Free Essay

Gdgt

In:

Submitted By bellapham2110
Words 23475
Pages 94
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------------------
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
-------------------------------------------------

------------------------------------------------- -------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
-------------------------------------------------
CẤP TRƯỜNG NĂM 2015
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
Tên công trình
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
NHẬN THỨC VỀ VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
-------------------------------------------------
CỦA NHỮNG BẬC CHA MẸ CÓ CON Ở ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
( điểm cứu tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh)
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
Sinh viên thực hiện:
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
Chủ nhiệm: LÊ THỊ THU HIỀN 1256150036
-------------------------------------------------
Thành viên: HUỲNH THỊ PHẤN 1256150072
-------------------------------------------------
YA POR YBON 1256150008
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
Người hướng dẫn: Ths. CAO VĂN QUANG – KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

------------------------------------------------- TP. HỒ CHÍ MINH tháng 10 năm 2014
-------------------------------------------------

MỤC LỤC

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH 1 MỞ ĐẦU 2 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. 5 3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: 8
Lý do chọn đề tài: 8
Mục tiêu của đề tài: 10
Nhiệm vụ của đề tài: 10 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 11
4.1. Cơ sở lý luận của đề tài: 11
4.2.Phương pháp nghiên cứu: 14 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài: 15
5.1.Đối tượng nghiên cứu. 15
5.2.Phạm vi nghiên cứu. 15
5.3.Khách thể nghiên cứu. 15
5.4. Giới hạn của đề tài. 15 6. Đóng góp mới của đề tài: 15 7. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn: 16
7.1.Ý nghĩa lý luận 16
7.2.Ý nghĩa thực tiễn 16 8. Kết cấu của đề tài: 17 CHƯƠNG I 18 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 18 1.1. Các khái niệm liên quan. 18
1.1.1. Giáo dục giới tính. 18
1.1.2. Nhận thức. 18
1.1.3. Vị thành niên. 20 1.2. Giả thiết nghiên cứu. 21 1.3. Khung nghiên cứu. 22 CHƯƠNG II 23 GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LÀ THỰC SỰ CẦN THIẾT. 23 2.1. Những nhìn nhận về vấn đề giáo dục giới tính. 23 2.2. Nội dung của vấn đề giáo dục giới tính. 25 2.3. Vai trò của giáo dục giới tính đối với trẻ vị thành niên 26
2.3.1.Trong gia đình 26
2.3.2.Trong nhà trường 28
2.3.3.Xã hội. 30 2.4. Những nguyên nhân và tác hại khi trẻ vị thành niên thiếu kiến thức về giáo dục giới tính. 30
2.4.1. Nguyên nhân. 30
2.4.2 Tác hại. 32 2.5. Mẫu nghiên cứu. 33 CHƯƠNG III 34 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 34 3.1. Nhận thức của các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục giới tính. 34 3.2. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của GDGT trong gia đình. 35 3.3. Những yếu tố tác động đến nhận thức của những bậc cha mẹ về vấn đề giáo dục giới tính . 39 KẾT LUẬN 42 KHUYẾN NGHỊ 45 Đối với nhà trường: 45 Đối với gia đình. 46 Xã hội. 48 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 49

DANH MỤC VIẾT TẮT

GDGT.................................................................. Giáo dục giới tính

HCM.................................................................... Hồ Chí Minh

P........................................................................... Phường

PGS/TS …........................................................... Phó giáo sư/ Tiến sĩ

Q.......................................................................... Quận

RHIYA …………………………………………. Sáng kiến sức khỏe thanh thiếu niên . Châu Á

SKSS/TD …........................................................ Sức khỏe sinh sản/tình dục

Tp......................................................................... Thành phố

Ths ….................................................................. Thạc sĩ

VN........................................................................ Việt Nam

VTN..................................................................... Vị thành niên

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

Công trình nghiên cứu được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và khuyến nghị.
Phần 1: Mở đầu, phần này nhóm tác giả nêu lên tính cấp thiết của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ của đề tài, cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài, đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Phần 2: Nhóm tác giả chia ra làm 3 chương. * Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài. Nhóm đã tìm hiểu những khái niệm từ nhiều nguồn khác nhau liên quan tới công trình để người đọc hiểu được những thuật ngữ khó từ đó hiểu sâu hơn về đề tài. Trình bày còn có giả thiết nghiên cứu và khung nghiên cứu. * Chương II: Nhóm đã chứng minh được việc giáo dục giới tính là cần thiết. Sự khác nhau về suy nghĩ cũng như cách thức giảng dạy, bày tỏ về vấn đề giới tính tình dục của các nước trên thế giới và nhất là ở Việt Nam. Những nội dung cơ bản cũng như vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội tới việc giáo dục giới tính cho trẻ ở tuổi vị thành niên là hết sức cần thiết. Nhóm tác giả cũng nêu ra được những nguyên nhân cũng như tác hại sẽ xảy ra nếu trẻ không được giáo dục về giới tính một cách đúng đắn và logic. * Chương III: Nhóm đã phát phiếu khảo sát tới các bậc phụ huynh ở Việt Nam mà địa bàn khảo sát là trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân tại phường Bình Thọ - Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề nhận thức về việc giáo dục giới tính của các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi Vị thành niên. Phân tích và xử lý số liệu một cách hoàn chỉnh và đúng phương pháp.
Phần kết luận và khuyến nghị: nhóm tác giả đã đưa ra những kết luận sau khi nghiên cứu công trình và có một số khuyến nghị giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn toàn diện cũng như đúng đắn về việc giáo dục giới tính cho con cái một cách tốt nhất tránh nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh). Thiếu hụt kiến thức về giới tính và kỹ năng sống là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng mang thai ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng cao. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và khả năng học tập của thanh thiếu niên. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15-19 trong đó 80-90% là học sinh, sinh viên cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới, và tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm. Việc mang thai ở tuổi vị thành niên để lại những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ, thể chất và tinh thần chưa phát triển để sẵn sàng làm mẹ. Giáo dục giới tính dường như vẫn là một khái niệm mới trong xã hội Việt Nam. Giáo dục giới tính, hiểu một cách đầy đủ là sự giáo dục về sinh lý cơ thể, vệ sinh thân thể, sức khỏe sinh sản và tình dục. Thế nhưng ở nhiều gia đình, các bà mẹ không giải thích được cho con những điều căn bản nhất về việc giáo dục giới tính cho con cái. Cha mẹ cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về giới tính của con cái là điều tự nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục cho con về vấn đề này, nhiều người hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên không muốn nói ra. Ở nước ta, giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi vậy, việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt động giáo dục giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì. Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ được đặt ra. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp các em nam phạm tội hiếp dâm, các em nữ có thai ở tuổi vị thành niên. Nhiều trẻ ở lứa tuổi 14-15, còn cắp sách đến trường, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình nhưng đã phải làm cha mẹ do thiếu hiểu biết về tình dục. Đây là vấn đề làm đau đầu người lớn và người ta cho rằng nguyên nhân là do tác động từ kinh tế thị trường, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, chạy theo lối sống ăn chơi, suy đồi về mặt đạo đức. Vì vậy “Giáo dục giới tính” là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, biện pháp tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng. Thế nhưng được biết trong một cuộc khảo sát gần 4700 thanh niên chỉ có 2,6% cho biết kiến thức về giới tính được bố mẹ giáo dục. Trung tâm nghiên cứu tâm lý và sự phát triển nhanh của thanh thiếu niên giải thích: “Các bậc phụ huynh luôn cho rằng những vấn đề liên quan tới giới tính rất tế nhị. Mặt khác, con mình còn quá nhỏ để tìm hiểu về những vấn đề ấy. Có khi chính phụ huynh cũng không nắm rõ kiến thức về giới tính để diễn đạt cho con mình hiểu”. Chính vì thế mà nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như: Con mắc bệnh thủ dâm, quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành, biến đổi giới tính… Bố mẹ thường tránh né, ngại ngùng khi trẻ hỏi về chuyện tình dục. Chính vì các quan niệm sai lầm đó của các bậc phụ huynh mà không ít lần người lớn “đỏ mặt” trước các thắc mắc của trẻ. Một phụ huynh đã chia sẻ rằng: “Dạo này, cô con gái 5 tuổi của chị hay hỏi rất nhiều chuyện liên quan đến giới tính, sinh sản. Cháu hỏi tại sao gái đi tè phải ngồi, con trai lại đứng, con sinh ra ở đâu… làm chị phải lôi ngay chuyện khác để đánh lạc hướng con. Thế nhưng cháu vẫn đeo mẹ để hỏi bằng được “Con sinh ra ở đâu?”. Bí quá chị trả lời: “Con sinh ra ở bệnh viện Từ Dũ”.”
Một phu huynh khác chia sẻ lâu nay, tôi vẫn vòng vo nói với cậu con trai 8 tuổi là cháu sinh ra từ nách, từ rốn mẹ. Lần đó, hai mẹ con đến dự một chương trình tư vấn giới tính, khi được chuyên gia hỏi: “Con biết mình được sinh ra từ đâu không?” tôi ngỡ ngàng khi cháu đáp: “Con sinh ra từ “cái ấy” của mẹ”. Hóa ra cháu biết nhiều hơn mình tưởng mà mình cứ né tránh.
Về phía nhà trường hiện nay những trường hợp nữ học sinh trở thành mẹ hay những cái chết thương tâm bởi bản thân vướng vào con đường tình yêu, tình dục quá sớm… không còn xa lạ. Đó là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong trường học hiện nay. Chương trình giáo dục giới tính hay bị bố mẹ né tránh cho rằng giáo dục giới tính là việc của nhà trường. Nhưng thực tế hiện nay ở trường học, việc giáo dục giới tính chưa được thực hiện đến nơi đến chốn nên học trò đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”. Nếu như ở cấp tiểu học học sinh học về giới tính ở lớp 5 thì lên cấp Trung học cơ sở, phải đợi tới lớp 8, giáo dục giới tính mới trở lại, chủ yếu nằm ở môn sinh học như cơ quan sinh dục nam/nữ, thụ tinh/thụ thai và phát triển thụ thai, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Tới cấp Trung học phổ thông, học sinh đều đã bước vào tuổi trưởng thành thì giáo dục giới tính lại chỉ được dạy theo kiểu “lồng ghép” qua các môn giáo dục công dân, văn học, địa lý, sinh học. Theo cô giáo Nguyễn Thị Phương, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, giáo dục giới tính bắt đầu được Bộ GD-ĐT đưa vào giảng dạy cho học sinh từ lớp 5. Cụ thể, trong sách Khoa học lớp 5, các em đã được học về “sinh sản", phân biệt giới tính "nam hay nữ", "Cơ thể chúng ta hình thành như thế nào?". Tuy nhiên, đúng là cách tiếp cận vấn đề giới tính hiện chưa hấp dẫn và vẫn mang nặng kiến thức khoa học nhiều hơn là tâm lý. Vì thế, học sinh càng học thì càng tò mò. Chẳng hạn sau khi cô giáo dạy “quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử", đa phần các em thắc mắc tiếp… “làm thế nào để tinh trùng gặp được trứng?”. Theo cô Phương, học sinh tiểu học cần kiến thức khoa học nhưng chỉ vừa phải. Quan trọng hơn là phải giúp các em sẵn sàng với biến đổi cơ thể, biết tôn trọng bạn khác giới, đặc biệt là có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Tiếc rằng, những điều này sách giáo khoa không hề nhắc tới.
Vì vậy cha mẹ phải quan tâm đến con cái ở lứa tuổi này để nhận biết đúng sự thay đổi của con cái để có sự uốn nắn kịp thời . Để cho các em ít hoang mang lo lắng trước sự thay đổi của bản thân, bởi vậy việc giáo dục giới tính cho các em là hết sức cần thiết, và các bậc cha mẹ cũng không nên hiểu rằng giáo dục giới tính là chỉ cho trẻ hiểu biết những cơ sở của lối sống tình dục. Giáo dục giới tính, như nhà nghiên cứu V.Vladi- D.CapuXtin trong cuốn Giáo dục giới tính tuổi thơ đã chỉ rõ: “Giáo dục giới tính là bộ phận không thể tách rời của giáo dục đạo đức, gắn liền với một loạt các vấn đề giáo dục học và y học. Nó giúp cho trẻ hiểu biết được vai trò của con trai hoặc con gái, của một thanh niên hoặc một phụ nữ, tiếp đó là phải hiểu vai trò của người đàn ông hoặc người đàn bà, cả vai trò của người chồng hoặc người vợ, người bố hoặc người mẹ cho phù hợp với các nguyên tắc đạo đức xã hội…” Cũng như giáo dục nói chung, giáo dục giới tính phải được tiến hành có phân hoá tuỳ theo từng lứa tuổi, có khối lượng và hình thức phù hợp để đứa trẻ có thể nhận thức được. Muốn giáo dục đúng thì các bậc cha mẹ phải nắm bắt được và biết tất cả các giai đoạn phát triển thông thường và những dấu hiệu không bình thường. Để cho đứa trẻ sớm có những hiểu biết về giới tính của mình thì ngay từ lúc đang còn nhỏ.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Liên quan đến đề tài, đã có những bài viết, công trình nghiên cứu sau:
Bài nghiên cứu '' Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam '' nằm trong chương trình điều tra ban đầu của RHIYA ( Sáng kiến sức khỏe thanh thiếu niên châu Á ) do PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng, ThS Lưu Bích Ngọc thực hiện, đã chỉ ra những sai lầm trong kiến thức về giới tính nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Đề tài được thực hiện vào năm 2006, với đối tượng là thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15-20. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các kiến thức hợp về sức khỏe sinh sản-tình dục, tránh thai và các bệnh liên quan đến đường tình dục chỉ được xác định ở mức biết ban đầu, chỉ có 21% thanh thiếu niên được đánh giá là có kiến thức này. Trong đó, kiến thức về sinh sản và phòng tránh thai được đánh giá là kém nhất trong các kiến thức về sức khỏe sinh sản, chỉ có 46.7% thanh thiếu niên có kiến thức đúng về sinh sản. Kiến thức về bệnh liên quan đến đường tình dục là kém thứ hai chỉ có 1/3 thanh thiếu niên được hỏi nêu được tên ba loại bệnh trở lên, rất ít trong số đó biết được cách chữa trị và nơi chữa trị. Kiến thức về về sử dụng biện pháp tránh thai được đánh giá là kém thứ ba. Từ những kết quả nghiên cứu cứu này, đề tài đã cho chúng ta một bức tranh tổng quát về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản.
Bài viết “Tại sao cần giáo dục giới tính cho lứa tuổi Vị thành niên” của trang cẩm nang sức khỏe cũng đã có bài viết nêu rõ một số nguyên nhân để chứng minh rằng việc giáo dục kiến thức giới tính ở độ tuổi VTN là rất quan trọng. Trong bài viết này tác giả cũng đã đưa ra những con số cụ thể của việc trẻ không được GDGT như: “Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Theo số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, tỷ lệ trẻ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2,9%, năm 2011 là 3,1% và đến năm 2012 là 3,2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% năm 2010, 2,4% năm 2011 và 2,3% năm 2012.” Những số liệu cụ thể cũng đã phần nào minh chứng cho việc giáo dục giới tính ở trẻ VTN là rất quan trọng và cần thiết.Giúp các em trong bị đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về vấn đề giới tính chính là một cách phòng tránh cho các em những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bài viết “Người lớn là rào cản...khi giáo dục giới tính” của tác giả Lê Hiền đăng trên báo Thanhnien online, bằng việc những số liệu nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số tác giả đã chứng minh việc thiếu hụt kiến thức về giới tính ở độ tuổi vị thành niên là rất lớn, đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm trong quan niệm của cha mẹ và thầy cô trong việc giáo dục giới tính. Theo tác giả việc giáo dục giới tính trong nhà trường còn mang tính hàn lâm, khô cứng, không thiết thực, khiến cho nó trở nên nhàm chán không thu hút được sự quan tâm và hứng thú của học sinh. Vì thế, các em có xu hướng tự tìm hiểu, khám phá, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ và hành vi lệch lạc về giới tính. Bài viết cũng thể hiện những mong muốn của trẻ trong việc tiếp cận với những thông tin về giới, họ mong muốn người lớn coi chuyện tình yêu tình dục tuổi vị thành niên một cách nghiêm túc. Thông qua bài viết tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về giới tính, mà vai trò của người lớn đối với vấn đề này.
Trang vinaresearch.net đã có một khảo sát dựa trên nhóm đáp viên trực tuyến Vinaresearch về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ”. Ở đây trang đã khảo sát trực tuyến các bậc cha mẹ độ tuổi từ độ tuổi 20 với 862 mẫu hợp lệ và cho ra các kết quả, số liệu cụ thể rõ ràng và chi tiết. Bài nghiên cứu với những câu hỏi thiết thực về vấn đề liên quan tới vấn đề cha mẹ giáo dục giới tính cho con cái mặt khác mẫu nghên cứu cũng đã cho thấy được rằng các bậc phụ huynh chỉ thỉnh thoảng hay lúc con cái thắc mắc về vấn đề giới tính mới bày tỏ, nói cho con hiểu nhưng mà vẫn không giải thích tỉ mỉ cho con cái, nhưng giải thích cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân. Hầu hết các bậc phụ huynh ủng hộ vấn đề GDGT trong trường học nhưng cũng có một bộ phận các phụ huynh không đồng ý vì sợ ảnh hưởng tới tâm lý trẻ nếu GDGT quá sớm. Bài khảo sát cũng đã cho ta thấy được cha mẹ cũng đã có nhiều xu hướng nhìn nhận tích cực về vấn đề GTGT cho trẻ, giúp trẻ nhận thức tốt về vấn đề giới tính. Thà vẽ cho hươu chạy đúng đường còn hơn là để hươu chạy sai đường.
Một bài viết thuộc bản quyền của viện Xã hội học của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên viết về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình”. Tác giả đã đề cập đến nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em không được giáo dục giới tính từ cha mẹ, nhà trường do tâm lý ngại ngùng nên họ sẽ im lặng trước các câu hỏi liên quan tới giới tính mà các em thắc mắc thì các em sẽ tò mò mà tìm đếm các mạng xã hội, sách báo... để thỏa chí tò mò. Ngoài ra tác giả cũng đã nêu ra mục đích cuối cùng mà giáo dục giới tính mang lại cho các em đó chính là trang bị những kiến thức tâm lý đặc điểm của mỗi giới. Tác giả cũng đã có những số liệu cụ thể về tính cần thiết cũng như mức độ hiểu biết về giới tính của các bậc cha mẹ trong đó thì phần lớn cha mẹ vẫn ý thức được tầm quan trọng của những cuộc nói chuyện trao đổi trực tiếp với con cái. Nhưng cũng có một số bộ phận cha mẹ còn chưa ý thức được tầm quan trọng của GDGT cho thấy họ vẫn còn có những tầm nhìn hạn hẹp, theo xu hướng truyền thống hơn là hiện đại. Thông điệp mà tác giả giửi đến đó là cha mẹ cần nghiêm túc, tế nhị trong giảng dạy về giới tính cho con trẻ và không được đánh trống lảng hay bỏ mặc trẻ trong những vấn đề nhạy cảm như giáo dục giới tính.
ThS. Đào Thị Vân Anh thuộc trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông cũng đã có bài viết “Cha mẹ với việc giáo dục giới tính trong gia đình”. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể cần thiết về việc GDGT cho trẻ, những nguyên nhân khách quan và chủ quan, hậu quả của việc GDGT không đúng cách. Tác giả cũng đã nói rằng: “Giáo dục tình dục thật ra có mục đích duy nhất là chuẩn bị cho con cái một tâm lý phù hợp nhất trong cuộc sống yêu đương để rồi có một đời sống tình dục thực sự hài lòng, thực sự hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng sau này.” Việc cha mẹ GDGT hay không GDGT cho con cái và giáo dục thế nào cho đúng và hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển tâm lý cũng như tình dục của trẻ bị sai lệch, hiểu sai về vấn đề giới tính thì sẽ rất dễ mắc phải những hậu quả khôn lường. Tác giả cũng đã kết luận rằng cần giáo dục giới tính cho trẻ tự nhiên, bình thường như các chương trình giáo dục khác và phải có sự nối kết chặt chẽ hai chiều giữa cha mẹ và con cái. Những phân tích cụ thể của Ths. Đào Thị Vân Anh đã cho ta thấy tầm quan trọng của cha mẹ về vấn đề giáo dục giới tính đã viết cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện hơn về việc định hướng và nhìn nhận, suy nghĩ đúng đắn của kến thức về giới.
Bài viết “Giáo dục giới tính và thái độ của người lớn” của TS Thụy Anh đăng trên wedsite Tuoitre.vn. Bài viết đã cho chúng ta thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ trẻ đã có những thắc mắc, tò mò về vấn đề giới tính thông qua các câu được đặt ra cho bố mẹ. Đó chính là những tìm hiểu đầu tiên về giới tính chính đáng cần được bố mẹ giải đáp rõ ràng, khéo léo, dễ hiểu chứ không phải lảng tránh hoặc lờ đi. Bắt đầu từ những hỏi - đáp như thế, bố mẹ có thể giáo dục giới tính cho con rất nhẹ nhàng và tự nhiên. Nếu bố mẹ có thói quen bỏ qua không đối mặt với những câu hỏi hóc búa của con hoặc những câu hỏi liên quan đến các vấn đề tế nhị, không sớm thì muộn đứa trẻ sẽ tiếp cận nguồn thông tin khác để thỏa mãn tò mò của mình. Vô hình chung, đây chính là bước đầu tiên cho việc chính các phụ huynh bị sốc sau này khi bé con khoe những kiến thức thu nhặt được bên ngoài, từ các nguồn đáng tin hoặc chưa được kiểm chứng. Cũng theo tác giả vai trò của bố mẹ hoặc giáo viên rất quan trọng. Họ phải vượt qua được cảm giác ngại ngùng khi bàn vấn đề này với trẻ và tỏ ra rất bình thản, đúng mực, không hoảng hốt. Thái độ đó khiến trẻ nhìn vấn đề một cách khoa học hơn và cũng không quá lo sợ khi nhìn ra thế giới. Thêm vào đó, người lớn phải có thái độ chấp nhận và đối mặt với bất kỳ vấn đề gì trẻ nêu ra, cũng lại một cách bình thản, để giữa trẻ và người lớn có thể có những thảo luận thật sự, chân thành, không e ngại, cũng không tự đánh lừa mình rằng “con/học trò của mình còn quá bé, chưa biết đến điều này đâu” Thái độ tôn trọng, bình tĩnh, tiếp nhận vấn đề và sẵn sàng cùng giải quyết bất kỳ vấn đề nào của trẻ là thái độ cần có trong giáo dục giới tính.
Thông qua những bài viết, công trình nghiên cứu này. Đã cung cấp cho chúng tôi một số thông tin để phục vụ cho đề tài như là thực trạng việc giáo dục giới tính hiện nay, những sai lầm trong quan niệm của những bậc cha mẹ, đồng thời còn giúp chúng tôi giải thích được một số nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều trẻ những nhận thức sai lệch về giới tính. Từ đó, giúp đưa ra một số kiến nghị, giải pháp giúp các nhà lãnh đạo có những chiến lược phù làm giảm bớt tình trạng trên

