Free Essay

Management

In:

Submitted By keomutnhung
Words 6398
Pages 26
LỜI NÓI ĐẦU
Với nền kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống năng động, hiện đại khiến con người luôn thấy thiếu thời gian thì “ăn nhanh” trở thành một nhu cầu cần thiết. Và thị trường thức ăn nhanh trong những năm gần đây (từ khoảng năm 2009 tới nay) tại Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, thị trường béo bở này hiện nay đang là “sân chơi” của các thương hiệu nước ngoài như KFC, Lotteria, Jollibee… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp Việt Nam như Kinh Đô, Hữu Nghị,… cũng đang cố gắng từng bước tung ra những sản phẩm thức ăn nhanh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Sản phẩm nội được ưa chuộng trên thị trường hiện nay có thể kể đến là bánh mì Staff và Lucky do công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị sản xuất.
Khi dòng sản phẩm bánh mì ruốc Staff và bánh mì ruốc heo Lucky vừa ra đời đã ngay lập tức chiếm lĩnh được thị trường. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau hai dòng sản phẩm này gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ trong cùng ngành hàng như bánh mì Aloha, Scotti (sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô) và kể cả các đối thủ ngoài ngành hàng như các thương hiệu nước ngoài KFC, Lotteria, Jollibee… Trước sức ép cạnh tranh như vậy, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cần xác định được thị trường mục tiêu của dòng sản phẩm này để tiếp tục phát triển thương hiệu của sản phẩm nói riêng và của công ty nói chung. Đó cũng chính là lí do em chọn đề tài “XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DÒNG SẢN PHẨM BÁNH MỲ STAFF VÀ LUCKY” cho bài tiểu luận môn học Marketing căn bản.

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 1. Phân khúc thị trường a. Khái niệm phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là chia thị trường không đồng nhất thành các khúc thị trường đồng nhất để làm nổi rõ lên sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi.
Sở dĩ doanh nghiệp phải phân khúc thị trường là để nhận rõ nhu cầu của khách hàng trong từng khúc, từ đó giúp doanh nghiệp triển khai một hỗn hợp Marketing (Marketing mix) thích ứng nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó. Thông qua những chương trình Marketing tương ứng với từng khúc thị trường riêng biệt nhà quản trị có thể thực hiện các công việc Marketing tốt hơn, sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Chẳng hạn một doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực giới hạn có thể cạnh tranh hiệu quả bằng việc định vị mạnh mẽ trong một vài khúc thị trường phù hợp với năng lực của mình. Một doanh nghiệp có quy mô trung bình hay quy mô lớn cũng xem phân khúc thị trường là một công việc cần thiết để củng cố và mở rộng thị trường. b. Yêu cầu của phân khúc thị trường
Khi phân khúc thị trường phải đat các yêu cầu sau: * Tính đo lường được: Quy mô và mãi lực (sức mua) của các phân khúc phải đo lường được. * Tính tiếp cận được: Các khúc thị trường phải vươn tới và phục vụ được bằng hệ thống phân phối và các hoạt động truyền thông. * Tính hấp dẫn: Các phân khúc thị trường phải có quy mô đủ lớn và sinh lời được. * Tính khả thi: Công ty phải có đủ khả năng về nhân lực, tài chính, kĩ thuật, Marketing để đáp ứng được đòi hỏi của các khúc thị trường đã phân. c. Các tiêu thức phân khúc thị trường
Có rất nhiều tiêu thức dùng để phân khúc thị trường. Người làm Marketing phải nghiên cứu, thử nghiệm để đưa ra tiêu thức phân khúc thích hợp. Họ có thể sử dụng một tiêu thức hoặc có thể phối hợp nhiều tiêu thức để phân khúc thị trường. Các tiêu thức thường được sử dụng để phân khúc thị trường là địa lý, dân số, tâm lý và hành vi. * Phân khúc theo khu vực địa lý:
Phương pháp này đòi hỏi chia thị trường thành các khu vực địa lý khác nhau như các quốc gia, các vùng, các tỉnh, thành phố, quận, huyện. Công ty sẽ quyết định kinh doanh một hoặc nhiều khu vực. Mỗi khu vực thị trường có sự khác biệt về khí hậu, kinh tế, văn hóa… do đó nhu cầu của họ cũng khác nhau. Các công ty kinh doanh phải nhận thấy giữa các quốc gia khác nhau, các vùng khác nhau sẽ có những sự khác nhau về hình thái nhu cầu. * Phân khúc theo dân số:
Phân khúc theo dân số được chia ra làm nhiều loại:
+ Phân khúc theo độ tuổi: Các độ tuổi khác nhau có tâm sinh lý khác nhau. Do đó nhu cầu về quần áo, thực phẩm, âm nhạc, xe gắn máy, du lịch… cũng khác nhau.
+ Phân khúc theo giới tính: Yếu tố giới tính được sử dụng nhiều trong phân khúc thị trường. Sự khác biệt về giới tính làm cho nhu cầu khách hàng khác nhau trong các mặt hàng như quần áo, đồng hồ, mắt kính, nước hoa, xe hơi, xe gắn máy, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp…
+ Quy mô gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc mua sắm như mua nhà, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt…
Các công ty có thể sử dụng nhiều tiêu thức để phân khúc khách hàng trong tình huống phân khúc theo dân số nhằm làm cho các nhóm khách hàng đồng nhất hơn. * Phân khúc theo tâm lý:
Trong cách phân khúc này, khách hàng được chia làm các nhóm dựa trên tầng lớp xã hội, lối sống hoặc cá tính.
+ Các tầng lớp xã hội: Trong một xã hội thường có nhiều tầng lớp và mỗi tầng lớp đều có sự khác biệt về tâm lý tiêu dùng.
+ Lối sống: Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các loại hàng đã chịu ảnh hưởng của lối sống, thể hiện qua việc lựa chọn món hàng.
+ Cá tính: Cá tính cũng là một tiêu thức rất được chú ý trong phân khúc thị trường đối với các sản phẩm như xe hơi, xe gắn máy, thời trang, rượu, bia… * Phân khúc theo hành vi mua hàng:
+ Dịp mua: Khách hàng hay mua hàng vào dịp nào trong tháng, trong quý, trong năm để đáp ứng nhu cầu mang tính thời vụ.
+ Lợi ích khi mua hàng: Khi mua hàng khách hàng thường hay xem xét lợi ích mà món hàng sẽ đem lại cho họ như lợi ích về kinh tế, y tế, thẩm mỹ thể hiện qua việc mua được sản phẩm với giá rẻ, sản phẩm phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe, trang điểm…
+ Mức sử dụng: Căn cứ vào mức mua sử dụng để phân loại khách hàng: người không mua, mua ít, mua vừa, mua nhiều.
+ Mức trung thành với nhãn hiệu: có nhiều mức độ trung thành với nhãn hiệu như: không trung thành, ít trung thành, mức độ trung thành trung bình, rất trung thành, tuyệt đối trung thành. Tiêu thức | Phân khúc | * Địa điểm công ty * Loại hình kinh doanh * Mức mua bình quân * Thời điểm mua * Tính trung thành với nhãn hiệu * Lợi ích tìm kiếm khi mua | Tỉnh, thành phốNhà sản xuất, nhà phân phối, cơ quan nhà nước…Không mua, ít mua, mua vừa, mua nhiềuMua thường xuyên, ngày trong tháng, bất thườngKhông trung thành, ít, vừa, rất trung thànhChất lượng, tính kinh tế, dịch vụ, chiết khấu cao |

