Free Essay

International Corporate Finance

In:

Submitted By ptscmc2014
Words 9107
Pages 37
CASE STUDY - International Corporate Finance

Chủ đề:
PRADA: PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG LẦN ĐẦU HAY
KHÔNG, MỘT LẦN NỮA ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ
Ngày 25/01/2011, Guido Santini của ngân hàng đầu tư Grupo Capo Milano vừa được yêu cầu chuẩn bị một bản đề xuất về phương thức mà Prada nên áp dụng để huy động vốn nhằm thực hiện kế hoạch mở rộng tại châu Á và trả một phần nợ dài hạn đáng kể sẽ đáo hạn trong một năm. Dù biết sẽ được yêu cầu thực hiện đề xuất này tại một thời điểm nào đó, ông vẫn kỳ vọng yêu cầu này đến sau một thời gian nữa. Bản đề xuất của ông phải được thuyết trình trước Hội đồng quản trị Prada trong đại hội cổ đông thường niên dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày tới – ngày 27/01.
SỨ MỆNH
Hội đồng quản trị yêu cầu Santini chuẩn bị một báo cáo, trong đó đề xuất và xếp hạng các giải pháp để gom hơn một tỷ euro trong vòng từ sáu đến 12 tháng tới. Với số nợ hơn một tỷ euro đáo hạn trong vòng 12 tháng (gần bằng một nửa số nợ trong sáu tháng sau đó), Prada cần phải có một kế hoạch tin cậy để có thể đáp ứng được những nghĩa vụ này. Bên cạnh số vốn để trả khoản nợ vốn có, Prada coi châu Á là khu vực cho hãng phát triển trong tương lai, và sự phát triển này cũng đòi hỏi vốn. Hiện tại, sức tăng trưởng của châu Á cao hơn các khu vực khác trên thế giới, và Prada muốn gia nhập và thu lợi ích từ thị trường này. Theo đó, công việc của Santini là đề xuất với hội đồng quản trị về phương thức bảo đảm một khoản vốn cần thiết để thanh toán cho các khoản vay đáo hạn và bắt đầu mở rộng sang các thị trường châu Á sớm nhất có thể.
Một điều quan trọng mà hội đồng quản trị cần cân nhắc đó là sức ép từ bên ngoài. Các phương tiện truyền thông tin chắc rằng các cổ đông chủ chốt của Prada biết về tình hình tài chính hiện tại của công ty và do đó, những cổ đông này thúc ép Prada nhằm làm rõ các ý định về các mục tiêu tài chính và chiến lược trong đại hội cổ đông thường niên sắp tới. Các nhu cầu tài chính của Prada nổi tiếng do nhiều thương vụ đình đám mà công ty mẹ đảm trách
1

CASE STUDY - International Corporate Finance suốt10 năm qua trong nỗ lực trở thành một trong những hãng xa xỉ ưu việt trên thế giới. Mặc dù gặt hái được nhiều thành quả, những thương vụ mua lại này không thành công như Prada hằng mong. Trên thực tế, những thương vụ này để lại cho công ty những khoản nợ đáng kể và đều đáo hạn vào gần như cùng một thời điểm.
Một trong những giải pháp khác đang được giới truyền thông luận bàn đó là việc Prada đang cân nhắc một đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Đây không phải là giải pháp mới đối với công ty. Trong thập niên vừa qua, Prada đã nỗ lực cổ phần hóa trong một vài dịp, nhưng các đợt IPO đều bị hoãn lại do các thay đổi điều kiện thị trường bất lợi vào phút chót. Căn cứ vào tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra, còn chưa rõ rằng các điều kiện thị trường hiện tại có thuận lợi hơn chút nào không, đặc biệt là tại châu Âu
– nơi tồn tại các quan ngại có liên quan đến mức nợ tại nhiều quốc gia. Do đó, Santini biết rằng quan trọng hơn là phải có nhiều giải pháp để hội đồng quản trị xem xét tại thời điểm đó.
Trước khi quyết định xem nên đề xuất các giải pháp nào và xếp hạng chúng ra sao, Santini yêu cầu đội của mình thu thập các thông tin chi tiết về ngành thời trang và định vị chiến lược và tài chính hiện thời của Prada.
NGÀNH THỜI TRANG
Ngành thời trang bao gồm năm phân đoạn: thời trang cao cấp, thời trang xa xỉ, thời trang xa xỉ tầm thấp, thời trang chủ đạo và thời trang giảm giá. Thời trang cao cấp là đắt đỏ nhất và độc quyền nhất trong các phân đoạn. Các công ty thuộc phân đoạn này sản xuất quần áo theo yêu cầu của khách hàng từ những nguyên vật liệu đắt đỏ cho một nhóm độc quyền và bao gồm Christian Dior, Chanel, Givenchy, vv. Mặc dù phân đoạn thời trang xa xỉ có chất lượng và giá thành thấp hơn một bậc, phân đoạn này vẫn sử dụng nguyên vật liệu chất lượng cao và giá thành của thời trang phân đoạn này cũng cao. Một số hãng nổi tiếng nhất trong phân đoạn này có thể kể đến Dolce & Gabbana, Prada, Gucci, Hermès và Trinity. Không có tiêu chí nào rõ ràng để xác định hãng nào thuộc phân đoạn nào, mặc dù yếu tố then chốt là tính độc quyền. Một người có thể mua được mọi thứ không muốn sở hữu một thứ gì đó mà mọi người đều có thể mua. Khi một thương hiệu trở nên phổ biến hơn, tính độc quyền của thương hiệu đó cũng giảm. Phân đoạn dưới phân đoạn xa xỉ là phân đoạn xa xỉ tầm thấp, cũng có tính độc quyền thấp hơn. Phân đoạn này tập trung vào cung cấp các mặt hàng xa xỉ với giá thành thấp hơn và dễ tiếp cận với người tiêu dùng hơn. Các công ty thuộc phân đoạn này có thể kể đến Coach, Tiffany, Nordstrom, Hugo Boss và Ralph Lauren. Mục tiêu của Prada là phân đoạn thời trang xa xỉ.

2

CASE STUDY - International Corporate Finance
Ngành thời trang có tính phục hồi nhanh trước phần lớn các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây và tăng trưởng trong suốt thập kỷ qua (tham khảo Phụ lục 1). Trên thực tế, mặc dù chịu tác động của sự kiện 11/9, sự bùng phát dịch bệnh SARS tại châu Á vào năm 2003 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009, ngành vẫn có tốc độ tăng trưởng gần
2%/năm cho đến năm 2007 và khoảng 1%/năm từ 2007 đến 2010 (trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu). Năm 2010, tổng doanh thu ngành thời trang là hơn €172 tỷ.
Năm 2010, thị trường hàng hóa xa xỉ toàn cầu có vẻ như đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới do sự thúc đẩy của các thị trường mới nổi. Đây là một sự thay đổi đáng kể vì sức tăng trưởng thường do các thị trường phát triển thúc đẩy, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là nhiều thị trường mới nổi ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn. Trên các thị trường mới nổi có sức tăng trưởng mạnh này, tầng lớp trung lưu có số lượng ngày càng tăng, và nguồn cầu về xa xỉ phẩm cũng đã và đang tăng.
Nhiều người tiêu dùng trên những thị trường này là những người tiêu dùng mới trong phân đoạn này và sẵn lòng trả cho các mặt hàng xa xỉ phẩm vì họ yêu thích trải nghiệm việc mua và sở hữu chúng. Sự chênh lệch về sức tăng trưởng của các thị trường có thể được tham khảo trong Phụ lục 2 và Phụ lục 3.
Mặc dù năm 2010, châu Âu chỉ sở hữu 37% thị phần xa xỉ phẩm toàn cầu, mức tăng trưởng từ 2005 – 2010 đạt dưới 3%/năm. Châu Mỹ chiếm 31% thị phần xa xỉ toàn cầu nhưng mức tăng trưởng chỉ bằng 1%, thấp hơn nhiều so với châu Âu (và phần lớn doanh thu và sức tăng trưởng là có được từ Hoa Kỳ). Mặc dù Braxin là thị trường lớn nhất tại châu Mỹ Latinh,
Braxin vẫn là thị trường nhỏ trong phân đoạn xa xỉ phẩm. Tại châu Á, Nhật Bản chiếm 11% thị phần thời trang toàn cầu, nhưng sức tăng trưởng của thị trường này rất chậm chạp. Phần còn lại của khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng nhanh nhất với 16% thị phần toàn cầu và đang tăng trưởng nhanh chóng. Sức tăng trưởng của khu vực này do Trung
Quốc thúc đẩy – mức tăng trưởng của thị trường Trung Quốc năm 2009 là 30% và từ 2007 đến 2010 trung bình là 27%. Sức tăng trưởng dự báo trong năm năm tới tại Nhật là khoảng 12%/năm, tại châu Âu và châu Mỹ là 4-5% và tại châu Á là 10-11% (riêng con số dự báo tại
Trung Quốc là 15 – 20%). Để vốn hóa dựa trên sức tăng trưởng này, Prada đang hoạt động tăng tốc trong phân đoạn bán lẻ với các cửa hàng của riêng mình. (Tham khảo Phụ lục 4).
Ngành thời trang xa xỉ toàn cầu
Chanel
Chanel là một hãng thời trang Pháp do nhà may Gabrielle “Coco” Chanel sáng lập. Mặc dù
Chanel nổi tiếng trong phân đoạn thời trang cao cấp, hãng cũng đồng thời được biết đến trong phân đoạn xa xỉ phẩm (ví dụ quần áo may sẵn, túi xách tay, nước hoa và mỹ phẩm, vv). Các
3

