Free Essay

Operations Management

In:

Submitted By hanachan21
Words 17627
Pages 71
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
(Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ

HÀ NỘI - 2006

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Biên soạn :

TS. NGUYỄN THỊ MINH AN

LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất là một trong những phân hệ chính của doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ, thu hút 70 – 80% lực lượng lao động của doanh nghiệp. Sản xuất trực tiếp tạo ra hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho thị trường, là nguồn gốc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy xã hội phát triển. Cùng với chức năng marketing và chức năng tài chính nó tạo ra “cái kiềng doanh nghiệp”, mà mỗi chức năng đó là một cái chân. Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Quản trị sản xuất là một trong những nội dung chủ yếu của quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tập tài liệu hướng dẫn học tập "Quản trị sản xuất " dùng cho sinh viên đại học hệ Đào tạo từ xa ngành Quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trang bị những cơ sở lý luận cơ bản và hiện đại về quản trị sản xuất, bao gồm những nội dung sau: Chương 1: Khái quát chung về quản trị sản xuất Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất Chương 4: Thiết kế sản phẩm và công nghệ Chương 5: Định vị doanh nghiệp Chương 6: Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp Chương 7: Hoạch định tổng hợp Chương 8: Quản trị hàng dự trữ Chương 9: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Chương 10: Điều độ sản xuất trong doanh nghiệp Hy vọng đây sẽ là tài liệu thực sự cần thiết cho sinh viên đại học hệ Đào tạo từ xa ngành Quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh nói chung, các nhà quản trị doanh nghiệp và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song tập tài liệu này khó tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng tập tài liệu. Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ trong quá trình biên soạn tập tài liệu này. Hà Nội, tháng 11 năm 2006 Tác giả

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
GIỚI THIỆU
Mục đích, yêu cầu
Chương 1 giới thiệu một cách khái quát về quản trị sản xuất trong doanh nghiệp. Sau khi học xong chương này, học viên cần đạt được các yêu cầu sau: - Hiểu được bản chất của sản xuất, các yếu tố của quá trình sản xuất. - Biết cách phân loại sản xuất theo các tiêu thức khác nhau, hiểu rõ đặc điểm của từng loại sản xuất ảnh hưởng đến công tác quản trị sản xuất trong doanh nghiệp. - Nắm rõ khái niệm, mục tiêu của quản trị sản xuất , vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị chính khác - Nhận thức được các nội dung chủ yếu của công tác quản trị sản xuất trong doanh nghiệp - Khái quát được quá trình hình thành và xu hướng phát triển của quản trị sản xuất - Hiểu được bản chất và biết đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

Nội dung chính:
- Sản xuất và cách phân loại sản xuất - Thực chất của quản trị sản xuất - Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất - Lịch sử hình thành và xu hướng phát triển của quản trị sản xuất - Đánh giá hiệu quả sản xuất

NỘI DUNG
1.1 SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI SẢN XUẤT
1.1.1 Sản xuất
Hiện nay theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất (Production) được hiểu là một quá trình (Process) tạo ra sản phẩm (Goods) hoặc dịch vụ (Services). Sản phẩm của quá trình sản xuất bao gồm hai loại chính. Thứ nhất, sản phẩm hữu hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người và tồn tại dưới dạng vật thể. Thứ hai, sản phẩm vô hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người nhưng không tồn tại dưới dạng vật thể (thường gọi là dịch vụ). Quan niệm cũ cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như vật liệu máy móc thiết bị,... mới gọi là đơn vị sản xuất. Những đơn vị còn

3

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất lại, nếu không sản xuất các sản phẩm vật chất thì đều bị xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa. Như vậy, về thực chất, sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình này được thể hiện trong hình 1.1. Các yếu tố đầu vào - Đất đai - Lao động - Vốn - Trang thiết bị - Nguyên nhiên vật liệu - Tiến bộ khoa học - Nghệ thuật quản trị Quá trình sản xuất Thông qua quá trình sản xuất các doanh nghiệp chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành kết quả đầu ra Kết quả đầu ra - Sản phẩm hữu hình: Ti vi, tủ lạnh, máy móc, thiết bị... - Dịch vụ: Bữa tiệc, tư vấn pháp lý, chăm sóc sức khoẻ...

Hình 1.1: Quá trình sản xuất

1.1.2. Phân loại sản xuất
Trong thực tiễn có rất nhiều kiểu, dạng sản xuất khác nhau. Sự khác biệt về kiểu, dạng sản xuất có thể do sự khác biệt về trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, về tính chất sản phẩm... Mỗi kiểu, dạng sản xuất đòi hỏi phải áp dụng một phương pháp quản trị thích hợp. Do đó phân loại sản xuất là một yếu tố quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp quản trị sản xuất phù hợp. Cũng vì lý do trên, việc phân loại này phải được tiến hành trước khi thực hiện một dự án quản trị sản xuất. Sản xuất của một doanh nghiệp được đặc trưng trước hết bởi sản phẩm của nó. Tuy nhiên người ta có thể thực hiện phân loại sản xuất theo các đặc trưng sau đây: - Số lượng sản phẩm sản xuất - Tổ chức các dòng sản xuất - Mối quan hệ với khách hàng - Kết cấu sản phẩm - Khả năng tự chủ trong việc sản xuất sản phẩm

1. Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại
Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại là một cách phân loại có tính chất giao nhau. Theo cách phân loại này ta có : - Sản xuất đơn chiếc - Sản xuất hàng khối - Sản xuất hàng loạt

4

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Ở đây cần chú ý số lượng lớn hay nhỏ có tính chất tương đối, chúng tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại sản phẩm. Với một số lượng sản phẩm nào đó người ta còn phải kể đến tính chất lặp lại của quá trình sản xuất, như đã chỉ ra trong bảng 1.1. Bảng 1.1 MỐI QUAN HỆ GIỮA LOẠI HÌNH SẢN XUẤT VÀ TÍNH CHẤT LẶP LẠI Loại hình sản xuất Quá trình đưa vào sản xuất có tính chất lặp lại + Động cơ tên lửa + Bom nguyên tử + Dụng cụ + Máy công cụ + Đồ điện dân dụng Quá trình đưa vào sản xuất không có tính chất lặp lại + Công trình công cộng + Khuôn dập + Sản phẩm cơ khí, điện tử chuyên dùng + Báo, tạp chí + Sản phẩm mốt

Sản xuất đơn chiếc

Loại vừa và nhỏ

Loại lớn

a. Sản xuất đơn chiếc Đây là loại hình sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra rất nhiều nhưng sản lượng mỗi loại được sản xuất rất nhỏ. Thường mỗi loại sản phẩm người ta chỉ sản xuất một chiếc hoặc vài chiếc. Quá trình sản xuất không lặp lại, thường được tiến hành một lần nên chúng có một số đặc điểm cơ bản sau: - Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất và khâu sản xuất thường không được tách rời. Không có sự chế tạo, thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất như ở trong các loại hình sản xuất cao hơn. - Quy trình công nghệ thường được lập ra một cách sơ sài, trong nhiều trường hợp chúng cần được chính xác hoá nhờ kinh nghiệm của người công nhân. - Trình độ nghề nghiệp của người công nhân cao vì họ phải làm nhiều loại công việc khác nhau. Nhưng do không được chuyên môn hoá nên năng suất lao động thường thấp. - Máy móc thiết bị của doanh nghiệp chủ yếu là các thiết bị vạn năng được sắp xếp theo từng loại máy có cùng tính năng, tác dụng phù hợp với những công việc khác nhau và thay đổi luôn luôn. - Đầu tư ban đầu nhỏ và tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. Đây là ưu điểm chủ yếu của loại hình sản xuất này. b. Sản xuất hàng khối Đây là loại hình sản xuất đối lập với loại hình sản xuất đơn chiếc, diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra ít thường chỉ có một vài loại sản phẩm với khối lượng sản xuất hàng năm rất lớn. Quá trình sản xuất rất ổn định, ít khi có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật gia công sản phẩm cũng như nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Sản xuất

5

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất điện, xi măng... là những ví dụ tương đối điển hình về loại hình sản xuất này. Các doanh nghiệp có loại hình sản xuất này thường có những đặc điểm chính sau: - Vì gia công chế biến ít loại sản phẩm với khối lượng lớn nên thiết bị máy móc thường là các loại thiết bị chuyên dùng hoặc các thiết bị tự động, được sắp xếp thành các dây chuyền khép kín cho từng loại sản phẩm. - Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất như thiết kế sản phẩm, chế tạo các mẫu thử sản phẩm và quy trình công nghệ gia công sản phẩm được chuẩn bị rất chu đáo trước khi đưa vào sản xuẩt đồng loại. Như vậy khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất và khâu sản xuất là hai giai đoạn tách rời. - Do tổ chức sản xuất theo kiểu dây chuyền nên trình độ chuyên môn hoá người lao động cao, mỗi người công nhân thường chỉ thực hiện một nguyên công sản xuất ổn định trong khoảng thời gian tương đối dài nên trình độ nghề nghiệp của người lao động không cao nhưng năng suất lao động thì rất cao. - Chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành hạ. Đây là những ưu điểm lớn nhất của loại hình sản xuất này. - Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu vào các thiết bị chuyên dùng rất lớn. Đây là nhược điểm lớn nhất của loại hình sản xuất này, khi nhu cầu thị trường thay đổi, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc chuyển đổi sản phẩm. Do vậy, chúng thường chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm thông dụng có nhu cầu lớn và ổn định. c. Sản xuất hàng loạt (Sản xuất loại nhỏ và loại trung bình) - Batch Sản xuất hàng loạt là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối, thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra tương đối nhiều nhưng khối lượng sản xuất hàng năm mỗi loại sản phẩm chưa đủ lớn để mỗi loại sản phẩm có thể được hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Mỗi bộ phận sản xuất phải gia công chế biến nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Với mỗi loại sản phẩm người ta thường đưa vào sản xuất theo từng "loạt" nên chúng mang tên "sản xuất hàng loạt". Loại hình sản xuất này rất phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí dụng cụ, máy công cụ, dệt may, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất... với những đặc trưng chủ yếu sau: - Máy móc thiết bị chủ yếu là thiết bị vạn năng được sắp xếp bố trí thành những phân xưởng chuyên môn hoá công nghệ. Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định của quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện một phương pháp công nghệ nhất định. - Chuyên môn hoá sản xuất không cao nhưng quá trình sản xuất lặp đi lặp lại một cách tương đối ổn định nên năng suất lao động tương đối cao. - Vì mỗi bộ phận sản xuất gia công nhiều loại sản phẩm khác nhau về yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ nên tổ chức sản xuất thường rất phức tạp. Thời gian gián đoạn trong sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm tồn kho trong nội bộ quá trình sản xuất lớn... Đó là những vấn đề lớn nhất trong quản lý sản xuất loại hình này. - Đồng bộ hoá sản xuất giữa các bộ phận sản xuất là một thách thức lớn khi xây dựng một phương án sản xuất cho loại hình sản xuất này.

