Free Essay

Cac Loai Lc

In:

Submitted By phaothu
Words 11087
Pages 45
I. CÁC LOẠI L/C CĂN BẢN
1. L/C có thể hủy ngang (Revocable letter of credit):
1. Khái niệm: L/C có thể hủy ngang là loại L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước cho người thụ hưởng. L/C hủy ngang nói lên khả năng đơn phương hủy bỏ L/C đang còn hiệu lực vào bất cứ thời điểm nào mà không cần sự đồng ý của tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo sửa đổi hay hủy bỏ thì lệnh này không có giá trị nghĩa là NHPH vẫn phải thanh toán như đã cam kết. Theo UCP 400, một L/C không ghi cụ thể là loại gì thì được hiểu là L/C hủy ngang. Nhưng theo điều 10 UCP 600: “Trừ khi có qui định khác tại Điều 38, tín dụng không thể sửa đổi và cũng không thể hủy bỏ mà không có sự thỏa thuận của Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và người thụ hưởng”.
1.2 Lợi thế, rủi ro của các bên tham gia: Với loại L/C này quyền lợi của người xuất khẩu không được đảm bảo, nó chứa đựng nhiều sự rủi ro cho người bán vì việc sửa chữa và hủy bỏ có thể xảy ra khi mà hàng hóa đang trên đường vận chuyển và việc trước khi việc thanh toán được thực hiện. Còn đối với người mua việc sử dụng L/C này tạo sự linh hoạt cho hoạt động kinh doanh của mình, khi những điều kiện thị trường bất lợi thì người mua có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo cho người bán.
1.3.Trường hợp áp dụng: Vì những đặc điểm trên nên L/C này ít được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lí thuyết, nó chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau: Việc giao hàng được thực hiện giữa công ty mẹ và công ty con. Giữa những người mua và người bán có quan hệ tín dụng rất tốt.
2. L/C không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit):
2.1 Khái niệm: L/C không thể hủy ngang là loại L/C sau khi đã được mở thì NHPH không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như chưa có sự thỏa thuận của các bên tham gia . Điều này ngược lại với L/C không hủy ngang, tức là không cho phép bất cứ bên nào đơn phương tuyên bố hủy hay sửa đổi L/C mà không có sự chấp thuận của một/các bên còn lại. L/C không thể hủy ngang đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia nên nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong thanh toán. Theo điều 3 UCP 600 “một thư tín dụng không ghi loại gì thì được hiểu là irrevocable có nghĩa là L/C không thể hủy ngang”. Tuy nhiên, một L/C không hủy ngang không có nghĩa là không thể hủy bỏ. Trong trường hợp các bên tham gia cùng nhau đồng ý hủy bỏ L/C thì nó được công nhận là không có giá trị thực hiện. Song sau khi thỏa thuận với người thụ hưởng về hủy bỏ L/C, người mở L/C phải thương lượng với NHPH, ngân hàng này liên hệ với NHXN (nếu có) để có được sự xác thực đồng ý hủy bỏ L/C. Như vậy, muốn hủy bỏ một L/C không hủy ngang đã được thiết lập thì phải có sự đồng thuận của người thụ hưởng, NHPH, và NHXN (nếu có). Thông thường, yêu cầu hủy ngang L/C phát sinh từ người mở (nhà nhập khẩu) và họ cần giải tỏa tiền kí quỹ tại NHPH trước thời hạn hiệu lực. Việc hủy ngang L/C đối với người mua (người thụ hưởng) là tình trạng giao hàng của họ không thực hiện được, chính vì lí do đó người mua hàng yêu cầu người bán phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhằm tránh thiệt hại do phía người bán hủy ngang L/C nghĩa là không giao hàng hoặc không có hàng giao theo thỏa thuận của hợp đồng
2.2 Qui trình nghiệp vụ:

