Free Essay

Ikea Va Tuyen Ngon Cua Nha Buon Go

In:

Submitted By cuncon
Words 3989
Pages 16
IKEA là tập đoàn chuyên kinh doanh đồ gỗ của nhà tỉ phú Thụy Điển Ingvar Kamprad. Trải qua trên 50 năm thành lập, IKEA ngày nay trở thành một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ với các trung tâm thương mại đồ gỗ đặt tại 31 nước khác nhau và 76.000 nhân viên. Doanh số hàng năm của IKEA đạt trên 12 tỉ euro. Ông Ingvar Kamprad, người sáng lập ra hãng cũng như các nhà lãnh đạo của hãng đã ứng dụng một cách thông minh ba (03) nhân tố thuộc yếu tố đầu vào ( môi trường, nguồn lực và lịch sử) trong Mô hình Cân bằng để góp phần mang lại thành công cho IKEA như ngày hôm nay. Trong ba nhân tố đó thì lịch sử là một nhân tố nổi bật của tập đoàn. Ingvar Kamprad không những là người sáng lập, nhà lãnh đạo thành công mà ông còn là một huyền thoại sống của IKEA. Những câu chuyện, giai thoại về Ingvar Kamprad và IKEA vẫn được lưu truyền trong thế giới những nhà kinh doanh đồ gỗ cũng như kinh doanh nội thất và thậm chí các mặt hàng khác tại Thụy Điển và cả trên toàn thế giới. Ngay từ khi rất nhỏ, Ingvar Kamprad đã biết đến kinh doanh và tỏ ra có năng khiếu về buôn bán. Khi mới 5 tuổi, Ingvar đã được biết là một cậu bé lanh lợi chuyên đi các nhà trong làng để bán từng bao diêm cho họ. Bắt đầu từ những que diêm, sau Ingvar còn biết bán nhiều thứ khác nữa. Chính cậu bé Ingvar là người đã giúp những người hái dâu và người đi câu cá có thể bán các sản phẩm của mình. Ingvar Kamprad làm quen với khái niệm thương mại từ đó và ông đã có được sự đam mê kinh doanh buôn bán từ nhỏ. Ingvar Kamprad lớn lên từ gian khó và ông không bao giờ quên được thuở hàn vi và cơ cực của gia đình mình. Bởi vậy ông được biết đến là người sống rất cần kiệm, kể cả khi đã rất giàu có. Người dân làng Elmtary Agunnaryd, quê của Ingvar Kamprad vẫn luôn ấn tượng về việc mỗi lần ông về quê lại vào tiệm cắt tóc làng với giá 5 Euro như những người nông dân nghèo. Giản dị và tiết kiệm là một trong những đặc tính cá nhân nổi bật của Ingvar Kamprad. Khi phải sắm ôtô thì Ingvar Kamprad không chọn mua loại Ferarri, Porscher hay ít nhất cũng là chiếc Mercedes như các thương gia thành đạt khác. Ngược lại, người ta thấy ông vô cùng hài lòng với chiếc xe Volvo vào loại xoàng xĩnh. Chính vì giản dị, tiết kiệm và sống rất bình dân như vậy nên Ingvar Kamprad đã có những phát hiện, những ý tưởng kinh doanh thú vị và hiệu quả. Kamprad đã làm được điều mà mọi doanh nhân khác đều mong muốn phấn đấu đạt được. Đó là chất lượng hàng hóa phải tốt và giá thành phải ở mức thấp. Bên cạnh những giai thoại, câu chuyện về Ingvar Kamprad- cha đẻ, lãnh tụ tinh thần của IKEA- thì người ta còn truyền tụng một câu chuyện về IKEA như sau: Roger Penguino, một chuyên gia máy tính của Apple Computer nghe nói rằng IKEA sẽ tặng một món quà trị giá 4.000 USD bằng hiện vật cho người đầu tiên có mặt tại cửa hàng sắp khai trương tại Atlanta, thế là không có cách nào, Penguino dựng ngay một cái lều ngay trước cửa hàng và chờ đợi. Vài ngày mệt mỏi chờ đợi trôi qua, vào cái ngày mà IKEA khai trương cửa hàng của mình, hơn 2000 fan của IKEA đã tham gia cùng với Penguino. Bầu không khí không khác gì một lễ hội. Và tại Jeddah, Arabia Saudi, hàng ngàn người đã tập trung về cửa hàng của IKEA chỉ bởi lời hứa sẽ có quà tặng cho 50 người đầu tiên. Còn cửa hàng khai trương của IKEA vào tháng 2 tại London thì kéo tới 6.000 cảnh sát vào cuộc. Penguino được coi như là một công dân điển hình của ngôi nhà IKEA, không khác gì vương quốc Ebay với hàng triệu công dân. Quay cuồng trong tâm trí của các công dân IKEA ấy là những giá trị mà IKEA mang lại, thiết kế bắt mắt, thân thiện với môi trường, cộng với mức giá rẻ bất ngờ, những chương trình khuyến mãi độc đáo, và hơn thế nữa IKEA đã trở thành nhà truyền “phong cách sống” cho