CASE STUDY - International Corporate Finance mặt hàng do Chanel cung ứng khá đa dạng, từ các bộ complet, bộ đầm, quần âu nữ và phụ kiện đơn giản đến các mặt hàng tinh xảo thuộc các dòng cao cấp. Tầm nhìn của Coco Chanel là thay thế các sản phẩm “sexy” sang trọng bằng các sản phẩm thanh lịch. Ngày nay, sản phẩm nổi tiếng nhất của Chanel là “bộ đầm đen”.
Hermès
Hermès International thiết kế, sản xuất và phân phối phụ kiện và y phục xa xỉ. Doanh nghiệp vận hành một chuỗi cửa hàng với tên gọi Hermès, bán các mặt hàng như các sản phẩm thuộc da, khăn, trang phục nam giới, cà vạt, trang phục nữ giới, nước hoa, đồng hồ, văn phòng phẩm, giày, mũ, găng tay và trang sức. Kể từ ngày 31/03/2010, gia đình Hermès sở hữu tổng cộng 62.79% công ty với số tiền góp vốn mang lại cho họ 73.96% quyền biểu quyết. Hãng sản xuất hàng xa xỉ LVMH nắm 20.21% cổ phiếu (tổng hợp trong sáu tháng cuối năm 2010) và 13.08% quyền biểu quyết. Thương vụ đầu cơ (trong đó LVMH mua lại cổ phiếu làm bàn đạp cho việc trả giá thu mua Hermès) bị từ chối liên tiếp trong suốt năm 2010.
Li & Fung Ltd.
Li & Fung là một tập đoàn thương mại toàn cầu có trụ sở tại Hong Kong. Mảng kinh doanh chính của tập đoàn là hàng dệt may, và hãng nổi tiếng nhất với các thương hiệu ví dụ như nhà bán lẻ trang phục xa xỉ dành cho nam giới Trinity. Hãng cũng bán những hàng xài bền như phụ kiện thời trang, quà tặng, hàng thủ công, các sản phẩm gia dụng, quà quảng cáo là hàng hóa, đồ chơi, các đồ thể thao và du lịch. Li & Fung thiết kế và phát triển sản phẩm, cung ứng nhà máy và nguyên vật liệu thô, hoạch định và quản lý sản xuất, đảm bảo chất lượng, làm thủ tục giấy tờ xuất khẩu và gom hàng vận chuyển đường biển. Được thành lập tại Quảng Châu năm 1906, Li & Fung điều phối sản xuất hàng hóa thông qua mạng lưới 70 văn phòng trên hơn 40 quốc gia.
Prada
Prada S.p.A là một nhãn hiệu thời trang Italia chuyên cung ứng xa xỉ phẩm cho nam giới và nữ giới. Công ty được Mario Prada và anh trai Martino thành lập năm 1913 tại Milan, Italia với vai trò là một cửa hàng đồ thuộc da có tên gọi Fratelli Prada. Mario Prada thiết kế và bán túi xách tay, giày, hòm, vali trong hai cửa hàng tại Milan. Khách hàng của ông có mặt khắp châu Âu và Hoa Kỳ. Vali Prada được làm từ da hải mã nặng và sù sì, phù hợp với vận chuyển đường biển nhưng không phù hợp với vận chuyển đường hàng không. Kết cục, theo thời gian, Prada bắt đầu tập trung vào thiết kế các phụ kiện và túi xách bằng da mịn.

4

CASE STUDY - International Corporate Finance
Con gái của Mario’s Prada, Luisa Prada, điều hành công ty khi ông về hưu. Luisa Prada điều hành công ty trong gần 20 năm. Con gái của bà, Miuccia Prada, gia nhập công ty năm 1970 và tiếp quản công ty năm 1978. Nền tảng của Miuccia khá khác lạ đối với những người tiếp quản một hãng sản xuất hàng thuộc da: cô là một nghệ sĩ kịch câm đã học năm năm tại Teatro
Piccolo, Milan và có bằng tiến sĩ ngành khoa học chính trị.
Đến thời điểm Miuccia điều hành công ty, Prada đã và đang vật lộn về mặt tài chính trong nhiều năm. Sự cạnh tranh từ các hãng thời trang khác như Gucci đã gây thiệt hại cho Prada và doanh thu của Prada chỉ đạt US$450,000 năm 1978. Cũng trong khoảng thời gian tiếp quản công ty, Miuccia kết hôn với Patrizio Bertelli. Bertelli đảm nhận trách nhiệm trưởng phòng kinh doanh trong khi Miuccia tập trung phát triển một phong cách mới. Năm 1979, cô ra mắt loạt ba lô và túi xách đầu tiên của mình. Chúng được làm từ ni lông màu đen của quân đội mà ông nội cô đã sử dụng làm vỏ bọc hòm. Do thiếu quảng cáo và do mức giá sản phẩm cao, loạt sản phẩm này không đạt được thành công nhanh chóng. Tuy nhiên, những dòng sản phẩm này trở thành thành công thương mại đầu tiên của Miuccia và mở ra một con đường phía trước cho Prada.
Năm 1983, sự thành công của Miuccia trong các thiết kế đã giúp Prada mở một cửa hàng thứ hai tại Milan, đánh dấu sự mở rộng của công ty qua lục địa châu Âu và Đại Tây Dương tới thành phố New York. Prada tự tách biệt mình so với các đối thủ bằng cách tập trung vào các sản phẩm đơn giản thanh lịch với những đường nét đẹp cân đối, chất liệu vải xa xỉ và các màu sắc cơ bản trong khi các thương hiệu cạnh tranh đang tạo ra những thiết kế đánh vào sự gợi cảm. Kết quả là, Prada trở thành một biểu tượng cho vị thế quan trọng của phụ nữ, đặc biệt là nữ công sở. Phong cách của Prada gồm các chất vải sang trọng với các tông màu như đen, nâu, xám, xanh lá cây và màu kem để tạo ra những dáng tuy đơn giản nhưng rất phong cách. Theo báo cáo, doanh thu năm 1990 đạt US$ 31.7 triệu. Prada thành công một phần là nhờ sự mở rộng từng bước và sự khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm khiến chúng trở nên xa xỉ khó nắm bắt.
Để thu hút được nhiều khách hàng hơn, năm 1992, Miuccia triển khai dòng sản phẩm dễ tiếp cận hơn có tên là Miu Miu, hướng tới các khách hàng trẻ. Dòng sản phẩm này có nhiều dáng suông, màu sắc và hình in gợi cảm hơn mặc dù vẫn giữ được hình ảnh cổ điển đơn giản của thương hiệu Prada chuẩn. Năm 1993, Prada giới thiệu dòng Prada Sport và một dòng sản phẩm trang phục nam giới và đồ lót nữ giới. Năm 1994, doanh thu ước tính của tất cả các dòng sản phẩm của Prada đạt US$210 triệu, trong đó doanh thu của các mặt hàng y phục chiếm 20% và con số này ngày càng tăng. Năm 1995, Prada hoạt động tại 40 địa điểm trên toàn cầu. Sức tăng trưởng tiếp tục tăng đáng kể và đến 1997, ước tính doanh thu của Prada