6

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất - Vì là một loại hình trung gian của hai loại hình trên nên nó cũng có những đặc điểm trung gian của sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối. 2. Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất: Theo cách phân loại này chúng ta có ba dạng sản xuất chủ yếu sau đây: - Sản xuất liên tục - Sản xuất gián đoạn - Sản xuất theo dự án Trong thực tế còn có thể có các dạng sản xuất trung gian. a. Sản xuất liên tục (Flow shop) Sản xuất liên tục là một quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó. Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng dòng. Vì các xưởng được sắp xếp thẳng dòng nên tiếng Anh gọi là Flow shop. Trong dạng sản xuất này, máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ để sản xuất một loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt. Để hạn chế sự tồn ứ chế phẩm và khơi thông dòng chuyển sản phẩm trong nội bộ quá trình sản xuất, cân bằng năng suất trên các thiết bị và các công đoạn sản xuất phải được tiến hành một cách thận trọng và chu đáo. Dạng sản xuất liên tục thường đi cùng với tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ bằng hệ thống vận chuyển hàng hoá tự động. Tự động hoá nhằm đạt được một giá thành sản phẩm thấp, một mức chất lượng cao và ổn định, mức tồn đọng chế phẩm thấp và dòng luân chuyển sản phẩm nhanh. Trong các doanh nghiệp dạng sản xuất liên tục bắt buộc phải thực hiện phương pháp sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị (sửa chữa trước khi máy hỏng) để tránh sự gián đoạn hoàn toàn của quá trình sản xuất. b. Sản xuất gián đoạn (Job shop) Sản xuất gián đoạn là một hình thức tổ chức sản xuất ở đó người ta xử lý, gia công, chế biến một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, song số loại sản phẩm thì nhiều, đa dạng. Quá trình sản xuất được thực hiện nhờ các thiết bị vạn năng (máy tiện, máy phay). Việc lắp đặt thiết bị được thực hiện theo các bộ phận chuyên môn hoá chức năng. Bộ phận chuyên môn hoá chức năng là bộ phận ở đó tập hợp tất cả các máy móc, thiết bị có cùng chức năng, cùng nhiệm vụ (máy tiện, máy phay,...) dòng di chuyển của sản phẩm phụ thuộc vào thứ tự các nguyên công cần thực hiện. Trong dạng sản xuất này người ta bố trí các bộ phận theo nhiệm vụ (Job shop), máy móc thiết bị có khả năng thực hiện nhiều công việc khác nhau, nó không phải là để chuyên môn hoá cho một loại sản phẩm vì vậy tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. Ngược lại rất khó cân bằng các nhiệm vụ trong một quá trình sản xuất gián đoạn. Năng suất của các máy không bằng nhau làm cho mức tồn đọng chế phẩm trong quá trình sản xuất tăng lên. Công nghiệp cơ khí và công nghiệp may mặc là những ví dụ điển hình về dạng sản xuất này. c. Sản xuất theo dự án

7

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc nhất (Ví dụ: đóng một bộ phim, đóng một con tàu, viết một cuốn sách,...) và vì lẽ đó quá trình sản xuất cũng là duy nhất, không lặp lại. Nguyên tắc của tổ chức sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn. Trong dạng sản xuất này quá trình sản xuất không ổn định, cơ cấu tổ chức bị xáo trộn rất lớn do chuyển từ dự án này sang dự án khác, tổ chức sản xuất phải đảm bảo tính chất linh hoạt cao để có thể thực hiện đồng thời nhiều dự án sản xuất cùng một lúc. Sản xuất theo dự án có thể coi như một dạng đặc biệt của sản xuất gián đoạn. 3. Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng Theo cách phân loại này chúng ta phân biệt hai dạng sản xuất chính sau: - Sản xuất để dự trữ - Sản xuất khi có yêu cầu ( đặt hàng). a. Sản xuất để dự trữ Sản xuất để dự trữ sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp xảy ra khi: - Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại mà khách hàng yêu cầu. Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi đưa sản phẩm vào gia công cho tới khi sản phẩm hoàn thành và có thể giao cho khách hàng. Chu kỳ thương mại đó là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng có yêu cầu cho đến khi yêu cầu đó được phục vụ (thoả mãn), nói một cách khác, từ khi khách hàng hỏi mua đến khi nhận được sản phẩm. Khi chu kỳ sản xuất dài hơn chu kỳ thương mại, cần phải sản xuất trước (dựa trên kết quả của quá trình dự báo nhu cầu) để thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhanh nhất ngay khi xuất hiện một yêu cầu. - Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để giảm giá thành - Nhu cầu về các loại sản phẩm có tính chất thời vụ, trong các giai đoạn nhu cầu sản phẩm trên thị trường thấp, sản phẩm không tiêu thụ được, các nhà sản xuất không muốn ngừng quá trình sản xuất, sa thải công nhân, vì vậy họ quyết định sản xuất để dự trữ rồi tiêu thụ cho các kỳ sau, khi nhu cầu trên thị trường tăng lên. b. Sản xuất theo yêu cầu Theo hình thức này quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi xuất hiện những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy nó tránh được sự tồn đọng của sản phẩm cuối cùng chờ tiêu thụ. Dạng sản xuất này hiện nay được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn dạng sản xuất để dự trữ bởi vì nó giảm được khối lượng dự trữ, giảm các chi phí tài chính nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Vì vậy hãy lựa chọn hình thức sản xuất này khi có thể. Trong thực tế, hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp tồn tại khá nhiều, ở đó người ta tận dụng thời hạn chấp nhận được của khách hàng để lắp ráp hoặc thực hiện khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm, hoặc để cá biệt hoá tính chất của sản phẩm (phần này được thực hiện theo những yêu cầu của khách hàng); giai đoạn đầu được thực hiện theo phương pháp sản xuất để dự trữ.

8

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất

Chu kỳ thương mại

Làm trước

Làm theo yêu cầu

Chu kỳ sản xuất Hình 1.2: Hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp 4. Phân loại theo quá trình hình thành sản phẩm Quá trình hình thành sản phẩm cũng được coi là một trong những căn cứ để phân loại sản xuất của doanh nghiệp. Theo cách phân loại này người ta phân biệt bốn quá trình hình thành sản phẩm trong sản xuất sau đây: a. Quá trình sản xuất hội tụ: Trong trường hợp này một sản phẩm được ghép nối từ nhiều cụm, nhiều bộ phận, tính đa dạng của sản phẩm cuối cùng nói chung là nhỏ, nhưng các cụm, các bộ phận thì rất nhiều. Số mức kết cấu có thể thay đổi từ một đến hàng chục, ví dụ sản xuất các sản phẩm đồ điện dân dụng và sản phẩm cơ khí,....

SP cuối cùng
Hình 1.3: Quá trình sản xuất hội tụ b. Quá trình sản xuất phân kỳ: Đó là trường hợp mà các doanh nghiệp xuất phát từ một hoặc một vài loại nguyên vật liệu nhưng lại cho ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ trong công nghiệp sữa, từ một loại nguyên liệu là sữa sản phẩm cuối cùng bao gồm nhiều loại với những quy cách và bao bì khác nhau như pho mát, sữa chua, bơ,....

Sản phẩm

Hình 1.4: Quá trình sản xuất phân kỳ

9

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất c. QTSX phân kỳ có điểm hội tụ: Đó là trường hợp các doanh nghiệp xuất phát từ nhiều các bộ phận, các cụm, các chi tiết tiêu chuẩn hoá hình thành một điểm hội tụ rồi xuất phát từ điểm hội tụ đó sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp lại rất nhiều loại và đa dạng thậm chí cũng nhiều loại như các yếu tố đầu vào.VD: Công nghệ sản xuất ô tô. Thông thường để quản lý loại doanh nghiệp này ta có thể áp dụng các phương pháp khác nhau đối với các phần khác nhau. Ví dụ: Quản lý sản xuất để dự trữ đối với các phần hội tụ, quản lý sản xuất theo đơn hàng đối với các phần phân kỳ. Kết cấu loại này thường gặp trong công nghệ sản xuất ô tô,.... Từ các chi tiết bộ phận tiêu chuẩn hoá người ta hình thành nhiều kiểu truyền động khác nhau (hộp số) và nhiều loại mui xe, kính chắn giá khác nhau,...

Các cụm, các bộ phận

Sản phẩm cuối cùng đa dạng

Tiêu chuẩn hoá Hình 1.5: Quá trình sản xuất phân kỳ có điểm hội tụ d. Quá trình sản xuất song song: Các doanh nghiệp có ít loại sản phẩm, ít loại nguyên liệu, các thành phẩm cuối cùng được tập hợp từ rất ít các yếu tố, thậm chí từ một yếu tố. Công nghiệp bao bì là một ví dụ điển hình về loại cấu trúc này. Một yếu tố đầu vào có 1 hoặc 1 số yếu tố đầu ra.

Hình 1.6: Quá trình sản xuất song song 5. Phân loại theo tính tự chủ a. Nhà thiết kế chế tạo Doanh nghiệp tự thiết kế các sản phẩm của mình, tự sản xuất và tiêu thụ. Doanh nghiệp loại này cần một hệ thống quản lý sản xuất hoàn chỉnh có tính thích ứng cao bởi vì đó chính là điều kiện để có khả năng cạnh tranh trên thị trường. b. Nhà thầu Đó là các doanh nghiệp chỉ thực hiện một bộ phận các công việc sản xuất của người cấp thầu (người cho thầu). Tuy nhiên doanh nghiệp nhận thầu có thể tự chủ trong việc mua sắm nguyên vật liệu và các trang thiết bị cần thiết và có thể lựa chọn một phương pháp sản xuất phù hợp để thoả mãn yêu cầu đặt ra của người cho thầu về sản phẩm và dịch vụ. c. Người gia công

10

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Cũng giống như người nhận thầu, người gia công chỉ thực hiện một phần công việc sản xuất của người giao việc (doanh nghiệp chủ). Tuy nhiên họ không có quyền tự chủ trong việc mua bán nguyên vật liệu. Tất cả cái đó được cung cấp bởi doanh nghiệp chủ, thậm chí cả máy móc thiết bị sản xuất cũng có thể được cấp bởi doanh nghiệp chủ.