3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Lý do chọn đề tài:
Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm (2001-2006) đạt 7% . Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn năm 2001-2005, đạt 42.9% GDP. Mặc dù khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu nhưng thu hút vốn đấu tư nước ngoài sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá trị thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần năm 2000, GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế đều có bước phát triển khá. Xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Trong 5 năm đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm 9,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%...Với những con số ấn tượng mà nước ta đã đạt được trong hơn một thập kỉ thì đây chính là những thành tựu đáng kể về sự phát triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên mới… Tuy nhiên, chính sách hội nhập và mở cửa cũng làm phát sinh và gia tăng những thách thức mới về văn hóa xã hội như : tham nhũng, ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV… Điều này đã gây ra những tác động lớn đối với trật tự xã hội ở Việt Nam và ảnh hưởng mạnh mẽ tới lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Dù bất cứ quốc gia nào thì vai trò của người trẻ luôn được khẳng định, họ là tiềm năng to lớn quyết định sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, dân tộc, chính vậy mà họ luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của nhà nước và toàn xã hội trong việc chăm sóc, bảo vệ, đặc biệt là việc giáo dục. Ở đây việc giáo dục không chỉ dừng lại ở việc giáo dục nhân cách, nhận thức, hành vi, hay văn hóa. Mà việc giáo dục về giới tính cũng rất được coi trọng nhất là ở các nước phương Tây như:
Ở Hà Lan, hầu như mọi trường cấp II đều có các bài giảng về giáo dục giới tính một phần của môn sinh học, hơn một nửa trường tiểu học có thảo luận về tình dục và tránh thai. Truyền thông đã khuyến khích đối thoại công khai và chương trình chăm sóc sức khỏe đảm bảo một cách tiếp cận bí mật và không phán xét. Hà Lan có tỉ lệ mang thai vị thành niên ở hàng thấp nhất thế giới, và cách tiếp cận của Hà Lan thường được các nước khác coi là hình mẫu.
Ở Thụy Điển, giáo dục giới tính trở thành chương trình bắt buộc trong giáo dục học đường từ năm 1956. Môn học được bắt đầu từ tuổi lên 7-10 và tiếp tục ở những lớp cao hơn, có liên hệ chặt chẽ với những môn như sinh học và lịch sử. Ở Anh và Xứ Wales, giáo dục giới tính trong trường học không phải là môn bắt buộc do có nhiều bậc cha mẹ e ngại không muốn cho con tham gia. Chương trình nhắm vào việc giảng dạy hệ thống sinh sản, sự phát triển của bào thai và những thay đổi tâm sinh lý của tuổi thiếu niên.
Còn ở nước ta, do đặc trưng văn hóa và nhận thức của người dân còn hạn chế, nên vấn đề giới tính được xem là tế nhị nên thường lảng tránh và không đề cập công khai.
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc mỗi năm tại Việt Nam trung bình có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và được xếp thứ 5 trên thế giới. Điều đáng buồn nhất là tỉ lệ nạo phá thai lại rơi chủ yếu vào lứa tuổi vị thành niên. Nếu chúng ta không thay đổi quan niệm và cách tiếp cận ngay bây giờ thì con số ấy sẽ còn ra tăng vào những năm tiếp theo.
Nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của việc giáo dục giới tính hiện nay, nên nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài '' Nhận thức về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên ( điểm cứu P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh )'' nhằm tìm hiểu về mức độ nhận thức của những bậc cha mẹ về vấn đề giới tính, những lý do gì khiến họ lảng tránh vấn nó. Từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp góp phần thay đổi cách suy nghĩ của họ một cách tích cực.
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu nhận thức thực trạng về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên.
Mục tiêu cụ thể
Với đề tài '' Nhận thức về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên'' chúng tôi mong muốn đạt được những kết quả sau đây:
Tìm hiểu nhận thức thực trạng việc giáo dục giới tính của những người làm cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên.
Đánh giá mức độ coi trọng việc giáo dục về giới của những người làm cha mẹ
Tìm hiểu những khó khăn trở ngại của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con cái của họ từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị. Giúp các cơ quan có cái nhìn tổng quát vế vấn đề giáo dục giới tính nhằm đưa ra những chiến lược kế hoạch can thiêp kịp thời.
Nhiệm vụ của đề tài: Vì đề tài của chúng tôi là “ nhận thức về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên” nên nhiệm vụ của đề tài chúng bao gồm như sau: Nhiệm vụ đầu tiên: Phải làm cho các bậc cha mẹ nhận thức tốt và rõ ràng hơn về việc giáo dục giới tính ở lứa tuổi vị thành niên. Bởi vì khi bậc cha mẹ càng hiểu rõ về việc giáo dục giới tính thì việc giáo dục giới tính mới mang tính hiệu quả thiết thực và xóa bỏ những suy nghĩ sai lệch về việc giáo dục giới tính.
Nhiệm vụ thứ 2: Là đề tài phải nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính không những ở trong gia đình mà còn ở trường học và trong xã hội cũng là những môi trường để thực thi việc giáo dục giới tính. Như ta biết gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người, trong đó bố mẹ là nhân tố quan trọng nhất đến sự phát triển của con cái, cũng qua nghiên cứu chúng tôi cho thấy được tầm quan trọng của môi trường gia đình trong việc giáo dục giới tính (chiếm 45%). Ngoài ra không ít những bậc cha mẹ chọn môi trường trường học là nơi để giáo dục giới tính vì họ cho rằng trường học là nơi giáo dục tốt nhất (chiếm 51%), và đây là môi trường quan trọng và hiểu quả không kém so với gia đình. Gia đình và trường học nơi có điều kiện giáo dục tốt nhất, tuy nhiên các tổ chức xã hội cũng mang lại sự hỗ trợ không nhỏ cho qáu trình thay đổi nhận thức của mọi người về giáo dục giới tính theo phương thức thẩm thấu từ ngoài vào trong (chiếm 7%). Nhiệm vụ thứ 3: Nêu lên nguyên nhân và tác hại khi trẻ vị thành niên thiếu kiến thức về giáo dục giới tính. Khi xem về nhiêm vụ này của đề tài ta thấy khi các em không được giáo dục đầy đủ, kém hiểu biết về giới tính, không làm chủ được một số bản năng, thì sẽ dễ đưa các em sa vào các con đường sai trái. Chỉ ra được một số nguyên nhân chủ yếu như là thiếu hiểu biết về nguyên nhân, ảnh hưởng phim ảnh, không được gai đình quan tâm, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, ảnh hưởng qua lối sống du nhập từ nước ngoài…

