Free Essay

Economics

In:

Submitted By brightspot
Words 61638
Pages 247
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-------

-------

SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

LỊCH SỬ
CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
Biên soạn : CN. NGUYỄN QUANG HẠNH

Lưu hành nội bộ

HÀ NỘI - 2006

LỜI NÓI ĐẦU
Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn.
Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị
Mác - Lênin.
Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay
(những năm cuối của thế kỉ XX).
Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của mỗi trường phái kinh tế trong hệ thống tư tưởng của nhân loại và trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội.
Cuốn sách này được biên soạn theo chương trình môn Lịch sử các học thuyết kinh tế dùng cho sinh viên các ngành chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh.
Chúng tôi tập trung hướng dẫn để người học có thể hiểu và nắm được những nội dung kiến thức cơ bản của môn học.
Mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi có những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để nâng cao chất lượng của cuốn sách.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 05 năm 2006
Tác giả

Chương 1: Đối tượng và phương pháp của môn lịch sử các học thuyết kinh tế

CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA
MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

GIỚI THIỆU
Mục đích, yêu cầu:
Nắm được đối tượng nghiên cứu của môn học, phân biệt với môn kinh tế chính trị Mác –
Lênin và các môn học kinh tế khác. Nắm được các phương pháp chủ yếu vận dụng để nghiên cứu của môn học.
Nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết phải nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế.
Nội dung chính:
- Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử và một số phương pháp cụ thể khác.
- Chức năng và ý nghĩa của việc nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế.

NỘI DUNG
1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
1.1.1. Một số khái niệm
Cần nắm vững và phân biệt một số khái niệm sau:
Tư tưởng kinh tế: Là những quan hệ kinh tế được phản ánh vào trong ý thức của con người, được con người quan niệm, nhận thức, là kết quả của quá trình nhận thức những quan hệ kinh tế của con người.
Học thuyết kinh tế: Là hệ thống quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu cho các tầng lớp, giai cấp trong một chế độ xã hội nhất định. Hệ thống quan điểm kinh tế là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Kinh tế chính trị: Là môn khoa học xã hội nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội tức là những quan hệ kinh tế trong giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.
Kinh tế học: Là môn học nghiên cứu những vấn đề con người và xã hội lựa chọn như thế nào để sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khan hiếm, bằng nhiều cách để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá.
5

Chương 1: Đối tượng và phương pháp của môn lịch sử các học thuyết kinh tế
Lịch sử tư tưởng kinh tế: Là môn khoa học nghiên cứu sự phát triển của tư tưởng kinh tế được thể hiện qua các chính sách, cương lĩnh, điều luật, các tác phẩm, các học thuyết kinh tế,... của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhằm vạch rõ quy luật phát sinh, phát triển và thay thế lẫn nhau của các tư tưởng kinh tế.
Lịch sử các học thuyết kinh tế: Là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học
Là hệ thống các quan điểm kinh tế của các trường phái khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định.
Hệ thống các quan điểm kinh tế là tổng hợp những tư tưởng kinh tế giải thích thực chất của các hiện tượng kinh tế nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và những tư tưởng kinh tế đó phát sinh như là kết quả của sự phản ánh các quan hệ sản xuất vào ý thức con người.
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là các quan điểm kinh tế đã được hình thành trong một hệ thống nhất định, những quan điểm kinh tế chưa trở thành hệ thống nhưng có ý nghĩa lịch sử thì thuộc môn lịch sử tư tưởng kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu phải chỉ ra những cống hiến, những giá trị khoa học cũng như phê phán có tính lịch sử những hạn chế của các đại biểu, các trường phái kinh tế học.
Không dừng lại ở cách mô tả mà phải đi sâu vào bản chất của vấn đề, tìm hiểu quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp được giải quyết vì lợi ích giai cấp nào, tầng lớp nào.
Cụ thể:
-

Trong điều kiện nào nảy sinh lý luận tư tưởng.

-

Nội dung, bản chất giai cấp của học thuyết.

-

Hiểu được phương pháp luận của trường phái đề xuất học thuyết.

-

Hiểu được sự vận động và phát triển có tính quy luật của học thuyết.

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phương pháp biện chứng duy vật
Đây là phương pháp chung, xuyên suốt quá trình nghiên cứu.
Là phương pháp nhận thức khoa học, nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc, vạch rõ bản chất của các hiện tượng kinh tế-xã hội.
1.2.2. Phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử
Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu các quan điểm kinh tế phải gắn với lịch sử, phải phân chia thành các giai đoạn phát triển của chúng, không dùng tiêu chuẩn hiện tại để đánh giá ý nghĩa của các quan điểm kinh tế đó.
6

Chương 1: Đối tượng và phương pháp của môn lịch sử các học thuyết kinh tế
1.2.3. Một số phương pháp cụ thể khác
Ví dụ phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,… nhằm đánh giá đúng công lao, hạn chế, tính phê phán, tính kế thừa và phát triển của các trường phái kinh tế trong lịch sử.
Nguyên tắc chung (cho các phương pháp nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế) là nghiên cứu có hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng thời đánh giá đúng đắn công lao và hạn chế của các nhà lý luận kinh tế trong lịch sử.
Mặt khác, phản ánh một cách khách quan tính phê phán vốn có của các học thuyết kinh tế, không phủ nhận tính độc lập tương đối của các học thuyết kinh tế và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

1.3. CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ CÁC
HỌC THUYẾT KINH TẾ
1.3.1. Chức năng
Môn lịch sử các học thuyết kinh tế có 4 chức năng là:
* Chức năng nhận thức:
Lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu và giải thích các hiện tượng, các quá trình kinh tế nhằm phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế khách quan của các giai đoạn phát triển nhất định. Từ đó giúp cho việc nhận thức lịch sử phát triển của sản xuất nói riêng và lịch cử xã hội loài người nói chung.
* Chức năng thực tiễn:
Nhận thức nhằm phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người. Lịch sử học thuyết kinh tế còn chỉ ra các điều kiện, cơ chế hình thức và phương pháp vận dụng những tư tưởng kinh tế, quan điểm kinh tế, lý thuyết kinh tế vào thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất.
* Chức năng tư tưởng:
Thể hiện tính giai cấp của các học thuyết kinh tế. Mỗi học thuyết kinh tế đều đứng trên một lập trường nhất định, bảo vệ lợi ích của giai cấp nhất định, phê phán hoặc biện hộ cho một chế độ xã hội nhất định.
* Chức năng phương pháp luận:
Cung cấp cơ sở lý luận khoa học cho các môn khoa học kinh tế khác như kinh tế chính trị, kinh tế học, quản lý kinh tế, các môn khoa học kinh tế ngành. Cung cấp tri thức làm cơ sở cho đường lối chính sách kinh tế của các nước.
1.3.2. Ý nghĩa
Qua các chức năng của môn học mà thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhằm giúp cho người học hiểu sâu, rộng, có nguồn gốc về những vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế chính trị
Mác - Lênin nói riêng. Mặt khác còn giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế hiện đại.
7

Chương 1: Đối tượng và phương pháp của môn lịch sử các học thuyết kinh tế

TÓM TẮT
Trong chương này người học cần nắm vững các nội dung cơ bản sau:
* Về đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế:
Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học nghiên cứu quá trình hình thành, phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế của các giai cấp cơ bản nối tiếp nhau trong các hình thái kinh tế - xã hội.
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các quan điểm kinh tế của các trường phái khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định, các quan điểm kinh tế đã được hình thành trong một hệ thống nhất định.
Những quan điểm kinh tế chưa trở thành hệ thống nhưng có ý nghĩa lịch sử thì thuộc môn lịch sử tư tưởng kinh tế.
* Về phương pháp của môn khoa học này:
Sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu trong đó xuyên suốt là phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin. Đặc biệt nhấn mạnh quan điểm lịch sử cụ thể trong nghiên cứu.
* Về mục tiêu cần đạt được của môn học:
Nắm được những nét cơ bản nhất của lịch sử những lý luận kinh tế, học thuyết kinh tế chính qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.
Nắm được bản chất, nội dung của những lý luận kinh tế, học thuyết kinh tế được học và phương pháp luận của các đại biểu, các trường phái đã đề xuất lý luận học thuyết.
Hiểu bản chất của học thuyết không phải để biết mà để có thái độ đúng đối với các học thuyết.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Qua các chức năng của môn học mà thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhằm giúp cho người học hiểu sâu, rộng, có nguồn gốc về những vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế chính trị
Mác - Lênin nói riêng. Mặt khác còn giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế hiện đại.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Phân biệt tư tưởng kinh tế và học thuyết kinh tế, lịch sử tư tưởng kinh tế và lịch sử học thuyết kinh tế.
2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là gì?
3. Chức năng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế và ý nghĩa của việc nghiên cứu môn học này?

8

Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương

CHƯƠNG II: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA
CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG

GIỚI THIỆU
Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được: hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng thương, những đặc trưng và quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng thương, các trường phái của học thuyết trọng thương, những đại biểu tiêu biểu của trường phái
- Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của chủ nghĩa trọng thương
Nội dung chính:
- Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương.
- Những tư tưởng kinh tế chủ yếu, các giai đoạn phát triển, những đại biểu tiêu biểu của trường phái.
- Đánh giá chung về các thành tựu và hạn chế.

NỘI DUNG
2.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trước hết ở
Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó bị suy đồi. Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời:
+ Về mặt lịch sử:
Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng, tức là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích luỹ tiền tệ ngoài phạm vi các nước Châu Âu, bằng cách cướp bóc và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.
+ Về kinh tế: Kinh tế hàng hoá phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản xuất, tầng lớp thương nhân tăng cường thế lực Do đó trong thời kỳ này thương nghiệp có vai trò rất to lớn. Nó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp.
9

Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương
+ Về mặt chính trị:
Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, đang lên, là giai cấp tiên tiến có cơ sở kinh tế tương đối mạnh nhưng chưa nắm được chính quyền, chính quyền vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc, do đó chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến.
+ Về phương diện khoa học tự nhiên:
Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là những phát kiến lớn về mặt địa lý như: Crixtốp
Côlông tìm ra Châu Mỹ, Vancôđơ Gama tìm ra đường sang Ấn Độ Dương… đã mở ra khả năng làm giàu nhanh chóng cho các nước phương Tây.
+ Về mặt tư tưởng, triết học:
Thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ phục hưng, trong xã hội đề cao tư tưởng tư sản, chống lại tư tưởng đen tối của thời kỳ trung cổ, chủ nghĩa duy vật chống lại những thuyết giáo duy tâm của nhà thờ…
2.1.2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là những chính sách cương lĩnh của giai cấp tư sản (tầng lớp tư sản thương nghiệp Châu Âu trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản. Những chính sách, cương lĩnh này nhằm kêu gọi thương nhân tận dụng ngoại thương, buôn bán để cướp bóc thuộc địa và nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản đang hình thành.
+ Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của họ còn đơn giản, chủ yếu là mô tả bề ngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích được bản chất của các hiện tượng kinh tế.
+ Chủ nghĩa trọng thương chưa hiểu biết các quy luật kinh tế, do đó họ rất coi trọng vai trò của nhà nước đối với kinh tế.
+ Chủ nghĩa trọng thương chỉ mới dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông mà chưa nghiên cứu lĩnh vực sản xuất.
+ Chủ nghĩa trọng thương mặc dù có những đặc trưng cơ bản giống nhau, nhưng ở các nước khác nhau thì có những sắc thái dân tộc khác nhau. Ví dụ: ở Pháp chủ nghĩa trọng thương kỹ nghệ
Pháp, ở Tây Ban Nha là chủ nghĩa trọng thương trọng kim, ở Anh là chủ nghĩa trọng thương trọng thương mại.
Tóm lại, chủ nghĩa trọng thương ít tính lý luận nhưng lại rất thực tiễn. Lý luận còn đơn giản thô sơ, nhằm thuyết minh cho chính sách cương lĩnh chứ không phải là cơ sở của chính sách cương lĩnh. Mặt khác, đã có sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành quy tắc, cương lĩnh, chính sách. Có thể nói chủ nghĩa trọng thương là hiện thực và tiến bộ trong điều kiện lịch sử lúc đó.

10

Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương

2.2. NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CHỦ YẾU VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
2.2.1. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu
+ Thứ nhất, họ đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. Theo họ “một xã hội giàu có là có được nhiều tiền”, “sự giầu có tích luỹ được dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn”.
Tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải, đồng nhất tiền với của cải và sự giàu có, là tài sản thực sự của một quốc gia. Quốc gia càng nhiều tiền thì càng giàu, hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ.
Tiền để đánh giá tính hữu ích của mọi hình thức hoạt động nghề nghiệp.
+ Thứ hai, để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương, họ cho rằng: “nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm”, “muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Từ đó đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông, mua bán trao đổi.
+ Thứ ba, họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. Do đó chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác
(mua rẻ, bán đắt).
+ Thứ tư, Chủ nghĩa trọng thương rất đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển.
2.2.2. Các giai đoạn phát triển, những đại biểu tiêu biểu của trường phái
a. Thời kỳ đầu: (còn gọi là giai đoạn học thuyết tiền tệ - “Bảng cân đối tiền tệ”)
Từ giữa thế kỷ thứ XV kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVI, đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là:
- Starford (người Anh)
- Xcanphuri (người Italia)
Tư tưởng trung tâm của thời kỳ này là: bảng hệ thống (cân đối) tiền tệ. Theo họ “cân đối tiền tệ” chính là ngăn chặn không cho tiền tệ ra nước ngoài, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về. Để thực hiện nội dung của bảng “cân đối tiền tệ” họ chủ trương thực hiện chính sách hạn chế tối đa nhập khẩu hàng ở nước ngoài, lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hoá trong nước, giảm lợi tức cho vay để kích thích sản xuất và nhập khẩu, bắt thương nhân nước ngoài đến buôn bán phải sử dụng số tiền mà họ có mua hết hàng hoá mang về nước họ.
Giai đoạn đầu chính là giai đoạn tích luỹ tiền tệ của chủ nghĩa tư bản, với khuynh hướng chung là biện pháp hành chính, tức là có sự can thiệp của nhà nước đối với vấn đề kinh tế.
11

Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương
b. Thời kỳ sau: (còn gọi là học thuyết về bảng cân đối thương mại)
Từ cuối thế kỷ thứ XVI kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVIII, đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là:
- Thomas Mun (1571 – 1641), thương nhân người Anh, giám đốc công ty Đông Ấn;
- Antonso Serra (thế kỷ XVII), nhà kinh tế học người Italia;
- Antoine Montchretien (1575 – 1621), nhà kinh tế học Pháp.
Thời kỳ này chủ nghĩa trọng thương được coi là chủ nghĩa trọng thương thực sự: Họ không coi “cân đối tiền tệ” là chính mà coi “cân đối thương nghiệp” là chính: cấm xuất khẩu công cụ và nguyên liệu, thực hiện thương mại trung gian, thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ kiểm soát xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bảo vệ hàng hoá trong nước và các xí nghiệp công nghiệp công trường thủ công. Đối với nhập khẩu: tán thành nhập khẩu với quy mô lớn các nguyên liệu để chế biến đem xuất khẩu. Đối với việc tích trữ tiền: cho xuất khẩu tiền để buôn bán, phải đẩy mạnh lưu thông tiền tệ vì đồng tiền có vận động mới sinh lời, do đó lên án việc tích trữ tiền.
So với thời kỳ đầu, thời kỳ sau có sự phát triển cao hơn (đã thấy được vai trò lưu thông tiền tệ và phát triển sản xuất được quan tâm đặc biệt). Trong biện pháp cũng khác hơn, không dựa vào biện pháp hành chính là chủ yếu mà dựa vào biện pháp kinh tế là chủ yếu. Tuy vậy vẫn cùng mục đích: Tích luỹ tiền tệ cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, chỉ khác về phương pháp và thủ đoạn.
Nhìn chung học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương ở hai giai đoạn đều cho rằng nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước là phải làm giàu và phải tích luỹ tiền tệ. Tuy nhiên các phương pháp tích luỹ tiền tệ là khác nhau. Vào cuối thế kỷ thứ XVII, khi nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản phát triển chủ nghĩa trọng thương đã đi vào con đường tan rã, sớm nhất là ở Anh.
c. Quá trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương:
Sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương là một tất yếu vì:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất, thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển sang cả lĩnh vực sản xuất. Ảo tưởng làm giàu, bóc lột nước nghèo thuần tuý nhờ hoạt động thương mại không thể tồn tại. Tính chất phiến diện của chủ nghĩa trọng thương đã bộc lộ.
+ Thực tế đòi hỏi phải phân tích, nghiên cứu sâu sắc sự vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như: bản chất các phạm trù kinh tế (hàng hoá, giá trị, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận,…), nội dung và vai trò của các quy luật kinh tế (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu,…). Chủ nghĩa trọng thương không giải quyết được các vấn đề kinh tế đặt ra.
+ Các chính sách theo quan điểm trọng thương đã hạn chế tự do kinh tế, mâu thuẫn với đông đảo tầng lớp tư bản công nghiệp trong giai cấp tư sản, trong nông nghiệp, nội thương.
Với sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương, các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển ra đời thay thế trong đó nổi bật là học thuyết của chủ nghĩa trọng nông Pháp và học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh.
12

Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.1. Thành tựu
+ Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương so sánh với nguyên lý trong chính sách kinh tế thời kỳ Trung cổ đã có một bước tiến bộ rất lớn, nó thoát ly với truyền thống tự nhiên, từ bỏ việc tìm kiếm công bằng xã hội, những lời giáo huấn lý luận được trích dẫn trong Kinh thánh
+ Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra những tiền để lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này, cụ thể:
- Đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền;
- Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận;
- Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản;
- Tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong những tư tưởng tiến bộ.
2.3.2. Hạn chế
+ Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương có rất ít tính chất lý luận và thường được nêu ra dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế. Lý luận mang nặng tính chất kinh nghiệm (chủ yếu thông qua hoạt động thương mại của Anh và Hà Lan).
+ Những lý luận của chủ nghĩa trọng thương chưa thoát khỏi lĩnh vực lưu thông, nó mới chỉ nghiên cứu những hình thái của giá trị trao đổi. Đánh giá sai trong quan hệ trao đổi, vì cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được do kết quả trao đổi không ngang giá.
+ Nặng về nghiên cứu hiện tượng bên ngoài, không đi sâu vào nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế.
+ Một hạn chế rất lớn của chủ nghĩa trọng thương đó là đã quá coi trọng tiền tệ (vàng, bạc), đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hoá để xem xét nền sản xuất TBCN.
+ Trong kinh tế đề cao vai trò của nhà nước thì lại không thừa nhận các quy luật kinh tế.

TÓM TẮT
+ Về hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó bị suy đồi tan rã. Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời.
Chủ nghĩa trọng thương là lý luận kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản (tầng lớp tư sản thương nhân trong điều kiện chế độ phong kiến tan rã nhưng giai cấp phong kiến vẫn nắm địa vị thống trị, giai cấp tư sản đang lên là giai cấp tiên tiến, có cơ sở kinh tế tương đối mạnh nhưng chưa nắm quyền thống trị.
13

Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương
Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thương là: rất ít tính lý luận nhưng lại rất thực tiễn. Tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương còn mang tính không triệt để vì thế không chỉ giai cấp tư sản mà cả giai cấp quý tộc cũng để phục vụ lợi ích của mình. Chủ nghĩa trọng thương còn mang tính dân tộc, nó xuất hiện một cách độc lập ở hầu hết các nước Tây Âu, mỗi nước có sắc thái riêng phản ánh đặc điểm kinh tế của các nước đó.
+ Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, trực tiếp phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản thương nghiệp trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản:
- Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng, bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải.
- Để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương.
- Họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra.
- Đề cao vai trò của nhà nước.
+ Đánh giá chung:
Tuy còn hạn chế về lý luận song hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng đã tạo ra những tiền đề kinh tế cho các lý thuyết kinh tế thị trường sau này, đặc biệt là những quan điểm về vai trò kinh tế của nhà nước.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương?
2. Phân tích những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương? Vai trò của chủ nghĩa trọng thương với sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
3. Trình bày những nội dung cơ bản trong các giai đoạn phát triển của học thuyết trọng thương? 4. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của chủ nghĩa trọng thương? ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của những học thuyết kinh tế sau này?

14

Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp

CHƯƠNG III: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA
CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG PHÁP
GIỚI THIỆU
Mục đích, yêu cầu
- Nắm được: hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông, những đặc trưng, đại biểu điển hình và quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng nông;
- Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của chủ nghĩa trọng nông Pháp.
Nội dung chính
- Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông Pháp;
- Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông Pháp: Phê phán chủ nghĩa trọng thương, cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông, học thuyết về trật tự tự nhiên, học thuyết về sản phẩm ròng, lý luận về tư bản, giá trị và tiền tệ, lý luận tái sản xuất tư bản xã hội;
- Đánh giá chung về các mặc tích cực và hạn chế.

NỘI DUNG
3.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG PHÁP
3.1.1 Hoàn cảnh ra đời
Vào giữa thế kỷ thứ XVIII hoàn cảnh kinh tế - xã hội Pháp đã có những biến đổi làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông Pháp:
+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản sinh ra trong lòng chủ nghĩa phong kiến, tuy chưa làm được cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhưng sức mạnh kinh tế của nó rất to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp… đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
+ Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời mà mâu thuẫn sâu sắc với xu thế đang lên của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi phải có lý luận giải quyết những mâu thuẫn đó.
+ Thứ ba, nguồn gốc của cải duy nhất là tiền, nguồn gốc sự giàu có của một quốc gia, dân tộc duy nhất là dựa vào đi buôn… (quan điểm của chủ nghĩa trọng thương) đã tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản sinh lời từ sản xuất… đòi hỏi cần phải đánh giá lại những quan điểm đó;
+ Thứ tư, ở Pháp lúc này có một tình hình đặc biệt, là lẽ ra đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương sẽ mở đường cho công trường thủ công phát triển thì lại khuyến khích chủ nghĩa trọng
15

Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp nông ra đời. Sự phát triển nông nghiệp Pháp theo hướng kinh tế chủ trại, kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản chứ không bó hẹp kiểu phát canh thu tô theo lối địa chủ như trước. Đúng như Mác đánh giá: xã hội Pháp lúc bấy giờ là chế độ phong kiến nhưng lại có tính chất tư bản, còn xã hội tư bản lại mang cái vỏ bề ngoài của phong kiến.
3.1.2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông
Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng giải phóng kinh tế nông nghiệp, giải phóng nông dân khỏi quan hệ phong kiến, là một trong những cơ sở cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789).
Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông là:
+ Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. Coi nó là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải cho xã hội, chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích và là lao động sinh lời, muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp.
+ Thừa nhận nguyên tắc trao đổi ngang giá, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán một cách có hiệu quả chủ nghĩa trọng thương về vấn đề này, theo đó lưu thông không tạo ra giá trị.
+ Phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đánh giá cao vai trò của tiền và khẳng định tiền chỉ là phương tiện di chuyển của cải.
+ Chủ nghĩa trọng nông bênh vực nền nông nghiệp kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.
+ Những đại biểu tiêu biểu của trường phái: Francois Quesney (1694 - 1774), Turgot (1727 1781), Boisguillebert (1646 - 1714). Trong các đại biểu có F.Quesney với tác phẩm “Biểu kinh tế”
(1758) đã đạt đến sự phát triển rực rỡ nhất, những quan điểm của ông thật sự đặc trưng cho trường phái trọng nông. C.Mác gọi ông là cha đẻ của kinh tế chính trị học.

3.2. NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG PHÁP
3.2.1. Phê phán chủ nghĩa trọng thương
Một là, theo quan điểm của Francois Quesney lợi nhuận của thương nhân có được chỉ là nhờ sự tiết kiệm các khoản chi phí thương mại. Thực ra, đối với việc mua bán hàng hoá, cả bên mua và bên bán không ai được và mất gì cả. Ông khẳng định tiền của thương nhân không phải là lợi nhuận của quốc gia. Còn Turgot khẳng định: bản thân thương mại không thể tồn tại được nếu như đất đai được chia đều và mỗi người chỉ có “số cần thiết để sinh sống”.
Hai là, quan niệm về đồng tiền:
Boisguillebert đã phê phán gay gắt tư tưởng trọng thương đã quá đề cao vai trò của đồng tiền, lên án gay gắt chính sách giá cả của bộ trưởng Colbert. Ông chứng minh của cải quốc dân chính là những vật hữu ích và trước hết là sản phẩm của nông nghiệp cần phải được khuyến khích
Nếu chủ nghĩa trọng thương quá đề cao tiền tệ, thì Boisguillebert cho rằng, khối lượng tiền nhiều hay ít không có nghĩa lý gì, chỉ cần có đủ tiền để giữ giá cả tương ứng với hàng hoá. Tiền có thể là “một tên đao phủ”, nó tuyên chiến với toàn thể nhân loại và nghệ thuận tài chính đã biến thành cái lồng của chiếc nồi sứt, biến một số lượng của cải tư liệu sinh hoạt “thành hơi” để lấy cái chất cặn bã đó.
16

Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp
Ba là, Chủ nghĩa trọng thương muốn đưa ra nhiều thứ thuế để bảo hộ thương mại, tăng cường sức mạnh quốc gia… còn chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do lưu thông, vì lưu thông của cải hàng hoá sẽ kích thích sản xuất và sự giàu có của tất cả mọi người. Chủ nghĩa trọng nông chống lại tất cả những đặc quyền về thuế và đòi hỏi thứ thuế thống nhất đối với địa chủ, tăng lữ, quý tộc cũng như những nhà tư sản có của.
Bốn là, chủ nghĩa trọng thương coi tích luỹ vàng là nguồn giàu có, do đó đã đẻ ra những đội tầu buôn chuyên đi cướp bóc. Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông cho rằng, cần có một nền nông nghiệp giàu có tạo ra thặng dư cho người sở hữu và thợ thủ công, ưu tiên cho nông nghiệp sẽ dẫn tới sự giàu có cho tất cả mọi người. Tiền bạc không là gì cả, sản xuất thực tế mới là tất cả.
Năm là, chủ nghĩa trọng thương coi trọng ngoại thương, nhưng họ hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, chủ trương xuất siêu để nhập vàng vào các kho chứa quốc gia, do đó dẫn tới một chủ nghĩa bảo hộ không hiệu quả. Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông chủ trương tụ do lưu thông , tự do thương mại tạo ra nguồn lực là giàu, làm tăng trưởng kinh tế.
Sáu là, nếu chủ nghĩa trọng thương biến nhà nước thành nhà kinh doanh và mở đường cho nhà kinh doanh tư nhân hoạt động. Chủ nghĩa trọng nông chủ trương “tự do hành động”, chống lại
“nhà nước toàn năng”, tính tự do của tư nhân không bị luật pháp và nghiệp đoàn làm suy yếu.
3.2.2. Cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông
Về thực chất cương lĩnh là những quan điểm, những chiến lược và chính sách nhằm phát triển kinh tế, trước hết và chủ yếu là phát triển nông nghiệp:
+ Quan điểm về nhà nước: Họ cho rằng nhà nước có vai trò tối cao đứng trên tất cả các thành viên xã hội, nhà nước có xu thế toàn năng, bênh vực quyền lợi cho quý tộc, địa chủ và nhà buôn.
+ Quan điểm ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp: Họ quan niệm, chỉ có sản xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải hàng hoá… do đó chi phí cho sản xuất nông nghiệp là chi phí cho sản xuất, chi phí sinh lời, do vậy chính phủ cần phải đầu tư tăng chi phí cho nông nghiệp.
+ Chính sách cho chủ trang trại được tự do lựa chọn ngành sản xuất kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn nuôi, có ưu tiên về cung cấp phân bón. Khuyến khích họ xuất khẩu nông sản đã tái chế, không nên xuất khẩu nguyên liệu thô: tiêu thụ như thế nào thì phải sản xuất cái để xuất khẩu như thế ấy.
+ Chính sách đầu tư cho đường xá, cầu cống: Lợi dụng đường thuỷ rẻ để chuyên trở hàng hoá. Cần chống lại chính sách giá cả nông sản thấp để tích luỹ trên lưng nông dân. Bởi vậy đã không khuyến khích được sản xuất, không có lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân. Cách quản lý tốt nhất là duy trì sự tự do hoàn toàn của cạnh tranh.
+ Quan điểm về tài chính, đặc biệt là vấn đề thuế khoá, phân phối thu nhập… Nên ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân và chủ trại,… chứ không phải ưu đãi cho quý tộc, tăng lữ, nhà buôn.
Như vậy, cương lĩnh kinh tế của phái trọng nông đã vạch rõ một số quan điểm, chính sách mở đường cho nông nghiệp phát triển theo định hướng mới. Cương lĩnh coi trọng và đề cao sản
17

Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp xuất nông nghiệp. Song cương lĩnh có những điểm hạn chế: đó là chưa coi trọng vai trò của công nghiệp, thương mại, của kinh tế thị trường, mà có xu thế thuần nông.
3.2.3. Học thuyết về trật tự tự nhiên
Nội dung của học thuyết bao gồm:
Thứ nhất, lý luận giá trị xuất phát từ năng suất của nông nghiệp, chu kỳ kinh tế và ảnh hưởng của chu kỳ nông nghiệp. Có thể dùng ẩn dụ về tổ ong để định nghĩa sự thống trị của tự nhiên đối với kinh tế: “những con ong tự tuân theo một thoả thuận chung và vì lợi ích riêng của chúng là tổ chức tổ ong”.
Thứ hai, quan niệm về tổ chức kinh tế báo trước một niềm tin vào cơ chế tự phát của thị trường: Họ tin vào sự hài hoà tất yếu được nẩy sinh từ tự nhiên, như một trật tự tất yếu, chính quan điểm này làm cho chủ nghĩa trọng nông khác xa với chủ nghĩa trọng thương: nếu chủ nghĩa trọng thương cho rằng kinh tế học là khoa học buôn bán của nhà vua, thì chủ nghĩa trọng nông thì lại cho rằng: Phát triển kinh tế là một trật tự tự nhiên, kinh tế học không chỉ phục vụ cho kẻ hùng mạnh mà còn phục vụ cho những người sản xuất và cho các công dân.
Ngoài ra chủ nghĩa trọng nông cho rằng, quyền con người cũng có tính chất tự nhiên.
Quyền của con người phải được thừa nhận một cách hiển nhiên bằng ánh sáng của trí tuệ, không cần cưỡng chế của pháp luật… Từ đó, họ phê phán chủ nghĩa phong kiến đã đưa ra pháp chế chuyên quyền độc đoán là làm thiệt hại cho quyền con người.
Lý thuyết về trật tự tự nhiên còn đi đến khẳng định, cái quan trọng đối với quyền tự nhiên của con người là quyền lao động, còn quyền sở hữu của con người đối với mọi vật thì hoàn toàn giống như “quyền của con chim én đối với tất cả các con ruồi nhỏ đang bay trong không khí”.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực được hưởng sự trợ giúp của tự nhiên, có sự sắp xếp của tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên mà con người phải tôn trọng. Do đó cần tôn trọng sự tự do của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhà nước không nên can thiệp làm sai lệch trật tự tư nhiên được coi là hoàn hảo.
Tuy vậy, lý thuyết về trật tự tự nhiên còn hạn chế ở chỗ, mặc dù luôn tôn trọng con người, đề cao việc giải phóng con người, song chỉ phê phán đánh đổ phong kiến thì chưa đủ, chưa thoát khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản.
3.2.4. Học thuyết trọng nông về sản phẩm ròng
Học thuyết này là trung tâm của học thuyết kinh tế trọng nông, đây là bước tiến quan trọng trong lý luận kinh tế của nhân loại, nội dung chính của lý luận có thể tóm lược thành những nội dung cơ bản sau:
+ Sản phẩm ròng (hay sản phẩm thuần tuý) là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi trừ đi chi phí lao động và chi phí cần thiết để tiến hành canh tác:
Sản phẩm ròng = Sản phẩm xã hội – Chi phí sản xuất
(Chi phí sản xuất là: chi phí về lao động như lương công nhân, lương của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và chi phí cần thiết để tiến hành canh tác như: chi phí về giống, sức kéo, … ).
18

Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp
+ Sản phẩm ròng là quà tặng của tự nhiên cho con người, không phải do quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp mang lại.
+ Chỉ ngành sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng các ngành khác như công nghiệp, thương mại không thể sản xuất ra sản phẩm ròng.
+ Có hai nguyên tắc hình thành giá trị hàng hoá khác nhau giữa công nghiệp và nông nghiệp:
- Trong công nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng chi phí sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu và sự quản lý của các nhà tư bản…
- Trong nông nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng chi phí sản xuất tương tự như trong công nghiệp nhưng cộng thêm với sản phẩm ròng mà công nghiệp không có, bởi vì chỉ có nông nghiệp mới có sự giúp sức của tự nhiên làm sinh sôi nẩy nở nhiều của cải mới.
+ Từ lý luận về sản phẩm ròng đi đến lý luận về giá trị lao động. Theo họ lao động tạo ra sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất, còn các lao động khác không sinh lời và không tạo ra sản phẩm ròng.
+ Từ lý luận lao động sản xuất, chủ nghĩa trọng nông(CNTN) đưa ra lý luận giai cấp trong xã hội, trong xã hội chỉ có ba giai cấp: giai cấp sản xuất (tạo ra sản phẩm ròng hay sản phẩm thuần tuý) gồm có tư bản và công nhân nông nghiệp, giai cấp sở hữu (giai cấp chiếm hữu sản phẩm thuần tuý tạo ra) là chủ ruộng đất và giai cấp không sản xuất gồm có tư bản và công nhân ngoài lĩnh vực nông nghiệp.
3.2.5. Lý luận về tư bản, giá trị và tiền tệ
+ Về giá trị: CNTN cho rằng giá trị là do nhu cầu nguyện vọng, là phương tiện của người đang trao đổi quyết định. Giá trị chỉ là sự phối hợp của các nguyện vọng.
+ Về tiền tệ: CNTN phê phán chủ nghĩa trọng thương đề cao quá mức vai trò của đồng tiền, trái lại họ chỉ cho rằng tiền là phương tiện lưu thông, làm môi giới giữa mua và bán. Theo
Quesney, để mở rộng sản xuất cũng không cần phải có tiền.
+ Lý luận về tư bản: CNTN cho rằng tư bản là đất đai đưa lại sản phẩm ròng. Theo họ tư bản là những tư liệu sản xuất được mua bằng tiền đem vào sản xuất nông nghiệp như: nông cụ, súc vật, cày kéo, hạt giống, tư liệu sinh hoạt của công nhân… Điểm nổi bật trong lý luận này là
CNTN đã phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động, đây là một trong những bước tiến dài của CNTN.
+ Về tiền lương và lợi nhuận: CNTN ủng hộ “quy luật sắt” về tiền lương, bởi vì tiền lương công nhân thu hẹp lại ở mức sinh hoạt tối thiểu là bắt nguồn từ vấn đề cung lao động luôn luôn lớn hơn cầu lao động. Họ có tư tưởng tiến bộ khẳng định tiền lương là thu nhập do lao động, còn tư bản có sản phẩm thuần tuý là lợi nhuận. Lợi nhuận đó chính là thu nhập không lao động của công nhân tạo ra.
+ Về phân phối sản phẩm sau quá trình sản xuất được chia thành các khoản sau:
- Hoàn lại khoản ứng trước
- Lợi túc của khoản ứng ban đầu
19

Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp
- Một khoản dư thừa mà nông dân có thể đem bán hoặc trao đổi
- Tô: 1/10 dành cho thờ cúng, tôn giáo
- Thu nhập công cộng: để duy trì và bảo vệ xã hội
- Phần còn lại là thu nhập của người sở hữu đất.
3.2.6. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney)
Đây là một trong những phát minh rất lớn của CNTN: biểu kinh tế là sự mô hình hoá mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau trong phạm vi toàn xã hội của các giai cấp hiện có, nó được coi là tổ tiên của bảng kinh tế chung nổi tiếng của ngành kế toán hiện nay.
Nội dung chính của biểu kinh tế bao gồm:
+ Các giả định để tiến hành nghiên cứu: Ví dụ: chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn, trừu tượng hoá sự biến động giá cả, xã hội chỉ có ba giai cấp…
+ Sơ đồ thực hiện sản phẩm được thông qua năm hành vi của ba giai cấp là giai cấp sở hữu, giai cấp sản xuất và giai cấp không sản xuất.
Ví dụ:
Tổng giá trị sản phẩm xã hội có 7 tỷ gồm: 2 tỷ sản phẩm công nghiệp, 5 tỷ sản phẩm nông nghiệp.
Tiền có: 2 tỷ (của giai cấp sở hữu do giai cấp sản xuất trả địa tô).
Cơ cấu giá trị sản phẩm sau một chu kỳ sản xuất như sau:
- Giai cấp sản xuất có 5 tỷ là sản phẩm nông nghiệp, trong đó: 1 tỷ để khấu hao tư bản ứng trước lần đầu (tư bản cố định), 2 tỷ tư bản ứng trước hàng năm (tư bản lưu động) và 2 tỷ là sản phẩm ròng.
- Giai cấp không sản xuất có 2 tỷ là sản phẩm công nghiệp, trong đó: 1 tỷ để bù đắp cho tiêu dùng, 1 tỷ để bù đắp nguyên liệu tiếp tục sản xuất.
Sự trao đổi sản phẩm giữa các giai cấp được thực hiện qua 5 hành vi:
Hành vi 1: giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền để mua nông sản tiêu dùng cho cá nhân, 1 tỷ tiền được chuyển vào tay giai cấp sản xuất.
Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền còn lại để mua công nghệ phẩm, 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.
Hành vi 3: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền bán công nghệ phẩm ở trên để mua nông sản (làm nguyên liệu), 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp sản xuất.
Hành vi 4: Giai cấp sản xuất mua 1 tỷ tư bản ứng trước đầu tiên (nông cụ), số tiền này lại chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.
Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất dùng một tỷ tiền bán nông cụ mua nông sản cho tiêu dùng cá nhân, số tiền này chuyển về tay gia cấp sản xuất, khi đó gai cấp sản xuất có 2 tỷ tiền nộp tô cho địa chủ (giai cấp sở hữu) và giai cấp sở hữu lại có 2 tỷ tiền.
20

Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp
Quan hệ giao nộp và kết thúc quá trình thực hiện sản phẩm. Cả ba giai cấp có đủ điều kiện để thực hiện quá trình sản xuất tiếp theo.
Đánh giá về Biểu kinh tế của Quesney:
+ Tiến bộ:
- Họ xem xét tổng quan quá trình tái sản xuất xã hội theo những tỷ lệ cân đối cơ bản giữa các giai tầng trong xã hội.
- Họ đã quy mọi hành vi trao đổi về một quan hệ cơ bản: quan hệ hàng - tiền.
- Phương pháp nghiên cứu về cơ bản là khoa học, đúng đắn.
+ Hạn chế lớn nhất của biểu kinh tế này là: chỉ dùng lại ở việc nghiên cứu tái sản xuất giản đơn và coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất vật chất

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.3.1. Tiến bộ
+ Chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu sắc và khá toàn diện, “công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản. chính công lao này mà họ đã trở thành người cha thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại”
+ Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp, như vậy là họ đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ CNTN nghiên cứu quá trình sản xuất không chỉ là quá trình sản xuất cá biệt đơn lẻ… mà quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn bộ xã hội - một nội dung hết sức quan trọng của kinh tế chính trị.
+ Lần đầu tiên tạo ra một hình ảnh có hệ thống và mô hình hoá về nền kinh tế thời của họ, đây là nền móng cho sơ đồ tái sản xuất xã hội của Mác sau này.
+ Họ đã nêu ra nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày nay: như tôn trọng vai trò tự do của con người, đề cao tự do cạnh tranh, tự do buôn bán, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp…
3.3.2. Hạn chế
+ Họ chưa hiểu được thực tế giá trị tự nhiên nên chưa hiểu giá trị thặng dư, chỉ dừng lại ở sản phẩm ròng do đất đai đem lại mà thôi.
+ Họ hiểu sai vấn đề sản xuất và lao động sản xuất hàng hoá, chỉ tập trung nghiên cứu sản xuất giản đơn và coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất tạo ra giá trị tăng thêm.
21

Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp

TÓM TẮT
+ Về hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông:
Chủ nghĩa trọng nông Pháp ra đời năm 1756 và tồn tại đến năm 1777, đó là thời kỳ phồn thịnh của chủ nghĩa trọng nông. Các tư tưởng trọng nông thực sự là một trường phái một chủ nghĩa có cấu trúc có tính hệ thống.
Chủ nghĩa trọng nông ra đời trước cách mạng tư sản Pháp trong điều kiện suy tàn của nông nghiệp vì các chính sách kinh tế theo quan điểm trọng thương
Chủ nghĩa trọng nông là hệ thống quan điểm kinh tế mang tư tưởng giải phóng kinh tế nông dân khỏi những quan hệ phong kiến.
+ Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa trọng nông (CNTN):
- CNTN phê phán rất gay gắt những quan điểm coi trọng tiền tệ, thương mại của chủ nghĩa trọng thương.
- CNTN rất đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Họ quan niệm, chỉ có sản xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải hàng hoá…do đó chi phí cho sản xuất nông nghiệp là chi phí cho sản xuất, chi phí sinh lời, và chỉ có sản xuất nông nghiệp mới là ngành sản xuất duy nhất tạo ra sản phẩm ròng cho xã hội.
- Chủ nghĩa trọng nông cho rằng: Phát triển kinh tế là một trật tự tự nhiên, kinh tế học là khoa học phục vụ cho những người sản xuất và cho xã hội.
+ Đánh giá chung: Chủ nghĩa trọng nông nghiên cứu phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng đã có nhiều đóng góp cho khoa học kinh tế Mác đã đánh giá về họ như sau: Công lao to lớn của họ là xem xét các hình thức của phương thức sản xuất như hình thức sinh học của xã hội, bắt nguồn từ chính bản chất của sản xuất và độc lập với ý chí và chính trị,…Đó là những quy luật vật chất ở một giai đoạn nhất định như một quy mô chi phối một cách giống hệt nhau tất cả các xã hội.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông?
2. Phân tích, làm rõ nội dung học thuyết trọng nông về sản phẩm ròng?
3. Phân tích, làm rõ những tư tưởng của chủ nghĩa trọng nông về “trật tự tự nhiên” ?
4. Chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương ở những nội dung nào? Những phê phán ấy có điểm gì tiến bộ, có gì hạn chế?
5. Trình bày những nội dung chính trong biểu kinh tế của Quesney? Đánh giá những tiến bộ và hạn chế của biểu kinh tế này?
6. Phân tích những mặt tiến bộ, hạn chế của chủ nghĩa trọng nông?

