui chột quan điểm đó ngay từ lúc manh nha bằng cách nhạo báng bất kì quan điểm nào chống lại những ý kiến của số đông. Như vậy là "hãy lắng nghe những người anh em" hay "hãy điều

16 Theo De Jouvenel, Về Quyền Lực, tr. 22: Lý do cốt yếu của sự phục tùng là bởi nó đã trở thành thói quen của giống loài... Quyền lực đối với chúng ta là một thực tế tự nhiên. Từ những ngày đầu tiên lịch sử được chép lại, nó đã luôn nắm giữ vận mệnh của con người... nhũng kẻ nắm quyền cai trị [các xã hội] đời trước đã không biến mất mà không truyền lại những đặc quyền cho những kẻ kế tục hoặc không để lại trong trí não người dân những dấu vết mãi chất chồng thêm những tác động của chúng. Sự tiếp nối của những chính quyền có thể được xem như một chính quyền cơ sở lien tục phát triển thêm.

12 chỉnh theo xã hội" trở thành những vũ khí tư tưởng để đập tan những bất đồng quan điểm của cá nhân.17 Bằng những biện pháp như vậy, số đông sẽ chẳng bao giờ biết đến sự không tồn tại của bộ trang phục trên người vị Hoàng đế của họ.18 Điều quan trọng nữa là Nhà nước phải làm cho sự cai trị của nó có vẻ hiển nhiên; dù là nếu cách cai trị của nó không được ưa thích, nó sẽ vẫn nhận được sự cam chịu thụ động, một dẫn chứng chính là sự móc nối quen thuộc giữa "chết và thuế.” Có một phương thức là tiêm nhiễm chủ nghĩa định mệnh (determinism) từ sử sách, đối lập với tự do ý chí của cá nhân. Nếu như Triều đại X cai trị chúng ta, thì đó là vì những Quy Luật Lịch Sử Bất Khả Kháng (hoặc Thiên Ý, hoặc Sự Tối Thượng, hoặc những Lực Lượng Sản Xuất Vật Chất) đã phán truyền như vậy, và bất kì cá nhân bé mọn nào cũng không thể thay đổi được sự phán truyền hiển nhiên ấy. Một điều quan trọng nữa là Nhà nước phải khiến thần dân của nó khắc sâu mối ác cảm đối với bất kì "thuyết âm mưu lịch sử" nào; bởi sự tìm hiểu những "thuyết âm mưu" đồng nghĩa với sự tìm hiểu những động cơ và một sự quy kết trách nhiệm cho những tác hại đã xảy ra trong lịch sử. Tuy nhiên, nếu bất kì sự bạo ngược Nhà nước áp đặt nào, sự mua chuộc nào, hoặc chiến tranh xâm lược nào không phải do những lãnh đạo Nhà nước gây ra - mà do “những lực lượng xã hội,” hoặc do tình trạng không hoàn hảo của thế giới, hoặc nếu – theo cách nào đó – do tất cả mọi người (có một khẩu hiệu là "Tất Cả Chúng Ta Là Những Kẻ Sát
Nhân") vậy thì chẳng ích gì cho việc người dân căm phẫn hoặc vùng lên chống lại những tác hại đó cả.
Hơn nữa, việc công kích những “thuyết âm mưu” có nghĩa là những thần dân sẽ trở nên cả tin hơn trước những lí do"phúc lợi chung" vẫn luôn được Nhà nước đề xuất để gây ra bất kì hành động chuyên quyền nào của nó. Một "thuyết âm ưu" có thể làm lung lay hệ thống bằng cách khiến cho nhân dân nghi ngờ sự tuyên truyền tư tưởng của Nhà nước.
17 Về những cách sử dụng tôn giáo như vậy của Trung Hoa, xem Norman Jacobs.
18 Theo H.L. Mencken, Tuyển Tập Mencken (Nxb Knopf, New York 1949), tr. 145:
“Tất cả những gì [chính quyền] thấy được trong một tư tưởng nguyên bản là sự thay đổi tiềm năng, và theo đó là một sự xâm phạm những đặc quyền của nó. Con người nguy hiểm nhất đối với bất kì một chính quyền nào chính là kẻ có thể tự rút ra những kết luận cho chính mình mà không cần xem xét đến những điều cấm kị và mê tín vốn thắng thế. Một cách gần như hiển nhiên, anh ta sẽ đi đến kết luận rằng chính quyền đang cai trị anh ta là không trung thực, và do đó – nếu anh ta lãng mạn anh ta sẽ tìm cách thay đổi nó. Và ngay cả nếu cá nhân anh ta không lãng mạn, anh ta cũng sẽ rất dễ có khuynh hướng lan tỏa sự bất mãn trong những kẻ lãng mạn.”

13
Một phương thức đáng tin cậy khác để uốn nắn nhân dân theo ý chí của Nhà nước là sự quy tội.
Bất kì gia tăng nào trong sự sung túc cá nhân cũng có thể bị công kích như là "sự tham lam vô lương tâm," "chủ nghĩa duy vật," hoặc "sự dư dật quá mức," việc làm ra lợi nhuận có thể bị công kích như là
"bóc lột" và "cho vay nặng lãi," trao đổi có lợi qua lại bị tố cáo là "sự ích kỉ," và thế nào đó kết luận luôn được rút ra theo hướng có thêm những nguồn lực được rút từ khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực “kinh tế nhà nước.”
Trong thời đại có tính thế tục hơn hiện nay, quyền thiên thánh của Nhà nước đã được bổ sung bằng sự thỉnh triệu một vị thần mới: Khoa học. Sự cai trị của Nhà nước giờ đây được tuyên bố là mang tính khoa học tuyệt đối, được thành lập và quy hoạch bởi các chuyên gia. Nhưng dù cho "lập luận" được dẫn ra nhiều hơn so với trong những thế kỉ trước, đây không phải là sự lập luận chân chính của cá nhân và sự thực hành ý chí tự do của họ; đó vẫn là người theo chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa định mệnh, vẫn bao hàm sự thao túng cưỡng bách của những kẻ thống trị đối với các đối tượng của nó.
Nếu là trong một thời đại khác đơn giản hơn, hẳn là sự gia tăng sử dụng những biệt ngữ khoa học đã cho phép những trí thức của Nhà nước thêu dệt nên sự biện giải ngu dân cho nền thống trị của
Nhà nước sẽ chỉ nhận được sự giễu cợt của dân chúng. Một kẻ cướp biện minh cho sự trộm cướp của hắn bằng cách nói rằng hắn thật sự đã giúp các nạn nhân, rằng hắn thúc đẩy buôn bán lẻ - sẽ khó mà thuyết phục được mấy ai; nhưng khi lí thuyết này được khoác lên những phương trình Keynes và những viện dẫn ấn tượng về "hiệu ứng tăng bội," (multiplier effect) thì rủi thay nó sẽ mang nhiều tính thuyết phục hơn. Và như thế là sự chà đạp lên lẽ thường cứ tiếp diễn, mỗi thời đại lại thực hiện nhiệm vụ ấy theo cách riêng của nó.
Như vậy, do sự ủng hộ về tư tưởng mang tính chất sống còn đối với Nhà nước, nó phải không ngừng cố gắng gây ấn tượng với dân chúng về "tính hợp pháp" của nó để tách bạch những hoạt động của nó với những hoạt động của bọn kẻ cướp đơn thuần. Sự quyết tâm không ngừng nghỉ của nó trong việc chà đạp lên lẽ thường không hề là ngẫu nhiên, bởi như Mencken đã khẳng định một cách sinh

14 động: “Một thường dân, bất kể mắc những sai lầm gì khác, đều ít nhất cũng thấy rõ rằng chính quyền là một thứ gì đó nằm ngoài phạm vi của anh ta, và những đồng bào của anh ta xét trên tổng thể; rằng đó là một quyền lực riêng rẽ, độc lập và nguy hiểm, chỉ phần nào nằm trong sự kiểm soát của anh ta, và có khả năng gây hại rất lớn cho anh ta. Có hay không một thực tế chẳng lớn lao gì là ở khắp nơi việc trộm cướp nhằm vào chính quyền được nhìn nhận như một tội phạm ở mức độ thấp hơn so với trộm cướp nhằm vào một cá nhân, hay thậm chí một nghiệp đoàn? . . . Tôi tin rằng, đằng sau toàn bộ điều này là một ý nghĩa sâu xa của sự đối kháng về căn bản giữa chính quyền và người dân mà nó cai trị. Nó được hiểu rằng, không phải như một hội đồng những công dân được chọn ra để duy trì công việc chung của toàn thể mọi người, mà như một tập đoàn riêng rẽ và tự trị - chủ yếu tận tụy trong việc bóc lột người dân để kiếm lợi cho những thành viên của chính nó. . . Khi một cá nhân công dân bị trộm cướp, đó là một con người khả kính bị tước đoạt những thành quả từ công việc và sự dành dụm của anh ta; khi chính phủ bị trộm cướp, điều tồi tệ nhất xảy ra là những kẻ đểu cáng và lười nhác sẽ có ít tiền hơn để chơi bời so với lúc trước mà thôi. Quan niệm rằng số tiền đó là do bọn họ kiếm ra chẳng bao giờ nghe xuôi tai được cả; đối với hầu hết những người có suy nghĩ, đó là một điều nghe thật lố bịch.”19