d. Các bước phân khúc thị trường
Việc phân khúc thị trường thường được tiến hành qua các bước sau: xác định thị trường kinh doanh, xác định tiêu thức để phân khúc thị trường, tiến hành phân khúc thị trường bằng các tiêu thức đã lựa chọn.
Bước 1: Xác định thị trường kinh doanh
Phải xác định được thị trường kinh doanh mà công ty hướng tới. Thị trường này sẽ bao gồm nhiều nhóm khách hàng không đồng nhất.
Bước 2: Xác định các tiêu thức để phân khúc thị trường vốn không đồng nhất thành các nhóm khách hàng đồng nhất.
Bước 3: Tiến hành phân khúc thị trường theo tiêu thức đã được lựa chọn. 2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hay mong muốn mà doanh nghiệp quyết định đáp ứng. Để lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải thực hiện 2 bước sau đây: a. Đánh giá các khúc thị trường
Sau khi phân khúc thị trường, các doanh nghiệp sẽ chọn ra các khúc thị trường phù hợp với tiềm lực của mình và có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp có thể căn cứ vào các tiêu chuẩn sau: * Quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường: Doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các dữ liệu như doanh thu hiện tại, cũng như dự đoán tỉ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng trong tương lai. Thường các doanh nghiệp hay quan tâm đến những khúc thị trường có doanh số lớn, tỉ lệ tăng trưởng thị trường nhanh, tuy nhiên, đó không phải là khúc thị trường hấp dẫn đối với tất cả các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ có nguồn lực hạn chế. Chẳng hạn các doanh nghiệp nhỏ thường chọn những khúc thị trường có quy mô nhỏ hơn để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên thị trường đó. * Mức độ hấp dẫn của khúc thị trường: Một khúc thị trường có quy mô và mức tăng trưởng mong muốn nhưng có thể lại thiếu tiềm năng sinh lời. Để đánh giá một khúc thị trường hấp dẫn về lợi nhuận, cần xem xét một số yếu tố sau:
+ Mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường: Khi chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến thị phần mà đối thủ cạnh tranh hiện có đang nắm giữ.
+ Mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh mới: Sự đe dọa này thể hiện ở việc gia nhập ngành dễ hay khó.
+ Mối đe dọa về những sản phẩm thay thế: Phải xem xét trên thị trường đã có sản phẩm nào có thể thay thế sản phẩm của doanh nghiệp được hay chưa.
+ Áp lực về phía khách hàng: Thể hiện ở việc khách hàng có thể tẩy chay không tiếp tục mua hàng nữa.
+ Áp lực về phía nhà cung cấp: Thể hiện bằng việc ngưng cung cấp nguyên vật liệu không có lý do xác đáng. * Mục tiêu và nguồn lực công ty: Việc chọn thị trường để kinh doanh có phù hợp với mục tiêu được xác định của công ty hay không? Công ty phải có khả năng thỏa mãn được những đòi hỏi của khách hàng về số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ khách hàng, giá cả phù hợp. Điều đó đòi hỏi nguồn lực của công ty phải vững mạnh về những mặt như nguồn vốn, công nghệ, tay nghề, bí quyết và khả năng phân phối. b. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Việc lựa chọn các khúc thị trường được thể hiện bằng ba cách sau: * Marketing không phân biệt
Công ty có thể quyết định không xét đến những khác biệt giữa các khu vực và theo đuổi cả thị trường bằng một mặt hàng. Họ định hình một sản phẩm và một chương trình marketing hướng tới đại đa số khách mua. Họ trông cậy vào kiểu phân phối hàng loạt, tràn lan. Tạo một hình ảnh hảo hạng trong ý nghĩ công chúng. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí. Hình thức này được xem như là phó bản Marketing từ kiểu tiêu chuẩn hóa và sản xuất hàng loạt. * Marketing phân biệt
Công ty quyết định hoạt động trong nhiều khúc thị trường và tung ra ở mỗi khúc những cống hiến khác nhau. Ưu điểm của loại này là thương đưa lại doanh số cao hơn Marketing không phân biệt nhưng cũng làm tăng thêm nhiều loại chi phí. * Marketing tập trung
Nhiều công ty đã nhận ra khả năng thứ ba đặc biệt hấp dẫn trong trường hợp tiềm lực của công ty tương đối hạn hẹp. Thay vì theo đuổi một phần nhỏ chiếm được trong một thị trường lớn, thì nên theo đuổi chiếm lấy một phần lớn của một hay vài thị trường nhỏ. c. Các căn cứ xác định cách lựa chọn thị trường
Việc xác định cách lựa chọn thị trường mục tiêu đòi hỏi phải dựa trên các căn cứ sau: * Nguồn lực của công ty: Nếu nguồn lực của công ty còn hạn chế thì Marketing tập trung là hợp lý nhất. * Tính đồng nhất của sản phẩm: Nếu sản phẩm đồng nhất thì Marketing không phân biệt là thích hợp, nếu các sản phẩm không đồng nhất thì nên sử dụng Marketing phân biệt hay tập trung. * Mức thâm niên của sản phẩm: Nếu sản phẩm đang còn ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống thì Marketing không phân biệt hoặc tập trung là hợp lý nhất. Đối với sản phẩm đã có thời gian tồn tại trên thị trường lâu hơn thì nên sử dụng Marketing phân biệt. * Tính đồng nhất của thị trường: Nếu khách hàng đồng nhất thì nên áp dụng Marketing không phân biệt. * Các chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh: Nếu đối thủ cạnh tranh phân khúc sâu thì Marketing không phân biệt chắc chắn sẽ thất bại. Ngược lại, khi đối thủ cạnh tranh dùng Marketing không phân biệt thì doanh nghiệp có thể chiếm lợi thế bằng cách Marketing có phân biệt hay tập trung. 3. Định vị trong thị trường a. Khái niệm định vị trong thị trường
Một nhãn hiệu sản phẩm, một công ty, một quốc gia, một thành phố, một con người có thể được khách hàng nhớ đến vì một nét đặc biệt nào đó hoặc cũng có thể không được khách hàng nhớ đến vì không có gì đáng nhớ cả.
Ngày nay, khách hàng bị tác động bởi vô số hoạt động truyền thông về hàng hóa và dịch vụ. Các ấn tượng chỉ tồn tại khi nó khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, độc đáo và phù hợp với tâm lý khách hàng. Đó là lý do lý thuyết định vị ra đời.
Định vị trong thị trường là việc đưa ra các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó quên về sản phẩm công ty vào trong tâm trí khách hàng bằng các chiến lược Marketing mix thích hợp.
Việc định vị có hiệu quả phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp làm khác biệt những sản phẩm của họ với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh bằng cách đáp ứng các giá trị vượt trội cho khách hàng. b. Các mức độ định vị
Định vị có thể được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau cho tất cả những gì có thể đưa vào thị trường từ sản phẩm hữu hình đến sản phẩm vô hình. Các mức độ định vị có thể là định vị địa điểm, định vị ngành sản xuất, định vị công ty, định vị nhãn hiệu sản phẩm… * Định vị địa điểm: Có thể là một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một châu lục. Ở đây nhấn mạnh đến yếu tố địa điểm, lịch sử, văn hóa, khoa học, kinh tế, dân số… Việc định vị địa điểm rất cần thiết cho việc thu hút đầu từ, du lịch, giao lưu văn hóa, xuất khẩu. * Định vị ngành: Mỗi công ty thuộc một ngành nhất định và mỗi ngành đều có sự khác biệt về kỹ thuật, nguyên vật liệu, lao động. Việc định vị ngành góp phần nâng cao hình ảnh công ty đối với người tiêu dùng. * Định vị công ty: Một số công ty trong cùng một ngành tuy sản xuất ra các sản phẩm có tính năng sử dụng khác giống nhau nhưng lại có nhiều mặt khác nhau như lịch sử hình thành và phát triển, quy mô và kỹ thuật sản xuất, trình độ công nhân, vốn kinh doanh, thị phần, mức độ đa dạng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, mức độ quan tâm đến khách hàng… Vì vậy, mỗi công ty cần gây được ấn tượng sâu sắc với khách hàng bằng các đặc điểm nổi bật và hơn hẳn đối thủ cạnh tranh để từ đó khách hàng sẽ chú ý đến các nhãn hiệu sản phẩm của công ty. * Định vị sản phẩm: Định vị sản phẩm là ấn định hình ảnh sản phẩm trong tâm trí khách hàng bằng các đặc điểm như lợi ích, chất lượng, giá cả, cung cách phục vụ, thông tin, hệ thống bán hàng gắn liền với sản phẩm này. Các hình ảnh được dùng định vị phải đặc sắc, độc đáo hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. c. Chiến lược định vị sản phẩm
Người làm Marketing có thể theo các chiến lược sau: * Định vị dựa trên một thuộc tính của sản phẩm. * Định vị dựa trên lợi ích của sản phẩm đem lại cho khách hàng. * Định vị dựa trên công dụng của sản phẩm. * Định vị dựa trên tầng lớp người sử dụng. * Định vị so sánh với đối thủ cạnh tranh. * Định vị tách biệt hẳn các đối thủ cạnh tranh. * Định vị so sánh với các loại sản phẩm khác. d. Các bước của quá trình định vị
Bước 1: Xác định mức độ định vị
Một tổ chức khi tiến hành định vị thị trường có thể xác định một hoặc nhiều mức độ định vị. Các mức độ định vị đó có thể là địa điểm, ngành sản xuất, công ty, sản phẩm.
Bước 2: Xác định rõ các thuộc tính cốt lõi quan trọng cho các khúc thị trường đã lựa chọn
Sau khi đã xác định mức độ định vị ta cần xác định các thuộc tính cụ thể quan trọng cho các khúc đã chọn. Cần nghiên cứu nhu cầu để xác định các thuộc tính nổi bật và các lợi ích cụ thể cho các khúc thị trường mục tiêu.
Bước 3: Xác định vị trí các thuộc tính trên bản đồ định vị
Các thuộc tính quan trọng cần được đặt trên bản đồ định vị. Bản đồ định vị có thể có hai chiều hay nhiều chiều.
Bước 4: Đánh giá việc lựa chọn định vị cần xem xét đến các trường hợp sau:
+ Các đặc điểm định vị cần hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.
+ Xác định vị trí thị trường chưa bị xâm chiếm bởi các đối thủ cạnh tranh để tấn công.
+ Định vị lại để cạnh tranh có hiệu quả.
Sau khi đã xác định được vị trí, công ty cần xác định cách tăng cường hay duy trì vị thế cạnh tranh so với các đối thủ. Muốn định vị thành công phải đạt được các yêu cầu sau:
+ Các đặc điểm cần định vị phải thỏa mãn đầy đủ nhu cầu khách hàng mục tiêu.
+ Các yếu tố định vị cần đúng sự thật, phù hợp với cảm nhận của khách hàng mục tiêu.
+ Các yếu tố định vị cần phải độc đáo, không trùng lắp với đối thủ cạnh tranh.
Có nhiều phương pháp định vị được đề nghị trong chiến lược của công ty và khi định vị người ta thường đưa ra các câu hỏi:
+ Những sự khác biệt lớn nhất giữa công ty và đối thủ cạnh tranh?
+ Những yếu tố nổi bật nào đang bị các đối thủ cạnh tranh chiếm giữ?
+ Những yếu tố nào có giá trị nhất đối với khúc thị trường mục tiêu?
+ Những yếu tố chung của nhiều đối thủ cạnh tranh đang có?
+ Những yếu tố nào không thuộc về đối thủ cạnh tranh?
+ Những nguồn cung ứng nào tốt nhất cho chiến lược định vị sản phẩm?
Đánh giá sự lựa chọn định vị cần nghiên cứu quan niệm của khách hàng về công ty. Ngoài ra còn có các quan niệm khác cũng cần phải chú ý như:
+ Quan niệm của công ty về chính công ty.
+ Quan niệm của công ty về các đối thủ cạnh tranh.
+ Quan niệm của công ty về khách hàng.
+ Quan niệm của đối thủ cạnh tranh về công ty.
+ Quan niệm của đối thủ cạnh tranh về bản thân họ.
+ Quan niệm của đối thủ cạnh tranh về khách hàng.
+ Quan niệm khách hàng về các đối thủ cạnh tranh.
+ Quan niệm của khách hàng về bản thân họ.
Như vậy khi đánh giá một vấn đề các đối tượng khác nhau sẽ có các quan niệm có thể khác nhau. Điều quan trọng là công ty cần nghiên cứu rõ quan niệm của khách hàng về các vấn đề cần truyền thông để đưa ra được các chiến lược định vị thích hợp và hiệu quả.
Bước 5: Thực hiện định vị và Marketing mix
Định vị cần được thông tin tới khách hàng bằng tất cả các phương tiện truyền thông. Tất cả các thành phần trong công ty, nhân viên, các chính sách, các hoạt động truyền thông cần được xây dựng thành các hình ảnh đặc sắc nhằm thể hiện chiến lược định vị.
Marketing mix là chìa khóa quan trọng để thực hiện chiến lược định vị góp phần tạo ra sự đặc sắc và khác biệt. Định vị nêu lên được các ưu điểm làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Chương II. HIỆN TRẠNG XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DÒNG SẢN PHẨM BÁNH MỲ STAFF VÀ LUCKY 1. Khái quát về dòng sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.