22

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh

CHƯƠNG IV: HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN ANH

GIỚI THIỆU
Mục đích, yêu cầu
- Nắm được: hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh, những đặc trưng, đại biểu điển hình và quan điểm kinh tế cơ bản của kinh tế cổ điển Anh.
- Nắm vững nội dung cơ bản của các học thuyết kinh tế chính trị của Wiliam Petty, Adam
Smith và David Ricardo.
- Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế tư sản cổ điển Anh.
Nội dung chính
- Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh.
- Các học thuyết kinh tế của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh: học thuyết kinh tế của
Wiliam Petty, học thuyết kinh tế của Adam Smith, học thuyết kinh tế của David Ricardo.
- Đánh giá chung về các tiến bộ và hạn chế.
- Kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển: Hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển, các đại biểu và đặc điểm chủ yếu của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển.

NỘI DUNG
4.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ HỌC TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN ANH
4.1.1. Hoàn cảnh ra đời
+ Vào thế kỷ thứ XVI - XVII sự thống trị của tư bản thương nghiệp thông qua việc thực hiện chủ nghĩa trọng thương chính là bộ phận của học thuyết tích luỹ nguyên thuỷ, dựa trên cướp bóc và trao đổi không ngang giá ở trong nước và quốc tế, làm thiệt hại lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, kìm hãm sự phát triển của tư bản công nghiệp. Khi nguồn tích luỹ nguyên thuỷ đã cạn thì chủ nghĩa trọng thương trở thành đối tượng phê phán. Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương đồng thời là sự ra đời một lý thuyết mới làm cơ sở lý luận cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời từ đó.
+ Ở một số nước, do hậu quả của chủ nghĩa trọng thương, nền nông nghiệp của bị đình đốn.
Cho nên việc đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương gắn liền với việc phê phán chế độ phong
23

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh kiến nhằm giải thoát những ràng buộc phong kiến để phát triển nông nghiệp theo kiểu sản xuất tư bản chủ nghĩa, làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông. Những đại biểu của chủ nghĩa trọng nông là những người đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Ở Anh, từ khi thương nghiệp mất dần đi ý nghĩa lịch sử, giai cấp tư sản Anh đã sớm nhận thấy lợi ích của họ trong sự phát triển công trường thủ công công nghiệp. Họ chỉ rõ: muốn làm giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho người giàu. Đó là điểm cốt lõi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, là học thuyết kinh tế chủ yếu của giai cấp tư sản ở nhiều nước lúc bấy giờ.
4.1.2. Những đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
+ Về đối tượng nghiên cứu: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất, trình bày có hệ thống các phạm trù kinh tế trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: hàng hoá, giá trị, tiền tệ, giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô… để rút ra các quy luật vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Về mục tiêu nghiên cứu: Luận chứng cương lĩnh kinh tế và các chính sách kinh tế của giai cấp tư sản, cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế trong xã hội tư bản nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất.
+ Về nội dung nghiên cứu: Lần đầu tiên đã xây dựng được một hệ thống phạm trù, quy luật của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa đặc biệt là lý luận Giá trị - Lao động. Tư tưởng bao trùm là ủng hộ tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước, nghiên cứu sự vận động của nền kinh tế đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết.
+ Về phương pháp nghiên cứu: Thể hiện tính chất hai mặt:
Một là, sử dụng phương pháp trừu tượng hoá để tìm hiểu các mối liên hệ bản chất bên trong các hiện tượng và các quá trình kinh tế, nên đã rút ra những kết luận có giá trị khoa học.
Hai là, do những hạn chế về mặt thế giới quan, phương pháp luận và điều kiện lịch sử cho nên khi gặp phải những vấn đề phức tạp, họ chỉ mô tả một cách hời hợt và rút ra một số kết luận sai lầm.
+ Các đại biểu: Wiliam Petty: (1623 - 1687), Adam Smith: (1723 - 1790), David Ricardo:
(1772 – 1823).

4.2. CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH
4.2.1. Học thuyết kinh tế của Wiliam Petty
a. Lý luận giá trị - lao động:
+ W.Petty không trực tiếp trình bày lý luận về giá trị nhưng thông qua những luận điểm của ông về giá cả có thể khẳng định ông là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị lao động
+ Nghiên cứu về giá cả, ông cho rằng có hai loại giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả chính trị.
Giá cả chính trị (giá cả thị trường) do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi phối, nên rất khó xác định
24

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh chính xác. Giá cả tự nhiên (giá trị) do hao phí lao động quyết định, và năng suất lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó.
+ Ông xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá bằng cánh so sánh lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá với lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay vàng.
+ Theo ông giá cả tự nhiên (giá trị của hàng hoá) là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ, cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của mặt trời. Nhưng ông lại chỉ thừa nhận lao động khai thác vàng là lao động tạo ra giá trị còn giá trị của hàng hoá chỉ được xác định khi trao đổi với tiền.
+ Khi trình bày về mối quan của năng suất lao động đối với lượng giá trị hàng hoá: Ông khẳng định giá cả tự nhiên (giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng bạc.
+ Một lý luận quan trọng của ông đó là: ông khẳng định: “lao động là cha của của cải còn đất đai là mẹ của của cải”, luận điểm này đúng nếu xem của cải là giá trị sử dụng, song sẽ là sai nếu hiểu lao động và tự nhiên là nhân tố tạo ra giá trị. Ông đã tìm thước đo thống nhất của giá trị là thước đo chung đối với tự nhiên và lao động, ông đưa ra quan điểm “thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của mỗi người, chứ không phải là lao động hàng ngày của người đó”. Với luận điểm này đã chứng tỏ ông chưa phân biệt được rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội của giá trị. Ngoài ra ông còn có ý định giải quyết mối quan hệ giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng không thành công.
b. Lý luận về tiền tệ:
+ W. Petty nghiên cứu hai thứ kim loại giữ vai trò tiền tệ là vàng và bạc. Ông cho rằng, quan hệ tỷ lệ giữa chúng là do lượng lao động hao phí để tạo ra vàng và bạc quyết định. Ông đưa ra luận điểm, giá cả tự nhiên của tiền tệ là do giá cả của tiền tệ có giá trị đầy đủ quyết định. Từ đó ông khuyến cáo, nhà nước không thể hy vọng vào việc phát hành tiền không đủ giá, vì lúc đó giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống.
+ W. Petty là người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cấn thiết trong lưu thông trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá trong lưu thông và tốc độ chu chuyển của tiền tệ.
Ông cho rằng thời gian thanh toán càng dài thì số lượng tiền tẹ cần thiết cho lưu thông càng lớn.
+ Ông phê phán những người trọng thương về tích trữ tiền không hạn độ. Ông cho rằng không phải lúc nào tiền tệ cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, tiền tệ chỉ là công cụ của lưu thông hàng hoá, vì thế không cần phải tăng số lượng tiền tệ quá mức cần thiết.
c. Lý luận về tiền lương:
+ W. Petty không định nghĩa về tiền lương mà chỉ là người nêu ra. Ông cho rằng tiền lương của công nhân không thể vượt quá nhưng tư liệu sinh hoạt cần thiết. Ông là người luận chứng đạo luật cấm tăng lương.
+ Quan điểm của ông về tiền lương được xem xét trong mối quan hệ với lợi nhuận, với giá cả tư liệu sinh hoạt, với cung cầu về lao động. Ông cho rằng tiền lương cao thì lợi nhuận giảm và ngược lại, nếu giá cả của lúa mỳ tăng lên thì sự bần cùng của công nhân cũng tăng lên, số lượng lao động tăng lên thì tiền lương sẽ tụt xuống.
25

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
d. Lý luận về lợi nhuận, lợi tức, địa tô:
+ Wiliam Petty không trình bày lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp, ông chỉ trình bày hai hình thái của giá trị thặng dư là địa tô và lợi tức.
+ Theo ông địa tô là khoản chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm tiền lương và chi phí về giống. Ông đưa đồng nhất khái niệm địa tô và lợi nhuận coi đó là số chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất, ngoài ra ông cũng đã nghiên cứu địa tô chênh lệch nhưng chưa nghiên cứu địa tô tuyệt đối.
+ Về lợi tức ông cho rằng lợi tức là tô của tiền, mức lợi tức phụ thuộc vào mức địa tô.
+ Về giá cả ruộng đất, ông cho rằng giá cả ruộng đất là do mức địa tô quyết định, với những số liệu thực tế ông đưa ra công thức tính giá cả ruộng đất = địa tô x 20.
Tóm lại, các quan điểm của W.Petty mặc dù còn chưa thống nhất song đã đã đặt nền móng cho việc xây dựng những nguyên lý của trường phái cổ điển.
4.2.2. Học thuyết kinh tế của Adam Smith
A.Smith (1723 – 1790) là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Mác. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc”.
Về thế giới quan và phương pháp luận của A.Smith cơ bản là thế giới quan duy vật nhưng còn mang tính tự phát và máy móc, trong phương pháp còn song song tồn tại cả hai phương pháp khoa học và tầm thường. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các học thuyết kinh tế tư sản sau này.
Học thuyết của A.Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, nó trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm.
4.2.2.1. Tư tưởng tự do kinh tế - Lý luận về “bàn tay vô hình”
Tư tưởng này chiếm giữ vị trí trung tâm trong học thuyết của A.Smith, nội dung cơ bản là đề cao vai trò của cá nhân, ca ngợi cơ chế tự điều tiết của kinh tế thị trường, thực hiện tư do cạnh tranh, ủng hộ sở hữu tư nhân và nhà nước không can thiệp vào kinh tế.
+ Điểm quan trọng của lý thuyết này là Adam Smith đưa ra phạm trù con người kinh tế.
Ông quan niệm khi chạy theo tư lợi thì “con người kinh tế” còn chịu sự tác động của “bàn tay vô hình”.
+ “Bàn tay vô hình” là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan, ông cho rằng chính các quy luật kinh tế khách quan là một “trật tự tự nhiên”. Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn tại, phát triển của sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá.
+ Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Ông cho rằng cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng bàn tay vô hình, nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riêng của nó.
26

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
Tóm lại xã hội muốn giàu thì phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự do. Chủ nghĩa
“Laisse-fảie” tức là “Mặc kệ nó”.
4.2.2.2. Phê phán chế độ phong kiến và luận chứng cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản
+ Ông phê phán tính chất ăn bám của bọn quý tộc phong kiến, theo ông “các đại biểu được kính trọng nhất trong xã hội” như: nhà vua, quan lại, sĩ quan, thầy tu… cũng giống như những người tôi tớ, không sản xuất ra một giá trị nào cả.
+ Ông phê phán chế độ thuế khoá độc đoán như thuế đánh theo đầu người, chế độ thuế thân có tính chất lãnh địa, chế độ thuế hà khắc ngăn cản việc tích luỹ của nông dân.
+ Ông lên án chế độ thừa kế tài sản nhằm bảo vệ đặc quyền của quý tộc, coi đó là “thể chế dã man” ngăn cản việc phát triển của sản xuất nông nghiệp.
+ Ông bác bỏ việc hạn chế buôn bán lúa mỳ vì nó gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Ông vạch rõ tính chất vô lý về mặt kinh tế của chế độ lao dịch và chứng minh tính chất ưu việt của chế độ lao động tự do làm thuê.
+ Ông kết luận: chế độ phong kiến là một chế độ “không bình thường”: là sản phẩm của sự độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người, đó là một chế độ trái với trật tự ngẫu nhiên và mâu thuẫn với yêu cầu của khoa học kinh tế chính trị. Theo ông nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, tự do mậu dịch.
4.2.2.3. Phê phán chủ nghĩa trọng thương
+ Adam Smith là người đứng trên lập trường của tư bản công nghiệp để phê phán chủ nghĩa trọng thương. Ông xác định đánh tan chủ nghĩa trọng thương là niệm quan trọng bậc nhất để đánh tan ảo tưởng làm giàu bằng thương nghiệp.
+ Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đề cao quá mức vai trò của tiền tệ. Theo ông, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là ở chỗ người ta có thể mua được cái gì với tiền. Ông cho rằng lưu thông hàng hoá chỉ thu hút được một số tiền nhất định và không bao giờ dung nạp quá số đó.
+ Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đề cao quá mức vai trò của ngoại thương và cách làm giàu bằng cách trao đổi không ngang giá. Ông cho rằng việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong thương nghiệp bằng độc quyền thương nghiệp sẽ làm chậm việc cải tiến sản xuất. Muốn làm giàu phải phát triển sản xuất.
+ Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương dựa vào nhà nước để cưỡng bức kinh tế, ông cho rằng chức năng của nhà nước là đấu tranh chống bọn tội phạm, kẻ thù…nhà nước có thể thực hiện chức năng kinh tế khi các chức năng đó vượt quá sức của các chủ xí nghiệp riêng lẻ như xây dựng đường sá, sông ngòi và các công trình lớn khác. Theo ông, sự phát triển kinh tế bình thường không cần có sự can thiệp của nhà nước.
27

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
4.2.2.4. Phê phán chủ nghĩa trọng nông
+ Mục tiêu phê phán của ông là đánh tan các ảo tưởng của phái trọng nông về tính chất đặc biệt của nông nghiệp, và phá vỡ những luận điểm kỳ lạ của họ về tính chất không sản xuất của công nghiệp.
+ Ông phê phán quan điểm của trọng nông coi giai cấp thợ thủ công, chủ công trường là giai cấp không sản xuất.
+ Ông đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất như luận điểm về năng suất lao động, tích luỹ tư bản…
4.2.2.5. Lý luận về thuế khoá
+ Adam Smith là người đầu tiên luận chứng cương lĩnh thuế khoá của giai cấp tư sản, chuyển gánh nặng thuế khoá cho địa chủ và tầng lớp lao động, ông xác định thu nhập của nhà nước có thể từ hai nguồn: một là từ quỹ đặc biệt của nhà nước, tư bản đem lại lợi nhuận, ruộng đất đem lại địa tô, hai là lấy từ thu nhập của tư nhân bắt nguồn từ địa tô. lợi nhuận, tiền công.
+ Ông đưa ra bốn nguyên tắc để thu thuế:
- Các thần dân phải có nghĩa vụ nuôi chính phủ, “tuỳ theo khả năng và sức lực của mình”.
- Phần thuế mỗi người đóng phải được quy định một cách chính xác.
- Chỉ thu vào thời gian thuận tiện, và với phương thức thích hợp.
- Nhà nước chi phí ít nhất vào công việc thu thuế.
+ Ông đưa ra hai loại thuế phải thu: đó là thuế trực thu và thuế gián thu:
- Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập: địa tô, lợi nhuận, tiền công, và tài sản kế thừa.
- Thuế gián thu, ông cho rằng không nên đánh thuế vào các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, nên đánh thuế vào các hàng xa xỉ để điều tiết thu nhập của những người “sống trung bình hoặc cao hơn trung bình”.
4.2.2.6. Lý luận về kinh tế hàng hoá
* Lý luận về phân công lao động
+ Adam Simith cho rằng phân công lao động là sự tiến bộ hết sức vĩ đại trong sự phát triển sức sản xuất lao động.
+ Ông cho rằng phân công lao động sẽ làm tăng thêm hiệu suất lao động, tăng năng suất lao động.
+ Ông khẳng định nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là trao đổi, nên mức độ phân công phụ thuộc vào quy mô thị trường, điều kiện để thực hiện phân công là mật độ dân số cao và sự phát triển của giao thông liên lạc.
28

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
* Lý luận về tiền tệ
Adam Simith đã trình bày lịch sử ra đời của tiền tệ thông qua sự phát triển của lịch sử trao đổi, từ súc vật làm ngang giá đến kim loại vàng, ông đã nhìn thấy sự phát triển của các hình thái giá trị. Ông đã chỉ ra bản chất của tiền là hàng hoá đặc biệt làm chức năng phương tiện lưu thông và đặc biệt coi trọng chức năng này của tiền tệ, ông là người đầu tiên khuyên nên dùng tiền giấy.
Ông đã có quan điểm đúng về số lượng tiền cần thiết trong lĩnh vực lưu thông là do giá cả quy định.
Trong lý luận của A.Smith còn có hạn chế là: không hiểu đầy đủ bản chất của tiền, còn nhầm lẫn giá trị tiền với số lượng tiền, không thấy hết các chức năng của tiền tệ.
* Lý luận về giá trị - lao động
+ Adam Simith đã đưa ra thuật ngữ khoa học là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, khi phân tích về giá trị trao đổi ông đã tiến hành phân tích qua các bước:
- Xét hàng hoá trao đổi với lao động: Ông cho rằng, thước đo thực tế của giá trị hàng hoá là lao động nên giá trị hàng hoá là do lao động sống mua được. Như vậy là ông đã đồng nhất giá trị là lao động kết tinh trong hàng hoá với lao động mà hàng hoá đó đổi được.
- Xét trao đổi hàng hoá với hàng hoá: Ông viết: “giá trị trao đổi của chúng bằng một lượng hàng hoá nào đó”. Như vậy giá trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa các hàng hoá.
- Xét trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ: Theo ông, khi chấm dứt nền thương nghiệp vật đổi vật thì giá trị hàng hoá được đo bằng tiền và giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả hàng hoá có hai loại thước đo đó là lao động và tiền tệ, trong đó thước đo là lao động là thước đo chính xác nhất của giá trị, còn tiền tệ chỉ là thước đo trong một thời gian nhất định mà thôi.
+ Adam Simith là người đưa ra quan niệm đúng đắn về giá trị hàng hoá đó là: giá trị hàng hoá là do lao động hao phí tạo ra, ông còn chỉ rõ giá trị hàng hoá bằng số lượng lao động đã chi phí bao gồm lao động quá khứ và lao động sống.
Tóm lại trong lý luận giá trị - lao động A.Smith đã có những bước tiến đáng kể so với chủ nghĩa trọng nông và W.Petty. Cụ thể là:
- Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị, thực thể của giá trị chính là do lao động. Lao động là thước đo giá trị (theo ông: lao động là nguồn gốc của sự giàu có của các quốc gia, là thực thể giá trị của hàng hoá. Không phải vàng hay bạc mà sức lao động mới là vốn liếng ban đầu và có khả năng tạo ra mọi của cải cần thiết).
- Ông khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra giá trị hàng hoá
(đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông).
- Trong khi phân biệt hai phạm trù giá trị sử dụng và giá trị, ông bác bỏ quan niệm cho rằng giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi. Khi phân tích về giá trị, ông cho rằng giá trị được biểu
29

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh hiện ở giá trị trao đổi trong mối quan hệ về số lượng với các hàng hoá khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển nó được biểu hiện ở tiền.
- Lượng giá trị: là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định, không phải do lao động chi phí thực tế để sản xuất hàng hoá. Ở đây đã có sự trừu tượng hoá các dạng lao động cụ thể, các chi phí lao động cá biệt để xem xét giá trị do lao động tạo ra như một đại lượng xác định mang tính chất xã hội. Đã có sự phân biệt lao động giản đơn, lao động phức tạp trong việc hình thành lượng giá trị hàng hoá.
- Về giá cả: theo A.Smith, giá trị là cơ sở của giá cả và có giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Giá cả tự nhiên là giá trị thực của hàng hoá do lao động quyết định. Giá cả thị trường (hay giá cả thực tế) thì khác với giá cả tự nhiên, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các loại độc quyền khác (ông đã sớm nhận ra nhân tố độc quyền tư bản).
Lý luận giá trị - lao động của A.Smith còn có hạn chế, đó là:
- Quan niệm về lượng giá trị chưa nhất quán: trên cơ sở lý luận giá trị lao động ông đã có định nghĩa đúng giá trị là lao động hao phí để sản xuất hàng hoá. Nhưng có lúc ông lại định nghĩa giá trị là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định (gồm v+m), tức là không thấy vai trò của lao động quá khứ. Vì vậy dẫn đến sự bế tắc khi phân tích tái sản xuất.
- Một quan điểm sai lầm của Adam Simith khi ông cho rằng: “tiền công, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của thu nhập cũng như của mọi giá trị trao đổi, là ba bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá”. Do đó giá trị do lao động tạo ra chỉ đung trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn còn trong kinh tế tư bản chủ nghĩa thì nó do các nguồn thu nhập tạo thành là tiền công, lợi nhuận và địa tô. Điều này biểu hiện sự xa rời học thuyết giá trị - lao động.
- Ông cũng đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá trị thị trường, nhưng ông lại chưa chỉ ra được giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân.
* Lý luận về tư bản:
+ Adam Simith quan niệm: tư bản là những tài sản đem lại thu nhập, ông đã phân biệt được tư bản cố định và tư bản lưu động:
- Tư bản lưu động: là tư bản không đem lại thu nhập nếu nó vẫn ở trong tay người chủ sở hữu và giữa nguyên hình thái, như: tiền, lương thực dự trữ, nguyên nhiên vật liệu, thành và bán thành phẩm.
- Tư bản cố định: là tư bản đem lại lợi nhuận mà không chuyển quyền sở hữu, như: máy móc, công cụ lao động, các công trình xây dựng đem lại thu nhập, những năng lực có ích của dân cư.
+ Về tích luỹ tư bản: Ông khẳng định chỉ có lao động mới là nguồn gốc của tích luỹ tư bản:
“tích luỹ tư bản tăng là do kết quả của sự tiết ước và chúng giảm đi là do hoang phí và không tính toán cẩn thận”.
* Lý luận về thu nhập:
Đây là điểm trung tâm và là cơ sở xuất phát giải quyết các vấn đề lý luận trong học thuyết kinh tế của Adam Smith:
30

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
+ Lý luận về tiền lương:
- Ông quan niệm tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động. Ông ủng hộ việc trả tiền lương cao.
- Hai yếu tố quyết định đến mức tiền lương là cầu về lao động và giá cả trung bình của các tư liệu sinh hoạt, ông cũng đã phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.
+ Lý luận về lợi nhuận, lợi tức:
- Adam Smith chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận: là một khoản khấu trừ do công nhân tạo ra là kết quả của lao động đem lại.
- Về lợi tức ông cho rằng lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, được đẻ ra từ lợi nhuận. Lợi túc của tư bản cho vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận thuần tuý và do mức lợi nhuận thuần tuý quyết định.
- Ông cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận như: tiền công, quy mô tư bản, lĩnh vực đầu tư, cạnh tranh, sự can thiệp của nhà nước…
- Ông cũng là người chỉ ra xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận, và cho rằng tư bản đầu tư ngày càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp.
+ Lý luận về địa tô:
- Adam Smith có hai luận điểm về khái niệm địa tô: một là, địa tô là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động, hai là, địa tô là khoản tiền trả về việc sử dụng đất đai, phụ thuộc vào mức độ phì nhiêu của đất đai và việc người nông dân có khả năng trả tiền cho ruộng đất.
- Về hình thức địa tô, Adam Smith đã phân biệt hai hình thái của địa tô chênh lệch I, nhưng ông lại chưa nghiên cứu địa tô chênh lệch II.
* Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội
- Lý luận về tái sản xuất của Adam Smith được xây dựng trên quan điểm của giá trị hàng hoá bao gồm: tiền lương, lợi nhuận, địa tô. Trong quá trình phân tích, ông đã trình bày các khái niệm: tổng thu nhập, thu nhập thuần tuý, nhưng ông không lấy tổng thu nhập làm điểm xuất phát mà lấy thu nhập thuần tuý làm điểm xuất phát và toàn bộ lý luận tái sản xuất chỉ xoay quanh thu nhập thuần tuý.
- Mặt khác, ông phân chia tư bản xã hội làm hai bộ phận: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, nhưng sự phân chia này chưa rành mạch, ông đã đồng nhất tư bản với của cải xã hội, chứ không phải tư bản là bộ phận dự trữ.
Tóm lại:
- A.Smith đã hiểu một số vấn đề của lý luận tái sản xuất xã hội gần giống với lý luận về tái sản xuất xã hội mà Mác xây dựng sau này. Ông đã có gợi ý thiên tài là: phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực (sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng), phân biệt tích luỹ và cất trữ trong tái sản xuất mở rộng.
31

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
- Hạn chế lớn nhất của a.Smith là ở chỗ: Cho rằng sản phẩm xã hội chỉ thể hiện ở hai phần là tiền công (v) và giá trị thặng dư (m), loại bỏ phần giá trị tư bản bất biến (c), đồng nhất thu nhập quốc dân và toàn bộ tổn sản phẩm xã hội. Theo ông giá trị tổng sản phẩm gồm: tiền công, lợi nhuận và địa tô. Từ đó dẫn đến sai lầm tiếp theo: cho rằng tích luỹ chỉ là biến giá trị thặng dư thành tư bản khả biến phụ thêm mà không có tư bản bất biến phụ thêm. Tức là bỏ qua giá trị tư bản bất biến trong phân tích tái sản xuất và không tính đến tư bản bất biến phụ thêm trong phân tích tái sản xuất mở rộng.
Mác đặt tên cho sai lầm này là “Tín điều của A.Smith” (từ sai lầm này và đi chứng minh cho các sai lầm đã dẫn A.Smith đến chỗ bế tắc).
4.2.2.7. Lý thuyết về “lợi thế so sánh”
+ Adam Smith là người đưa lý thuyết về “lợi thế tuyệt đối”. Ông cho rằng, việc buôn bán giữa các nước diễn ra trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nước khi quốc gia này có lợi thế hơn quốc gia khác về sản xuất một loại hàng hoá nào đó, ngược lại quốc gia khác lại có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng nào đó, do đó khi tiến hành trao đổi cả hai nước đều có lợi ích cao nhất. Bởi vậy mỗi quốc gia phải biết chuyên môn hoá sản xuất loại hàng hoá mà họ có lợi thế hơn.
+ Nhưng trong thực tế hiện tượng này không nhiều, bởi vậy lý thuyết này của Adam Smith có những điểm hạn chế, về sau chính Ricardo là người phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh.
Những tư tưởng của A.Smith còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn, cả phương pháp khoa học và phương pháp tầm thường song ông đã xác định được nhiệm vụ của kinh tế chính trị học, đã đưa các tư tưởng kinh tế có từ trước đó trở thành hệ thống, là một trong những đỉnh cao của tư tưởng xã hội thế kỷ XVIII.
4.2.3. Học thuyết kinh tế của David Ricardo
David Ricardo (1772 – 1832) là người bảo vệ lợi ích của bộ phận tư sản công nghiêp, chống chế độ phong kiến và tin tưởng vào tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản, cho rằng chủ nghĩa tư bản là hợp lý và tồn tại vĩnh viễn. Thế giới quan của D.Ricardo là thế giới quan duy vật tự phát và máy móc, trong phương pháp cũng song song tồn tại cả phương pháp khoa học và phương pháp tầm thường. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học”. Đặc biệt tài sản vô giá của ông là kiến thức kinh tế thực tế, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
4.2.3.1. Lý luận về giá trị
Lý luận về giá trị là lý luận chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm kinh tế của
Ricardo, là cơ sở của học thuyết của ông và được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phê phán, phát triển lý luận giá trị của A.Smith.
+ Ông định nghĩa giá trị hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà hàng hoá khác trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Ông phê phán sự không nhất quán trong khi định nghĩa về giá trị của A.Smith.
32

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
+ Ông cũng đã có sự phân biệt rõ ràng dứt khoát hơn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, ông nhấn mạnh “ tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, mặc dầu nó rất cần thiết cho giá trị này”. Từ đó ông phê phán sự đồng nhất hai khái niệm tăng của cải và tăng giá trị.
+ Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.
+ Về thước đo giá trị, ông cho rằng cả vàng hay bất cứ một hàng hoá nào không bao giờ là một thước đo giá trị hoàn thiện cho tất cả mọi vật. Mọi sự thay đổi trong giá cả hàng hoá là hậu quả của những thay đổi trong giá trị của chúng.
+ Về giá cả ông khẳng định: giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên.
+ Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng ông chưa lý giải việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn.
+ Ông cũng là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c, v, m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch của c vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2. D.Ricardo bác bỏ quan điểm cho rằng tiền lương ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá.
+ Tuy nhiên trong lý luận giá trị của D.Ricardo cũng còn những hạn chế, đó là:
- Chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận.
- Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Mác phạm trù này chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá).
- Chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá.
- Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào, thậm chí cho răng lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
- Chưa phân tích được mặt chất của giá trị và các hình thái giá trị.
4.2.3.2. Lý thuyết về tiền tệ và tín dụng
Vấn đề lưu thông tiền tệ và ngân hàng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong học thuyết của D.Ricardo. Tư tưởng chính của ông là:
+ Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần dựa trên một sự lưu thông tiền tệ vững chắc.
+ Lưu thông tiền tệ chỉ vững chắc khi hệ thống tiền tệ dựa vào vàng làm cơ sở.
+ Vàng trong lưu thông có thể được thay thế một phần hoặc toàn bộ là tiền giấy nhưng với điều kiện nghiêm ngặt là tiền giấy này phải được vàng đảm bảo. Ricardo vẫn coi vàng là cơ sở của tiền tệ, nhưng theo ông muốn việc trao đổi thuận lợi thì ngân hàng phải phát hành tiền giấy. Ông cho rằng giá trị của tiền là do giá trị của vật liệu làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lượng lao
33

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh động hao phí để khai thác vàng bạc quyết định. Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị của tiền tệ, được so sánh tưởng tượng với một lượng vàng nào đó, do nhà nước và ngân hàng quy định.
+ Ông phát triển lý luận của W. Petty về tính quy luật của số lượng tiền trong lưu thông.
Ông đối chiếu giá trị của khối lượng hàng hoá với giá trị của tiền tệ và cho rằng tác động qua lại giữa số lượng hàng hoá với lượng tiền trong lưu thông diễn ra trong những khuôn khổ nhất định.
+ Nhận xét: Ricardo đã có nhiều luận điểm đúng đắn về tiền tệ song vẫn còn những hạn chế nhất định, như: Ông chưa phân biệt được tiền giấy với tiền tín dụng, chưa phân biệt rõ ràng giữa lưu thông tiền giấy và tiền kim loại nên đi đến một kết luận chung rằng: giá trị của tiền là do lượng của chúng điều tiết, còn giá cả của hàng hoá thì tăng lên một cách tỷ lệ với tăng số lượng tiền. Ông là người theo lập trường của thuyết số lượng tiền và lý thuyết của ông chưa phân tích đầy đủ các chức năng của tiền tệ.
4.2.3.3. Lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô
+ Về tiền lương: Ông coi tiền lương là giá cả tự nhiên của hàng hoá lao động, là giá cả các tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta. Ông cho rằng mức tiền lương vào yếu tố lịch sử văn hoá. Theo ông tiền lương cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, đẫn đến thừa lao động, lại làm cho tiền lương hạ xuống, đời sống công nhân xấu đi, là kết quả của việc tăng dân số. Công lao to lớn của Ricardo là phân tích tiền lương thực tế và đặc biệt là đã xác định được tiền lương như là một phạm trù kinh tế. Ông xét tiền lương trong mối quan hệ giai cấp, mối quan hệ về lợi ích.
+ Về lợi nhuận: Ricardo xác nhận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra bao gồm tiền lương và lợi nhuận. Ông đã phát hiện ra quy luật vận động của tư bản là: Nếu năng suất lao động tăng thì tiền lương sẽ giảm tương đối còn lợi nhuận của tư bản sẽ tăng tuyệt đối. Tuy nhiên ông chưa biết đến phạm trù giá trị thặng dư. Ông đã có nhận xét tiến gần đến lợi nhuận bình quân (những tư bản có đại dương bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau) nhưng không chứng minh được. Ông cho rằng nếu hạ thấp tiền công thì lợi nhuận tăng lên còn giá trị hàng hoá không đổi. Ông đã thấy xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên chưa giải thích được cạn kẽ.
+ Về địa tô: Ông là người đầu tiên dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích địa tô. Ông cho rằng do ruộng đất có giới hạn, độ mùa mỡ của đất đai giảm sút, năng suất đầu tư bất tương xứng, dân số lại tăng nhanh, dẫn đến nạn khan hiếm nông sản, cho nên xã hội phải canh tác tất cả ruộng đất xấu và giá trị nông phẩm là do hao phí trên ruộng đất xấu quyết định. Nếu kinh doanh trên ruộng đất xấu và trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch, phần này phải nộp cho địa chủ dưới hình thức địa tô. Ông cũng đã phân biệt được địa tô và tiền tệ: Địa tô là việc trả công cho những khả năng thuần tuý tự nhiên, còn tiền tô bao gồm cả địa tô và lợi nhuận do tư bản đầu tư vào ruộng đất.
4.2.3.4. Lý thuyết về tư bản
D.Ricardo coi tư bản là những vật nhất định (tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng) chứ không phải là quan hệ xã hội.
34

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
Ông đã phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động, trong đó:
+ Tư bản cố định: là bộ phận tư bản ứng trước để mua công cụ lao động, phương tiện lao động, bộ phận này có sự hao mòn dần khi chuyển giá trị vào sản phẩm và không làm tăng giá trị hàng hoá (đây là một quan điểm đúng đắn).
+ Tư bản lưu động: Là bộ phận tư bant ứng ra để thuê công nhân.
Tuy nhiên, trong tư bản lưu động ông chỉ tính đến yếu tố tiền lương, sự phân tích của ông cũng chưa đạt tới khái niệm tư bản bất biến và tư bản khả biến.
4.2.3.5. Lý thuyết tái sản xuất
Theo D.Ricardo, vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản là tích luỹ tư bản, mở rộng sản xuất vượt quá tiêu dùng sẽ tạo ra thị trường, vì thế trong chủ nghĩa tư bản không có khủng hoảng thừa.
D.Ricardo coi tiêu dùng quyết định bởi sản xuất, muốn mở rộng sản xuất thì phải tích luỹ, phải làm cho sản xuất vượt quá tiêu dùng. Khi sản xuất phát triển sẽ tạo ra thị trường. Tuy nhiên ông không thấy được mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng. Ông phủ nhận khủng hoảng sản xuất thừa trong chủ nghĩa tư bản. Vì theo ông lượng cầu thường là lượng cầu có khả năng thanh toán.
Lượng cầu đó được củng cố thêm lượng cung hàng hoá và và sản phẩm thì bao giờ cũng được mua bằng sản phẩm hay sự phục vụ, tiền chỉ dùng làm thước đo khi thực hiện sự trao đổi đó.
4.2.3.6. Lý luận về thuế khoá
+ Ricardo phát triển lý luận về thuế khoá của Adam Smith và trình bày nhiều đặc điểm xuất sắc về thuế khoá. Ông cho rằng “thuế cấu thành cái phần của chính phủ trong sản phẩm xã hội”
“tất cả các thứ thuế đều lấy trong thu nhập ròng để trả”. Nếu thuế đánh vào tư bản, nó sẽ giảm bớt hoạt động của sản xuất. Đánh thuế vào thu nhập, thì nó sẽ làm yếu về tích luỹ hoặc thu hẹp sự tiêu dùng không sản xuất.
+ Ricardo nghiên cứu hai loại thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu đánh vào thu nhập, bao gồm: lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tiền công và tài sản kế thừa, theo ông, không một giai cấp nào trong xã hội thoát khỏi thứ thuế này và mỗi người đóng góp theo những phương tiện của mình.
4.2.3.7. Lý thuyết về “lợi thế so sánh”
Trên cơ sở phát triển lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ông đã xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh, còn gọi là lý thuyết về chi phí so sánh, cụ thể:
+ Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ “đường hai chiều” có lợi cho mọi nước tham gia, vì bất kỳ nước nào cũng có lợi thế tương đối, tức là lợi thế có được trên cơ sở so sánh với các nước khác.
+ Các lợi thế tương đối được xem xét dưới ánh sáng của lý luận giá trị lao động, có nghĩa là chỉ thông qua trao đổi quốc tế mới xác định được mối tương quan giữa mức chi phí lao động cá biệt của từng quốc gia so với mức chi phí lao động trung bình quốc tế, trên cơ sở đó mà lựa chon phương án tham gia vào quá trình phân công chuyên môn hoá quốc tế cho có lợi nhất.
35

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
+ Mục đích cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là tiết kiệm chi phí lao động xã hội - tức là tăng năng suất lao động xã hội. Bởi vậy mỗi quốc gia chỉ nên tập trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có hiệu quả cao, hoặc mức độ bất lợi thấp hơn và nhập khẩu những hàng hoá có bất lợi cao hơn thì khi so sánh mức độ hao phí lao động trung bình ở trình độ quốc tế theo từng sản phẩm sẽ có lợi - tiết kiệm được chi phí sản xuất, mặt khác lỗ trong xuất khẩu sẽ được bù lại nhờ lãi trong nhập khẩu.
D.Ricardo là đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, là người kế tục xuất sắc của A.Smith. Ông đã vạch ra những mâu thuẫn trong học thuyết của A.Smith và vượt qua được giới hạn mà A.Smith phải dừng lại, phân tích sâu sắc hơn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Theo Mác: A.Smith là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công còn D.Ricardo là nhà kinh tế của thời đại cách mạng công nghiệp. Học thuyết của D.Ricardo được đánh giá là đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
4.3.1. Tiến bộ
+ Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là một trường phái khoa học có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng kinh tế chung của loài người. Trong những thành tự nổi bật của trường phái này, phải kể tới đó là phương pháp nghiên cứu khoa học, dựa vào phương pháp nghiên cứu những đại biểu của trường phái cổ điển đã phát hiện và đi sâu nghiên cứu, vạch rõ nhiều vấn đề có tính quy luật nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Lý luận kinh tế cổ điển được phân tích trên cơ sở một hệ thống các phạm trù và khái niệm kinh và còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
+ Những đóng góp lớn nhất về trường phái tư sản cổ điển bao gồm lý luận giá trị lao động, lý luận về tiền công, lợi nhuận, địa tô.
+ Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển là người đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho sự phân tích các phạm trù và quy luật kinh tế của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản.
+ Những địa biểu nổi tiếng nhất của trường phái tư sản cổ điển có thể được coi là người đã thực hiện những bước cách mạng quan trọng nhất trong việc phân tích nền kinh tế thị trường nói chung và cơ chế thị trường nói riêng trong chủ nghĩa tư bản. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế học hiện đại ở tất cả các nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường.
4.3.2. Hạn chế
Tuy nhiên trường phái kinh tế học tư sản cổ điển vẫn có những hạn chế nhất định:
+ Kinh tế học tư sản cổ điển mang tính chất hai mặt trong phương pháp nghiên cứu khoa học, khách quan để phân tích bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lại vừa bị sự ràng buộc bởi tính chất phị lịch sử trong việc đánh giá phương thức sản xuất này.
+ Kinh tế học tư sản cổ điển cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển tự do của kinh tế thị trường và tuyệt đối hoá vai trò tự điều tiết của thị trường, những người cổ điển cũng chưa có thái độ
36

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh khách quan và thực tế đối với vai trò của nhà nước - điều mà chính thực tế phát triển của chủ nghĩa tư bản không thể phủ nhận được.
+ Trong khi cống hiến cho kinh tế học nhiều quan điểm xuất sắc, các nhà kinh tế học tư sản cổ điển cũng để lại nhiều quan điểm tầm thường mà những người kế tục họ đã biến thành một trào lưu tầm thường hoá và làm giảm giá trị của học thuyết kinh tế học tư sản cổ điển nói chung.