3. L/C không thể hủy ngang có xác nhận (Confirming irrevocable letter of credit):
3.1 Khái niệm: L/C không thể hủy ngang có xác nhận là loại L/C không thể hủy ngang, nó được một NHXN, có nghĩa là ngoài cam kết thanh toán của NHPH còn có thêm sự cam kết thanh toán của NHXN. Điều đó, có nghĩa là NHXN chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu, nếu như NHPH không trả tiền được (ví dụ NHPH bị phá sản, mất khả năng chi trả). NHXN ở đây có thể là NHTB hay là một ngân hàng thứ ba tùy theo thỏa thuận giữa người mua, người bán và NHPH L/C, thông thường NHPH sẽ nhờ NHTB đóng luôn vai trò là NHXN. Một L/C chỉ có thể là L/C xác nhận khi có L/C quy định. (ghi sao trên lc) Khi NHXN đã thanh tóan cho người hưởng theo đúng qui định của L/C nó có quyền truy đòi lại số tiền đã thanh toán từ NHPH. Để đảm bảo an toàn, NHXN có thể yêu cầu NHPH kí quỹ theo một tỉ lệ nhất định (có trường hợp phải kí quỹ 100% giá trị L/C) và phải trả tiền thủ tục phí cho NHXN (thường rất cao). Phí của các L/C NHXN thường được tính trên cơ sở xác định mức rủi ro cao nhất có thể xảy ra, thường được xác định căn cứ vào mức độ rủi ro tại nước của NHPH, thời hạn hiệu lực của L/C, mức xếp hạng của ngân hàng phát hành, uy tín trong giao dịch với NHPH, hạn mức tín dụng cho phép… Và ngược lại, để đảm bảo quyền lợi của mình, NHPH sẽ thỏa thuận với khách hàng để chọn NHĐL của mình ở nước xuất khẩu để làm NHXN, tránh rủi ro về vốn kí quỹ tại NHXN.
3.2 Lợi thế, rủi ro của các bên tham gia: Với L/C này quyền lợi của người thụ hưởng được đảm bảo hơn, người thụ hưởng chắc chắn được bảo vệ quyền lợi từ NHXN cộng với sự cam kết của NHPH thì người thụ hưởng sẽ đảm bảo được NHXN thanh toán miễn truy đòi trong cả trường hợp ngân hàng phát hành L/C không thanh toán được, và hơn nữa người thụ hưởng còn tránh được cả những rủi ro về ngoại hối hay các rủi ro quốc gia khác của NHPH.
3.3 Qui trình nghiệp vụ:

3.4 Trường hợp áp dụng: Việc xác nhận L/C không xuất phát từ người mở L/C mà xuất phát từ yêu cầu của người hưởng lợi (người bán) khi họ không tin tưởng vào khả năng thanh toán và uy tín của NHPH L/C đối với những L/C có giá trị tương đối lớn, hoặc là do họ lo lắng về tình hình chính trị và khả năng an toàn của nước người mua. Xác nhận L/C là một tập quán tương đối phổ biến ở một số khu vực đặc biệt, ngay cả khi NHPH L/C không đề nghị, giữa người thụ hưởng và ngân hàng của họ vẫn có thể thỏa thuận về việc ngầm xác định L/C, loại L/C này được coi là xác nhận ngầm (Silent confirmation) và NHXN chịu hoàn toàn rủi ro trong trường hợp này mà không được phép dẫn chiếu theo các điều khoản của UCP 600, nhưng đồng thời phí xác nhận tương ứng cũng cao hơn

II. CÁC LOẠI L/C ĐẶC BIỆT
1. L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C)
1.1. Khái niệm, đặc điểm: L/C có điều khoản đỏ là loại L/C không thể hủy ngang, mà NHPH chuyển tiền hay ủy quyền NHTB ứng trước cho người thụ hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng để mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục cho sản xuất hàng hóa mà theo đó L/C đã mở. Thông thường số tiền ứng trước tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C và phải xuất trình chứng từ tại ngân hàng mà người thụ hưởng đã nhận tiền ứng trước và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn qui định. Điều cần hiểu là tiền ứng được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hay chịu trách nhiệm về số tiền đó. Việc ứng tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó (hoặc trước đó) NHPH sẽ (hoặc đã) trích tài khoản của người mở chuyển (hoặc hoàn trả) cho NHTB. Ví dụ về L/C điều khoản đỏ: “người xuất khẩu được ứng trước 50% giá trị của L/C, bằng xuất trình hối phiếu đòi tiền kèm theo cam kết các chứng từ giao hàng se được xuất trình qua ngân hàng chiết khấu (ngân hàng chỉ định) trong một thời hạn hiệu lực cho phép”. Mục đích: tài trợ vốn lưu động cho nhà xuất khẩu để thực hiện đơn đặt hàng. NHPH cam kết ứng trước một số tiền nhất định của L/C khi nhận được các chứng từ , thông thường là: + Hối phiếu của số tiền ứng trước.