19 H.L. Mencken, Tuyển Tập Mencken

15

Nhà Nước Vượt Quá Những Giới Hạn Của Nó Như Thế Nào

Như Bertrand de Jouvenel đã chỉ ra một cách thông thái, qua bao thế kỉ - con người đã hình thành nên những khái niệm được thiết kế để kiềm chế và giới hạn những thực hành của sự cai trị của
Nhà nước; và rồi hết Nhà nước này đến Nhà nước khác, bằng cách sử dụng những đồng minh trí thức của chúng, đã có thể biến đổi những khái niệm này thành những con dấu trí óc để đóng tính hợp pháp và đức hạnh lên những sắc chỉ và hành động của nó. Ban đầu ở Tây Âu, theo khái niệm quyền thiên thánh, các vị vua chỉ có thể cai trị theo luật thánh; những vị vua đã biến khái niệm ấy thành một con dấu thánh để phê chuẩn bất kì hành động nào của vua. Khái niệm dân chủ nghị viện ban đầu được đặt ra như một sự kiềm chế của dân đối với nền quân chủ chuyên chế; rốt cuộc nghị viện trở thành bộ phận thiết yếu của Nhà nước và mọi hành động của nó đều trở thành tự quyết. Như De Jouvenel kết luận:
“Nhiều tác giả về các thuyết chủ quyền đã tìm ra một. . . trong những công cụ giới hạn này. Nhưng sau cùng, những thuyết này sớm hay muộn đều đã đánh mất mục đích nguyên bản của chúng, và trở nên hành động đơn thuần như một tấm ván nhún cho Quyền lực, bằng cách cung cấp cho nó sự hỗ trợ mạnh mẽ như một quyền tự chủ mà nó dùng để theo thời gian xác lập nên chính nó.” 20

Tương tự với những học thuyết cụ thể hơn: “Quyền tự nhiên” của cá nhân được nâng giữ theo
John Locke và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Bill of Rights) đã trở thành một “quyền làm việc” của các statist (người theo chủ nghĩa nhà nước); chủ nghĩa công lợi từ những lí lẽ vì tự do đã biến thành những lí lẽ chống lại sự phản kháng những xâm phạm quyền tự do mà Nhà nước thi hành, v.v.
Tất nhiên nỗ lực tham vọng nhất để đặt những giới hạn lên Nhà nước chính là Bản Tuyên Ngôn
Nhân Quyền và những phần giới hạn khác của Hiến Pháp Mỹ, trong đó những giới hạn thành văn đối với chính quyền đã trở thành điều luật căn bản sẽ được diễn giải bởi một ngành tư pháp được cho là độc lập với những ngành khác của chính quyền. Mọi người dân Mỹ đều quen thuộc với quá trình mà theo đó sự xây dựng những giới hạn trong hiến pháp đã không ngừng được nới rộng trong thế kỉ vừa
20 Theo De Jouvenel, Về Quyền Lực, từ tr. 27.

16 qua. Nhưng ít có người sâu sắc được như Giáo sư Charles Black để thấy rằng: trong quá trình ấy, trên quy mô lớn, Nhà nước đã tự biến đổi sự giám sát pháp lý từ một công cụ hạn chế thành một công cụ nữa để bổ sung tính hợp pháp về tư tưởng cho những hành động của chính quyền. Bởi nếu một án lệnh tư pháp “không hợp hiến” là một sự kiềm chế mạnh mẽ đối với quyền lực chính quyền, thì một phán quyết “hợp hiến” công khai hay ngấm ngầm lại là một vũ khí mạnh mẽ để thúc đẩy sự chấp nhận của công chúng đối với quyền lực ngày càng to lớn của chính quyền.
Giáo sư Black bắt đầu sự phân tích của ông bằng cách chỉ ra sự cần thiết cốt yếu của "tính hợp pháp" đối với bất kì chính quyền nào muốn tồn tại được, sự hợp pháp hóa này biểu hiện sự chấp thuận cơ bản của đa số đối với chính quyền và những hoạt động của nó.21 Sự chấp thuận tính hợp pháp trở thành một vấn đề đặc thù trong một đất nước như nước Mỹ, nơi mà "những hạn định đáng kể về quyền hạn được nhập vào chính lí thuyết mà chính quyền lấy làm chỗ dựa.” Thứ cần thiết, Black bổ sung, là một phương tiện chính quyền có thể sử dụng để trấn an công chúng rằng những quyền lực gia tăng của nó quả thật là "hợp hiến." Và ông kết luận. đây là chức năng mang tính lịch sử chủ chốt của giám sát tư pháp. Hãy xem Black minh họa vấn đề:
“Nguy cơ lớn nhất [đối với chính quyền] là nguy cơ về sự bất mãn và một cảm giác căm phẫn được gieo rắc sâu rộng trong dân chúng, và sự tổn thất về thẩm quyền luân lí do chính quyền tự gây ra, bất kể nó có thể được chống đỡ bao lâu bởi vũ lực hoặc quán tính hoặc sự thiếu vắng một lựa chọn khác có sức thu hút và sẵn có ngay lập tức. Hầu như bất kì ai sống dưới một chính quyền có những quyền lực bị giới hạn đều sớm hay muộn phải chịu đựng một hành động nào đó của chính quyền mà
– ở góc độ ý kiến cá nhân – anh ta sẽ xem đó là một điều nằm ngoài quyền lực của chính quyền hoặc đó là một điều chính quyền tuyệt đối bị cấm làm. Một người bị bắt quân dịch, mặc dù anh ta không tìm thấy ở đâu trong hiến pháp nhắc đến việc phải thực hiện quân dịch cả. . . . Một nông dân được cho hay anh ta được trồng bao nhiêu lúa mì; anh ta tin, và anh ta phát hiện ra một số luật sư đáng kính cũng tin giống anh ta, rằng quyền hạn mà chính quyền có trong việc bảo anh ta được trồng bao nhiêu lúa mì cũng không hơn gì quyền hạn nó có trong việc bảo con gái anh ta có thể cưới ai vậy. Một người phải đi vào trại cải tạo liên bang vì nói ra điều anh ta muốn nói, và anh ta bước loanh quanh trong xà lim và nhẩm đọc. . . "Quốc hội không được tạo ra điều luật nào rút bớt quyền tự do ngôn luận."”

Nguy cơ là có thật khi mỗi người trong số những người này (còn ai không nằm trong số họ
21 Theo Charles L. Black. Jr., Nhân Dân và Tòa Án (Nxb Macmillan, New York 1960), từ tr. 35.

17 chứ?) sẽ đối chiếu khái niệm về giới hạn của chính quyền với hiện thực (như họ nhìn nhận) đầy những vi phạm trắng trợn các giới hạn thực tế, và sẽ rút ra kết luận hiển nhiên về vị thế của chính quyền dưới góc độ hợp pháp.22
Nguy cơ này được ngăn ngừa bởi sự đề xướng của Nhà nước về học thuyết rằng một cơ quan phải có quyết định cao nhất trong tính hợp hiến, và rằng cơ quan này, sau khi suy xét thấu đáo, phải là một bộ phận của chính quyền liên bang.23 Bởi mặc dù sự độc lập bề ngoài của tư pháp liên bang đã đóng một phần thiết yếu trong việc biến những hành động của nó thành một thứ như là Thánh Kinh đối với số đông dân chúng; nhưng cũng đúng và luôn đúng rằng tư pháp là một bộ phận không tách rời của bộ máy chính quyền và được chỉ định bởi các ngành lập pháp và hành pháp. Black công nhận rằng điều này có nghĩa là Nhà nước đã đặt nó lên thành một kẻ tự phán xử chính nó, do đó vi phạm một nguyên tắc tư pháp cơ bản trong việc nhắm đến những quyết định công bằng. Ông thẳng thừng phủ nhận khả năng về bất kì một sự thay thế nào.24
Black bổ sung:
“Vậy thì vấn đề là phải suy tính được một phương cách quyết định của chính quyền mà [hi vọng rằng] nó sẽ giảm xuống một mức tối-thiểu-chấp-nhận-được sự phản đối mạnh mẽ trước việc chính quyền là kẻ tự phán xét chính nó. Khi đã làm được như vậy, ta chỉ có thể hi vọng rằng sự phản đối này, dù trên lí thuyết vẫn có thể duy trì [hiệu ứng in nghiêng là của tôi], sẽ hầu như mất đi tính thuyết phục, cho nên công việc hợp pháp hóa của cơ quan có quyết định sẽ giành được sự chấp thuận.”25 22 Charles L. Black. Jr., Nhân Dân và Tòa Án. Trang 42-43
23 Charles L. Black. Jr., Nhân Dân và Tòa Án. Trang 52:
“Chức năng chủ yếu và cần thiết nhất của Tòa Án [Tối Cao] là chức năng phê chuẩn, không phải chức năng bác bỏ.
Điều mà một chính quyền có quyền lực bị giới hạn cần đến – ngay từ ban đầu và mãi mãi – là một phương tiện nào đó để thỏa mãn người dân rằng nó đã thực hiện mọi cách có thể để giữ mình ở trong phạm vi quyền lực của nó.
Đây là điều kiện cho tính hợp pháp của nó; và tính hợp pháp của nó – về lâu dài – là điều kiện cho sự tồn tại của nó. Và Tòa Án Tối Cao trong suốt lịch sử đã luôn hành động như một hình thức của tính hợp pháp của chính quyền.” 24 Đối với Black, "giải pháp" này – mặc dù có tính nghịch lí – vô tình vẫn thật hiển nhiên: Quyền lực cuối cùng của Nhà nước... phải dừng lại ở chỗ luật pháp ngăn nó lại. Và ai sẽ đặt ra giới hạn, và ai sẽ thi hành sự ngăn chặn đối với quyền lực mạnh mẽ nhất? Gì cơ, chính là Nhà nước, tất nhiên rồi, thông qua những thẩm phán và những điều luật của nó. Ai điều phối tình hình? Ai dạy bảo những kẻ khôn ngoan? (sách đã dẫn, tr. 32-33) Và: Ở những chỗ những câu hỏi liên quan đến quyền lực chính quyền của một quốc gia chủ quyền, sẽ không có khả năng lựa chọn một người bên ngoài chính quyền để phân xử. Mọi chính quyền quốc gia – miễn sao đó là một chính quyền – đều phải có được phán quyết sau cùng đối với quyền lực của chính nó. (sách đã dẫn, tr. 48-49)
25 Sách đã dẫn, tr. 49.