5

CASE STUDY - International Corporate Finance đạt US$674 triệu. Doanh nghiệp đang trong tiến trình nỗ lực để trở thành một người chơi có tiếng trên trường quốc tế.
Để đạt được mục tiêu này, Prada cảm thấy cần phải tạo ra một danh mục các thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới. Do vậy, công ty mua 51% Helmut Lang tại New York vào tháng 3 năm
1999 và sau đó mua lại công ty Jil Sander A.G. có trụ sở tại Đức và 83% công ty sản xuất giày Church & Company có trụ sở tại Anh. Tại thời điểm này, Prada cũng tham gia liên doanh với tập đoàn De Rigo nhằm sản xuất mắt kính Prada. Tháng 10 năm 1999, Prada liên kết với LVMH để đánh bật Gucci nhằm mua 51% cổ phần của công ty Fendi S.p.A có trụ sở tại Rome. Cổ phần của Prada trong thương vụ mua lại này là 25.5%. Không cần phải giải thích gì thêm, trong các quá trình mua lại này, không những doanh thu của Prada tăng đáng kể (gấp hơn ba lần trong giai đoạn 1996 -1999) mà doanh nghiệp cũng phải gánh một khoản nợ đáng kể.
Những thương vụ mua lại này nâng Prada lên vị trí đứng đầu trên thị trường xa xỉ phẩm tại châu Âu và là người chơi dẫn đầu trên sân chơi quốc tế. Trên thực tế, năm 2000, Prada có hơn 250 cửa hàng tại 65 quốc gia. Mặc dù thành công rõ ràng có liên quan đến doanh thu và thị phần gia tăng, Prada SpA và công ty mẹ liên kết Prada Holding BV phải gánh chịu một khoản nợ kếch xù và phải vật lộn với gánh nặng này. Để giải quyết tình hình tài chính, các thương vụ mua lại và sát nhập sôi nổi của doanh nghiệp trở nên lưa thưa trong những năm
2000.
Do các khoản nợ đầu tiên của Prada phát sinh trong các thương vụ mua lại sôi nổi sẽ đáo hạn vào cuối năm 2001, công ty dự kiến niêm yết 30% cổ phần công ty trên sàn giao dịch chứng khoán Milan vào tháng 6 năm đó. Dự kiến, việc niêm yết này sẽ gom được hơn US$850 triệu.
Rủi thay, việc phát hành cổ phiếu này bị hoãn lại do lãi suất giảm trước các mối lo sợ suy thoái vào đầu năm 2001 ngày càng tăng và mức tiêu dùng cho xa xỉ phẩm trên hai thị trường lớn nhất của Prada – Hoa Kỳ và Nhật đều giảm. Sau khi hoãn phát hành chứng khoán tại sàn giao dịch trên, IPO được chuyển sang Hoa Kỳ - nơi Prada tin rằng có nhiều cơ hội thành công hơn trong các điều kiện thị trường này. Ngày phát hành được lên lịch vào ngày 18/09/2001.
Sau cuộc tấn công khủng bố trong sự kiện 11/09, không thể thực hiện được kế hoạch phát hành này. IPO được chuyển sang tháng 6/2002. Một lần nữa kế hoạch lại bị hoãn lại. Lần này là vì xì căng đan WorldCom. Tháng 5/2008, Prada có những cuộc thảo luận nghiêm túc về một IPO sắp diễn ra, nhưng sự nhiễu loạn thị trường sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ khiến việc trì hoãn bị kéo dài. Sau khi trì hoãn IPO, nhiều người suy đoán rằng có lẽ các đợt IPO liên tiếp bị rút lại thực tế còn có các lý do đằng sau - rằng Prada có lẽ không thể tiến hành IPO vì nhiều lý do nội bộ và rằng “các điều kiện thị trường” chỉ là một cái cớ đơn giản và dễ dàng chấp nhận để trì hoãn IPO.
6

CASE STUDY - International Corporate Finance
Sau hai lần hoãn IPO trong năm 2001, giám đốc các ngân hàng buộc Prada phải bán 25.5% cổ phần tại Fendi cho LVMH. Mặc dù điều này giải tỏa được phần nào sức ép ngắn hạn, đến
2006, Prada cũng bị buộc phải bán Helmut Lang, Amy Fairclough và Jil Sander. Một lần nữa, những thương vụ này chỉ có thể làm dịu đi các sức ép trong thời gian ngắn, và năm 2007, công ty phải bán 5.11% cổ phần của chính mình tại ngân hàng của doanh nghiệp – ngân hàng
Banca Intesa và phải nhượng một ghế trong ban giám đốc cho một ngân hàng lớn khác – ngân hàng UniCredit. Điều này làm dịu nhiều sức ép trong thời gian hiện tại bởi vì điều này cho phép công ty tái tài trợ cho nhiều khoản nợ đáo hạn trong năm năm sau.
Sau các hoạt động mua lại và trong nỗ lực để trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu quốc tế, Prada tiếp tục mở rộng trên trường quốc tế bằng cách mở và điều hành các cửa hàng của mình trên thế giới. Việc tăng thêm sự hiện diện trên trường quốc tế này được thể hiện qua Phụ lục 3 và việc nâng cao sử dụng các cửa hàng thuộc sở hữu trực tiếp của Prada nhằm thực hiện chiến lược quốc tế của doanh nghiệp được thể hiện qua Phụ lục 4.
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA PRADA
Tình hình tài chính của Prada SpA được thể hiện qua các báo cáo tài chính trong Phụ lục 5.
Prada SpA và Prada Holding BV tiếp tục có những khoản nợ kếch xù sẽ đáo hạn trong tương lai gần. Điều này khiến hội đồng quản trị hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét các biện pháp tái huy động vốn hoặc rút một khoản nợ đáng kể trong vòng sáu đến
12 tháng tới. Đặc biệt là Prada phải gom tiền để giảm khoảng €1 tỷ trong năm tới, và nếu muốn tiếp tục tiến hành chiến lược phát triển của mình, doanh nghiệp cũng cần phải huy động vốn để tài trợ cho sức phát triển tại châu Á. Prada kỳ vọng doanh thu tại châu Á sẽ tăng nhanh hơn nhiều so với soanh thu tại châu Âu trong ba năm tới, đồng thời muốn tăng sự hiện diện tại thị trường quan trọng này nhằm thu lợi ích từ sức tăng trưởng mạnh của thị trường châu Á.
Để thấu hiểu được tình hình tài chính hiện tại của Prada, điều quan trọng là phải nhận ra gánh nặng nợ hiện thời mà công ty phải gánh chịu, ít nhất là phần nào gánh nặng đó, do vận đen và do một số thương vụ mua lại mà dường như là một ý tưởng hay tại thời điểm 10 năm trước.
Việc thiết lập một danh mục các xa xỉ phẩm chất lượng là khá rủi ro và đáng lẽ có thể đã thành công nếu không phải đối mặt với sự kiện 11/9 và cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ năm 1929 (cuộc suy thoái bắt đầu vào năm 2007).
Năm 2010, Prada có doanh thu kỷ lục €2 tỷ nhờ 310 cửa hàng thuộc sở hữu trực tiếp và nhiều thỏa thuận cấp phép áp dụng với các sản phẩm đa dạng như kính mắt, nước hoa và điện thoại di động. Con số 25% gia tăng doanh thu năm 2009 phần lớn là kết quả của gần 50% doanh thu gia tăng tại châu Á. Con số EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) dự báo
7

CASE STUDY - International Corporate Finance cho năm 2010 cũng gia tăng đáng kể, điều này cho phép Prada bắt tay vào thanh toán một số nợ, đồng thời tiếp tục mở rộng nhanh chóng tại châu Á.
Kết quả của những con số gia tăng trên là công ty đi từ tình trạng không chi trả cổ tức năm
2009 đến trả €47.8 triệu cổ tức cho năm tài khóa 2009 trong tháng 1/2010 và đề xuất trả €80 triệu cổ tức cho năm tài chính 2010.
Hiện tại, Miuccia Prada và chồng cô – Patrizio Bertelli (CEO) sở hữu phần lớn cổ phần tại
Prada SpA. Miuccia, anh trai cô Alberto và chị gái cô Marina sở hữu hơn 61% trong số 65% cổ phần tại công ty mẹ Gipafin SaRL (công ty sở hữu Prada Holding BV), trong khi đó
Bertelli sở hữu hơn 33% trong số 35% cổ phần tại Gipafin với một trong những ngân hàng của doanh nghiệp sở hữu số cổ phần còn lại của Prada SpA. Ngân hàng này có được vị trí này là vì cả Prada SpA và Prada Holding BV đều nợ ngân hàng một khoản đáng kể. Gần đây,
Bertelli chuyển một nửa cổ phần của mình sang ba công ty, mỗi công ty này đều sẽ được giao cho các con trai của Bertelli. Tham khảo chi tiết tại Phụ lục 6.
Trước khi đánh giá các giải pháp khác nhau dành cho Prada, Santini cảm thấy tốt nhất là kết hợp các thông tin cơ bản về thị trường và các thông tin về các hãng có thể đối chiếu được trong cùng ngành. Điều này sẽ cung cấp một số mốc chuẩn để dựa vào đó đưa ra các đánh giá về Prada, giúp quyết định xem liệu chuỗi giải pháp nào sẽ mang lại cơ hội tốt nhất nhằm đương đầu với những thách thức tài chính sắp tới và đạt được các mục tiêu tăng trưởng.
Thông tin này có thể được tham khảo tại các Phụ lục 7, 8 và 9.
CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN KHÁC
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Mặc dù nhiều người ngoài cuộc cho rằng thị trường chứng khoán là lựa chọn tốt nhất cho
Prada để huy động vốn, điều này đòi hỏi công ty phải trả các khoản nợ và tài trợ cho các kế hoạch mở rộng; do vậy công ty trước nay đều gặp vấn đề với các đợt IPO. Phần lớn các vấn đề này là do tính toán thời gian, như đã mô tả trong trang năm của tài liệu này.
Mặc dù các điều kiện trên các thị trường tài chính có vẻ như ổn định hơn vào đầu năm 2011, không ai biết rõ điều gì sẽ xảy ra trong sáu đến 12 tháng nữa. Tính bất trắc cao của các thị trường vốn cổ phần trên thế giới có thể dẫn đến việc Prada bị định giá thấp khi doanh nghiệp tiến hành IPO. Những nỗi e sợ này đã khiến các đợt IPO bị hoãn lại. Mặc dù Bertelli nhận ra rằng Prada cần phải gom tiền, ông và vợ ông muốn duy trì quyền kiểm soát bởi vì thành công của doanh nghiệp cho đến ngày hôm nay là kết quả từ nỗ lực chung của họ. Do đó, một IPO không nhất thiết là giải pháp mà họ ủng hộ.
8