1.2 THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.21 Khái niệm quản trị sản xuất
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường, bằng nguồn lực, các phương tiện vật chất và tài chính của mình có thể thoả mãn những nhu cầu của khách hàng bằng cách sản xuất sản phẩm và cung cấp các dịch vụ. Hay nói cách khác doanh nghiệp là một hệ thống chuyển hoá các đầu vào thành đầu ra dưới dạng sản phẩm và dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện những chức năng cơ bản. Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm, dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Hay nói cách khác, quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm, dịch vụ ở đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định. Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Phân hệ sản xuất được biểu diễn trong sơ đồ sau: Biến đổi ngẫu nhiên Quá trình biến đổi Đầu vào Đầu ra

Thông tin phản hồi

Kiểm tra

Thông tin phản hồi

Hình 1.7: Sơ đồ hệ thống sản xuất

11

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Yếu tố trung tâm của quản lý sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình chế biến, chuyển hoá các yếu tố đầu vào hình thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này. Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin. Chúng là điều kiện cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức, khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, tiết kiệm nhất. Đầu ra chủ yếu gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ. Ngoài những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra, sau mỗi quá trình sản xuất, còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí rất lớn cho việc xử lý, giải quyết chúng, như phế phẩm, chất thải,... Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Đó là những thông tin cho biết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong thực tế của doanh nghiệp. Các đột biến ngẫu nhiên có thể làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất dẫn đến không thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu. Chẳng hạn thiên tai, hạn hán, lũ lụt, chiến tranh, hoả hoạn, .... Nhiệm vụ của quản trị sản xuất là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng nhất, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tổ chức cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị gia tăng là nguồn gốc của sự tăng của cải và mức sống của toàn xã hội; tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các đối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như những người lao động, chủ sở hữu, cán bộ quản lý và là nguồn tái đầu tư sản xuất mở rộng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

1.2.2 Mục tiêu của quản trị sản xuất
Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, cho nên quản trị sản xuất bị chi phối bởi mục đích của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mục đích là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp công ích mục đích là phục vụ. Quản trị sản xuất với tư cách là tổ chức quản lý sử dụng các yếu tố đầu vào và cung cấp đầu ra phục vụ nhu cầu của thị trường, mục tiêu tổng quát đặt ra là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất. Nhằm thực hiện mục tiêu này, quản trị sản xuất có các mục tiêu cụ thể sau: - Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng; - Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra; - Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; - Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao;

12

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Cần chú ý rằng các mục tiêu trên thường mâu thuẫn với nhau. Vấn đề đặt ra là phải biết xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu tạo ra thế cân bằng động, đó là sự cân bằng tối ưu giữa chất lượng, tính linh hoạt của sản xuất, tốc độ cung cấp và hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh môi trường trong từng thời kỳ cụ thể để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

1.2.3 Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị chính khác
Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị tài chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất được coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp. Sự phát triển sản xuất là cơ sở làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân tạo cơ sở vật chất thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình sản xuất được quản lý tốt góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ do khâu sản xuất hay cung ứng dịch vụ tạo ra. Hoàn thiện quản trị sản xuất tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá vai trò quyết định của quản trị sản xuất trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội không có nghĩa là xem xét nó một cách biệt lập tách rời các chức năng khác trong doanh nghiệp. Các chức năng quản trị được hình thành nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quản trị sản xuất có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng chính như quản trị tài chính, quản trị marketing và với các chức năng hỗ trợ khác trong doanh nghiệp. Mối quan hệ này vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhau cùng phát triển, lại vừa mâu thuẫn nhau. Sự thống nhất, phối hợp cùng phát triển dựa trên cơ sở chung là thực hiện mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Các phân hệ trong hệ thống doanh nghiệp được hình thành và tổ chức các hoạt động sao cho đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu tổng quát của toàn hệ thống đã đề ra. Marketing cung cấp thông tin về thị trường cho hoạch định sản xuất và tác nghiệp, tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên thị trường với chi phí thấp nhất. Ngược lại sản xuất là cơ sở duy nhất tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho chức năng Marketing. Sự phối hợp giữa quản trị sản xuất và marketing sẽ tạo ra hiệu quả cao trong quá trình hoạt động, giảm lãng phí về nguồn lực và thời gian. Chức năng tài chính đầu tư đảm bảo đầy đủ, kịp thời tài chính cần thiết cho hoạt động sản xuất và tác nghiệp; phân tích đánh giá phương án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ mới; cung cấp các số liệu về chi phí cho hoạt động tác nghiệp. Kết quả của quản trị sản xuất tạo ra, làm tăng nguồn và đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, giữa các phân hệ trên có những mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn, chức năng sản xuất và marketing có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau về thời gian, về chất lượng, về giá cả. Trong khi các cán bộ marketing đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ và thời gian giao hàng nhanh thì quá trình sản xuất lại có những giới hạn về công nghệ, chu kỳ sản xuất, khả năng tiết kiệm chi phí nhất định. Cũng do những giới hạn trên mà không phải lúc nào sản xuất cũng đảm bảo thực hiện đúng những chỉ tiêu tài chính đặt ra và ngược lại nhiều khi những nhu cầu về

13

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ hoặc tổ chức thiết kế, sắp xếp lại sản xuất không được bộ phận tài chính cung cấp kịp thời. Những mâu thuẫn đôi khi là khách quan, song cũng có khi do những yếu tố chủ quan gây ra. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản là phải tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các chức năng trên nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp đề ra.

1.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.3.1 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm
- Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thị trường mọi hoạt động thiết kế, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất đều phải căn cứ và kết quả dự báo nhu cầu sản xuất. - Nghiên cứu tình hình thị trường, dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm nhằm trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào? Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì? - Kết quả dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn lực sản xuất cần có. Đây là căn cứ để xác định có nên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo thoả mãn được nhu cầu đã dự báo một cách tốt nhất.

1.3.2 Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ
- Thiết kế và đưa sản phẩm mới ra thị trường 1 cách nhanh chóng là một thách thức đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. - Thiết kế sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. - Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương ứng. Thiết kế quy trình công nghệ là việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết như máy móc, thiết bị, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế. - Tổ chức hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ Hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ được thực hiện bởi bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm và công nghệ, với sự tham gia phối hợp của các cán bộ quản lý, chuyên viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau (nhằm loại bỏ tính không tưởng, tính phi thực tế của sản phẩm, công nghệ mới đồng thời đưa ra được các giải pháp mang tính đồng bộ). Đồng thời doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với các tổ chức nghiên cứu bên ngoài, cung cấp điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu của họ.

1.3.3 Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp

14

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp nhằm xác định quy mô công suất dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. - Xác định đúng năng lực sản xuất làm cho doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trên thị trường để phát triển sản xuất. - Xác định năng lực sản xuất không hợp lý sẽ gây lãng phí rất lớn, tốn kém vốn đầu tư hoặc có thể cản trở quá trình sản xuất sau này. - Quy mô sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu, đồng thời là nhân tố tác động trực tiếp đến loại hình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của các doanh nghiệp.

1.3.4 Xác định vị trí đặt doanh nghiệp (Định vị doanh nghiệp)
- Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn. - Định vị doanh nghiệp được đặt ra đối với những doanh nghiệp mới xây dựng hoặc trong những trường hợp mở rộng quy mô sản xuất hiện có, cần mở thêm những chi nhánh, bộ phận sản xuất mới (điểm giao dịch, phát triển các nút mạng mới..) - Định vị doanh nghiệp là một hoạt động có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sản xuất kinh doanh, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cả về những yếu tố vô hình và hữu hình. Để xác đinh vị trí đặt doanh nghiệp cần tiến hành hàng loạt các phân tích đánh giá những nhân tố của môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sau này. Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi kết hợp chặt chẽ cả những phương pháp định tính và định lượng. Trong đó các phương pháp định tính xác định chủ yếu những yếu tố về mặt xã hội rất khó hoặc không lượng hoá một cách chính xác được, còn các phương pháp định lượng nhằm xác định địa điểm có chi phí sản xuất và tiêu thụ là nhỏ nhất, đặc biệt là chi phí vận chuyển.

1.3.5 Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp (Bố trí mặt bằng sản xuất)
Bố trí sản xuất là xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị một cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tính đến các yếu tố tâm sinh lý và các yếu tố xã hội. Những phương pháp thiết kế, lựa chọn phương án bố trí sản xuất áp dụng rộng rãi hiện nay vẫn là phương pháp trực quan kinh nghiệm. Gần đây người ta đã thiết kế những chương trình phần mềm máy tính riêng biệt dùng để xác định và lựa chọn phương án bố trí tối ưu. Tuy nhiên, do phải tính đến những đòi hỏi về công nghệ và yếu tố tâm lý xã hội đặt ra nên để đi đến kết quả cuối cùng phải dựa vào cả các chỉ tiêu định tính.

1.3.6 Lập kế hoạch các nguồn lực
Lập kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản xuất, trên cơ sở đó lập kế hoạch về nguồn lực sản xuất nói chung và kế hoạch về bố trí lao động, sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu... nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục, với chi phí thấp nhất.

15

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Nhu cầu về các nguồn lực cần thiết để có thể sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã dự báo hoặc đơn hàng trong từng giai đoạn được xác định thông qua xây dựng kế hoạch tổng hợp. Đây là kế hoạch trung hạn về khối lượng sản phẩm cùng sản xuất đồng thời với quy đổi chúng thành nhu cầu về nguyên vật liệu, lao động thông qua chi phí trên một giờ công lao động. Nó cho phép doanh nghiệp dự tính trước khả năng sản xuất dư thừa hoặc thiếu hụt để xây dựng các phương án kế hoạch huy động tốt nhất các nguồn lực vào sản xuất, đặc biệt là các chiến lược huy động sử dụng lao động và máy móc thiết bị. Thông qua các phương pháp khác nhau như trực quan, đồ thị, toán học hoặc các kỹ thuật phân tích khác cho phép lựa chọn kế hoạch tổng hợp hợp lý nhất, vừa thực hiện hoàn thành những nhiệm vụ sản xuất sản phẩm trong kế hoạch dài hạn đề ra, vừa khai thác tận dụng được khả năng sản xuất hiện có và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Lượng nguyên vật liệu cần mua trong từng thời điểm được xác định bằng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP - Material Requirement Planning). Đây là một trong những phương pháp xác định lượng nhu cầu vật tư, chi tiết, bán thành phẩm cần mua hoặc sản xuất trong từng thời điểm. Nó là một phương pháp mới xuất hiện vào những năm 1970. Nội dung chủ yếu là sử dụng máy tính để xác định lượng nhu cầu độc lập cần đáp ứng đúng thời điểm, nhằm giảm thiểu dự trữ những chi tiết, bộ phận hoặc nguyên liệu. Với phương pháp MRP những loại vật tư này chỉ được mua hoặc cung cấp khi cần thiết, đúng số lượng. Phương pháp này đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp, do đó nó được sử dụng khác rộng rãi hiện nay.

1.3.7 Điều độ sản xuất
Điều độ sản xuất là bước tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đã đặt ra, là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Hoạt động điều độ có quan hệ chặtt chẽ với loại hình bố trí sản xuất. Mỗi loại hình bố trí sản xuất đòi hỏi phải có phương pháp điều độ thích hợp. Điều độ quá trình sản xuất gián đoạn, bố trí theo công nghệ khá phức tạp do tính chất đa dạng và thường xuyên thay đổi về khối lượng công việc và luồng di chuyển sản phẩm đưa lại. Điều độ sản xuất là quá trình xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng người, từng công đoạn sản xuất, nhằm đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Đối với loại hình sản xuất dự án do những đặc điểm đặc thù đòi hỏi phải có những kỹ thuật riêng biệt có hiệu quả để lập lịch trình và điều hành quá trình thực hiện một cách linh hoạt nhằm đảm bảo tiết kiệm nhất về thời gian và chi phí thực hiện dự án. Các kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất là sơ đồ Gant và sơ đồ mạng lưới.

