Bài thuyết minh về làng dệt Zèng của dân tộc Tà Ôi
Kính chào quý khách, bây giờ tôi xin giới thiệu với quý khách về nghề dệt Zèng( thổ cẩm)của dân tộc Tà Ôi ở đây, mời quý khách theo chân tôi đến với một trong những khu vực trưng bày vải thổ cẩm ở đây.
Như quý khách đã biết, A Lưới là huyện miền núi phía Tây dãy Trường Sơn thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ở đây, gần 75% số dân là đồng bào dân tộc Tà Ôi, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, vất vả. Khi con đường lên A Lưới được đầu tư xây dựng giúp bà con đi lại thuận tiện, nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở đây có cơ hội phát triển, tạo công văn việc làm, ổn định cuộc sống.
Đầu tiên, thưa quý khách, đối với người Tà Ôi, vải thổ cẩm (gọi là zèng) được xem là sản phẩm văn hóa tiêu biểu. Có một thời, nghề truyền thống này bị xem là phương thức sản xuất lạc hậu, chỉ phục vụ cho nhu cầu may mặc của người dân địa phương, không được khuyến khích và chú ý bảo tồn. Một bộ phận người dân A Lưới vẫn giữ phong tục sử dụng sản phẩm dệt zèng như áo, khố, khăn, tấm treo, gùi... nhưng chỉ phục vụ cho bản thân và gia đình.Từ ngày tuyến đường lên A Lưới được đầu tư mở rộng, thuận tiện cho giao lưu hàng hóa, người dân Tà Ôi tìm cách tiêu thụ sản phẩm từ nghề dệt zèng đưa ra các tỉnh lân cận. Huyện xây dựng chương trình lập dự án khôi phục nghề dệt zèng ở các xã Hương Lâm, A Ðớt, Nhâm, thị trấn A Lưới và A Roàng. Ngoài ra, dự án phát triển du lịch Mê Công tại Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với Công ty Ella Viet tiến hành các hoạt động tư vấn thiết kế mẫu theo nhu cầu thị trường, hướng dẫn thợ dệt tiếp cận với các chất liệu, kỹ thuật để nâng cao tính ứng dụng của sản phẩm. Kể từ đó, hầu như nhà nào ở các xã này cũng trở lại với nghề dệt zèng.
Hiện ở huyện miền núi A Lưới đã có ba tổ hợp dệt zèng được thành lập ở các xã Phú Vinh, A Ðớt và thị trấn A Lưới, với gần 100 phụ nữ tham gia. Ðồng bào các dân tộc Cà Tu, Pa Kô, Vân Kiều, Pa Hy trên địa bàn A Lưới cũng đang học hỏi, phát triển nghề dệt zèng. Ngoài bán cho các địa phương truyền thống như Nam Ðông (Thừa Thiên - Huế), Ðông Giang, Tây Giang (Quảng Nam), Hướng Hóa, Ðakrông (Quảng Trị)..., sản phẩm zèng của A Lưới đã và đang được xuất khẩu thường xuyên ra nước ngoài theo đơn đặt hàng. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm mà khách du lịch trong và ngoài nước muốn dừng chân để tham quan, mua sản phẩm khi đến A Lưới. Sở dĩ zèng của A Lưới được tiêu thụ mạnh là nhờ chất lượng tốt và mang tính sáng tạo rất cao. Thổ cẩm gắn các họa tiết gam mầu đỏ, trắng, vàng, đen, xanh lá cây. Ðể dệt được những chiếc zèng vừa dài, vừa đẹp, rực rỡ hoa văn, thổ cẩm đòi hỏi người dệt phải yêu nghề, cẩn thận, tỉ mỉ theo từng sợi vải, hạt cườm.Như quý khách thấy, mỗi tấm zèng ở đây, có hoa văn rất độc đáo, được bàn tay của những người phụ nữ tỉ mỉ dệt nên, mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc.