4.4. HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN HẬU CỔ ĐIỂN
4.4.1 Hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển
Kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và phát triển mạnh ở Anh và Pháp từ những năm 30 của thế kỷ thứ XIX., còn gọi là kinh tế chính trị tư sản tầm thường.
+ Về kinh tế: Cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở nhiều nước tư bản, chủ nghĩa tư bản đã có cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, đã chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa phong kiến, sự thống trị về chính trị của giai cấp tư sản được xác lập. Chủ nghĩa tư bản bắt đầu bộc lộ hạn chế và mâu thuẫn biểu hiện:
- Sản xuất phát triển mạnh, năng suất lao động tăng, hàng hoá nhiều trong khi sức mua của quần chúng có hạn, xuất hiện mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Khủng hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra (1825) mở đầu thời kỳ phát triển theo chu kỳ của chủ nghĩa tư bản dẫn đến hiện tượng thất nghiệp, sự bần cùng hoá của giai cấp công nhân thúc đẩy mâu thuẫn giai cấp (tư sản và công nhân).
+ Về chính trị tư tưởng:
- Giai cấp vô sản không ngừng lớn mạnh. Phong trào của giai cấp công nhân có sự phát triển mạnh cả về quy mô và tính chất, đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
- Bên cạnh đó, thời kỳ này xuất hiện những hình thức khác nhau của chủ nghĩa xã hội không tưởng, phê phán kịch liệt chế độ tư bản, gây tác động mạnh trong giai cấp vô sản và đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
- Hệ thống lý luận của kinh tế tư sản cổ điển không còn phù hợp, đòi hỏi phải có học thuyết mới thay thế, có khả năng biện hộ cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, chống lại chủ nghĩa xã hội không tưởng và phong trào công nhân.
4.4.2 Các đại biểu chủ yếu và đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển
a. Các đại biểu của trường phái
- Thomas Robert Malthus (1766 - 1834) - Người Anh
- Jean Baptiste Say (1767 - 1832) - Người Pháp
- Herry Sacler Kerry (1793 - 1879) - Người Pháp
37

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
b. Những đặc điểm chủ yếu của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển:
* Là học thuyết mang tính chất chủ quan:
Mục đích không phải để kế thừa và phát triển những tư tưởng khoa học của nhân loại mà nhằm che đậy các mâu thuẫn và khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, từ đó ca ngợi và bảo vệ cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản bằng mọi giá.
* Trong phương pháp luận:
+ Xa rời phương pháp luận của trường phái cổ điển, không đi sâu vào phân tích bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế, chỉ chú ý xem xét các hiện tượng bên ngoài. Đặc biệt là áp dụng phương pháp tâm lý chủ quan trong phân tích kinh tế, coi kinh tế chính trị là khoa học nghiên cứu về đạo đức xã hội.
+ Sử dụng nhiều tài liệu, số liệu thiếu khoa học, phi lịch sử để nghiên cứu.
* Về nội dung
+ Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ giai cấp tư sản, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản một cách có ý thức nên họ không thể tìm kiếm và xây dựng những phạm trù, khái niệm và quy luật khoa học. Họ quan tâm xem xét phạm trù quy luật có lợi hay không có lợi cho giai cấp tư sản. Đúng như C.Mác đã nhận xét: “Sự nghiên cứu vô tư đã nhường chỗ cho những trận chiến đấu của bọ viết văn thuê, những sự tìm tòi khoa học vô tư đã được thay thế bằng sự ca tụng có tính chất thiên kiến và đê hèn”.
+ Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển không những không phát triển được lý luận của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển mà dần dần xa rời, sau đó đoạn tuyệt với những nội dung khoa học của nó, đặc biệt lý luận giá trị - lao động. Họ chỉ quan tâm tới việc tìm tòi những yếu điểm, những tư tưởng tầm thường trong học thuyết kinh tế tư sản cổ điển để xây dựng thành hệ thống những quan điểm cho rằng: các phạm trù kinh tế là quy luật tự nhiên, phi lịch sử, hay chủ nghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn vv… Do vậy sự xuất hiện của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là sự báo hiệu sự khủng hoảng về tư tưởng, lý luận của giai cấp tư sản sau học thuyết kinh tế tư sản cổ điển.
+ Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là học thuyết mang tính chất phản động, trái với đạo lý của con người.
* Quá trình phát triển:
+ Thời kỳ đầu: mục tiêu của kinh tế tư sản hậu cổ điển là phê phán những người xã hội chủ nghĩa không tưởng và tách những yếu tố tầm thường của kinh tế chính trị tư sản cổ điển để xây dựng thành hệ thống lý luận của mình.
+ Tiếp theo: kinh tế tư sản hậu cổ điển công khai tách khỏi kinh tế chính trị tư sản cổ điển, phủ nhận và phê phán các học thuyết của kinh tế tư sản cổ điển, đặc biệt là học thuyết giá trị - lao động.
+ Thời kỳ cuối thế kỷ thứ XIX, khi học thuyết kinh tế Mác ra đời , các nhà kinh tế tư sản hậu cổ điển tập trung chống lại học thuyết kinh tế Mác.
38

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh
+ Thời kỳ có lý luận của Lênin về chủ nghĩa đế quốc thì các nhà kinh tế tư sản hậu cổ điển lại tập trung chống lại các luận điểm của Lênin.
Tóm lại, mục đích của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điền là lý giải cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản là hợp quy luật và vĩnh viễn.

TÓM TẮT
Về hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển:
- Về hoàn cảnh ra đời: Cần phân tích để lý giải được những thành tựu và hạn chế của các lý thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh. Những điều kiện có ảnh hưởng là: sự phát triển của sản xuất
TBCN, thời kỳ CNTB đang lên, đang đại diện cho xu thế phát triển của lịch sử. Các mâu thuẫn chưa bộc lộ, tính chất lỗi thời của chủ nghĩa trọng thương.
- Về đặc điểm: Các đặc điểm mới trong đối tượng, phương pháp nghiên cứu và nội dung đã đưa kinh tế chính trị trở thành một khoa học thực sự.
Về nội dung:
- Trước hết là tư tưởng tự do kinh tế nên trường phái cổ điển còn được gội là chủ nghĩa tự do kinh tế.
- Thứ hai đặc biệt quan trọng, là cơ sở cho các lý luận là lý luận giá trị - lao động. Cần nắm được các thành công chủ yếu như thừa nhận hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng, trong đó căn cứ để trao đổi là giá trị do lao động tạo ra. Hạn chế là chưa thật đứng vững trên quan điểm giá trị, đồng nhất giá cả và giá trị, đặc biệt chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá.
- Đã đưa ra nghiên cứu có hệ thống một loạt các lý luận về tiền tệ. tư bản, thu nhập, tái sản xuất và lý luận về cơ chế kinh tế.
- Lý thuyết về lợi thế so sánh là cơ sở cho kinh tế đối ngoại.
Về đánh giá chung:
- Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là một trường phái khoa học có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng kinh tế chung của loài người. Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển là người đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho sự phân tích các phạm trù và quy luật kinh tế của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản, có thể được coi là người đã thực hiện cuộc cách mạng quan trọng sự phát triển của các học thuyết kinh tế.
- Tuy nhiên trường phái kinh tế học tư sản cổ điển vẫn có những hạn chế nhất định: Trong khi cống hiến cho kinh tế học nhiều quan điểm xuất sắc, các nhà kinh tế học tư sản cổ điển cũng để lại nhiều quan điểm tầm thường mà những người kế tục họ đã biến thành một trào lưu tầm thường hoá và làm giảm giá trị của học thuyết kinh tế học tư sản cổ điển nói chung.

39

Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh?
2. Phân tích lý thuyết giá trị - lao động của W.Petty?
3. Trình bày nội dung tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith? Ảnh hưởng của tư tưởng này trong thực tế phát triển của CNTB?
4. Trình bày nội dung lý luận giá trị của A.Smith. Những thành tựu và hạn chế của lý luận này?
5. Hãy phân tích về “Giáo điều của A.Smith” (hay còn gọi là “Tín điều của A.Smith”)?
6. Tại sao nói D.Ricardo tiến xa hơn A.Smith trong lý luận về giá trị?
7. Chỉ rõ những tiến bộ của A. Smith và D. Ricardo về tiền lương, lợi nhuận, địa tô so với
W. Petty?
8. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết về “Lợi thế so sánh” của D.Ricardo?
9. Theo Mác: Kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là sự tầm thường hoá kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Hãy giả thích và chứng minh luận điểm này,

40

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản

CHƯƠNG V: HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN

GIỚI THIỆU
Mục đích, yêu cầu
- Nắm được: hoàn cảnh ra đời của kinh tế học tiểu tư sản, những đặc trưng, đại biểu điển hình của trường phái và quan điểm kinh tế cơ bản của kinh tế học tiểu tư sản.
- Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế học tiểu tư sản.
Nội dung chính
- Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của kinh tế học tiểu tư sản.
- Những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế chính trị tiểu tư sản: Quan điểm kinh tế của
Sismondi và quan điểm kinh tế của Proudon.
- Ý nghĩa lịch sử các quan điểm của kinh tế chính trị tiểu tư sản: Mặt tích cực và mặt hạn chế.

NỘI DUNG
5.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN
5.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Cuối thế kỷ XVIII cách mạng công nghiệp ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ với các đặc điểm:
- Sản xuất bằng máy móc và chế độ công xưởng trở nên phổ biến thay thế cho sản xuất nhỏ thủ công. làm cho nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ công bị đe doạ, có nguy cơ bị phá huỷ toàn bộ, nó làm mất đi địa vị độc lập của người sản xuất nhỏ, biến đại bộ phận những người sản xuất nhỏ thành những người làm thuê.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm bộc lộ những mâu thuẫn, hạn chế của nó như: thất nghiệp, tình trạng tự phát vô chính phủ trong sản xuất kinh doanh, sự phân hoá giai cấp sâu sắc,…
Điều này dẫn đến sự phê phán chủ nghĩa tư bản và đòi hỏi phải thay thế nó bằng xã hội khác.
Do đó xuất hiện sự phản kháng về mặt tư tưởng của những người sản xuất nhỏ, thợ thủ công làm xuất hiện một trào lưu tư tưởng kinh tế mới - Kinh tế học tiểu tư sản.
41

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản
5.1.2. Đặc điểm học thuyết kinh tế tiểu tư sản
Kinh tế chính trị tiểu tư sản là học thuyết kinh tế đứng trên lập trường của giai cấp tiểu tư sản để phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản, phê phán nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tiểu tư sản (là sự phản kháng của giai cấp tiểu tư sản).
Tư tưởng tiểu tư sản là tư tưởng của những người bênh vực, bảo vệ cho nền sản xuất nhỏ, chống lại sự phát triển của nền sản xuất lớn - sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Đối tượng của sự phản kháng là: nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chống lại cả nền sản xuất lớn - nền đại công nghiệp, chống lại giai cấp tư sản (tư bản lớn).
Con đường mà họ lựa chọn: phát triển kinh tế và xã hội theo những chuẩn mực của xã hội cũ, đó là: đẩy mạnh sản xuất nhỏ hoặc chỉ chuyển thành tư bản nhỏ, gạt bỏ con đường tư bản chủ nghĩa song không phê phán sở hữu tư nhân và tự do cạnh tranh.
Trường phái kinh tế chính trị tiểu tư sản sử dụng phương pháp luận duy tâm, siêu hình; thể hiện ở chỗ: Họ cắt rời các quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội vì mục đích bảo vệ nền sản xuất nhỏ và bảo vệ những người sản xuất nhỏ độc lập.
Kinh tế chính trị tiểu tư sản thể hiện tính không triệt để cả trong nhận thức các phạm trù kinh tế và trong biện pháp cải tạo xã hội mà nó đưa ra, đây là một trào lưu tư tưởng vừa có tính không tưởng, vừa có tính phản động,
Một số đại biểu điển hình:
- Sismondi sinh năm 1773, mất năm 1842.
- Dierre-Proudon sinh năm 1809, mất năm 1865

5.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN
5.2.1. Quan điểm kinh tế của Sismondi
Quá trình phát triển tư tưởng kinh tế của Sismondi có thể chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: Những năm đầu sống ở Anh (những năm 90 của thế kỷ XVIII) ông ủng hộ trường phái cổ điển (ủng hộ A.Smith), ủng hộ quan điểm tự do kinh tế, không có sự can thiệp của nhà nước.
+ Giai đoan sau: Do sự phát triển của cách mạng công nghiệp, trước những mặt trái của kinh tế thị trường và sự tàn phá nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ công, ông chuyển sang phê phán chủ nghĩa tư bản và học thuyết kinh tế tư sản cổ điển. Trên cơ sở đó ông đứng về phía những người sản xuất nhỏ, bênh vực cho quyền lợi của họ trước sự tấn công của chủ nghĩa tư bản.
Từ đó đã hình thành những quan điểm kinh tế đặc trưng của Sismondi, những quan điểm kinh tế tiểu tư sản.
Ý đồ của Sismondi là: Xây dựng một hệ thống lý luận khác trường phái kinh tế tư sản cổ điển nhằm bênh vực giai cấp tiểu tư sản, bảo vệ nền sản xuất nhỏ của nông dân và những người thợ thủ công.
42

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản
5.2.1.1. Sự phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu tư sản
Theo Sismondi, không thể định nghĩa kinh tế chính trị là khoa học về tài sản, ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là phúc lợi vật chất của con người. Ông phê phán các nhà kinh tế chính trị cổ điển đã xen thường lợi ích của quần chúng - là những người sản xuất.
Sismondi mong muốn có một xã hội, mà ở đó có sự phân phối công bằng. Theo ông, hạnh phúc của con người cũng như của xã hội không phải là ở chỗ phát triển sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất mà ở chỗ phân phối đúng đắn những của cải vật chất tạo nên.
Theo ông, để có hạnh phúc chung, thì thu nhập phải tăng lên cùng lúc với tư bản, mức tăng dân số không vượt quá việc tăng thu nhập; ông đã chứng minh được vấn đề phân phối lợi nhuận một cách bất công, nên máy móc đã trở thành một tai nạn đối với những người nghèo. Theo ông, những nhà nghiên cứu không thể bình tâm quan sát những đau khổ của con người mà không đưa ra phương sách cứu chữa. Lênin gọi những người thuộc phái Sismondi là những nhà lãng mạn kinh tế.
Ông đối lập chủ nghĩa tư bản với chế độ gia trưởng. Ông lý tưởng hóa chế độ gia trưởng
(nền sản xuất nhỏ), nó đẹp như một đóa hoa hồng. Đồng thời, ông cho rằng sự thắng lợi của chế độ công xưởng là mối đe dọa đối với người thợ thủ công và tiểu thương. Ông thể hiện sự lo sợ trước nguy cơ đó.
Một trong những công lao quan trọng nhất của Sismondi là ông đã tổng kết cuộc cách mạng công nghiệp và phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản là cạnh tranh không hạn chế và bóc lột quần chúng nhân dân lao động, là khủng hoảng, phá sản và thất nghiệp. Ông đã lên án việc bóc lột trẻ em và nêu lên tác hại của sự phân công lao động đối với thể chất và tinh thần của công nhân. Ông là một trong những người đầu tiên chỉ ra những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản (Lênin).
5.2.1.2 Lý luận về giá trị.
Sismondi đứng vững trên lập trường lý luận giá tri - lao động để giả thích các hiện tượng và quá trình kinh tế. Ông đã khẳng định lao động là nguồn gốc của giá trị - thể hiện quan điểm bênh vực người nghèo khổ, những người sản xuất nhỏ.
Ông đưa ra danh từ "Thời gian lao động xã hội cần thiết" và cho rằng: Khi xác định lượng giá trị của hàng hóa không được dựa vào sản xuất cá biệt mà phải dựa vào sản xuất xã hội..
Ông vạch rõ mâu thuẫn giữa giá trị và giá cả, ông cho rằng: giá trị và giá cả nhất trí với nhau chỉ trong nền sản xuất nhỏ, từ đó ông đi đến thủ tiêu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa - nền sản xuất lớn. Ông coi giá trị tương đối của hàng hóa là phụ thuộc vào cạnh tranh, vào lượng cầu, vào tỷ lệ giữa thu nhập và lượng cung về hàng hóa. Giá trị tuyệt đối hay chân chính của hàng hóa được ông giải thích theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa và đi tìm giá trị đó trong một đơn vị kinh tế độc lập.
5.2.1.3. Lý luận về tiền tệ
Ông coi tiền chỉ có vai trò là thước đo chung của giá trị. Sự xuất hiện của tiền chỉ làm cho việc trao đổi hàng hóa được dễ dàng hơn.
43

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản
Ông chưa phát hiện ra nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền; Ông coi nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đồng nhất với nền kinh tế tiền tệ.
5.2.1.4. Lý luận về tư bản
Ông cho rằng: tất cả tư bản đều là tiền tệ, và nó được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động, trong đó tư bản lưu động được tái sản xuất hoàn toàn trong năm.
Ông phê phán tích chất bóc lột rõ rệt của lợi nhuận tư bản: Lợi nhuận là một phần giá trị bị khấu trừ, do lao động công nhân làm ra bị nhà tư bản chiếm không.
5.2.1.5. Lý luận về tiền công
Theo Sismondi, tiền công là một phần giá trị do công nhân tạo ra. Ông công khai nói về tình trạng điêu đứng của công nhân do sự phát triển của sản xuất cơ khí. Ông nhấn mạnh thất nghiệp là hiện tượng xảy ra thường xuyên. Đối với những người thất nghiệp thì giá sản phẩm công nghiệp rẻ không có lợi gì cho họ, vì họ không mua được những thứ đó.
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tình cảnh công nhân càng điêu đứng, tiền công càng giảm xuống, tình trạng thất nghiệp càng tăng, tiêu dùng sẽ giảm đi. Do vậy, ông khuyên hãy quay về một xã hội mà ở đó toàn bộ giá trị do công nhân làm ra họ được hưởng toàn bộ. Đó là xã hội tồn tại nền sản xuất nhỏ.
5.2.1.6. Lý luận về lợi nhuận, địa tô
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm về lợi nhuận của trường phái tư sản cổ điển, Sismondi cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ tư vào sản phẩm lao động. Đó là thu nhập không lao động, là kết quả của sự cướp bóc công nhân, là tai họa kinh tế của giai cấp vô sản. Ông cho rằng, việc san bằng lợi nhuận chỉ đạt được bằng cách: Phá huỷ những tư bản cố định bằng sự tiêu vong của công nhân trong các ngành bị suy sụp.
Theo Sismondi, địa tô là kết quả của sự cướp bóc công nhân. Địa tô là một phần giá trị do công nhân nông nghiệp tạo ra; là sản phẩm không được trả công của nông nhân.
Địa tô không chỉ xuất hiện trên mảnh đất tốt mà nó còn có ở cả trên những mảnh đất xấu nhất. Điều đó thể hiện ông có tư tưởng về địa tô tuyệt đối.
5.2.1.7. Lý luận về khủng hoảng kinh tế
Sismondi là một trong những đại biểu đầu tiên quan tâm đến khủng hoảng kinh tế. Ông cho rằng, khủng hoảng kinh tế không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, cục bộ. Ông dùng lý luận “Tiêu dùng không đủ” để giải thích khủng hoảng kinh tế. Ông quy các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản vào một mâu thuẫn: Sản xuất tăng lên, còn tiêu dùng lại không theo kịp sản xuất. Từ đó ông đưa ra kết luận tiêu dùng giữ vai trò quyết định đối với việc sản xuất.
Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng kinh tế là trong lĩnh vực phân phối; hạnh phúc của con người và xã hội không phải ở sản xuất mà ở phân phối đúng đắn những của cải
44

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản được tạo ra. Khi chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì sản xuất càng mở rộng, mặt khác tiêu dùng ngày càng giảm bớt, đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế.
Theo Sismondi, khủng hoảng kinh tế không nổ ra thường xuyên là nhờ có ngoại thương, nhưng đó chỉ là lối thoát tạm thời. Lối thoát chủ yếu và cơ bản là các nhà tư bản tiêu dùng nhiều hơn, phát triển sản xuất nhỏ. Giảm sút sức mua trên thị trường là do sự suy đồi của sản xuất hàng hóa nhỏ, còn khủng hoảng kinh tế là hiện tượng tất yếu của chủ nghĩa tư bản do mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng quy định.
Hạn chế:
- Ông cho rằng không có khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn xã hội, mà chỉ có khủng hoảng bộ phận trong các ngành sản xuất riêng lẻ.
- Ông chưa thấy được mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, cho nên ông cho rằng tiêu dùng lạc hậu hơn so với sản xuất.
- Ông cho rằng thu nhập quốc dân ngang bằng với sản phẩm hàng năm; toàn bộ sản phẩm bằng khối lượng thu nhập chi dùng cho cá nhân. Ông chưa thấy được nguồn gốc của tích luỹ.
- Ông chưa thấy được nguồn gốc của sự giàu có, tăng của cải của xã hội. Do vậy mà ông khẳng định ngoại thương là lối thoát cho chủ nghĩa tư bản.
5.2.1.8. Dự án về xã hội tương lai
- Mô hình của xã hội tương lai:
Theo Sismondi, xã hội tương lai là một xã hội sản xuất hàng hóa nhỏ độc lập của nông dân và thợ thủ công. Thể hiện:
Không có bóc lột vì không thuê mướn lao động, mà là sử dụng chính lao động của riêng mình trên mảnh đất của riêng mình, bằng sức lao động của mình, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của mình, do vậy sẽ không có bóc lột.
Không xảy ra tình trạng sản xuất thừa, do vậy sẽ không có khủng hoảng kinh tế.
Một xã hội có vai trò của tiền được giảm nhẹ, tiền chỉ đóng vai trò là phương tiện lưu thông hàng hóa.
Một xã hội có quan hệ đoạ lý, đạo đức được duy trì… (một xã hội cổ truyền).
- Con đường cải tạo xã hội:
Nhờ sự can thiệp của Nhà nước: Theo ông, Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của những người sản xuất nhỏ, thợ thủ công. Ông đề nghị nhà nước không cho phép tập trung sản xuất, tập trung sự giàu có. Cần phải duy trì sản xuất thủ công, duy trì chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và ruộng đất. Ông coi nhà nước tư sản là đại diện cho lợi ích của tất cả các giai cấp và đối lập với sản xuất lớn, đồng thời nhà nước phải có vai trò duy trì sự hài hoà xã hội và phát triển phúc lợi chung.
Dựa vào lòng tốt, lòng nhân ái kể cả của những người giàu để cải tạo xã hội mới.
45

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản
Nhận xét về tư tưởng của Sismondi:
+ Sismondi đã bổ sung thêm nhiều nguyên lý mới cho kinh tế chính trị, đóng góp trong sự phê phán chủ nghĩa tư bản, chỉ ra các mâu thuẫn của nó và bảo vệ quyền lợi của quần chúng lao động, có sự quan tâm đến phúc lợi xã hội.
+ Trong tư tưởng còn nhiều hạn chế như:
- Bảo vệ lợi ích người lao động nhưng không tìm ra phương thức cứu chữa mà giải thích vấn đề này nặng về đạo đức, phẩm hạnh.
- Phê phán chủ nghĩa tư bản nhưng nhìn nhận sai lầm về sự phát triển của nó, coi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là một sai lầm từ chính sách kinh tế xã hội đã chệch khỏi những giá trị đạo đức của con người.
- Lý tưởng hoá nền sản xuất nhỏ, muốn quay ngược tiến trình lịch sử khôi phục nền sản xuất nhỏ (thể hiện tính chất không tưởng và phản động).
Tóm lại, Sismondi là nhà tư tưởng triệt để của giai cấp tiểu tư sản.
5.2.2. Quan điểm kinh tế của Proudon
Học thuyết của Proudon (1809 – 1865) phản ánh tư tưởng kinh tế tiểu tư sản ở giai đoạn phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản. Tác phẩm quan trọng nhất của ông là tác phẩm “Sở hữu là gì?” (1840)
Đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của Proudon là:
+ Bảo vệ nền sản xuất nhỏ, học thuyết mang tính chất phản động hơn Sismondi, phản ánh chủ nghĩa duy tâm siêu hình và duy ý chí.
+ Cố gắng xây dựng các học thuyết về tính công bằng vĩnh cửu đạt được bằng con đường hoà bình, đó là: cải tạo chủ nghĩa tư bản, duy trì củng cố nền sản xuất nhỏ (phản ánh chủ nghĩa cải lương, vô chính phủ).
5.2.2.1. Lý luận về sở hữu
Theo ông, sở hữu có tính hai mặt. Mặt tích cựu là bảo đảm cho sự độc lập tự do cho người sở hữu; nhưng nó có mặt xấu là phá huỷ sự bình đẳng, tạo nên sự bất công trong xã hội.
Xây dựng một chế độ sở hữu tốt là xây dựng chế độ sở hữu nhỏ. Có nghĩa là duy trì, củng cố sở hữu nhỏ, thủ tiêu sở hữu lớn.
5.2.2.2. Lý luận về giá trị
Ông coi giá trị là một phạm trù trừu tượng, vĩnh viễn bao gồm hai mặt đối lập nhau: Giá trị sử dụng là hiện thân của sự dồi dào của cải, còn giá trị trao đổi thì thể hiện khuynh hướng khan hiếm của nó.
Ông coi sự mâu thuẫn nội tại của hàng hóa là mâu thuẫn giữa sự dồi dào và khan hiếm của cải. Theo ông, để giải quyết mâu thuẫn này cần phải tạo ra một “giá trị pháp lý” (còn gọi là giá trị
46

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản cấu thành). Giá trị pháp lý được hiểu là: Quá trình trao đổi trên thị trường là một quá trình lựa chọn sản phẩm độc đáo. Có một số hàng hóa chiếm lĩnh được thị trường, được thực hiện và lại được sản xuất ra và do đó trở thành giá trị. Trong khi đó có một số hàng hóa khác lại không có may mắn như vậy, không được xã hội thừa nhận, do vậy cần phải xác lập trước giá trị để được xã hội chấp nhận. Ông lấy vàng, bạc làm tiền tệ và coi đó là những giá trị pháp lý bởi vì vàng, bạc bao giờ cũng có thể thực hiện được.
Lý luận giá trị pháp lý là cơ sở cho ý đồ cải cách của Proudon nhằm giữ lại sản xuất hàng hoá mà thủ tiêu được mâu thuẫn của nó. Ví dụ: mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội, giữa hàng hoá và tiền tệ. Đi xa hơn ông tin tưởng có thể phát triển một nền sản xuất hàng hoá mà không có tiền tệ.
5.2.2.3. Lý luận về tiền tệ
Ông cho rằng, khi tiền tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa sẽ làm cho trao đổi hàng hóa bị rối loạn, vì mục đích làm giàu và tăng thêm giá trị, họ biến đồng tiền trở thành công cụ thống trị và bóc lột những người nghèo.
Tiền tệ trở thành nguồn gốc của mọi sự đau khổ và bất hạnh. Theo ông, tiền tệ là đặc trưng của tư bản và ông coi mọi tư bản đều được quy về tiền tệ.
5.2.2.4. Quan điểm về tầng lớp thứ ba trong xã hội
Theo ông, tầng lớp người thứ ba trong xã hội là những người sản xuất nhỏ, những người sản xuất bị tan dã. Đây là những người cứu tinh cho xã hội, tạo thế cân bằng cho xã hội.
5.2.2.5. Cương lĩnh cải tạo xã hội mới
+ Lý tưởng của xã hội mới:
Xã hội mới phải là xã hội dựa trên cơ sở là nền sản xuất hàng hóa nhỏ, có tính chất phường hội của nông dân và thợ thủ công, không có tư sản lớn.
Xã hội mới không có bóc lột, thủ tiêu phân cách giàu nghèo, thủ tiêu sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn..
Ông đề nghị tổ chức lại trao đổi trong một đề án về nền kinh tế hàng hóa không có tiền tệ
(không có tiền hoặc tất cả các hàng hóa đều là tiền như nhau). Ông đề nghị thủ tiêu tiền tệ, vì ông coi tiền như một mặt xấu của nền kinh tế hàng hóa.
+ Phương tiện cải tạo xã hội mới:
Theo Proudon, phương tiện để cải tạo xã hội mới là Nhà nước.
+ Dự án về ngân hàng trao đổi:
Ông gọi những ngân hàng trao đổi là ngân hàng nhân dân: Trao đổi lao động và sản phẩm dựa trên “phiếu lao động” - Đó là phiếu ghi nhận đóng góp lao động của mỗi người tương ứng với số sản phẩm làm ra. (Thay tiền bằng phiếu lao động).
47

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản
+ Dự án về “tín dụng cho không” và “ngân hàng không lấy lãi”:
Ông chủ trương thành lập ngân hàng nhằm mục đích giúp cho người nghèo vay không lấy lãi; tín dụng cấp cho người nghèo như là cho không. Đây là ý tưởng phát triển người nghèo, tiến tới xóa bỏ người nghèo.
+ Cấp đất cho công nhân ở ngoại ô:
Ông coi công nhân làm việc trong xã hội tư bản là những lao động khổ sai, như là một bộ phận của cái máy. Họ sẽ có cuộc sống tự do, thoải mái, bớt được những tội ác thì họ phải về nhà và tránh xa nơi làm việc.

5.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
5.3.1. Mặt tích cực
- Những người tiểu tư sản là những người đầu tiên đặt vấn đề phê phán chủ nghĩa tư bản một cách toàn diện, chỉ rõ mâu thuẫn trong sự phát triển nội tại của phương thức này và bác bỏ sự tồn tại của nó.
- Họ có công lao lớn trong việc phân tích các hậu quả xã hội do sự phát triển của xã hội tư bản gây ra.
- Họ quan tâm bênh vực những người sản xuất nhỏ, những người nghèo khổ trong chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt họ chú trọng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và nâng cao lợi ích xã hội của người lao động.
Các vấn đề xã hội và con người mà các học giả tiểu tư sản đề cập ngày càng có ý nghĩa lớn đối với việc phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng , sự phát triển xã hội nói chung, nhất là các nước lạc hậu mới bắt đầu phát triển sản xuất hàng hoá lớn.
5.3.2. Mặt hạn chế
Các học thuyết kinh tế tiểu tư sản có nhiều hạn chế, đó là:
- Hạn chế lớn nhất của các nhà kinh tế tiểu tư sản là: phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở tình cảm đạo đức của những người sản xuất nhỏ bị phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho tan rã. Từ đó đã đi đến phủ nhận quy luật khách quan khi phê phán chủ nghĩa tư bản, phủ nhận nền sản xuất đại công nghiệp, phủ nhận tính khách quan, hợp quy luật của con đường phát triển xã hội, vì thế có thái độ cơ bản là tiêu cực đối với nền sản xuất lớn.
- Đưa ra cương lĩnh cải tạo xã hội vừa mang tính chất không tưởng, vừa mang tính chất phản động. Đó là hy vọng vào việc cải tạo xã hội tư bản theo mô hình lý tưởng phù hợp với đạo đức và tình cảm của người tiểu tư sản ngay trên những cơ sở tồn tại của xã hội tư bản.
Theo Lê-nin: Gốc rễ của sai lầm là họ không thấy được mối quan hệ biện chứng của sự phát triển từ sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn.
Những tư tưởng của các nhà kinh tế tiểu tư sản được những người cải lương xã hội triệt để lợi dụng.
48

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản

TÓM TẮT
Về hoàn cảnh ra đời của kinh tế tiểu tư sản:
Kinh tế tiểu tư sản xuất hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ XVIII ở Pháp, khi kinh tế phát triển chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế và mâu thuẫn dẫn đến bế tắc của những tư tưởng kinh tế chính trị tư sản cổ điển khi phân tích, lý giải các vấn đề kinh tế, đòi hỏi phải có hệ thống những lý luận kinh tế mới, kinh tế tiểu tư sản ra đời.
Những đặc điểm nổi bật của các học thuyết kinh tế tiểu tư sản là:
- Là một trào lưu tư tưởng vừa có tính không tưởng, vừa có tính phản động, thể hiện tính không triệt để cả trong nhận thức các phạm trù kinh tế và trong biện pháp cải tạo xã hội đã đưa ra.
- Bênh vực, bảo vệ cho nền sản xuất nhỏ, chống lại sự phát triển của nền sản xuất lớn - sản xuất tư bản chủ nghĩa
- Sử dụng phương pháp luận duy tâm, siêu hình: Họ cắt rời các quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội vì mục đích bảo vệ nền sản xuất nhỏ và bảo vệ những người sản xuất nhỏ độc lập.
Nội dung cơ bản của trường phái kinh tế tiểu tư sản là:
+ Sự phê phán chủ nghĩa tư bản trên lập trường giai cấp tiểu tư sản
+ Nghiên cứu các vấn đề của kinh tế hàng hoá như: lý luận giá trị, lý luận về thu nhập, về tư bản,... có nhiều vấn đề không vượt qua được các nhà kinh tế tư sản cổ điển.
+ Đưa ra những dự án cải tạo xã hội, xây dựng xã hội tương lai.
Đánh giá chung về các học thuyết kinh tế tiểu tư sản:
Các học thuyết kinh tế tiểu tư sản đã có sự phân tích và phê phán sâu sắc về chủ nghĩa tư bản song không nhìn thấy quy luật phát triển khách quan của xã hội. Do dựa vào lập trường của giai cấp tiểu tư sản nên trong tư tưởng thể hiện sự không triệt để, biện pháp kinh tế bảo thủ, yếu đuối, muốn quay ngược tiến trình lịch sử xã hội.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Trình bày hoàn cảnh ra đời của kinh tế tiểu tư sản? Những đặc điểm kinh tế tiểu tư sản?
2. Phân tích những quan điểm kinh tế chủ yếu của Sismondi?
3. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của kinh tế tiểu tư sản?
4. Phân tích để chỉ rõ hạn chế trong mô hình xã hội tương lai mà Sismondi và DierreProudon đưa ra?