+ Hóa đơn.

+ Giấy nhận nợ hoặc cam kết mua hàng.

Gọi là L/C điều khoản đỏ ( L/C with red clause hay red clause L/C) bởi vì trong L/C có một điều khoản ứng trước tiền in bằng mực đỏ để tăng sự chú ý. Ngày nay, người ta thay điều khoản in mực đỏ bằng bằng dòng chữ in nghiêng và đậm. Từ “Red Clause” ngày nay được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như: Advance Clause (điều khoản ứng trước), Special Clause (điều khoản đặc biệt). Theo đó, người mở L/C cam kết tài trợ cho người xuất khẩu ngay khi L/C được mở.

Bản chất: Xét về bản chất, L/C điều khoản đỏ là một dạng tài trợ trước khi giao hàng của nhà nhập khẩu cấp cho nhà xuất khẩu thông qua trung gian NHPH và NHTB. Với loại L/C này, nhà nhập khẩu đã cấp một khoản cho vay không bảo đảm cho nhà xuất khẩu, cho phép nhà xuất khẩu được NHTB/NHXN tài trợ ứng tiền trước khi giao hàng. Khi mở Red calause L/C, các ngân hàng thường áp dụng số tiền ứng truocs bằng một trong hai cách sau: + Ngân hàng mở Red clause L/C tự mình cấp tiền ứng trước khi nhận được lệnh đòi tiền ứng trước từ người bán, trong đó, ngân hàng bên bán xác nhận rằng hối phiếu đòi tiền ứng trước và cá điều kiện liên quan cảu L/C đã phù hợp + NHPH ủy quyền cho ngân hàng bên bán (NHTB hay NHCK) cấp tiền ứng trước theo điều khoản đỏ đã qui định. Sau đó số tiền ứng trước và tiền lãi suất sẽ được bồi hoàn bởi NHPH hoặc được khấu trừ vào hóa đơn tiền hàng của bên bán. Việc NHTB ứng trước tiền là khoản vay ứng trước tiền hàng xuất khẩu mà các NHTM vẫn thường làm, tuy nhiên, ứng trước theo L/C điều khoản đỏ có thêm sự đảm bảo hoàn trả từ NHPH nếu người bán vi phạm hợp đồng. Chi phí tài trợ do nhà nhập khẩu chịu song trách nhiệm tài trợ lại thuộc về NHPH theo các điều khoản quy định trong L/C. Bên mua phải mở L/C tương đối sớm trước khi gaio hàng, chịu mọi rủi ro về việc ứng trước.

1.2. Phân loại: Có hai phương thức thực hiện điều khoản đỏ: L/C không có đảm bảo: Người thụ hưởng chỉ cần xuất trình hóa đơn với sự cam kết thực hiện nghĩa vụ giao hàng mà không yêu cầu phải có thư bảo đảm.

L/C có bảo đảm: Ngoài việc xuất trình hóa đơn, người thụ hưởng phải xuất trình thư bảo đảm của ngân hàng. Trong trường hợp này, người thụ hưởng có thể thương lượng với ngân hàng phục vụ mình phát hành bảo lãnh trước khi nhận được tiền theo điều khoản đỏ.

1.3. Quy trình nghiệp vụ:
[pic]

Bước 0: Nhà NK và nhà XK kí kết hợp đồng ngoại thương trong đó quy định PTTT là L/C điều khoản đỏ.
Bước 1: Nhà NK đề nghị với NHPH mở L/C (hoặc tu chỉnh L/C)
Bước 2: NH bên NK phát hành L/C điều khoản đỏ (hoặc tu chỉnh L/C).
Bước 3: NH bên xuất khẩu thông báo L/C cho nhà XK (hoặc tu chỉnh L/C)
Bước 4: Nhà XK sau khi xem xét L/C, yêu cầu được ứng tiền và cung cấp đầy đủ giấy tờ đòi hỏi trong L/C về việc ứng trước này
Bước 5: NHTB ghi Có tài khoản của nhà XK theo yêu cầu của L/C red clause
Bước 6: sau khi sử dụng món tiền ứng trước cho việc sản xuất hoặc giao hàng, nhà XK giao hàng hóa cho nhà NK
Bước 7: (như các L/C bình thường) nhà NK chuyển giao bộ chứng từ cho NHTB
Bước 8: NHTB kiểm tra chứng từ và gửi cho NHPH
Bước 9: NHPH hoàn trả số tiền ứng trước + lãi suất cho NHTB hoặc khấu trừ hóa đơn tiền hàng bên bán
Bước 10: NHPH ghi Nợ tài khoản của nhà NK, và chuyển giao bộ chứng từ cho nhà NK để nhận hàng
1.4 Lợi thế và rủi ro của các bên tham gia:
1.4.1 Lợi thế: Đối với nhà xuất khẩu, với Red Clause L/C, người bán được nhận một số tiền tùy hai bên thỏa thuận trước khi giao hàng để sử dụng vào việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, giảm được khó khăn về tài chính, và có được thị trường xuất khẩu ổn định.