CASE STUDY - International Corporate Finance
Mặc dù Bertelli quan ngại về IPO, giới truyền thông vẫn đoán rằng Prada sẽ tiến hành một đợt IPO tại Hong Kong. Châu Á chi phối các thị trường IPO toàn cầu trong năm 2011, và
Hong Kong là một “lò lửa” đặc biệt, đã gom được US$48.7 tỷ thông qua các đợt IPO. Trên thực tế, năm 2009, Hong Kong chiến khoảng 1/5 IPO toàn cầu. Nếu được chấp thuận, bước chuyển này sẽ giúp Prada trở thành công ty thời trang châu Âu đầu tiên có mặt trên thị trường chứng khoán châu Á. Nhiều người cho rằng Prada có thể được định giá tại Hong Kong cao hơn khi niêm yết trên sàn chứng khoán tại châu Âu. Tuy nhiên, niêm yết chứng khoán tại
Hong Kong có thể gây ra nhiều vấn đề về thuế đối với các cổ đông Ý. Để giải quyết vấn đề pháp lý này, Prada có thể niêm yết chéo, bán một số chứng khoán tại cả Milan và Hong
Kong.
Các lợi ích của việc niêm yết chứng khoán tại Hong Kong là rất rõ nét. Hãng mỹ phẩm
L’Occitance International S.A. trở thành công ty Pháp đầu tiên niêm yết trên sàn giao dịch
Hong Kong năm 2010. Hiện tại, họ đang giao dịch với mức giá cao hơn 45% giá IPO, và họ được định giá tại Hong Kong cao hơn là nếu niêm yết tại Pháp. Nguồn cầu tại Hong Kong tiếp tục vững mạnh, mặc dù các thị trường tài chính toàn cầu mang tính bất trắc và thị trường
Paris đình trệ. Tham khảo Phụ lục 10 để biết thêm các thông tin chi tiết về các hoạt động giao dịch của một số công ty toàn cầu có thể đưa ra đối chiếu.
Con số niêm yết tại lục địa trên và các thương vụ có liên quan đến Trung Quốc xuất hiện tại
Hong Kong che giấu thực tế rằng mặc dù Hong Kong có nhiều IPO nhất trên thế giới trong năm đó, Hong Kong trở thành thị trường phát triển đắt đỏ nhất về chi phí giao dịch cổ phiếu.
Để mua bán cổ phiếu, trung bình, các nhà đầu tư tại Hong Kong phải chịu chi phí cao hơn khoảng từ 1/4 đến hơn 1/3 so với tại Hoa Kỳ và Anh Quốc. Các chi phí cao hơn này ngăn cản nhiều tổ chức đầu tư giao dịch tại Hong Kong mặc dù họ muốn. Kết cục, mặc dù Hong Kong là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ bảy trên thế giới về giá trị vốn hóa thị trường, Hong
Kong không nằm trong top 10 về doanh thu, đồng thời tính thanh khoản cũng là một vấn đề tiềm ẩn.
Trên góc độ cấp quốc gia, Hong Kong được biết đến với khung thuế suất thấp. Ví dụ, Hong
Kong không đánh thuế lãi vốn. Do Italia có một khung thuế suất khác biệt và Prada đặt văn phòng chính tại Italia, người ta đề xuất rằng đối với các sự kiện nhất định cấp doanh nghiệp, những công dân Hong Kong có thể bị yêu cầu phải đóng thuế tại Italia. Thêm vào đó, những nhà đầu tư không phải người Italia phải chịu thuế lợi tức bằng 27% cổ tức. Những nhà đầu tư này có thể xin hoàn tín dụng – giúp giảm mức thuế lợi tức xuống còn 12%. Những rắc rối gia tăng trong vấn đề niêm yết chứng khoán tại Hong Kong cần được xem xét nếu
Prada xúc tiến việc niêm yết tại Hong Kong thay vì niêm yết tại Milan hay bất cứ nơi nào khác tại châu Âu – nơi các bộ luật về thuế có nhiều nét tương đồng hơn.
9

CASE STUDY - International Corporate Finance

Một giải pháp khác là niêm yết ban đầu tại Milan và có chứng chỉ lưu ký Hong Kong
(HKDR). Các nhà đầu tư tại châu Á có thể giữ và bán những chứng chỉ này. Hãng
Brazil’s Vale - một trong những nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới là hãng đầu tiên phát hành một HKDR vào cuối năm 2010. Lựa chọn này thu hút nhiều sự chú ý bởi vì cổ phiếu của Valve đã được giao dịch tại Sao Paulo, New York và Madrid và trên sàn
Euronext. Lựa chọn niêm yết đồng thời tại Hong Kong của Vale không nhằm mục đích huy động vốn mà nhằm mục đích đưa Vale đến gần với khách hàng lớn nhất của mình –
Trung Quốc – thị trường chiếm gần 1/3 doanh thu. Xúc tiến một HKDR này có thể giúp
Vale trong các cuộc đàm phán về doanh thu với Trung Quốc trong tương lai.
Mặc dù chưa khả thi, các cuộc thảo luận vận động đã sẵn sàng cho các đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên tại Hong Kong bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Người ta dự đoán rằng những đợt niêm yết như vậy có thể diễn ra trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2011.
Hợp tác chiến lược
Do sức ép tài chính của Prada được nhiều người biết đến, nhiều hãng vốn cổ phần tư nhân quan tâm đến việc mua một phần Prada đã nhiều lần tiếp cận với hội đồng quản trị. Ví dụ như khi cổ phần của Prada tại Jil Sander được bán cho một công ty vốn cổ phần tư nhân – Change
Capital Partners do Luc Vandevelde sở hữu (Vandevelde là chủ tịch hãng siêu thị Pháp
Carrefour), Vandevelde đã đưa ra một lời đề nghị giúp đỡ tự nguyện đối với Prada.
Các đối tác tài chính tiềm năng muốn sở hữu một phần Prada cũng tiếp cận với doanh nghiệp bằng cách cung cấp số vốn cần thiết. Các đối tác tài chính không nhất thiết muốn tham gia các hoạt động kinh doanh thường nhật, họ chỉ muốn sở hữu một phần lợi nhuận trên đầu tư hợp lý. Trong chừng mực nào đó, chiến lược này đã được sử dụng khi một trong những ngân hàng Italia có được hơn 5% Prada và ngân hàng khác có được một chiếc ghế trong hội đồng quản trị.
Việc định giá hiện thời cho những giao dịch vốn cổ phần tư nhân như vậy hứa hẹn nhiều triển vọng. Ví dụ, Bulgari, một nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ Italia, hiện đang thảo luận để được
LVMH mua lại. Giới phân tích trong ngành cảm thấy điều này có thể mở đường cho những thương vụ mua lại chiến lược khác, mà Prada là một mục tiêu hợp lý. Tập đoàn Pháp LVMH sẽ mua Bulgari nhằm thúc đẩy kinh doanh trang sức và mở rộng sang các thị trường mới nổi.
Mức chào giá khoảng € 3.75 tỷ sẽ là khoản chênh lệch 60% đối với giá cổ phiếu trung bình của Bulgari. Thương vụ này sẽ định giá Bulgari bằng một tỷ suất giá trị doanh nghiệp/doanh thu bằng khoảng ba lần. Bội số này cũng tương tự như các mức giá được trả trong thương vụ
Richemont mua lại Net-a-porter (một hãng bán lẻ thời trang xa xỉ trực tuyến) gần đây, cũng
10

CASE STUDY - International Corporate Finance được thực hiện với mức giá gần bằng ba lần tỷ suất giá trị doanh nghiệp/doanh thu. Các ứng viên tiếp quản tiềm năng khác là Burberrys, hiện được định giá 2.7 lần và Tiffanys được định giá 2.3 lần.
Trong bất kỳ thương vụ mua lại các tài sản thuộc sở hữu của gia đình, thường thì người mua trả một khoản chênh lệch đáng kể để thuyết phục các gia đình bán tài sản. Đối với giao dịch
Bulgari này, người ta tin rằng bên cạnh việc đề nghị mức chênh lệch giá cổ phiếu, thương vụ sẽ trao cho gia đình Bulgari các vị trí trong hội đồng quản trị LVMH và CEO hiện tại của
Bulgari - Francesco Trapani sẽ điều hành các hoạt động về trang sức và đồng hồ của LVMH.
Nợ
Có nhiều giải pháp vay nợ. Trên các thị trường châu Âu, các nhà đầu tư đang bắt đầu quan tâm trở lại đến việc cho các hãng có năng lực vay. Ví dụ như, năm 2010, Bulgari có thể đầu tư €130 triệu vào một trái phiếu kỳ hạn năm năm với lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn
(LIBOR) cộng thêm 2.75%. Gần đây, LVMH có thể đầu tư các trái phiếu kỳ hạn bảy năm và trái phiếu kỳ hạn bốn năm với lãi suất LIBOR lần lượt cộng thêm 1.85 và 2.00%. Mặc dù
Prada không được định giá, người ta tin rằng xét về xếp hạng, Prada nằm trong khoảng giữa vị trí của Bulgari và LVMH (hiện tại xếp loại A-), và sẽ có đủ nguồn cầu để đầu tư khoảng
$750 triệu vào các trái phiếu kỳ hạn năm năm với lãi suất LIBOR cộng từ 2.25 đến 2.50%.
Mặc dù trước đây không hãng nào trong ngành huy động vốn tại thị trường đồng đôla Mỹ, người ta tin rằng cũng có một nguồn cầu tại đó và suất thu nhập yêu cầu sẽ tương tự như suất thu nhập khi vay bằng đồng euro căn cứ trên chênh lệch tương tự nhưng áp dụng tỷ giá đồng
Đôla Mỹ theo lãi suất LIBOR – hiện đang thấp hơn tỷ giá đồng euro theo lãi suất LIBOR.
Một giải pháp khác đã và đang được các thành viên người châu Á trong đội của Santini đề xuất là trái phiếu ngày càng phổ biến được mệnh danh là "dim sum bonds" của Hồng Kông, tức là trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được phát hành tại Hong Kong.
McDonalds (hiện tại xếp loại AA) là một trong những công ty đầu tiên phát hành trái phiếu như vậy vào tháng10 năm 2010 – một trái phiếu kỳ hạn ba năm với lãi suất 3%. Sự thành công của những công cụ vay nợ này đang dẫn đến việc chính phủ Trung Quốc cho phép vốn cổ phần bằng đồng Nhân dân tệ được giao dịch tại Hong Kong.
Các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt của Bắc Kinh đồng nghĩa với việc các mức lãi suất trên các khoản nợ bằng đồng Nhân dân tệ cũng như giá trị của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la có thể chênh lệch đáng kể giữa lục địa này và Hong Kong. Điều này xảy ra vì những người không phải là người Trung Quốc, nắm giữ đồng Nhân dân tệ có ít cách để đầu tư vào đồng tiền này ngoài những tài khoản ngân hàng có suất sinh lợi thấp và hiện tại là số lượng dim sum bonds ít ỏi. Số lượng dim sum bonds ít ỏi này và số lượng lớn đồng Nhân dân tệ
11