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận của đề tài:
4.1.1. ''Lý thuyết xã hội hóa”.
Xã hội hóa là quá trình học tập văn hóa của mọi người và phong cách sống trong nền văn hóa ấy. Đối với cá nhân, xã hội hóa mang lại những động lực cần thiết cho hoạt động và tham gia xã hội. Đối với cá nhân, xã hội hóa là những phương tiện để đạt được sự tương tác văn hóa của xã hội thông qua việc đưa các thành viên cá nhân vào các luật lệ, cách ứng xử, giá trị, động lực của xã hội. Đây chính là ý tưởng tập hợp của Clausen (1968). Từ nền tảng các lý thuyết xã hội hóa đã có từ Platon, Montaigne và Roussean, Clausen định nghĩa: ''Xã hội hóa là khiến con người có tính xã hội, thích hợp với xã hội''.
Ely Chinoy (1961) xã hội hóa gồm 2 chức năng chủ yếu:
+ Chuẩn bị cho cá nhân những vai trò mà người ấy sẽ thực hiện, cung cấp nội dung cấn thiết vế thói quen tín ngưỡng, các giá trị, mẫu thức về cách ứng dụng tình cảm, cách cảm nhận, các kỹ năng và kiến thức cơ bản.
+ Truyền thông những nội dung văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì sự bền vững và tương ứng về văn hóa.
Từ điển American Heritage đã định nghĩa xã hội hóa một cách tổng quát. Xã hội hóa là '' Một quá trình tương tác, nhờ đó cá nhân đạt được sự nhận biết mình và các chuẩn tác, giá trị, cách ứng sử và các kỹ năng xã hội thích hợp với vị trí của mình. Một hành động hoặc một quá trình hành động tạo tính xã hội''.
Xã hội hóa sẽ mang đến cho cá nhân những kỹ năng cần thiết mà xã hội đòi hỏi, nhờ các kỹ năng đó có đủ khả năng hòa nhập mà chính họ đang sống và làm việc. Quá trình xã hội hóa có thể đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Quá trình xã hội hóa diễn ra ở ba quá trình: giai đoạn gia đình, giai đoạn nhà trường, giai đoạn mà người ta thực sự bước vào đời. Đây là ba tác nhân giúp cá nhân hòa nhập vào xã hội. Trong quá trình xã hội hóa của một cá nhân chúng ta cần chú ý đến quá trình đứt đoạn xã hội hóa thì phải tái hòa nhập dù vậy ở đây xảy ra trường hợp nếu cá nhân đã bị đứt đoạn xã hội hóa quá lâu thì việc tái hòa nhập là một khó khăn.
Lý thuyết này cho phép chúng ta tìm hiểu về đề tài nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục giới tính cho con của họ. Dưới góc độ tìm hiểu những yếu tố tác động và ảnh hưởng của văn hóa lên nhận thức của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con cái của họ chẳng hạn như trình độ học vấn, thu nhập, lối sống văn hóa... Từ đó hình thành nên những đặc điểm trong suy nghĩ của bậc cha mẹ về vấn đề giới tính. Có thể nói đa số những người làm cha mẹ ở Việt Nam đều đánh giá sai về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính, họ coi giới tính là một vấn đề tế nhị nên thường lảng trách khi con cái của họ đề cập đến nó.
Theo Clausen quá trình xã hội hóa chia làm ba giai đoạn trong đó giai đoạn đầu là từ gia đình. Chính gia đình là nơi cung cấp những kiến thức đầu tiên cho cá nhân để hòa nhập vậy nên việc thay đổi suy nghĩ sai lệch về vấn đề giáo dục giới tính là rất cần thiết.
4.1.2. “Lý thuyết nhu cầu của Maslow”
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ đáy lên tới đỉnh phản ánh mức độ cơ bản của nó với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên vừa là một thực thể xã hội.
Theo Maslow về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu căn bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu căn bản liên quan đến vấn đề thể lý của con người như mong muốn có thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ, tình cảm...Những nhu cầu cơ bản này đều là những nhu cầu không thể thiếu vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không thể tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để dành được và tồn tại trong cuộc sống hằng ngày. Các nhu cầu cao hơn các nhu cầu trên gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần sự đòi hỏi công bằng, an tâm vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng... Trong đó các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này.
Chi tiết nội dung tháp nhu cầu này: Cấu trúc của tháp nhu cầu này gồm 5 tầng, trong đó thứ những nhu cầu con người được liệt theo một cấu trúc trật tự thứ bậc hình kim tự pháp.
Những nhu cầu căn bản ở phía đáy tháp, phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu khác. Các nhu cầu bậc cao hơn sẽ nảy sinh và mong muốn và thỏa mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.
Năm tầng tháp trong nhu cầu của Maslow:
+ Tầng thứ nhất : Các nhu cầu căn bản nhất về '' thể lý'' đó là thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
+ Tầng thứ hai : Nhu cầu an toàn, cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
+ Tầng thứ ba : Nhu cầu giao lưu tình cảm và được trực thuộc, muốn được trong một cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
+ Tầng thứ tư : Nhu cầu được quý trọng, kính mến, cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.
+ Tầng thứ năm : Nhu cầu về tự thể hiện bản thân, muốn sáng tạo được thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành công.
Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu bảo vệ.
Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức với tự nhiên. Con người luôn có nhu cầu được yêu thương gắn bó, nhận được sự chú ý. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp đến cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ thỏa mãn khi nhu cầu cấp thiết hơn được đáp ứng.
Đề tài sử dụng thuyết nhu cầu của Maslow để xem xét nhu cầu của trẻ vị thành niên. Trong đó nhu cầu tình dục trong tháp nhu cầu được xếp ở đáy. Chính vì thế, trẻ ở độ tuổi vị thành niên rất cần được trang bị những kiến thức liên quan về giới như quan hệ tình dục, kiến thức sinh sản...

4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm mục đích tìm hiểu về nhận thức trong việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên, đang cư trú tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin sau đây:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội.
Phương pháp nghiên cứu định lượng ( bảng hỏi ) là chính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính ( phỏng vấn sâu )
Xử lý thô bằng tay và tổng hợp những số liệu có sẵn được sử dụng theo mục tiêu của đề tài.
Mẫu nghiên cứu : Tổng số mẫu là 100 ( bảng hỏi ) (dùng mẫu phi xác suất) và 5 trường hợp phỏng vấn sâu. Đối tượng phát bảng hỏi là những người có con ở độ tuổi vị thành niên đang sinh sống và làm việc tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Cách tiếp cận lấy mẫu : phi xác suất.
Khó khăn trong việc lấy mẫu. Do không có nhiều thời gian tiếp cận với đối tượng được lựa chọn và thông tin trong đề tài nghiên cứu này dựa vào những thông tin có được do các đối tượng cung cấp nhưng thông tin có thể không đầy đủ như mong muốn vì nhiều lý do tế nhị và nhiều trở ngại trong việc trao đổi thông tin nên nhóm gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành thu thâp thông tin... Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng để tận dụng và xử lý những thông tin thu thập được.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là nhận thức của những bậc làm cha làm mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên trong việc giáo dục giới tính.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên đang sinh sống và làm việc tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
5.3. Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu trong đề tài là những những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên đang sinh sống, làm việc tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
5.4. Giới hạn của đề tài.
Đề tài xoay quanh về đối tượng là cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên.
Chúng tôi chỉ nghiên cứu ở một địa điểm nhỏ nên khó có thể có cái nhìn toàn diện về vấn đề này, cũng như việc không thể nghiên cứu sâu vào các vấn đề nhỏ của đề tài. Trong quá trình làm bài nhóm cũng gặp nhiều khó khăn nên không thể tránh khỏi việc đề tài còn nhiều sai sót. Nhưng cũng mong đề tài sẽ là một trong những nền tảng cho các nghiên cứu sau này.

6. Đóng góp mới của đề tài:
Qua những nhiệm vụ được chúng tôi đề ra, chúng tôi cũng đã có một số đóng góp thông qua đề tài đó là: Nói lên được tầm quan trọng của bậc cha mẹ trong việc giáo dục giới tính đối với trường học, gia đình và xã hội. Mỗi môi trường đều góp phần vào công cuộc giáo dục giới tính, vấn đề quan tâm ở đây là những môi trường đó sẽ tác động theo chiều hướng nào mà thôi. Bậc cha mẹ là rất quan trọng trong việc giáo dục giới tính nhưng nếu bậc cha mẹ không nhận thức và nhận thức sai lệch về vấn đề giới tính thì hậu quả sẽ rất tai hại. Qua đề tài chúng tôi đã cho thấy được nhiều bộ phận các bậc cha mẹ vẫn chưa nhận thức đúng về việc giáo dục giới tính họ coi vấn đề giới tính là một vấn đề tế nhị và ít khi đề cập đến. Ngoài ra chúng ta còn thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến nhận thức của những bậc cha mẹ về việc giáo dục giới tính, chủ yếu họ hầu hết chỉ đọc qua sách báo, các phương tiện truyền thông (chiếm 54%), điều này cho thấy sự tác động rất lớn của phương tiện truyền thông đến nhận thức của họ. Có quá nhiều thông tin thì họ lại không biết chọn lọc các thông tin. Một số bộ phận nhỏ bậc cha mẹ lại chịu ảnh hưởng văn hóa, tâm lý của phương đông từ bao thế hệ nay và không dạy cho trẻ biết tường tận về vấn đề giới tính, trong đầu lúc nào cũng mang suy nghĩ “vẽ đường cho nai” nên tỉ lệ trẻ làm mẹ sớm ngày càng tăng. Nhìn chung thì các bậc cha mẹ đều có nhận thức đúng về nội dung giáo dục giới tính dù bên cạnh đó vẫn còn 25% chưa nhận thức được hoặc chưa đầy đủ về nội dung của vấn đề giáo dục giới tính. Dù là ở môi trường nào “gia đình, trường học, các tổ chúc xã hội thì vai trò của bậc cha mẹ vẫn rất quan trọng trong việc giáo dục con cái ở đây là giáo dục giới tính.
7. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn:
7.1. Ý nghĩa lý luận
Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính. Từ đó góp phần làm phong phú hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề này.
Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và cách giải quyết vấn đề.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội tốt để nhóm được thực tập và hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội. Đồng thời đề tài cũng cho thấy thái độ của những bậc cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con mình. Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của họ về vấn đề giáo dục giới tính.
Thông qua đề tài, chúng tôi cũng hi vọng những nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, sẽ có những chính sách, chương trình phù hợp để giúp đỡ các bậc cha mẹ trong việc thay đổi nhận thức và thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục giới tính.
Và quan trọng nhất, là thông qua đề tài nhóm có thể học thêm đươc nhiều kinh nghiệm cho mình để thực hiện các đề tài nghiên cứu khác.

8. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục đề tài liệu tham khảo, đề tài chúng tôi chia làm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
+ Chương 2: Tổng quan vài nét về vấn đề giáo dục giới tính
+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Khuyến nghị.

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Các khái niệm liên quan. 1.2.1. Giáo dục giới tính. Là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục , sinh sản , quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai , và các khía cạnh khác của thái độ tình dục của loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.
Giáo dục giới tính có thể được dạy một cách không chính thức, như khi một ai đó nhận được thông tin từ một cuộc trò chuyện với cha mẹ, bạn bè, người lãnh đạo tôn giáo, hay qua truyền thông. Nó cũng có thể được truyền dạy qua các tác giả với các tác phẩm về giới tính, chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về giáo dục giới tính. Giáo dục giới tính chính thức diễn ra khi các trường học hay người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thực hiện điều này.
Thỉnh thoảng giáo dục giới tính chính thức được dạy như một chương trình đầy đủ như một phần của chương trình học tại các trường trung học hay trung học cơ sở. Ở những trường hợp khác nó chỉ là một bài học bên trong một lớp học rộng hơn về sinh học, sức khỏe, kinh tế gia đình hay giáo dục thể chất. Một số trường không dạy giáo dục giới tính, bởi nó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi ở một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ (đặc biệt về vấn đề độ tuổi trẻ em cần nhận được sự giáo dục như vậy, số lượng chi tiết liên quan, và các chủ đề về khuynh hướng tình dục ví dụ như cách thực hiện, tình dục an toàn, thủ dâm, tình dục trước hôn nhân và đạo đức tình dục). 1.2.2. Nhận thức.
Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Theo “quan điểm triết học Mác-Lênin”, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
Nhận thức còn là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, sự phản ánh đó không phải là hành động nhất thời, máy móc, đơn giản, thụ động mà là cả một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực, sáng tạo.
Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Một khái niệm khác lại cho rằng: Nhận thức là hành động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên. Trong quá trình này, con người lý giải vạn vât theo từng giai đoạn nhận thức của mình; từ đó tìm ra qui luật vận động và phát triển, thay đổi và tiến hóa, bản chất và hình thức, hình thành và tiêu vong của thế giới vật chất và tinh thần. Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nétcơ bản của sự vật hiện tượng (Ví dụ con người gò đá thấy lửa) Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng.
Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tưduy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũngnhư không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá,được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng. Hiểu nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc của con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con người lưu giữ và mã hoá,…
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phảnánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”. Như vậy, nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết là mứcđộ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất).
Các quan niệm khác về nhận thức: “Nhận thức là hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiện tượng”. Như vậy, Nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau. Nhờ hoạt động trí tuệ này mà con người mới hiểu biết được sự vật hiện tượng.
Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng :” Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm; Nhận thứccảm tính và Nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau vàcơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của Nhận thức là thực tiễn xã hội “ Khái niệm của nhà Tâm lý học người Đức đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của Nhận thứcvà chúng ta sử dụng khái niệm này. 1.2.3. Vị thành niên.
Vị Thành Niên là người đang chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành.
Tuổi từ 10 – 19 tuổi ( Theo WHO ) và chia làm 3 giai đoạn: * Giai đoạn đầu: 10 tuổi – 13 tuổi. * Giai đoạn giữa: 14 tuổi – 16 tuổi. * Giai đoạn sau: 17 tuổi – 19 tuổi.
Theo giáo án điện tử thì vị thành niên là một giai đoạn ( một thời kỳ ) trong quá trình phát triển của con người với đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội và định hình nhân cách để có thể nhận lãnh trách nhiệm đầy đủ trong cuộc sống sau này. Giai đoạn này được hiểu một cách đơn giản là giai đoạn “sau trẻ con và trước người lớn” của mỗi cá thể, được gọi là thời kỳ “vị thành niên”.
Về độ tuổi của vị thành niên, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã chính thức đề nghị vị thành niên là những người có độ tuổi từ 10 – 19 tuổi. Tuổi vị thành niên được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu (tiền vị thành niên): 10 – 13 tuổi. Giai đoạn giữa (trung vị thành niên): 14 – 16 tuổi. Giai đoạn cuối ( hậu vị thành niên): 17 – 19 tuổi. Việc phân định này cần thiết để kết hợp phát triển sinh học và tâm lý xã hội từng thời kỳ. Căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, năm 1995, Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ – Bộ Y tế đã đưa ra đề nghị xếp tuổi VTN thành hai nhóm tuổi, nhóm một từ 10 – 14 tuổi và nhóm hai từ 15 – 19 tuổi.
Theo trang thanhnien.net thì tuổi vị thành niên là một giai đoạn đặc biệt của đời người, giai đoạn này được đánh dấu bằng những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ đơn giản sang phức tạp…
Một giai đoạn đặc biệt của đời người, giai đoạn này được đánh dấu bằng những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ giản đơn sang phức tạp bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan hệ xã hội,chuẩn bị cho một cơ thể trưởng thành cả về thể chất và tâm lý xã hội.
Theo tổ chức Y tế thế giới thì tuổi Vị thành niên là giai đoạn từ 10-19 tuổi. Căn cứ vào mức độ phát triển thể chất, tâm lý xã hội và nhu cầu, tuổi VTN được chia làm ba giai đoạn nhỏ hơn: * Giai đoạn đầu tuổi VTN (10-13) * Giai đoạn giữa tuổi VTN (14-16) * Giai đoạn cuối tuổi VTN (17-19)
Ở tuổi VTN, các em phải đương đầu với hàng loạt thách thức như sự biến đổi nhanh về thể chất, tâm sinh lý, tình yêu, tình bạn, những hiện tượng sinh lý sinh dục mới xuất hiện (cường dương, kinh nguyệt, sự ham muốn về tình dục), sự lôi kéo và sức ép từ phía bạn bè, chưa có hiểu biết và chưa được trải nghiệm các kĩ năng tự bảo vệ, khó khăn trong mới quan hệ với người lớn…Tất cả những điều đó làm các em dễ lung túng và gặp những nguy cơ trong giai đoạn này.