Vâng, thưa quý khách, nét độc đáo và riêng biệt của dệt zèng là người dệt sẽ đưa cườm trực tiếp vào sản phẩm để dệt thay vì đính kết lên. Ðây là cách tạo hoa văn duy nhất bằng cườm, không tạo hoa văn bằng chỉ màu như dệt thổ cẩm ở các nơi khác. Ở đây, các nghệ nhân đã cố gắng giữ lại màu sắc, hoa văn để các sản phẩm giữ được bản sắc truyền thống của dân tộc. Các sản phẩm được dùng sợi làm bằng tre và nhuộm gần như thủ công để tạo mầu sắc đỏ chu, đen chàm ngày xưa và hoàn toàn không dùng màu công nghiệp.
Cuối cùng, mục tiêu của huyện A Lưới trong tương lai là xây dựng các dự án duy trì nghề thổ cẩm, phát huy giá trị văn hóa và phát triển kinh tế hộ gia đình. Ðây cũng là một trong những cách đáp ứng được nguyện vọng của nhiều phụ nữ muốn thoát nghèo bằng chính nghề truyền thống của dân tộc Tà Ôi. A Lưới cũng đã có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật, sản xuất những mặt hàng phục vụ nhu cầu thị trường hàng hóa cho những người làm nghề dệt zèng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử và sự phát triển của đời sống xã hội, nghề dệt zèng của người Tà Ôi vẫn tồn tại đến ngày nay, góp phần đưa nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng phát triển. Bài thuyết minh về Nhà rông Tà Ôi
Thưa quý khách, trước mặt quý khách đang là Nhà rông Tà Ôi: biểu trưng hai mặt cuộc đời.
Có phải là Quý khách cũng đang thắc mắc tại sao nhà rông Tà Ôi lại được gọi là biểu trưng 2 mặt cuộc đời đúng không ạ. Vâng, vậy xin mời quý khách theo chân tôi để khám phá nhà rông và tìm ra câu trả lời cho thắc mắc của mình.
Đầu tiên, như quý khách thấy ở đây, mặt ngoài phía sau nhà rông của người Tà Ôi thường không được trang trí gì.Tại sao lại như vậy? Vâng, vì mặt ấy dường như che đậy điều bí ẩn trong con người, trong cuộc sống. Không trang trí mặt sau của nhà rông, người Tà Ôi vừa che dấu bí ẩn của mình trước thần linh, cũng là che dấu chính mình.
Quý khách đã bao giờ thấy nhà rông của người Ba Na chưa ạ?Vâng, nếu như người Ba Na nổi tiếng với mái nhà rông cao vút thì nhà rông của người Tà Ôi lại thiên về chiều rộng và dài, 2 bên chái nhà rông có sàn, là nơi hóng mát, chuyện trò, vui chơi của người dân. Quý khách có thể thấy, cầu thang ở 2 chái không vuông góc với trục chính của nhà mà được liên kết với các trụ chái. Ngoài 2 cửa ra vào ở 2 đầu hồi nhà, nhà rông Tà Ôi còn có nhiều cửa sổ như oqr đây.
Vâng thưa quý khách, ngoài hình dáng, cấu trúc ngôi nhà, các trang trí hoa văn, chạm trổ trong nhà rông của người Tà Ôi cũng khác với các dân tộc trong vùng.
Chẳng hạn, nhà rông của người Ba Na, Raglai là nhà mái cao, còn nhà rông của người Tà Ôi như là hình con thuyền, hình vòm như quý khách đang thấy. Trang trí phía ngoài cơ bản nhất là hình ảnh trăng, hình di chuyển của con trăng tròn – khuyết, tròn – khuyết, xem đấy là thời gian. Người ta quan niệm rằng, ngôi nhà này như sự trường cửu của thời gian, sự chuyển động của thời gian vậy. Nhà rông cũng xem như là 1 vị thời gian mà người ta tôn kính.