Ra đời vào khoảng năm 2007, bánh mỳ Staff và Lucky là sản phẩm tiên phong trong việc nghiên cứu thị trường. Dựa trên ý tưởng từ chiếc bánh mỳ truyền thống và thói quen sử dụng bánh mỳ như một món ăn nhanh, tiện dụng, giá rẻ mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bánh mỳ Staff và bánh mỳ Lucky ra đời nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cuộc sống hiện đại. Ngay khi ra đời, nó đã phù hợp với xu hướng tiêu dùng và nhanh chóng trở thành món ăn được yêu thích, thay thế cho chiếc bánh mỳ truyền thống quá phức tạp trong việc chế biến và bảo quản.
Xuất hiện trên thị trường với những ưu điểm vượt trội của dòng bánh mỳ bơ truyền thống. Mẫu mã đẹp, chất lượng hoàn hào, bánh mỳ ruốc nhãn hiệu Staff và bánh mỳ ruốc heo nhãn hiệu Lucky có thể ăn kèm với những thực phẩm khó tính nhất. Ngay lập tức nó có mặt ở khắp nơi, từ khu phố bình dân, trong lớp học, cho đến những văn phòng, công sở và cả những bữa tiệc Buffet sang trọng trong khách sạn.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị Trịnh Trung Hiếu cho biết: Nắm bắt nhu cầu của thị trường cần các sản phẩm ăn nhanh, đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty đã nhanh chóng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mỳ tươi công nghiệp. Các sản phẩm bánh tươi công nghiệp của công ty được sản xuất trên dây chuyền khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra đều được kiểm tra chặt chẽ.
Ông Hiếu cho biết thêm, sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky cũng được sản xuất hàng loạt như các loại bánh khác. Tuy nhiên, điều đặc biệt của nó là vỏ bao lúc nào cũng căng phồng. Sở dĩ có điều này là bởi, khi đóng gói, nhà sản xuất bơm vào đó khí niter. Đây là một loại khí trơ chiếm 80% trong không khí. Chính vì vậy, bánh mỳ ruốc Staff và Lucky có thể bảo quản một tuần. Ông Hiếu nói.
Các chuyên gia về dinh dưỡng và hóa thực phẩm cho rằng, nhờ có chất khí này, người tiêu dùng có thể mua bánh mỳ Staff cả thùng về ăn dần trong khi chất lượng vẫn đảm bảo. Ngoài ra, nước sốt và ruốc thịt heo dùng làm nhân bánh cũng tạo nên hương vị riêng. Vị béo, độ đạm và sự phối trộn hợp lý của gia vị, cùng kinh nghiệm nhận biết các thời điểm bổ sung nguyên liệu trong quá trình thao tác của người vận hành đã tạo cho sản phẩm có hương vị rất đặc trưng. Trong khi đó, ruốc thịt heo được chế biến từ thịt nạc mông, nạc thăn sau khi lọc sơ bộ và sơ chế được chuyển qua hấp chín để giữ nguyên độ ngọt, thơm đặc trưng của thịt, sau đó xào và sấy khô bằng máy và thiết bị chuyên dùng.
Trong khi thị trường tràn ngập các loại bánh mỳ ngọt, bánh bông lan,… thì bánh mỳ Staff và Lucky xuất hiện đã tạo ra sự mới lạ, độc đáo và cũng chính vì vậy mà hấp dẫn được người tiêu dùng. Cũng nhờ tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và HACCP nên bánh mỳ Staff sớm trở thành thực phẩm được nhiều người tiêu dùng tin dùng. Và dòng sản phẩm này nhanh chóng đạt được những thành tích đáng kể.
Năm 2008, tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam “VIETNAM EXPO”, bánh mỳ Staff là một trong những sản phẩm của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị được nhận Huy chương vàng. Tiếp sau đó, năm 2009, nhãn hiệu Staff đã vinh dự nhận được giấy chứng nhận “Sản phẩm tiêu biểu 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên thị trường đã xuất hiện một số sản phẩm cạnh tranh với bánh mỳ Staff và Lucky là bánh mỳ Aloha và Scotti. Mặc dù bánh mì Staff và Lucky vẫn đang được đông đảo người tiêu dùng sử dụng nhưng mức độ sử dụng không còn nhiều như trước. Do đó, hơn bao giờ hết, công ty cần phải xác định rõ ràng hơn thị trường mục tiêu mà sản phẩm này hướng tới và có những biện pháp Marketing hợp lý để không bị mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh, đồng thời mở rộng và phát triển thương hiệu. 2. Hệ thống phân phối sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky
Cho đến nay, hệ thống phân phối sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky đang không ngừng được củng cố và mở rộng. Sản phẩm có mặt hầu khắp trên toàn quốc. Các kênh phân phối chủ yếu của sản phẩm này là: * Hệ thống Hữu Nghị Bakery: tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Đây là một kênh phân phối trực tiếp sản phẩm từ công ty tới tay người tiêu dùng. Bánh mỳ Staff là một trong số những sản phẩm được trưng bày và bán với số lượng lớn tại hệ thống phân phối này. * Các siêu thị, các đại lý bánh kẹo, thực phẩm: sản phẩm có mặt ở hầu hết tất cả các hệ thống siêu thị như BigC, Co.opMart, FiviMart,… và các đại lý bánh kẹo vừa và nhỏ. * Các điểm bán lẻ như căn tin trường học, bệnh viện, cơ quan...