18
Trong phân tích trước, Black nhận thấy rằng thành tựu về tính công bằng và tính hợp pháp từ hành động vĩnh viễn tự phán xét chính mình của Nhà nước là “một thứ gì đó tựa như một phép màu.”26
Áp dụng luận điểm của mình lên cuộc đối đầu nổi tiếng giữa chương trình New Deal và Tòa Án
Tối Cao, Giáo sư Black hăng hái khiển trách những đồng sự ủng hộ New Deal vì sự thiển cận của họ trong việc chỉ trích kịch liệt trở lực tư pháp:
“Phiên bản tiêu chuẩn của câu chuyện về New Deal và Tòa Án [Tối Cao], mặc dù chính xác theo cách riêng của nó, nhưng lại gạt bỏ qua vấn đề quan trọng. . . . Nó tập trung vào những điều trở ngại; nó gần như quên mất mọi chuyện sau cùng đã diễn ra như thế nào. Kết quả của vấn đề này
[và đây là điều tôi muốn nhấn mạnh] là sau chừng 24 tháng cãi vã…Tòa Án Tối Cao, không có lấy một thay đổi trong điều luật về cơ cấu tổ chức hoặc ngay cả về nhân sự thực tế của nó, đã đóng con dấu khẳng định tính hợp pháp lên New Deal và toàn bộ toàn bộ khái niệm mới về chính phủ nước Mỹ.”27

Như vậy, Tòa Án Tối Cao đã đặt được dấu chấm hết cho một số đông những người Mỹ đã có những phản đối mạnh mẽ về tính hợp hiến của New Deal:
“Tất nhiên, không phải ai cũng hài lòng. Hoàng tử Charlie đáng yêu của thuyết tự do kinh tế bị hiến pháp kiềm chế vẫn khuấy động trái tim của một số ít những kẻ quá khích trên miền cao nguyên Highlands của sự phi thực tế cáu kỉnh. Nhưng không một mối nghi ngờ của công chúng nào còn nguy hiểm hay đáng kể nữa dành cho quyền hiến pháp của Quốc hội phải xử lí những về vấn đề kinh tế quốc gia...”
Chúng ta không có phương tiện nào khác ngoài Tòa Án Tối Cao để ban tính hợp pháp cho New
Deal.28
Giống như Black, một nhà lí luận chính trị lớn từ rất sớm đã nhận ra lỗ hổng rành rành trong một sự hạn chế về hiến pháp đối với chính quyền khi trao quyền lực diễn giải sau cùng cho Tòa Án Tối
Cao, và đó là John C. Calhoun. Calhoun đã không bằng lòng với "phép màu," mà thay vào đó ông đã

26 Sự quy kết những điều thần kì này cho chính quyền gợi nhớ đến sự biện hộ của James Burnham cho chính quyền bằng chủ nghĩa thần bí và những điều phi lí: Trong thời cổ đại, trước khi những ảo tưởng khoa học làm lệch lạc trí tuệ truyền thống, những người sáng lập ra các thành bang được xem là những vị thần hay á thần... . Cả nguồn gốc hay biện minh về chính quyền đều không thể lí giải trọn vẹn bằng lí trí ... Vì sao tôi phải chấp nhận sự truyền ngôi vị hay tính dân chủ hay bất kì một nguyên tắc chính thống nào khác? Vì sao một nguyên tắc lại biện minh cho sự thống trị của người đó đối với tôi?... Tôi chấp nhận nguyên tắc đó, thì…bởi vì tôi chấp nhận nó, bởi vì đó là lề lối – và đã luôn là lề lối phải theo. Theo
James Burnham, Quốc Hội và Truyền Thống Mỹ (Nxb Regnery, Chicago 1959), tr. 3-8. Nhưng nếu có người không chấp nhận nguyên tắc đó thì sao? Khi đó cái gì sẽ là "lề lối?"
27 Theo Black, Nhân Dân và Tòa Án, tr.64.
28 Sách đã dẫn, tr. 65.

19 tiếp tục đi tới một phân tích sâu sắc về vấn đề của hiến pháp. Trong Khảo luận của mình, Calhoun chỉ rõ khuynh hướng cố hữu của Nhà nước trong việc vượt qua những giới hạn của một hiến pháp như thế:
“Một hiến pháp thành văn đương nhiên có nhiều lợi thế đáng kể, nhưng thật là một sai lầm lớn khi cho rằng việc đơn thuần đưa vào đó những điều khoản để hạn chế/giới hạn quyền lực của chính quyền – mà không trao quyền thi hành giám sát cho những người được bảo vệ bởi những điều khoản ấy [hiệu ứng in nghiêng của tôi] – sẽ là đủ để ngăn chặn đảng đa số và chiếm ưu thế lạm dụng quyền lực của nó. Là đảng sở hữu chính quyền, họ sẽ – từ chính hiến pháp con người đặt ra để thể hiện sự cần thiết của chính quyền trong việc bảo vệ xã hội – ưu ái những quyền lực được hiến pháp ban cho và chống lại những giới hạn đặt ra nhằm kiềm chế họ. . . Trong khi đó, đảng thiểu số hoặc yếu hơn sẽ theo chiều hướng ngược lại, nhìn nhận những giới hạn ấy như một sự thiết yếu để bảo vệ họ trước đảng chiếm ưu thế. . . . Nhưng trong hoàn cảnh không có phương tiện nào để họ buộc đảng đa số tuân thủ những giới hạn, phương sách duy nhất còn lại cho họ là xây dựng một hiến pháp chặt chẽ. . . . Đảng đa số sẽ chống lại điều này bằng sự xây dựng hiến pháp cởi mở. . .
Đó sẽ là sự xây dựng này chống lại sự xây dựng kia – một thu hẹp, một mở rộng tối đa những quyền lực của chính quyền. Nhưng liệu sự xây dựng chặt chẽ của đảng thiểu số sẽ đạt được gì trước sự xây dựng cởi mở của đảng đa số, khi mà một bên có mọi quyền lực của chính quyền để hiện thực hóa sự xây dựng của nó còn bên kia bị tước mọi phương tiện để thi hành sự xây dựng của nó? Trong một cuộc tranh giành không bình đẳng như vậy thì kết quả sẽ chẳng có gì là khó đoán. Đảng ủng hộ sự giới hạn sẽ bị áp đảo. . . . Kết quả của cuộc tranh giành ấy sẽ dẫn đến sự lật đổ hiến pháp . . . những hạn chế sẽ bị triệt tiêu và chính quyền sẽ trở thành một chính quyền có những quyền lực vô hạn.”29 Một trong số ít những nhà khoa học chính trị đề cao phân tích của Calhoun về hiến pháp là Giáo sư J. Allen Smith. Smith nhận xét rằng hiến pháp được thiết kế với những kiểm soát và cân đối để giới hạn bất kì một quyền lực nào của chính quyền, vậy nhưng nó lại phát triển một Tòa Án Tối Cao có độc quyền diễn giải sau cùng. Nếu như chính quyền liên bang được tạo ra để kiểm soát những xâm phạm quyền tự do cá nhân của các bang riêng rẽ, vậy ai sẽ kiểm soát quyền liên bang? Smith khẳng định rằng ngầm ẩn trong ý tưởng kiểm-soát-và-cân-đối của hiến pháp là một quan điểm đi kèm rằng không một ngành nào của chính quyền có thể được nhận quyền diễn giải sau cùng: "Người dân cho rằng chính quyền mới không thể được phép tự định ra những giới hạn về thẩm quyền của chính nó, bởi điều đó sẽ khiến nó chứ không phải hiến pháp trở thành tối cao."30
29 Theo John C. Calhoun, Một Khảo Luận về Chính Quyền (Nxb Liberal Arts Press, New York 1953), tr. 25-27. Tham khảo thêm Murray N. Rothbard, "Chủ nghĩa bảo thủ và quyền tự do: Một bình luận tự do," Thời Hiện Đại (Mùa xuân, 1961)
30 Theo J. Allen Smith, Sự Phát Triển và Suy Thoái của Chính Quyền Hiến Pháp ( Nxb Henry Holt, New York 1930), tr.
88. Smith bổ sung:
“Hiển nhiên là trong hoàn cảnh một điều khoản của hiến pháp được phác thảo để hạn chế những quyền lực của một cơ quan chính quyền, nó có thể bị vô hiệu hóa một cách hữu hiệu nếu sự diễn giải và thi hành điều khoản ấy nằm trong tay những kẻ nắm quyền – chính bởi mục đích của nó là để kìm hãm họ. Rõ ràng, lý lẽ thường tình đòi hỏi