CASE STUDY - International Corporate Finance đồng nghĩa với việc một số lượng lớn tiền tệ sẽ tranh giành một số thương vụ đầu tư hạn chế, do vậy sẽ thúc đẩy khiến suất sinh lợi thấp hơn suất sinh lợi của trái phiếu có thể so sánh tại
Trung Quốc.
Các nhà đầu tư quốc tế đang sẵn lòng để chấp nhận những suất sinh lợi thấp này bởi vì họ kỳ vọng được bù trừ và đền đáp bằng sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ so với đồng đô la trong những năm tháng tới. Mặc dù giới đầu tư quốc tế đều đồng lòng với niềm tin đồng tiền của
Trung Quốc sẽ tăng giá so với đồng đôla trong một vài năm tới, rất ít nhà đầu tư quốc tế sẵn lòng đánh cuộc vào nơi mà đồng tiền Trung Quốc có thời hạn hơn ba năm kể từ thời điểm này. Kết quả là hơn 90% dim sum bonds đã được phát hành với thời gian đáo hạn chỉ từ hai đến ba năm. Ngược lại, thị trường trái phiếu bằng đồng đôla thường thấy các trái phiếu với thời gian đáo hạn là hơn 10 năm.
QUYẾT ĐỊNH
Với nhiều giải pháp tiềm năng như vậy, điều quan trọng là Santini phải tỉ mỉ tóm lược các ưu nhược điểm của các giải pháp khác nhau trước hội đồng quản trị. Mặc dù giới truyền thông đã và đang dự đoán rằng Prada phải tiến hành một đợt IPO để huy động nguồn vốn cần thiết, trước đây lộ trình này đã vấp phải rất nhiều vấn đề. Kết cục, điều quan trọng là phải nêu bật các giải pháp khác nhau và thiết lập một chiến lược về phương thức Prada có thể huy động nguồn vốn cần thiết một cách hiệu quả nhất nhằm thanh toán được khoản nợ sắp đáo hạn và tài trợ cho chiến lược phát triển tại các thị trường châu Á.

12

CASE STUDY - International Corporate Finance
Phụ lục 1: TỔNG DOANH THU HÀNG NĂM TRONG NGÀNH THỜI TRANG XA XỈ
(1994-2010)

Doanh thu thời trang xa xỉ toàn cầu (tỷ Euro)
Khủng hoảng tài chính toàn cầu
Dịch bệnh SARS và Sự bùng nổ bong bóng cổ phiếu của những hãng công nghệ

Phụ lục 2: DOANH THU VÀ SỨC TĂNG TRƯỞNG TỔNG THỂ CỦA NGÀNH THỜI
TRANG XA XỈ NĂM 2010

Doanh thu (tỷ)

Sức tăng trưởng

Nguồn:

được thẩm định vào 16/08/2012. Khu vực Greater China bao gồm lục địa Trung Quốc, Hong Kong, Đài
Loan và Macao

13

CASE STUDY - International Corporate Finance
Phụ lục 3: DOANH THU CỦA PRADA SẮP XẾP THEO PHÂN ĐOẠN ĐỊA LÝ (triệu euro)

Italia
Phần còn lại của châu Âu
Bắc Mỹ
Châu Á Thái Bình Dương
Nhật Bản
Các quốc gia khác

Năm 2009
Doanh
Phần thu trăm
385.2 24.0%
436.3 27.2%
290 18.1%
282.7 17.6%
186.8 11.6%
23.1
1.5%

Năm 2010
Doanh
Phần thu trăm
330 21.6%
373 24.4%
227.8 14.9%
396.1 25.9%
189.4 12.4%
14.2
0.8%

Năm 2011
Doanh
Phần thu trăm
393.3
19.5%
450.5
22.3%
294.9
14.6%
645.7
32.0%
220.9
11.0%
11.8
0.6%

Tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR)
1.0%
1.6%
0.8%
51.1%
8.7%
-28.5%

Phụ lục 4: DOANH THU CỦA PRADA SẮP XẾP THEO KÊNH PHÂN PHỐI

Bán lẻ
Bán buôn

Năm 2009
Doanh thu Phần trăm
871.3
0.543
732.9
0.457

Năm 2010
Doanh thu
Phần trăm
991.5
0.648
539.1
0.352

Năm 2011
Doanh thu Phần trăm
1427.4
0.708
589.7
0.292

Nguồn:

được thẩm định vào 16/08/2012.

Phụ lục 5: CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA PRADA SPA
Báo cáo hợp nhất về vị thế tài chính
Tài sản
Tài sản lưu động
Tiền mặt và tương đương tiền mặt
Các khoản phải thu thương mại, ròng
Hàng tồn kho
Các khoản do công ty mẹ, cộng sự và các bên liên quan
Các tài sản lưu động khác
Tổng tài sản lưu động

2009

Áp dụng ngày 31.01 cho các năm
2010
2011
(triệu €)

86.9
250.5
252.6
22.3

98.6
224.2
232.9
56.4

96.6
274.2
285.3
36.3

133.9
746.2

74.9
687.0

77.6
770.0

Tài sản không lưu động
Bất động sản, nhà máy và trang thiết bị
Tài sản vô hình
Tài sản về thuế trả sau
Các công cụ tài chính phái sinh
Các tài sản không lưu động khác
Tổng tài sản không lưu động

379.2
901.1
106.2
33.3
1,429.8

418.0
893.3
111.4
37.9
1,460.5

536.7
869.1
141.4
2.1
46.6
1,596.0

Tổng tài sản

2,176.1

2,147.5

2,366.0

14

CASE STUDY - International Corporate Finance
Phụ lục 5 (Tiếp)
Áp dụng ngày 31.01 cho các năm
2010
2011
(triệu €)

Các khoản nợ và vốn cổ phần của cổ đông

2009

Nợ ngắn hạn
Các khoản thấu chi và các khoản vay ngắn hạn
Các khoản phải trả thương mại
Các khoản nợ thuế hiện thời
Các khoản nợ tài chính phái sinh
Ràng buộc do cho thuê vốn
Các khoản nợ ngắn hạn khác
Tổng nợ ngắn hạn

366.5
230.5
33.9
21.3
3.4
97.1
752.8

459.3
196.4
62.2
9.3
5.5
96.8
829.6

194.2
233.9
107.6
5.3
5.0
113.2
659.2

264.0
7.7
36.1
14.1

111.4
7.7
36.8
13.1

303.4
2.5
34.8
52.7

64.5
22.4
2.1
411.0

59.4
32.6
0.2
261.3

52.7
50.2
0.3
496.7

Tổng nợ

1,163.8

1,090.8

1,155.9

Vốn cổ phần và các khoản dự trữ
Vốn cổ phần
Các khoản dự trữ
Vốn cổ phần của các chủ sở hữu công ty
Lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát

250.0
753.1
1,003.1
9.2

250.0
797.9
1,047.9
8.8

250.0
954.4
1,204.4
5.8

Nợ dài hạn
Nợ dài hạn
Ràng buộc do cho thuê vốn
Phúc lợi dành cho nhân viên khi nghỉ việc
Dự phòng cho những tình huống bất ngờ và các cam kết
Nợ thuế thu nhập hoãn lại
Các khoản nợ dài hạn khác
Các công cụ tài chính phái sinh
Tổng nợ dài hạn

15

CASE STUDY - International Corporate Finance
Phụ lục 5 (Tiếp)
Báo cáo thu nhập hợp nhất
Các hoạt động hiện thời
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Thu nhập từ lãi vay
Các khoản lỗ lãi khác
Các chi phí sản phẩm và phát triển
Các chi phí quảng cáo và xúc tiến
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí tài chính

2009
1,643.6
-690.5
953.1

Áp dụng ngày 31.01 cho các năm
2010
2011
(triệu €)
1,561.2
2,046.7
-586.6
-658.8
974.7
1,387.9