Tuy hệ thống phân phối khá rộng và phủ khắp các phân khúc thị trường nhưng do ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky nên người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Để đảm bảo lợi nhuận và thương hiệu trên thị trường thì công ty cần xác định được thị trường mục tiêu, tìm ra những phân khúc thị trường mà đối thủ cạnh tranh còn bỏ ngỏ và áp dụng phương pháp Marketing tập trung hay Marketing phân biệt để có thể chiếm lấy thị phần lớn. 3. Thực trạng xác định thị trường mục tiêu của sản phẩm Staff và Lucky
Bánh mỳ Staff và Lucky ngay từ khi ra đời đã nhắm vào các khúc thị trường sau: * Giới lao động, học sinh, sinh viên, trẻ em, người già. * Các hộ gia đình có thu nhập ở mức trung bình và thấp. * Các nhân viên công sở.
Các kênh phân phối của công ty hiện nay cũng đã và đang hướng tới việc cung cấp tối đa nhu cầu của những khúc thị trường này. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh của những sản phẩm trong cùng ngành hàng (như bánh mỳ Aloha, Scotti, các loại bánh mỳ ngọt, bánh bông lan) và những sản phẩm ngoài ngành hàng (các tiệm ăn nhanh, các loại thức ăn chế biến nhanh như mỳ gói, hamburger,…) thì việc phát triển các khúc thị trường mới là điều cần thiết. Do đó, công ty cũng đang dần dần xác định những khúc thị trường mới có tiềm năng và có những biện pháp cải tiến sản phẩm thích hợp để đưa vào phân phối ở những khúc thị trường đó.