Nhà dài truyền thống của người Tà Ôi ở A Lưới, Thừa Thiên-Huế. Ở đây, 2 nóc nhà rông thường được gắn sừng trâu hoặc hình đầu gà trống, hình rồng. Đây cũng là lối kiến trúc quen thuộc, xuất hiện trong nhà mồ của người Tà Ôi. Đối với người dân Đông Nam Á thì đó là những con vật linh thiêng do trời gửi xuống để sống chung với con người. Khi con người có việc muốn tấu trình các thế lực thần thánh thì thầy cúng tấu trình, con gà hay con trâu sẽ mang lời tấu trình đó đến các bậc siêu nhiên.
Tiếp theo, mời quý khách theo chân tôi tham quan, ở đây trên các cột và mặt trong, mặt ngoài của nhà rông được chạm khắc, gọt đẽo rất công phu, theo một bố cục nhất định. Trên các cột gỗ là hình con phượng hoàng, hổ báo, rắn rết, thuồng luồng… là những con vật mà bà con cho rằng linh thiêng, là đại diện của thần thánh. Hoặc những con vật trong truyện cổ tích Tà Ôi, như: con bướm là linh hồn của vị thần đã sinh ra người Tà Ôi, con rồng là biểu tượng của sức mạnh phi thường, con thiên nga tượng trưng cho vẻ đẹp huyền bí…
Còn ở đây là những hình ảnh mô tả sinh hoạt của người dân, như giã gạo, săn bắn, hái lượm… thường được chạm khắc ở mặt ngoài và 2 đầu hồi nhà rông, 4 góc sàn nhà thường được tạc hình người. Những tượng hình người ấy có thể mô phỏng các vị thần, cũng có thể là những nhân vật có thật trong lịch sử.
Như quý khách thấy,người Tà Ôi dựng hình người ngoài cổng, trong nhà rông cũng có hình ảnh người. Đó là các vị thần canh giữ, có thần nam, thần nữ. Thần trong nhà là thần yêu thương, thần che chở, trong đó có cả tổ tiên họ, bảo vệ người Tà Ôi qua cơn bĩ cực. Các vị thần sẽ theo dõi diễn biến cuộc sống của dân làng. Đặc biệt, các thần sẽ cho già làng, chủ làng biết điều gì đúng, điều gì sai.
Không gian nhà ở của người Tà Ôi tại Làng VH–DL các DTVN . Mời quý khách tiếp tục theo chân tôi để tham quan ngôi nhà, khác với các mặt phía trong hay mặt ngoài phía trước, mặt ngoài phía sau nhà rông thường không được trang trí gì. Điều này xuất phát từ quan niệm của người Tà Ôi về 2 mặt của con người, của thế giới. Người Tà Ôi quan niệm con người có 2 mặt, mặt trái và mặt phải. Và cuộc sống con người vốn không được hoàn thiện. Mặt sau đấy dường như che đậy điều bí ẩn trong con người, trong cuộc sống. Chính vì vậy, người Tà Ôi không chạm vào đó. Nếu không thì các vị thần sẽ thấy hết những suy nghĩ của con người. Không trang trí mặt sau của nhà rông, người Tà Ôi vừa che dấu bí ẩn của mình trước thần linh, cũng là che dấu chính mình. Mặt trái ấy, tự cuộc đời, tự thời gian sẽ trả lời.
Người Tà Ôi rất hiếu khách và có cách tiếp khách độc đáo. Nếu một nhà trong làng có khách và khách ở lại nhà rông thì sẽ trở thành khách của cả làng và cả làng sẽ lo cơm nước tiếp đãi.
Vâng, thưa quý khách tôi vừa giới thiệu cho quý khách về nhà rông của người Tà Ôi, bây giờ quý khách có thể tham quan tự do ngôi nhà. Sau đó xin mời quý khách quay lại đây sau 40 phút để chúng ta tiếp tục tham quan điểm tiếp theo.