10.1
-1.1
-88.2
-99.5
-428.1
-146.3
-46.2

2.5
-8.3
-96.8
-75.8
-484.6
-130.4
-26.0

1.3
-8.9
-97.2
-85.1
-642.5
-144.7
-22.6

Lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế thu nhập
Lợi nhuận trong năm từ các hoạt động hiện thời

153.8
-52.6
101.2

155.2
-52.5
102.6

388.2
-134.7
253.6

Các hoạt động gián đoạn
Lỗ trong năm do các hoạt động gián đoạn
Lợi nhuận trong năm

-0.6
100.6

-2.3
100.3

253.6

0.0395

0.0401

0.1003

0.0398

0.0410

0.1003

Thu nhập trên cổ phiếu (Euro/cổ phiếu)
Từ các hoạt động hiện thời và các hoạt động gián đoạn - Cơ bản
Từ các hoạt động hiện thời – Cơ bản

16

CASE STUDY - International Corporate Finance
Phụ lục 5 (Tiếp)
Báo cáo các dòng tiền hợp nhất
2009

Áp dụng ngày 31.01 cho các năm
2010
2011
(triệu €)
155.2
388.2
-2.3
152.8
388.2

Lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động hiện thời
Thua lỗ trước thuế từ các hoạt động gián đoạn
Tổng lợi nhuận trước thuế

153.8
-0.6
153.2

Điều chỉnh do:
Khấu hao từ các hoạt động gián đoạn
Khấu hao từ các hoạt động hiện thời
Sự suy yếu hoặc xóa sổ của các tài sản không lưu động
Thu nhập và chi phí tài chính
Phần lãi (lỗ) từ mỗi thực thể thuộc kiểm soát chung
Các thay đổi phi tiền tệ khác
Các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trước những biến động về vốn luân chuyển

0.2
79.9
11.8
28.9
-1.1
-0.5
272.4

0.5
93.8
9.4
29.6
0.4
4.8
291.3

111.5
6.1
19.3
4.2
26.8
556.1

Các tài sản không lưu động và khoản nợ khác
Các khoản phải thu thương mại
Hàng tồn kho
Các khoản phải trả mang tính thương mại
Các tài sản lưu động và các khoản nợ khác

-4.2
8.6
41.8
-8.9
-10.3
299.4

3.8
24.4
15.0
-33.5
39.4
340.5

-10.0
-46.1
-46.4
36.9
-10.0
480.7

Lãi suất phải trả, thuần
Các khoản thuế thu nhập phải trả, thuần
Các dòng tiền từ hoạt động

-35.4
-98.1
165.9

-21.2
-39.4
279.9

-22.8
-90.2
367.7

-144.3
-7.8
-152.1

-132.8
-9.3
-142.1

-187.6
-4.0
-191.6

Các hoạt động đầu tư
Mua các tài sản
Mua lại các thương vụ đầu tư
Dòng tiền được sử dụng trong các hoạt động đầu tư

17

CASE STUDY - International Corporate Finance
Phụ lục 5 (Tiếp)
2009
Các hoạt động huy động vốn
Cổ tức trả cho cổ đông
Cổ tức trả cho các cổ đông không nắm quyền kiểm soát Thanh toán các khoản vay cho các cổ đông khác
Thanh toán phần ngắn hạn trong các khoản vay dài hạn – các bên thứ ba
Hoa lợi từ các khoản vay dài hạn – các bên thứ ba
Thay đổi trong các khoản vay ngắn hạn – các bên thứ ba
Thay đổi trong các khoản vay ngắn hạn – công ty mẹ và các bên hữu quan
Dòng tiền sử dụng trong các hoạt động huy động vốn Áp dụng ngày 31.01 cho các năm
2010
2011
(triệu €)

-1.3

-47.8
-0.3

-58.9
-0.5

-117.5

-114.6

-0.1
-179.7

37.3
94.7

23.0
38.5

307.3
-201.8

-29.6

-24.0

-35.6

-16.4

-125.1

-169.3

Thay đổi tiền mặt và tương đương tiền mặt, đã trừ khoản thấu chi

-2.6

12.7

6.8

Số tiền mặt và tương đương tiền mặt ban đầu, đã trừ khoản thấu chi
Chênh lệch tỷ giá
Số tiền mặt và tương đương tiền mặt cuối kỳ, đã trừ khoản thấu chi

55.1

59.9

69.2

7.3
59.9

-3.3
69.2

3.5
79.5

Tiền mặt và tương đương tiền mặt
Khoản thấu chi
Số tiền mặt và tương đương tiền mặt cuối kỳ, đã trừ khoản thấu chi

86.9
-27.0
59.9

98.6
-29.4
69.2

96.6
-17.1
79.5

Nguồn:

18

CASE STUDY - International Corporate Finance
Phụ lục 6: Cơ cấu sở hữu của Prada

Nguồn:

Phụ lục 7: Các mức lãi suất tại Hoa Kỳ từ 2006 đến 2011

3 tháng

10 năm

thẩm định

Nguồn:

vào ngày 16.08.2012

19

CASE STUDY - International Corporate Finance
Phụ lục 8: Các chỉ số vốn cổ phần toàn cầu từ 2001 đến 2011 (Các mức lấy chuẩn 100 vào năm 2001)

Nguồn: Yahoo Finance, http://ca.finance.yahoo.com/, được thẩm định vào 16.08.2012

Phụ lục 9: Chỉ số biến động của chỉ số S&P500 từ 2006 - 2011

1/3/2011

Nguồn: Yahoo Finance, http://ca.finance.yahoo.com/q?s=%5EVIX, được thẩm định vào 16.08.2012

20

CASE STUDY - International Corporate Finance
Phụ lục 10: CÁC HÃNG THỜI TRANG XA XỈ CÓ THỂ ĐƯA RA SO SÁNH
Hermes
(Euro)

Ralph Lauren
(USD)

Phillips – Van
Heusen (USD)

LVMH (Euro)

Hugo Boss
(Euro)

Christian
Dior (Euro)

Li & Fung
(HKD)

Giá
Cao
Thấp
Suất thu lợi cổ tức
Hệ số Beta
Giá trị vốn hóa thị trường
Tỷ suất giá/lợi nhuận
Tỷ suất giá/giá ghi sổ
Tỷ suất giá/doanh thu
Tỷ suất giá/dòng tiền
Tỷ suất giá/dòng tiền tự do
Giá trị doanh nghiệp/lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao

150.8
207.75
95.1
1.36
0.63 (Pháp)
15,919M
54.84
8.86
8.28
34.64
56.78
17.08

126
128.04
71.12
0.63
1.18 (Hoa Kỳ)
12,120M
20.45
3.55
2.18
32.5
14.12
10.22

61.9
72.42
38.9
0.24
1.53 (Hoa Kỳ)
4,149M
17.34
1.86
0.98
117.66
486.75
14.11

118.4
129.05
75.92
1.77
0.96 (Pháp)
58,024M
18.62
3.38
2.78
13.94
18.53
12.6

48.875
50.91
17.6
1.96
1.19 (Đức)
3,685M
21.16
11.28
2.07
67.46
96.1
9.55

107.4
114.9
68.93
1.96
0.92 (Pháp)
19,517M
15.48
3.12
0.92
6.47
8.81
6.98

46
51.95
32.75
1.89
0.72 (HK)
185,299
50.55
9.78
1.63
26.08
27.76
27.88

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lợi nhuận hoạt động
Lợi nhuận trên tài sản
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

548.1M

901.6M

293.7M

5,109M

227.6M

3,969M

4,357M

462.9M
0.2418
0.2318
0.171

720.4M
0.1447
0.1065
0.1639

243.8M
0.1016
0.0713
0.1494

4321M
0.2126
0.0875
0.1957

158.5M
0.1014
0.0934
0.5176

3356M
0.1891
0.0194
0.1144

0.0365
0.0849
0.2162

Hệ số thanh toán hiện thời
Tỷ suất nợ trên tài sản
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu

2.43
0.0266
0.0362

3.17
0.0549
0.0806

2.24
0.3663
1.1335

1.59
0.1417
0.3062

2.05
0.4904
2.5821

1.7
0.2032
1.1697

1.24
0.0937
0.2207

Giới phân tích
Mua
Giữ lại
Bán

0
4
17

6
9
0

10
5
0

25
10
1

1
3
1

11
6
0

16
4
2

Nguồn: Bloomberg

21

Similar Documents

Free Essay

International Corporate Finance

...Reebok International Ltd.'s stock at $59.00 per share, for a total of $3.8 billion. Upon announcement, Reebok stock rose 30% while Adidas climbed 7%. As stated by Herbert Hainer, CEO of Adidas, "This is a once-in-a-lifetime opportunity to combine two of the most respected and well-known companies in the worldwide sporting goods industry. Together, we will expand our geographic reach, particularly in North America, and create a footwear, apparel and hardware offering that addresses a broader spectrum of consumers and demographics" (Adidas.com). The three leading sportswear companies in the world are Nike, Adidas and Reebok. In August 2005, Nike was the leader in global market share with 32.9% compared to the recently constituted Adidas-Reebok organisation that had 26.3% market share. In the largest market in the world, the United States (US), Nike had 36.3% market share in August 2005. Following the acquisition of Reebok in August 2005, the market share of Adidas-Reebok in the US jumped to 21.1% from 8.9%. A primary goal of the acquisition has been to challenge industry leader Nike for a higher share of the United States sporting goods market as well as the global sporting goods market. The acquisition has prompted much discussion as to what the future holds for the sporting goods industry and its major players. Today, the sportswear trade is a vast and dynamic operation involving huge economies of scale. The low-cost countries are gaining foothold in international markets...