20
Giải pháp được được Calhoun đề xướng (và được những tác giả như Smith trong thế kỉ này tán thành) tất nhiên chính là học thuyết trứ danh về “đa số đồng thuận.” Nếu một nhóm thiểu số hữu hình trên đất nước – nhất là một chính quyền bang – tin rằng chính quyền liên bang đang vượt qua những quyền lực của nó và đang xâm phạm thiểu số ấy, nhóm thiểu số sẽ có quyền phủ quyết vì sự thực hành quyền lực này là trái hiến pháp. Áp dụng với các chính quyền tiểu bang, lý thuyết này hàm ý về quyền
“vô hiệu hóa” một sự điều khiển hay điều luật liên bang ở trong phạm vi quyền hạn của bang.
Trên lí thuyết, hệ thống theo hiến pháp theo đó sẽ đảm bảo việc chính quyền liên bang kiểm soát bất kì sự xâm phạm quyền cá nhân của từng tiểu bang, trong khi các tiểu bang kiểm soát sự vượt quá quyền hạn của liên bang đối với cá nhân. Tuy nhiên – mặc dù sự giới hạn quyền lực chắc hẳn sẽ hiệu quả hơn hiện tại – vẫn có những khó khăn và khúc mắc trong giải pháp của Calhoun. Nếu quả thật một tập thể cấp dưới có quyền phủ quyết những vấn đề liên quan đến nó, vậy tại sao lại chỉ dừng lại ở quy mô tiểu bang? Tại sao không đặt quyền phủ quyết ở các hạt, thành phố, quận? Hơn nữa, các tập thể không chỉ phân chia theo cấp độ mà còn theo tính chất xã hội, nghề ngiệp v.v. Có gì dành cho những người thợ bánh, người lái taxi và những nghề nghiệp khác? Họ lại không được có quyền phủ quyết với những vấn đề trong đời sống của họ hay sao? Điều này đưa chúng ta đến một điểm quan trọng rằng thuyết vô hiệu hóa chỉ giới hạn những kiểm soát của nó trong những cơ quan của chính quyền. Xin đừng quên rằng các chính quyền bang và liên bang cùng với các ngành của chúng vẫn là các bang, vẫn được dẫn dắt bởi những lợi ích của chính các bang của chúng chứ không phải bởi những lợi ích của người dân. Điều gì sẽ ngăn cản hệ thống của Calhoun hoạt động theo chiều hướng ngược lại – nghĩa là các bang sẽ áp chế người dân của chúng và chỉ phủ quyết chính quyền liên bang khi nó tìm cách can thiệp để chấm dứt sự chuyên chế của bang? Hoặc về việc các bang sẽ mặc nhận sự chuyên chế liên bang? Điều gì sẽ ngăn cản các chính quyền bang và liên bang hình thành nên những liên minh có lợi cho cả đôi bên để cùng nhau bóc lột người dân? Và ngay cả nếu các nhóm nghề nghiệp tư nhân có được rằng không một cơ quan nào của chính quyền có thể được xác lập những quyền lực của chính nó. Rõ ràng, lẽ thường và những "phép màu" định ra những góc nhìn rất khác nhau về chính quyền.” (tr. 87)

21 một dạng đại diện “hữu hiệu” nào đó trong chính quyền, điều gì sẽ ngăn cản họ sử dụng Nhà nước để giành được những khoản bao cấp và những đặc quyền khác cho bản thân, hoặc ngăn cản họ đặt ra những nghiệp đoàn có tính bắt buộc đối với chính những thành viên của họ?
Tóm lại, Calhoun không thúc đẩy lí thuyết đồng thuận mang tính mở đường này của mình đến một mức đầy đủ: bản thân ông không thúc đẩy nó đến cấp độ cá nhân. Xét cho cùng, nếu cá nhân là người có những quyền phải được bảo vệ, vậy thì một lí thuyết đồng thuận triệt để sẽ bao hàm quyền phủ quyết của mọi cá nhân – tức là một dạng “nguyên tắc hoàn toàn nhất trí” nào đó.” Khi Calhoun viết rằng sẽ là "không thể bắt đầu hoặc duy trì nó [chính quyền] hoạt động mà không có sự phê duyệt đồng thuận của tất cả," có lẽ ông đã không chủ định đưa ra một kết luận như vậy.31 Nhưng cách suy xét như vậy cũng bắt đầu đưa chúng ta chệch khỏi chủ đề, bởi theo chiều hướng ấy là những hệ thống chính trị khó có thể gọi là những “Nhà nước” được.32 Vì một lẽ: cũng như chuyện quyền vô hiệu hóa của một bang theo logic sẽ bao hàm quyền li khai của nó, nên suy ra quyền vô hiệu hóa của cá nhân sẽ bao hàm quyền “li khai” của bất kì cá nhân nào khỏi Nhà nước mà người đó chịu sự cai trị.33
Do vậy, Nhà nước vẫn luôn cho thấy một tài năng tuyệt vời trong việc mở rộng quyền lực vượt qua bất kì hạn chế nào có thể đặt lên nó. Bởi Nhà nước cần thiết sống nhờ vào sự tịch thu bắt buộc đối với tư bản tư nhân, và bởi sự mở rộng của nó cần thiết liên quan đến những xâm nhập ngày một lớn hơn đối với các cá nhân và hãng tư nhân, chúng ta phải khẳng định rằng Nhà nước mang tính chất phản tư bản một cách sâu sắc và cố hữu. Theo nghĩa nào đó, vị trí của chúng ta là sự đảo ngược theo tuyên bố của Marx rằng Nhà nước là "ủy ban hành pháp" của giai cấp thống trị ngày nay – được cho là những
31 Theo Calhoun, Một Khảo Luận về Chính Quyền, tr. 20-21.
32 Trong những năm gần đây, nguyên tắc nhất trí đã trải qua một sự phục hưng hết sức nhạt nhòa, cụ thể như trong những bài viết của Giáo sư James Buchanan. Tuy nhiên, sự tiêm nhiễm tính nhất trí vào tình hình hiện nay, và áp dụng nó vào những thay đổi trong hiện trạng chứ không phải những điều luật đang tồn tại sẽ chỉ có thể dẫn đến thêm một sự biến đổi nữa từ khái niệm giới hạn thành một con dấu cho Nhà nước. Nếu nguyên tắc nhất trí là để chỉ áp dụng cho những thay đổi trong những điều luật và sắc lệnh, thì khi đó bản chất của “điểm xuất phát” ban đầu mới tạo ra được mọi khác biệt.
Tham khảo James Buchanan và Gordon Tullock, Bài Toán về Thỏa Thuận (Nxb University of Michigan Press, Ann
Arbor 1962).
33 Tham khảo Herbert Spencer, "Quyền bỏ qua Nhà nước," trong Thống Kê Xã Hội (D. Appleton, New York 1890), tr. 229239.

22 người tư sản. Vậy nhưng, Nhà nước – tổ chức của những phương tiện chính trị – lập ra và là nguồn gốc của "giai cấp thống trị" (hay đúng hơn là tầng lớp thống trị có đặc quyền), và vĩnh viễn đối lập với tư bản tư nhân đúng nghĩa. Chúng ta có thể cùng nói với de Jouvenel:
“Chỉ những ai không hay biết về một thời đại nào khác ngoài thời đại của chính họ – những người hoàn toàn mù tịt về cách thức hành xử của Quyền lực qua hàng ngàn năm – mới mới xem những hoạt động này [quốc hữu hóa, thuế thu nhập, v.v.] là thành quả của một tập hợp học thuyết đặc thù.
Trên thực tế, chúng là những hiện thân tầm thường của Quyền lực, và không khác gì về bản chất với sự tịch thu các tu viện của Henry VIII. Đó vẫn là cùng một nguyên tắc; sự đói khát quyền thế và nguồn lực; và trong tất cả những hoạt động này đều có mặt những đặc điểm chung, gồm cả sự leo thang nhanh chóng của những kẻ ăn chia chiến lợi phẩm. Dù cho nó có theo đường lối xã hội chủ nghĩa hay không, Quyền lực phải luôn luôn đối đầu với những thẩm quyền tư bản và tước đoạt những của cải tích lũy của những người tư sản; khi làm như vậy, nó tuân theo những quy luật thuộc về bản chất của nó.”34

34 Theo De Jouvenel, Về Quyền Lực, tr. 171.

23

Nhà Nước Sợ Hãi Điều Gì
Điều Nhà nước sợ hãi trên hết chính là bất kì mối đe dọa cốt lõi nào đối với quyền lực và sự tồn tại của chính nó. Cái chết của một Nhà nước có thể đến từ hai cách chủ yếu:
(a) thông qua sự chinh phục của Nhà nước khác, hoặc (b) thông qua sự lật đổ mang tính cách mạng của chính người dân của nó — nói ngắn gọn, là bởi chiến tranh hoặc bởi cách mạng. Chiến tranh và cách mạng – trong vai trò hai mối đe dọa cơ bản – luôn dấy lên trong những lãnh đạo Nhà nước những nỗ lực và tuyên truyền tối đa đối với người dân. Như đã nêu ở phần trước, bất kì cách nào cũng phải được sử dụng để huy động người dân phòng vệ cho Nhà nước với niềm tin rằng họ đang phòng vệ cho chính mình. Sự trá ngụy của tư tưởng này trở nên rõ ràng khi chế độ cưỡng bách tòng quân được áp đặt lên những ai từ chối “phòng vệ” cho chính họ, và do đó bị ép buộc gia nhập quân đội của Nhà nước. Khỏi cần nói thêm, chẳng có “sự phòng vệ” nào dành cho họ để chống lại đạo luật này của Nhà nước của chính họ.
Trong thời chiến, quyền lực của Nhà nước được đẩy lên mức cao nhất; và dưới những khẩu hiệu như “phòng vệ” hay “tình trạng khẩn cấp,” nó có thể đặt sự chuyên chế lên dân chúng – một điều có thể bị phản đối một cách công khai trong thời bình. Như vậy, chiến tranh đem lại nhiều lợi ích cho Nhà nước, và quả thật là mọi cuộc chiến tranh hiện đại đều đã đem lại cho những dân tộc tham chiến một di sản lâu bền của những gánh nặng mà
Nhà nước đặt lên xã hội. Hơn nữa, chiến tranh đem đến cho Nhà nước những cơ hội đầy cám dỗ trong việc chinh phục những vùng đất mà nó có thể áp đặt lên đó một sự độc quyền về bạo lực. Randolph Bourne đã rất đúng khi ông viết rằng "chiến tranh là sức khỏe của
Nhà nước;" nhưng đối với bất kì một nhà nước cụ thể nào, chiến tranh đều có thể ban phát