1.3.8 Kiểm soát hệ thống sản xuất
Trong chức năng kiểm soát hệ thống sản xuất có hai nội dung quan trọng nhất là kiểm tra kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho. Hàng dự trữ tồn kho luôn là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, giảm hệ số sử dụng và vòng quay của vốn hoặc gây ra ách tắc cho quá trình sản xuất do không đủ dự trữ nguyên liệu cho 16

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất quá trình sản xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh không bán được. Hoạt động quản trị hàng dự trữ được đề cập đến với những mô hình cụ thể ứng dụng cho từng trường hợp sao cho tìm được điểm cân bằng tối ưu giữa chi phí tồn kho và lợi ích của dự trữ tồn kho đem lại. Quản trị hàng dự trữ, tồn kho phải đảm bảo cả về mặt hiện vật và giá trị nhằm đảm bảo tối ưu, không tách rời nhau hai luồng chuyển động giá trị và hiện vật. Những phương pháp quản trị giá trị và hiện vật sẽ cho phép kiểm soát chặt chẽ lượng dự trữ tồn kho trong từng thời kỳ. Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn ngày nay. Để sản xuất sản phẩm ra với chi phí sản xuất thấp, chất lượng cao đáp ứng được những mong đợi của khách hàng thì hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp phải có chất lượng cao và thường xuyên được kiểm soát. Quản lý chất lượng chính là nâng cao chất lượng của công tác quản lý các yếu tố, bộ phận toàn bộ quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Trong quản lý chất lượng sẽ tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về nhận thức và quan điểm về chất lượng và quản lý chất lượng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, các đặc điểm, phạm vi và chức năng của quản lý chất lượng trong sản xuất là cơ sở khoa học để các cán bộ quản trị sản xuất xây dựng chính sách, chiến lược chất lượng cho bộ phận sản xuất. Một yêu cầu bắt buộc đối với các cán bộ quản trị sản xuất là cần hiểu rõ và biết sử dụng các công cụ và kỹ thuật thống kê trong quản lý chất lượng. Hệ thống công cụ thống kê và kỹ thuật thống kê góp phần đảm bảo cho hệ thống sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên có khả năng thực hiện tốt những mục tiêu chất lượng đã đề ra.

1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất trong thực tế đã xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chúng chỉ được coi là "các dự án sản xuất công cộng" chứ chưa phải là quản trị sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Quản trị sản xuất trong các doanh nghiệp với tư cách là đơn vị sản xuất hàng hoá tham gia kinh doanh trên thị trường mới chỉ xuất hiện gần đây. Bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào những năm 1770 ở Anh. Thời kỳ đầu trình độ phát triển sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất đơn giản, chủ yếu lao động thủ công và nửa cơ khí. Hàng hoá được sản xuất trong những xưởng nhỏ. Các chi tiết bộ phận chưa tiêu chuẩn hoá, không lắp lẫn được. Sản xuất diễn ra chậm, chu kỳ sản xuất kéo dài, năng suất rất thấp. Khối lượng hàng hoá sản xuất được còn ít. Khả năng cung cấp hàng hoá nhỏ hơn nhu cầu trên thị trường. Từ sau những năm 70 của thế kỷ XVIII, những phát minh khoa học mới liên tục ra đời, trong giai đoạn này đã tạo ra những thay đổi có tính cách mạng trong phương pháp sản xuất và công cụ lao động tạo điều kiện chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. Những phát minh cơ bản là phát minh máy hơi nước của James Watt năm 1764; cuộc cách mạng kỹ thuật trong ngành dệt năm 1885; sau đó là hàng loạt những phát hiện và khai thác than, sắt cung cấp nguồn nguyên liệu, năng lượng, máy móc mới cho sản xuất của các doanh nghiệp. Cùng với những phát minh khoa học kỹ thuật là những khám phá mới trong khoa học quản lý, tạo điều kiện hoàn thiện tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác kỹ thuật mới một cách có hiệu quả hơn. Năm 1776, Adam Smith trong cuốn "Của cải của các quốc gia" lần đầu tiên nhắc đến lợi ích của phân công lao động. Quá trình chuyên môn 17

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất hoá dần dần được tổ chức, ứng dụng trong hoạt động sản xuất, đưa năng suất lao động tăng lên đáng kể. Quá trình sản xuất được phân chia thành các khâu khác nhau giao cho các bộ phận riêng lẻ đảm nhận. Lý thuyết về sự trao đổi lắp lẫn giữa các chi tiết bộ phận của Eli Whitney năm 1790 ra đời đã tạo điều kiện và khả năng lắp lẫn giữa các chi tiết bộ phận được làm ở những nơi khác nhau góp phần to lớn trong nâng cao năng lực sản xuất của xã hội, hình thành sự phân công hiệp tác giữa các doanh nghiệp. Các hình thức tổ chức doanh nghiệp mới xuất hiện. Những đặc điểm đó đã tác động đến hình thành quan niệm quản trị sản xuất chủ yếu là tổ chức điều hành các hoạt động tác nghiệp trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức sản xuất trong giai đoạn này là tổ chức, điều hành sản xuất sao cho sản xuất ra càng nhiều sản phẩm càng tốt vì cung còn thấp hơn cầu rất nhiều. Vì vậy, trong giai đoạn này các doanh nghiệp có quy mô tăng lên nhanh chóng. Tiếp đó, một bước ngoặt cơ bản trong tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp là sự ra đời của học thuyết "Quản lý lao động khoa học" của Taylor công bố năm 1911. Quá trình lao động được hợp lý hoá thông qua việc quan sát, ghi chép, đánh giá, phân tích và cải tiến các phương pháp làm việc. Công việc được phân chia nhỏ thành những bước đơn giản giao cho một cá nhân thực hiện. Để tổ chức sản xuất không chỉ còn đơn thuần là tổ chức điều hành công việc mà trước tiên phải hoạch định, hướng dẫn và phân giao công việc một cách hợp lý nhất. Nhờ phân công chuyên môn hoá và quá trình chuyển đổi trong quản trị sản xuất đã đưa năng suất lao động trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng. Khối lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ngày càng lớn, thị trường lúc này cung đã dần dần đến điểm cân bằng với cầu về nhiều loại sản phẩm, buộc các doanh nghiệp phải tính toán cân nhắc thận trọng hơn trong quản trị sản xuất. Đặc trưng cơ bản của quản trị sản xuất trong thời kỳ này là sản xuất tối đa, dự trữ hợp lý bán thành phẩm tại nơi làm việc và quản lý thủ công. Những năm đầu thế kỷ XX học thuyết quản lý khoa học của Taylor được áp dụng triệt để và rộng rãi trong các doanh nghiệp. Con người và hoạt động của họ trong công việc được xem xét dưới "kính hiển vi" nhằm loại bỏ những thao tác thừa, lãng phí thời gian và sức lực. Người lao động được đào tạo, hướng dẫn công việc một cách cặn kẽ để có thể thực hiện tốt nhất các công việc của mình. Việc khai thác triệt để những mặt tích cực của lý thuyết Taylor làm cho năng suất tăng lên rất nhanh. Nhiều sản phẩm công nghiệp có xu hướng: khả năng cung vượt cầu. Hàng hoá ngày càng nhiều trên thị trường, tính chất cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp có khả năng sản xuất khối lượng sản phẩm lớn và bắt đầu phải quan tâm nhiều hơn tới hoạt động bán hàng. Quản trị sản xuất lúc này có nội dung rộng hơn bao gồm các chức năng hoạch định, lựa chọn và đào tạo hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp với mục tiêu chủ yếu là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất một cách hợp lý, đồng thời với nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, lý luận của Taylor đã bộc lộ những nhược điểm, mức phát huy tác dụng đã ở giới hạn tối đa. Để nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, bắt đầu xuất hiện những lý luận mới được áp dụng trong quản trị sản xuất. Con người không còn chỉ được xem xét ở khía cạnh kỹ thuật đơn thuần như một bộ phận kéo dài của máy móc thiết bị như trong học thuyết quản lý lao động khoa học của Taylor đã đề cập mà bắt đầu nhận thấy con người là một thực thể sáng tạo có nhu cầu tâm lý, tình cảm và cần phải thoả mãn những nhu cầu đó. Những khía cạnh xã hội, tâm sinh lý, hành vi của người lao 18

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất động được đề cập nghiên cứu và đáp ứng ngày càng nhiều nhằm khai thác khả năng vô tận của con người trong nâng cao năng suất. Lý luận của Maslow về các bậc thang nhu cầu của con người, học thuyết của Elton Mayo 1930 về động viên khuyến khích người lao động cùng với hàng loạt các lý thuyết về hành vi và các mô hình toán học xuất hiện đưa quản trị sản xuất chuyển sang một giai đoạn mới phát triển cao hơn, với những nội dung cần quan tâm rộng lớn hơn. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, tính cạnh tranh ngày càng tăng buộc các doanh nghiệp tăng cường hoàn thiện quản trị sản xuất. Quản trị sản xuất tập trung vào phấn đấu giảm chi phí về tài chính, vật chất và thời gian, tăng chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng,... Nhiệm vụ, chức năng của quản trị sản xuất được mở rộng ra bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết kế sản phẩm, thiết kế hệ thống sản xuất tới hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

1.4.2. Xu hướng phát triển của quản trị sản xuất
Những năm gần đây sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội và công nghệ, đồng thời cạnh tranh diễn ra gay gắt đã buộc các doanh nghiệp chú ý nhiều hơn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả. Những vấn đề chính này chịu tác động trực tiếp và to lớn của quản trị sản xuất. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có tính chất mở luôn có mối quan hệ gắn bó trực tiếp với môi trường bên ngoài. Nhiệm vụ cơ bản của quản trị sản xuất là tạo ra khả năng sản xuất linh hoạt đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, khi xác định phương hướng phát triển của quản trị sản xuất cần phân tích đánh giá đầy đủ những đặc điểm của môi trường kinh doanh hiện tại và xu hướng vận động của nó. Những đặc điểm cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay là: - Toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế, tự do trao đổi thương mại và hợp tác kinh doanh. - Sự phát triển vô cùng nhanh chóng của khoa học công nghệ. Tốc độ đổi mới công nghệ nhanh, chu kỳ sản phẩm giảm, năng suất và khả năng của máy móc thiết bị tăng,... - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều nước. Dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp. - Cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính quốc tế. - Các quốc gia tăng cường kiểm soát và đưa ra những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. - Những tiến bộ nhanh chóng về kinh tế, xã hội dẫn đến sự thay đổi nhanh của nhu cầu. Để thích ứng với những biến động trên, ngày nay hệ thống quản trị sản xuất của các doanh nghiệp tập trung vào những hướng chính sau: - Tăng cường chú ý đến quản trị chiến lược các hoạt động tác nghiệp; - Xây dựng hệ thống sản xuất năng động linh hoạt; - Tăng cường các kỹ năng quản lý sự thay đổi; - Tìm kiếm và đưa vào áp dụng những phương pháp quản lý hiện đại như JIT, Kaizen, MRP, Kanban,.... - Tăng cường các phương pháp và biện pháp khai thác tiềm năng vô tận của con người, tạo ra sự tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo và tự giác trong hoạt động sản xuất.

19

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất - Thiết kế lại hệ thống sản xuất của doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian trong thực hiện hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh về thời gian.