Words: 3851 - Pages: 16

Premium Essay

Finance

...as preparing forms and financial statements. It is a good job for people who want to work independently and are very organized (this is only a very brief description, if you are interested in accounting, consult your accounting instructor for more information). Finance: The financial manager or consultant places primary emphasis on decision making. It uses the financial statements prepared by accountants to make decisions about the firm’s financial condition and to advise others about possible losses and profits. In some cases, finance is more a type of leadership position. A financial manager has to deal not only with finance, but also with economics, accounting, statistics, math, and management. For example, people working with stocks and bonds have to understand and analyze how the underlying companies are performing. How a given company is going to perform during recession? Should they sell or buy stocks or bonds. How a decrease in the interest rate in England may affect the projects a company has in that country. Finance also deals a lot with risk. Derivative securities (options, futures, swaps, etc) are used to hedge against possible increase in risk. Risk managers are in great demand everywhere. Most finance majors find jobs in banks and other financial institutions, government, real estate, consultant companies, insurance, investment companies, stock market exchanges, fundraising, and any firm that needs someone to make financial decisions....

Words: 632 - Pages: 3

Premium Essay

Project Finance

...Project Finance By Godfred Kwame Abledu Abstract Project financing is largely an exercise in the equitable allocation of a project’s risks between the various stakeholders of the project. Indeed, the genesis of the financing technique can be traced back to this principle. Roman and Greek merchants used project financing techniques in order to share the risks inherent to maritime trading. A loan would be advanced to a shipping merchant on the agreement that such loan would be repaid only through the sale of cargo brought back by the voyage (i.e. the financing would be repaid by the ‘internally generated cash flows of the project’, to use modern project financing terminology). The purpose of this paper therefore is to provide an overview of Project Finance. The paper touched on the Motivation for the increased reliance on project financing to fund investments, advantages that project finance has over traditional corporate finance, the major short-comings of project finance and a typical project finance transaction. Table of Contents Assignment 1 1 Abstract 2 A. Introduction 4 B. Why is project financing being increasingly relied on to fund investments? 4 C. What advantages does it have over traditional corporate finance? 6 D. What are the major short-comings of project finance? 7 E. Typical Project finance Transaction 8 References 10 A. Introduction Unlike the traditional loan arrangements, project finance is a financial structure which facilitate the arrangements...

Words: 2029 - Pages: 9

Premium Essay

Pdf, Doc

...FUNDAMENTALS OF FINANCE AND INTERNATIONAL FINANCIAL MANAGEMENT COURSE CONTENTS 1. Fundamentals of Finance 1.1. What is Corporate Finance? 1.2. The Financial Manager 1.3. Financial Management Decisions 1.4. The Goal of Financial Management 2. Basic Tools of Financial Analysis: Accounting Statements and Ratio Analysis 2.1. The Balance Sheet 2.2. The Income Statement 2.3. Cash Flow 2.4. Ratio Analysis 2.5. The Du Pont Identity 2.6. Using Financial Statement Information 2 COURSE CONTENTS 3. Financial Equilibrium 3.1. Current Asset Management 3.2. Short Term Financing 3.3. Working Capital Management 4. Financial Forecasting 4.1. Pro Forma Statements and Financial Planning 4.2. Cash Flow Forecasts 4.3. Cash Budgets 4.4. Cost of Capital 4.5. Capital Structure 4.6. Financial Planning 3 COURSE CONTENTS 5. Identification of Financial markets 5.1. Money Market 5.2. Capital Market 5.3. Foreign Exchange Market 5.4. Derivatives Market 6. Management of stocks, bonds, derivatives and other assets 6.1. Potfolio Theory and Asset Pricing 6.2. Common Stock Analysis and Equity Pricing Models 6.3. Fixed Income Analysis and Bond Pricing 6.4. Futures, Options and Other Derivatives 4 COURSE CONTENTS 7. Foreign exchange markets, currency derivative markets and Euromarkets 7.1. Function and structure of foreign exchange markets 7.2. Forecasting foreign exchange rates 7.3. Currency Futures and Options Markets 7.4. Eurodollar Interest Rate Futures Contracts 7.5. International Money Markets...

Words: 549 - Pages: 3

Premium Essay

Walmart Design Such as Geographic, Functional, Customer-Based, Product, Service, Hybrid, Matrix, Marketing Channels, and Departmentalization

...committed to pushing the limits of technology to accelerate our vision of helping people save money and live better – all across the globe.  As a steward of our brand promise, "Save Money. Live Better,” our Marketing team works alongside some of the most talented people in the world to communicate with the millions of customers who shop our stores, clubs and walmart.com every week. Accounting & Finance In Walmart’s Finance and Accounting departments, your insights go further, impacting business and communities in 27 countries, under 69 different banners and in every corner of the business, from Enterprise Risk Management to Sustainability. For instance, our Global Shared Services group aggregates and streamlines much of the financial and payroll services for Sam’s Club and Walmart in North America, while Global Internal Audit helps ensure that each store operates in the most cost-efficient way. And our Global Integrated Processes team reduces redundancies, maximizes efficiencies and simplifies our back-office processes. These are just a few of the many groups within Accounting & Finance, each responsible for vital services that impact our entire company. Our projects range from...

Words: 529 - Pages: 3

Premium Essay

Resume

...newer tools, instruments and methodologies in the field of financial management. It is this challenging environment to which I intend to contribute by evolving meaningful and optimal solutions to various problems of finance. Thus, my goal is a career in In Finance and wherein I could advance analytical approaches to financial management. To achieve my career goals, I need to learn much more about current developments and techniques in finance, financial markets and financial applications and acquire hands-on experience of financial analysis. A Master's Degree in finance with will provide me with practical understanding of financial markets, knowledge of derivative assets and the operation of the markets in these assets in aiding managerial decision-making and research skills to enable me to develop an expertise in the core areas of financial strategies and global corporate financial operations. I would like to probe specific problem areas such as the application of quantitative analysis to understanding various issues in global finance and improving decision-making and effect of increase in global communications on international finance decisions. My research interests are Foreign exchange markets, hedging foreign exchange risk, international capital budgeting, corporate financial strategy including mergers and acquisitions. good quantitative skills, familiarity with computer applications and experience gained while working on various school projects have helped me to develop sharp...

Words: 373 - Pages: 2

Free Essay

Imba

...A B. Finance Specialization Requirements (12 semester hours): Term Two (spring) | | | IMB 531 Portfolio Analysis and Management I: Equity | (2) | | IMB 532 Portfolio Analysis and Management II: Fixed Income | (2) | | IMB 533 Portfolio Analysis and Management III: Derivatives and Financial Risk Management | (2) | | IMB 536 Global Macroeconomic Trends and Financial Institutions or CSB Elective | (1) | | IMB 534 International Real Estate Investment | (1) |   | IMB 539 Financial Management | (2) | | IMB --- CSB Elective | (2) | | Or | | | | | | IMB 595 Special Topics in International Business (to be completed at an IBSA partner school) | | C. Thesis or Extensive Written Case Analysis (12 semester hours): Term 3 (summer) |   |   | IMB 599 Thesis | (6) | | IMB 594 Capstone Project / Practicum | (6) | IMBA Course Descriptions (UNCW) The course descriptions shown below are only for courses offered by UNCW and the Cameron School of Business. See each alliance school for their course offerings. IMB 531. Cases in International Finance (1-2) This course will focus on international financial management cases. Cases will build on topics of international monetary systems, international investment decisions, portfolio diversifications, multinational capital structure, and foreign exchange risk and management. IMB 532. Portfolio Analysis and Management I (2) This course is designed to focus on tool and techniques of modern portfolio theory...

Words: 797 - Pages: 4

Premium Essay

Week 1 Homework Assignment

...1: 1. Describe the field of finance. How is it different from the field of accounting? Finance is a multifaceted field that relates to many aspects of life and business and it is beneficial to understand its impact. Knowing how finance works in different areas is crucial in budgeting investing and making your assets go far. In the text, Finance consists of three areas; corporate finance, investments and financial institutions. Corporate finance ( synonymous with business finance). Investments, which consist of financial assets like stocks, bonds; in this field you deal a lot with stock brokers as well as security or financial analysts. Financial institutions which are most commonly banks, insurance agencies, etc. and deal with financial transactions. There is a fourth element which the former three categories fall under which is international finance; however, is overseas and expands the definition of finance. Accounting vs Finance. Accountants should possess at least a general knowledge and more depending on their occupation because Finance and Accounting should go hand in hand, meaning one cannot exist without the other. In areas of corporate finance it is required to have accounting experience or education because many accounting principles use finance in its business decisions and duties. Additionally, as finance grows and changes it affects accounting practices, i.e. financial statements. Furthermore, cost accounting and finance are even more intertwined in that...