24 cho nó sự khỏe mạnh hoặc thương tích trầm trọng.35
Chúng ta có thể kiểm chứng giả thuyết rằng Nhà nước quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ bản thân nó thay vì bảo vệ đối tượng của nó bằng cách hỏi: Loại tội phạm nào bị
Nhà nước săn lùng và trừng phạt nặng nề nhất? – những tội chống lại công dân hay những tội chống lại chính nó? Những tội nặng nhất trong vốn từ của Nhà nước gần như luôn không phải những hành vi xâm phạm con người hay tài sản tư nhân, mà là những nguy cơ đi ngược ý muốn của nó, ví dụ như phản bội, đảo ngũ theo địch, trốn quân dịch, lật đổ hoặc âm mưu lật đổ, ám sát lãnh đạo, và những tội kinh tế chống Nhà nước như làm tiền giả hoặc trốn thuế thu nhập. Hoặc hãy so sánh mức độ nhiệt tình truy lùng một kẻ tấn công cảnh sát với mức độ chú ý mà Nhà nước dành ra cho một vụ tấn công dân thường. Vậy nhưng, lạ thay, có ít người nhận ra được rằng những ưu tiên mà Nhà nước công khai đặt ra để bảo vệ chính nó trước công chúng là mâu thuẫn với cái được cho là lẽ sống của nó.36

35 Chúng ta đã thấy điều cốt yếu đối với Nhà nước là sự ủng hộ của giới trí thức, và điều này cũng bao gồm cả sự ủng hộ khi đương đầu với hai mối đe dọa sâu sắc của họ. Do đó, về vai trò của trí thức Mỹ khi nước Mỹ bước vào cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, xem Randolph Bourne, "Chiến tranh và những trí thức," trong Lịch Sử Một Nguồn Cội Văn
Học và Những Tài liệu Khác (Nxb S.A. Russell, New York 1956), tr. 205-222. Như Bourne nêu ra, một công cụ thường thấy để những trí thức giành lấy sự ủng hộ về cho Nhà nước là dẫn dắt cho bất kì thảo luận nào cũng ở trong những giới hạn về chính sách cơ bản của Nhà nước và gây nhụt chí đối với bất kì phê bình cốt lõi hay toàn diện nào đối với khuôn khổ cơ bản này.
36 Như Mencken diễn tả theo một cách rất riêng như sau: “Băng nhóm này ("những kẻ bóc lột lập nên chính quyền") gần như miễn nhiễm trước sự trừng phạt. Những hành động moi tiền tồi tệ nhất của nó – ngay cả khi chúng trơ tráo nhắm đến lợi nhuận tư nhân – không hề phải chịu hình phạt nào trong luật pháp của chúng ta. Từ những ngày đầu tiên của nền
Cộng hòa, chưa đầy một tá thành viên của nó từ bị cáo buộc tội trạng, và chỉ một vài kẻ cấp dưới ít tên tuổi bị bỏ tù. Con số những người ngồi tại Atlanta và Leavenworth bày tỏ sự phẫn nộ trước sự bóp nặn của chính quyền luôn nhiều gấp chục lần số quan chức chính quyền bị kết tội vì áp bức những người đóng thuế để cầu lợi cho bản thân. (Theo Mencken,
Tuyển Tập Mencken, tr. 147-148) Về một bản miêu tả sinh động và lí thú về sự thiếu tính bảo vệ dành cho một cá nhân trước sự xâm phạm của “những kẻ bảo vệ” đối với quyền tự do của anh ta, xem H.L. Mencken, "Bản chất của tự do," trong Những Định Kiến: Một Sự Lựa Chọn (Nxb Vintage Books, New York 1958), tr. 138-143.

25

Mối Liên Hệ Giữa Các Nhà Nước
Do những khu vực lãnh thổ trên trái đất được phân chia bởi những Nhà nước khác nhau, những mối quan hệ liên Nhà nước chiếm một phần lớn thời gian và năng lượng của chúng. Khuynh hướng tự nhiên của một Nhà nước là mở rộng quyền lực của nó, và về đối ngoại – cách mở rộng diễn ra bằng cách chinh phạt một khu vực lãnh thổ. Trừ phi một lãnh thổ không có nhà nước hoặc không có người sinh sống, bất kì sự mở rộng nào cũng dính líu đến sự xung đột cố hữu giữa một bộ sậu lãnh đạo Nhà nước này và một một bộ sậu lãnh đạo Nhà nước khác. Chỉ duy nhất một bộ sậu lãnh đạo có thể giành độc quyền áp bức trên bất kì một khu vực lãnh thổ nào tại một thời gian cụ thể: Quyền lực trọn vẹn của
Nhà nước X trên một lãnh thổ chỉ có thể đạt được bằng cách trục xuất Nhà nước Y. Chiến tranh – mặc dù mạo hiểm – sẽ vẫn là một khuynh hướng luôn hiện diện của các Nhà nước, ngắt quãng bởi các giai đoạn hòa bình và bởi sự chuyển đổi liên minh, liên hiệp giữa các Nhà nước.
Chúng ta đã thấy rằng những nỗ lực “đối nội” hay “trong nước” để hạn chế Nhà nước trong những thế kỉ từ 17 đến 19 đã đạt đến hình thái cao trọng nhất của nó trong chủ nghĩa hợp hiến. Phần
“đối ngoại” hay “ngoại giao” tương ứng của nó là sự phát triển "luật quốc tế,” nhất là những hình thái như "luật chiến tranh" và "quyền trung lập."37 Nhiều phần của luật quốc tế ban đầu là thuần túy riêng tư, sinh ra từ nhu cầu của các nhà buôn và thương gia khắp nơi để bảo vệ tài sản của họ và để phân xử tranh chấp. Các ví dụ là luật hàng hải và luật thương mại. Nhưng ngay cả những quy tắc của chính quyền cũng nổi lên một cách tự nguyện chứ không bị áp đặt bởi bất kì một siêu-Nhà-nước quốc tế nào cả. Mục tiêu của “luật chiến tranh” là để giới hạn sự phá hủy của liên-Nhà-nước đối với chính bộ máy
Nhà nước, theo đó bảo toàn cho quần chúng “dân sự” vô tội trước sự giết chóc và phá hủy của chiến tranh. Mục tiêu của sự phát triển những quyền trung lập là để bảo toàn thương mại quốc tế dân sự ngay
37 Điều này cần phân biệt với luật quốc tế hiện đại, do nó nhấn mạnh đến việc mở rộng tối đa phạm vi chiến tranh thông qua những khái niệm như "an ninh tập thể."

26 cả với những nước “thù địch” – trước sự chiếm hữu từ bất kì một bên tham chiến nào. Vậy thì mục đích cao nhất chính là để giới hạn phạm vi của bất kì cuộc chiến nào, và cụ thể là để giới hạn tác động phá hoại của nó lên những công dân của những nước trung lập và cả những nước tham chiến .
Nhà luật học F.J.P. Veale miêu tả một cách duyên dáng về “chiến tranh văn minh” khi nó có được một màn phô trương ngắn ngủi ở Italia thế kỉ 15:
“[d]ân thành thị và nhà buôn ở Italia Trung cổ quá bận rộn kiếm tiền và hưởng thụ cuộc sống nên không thể tự mình trải qua những khó khăn và hiểm nguy của binh nghiệp. Thế nên họ thực hiện việc tuyển mộ lính đánh thuê để chiến đấu cho họ; và vốn là những kẻ có đầu óc kinh doanh và chi li, họ giải tán lính đánh thuê ngay khi thấy có thể không cần đến sự phục vụ của những người lính ấy nữa. Vậy là việc chiến đấu trong chiến tranh được thực hiện bởi những đội quân thuê theo từng chiến dịch. . . . Lần đầu tiên trong lịch sử, làm lính trở thành một nghề nghiệp hợp lí và tương đối vô hại. Các tướng lĩnh trong giai đoạn đó giao chiến với nhau thường bằng những kĩ năng rất mực tài tình, nhưng khi một vị tướng đã giành được lợi thế, đối thủ của ông ta nhìn chung sẽ rút lui hoặc đầu hàng. Có một quy tắc được công nhận là một thành thị sẽ chỉ bị cướp bóc nếu nó đã kháng cự: sự miễn trừ luôn có thể được mua bằn cách trả một khoản tiền chuộc. . . . Như một hệ quả tự nhiên, không một thành thị nào từng kháng cự, quá rõ ràng rằng một chính quyền quá yếu đuối để bảo vệ công dân của nó thì cũng đánh mất đi lòng trung thành của họ. Người dân có ít lí do để sợ hãi những nguy cơ chiến tranh – điều mà chỉ có những quân nhân chuyên nghiệp mới bận tâm đến.” 38