49

Chương 6: Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX

CHƯƠNG VI: HỌC THUYẾT KINH TẾ CNXH
KHÔNG TƯỞNG THẾ KỶ XIX

GIỚI THIỆU:
Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được: hoàn cảnh ra đời của kinh tế học tiểu tư sản, những đặc trưng, đại biểu điển hình của trường phái và quan điểm kinh tế cơ bản của học thuyết kinh tế CNXH không tưởng.
- Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế CNXH không tưởng.
Nội dung chính
- Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của CNXH không tưởng thế kỷ XIX.
- Những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX: Quan điểm kinh tế của Saint Simon, quan điểm kinh tế của Charles Fourier, quan điểm kinh tế của
Robert Owen.
- Đánh giá chung về các mặt tích cực và mặt hạn chế.

NỘI DUNG
6.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG
6.1.1. Hoàn cảnh ra đời
6.1.1.1.Tiền đề về tư tưởng kinh tế
- Năm 1848 cách mạng tư sản Pháp thành công; cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước Tây Âu vào thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Máy móc công nghiệp được cải tiến và chế tạo ngày một tăng lên và hoàn thiện hơn, làm cho năng suất lao động tăng nhanh chưa từng có. Lao động thủ công được thay thế dần bằng máy móc.
6.1.1.2. Tiền đề về chính trị - xã hội
- Khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt: Bao gồm giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Do đó xuất hiện đấu tranh giai cấp, và nó được chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác (có ý thức và có tổ chức hơn).
50

Chương 6: Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX
6.1.2 Đặc điểm chung của kinh tế chính trị chủ nghĩa xã hội không tưởng:
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm đường xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
+ Đặc điểm chung là phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm kinh tế chứ không theo quan điểm đạo đức, luận lý. Chỉ rõ chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa phải là chế độ xã hội tốt đẹp nhất của loài người. Vạch rõ mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, sự kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển và cần phải thay thế bằng xã hội mới. Tuy nhiên con đường họ đề xuất xây dựng xã hội mới có tính chất không tưởng (chỉ dừng lại ở tính ước muốn, không có cơ sở khoa học để thực hiện, đặc biệt chưa thấy vai trò của giai cấp công nhân).
Những đại biểu điển hình: Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen.

6.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI KHÔNG TƯỞNG Ở TÂY ÂU
6.2.1. Quan điểm kinh tế của Saint Simon
- Lý luận về duy vật lịch sử:
Ông khẳng định lịch sử là sự thay thế lẫn nhau giữa các giai đoạn khác nhau, song lại gắn bó quá trình với nhận thức của con người.
Nhân tố khoa học: Thừa nhận sự phát triển của xã hội theo những quy luật thay thế tất yếu khách quan của một xã hội phát triển cao hơn đối với một xã hội phát triển thấp hơn.
Hạn chế: Ông không phân tích đúng động lực thực sự của tiến bộ xã hội. Ông coi động lực của tiến bộ xã hội là đạo đức của con người.
- Phê phán chủ nghĩa tư bản:
Ông phê phán chủ nghĩa tư bản là xã hội tạo ra tầng lớp người giàu có và một tầng lớp người nghèo khổ; một xã hội như thế là một xã hội hoàn thiện, không tốt đẹp vì nó diễn ra sự bóc lột lẫn nhau, hơn thế nữa nó còn diễn ra sự lừa bịp nhau, tự do cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau; về phía Nhà nước thì không chăm lo, cải thiện đời sống của người lao động.
Khi phân tích kết cấu của xã hội tư bản, ông đã gọi chung giai cấp công nhân, các nhà tư bản và thương nhân là những nhà công nghiệp, còn tầng lớp khác như quý tộc, thầy tu, cha cố được ông gọi là giai cấp không sinh lợi.
- Dự án về xã hội tương lai:
Chế độ tương lai được ông gọi là hệ thống công nghiệp mới trong đó sẽ thực hiện nguyên tắc “mỗi người làm theo năng lực, mỗi năng lực sẽ được trả công theo lao động”.
Trong xã hội tương lai, theo ông sẽ không có bóc lột lẫn nhau nữa, thay thế cho sự bóc lột đó là sự “bóc lột” thế giới tự nhiên, “bóc lột” vật phẩm, tình trạng người thống trị sẽ được thay thế bằng sự thống trị của người đối với tự nhiên.
51

Chương 6: Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX
Theo ông, trong xã hội tương lai sẽ không còn Nhà nước, chính quyền sẽ được chuyển vào tay các nhà công nghiệp và các nhà bác học.
Con đường cải tạo xã hội cũ là mong chờ vào những biện pháp tinh thần, bằng việc kêu gọi lòng tốt của tất cả các giai cấp trong xã hội. chứ không nhằm vào việc cải tạo các cơ sở kinh tế của xã hội cũ.
6.2.2. Quan điểm kinh tế của Charles Fourier
- Phê phán chủ nghĩa tư bản:
Theo ông, chủ nghĩa tư bản là xã hội đã phung phí lao động dẫn tới hình thành đội quân lớn những người không sản xuất, vì ông cho rằng chỉ có lao động thực tế cần thiết cho xã hội mới là lao động sản xuất.
Nguồn gốc của sự đau khổ là thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, thương nghiệp là ăn cắp, nói dối, lừa đảo, đầu cơ nâng giá… Vì vậy phải thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa.
Theo ông, sự vô chính phủ trong sản xuất sẽ đẻ ra cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh và không tránh khỏi các cuộc khủng hoảng cũng như sự bần cùng của những người lao động. Sự nghèo đói là do sự thừa thãi sinh ra, nỗi bất hạnh của quần chúng là không có việc làm.
Ông cho rằng, tập trung sản xuất cao sẽ đẻ ra độc quyền tư bản và độc quyền tất yếu sẽ thay thế cạnh tranh tự do.
- Dự án về xã hội tương lai:
Qua các tác phẩm của mình, ông mong muốn xây dựng một xã hội tương lai - xã hội xã hội chủ nghĩa. Ở đó đời sống của nhân dân sã được cải thiện hoàn toàn, những tệ nạn của xã hội tư sản không còn nữa, chế độ dựa trên nền sản xuất tập thể - hiệp hội sản xuất.
Xây dựng xã hội mới phải trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là “chủ nghĩa bảo đảm, nửa hiệp hội”; giai đoạn 2 là “chủ nghĩa xã hội, hiệp hội giản đơn”; giai đoạn 3 là “sự hòa hợp, hiệp hội phức tạp”. Trong đó, giai đoạn 1 và 2 là những giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết, là giai đoạn xây dựng một nền sản xuất lớn, phá vỡ sản xuất nhỏ. Giai đoạn 3 là giai đoạn phát triển cao nhất, ở đó mọi thành viên xã hội đều được phát huy đầy đủ mọi năng lực của mình.
Cơ sở để xây dựng xã hội mới là nền đại sản xuất. Nhưng ông lại coi nông nghiệp là cơ sở của nền sản xuất xã hội, còn công nghiệp dù quan trọng đến đâu cũng là thứ 2, giữ vai trò bổ sung cho nông nghiệp.
Theo ông, nâng cao năng suất lao động là sự hăng say lao động của con người mới trong xã hội mới, từ đó mới có khả năng xóa bỏ nhà nước, quân đội, cảnh sát và các cơ quan quyền lực khác.
6.2.3. Quan điểm kinh tế của Robert Owen
- Phê phán chủ nghĩa tư bản:
52

Chương 6: Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX
Ông đã đả kích một cách gay gắt chế độ tư hữu, coi đó là nguyên nhân của mọi tai họa trong xã hội tư bản, bởi vì nó đẻ ra lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, sự cạnh tranh, tình trạng vô chính phủ trong sản xuất và phân phối. Trong xã hội tư bản, đồng tiền là mục đích cao nhất.
Những thảm họa do chủ nghĩa tư bản gây lên (ngày lao động bị kéo dài, tăng cường độ lao động, thất nghiệp, sử lạm dụng lao động phụ nữ và trẻ em…) là do con người và lao động của họ bị mất giá, là do đồng tiền dưới chủ nghĩa tư bản gây ra.
Trong lĩnh vực phân phối, ông cho rằng: phân phối qua đồng tiền và thương nghiệp là có hại cho xã hội; tham gia vào việc phân phối này có rất nhiều người trung gian như thương nghiệp, chủ ngân hàng, kẻ đầu cơ… Tất cả họ đều làm ra giá trị, song họ lại làm tăng nó vì những chi phí đủ loại. Ông đi đến đề cao trao đổi bằng hiện vật trực tiếp.
- Dự án về xã hội tương lai:
Cơ sở của chế độ sở hữu công cộng trong xã hội tương lai là “tiền lao động” và “trao đổi công bằng”; và điều kiện cho việc thực hiện chế độ này là sự dồi dào về sản phẩm.
Theo ông, việc trao đổi công bằng các sản phẩm được sản xuất ra đem trao đổi tại cửa hàng trao đổi công bằng, ở đây đồng tiền không còn làm chức năng thước đo giá trị nữa mà thay thế cho nó là “lao động chi phí”. Đồng tiền đã bị loại bỏ khỏi lưu thông, trao đổi và “tiền lao động” xuất hiện. Thực chất của “tiền lao động” cũng là một thứ phiếu chứng nhận lao động chi phí vào việc sản xuất hàng hóa, từ đó mà người lao động nhận được những thứ hàng hóa mà họ cần cho tiêu dùng.
Chế độ “trao đổi công bằng” không đem lại kết quả, không thể thủ tiêu được tiền tệ trong khi còn sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Dự án kế hoạch xây dựng hợp tác xã: Ông chủ trương xây dựng thị trấn công bằng mang tính chất hợp tác xã. một thị trấn cộng đồng là một đơn vị kinh tế, là tổ chức cơ sở của xã hội mới tương lai.
Ông coi nông nghiệp là cơ sở của các cộng đồng, nhưng sự tiến bộ của công nghiệp, khoa học kỹ thuật sẽ là nét chủ yếu của xã hội tương lai. Trong xã hội tương lai, không có sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc.
Theo ông, việc chuyển lên “một tương lai sán lạn, hấp dẫn , có tổ chức và hạnh phúc”, không phải bằng những biện pháp bạo lực mà bằng “phương pháp hòa bình và hợp lý”.

6.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
6.3.1. Tiến bộ
- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Tây Âu đầu thế kỷ XIX đều có sự phê phán chủ nghĩa tư bản một cách gay gắt, mạnh mẽ, quyết liệt, xuất phát tư lĩnh vực kinh tế.
Họ vạch rõ tính chất tạm thời trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản và chống lại những quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn.
53

Chương 6: Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX
- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có những phỏng đoán về chủ nghĩa xã hội trong tương lai là hoàn toàn tốt đẹp. Họ đã đưa ra dự án về xã hội tương lai tốt đẹp ấy bằng việc hình dung tạo lập ra mô hình kinh tế - xã hội trong thực tiễn bằng khả năng của họ.
- Để thiết lập được một chế độ xã hội mới trong tương lai tốt đẹp, họ đã phát hiện được cần phải xóa bỏ dần (Fourie), đi đến xóa bỏ hẳn (Owen) về chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
6.3.2. Hạn chế
- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng không tìm ra được lối thoát thật sự mà còn nằm trong vòng bế tắc, vì họ không phát hiện ra được những quy luật kinh tế khách quan vận động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó họ không vạch ra được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, họ không thấy được vai trò của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
- Họ chủ trương xây dựng xã hội mới bằng con đường không tưởng như việc tuyên truyền, chờ mong vào lòng từ thiện của những nhà tư bản và sự giúp đỡ của nhà nước tư sản, coi tư tưởng về chủ nghĩa xã hội là tôn giáo mới.

TÓM TẮT
Về hoàn cảnh ra đời của kinh tế tiểu tư sản:
Học thuyết kinh tế của CNXH không tưởng ra đời vào những năm đầu của thế kỷ thứ XIX
(còn được gọi là CNXH không tưởng Tây Âu), khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc được cải tiến dần thay thế những lao động thủ công, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Trong cuộc đấu tranh này đã dần dần làm thức tỉnh giai cấp công nhân phải có một tổ chức tiên phong dẫn đường chỉ đạo chống lại giai cấp tư sản. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời.
Những nội dung cơ bản của chủ trường phái:
- Cống hiến lớn nhất của CNXH không tưởng thế kỷ thứ XIX là ở chỗ chỉ ra những khuyết tật của CNTB như: bản chất bóc lột, tính tự phát vô chính phủ, sự phân hoá xã hội, khẳng định được nguồn gốc và sự bất công, các loại khuyết tật của CNTB chính là chế độ tư hữu
- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX đã đưa ra những học thuyết kinh tế, phản ánh một giai đoạn phát triển chưa chín muồi của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Do vậy, các học thuyết kinh tế của họ đưa ra dựa theo quan điểm về “chủ nghĩa xã hội chủ quan” không triệt để và đầy dẫy những ảo tưởng tiểu tư sản. Những mơ ước của họ về xây dựng chủ nghĩa xã hội thực hiện trên cơ sở không cần đấu tranh giai cấp. Như vậy, họ đã tách rời học thuyết kinh tế với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Họ không thấy rõ vai trò của đấu tranh chính trị. Vì vậy, những quan điểm kinh tế của họ đưa ra chỉ là không tưởng, là những mong muốn xa rời với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội.
54

Chương 6: Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX

CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Trình bày hoàn cảnh ra đời của CNXH không tưởng? Những đặc điểm chung của CNXH không tưởng thế kỷ thứ XIX?
2. Phân tích những quan điểm kinh tế chủ yếu của Saint Simon?
3. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của CNXH không tưởng thế kỷ XIX?
4. Phân tích để chỉ rõ hạn chế trong mô hình xã hội tương lai mà Saint Simon,Charles
Fourier, Robert Owen đưa ra?

55

Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin

CHƯƠNG VII: HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC - LÊNIN

GIỚI THIỆU:
Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được: hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị Mác - Lênin, những đặc điểm cơ bản của học thuyết, quá trình hình thành và phát triển kinh tế chính trị học Mác - Lênin, những nội dung cơ bản và những phát minh của học thuyết kinh tế Mác, quá trình bổ sung và phát triển của Lênin đối với học thuyết kinh tế chính trị Mác
- Qua nội dung những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin, để thấy được tính chất khoa học, hệ thống, ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế chính trị học Mác Lênin.
Nội dung chính:
- Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế Mác - Lênin.
- Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin: Giai đoạn 1843 1848 và giai đoạn 1848 - 1895.
- Quá trình bổ sung và phát triển của Lênin: Quá trình hình thành và phát triển lý luận của
Lênin, những lý luận cơ bản của Lênin.

NỘI DUNG
7.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
7.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời
7.1.1.1. Về kinh tế
Hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp ở một loạt nước tư bản chủ nghĩa, mở đầu là ở nước Anh vào những năm 70 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 20 của thế kỷ XIX, khi nền đại công nghiệp cơ khí được xác lập. Nó đem lại cho chủ nghĩa tư bản những kết quả sau:
- Biến lao động thủ công thành lao động máy móc và làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí.
56

Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Làm cho chủ nghĩa tư bản chiến thắng hoàn toàn xã hội phong kiến và cho giai cấp vô sản phải phụ thuộc vào giai cấp tư sản cả về kinh tế lẫn kỹ thuật.
- Làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên cơ sở vật chất-kỹ thuật của chính bản thân nó.
Do vậy đến đây chủ nghĩa tư bản bộc lộ đầy đủ những mâu thuẫn và bản chất cơ bản của nó như khủng khoảng, thất nghiệp…
7.1.1.2. Về chính trị - xã hội
Đại công nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp vô sản (giai cấp công nhân công nghiệp). Giai cấp này cùng với giai cấp tư sản hình thành nên hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản. Giai cấp tư sản là giai cấp nắm toàn bộ tư liệu sản xuất, nắm quyền thống trị xã hội; giai cấp vô sản là giai cấp không còn tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho giai cấp tư sản, cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp tư sản phát triển cả về mặt số lượng và mặt chất lượng.
Do bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giai cấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu tranh với giai cấp tư sản và đã trở thành những phong trào rộng lớn: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở Lyon (Pháp); phong trào hiến chương ở Anh… Nhưng tất cả những phong trào này đều mang tính tự phát, nên một yêu cầu khách quan phải có một lý luận khoa học để dẫn đường, nhằm đưa phong trào đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác.
7.1.1.3. Về mặt tư tưởng
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có nhiều phát minh khoa học làm cơ sở lý luận cho việc lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt có ba trào lưu tư tưởng lớn: Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Đây là những trào lưu có nhiều thành tựu khoa học để các nhà kinh tế học mác-xít kế thừa và phát triển.
Đối với triết học cổ điển Đức: Trong phép biện chứng duy tâm của F.Hegel, chủ nghĩa duy vật siêu hình của Feuerbach, các nhà kinh tế mác-xít đã khắc phục mặt duy tâm và siêu hình, đồng thời kế thưa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật của các ông để xây dựng nên phương pháp luận khoa học của mình, đó là phép duy vật biện chứng.
Đối với kinh tế chính trị Anh: các nhà kinh tế học mác-xít đã kế thừa những thành tựu khoa học của trường phái tư sản cổ điển về lý luận giá trị, tiền tệ, tiền công, lợi nhuận, địa tô… Đồng thời khắc phục những hạn chế, từ đó bổ sung, phát triển làm cho những lý luận trở lên hoàn chỉnh và khoa học.
Đối với chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: các nhà kinh tế học mác-xít đã khắc phục tính không tưởng của họ là dựa vào nhà nước tư sản và lòng từ thiện của các nhà tư sản để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới. Từ đó đưa chủ nghĩa xã hội không tưởng thành khoa học.
Tóm lại, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của nhân loại, kết hợp với thực tiễn của chủ nghĩa tư bản và với tài năng trí tuệ của mình Mác, Ăngghen và Lênin đã sáng lập và phát triển kinh tế chính trị mácxít.
57

Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin
7.1.2. Đặc điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin
Kinh tế chính trị Mác - Lênin do C.Mác và Ăng-ghen sáng lập và Lênin phát triển trong điều kiện lịch sử mới.
7.1.2.1. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là sự kết thừa những tinh hoa của nhân loại
Những tư tưởng kinh tế xuất hiện rất sớm, ngay từ thời cổ đại và nó không ngừng được phát triển, đến chủ nghĩa tư bản những tư tưởng này phát triển trở thành những học thuyết kinh tế: trọng thương, trọng nông, tư sản cổ điển, tiểu tư sản, không tưởng… những học thuyết này có nhiều thành tựu đồng thời cũng có nhiều hạn chế. Mác, Ăngghen, Lênin đã kế thừa những thành tựu của họ và khắc phục những hạn chế để xây dựng lện học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin.
7.1.2.2. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu kinh tế chính trị Mácxít: Biện chứng duy vật, đồng thời còn sử dụng một loạt các phương pháp khác như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgíc và lịch sư, phân tích, tổng hợp…
Với những phương pháp nghiên cứu như trên đã khắc phục được những hạn chế của các phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế đi trước (quan sát, duy tâm khách quan, duy tâm chủ quan…) và đi vào nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình kinh tế từ trong quá trình sản xuất vật chất, quá trình vận động phát triển, và trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
7.1.2.3. Học thuyết kinh tế Mác -Lênin là sự khái quát thực tiễn sinh động của chủ nghĩa tư bản
Những nhà kinh tế trước Mác sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư đang trên đà phát triển theo chiều hướng tiến bộ chưa bộc lộ những mâu thuẫn và chưa bộc lộ đày đủ bản chất của nó nên những học thuyết của họ còn nhiều mặt hạn chế. Đến Mác, Ăngghen, Lênin thì chủ nghĩa tư bản đã hoàn thành cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa. Thực tiễn đó đã cho phép
Mác và tiếp đó là Lênin đã phân tích một cách sâu sắc và đầy đủ về bản chất và quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản.
7.1.2.4. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm ba bộ phận cấu thành: Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị
Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Mỗi bộ phận có vị trí, vai trò và nội dung riêng, trong đó kinh tế chính trị là môn khoa học nghiên cứu mặt xã hội của quá trình sản xuất.

7.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH
TRỊ MÁC
7.2.1. Giai đoạn 1843 - 1848
Đây là giai đoạn hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của C.Mác và Ăngghen để đi vào nghiên cứu kinh tế chính trị. Lúc đầu các ông là những người dân chủ cách mạng, tích cực
58

Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin tham gia phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ, bảo vệ lợi ích của nông dân, đòi tự do báo chí và bắt đầu tìm hiểu những vấn đề về kinh tế. Các ông đã xây dựng thế giới quan phương pháp luận khoa học - Phương pháp duy vật biện chứng. Đồng thời các ông chuyển từ lập trường dân chủ sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.
Trong giai đoạn này, các ông viết một số tác phẩm sau:
“Bản thảo kinh tế-triết học” (1844); “Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị” (1844);
“Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” (1844); “Hệ tư tưởng Đức” (1846); “Sự khốn cùng của triết học” (1847); “Lao động làm thuê và tư bản” (1849); “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848).
Trong những tác phẩm trên, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được coi là mốc mở đầu của thời đại mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế. Đây là tác phẩm trình bày một cách xúc tích nhất những tư tưởng, quan điểm về: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen. Thể hiện cụ thể như sau:
- Các ông đã khẳng định cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định chính trị, tư tưởng của thời đại, sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt khi xã hội có giai cấp, thì lịch sử xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội loài người (các ông đã vượt khỏi tư tưởng duy tâm và siêu hình).
- Các ông đã xác định được đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là nghiên cứu mặt xã hội của quá trình sản xuất và trao đổi những của cải vật chất nhất định của một xã hội., đồng thời các ông đi vào nghiên cứu các khái niệm, phạm trù, quy luật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: hàng hóa, tiền tê, tư bản, giá trị, sở hữu… và đi đến kết luận: những người cộng sản có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ tư hữu.
- Các ông khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là phương thức tồn tại vĩnh viễn, nó tất yếu sẽ bị tiêu vong và được thay thế bằng một phương thức phát triển cao hơn - đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử này là do giai cấp công nhân đảm nhận.
7.2.2. Giai đoạn 1848 - 1895
Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thành học thuyết kinh tế của C.Mác và Ph.Ăngghen, hạt nhân là bộ Tư bản.
Từ 1848 - 1856, các ông chuyển việc nghiên cứu từ lĩnh vực triết học sang lĩnh vực kinh tế chính trị, trước hết là đi vào tìm hiểu tình hình chính trị, xã hội của thế giới và đã viết một số tác phẩm: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” (1848-1850); “Ngày mười tám Sương mù của Loui
Bonaparte”; “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức” (1851-1852).
Từ 1857 - 1858, C.Mác viết bản thảo kinh tế đầu tiên (không được xuất bản). Ở đây, C.Mác trình bày những quan điểm của mình về đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị; về hàng hóa, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận, lợi tức và về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản.
59

Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin
Đến năm 1859, C.Mác viết tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”. Trong tác phẩm này ông tiếp tục trình bày những tư tưởng của mình về duy vật lịch sử, về hàng hóa, giá trị, tiền tệ.
Từ 1861 - 1863 C.Mác viết bản thảo kinh tế thứ hai gồm 23 quyển với 1472 trang và lấy tên là “Tư bản”. Trong bản thảo này, ông trình bày quá trình chuyển hóa của tiền thành tư bản, giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, lợi nhuận bình quân, và sơ đồ tái sản xuất tư bản xã hội.
Từ 1864 - 1865 C.Mác viết bản thảo thứ ba và chuẩn bị tư liệu cho bản thảo thứ tư. Trong bản thảo thứ ba, ông trình bày về các loại hình tư bản.
Như vây, C.Mác dự kiến bộ Tư bản của ông gồm 4 quyển:
Quyển I: Quá trình sản xuất của tư bản.
Quyển II: Quá trình lưu thông của tư bản.
Quyển III:Toàn bộ quá trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa.
Quyển IV: Phê phán lịch sử lý luận giá trị thặng dư.
Năm 1867, Quyển I bộ Tư bản được xuất bản bằng tiếng Đức, sau đó được tái bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Do điều kiện phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và sức khoẻ, ông thể tiếp tục xuất bản những quyển tiếp theo.
Sau khi C.Mác mất, Ăngghen kế tục sự nghiệp của ông. Ăngghen chỉnh lý và cho xuất bản
2 quyển tiếp theo vào những năm: 1885 và 1894.
Ăngghen cùng Mác viết tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, khi Mác mất ông đã viết tác phẩm Chống Đuyrinh để bảo vệ và phát triển học thuyết kinh tế của Mác. Thông qua tác phẩm này Ăngghen đã khái quát bộ Tư bản thành ba bộ phận: Triết học Mácxít; Kinh tế chính trị mácxít; Chủ nghĩa xã hội khoa học.
7.2.3. Những đóng góp của Mác và Ăng-ghen trong kinh tế chính trị
- Mác đưa ra quan điểm mới về đối tượng và phương pháp cỉa Kinh tế chính trị (Mà phương pháp trừu tượng hóa khoa học và phương pháp duy vật biện chứng là nền tảng).
- Mác đưa ra quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào việc phân tích các phạm trù, các quy luật kinh tế.
- Dựa trên quan điểm lịch sử, Mác thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao động (giải quyết được bết tắc cảu các trào lưu tư tưởng kinh tế trước đây).
- Công lao to lớn của Mác là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác.
- Công lao to lớn của Mác còn thể hiện ở một loạt phát hiện khác nhau như phân tích tích lũy tư bản, sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nghuyên nhân nạn thất nghiệp…
- Mác, Ăngghen đã dự đoán về những nội dung của xã hội tương lai.
60

Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Lý luận kinh tế Mácxít đã vạch ra mâu thuẫn cơ bản của xác hội tư bản, vạch ra quy luật vận động tất yếu của lịch sử.

7.3. SỰ BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA V.I.LÊNIN
Điều kiện mới:
Về kinh tế: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đây là thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 - Phát minh ra năng lượng điện. Cơ khí hóa chuyển thành điện khí hóa làm thay đổi cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa tư bản: công nghiệp nặng chiếm vị trí hàng đầu, đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất, cạnh tranh mạnh mẽ, khủng hoảng kinh tế… Từ đó xuất hiện các công ty, các xí nghiệp khổng lồ, xuất hiện các tổ chức độc quyền. Biến chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa đế quốc.
Về chính trị: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa đế quốc làm xuất hiện chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) để phân chia lại thị trường thế giới giữa các cường quốc đế quốc. Sau năm 1895 Ph. Ăngghen mất Quốc tế cộng sản II đi vào con đường phản bội chủ nghĩa Mác, xuất hiện yêu cầu cần phải bảo vệ chủ nghĩa Mác.
7.3.1. Quá trình hình thành và phát triển lý luận của V.Lênin
7.3.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917
Đây là giai đoạn V.I.Lênin tiếp tục phát triển các lý luận về chủ nghĩa tư bản của C.Mác và
Ph.Ăngghen, ông đi vào nghiên cứu giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa đế quốc.
Ông viết một số tác phẩm: “Vấn đề dân tộc trong cương lĩnh của chúng ta” (1908); “Chiến tranh và phong trào dân chủ - xã hội Nga” (1914); “Sự phá sản của Quốc tế II” (1915); “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” (1916).
Tác phẩm nổi bật nhất là “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
V.I.Lênin đã trình bày được bản chất kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời vạch ra được xu hướng vận động của chủ nghĩa đế quốc. đây là tác phẩm kế tục trực tiếp bộ Tư bản của
C.Mác, là sự phát triển của chủ nghĩa Mác trong giai đoạn độc quyền.
7.3.1.2. Giai đoạn sau cách mạng Tháng Mười năm 1917 đến năm 1924
Đây là giai đoạn V.I.Lênin tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa đế quốc và đồng thời ông đi vào nghiên cứu mô hình chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.
Ông đi vào viết một số tác phẩm: “Về bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản" (1918);
“Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xôviết” (1918); “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” (1919); “Bàn về thuế lương thực” (1921); “Về tác dụng của vàng hiện nay và sau khi chủ nghĩa xã hội hoàn thành thắng lợi” (1922); “Bàn về chế độ hợp tác xã” (1922)…
61

Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin
7.3.2. Những lý luận cơ bản của V.Lênin
7.3.2.1. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội
Trên cơ sở lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C.Mác, V.I.Lênin đã bổ sung thêm một số điểm cho sát với hiện thực của xã hội tư bản trong giai đoạn phát triển mới của nó. Ông chia khu vực I - khu vực sản xuất tư liệu sản xuất thành hai khu vực nhỏ: Khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng; đồng thời ông cho cấu tạo hữu cơ c/v thay đổi, qua thực tiễn 4 năm, ông đã rút ra quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất (thực chất là phát triển công nghiệp nặng). Do đó quy luật này chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện nền đại công nghiệp cơ khí.
7.3.2.2. Lý luận về chủ nghĩa đế quốc
Chủ nghĩa đế quốc không phải là một chính sách, mà là một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, là kết quả của quá trình vận động phát triển dưới sự tác động của các quy luật kinh tế nội tại của nó, đặc biệt là quy luật cạnh tranh tự do đưa tới tập trung sản xuất. Tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì dẫn tới độc quyền.
Chủ nghĩa đế quốc có 5 đặc điểm kinh tế nổi bật: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính; Xuất khẩu tư bản; Các tổ chức độc quyền phân chia thị trường thế giới; Các nước đế quốc phân chia lãnh thổ thế giới.
V.I.Lênin cũng vạch rõ tính quy luật của việc chuyển chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp, lệ thuộc của nhà nước vào các tổ chức độc quyền và nhà nước trở thành tư bản khổng lồ tham gia vào quá trình bóc lột công nhân).
Chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước vẫn nằm trong khuôn khổ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ là sự thay đổi về hình thức của chủ nghĩa tư bản.
V.I.Lênin đã rút ra quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Do đó, Cách mạng vô sản có thể nổ ra ở một số nước, thậm chí ở một nước kinh tế kém phát triển.
7.3.2.3. Lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội
Dựa trên những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen và chủ nghĩa xã hội, sau Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga thông qua hai mô hình:
+ Mô hình chính sách cộng sản thời chiến:
+ Mô hình chính sách kinh tế mới - NEP:
Là sự đổi mới của V.I.Lênin cả về phương diện lý luận cả về chỉ đạo thực tiễn về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Nội dung của mô hình:
62

Về thời kỳ quá độ
Về sở hữu và các thành phần kinh tế

Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin
-

Về phát triển kinh tế hàng hóa

-

Về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

-

Về mô hình hợp tác xã.

Như vậy, V.I.Lênin là người bổ sung, phát triển học thuyết kinh tế của C.Mác và Ph.
Ăngghen, hình thành nên học thuyết kinh tế Mác - Lênin.

TÓM TẮT
Về hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị Mác - Lênin:
Kinh tế chính trị Mác – Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX thời kỳ mà phương thức sản xuất TBCN đã khẳng định được sự chiến thắng của nó đối với phương thức sản xuất phong kiến.
- Về kinh tế: Đây là giai đoạn phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí ở các nước tư bản
- Về chính trị - xã hội: Đại công nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện một giai cấp mới giai cấp vô sản. Giai cấp này cùng với giai cấp tư sản hình thành nên hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản. Do bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giai cấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu tranh với giai cấp tư sản Nhưng tất cả những phong trào này đều mang tính tự phát, nên một yêu cầu khách quan phải có một lý luận khoa học để dẫn đường, nhằm đưa phong trào đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác.
- Về tư tưởng: Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 có nhiều phát minh khoa học làm cơ sở lý luận cho việc lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt có ba trào lưu tư tưởng lớn:
Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
- C.Mac(1818 – 1883) và Ph.Engels (1820 – 1895) là những người sáng lập chủ nghĩa Mác trong đó kinh tế chính trị là một trong 3 bộ phận cấu thành. Sau đó được Lênin phát triển trong điều kiện lịch sử mới.
Những nội dung cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin:
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin vạch ra những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản, đã đưa ra những luận chứng kinh tế có tính chất quá độ lịch sử về chủ nghĩa tư bản, chỉ ra sứ mệnh của giai cấp vô sản và sự tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa để chuyển lên chủ nghĩa cộng sản. Lý luận này là nguồn sức mạnh, là ánh sáng soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để tiến tới xã hội tương lai.
- Trong điều kiện CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền,
Lênin tiếp tục bảo vệ và phát triển lý luận kinh tế của Mác, chỉ ra những đặc điểm kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ, vạch ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội boa gồm các nội dung: Quốc hữu hoá, công nghiệp hoá, hợp tác hóa và cách mạng văn hoá tư tưởng.
63

Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế của nước Nga sau chiến tranh đồng thời cũng có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với nhiều nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị Mác - Lênin?
2. Phân tích những đặc điểm của kinh tế chính trị học Mác – Lênin?
3. Trình bày những đóng góp của Lênin đối với kinh tế chính trị học Mác trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền?
4. Trình bày những nội dung cơ bản trong mô hình chính sách kinh tế mới của Lênin? Nội dung đó có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta hiện nay?

64

Chương 8: Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới

CHƯƠNG VIII: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA
TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI

GIỚI THIỆU
Mục đích yêu cầu:
Nắm được hoàn cảnh lịch sử ra đời và những đặc điểm cơ bản của trường phái cổ điển mới để thấy được vị trí vai trò của trường phái này.
Hiểu và nhận thức đúng tư tưởng nội dung cơ bản của trường phái cổ điển mới thông qua các đại biểu tiêu biểu với các lý thuyết kinh tế chủ yếu.
Trong quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ với các học thuyết khác đặc biệt là học thuyết của trường phái tư sản cổ điển và của Mác.
Nội dung chính:
- Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của trường phái cổ điển mới.
- Các học thuyết kinh tế chủ yếu: Thuyết “Ích lợi giới hạn” của trường phái thành Viên
(Áo), các lý thuyết giới hạn của Mỹ, lý thuyết kinh tế của trường phái thành Lausene (Thụy sĩ), lý thuyết kinh tế của trường phái Cambridge (Anh).
- Đánh giá chung về các thành tựu và hạn chế.

NỘI DUNG
8.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI
8.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, những khó khăn về kinh tế và những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản tăng lên gay gắt (khủng hoảng kinh tế chu kì bắt đầu từ 1825) nhiều hiện tượng kinh tế và mâu thuẫn kinh tế mới xuất hiện đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới .
Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của xã hội loài người vì thế nó trở thành đối tượng phê phán mạnh mẽ của các nhà kinh tế học tư sản.
Kinh tế tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ chủ nghĩa tư bản và khắc phục những khó khăn về kinh tế, đòi hỏi phải có hình thức mới thay thế.
65

Chương 8: Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
8.1.2. Đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
Trường phái cổ điển mới ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường sẽ tự điều tiết nền kinh tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả.
Các đặc điểm cơ bản của trường phái cổ điển mới là:
+ Dựa vào tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế (Ủng hộ thuyết giá trị chủ quan: theo đó cùng một hàng hóa, với người này cần hơn hay ích lợi nhiều thì giá trị lớn và ngược lại, người không cần hay ích lợi ít thì giá trị thấp).
+ Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị kinh tế riêng biệt (chủ trương từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp để rút ra những kết luận chung cho toàn xã hội), được gọi là phương pháp phân tích vi mô.
+ Chuyển sự nghiên cứu kinh tế sang lĩnh vực lưu thông, trao đổi và nhu cầu.
+ Tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế, sử dụng các công cụ toán học: công thức, đồ thị, hàm số, mô hình,… phối hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học để đưa ra những khái niệm mới như: ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn,… (Vì vậy còn gọi là trường phái giới hạn).
+ Muốn tách kinh tế khỏi chính trị xã hội, chủ trương chia kinh tế chính trị thành: kinh tế thuần túy, kinh tế xã hội và kinh tế ứng dụng, đưa ra khái niệm kinh tế thay cho kinh tế chính trị.