1.5 NĂNG SUẤT TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.5.1 Thực chất và tầm quan trọng của năng suất trong sản xuất và dịch vụ
Quản trị sản xuất gắn liền với việc nâng cao năng suất và đánh giá năng suất đạt được của từng khâu, từng bộ phận cũng như của toàn bộ dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp. Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển của các doanh nghiệp, các quốc gia. Về mặt toán học, năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Đầu ra có thể là tổng giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra, đó là lao động, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc,.... Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mô hình đánh giá năng suất khác nhau. Có thể biểu diễn công thức tính năng suất chung cho tất cả các yếu tố như sau: P1 = Trong đó: P1 - Năng suất chung Q1 - Tổng đầu ra L - Yếu tố lao động C - Yếu tố vốn R - Nguyên liệu thô Q - Những hàng hoá và dịch vụ trung gian khác Như vậy, năng suất được đánh giá chung cho tất cả các yếu tố và cho từng yếu tố đầu vào. Nó được lượng hoá thông qua những con số cụ thể, phản ánh mức hiệu quả của việc khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên ngoài những yếu tố có thể lượng hoá được năng suất cần được đánh giá đầy đủ về mặt định tính như tính hữu ích của đầu ra, mức độ thoả mãn người tiêu dùng, mức độ đảm bảo những yêu cầu về xã hội gồm bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm,... Khái niệm năng suất phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả, sự đổi mới và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu năng suất cho doanh nghiệp biết được trình độ và chất lượng của hoạt động quản trị sản xuất, đồng thời là cơ sở để xem xét việc trả công cho người lao động sau mỗi quá trình sản xuất. Vì vậy, việc tính toán năng suất có ý nghĩa rất quan trọng trong quản trị sản xuất của các doanh nghiệp. Để đánh giá sự đóng góp của từng nhân tố riêng biệt người ta còn dùng các chỉ tiêu năng suất bộ phận. Năng suất bộ phận bao gồm hai loại cơ bản nhất là năng suất lao động và năng suất vốn. - Năng suất lao động: 20 Q1 (L + C + R + Q)

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất Q WL = Trong đó: WL - Năng suất lao động Q - Khối lượng sản phẩm sản xuất ra L - Số lao động bình quân VA - Giá trị gia tăng Năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một công nhân tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định (năm, tháng, ngày, giờ,....) hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. - Năng suất vốn Q WV = Trong đó: WV - Năng suất vốn Q - Khối lượng sản phẩm sản xuất ra V - Vốn sản xuất kinh doanh VA - Giá trị gia tăng Năng suất vốn là một chỉ tiêu được sử dụng trong việc xác định giá trị được tạo ra từ một đơn vị vốn sử dụng. Thông qua năng suất vốn người ta có thể biết được đồng vốn được sử dụng như thế nào và mức đóng góp của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp. Gần đây người ta còn sử dụng chỉ tiêu năng suất yếu tố tổng hợp. TFP phản ánh hiệu quả và tính hiệu quả của quản lý hai nhân tố đầu vào này, đồng thời cũng đánh giá mức thay đổi của tiến bộ công nghệ, của cơ cấu sản xuất và của hoạt động quản lý. Chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp TFP được xác định bằng khối lượng sản phẩm được sản xuất ra khi mỗi yếu tố vốn và lao động cùng được sử dụng với cường độ như nhau. Sản phẩm hoặc dịch vụ thu được nhiều hơn từ sử dụng tối ưu nguồn lao động, vốn, từ hoàn thiện quá trình, từ cải tiến chất lượng của vốn, lao động và chất lượng của hệ thống các hoạt động. Ngoài phần đóng góp của từng nhân tố lao động và vốn, chúng ta còn thấy một phần giá trị mới do một bộ phận vô hình tạo ra. Bộ phận không nhìn thấy này chính là tác động tổng hợp của các yếu tố đầu vào. Y = ALα Kβ Trong đó: Y - Đầu ra; L - Lao động; K - Vốn đầu vào; V hoặc WV = VA V hoặc L WL = VA L

21

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất α, β - Độ co giãn của đầu ra tương ứng với lao động và vốn. Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hiệu quả kinh tế - xã hội. Tăng năng suất tạo cơ sở khách quan cần thiết để đảm bảo thống nhất lợi ích của tất cả mọi lực lượng tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như người lao động, khách hàng, chủ sở hữu, cộng đồng xã hội, người cung ứng và cải thiện chất lượng công việc nói riêng. Năng suất ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Giữa năng suất và tính cạnh tranh có mối quan hệ rất chặt chẽ. Khi tài sản và quá trình được quản lý một cách có hiệu quả thì sẽ đạt được năng suất cao, tăng năng suất dẫn đến chi phí đơn vị sản phẩm thấp nhưng lại tăng mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đó là cơ sở cho tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, tạo sự phát triển bền vững.

1.5.2 Những nhân tố tác động đến năng suất
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chia thành hai nhóm chủ yếu: - Nhóm nhân tố bên ngoài: bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước. - Nhóm nhân tố bên trong: bao gồm nguồn lao động, vốn, công nghệ, tình hình và khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Có thể biểu diễn sự tác động của các nhân tố này theo sơ đồ sau: Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô: - Chính sách đối ngoại - Chính sách cơ cấu kinh tế

Môi trường kinh tế thế giới: - Tình hình kinh tế thế giới - Trao đổi quốc tế - Tình hình các nguồn lực
Trình độ quản lý: - Đội ngũ cán bộ quản lý - Cơ cấu thứ bậc (tính tập trung dân chủ) - Cơ chế hoạt động

Tình hình thị trường: - Nhu cầu - Cạnh tranh - Giá cả - Chất lượng

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

Khả năng và tình hình tổ chức sản xuất: - Quy mô - Chuyên môn hoá - Liên kết kinh tế

Lao động: - Số lượng - Chất lượng - Trình độ tay nghề, chuyên môn

Vốn: - Nguồn cung cấp - Cơ cấu - Tình hình tài chính

Công nghệ: - Máy móc thiết bị - Nguyên liệu - Quá trình

Hình 1.8: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

22

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất

1.5.3 Những biện pháp nhằm nâng cao năng suất trong quản trị sản xuất
Năng suất phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng thiết kế và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất. Do vị trí vai trò của năng suất hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nên nâng cao năng suất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản trị sản xuất. Một số biện pháp hoàn thiện quản trị sản xuất nhằm nâng cao năng suất gồm: - Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và thước đo năng suất đối với tất cả các hoạt động tác nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhưng hiện nay Việt nam vẫn chưa có hệ thống chỉ tiêu thống nhất đánh giá năng suất theo cách tiếp cận mới, hội nhập với khu vực và thế giới. - Xác định rõ mục tiêu hoàn thiện năng suất trong sản xuất. Căn cứ vào hệ thống sản xuất hiện tại và tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch sản xuất để lựa chọn mục tiêu hợp lý. Mục tiêu phải lượng hoá được bằng các con số cụ thể, có tính khả thi nhưng thể hiện sự phấn đấu vươn lên trong mối quan hệ chặt chẽ với các đối thủ cạnh tranh khác. Mỗi thành viên cần hiểu rõ mục tiêu, năng suất đặt ra để có kế hoạch hành động thích hợp. - Phân tích, đánh giá quá trình sản xuất phát hiện những khâu yếu nhất - "nút cổ chai" để có những biện pháp khắc phục. Đây là khâu quyết định đến năng suất của toàn bộ hệ thống sản xuất. Tìm kiếm và phát hiện khâu yếu nhất là công việc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thận trọng, đánh giá tất cả các khâu, các bộ phận, về khả năng kỹ thuật, thiết bị, con người, nguyên liệu và sự phối hợp đồng bộ giữa các nhân tố này. - Tăng cường các biện pháp và phương pháp khuyến khích động viên người lao động như các nhóm lao động, nhóm chất lượng. - Định kỳ đánh giá kết quả của các biện pháp hoàn thiện tăng năng suất và công bố rộng rãi, khen thưởng kịp thời.

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1. Sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ. 2. Sản xuất của một doanh nghiệp được đặc trưng trước hết bởi sản phẩm của nó. Tuy nhiên người ta có thể thực hiện phân loại sản xuất theo các đặc trưng sau đây: - Số lượng sản phẩm sản xuất - Tổ chức các dòng sản xuất - Mối quan hệ với khách hàng - Kết cấu sản phẩm - Khả năng tự chủ trong việc sản xuất sản phẩm 3. Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. 4. Mục tiêu tổng quát của quản trị sản xuất là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất. Các mục tiêu cụ thể của quản trị sản xuất là:

23

Chương 1: Khái quát về quản trị sản xuất - Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng; - Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra; - Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; - Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao; 5. Quản trị sản xuất có mối quan hệ mật thiết với các chức năng chính như quản trị tài chính, quản trị marketing và với các chức năng hỗ trợ khác trong doanh nghiệp. Mối quan hệ này vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhau cùng phát triển, lại vừa mâu thuẫn nhau. 6. Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất bao gồm: - Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm - Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ - Quản trị công suất của doanh nghiệp - Định vị doanh nghiệp - Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp - Lập kế hoạch các nguồn lực - Điều độ sản xuất - Kiểm soát hệ thống sản xuất

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Khái niệm sản xuất, các yếu tố của quá trình sản xuất? 2. Phân loại sản xuất theo quy mô sản xuất và tính chất lặp lại của quá trình sản xuất? 3. Phân loại sản xuất theo hình thức tổ chức sản xuất? 4. Phân loại sản xuất theo mỗi quan hệ với khách hàng? 5. Phân loại sản xuất theo quá trình hình thành sản phẩm? 6. Khái niệm quản trị sản xuất và mục tiêu của quản trị sản xuất? 7. Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị chính khác? 8. Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất?

24

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm

CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM
GIỚI THIỆU
Mục đích, yêu cầu:
Chương 2 trang bị các kiến thức cơ bản về dự báo nhu cầu sản phẩm, là cơ sở cho việc thực hiện các nội dung tiếp theo của quản trị sản xuất. Sau khi học xong chương này, học viên cần đạt được các yêu cầu sau: - Nắm rõ bản chất của công tác dự báo - Biết vận dụng các phương pháp dự báo để dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

Nội dung chính:
- Thực chất và vai trò của dự báo trong quản trị sản xuất - Các phương pháp dự báo - Giám sát và kiểm soát dự báo

NỘI DUNG
2.1. THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
2.1.1. Khái niệm dự báo
Thuật ngữ dự báo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Pro” (nghĩa là trước) và “gnois” (có nghĩa là biết), “prognois” nghĩa là biết trước. Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai. Tiên đoán là hình thức phản ánh vượt trước về thời gian hiện thực khách quan, đó là kết quả nhận thức chủ quan của con người dựa trên cơ sở nhận thức quy luật khách quan trong sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Có thể phân biệt ba loại tiên đoán: Tiên đoán không khoa học: Đó là các tiên đoán không có cơ sở khoa học, thường dựa trên các mối quan hệ qua lại có tính tưởng tượng, không hiện thực, được cấu trúc một cách giả tạo, hoặc những phát hiện có tính chất bất chợt. Các hình thức như bói toán, tiên tri, các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch,... thuộc loại tiên đoán này. Tiên đoán kinh nghiệm: Các tiên đoán hình thành qua kinh nghiệm thực tế dựa vào các mối quan hệ qua lại thường xuyên trong thực tế hoặc tưởng tượng mà không trên cơ sở phân tích cấu trúc lý thuyết, nghiên cứu các quy luật hay đánh giá kinh nghiệm. Loại tiên đoán này ít nhiều có

25

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm cơ sở song lại không giải thích được sự vận động của đối tượng và đa số mới chỉ dừng lại ở mức độ định tính. Tiên đoán khoa học: đây là tiên đoán dựa trên việc phân tích mối quan hệ qua lại giữa các đối tượng trong khuôn khổ của một hệ thống lý luận khoa học nhất định. Nó dựa trên việc phân tích tính quy luật phát triển của đối tượng dự báo và các điều kiện ban đầu với tư cách như là các giả thiết. Tiên đoán khoa học là kết quả của sự kết hợp giữa những phân tích định tính và những phân tích định lượng các quá trình cần dự báo. Chỉ có dự báo khoa học mới đảm bảo độ tin cậy cao và là cơ sở vững chắc cho việc thông qua các quyết định quản lý khoa học.