1.2. Giả thiết nghiên cứu.
Giả thiết 1: Do nhận thức sai về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính nên những bậc cha mẹ không coi trọng việc giáo dục giới tính cho con cái của họ.
Giả thiết 2: Giới tính là một vấn đề nhạy cảm nên những bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc nói chuyện và giáo dục về vấn đề này.
Giả thiết 3: Do những bậc cha mẹ thiếu thông tin về những vấn đề liên quan đến giới tính nên không thể chia sẻ với con của mình.

1.3. Khung nghiên cứu.

CHƯƠNG II
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LÀ THỰC SỰ CẦN THIẾT.

2.1. Những nhìn nhận về vấn đề giáo dục giới tính.
Mỗi một vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau với những nền văn hóa đặc trưng thì có những thái độ khác nhau về giáo dục giới tính. Theo như Ford và Baech, 1951 cho rằng: Các nền văn hóa rất khác biệt nhau trong việc giáo dục giới tính và chuẩn bị cho thanh niên về cuộc sống tình dục. Như trên đảo Ponape, trẻ em từ 4 đến 5 tuổi được người lớn giáo dục tình dục một cách kỹ lưỡng và khuyến khích thực hành với nhau. Trong tộc người Chewa ở Châu Phi bố mẹ cho rằng thực hành tình dục sẽ làm cho cá nhân hoàn hảo, với sự đồng ý của bố mẹ trẻ trai và trẻ gái làm lều chơi trò vợ chồng với nhau. Hoặc theo như các hiện vật đời xưa để lại cho thấy ở Trung Quốc các cô gái khi về nhà chồng thường được mẹ đặt trong rương quần áo, hay hộp của hồi môn những món quà quý giá nhất. Đó là những quyển sách dạy làm tình, có mô tả hoặc thường là hình vẽ dạy các tư thế làm tình sao cho cả hai vợ chồng đều đạt đến khoái cảm cao nhất (loại hình giáo dục giới tính cổ đại). Ngược lại có một số nền văn hóa coi tình dục là vấn đề nghiêm cấm và nghiêm khắc đề nén những biểu hiện của tình dục, như trẻ em người Kwoma ở New Guinea bị trừng phạt nếu như chơi trò chơi giới tính, và cấm chạm vào người nhau. Ngày nay giáo dục giới tính đã trở nên cần thiết cho con người nên một số quốc gia như Tiệp Khắc, HungGaRi, Ba Lan đã đưa chương trình giáo dục giới tính vào trong nhà trường bằng những chương trình bắt buộc. Còn các nước phương Tây như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển đã tiến hành giáo dục học sinh khá sớm (1966). Ở Pháp chương trình giáo dục nội dung này thực hiện từ năm 1973. Đặc biệt một số nước ở ChâuÁ, Phi Mỹ Latinh cũng đưa chương trình giới tính vào trường phổ thông và đạt nhiều kết quả tốt. Trung quốc tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh từ năm 1974 và hiện nay là một trong những nước có công trình nghiên cứu cũng như có sự phát triển cao về khoa học về giới tính, nhằm cung cấp cho các em những kiến thức và kỹ năng liên quan đến sự phát triển về tâm sinh lý của bản thân. Con người ngày càng hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục giới tính nên đã có nhiều dự án, chương trình giáo dục về giới cho các em học sinh. Tùy vào điều kiện phát triển của từng vùng miền vào khả năng thực hiện nên có những chương trình riêng như việc nghiên cứu sức khỏe sinh sản giáo dục dân số (1984, 1986), các hội nghị UNESCO khu vực đã làm sáng tỏ những yêu cầu về giáo dục đời sống gia đình và giáo dục giới tính trong quá trình giáo dục dân số ở các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ở Châu Mỹ La tinh đưa dịch vụ sức khỏe sinh sản cho thanh niên về tình dục, kế hoạch hóa gia đình, bệnh lây truyền qua đường tình dục và phá thai. Châu Phi huấn luyện cán bộ giáo dục đồng đẳng để cải thiện sức khỏe sinh sản, tình dục. Còn ở Châu Á giáo dục giới tính đã được đưa vào trong trường học như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo. Philipin…. Theo SIECUS, Hội đồng Thông tin và Giáo dục Giới tính Hoa Kỳ, 93% người lớn được họ khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thông và 84% ủng hộ nó tại các trường trung học cơ sở. Trên thực tế, 88% cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông và 80% cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông tin rằng giáo dục giới tính trong trường học khiến họ cảm thấy dễ dàng hơn khi trò chuyện với con mình về tình dục.Tuy nhiên một vài nơi trên thế giới giáo dục giới tính chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mực. Theo như Một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Los Angeles phối hợp với một trung tâm sức khỏe sinh sản (The Rand Center for Reproductive Healt) chỉ ra rằng các bậc phụ huynh lại thường chần chừ quá lâu. Thậm chí đến khi họ quyết định mở miệng thì…sự đã rồi. Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm tư vấn về kế hoạch hóa gia đình và Trung tâm sức khỏe sinh sản của tỉnh Tô Châu, Trung Quốc đã điều tra vấn đề “Thái độ của thanh niên và phụ huynh học sinh đối với vấn đề giới tính”, mang lại kết quả sau: Có đến 19.37% phụ huynh cho rằng không nên giáo dục giới tính cho con cái và 25% cho rằng nên. Cuộc điều tra cho thấy các bậc phụ huynh đang có sự lúng túng trong giáo dục giới tính với con cái, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết của thanh niên về giới tính. Theo kết quả nghiên cứu, thống kê gần đây của Google17 thì Việt Nam là một trong những nước gõ câu lệnh “Sex” nhiều nhất thế giới. Từ đó có thể cho thấy những mối đe dọa e ngại tới vấn đề giáo dục giới tính. Câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu người, bao nhiêu trẻ em hiểu được đúng bản chất của vấn đề giáo dục giới tính và có các kiến thức lành mạnh và thực sự cần thiết cho bản thân mình để bước vào giai đoạn phát triển tâm lý tình dục tốt nhất. Thực tế cho thấy thì tình trạng giáo dục giới tính ở Việt Nam còn khá yếu và kém. Giáo dục giới tính chủ yếu chỉ được đưa vào một số phần nhỏ trong sách giáo khoa nhưng nội dung kiến thức còn sơ sài, tập trung chủ yếu ở những nội dung có tính chất giải phẫu sinh lý cơ thể, chưa đề cập tới quan hệ giữa hai giới, vấn đề tình dục và quan hệ tình dục. Trong xã hội truyền thống của Việt Nam vấn đề giới tính, tình dục căn bản là vấn đề tế nhị, thầm kín. Sự bùng nổ thông tin các mạng xã hội Internet và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là ở đô thị, thông tin đến với mỗi cá nhân rất đa dạng, khiến các yếu tố tiêu cực như: văn hóa đồi trụy, sách báo, video đen… đã làm ảnh hưởng, tác động mạnh đến quan hệ giữa hai giới, làm các em có cái nhìn sai lệch về vấn đề giới tính cùng sự né tránh của các bậc phụ huynh làm các em tìm đến các trang mạng để tìm hiểu mà không biết rằng các trang mạng đó đúng hay sai, tốt hay xấu để rồi dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường mà chính các em cũng không biết nguyên nhân vì sao.
2.2. Nội dung của vấn đề giáo dục giới tính. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam về vấn đề Giáo dục giới tính thì : Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục , sinh sản , quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản, và các trách nhiệm, việc tránh thai và các khía cạnh của thái độ tình dục loài người. Giáo dục giới tính có thể được dạy một cách không chính thức, như nhận được thông tin từ ai đó từ một cuộc trò chuyện với bạn bè, anh chị em, các buổi vấn đàm, hội thảo….hay qua truyền thông, các trang mạng chính thức hay không chính thức. Ngày nay, hầu hết các quốc gia nhất là ở những nước phát triển đã thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề giới tính nên đã đưa vào trong các chương trình học tại các trường trung học hay trung học cơ sở. Còn ở Việt Nam thì vấn đề đưa chương trình giáo dục giới tính cho học sinh vào chính khóa đã được nhắc đi nhắc lại hơn 20 năm qua, nhưng ngành giáo dục vẫn chưa có những "động thái" cần thiết để thực hiện yêu cầu trên, có thể là do truyền thống Việt Nam còn xem vấn đề giáo dục giới tính là vấn đề tế nhị và không nên nói ra hay giảng dạy nhiều. Chúng ta cần có những biện pháp đẩy mạnh hơn về vấn đề này.
2.3. Vai trò của giáo dục giới tính đối với trẻ vị thành niên
2.3.1. Trong gia đình Chúng ta đã biết, gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người, trong đó bố mẹ là những người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nhân cách của con cái. Cách cư xử giữa bố - mẹ là bài học sớm nhất đối với trẻ về cách ứng xử giới tính giữa một người nam và một người nữ. Trẻ sẽ tiếp thu dần dần những kiến thức giới tính từ chính gia đình mình. Từ đó dần theo năm tháng hình thành những hành vi, thái độ mang tính chất giới nam hay nữ được mọi người và xã hội chấp nhận. Gia đình được tạo lập trên cơ sở hôn nhân và huyết thống, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là quan hệ ruột thịt, tin cậy và yêu thương. Mọi người tác động qua lại với nhau bằng tình cảm, những liên hệ tình cảm qua lại giữa các thành viên trong gia đình có sức mạnh thuyết phục trong quá trình hình thành ý thức, thói quen hành vi đúng đắn mà không ai có thể làm thay được, đặc biệt trong lĩnh vực hết sức tế nhị là giáo dục giới tính. Nếu không có sự gần gũi tin cậy lẫn nhau của những người thân trong gia đình thì trẻ sẽ không giải bày những băn khoăn thắc mắc có tính thầm kín để cha mẹ giải đáp kịp thời, tránh cho trẻ những hiểu lầm, có thể dẫn đến nguy hiểm. Nhờ sự giao tiếp thường xuyên với các em mà cha mẹ có thể phát hiện kịp thời đỡ những biểu hiện giới tính của con cái, để giúp đỡ hay tư vấn, đảm bảo sự phát triển giới tính đúng hướng cho con em. Cha mẹ là người thầy đầu tiên về nét nữ tính, nam tính về mẫu người đàn ông, đàn bà và quan hệ qua lại giữa hai giới. Cha mẹ có thể trở thành tấm gương giáo dục giới tính sinh động đối với trẻ trong quan hệ hàng ngày. Trẻ có thể học được từ cha mẹ hình mẫu quan hệ khác giới mang tính đạo đức, văn hóa cao về tình bạn, tình yêu, sự bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, quan hệ yêu thương trách nhiệm trong quan hệ vợ chồng và cả vai trò, chức năng làm mẹ, làm cha trong từng tình huống cụ thể của cuộc sống gia đình. Không chỉ bằng tấm gương của mình, ở các gia đình có cả con trai và con gái, cha mẹ cần phải tổ chức quan hệ mang ý nghĩa giáo dục giới tính giữa anh trai và em gái, hoặc chị gái em trai trong cuộc sống gia đình. Ngoài ra trong các yếu tố liên quan đến việc giáo dục giới tính cho con trẻ yếu tố gia đình là yếu tố quan trọng nhất và hơn nữa phần lớn thời gian con trẻ luôn luôn gắn với gia đình. Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ, những cư xử được hình thành trong trẻ khi các em nhìn vào cử chỉ như âu yếm, thân mật của cha mẹ sẽ dần tạo ra cho trẻ thói quen như trẻ đã thấy, quan điểm về tình dục, giới tính cũng dần hình thành trong trẻ từ rất sớm và có thể theo trẻ đến lúc trưởng thành. Dù cho những hệ thống trường học các cấp, giáo dục giới tính ở trường trung học, có giới thiệu cho các em về vấn đề giới tính nhưng vẫn đang ở mức độ sơ khai là giới thiệu cơ thể con người .thì cha mẹ vẫn đang là môi trường tốt nhất để con cái học hỏi về hoạt động giới tính tình dục. Đây chính là một trong những trách nhiệm quan trọng của bậc làm cha làm mẹ. Gia đình là nơi có những nền tảng vẫn chắc làm cho trẻ tin tưởng hơn cả vì theo các trẻ thì cha mẹ luôn đúng là người gần gũi thân thiết nhất từ đó có thể dễ dàng bày tỏ điều thầm kín nhất đó chính là vấn đề giáo dục giới tính.gia đình chính là cơ quan quan trọng nhât là người thầy đầu tiên giúp con trẻ biết về vấn đề giới tính Thái độ tích cực của cha mẹ sẽ giúp trẻ tránh được sai lầm. Hướng dẫn, giải thích, chứ không răn đe, kết tội hay lẩn tránh. Nên biết, một khi thắc mắc chưa được giải tỏa thì trẻ sẽ tự đi tìm nguồn thông tin khác (sách báo, tranh ảnh, bạn bè) và những nguồn thông tin này có thể thiếu chính xác và không lành mạnh. Dần dần, trẻ không còn tin tưởng ở cha mẹ nữa, trở nên khép kín và phạm sai lầm một cách đáng tiếc. Người lớn nên ứng dụng thực tế để ứng xử và định hướng cho trẻ thay vì phải lệ thuộc vào phong tục tập quán truyền thống. Tạo cho trẻ những thói quen lành mạnh, rút tỉa kiến thức từ gia đình mình để đủ tự tin vượt qua giai đoạn khó khăn ở tuổi dậy thì. Hiện nay các bậc cha mẹ thường có hai hướng suy nghĩ: * Một là các bậc phụ huynh để con trẻ tự tìm hiểu khi đến tuổi dậy thì. Họ nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ, chúng vẫn là những đứa trẻ chưa hiểu biết gì nhiều. Do vậy họ chưa bao giờ họ nghĩ đến việc phải trao đổi với con những câu chuyện về tình yêu - giới tính. Họ nghĩ rằng con mình chưa cần biết và đến độ tuổi nó tự khắc sẽ biết theo bản năng, có lẽ chính cái suy nghĩ có phần chủ quan làm không ít bậc phụ huynh té ngửa khi con mình mang bầu, hay phạm tội hiếp dâm trẻ em. * Hai là các bậc phụ huynh thay vì tâm sự, chỉ bảo cho con cái thì lại cấm đoán các em. Do không có phương pháp giáo dục con trẻ một cách đúng đắn nên các bậc cha mẹ này thường đưa ra các quy định ngầm hay thẳng thừng cấm đoán con trẻ. Cha mẹ không hề giải thích rằng tại sao lại cấm các em như vậy trong khi các em đang ở lứa tuổi cần biết, tính hiếu kì trong các em rất lớn. Vậy nên càng cấm các em càng tò mò và muốn tìm hiểu. Nhưng các em chỉ tìm hiểu một cách lén lút từ các trang mạng, báo lá cải…