8.2. CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU
8.2.1. Thuyết “Ích lợi giới hạn” của trường phái thành Viên (Áo)
Được phát triển từ tư tưởng của nhà kinh tế học người Đức Herman Gossen (1810-1858) ông đã đưa ra định luật nhu cầu và tư tưởng về ích lợi giới hạn. Từ đó các nhà kinh tế của trường phái thành Viên (Áo) đã phát triển thành lí thuyết kinh tế “ích lợi giới hạn”.
8.2.1.1. Lí thuyết sản phẩm kinh tế
(Các đại biểu: Carl Menger, B.Bawerk, V. Wiser)
Nội dung cơ bản của lý thuyết này là:
+ Đưa ra khái niệm “sản phẩm kinh tế” thay cho phạm trù “hàng hóa”. Để được coi là sản phẩm kinh tế sản phẩm phải có đủ 4 tính chất, đó là:
- Có khả năng thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người.(Nhu cầu không còn thì sản phẩm mất đặc tính kinh tế, hoặc sản phẩm hỏng không thỏa mãn nhu cầu thì cũng không là sản phẩm kinh tế).
- Công dụng của nó con người phải biết rõ (vì sản phẩm trong tự nhiên rất nhiều).
- Phải ở trong tình trạng có khả năng sử dụng được (không ở dạng tiềm năng).
66

Chương 8: Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
- Số lượng của nó có giới hạn (ở tình trạng khan hiếm, nếu vật phẩm quá dư thừa sẽ không phải là sản phẩm kinh tế ).
+ Sản phẩm kinh tế có hai đặc tính “Ích lợi giới hạn” và “Giá trị giới hạn”, đây chính là cơ sở xây dựng lí thuyết “ích lợi giới hạn và giá trị”.
8.2.1.2. Lí thuyết ích lợi giới hạn và giá trị
* Về “Ích lợi giới hạn”:
+ Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, ích lợi có nhiều loại, như sau:
- Ích lợi khách quan: là ích lợi vốn có của vật chất (ví dụ: củi đốt thì nóng lên).
- Ích lợi chủ quan: là ích lợi được sử dụng theo yêu cầu con người (ví dụ: con người dùng sức nóng của củi đốt để sưởi ấm , nấu ăn, ...).
- Ích lợi cụ thể: là ích lợi của số lượng vật phẩm mà người ta có thể đo lường được (ví dụ: quần áo để mặc, gạo để ăn, ...).
+ Theo đà thỏa mãn nhu cầu, ích lợi có xu hướng giảm dần. Cùng với đà tăng lên của vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu thì “mức bão hòa” về vật phẩm tăng lên còn “mức độ cấp thiết” của nhu cầu giảm xuống. Do đó theo đà thỏa mãn nhu cầu tăng thì ích lợi của vật có xu hướng giảm
(vật phẩm sau đưa ra thỏa mãn nhu cầu có ích lợi ít hơn vật phẩm trước) .
- Với số lượng vật phẩm nhất định, vật phẩm cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu sẽ là “vật phẩm giới hạn”, ích lợi của nó là “ích lợi giới hạn”, nó quyết định ích lợi chung của tất cả các vật phẩm khác.
Vậy: ích lợi giới hạn là ích lợi của vật phẩm cuối cùng đưa ra thỏa mãn nhu cầu, ích lợi đó là nhỏ nhất, nó quyết định ích lợi của tất cả các vật phẩm khác.
+ Nội dung quy luật “ích lợi giới hạn” ngày càng giảm:
Theo đó, số lượng sản phẩm kinh tế càng ít thì “ích lợi giới hạn” càng lớn. Sản phẩm kinh tế tăng thì tổng ích lợi tăng còn “ích lợi giới hạn” giảm, có thể dẫn tới 0 (ví dụ: nước quá nhiều, không còn khan hiếm thì chỉ còn ích lợi trừu tượng).
Nhận xét: Có sự tách rời giá trị và ích lợi.
* Lý thuyết giá trị (Giá trị giới hạn):
Nội dung chủ yếu của lý thuyết này như sau:
+ Đưa ra lý thuyết giá trị - ích lợi (giá trị - chủ quan): (phủ nhận lý thuyết giá trị - lao động của kinh tế tư sản cổ điển cổ điển và lý luận giá trị của Mác) Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị - ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.
67

Chương 8: Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
+ Về Giá trị trao đổi (GTTĐ): Ngược với A.X cho rằng GTTĐ là khách quan, Menger (một nhà kinh tế học trường phái cổ điển mới) cho rằng GTTĐ là chủ quan, sở dĩ hai người trao đổi sản phẩm cho nhau là vì cả hai đều tin rằng sản phẩm mà mình bỏ ra đối với mình ít giá trị hơn sản phẩm mà mình thu về (ở đây có sự so sánh các sản phẩm, nếu có lợi mới trao đổi, căn cứ vào nhu cầu bản thân).
+ Hai điều kiện để hành vi trao đổi được thực hiện:
- Cả hai đều có lợi trong trao đổi.
- Sản phẩm dư thừa của người này là khan hiếm của người kia và ngược lại.
Ví dụ: 2 nông dân A và B đều có bò và ngựa. Nông dân A nhiều bò, ít ngựa, còn nông dân
B ngược lại nhiều ngựa, ít bò. Bò và ngựa được sắp xếp như sau (theo thứ tự giá trị giảm dần):

Nông dân A

Nông dân B

Bò 7 con

Ngựa 3 con

Bò 3 con

Ngựa 7 con

10
9
8
7
6
5
4
3

9
8
7

9
8
7

10
9
8
7
6
5
4
3

A: xác định giá trị giới hạn của ngựa cao hơn của bò.
B: ngược lại.
Trao đổi lần 1: A đổi bò thứ 7 (có giá trị: 4), được thêm ngựa thứ 4 (có giá trị: 6) vì thế được lợi về giá trị là 2.
B đổi ngựa thứ 7 (có giá trị: 4), được thêm bò thứ 4 (có giá trị: 6) vì thế được lợi về giá trị là 2.
Trao đổi lần 2: Bò có giá trị là 5 đổi ngựa có giá trị là 5 như thế là không lợi, không thiệt.
Trao đổi lần 3: sẽ thiệt 2 về giá trị vì thế không trao đổi nữa.
+ Các hình thức giá trị:
- Giá trị khách quan: xuất phát từ tác dụng của một vật mang lại cho ta kết quả cụ thể (than đốt cho nhiệt lượng), đây là mối quan hệ người với vật và kết quả xuất phát từ việc sử dụng vật, không bao hàm những phán đoán chủ quan của con người.
- Giá trị chủ quan: xuất phát từ sự tiêu dùng những kết quả mà sản phẩm mang lại cho con người quy định sử dụng nó như thế nào (nhiệt lượng đốt than sử dụng vào việc gì).
68

Chương 8: Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
Từ đó phân chia giá trị sử dụng và giá trị trao đổi thành: giá trị sử dụng chủ quan, giá trị trao đổi chủ quan, giá trị sử dụng khách quan, giá trị trao đổi khách quan.
Căn cứ phân chia là nơi nhận sản phẩm, của cải tới tay ai?
Ví dụ 1:
Tủ sách căn cứ vào chủ sở hữu

Trí thức: có giá trị sử dụng
Nhà buôn: có giá trị trao đổi

Cả hai đều là chủ quan nên nó có giá trị sử dụng chủ quan và giá trị trao đổi chủ quan .
Ví dụ 2:
1m3 củi đốt

Nhiệt lượng là căn cứ để đổi lấy vật khác thì có giá trị trao đổi khách quan .
Nhiệt lượng để dùng vào một công việc cụ thể (nấu ăn) thì có giá trị sử dụng khách quan .

8.2.2. Các lý thuyết giới hạn của Mỹ (Đại biểu: Clark)
Cha là John Bates Clark: đưa ra lý thuyết năng suất giới hạn, lý thuyết phân phối.
Con là John Maurice Clark: đưa ra lý thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến đồng thời đã chia kinh tế chính trị thành kinh tế tổng hợp, kinh tế tĩnh và kinh tế động .
8.2.2.1. Lý thuyết “Năng suất giới hạn”
Nội dung chủ yếu của lý thuyết này như sau:
- Căn cứ vào lý thuyết của D.Ricarrdo về “Năng suất bất tương xứng”, theo đó khi tăng thêm một nhân tố sản xuất nào đó (trong ba nhân tố là lao động, đất đai, tư bản) mà các nhân tố khác không đổi thì sẽ giảm năng suất của nhân tố tăng thêm .
- Phối hợp với lý thuyết “ích lợi giới hạn”, Clark đã nghiên cứu về quy luật năng suất lao động.
Theo ông ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất lao động (ích lợi các yếu tố sản xuất thể hiện ở năng suất của nó). Song năng suất lao động của các yếu tố là giảm sút (bất tương xứng), do vậy đơn vị yếu tố sản xuất được sử dụng sau cùng là đơn vị yếu tố sản xuất giới hạn - sản phẩm của nó là sản phẩm giới hạn, năng suất của nó là năng suất giới hạn, nó quyết định năng suất của tất cả các đơn vị yếu tố sản xuất khác (Người công nhân cuối cùng là “người công nhân giới hạn”, sản phẩm của họ là “sản phẩm giới hạn” và năng suất lao động của họ là “năng suất lao động giới hạn”, quyết định năng suất lao động của những người lao động khác) .
8.2.2.2. Lý thuyết phân phối của Clark
Dựa vào lý thuyết năng suất giới hạn, sử dụng lý thuyết năng lực chịu trách nhiệm của các yếu tố sản xuất, theo đó thì thu nhập là năng lực chịu trách nhiệm của các yếu tố sản xuất Clark đã đưa ra lý thuyết về tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô .
69

Chương 8: Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
Theo ông:
- Người lao động nhận Tiền lương = Sản phẩm giới hạn của lao động
- Nhà tư bản nhận Lợi tức = Sản phẩm giới hạn của tư bản
- Chủ đất nhận Địa tô = Sản phẩm giới hạn của đất đai
- Nhà kinh doanh nhận Lợi nhuận = Thặng dư của người sử dụng các yếu tố sản xuất
Từ đó: Phân phối là bình đẳng, không còn bóc lột nữa .
8.2.2.3. Lí thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến của T.M.Clark (con)
(Là sự tiếp tục nghiên cứu của Clark(cha) – Phân tích kinh tế trong trạng thái động)
Nội dung chủ yếu là:
+ Để sản xuất hàng hóa phải sử dụng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, lao động, ...
Được gọi là chi phí sản xuất (chi phí toàn bộ) .
+ Có 2 loại (2 bộ phận) hợp thành chi phí toàn bộ là:
- Chi phí bất biến: Những chi phí không biến đổi so với quy mô sản xuất sản phẩm (dù quy mô sản xuất có thay đổi nó cũng không thay đổi).
Ví dụ: thuế đất, thuế nhà, trả lương ban giám đốc, thậm chí không sản xuất cũng phải chi phí .
- Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất sản phẩm .
Ví dụ: nguyên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất, ...
+ Chi phí giới hạn: là chi phí tăng thêm để sản xuất một đơn vị sản phẩm cuối cùng .
Chi phí giới hạn = Chi phí đứng sau – Chi phí đứng trước
Xu hướng chung là: lúc đầu chi phí giới hạn giảm dần đến một quy mô nhất định của sản lượng thì tăng cùng với sự phát triển của quy mô sản xuất, do đó chi phí bình quân cho mỗi sản phẩm cũng biến động tương tự .
Nhận xét:
- Lý thuyết này dược sử dụng để xác định giới hạn của việc tăng quy mô sản phẩm .
- Được vận dụng để xây dựng lý thuyết gia tốc phân tích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế và giải quyết điều chỉnh chu trình kinh doanh .
8.2.3. Lý thuyết kinh tế của trường phái thành Lausene (Thụy Sĩ)
Đại biểu: Walras với lý thuyết nổi bật là: Lý thuyết cân bằng tổng quát .
(Phản ánh sự phát triển tư tưởng “bàn tay vô hình” – tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith)

∗ Nội dung chủ yếu là:
+ Cơ cấu nền kinh tế thị trường có 3 loại thị trường:
70

Chương 8: Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
- Thị trường sản phẩm (TTSP): Nơi mua bán hàng hóa, tương quan trao đổi giữa các loại hàng hóa là giá cả của chúng .
- Thị trường tư bản (TTTB): Nơi hỏi và vay tư bản, lãi suất tư bản cho vay là giá cả của tư bản.
- Thị trường lao động (TTLĐ): Nơi thuê mướn công nhân, tiền lương (tiền công) là giá cả của lao động .
+ Ba thị trường độc lập với nhau, nhưng nhờ hoạt động của doanh nhân nên có quan hệ với nhau, cụ thể:
- Doanh nhân: là người sản xuất hàng hóa để bán .
- Để sản xuất họ phải vay vốn (ở thị trường tư bản), thuê công nhân (ở thị trường lao động) vì thế họ là sức cầu trên hai thị trường này (tạo ra sức cầu cho xã hội). Chi phí sản xuất là: Lãi suất trả tư bản và tiền lương .
- Khi sản xuất được hàng hóa: họ đem bán trên TTSP, khi đó họ là sức cung trên TTSP .
- Mối quan hệ được hình thành như sau: Khi bán sản phẩm trên thị trường được giá cao hơn chi phí sản xuất doanh nhân sẽ có có lãi vì thế họ mở rộng sản xuất nên phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân làm cho sức cầu trên TTTB và TTLĐ tăng dẫn đến giá cả của tư bản và lao động tăng kết quả là chi phí sản xuất tăng .
Mặt khác, sản phẩm sản xuất tăng thì sản phẩm hàng hóa trên TTSP tăng nên giá cả hàng hóa giảm làm cho thu nhập của doanh nhân giảm. Khi giá cả của hàng hóa sản xuất tăng thêm ngang bằng chi phí sản xuất ra chúng thì doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm vì vậy họ không mở rộng sản xuất nữa (không vay thêm tư bản và thuê thêm công nhân nữa) .
Từ đó làm cho giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa ổn định (tiền công, lãi suất, giá hàng tiêu dùng đều ổn định) Khi đó ba thị trường đều đạt được trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát (Sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường) – Điều này được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị trường trong điều kiện tự do cạnh tranh .
+ Điều kiện để có cân bằng tổng quát là: có sự cân bằng giữa thu nhập bán hàng hóa sản xuất thêm và chi phí sản xuất ra chúng (Sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất) .

∗ Tóm lại: Những nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển muốn tin tưởng vào sức mạnh của nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của các quy luật kinh tế. Theo họ, sự điều tiết của “bàn tay vô hình” sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất phát triển bình thường .
8.2.4. Lý thuyết kinh tế của trường phái Cambridge (Anh)
Đại biểu: Marshall với lý thuyết nổi tiếng là lý thuyết cung cầu và giá cả (hay còn gọi là lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng).

∗ Nội dung chủ yếu của lý thuyết là:
+ Giá cả: là hình thức của quan hệ về lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau (Theo ông giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa, chỉ có giá cả là phạm trù thiết thực và
71

Chương 8: Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới cụ thể vì thế là nhà kinh tế không đề cập đến giá trị). Giá cả được hình thành trên thị trường do kết quả sự va chạm giá cả người mua - người bán (Giá cả người mua: được xác định bởi ích lợi giới hạn, giá cả người bán: được xác định bởi chi phí sản xuất). Trong điều kiện tự do cạnh tranh, giá cả người mua (của cầu) giảm cùng với mức tăng số lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường .
+ Giá cả người mua và giá cả người bán là mối quan hệ cung cầu.
+ Thị trường là tổng thể những người có quan hệ kinh doanh hay nơi gặp gỡ cung cầu. Kết quả sự va chạm cung - cầu hình thành nên giá cả cân bằng (hay giá cả thị trường).
+ Thời gian là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến cung cầu và giá cả .
+ Đưa ra khái niệm “Độ co giãn của cầu” để chỉ sự phụ thuộc của cầu vào mức giá cả (Kí hiệu K - Hệ số co giãn của cầu).
- Nếu K>1: Sự biến đổi nhỏ của giá cả làm cầu biến đổi lớn hơn được gọi là cầu co giãn.
- Nếu K 0 thì doanh nhân có lợi nên sẽ đầu tư.
Nếu vốn đầu tư tư bản= 0 thì giới hạn là 0 thì doanh nhân bị thiệt hại khi đầu tư tiếp tục.
(Keynes cũng phân biệt nhà tư bản và doanh nhân)
Do đó sự khuyến khích đầu tư phụ thuộc một phần vào lãi suất.
82

Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
+ Lãi suất: là phần trả công cho sự chia ly của cải tiền tệ (Số tiền trả cho việc không sử dụng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định). Không phải cho tiết kiệm hay nhịn ăn tiêu
(vì khi tích trữ tiền mặt dù rất nhiều cũng không nhận được khoản trả công nào cả).
- Lãi suất chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là: khối lượng tiền trong tiêu dùng (tỉ lệ nghịch) và sự ưa chuộng tiền mặt (tỉ lệ thuận). Đây là điểm quan trọng để Keynes đưa ra chính sách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước (tăng hiệu quả giới hạn tư bản và giảm lãi suất). Sự ưa chuộng tiền mặt là khuynh hướng có tính chất hàm số, biều diễn dưới dạng hàm số:
M = M1 + M2 = L1(R) + L2(r)

(Hàm số của lãi suất)

M: Sự ưa chuộng TM
M1: Số TM dùng cho động lực giao dịch và dự phòng
M2: Số TM dùng cho động lực đầu cơ
L1: Hàm số TM xác định M1 tương ứng với thu nhập R
L2: Hàm số TM xác định M2 tương ứng với lãi suất r
Thu nhập (R) cũng phụ thuộc 1 phần vào r ⇒ M1 cũng phụ thuộc r. Vì vậy sự ưa chuộng tiền mặt là HS của lãi suất (r).
Kết luận: Nội dung cơ bản của lí thuyết chung về việc làm của Keynes là:
- Với sự tăng thêm của việc làm sẽ tăng thu nhập, do đó tăng tiêu dùng.
- Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn tăng thu nhập, còn tiết kiệm tăng nhanh. Điều đó làm giảm tương đối dần đến giảm cầu có hiệu quả và ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm.
- Để tăng cầu có hiệu quả phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Song do hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút (với lãi suất tương đối ổn định) nên giới hạn đầu tư chật hẹp không kích thích được doanh nhân đầu tư.
- Để khắc phục: nhà nước phải có một chương trình đầu tư quy mô lớn để thu hút số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp. Số người nay khi có thu nhập sẽ tham gia vào thi trường sản phẩm làm cầu hàng hóa tăng do đó hiệu quả giới hạn của tư bản tăng. Khi đó doanh nhân sẽ tăng đầu tư và sản xuất tăng (theo mô hình số nhân). Khủng hoảng và thất nghiệp sẽ được ngăn chặn.
9.2.2. Lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước
(Tư tưởng trung tâm là đưa ra những giải pháp kích thích tiêu dùng và đầu tư)
Nội dung chủ yếu của lý thuyết là:
- Nhà nước phải duy trì cầu đầu tư để kích thích cả đầu tư Nhà nước và tư nhân bằng các chương trình đầu tư lớn (sự tham gia của nhà nước vào kinh tế là cần thiết, không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết).
83

Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
- Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ làm công cụ làm công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế thông qua hai hướng: vừa củng cố lòng tin và sự lạc quan của doanh nhân, vừa bảo đảm bù đắp thâm hụt ngân sách.
- Thực hiện “lạm phát kiểm soát” để tăng giá cả hàng hóa, tăng mức lưu thông tiền tệ để giảm lãi suất cho vay, in tiền giấy trợ cấp thâm hụt ngân sách Nhà nước, sử dụng công cụ thuế điều tiết kinh tế.
- Khuyến khích mọi hình thức đầu tư (để tạo việc làm và tăng thu nhập).Thậm chí kể cả đầu tư cho chiến tranh.
- Khuyến khích tiêu dùng của mọi loại người (tăng tổng cầu).
(Đặc biệt khuyến khích tiêu dùng xa hoa của các tầng lớp giàu có).
Học thuyết Keynes được vận dụng rộng rãi trong thời gian dài ở các nước tư bản và có những biến thể khác nhau – Là cơ sở cho chính sách kinh tế của nhiều nước tư bản.
9.2.3. Các học thuyết kinh tế trường phái Keynes mới và sau Keynes
9.2.3.1. Trường phái Keynes mới
Trường phái này được xây dựng trên cơ sở học thuyết Keynes, có ba trào lưu là:
- Những người Keynes phái hữu: là những người ủng hộ độc quyền, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế.
- Những người Keynes tự do: là những người ủng hộ độc quyền nhưng chống chạy đua vũ trang. (Gọi là phái Keynes chính thống)
- Những người Keynes mới phái tả: ủng hộ lợi ích của tư bản nhỏ và vừa, chống lại độc quyền. Trường phái này tác động đến chính sách của nhiều nước tư bản, phát triển rộng rãi ở nhiều nước, sắc thái khác nhau, đáng chú ý là ở Mỹ và Pháp.
Những người Keynes mới ở Mỹ:
+ Coi học thuyết của Keynes là liều thuốc hiệu nghiệm và có bổ sung tăng. Đưa ra các giải pháp: tăng thu ngân sách, tăng thuế trong thời kì hưng thịnh, tăng nợ Nhà nước.
+ Coi thu chi ngân sách là “công cụ ổn định bên trong” của nền kinh tế.
+ Coi chi phí chiến tranh là phương tiện tốt nhất để ổn định thị trường, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Những người Keynes mới ỏ Pháp:
Có hai trào lưu:
- Một số muốn áp dụng nguyên vẹn học thuyết Keynes.

84

Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
- Một số khác phê phán Keynes trong việc sử dụng lãi suất để điều tiết kinh tế và đề nghị thay bằng công cụ kế hoạch hóa. Họ phân biệt “Kế hoạch hóa mệnh lệnh” với “Kế hoạch hóa hướng dẫn” và nước Pháp dùng Kế hoạch hóa hướng dẫn.
9.2.3.2. Trường phái sau Keynes
∗ Đặc điểm cơ bản của trường phái sau Keynes là:
+ Coi quan điểm kinh tế của Keynes là nguồn gốc, nhưng phê phán Keynes (chính thống) đã bỏ qua nhân tố tiền tệ, trừu tượng hóa vấn đề “Năng suất giới hạn”, phê phán lí thuyết giá trị của Mác.
+ Dựa vào lí thuyết giá trị của D.Ricardo, phương pháp phân tích của Mác áp dụng các quan điểm hệ thống kinh tế - xã hội vào nghiên cứu kinh tế (ví dụ: Chú ý đến vai trò công đoàn trong phát triển kinh tế).
+ Áp dụng nhiều dòng lí thuyết khác nhau để xây dựng hệ thống lí luận của mình với gốc là học thuyết Keynes.

9.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
9.3.1. Thành tựu
- Học thuyết kinh tế của Keynes dã có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế trong các nước tư bản. Góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước tư bản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp, nhất là trong những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước rất cao (tạo nên những thần kì: Nhật, Tây Đức, Pháp, Thụy Sĩ,...). Vì vậy học thuyết này giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản trong một thời gian dài.
Các khái niệm được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô ngày nay.
“Nó là liều thuốc chữa cho chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm và nền kinh tế Mỹ lành mạnh”
- Học thuyết này là cơ sở chủ đạo của các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí CHLB Đức dựa vào học thuyết Keynes ban hành đạo luật có tên “Luật về ổn định hóa nền kinh tế” (1968) tạo khung pháp lí cho chính phủ toàn quyền điều hành nền kinh tế nhằm đạt 4 mục đích: tăng trưởng, thất nghiệp thấp, chống lạm phát và cân bằng thanh toán.
- Keynes được coi là nhà kinh tế cừ khôi, cứu tinh đối với chủ nghĩa tư bản sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
Dư luận rộng rãi đánh giá Keynes là một trong ba nhà kinh tế lớn nhất (cạnh A.Smith và
C.Mác).
Tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” được so sánh với “Nguồn gốc của cải của các dân tộc” (A.Smith) và “Tư bản” (C.Mác)
85

Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
9.3.2. Hạn chế
Mặc dù vậy, học thuyết kinh tế trường phái Keynes còn nhiều hạn chế, đó là:
+ Mục đích chống khủng hoảng và thất nghiệp chưa làm được (chỉ tác dụng tạm thời), biểu hiện:
- Thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao.
- Khủng hoảng không trầm trọng như trước nhưng vẫn xảy ra thường xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hơn.
+ Ý đồ dùng lãi suất để điều chỉnh chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa không có hiệu quả, biểu hiện: Chính sách lạm phát có mức độ (có kiểm soát) làm cho lạm phát càng trầm trọng, tác hại lớn hơn cái lợi nó mang lại.
+ Quá coi nhẹ cơ chế thị trường (“dùng đại bác bắn vào cơ chế thị trường”).
+ Phương pháp luận thiếu khoa học, đã xuất phát từ tâm lý con người để giải thích nguyên nhân kinh tế.
+ Chủ nghĩa tư bản va vào cuộc khủng hoàng mới với đặc trưng là lạm phát. Vì cơ bản chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính chất ngắn hạn, ít chú trọng tới tầm quan trọng của khuyến khích đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn.
+ Là bài thuốc chữa ngọn, chưa chữa được tận gốc rế căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Vấn đề là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hoá cao và quan hệ sản xuất vẫn mang tính tư nhân.

TÓM TẮT
Cần nắm vững các vấn đề chính sau:
* Về hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
+ Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện: Thời gian xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX và thống trị đến những năm 70 - thế kỉ XX. Trong điều kiện kinh tế - xã hội: Ở các nước phương Tây khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên, nghiêm trọng chứng tỏ các lý thuyết ủng hộ tự do kinh doanh của trường phái cổ điển và cổ điển mới không còn sức thuyết phục, tỏ ra kém hiệu nghiệm, không đảm bảo nền kinh tế phát triển lành mạnh.chủ nghĩa tư bản phát triển, đặc biệt lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế (hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước). Lúc đầu sự thành công của nền kinh tế kế hoạch hóa thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế tư sản (Vai trò kinh tế của Nhà nước).
Tóm lại: Thực tế yêu cầu một lý thuyết kinh tế mới có khả năng thích ứng với tình hình mới và học thuyết của Keynes đáp ứng được, đó là lý thuyết kinh tế chủ nghĩa tư bản có điều tiết.
+ Đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái Keynes
86

Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
Tư tưởng cơ bản là: Bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, không đồng ý với phái cổ điển và cổ điển mới về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường, Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế.
Đặc điểm phương pháp luận của học thuyết là:
- Đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (Phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng).
- Về cơ bản trong phương pháp vẫn dựa vào tâm lý chủ quan, nhưng khác với các nhà cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông.
- Đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết Vì vậy lí thuyết của Keynes còn được gọi là lí thuyết trọng cầu.
- Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lí thuyết của mình đúng cho mọi chế độ xã hội.Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toán học.
* Về nội dung:
1. Nội dung cơ bản của lí thuyết chung về việc làm của Keynes là:
- Với sự tăng thêm của việc làm sẽ tăng thu nhập, do đó tăng tiêu dùng.
- Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn tăng thu nhập, còn tiết kiệm tăng nhanh. Điều đó làm giảm tương đối dần đến giảm cầu có hiệu quả và ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm.
- Để tăng cầu có hiệu quả phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Song do hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút (với lãi suất tương đối ổn định) nên giới hạn đầu tư chật hẹp không kích thích được doanh nhân đầu tư.
- Để khắc phục: nhà nước phải có một chương trình đầu tư quy mô lớn để thu hút số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp.Số người nay khi có thu nhập sẽ tham gia vào thi trường sản phẩm làm cầu hàng hóa tăng do đó hiệu quả giới hạn của tư bản tăng. Khi đó doanh nhân sẽ tăng đầu tư và sản xuất tăng (theo mô hình số nhân). Khủng hoảng và thất nghiệp sẽ được ngăn chặn.
2. Lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước
(Tư tưởng trung tâm là đưa ra những giải pháp kích thích tiêu dùng và đầu tư)
- Vai trò đầu tư của Nhà nước
- Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ làm công cụ làm công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế
- Khuyến khích mọi hình thức đầu tư
- Khuyến khích tiêu dùng.
87

Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
3. Các học thuyết kinh tế trường phái Keynes mới và sau Keynes
Trường phái Keynes mới: Được xây dựng trên cơ sở học thuyết Keynes, có ba trào lưu.Trường phái này tác động đến chính sách của nhiều nước tư bản, phát triển rộng rãi ở nhiều nước, sắc thái khác nhau, đáng chú ý là ở Mỹ và Pháp.
Trường phái sau Keynes: Coi quan điểm kinh tế của Keynes là nguồn gốc, đồng thời áp dụng nhiều dòng lí thuyết khác nhau để xây dựng hệ thống lí luận của mình với gốc là học thuyết
Keynes.
* Về đánh giá khái quát:
Học thuyết Keynes được vận dụng rộng rãi trong thời gian dài ở các nước tư bản và có những biến thể khác nhau - Là cơ sở cho chính sách kinh tế của nhiều nước tư bản nhưng cũng chỉ là liều thuốc tạm thời, chưa chữa được tận gốc rễ căn bệnh của CNTB.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trường phái Keynes?
2. Nội dung cơ bản của lý thuyết việc làm của J.M.Keynes?
3. Trình bày quan điểm của học thuyết Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước. Tác dụng của lý thuyết này đối với sự phát triển kinh tế của các nước tư bản?
4. Trình bày những thành tựu và hạn chế của học thuyết kinh tế trường phái Keynes?

88

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại

CHƯƠNG X: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA
TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI

GIỚI THIỆU
Mục đích yêu cầu
Nắm được hoàn cảnh lịch sử xuất hiện học thuyết và các đặc điểm của trường phái chính hiện đại
Hiểu và nắm vững nội dung tư tưởng cơ bản của học thuyết đồng thời có sự liên hệ so sánh với các trường phái kinh tế khác,
Thấy được những đóng góp và hạn chế của trường phái chính hiện đại trong lý luận và trong thực tiễn.
Nội dung chính
- Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của trường phái chính hiện đại.
- Một số lý thuyết tiêu biểu: Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp, lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn, lý thuyết thất nghiệp, lý thuyết về lạm phát, lý thuyết về tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển.
- Đánh giá chung về những tiến bộ và những hạn chế.

NỘI DUNG
10.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI
10.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Các lí thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới đều tập trung đề cao vai trò của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh.
Trường phái Keynes và Keynes mới lại đề cao vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế của Nhà nước và phê phán những khuyết tật của thị trường.
Thực tế, nền kinh tế sẽ phát triển không hiệu quả nếu như đề cao quá đáng vai trò của thị trường hoặc vai trò nhà nước. Sự phê phán các trường phái dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa hai chiều hướng (Từ những 60 – 70 của thế kỷ XX).
89

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
Từ đó hình thành “Trường phái chính hiện đại”.
Mầm mống về nền kinh tế hỗn hợp có từ những năm cuối thế kỷ thứ XIX, sau chiến tranh thế giới thứ hai nó được nhà kinh tế học Mỹ tên là Hassen nghiên cứu và tư tưởng này tiếp tục được phát triển mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX
Đại biểu nổi bật của trường phái này là P.A.Samuelson (Mỹ) với tác phẩm “Kinh tế học” được dịch ra tiếng Việt năm 1989 là cơ sở cho nhiều giáo trình kinh tế vi mô và vĩ mô.
10.1.2. Đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại
Đặc điểm nổi bật của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại là:
+ Vận dụng một cách tổng hợp các lí thuyết và phương pháp của các trường phái kinh tế trong lịch sử nhằm đưa ra lí thuyết làm cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản.
+ Sử dụng cả phương pháp phân tích vi mô và phân tích vĩ mô để trình bày các vấn đề kinh tế. Sử dụng nhiều công thức toán học, đồ thị để lí giải các hiện tượng và quá trình kinh tế. Theo đó, nền kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của Nhà nước.

10.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIÊU BIỂU
10.2.1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
(Là tư tưởng trung tâm của kinh tế học trường phái chính hiện đại)
“Nền kinh tế hỗn hợp” là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Nội dung của lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp (được trình bày rõ trong cuốn “Kinh tế học” của P.A.Samuelson), cụ thể là:
10.2.1.1. Ba vấn đề của tổ chức kinh tế
Mọi xã hội, mọi nền kinh tế đều phải đối phó với ba vấn đề:
+ Sản xuất hàng hóa gì? với số lượng bao nhiêu?
+ Sản xuất hàng hóa như thế nào? Ai là người sản xuất, sản xuất bằng nguồn lực nào, sử dụng kĩ thuật sản xuất nào?
+ Sản xuất cho ai? Ai là người được hưởng các thành quả của những nỗ lực kinh tế, hay sản phẩm quốc dân được phân chia như thế nào?
(Do sản xuất của nền kinh tế bị hạn chế bởi các nguồn lực và kiến thức công nghệ, mỗi xã hội dù giàu hay nghèo đều phải lựa chọn).
Trong lịch sử đã có hai phương thức

Chính phủ đưa ra hầu hết các quyết định kinh tế
Các quyết định kinh tế đều do thị trường xác định

90

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
Cả hai phương thức đều có ưu điểm và hạn chế, không nên tuyệt đối hóa một phương thức nào mà cần kết hợp: cơ chế thị trường và điều tiết của Nhà nước.
10.2.1.2. Cơ chế thị trường
Theo Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế.
Cơ chế thị trường là cơ chế tinh vi, phối hợp một cách không tự giác mọi người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường.
Những đặc trưng của cơ chế thị trường là:
+ Không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế
+ Là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được những bài toán mà máy tính lớn nhất ngày nay không thể giải nổi (giải quyết những vấn đề sản xuất phân phối).
+ Không ai thiết kế ra, xuất hiện tự nhiên và cũng thay đổi (luôn luôn thay đổi) như xã hội loài người. Không cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.
Thị trường: Là cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng hàng hóa hay dịch vụ. Trong thị trường bao gồm:
+ Các yếu tố: hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua, giá cả hàng hóa.
+ Sự hoạt động của giá cả hàng hóa là tín hiệu đối với người sản xuất và tiêu dùng, giá là quả cân trong cơ chế thị trường là biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị.
Quan hệ cung - cầu: Là khái quát của hai lực lượng cơ bản người bán và người mua ở trên thị trường. Sự biến đổi của giá cả dẫn đến biến đổi cung - cầu.
Cơ chế thị trường chịu sự điều khiển của “hai ông vua” là người tiêu dùng và kĩ thuật
(Người tiêu dùng thống trị, điều khiển thị trường nhưng lại bị kĩ thuật hạn chế vì kinh tế không thể vượt qua giới hạn của khả năng sản xuất) Do đó chỉ người tiêu dùng không quyết định được sản xuất cái gì mà còn thêm còn thêm: chi phí sản xuất, các qui định kinh doanh.
Vì thế thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế của kĩ thuật. “Sản xuất cái gì phải do cả chi phí kinh doanh lẫn các qui định cung và cầu của người tiêu dùng quy định” Vì vậy trong khi nghiên cứu không chỉ có vai trò của cầu mà còn có vai trò của cung. Động lực của cơ chế thị trường là lợi nhuận (Chi phối hoạt động của người sản xuất kinh doanh). Môi trường của cơ chế thị trường là cạnh tranh.
91

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu mà có những khuyết tật nhất định, nhiều vấn đề thị trường không giải quyết nổi (độc quyền, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp, sự phân phối bất bình đẳng). Do đó theo Samuelson cần có sự can thiệp của chính phủ (Nhà nước) để khắc phục các khuyết tật.
10.2.1.3. Vai trò kinh tế của chính phủ
Chính phủ (nhà nước) có 4 chức năng:
+ Thiết lập khuôn khổ pháp luật: đề ra các quy tắc mà doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả chính phủ cũng phải tuân theo. Bao gồm: các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm hỗ trợ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và các luật lệ để xác định môi trường kinh tế.
+ Sửa chữa, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường.
- Can thiệp hạn chế độc quyền (phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo, cho phép một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ có thể quy định giá cả hàng hóa từ đó làm biến dạng cầu và sản xuất, xuất hiện lợi nhuận siêu ngạch độc quyền và có thể được sử dụng vào những hoạt động vô ích, do đó làm giảm hiệu quả nền kinh tế).
- Can thiệp vào các tác động bên ngoài.
VD: sự ô nhiễm môi trường, sự khai thác bừa bãi tài nguyên...
- Đảm nhiệm việc sản xuất các hàng hóa công cộng: cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, mà tư nhân không muốn hoặc không thể sản xuất (quốc phòng, an ninh, ...)
- Thu thuế: để đảm bảo hoạt động của Chính phủ.
+ Đảm bảo sự công bằng: cơ chế thị trường tất yếu dẫn đến sự phân hóa và bất bình đẳng
(Về thu nhập, sự bất công,...) do nhiều nguyên nhân.
- Công cụ quan trọng nhất: Thuế lũy tiến (thu nhập), người có thu nhập cao (giàu) thuế lớn hơn người có thu nhập thấp (nghèo).
- Công cụ thứ hai: Hỗ trợ thu nhập (trợ cấp người cao tuổi, tàn tật, thất nghiệp,...) bằng hệ thống thanh toán chuyển nhượng.
- Công cụ thứ ba: Trợ cấp tiêu dùng cho nhóm người có thu nhập thấp bằng cách phát tem phiếu mua thực phẩm, chăm sóc y tế có trợ cấp, giảm tiền nhà,...
+ Tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô: Chính phủ sử dụng các chính sách tiền tệ, tài chính tác động tới chu kỳ kinh doanh, giải quyết nạn thất nghiệp, chống trì trệ, lạm phát,...
Nhận xét: Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà nước cũng có những hạn chế như có nhiều vấn đề Nhà nước không lựa chon đúng, sự tài trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu quả (do chương trình quá lớn, thời gian quá dài), sự ảnh hưởng của chủ quan (Chính phủ bị chi phối bởi thiểu số người, hoặc bởi những người bất tài, tham nhũng,...) dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, không phù hợp với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị
92

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại trường. Vì vậy theo Samuelson sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn “trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh”.
Tóm lại, phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả “hai bàn tay”:
+ Cơ chế thị trường(bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong nhiều lĩnh vực.
+ Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ.
10.2.2. Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn
Theo Samuelson: do tính chất hạn chế của toàn bộ tài nguyên có thể sản xuất ra hàng hóa buộc xã hội chỉ được lựa chọn trong số hàng hóa tương đối khan hiếm để sản xuất.
Ví dụ: Lựa chọn sản xuất lương thực và máy móc (Tăng 1 đơn vị lương thực, giảm 1 đơn vị máy móc)

Khả năng

Lương thực

Máy móc

A

0

150

B

10

140

C

20

120

D

30

90

E

40

50

F

50

0

+ Có 6 phương án lựa chọn sản xuất với các nguồn lực có sẵn.
+ Nếu tập trung nguồn lực sản xuất mặt hàng này thì phải bỏ việc sản xuất mặt hàng khác.
- Đồ thị:
+ ABCDEF là đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Posibility Frontier)
+ Biểu thị sự lựa chọn mà xã hội có thể có

93

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
Máy

150

A

B

140

I

C

120

D
90

U

E

50

F
0

10

20

30

40

50

Lương thực

Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) biểu diễn số lượng tối đa của 2 loại hàng hóa và dịch vụ có thể được sản xuất với các nguồn lực hiện có trong nền kinh tế (Với giả định các nguồn lực đều được sử dụng hết).
Đưa ra quan điểm về hiệu quả sử dụng tài nguyên. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường (PPF).
Ví dụ:
+ Điểm I: Bên ngoài đường PPF là không thể có (không thể đạt tới) trong điều kiện không có sự biến đổi nào về nguồn lực tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ.
+ Điểm U: Điểm bên trong đường PPF biểu diễn nền kinh tế chưa đạt hiệu quả vì các nguồn lực đã không được sử dụng hết.
Thực chất lý thuyết “sự lựa chọn” nhằm đưa ra được mô hình số lượng cho người tiêu dùng trong điều kiện kinh tế thị trường và trên cơ sở đó dự đoán được sự thay đổi của nhu cầu xã hội.
10.2.3. Lý thuyết thất nghiệp
Theo các nhà kinh tế học trường phái chính hiện đại thì thất nghiệp là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. Các vấn đề cơ bản về thất nghiệp được nghiên cứu là:
∗ Các khái niệm về thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp (Các loại thất nghiệp)
∗ Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
∗ Ảnh hưởng của thất nghiệp.
94

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
10.2.4. Lý thuyết về lạm phát
Theo các nhà kinh tế học trường phái chính hiện đại trong nền kinh tế hiện đại hạn chế lạm phát là một trong những mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô. Từ đó họ nghiên cứu các vấn đề về liên quan đến lạm phát như sau:
∗ Các khái niệm về lạm phát
∗ Nguồn gốc của lạm phát
∗ Tác động của lạm phát
∗ Những biện pháp kiểm soát lạm phát.
10.2.5. Lý thuyết về tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán
Các nội dung cơ bản được nghiên cứu là:
* Lý thuyết tiền tệ: Vấn đề quan trọng trong lý thuyết tiền tệ hiện đại là xác định thành phần của mức cung tiền tệ.
* Ngân hàng: Trong lý thuyết kinh tế học quan tâm đến “sự mở rộng nhiều lần của tiền gửi ngân hàng hay quá trình tạo nguồn tiền gửi ngân hàng.
* Thị trường chứng khoán: Để phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu cực của thị trường chứng khoán, các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra lý thuyết về “thị trường có hiệu quả”. Trong thị trường này giá cả chứng khoán hoạt động rất thất thường mà các nhà kinh tế học gọi là “cuộc đi lang thang không có chủ định”. Từ việc nghiên cứu. các nhà kinh tế học đưa ra nhiều lời khuyên về chiến lược đầu tư trên thị trường này.
10.2.6. Một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển
10.2.6.1. Thuyết “Các vòng luẩn quẩn” và “Cú huých từ bên ngoài” của Samuelson
Theo ông, để tăng trưởng kinh tế cần có bốn nhân tố là: Nhân lực lao động, tài nguyên, cấu thành tư bản và kỹ thuật công nghệ. Ở các nước kém phát triển thì bốn yếu tố trên và việc kết hợp chúng đang gặp nhiều trở ngại lớn.
Khó khăn càng tăng thêm trong “một vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ.
Để phá vỡ cần có “cú huých từ bên ngoài” về vốn, công nghệ, chuyên gia... vì thế phải có đầu tư nước ngoài, phải tạo điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư nước ngoài.
Có thể biểu thị “vòng luẩn quẩn” trong mô hình sau: (xem hình)

95

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại

Tiết kiệm và đầu tư thấp

Thu nhập bình quân thấp

Tốc độ tích lũy thấp

Năng suất lao động thấp

10.2.6.2. Thuyết “Cất cánh” của Rostow (Mỹ)
Theo lý thuyết này thì quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước trải qua năm giai đoạn là:
+ Xã hội truyền thống cũ: sản xuất nông nghiệp thống thị, năng suất lao động thấp, đời sống vật chất và tinh thần thiếu thốn, xã hội kém linh hoạt
+ Chuẩn bị cất cánh: Đã xuất hiện các chủ xí nghiệp có khả năng đổi mới kinh tế, kết cấu hạ tầng được quan tâm, đặc biệt là giao thông. Xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế làm chỗ dựa cho sự tăng trưởng.
+ Giai đoạn cất cánh: Đã hội tụ đủ các điều kiện như đầu tư tăng 5 – 10% trong GNP, công nghiệp phát triển, xuất hiện một số ngành mũi nhọn đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận tăng, tư bản, năng suất lao động bình quân tăng vọt, kinh tế phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại phát mở rộng.
+ Giai đoạn chín muồi: đầu tư đạt 10 – 20% GNP, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới và hiện đại. Cơ cấu xã hội biến đổi, đời sống dân cư được cải thiện rõ nét.
+ Kỷ nguyên tiêu dùng cao: sản xuất đạt trình độ xã hội hóa cao, quốc gia thịnh vượng, nhưng cũng có hiện tượng giảm sút sự tăng trưởng kinh tế (Là bài toán cho chính phủ).
Trong năm giai đoạn thì giai đoạn cất cánh là quyết định nhất.
Điều kiện để cất cánh là (3 điều kiện):
+ Tỷ lệ đầu tư tăng từ 5 – 10%.
+ Xây dựng được những lĩnh vực đầu tàu (thị trường xuất nhập khẩu phát triển nhanh hoặc công nghiệp có khả năng phát triển mạnh, hiệu quả theo quy mô lớn). Khi các lĩnh vực đầu tàu tăng nhanh thì quá trình tăng trưởng tự duy trì xuất hiện.
+ Phải có bộ máy quản lý năng động, biết sử dụng kỹ thuật và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.