2.1.2. Các nguyên tắc dự báo
1. Nguyên tắc liên hệ biện chứng Tất cả các hiện tượng kinh tế - xã hội đều có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Mối quan hệ giữa chúng có nhiều loại: mối quan hệ bản chất, không bản chất; cố định và tạm thời; trực tiếp hoặc gián tiếp.... Nguyên tắc liên hệ biện chứng tạo ra công cụ, phương pháp luận rất có hiệu quả để giải thích, phân tích đúng đắn và dự báo các hiện tượng kinh tế – xã hội. Áp dụng nguyên tắc này đòi hỏi : - Phải tính đến các mối quan hệ tồn tại giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa các ngành, thành phần kinh tế, quan hệ kinh tế,... - Phải tính đến các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế – xã hội với các lĩnh vực khác như chính trị, pháp luật,... - Phải xem xét mọi vấn đề trong một điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, tính đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các mặt của vấn đề nghiên cứu. - Phải có quan điểm hệ thống trong phân tích dự báo. 2. Nguyên tắc kế thừa lịch sử Nguyên tắc này yêu cầu khi tiến hành dự báo một đối tượng phải nghiên cứu sâu sắc quá trình vận động của đối tượng đó trong quá khứ và hiện tại, tạo ra cơ sở thực nghiệm để tiên đoán và đánh giá tác động các xu hướng trong tương lai. Chỉ có thể dự báo tương lai mà không rơi vào không tưởng khi chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng quá khứ và hiện tại của đối tượng dự báo. 3. Nguyên tắc tính đặc thù về bản chất của đối tượng dự báo Nguyên tắc này đòi hỏi nhất thiết phải tính đến những nét đặc thù về bản chất của đối tượng cần dự báo. Xuất phát từ những nét đặc thù này sẽ tạo cho chúng ta những giới hạn nhất định về xu thế phát triển đối tượng kinh tế trong tương lai. Nguyên tắc này càng quan trọng khi sử dụng các phương pháp ngoại suy định lượng trong dự báo, nếu không có giới hạn thì dễ dàng đi đến những kết luận sai lầm trong dự báo. 4. Nguyên tắc mô tả tối ưu đối tượng dự báo Nguyên tắc này đòi hỏi phải mô tả đối tượng dự báo như thế nào đó nhằm đảm bảo sự xác thực và chính xác cho trước của dự báo với chi phí dự báo thấp nhất. Để thực hiện nguyên tắc này cần phải mô tả đối tượng dự báo với mức độ hình thức hoá tối ưu, kết hợp mô hình hình thức với phương pháp mô tả phi hình thức; lựa chọn một số biến số và tham số tối thiểu, đánh giá tầm quan

26

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm trọng của biến số; chọn thang đo phù hợp cho mỗi chỉ tiêu nhằm đảm bảo độ chính xác đặt ra với chi phí nhỏ nhất. 5. Nguyên tắc về tính tương tự của đối tượng dự báo Nguyên tắc này đòi hỏi khi phân tích phải thường xuyên so sánh những tính chất của đối tượng dự báo với những đối tượng tương tự đã biết và với các mô hình của các đối tượng đó nhằm mục đích sử dụng mô hình sẵn có này phục vụ cho dự báo. Việc quán triệt nguyên tắc này cho phép tiết kiệm chi phí để phân tích, rút ngắn thời gian xây dựng mô hình, mặt khác cho phép kiểm tra kết quả bằng cách so sánh với các kết quả của các đối tượng tương tự trước đó. 2.1.3. Phân loại dự báo Dự báo được phân loại theo nhiều cách khác nhau, để phục vụ cho công tác lập kế hoạch, tổ chức sản xuất và quản trị sản xuất người ta phải tiến hành dự báo cho các khoảng thời gian khác nhau. Căn cứ vào thời gian có 3 loại dự báo sau : Dự báo ngắn hạn: Dự báo ngắn hạn là dự báo có tầm xa dự báo rất ngắn, có thể tuần, tháng... đến dưới một năm. Dự báo loại này thường được dùng cho các quyết định mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ, cân đối các mặt trong quản trị tác nghiệp. Dự báo trung hạn Khoảng thời gian dự báo thường từ tháng đến 3 năm. Loại dự báo này cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn lực.... Dự báo dài hạn Dự báo dài hạn là các dự báo cho khoảng thời gian từ 3 năm trở lên. Loại dự báo này cần cho việc lập các dự án sản xuất sản phẩm mới, lựa chọn các dây chuyền công nghệ, thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp...

2.1.4. Vai trò của dự báo
Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản xuất, về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ vô. Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch. Mối quan hệ giữa công tác dự báo và lập kế hoạch được biểu thị trong hình 2.1.

27

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm

Mục tiêu của quản lý Những thuận lợi về nguồn lực

DỰ BÁO

LẬP KẾ HOẠCH

Các mục tiêu, mục đích và các quyết định

Các hạn chế

Sự phân bổ nguồn lực và các cam kết

Sự thực hiện và các chính sách điều chỉnh

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa công tác dự báo và lập kế hoạch Trong quản lý vi mô, công tác dự báo khoa học giúp doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh và giành thắng lợi trong kinh doanh. Các dự báo về thị trường, giá cước, tiến bộ khoa học công nghệ, sự thay đổi các nguồn đầu vào, đối thủ cạnh tranh... có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp viễn thông. Ngoài ra dự báo còn cung cấp các thông tin cho phép phối hợp hành động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
2.2.1. Các phương pháp dự báo định tính
Các phương pháp dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng cách phân tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo, chỉ mang tính phỏng đoán, không định lượng.. Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện thời gian nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết quả dự báo trong nhiều trường hợp cũng rất tốt. Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu: 1. Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành Đây là phương pháp dự báo được sử dụng khá rộng rãi. Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp , những người phụ trách các công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp. Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất.

28

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của những người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác. 2. Phương pháp lấy ý kiến của lực lượng bán hàng Những người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của người tiêu dùng. Họ có thể dự báo được lượng hàng hoá, dịch vụ có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng. Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số người bán hàng thường có xu hướng đánh giá thấp lượng hàng hoá, dịch vụ bán được để dễ đạt định mức, ngược lại một số khác lại chủ quan dự báo ở mức quá cao để nâng danh tiếng của mình. 3. Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng Đây là phương pháp lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng. Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị dự báo nhu cầu của khách hàng mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xây dựng câu hỏi. Đôi khi phương pháp này cũng vấp phải khó khăn là ý kiến của khách hàng không xác thực hoặc quá lý tưởng. 4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất. Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia. Phương pháp chuyên gia được áp dụng đặc biệt có hiệu quả trong các trường hợp sau đây: - Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát lớn phụ thuộc nhiều yếu tố mà hiện tại còn chưa có hoặc thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định. - Trong điều kiện còn thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo.

29

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm - Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tượng dự báo, độ tin cậy thấp về hình thức thể hiện, về chiều hướng biến thiên về phạm vi cũng như quy mô và cơ cấu. - Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, phần lớn là các nhân tố rất khó lượng hoá đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội (thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cư...) hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy trong quá trình phát triển của mình đối tượng dự báo có nhiều đột biến về quy mô và cơ cấu mà nếu không nhờ đến tài nghệ của chuyên gia thì mọi sự trở nên vô nghĩa. - Trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để đưa ra các dự báo kịp thời. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia làm ba giai đoạn lớn: - Lựa chọn chuyên gia - Trưng cầu ý kiến chuyên gia; - Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo. Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.

2.2.2. Các phương pháp dự báo định lượng
Các phương pháp dự báo định lượng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai. Khi dự báo nhu cầu tương lai, nếu không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. Nếu cần ảnh hưởng của các nhân tố khác đến nhu cầu có thể dùng các mô hình hồi quy tương quan... Để tiến hành dự báo nhu cầu sản phẩm theo phương pháp định lượng cần thực hiện 8 bước sau: - Xác định mục tiêu dự báo - Lựa chọn những sản phẩm cần dự báo - Xác định độ dài thời gian dự báo - Chọn mô hình dự báo - Thu thập các dữ liệu cần thiết - Phê chuẩn mô hình dự báo - Tiến hành dự báo - Áp dụng kết quả dự báo

1. Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian (Phương pháp ngoại suy)
Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian được xây dựng trên một giả thiết về sự tồn tại và lưu lại các nhân tố quyết định đại lượng dự báo từ quá khứ đến tương lai. Trong phương pháp này

30

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm đại lượng cần dự báo được xác định trên cơ sở phân tích chuỗi các số liệu về nhu cầu sản phẩm (dòng nhu cầu) thống kê được trong quá khứ. Như vậy thực chất của phương pháp dự báo theo dãy số thời gian là kéo dài quy luật phát triển của đối tượng dự báo đã có trong quá khứ và hiện tại sang tương lai với giả thiết quy luật đó vẫn còn phát huy tác dụng. Các yếu tố đặc trưng của dãy số theo thời gian gồm: - Tính xu hướng: Tính xu hướng của dòng nhu cầu thể hiện sự thay đổi của các dữ liệu theo thời gian (tăng, giảm...) - Tính mùa vụ: Thể hiện sự dao động hay biến đổi dữ liệu theo thời gian được lặp đi lặp lại theo những chu kỳ đều đặn do sự tác động của một hay nhiều nhân tố môi trường xung quanh như tập quán sinh hoạt, hoạt động kinh tế xã hội... Ví dụ: Nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông không đồng đều theo các tháng trong năm. - Biến đổi có chu kỳ: Chu kỳ là yếu tố lặp đi lặp lại sau một giai đoạn thời gian. Ví dụ: Chu kỳ sinh học, chu kỳ phục hồi kinh tế... - Biến đổi ngẫu nhiên: Biến đổi ngẫu nhiên là sự dao động của dòng nhu cầu do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra, không có quy luật. Sau đây là các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. a. Phương pháp trung bình giản đơn (Simple Average) Phương pháp trung bình giản đơn là phương pháp dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua, trong đó các nhu cầu của các giai đoạn trước đều có trọng số như nhau, nó được thể hiện bằng công thức:

Ft =
Trong đó:

∑D i =1

n

t −i

n

Ft - Nhu cầu dự báo cho kỳ t Dt-i - Mức nhu cầu thực ở kỳ t-i n - Số kỳ quan sát ( Số kỳ có nhu cầu thực) Phương pháp này san bằng được tất cả mọi sự biến động ngẫu nhiên của dòng yêu cầu, vì vậy nó là mô hình dự báo rất kém nhạy bén với sự biến động của dòng nhu cầu. Phương pháp này phù hợp với dòng nhu cầu đều, ổn định, sai số sẽ rất lớn nếu ta gặp dòng nhu cầu có tính chất thời vụ hoặc dòng nhu cầu có tính xu hướng. b. Phương pháp trung bình động Trong trường hợp khi nhu cầu có sự biến động, trong đó thời gian gần nhất có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo, thời gian càng xa thì ảnh hưởng càng nhỏ ta dùng phương pháp trung bình động sẽ thích hợp hơn.