họ. IKEA cũng chính là vùng đất thiêng có tất cả dành cho sự trẻ trung tươi mát. Starbucks và Virgin cũng làm được điều tương tự nhưng IKEA mới chính là số một. Bên cạnh nhân tố lịch sử, việc ứng dụng một cách tích cực các nhân tố môi trường và nguồn lực cũng góp phần không nhỏ vào thành công của IKEA. Thành công của họ được nói đến trong rất nhiều bài báo, tạp chí về marketing, brand, PR. Song điều mà nhiều người muốn tiếp cận chính là cái gọi là The IKEA way, triết lý đem lại thành công cho IKEA trong quá khứ, hiện tại và chắc chắn là của tương lai. Toàn bộ cái triết lý IKEA ấy được phát triển từ cuốn “kinh thánh” mang tên “Tuyên ngôn của nhà buôn gỗ” (Testament of a furniture dealer). Người viết lên cuốn “kinh thánh” ấy không ai khác chính là cha đẻ của IKEA, Ingvar Kamprad. Ông chính là lãnh tụ tinh thần của IKEA. Hãy hỏi bất kỳ một nhân viên của IKEA về cuốn “kinh thánh” ấy, bạn sẽ có ngay những câu trả lời vanh vách nội dung của cuốn “kinh thánh” ấy từ họ. Có lẽ không có một công ty nào mà triết lý công ty được đưa lên tầm cao như cách IKEA làm. Dòng đầu tiên mà bạn bắt gặp trong cuốn “kinh thánh” này chính là “Hãy làm cuộc sống tốt đẹp hơn từng ngày từng ngày cho tất cả mọi người” đấy cũng là tầm nhìn của IKEA cho đến tận hôm nay. Kamprad đã giải thích rằng: “Ở tất cả các quốc gia và hệ thống xã hội, Đông cũng như Tây, một lượng lớn nguồn lực không phù hợp chỉ phục vụ một nhóm nhỏ người. Trong kinh doanh cũng vậy quá nhiều sản phẩm mới và thiết kế đep nhưng lại chẳng đến được tay của phần lớn mọi người. Sứ mạng của IKEA là phải thay đổi tình hình này” hay “lãng phí nguồn lực là một tội lớn”. Để làm được điều ấy, Kamprad chủ trương xây dựng một tổ chức không phân cấp, không quan liêu - tất cả nhân viên của IKEA đề là đồng nghiệp của nhau (Co-workers). IKEA thường tổ chức những tuần lễ không bàn giấy (Antibureaucracy Weeks), mà thời gian đó tất cả các nhà quản lý đều sẽ làm việc tại cửa hàng. Tổng giám đốc IKEA Dahlvig cũng hào hứng chia sẻ “Tháng 2 vừa rồi, tôi mới tham gia vào việc dỡ hàng ra khỏi xe tải và bán được mấy cái giường ngủ và gối”. Nguyên tắc cơ bản là “cung cấp những sản phẩm hoàn thiện về mặt thiết kế và tính năng ở mức giá thấp đến mức phần lớn người ta có thể mua được”. Theo đuổi triết lý này IKEA đã thực sự tạo ra lãnh địa bất khả xâm phạm cho mình. Nếu bạn có vô tình dừng chân tại văn phòng nào của IKEA thì bạn sẽ đừng ngạc nhiên nếu như vẳng đâu đó là ba từ “cắt chi phí”. Mỗi năm IKEA luôn cố gắng giảm giá toàn bộ sản phẩm của mình ít nhất là 2 đến 3%. Thậm chí còn giảm mạnh hơn để đánh bật đối thủ ra khỏi lãnh địa của mình. Mark McCaslin, giám đốc IKEA Long Island ở Newyork tiết lộ thế này “Chúng tôi dạo quanh thị trường cạnh tranh, dò giá đối thủ và cắt giá của mình xuống thậm chí một nửa giá của họ”. Còn thiết kế thì sao? Cái triết lý mà IKEA theo đuổi là design for masses (thiết kế cho số đông). Ở IKEA bạn sẽ không thể được chấp nhận nếu như lập luận thế này “Sản phẩm thiết kế đẹp với chi phí phải cao”. Và bạn thử nghe Rydberg-Dumont, chủ tịch của IKEA Thụy Điện phát biểu “Thiết kế một sản phẩm đẹp mà ít tốn chi phí cộng với rất thuận tiện mới là thách thức lớn của chúng ta”. Không có một thiết kế nào có thể tìm được đường đến với cửa hàng của IKEA nếu như nó không thể đủ rẻ cho số đông. Để đạt được điều này ở tổng hành dinh của IKEA tại Almhult, Thụy Điển luôn có tới 12 nhà thiết kế chính thức cùng với 80 nhà thiết kế tự do làm việc tại hiện trường với nhóm sản xuất để tìm ra mẫu và nguyên liệu thích hợp nhất và tất nhiên phải tốn chi phí thấp nhất bằng phương pháp thử và sai (trial – and - error). Đơn giản lại là một từ khóa quan trọng nữa trong ngôi nhà IKEA. Ở IKEA các giám đốc và đồng nghiệp (co-worker) làm việc chung với nhau, chia sẻ chung chỗ đậu xe và tất nhiên ăn cùng một