96

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
10.2.6.3. Lý thuyết phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp hóa (CNH)
Theo đó, có hai phương pháp thực hiện CNH:

∗ CNH thay thế nhập khẩu: phát triển sản xuất trong nước để thay thế các sản phẩm nhập khẩu.
Ưu điểm: Tận dụng nguồn lực trong nước, mở rộng thị trường nội địa, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập. Kích thích lòng tự tôn dân tộc thành động lực phát triển kinh tế.
Hạn chế: Do chính sách bảo hộ có thể gây sự ỷ lại của các nhà sản xuất trong nước, sản xuất không được đổi mới, quy mô thị trường nhỏ bé hạn chế phát triển sản xuất (Không đồng nghĩa với
“đóng cửa” nền kinh tế).
Đối với những mặt hàng cần thiết vẫn nhập khẩu (một mặt hạn chế, thậm chí ngăn cấm đối với hàng hóa trong nước có khả năng sản xuất, mặt khác cho phép nhập khẩu các yếu tố để sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu). Mối giao lưu kinh tế giữa các nước vẫn phát triển.
∗ CNH theo hướng xuất khẩu: Bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ XX.
Nội dung cơ bản: tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu. Lấy thị trường nước ngoài làm trọng tâm. (Dựa vào lí thuyết “Lợi thế so sánh” của D.Ricardo).
Các nhóm ngành sản xuất chủ yếu của mô hình này:
+ Phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
+ Khai thác và sản xuất sản phẩm thô
+ Ngành chế biến và lắp ráp thu hút nhiều lao động sống
+ Chế biến nông sản
+ Một số ngành kĩ thuật cao: chế tạo máy, điện tử.
Phụ thuộc vai trò Chính phủ để phối hợp hài hòa thị trường trong nước và quốc tế.

∗ Trong thực tế: Cả hai loại đều có ưu và nhược điểm Vì thế trong thực tế cần kết hợp hài hòa hai chiến lược “thay thế nhập khẩu” và “hướng về xuất khẩu”, vừa thỏa mãn nhu cầu trong nước vừa phát huy lợi thế so sánh trên thế giới.
10.2.6.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở châu Á gió mùa
Do nhà kinh tế Haroy Toshima (Nhật) đưa ra cho các nước có nền nông nghiệp lúa nước, trong đỉnh cao thời vụ vẫn thiếu lao động.
Nội dung chủ yếu của lý thuyết này là:
+ Giữ nguyên lao động nông nghiệp, song phải tạo nhiều việc là trong những tháng nhà rỗi (tăng vụ, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng, mở mang nhiều ngành nghề mới để tạo việc làm tăng thu nhập).
97

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
+ Thực hiện CNH nông nghiệp: xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất (điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc), phát triển công nghiệp chế biến và cơ sở hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa) cho nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc năng suất lao động cao...
Từ đó sẽ cải thiện đời sống nông dân, văn minh hóa nông thôn và kinh tế sẽ tăng trưởng, lại tránh được sức ép về nhiều mặt đối với đô thị.
Kết luận về các lý thuyết:
+ Đã chú ý phân tích, đánh giá đặc điểm, điều kiện và các nguồn lực để phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển để đưa ra lời khuyên và những giải pháp cho các nước hay mỗi nhóm nước.
+ Đã có nước khai thác vận dụng thành công (NICs) nhưng là số ít. Thực chất đều nhằm phục vụ lợi ích các nước tư bản trong điều kiện mới (thống trị, bóc lột, nô dịch các nước kém phát triển).
+ Đòi hỏi sự thận trọng, sáng suốt của Chính phủ các nước kém phát triển để đạt tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và độc lập tự chủ.

10.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
10.3.1. Những tiến bộ
Các lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại đã đạt được những thành tựu là:
- Có sự kế thừa, vận dụng và phát triển các lý thuyết kinh tế của nhiều trường phái trong lịch sử.
- Với mô hình kinh tế hỗn hợp: một mặt nhận thức được yếu tố tích cực của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, mặt khác vạch ra sự cần thiết phải điều tiết vĩ mô của nhà nước (thông qua các chức năng và công cụ) để phát huy mặt tích cực và khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó cũng chỉ ra những hạn chế của nhà nước khi điều hành nền kinh tế.
- Đưa ra một số lý thuyết làm cơ sở cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước.
- Có sự nghiên cứu để dưa ra lý thuyết phát triển kinh tế đối với các nước chậm phát triển.
10.3.2. Những hạn chế
Trong nghiên cứu các nhà kinh tế thuộc trường phái chính hiện đại còn có nhiều hạn chế, đó là:
- Mô tả các hiện tượng và quá trình kinh tế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau và đưa ra những tiêu chí phân loại (nước giàu – nghèo, phát triển – đang phát triển,...) nhưng chưa chỉ ra được bản chất và nguyên nhân thật sự của các hiện tượng và quá trình đó.
- Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay các nước phát triển vẫn giữ lợi thế về vốn, công nghệ, thị trường,... nên sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay khó có thể đạt được.
Vì thế lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại không thể áp dụng cho mọi nơi, mọi lúc, mọi quốc gia.
98

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
Tóm lại, tuỳ từng điều kiện, khả năng và nguồn lực của mình, các nước có thể tiếp thu các nhân tố hợp lý để đề ra phương hướng, chính sách giải pháp phù hợp đảm bảo tốc độ phát triển cao và bền vững.

TÓM TẮT
Trong chương này cần chú ý nắm vững các vấn đề cơ bản sau:
Về hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện:
Thực tế, nền kinh tế sẽ phát triển không hiệu quả nếu như đề cao quá đáng vai trò của thị trường hoặc vai trò nhà nước được thể hiện trong các lý thuyết trước đó. Sự phê phán các trường phái dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa 2 chiều hướng (Từ những 60 – 70 của thế kỷ XX) và dẫn đến sự hình thành “Trường phái chính hiện đại”.
Đặc điểm:
Trường phái chính hiện đại đã vận dụng một cách tổng hợp các lí thuyết và phương pháp của các trường phái kinh tế trong lịch sử nhằm đưa ra lí thuyết làm cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản. Theo đó, nền kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của Nhà nước: “Muốn vỗ tay phải vỗ bằng cả hai bàn tay”.
Về nội dung:
Cần nắm được các nội dung cơ bản sau:
1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
(Là tư tưởng trung tâm của kinh tế học trường phái chính hiện đại)
“Nền kinh tế hỗn hợp” là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trong lịch sử đã có hai phương thức

Chính phủ đưa ra hầu hết các quyết định kinh tế
Các quyết định kinh tế đều do thị trường xác định

Cả hai phương thức đều có ưu điểm và hạn chế, không nên tuyệt đối hóa một phương thức nào mà cần kết hợp: cơ chế thị trường và điều tiết của Nhà nước.
+ Phân tích về cơ chế thị trường:
Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu mà có những khuyết tật nhất định, nhiều vấn đề thị trường không giải quyết nổi (độc quyền, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp, sự phân phối bất bình đẳng). Do đó theo Samuelson cần có sự can thiệp của chính phủ (Nhà nước) để khắc phục các khuyết tật.
+ Phân tích vai trò kinh tế của chính phủ (nhà nước):
99

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà nước cũng có những hạn chế như có nhiều vấn đề Nhà nước không lựa chon đúng, sự tài trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu quả (do chương trình quá lớn, thời gian quá dài), sự ảnh hưởng của chủ quan (Chính phủ bị chi phối bởi thiểu số người, hoặc bởi những người bất tài, tham nhũng,...) dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, không phù hợp với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị trường.
Vì vậy theo Samuelson sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn “trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh”.
Tóm lại, phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả “hai bàn tay” là Cơ chế thị trường (bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong nhiều lĩnh vực. Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ.
2. Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn
Theo Samuelson: do tính chất hạn chế của toàn bộ tài nguyên có thể sản xuất ra hàng hóa buộc xã hội chỉ được lựa chọn trong số hàng hóa tương đối khan hiếm để sản xuất.
Đưa ra quan điểm về hiệu quả sử dụng tài nguyên. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF).
Thực chất lí thuyết “sự lựa chọn” nhằm đưa ra được mô hình số lượng cho người tiêu dùng trong điều kiện kinh tế thị trường và trên cơ sở đó dự đoán được sự thay đổi của nhu cầu xã hội.
3. Lý thuyết thất nghiệp, lý thuyết về lạm phát, lý thuyết về tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán: Nắm vững một số khái niệm
4. Một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển
Đã chú ý phân tích, đánh giá đặc điểm, điều kiện và các nguồn lực để phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển để đưa ra lời khuyên và những giải pháp cho các nước hay mỗi nhóm nước. Đã có nước khai thác vận dụng thành công (NICs) nhưng là số ít. Thực chất đều nhằm phục vụ lợi ích các nước tư bản trong điều kiện mới (thống trị, bóc lột, nô dịch các nước kém phát triển).
Đòi hỏi sự thận trọng, sáng suốt của Chính phủ các nước kém phát triển để đạt tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và độc lập tự chủ.
Về đánh giá khái quát:
Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại có sự kế thừa, vận dụng và phát triển các lí thuyết kinh tế của nhiều trường phái trong lịch sử.
Hiện nay mọi nước trên thế giới đều có mô hình kinh tế hỗn hợp song lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại không thể áp dụng cho mọi nơi, mọi lúc, mọi quốc gia. Tuỳ từng điều kiện, khả năng và nguồn lực của mình, các nước có thể tiếp thu các nhân tố hợp lý để đề ra phương hướng, chính sách giải pháp phù hợp đảm bảo tốc độ phát triển cao và bền vững.
100

Chương 10: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại?
2. Nội dung cơ bản của lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của trường phái chính hiện đại. Sự vận dụng lý thuyết này ở Việt nam?
3. Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn?
4. Các lý thuyết tăng trưởng và phát triển đối với các nước đang phát triển và sự vận dụng các lý thuyết này ở nước ta?
5. Những đóng góp và hạn chế của các học thuyết kinh tế trường phái chính hiện

101

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới

CHƯƠNG XI: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA
TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI

GIỚI THIỆU
Mục đích yêu cầu:
Hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời học thuyết và nắm vững các đặc điểm của trường phái tự do mới.
Nắm vững nội dung và tư tưởng cơ bản của học thuyết kinh tế trường phái tự do mới. Cần liên hệ so sánh với các học thuyết kinh tế của các trường phái khác nhất là các trường phái kinh tế hiện đại.
Thấy được những đóng góp và hạn chế của các học thuyết trường phái này trong lý luận và trong thực tiễn.
Nội dung chính:
- Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của trường phái tự do mới.
- Một số lý thuyết tiêu biểu: Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức, các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ.
- Đánh giá chung về những tiến bộ và những hạn chế.

NỘI DUNG
11.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI
11.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lại lâm vào cuộc khủng hoảng lớn do đó bộc lộ sự bất lực của các chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản dựa trên học thuyết của trường phái Keynes.
Xuất hiện khuynh hướng phê phán học thuyết Keynes và do đó phục hồi tư tưởng tự do kinh tế nhưng có sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.
Nguồn gốc: Tư tưởng tự do kinh tế của các nhà cổ điển (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) được phát triển ở các nhà cổ điển mới (cuối thế kỷ XIX đến thập kỉ 30 của thế kỷ XX). Gọi là chủ nghĩa tự do cũ. Sau đó tư tưởng chủ nghĩa tư bản có điều tiết (Keynes) thống trị, đến những năm
70 của thế kỷ XX thì tư tưởng tự do kinh tế được phục hồi dẫn đến sự xuất hiện “chủ nghĩa tự do mới” hay “chủ nghĩa bảo thủ mới”.
102

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới
11.1.2. Đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái tự do mới
Đây là một trào lưu tư tưởng kinh tế tư sản. Chủ nghĩa tự do kinh tế gồm các lý thuyết đề cao tự do kinh doanh, tự do tham gia thị trường, coi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là hệ thống tự động do các quy luật kinh tế khách quan tự phát điều tiết.
Chủ nghĩa tự do mới: dựa trên nền tảng lập trường tự do tư sản cổ điển đồng thời lại muốn áp dụng và kết hợp quan điểm của trường phái Keynes, trường phái trọng thương ở mức độ nhất định để hình thành hệ tư tưởng mới điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Tư tưởng cơ bản của học thuyết kinh tế trường phái tự do mới là: Cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ nhất định (ủng hộ tự do kinh doanh nhưng thừa nhận sự điều tiết nhất định của Nhà nước, khẩu hiệu: “Tự do kinh doanh nhiều hơn, thị trường nhiều hơn, Nhà nước can thiệp ít hơn”).
Trong việc lí giải các hiện tượng và qua trình kinh tế trường phái này nhấn mạnh yếu tố tâm lý cá nhân trong việc qui định sản xuất và tiêu dùng, đồng thời sử dụng các công cụ toán học để chứng minh cho lý thuyết của mình.
Trường phái kinh tế của chủ nghĩa tự do mới phát triển rộng rãi ở các nước tư bản với màu sắc khác nhau, tên gọi khác nhau. Ví dụ: chủ nghĩa cá nhân mới (Anh), chủ nghĩa bảo thủ mới
(Mỹ), nền kinh tế thị trường xã hội (Đức),...

11.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIÊU BIỂU
11.2.1. Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức
11.2.1.1. Nền kinh tế thị trường xã hội
Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội.
Nền kinh tế thị trường xã hội không phải là nền kinh tế thị trường tư bản truyền thống (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20), không phải là nền kinh tế kế hoạch hoá ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng không phải là nền kinh tế thị trường hiện đại của trào lưu tự do mới vì trào lưu này quá coi nhẹ vai trò của nhà nước và các vấn đề xã hội.
Đây là nền kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ sáng kiến các nhân và lợi ích toàn xã hội, đồng thời phòng tránh được các khuyết tật lớn của thị trường, chống lạm phát, giảm thất nghiệp, quan tâm thực hiện công bằng xã hội. Các quyết đinh kinh tế và chính trị của nhà nước được hoạch định trên cơ sở chú ý đến những nhu cầu và nguyện vọng cá nhân.
Mô hình này theo đuổi các mục tiêu:
+ Bảo đảm và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công dân bằng cách bảo đảm cơ hội kinh doanh cá thể bằng một hệ thống an toàn xã hội.
+ Thực hiện công bằng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân phối.
+ Bảo đảm ổn định bên trong của xã hội (khắc phục khủng hoảng kinh tế, mất cân đối).
103

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới
Tư tưởng trung tâm của mô hình là:
+ Tự do thị trường, tự do kinh doanh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính độc lập kinh tế và chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thừa nhận vai trò nhất định của Nhà nước (để đảm bảo phối hợp sự tự do kinh tế với các quy tắc và chuẩn mực xã hội).
+ Được tổ chức theo kiểu “sân bóng đá” (Ropke và Erhard nêu ra)
Trong đó: - Xã hội là một sân bóng đá
- Các giai cấp và tầng lớp xã hội là các cầu thủ
- Nhà nước là trọng tài, đóng vai trò bảo đảm cho trận đấu diễn ra theo luật, tránh khỏi những tai họa.
11.2.1.2. Các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội
Thứ nhất, tuyệt đối đảm bảo quyền tự do cá nhân.
Thứ hai, bảo đảm công bằng xã hội thông qua các chính sách xã hội của nhà nước.
Thứ ba, chính sách kinh doanh theo chu kỳ. Nhà nước phải có chính sách khắc phục hậu quả của khủng hoảng chu kỳ, điều chỉnh mất cân đối.
Thứ tư, chính sách tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
Thứ năm, chính sách cơ cấu. Được coi là tiêu chuẩn đặc trưng, hạt nhân trong chính sách tăng trưởng. (Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu cách mạng khoa học công nghệ, đào tạo con người,..).
Thứ sáu, bảo đảm tính phù hợp với cạnh tranh trên thị trường, ngăn ngừa sự phá vỡ hay hạn chế cạnh tranh quá mức trên thị trường...
Ngày nay, lý thuyết này được phát triển thành lý thuyết “Xã hội có tổ chức”, “Xã hội phúc lợi chung”.
11.2.1.3. Các chức năng của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường - xã hội
Cạnh tranh là yếu tố trung tâm không thể thiếu, để có hiệu quả phải có sự bảo hộ của Nhà nước trên cơ sở tôn trọng quyền tự do của các xí nghiệp.
Chức năng cơ bản của cạnh tranh là:
+ Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu
+ Khuyến khích tiến bộ kĩ thuật
+ Phân phối thu nhập
+ Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng
+ Đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh
104

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới
+ Thực hiện kiểm soát sức mạnh kinh tế và chính trị
+ Đảm bảo quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân.
Các nhân tố đe dọa cạnh tranh là:
+ Từ chính phủ: có thể hạn chế, bóp méo cạnh tranh, với tư cách người quản lí xã hội sẽ làm suy yếu cạnh tranh.
+ Từ phía tư nhân: về cơ bản đó là sự hình thành tổ chức độc quyền
Do đó, các nhà kinh tế học Đức cho rằng cần phải có biện pháp bảo vệ cạnh tranh.
11.2.1.4. Yếu tố xã hội trong kinh tế thị trường - xã hội
Yếu tố xã hội được quan tâm đặc biệt với nội dung: nâng cao mức sống của các nhóm dân cư thu nhập thấp, bảo trợ xã hội đồng thời bảo vệ tất cả các thành viên trong xã hội.
Muốn giải quyết tốt các vấn đề xã hội cần phải tăng nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập một cách công bằng, xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội.
11.2.1.5. Vai trò của Chính phủ
Cần đảm bảo các quy tắc sau:
Quy tắc 1: Cần có Chính phủ nhưng chỉ cần can thiệp khi cần thiết với mức độ hợp lí
(Nguyên tắc hỗ trợ).
Quy tắc 2: Tạo sự hài hòa giữa các chức năng của Chính phủ với thị trường, can thiệp phải thích hợp với hệ thống thị trường, bảo đảm tương hợp với các quy luật thị trường.
11.2.1.6. Thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thị trường xã hội
Nền kinh tế thị trường có nhiều thành tựu song cũng có hạn chế. Cụ thể:
+ Thành tựu kinh tế xã hội:
- Đưa nước Đức từ một nước thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai trở thành một cường quốc kinh tế.
- Thực hiện được hai mục tiêu: tự do cá nhân và đoàn kết xã hội.
- Kết hợp được khả năng công nghiệp lớn mạnh dựa trên công nghệ hiện đại với sự phát triển thương mại thế giới mở rộng.
Nguyên nhân: Coi trọng năng suất cao, coi trọng nguồn nhân lực và việc đào tạo bồi dưỡng con người, coi trọng nghiên cứu - triển khai, quan tâm mạnh đến các vấn đề xã hội.
+ Hạn chế:
- Tăng trưởng kinh tế gần đây chậm lại
- Về xã hội: chủ nghĩa cá nhân cực đoan tăng lên, sự khủng hoảng về con người.
- Sự can thiệp của nhà nước cũng cần xem xét lại.
105

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới
11.2.2. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ
11.2.2.1. Thuyết trọng tiền (Đại biểu: Miltol Friedman)
∗ Nội dung của lý thuyết là:
Thứ nhất, cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc gia và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả (các biến số của kinh tế vĩ mô).
Về bản chất: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tương đối ổn định, cơ chế thị trường tự nó sẽ đảm bảo cân bằng cung cầu và không nhất thiết phải trải qua các chu kì kinh doanh.
Suy thoái và lạm phát cao là do nhà nước cung quá ít hoặc quá nhiều tiền cho nền kinh tế.
Cụ thể: tiền cung ứng tăng nhanh hơn mức thu nhập thì dân cư sẽ chi tiêu ngay số tiền đó là cầu tiêu dùng tăng dẫn đến tăng giá và lạm phát.
Ngược lại, tiền cung ứng ít hơn mức cần thiết thì chi tiêu giảm, tổng cầu giảm, hàng hóa bán ra chậm, dẫn đến trì trệ, thu hẹp sản xuất, hiện tượng suy thoái kinh tế và thất nghiệp xảy ra.
Tóm lại: biến động trong cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến biến động trong thu nhập, trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giá cả cùng với những biến động trong cơ cấu kinh tế và cạnh tranh,... dẫn tới chu kì kinh doanh (khủng hoảng kinh tế).
Có thể tác động vào chu kì kinh tế tư bản chủ nghĩa bằng việc chủ động điều tiết mức cung tiền tệ. Việc điều tiết này do Nhà nước thực hiện thông qua ngân hàng trung ương. Hiệu quả phụ thuộc vào trình độ và năng lực của Nhà nước.
Thứ hai, giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên có thể thông qua chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát.

M - Mức cung tiền tệ
Từ công thức: MV = PQ
Ta có: V = PQ / M

V - Tốc độ lưu thông tiền tệ
P - Giá cả TB của hàng hóa và dịch vụ
Q - Sản lượng (KL hàng hóa và dịch vụ trong năm)
P.Q - GNP danh nghĩa

Vì V có tính ổn định, Q không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào M.
Nên M thay đổi tác động trực tiếp đến P, do đó tác động đến giá cả, lạm phát và sự phát triển kinh tế.
Chủ trương ưu tiên chống lạm phát hơn là chống thất nghiệp (Thậm chí có thể chấp nhận tỉ lệ thất nghiệp cao để ngăn ngừa lạm phát), lạm phát là căn bệnh nan giải của xã hội chứ không phải thất nghiệp.
106

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới
Chỉ có chính sách tiền tệ mới giữ vai trò chủ đạo tác động đến ổn định và phát triển kinh tế
(không phải là các chính sách tài khóa như thuế và chi tiêu), trái với Keynes.
Tư tưởng điều tiết tiền tệ (Friedman) là: chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kì phát triển, trong thời kì khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng tiền tệ, trong thời kì ổn định nên giảm mức cung tiền tệ. Nhìn chung giữ mức cung của tiền tăng với tỉ lệ ổn định (3 - 4% / năm).
Thứ ba, ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh, ủng hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước không nên can thiệp nhiều vào kinh tế (chỉ giới hạn ở điều chỉnh mức cung tiền tệ, điều tiết lưu thông tiền tệ để ngăn chặn lạm phát).

∗ Đánh giá: Lý thuyết trọng tiền có ảnh hưởng sâu sắc trong nhiều nước tư bản phát triển, đặc biệt là Anh và Mỹ (Reagan và Thatcher).
Nhưng chỉ đạt hiệu quả kinh tế nhất thời, sau đó lại đưa đến những hậu quả mới.
11.2.2.2. Lý thuyết trọng cung
∗ Lý thuyết này xuất hiện ở Mỹ vào năm 1980, biểu hiện rõ sự đối lập với những tư tưởng trọng cầu của Keynes.
(Tiền bối: Marshall , Đại biểu: Arthur Laffer)
Lý thuyết trọng cung đề cao vai trò chủ động trong sản xuất của giới chủ, đề cao cơ chế tự điều tiết của thị trường tự do. Theo lý thuyết này, chỉ có khu vực kinh doanh tự do của tư nhân mới có khả năng đạt được sự phát triển kinh tế ổn định. Dù Chính phủ có tự đặt nhiệm vụ gì thì cũng không thể can thiệp vào kinh tế. Sự kích thích tư nhân sản xuất chỉ bắt đầu từ sản xuất và do thị trường tác động điều tiết. Sự ép buộc quá mức từ phía nhà nước có thể gây ra phản ứng tiêu cực làm thui chột năng lực và tính năng động của khu vực tư nhân.
∗ Nội dung của lý thuyết là:
+ Khối lượng sản xuất là kết quả của chi phí sản xuất, phản ánh kết quả hoạt động kinh tế.
Chi phí này mang lại kích thích kinh tế: chi phí sản xuất tăng thì khối lượng sản xuất càng lớn ⇒ cung tăng sẽ tạo ra cầu mới, cơ chế thị trường tự điều tiết sẽ dẫn tới cân bằng cung cầu. Sự điều tiết của chính phủ sẽ làm biến dạng cung cầu. Nhà nước (Chính phủ) có nhiệm vụ là xây dựng các điều kiện để các yếu tố kích thích kinh tế xuất hiện, nền kinh tế sẽ đạt được trạng thái lí tưởng.
- Khuyến khích nâng cao khối lượng và hiệu quả sản xuất.
- Tôn trọng tính chủ động của giới chủ, giảm tới mức tối đa sự can thiệp của Nhà nước Nguyên tắc: Đề cao lợi ích của khu vực tư nhân.
- Xem cạnh tranh là yếu tố cần thiết (tự do cạnh tranh).
+ Tiết kiệm là yêu cầu của mọi nền kinh tế. Muốn phát triển kinh tế không phải ở chỗ kích thích cầu mà phải tăng năng suất lao động bằng con dường kích thích lao động, đầu tư và tiết kiệm. Không có tiết kiệm sẽ không có bất kì sự tăng trưởng nào. (Phủ nhận quan điểm của Keynes đã coi tiết kiệm như là nguồn gốc của sản xuất thừa, phủ nhận việc kích thích cầu).
107

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới
+ Sự tác động vào tổng cung sẽ tạo ra những thế năng cho những mục tiêu ổn định dài hạn và việc hoạch định chính sách của Nhà nước chỉ mang lại hiệu quả cao khi nhằm vào các mục tiêu ổn định dài hạn.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung của nền kinh tế là:
- Lao động: số lượng, chất lượng người lao động.
- Vốn: khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn vốn.
- Tiến bộ kĩ thuật: cải tiến kĩ thuật, áp dụng khoa học, công nghệ mới.
Đây là yếu tố phải quan tâm hàng đầu nhằm khai thác một cách tối ưu.
+ Cần giảm thuế: sẽ tăng được tiết kiệm và đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh và cải tiến kĩ thuật, từ đó tăng sản phẩm và lợi nhuận, do đó không giảm thu ngân sách mà làm cho tăng
(tổng thu về thuế tăng). (Phê phán chính sách thuế cao của Keynes).
+ Công cụ chủ yếu để phân tích kinh tế là lí thuyết đường cong Laffer thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và mức thuế.
Tóm lại, cần có chính sách thuế hợp lí, mức thuế phù hợp.

∗ Đánh giá về lý thuyết: Lý thuyết trọng cung có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của chính quyền Reagan. Năm 1981, Reagan đã đề nghị giảm 25% thuế thu nhập nhưng thâm hụt ngân sách ngày càng lớn khiến người ta nghi ngờ...
+ Thu nhập là 0 khi thuế là 0% hoặc 100%
Thu nhập

+ Tổng thu nhập tăng thì thuế tăng (năng suất tăng)
+ Đến mức nhất định nếu thuế vẫn tăng thì tổng thu nhập giảm (Mức thuế quá cao)
Đường cong lý thuyết Laffer

0

100%

Mức thuế

11.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
11.3.1.Những tiến bộ
Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới đều nhận thấy những hạn chế của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh (nhất là lạm phát, thất nghiệp, bất công xã hội, khủng hoảng kinh tế chu
108

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới kỳ,...), đều đưa ra những cách giải quyết khác nhau về nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục.
Đã quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích cạnh tranh đồng thời quan tâm đến những vấn đề xã hội.
Có sự đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả can thiệp của Nhà nước vào kinh tế ở mức độ khác nhau, đã đưa ra một số giải pháp, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
11.3.2. Những hạn chế
Những hạn chế của các lý thuyết kinh tế trường phái tự do mới là:
+ Giải thích hiện tượng, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế mang tính chất chủ quan, phiến diện dựa vào yếu tố tâm lí xã hội, tâm lí tiêu dùng... mà không thấy được tính tổng thể, mối liên hệ biện chứng giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế.
+ Chưa vạch rõ nguyên nhân, bản chất của các hiện tượng kinh tế như thất nghiệp, lạm phát, bất công,... do đó đưa ra liều thuốc chữa chạy mang tính hiệu quả nhất thời và phiến diện.
Tóm lại, vẫn không giải quyết được triệt để mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản không chữa được tận gốc rễ căn bệnh của chủ nghĩa tư bản.

TÓM TẮT
+ Về hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của trường phái tự do mới:
Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lại lâm vào cuộc khủng hoảng lớn. Xuất hiện khuynh hướng phê phán học thuyết Keynes và do đó phục hồi tư tưởng tự do kinh tế nhưng có sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.
Đây là một trào lưu tư tưởng kinh tế tư sản. Chủ nghĩa tự do kinh tế gồm các lý thuyết đề cao tự do kinh doanh, tự do tham gia thị trường, coi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là hệ thống tự động do các quy luật kinh tế khách quan tự phát điều tiết.
Trường phái tự do mới dựa trên nền tảng lập trường tự do tư sản cổ điển đồng thời lại muốn áp dụng và kết hợp quan điểm của trường phái Keynes, trường phái trọng thương ở mức độ nhất định để hình thành hệ tư tưởng mới điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Tư tưởng cơ bản của trường phái là: Cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ nhất định Trong việc lí giải các hiện tượng và qua trình kinh tế: nhấn mạnh yếu tố tâm lý cá nhân đồng thời sử dụng các công cụ toán học để chứng minh cho lý thuyết của mình.
Trường phái này phát triển rộng rãi ở các nước tư bản với màu sắc khác nhau, tên gọi khác nhau.
+ Về nội dung:
Cần nắm vứng một số lý thuyết tiêu biểu sau:
1. Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức
109

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới
∗ Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội.
Tư tưởng trung tâm của mô hình:
Tự do thị trường, tự do kinh doanh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính độc lập kinh tế và chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thừa nhận vai trò nhất định của Nhà nước (để đảm bảo phối hợp sự tự do kinh tế với các quy tắc và chuẩn mực xã hội).
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường - xã hội:
Là yếu tố trung tâm không thể thiếu, để có hiệu quả phải có sự bảo hộ của Nhà nước trên cư sở tôn trọng quyền tự do của các xí nghiệp. Do đó, các nhà kinh tế học Đức cho rằng cần phải có biện pháp bảo vệ cạnh tranh.
Yếu tố xã hội trong kinh tế thị trường - xã hội được quan tâm đặc biệt .
Vai trò của Chính phủ:
Quy tắc 1: Cần có Chính phủ nhưng chỉ cần can thiệp khi cần thiết với mức độ hợp lí
(Nguyên tắc hỗ trợ).
Quy tắc 2: Tạo sự hài hòa giữa các chức năng của Chính phủ với thị trường, can thiệp phải thích hợp với hệ thống thị trường, bảo đảm tương hợp với các quy luật thị trường.
2. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ
a) Thuyết trọng tiền (Đại biểu: Miltol Friedman):
Thứ nhất, cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc gia và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả (các biến số của kinh tế vĩ mô).
Có thể tác động vào chu kì kinh tế TBCN bằng việc chủ động điều tiết mức cung tiền tệ.
Việc điều tiết này do Nhà nước thực hiện thông qua ngân hàng trung ương. Hiệu quả phụ thuộc vào trình độ và năng lực của Nhà nước.
Thứ hai, giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên có thể thông qua chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát.Chủ trương ưu tiên chống lạm phát hơn là chống thất nghiệp.
Thứ ba, ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh, ủng hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước không nên can thiệp nhiều vào kinh tế (chỉ giới hạn ở điều chỉnh mức cung tiền tệ, điều tiết lưu thông tiền tệ để ngăn chặn lạm phát).
b) Lý thuyết trọng cung: (Tiền bối: Marshall, Đại biểu: Arthur Laffer)
Đề cao vai trò chủ động trong sản xuất của giới chủ, đề cao cơ chế tự điều tiết của thị trường tự do. Theo lý thuyết này, chỉ có khu vực kinh doanh tự do của tư nhân mới có khả năng đạt được sự phát triển kinh tế ổn định. Dù Chính phủ có tự đặt nhiệm vụ gì thì cũng không thể can thiệp vào kinh tế. Sự kích thích tư nhân sản xuất chỉ bắt đầu từ sản xuất và do thị trường tác động
110

Chương 11: Học thuyết kinh tế của trường phái chính tự do mới điều tiết. Sự ép buộc quá mức từ phía nhà nước có thể gây ra phản ứng tiêu cực làm thui chột năng lực và tính năng động của khu vực tư nhân.
Phủ nhận quan điểm của Keynes đã coi tiết kiệm như là nguồn gốc của sản xuất thừa, phủ nhận việc kích thích cầu. Sự tác động vào tổng cung sẽ tạo ra những thế năng cho những mục tiêu ổn định dài hạn và việc hoạch định chính sách của Nhà nước chỉ mang lại hiệu quả cao khi nhằm vào các mục tiêu ổn định dài hạn.
Công cụ chủ yếu để phân tích kinh tế là lí thuyết đường cong Laffer thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và mức thuế.
+ Về đánh giá chung:
Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới đều nhận thấy những hạn chế của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, đều đưa ra những cách giải quyết khác nhau về nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục. Đã quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích cạnh tranh đồng thời quan tâm đến những vấn đề xã hội.
Mặt khác còn mang tính chất chủ quan, phiến diện dựa vào yếu tố tâm lí xã hội, tâm lí tiêu dùng...Chưa vạch rõ nguyên nhân, bản chất của các hiện tượng kinh tế như thất nghiệp, lạm phát, bất công,... do đó đưa ra liều thuốc có tính hiệu quả nhất thời và phiến diện.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái tự do mới?
2. Trình bày lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức. Thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thị trường xã hội?
3. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết trọng tiền ở Mỹ.
4. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết trọng cung ở Mỹ.
5. Những đóng góp và hạn chế của các học thuyết kinh tế trường phái tự do mới.

111

Chương 12: Trường phái thể chế

CHƯƠNG XII: TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ

GIỚI THIỆU
Mục đích yêu cầu:
Hiểu được hoàn cảnh lịch sử xuất hiện các học thuyết kinh tế thuộc trường phái thể chế và các đặc điểm của nó.
Nắm vững tư tưởng và nội dung cơ bản của trường phái thể chế.
Vị trí vai trò của trường phái này trong điều kiện hiện nay.
Nội dung chính:
- Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của trường phái thể chế.
- Một số khuynh hướng và lý thuyết của trường phái thể chế: Trường phái thể chế cũ, trường phái thể chế mới.
- Đánh giá chung về những tiến bộ và những hạn chế.