Chương III. GIẢI PHÁP 1. Định hướng phát triển của bánh mỳ Staff và Lucky a. Sứ mệnh
Hiện tại, công ty vẫn chưa đưa ra một sứ mệnh cụ thể cho công ty nói chung và sản phẩm Staff và Lucky nói riêng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển của công ty cũng như việc định hướng phát triển cho sản phẩm. Vì vậy, công ty cần đưa ra sứ mệnh của mình đối với cổ đông, đối tác, nhân viên, đặc biệt là đối với người tiêu dùng và cộng đồng.
Dựa trên những công dụng, lợi ích của sản phẩm này mang đến cho người tiêu dùng như an toàn, chất lượng hoàn hảo, thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt là tiện lợi cho những người bận rộn, công ty có thể xác định được sứ mệnh của sản phẩm này đối với người tiêu dùng là gì và từ đó thông tin đến người tiêu dùng rộng rãi hơn, nâng cao vị thế của thương hiệu bánh mỳ Staff và Lucky trong giới tiêu dùng. b. Mục tiêu
Cũng như sứ mệnh, Công ty cổ phần Hữu Nghị cho tới nay vẫn chưa xác định mục tiêu cụ thể cho việc phát triển sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky. Đưa ra mục tiêu là điều rất cần thiết vì nó sẽ thúc đẩy những nhà quản trị của công ty tìm kiếm và đưa ra những phương thức quản trị hiệu quả, chiến lược Marketing hợp lý, độc đáo nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra đó. 2. Phân tích SWOT a. Điểm mạnh (Strongs) * Bánh mỳ Staff và Lucky được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và HACCP nên đảm bảo về vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đó là những danh hiệu và giấy chứng nhận uy tín về chất lượng sản phẩm. * Sản phẩm này khá độc đáo trên thị trường, với hương vị riêng, thơm ngon, thành phần dinh dưỡng khá đầy đủ, lại có thể ăn kèm với những thực phẩm khó tính nhất nên có thể dùng vào bất cứ bữa ăn nào trong ngày. * Sản phẩm tiện lợi, thời gian bảo quản lâu hơn các loại bánh mỳ truyền thống (7 ngày), rất phù hợp với những người có quỹ thời gian eo hẹp hoặc những gia đình bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho việc đi mua sắm và nấu nướng hoặc những cuộc dã ngoại ngoài trời. * Với mẫu mã bắt mắt, chủng loại phong phú và ngày càng được cải tiến, bánh mỳ Staff và Lucky còn có thể được sử dụng trong những nhà hàng sang trọng, tiệc buffet, dùng làm quà biếu vào các dịp lễ, tết. * Hệ thống phân phối sản phẩm được xây dựng gồm 3 kênh song song là kênh trực tiếp, kênh siêu thị và kênh truyền thống với hàng ngàn đại lý, siêu thị, điểm bán lẻ trên toàn quốc, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. * Mức giá bán hợp lý, cạnh tranh so với các loại bánh khác cùng chủng loại. b. Điểm yếu (Weaks) * Chưa có sứ mệnh và mục tiêu rõ ràng nên chưa thể xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm lâu dài. * Chưa có những chiến lược Marketing tập trung chủ yếu vào những khúc thị trường mục tiêu, tuy có triển khai Marketing thông qua các loại hình quảng cáo, thông tin trên truyền hình, báo đài song vẫn mang tính chất đại trà. * Định vị trong thị trường chưa có sự vượt trội so với các sản phẩm cùng chủng loại. Sản phẩm được định vị có chất lượng hoàn hảo, năng động cùng cuộc sống. So với các sản phẩm cùng chủng loại như bánh mỳ Aloha, Scotti hay các loại bánh mỳ ngọt thì những loại sản phẩm này cũng mang lại cùng lợi ích như vậy cho người tiêu dùng. c. Cơ hội (Opportunities) * Các hội chợ thương mại, triển lãm hàng tiêu dùng là cơ hội cho doanh nghiệp trưng bày và giới thiệu sản phẩm đến công chúng rộng rãi hơn. * Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động chính là một cơ hội để doanh nghiệp phát triển sản phẩm và thu hút người tiêu dùng. * Với tình hình kinh tế không ổn định, lạm phát trong những năm vừa qua thì Chính phủ đã triển khai những gói kích cầu thông qua các chương trình cho vay ưu đãi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. d. Thách thức (Threats) * Thách thức từ nội tại: chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên việc quản trị cũng như đưa ra những chiến lược phát triển sản phẩm thích hợp của công ty còn gặp nhiều khó khăn. * Dây chuyền sản xuất cần phải được đổi mới để không bị cũ kĩ, lạc hậu và sản phẩm vẫn đảm bảo được chất lượng cao. * Thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh: trên thị trường hiện nay thì đối thủ có dòng sản phẩm cạnh tranh với dòng sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky là Tập đoàn Kinh Đô với sản phẩm bánh mỳ Aloha, Scotti và các loại bánh mỳ ngọt, bánh bông lan khác. Nếu không chú ý đến khâu Marketing thì sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky sẽ bị mất thị phần trước những chiến lược Marketing của Tập đoàn Kinh Đô cho dòng sản phẩm bánh mỳ Aloha hay Scotti. * Với tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát cao thì công ty gặp phải khó khăn trong việc giữ ổn định giá cả của sản phẩm trên thị trường. 3. Đề xuất giải pháp xác định thị trường mục tiêu
Công ty cần dựa trên những cơ sở lý luận đã nêu ở phần đầu để xác định lại những phân khúc thị trường và tìm ra được phân khúc thị trường nào sẽ là phân khúc thị trường mục tiêu của sản phẩm trong tương lai.
Hiện nay, công ty đã cải tiến chất lượng và mẫu mã, tung ra những sản phẩm mới vẫn mang nhãn hiệu Staff nhưng phù hợp với các phân khúc cao. Chính nhờ vậy, công ty có thể mở rộng kinh doanh ở các thị trường mục tiêu mới như nhà hàng, khách sạn, các trung tâm tổ chức tiệc buffet,…