căng tin. Kamprad lập luận thế này “Đơn giản và khiêm tốn sẽ hình thành tính cách của chúng ta trong các mối quan hệ với nhau, với nhà cung cấp và với khách hàng của chúng ta”. Tuy nhiên, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, con đường mà IKEA và Kamprad đi qua không phải lúc nào cũng trải hoa hồng. Các nhân tố từ môi trường bên ngoài cũng có những có tác động hoặc ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của IKEA nhưng họ đã khắc phục, vượt qua và ngày càng khẳng định thương hiệu của mình. Cụ thể: Tuy IKEA chú trọng về mặt cắt giảm chi phí và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá rẻ và chất lượng tốt nhưng trong 5 năm ( 1951-1955), IKEA bị sa vào cuộc chiến về giá với một đối thủ cạnh tranh- trong cuộc chiến này hai công ty đều liên tục giảm giá và để cải thiện tình hình đó thì Kampard đã tao ra sự khác biệt cho IKEA bằng cách vẫn duy trì chất lượng cho sản phẩm. Năm 1953, Kampard quyết định mở một phòng trưng bày ở Almhult và đã nhận được những phản hồi khá tích cực từ khách hàng. Lần đầu tiên trong ngành kinh doanh đồ nội thất ở Thụy Điển, khách hàng có thể xem tận mắt sản phẩm trước khi mua hàng. Điều này đã tạo ra một ưu thế rất lớn cho IKEA trong cạnh tranh. Trong một thập niên sau đó, IKEA tiêp tục mở rộng họat động, đặt thêm những cửa hàng đầu tiên bên ngoài Thụy Điển, từ Đan Mạch, Thụy Sĩ, Pháp, Nga sang Canada, đến Úc, Hồng Kông. Do số người đến tham quan các cửa hàng vào dịp khai trương ngày càng đông, Kampard đã quyết định thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong cửa hàng cho phép khách hàng có thể thoải mái xem hàng. Hiện nay, IKEA là nhà bán lẻ đồ nội thất gia đình hàng đầu thế giới... IKEA là một doanh nghiệp thành công trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu đồng thời họ cũng được biết tới với nền văn hóa có tính cộng hưởng với nhiều người (được nhiều người đồng cảm). Đó là một nền văn hóa gắn kết chặt chẽ với nguồn gốc Thụy Điển của Kamprad: đơn giản, quê mùa (farm-based)- họ luôn cố gắng để “tạo ra cuộc sống hàng ngày tốt đẹp hơn cho rất nhiều người.” Xem xét văn hóa tổ chức của IKEA dưới góc độ nhìn nhận bốn yếu tố chính mà tác giả Schein đã mô tả, ta có thể thấy IKEA có tất cả những yếu tố đó: IKEA là nơi có rất nhiều huyền thoại và câu chuyện. Những câu chuyện vui về kinh doanh, những giai thoại và câu chuyện đời thường của Ingvar Kamprad và những nhà quản lý của IKEA... Hầu như nhân viên nào trong IKEA cũng biết về câu chuyện lập nghiệp của Ingvar Kamprad từ cậu bé bán diêm trở thành một trong những người giàu nhất thế giới như hiện nay, họ cũng có thể kể cho chúng ta nghe những mẩu chuyện về ông với phong cách giản dị trong lối sống và công việc. Ví dụ: Ingvar Kamprad luôn sử dụng tàu điện ngầm để đi làm, còn khi ông lái xe thì đó là chiếc Volvo cũ kỹ. Mọi người còn đồn đại rằng, ông từ chối không uống soda với cái giá đắt đỏ ở trong quầy bar khách sạn, nơi ông đang ở, mà ra ngoài đi tìm cửa hàng gần nhất để mua. Thế nhưng ai cũng biết IKEA là công ty có truyền thống làm từ thiện, luôn tài trợ các hoạt động ở địa phương, cũng như ủng hộ cho quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức khác. Ngoài các câu chuyện và huyền thoại, IKEA cũng thể hiện một phần văn hóa tổ chức của họ qua các nhà kho khổng lồ có màu xanh dương và vàng trông giống các lá cờ khổng lồ của Thụy Điển. Hàng triệu khách hàng nhìn ngắm, tìm kiếm các sản phẩm ghế bành Klippan và ghế để chân Palbo (tất cả các sản phẩm của IKEA đều được đặt tên Bắc Âu) trong các nhà kho bình dị, dưới ánh đèn dìu dịu. Mặc dù khung cảnh có thể không hoành tráng còn dịch vụ thì hầu như là tự phục vụ, nhưng các khách hàng của IKEA cứ liên tục quay lại, không phải chỉ vì giá hời, mà còn để trải nghiệm văn hóa của IKEA nữa. Bên cạnh đó, “đơn giản” là một từ khóa