NỘI DUNG
12.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ
12.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Trường phái thể chế được truyền bá rộng rãi từ những năm 20 - 30 của thế kỷ XX nhưng xuất hiện sớm hơn, đó là từ cuối thế kỷ XIX. Sự nảy sinh trường phái thể chế với tư cách là sự đối lập của giai cấp tiểu tư sản đối với chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này diễn ra trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và sự thống trị của độc quyền. Đồng thời có sự thoái trào của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.
Trường phái thể chế tồn tại song song bên cạnh các trường phái kinh tế khác nhưng đặc biệt từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX có tác động ảnh hưởng rất lớn.
Các giai đoạn phát triển của trường phái thể chế:
+ 1920 - 1930 Trường phái thể chế cổ điển, thời kỳ mở rộng trường phái thể chế.
+ Trước và sau chiến tranh thế giới thứ 2: Trường phái thể chế thực chứng
+ 1960 - 1970 đến nay: Trường phái thể chế mới, nổi bật là trường phái thể chế gắn rất chặt với sự tác động ngày càng mạnh mẽ của cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ.
112

Chương 12: Trường phái thể chế
12.1.2. Đặc điểm của trường phái thể chế
Tư tưởng cơ bản của trường phái thể chế là: Đề cao vai trò của các thể chế xã hội của khoa học kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế. Động lực của sự phát triển xã hội là các thể chế xã hội.
(Các hình thức gia đình, nhà nước, tổ chức kinh tế (độc quyền), nghiệp đoàn,... Có thể là sự biểu hiện của TLSX, động cơ xử sự, phương thức tư duy như tập tục, truyền thống, biểu hiện về luật pháp, luân lí).
Đặc điểm nổi bật nhất là: tính không thuần nhất (tức là không có định nghĩa chung cho các quá trình kinh tế, vì thế tạo nên nhiều trào lưu, khuynh hướng khác nhau ngay trong trường phái).
Theo trường phái này: Động lực của sự phát triển xã hội là các thể chế xã hội (gia đình, nhà nước, tổ chức độc quyền, nghiệp đoàn,... có thể là sự biểu hiện của tâm lý xã hội, động cơ xử sự, phương thức tư duy: tập tục, truyền thống, biểu hiện về luật pháp, luân lí,...).
Trường phái thể chế đã khẳng định các phạm trù kinh tế (chế độ sở hữu, thuế, tiền tệ, lợi nhuận,...) là hình thức thể hiện của tâm lí học trong xã hội.
Trường phái thể chế không thừa nhận tác động của các quy luật kinh tế khách quan, không phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà chỉ phân tích sự tiến hóa của tư liệu sản xuất.
Những nhà kinh tế của trường phái thể chế muốn:
- Thay thế môn kinh tế bằng môn lịch sử và sự phân tích tâm lí (nghiên cứu nếp sống, thói quen, tập tục, truyền thống, tác động của các yếu tố xã hội và đạo đức).
- Thay thế nghiên cứu lí luận bằng phương pháp mô tả.
Về đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Trường phái thể chế đi sâu vào mặt thể chế và kết cấu kinh tế xã hội, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển và tác dụng của các “thể chế” để phân tích xã hội.
- Coi mối quan hệ tập thể, các thể chế kinh tế - xã hội là cơ sở phát triển kinh tế.
- Đối tượng nghiên cứu vượt khỏi phạm vi của kinh tế tư bản truyền thống.

12.2. MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG VÀ LÝ THUYẾT CỦA TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ
12.2.1. Trường phái thể chế cũ (cổ điển)
12.2.1.1. Khuynh hướng thể chế tâm lí - xã hội
(Đại biểu: Veblen - Được coi là người sáng lập trường phái thể chế).
Đặc điểm và nội dung cơ bản của khuynh hướng này là:
+ Cách tiếp cận tâm lí - xã hội đối với các hiện tượng kinh tế, đi phân tích phẩm hạnh và tư duy của các nhóm xã hội.
113

Chương 12: Trường phái thể chế
+ Phân tích các hiện tượng kinh tế trong khi xem xét chúng như những tập quán đã được xác lập. Theo ông: tình cảm huyết thống, bản năng tài nghệ, lòng hiếu học, khát khao trị thức là những động lực thôi thúc hoạt động kinh tế.
+ Phê phán gay gắt các tệ nạn trong xã hội tư bản và cho rằng mâu thuẫn chủ yếu của xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực quản lí và lưu thông.
+ Đồng nhất tính quy luật phát triển xã hội với quy luật sinh học thì lại không chấp nhận quan điểm Mác xít về lao động, bản chất tư bản, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phản đối đấu tranh giai cấp.
+ Bác bỏ quan hệ con người đối với tư liệu sản xuất, bỏ qua vị trí con người trong quá trình sản xuất.
Veblen là người đặt nền móng và đề xướng thuyết “kĩ thuật quyết định” có nội dung là đề cao vai trò tri thức trong sự phát triển xã hội hiện đại, cho rằng có thể thay đổi chế độ bằng cách chuyển chính quyền vào tay giới trí thức kĩ thuật, bằng sự đấu tranh của các nhà kĩ thuật, kĩ sư để buộc các nhà kinh doanh phải theo điều kiện của họ.
12.2.1.2. Khuynh hướng thể chế pháp lí - xã hội (Commons)
Là sự truyền bá chủ nghĩa cải lương trong phong trào công nhân.
Đặc điểm và nội dung cơ bản của khuynh hướng này là:
+ Xác định bản chất của tư bản không phải là bóc lột công nhân và tạo giá trị thặng dư mà là quan hệ thị trường, và trong điều kiện CNTB hiện đại thì biểu hiện như là “sự cạnh tranh không trung thực”.Từ đó có thể sử dụng các cơ quan pháp luật để sửa chữa
+ Phủ định sự hiện diện của các giai cấp mà chỉ tồn tại những nhóm nghề nghiệp và có
“xung đột xã hội” nảy sinh khi hợp tác với nhau.
+ Khắc phục bằng cách là hoàn thiện các tiêu chuẩn pháp chế sẽ đem lại khả năng cho tiến bộ xã hội. Cụ thể theo lý thuyết này thì:
- Quan hệ tư bản và công nhân: là sự “giao ước” có tính chất pháp lí của các thành viên bình đẳng theo các quy tắc luật định.
- Bằng cánh thiết chế các quy tắc có thể xóa bỏ mọi mâu thuẫn, xung đột xã hội.
+ Các phạm trù kinh tế biểu hiện như là các quan hệ pháp lí.
Ví dụ:
“Sở hữu” là hình thức pháp lí gồm có sở hữu vật chất, sở hữu phi vật chất và sở hữu không cảm nhận (các loại giấy tờ có giá trị, nợ và nghĩa vụ trả nợ,...). Trong đó sở hữu không cảm nhận là nội dung của “các giao ước” ⇒ Đứng đầu trong nghiên cứu của Commons là mô tả việc bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán,... , đặt lên hàng đầu lĩnh vực lưu thông.
Từ đó bản chất tư bản không phải nằm trong sự vận động của tư bản công nghiệp (tư bản sản xuất) mà là trong sự vận động của tư bản giả.
114

Chương 12: Trường phái thể chế
12.2.1.3. Khuynh hướng thể chế thống kê
(Đại biểu là Mitchell - Nổi tiếng về nghiên cứu các hiện tượng kinh tế có tính chu kì).
Đối tượng nghiên cứu của khuynh hướng này là
- Tìm tòi cụ thể các chỉ tiêu bằng số, tìm hiểu các quy luật trong sự biến động của các chỉ số này để cải thiện chúng và điều tiết kinh tế.
- Nghiên cứu các vấn đề lưu thông tiền tệ và đặc biệt chú ý xem xét “các chu kì kinh doanh”, tính độ dài các chu kì, xây dựng mô hình phát triển không có khủng hoảng, xây dựng các chỉ số, các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế và sử dụng nó để lí giải tình trạng CNTB.
Ví dụ:
“Phong vũ biểu trạng huống Havốt” để dự báo “Thời tiết kinh tế”.
+ Được phân tích bởi 3 đường cong dựa trên các chỉ số tư bản
Đường cong A - chỉ số đầu cơ
Đường cong B - chỉ số kinh doanh
Đường cong C - chỉ số thị trường tiền tệ.
+ Số liệu chủ yếu thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ dẫn đến dự báo sai.
Lý giải sự phát triển xã hội không phải là sự phát triển của cá nhân mà là sự hoàn thiện mối liên hệ tập thể các thành viên. Nhìn thấy sự phát triển trong sự tiến hóa của các thể chế, tăng quy chế Nhà nước và sự can thiệp của thể chế Nhà nước vào kinh tế nhưng không đánh giá được tính hợp lí của thể chế này mà chỉ tái hiện và mô tả.
12.2.2. Trường phái thể chế mới
Trường phái này dựa trên thuyết “Kỹ thuật quyết định” của Veblen và trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển.
Bao gồm các thuyết “Xã hội công nghiệp”, “Xã hội công nghiệp mới”, “Xã hội hậu công nghiệp”.
12.2.2.1. Thuyết xã hội công nghiệp (những năm 60 của thế kỷ XX)
Lý thuyết này tuyên bố thủ tiêu vai trò chủ đạo của sở hữu trong kinh tế, chuyển vai trò quyết định phát triển kinh tế sang các công ty lớn. Tập trung quyền lực công ty vào tay các nhà khoa học và quản lí, ứng dụng kĩ thuật, quản lí có tổ chức nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản của xã hội, nhờ Nhà nước điều tiết.
Theo họ kỹ thuật làm thay đổi không chỉ việc áp dụng các quy luật kinh tế mà cả các quy luật trong khuôn khổ “Xã hội chủ nghĩa” như:
+ Việc bóc lột công nhân bị thủ tiêu.
+ Bảo đảm đối với tài sản được đặt hàng đầu và có thể giải quyết bằng những phương pháp khác nhau (tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa) của nền “văn minh công nghiệp”.
115

Chương 12: Trường phái thể chế
+ Các công ty không còn mang tính chất độc quyền, không chỉ mục đích lợi nhuận mà còn hướng đến việc thoả mãn tốt hơn nhu cầu xã hội, thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
12.2.2.2. Thuyết “Xã hội công nghiệp mới”
Các đại biểu đưa ra thuyết này đã dùng lăng kính “công nghệ học quyết định”. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật quyết định sự tiến hóa xã hội, làm cho chủ nghĩa tư bản tiến hóa sang “Xã hội công nghiệp mới”.
Trong xã hội công nghiệp mới có các đặc điểm như:
+ Tư bản mất quyền lực
+ Người có tri thức chuyên môn được trọng thị
+ Quyền lực chuyển vào tay “tổ hợp chuyên gia”
+ Do đó, mục tiêu không phải lợi nhuận tối đa nữa, xóa bỏ giàu nghèo, giai cấp.
Theo thuyết này chỉ bằng các biện pháp cải lương có thể cải tạo chủ nghĩa tư bản thành xã hội công nghiệp mới.
Ví dụ:
Galbraith đưa ra tổng thể gồm: hệ thống kế hoạch và hệ thống thị trường:
+ Hệ thống kế hoạch: do khoảng 1000 công ty lớn hợp thành, kinh doanh theo kế hoạch, có quyền lực xác định giá cả, chi phí, công nghệ và quyền lực đối với xã hội và Nhà nước.
+ Hệ thống thị trường: có hàng triệu hãng kinh doanh nhỏ hợp thành. Đặc điểm: sử dụng kĩ thuật công nghệ tương đối giản đơn, quan hệ thị trường thống trị.
Hai hệ thống có mối quan hệ lệ thuộc, trao đổi. Trong mối quan hệ giữa hai hệ thống có sự bất bình đẳng. Hệ thống kế hoạch có ưu thế tổ chức, còn hệ thống thị trường có nhiều điểm yếu vì thế phải phục tùng hệ thống kế hoạch và chịu thiệt thòi về thu nhập.
Tóm lại, hệ thống thị trường bị hệ thống kế hoạch bóc lột giống như các nước đang phát triển bị các nước phát triển bóc lột.
Sự đối lập hai hệ thống là xung đột cơ bản của xã hội Mỹ và là nguồn gốc mọi căn bệnh của xã hội tư bản.
Biện pháp giải quyết là cải cách để xóa bỏ bất bình đẳng (hạn chế quyền lực của hệ thống kế hoạch, tăng quyền lực của hệ thống thị trường...).
Vai trò Nhà nước được hoàn thiện bởi “Tổ hợp chuyên gia” là hội đồng quản trị xã hội, trở thành “Nhà nước toàn dân”, chỉ kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế.
12.2.2.3. Thuyết “Xã hội hậu công nghiệp”
Đại diện: D.Bell (nhà xã hội học Mỹ)
Tác phẩm: “Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp: hướng dẫn một dự đoán xã hội”
(1973).
116

Chương 12: Trường phái thể chế
Trọng tâm của lý thuyết là: “Nguyên lý trục”
Theo D.Bell sự phát triển xã hội gắn với sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa – chính trị. Mỗi lĩnh vực dựa trên nguyên lý một trục nhất định.
Các lý thuyết về sự phát triển xã hội: chỉ dựa trên một trục, ví dụ:
+ Theo Mác: “Học thuyết kinh tế quyết định” (Theo trục quan hệ sở hữu).
+ Theo thuyết “Xã hội hậu công nghiệp”: Kỹ thuật quyết định (Theo trục các thay đổi kỹ thuật). + Thei thuyết xã hội hậu công nghiệp: Xác định “xã hội hậu công nghiệp” theo trục công nghệ và tri thức.
Đặc trưng:
+ Nền kinh tế chuyển từ công nghiệp chế biến là trụ cột sang dịch vụ làm trụ cột
+ Các chuyên gia lành nghề và kĩ thuật viên chiếm ưu thế
+ Tri thức luận giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các phương sách kinh tế và xác định cấu trúc xã hội
+ Kỹ thuật của tương lai được tiến hành theo kế hoạch, có điều tiết, định hướng kinh tế - kĩ thuật đối với việc kiểm soát và đánh giá công nghệ.
+ Các chính sách chế định đều phải được thông qua “công nghệ trí tuệ”.
Cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã biến đổi về chất, trở thành “Xã hội công nghiệp”
+ Không còn là chủ nghĩa tư bản cũng không phải là chủ nghĩa xã hội
+ Trong xã hội: khoa học kĩ thuật có vai trò ngày càng tăng và chiếm địa vị quyết định, chế độ tư hữu mất dần tác dụng, mâu thuẫn xã hội được loại trừ.

12.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT

∗ Là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản đế quốc, trường phái thể chế đang trong qua trình vận động, chưa kết thúc. Do đó, sự đánh giá chưa phải là kết luận cuối cùng.
12.3.1. Những tiến bộ
Trường phái thể chế có những tiến bộ, đó là:
+ Trong khi nhận thức được vai trò và tác động của các mặt đời sống xã hội, đặc biệt nhận thức khá sâu sắc tác động của khoa học kĩ thuật và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế trong xã hội hiện đại, trường phái thể chế đặt vấn đề nghiên cứu tổng thể nền kinh tế, xã hội trong qua trình vận động lịch sử, nghiên cứu kinh tế trong mối liên hệ tác động với các mặt khác của đời sống xã hội do đó ít nhiều khắc phục mâu thuẫn, cứu vãn sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản có sự biến đổi thích nghi.
117

Chương 12: Trường phái thể chế
+ Là cơ sở của các học thuyết chính trị - xã hội tư bản như: thuyết hội tụ, thuyết phúc lợi chung, “Nhà nước tư bản toàn cầu”.
+ Nghiên cứu giúp chúng ta nhìn nhận khoa học hơn về học thuyết Mác - Lênin. Phạm vi rộng, đụng chạm đến nhiều mặt của đời sống xã hội nên để hiểu đầy đủ cần có hiểu biết rộng, phối hợp nghiên cứu đa ngành, liên ngành: kinh tế, chính trị, xã hội học, tâm lí học, lịch sử,...
12.3.2. Những hạn chế
Những hạn chế của trường phái thể chế là:
+ Nói chung đứng trên quan điểm duy tâm khi nghiên cứu kinh tế, xã hội (phủ định vai trò cơ sở kinh tế của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu, đề cao vai trò của các yếu tố kinh tế như: tâm lí, pháp lí, tri thức...).
Bản chất: Là một trào lưu tư sản dù có phê phán gay gắt những khuyết tật của xã hội tư bản và thậm chí có những đại diện được coi là “những người cấp tiến”.
+ Phản ánh hệ tư tưởng tư sản, đứng trên lập trường giai cấp tư sản bênh vực lợi ích của tư bản độc quyền và CNTB.
+ Mọi lí luận đưa ra đều nhằm chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội.

TÓM TẮT
Về hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của trường phái thể chế
Truyền bá rộng rãi từ những năm 20 - 30 của thế kỷ XX nhưng xuất hiện sớm hơn, đó là từ cuối thế kỷ XIX, trong quá trình CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và sự thống trị của độc quyền., đồng thời có sự thoái trào của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.
Tư tưởng cơ bản là của trường phái thể chế là đề cao vai trò của các thể chế xã hội của khoa học kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế. Động lực của sự phát triển xã hội là các thể chế xã hội.
Đặc điểm nổi bật nhất của các học thuyết kinh tế trường phái thể chế là tính không thuần nhất. Không thừa nhận tác động của các quy luật kinh tế khách quan, không phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà chỉ phân tích sự tiến hóa của tư liệu sản xuất.
Các đại biểu của trường phái này đã thay thế môn kinh tế bằng môn lịch sử và sự phân tích tâm lí.Thay thế nghiên cứu lí luận bằng phương pháp mô tả.
Về nội dung cơ bản:
Cần hiểu và phân biệt các khuynh hướng trong trường phái thể chế từ khi xuất hiện đến nay, các khuynh hướng nổi bật là:
1. Trường phái thể chế cũ (cổ điển)
Có các khuynh hương tiêu biểu sau:
Khuynh hướng thể chế tâm lí - xã hội (Đại biểu: Veblen - Được coi là người sáng lập trường phái thể chế).
118

Chương 12: Trường phái thể chế
Là người đặt nền móng và đề xướng thuyết “kĩ thuật quyết định”: đề cao vai trò tri thức trong sự phát triển xã hội hiện đại, cho rằng có thể thay đổi chế độ bằng cách chuyển chính quyền vào tay giới trí thức kĩ thuật.
Khuynh hướng thể chế pháp lí - xã hội (Commons):
Truyền bá chủ nghĩa cải lương trong phong trào công nhân.Xác định bản chất của tư bản không phải là bóc lột công nhân và tạo giá trị thặng dư mà là quan hệ thị trường, và trong điều kiện CNTB hiện đại thì biểu hiện như là “sự cạnh tranh không trung thực”.Từ đó có thể sử dụng các cơ quan pháp luật để sửa chữa. Hoàn thiện các tiêu chuẩn pháp chế sẽ đem lại khả năng cho tiến bộ xã hội.
Khuynh hướng thể chế thống kê (Mitchell)
Lí giải sự phát triển xã hội không phải là sự phát triển của cá nhân mà là sự hoàn thiện mối liên hệ tập thể các thành viên. Nhìn thấy sự phát triển trong sự tiến hóa của các thể chế, tăng quy chế Nhà nước và sự can thiệp của thể chế Nhà nước vào kinh tế nhưng không đánh giá được tính hợp lí của thể chế này mà chỉ tái hiện và mô tả.
2. Trường phái thể chế mới
Dựa trên thuyết “Kĩ thuật quyết định” của Veblen và trong điều kiện cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển. Bao gồm các thuyết “Xã hội công nghiệp”, “Xã hội công nghiệp mới”, “Xã hội hậu công nghiệp”.
Có các học thuyết sau:
Thuyết xã hội công nghiệp (những năm 60 của thế kỷ XX):
Tuyên bố thủ tiêu vai trò chủ đạo của sở hữu trong kinh tế, chuyển vai trò quyết định phát triển kinh tế sang các công ty lớn. Tập trung quyền lực công ty vào tay các nhà khoa học và quản lí, ứng dụng kĩ thuật, quản lí có tổ chức nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản của xã hội, nhờ Nhà nước điều tiết.
Thuyết “Xã hội công nghiệp mới”:
Dùng lăng kính “công nghệ học quyết định”. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật quyết định sự tiến hóa xã hội. Làm cho chủ nghĩa tư bản tiến hóa sang “Xã hội công nghiệp mới”
Thuyết “Xã hội hậu công nghiệp”: Trọng tâm: “Nguyên lí trục”
Sự phát triển xã hội gắn với sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa – chính trị. Mỗi lĩnh vực dựa trên nguyên lí một trục nhất định. Xác định “xã hội hậu công nghiệp” theo trục công nghệ và tri thức.
Cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã biến đổi về chất, trở thành “Xã hội công nghiệp”.
Không còn là chủ nghĩa tư bản cũng không phải là chủ nghĩa xã hội
Về đánh giá khái quát

∗ Là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản đế quốc, trường phái thể chế đang trong quá trình vận động, chưa kết thúc. Do đó, sự đánh giá chưa phải là kết luận cuối cùng.
119

Chương 12: Trường phái thể chế
Trước mắt tạm thời có những nhận định sau về trường phái thể chế:
+ Đã nhận thức được vai trò và tác động của các mặt đời sống xã hội, đặc biệt nhận thức khá sâu sắc tác động của khoa học kĩ thuật và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế trong xã hội hiện đại.
+ Bản chất: Là một trào lưu tư sản dù có phê phán gay gắt những khuyết tật của xã hội tư bản và thậm chí có những đại diện được coi là “những người cấp tiến”. Mọi lí luận đưa ra đều nhằm chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội.
+ Nghiên cứu giúp chúng ta nhìn nhận khoa học hơn về học thuyết Mác - Lênin. Phạm vi rộng, đụng chạm đến nhiều mặt của đời sống xã hội nên để hiểu đầy đủ cần có hiểu biết rộng, phối hợp nghiên cứu đa ngành, liên ngành: kinh tế, chính trị, xã hội học, tâm lí học, lịch sử,...

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế trường phái thể chế?
2. Những nội dung tư tưởng cơ bản của trường phái thể chế mới?
3. Trình bày những đóng góp của trường phái thể chế mới trong việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế hiện nay và ý nghĩa của việc nghiên cứu trường phái này?

120

Hướng dẫn trả lời

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

CHƯƠNG I
1. Phân biệt tư tưởng kinh tế và học thuyết kinh tế, lịch sử tư tưởng kinh tế và lịch sử học thuyết kinh tế.
Cần trình bày được các nội dung chủ yếu sau:
+ Các khái niệm: tư tưởng kinh tế, học thuyết kinh tế, lịch sử tư tưởng kinh tế và lịch sử học thuyết kinh tế.
+ Sự khác nhau trong cấp độ nhận thức (học thuyết kinh tế đòi hỏi sự nhận thức đã được hệ thống), khác nhau trong phạm vi nghiên cứu (Lịch sử tư tưởng nghiên cứu trong thời gian dài, rộng hơn).
2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là gì?
+ Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là các quan điểm kinh tế đã được hình thành trong một hệ thống nhất định, những quan điểm kinh tế chưa trở thành hệ thống nhưng có ý nghĩa lịch sử thì thuộc môn lịch sử tư tưởng kinh tế.
+ Trong quá trình nghiên cứu phải chỉ ra những cống hiến, những giá trị khoa học cũng như phê phán có tính lịch sử những hạn chế của các đại biểu, các trường phái kinh tế học.
+ Không dừng lại ở cách mô tả mà phải đi sâu vào bản chất của vấn đề, tìm hiểu quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp được giải quyết vì lợi ích giai cấp nào, tầng lớp nào.
3. Chức năng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế và ý nghĩa của việc nghiên cứu môn học này?
+ Môn lịch sử các học thuyết kinh tế có 4 chức năng là: Chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn, chức năng tư tưởng, chức năng phương pháp luận.
+ Qua các chức năng của môn học mà thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhằm giúp cho người học hiểu sâu, rộng, có nguồn gốc về những vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế chính trị
Mác - Lênin nói riêng. Mặt khác còn giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế hiện đại.

CHƯƠNG II
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương?
+ Cần phân tích được chủ nghĩa trọng thương ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất phong kiến ta rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được xác lập, đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ ngày càng tăng.
121

Hướng dẫn trả lời
Những đặc điểm chủ yếu: Cần nêu được 4 đặc điểm chủ yếu sau:
- Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của họ còn đơn giản, chủ yếu là mô tả bề ngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích được bản chất của các hiện tượng kinh tế.
- Chủ nghĩa trọng thương chưa hiểu biết các quy luật kinh tế, do đó họ rất coi trọng vai trò của nhà nước đối với kinh tế.
- Chủ nghĩa trọng thương chỉ mới dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông mà chưa nghiên cứu lĩnh vực sản xuất.
- Chủ nghĩa trọng thương mặc dù có những đặc trưng cơ bản giống nhau, nhưng ở các nước khác nhau thì có những sắc thái dân tộc khác nhau ví dụ: ở Pháp chủ nghĩa trọng thương kỹ nghệ
Pháp, ở Tây Ban Nha là chủ nghĩa trọng thương trọng kim, ở Anh là chủ nghĩa trọng thương trọng thương mại.
2. Phân tích những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương? Vai trò của chủ nghĩa trọng thương với sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
+ Những tư tưởng kinh tê chủ yếu: Cần nêu được những nội dung chủ yếu sau:
- Thứ nhất, họ đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. Theo họ “một xã hội giàu có là có được nhiều tiền” “sự giầu có tích luỹ được dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn”.
- Thứ hai, để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương, họ cho rằng: “ nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm”, muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”.
- Thứ ba, họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. Do đó chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác
(mua rẻ, bán đắt).
- Thứ tư, tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển.
+ Vai trò của chủ nghĩa trọng thương đối với sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Phải nêu được những tiến bộ của chủ nghĩa trọng thương, đặc biệt là những đóng góp về lý luận đối với sự ra đời và phát triển của quá trình tích luỹ nguyên thuỷ và nền sản xuất hàng hoá.
3. Trình bày những nội dung cơ bản trong các giai đoạn của học thuyết trọng thương?
+ Phải nêu được các giai đoạn phát triển của trường phái trọng thương, trong từng giai đoạn đó trình bày những nội dung tư tưởng và trường phái chính.
+ Đánh giá sự phát triển (tiến bộ và hạn chế) của các giai đoạn phát triển của trường phái.
122

Hướng dẫn trả lời
4. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của chủ nghĩa trọng thương? ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của những học thuyết kinh tế sau này?
+ Phải nêu được những tiến bộ và hạn chế của chủ nghĩa trọng thương.
+ Ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của những học thuyết kinh tế sau này:
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra nhưng tiền để lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này, cụ thể:
- Đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền.
- Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận.
- Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
- Tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong những tư tưởng tiến bộ.

CHƯƠNG III
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông?
Cần trình bày được những nội dung chủ yếu sau:
+ Vào giữa thế kỷ thứ XVIII hoàn cảnh kinh tế - xã hội Pháp đã có những biến đổi, khi ấy những chính sách kinh tế theo quan điểm trọng thương không còn phù hợp mà còn kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Thứ nhất, Sức mạnh kinh tế chủ nghĩa tư bản to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp… đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời mà mâu thuẫn sâu sắc với xu thế đang lên của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi phải có lý luận giải quyết những mâu thuẫn đó.
- Thứ ba, nguồn gốc của cải duy nhất là tiền, nguồn gốc sự giàu có của một quốc gia, dân tộc duy nhất là dựa vào đi buôn… (quan điểm của chủ nghĩa trọng thương) đã tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản sinh lời từ sản xuất… đòi hỏi cần phải đánh giá lại những quan điểm đó.
- Thứ tư, ở Pháp lúc này có một tình hình đặc biệt, là lẽ ra đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương sẽ mở đường cho công trường thủ công phát triển thì lại khuyến khích chủ nghĩa trọng nông ra đời. Sự phát triển nông nghiệp Pháp theo hướng kinh tế chủ trại, kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản chứ không bó hẹp kiểu phát canh thu tô theo lối địa chủ như trước. Đúng như Mác đánh giá: xã hội Pháp lúc bấy giờ là chế độ phong kiến nhưng lại có tính chất tư bản, còn xã hội tư bản lại mang cái vỏ bề ngoài của phong kiến.
2. Phân tích, làm rõ nội dung học thuyết trọng nông về sản phẩm ròng?
Phân tích học thuyết về sản phẩm ròng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:

123

Hướng dẫn trả lời
Học thuyết này là trung tâm của học thuyết kinh tế trọng nông, đây là bước tiến quan trọng trong lý luận kinh tế của nhân loại, nội dung chính của lý luận có thể tóm lược thành những nội dung cơ bản sau:
+ Sản phẩm ròng là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi trừ đi chi phí lao động và chi phí cần thiết để tiến hành canh tác.
+ Sản phẩm ròng là quà tặng của tự nhiên cho con người, không phải do quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp mang lại.
+ Chỉ ngành sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng các ngành khác như công nghiệp, thương mại không thể sản xuất ra sản phẩm ròng.
+ Có hai nguyên tắc hình thành giá trị hàng hoá khác nhau giữa công nghiệp và nông nghiệp:
- Trong công nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng chi phí sản xuất như: tiền lương, nguyên nhiêu vật liệu và sự quản lý của các nhà tư bản…
- Trong nông nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng chi phí sản xuất tương tự như trong công nghiệp nhưng cộng thêm với sản phẩm ròng mà công nghiệp không có, bởi vì chỉ có nông nghiệp mới có sự giúp sức của tự nhiên làm sinh sôi nẩy nở nhiều của cải mới.
+ Từ lý luận về sản phẩm ròng đi đến lý luận về giá trị lao động. Theo họ lao động tạo ra sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất, còn các lao động khác không sinh lời và không tạo ra sản phẩm ròng.
+ Từ lý luận lao động sản xuất, chủ nghĩa trọng nông(CNTN) đưa ra lý luận giai cấp trong xã hội, trong xã hội chỉ có ba giai cấp: giai cấp sản xuất, giai cấp sở hữu và giai cấp không sản xuất.
3. Phân tích, làm rõ những tư tưởng của chủ nghĩa trọng nông về “trật tự tự nhiên”?
Cần trả lời được những nội dung cơ bản sau:
+ Trình bày được nội dung cơ bản của lý thuyết trật tự tự nhiên (đã trình bày được ở phần 3.2.3).
+ Trên cơ sở nội dung đó đánh giá phân tích những mặt tiến bộ và hạn chế của lý thuyết trật tự tự nhiên?
4. Chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương ở những nội dung nào?
Những phê phán ấy có điểm gì tiến bộ, có gì hạn chế?
+ Nêu được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa trọng nông về phê phán chủ nghĩa trọng thương. + Trên cơ sở đó chỉ rõ vấn đề tiến bộ trong những quan điểm phê phán đó, từ đó để đi tới khẳng định chủ nghĩa trọng thương đã có những tiến bộ hơn so với hệ thống tư tưởng kinh tế trước đó.
5. Trình bày những nội dung chính trong biểu kinh tế của Quesney? Đánh giá những tiến bộ và hạn chế của biểu kinh tế này?
Cần trả lời những nội dung cơ bản sau:
124

Hướng dẫn trả lời
Nội dung chính của biểu kinh tế bao gồm:
+ Các giả định để tiến hành nghiên cứu: Ví dụ: chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn, trừu tượng hoá sự biến động giá cả, xã hội chỉ có ba giai cấp…
+ Sơ đồ thực hiện sản phẩm được thông qua năm hành vi của ba giai cấp là giai cấp sở hữu, giai cấp sản xuất và giai cấp không sản xuất. (thể hiện bằng ví dụ ở phần 3.2.6)
Đánh giá những tiến bộ và hạn chế của biểu kinh tế:
+ Tiến bộ:
- Họ xem xét tổng quan quá trình tái sản xuất xã hội theo những tỷ lệ cân đối cơ bản giữa các giai tầng trong xã hội.
- Họ đã quy mọi hành vi trao đổi về một quan hệ cơ bản: quan hệ hàng - tiền.
- Phương pháp nghiên cứu về cơ bản là khoa học, đúng đắn.
+ Hạn chế lớn nhất của biểu kinh tế này là: chỉ dùng lại ở việc nghiên cứu tái sản xuất giản đơn và coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất vật chất.
6. Phân tích những mặt tiến bộ, hạn chế của chủ nghĩa trọng nông?
Cần nêu được những nội dung cơ bản:
+ Mặt tiến bộ:
- Công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản.
- Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp.
- CNTN nghiên cứu quá trình sản xuất không chỉ là quá trình sản xuất cá biệt đơn lẻ…mà quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn bộ xã hội.
- Họ đã nêu ra nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày nay: như tôn trọng vai trò tự do của con người, đề cao tự do cạnh tranh, tự do buôn bán, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp…
+ Hạn chế:
- Họ chưa hiểu được thực tế giá trị tự nhiên nên chưa hiểu giá trị thặng dư, chỉ dừng lại ở sản phẩm ròng do đất đai đem lại mà thôi.
- Họ hiểu sai vấn đề sản xuất và lao động sản xuất hàng hoá, chỉ tập trung nghiên cứu sản xuất giản đơn và coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất tạo ra giá trị tăng thêm.

CHƯƠNG IV
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh?
125

Hướng dẫn trả lời
Cần nêu được những nội dung cơ bản:
Hoàn cảnh ra đời:
+ Vào thế kỷ thứ XVI - XVII chủ nghĩa trọng thương đã gây ra những hậu quả năng nề đối với sản xuất. Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương đồng thời là sự ra đời một lý thuyết mới làm cơ sở lý luận cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lính vực sản xuất
+ Ở Anh, giai cấp tư sản Anh đã sớm nhận thấy lợi ích của họ trong sự phát triển công trường thủ công công nghiệp. Họ chỉ rõ: muốn làm giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho người giàu. Đó là điểm cốt lõi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, là học thuyết kinh tế chủ yếu của giai cấp tư sản ở nhiều nước lúc bấy giờ.
Đặc điểm cơ bản phải nêu được đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của kinh tế học tư sản cổ điển
2. Phân tích lý thuyết giá trị - lao động của W.Petty?
+ Trình bày được những nội dung cơ bản của lý thuyết giá trị - lao động của W. Petty.
+ Từ đó chỉ ra rằng chính W.Petty chính là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị - lao động.
+ Ông cũng đã xác định rõ bản chất của vấn đề giá cả chính là sự “phản chiếu” của giá trị.
+ Ngoài ra chính nhờ vào lý thuyết về giá trị - lao động mà W.Petty đã đề cập đến nhiều vấn đề khoa học của kinh tế chính trị như: năng suất lao động, lao động phức tạp, lao động giản đơn.
3. Trình bày nội dung tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith? Ảnh hưởng của tư tưởng này trong thực tế phát triển của CNTB?
+ Nêu được những nội dung cơ bản về tư tưởng tự do kinh tế của A. Smith (3 nội dung).
+ Ảnh hưởng của tư tưởng này đối với thực tế phát triển của chủ nghĩa tư bản cần nêu và khẳng định: chính tư tưởng về tự do kinh tế của ông sau này đã được vận dụng vào việc phát triển nền kinh thị trường tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, nhưng ở lý thuyết này cũng cần phải phân tích tính hạn chế, đó là theo ông nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế.
4. Trình bày nội dung lý luận giá trị của A.Smith. Những thành tựu và hạn chế của lý luận này?
+ Nêu được những nội dung cơ bản trong lý luận giá trị của A. Smith (5 nội dung).
+ Những thành tựu trong lý luận này cần phân tích những tiến bộ của ông so với những tư tưởng kinh tế trước đó như chủ nghĩa trọng thương, hay W. Petty, để đi tới khẳng định tính chất khoa học và đúng đắn trong lý luận giá trị của ông.
+ Nhưng từ đó cũng chỉ rõ tính chất hạn chế của A. Smith trong việc xác định các bộ phận cấu thành giá trị hàng hoá, và cách xác định về giá cả sản xuất của ông.
5. Hãy phân tích về “Giáo điều của A.Smith” (hay còn gọi là “Tín điều của A.Smith”).
126

Hướng dẫn trả lời
+ Bản chất “Tín điều của A. Smith chính là những quan niệm của ông trong lý luận về tái sản xuất.
+ Ông đã mắc sai lầm là bỏ qua C trong giá trị hàng hoá, ông xây dựng lý luận tái sản xuẩt trên cơ sở cho rằng giá trị của hàng hó bao gồm các khoản thu nhập.
+ Nguồn gốc của sai lầm đó là ông đã lẫn lộn toàn bộ giá trị của sản phẩm với toàn bộ giá trị mới tạo ra, ông chưa thấy được tính chất hai mặt của quá trình sản xuất hàng hoá.
+ Mặt khác, ông phân chia tư bản xã hội làm hai bộ phận: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, nhưng sự phân chia này chưa rành mạch, ông đã đồng nhất tư bản với của cải xã hội, chứ không phải tư bản là bộ phận dự trữ.
6. Tại sao nói D.Ricardo tiến xa hơn A.Smith trong lý luận về giá trị?
+ Nêu được những nét cơ bản trong lý luận về giá trị của A. Smith và D. Ricardo.
+ Từ đó có sự so sánh để thấy được những tiến bộ trong lý luận này của D.Ricardo như: việc xác định cơ cấu giá trị hàng hoá, sự phân biệt giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn, hay thước đo giá trị, định nghĩa về giá trị…
7. Chỉ rõ những tiến bộ của A. Smith và D. Ricardo về tiền lương, lợi nhuận, địa tô so với W. Petty?
Nêu được những nội dung cơ bản sau:
+ Những nội dung cơ bản nhất trong lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô của W. Petty.
+ Những nội dung cơ bản nhất trong lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô của A. Smith.
+ Những nội dung cơ bản nhất trong lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô của D. Ricardo.
Trên cơ sở những nội dung đó chỉ rõ lý luận của A. Smith và D. Ricardo đã có sự tiến bộ hơn đối với W. Petty ở những điểm nào:
+ Những tiến bộ trong lý luận về tiền lương
+ Những tiến bộ trong lý luận về lợi nhuận
+ Những tiến bộ trong lý luận về địa tô.
8. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết về “Lợi thế so sánh” của D.Ricardo.
Phải nêu dược những nội dung cơ bản sau:
+ Đây chính là sự phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A. Smith
+ Là lợi thế có được trên cơ sở so sánh với các nước khác
+ Các lợi thế tương đối được xem xét dưới ánh sáng của lý luận giá trị lao động,
+ Mục đích cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là tiết kiệm chi phí lao động xã hội - tức là tăng năng suất lao động xã hội.