Đồng thời với việc tiếp cận thị trường mục tiêu mới, công ty vẫn phải quan tâm tăng cường định vị sản phẩm và tổ chức Marketing mạnh mẽ trong những thị trường mục tiêu như giới lao động, học sinh, sinh viên, các hộ gia đình, nhân viên công sở,… Bên cạnh đó, công ty có thể nghiên cứu về tiềm năng của các khách hàng tổ chức để mở rộng hơn nữa thị phần của mình.

KẾT LUẬN
Tuy Công ty cổ phẩn bánh kẹo Hữu Nghị đã đạt được khá nhiều thành công với sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky nhưng với xu thế hội nhập của nền kinh tế hiện nay, những đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, khiến việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn hơn trước. Cùng với việc thâm nhập sâu vào thị trường mục tiêu đã hình thành từ lâu, hiện nay, công ty đang nỗ lực tìm kiếm những thị trường mục tiêu mới, đồng thời cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm để có thể đạt được hiệu quả cao khi tung sản phẩm ra những thị trường đó. Với uy tín và thương hiệu của Hữu Nghị, cùng những giải thưởng đã đạt được thì trong tương lai không xa, nếu công ty có những chiến lược Marketing hiệu quả thì sản phẩm bánh mỳ Staff và Lucky sẽ giành được nhiều thành công và chiếm được thị phần lớn hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Marketing căn bản – Nhà xuất bản Lao Động 2010
Website: www.huunghi.com.vn

Similar Documents

Premium Essay

Management

...Assignment On- “The Evolution of Management Thought and The Patterns of Management Analysis” Submitted To: Professor Dr. Abu Hossain Siddique Department of International Business University of Dhak 9th Batch, EMBA Date of Submission: 4th July,2012 INTRODUCTION Although modern management theory dates primarily from the early twentieth century, there was serious thinking and theorizing about managing many years before. Two events are especially significant to management history. First, in 1776, Adams Smith published The Wealth of Nations, in which he argued the economic advantages that organizations and society would gain from the division of labor (or job specialization). The second important event is the industrial revolution. Starting in the late eighteenth century when machine power was substituted for human power, it became more economical to manufacture goods in factories than at home. These large, efficient factories needed someone to forecast demand, ensure that enough material was on hand to make products, assign task to people, direct daily activities, and so fort. That “someone” was managers, and these managers would need formal theories to guide them in running these large organizations. It wasn’t until the early 1900s, however, that the first steps were taken toward developing such theories. The evolution of modern management thinking begins in the nineteenth century...

Words: 6134 - Pages: 25

Premium Essay

Management

...Classical Management Theory (1900 – 1930) It was the rise of the Industrial Revolution and factories were becoming more common. Inside these factories, managers were constantly look for ways to improve productivity and efficiency. As time moved on, it became apparent that searching for the single best way to do things was the most important thing for managers to do. Thus, classical management theory was born. The Evolution of Classical Management Theory The Industrial Revolution was a time where innovation really began to change the way that products were produced and sold. The invention of machines to produce goods in the 19th century drastically improved productivity, which in turn lowered the cost to the consumer. The lower price resulted in a greater demand for products and thus a greater need for more factories and workers. As factories increased in number, managers continued to search for ways to improve productivity, lower cost, increase quality of their products, improve employee/manager relationships and increase efficiency. The focus shifted from using machines to increase productivity to how they could increase employee productivity and efficiency. When they did this, they began to notice some new problems inside their factory systems. Employees were dissatisfied with their current working conditions, and many lacked the necessary training for how to do their work efficiently. Managers then began to formulate and test possible solutions, one of which was to find...

Words: 952 - Pages: 4

Premium Essay

Management

...The formation of organization implies that a leader should take the role to control the activities of the group; the work done by the leader is what we call management. Organization is formed by a group of people who work together. No matter the organization is a profit making ones or non-profit making ones, its formations are to achieve a common purpose or variety of goals, which are the desired future outcomes. The outcomes might be producing a series of product or serving a group of target customers or satisfying others¡¦ needs. In these organizations, managers mainly are responsible to supervising the work performance of the group members and deciding the use of resources to achieve the organization’s goal. Management can be simply defined as getting things accomplished through other people. Management is then the term describe the work done by the manager, which are planning, organizing, leading and controlling the use of human and other resources, in order to help the organization to achieve a higher organization performance. Planning is to define to goals or targets of the organization and devising action plans to meet organization goals. Organizing is to determine what tasks should be done, arrange jobs to subordinates, controlling the budgeting and divided tasks to individuals or teams. Leading is to motivate staffs to work, maintaining the progress of activities and good relationship and to ensure to work done effective and efficient. Controlling is to measure...