Sự tách rời gần như hoàn toàn giữa người dân không nắm quyền và những cuộc chiến của Nhà nước trong thế kỉ 18 được Nef miêu tả rõ nét:
“Ngay cả việc thông tin bưu điện cũng không bị hạn chế thành công được lâu trong thời chiến. Thư từ vẫn lưu thông mà không bị kiểm duyệt - với một mức độ tự do đáng ngạc nhiên cho những bộ óc của thế kỉ 20. . . . Người dân của hai quốc gia tham chiến vẫn trò chuyện nếu họ gặp nhau; và khi không gặp nhau, họ trao đổi thư từ - không phải như những kẻ thù mà như những người bạn. Quan niệm hiện đại gần như không tồn tại ở thời đó, rằng.
. . người dân của một đất nước đối địch nào cũng có phần trách nhiệm trong những hành động tham chiến của những kẻ cai trị họ. Cũng không có kẻ cai trị tham chiến nào có những ý định kiên quyết để chấm dứt những liên lạc mới người dân của kẻ địch. Sự thực hành thẩm tra tình báo cổ xưa có liên hệ với niềm tin và sự thờ phụng tôn giáo đang biến mất, và cũng không có sự thẩm tra có liên hệ với những liên lạc kinh tế, chính trị được tính đến. Hộ chiếu ban đầu được tạo ra để cung cấp sự thông hành an toàn trong thời chiến. Trong hầu hết thế kỉ 18, hiếm có người châu Âu nào tính đến chuyện từ bỏ việc đi lại đến một đất
38 Theo F.J.P. Veale, Tiến Lên Chủ Nghĩa Man Rợ (Nxb C.C. Nelson, Appleton, Wis. 1953), tr. 63. Tương tự, Giáo sư Nef viết về cuộc chiến của Don Carlos dấy lên tại Italia giữa Pháp, Tây Ban Nha và Sardinia chống lại Áo trong thế kỉ 18:
“Trong cuộc vây hãm Milan của phe liên minh và nhiều tuần sau tại Parma . . .quân đội đối thủ đã đương đầu với một trận chiến khốc liệt bên ngoài thành phố. Không ở nơi nào người dân thể hiện mối đồng cảm với hai phe tham chiến. Nỗi sợ duy nhất của họ là binh lính của một trong hai phe sẽ xâm nhập qua những cánh cổng và cướp bóc.
Sự sợ hãi đó rốt cuộc đã không có căn cứ. Tại Parma, người dân chạy tới tường thành để theo dõi trận chiến diễn ra ở vùng đồng quê bên ngoài.” ( Theo John U. Nef, Chiến Tranh và Tiến Bộ của Loài Người [Nxb Harvard
University Press, Cambridge, Mass..1950], tr. 158. Tham khảo thêm Hoffman Nickerson, Chúng Ta Có Thể Giới
Hạn Chiến Tranh Hay Không? [Nxb Frederick A. Stoke, New York 1934])

27 nước đang có chiến tranh với đất nước của họ.”39
Và với việc thương mại càng ngày càng được ghi nhận là có lợi cho cả hai bên, chiến tranh thế kỉ 18 cũng cân bằng một lượng đáng kể "giao thương với kẻ thù."40
Không cần thiết trình bày tỉ mỉ ở đây về cách thức các Nhà nước vượt qua những quy tắc chiến tranh văn mình trong thế kỉ này. Trong thời hiện đại của những cuộc chiến tranh toàn diện ngày nay, kết hợp với những công nghệ phá hủy toàn diện; ý tưởng về việc đặt chiến tranh trong giới hạn giữa các bộ máy Nhà nước với nhau nghe thật lạ lùng và lỗi thời hơn cả bản gốc của hiến pháp Hoa Kì.
Khi các Nhà nước không giao chiến, thường cần thiết có những thỏa thuận để hạn chế tối đa những va chạm. Một học thuyết đã giành được sự chấp thuận rộng rãi một cách đáng ngạc nhiên là thứ được cho là "tính bất khả xâm phạm của các hiệp ước." Khái niệm này được đối xử tương đương với
"tính bất khả xâm phạm của hợp đồng." Nhưng một hợp đồng đích thực và một hiệp ước chẳng có điểm gì chung cả. Hợp đồng chuyển giao – theo chính xác ý nghĩa của từ – quyền sở hữu tài sản. Do một
Nhà nước không hề – theo một ý nghĩa đầy đủ nào – “sở hữu” khu vực lãnh thổ của nó, nên bất kì thỏa thuận nào nó kí kết cũng không thể trao quyền sở hữu tài sản. Ví dụ, nếu Jones bán hoặc tặng đất của mình cho Smith, người thừa kế của Jones không thể nào công kích một cách hợp pháp người thừa kế của Smith và yêu sách rằng mình là người sở hữu hợp pháp mảnh đất ấy. Quyền sở hữu tài sản đã được chuyển giao. Hợp đồng của Jones tự động ràng buộc vào người con của ông, bởi vì ông đã chuyển giao tài sản; do đó, con của ông không có quyền với tài sản ấy. Người con chỉ có quyền với những gì anh ta thừa kế từ cha mình, và người cha chỉ có thể truyền lại cho con mình những gì ông ta vẫn còn sở hữu.
Nhưng nếu vào một ngày nào đó, một chính quyền – như chính quyền Ruritania chẳng hạn – bị chính quyền Waldavia ép buộc, hoặc thậm chí mua chuộc để từ bỏ một phần lãnh thổ của nó; sẽ thật lố bịch khi cho rằng các chính quyền và người dân của hai đất nước vĩnh viễn bị ngăn cấm yêu sách về sự
39 Theo Nef, Chiến Tranh và Tiến Bộ của Loài Người, tr. 162.
40 Sách đã dẫn, tr. 161. Về chủ trương thương mại với kẻ thù của các lãnh tụ Cách mạng Mỹ, xem Joseph Dorfman, Bộ Óc
Kinh Tế trong Nền Văn Minh Mỹ (Nxb Viking Press, New York 1946), tập. 1, tr. 210-211.

28 thống nhất Ruritania dựa trên căn cứ tính bất khả xâm phạm của một hiệp ước. Cả người dân lẫn đất đai vùng tây bắc Ruritania đều không thuộc về một trong hai chính quyền đó. Như một hệ quả tự nhiên, một chính quyền đương nhiên không thể ràng buộc cố định với một chính quyền trước hoặc sau nó bằng một hiệp ước. Tương tự, một chính quyền cách mạng lật đổ được vị vua của Ruritania khó mà bị xem là phải chịu trách nhiệm với những hành động và các khoản nợ của vị vua ấy; bởi vì – không như một người con với người cha – một chính quyền không phải là “người thừa kế’’ tài sản đích thực của chính quyền trước nó.

29

Lịch Sử Dưới Góc Độ Một Cuộc Đua Giữa Quyền Lực Nhà Nước Và Quyền
Lực Xã Hội

Cũng như hai mối tương tác cơ bản và loại trừ lẫn nhau giữa con người là hợp tác hòa bình hay bóc lột cưỡng bách, sản xuất hay cướp bóc; lịch sử của loài người – cụ thể là lịch sử kinh tế – có thể được xem như một cuộc cạnh tranh giữa hai nguyên tắc này. Một mặt, có sự sản xuất mang tính sáng tạo, sự hợp tác và trao đổi hòa bình; mặt khác, có sự độc tài cưỡng bách và sự cướp bóc trên những quan hệ xã hội đó. Albert Jay Nock đã vui vẻ đặt tên cho những lực lượng cạnh tranh này: "quyền lực xã hội" và "quyền lực Nhà nước."41 Quyền lực xã hội là sức mạnh của con người trước tự nhiên, sự biến đổi có hợp tác của họ đối với những nguồn lực tự nhiên và những hiểu biết về quy luật tự nhiên vì lợi ích của mọi bên cá nhân tham dự. Quyền lực xã hội là sức mạnh trước tự nhiên, những mức sống mà con người đạt được bằng trao đổi qua lại. Quyền lực Nhà nước – như chúng ta đã thấy – là sự chiếm hữu kí sinh và cưỡng bách đối với sự sản xuất này – một sự bòn rút thành quả của xã hội vì lợi ích của những kẻ cai trị phi sản xuất (hay thật ra là phản sản xuất.) Trong khi quyền lực xã hội đặt lên tự nhiên, quyền lực Nhà nước lại đặt lên con người. Trong lịch sử, những lực lượng sáng tạo và sản xuất của con người đã hết lần này đến lần khác tìm ra được những cách mới để biến đổi tự nhiên vì lợi ích con người. Đó là những lần khi quyền lực xã hội đã bứt lên trước quyền lực Nhà nước, và khi mức độ xâm lấn của Nhà nước đối với xã hội bị giảm đi đáng kể. Nhưng Nhà nước – sau một quãng thời gian chậm trễ ít hay nhiều – đã luôn dịch chuyển đến một phạm vi mới, làm què quặt và chiếm hữu quyền lực xã hội một lần nữa.42 Nếu những thế kỉ từ 17 đến 19 ở nhiều đất nước phương Tây là thời gian tăng tốc của
41 Về những khái niệm quyền lực Nhà nước và quyền lực xã hội, xem Albert J. Nock, Nhà Nước – Kẻ Thù của Chúng Ta
(Nxb Caxton Printers, Caldwell, Idaho 1946). Xem thêm Nock, Hồi Kí Một Người Thừa (Nxb Harpers, New York 1943), và Frank Chodorov, Sự Trỗi Dậy và Sụp Đổ của Xã Hội (Nxb Devin-Adair, New York 1959).
42 Trong dòng chảy của sự mở rộng hay thu hẹp, Nhà nước luôn đảm bảo rằng nó giành được và duy trì “những vị trí chỉ đạo” trọng yếu nhất định trong kinh tế và xã hội. Nằm giữa những vị trí chỉ đạo này là một sự độc quyền bạo lực, độc quyền phán xử tối cao, những kênh thông tin và vận tải (bưu điện, đường xá, sông ngòi và hàng không), nước tưới tiêu trong các nền chuyên chế phương Đông, và giáo dục — nhằm tạo khuôn dư luận trong những công dân tương lai của