127

Hướng dẫn trả lời
9. Theo Mác: Kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là sự tầm thường hoá kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Hãy giải thích và chứng minh luận điểm này?
Sự tầm thường hoá kinh tế chính trị thể hiện những nội dung cơ bản sau:
+ Phải trình bày đựoc khái lược điều kiện và hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển - đây chính là nhân điều kiện dẫn đến sự tầm thường hoá
+ Giải thích, chứng minh
- Là học thuyết mang tính chất chủ quan
- Tầm thường hoá trong phương pháp luận
- Tầm thường hoá về nội dung.
(nội dung này trình bày khá rõ trong phần 4.4.2 phần b)

CHƯƠNG V
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của kinh tế tiểu tư sản? Những đặc điểm chung kinh tế tiểu tư sản?
+ Điều kiện, hoàn cảnh ra đời cần phân nêu được: kinh tế tiểu tư sản ra đời khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển làm cho nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ công bị đe doạ, có nguy cơ bị phá huỷ toàn bộ, nó làm mất đi địa vị độc lập của người sản xuất nhỏ, biến đại bộ phận những người sản xuất nhỏ thành những người làm thuê. Do đó xuất hiện sự phản kháng về mặt tư tưởng của những người sản xuất nhỏ, thợ thủ công. Ở đâu có sự đe doạ phá huỷ nền sản xuất nhỏ, phá huỷ địa vị độc lập của người sản xuất nhỏ thì ở đó có phản kháng tư tưởng của lớp người tiểu tư sản. Tình hình đó xuất hiện một trào lưu tư tưởng kinh tế mới Kinh tế học tiểu tư sản.
+ Những đặc điểm chung: phải nêu được mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu chung của kinh tế tiểu tư sản.
2. Phân tích những quan điểm kinh tế của Sismondi?
Phân tích và nêu được những lý luận chủ yếu về: sự phê phán chủ nghĩa tư bản dưới quan niệm của tiểu tư sản, lý luận giá trị, tiền tệ, tư bản, tiền công, lợi nhuận, địa tô, khủng hoảng kinh tế, dự án về xã hội tương lai.
3. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của kinh tế tiểu tư sản?
Cần nêu được:
+ Tiến bộ:

128

Hướng dẫn trả lời
- Những người tiểu tư sản là những người đầu tiên đặt vấn đề phê phán chủ nghĩa tư bản một cách toàn diện, chỉ rõ mâu thuẫn trong sự phất triển nội tại của phương thức này và bác bỏ sự tồn tại của nó.
- Họ có công lao lớn trong việc phân tích các hậu quả xã hội do sự phát triển của xã hội tư bản gây ra.
+ Mặt hạn chế:
- Họ phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở tình cảm đạo đức của những người sản xuất nhỏ bị phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho tan rã. Dẫn đến họ phủ nhận nền sản xuất lớn.
- Họ hy vọng vào việc cải tạo xã hội tư bản theo mô hình lý tưởng phù hợp với đạo đức và tình cảm của người tiểu tư sản ngay trên những cơ sở tồn tại của xã hội tư bản. Họ phủ nhận tính khách quan, hợp quy luật của con đường phát triển xã hội.
4. Phân tích để chỉ rõ hạn chế trong mô hình xã hội tương lai mà Sismondi và DierreProudon đưa ra?
Trong những mô hình xã hội tương lai của Sismondi và Proudon phải nêu được
+ Mô hình của xã hội mới
+ Con đường để xây dựng xã hội đó
+ Phương tiện cải tạo xã hội.

CHƯƠNG VI
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của CNXH không tưởng? Những đặc điểm chung của
CNXH không tưởng thế kỷ thứ XIX?
+ Về hoàn cảnh ra đời cần nêu được:
Vào Năm 1848 cách mạng tư sản Pháp thành công; cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước Tây Âu vào thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt: Bao gồm giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Do đó xuất hiện đấu tranh giai cấp, và nó được chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác (có ý thức và có tổ chức hơn).
+ Về đặc điểm chung cần nêu được:
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm đường xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
Đặc điểm chung là phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm kinh tế chứ không theo quan điểm đạo đức, luận lý. Chỉ rõ chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa
129

Hướng dẫn trả lời phải là chế độ xã hội tốt đẹp nhất của loài người. Tuy nhiên con đường họ đề xuất xây dựng xã hội mới có tính chất không tưởng.
2.Phân tích những quan điểm kinh tế chủ yếu của Saint Simon?
Nội dung này cần phải nêu được những nội dung trong hệ thống quan điểm kinh tế của
Saint Simon bao gồm: Lý luận duy vật, phê phán chủ nghĩa tư bản, dự án về xã hội tương lai.
3. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của CNXH không tưởng thế kỷ XIX?
(Đã trình bày ở nội dung phần 3 – 3.1 và 3.2).
4. Phân tích để chỉ rõ hạn chế trong mô hình xã hội tương lai mà Saint Simon,Charles
Fourier, Rôbert Owen đưa ra?
Khi trình bày hạn chế cần nêu được tính chất hạn chế về:
+ Mô hình xã hội tương lai
+ Cơ sở tồn tại của xã hội đó
+ Con đường cải tạo xã hội…

CHƯƠNG VII
1. Phân tích hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị Mác - Lênin?
(Đã trình bày rất rõ ở phần 1.1) phải phân tích đầy đủ các tiền đề về:
+ Kinh tế
+ Chính trị - xã hội
+ Tư tưởng
2. Phân tích những đặc điểm của kinh tế chính trị học Mác – Lênin?
(Đã trình bày rất rõ ở phần 1.2) ở những nội dung:
+ Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là sự kết thừa những tinh hoa của nhân loại.
+ Học thuyết kinh tế Mác - Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học
+ Học thuyết kinh tế Mác -Lênin là sự khái quát thực tiễn sinh động của chủ nghĩa tư bản
+ Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
3. Trình bày những đóng góp của Lênin đối với kinh tế chính trị học Mác trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền?
(nội dung này đã trình bày ở nội dung phần 3.2)
4. Trình bày những nội dung cơ bản trong mô hình chính sách kinh tế mới của Lênin?
Nội dung đó có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta hiện nay?
+ Mô hình chính sách kinh tế mới cần phải nêu được:
130

Hướng dẫn trả lời
Về thời kỳ quá độ
Về sở hữu và các thành phần kinh tế
Về phát triển kinh tế hàng hóa
Về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Về mô hình hợp tác xã.
+ Ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta chính là việc thể hiện 5 nội dung trong mô hình chính sách kinh tế mới đối với điều kiện hoàn cảnh nước ta.

CHƯƠNG VIII
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của trường phái kinh tế cổ điển mới?
+ Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện: Cần phân tích được do sự phát triển của sản xuất và của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhiều hiện tượng kinh tế và mâu thuẫn kinh tế mới xuất hiện đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới. Kinh tế tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ CNTB và khắc phục những khó khăn về kinh tế, đòi hỏi phải có hình thức mới thay thế.
+ Đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới: Nổi bật là ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường sẽ tự điều tiết nền kinh tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả.
+ Các đặc điểm cơ bản: Cần phân tích làm rõ những điểm khác biệt, thậm chí không kế thừa được các yếu tố khoa học của kinh tế tư sản cổ điển. Đặc biệt muốn bỏ qua bản chất của các quan hệ kinh tế.
2. Trình bày lý thuyết sản phẩm kinh tế của trường phái thành Viên (Áo)? So Sánh với quan điểm của phái cổ điển và của Mác?
+ Cần trình bày được các tính chất của sản phẩm kinh tế, khái niệm “ích lợi giới hạn”, “giá trị giới hạn”, là cơ sở để xây dựng lý luận “Giá trị - Ích lợi”.
+ Phái cổ điển và C.Mác đưa ra phạm trù hàng hoá với hai thuộc tính, là cơ sở để xây dựng lý luận “Giá trị - Lao động”.
3. Trình bày lý luận giá trị của trường phái thành Viên (Áo) và so sánh với quan điểm của phái cổ điển và của C.Mác?
+ Trình bày quan điểm về giá trị của trường phái thành Viên (Áo), sự phân chia các hình thức giá trị. Theo đó cơ sở để trao đổi là nhu cầu của con người hay ích lợi do đó đưa ra lý luận
“Giá trị - Ích lợi”.
+ Theo phái cổ điển và C.Mác: giá trị là khách quan, cơ sở để trao đổi là hao phí lao động để tạo ra sản phẩm (hàng hoá) do đó đưa ra lý luận “Giá trị - Lao động” và là tiền đề để xây dựng học thuyết giá trị thặng dư.
131

Hướng dẫn trả lời
4. Lý thuyết năng suất giới hạn và phân phối của J.B.Clark, từ đó rút ra những nhận xét gì về các lý thuyết này?
+ Trình bày nội dung lý thuyết: cần làm rõ các khái niệm “năng suất giới hạn”, “sản phẩm giới hạn”, “người công nhân giới hạn”. Cơ sở để xây dựng lý thuyết: Quan điểm của D.Ricardo, lý thuyết “ích lợi giới hạn”.
+ Nhận xét: Là sự phân tích kinh tế cụ thể hơn, chi tiết hơn nhằm đưa ra các biện pháp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhìn chung vẫn đứng trên lập trường giai cấp tư sản, ủng hộ tự do kinh doanh trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
5. Nội dung cơ bản của lý thuyết cân bằng tổng quát của L. Walras. Tại sao nói lý thuyết này là sự tiếp tục tư tưởng tự do kinh tế của phái cổ điển mới?
+ Trình bày nội dung lý thuyết, cần làm rõ thế nào là “cân bằng tổng quát”.
+ Lý thuyết này phản ánh tư tưởng “bàn tay vô hình”, đề cao tưởng tự do kinh tế, cho rằng nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh để đạt được sự cân bằng, ổn định và phát triển thông qua các quy luật vận động của thị trường.
6. Nội dung cơ bản của lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng của A.Marshall. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết này trong kinh tế học hiện đại.
+ Trình bày nội dung lý thuyết, cần làm rõ trong lý thuyết này tập trung phân tích về giá cả và do đó về cung cầu, theo Marshall giá trị là phạm trù siêu hình vô nghĩa trung tâm nghiên cứu của Marshall là cơ chế hình thành giá cả thị trường.
+ Lý thuyết này đã đi sâu phân tích cơ chế kinh tế thị trường dưới góc độ vi mô, vì thế là cơ sở kinh tế của các lý thuyết kinh tế vi mô hiện đại.
7. Công lao và hạn chế của các học thuyết kinh tế trường phái cổ điển mới?
+ Về công lao hay thành tựu: Làm rõ những kết quả trong việc phân tích cụ thể hơn về kinh tế thị trường có tác dụng nhất định để phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
+ Mặt khác, những hiện tượng kinh tế tư bản chủ nghĩa không chỉ giải thích trên cơ sở phân tích vi mô mà còn cần phải có sự phân tích vĩ mô nữa. Điều này dẫn đến sự hạn chế của các học thuyết kinh tế trường phái tân cổ điển.

CHƯƠNG IX
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trường phái
Keynes?
+ Về hoàn cảnh ra đời cần làm rõ sự phát triển của lực lượng sản xuất, thực tiễn của chủ nghĩa tư bản với khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến sự nghi ngờ “bàn tay vô hình”, do đó đặt ra yêu cầu phải có sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.
132

Hướng dẫn trả lời
+ Trong đặc điểm cần chú ý: sự phủ nhận cơ chế tự điều tiết của trường phái cổ điển mới, đề cao vai trò nhà nước và đặc biệt sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô nền kinh tế. Keynes được coi là công trình sư của CNTB độc quyền nhà nước.
2. Nội dung cơ bản của lý thuyết việc làm của J.M.Keynes?
+ Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết đã có trong giáo trình. Cần làm rõ một số khái niệm trước khi trình bày nội dung: khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, khuynh hướng tiết kiệm giới hạn, mô hình số nhân, hiệu quả giới hạn của tư bản.
+ Là tư tưởng trung tâm, đề cao vấn đề việc làm và thất nghiệp, từ đó coi trọng cầu tiêu dùng nên lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.
3. Trình bày quan điểm của học thuyết Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước. Tác dụng của lý thuyết này đối với sự phát triển kinh tế của các nước tư bản?
+ Cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
Đầu tư nhà nước
Sử dụng hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ
Các hình thức tạo việc làm
Khuyến khích tiêu dùng.
+ Tác dụng:
Với sự can thiệp của nhà nước đã góp phần xoa dịu mâu thuẫn của CNTB, khắc phục khủng hoảng chu kỳ.
Có tác dụng tạm thời, không chữa được tận gốc căn bệnh của CNTB.
4. Trình bày những thành tựu và hạn chế của học thuyết kinh tế trường phái
Keynes?
Đã được trình bày rõ trong chương IX (phần đánh giá chung).

CHƯƠNG X
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại?
+ Về hoàn cảnh ra đời cần làm rõ từ thực tế, nền kinh tế sẽ phát triển không hiệu quả nếu như đề cao quá đáng vai trò của thị trường hoặc vai trò nhà nước. Sự phê phán các trường phái dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa 2 chiều hướng (Từ những 60 – 70 của thế kỷ 20) ⇒ Hình thành
“Trường phái chính hiện đại”.
+ Về đặc điểm nhấn mạnh sự vận dụng tổng hợp các lý thuyết và phương pháp của các trường phái kinh tế đã có trong lịch sử.
133

Hướng dẫn trả lời
2. Nội dung cơ bản của lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của trường phái chính hiện đại. Sự vận dụng lý thuyết này ở Việt nam?
+ Khái niệm “nền kinh tế hỗn hợp”
+ Nội dung cơ bản: Nổi bật là quan điểm phát triển kinh tế cần cả hai bàn tay, “bàn tay vô hình” - hay cơ chế thị trường và “bàn tay hữu hình” – hay sự điều tiết của nhà nước. Cơ chế thị trường đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển bình thường nhưng cũng có khuyết tật. Sự điều tiết của nhà nước cũng có lúc không đúng. Vì thế cần kết hợp cả hai.
+ Sự vận dụng ở Việt nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
3. Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn?
+ Làm rõ thế nào là “giới hạn khả năng sản xuất” và “sự lựa chọn”, đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Nêu ví dụ.
+ Ý nghĩa: quan điểm về hiệu quả sử dụng tài nguyên.
4. Các lý thuyết tăng trưởng và phát triển đối với các nước đang phát triển và sự vận dụng các lý thuyết này ở nước ta?
+ Nêu nội dung cơ bản của một số lý thuyết đã trình bày trong sách: Lý thuyết cất cánh, lý thuyết “vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài”, lý thuyết về phát triển dựa vào công nghiệp hoá.
+ Trong mô hình kinh tế ở Việt nam hiện nay có sự vận dụng tổng hợp các lý thuyết trên cơ sở phù hợp với thực tiễn Việt nam và nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin. (Cần có những dẫn chứng minh hoạ).
5. Những đóng góp và hạn chế của các học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại
Đã được trình bày trong cuối chương X (phần đánh giá chung).

CHƯƠNG XI
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái tự do mới?
+ Về hoàn cảnh ra đời: Cần làm rõ đời hỏi của thực tiễn CNTB khi học thuyết về CNTB có điều tiết của Keynes tỏ ra phiến diện không thể chữa được những căn bệnh của CNTB.
+ Trong đặc điểm: cần nhấn mạnh đây là trào lưu tư tưởng của kinh tế học tư sản hiện đại, sự phục hồi chủ nghĩa tự do cũ có sự sửa đổi cho thích hợp trên cơ sở kết hợp các quan điểm và phương pháp luận của các trường phái: tự do cũ, trọng thương mới, Keynes.
2. Trình bày lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức. Thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thị trường xã hội?
Đã trình bày đầy đủ trong sách (ở phần 2.1.Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở
CHLB Đức).
134

Hướng dẫn trả lời
3. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết trọng tiền ở Mỹ.
Xem phần a) của mục 2.2. chương XI. Làm rõ vì sao gọi là phái trọng tiền.
4. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết trọng cung ở Mỹ.
Xem phần b) của mục 2.2. chương XI. Làm rõ vì sao gọi là phái trọng cung.
5. Những đóng góp và hạn chế của các học thuyết kinh tế trường phái tự do mới.
Đã trình bày trong phần cuối của chương XI. Cần nhấn mạnh vẫn thừa nhận sự can thiệp của nhà nước nhưng có sự điều chỉnh cho hiệu quả hơn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển bền vững nhưng các liều thuốc đưa ra cũng chỉ mang tính nhất thời, phiến diện.

CHƯƠNG XII
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế trường phái thể chế?
+ Về hoàn cảnh ra đời cần làm rõ yêu cầu khách quan phải có lý thuyết mới để lý giải các hiện tượng kinh tế xã hội mới nảy sinh.
+ Về đặc điểm: Cần làm rõ quan điểm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và thực chất của của trường phái thể chế là một trào lưu cải lương trong lý luận kinh tế tư sản. Mông muốn biện hộ cho CNTB độc quyền, xoa dịu mâu thuẫn và khắc pjục những yếu kém của CNTB độc quyền.
2. Những nội dung tư tưởng cơ bản của trường phái thể chế mới?
+ Sự đề cao vai trò của khoa học kỹ thuật, có vai trò quyết định và làm thay đổi bản chất của CNTB. (dẫn chứng cụ thể trong các lý thuyết đưa ra).
+ Quan niệm về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế: cần có sự can thiệp của nhà nước (tư tưởng chung giống với trường phái Keynes nhưng biện pháp, chính sách cụ thể thì khác).
+ Lý tưởng xã hội mới: chỉ cần các biện pháp cải lương cải tạo dần CNTB.
3. Trình bày những đóng góp của trường phái thể chế mới trong việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế hiện nay và ý nghĩa của việc nghiên cứu trường phái này?
Đã trình bày ở phần đánh giá chung ở cuối chương XII.
+ Cần lưu ý: trường phái thể chế có cách nhìn tương đối hiện thực khách quan về CNTB, rất cần thiết để tham khảo khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế mới của CNTB.
+ Trường phái này đang trong quá trình vận động, còn cần phải tiếp tục nghiên cứu.

135

Tài liệu tham khảo
Mục lục

TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO
Hiện không có giáo trình chuẩn quốc gia nên có thể sử dụng các giáo trình sau:
+ Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân biên soạn - NXB thống kê, năm 2003.
+ Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện chính trị quốc gia HCM - NXB chính trị quốc gia, năm 2002.
+ Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện báo chí và tuyên truyền - NXB chính trị quốc gia, năm 2000.
+ Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Phân viện Hà Nội - NXB chính trị quốc gia, năm 2000.

136

Mục lục

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................................................................................
U

CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ.............
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ.............................
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................
U

1.3. CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ CÁC
HỌC THUYẾT KINH TẾ ...............................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .....................................................................................................................................
CHƯƠNG II: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG.........................................
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

2.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG................................
2.2. NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CHỦ YẾU VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG .........................................................................................................
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
CHƯƠNG III: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG PHÁP..................................
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

3.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG PHÁP .........................
3.2. NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG PHÁP ....................
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
CHƯƠNG IV: HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH ...............................................................
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

4.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ HỌC TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN ANH................................................................................................................................................
4.2. CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH ................................................

137

Mục lục
4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................................................
4.4. HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN HẬU CỔ ĐIỂN .........................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
CHƯƠNG V: HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN ...................................................................................
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

5.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN ............................
5.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN..................................
5.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
CHƯƠNG VI: HỌC THUYẾT KINH TẾ CNXH KHÔNG TƯỞNG THẾ KỶ XIX.......................................
GIỚI THIỆU: ......................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
6.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG ..............................................
6.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
KHÔNG TƯỞNG Ở TÂY ÂU ........................................................................................................................
6.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
CHƯƠNG VII: HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ...........................................................
GIỚI THIỆU: ......................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
7.7.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ............................................................................................................................
7.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ............................................................................................................................
7.3. SỰ BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA V.I.LÊNIN................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
CHƯƠNG VIII: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI ......................................
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

8.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI................................
8.2. CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU .............................................................................................
U

8.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................

138

Mục lục
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
CHƯƠNG IX: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES ...................................................
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

9.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA
TRƯỜNG PHÁI KEYNES..............................................................................................................................
9.2. CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU ................................................................................................
U

9.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
CHƯƠNG X: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI ....................................
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

10.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI .......................
10.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIÊU BIỂU ......................................................................................................
U

10.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG..............................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .....................................................................................................................................
CHƯƠNG XI: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI..............................................
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

11.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI..................................
11.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIÊU BIỂU ......................................................................................................
U

11.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG..............................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
CHƯƠNG XII: TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ .......................................................................................................
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................
NỘI DUNG .........................................................................................................................................................
U

12.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ......................................
12.2. MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG VÀ LÝ THUYẾT CỦA TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ...........................
12.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT ......................................................................................................................
TÓM TẮT ...........................................................................................................................................................
CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI........................................................................................................................................
CHƯƠNG I .........................................................................................................................................................
CHƯƠNG II ........................................................................................................................................................
CHƯƠNG III.......................................................................................................................................................

139

Mục lục
CHƯƠNG IV ......................................................................................................................................................
CHƯƠNG V........................................................................................................................................................
CHƯƠNG VI ......................................................................................................................................................
CHƯƠNG VII .....................................................................................................................................................
CHƯƠNG VIII....................................................................................................................................................
CHƯƠNG IX ......................................................................................................................................................
CHƯƠNG X........................................................................................................................................................
CHƯƠNG XI ......................................................................................................................................................
CHƯƠNG XII .....................................................................................................................................................
TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO ............................................................................................................

140

LỊCH SỬ
CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
Mã số: 497LSH270
Chịu trách nhiệm bản thảo
TRUNG TÂM ÐÀO TẠO BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 1
(Tài liệu này được ban hành theo Quyết định số: 353/QĐ-TTĐT1 ngày
12/05/2006 của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

In tại : Công ty cổ phần In Bưu điện
Số lượng : 2000 cuốn, khổ 19 x 26 cm
Ngày hoàn thành : 30/05/2006.

Similar Documents

Premium Essay

Economics

...Economics is the social science that analyzes the production, distribution, and consumption of goods and services. The term economics comes from the Ancient Greek οἰκονομία (oikonomia, "management of a household, administration") from οἶκος (oikos, "house") + νόμος (nomos, "custom" or "law"), hence "rules of the house(hold)".[1] Political economy was the earlier name for the subject, but economists in the late 19th century suggested "economics" as a shorter term for "economic science" that also avoided a narrow political-interest connotation and as similar in form to "mathematics", "ethics", and so forth.[2] A focus of the subject is how economic agents behave or interact and how economies work. Consistent with this, a primary textbook distinction is between microeconomics and macroeconomics. Microeconomics examines the behavior of basic elements in the economy, including individual agents (such as households and firms or as buyers and sellers) and markets, and their interactions. Macroeconomics analyzes the entire economy and issues affecting it, including unemployment, inflation, economic growth, and monetary and fiscal policy. Other broad distinctions include those between positive economics (describing "what is") and normative economics (advocating "what ought to be"); between economic theory and applied economics; between rational and behavioral economics; and between mainstream economics (more "orthodox" and dealing with the "rationality-individualism-equilibrium nexus")...

Words: 290 - Pages: 2

Free Essay

Economics

...What is Econometrics? Econometrics is a rapidly developing branch of economics which, broadly speaking, aims to give empirical content to economic relations. The term ‘econometrics’ appears to have been first used by Pawel Ciompa as early as 1910; although it is Ragnar Frisch, one of the founders of the Econometric Society, who should be given the credit for coining the term, and for establishing it as a subject in the sense in which it is known today (see Frisch, 1936, p. 95). Econometrics can be defined generally as ‘the application of mathematics and statistical methods to the analysis of economic data’, or more precisely in the words of Samuelson, Koopmans and Stone (1954), ... as the quantitative analysis of actual economic phenomena based on the concurrent development of theory and observation, related by appropriate methods of inference (p. 142). Other similar descriptions of what econometrics entails can be found in the preface or the introduction to most texts in econometrics. Malinvaud (1966), for example, interprets econometrics broadly to include ‘every application of mathematics or of statistical methods to the study of economic phenomena’. Christ (1966) takes the objective of econometrics to be ‘the production of quantitative economic statements that either explain the behaviour of variables we have already seen, or forecast (i.e. predict) behaviour that we have not yet seen, or both’. Chow (1983) in a more recent textbook succinctly defines econometrics ‘as...

Words: 736 - Pages: 3

Premium Essay

Economics

...Economics is the social science that analyzes the production, distribution, and consumption of goods and services. Economics explains how people interact within markets to get what they want or accomplish certain goals. An economy exists for two basic reasons, firstly, human wants for goods and services are unlimited and secondly, productive resources with which to produce goods and services are scarce. An economy has to decide how to use its scarce resources to obtain the maximum possible satisfaction of the members of the society. Economics is studied so you can become a well-informed citizen. Political and social leaders often develop policies that have broad economic effects. International relations are also dominated by economic concerns. Economic knowledge is needed if you are to understand the effects of taxation, unemployment, inflation, welfare, economic growth, exchange rates, or productivity. We also study economics because it helps the individual make more informed decisions. Consumers, workers, and investors usually make wiser choices if they understand the likely economic effects of the choice to be made. Business executives have more insight for making decisions if they understand how the economy works and the likely effects of economic conditions on a business. Hypotheses are propositions that are tested and used to develop economic theories. Highly reliable theories are called principles or laws. Theories, principles, and laws are meaningful statements...

Words: 259 - Pages: 2

Premium Essay

Economics

...MAIN TOPICS OF MICRO ECONOMICS I. BASIC CONCEPTS OF ECONOMICS 1. Nature and Scope of Economics 2. Some Basic Concepts 3. Methodological Issues in Economics 4. Methods Laws and Assumptions in Economic Theory 5. Economic Models 6. Production Possibility Curve and Circular Flow of Economic Activity 7. Economic Statics and Dynamics 8. Economy Its Vital Processes and Basic Problems 9. Economic Systems 10. Price System and Mechanism 11. Equilibrium 2. CONSUMPTION THEORY 1. Neo-Classical Utility Analysis 2. Demand and its Law 3. Indifference Curve Theory 4. The Concept of Consumer’s Surplus 5. The Revealed preference theory of demand 6. Elasticity of Demand 3. PRODUCTION THEORY 1. Factors of Production 2. Characteristics of Land and Labour 3. Theories of Population 4. Division of Labour and Machinery 5. Capital and Capital Formation 6. Localisation of Industries 7. Scale of Production 8. Types of Business Units 9. Organisation 10. Laws of Returns : The Traditional Approach 11. Laws of Returns : The Isoquant and Isocost Approach 4. PRODUCT PRICING 1. Nature of Costs and Cost Curves 2. Market Structures 3. The Concept of Revenue 4. Supply – Its Law, Elasticity and Curves 5. Equilibrium of Firm and Industry Under Perfect Competition 6. Pricing under Perfect Competition – Demand and Supply 7. Applications of Demand and Supply Analysis under Perfect Competition 8. Joint Demand and Supply 9. Monopoly 10. Monopsony and Bilateral Competition ...

Words: 326 - Pages: 2

Free Essay

Economic

...Thesis Economics Thesis The goal of an economics thesis is to solve a problem regarding the exchange of goods and services in an innovative way. To this end, the student may explore macroeconomics, the study of large economics systems, or microeconomics, the study of person-to-person exchanges of goods and services, in a completely unique manner or in a manner that simply expands on or addresses previous ideas. Students who are struggling to develop ideas for their economics theses may benefit from asking themselves what problems they have a passion for solving. For example, perhaps the student feels greatly irritated about gas prices and could develop an idea on how to cut costs. Perhaps the student has a fascination with the failure of communism and would like to develop a thesis on where the economic system went wrong and why. If the student cannot identify a topic that would produce a viable economics thesis, he or she should talk with the major professor and see if together they can brainstorm a usable idea. Economics theses may have concerns that most disciplines do not have, particularly in formatting. Because pictures can carry a great deal of information in a much more succinct way than text and because economics theses often handle highly complex issues, writers of economics theses may find it useful to include a number of charts, graphs, and tables both in appendices and in the body of the thesis itself. Depending on the complexity of those graphics, the student...

Words: 344 - Pages: 2

Premium Essay

Economics

...classified and analyzed. The first studies on the economic impact of port activity emerged in the United States in the second half of the 1960s. The ports of New York and New Jersey were the first to be taken into consideration. In the 1970s, the first methodological discussions took place, based on the development of the input–output model and its application to the measurement of the impact of ports. The main stances opposing this kind of study were advocated by Robert C. Waters, while those in favour had Semoon Chang as their main champion, and most of Waters’ criticisms were dealt with. 1. PORT ECONOMIC IMPACTS Ports contribute much to their economies, and port economic impact analysis is the major tool for documenting those contributions. The primary objective of port impact studies is to inform the public of the importance of port services, and additional benefits that may exist vary with particular studies. And also, the decision of local governmental agencies to construct port facilities is often preceded by a port economic impact study. The majority of existing port impact studies begin with definitions of port impacts, as an improper notion of port impact might well lead to an entirely wrong estimation of the total economic impact of a port. One of the major challenges in port impact studies is to identify the port-related industries and find out the degree of port dependency of these industries. Generally, economic impacts of port on the local economy can be divided...

Words: 5423 - Pages: 22

Premium Essay

Economics

...ECON3007 Economic Policy Analysis Topic: Institutions and Economic Reforms Wendy Carlin This topic focuses on the role of institutions in economic growth and the implications of this for the design of economic reforms. We examine why some large-scale economic reforms have been surprisingly successful and others have been disappointing. It will be argued that the consistency between existing institutions in the economy and the reforms is an important factor in determining reform success. We look at property rights and contracting institutions, at the experience of transition economies – both in the former Soviet bloc and China and at reform policies including privatization. The empirical techniques that we study include cross-sectional and panel regressions using aggregate (i.e. country-level) data and micro-economic data. Key readings: Institutions and growth: Acemoglu, D., Johnson, S. and Robinson, J. A. (2001) (AJR) “The Colonial Origins of Comparative Development: An Empirical Investigation”. The American Economic Review, Volume 91, Number 5. Use the UCL Economic Journals page and choose the Atypon link. Acemoglu, D., Johnson, S. (2005) (AJ) “Unbundling Institutions” Journal of Political Economy Volume 113, Number 5, 949-995. Use the UCL Economic Journals page. Deaton, A. (2009) ‘Instruments of Development: Randomization in the Tropics and the Search for the Elusive Keys to Economic Development’. NBER Working Paper 14690. Use google. Transition: China and Russia ...

Words: 1359 - Pages: 6

Premium Essay

Economics

...stirred up a massive cause for debate, and for the correct reason. The decision the English citizen is going to comprehend is crucial for the welfare for the English economy, and is known to be the ‘’most important decision you’ll make in a generation’’ As quoted by George Osbourne, Chancellor of the Exchequer, in an article about foreign relations with Brussels. It is a very important decision to the English taxpayer, but is equally important for the British economy, but I think, is arguably most important for the small or large, private or public, English Business. The English economy is growing by 1.5% per annum, this is not enough. Compared to foreign relations such as China, with a G.D.P growth rate or economic growth rate of nearly 9% a year, China has a faster economic growth rate by 6x. Now what do these numerical figures mean in contrast to leaving the EU? Well, whether or not to leave the EU has a massive effect on our economy, influenced by trade. But how does this correlate to affecting British businesses? Well a faster, well protected economy will allow businesses to run faster, trade faster, produce faster, and become efficient, which...

Words: 788 - Pages: 4

Premium Essay

Economic

...Economic Decisions Individuals and societies alike face many decisions. Individuals tend to make economic decisions when faced with trade-offs, and because of that, individuals are required to compare costs and benefits of their alternative actions referred to as the opportunity cost. Rational individuals tend to think of marginal change during the process of decision-making, and therefore, may respond differently to incentives whilst making economic decisions. This paper discusses the four principles of economics, a decision associated with marginal change, the incentive(s) that could lead to making different decision, and finally, how the principles of economics affect decision-making, interaction and the workings of the economy as whole. The Principles of Economics A trade-off is often referred to as the “technique of reducing or forgoing one or more desirable outcomes in exchange for increasing or obtaining other desirable outcomes to maximize the total return or effectiveness under given circumstances.” (BusinessDictionary.com, 2009) In brief, individuals choose something over something else, or give up something in order to get something else. Whatever “it” is that individuals sacrifice in order to get something, is generally “its” cost, and cost is often linked and associated with money, an opportunity cost however, could be the cost of anything i.e. time or health sacrificed in order to get something. Marginal changes are incremental adjustments individuals make...

Words: 853 - Pages: 4

Premium Essay

Economics

...single monopoly and share production and profit. However, if this price-fixing game is repeated indefinitely, it would come to a moment that one firm cheats on their collusive agreement. If the cheater cuts its price and the complier remains the agreed price. As shown in the figure, for the complier, ATC now exceeds price and for the cheater, the price exceeds ATC. The industry output is larger than the monopoly output and the industry price is lower than the monopoly price. The total economic profit made by the industry is also smaller than the monopoly’s economic profit. Therefore the complier incurs an economic loss while the cheater gains economic profit. If since both firms have an incentive to cheat as long as price exceeds marginal cost. In this price-fixing game, it will occur a situation that both firms cheat. If both firms produce more cigarettes than the number agreed, the industry output will be increased, the price of cigarettes will fall and both firms makes zero economic profit, as shown in the figure. -In monopolistic competition a company in the short run, makes its output and price decision just like a monopoly company does. The following figure illustrates the monopolistic competition in the short run. As you can see, when the marginal revenue equals its marginal cost (MR = MC), the firm charges the highest price (P) that buyers are willing to pay for this quantity, which is highly higher than the average total cost (ATC). Therefore the firm makes...

Words: 620 - Pages: 3

Premium Essay

Economics

...RESOURCE | 1 ECONOMICS RESOURCE | 1 ECONOMICS 2009-10: FUNDAMENTALS OF ECONOMIC THINKING Table of Contents Preface to the Economics Resource .................................................................................. 5 Fundamentals of Economics ............................................................................................ 7 The Basic Economic Problem—Scarcity ............................................................................................ 8 Production of Goods and Services .................................................................................................... 10 Increasing Costs ............................................................................................................................... 12 The Factors of Production ............................................................................................................... 14 Benefit-Cost Analysis – Marginal Decision-Making ......................................................................... 15 Marginal Utility and Waffles ............................................................................................................ 17 More on Marginal Utility and the Effect of Prices ............................................................................ 19 Individual and Social Goals .............................................................................................................. 20 Positive and Normative Economics .................

Words: 65448 - Pages: 262

Free Essay

Economics

...elderly population is twice what it is today. Much of this growth will be prompted by the aging of the Baby Boomers, who in 2030 will be aged 66 to 84—the “young old”—and will number 61 million people. In addition to the Baby Boomers, those born prior to 1946—the “oldest old”—will number 9million people in 2030. This paper assesses the economic dimensions of the 2030 problem. The first half of the paper reviews the literature and logic that suggest that aging in general, and long-term care services in particular, will represent an overwhelming economic burden on society by 2030. Then, a new analysis of burden is presented to suggest that aggregate resources should not be a major issue for the midcentury economy. Finally, the paper presents four key challenges that represent the real economic burden of long-term care in the twenty-first century. These challenges are significant but different from macro cost issues. What type of economic burden might be considered overwhelming? Existing literature never explicitly defines this but the sense is that the burden might be considered overwhelming if: (a) tax rates need to be raised dramatically, (b) economic growth is retarded due to high service costs that preclude other social investments, or (c) the general well-being of future generations of workers is worse than that of current workers due to service costs and income transfers. The discussion has significant implications for public policy and for private actors focused on developing...

Words: 373 - Pages: 2

Free Essay

Economics

...Scarcity & Opportunity Cost Economics is a very important field of study in modern society. It helps us to understand the choices we have to make to satisfy our unlimited wants and needs to have a better life. Microeconomics is the study of households, firms, and government in specific markets. One of the main problems economics tries to address is scarcity. Scarcity is the term economist use to describe a situation when the amount of something available is not sufficient to satisfy the desire or demand for it. Scarcity can be applied to all aspects of economics and is one of the most crucial points to understand. Because we are consumers in a free market, we live on income constraints or budgets. Limited income forces us to make choices about goods and services we will purchase, as well as goods and services we will forgo. As a society, we also experience scarcity. Societies face scarce economic resources. Economist classify these economic resources into four categories: land, labor, capital, and entrepreneurial ability. Land is considered to be not only physical land but also water, oil, wind, and all other natural resources. Labor would be described as not only the workforce, but the quality of the workers in the workforce. Capital is the facilities, tools, machinery, and any other components that go into manufacturing a good. Entrepreneurial ability is outlined by the people who exploit opportunities in markets. Entrepreneurs combine economic resources with creative and...

Words: 657 - Pages: 3

Premium Essay

Economic

...Economics’ Approach to Financial Planning by Laurence J. Kotlikoff, Ph.D.  |Executive Summary | |Economists long have shown that when it comes to consuming lifetime economic resources, households seek to neither splurge nor hoard, but | |rather to achieve a smooth living standard over time. Consumption smoothing not only underlies the economics approach to spending and | |saving, it is central to the field’s analysis of insurance decisions and portfolio choice. | |Smoothing a household's living standard requires using a sophisticated mathematical technique called dynamic programming to solve a number | |of difficult and interconnected problems. Advances in dynamic programming coupled with today's computers are permitting economists to move | |from describing financial problems to prescribing financial solutions. | |Conventional planning’s targeted liability approach has some surface similarities to consumption smoothing. But the method used to find | |retirement- and survivor-spending targets is virtually guaranteed to disrupt, rather than smooth, a household’s living standard as it ages.| |Moreover, even very small targeting mistakes will suffice to produce major consumption disruption for the simple reason that the wrong...

Words: 6625 - Pages: 27

Premium Essay

Economics

...HW assignment 4 (Week9): Analysis of the Business Cycle. The main objective of this exercise is to get students thinking analytically and creatively about the two-edged nature of many economic phenomena so as to present a “balanced” perspective based on economics principles, theories and concepts against the backdrop of conceptual and analytical thinking. Visit the web sites or similar ones containing national economic data. National Economic Accounts at the Bureau of Labor Statistics at http://www.bea.gov , Bureau of Labor Statistics at http://www.bls.gov/data/, The Conference Board at http://www.conference-board.org/economics/indicators.cfm, US Census Bureau at http://www.census.gov/mtis/www/mtis_current.html, National Bureau of Economic Research at http://www.nber.org/releases/, The Federal Reserve at http://www.federalreserve.gov/releases/h15/update/ Review the most recent 8 – 12 months of data on real GDP growth, inflation/CPI, unemployment, Interest rates, consumer confidence index, consumer sentiment index, inventory level, and other relevant economic data. Based on the collected data, analyze the current macroeconomic situation and its impact on any two(2) Monopolistically competitive firms of your choice. Explore in particular how the two companies’ respond to the macroeconomic conditions in terms of their: • stock performance, • current and future sales revenue, • current and future profits, • labor costs, and • hiring decisions. Your paper should...

Words: 377 - Pages: 2