Do vậy, vai trò của cha mẹ trong việc GDGT cho con cái lại càng cực kỳ quan trọng. Ở trong gia đình cha mẹ chính là nhân tố quan trọng giúp cho con cái phát triển những ý thức đầu đời về giới tính - tình dục trong giai đoạn hiện nay. Việc GDGT của cha mẹ đối với con cái trong gia đình được thể hiện qua các vai trò cụ thể sau: * Vai trò là người giáo dục: Chính cha mẹ là người dễ gần gũi con cái, qua đó có cha mẹ trong quá trình nói chuyện với con cái những vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục thì không nên nói vòng vo mà đi thẳng vào vấn đề tuy nhiên yếu tố tế nhị cũng cần phải có trong mối quan hệ của con cái và cha mẹ. * Một trong những vai trò nữa của cha mẹ trong việc GDGT cho con cái là vai trò là người đồng hành. Nếu cha mẹ biết cánh chia sẻ những thắc mắc của con cái trong quá trình phát triển thì sẽ giúp trẻ nâng cao năng lực và sức mạnh bản thân, có thái độ và hành vi đúng mực, đặc biệt là khả năng tự chịu trách nhiệm trước hành vi tình dục của bản thân. Đồng thời giúp cho trẻ đứng vững bằng những kiến thức và hiểu biết của chính mình trước khi lập gia đình. Cha mẹ cần tạo môi trường tích cực để từ đó con cái có niềm tin tưởng vào gia đình, cha mẹ không những phải hiểu tâm lý của trẻ, thường xuyên tâm sự những chuyện khó nói về tình dục, tuổi mới lớn, tình yêu nam nữ để tương tác lại với con cái thì trẻ mới dễ dàng nghe theo lời khuyên nhủ của mình chứ không đi theo càm tính của tuổi mới lớn. Quá trình giáo dục giới tính được thực hiện đồng bộ trong từng gia đình chắc chắn sẽ giảm thiểu những nguy cơ về an toàn tình dục, tai biến về việc sinh sản và đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là đại dịch HIV – AIDS sẽ giảm đi đáng kể, tạo nên một xã hội ổn định và văn minh. Không những thế gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, các đoàn thể để các em có một môi trường lành mạnh và cha mẹ có một kiến thức giới tính vững chắc để giúp trẻ có cái nhìn đúng về vấn đề giới.
2.3.2. Trong nhà trường.
GDGT trong trường học là một hình thức quan trọng và hiệu quả nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi cho thanh thiếu niên. Có một sự đồng thuận rộng rãi đối với giáo dục chính quy là nên bao gồm các hoạt động GDGT.
Tính hiệu quả của các chương trình GDGT ở trường học bao gồm các nội dung như: tập trung vào việc giảm thiểu các hành vi rủi ro, dựa vào nền tảng lý thuyết để giải thích những lựa chọn tình dục và hành vi của con người; liên tục tăng cường thông báo về hành vi tình dục, cung cấp những thông tin chính xác về các rủi ro liên quan đến hoạt động tình dục, tránh thai, mang bầu, sinh đẻ hoặc các cách thức từ chối quan hệ tình dục.
Không chỉ dừng lại ở đó, chương trình GDGT ở trường còn cung cấp cho TTN cách đối phó với bạn bè và các áp lực xã hội khác khi các em gặp rủi ro trong quan hệ tình dục; cung cấp các cơ hội để giao tiếp trực tiếp, các kỹ năng thương lượng và đưa ra quyết định.
Chương trình sử dụng các phương pháp tiếp cận dạy và học sao cho phù hợp với độ tuổi, kinh nghiệm và nền văn hóa của các em; sáng tạo ra các hình thức GDGT mới có hiệu quả hơn.
GDGT trong nhà trường khác ở gia đình, vì nó chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian. Và nhà trường cũng không phải là nơi lúc nào cũng có các vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục của TTN.
Trường học dựa trên các chương trình giáo dục đặc trưng, có ưu thế trong việc cung cấp thông tin và cơ hội để phát triển các kỹ năng và chọn lọc thái độ rõ rệt theo phong cách trang trọng hơn thông qua các bài học trong chương trình giảng dạy.
Do một số nguyên nhân khác quan và chủ quan từ việc giáo dục của nhà trường như: GDGT cho học sinh đang bị bỏ ngỏ. Những người làm công việc giáo dục vẫn cứ loay hoay mãi về nội dung, cách thức đưa giáo dục giới tính vào chương trình chính khóa hay ngoại khóa. Thêm một trở ngại khác, có đến 73% giáo viên dạy môn này chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn. Ngoài ra cũng có nhiều ý kiến trái chiều rằng: “Có nên giảng dạy hay không giáo dục giới tính trong nhà trường” vì họ thấy giáo dục giới tính sớm cho các em giống như con dao hai lưỡi, vừa có mặt lợi vừa có mặt hại như các em được tiếp cận sớm về giới tính một cách đúng đắn và hiểu sâu hơn nhưng cũng có nhiều em vì tìm hiểu quá sớm dẫn đến tò mò và muốn thực hành giữa lý thuyết và thực tế nên cũng dẫn tới nhiều tình trạng trẻ em bị lợi dụng từ sự tò mò, ngây thơ đó sẽ gậy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tóm lại, việc giáo dục giới tính cho trẻ trong giai đoạn hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của cha mẹ, mà còn là sự giáo dục tổng hợp từ gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Có như vậy mới tạo nên sự giáo dục liên hoàn trong lĩnh vực GDGT và tình dục cho trẻ nói riêng và góp phần trang bị kiến thức về kỹ năng sống nói chung cho trẻ trong giai đoạn hội nhập.
2.3.3. Xã hội.
Gia đình và nhà trường là nơi có điều kiện giáo dục tốt nhất… Tuy nhiên, các tổ chức xã hội cũng mang lại sự hỗ trợ không nhỏ cho quá trình thay đổi nhận thức của mọi người về giáo dục giới tính theo phương thức thẩm thấu từ ngoài vào trong.Do xã hội ngày càng đổi mới, lành mạnh, đời sống người dân bớt cơ cực, nỗi lo về cơm ăn, áo mặc cho con trẻ không còn là mối lo thường trực nữa. Người dân có điều kiện để chăm chút con hơn với các loại đồ ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy trẻ em hiện nay phát triển nhanh về cả thể chất, tâm sinh lý và tinh thần.Trẻ chắc chắn sẽ bỡ ngỡ trước những thay đổi về hình thể của bản thân hay bạn bè. Tuy nhiên, những thay đổi về tâm sinh lý, kiến thức giới tính lại ít được nhà trường cũng như các bậc phụ huynh quan tâm cung cấp cho các em.
Những nơi công cộng như công viên, bãi cỏ, bờ hồ… người lớn cũng đã và đang thể hiện tình cảm thân mật ở mọi lúc mọi nơi một cách quá mức gây cho trẻ em những tò mò và học đòi một cách tự nhiên khi nhìn thấy những hình ảnh đó. Đây chính là những nguyên nhân thiết yếu của việc giáo dục giới tính cho trẻ trong độ tuổi vị thành niên. Đây là nguồn ảnh hưởng mạnh mẽ có tác dụng thay đổi điều chỉnh lại từng cá nhân, nhóm xã hội theo sự phát triển hợp lý của xã hội đó là nhìn nhận về giáo dục giới tính một cách tích cực và khoa học hơn. Do vậy cần xây dựng nhiều chương trình, sự kiện về giáo dục giới tính nhằm thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp để tác động đến thái độ của mọi người đối với giáo dục giới tính một cách tích cực hơn. 2.4. Những nguyên nhân và tác hại khi trẻ vị thành niên thiếu kiến thức về giáo dục giới tính. 2.4.1. Nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên chủ yếu là do: 1. Sự thiếu hiểu biết về tình yêu và hôn nhân. Các em hoc không được trang bị những kiến thức về giáo dục giới tính. Do vậy các em thiếu bản lĩnh khi bước vào đời sống yêu đương.Các sách báo về tình yêu lan tràn, nhưng nhiều sách lại chạy theo thị hiếu tầm thường, không phù hợp với độ tuổi của các em. 2. Các tệ nạn xã hội phức tạp ngày càng gia tăng, các quán cà phê đèn mờ bia ôm, các loại thuốc lắc, kích thích xuất hiện khắp mọi nơi. 3. Ảnh hưởng của nhiều qua điểm sống mới du nhập từ nước ngoài: Tình yêu tự do, tình dục tự do, tình dục trước hôn nhân....Những quan điểm trên ảnh hưởng mạnh đến giới trẻ, làm các em thêm tò mò, bị kích thích, muốn thử nghiệm. Trong khi đó các em lại không được trang bị đầy đủ về tri thức lẫn kinh nghiệm trong giáo dục giới tính nên khó làm chủ bản thân. 4. Xã hội và các bậc cha mẹ chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục các em học sinh về lĩnh vực này. Do điều kiện của mỗi gia đình khác nhau nên chưa để ý nhiều trong giáo dục cho con cái về giới tính. 5. Nhận thức sai lầm về giáo dục giới tính, giáo dục tình yêu. Có nhiều người còn cho rằng giáo dục giới tính là giáo dục tình dục, là vẽ đường cho hươu chạy...Chương trình giáo dục giới tính chưa thực hiện một cách thống nhất trong trường học. 6. Cha mẹ còn e ngại về việc giải đáp thắc mắc cho con cái và một phần là do cha mẹ chưa trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính hay chỉ trả lời theo kinh nghiệm của bản thân chứ không theo một tiến trình logic nào hết. Do vậy trẻ phải tự tìm hiểu từ các nguồn khác nhau mà trong khi trẻ không biết được nguồn đó có đúng hay là không mà cứ nghe theo. 7. Do đời sống một số gia đình ở Việt Nam hiện nay còn gặp khó khăn, nên nhiều bậc phụ huynh không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục ý thức pháp luật căn bản nhất là pháp luật về giới tính – tình dục – hôn nhân và gia đình cho con trẻ. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật như quan hệ tình dục với trẻ em… Tất cả cũng chỉ vì hạn chế về kiến thức pháp luật. Ngoài ra chúng ta chưa có một đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ tri thức khoa học về lĩnh vực giới tính để làm công tác giáo dục cho họ. Tư liệu khoa học, giáo trình, sách báo về lĩnh vực này một cách hệ thống khoa học nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này còn chưa sâu rộng, các trang Wep đen, đồi trụy tràn lan khiến các em khó khăn khi chọn lọc các thông tin phù hợp với từng giai đoạn phát triển mà mình cần tìm hiểu tới.
2.4.2. Tác hại. Khi các em không được giáo dục đầy đủ, kém hiểu biết về giới tính, những đặc điểm đó, nhất là một số bản năng, dễ đưa họ vào các tệ nạn xã hội, ăn chơi sa đọa, cờ bạc, mại dâm... từ đó sa vào vòng tội lỗi, trở thành những phần tử phá hoại xã hội. Sự kém hiểu biết trong quan hệ giới tính cũng dẫn tới những hành vi cử chỉ thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức xã hội. Một số thanh niên do nhận thức về giao tiếp nam nữ yếu kém hoặc sai lầm, dễ có hành vi cư xử với bạn khác giới một cách suồng xã thô bạo. Họ thường nói năng thô tục, ăn, mặc lố lăng bất lịch sự nơi công cộng, phá rối trật tự xã hội. Ngày nay tình trạng các em yêu sớm, yêu đương mù quán, nếp sống sinh hoạt nam nữ trụy lạc..một số em yêu kiểu tự do, tình yêu không cần hôn nhân, sống gấp, sống thử... những biểu hiện trên đây là kết quả của sự nhận thức sai lầm về tình yêu, một lĩnh vực tình cảm rất phức tạp, nhưng cũng hết sức quan trọng của đời sống giới tính con người, trong tuổi trẻ. Các em bỏ cả học hành, ăn chơi trác táng... hủy hoại đi nhân cách và rơi vào vòng xoáy tội lỗi. Một số khá đông các em hiện nay theo quan niệm tình dục tự do, tình dục không hôn nhân, yêu đương quá sớm... dẫn tới tình trạng quan hệ lang chạ, có thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nạo phá thai bị biến chứng. Tình trạng nạo phá thai hiện nay càng tăng trong lớp trẻ và gây nhiều hậu quả tai hại. Còn nhiều những biểu hiện phức tạp khác trong đời sống gia đình như: cuộc sống vợ chồng thiếu hạnh phúc, tỉ lệ li hôn ngày càng gia tăng, bạo hành trong gia đình... Đó cũng là những vấn đề của đời sống giới tính, nếu các em không được hướng dẫn, tìm hiểu, họ sẽ mắc những sai lầm đáng tiếc, khó có thể cứu vãn trong đời sống hôn nhân. Những biểu hiện phức tạp trên gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của các em sau này, làm cho các em khó có cuộc sống hạnh phúc và phát triển toàn diện mà nguyên nhân chủ yếu chính là sự thiếu hiểu biết về đời sống giới tính.