30 quyền lực xã hội, và một sự gia tăng tất yếu trong tự do, hòa bình và phúc lợi vật chất, thì thế kỉ 20 lại chủ yếu là một thời đại mà trong đó quyền lực Nhà nước đã đuổi kịp – gây ra sự đảo lộn mang tính hệ quả là chế độ nô lệ, chiến tranh, và phá hoại.43
Trong thế kỉ này, loài người một lần nữa phải đối mặt với sự cai trị hiểm ác của Nhà nước – của chính cái Nhà nước giờ đây được trang bị với những thành quả từ sức sáng tạo của con người, chúng bị chiếm hữu và nhào nặn thành những mục đích của chính nó. Mấy thế kỉ qua là những thời gian con người đã cố gắng đặt những giới hạn theo hiến pháp và những giới hạn khác lên Nhà nước, để rồi chứng kiến những giới hạn đó – cũng như với mọi nỗ lực khác – đều đã thất bại. Trong tất cả những hình thái đa dạng mà Nhà nước biến đổi qua bao thế kỉ, trong tất cả những khái niệm và thể chế đã được thử nghiệm, không một điều gì thành công trong việc đặt Nhà nước trong một sự kiểm soát. Vấn đề mang tên Nhà nước rõ ràng là vẫn luôn còn ở xa so với cách giải quyết nó. Có lẽ những đường hướng suy xét mới cần phải được khai phá, có vậy mới mong giành được cách giải quyết thành công sau cùng cho câu hỏi về Nhà nước.44

nó. Trong nền kinh tế hiện đại, tiền tệ chính là vị trí chỉ đạo trọng yếu.
43 Quá trình “bắt kịp” mang tính kí sinh này gần như đã được công khai chỉ ra bởi Karl Marx, người thừa nhận rằng chủ nghĩa xã hội phải được thiết lập thông qua sự tước đoạt tư bản đã được tích lũy từ trước đó trong chủ nghĩa tư bản.
44 Lẽ tất nhiên, một thành phần không thể thiếu trong một giải pháp như thế phải là sự phân li mối liên minh giữa giới trí thức và Nhà nước, thông qua việc tạo ra những trung tâm giáo dục và khảo cứu tri thức – độc lập với quyền lực Nhà nước. Christopher Dawson nhận xét rằng những phong trào tri thức vĩ đại trong thời kì Phục Hưng và Khai Sáng đã đạt được bằng những lao động bên ngoài – và đôi khi đi ngược lại – những trường đại học thủ cựu. Giới học viện của những tư tưởng mới này được thiết lập nhờ những người bảo trợ độc lập. Xem Christopher Dawson, Khủng Hoảng của Giáo
Dục Phương Tây (Nxb Sheed and Ward, New York 1961)

Similar Documents

Premium Essay

Why a Bachelor of Science in Nursing

...RUNNING HEAD: why a bachelor of science in nursing? Why a bachelor of science in nursing? Why a bachelor of science in nursing? According to Black(2014), Registered nurses are the largest group of healthcare providers in the United States, and as the healthcare system continues to evolve , many new opportunities and roles are being developed that will use nursing skills in different ways. As an experienced nurse, I did not think I would need to go back to school, for a bachelor in nursing, to be able to deliver high quality care to my patients in these new roles. I have been delivering high quality care, and did not think I could learn new methods of delivering care. As I am reading the Essentials of Baccalaureate Nursing, I could easily place myself in some of the Essentials. I realize that “maintaining competence, continue personal and professional growth”, are also part of my responsibilities. Black (2014) Being a nurse is caring for strangers, and a stranger may be someone with a different belief or culture. A baccalaureate generalist nurse will be able to practice holistic nursing care, which focuses on the mind, body and spirit as well as emotions. As a nurse in interventional radiology, I encounter patients every day who are undergoing procedures. They have questions already answered by the doctor, but want and need...

Words: 397 - Pages: 2

Premium Essay

Bachelor Vs. The Bachelor

...“Maybe if things go well tonight, you can pollinate me later” stated, Mandi Kremer at the beginning of season 20 of The Bachelor. Say what you want about reality TV and dating shows, but The Bachelor and The Bachelorette that run on ABC network draw in a large crowd topping over 6.86 million views for the Bachelorette and 8.5 for The Bachelor. But what brings these fans to watch week after week and season after season? Is it the humor, the drama, the love story, the sex appeal? Both of these shows do an excellent job with providing the audience ways to participate and get involved with the show whether it is a chance to be a part of the live shows, join the cast, appear on a date, live tweet or call in. All of these tasks provide the audience...

Words: 2213 - Pages: 9

Premium Essay

Bachelor

...These comprehensive SWOT Analysis report provide you an in-depth strategic analysis of the company's business and operations. The report takes positive or negative findings from any internal analysis (i.e. strengths or weaknesses respectively) and positive or negative findings from the external analysis (i.e. opportunities or threats respectively). Strengths: • Usages of environmental friendly ways of transport- our employees have made the commitment to use their private vehicles just in case of emergency. For daily traveling between home and work place the company has organized a shuttle bus, accordingly their free time they have to travel with the public transport. To be put into effect this initiative and to motivate the personnel to stand by their commitment there have been made some financial concessions concerning employees, e.g. the company undertake the expanses for season tickets or paid back transport expenditures. • Wide range of knowledge- the main features of our service are marked by wide range of expert knowledge due to our highly qualified colleagues, who consider the issue from various perspectives and thereby provide individual solutions to each client. • Integrity- beside improving and adopting business process along eco lines we consider also branch situation, both its current and future farther development. • Transparency- our clients are aware how our service, the suggested activity or approach, will contribute to the optimization...

Words: 436 - Pages: 2

Premium Essay

Bachelors

...A Diagram of Flow of Information Business and career success depends on understanding and leveraging all types of data, from structured transaction data to unstructured texts. As data types and sources have changed so have information management technologies. Information deals with how information is stored and organized; and the speed at which it is captured, analyzed, and reported. Smashups are a familiar example of information management technology. Consumer smashups are applications that collect and combine data from multiple public sources and then organize them through a browser user interface. Enterprise mashups, also referred to as business mashups, combine data from multiple internal and public sources and publish the results to enterprise portals dashboards, or the cloud. Enterprise mashups are widely used in social media and to support performance management and reporting. In the past few years, information has increased in volume, velocity, variety, and complexity. Images, audio, video, location data, and social data from within and outside the enterprise are being captured for business purposes. These trends have major mobile, connected, interactive, immediate and fluid and dependent on how well information is managed. The overall goal of information management is the design and implementation of a well-planned out IT architecture, policies, and procedures needed to effectively and efficiently support the information and decision needs of an organization. Business...

Words: 697 - Pages: 3

Free Essay

Bachelor

...第一章S Answer Section TRUE/FALSE 1. ANS: T PTS: 1 REF: 5 2. ANS: F PTS: 1 REF: 6 3. ANS: T PTS: 1 REF: 7 4. ANS: F PTS: 1 REF: 7 5. ANS: T PTS: 1 REF: 9 6. ANS: T PTS: 1 REF: 9 7. ANS: T PTS: 1 REF: 9 8. ANS: T PTS: 1 REF: 11 9. ANS: T PTS: 1 REF: 14 10. ANS: F PTS: 1 REF: 14 11. ANS: F PTS: 1 REF: 15 12. ANS: T PTS: 1 REF: 16 13. ANS: T PTS: 1 REF: 17 14. ANS: F PTS: 1 REF: 17 15. ANS: T PTS: 1 REF: 17 16. ANS: T PTS: 1 REF: 17 17. ANS: F PTS: 1 REF: 19 18. ANS: F PTS: 1 REF: 19 19. ANS: T PTS: 1 REF: 20 20. ANS: F PTS: 1 REF: 20 21. ANS: F PTS: 1 REF: 22 22. ANS: T PTS: 1 REF: 24 23. ANS: F PTS: 1 REF: 23 24. ANS: T PTS: 1 REF: 30 25. ANS: F PTS: 1 REF: 33 26. ANS: F PTS: 1 REF: 6 27. ANS: F PTS: 1 REF: 16 28. ANS: F PTS: 1 REF: 16 29. ANS: T PTS: 1 REF: 16 30. ANS: T PTS: 1 REF: 6 MULTIPLE CHOICE 31. ANS: B PTS: 1 REF: 5 32. ANS: A PTS: 1 REF: 5 33. ANS: B PTS: 1 REF: 7 34. ANS: A PTS: 1 REF: 7 35. ANS: D PTS: 1 REF: 7 36. ANS: A PTS: 1 REF: 8 37. ANS: D PTS: 1 REF: 9 38. ANS: C PTS: 1 REF: 8 39. ANS: C PTS: 1 REF: 8 40. ANS: A PTS: 1 REF: 9 41. ANS: B PTS: 1 REF: 10 42. ANS: D PTS: 1 REF: 10 ...

Words: 3147 - Pages: 13

Premium Essay

Bachelor

...Chapter 2: The Project Management and Information Technology Context Learning Objectives o Describe the systems view of project management and how it applies to IT projects. o Understand organizations, including the four frames, organizational structures, and organizational culture. o Explain why stakeholder management and top management commitment are critical for a project’s success. Learning Objectives (Cont.) o Understand the concept of a project phase and the project life cycle and distinguish between project development and product development. o Discuss the unique attributes and diverse nature of IT projects. Projects cannot be Run in Isolation o Projects must operate in a broad organizational environment. o Project managers need to use systems thinking: n Taking a holistic view of a project and understanding how it relates to the larger organization. o Senior managers must make sure projects continue to support current business needs. A Systems View of Project Management o The term systems approach emerged in the 1950s to describe a holistic and analytical approach to solving complex problems. o Three parts include: n Systems philosophy: an overall model for thinking about things as systems, which are interacting components that work within an environment to fulfill some purpose. n Systems analysis: Problem-solving approach. n Systems management: Address business, technological, and organizational issues before making changes to systems. Three...

Words: 2456 - Pages: 10

Premium Essay

Bachelor

...Project Analysis Services 1801 Liacouras Walk Philadelphia, PA 19122 New Heritage Doll Company: Capital Budgeting Production Division Proposal Recommendation October 25, 2011 Prepared For: Jonathan Scott, President Emily Harris, Vice President Prepared By: Dylan Baird Brittany Brantley David Hamme Executive summary: Given the assumptions available to New Heritage for the forecast of their Match My Doll Clothing line (MMDC) and their Design Your Doll(DYOD) product line, we suggest New Heritage to proceed with MMDC. Despite less potential for exponential growth, MMDC is a much safer, yet more profitable, investment and does require the company to spend as much upfront. By constructing a forecast for the next ten years, we found that the MMDC expansion would have a higher NPV and IRR than the DYOD project. Furthermore, since MMDC requires a less amount for its initial investment than DYOD, it yields a higher profitability index, while having a smaller payback period. MMDC is less risky because it has less of a chance to incur a loss and will pay back the initial investment faster. If the discount rate is raised on the project, the NPV of the DYOD line decreases at a much faster rate than that of MMDC. Additionally, if the projected revenue is less than the forecast, DYOD will also suffer losses at a much faster rate than MMDC. Profitability: In analyzing the forecast for MMDC and DYOD we found that MMDC is a more profitable investment for New Heritage. The projections showed...