quan trọng nữa trong ngôi nhà IKEA. Ở IKEA các giám đốc và đồng sự (co-worker) làm việc chung với nhau, chia sẻ chung chỗ đậu xe và tất nhiên ăn cùng một căng tin. Kamprad lập luận thế này “Đơn giản và khiêm tốn sẽ hình thành tính cách của chúng ta trong các mối quan hệ với nhau, với nhà cung cấp và với khách hàng của chúng ta”. Để làm được điều ấy, Kamprad chủ trương xây dựng một tổ chức không phân cấp, không quan liêu - tất cả nhân viên của IKEA đề là cộng sự của nhau (Co-workers). IKEA thường tổ chức những tuần lễ không bàn giấy (Antibureaucracy Weeks), mà thời gian đó tất cả các nhà quản lý đều sẽ làm việc tại cửa hàng. Tổng giám đốc IKEA Dahlvig cũng hào hứng chia sẻ “Tháng 2 vừa rồi, tôi mới tham gia vào việc dỡ hàng ra khỏi xe tải và bán được mấy cái giường ngủ và gối”. Ngoài ra, Ingvar Kamprad nói riêng và IKEA nói chung rất chú ý nghiên cứu hành vi mua hàng của khách, đặc biệt đối tượng là phụ nữ. Các nghiên cứu thị trường và khách hàng của IKEA cho thấy trong việc mua bán nội thất, đồ dùng trong nhà phụ nữ thường quan tâm và quyết định việc mua sắm nhiều hơn. Chính vì vậy cách bố trí bán hàng và chủng loại mặt hàng tại IKEA được định hướng theo tâm lí và hành vi mua hàng của phụ nữ rất nhiều. Mặt khác, tuy không định hướng vào dịch vụ vận chuyển và lắp đặt cho khách nhưng IKEA lại đặc biệt chú trọng đến các dịch vụ khác dành cho khách tại nơi mua hàng: Khách hàng không có xe, IKEA sẵn sàng cho thuê xe, ôtô của khách quá nhỏ, IKEA có ngay xe to để chở, người có con nhỏ vẫn có thể yên tâm đi xem hàng vì IKEA có cả dịch vụ trông trẻ miễn phí tại cửa hàng. Vì thế IKEA đã tạo cho khách hàng, thường là cả gia đình một cảm giác thư giãn, thoải mái khi đến mua hàng tại đây. Không ít người dù không chủ định mua đồ gỗ vẫn có thói quen thường xuyên đến thăm IKEA. Và trên thực tế, đã đến đây rồi rất ít người ra về tay không. Những nét đặc trưng này đã góp phần tạo nên văn hóa tổ chức tại IKEA. Không những xây dựng được một nền văn hóa tổ chức đặc trưng tại IKEA, Kamprad đã tỏ ra cực kỳ sắc sảo, khôn ngoan, thậm chí có đôi phần láu cá, trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức của IKEA. Về thực chất, công ty thuộc quyền sở hữu và điều hành của gia đình Kamprad theo phong cách Thụy Điển, với hàng loạt công ty con kiểm soát những bộ phận khác nhau trong các hoạt động của IKEA, như nhượng quyền kinh doanh, sản xuất, phân phối. IKEA thậm chí không chỉ một lần từ chối việc chiếm lĩnh thị trường, bởi theo Kamprad, việc này có thể làm chậm lại quá trình ra quyết định của công ty mỗi khi tung ra đợt sản phẩm mới- điều chủ yếu tạo nên đà tăng trưởng ấn tượng của IKEA. Như chúng ta đã biết, có rất nhiều yếu tố bên ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Ví dụ: Một tổ chức thường phải chịu sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài bởi các yếu tố như công nghệ, kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật. Thêm nữa, việc tăng tốc và phức tạp hóa công nghệ có thể có nhiều tác động đáng kể đến tổ chức – các nhà lãnh đạo cần phải theo sát các biến đổi công nghệ phức tạp và phù hợp hóa với tính phức tạp trong cấu trúc tổ chức. Dựa trên mức độ phức tạp về công nghệ và mức độ bất định về môi trường tại IKEA, theo tôi, IKEA nên xây dựng cơ cấu tổ chức theo cơ cấu tổ chức ma trận ( Hình 1: Ma trận kiểm soát). Mô hình tổ chức theo ma trận là sự kết hợp của 2 hay nhiều mô hình tổ chức khác nhau, ví dụ như kết hợp cấu trúc tổ chức theo sản phẩm và cấu trúc tổ chức theo chức năng ... IKEA nên xây dựng cơ cấu tổ chức ma trận vì đây là hình thức tổ chức linh động, it tốn kém và sử dụng nhân lực có hiệu quả, đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh nhiều biến động, cho phép tập trung vào khách hàng và sản phẩm, đồng thời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng.