2.5. Mẫu nghiên cứu.
Phương pháp dùng bảng hỏi.
Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng nhận thức, thái độ của cha mẹ đối với giáo dục giới tính.
Đối tượng điều tra: hơn 100 phụ huynh học sinh.
Cách tiến hành: * Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra ( bảng hỏi ) gồm 9 câu trong đó có cả câu hỏi đóng và mở nhằm điều tra về nhận thức của cha mẹ trong vấn đề giáo dục giới tính. * Bước 2: Tiến hành điều tra thử trên 10 người nhằm tìm hiểu sơ bộ về nhận thức của các bậc cha mẹ trong việc giáo dục giới tính. Đồng thời biết được những điểm được và chưa được để tiến hành chỉnh sửa phiếu phù hợp với mục đích, đối tượng điều tra, nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho đề tài. * Bước 3 : Tiến hành phát phiếu điều tra.
Phát phiếu điều tra trong thánh 10 năm 2014.
Dự kiến sẽ có những phiếu điều tra không hợp lệ nên chúng tôi đã phát dư phiếu phiếu. Tổng số phiếu thu về là 120 phiếu trong đó có 101 phiếu hợp lệ. Trong phiếu có 52 nữ và 49 nam. * Bước 4 : tiến hành xử lý phiếu
Chúng tôi xử lý kết quả theo hướng thống kê số lượng kết quả thu được, sau đó tính phần trăm tỉ lệ
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin, bổ trợ về thực trạng thái độ của phụ huynh, đặc biệt nó cung cấp những thông tin sâu hơn, những thông tin mà bảng hỏi không thu thập hết được.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn với hai nhóm đối tượng là phụ huynh có con đang học ở trường phổ thông và các em học sinh của trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân ( 11, Đoàn kết, P. Bình Thọ, Q.Thủ Đức ).

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
3.1. Nhận thức của các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục giới tính.
Thông qua kết quả nghiên cứu , điều tra hầu hết các phụ huynh đều chọn đáp án: Giáo dục giới tính không chỉ dừng lại ở việc giáo dục về tình dục , sức khỏe sinh sản, như mối quan hệ về tình yêu, tình bạn, sự thay đổi sinh học của cơ thể… mà còn giáo dục về giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội trong vấn đề giới tính chiếm tỉ lệ cao nhất là 75%. Điều này có nghĩa là họ đã hiểu đúng về nội dung của giáo dục giới tính. Chỉ có một phần nhỏ trong số họ chiếm kết quả 30% là chưa nhận thức đầy đủ. Xem xét cách lựa chọn các phương án cụ thể của các bậc phụ huynh chúng tôi nhận thây rằng trong 25% không lựa chọn phương án F họ thường chú trọng vào việc giáo dục tình yêu nam nữ chăm sóc sức khỏe sinh sản, những sự thay đổi sinh lý… hơn là quan tâm đến vấn đề tình dục cho vấn đề đó là không quan trọng và né tránh ngại đề cập, cụ thể chỉ có 2% chọn đáp án A. Có thể một phần là do sự lo sợ khi con cái am hiểu quá nhiều,quá sớm về “chuyện người lớn”, một phần cũng là vì tình dục đối với con người Châu Á nhất là con người Việt Nam lại là một vấn đề hết sức là tế nhị, người ta thường lảng tránh và ngại ngùng khi nói đến. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu khi được hỏi: Ông bà nghĩ thế nào về vấn đề giáo dục giới tính thì có 47% người đồng tình với giáo dục rất quan trọng cần có những chương trình ,cách thức giáo dục ,cách thức giáo dục phù hợp cho từng lứa tuổi. Cho thấy rằng họ không chỉ hiểu đúng về nội dung của giáo dục giới tính mà còn cho thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho trẻ. Tuy nhiên theo kết quả điều tra nghiêm cứu thì cũng không ít người cho rằng ở độ tuổi vị thành niên có việc quan trọng nhất là việc học tập chiếm 32%. Điều này có thể chứng minh rằng một số bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu rõ về việc giáo dục giới tính và tầm quan trọng của nó. Họ chưa hiểu rằng không chỉ ở độ tuổi vị thành niên mà ngay từ khi còn nhỏ các em phải được giáo dục một cách nghiêm túc về giới tính. Nhưng phải tùy theo mức độ tuổi cần giáo dục những gì cho phù hợp và khoa học. Có thể họ suy nghĩ rằng đây là con đường dẫn dắt các em đến với sự tìm tòi khá sớm, sẽ là con dao hai lưỡi, là bước đường ngắn để trẻ tìm hiểu các vấn đề nhạy cảm nhanh và quá sớm sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ trong sáng của trẻ. Và nhất là ảnh hưởng không tốt đến học tập và tương lai của trẻ. Chỉ có 5% phụ huynh không hề quan tâm đến vấn đề này, và có 16% phụ huynh cho rằng giáo dục giới tính là điều rất tế nhị khó nói. Đây cũng là suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh khi nhóm nghiêm cứu hỏi :“Theo em thì vì sao bố mẹ lại ít nói với em về vấn đề giáo dục giới tính”. Một em học lớp 11 cho biết “Mẹ em không nói, ít nói mấy chuyện đó lắm, mỗi lần em hỏi mẹ điều lảng tránh hết, mẹ nói con nít hỏi mấy chuyện đó làm gì ?”. Còn một em nữ lớp 12 thì nói : “em không bao giờ hỏi mẹ vì hỏi mẹ cũng không nói. Chỉ nhắc nhở em học tập tốt, tập trung vào học hành không nên chơi với bạn xấu thôi.”
Nhìn vào những số liệu nghiên cứu cho thấy không ít người khi được hỏi đều cho rằng giáo dục giới tính là cần thiết ,chỉ một số nhỏ ( 5% ) không quan tâm đến vấn đề này .

3.2. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục giới tính trong gia đình. * Biểu đồ 1 :

Chú thích:
GĐ: Gia đình 45% BB: Bạn bè 2%
NT: Nhà trường 51% TCXH: Tổ chức xã hội 7%
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy rằng có tới 51% phụ huynh chọn nhà trường là nơi giáo dục tốt nhất. Bởi theo khảo sát của chúng tôi một số phụ huynh cho rằng nhà trường biết cách giáo dục và bài bản hơn chỉ có giáo dục ở nhà trường mới có tính liên tục và đồng bộ, kỹ năng và giới tính là một vấn đề nhạy cảm không biết bắt đầu như thế nào và bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người (45%) nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục giới tính. Vì gia đình nhất là cha mẹ thường gần gũi với trẻ nên trẻ có thể dễ dàng tâm sự chia sẽ hơn. Hơn nữa chỉ có gia đình là nơi biết và hiểu trẻ cần gì và mong muốn điều gì nhất. Nhờ đó mà gia đình sẽ đáp ứng, cũng như kịp thời giải thích những thắc mắc cho trẻ ( theo ý kiến của một số phụ huynh ). Rất ít người tin tưởng rằng bạn bè sẽ là người giáo dục cho các em tốt nhất. Các tổ chức xã hội cũng ít được lựa chọn (chiếm không quá 10%). Để làm rõ hơn vì sao họ lại không chọn bạn bè và các tổ chức xã hội thì phụ huynh cho rằng: “Bạn bè làm sao có đủ hiểu biết chuyện ấy mà nói, chúng còn nhỏ kinh nghiệm làm so bằng người lớn. Chưa kể bọn trẻ còn có đứa xấu, đứa tốt”. Một phụ huynh khác có cùng quan điểm rằng “Bạn bè chỉ nói chuyện cho vui thôi chứ chúng biết gì đâu mà nói”. “Còn đối với các tổ chức xã hội lâu lâu mới tổ chức một lần, vài buổi nói chuyện, vài chương trình thì không đủ để các em hiểu hết và cũng dễ bị quên lãng”. Một ý kiến khác cho rằng “Bây giờ nhiều tổ chức xã hội không có uy tín khéo lại dậy hư cho chúng”. Không những thế một số như mạng xã hội, Internet thường giáo dục không đúng có những trang Wep đen, đồi trụy làm ảnh hưởng xấu, sai lệch đến nhận thức của trẻ.
Tổng hợp từ kết quả điều tra cũng như ý kiến của các phụ huynh chúng tôi nhận thấy rằng đa phần mọi người điều quan trọng việc giáo dục giới tính ở nhà trường. Bởi họ coi đây là môi trường giáo dục chuyên nghiệp có tính xuyên suốt và đồng bộ. Tuy không chiếm được đa phần nhưng tỷ lệ người khảo sát chọn phần trăm gia đình cũng khá cao chỉ kém 8% so với nhà trường. Họ đã suy nghĩ đúng về tầm quan trọng của gia đình. Chúng tôi không phủ nhận vai trò của nhà trường nhưng trong việc giáo dục giới tính thì cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường, nhưng quan trọng nhất vẫn là gia đình bởi vì gia đình là nơi diễn ra quá trình xã hội đầu tiên của trẻ. Bởi gia đình là quá trình xã hội hóa đầu tiên trước khi đến với hệ thống giáo dục chính thống là nhà trường thì gia đình chính là lớp học đầu tiên và cha mẹ là người thầy cô đầu tiên của trẻ. Trẻ sẽ học và bắt đầu theo những gì mà người lớn làm.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nhận thức của cha mẹ đối với việc giáo dục giới tính. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vân sâu một số phụ huynh khi được hỏi “ Theo ông bà nếu không giáo dục tốt vấn đề giới tính thì sẽ mang đến hậu quả gì cho các trẻ”. Họ cho rằng điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng “Dễ bị lôi kéo lợi dụng, mang thai ngoài ý muốn, mắc bệnh HIV hay các bệnh đường tình dục khác…” Nhiều phụ huynh còn cho rằng việc giáo dục giới tính không tốt sẽ làm cho các em bị đánh mất chính mình và tương lai. Gia đình bất an, xã hội có nhiều tệ nạn… một số khác thì vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này nên khi được hỏi thì họ lắc đầu và nói không biết. Ngoài một số người không biết phần lớn khi được hỏi họ điều có những nhận thức tốt về vai trò tầm quan trọng của giáo dục giới tính. Tuy nhiên họ mới chỉ cho thấy được những phần nổi, những gì mà họ nhìn thấy và theo kinh nghiệm trước mắt, chứ chưa thấy được hậu quả sâu xa của việc thiếu kiến thức về giới tính đối với gia đình, xã hội và tương của giới trẻ có nhận thức tốt về vai trò của giáo dục giới tính. Nhưng theo kết quả điều tra của chúng tôi thể hiện rằng họ hiểu nhưng họ không làm. Có thể là do quá tin tưởng vào sự giáo dục của nhà trường hoặc là do các yếu tố về xã hội khi mà giới tính luôn là vấn đề nhạy cảm kín đáo đối với người Châu Á nhất là người Việt Nam. Khi được hỏi về mức độ trao đổi vấn đề liên quan đến giới tính của các bậc phụ huynh đối với con cái thì 75% .Ở mức độ 75% tức là ¾ số người được hỏi trong đó có cả phần trăm những người có nhận thức tốt và vai trò, tầm quan trọng của giáo dục giới tính. Đa phần họ thường trao đổi với con cái mình về chuyện học tập. Chỉ có 6% phụ huynh và 18% phụ huynh là rất thường xuyên, thường xuyên trao đổi với các em về vấn đề này.

* Biểu đồ 2:

Biểu đồ thể hiện mức độ trao đổi liên quan đến vấn đề giới tính của phụ huynh đối với con cái