Words: 3855 - Pages: 16

Premium Essay

Management

...Introduction to Management Technology BMRT 11009 - Section 300 Kent State University MANAGEMENT AMY HISSOM 10/26/2009 TABLE OF CONTENTS Introduction............................................................................................................................................ 3 Managers and Managing ........................................................................................................................ 4 What is Management?..................................................................................................................... 4 Essential Managerial Tasks............................................................................................................... 4 Levels and Skills of Managers ........................................................................................................... 4 Recent Changes in Management Practices ....................................................................................... 5 Challenges for Management in a Global Environment ...................................................................... 5 The Evolution of Management Thought ................................................................................................. 6 F. W. Taylor (1890-1940): Scientific Management ............................................................................ 6 The Gilbreths: Time-and-Motion Study ....................................................................................

Words: 3462 - Pages: 14

Premium Essay

Management

...What is Management? Definitions According to Harold Koontz, "Management is the art of getting things done through and with people in formally organised groups." Harold Koontz gave this definition of management in his book "The Management Theory Jungle". According to Henri Fayol, "To manage is to forecast and to plan, to organise, to command, to co-ordinate and to control." Henri Fayol gave this definition of management in his book "Industrial and General Administration". Image Credits © Michael Heiss. According to Peter Drucker, "Management is a multi-purpose organ that manages business and manages managers and manages workers and work." This definition of management was given by Peter Drucker in his book "The Principles of Management". According to Mary Parker Follet, "Management is the art of getting things done through people." Meaning of Management According to Theo Heimann, management has three different meanings, viz., 1. Management as a Noun : refers to a Group of Managers. 2. Management as a Process : refers to the Functions of Management i.e. Planning, Organising, Directing, Controlling, etc. 3. Management as a Discipline : refers to the Subject of Management. Management is an individual or a group of individuals that accept responsibilities to run an organisation. They Plan, Organise, Direct and Control all the essential activities of the organisation. Management does not do the work themselves. They motivate others to do the work and...

Words: 1096 - Pages: 5

Premium Essay

Management

...One of the first schools of management, the classical management theory, developed during the Industrial Revolution when new problems related to the factory system began to appear. Managers were unsure of how to train employees. A large amount of the non-English speaking immigrants or dealing with increased labor dissatisfaction caused managers to test solutions. According to Plunkett, Attner & Allen (2008) “The classical management focused on finding the “one best way” to perform and manage tasks” (p.38). This school of thought is made up of two branches: classical scientific and classical administrative. The scientific branch arose because of the need to increase efficiency and productivity. The emphasis was on trying to find the best way to get the most work done by examining how the work process was actually accomplished and by paying close attention to the skills of the workforce. The classical scientific school got its roots to several contributors, including Frederick Taylor, Henry Gantt, and Frank and Lillian Gilbreth. Whereas scientific management focused on the productivity of the certain individuals, the classical administrative approach emphasizes on the total organization. The emphasis is on the development of managerial principles rather than work methods. Contributors to this school of thought include: Henri Fayol, Max Weber, Mary Parker Follett, and Chester I. Barnard. During World War II, mathematicians, physicists, and others joined together to solve...

Words: 744 - Pages: 3

Free Essay

Management

...2.4 The Environmental Management System (EMS) application in the related industries. How it can improve the environmental performance of business? Example. 2.4.1 THE ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SYSTEM (EMS) Definition: the environmental management system (EMS) refer to one part of the comprehensive management system that relate to organizational structure, planning activities and documented manner, it includes planning, implementation, checking, management review and environmental policy. An environmental management system (EMS) 1. It is environmental performance improving tool. 2. It is effective way to manage organizational companies. 3. Manage organizations to solve environmental problems, like allocation of resources, assignment of responsibility and ongoing evaluation of practices, procedures and processes. 4. Manage the long-term or short-term environmental impact of products service and processes for organizations. 5. Continual improvement is emphasis. EMS Model Plan Act Do Check Step 1: plan (planning) Definition: planning is a way of establish objectives and processes requirement. In order to implement ISO 14001, the first step is suggestion, to help to classify all the current or future operation elements. It includes environmental aspects, compliance, objectives and targets, environmental management programs (EMP). Business firms should plan for environmental protection. They need to plan their current operation or even future operation. The...

Words: 3017 - Pages: 13

Premium Essay

Management

...Management is universal in the modern industrial world. Every industrial organization requires the making of decisions, the coordinating of activities, the handling of people, and the evaluation of performance directed toward group objectives. In addition, our society simply could not exist as we know it today or improve its present status without a steady stream of managers to guide its organization. Peter Drucker makes this same point in stating that effective management is quickly becoming the main resource of developed counties and the most needed resource of developing ones (Certo, 1986). In short, management is very important to our world. Then, what is management? This essay will discuss this topic as following. It has to be recognized that the definitions of management are extremely broad. Harbison and Myers (1959) offered a concept for emphasizing a broader scope for the viewpoint of management. They observe management as an economic resource, a system of authority, and a class or elite from the view of the economist, a specialist in administration and organization, and sociologist respectively. Henri Fayol, “the father of modern management theory,” formulated fourteen principles of management. Hugo Munsterberg applied psychology to industry and management. Max Weber is known for his theory of bureaucracy. Vilfredo Pareto is considered “the father of the social systems approach.” Elton Mayo and F.J. Roethlisberger became famous through their studies of the impact...

Words: 296 - Pages: 2

Premium Essay

Management

...Restaurant Managers are responsible for controlling profitability, optimising restaurant management and overseeing sales, human resources and team management in their respective stores. Profile • Displays managerial and leadership qualities • Autonomous employees who enjoy taking an initiative • Well organised individual • Self-controlled, disciplined and highly driven Operations management (OM) can be defined as "Managing the available resources by designing, planning, controlling, improvising and scheduling the firms systems & functions and thereby deliver the firm's primary product & services. " It has been an integral part of manufacturing and service organisation and is aimed at timely delivery of finished goods & services to the customers and also achieving it in a cost effective manner. It consist of an amalgamation of different functions including quality management, design & industrial engineering, facility and channel management, production management, operational research, work force management, enhancing product design, improvising productivity, and improve customer services. The traditional McDonald's philosophy that acts as the guiding force behind it's operational make-up is "Quality, Service, Cleanliness and Value". The importance of operation management can be divided into three broad categories:- Assistance in Strategic Decisions (Long term):- Operation management decision at the strategic level affect McDonald's effectiveness to address customers...