Similar Documents

Free Essay

Unknown

...vn/Kinh-te/Triet-ly-IKEA-Cau-chuyen-than-ky-ve-mot-thuong-hieu/20537948/87/ Cách mà IKEA đã trở thành một thương hiệu hàng đầu về bán lẻ đồ gỗ là một câu chuyện thần kỳ. IKEA được đánh giá là một điển cứu thương hiệu được trích dẫn hàng đầu. |[pic] | |Với hàng trăm cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Mỹ đang làm ăn rất phát đạt phục | |vụ hơn 410 triệu khách hàng, IKEA thực sự là gã khổng lồ đáng nể nhất trong ngành bán lẻ. | Không phải Walmart, vì dù là đại gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ nhưng lại chẳng thể thành công tại Brazil, Đức và Nhật. Cũng không phải là Carrefour, gã khổng lồ nữa của Châu Âu không được thành công tại Mỹ. Mà chính ngay tại thời điểm này, với 226 cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Mỹ đang làm ăn rất phát đạt phục vụ hơn 410 triệu khách hàng, IKEA mới thực sự là gã khổng lồ đáng nể nhất trong ngành bán lẻ. Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra câu chuyện thế này chưa: Khi Roger Penguino, một chuyên gia máy tính của Apple Computer nghe nói rằng IKEA sẽ tặng một món quà trị giá 4.000 USD bằng hiện vật cho người đầu tiên có mặt tại cửa hàng sắp khai trương tại Atlanta, thế là không có cách nào, Penguino dựng ngay một cái lều ngay trước cửa hàng và chờ đợi. Vài ngày mệt mỏi chờ đợi trôi qua, vào cái ngày mà IKEA khai trương cửa hàng của mình, hơn 2000 fan của IKEA đã tham gia cùng với Penguino. Bầu không khí không khác gì một lễ hội. Và tại Jeddah, Arabia...

Words: 1862 - Pages: 8

Free Essay

Supply Chain Management for Indor Wood Goods

...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ THU SƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI MÃ SỐ: 62.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ THU SƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI MÃ SỐ: 62.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS,TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Huỳnh Thị Thu Sương ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. TÍNH CấP THIếT CủA Đề TÀI.............................................................................................. 1 2. MụC TIÊU NGHIÊN CứU ......................................

Words: 53936 - Pages: 216