Tuy nhiên họ cũng chỉ đề cập đến vài nội dung của chủ đề liên quan đến giới tính như chuyện tình yêu, sự thay đổi của tuổi dậy thì… còn vấn đề liên quan đến tình dục thì hầu như không được nhắc tới. Chúng tôi cũng đã phỏng vấn một số bạn học sinh đang học ở trưởng Nguyễn Hữu Huân thì một bạn lớp 12 cho biết là : “Năm nay học lớp 12 mấy chuyện của con gái thôi…”, ”Mẹ chỉ nhắc em con gái phải giữ gìn ba mẹ em chỉ tập trung cho em ôn tập và luyện thi đại học chẳng bao giờ nói đến chuyện ấy cả.”.
Một bạn nữ lớp 10 thì cho biết: “Em và mẹ cũng đôi khi nói chuyện với nhau về chủ đề giới tính. Nhưng chỉ là liên quan đến tình yêu nam nữ, những gì liên quan đến chu kì kinh nguyệt lúc em gặp phải và lo lắng hỏi thì mẹ mới trả lời” . Một nam sinh lớp 11 thì nói rằng: “Là con trai nên em không cần phải biết nhiều như các bạn nữ, mỗi lần thắc mắc cái gì em cũng không hỏi bố mẹ mà lên Google tìm kiếm cái là có ngay thông tin chứ hỏi rồi cha mẹ lại hỏi sau cặn kẽ thêm sau này lại phiền phức”. Còn một bạn khác cũng học lớp 11 thì cho biết: “Cha mẹ em lo làm ăn, kiếm tiền nuôi chúng em ăn học nên không có thì giờ quan tâm tới mấy chuyện này, với lại những chuyện đó khá nhạy cảm nên em cũng chả dám hỏi chỉ đôi lúc nghe bạn bè bàn tán, hay những gì không hiểu thì em tự ra tiệm Internet tìm kiếm cho nhanh.”
Thường thì những thắc mắc từ trẻ về vấn đề giáo dục giới tính thì luôn hỏi cha mẹ. Nhưng nếu cha mẹ không có định hướng đúng đắn hay né tránh thì chỉ khiến con cái thêm tò mò vô tư tìm hiểu nhưng hầu hết, phần đa phụ huynh ý thức được mình chính là tác nhân quan trọng nhất trong việc giáo dục giới tính cho con cái nhưng đều do một số e ngại, lo sợ nên đã không cho biết hay giải thích sai lệch dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài cha mẹ gia đình thì nhà trường bạn bè các tổ chức khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giới tính cho trẻ nó bổ sung hoàn thiện cho nhau vậy nên cần kết hợp tất cả các yếu tố lại một cách logic khoa học để trẻ có nhìn nhận đúng đắn về giới tính.
Nội dung của giáo dục giới tính là rất đa dạng mà cha mẹ chỉ nói đơn giản một hai nội dung thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu của các em. Các em không chỉ có đi học mà còn tiếp xúc với bạn bè, xã hội. Nếu không cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em thì các em rất có thể tìm đến những tranh ảnh, sách báo về giới tính để tự tìm hiểu mày mò và rất nhiều trong số đó có những nội dung không phù hợp hoặc sai lệch về thông tin đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc nước ta có tỷ lệ nạo phá thai rất cao mà tỷ lệ này lại tập trung chủ yếu ở lứa tuổi vị thành niên.
3.3. Những yếu tố tác động đến nhận thức của những bậc cha mẹ về vấn đề giáo dục giới tính .
Qua phiếu điều tra, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin rằng hầu hết chỉ đọc qua sách báo, các phương tiện truyền thông chiếm khoảng 54%. Điều này cho thấy sự tác động rất lớn của các phương tiện truyền thông đến nhận thức của họ. Bởi ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin. Nên rất dễ dàng cho các phụ huynh tiếp cận thông tin liên quan đến giới. Không thể phụ nhận được vai trò to lớn của thông tin truyền thông, nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro bởi ngày càng có quá nhiều thông tin tràn ngập trên các mặt báo, tạp chí, Internet… nên nếu các bậc phụ huynh không biết chọn lọc các thông tin chính thống cũng sẽ mang đến nhiều nguy cơ, hậu quả không chỉ cho các em mà ngay cả các bậc phụ huynh. Có 38% các bậc phụ huynh lựa chọn từ hai đáp án trở lên đó là vừa tìm hiểu sách báo, vừa trao đổi với bạn bè hoặc là đi tới trung tâm tư vấn. Tỷ lệ chọn cả ba đáp án rất ít chỉ có 8% là không quan tâm đến.
Qua những số liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy rằng việc tiếp cận các thông tin giới tính của các phụ huynh là còn rất thụ động và hạn chế. Đa số chỉ tìm hiểu trên sách báo, ti vi, Internet …trong khi có rất nhiều cách thức tiếp cận và cập nhận thông tin.
Kết quả điều tra ở trên cho thấy không phải các bậc cha mẹ hoàn toàn không nhận thức được nội dung, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính nhưng tại sao họ lại ít đề cập với con cái của mình về vấn đề này. Theo nhiều ý kiến được ghi trong phiếu khảo sát thì đa phần là do giới tính là chuyện tế nhị không biết bắt đầu từ đâu? Nói như thế nào cho con mình hiểu?. Họ ngại và lo lắng nếu nói chuyện với con cái mình về vấn đề tình dục chẳng khác nào vẽ đường cho hươu chạy. Còn theo một số ý kiến thì là do họ không có nhiều thông tin cũng như kỹ năng để nói chuyện với con cái của mình.Cũng có nhiều người do không có thời gian không biết nên nói những vấn đề gì?... Người thân trong gia đình có những hành động làm trẻ có những biểu hiện lệch lạc về giới tính. Đó là những nguyên nhân khách quan và chủ quan được phụ huynh đưa ra. Theo chúng tôi thấy nguyên nhân chủ yếu được bắt nguồn từ yếu tố văn hóa, cách tiếp cận vấn đề. Tuy là giáo dục giới tính được các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… chú trọng từ rất lâu. Còn ở Việt Nam vấn đề này chỉ mới nổi cộm cách đây vài năm khi ngày càng có nhiều vụ xâm hại tình dục, quan hệ tình dục sớm, nạo phá thai gia tăng. Mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kiến thức, hay nói cách khác là do lỗ hổng về kiến thức giới tính, tình dục còn quá lớn.
Từ trước đến nay bao thế hệ người Việt Nam do ảnh hưởng của tâm lý người Phương Đông nên đã không dạy về giới tính cho trẻ một cách tường tận . Cha mẹ lo lắng e sợ nói chuyện tâm sinh lý sớm sẽ khuyến khích cho trẻ tính tò mò vẽ đường cho hươu chạy nhưng họ đâu biết rằng vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để hươu chạy sai đường. Hầu hết họ thường lúng túng không biết khi nào nên đề cập vấn đề giới tính với con. Hiện nay không ít gia đình con cái đã không còn xem cha mẹ là chỗ dựa an toàn và những khúc mắc cần giải đáp về giáo dục giới tính thường bị bố mẹ né tránh không được giải đáp thỏa đáng, từ đó trẻ bị mù về thông tin giới tính, trẻ có độ tuổi làm mẹ sớm ngày càng tăng nhất là trong những năm gần đây.
Kết quả thực tế đã chứng minh việc con cái được cha mẹ nói chuyện về vấn đề giới tính là rất ít. Trao đổi nói chuyện với con cái về các vấn đề, hoạt động giới tính là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cha mẹ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ cảm thấy không thoái mái về vấn đề giới tính. Tình trạng sợ hãi, lo sợ, rập khuôn khi cha mẹ giải thích về bộ phận cơ thể hay những thắc mắc về những vấn đề tế nhị là một trong những tình trạng phổ biến mà nhiều gia đình đang mắc phải. Đối với vài phụ huynh họ tránh nói về vấn đề này, không đề cập, nói dối trẻ là một trong những biện pháp các bậc phụ huynh thường ứng dụng mỗi khi gặp bế tắc. Nhưng họ đâu biết rằng chính những ngập ngừng né tránh đó sẽ gây cho trẻ biết bao tò mò và mù mịt về kiến thức giới tính hơn, đó chính là một trong những lỗ hổng lớn trong gia đình và trong việc giáo dục, nói chuyện, phân tích giải thích kiến thực giới tính cho trẻ trong gia đình. Cần khắc phục tính ngại ngùng khi trao đổi vấn đề này cho con cái, cần nói chuyện nhiều hơn với các trẻ về vấn đề giáo dục giới tính. Nếu các phụ huynh chối bỏ vai trò này thì con bạn vẫn sẽ tìm hiểu từ những nguồn thông tin khác như bạn bè truyền hình, sách báo, internet… hầu hết các nguồn thông tin này đều không chính xác. Từ đó trẻ sẽ có những các nhìn lệch lạc về giới tính và dễ sa chân vào những mặt xấu của việc liên quan đến giới tính như có thai sớm, phá thai …thì mọi chuyện đã muộn.
Cần nói chuyện với trẻ tùy theo độ tuổi càng sớm càng tốt. Như vậy mới đặt được những nền tảng vững chắc cho trẻ về những kiến thức giới tính.nhưng mặt khác cha mẹ cũng cần có kiến thức đúng đắn chứ không phải dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu.

KẾT LUẬN

Sau quá trình phân tích kết quả phiếu khảo sát chúng tôi đã rút ra được một số kết luận. Nhìn chung hầu hết các bậc phụ huynh khi được hỏi đều có nhận thức tốt về nội dung giáo dục giới tính. Tuy nhiên vẫn còn một số đối tượng khoảng 25% chưa có những nhận thức đầy đủ về nội dung của việc giáo dục giới tính .Chúng tôi nhận thấy giả thiết của chúng tôi đưa ra là sai so với thực tế điều tra. Tuy nhiên, dù nhận thức tốt về nội dung của việc giáo dục giới tính nhưng các bậc phụ huynh lại rất ít đề cập đến đề tài giới tính với các em. Chỉ có hơn 20% trong số được hỏi là thường xuyên, rất thường xuyên nói về vấn đề này. Mặc khác thì họ cũng chỉ nói một vài nội dung trong việc giáo dục giới tính trong khi nội dung này là rất phong phú. Nó cho thấy sự khác biệt giữa nhận thức và giáo dục của các bậc phụ huynh. Có thể đối với họ giới tính là vấn đề tế nhị, hơn nữa do rào cản của nền văn hóa Phương Đông. Nên họ còn e ngại khi đề cập đến vấn đề này nhưng quan trọng nhất là họ không được trang bị những kỹ năng cũng như thông tin về giới nên họ còn chần chừ không biết bắt đầu như thế nào và bắt đầu lúc nào. Đa số những phương tiện nhận thức từ truyền thông, báo chí… Chính vì thế mà họ cho rằng người giáo dục tốt nhất là từ nhà trường ( chiếm tỷ lệ 51%) vì nhà trường sẽ giáo dục một cách khoa học và bài bản hơn. Dựa vào kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy rằng giả thiết hai và ba của chúng tôi là tương đối chính xác so với thực tế điều tra. Đó là do giới tính là một vấn đề nhạy cảm đồng thời họ cũng thiếu thông tin nên gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục và chia sẻ với con của mình. Giáo dục giới tính mang nặng tính giáo dục. Không phải giáo dục tràn lan mà phải phù hợp theo từng lứa tuổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ giúp trẻ không có cái nhìn lệch lạc về giới. Giáo dục giới tính cũng không phải chỉ là giáo dục về tình dục mà là tất cả những gì liên quan về giới như tâm sinh lý tuổi mới lớn, thắc mắc đầu đời về tình yêu – hôn nhân – gia đình… Giáo dục giới tính phải làm sao giúp trẻ vị thành niên trưởng thành ít nhiều trong tâm thức về tư cách giới tính của mình, để các em tự tin đứng vững trước khi vào đời. Giáo dục giới tính phải thích ứng với văn hóa lối sống xã hội mà trẻ đang sống, hướng đến tình yêu hôn nhân bền vững, chứ không nhằm thỏa mãn sự hiếu kỳ nhất thời. Bởi vậy, giáo dục giới tính chỉ thực sự có ích khi có định hướng nội dung liên quan mật thiết đến tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt tuổi vị thành niên. Nhà trường : hiện nay có nhiều trường hợp học sinh nữ có thai sớm, tự phá thai, vượt cạn một mình, tự tử hàng loạt khi vướng vào tình yêu, tình dục quá sớm, nguyên nhân đó là thiếu kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong trường học. Nhưng thực tế hiện nay ở trường học, việc giáo dục giới tính chưa được thực hiện đến nơi đến chốn nên học trò đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”. Nếu như ở cấp tiểu học HS học về giới tính ở lớp 5 thì lên cấp THCS, phải đợi tới lớp 8, giáo dục giới tính mới trở lại, chủ yếu nằm ở môn sinh học… như cơ quan sinh dục nam/nữ, thụ tinh/thụ thai và phát triển thụ thai, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Tới cấp Trung học phổ thông, học sinh đều đã bước vào tuổi trưởng thành thì giáo dục giới tính lại chỉ được dạy theo kiểu “lồng ghép” qua các môn giáo dục công dân, văn học, địa lý, sinh học… Tâm lý ngại ngùng của thầy cô khi giải đáp các thắc mắc của học sinh. Chưa hết, các thầy cô giáo trẻ chưa lập gia đình trong trường hiện vẫn có tâm lý “ngại ngùng” khi nói về giới tính, bộ phận sinh dục hay quan hệ tình cảm. Lúc giảng dạy, không đi sâu phân tích, chỉ giải thích vòng vo hoặc bỏ qua bài giảng chỉ vì tâm lý ngại ngùng, khiến học sinh vừa tò mò vừa khó hiểu. Tuy có kiến thức nhưng với thầy cô, nhất là những người chưa lập gia đình, việc trình bày vấn đề mà từ lâu chúng ta đã quan niệm là “tế nhị” này với các em học sinh là điều không dễ dàng. Nhất là việc diễn đạt, lý giả một cách cụ thể, rõ ràng… thì nhiều thầy cô không làm được. Học sinh thì cười rúc rích, có em còn hỏi tới làm thầy cô càng ngượng. Gia đình: Cha mẹ cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về giới tính của con cái là điều tự nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục cho con về vấn đề này, nhiều người hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên không muốn nói ra. Ở nước ta, giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi vậy, việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt động giáo dục giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì.Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ được đặt ra. Bố mẹ thường tránh tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến giáo dục giới tính. Khi nói chuyện với con cái về tính dục, các ông bố thường hạn chế đề cập tới quan hệ tình dục. Chính vì các quan niệm sai lầm đó của các bậc phụ huynh mà không ít lần người lớn “đỏ mặt” trước các thắc mắc của con. Xã hội: Giới trẻ hiện nay không ngại thể hiện tình cảm trước nơi công cộng: Những hành động yêu đương nhạy cảm của các đôi tình nhân nơi công cộng lâu nay đã không còn là hình ảnh hiếm gặp. Và trên mạng xã hội các wed đen ngày càng lộng hành, Việt Nam là nước tìm kiếm từ khóa “Sex” trên google đứng thứ tám trên thế giới. Hậu quả của sự thiếu hụt giáo dục giới tính Không được trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính - sinh sản, giới trẻ bị chới với trước sự thay đổi chóng mặt về quan niệm tình yêu, tình dục. Đó là lý do các em phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi đặt chân vào “thế giới người lớn”.