Words: 1212 - Pages: 5

Premium Essay

Management

...Introduction to Management and Organizations True/False Questions A MANAGER’S DILEMMA 1. Today’s managers are just as likely to be women as they are men. (True; moderate; p. 4) 2. Management affects employee morale but not a company’s financial performance. (False; easy; p. 4) WHO ARE MANAGERS? 3. In order to be considered a manager, an individual must coordinate the work of others. (True; moderate; p. 5) 4. Supervisors and foremen may both be considered first-line managers. (True; moderate; p. 6) WHAT IS MANAGEMENT? 5. Effectiveness refers to the relationship between inputs and outputs. (False; moderate; p. 8) 6. Effectiveness is concerned with the means of getting things done, while efficiency is concerned with the attainment of organizational goals. (False; moderate; p. 8) 7. A goal of efficiency is to minimize resource costs. (True; moderate; p. 8) 8. Efficiency is often referred to as “doing things right.” (True; moderate; p. 8) 9. Managers who are effective at meeting organizational goals always act efficiently. (False; difficult; p. 8) WHAT DO MANAGERS DO? 10. The four contemporary functions of management are planning, organizing, leading, and controlling. (True; easy; p. 9) 11. Determining who reports to whom is part of the controlling function of management. (False; easy; p. 9) 12. Directing and motivating are part of the controlling function of management. (False; moderate; p. 9) 13. Fayol’s management functions...

Words: 6792 - Pages: 28

Premium Essay

Management

...Past Influence of Management Today Abstract The past influence of management was done with bureaucracy and Administrative ways that gives management today to achieve their goals for the organization. Bureaucratic management may be described as "a formal system of organization based on clearly defined hierarchical levels and roles in order to maintain efficiency and effectiveness." Administrative has to foresee and make preparation s to meet the financial commercial and technical condition s under which the concerns must be started. How Bureaucratic and Administrative Management Affects Overall Management Bureaucracy Bureaucratic management focuses on the ideal form of organization. Max Weber was the major contributor to bureaucratic management. Based on observation, Weber concluded that many early organizations were inefficiently managed, with decisions based on personal relationships and loyalty. Also, bureaucracy formed the need for organizations to operate rationally rather than relying on owners’ and managers. (Williams’s pg. 31) this brings Jobs are divided into simple, routine and fixed category based on competence and functional specialization. Officers are organized in a n hierarchy in which higher officer controls lower position holders i.e. superior controls subordinates and their performance of subordinates and lower staff could be controlled. All organizational...

Words: 864 - Pages: 4

Premium Essay

Management

...conceptual skills, interpersonal skills, and technical skills. These three managerial skills are used by different managers in different degrees. Successful managers usually display more conceptual than technical skills. They have to continuously think about the company's goals and objectives and how they can be effectively communicated to employees. Middle Level Management Middle management is the intermediate management level accountable to top management and responsible for leading lower level managers. Image of Middle managers fig. 1 Middle managers Middle management is the intermediate management of a hierarchical organization, being subordinate to the senior management but above the lowest levels of operational staff. Key Points Middle management is the intermediate management of a hierarchical organization, subordinate to the senior management but above the lowest levels of operational staff. They are accountable to the top management for their department's function. They provide guidance to lower level managers and inspire them towards better performance. Middle management may be reduced in organizations as a result of reorganization. Such changes include downsizing,...

Words: 635 - Pages: 3

Premium Essay

Management

...Management Practice and Theory Student’s name: Instructor’s Name: Class Name and Code: University: Date of Submission: TABLE OF CONTENTS Executive Summary …………………………………………………………………… iii Introduction ……………………………………………………………………………. 4 Organisation Effectiveness ……………………………………………………………. 5 Team Effectiveness …………………………………………………………………… 6 Management Theories ……………………………………………………………….... 8 Command and Control ………………………………………………………………… 9 Scientific Management ……………………………………………………………….. 10 Bureaucratic Organisation ……………………………………………………………. 11 Subordination to Community ………………………………………………………… 11 Management as a discipline ………………………………………………………….. 12 Conclusion …………………………………………………………………………… 12 References …………………………………………………………………………... 13 Executive summary A professional manager will acknowledge the contribution of team effectiveness to overall organizational success. Teams will often require leaders to ensure delegation and coordination of group activities for a team to attain the desirable results. This paper seeks to establish influence of management theories on a professional manager both at team and organisation level. The management theory adopted by a leader will determine their style of leadership thus their relationship with employees and other key stakeholders. Introduction A team is a small group of workers with complimentary expertise who share common goals whereby group interests precede over individual interest. Teamwork is essential in organisations...

Words: 2903 - Pages: 12

Premium Essay

Management

...management In general, management is the activity of resolving a disorderly situation into an intentionally orderly situation, to achieve pre-determined (i.e., purposeful) outcomes. Since disorder continuously arises from creativity, destruction, decay, variance, versioning, chaos, and other natural and intentional changes, resolving that disorder into an intended order requires continuous tracking and adjustments in the "architecture" of the intended order's parts, part relationships, and part and relationship attributes. The classic approach to management Classical approach to management is dated back to the Industrial Revolution. the classical approach was an approach that places reliance on such management principals as unity of command, a balance between authority and responsibility, division of labor, and delegation to establish relationships between managers and subordinates. This approach constitutes the core of the discipline of management and the process of management. The classic approach to management – Classical approach - consists of two separate branches: the scientific and administrative management. The achievements of the classical school - the school has created a basis for further development of management theory, identified key processes, functions and leadership skills, which today are considered significant. Limitations of the classical school - more suitable for stable and simple organization of the modern and dynamic. Often recommended...

Words: 463 - Pages: 2

Premium Essay

Management

...INTRODUCTION In thinking about an ideal Total Quality Management (TQM) in a government organization of the 21st century, what follow is innovation, globalization, and a new culture that organizations need to adapt constantly to meet new market situations and competitive business world. "TQM refers to a management process and set of disciplines that are coordinated to ensure that the organization consistently meets and exceeds customer requirements. It allows organizations to survive the global business competition and allows for a continuous improvement (kaizen) to the needs of the rapidly changing world by having organizations move from the current way of doing things to a new and possibly different way of doing things based on systematic management of data of all processes and practices that eliminates waste. TQM require engagement of all divisions; departments and senior management to organize all its strategy and operations around customer needs and develops a culture that allows employee participation. For service organizations, TQM has become a philosophy of management that is driven from the continuous improvement of customer satisfaction that offers meaning to an organization existence in delivering meaningful services to customers and satisfaction and growth to members of the organization. It is from this premises that TQM strategy is to achieve excellence in quality service, low cost, high productivity and organizational effectiveness [Evans, J & Lindsay, W. 2008]...

Words: 2527 - Pages: 11