31

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm Phương pháp trung bình động dùng kết quả trên cơ sở thay đổi liên tục khoảng thời gian trước đây cho dự báo giai đoạn tiếp theo:

Ft =

∑D i =1

n

t −i

n

Trong đó: Ft - Nhu cầu dự báo cho kỳ t Dt-i - Mức nhu cầu thực ở kỳ t-i n - Số kỳ quan sát Nếu n = 3
Ft = D t −1 + D t − 2 + D t − 3 3

Khi sử dụng phương pháp trung bình động đòi hỏi phải xác định n sao cho sai số dự báo là nhỏ nhất, đó chính là công việc của người dự báo, n phải điều chỉnh thường xuyên tuỳ theo sự thay đổi tính chất của dòng nhu cầu. Để chọn n hợp lý cũng như để đánh giá mức độ chính xác của dự báo người ta căn cứ vào độ lệch tuyệt đối bình quân (MAD).
MAD =

∑D i =1

n

i

− Fi

n

Trong đó: Di – Mức nhu cầu thực của kỳ i Fi – Mức nhu cầu dự báo của kỳ i n – Số kỳ quan sát Ví dụ: Sản lượng điện thoại nội hạt của vùng A theo tháng được cho trong bảng, yêu cầu dùng phương pháp trung bình động 3 tháng để dự báo nhu cầu cho tháng tới.

32

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Sản lượng điện thoại nội hạt, triệu phút 405 450 440 380 370 430 450 461 410 400 450

Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình động với n = 3

Sai số tuyệt đối

( 440 + 450 + 405 ) / 3 = 431,7 (380 + 440 + 450)/3 = 423,3 (370 + 380 + 440)/3 = 396,7 (430 + 370 + 380)/3 = 393,3 (450 + 430 + 370)/3 = 416,7 (461 + 450 + 430)/3 = 447,0 (410 + 461 + 450)/3 = 440,3 (400 + 410 + 461)/3 = 423,7 (450 + 400 + 410)/3 = 420,0

51,7 53,3 33,3 56,7 44,3 37,0 40,3 26,3

∑D −F i =1 i

n

i

= 343,0

MAD =

343,0 = 42,9 8

c. Phương pháp trung bình động có trọng số: Đây là phương pháp bình quân nhưng có tính đến ảnh hưởng của từng giai đoạn khác nhau đến nhu cầu, thông qua việc sử dụng các trọng số.

Ft =
Trong đó: Ft - Mức nhu cầu dự báo kỳ t Dt-i - Mức nhu cầu thực kỳ t-i n - Số kỳ quan sát αt-i - Trọng số của kỳ t-i

∑D i =1

n

t −i

α t −i

αt-i được lựa chọn bởi người dự báo dựa trên cơ sở phân tích tính chất của dòng nhu cầu, thoả mãn điều kiện:

33

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm

∑ α = 1 và 0 ≤ ∀ αt-i ≤ 1 i =1 i −1

n

Trong phương pháp trung bình động có trọng số, độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào khả năng xác định được các trọng số phù hợp. Thực tế chỉ ra rằng, nhờ điều chỉnh thường xuyên hệ số αt-i của mô hình dự báo, phương pháp trung bình động có trọng số mang lại kết quả dự báo chính xác hơn phương pháp trung bình động. Ví dụ: Nhu cầu đàm thoại nội hạt của vùng A theo tháng được cho trong bảng, yêu cầu dùng phương pháp trung bình động có trọng số với n =3 để dự báo nhu cầu cho tháng tới. Cho các trọng số như sau: αt-1= 0,5; αt-2= 0,3; αt-3= 0,2 Tháng Sản lượng điện thoại nội hạt, triệu phút 405 450 440 380 370 430 450 461 410 400 450 (440 x 0,5 + 450 x 0,3 + 405 x 0,2)/3 = 436,0 (380 x 0,5 + 440 x 0,3 + 450 x 0,2)/3 = 412,0 (370 x 0,5 + 380 x 0,3 + 440 x 0,2)/3 = 387,0 (430 x 0,5 + 370 x 0,3 + 380 x 0,2)/3 = 402,0 (450 x 0,5 + 430 x 0,3 + 370 x 0,2)/3 = 428,0 (461 x 0,5 + 450 x 0,3 + 430 x 0,2)/3 = 451,5 (410 x 0,5 + 461 x 0,3 + 450 x 0,2)/3 = 433,3 (400 x 0,5 + 410 x 0,3 + 461 x 0,2)/3 = 415,2 (450 x 0,5 + 400 x 0,3 + 410 x 0,2)/3 = 420,0 56,0 42,0 43,0 48,0 33,0 41,5 33,3 34,8 Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình động có trọng số với n = 3 và αt-1= 0,5; αt-2= 0,3; αt-3= 0,2 Sai số tuyệt đối

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

∑D i =1

n

i

− Fi = 331,6
331,6 = 41,5 8

MAD =

Trong mô hình trên, tính chính xác của dự báo phụ thuộc vào khả năng xác định trọng số có hợp lý hay không? Các phương pháp trung bình giản đơn, trung bình động, trung bình động có trọng số đều có các đặc điểm sau: - Khi số quan sát n tăng lên, khả năng san bằng các giao động tốt hơn, nhưng kết quả dự báo ít nhạy cảm hơn với những biến đổi thực tế của nhu cầu. - Dự báo thường không bắt kịp nhu cầu, không bắt kịp xu hướng thay đổi nhu cầu. 34

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm - Đòi hỏi phải ghi chép số liệu đã qua rất chính xác và phải đủ lớn. - Để dự báo nhu cầu ở kỳ t chỉ sử dụng n mức nhu cầu thực gần nhất từ kỳ t-1 trở về trước còn các số liệu từ kỳ n+1 trở đi trong quá khứ bị cắt bỏ, nhưng thực tế và lý luận không ai chứng minh được rằng các số liệu từ kỳ n +1 trở về trước hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến đại lượng cần dự báo. 4. Phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp trên, người ta đề xuất sử dụng phương pháp san bằng hàm mũ giản đơn để dự báo. Đây là phương pháp dễ sử dụng nhất, nó cần ít số liệu trong quá khứ. Theo phương pháp này: Ft = Ft-1 + α(Dt-1 - Ft-1) với 0< α

Similar Documents

Free Essay

Operation Management

...1. The 4 V’s Overview All operations processes have one thing in common, they all take their ‘inputs’ like, raw materials, knowledge, capital, equipment and time and transform them into outputs (goods and services).  They do this is different ways and the main four are known as the Four V’s, Volume, Variety, Variation and Visibility. 2. The Volume Dimension A great example of this is McDonalds, they are a well known example of high volume low cost hamburger and fast food production.   The volume of their operation is key to how their business is organised.  Essential to their operation is the repeatability of the tasks their employees are doing as well as the systemisation of the work, where standards and procedures drive the way in which each part of the job is carried out. This combination provides a low cost base. In contrast a local café has a much lower  volume of output, less labour, less systemisation, and each staff member completes a wider variety of tasks which results in higher unit costs. 3. The Variety Dimension A common example used to describe the variety dimension is the contrast between a taxi and a bus service.  Both offer hired transportation services but a taxi service has a much higher variety dimension as they will basically pick you up and drop you off wherever it is you need to go.  A bus offers a defined route and schedule.  Whilst they offer a similar service, variety and flexibility is high for the taxi company and low for the bus company. It is...

Words: 489 - Pages: 2

Premium Essay

4vs of Operation Management

...Operations Management IMPACT OF THE 4 V’S Table of Contents Introdution To 4v’s 3 Mcdonald Process 7 Inputs 7 Facilities: 8 Output 8 Quality Management 8 4v Challenges In Mc Donald 9 Dominos introduction to 4V’s 12 production process 13 Improvement 15 Conclusion 16 Referances Group member list Introduction Production process Four V’s for Processes Four characteristics of demand in particular have a significant effect on how processes need to be managed: * The volume of the products and services produced * The variety of the different products and services produced * The variation in the demand for products and services * The degree of visibility that customers have of the production of products and services. Four V’s of processes in detail. I. Volume Processes with a high volume of output will have a high degree of repeatability. That means the same thing is happening over and over again. Producing biscuits, batteries or even books can be such examples. The implications of this are that high-volume processes have more opportunities to produce products or services at low-unit cost. So, for an example, the volume and standardization of large fast-food restaurant chains such as MacDonald’s or KFC enables them to produce with greater efficiency than a small, local cafeteria or a restaurant. The implications can be even at country levels with regard to their competitiveness. Apparel industry in China, thriving on volumes...

Words: 2308 - Pages: 10

Premium Essay

Operation Management

...Operations management can be defined as the planning, scheduling, and control of the activities that transform inputs into finished goods and services. In other words, it is ‘a field of study that focuses on the effective planning , scheduling, use, and control of a manufacturing or service organisation through the study of concepts from design engineering, industrial engineering, and management information systems, quality management, production management, accounting, and other functions as the affect the operation. Operations management concerns making the most efficient use of whatever resources an organisation to provide the finished goods or services that its customer need on time and cost effective manner. Operations management is related with the strategy of the organisation. In this coursework, we will demonstrate the relationship between the operations management and the strategy of the organisation with the help of a corporate entity. The corporate entity chosen is McDonald's Corporation. McDonald's Corporation is the world's largest chain of fast-food restaurants. The business began in 1940, with a restaurant opened by siblings Dick and Mac McDonald in San Bernardino, California. Today McDonald's restaurants are found in 120 countries and around the world and serve nearly 54 million customers each day. Product Planning Organisations exist to provide products and services which can be purchased by other organisations or an individual. Therefore planning of products...

Words: 1827 - Pages: 8

Premium Essay

Operations Management

...Operations management, the essential department of a company with the functions of designing, monitoring, and guiding the process of production Operations managers have the responsibility of ensuring that the business operations are efficient in the terms of utilizing as few resources as needed and effectively meeting customer requirements. Internally, operations management are tasked with the redesigning a business operations, as well as, handling/monitoring complaints from consumers and different problems with employees that need management to intervene. The decisions and actions taken within its operations have a direct impact on the basis on which an organization is able to survive and prosper within in its environment for a long- term period. Operations management includes substantial measurement and analysis of internal processes, which is carried out in a company depending on the nature of the products or services (Stevenson, 10th Edition, 2008). Maintaining a successful business is every companies overall goal. Building a strong relationship within the company as well as externally has been a key component in helping the company grow and continue to be successful (Establishing and Developing Strategic Relationships – The Role for Operations Managers. Staughton, Roy. 2009). Externally, how we manage productive resources is critical to making profits, growing and competing. Today, the purpose of operations management externally is to make the best use of productive...

Words: 388 - Pages: 2

Premium Essay

Operation Management

...Toyota Operations Management maintenance of the production of goods or services 1. Introduction Operations management is the maintenance of the production of goods or services that a company is developing for sale. The management team is charged with the task of ensuring a profitable and safe production system, and also ensuring that resources are allocated and used in an efficient manner, minimizing waste in labour and material resources. In order to meet these goals, the management team thus has to attempt to find the best operations strategy available for their particular situation and product. The biggest challenge for any organization and its operations is to try to maximize productions by cutting down on waste, Finding the right balance between getting the production up to the required standard by using the resources available to the optimal level. There are many strategies that can be used by an operations manager depending on the needs of production, and in the first section we will examine some existing operation management strategies, and in the second section we will examine the effectiveness of these strategies, and how well they fit in with the goals of the target organization, Toyota. 2. Operations Managers Role The Role of an operations manager is of utmost importance as any operations manager who can effectively utilize an organizations resources to efficient effect by producing outputs of a standard & sustainable quality, contributes to the organizations...