KHUYẾN NGHỊ Từ thực trạng thái độ của phụ huynh về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Đối với nhà trường:
Nhà trường là nơi cung cấp kiến thức một cách khoa học và đầy đủ nhất. Tuy nhiên nhà trường không chỉ một mình tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh THPT mà cần phải kết hợp với phụ huynh học sinh. Phải giúp phụ huynh học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục giới tính, để phụ huynh có nhận thức và ứng xử phù hợp với chương trình giáo dục của nhà trường. Nhằm tránh tình trạng lệch giữa nhà trường và phụ huynh khi hai bên không có sự nhất quán với nhau.
Nhà trường cần tổ chức lồng ghép vào buổi họp phụ huynh của lớp, hoặc tổ chức những buổi sinh hoạt trao đổi về giáo dục giới tính với phụ huynh để hình thành nhận thức cho phụ huynh học sinh. Có thể mời những chuyên gia cùng trò chuyện về giới tính với phụ huynh.
Nhà trường còn có nhiều cách thức để truyền thông đến phụ huynh những kiến thức về giới tính thông qua những trang web của trường có nội dung về giáo dục giới tính, hoặc tổ chức những câu lạc bộ giúp phụ huynh có thể trao đổi, tác động qua lại giữa những phụ huynh có thái độ tích cực và những phụ huynh có nhận thức còn tiêu cực. Giáo dục giới tính tuy chưa trở thành môn học chính thức trong trường phổ thông, tuy nhiên nhà trường cũng đã có những hành động giáo dục giới tính bước đầu cho các em học sinh. Do vậy nhà trường cũng cần quan tâm đến thời lượng và chương trình đào tạo đã đủ và đạt yêu cầu cho công tác giáo dục giới tính, đồng thời nhà trường cần quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của các em học sinh như thế nào để có chương trình giảng dạy phù hợp. Nhà trường cần tạo hứng thú trong các môn học về giáo dục giới tính Tổ chức tiết học giáo dục giới tính theo hình thức thảo luận nhóm,hay bằng những mô hình thú vị. Việc gây hứng thú, cuốn hút và làm cho học sinh yêu thích bộ môn hay không phần chính là ở người thầy chứ không phải là nội dung chương trình. Để gây hứng thú cho học sinh, trong từng bài học, tiết dạy của mình người thầy cần phải đưa ra nhiều tình huống thật gần gũi với cuộc sống. Tổ chức tiết học theo hình thức mới, sinh động tạo hứng thú cho HS. Tổ chức các chương trình để lắng nghe, giải đáp những thắc mắc của học sinh Nhà trường cần hường xuyên tổ chức các hội thảo, các diễn đàn, các hoạt động giao lưu giữa học sinh với các chuyên gia trong đó có sự tham gia của các giáo viên, nhất là giáo viên dạy Giáo dục công dân để họ vận dụng vào bài dạy. Việc đưa vào giảng dạy và hoàn thiện giảng dạy trong các trường đại học cao đẳng về bộ môn giáo dục giới tính cho trẻ em và học sinh càng cần được thúc đấy. Hiện nay lứa tuổi vị thành niên phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần hơn các thế hệ trước, nên chăng để đáp ứng được phần nào nhu cầu của các em nhà trường nên tổ chức một ban tư vấn tâm lý do những người có chuyên môn được đào tạo kỹ càng về giáo dục giới tính trước khi môn giáo dục giới tính được ứng dụng vào trong trường phổ thông.
Đối với gia đình.
Gia đình là quan trọng hơn cả. Nếu để đánh giá tầm quan trọng giữa gia đình và và nhà trường trong việc GDGT thì dễ thấy được tầm quan trọng của gia đình là rất cao, từ thời gian tiếp xúc, nói chuyện đến sự gắn bó gần gũi, sự chứng kiến mức độ trưởng thành tâm và sinh lý tương ứng. Vậy nên, hơn ai hết, những bậc phụ huynh cần ý thức được tầm quan trọng của mình trong việc giáo dục con cái về giới tính chứ không phải là phó mặc vào giáo viên và những bài giảng trên lớp. Giáo dục giới tính cho con cần được bố mẹ thực hiện và quan tâm từ rất sớm. Việc giúp con em hiểu đúng về sự phát triển của cơ thể mình, sự khác biệt giữa nam và nữ sẽ giúp con nhận thức được đâu là những điều tốt và không tốt, nên làm và không nên làm. Từ đó, giúp con thỏa chí tò mò, phát triển đúng đắn về tâm sinh lý và biết cách tự bảo vệ mình khỏi các nguy cơ lạm dụng tình dục. Điều quan trọng nhất trong vấn đề giáo dục giới tính là bố mẹ cần truyền đạt thông tin phù hợp với lứa tuổi và trình độ hiểu biết của con.
Cung cấp đầy đủ kiến thức cho trẻ về tuổi dậy thì. Hãy nói cho các em biết về hiện tượng kinh nguyệt ở nữ, và các hiện tượng xuất tinh ở nam, điều này sẽ giúp các em có đủ những thông tin cần thiết khi các em bước vào tuổi dậy thì, không cảm thấy xấu hổ, chới với, vì những biến đổi của cơ thể. Cha mẹ cần tìm hiểu trên sách báo và internet nhiều hơn những kiến thức GDGT để tránh việc sai lệch trong quá trình giáo dục trẻ.
Cung cấp sách báo về tâm sinh lý để giúp các em hiểu thấu đáo hơn biết mình là ai. Để các em không có những hành động sai rồi sau này phải hối hận. Nói về tình dục và ngừa thai không có nghĩa là các bậc phụ huynh cho phép con mình thực hiện những điều ấy, mà là phương pháp để các em tự hình thành những quan điểm riêng tư có tính độc lập.
Cha mẹ không nên quá nghiêm khắc hay lảng tránh khi trẻ có vấn đề cần hỏi. Hãy cho các em thấy cha mẹ lúc nào cũng lắng nghe, sẵn sàng bàn luận bất cứ điều gì theo yêu cầu của trẻ cũng như thể hiện sự khéo léo trong cách ứng xử, trao đổi cũng như nói chuyện với con cái, dễ dàng tâm sự với con cái hơn. Tránh trường hợp gạt phắt ngay vấn đề mà con đang trình bày khi cần nghe những lời khuyên từ cha mẹ. Cha mẹ cần phải tìm hiểu kiến thức về giới tính để nâng cao nhận thức cũng như thái độ đối với giáo dục giới tính, nhằm mang lại sự giáo dục tốt nhất cho con em mình. Cha mẹ không nên dấu diếm hay có cái nhìn tiêu cực với các vấn đề giới tính vì nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của các em dẫn đến sự lo sợ hoang mang khi các em đang ở độ tuổi của sự thay đổi về thể chất và tinh thần. Cha mẹ cần tạo một bầu không khí gia đình chan hòa tình yêu thương từ đó mới có thể tạo ra sự tin tưởng của các em và có thể trò chuyện thoải mái thân mật một cách bình thường về giáo dục giới tính. Cần lắng nghe con cái nhiều hơn và trong nhiều trường hợp là vô cùng cần thiết. Con cái và học trò có nhiều thắc mắc và gặp phải nhiều rắc rối hơn những gì chúng ta nghĩ, và hơn lúc nào hết, khi đó chúng cần một người lắng nghe. Không những vậy, cần phải quan tâm và để ý đến thái độ của trẻ và chủ động tâm sự nếu cảm thấy các con có các biểu hiện bế tắc và cần cầu cứu như vậy đòi hỏi cha mẹ phải quan sát kĩ lưỡng và quan tâm các em nhiều hơn nhất là giai đoạn các em bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Cha mẹ cùng với nhà trường thực hiện những mục tiêu đào tạo trong đó mục tiêu giáo dục giới tính cho các em là một mục tiêu quan trọng. Về phía các em: Sự tác động của con cái đến cha mẹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong khi hình thành thái độ của phụ huynh. Các em cần phải chủ động hỏi cha mẹ6 về những vấn đề giới tính mà mình còn thắc mắc để cha mẹ quan tâm và chủ động trao đổi với các em.
Xã hội. Mở rộng các kênh thông tin truyền thông cho giới trẻ về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản. Thường xuyên tổ chức các game show, chương trình tìm hiểu về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính. Tuyên truyền về các biện pháp tránh thai ngoài, hậu quả của việc phá thai, mang thai ngoài ý muốn. Gia đình và nhà trường là nơi có điều kiện giáo dục tốt nhất, tuy nhiên các tổ chức xã hội cũng mang lại sự hỗ trợ không nhỏ cho quá trình thay đổi nhận thức của mọi người về giáo dục giới tính theo phương thức thẩm thấu từ ngoài vào trong. Đây là nguồn ảnh hưởng mạnh mẽ có tác dụng thay đổi điều chỉnh lại từng cá nhân, nhóm xã hội theo sự phát triển hợp lý của xã hội đó là nhìn nhận về giáo dục giới tính một cách tích cực và khoa học hơn. Do vậy cần xây dựng nhiều chương trình, sự kiện về giáo dục giới tính nhằm thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp để tác động đến thái độ của mọi người đối với giáo dục giới tính một cách tích cực hơn.

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Hiện nay giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên đang là vấn đề được mọi người rất quan tâm. Để tìm hiểu về những nhận định của ông bà, chúng tôi mong ông bà cho ý kiến về vấn đề này. Ông bà không cần ghi tên mình vào phiếu, và trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời phù hợp nhất với mình. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông bà.

Câu 1: Theo ông bà giáo dục giới tính nên giáo dục những vấn đề gì?
A: Các vấn đề liên quan đến tình dục.
B: Sự thay đổi của cơ thể và sự khác biệt giữa Nam và Nữ.
C: Các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
D: Các mối quan hệ trong tình yêu tình bạn giữa Nam và Nữ.
E: Giáo dục giới tính không dừng lại ở việc giáo dục về tình dục,sức khỏe sinh sản, những mối quan hệ về tình yêu tình bạn,sự thay đổi sinh học của cơ thể… mà còn giáo dục về đạo đưc ,chuẩn mực xã hội trong vấn đề giới tính.

Câu 2: Ông bà nghĩ thế nào về vấn đề giáo dục giới tính?
A: Đây là vấn đề tế nhị khó nói.
B: Giáo dục giới tính rất quan trọng, cần có những chương trình cách thức phù hợp cho từng độ tuổi.
C: Giáo dục giới tính không quan trọng bằng việc học văn hóa.
D: Không quan tâm đến.

Câu 3: Theo ông bà ai là người quan trọng nhất trong việc giáo dục giới tính cho trẻ?
A: Gia đình B: Bạn bè
C: Nhà trường D: Tổ chức xã hội.

Câu 4: Mức độ trao đổi liên quan đến vấn đề giới tính của ông bà đối với con cái của mình?
A: Rất thường xuyên B: Thường xuyên
C: Thỉnh thoảng D: Không bao giờ
(Nếu trả lời câu D không trả lời câu 5)
Câu 5: Ông bà thường trao đổi những gì với con cái về vấn đề giới tính?
A: Tình yêu Nam Nữ
B: Những thay đổi sinh lí của cơ thể
C: Chuyện liên quan đến sức khỏe sinh sản
D: Chuyện tình dục và các vấn đề liên quan đến tình dục
E: Đồng tính nam nữ
F: Ý kiến khác
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Theo ông bà sẽ có những hậu quả gì khi không giáo dục giới tính cho trẻ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Ông bà thường làm gì để giúp mình nâng cao sự hiểu biết về vấn đề giới tính?
A: Tìm hiểu thông tin trên sách báo,tạp chí ,Internet,Ti Vi …
B: Tham gia các khóa học có nội dung liên quan đến giáo dục giới tính .
C: Trao đổi với ban bè người thân và những phụ huynh khác.
D: Đến các chuyện gia ,trung tâm để tư vấn .
E: Không quan tâm.

Câu 8: Vấn đề lớn nhất của ông bà gặp phải khi giáo dục giới tính cho con mình là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xin ông bà vui lòng cho biết đôi điều về bản thân: Giới tính: Tuổi: Nghề nghiệp:

Xin chân thành cảm ơn ông bà đã đóng góp ý kiến.

Tài liệu tham khảo.

Sách báo: 1. PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh, Tâm lý học giới tính và giáo dục giới tính, NXB giáo dục, 2006. 2. Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội. 3. Bùi Văn Vân – Lê Thị Phi (2001), Đề cương bài giảng giáo dục giới tính. 4. Giáo trình công tác xã hội cá nhân, Lê Chí An, Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. 5. TS Nguyễn Văn Đồng.- Tâm lý học phát triển giai đoạn thanh niên đến tuổi già. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2007. 6. Bản quyền của viện Xã hội học số 1 (89), 2005- 85 của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên 7. Trích:giáo trình công tác xã hội cá nhân, Lê Chí An, Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh

Wedsite: 8. http://thuvienluanvan.com 9. www.thanhnien.com.vn 10. http://tuoitre.vn 11. http://nhatkybe.vn/cam-nang/suc-khoe/tai-sao-can-giao-duc-gioi-tinh-cho-lua-tuoi-vi-thanh-nien.html 12. http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/nguoi-lon-la-rao-can-khi-giao-duc-gioi-tinh-44839.html 13. https://www.vinaresearch.net/userfiles/file/Report_Year%202013/Report_Giao_duc_gioi_tinh_cho_tre.pdf 14. http://www.ier.edu.vn/content/view/544/174/ 15. http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan/cuoc-song-muon-mau/520809/Giao-duc-gioi-tinh-va-thai-do-cua-nguoilon.html 16. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_gi%E1%BB%9Bi_t%C3%ADnh

17. http://kienthucgioitinh.org/tinh-trang-nao-pha-thai-o-viet-nam-hien-nay.html (Trích nguồn từ thư viện giáo án điện tử) 18. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c 19. http://suckhoesinhsan.com.vn/suc-khoe-sinh-san-vi-thanh-nien/ 20. http://thanhnienviet.vn/vi-VN/t221c320p2410/Hoi-Tuoi-vi-thanh-nien-la-gi.aspx 21. http://www.hutech.edu.vn/phongctsv/component/content/article/36-y-te-hoc-duong/y-te-hoc-duong/292-giao-dc-gii-tinh-vn-cp-thit-cho-th-h-tr 22. http://news.zing.vn/Luong-tim-kiem-voi-tu-khoa-sex-o-VN-cao-thu-8-the-gioi-post491990.html

--------------------------------------------
[ 2 ]. http://nhatkybe.vn/cam-nang/suc-khoe/tai-sao-can-giao-duc-gioi-tinh-cho-lua-tuoi-vi-thanh-nien.html
[ 3 ]. http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/nguoi-lon-la-rao-can-khi-giao-duc-gioi-tinh-44839.html
[ 4 ]. https://www.vinaresearch.net/userfiles/file/Report_Year%202013/Report_Giao_duc_gioi_tinh_cho_tre.pdf
[ 5 ]. bản quyền của viện Xã hội học số 1 (89), 2005- 85 của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên
[ 6 ]. http://www.ier.edu.vn/content/view/544/174/
[ 7 ]. http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan/cuoc-song-muon-mau/520809/Giao-duc-gioi-tinh-va-thai-do-cua-nguoilon.html
[ 8 ]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_gi%E1%BB%9Bi_t%C3%ADnh
[ 9 ]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_gi%E1%BB%9Bi_t%C3%ADnh
[ 10 ]. http://kienthucgioitinh.org/tinh-trang-nao-pha-thai-o-viet-nam-hien-nay.html
[ 11 ]. Trích:giáo trình công tác xã hội cá nhân, Lê Chí An, Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
[ 12 ]. Trích: http://vi.wikippedia.org
[ 13 ]. Trích nguồn từ thư viện giáo án điện tử)
[ 14 ]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c
[ 15 ]. http://suckhoesinhsan.com.vn/suc-khoe-sinh-san-vi-thanh-nien/
[ 16 ]. (trích nguồn từ thư viện giáo án điện tử)
[ 17 ]. http://thanhnienviet.vn/vi-VN/t221c320p2410/Hoi-Tuoi-vi-thanh-nien-la-gi.aspx
[ 18 ]. http://www.hutech.edu.vn/phongctsv/component/content/article/36-y-te-hoc-duong/y-te-hoc-duong/292-giao-dc-gii-tinh-vn-cp-thit-cho-th-h-tr

Similar Documents

Premium Essay

Fitbit Ultra

...BUSI 520 Group Marketing Analysis Project INDEX Introduction 1. Fitbit, Inc Background 2. Market Analysis 3. Positioning, Competition and Branding 4. Services and Pricing 5. Promotions and Marketing Conclusions Introduction This project will cover research done on the Fitbit Ultra, a fitness aid device design to help ambulatory people track their wellness and fitness. The report will open with a brief background and history of Fitbit, Inc and introduce the device features. The second section will cover a Market Analysis of the Fitbit Ultra. Research done on the demographic trends and economic trends that currently impact marketability of the Fitbit Ultra will be discussed. Additionally, consumer’s tastes and preferences, along with cultural factors that influence consumer purchasing of the device will also be covered in this report. Aspects of product positioning, to include social factors, personal factors, psychological factors, and other behavior that would influence a consumer to purchase the Fitbit Ultra will help identify more specific marketing strategies. The next section is devoted to research of the competition. This will include a SWOT analysis and a synopsis of the most competitive brands vying for market share with Fitbit Ultra. Analyzing the target markets and their potential for best customer impact is explored as well. The report will explore branding and services regarding the Fitbit Ultra and the website Fitbit.com...

Words: 22064 - Pages: 89