Words: 1183 - Pages: 5

Premium Essay

Bachelor

...------------------------------------------------- ------------------------------------------------- OIE 500 – Analyzing and Designing Operations to Create Value ------------------------------------------------- Syllabus – Fall 2015 ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- Prof. Walter Towner ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- Phone: (508) 944-3862 cell ------------------------------------------------- fabman@wpi.edu ------------------------------------------------- Course web page: http://my.wpi.edu ------------------------------------------------- Overview and Objectives Many management gurus and leaders posit that an organization’s business processes and operations are critical strategic capabilities, vital to organizational survival and success as global competitors. We will study processes and methods to create value from operations. Our Mission The Department of Management at WPI is committed to providing education,...

Words: 1602 - Pages: 7

Premium Essay

Bachelor

...___________________________Quality compliance at the Hawthorne Arms ___________________________ Prepared by, Parth v. Purohit (19) (Ahmedabad Mgnt. Association) * Summary of the case: * This case is presented to highlight the complex and dynamic relationship between an international assignment and the selection of a qualified expatriate manager for that assignment. * The changing nature of the job – from a Plant Manager of a wholly owned subsidiary to a Quality Compliance Officer in a ten year joint venture – combines with a cast of three interesting and yet very different potential assignees to show how potentially complex such global selection decisions can be. * The importance of personal and the ambiguity and unexpected timing of these critical HR decisions are also dealt with in this case. * One of the issues in the case is the tradeoff between the specifics of a focal job description and the availability of candidates for the assignment. * QUESTION-1: * Things to Consider: * Write (think up) a job description for the “Quality Compliance Officer” and then look at how that job description relates to each of the three candidates. * A more sophisticated approach might be to step back and consider the best of the three candidates overall and then revise the job description to that candidate’s strengths and provide outside help from other managers on site in Hungary or in the region in order to insure that critical activities...

Words: 1677 - Pages: 7

Free Essay

Bachelor

...SNI ISO 9000:2008 “Hak Cipta Badan Standardisasi Nasional, Copy standar ini dibuat untuk penayangan di website dan tidak untuk dikomersialkan” Standar Nasional Indonesia Sistem manajemen mutu — Dasar-dasar dan kosakata Quality management systems – Fundamentals and vocabulary (ISO 9000:2005, IDT) ICS 01.040.03; 03.120.10 Badan Standardisasi Nasional “Hak Cipta Badan Standardisasi Nasional, Copy standar ini dibuat untuk penayangan di website dan tidak untuk dikomersialkan” SNI ISO 9000:2008 Daftar isi “Hak Cipta Badan Standardisasi Nasional, Copy standar ini dibuat untuk penayangan di website dan tidak untuk dikomersialkan” Daftar isi.....................................................................................................................................i Prakata .....................................................................................................................................ii Pendahuluan............................................................................................................................iv 1 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 Lingkup .............................................................................................................................. 1 Dasar-dasar sistem manajemen mutu............................................................................... 1 Alasan dasar sistem manajemen mutu..................................................

Words: 10796 - Pages: 44

Premium Essay

Bachelor

...Team Reflection Paper Apple was founded by Steve Jobs, Stephen Gary Wozniak (Wozniak), and Ronald Gerald Wayne (Wayne) on April 1, 1976. Working at Jobs's garage they designed a personal computer (PC) that was sold as Apple I. The company was incorporated as Apple Computer, Inc. on January 3, 1977. Thereafter, the company grew by introducing many innovative and commercially successful products such as Apple II (1977) and Apple III (1980). Right from its inception, Apple had been a company committed to building great products using the latest technologies. The strong R&D focus that Jobs and Wozniak insisted on helped Apple to differentiate itself from its competitors. Product Innovation Apple Inc. (Apple) produces such items and services as “iPhone®, iPad®, Mac®, iPod®, Apple TV®, a portfolio of consumer and professional software applications, the iOS and Mac OS®X operating systems, iCloud®, and a variety of accessory, service and support offerings” (Apple, 2014). Apple’s innovation strategy, financials and business plan are described below and evaluated along with the risks involved with the strategies. Innovation Strategy Innovative companies can thrive even in a tough economy. Apple Inc. has seen hard times and good times. Apple has survived as a company because of a renewed commitment to innovation. This commitment to innovation spearheaded by Steve Jobs has caused other companies to analyze how Apple does so well. First, it is important to note that Apple has not been...

Words: 1401 - Pages: 6

Premium Essay

Bachelor

...The Learning Journal: Week I – Leadership Defined and Approaches Tran Quang Ngan MSLNU15007 Intructor: Dr. Teresa Goode The Concepts versus Discussion Last week, I have joined the 3 classes of first course: Developing Your Leadership capability. This course help us to define and explain more clearly about how to react as a leader, what traits or skills we need to be as a leader. The first class amazed me about how leadership impact through a long period of times. People know how important leadership was and to be a process of influences people to achieve goal was defined according to Northouse, P. G. (2013). Leadership: Theory and practice. Leadership is a term for me, cannot understand directly but it’s a long time to realize how leading people become different. Sometimes, we realized leadership people by a specific form called assigned leadership, who has power and ability to affect other people than to be a real leader or emergent one. So, as Vietnam current situation, we faced with high inflation rate and having a bulky apparatus of government. That means we do have lot of assigned leaders but just a few of them can be emergent leaders. Furthermore, leadership also divided into position power leadership and personal power leadership. And for the example above, Vietnam tends to be more about position power leadership. Dr. Teresa has given us the traits approach which is to identify and a guidance to be great leaders. In class Ms. Sang said that the most important major leadership...

Words: 1269 - Pages: 6

Premium Essay

Bachelor

...Citi's eBusiness Model By commercialprintin Citibank differentiate its e-business product 1. How does Citibank differentiate its e-business product offering from that of its competitors? How could Citibank create its own competitive advantages in the market place? Citibank differentiated itself from competitors by using their customer service effectively. They offered several services to their clients. Citibank offered telephone hotlines, customer relations managers to give individual attention to their customers, and service experts. Citibank also continued their investment in technology for the front and back end of the banking systems. Citibank committed to an “e-business strategy-Connect, Transform and Extend-was to web enable its core services, develop integrated solutions and reach new markets.” (McCauley & Khan, 2002, p.1). Citibank was also committed to its customers. According to the case study, ‘Citibank’s vision was to become the world’s leading e-business enabler". Citibank had over 268,000 employees located in over 100 countries and their focus was to embed their services into the everyday lives of the local population. “A bank that had roots in the country as deep as any local indigenous bank, building a broad customer base, offering diverse products, actively participating in the community and recruiting staff and senior management from the local population”. In addition to being committed to employees and customers around the world, Citibank has strong brand...

Words: 1501 - Pages: 7

Premium Essay

Bachelor

...Doing business in Serbia – Chances and risks from a industrial sector perspective Serbia is the state in the South-Eastern Europe, is the part of Central Balkan peninsula, it doesn’t have an exit to the sea. Serbia is a Member of the UN since 2000. On March 1, 2012 officially was acknowledged as candidate for European Union membership. The population of Serbia is 7,163,976 inhabitants. World Bank acknowledges Serbia as an upper-middle income country. Political reforms and economic llberalization in the beginning of 2000 helped the country to experience economic growth. Today Serbia is preparing for membership in the European Union so it keeps making reforms, including reforms directed on creating positive environment for doing business. Key factors that are taken into consideration are business environment, economic structure, economic growth and labor market. Business Environment. First of all, attention should be payed to the index of economic freedom, corruption and index of fiscal freedom. * Index of economic freedom. Currently it’s meaning is 59.4. This figure is lower than in other Balkan countries and the EU. However, in recent years there is a tendency to positive change (increase of 2.8% over the past 5 years); * One of the problematic issues is corruption. Index of corruption peception is quite high and is 42 points, it is the average rate in the Balkan countries, but relatively high in comparison with other European countries. This may indicate the...

Words: 1038 - Pages: 5

Premium Essay

Bachelor

...MANAGING CHANGE 300 QUESTION 1 Discuss the reason of Kodak’s failure in the “digital revolution” by evaluating the nature of the digital products market Kodak is a 133 year old technology company, and was a world leading in camera film for decade. Today, Kodak is struggling as its facing bankruptcy, and the share price has fallen from as high as $94.75 per share in 1997 to as low as less than 30 cents per share in 2012. This happened as of due to the rise of competition in technology/camera industry, such as digital revolution, people are not using roll film anymore, people are using digital camera, even mobile phone has camera itself. Furthermore, Kodak is change slowly, does not agile, and quick enough. Although Kodak was a leading brand in camera, and had huge image, but it is lacking on the simplicity, means people prefer using digital with memory card as their “film”, and also it is simple, because they do not have to buy the film as the old camera does. In digital revolution, everything is changing. Not only technology, even newspaper and magazines affected, Kodak was one company that affected by digital revolution. However, Kodak does not respond to the changes, moreover Kodak tried to be an innovator in digital camera. Not only slow to change and adapt to change like competitors (Fujifilm, IBM) but also Eastman-kodak invested on digital printers and digital camera at the wrong time when the printing business in declining industry, which is worked. However, they...

Words: 2394 - Pages: 10