Words: 1888 - Pages: 8

Free Essay

Operations Management

...Nottingham Castle 2 2.1 The layout of Nottingham Castle 2 2.2 The characteristics of the operation in terms of Input 5 2.3 The characteristics of the operation in terms of Output 5 2.4 The characteristics of the operation in terms of 4Vs 6 3. The London Zoo 7 3.1 The general introduction of London Zoo 7 3.2 Outline the characteristics of London Zoo operation on input, output and 4Vs. 8 3.3 Quality performance being affected by input, output and 4Vs 9 4. Problems and recommendations 10 5. Conclusion 10 Reference 11 1. Introduction Every organization has its own operating system. In this report, it will compare and contrast the operation management in two places – the Nottingham Castle and the London Zoo. Firstly, it will give the general layout and process of Nottingham Castle and London Zoo. Secondly, analyse the three main aspects’ characteristic deeply: input, output and 4 Vs in Nottingham Castle, and then compare with London Zoo. In the last part, finding some problems and giving recommendations at London Zoo or Nottingham Castle, and discuss the solution. One thing needs to be mentioned: Because Museum and Art Gallery plays an important role in Nottingham Castle, it’s the core attractive place. In this report, it will be analysing those aspects based on the Museum and Art Gallery, it is the symbol of Nottingham Castle that can respond the whole operation very well in Nottingham Castle. 2. The Nottingham Castle Nottingham Castle is located in Nottingham...

Words: 2677 - Pages: 11

Premium Essay

Operations Management

...What is Operations Management? 2013 Joshua Richards POM 343 Due: 12/11/2013 Table of Contents Tale of Things to Come 1 Conceptual Model 2 Class Two: What is Operations Management / Productivity, Competitiveness & Strategy 3 Class Three: Forecasting, Aggregate Planning, MRP and ERP 4 Class Four: Product and Service Design 5 Class Five: Capacity Planning, Process Selection and Facility Layout 6 Class Six: Design of Work Systems and Learning Curves 7 Class Eight: Location Planning and Analysis 8 Class Nine: Management of Quality and Quality Control 9 Class Ten: Inventory Management 10 Class Eleven: JIT and Lean Operations 11 Class Twelve: Supply Chain Management 12 Conclusion 13 Tale of Things to Come I am going to take you on a whirlwind of wonder and learning all based around operations management. At least that is what I saw it as. Coming in to a class with no expectations, mainly because I have never heard of the topic, I was pleasantly surprised. Coming from a person who has hopes and dreams to own or at least run a successful company someday this class had a plethora of information that I will hopefully someday have the opportunity to use. I decided to break the class down week by week. The reason I chose to do this is partly because of the material and partly because of the teaching method. One thing I loved about the class is that as you go along you always continue to use the stuff you learned previously. When we were doing supply...

Words: 5303 - Pages: 22

Premium Essay

Operation Management

...Question 1 Operation management is the term used in managing resources for produce and delivery of goods and services, by using the most cost-saving and effective ways (Pycraff, 2000). Consequently, it would be clear that operation management is important in CDS. This is because a well operation management can lead to the minimization of production costs, successfully met with customer’s requirement and the increase of business revenues. Operation management is directly responsible to design the operation and system processes for the products and services. Next, operation management is requires to plan and control the activities of operation, yet they have to detect and respond to deviation from the operation. (Wps.pearsoned.co.uk, 2010) In general, these responsibilities can be emphasized through Sandra White, the Planning Manager in Concept Design Services (CDS) whose is in charge for all manufacturing and distribution activities in the organisation. For example, she has subcontracted some of the lower end products assembling jobs to other smaller moulding companies as to increase the production volumes and control its production costs. Furthermore, operation management in an organisation is indirectly responsible to work closely with other functional areas of business, for instance, Marketing, Accounting and Finance and Human resources (Pycraff, 2000). Also, they will have to encourage those functions to suggest ways that can improve its “service” to the rest of others...

Words: 2088 - Pages: 9

Premium Essay

Operation Management

...holding company, mainly engaged in real estate development in Malaysia. It does this by three parts: property development, education, and a clubhouse. The company develops, build and sell residential, commercial, industrial, leisure, and institutional property; management of private and international schools; and management and operation of the club. It is also involved in the sale of land; investment property; purchase of building materials; and providing landscape management, project management, management and administrative services. The company was founded in 1996 and is headquartered in Seremban, Malaysia.Matrix Concepts Holdings Berhad, a Negeri Sembilan according to property developers, it has earned a reputation for developing quality and affordable residential and commercial buildings since its incorporation in 1997.So far, the formation of a strong track record of completed development projects worth over one billion US dollars RM2.4 gross development value (GDV) of about 1900 acres of land in Negeri Sembilan and Johor. Part (A) Operations Management is the management of business practices to create the highest level of efficiency in the organization. The purpose of the operational management is the conversion of materials and labor into commodities and services as much as possible to maximize the profits of such an organization. Direct responsibility method individual or team, is responsible for all the necessary clients will need to go to the results...

Words: 2064 - Pages: 9

Premium Essay

Operation Management

...Chapter one 1.1 Introduction For many manufacturers the task of meeting the ever rising demand and customer expectations and lowering production cost and maximizing profit in an environment of more products, more complexity, more choice and competition is placing great stress on the effectiveness of their planning of activities in the product kind. Organizations have already adopted solutions with varying degrees of planning and scheduling capabilities. Yet, operations executive acknowledge that these same systems are becoming out dated, lacking the speed, flexibility and responsiveness to manage their increasing complex production environment. Optimization techniques are applied to find out whether resources available are effectively utilized in order to achieve optimum profit from the activities of the firm. There should be consistency in the use of various resources and the mix should be such that it brings down the cost for ensuring profit. Therefore, it is the duty of the management to exercise control over the resources and to see that the resources are effectively utilized. Similarly, organizations in general are involved in manufacturing a variety of products to cater the needs of the society and to maximize the profit. While doing so, they need to be familiar with different combinations of product mix which will maximize the profit. Or alternatively minimize the cost. The techniques such as ratio analysis, correlation and regression analyses, variance analysis...

Words: 2742 - Pages: 11

Premium Essay

Operations Management

...Operations Management… By D.B.S. Saurabh Marwah(201401017), Dingnan Ouyang(201400084), Boyang Yu(201400104) Students – Asia Pacific International College Literature review 1 Literature review of Operations management Saurabh Marwah, Dingnang, Boyang Asia Pacific International College Research Topic: The impact of total supply chain management on organization performance? Literature review 2 Introduction Operations management is an important part for all the organizations to run themselves successfully or in a professional manner. It refers to decisions and responsibilities of managing the resources dedicated to the production and service delivery. Managers are the people who are responsible managing the resources that make up the operations function. There are other functions also which are not core to the organizations which are for the smooth running of the organizations such as accounting, IT, human resources. Being an operations manager contains a lot of responsibilities and activates in the organization, which contribute to give good service. * Strategic objective: Operations managers must clearly understand the goals of the organization and develop vision in order to achieve them, which also involve translating the goals into implications. * Operations strategy: There are numerous decision-making involved with operations, it is important that operations manager should have a set of guidelines that are connected with organization’s...

Words: 1699 - Pages: 7

Premium Essay

Operations Management

...1. Explain how operations management activities affect the customer experiences described in the Museum of Science and Industry anecdote at the beginning of this chapter. What “moments of truth” would a customer encounter? Operations Management, focuses on the goods, service and processes in creating customer experiences and satiations. This is done by job design and customer flow, the importance of service management skills, creating a demand, capacity and staff/show scheduling, employee training, purchasing, forecast call volume, determine the number of customers serviced to have on duty by the time of day, design of their jobs and training them to offer superior delivery of customer service. The anecdote at Chicago’s Museum of Science and Industry focuses on the role of guest call center, information services, exhibit maintenance, food service, protective services, facilities, operations, and processes in creating customer experiences and satisfaction. Moments of truth might include; buying a ticket and the associated service encounters with a call center, getting to the (parking, train, taxi, walk) museum site, web site or travel agency, waiting in line, food service, rest rooms, handicap and discarding trash processes, museum security, interactive museum and learning displays and continuous improvement orientation. 2. Explain why a bank teller, nurse, or flight attendant must have service management skills. How do the required skills differ for someone working...

Words: 2841 - Pages: 12

Premium Essay

Operations Management

...Operations Management is a fundamental and vital part of any organization from a niche market to a multi-million dollar conglomerate. It aim its focused on effectively turning inputs to outputs and by doing that obtaining a competitive advantage among everyone that is in that market. In fact, Forbes magazine reported in 2011 that about three quarters of all CEOs came from an operations background. Not all these CEOs studied operations in school; only some of them did. OM orchestrates all the resources needed for the final product. It includes designing, deciding what resources are needed for e.g. A hospital resources would be its team of qualified doctors, nurses, clerical/ administrative staff, their strategically analysed medical procedures and their state of the art, outstanding medical equipment. Operations Management focuses on all various Departments whether it be Sales and Marketing, Quality, Accounts, Finance or Human Recourses to assure to production of the good or/and services. Human Resource would be able to make good staffing decisions better job descriptions, applicable training programs. Without operation Account Department wont be able to pay off bills and suppliers also staff which can lead to big problems further down the road. If operations fail to run well the consequences of HR are not good. They help implement strategies that would assist the company in reducing cost and maximizing its profits to also improve flexibility to meet that swift changes of...

Words: 690 - Pages: 3

Premium Essay

Operation, Management

...Operations performance objectives This first point made in this section is that operations objectives are very broad. Operations management has an impact on the five broad categories of stakeholders in any organisation. Stakeholders is a broad term but is generally used to mean anybody who could have an interest in, or is affected by, the operation. The five groups are: * Customers - These are the most obvious people who will be affected by any business. What the chapter goes on to call the five operations performance objectives apply primarily to this group of people. * Suppliers - Operations can have a major impact on suppliers, both on how they prosper themselves, and on how effective they are at supplying the operation. * Shareholders - Clearly, the better an operation is at producing goods and services, the more likely the whole business is to prosper and shareholders will be one of the major beneficiaries of this. * Employees - Similarly, employees will be generally better off if the company is prosperous; if only because they are more likely to be employed in the future. However operations responsibilities to employees go far beyond this. It includes the general working conditions which are determined by the way the operation has been designed. * Society - Although often having no direct economic connection with the company, individuals and groups in society at large can be impacted by the way its operations managers behave. The most obvious example...

Words: 1318 - Pages: 6

Premium Essay

Operation Management

...1. Why is it undesirable for the United States to evolve into a service economy? It is undesirable for the United States to evolve into a service economy because several problems arise if jobs shift from manufacturing to service. One is that service job pay less. Many service jobs are in minimum wage, while hourly wages from manufacturing jobs have historically exceeded the minimum wage by a substantial margin. As a result the standard living will necessarily decline. Furthermore, manufacturing allows the firm to capture payoff for the development of new technology. If this payoff is lost, so is the incentive to invest in research. The decline of manufacturing domestically has led to a shift in jobs from the manufacturing sector to the service sector. Because there are major disparities in labor costs in different parts of the world, there are strong incentives for American firms to locate volume manufacturing facilities overseas to reduce labor costs. 2.What disadvantages do you see if the CEO is primarily concerned with the short-term ROI? In the short term, decreasing the denominator by cutting back on the investment in new technologies or new facilities. Performance is measured over short time horizons. There is little motivation for a CEO to invest in a project that is not likely to bear fruit. 3.Can you think of companies that have gone out of business because they focused only on cost and were not able to achieve a minimum quality standard? -“Enron went from...

Words: 763 - Pages: 4