Words: 1439 - Pages: 6

Premium Essay

Doctor

...ACTIVITIES June 2015 BLUESTAR CAPITAL BRIDGING THE GAP BETWEEN AFRICA AND THE GLOBAL MARKETS BY USING INNOVATIVE APPROACH TO CORPORATE AND INVESTMENT BANKING IN AFRICA. WHO WE ARE Bluestar Capital was established in 2007 to provide specialist and innovative debt finance solutions to broad range organisations, across Sub-Sahara Africa. Bluestar Capital is part of Bluestar Group of companies, a leading international Trade group with over five decades of experience in Africa. The company advices and arrange capital for broad range of clients including, Public Sector, State companies, Local enterprises and financial institutions based in Africa. With our experience, local knowledge and a team of highly talented professionals with decades of expertise in Sub-Sahara Africa, first class knowledge of the Global Debt markets, we can structure transactions to suit client’s specific...

Words: 693 - Pages: 3

Premium Essay

Ownership Structure and Firm Performance

...Changing ownership and its impact on Firm performance: A detailed pre and post crisis study on Indian firms Several studies are available establishing relationship between firm performance and ownership structure and the results are mixed. Several authors have found significant relationship while others have not found any significant relationships. In Indian context also, there are several studies which propagates to have both kind of results. The way literature is linking the owner ship with performance has always been via addressing the agency (outsiders and insiders) problem, board structure, size, leverage etc. but, literature is sparse to identify these variables as moderating the relationship between ownership and firm performance. The purpose of this study is to establish and study the relationship between ownership and performance in Indian context. Considering following points, I recommend a framework to study the changing ownership and firm performance under the premise that agency costs and information asymmetry acts as moderating variable, which increases/decreases performance when ownership changes. * In India, it is confirmed by several authors that concentrated and complex ownership structure is found which creates problem of heterogeneity and opacity. * India has agency type 2 problems; few studies are available addressing type 2 problem and variables to measure this. * Opacity and complexity creates Information asymmetry and tunneling respectively...

Words: 1842 - Pages: 8

Free Essay

Fssadfsgsg

...[pic] Australian School of Business School of Banking and Finance FINS 5516 International Corporate Finance Course Outline Session 1, 2010 1. Course Staff 3 1.1 Communication with Staff 3 2. Information about the course 3 2.1 Teaching Times and Locations 3 2.2 Units of Credit 3 2.3 Parallel Teaching in the Course 3 2.4 Relationship of This Course to Other Course Offerings 3 3. Course Aims and Learning Outcomes 3 3.1 Course Aims 3 3.2 Student Learning Outcomes 4 3.3 Approach to Learning and Teaching 5 3.4 Teaching Strategies 5 4. Continual Course evaluation and Improvement 5 5. Learning Assessment 5 5.1 Formal Requirements 5 5.2 Assessment Details 5 5.3 Assignment Format 6 5.4 Assignment Submission Procedure 6 5.5 Late Submission 6 5.6 Special Consideration and Supplementary Examinations 6 6. Academic Honesty and Plagiarism 7 7. Student responsibilities and conduct 7 7.1 Workload 8 7.2 Attendance 8 7.3 General Conduct and Behaviour 8 7.4 Keeping Informed 8 8. Student Resources 9 8.1 Course Resources 9 8.2 Other Resources, Support and Information 9 9. Course Schedule 12 1. Course Staff A/PROF. DONGHUI LI Office: ASB 342 Email: donghui@unsw.edu.au Tel: 9385 5873 1.1 Communication with Staff Consultation Hours: Friday 9:00 –11:00 Outside these times, meetings are by prior appointment only. E-mail the staff in question and arrange a mutually convenient time. Teaching staff will only respond to...

Words: 2909 - Pages: 12

Premium Essay

Groww

...Proceedings of the 2nd International Conference on Corporate Governance Garrow A New Hypothesis on the Determinants of Acquisitions Nigel Garrow Introduction Merger and acquisition (M&A) activity is a significant factor in business in most advanced economies. According to Thomson Reuters, the value of M&A deals completed globally during the 12 months to November 2009 was US$1.8 trillion. However, the acquirers’ shareholders often lose value. Much of the literature on M&A is centred on the UK and US markets, with only a modest level of research within Australia This paper suggests a new proposition to explain why M&A activity may be value destroying for the acquirers: Success or failure for the acquiring firm’s shareholders in M&A is a function of the combined tenure, personal motivation, and recent performance of the Chairman and Chief Executive Officer (CEO) of the acquiring firm. This examination of the combined effectiveness of the Chairman and CEO is not something that appears to have been undertaken before. The paper will present the constituent hypotheses of the main proposition, followed by a literature review, a presentation of findings from a pilot study, conclusions and next steps. Four constituent hypotheses, each of which refers to the performance of the Chairman and CEO, arise out of the pilot study: Hypothesis 1. The length of time that the Chairman and CEO of the acquiring firm have been together in their respective positions at the time of the acquisition...

Words: 5864 - Pages: 24

Premium Essay

Working Capital

...British Journal of Economics, Finance and Management Sciences September 2012, Vol. 5 (2) The Effect of Working Capital Management on the Profitability of Turkish SMEs Ece C. KARADAGLI Cankaya University, Department of Banking and Finance Eskisehir Yolu 29. km, Ankara, 06810, Turkey Phone: (90) 312 233 12 04; Fax: (90) 312 233 10 27 E-mail: ece@cankaya.edu.tr 36 Abstract This paper focuses on the effects of working capital management as measured by cash conversion cycle and net trade cycle on the firm performance for a sample of Turkish listed companies and searches for potential differences between the profitability effects of working capital management for the SMEs and for the bigger companies with an accompanying aim to examine whether net trade cycle can efficiently substitute for cash conversion cycle as a measure of working capital management. The research is conducted for the period of 2002-2010 by using pooled panel analysis with annual data. The findings suggest that an increase in both the cash conversion cycle and the net trade cycle improves firm performance in terms of both the operating income and the stock market return for SMEs where as for bigger companies a decrease in cash conversion cycle and net trade cycle is associated with enhanced profitability. Besides, the findings also imply that managers can use net trade cycle instead of cash conversion cycle confidentially. Keywords: cash conversion cycle, net trade cycle, firm performance, SMEs, emerging economies...

Words: 4208 - Pages: 17

Premium Essay

Vu Doc

...M Finance Vrije Universiteit Amsterdam - Fac. der Economische Wet. en Bedrijfsk. - M Finance - 2012-2013 Vrije Universiteit Amsterdam - Fac. der Economische Wet. en Bedrijfsk. - M Finance - 2012-2013 I Inhoudsopgave Vak: Institutional Investments and ALM Vak: Valuation and Corporate Governance Vak: Thesis Vak: Asset Pricing Vak: Derivatives and Asset Management Vak: Empirical Finance Vak: Research Project Finance Vak: Financial Markets and Institutions Vak: Private Equity and Behavioral Corporate Finance for Finance Vak: Financial Risk Management (Quantitative Finance) Vak: Real Estate Management Vak: Adv Corporate Finance 4.1 Vak: Valuation and Corporate Governance for Finance Vak: Institutional Investments and ALM for Finance 1 2 3 3 4 6 7 9 10 11 12 13 14 14 Vrije Universiteit Amsterdam - Fac. der Economische Wet. en Bedrijfsk. - M Finance - 2012-2013 II Institutional Investments and ALM Course code Credits Language of tuition Faculty Coordinator Teaching staff Teaching method(s) E_FIN_IIALM () 6.0 English Fac. der Economische Wet. en Bedrijfsk. prof. dr. C.G.E. Boender prof. dr. C.G.E. Boender, prof. dr. T.B.M. Steenkamp Lecture Course objective Achieve advanced knowledge of the investment process of institutional investors, like pension funds and insurers. The main objective is to fully understand the most important theoretical concepts in the institutional investment process and the way these concepts are used in practice. After following the...

Words: 5495 - Pages: 22

Premium Essay

Finance

...Summer 2012 Undergraduate Program Office C140 PBB (319) 335-1037 http://tippie.uiowa.edu/undergraduate/ Finance 2011-12 This form is a planning tool only. To confirm specific graduation requirements, consult your degree audit on ISIS. I. General Education* (22-32 sh) Rhetoric Interpretation of Literature (req: completion of rhetoric) World Languages** Historical Perspectives International and Global Issues Values, Society, and Diversity Natural Sciences (lab not required) Social Sciences (excluding 6E:1, 6E:2) sh grade 4 3 0-10 3 3 3 3 3 Subtotal (I) ________ IV. Finance Major Requirements (20 sh) Required Major Courses* 6F:110 Financial Information Tech (coreq: 6F:100) (grade: S/F) 6F:111 Investment Management (prereq: 6F:100, coreq: 6F:110) 6F:117 Corporate Finance (prereq: 6F:100, coreq: 6F:110) 6A:120 Financial Acct and Reporting** (prereq: 6A:2) Choose three additional electives from the following: 6F:102 Principles of Risk Mgt & Insurance (coereq: 6F:100) 6F:103 Property and Liability Insurance (prereq: 6F:102); or 6F:104 Corp Fin Risk Mgt (prereq: 6F:102, coreq 6F:110); or 6F:105 Life and Health Insurance (prereq: 6F:102); or 6F:106 Employee Benefit Plans (prereq: 6F:102) 6F:108 Topics in Finance I (SP 09 or later, prereq: 6F:100) 6F:109 Topics in Finance II (prereq: 6F:100) 6F:112 Applied Equity Valuation (prereq: 6F:100) (req: 2.80 UI GPA). See Finance Department for special permission. sh grade 2 3 3 3 3 3 *If you entered UI prior to Summer 2011, check...

Words: 1234 - Pages: 5