Đối với nhà nhập khẩu, họ phải ký hợp đồng thương mại và mở L/C khá sớm trước khi mua hàng, chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước tiền nhưng đổi lại họ có thể mua được hàng với giá thấp hơn, ổn định được nguồn hàng nhập ngay cả khi giá cả quốc tế có sự đột biến.

Đối với ngân hàng, trong một số trường hợp, món tiên ứng trước là một khoản cho vay ứng trước tiền hàng xuất khẩu, do đó ngân hàng có thể thu lãi.

1.4.2 Rủi ro: Đối với nhà nhập khẩu thì rủi ro phát sinh chủ yếu từ nhà xuất khẩu như: Người xuất khẩu sử dụng tiền không đúng mục đích

Nhà xuất khẩu không hoàn thành việc sản xuất hàng hóa, điều này làm cho nhà xuất khẩu không có hàng để giao, hoặc giao thiếu hàng, hoặc hàng không đúng chất lượng.

Người xuất khẩu không thể hoàn lại tiền ứng trước cho ngân hàng.

Chứng từ do nhà xuất khẩu nộp có thể không phù hợp

Người xuẩt khẩu cố tình lừa đảo, lợi dụng món tiền ứng trước sản xuất hàng hóa và giao cho nhà nhập khẩu khác với mức giá cao hơn.

Nhà nhập khẩu phải mở L/C tương đối sớm nên phải chịu mức phí nhiều hơn, ký quỹ cho ngân hàng sớm hơn với một số tiền tương đối lớn nên làm cho nguồn vốn bị ứ đọng.

Giải pháp hạn chế rủi ro:

Ngân hàng chỉ mở L/C Red Clause cho những nhà xuất khẩu có tình hình tài chính tốt.

Các bên có thể thỏa thuận về việc phát hành một L/C Red Clause có bảo đảm, còn gọi là tín dụng điều khoản xanh.

Lựa chọn những hàng hóa ít biến động về giá cả và chắc chắn phải bán được trên thị trường.

Số tiền ứng trước chỉ có thể được cấp khi có chứng từ chứng minh về hàng hóa được nêu (ví dụ: giấy chứng nhận về số lượng và chất lượng từ một bên thứ 3)

Ngân hàng chiết khấu nên theo dõi những giao dịch ở nước xuất khẩu.

1.5. Trường hợp áp dụng Hiện nay, Red Clause được sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu khá rộng rãi, nhẩt là đối với hàng hóa nông sản, lâm, thổ sản có tính thời vụ như cà phê, lúa, gạo, ngô, hạt điều, long cừu và một số hàng hóa khác. Nhằm ổn định thị trường và nắm chắc nguồn hàng, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể ký kết một hợp đồng thương mại từ hai, ba tháng trước vụ thu hoạch hoặc có khi sớm hơn. Trong nội dung hợp đồng thương mại đã quy định rõ số lượng hàng hóa, giá cả, thời gian và điều kiện giao hàng…, nhà nhập khẩu ký với ngân hàng phục vụ mình một hợp đồng quy định rõ các điều kiện mà theo đó ngân hàng bên mua sẽ mở một L/C có điều khoản đỏ phù hợp với hợp đồng thương mại mà bên mua và bên bán đã ký trước đó. Ngân hàng bên mua có thể yêu cầu người mua phải ký quỹ một số tiền nhất định hoặc cho bên mua sử dụng một hạn mức tín dụng (credit line) để mở Red Clause L/C tùy thuộc vào quan hệ tin cậy giữa hai bên. Ngoài ra, Red Clause còn được sử dụng giữa những nhà xuất nhập khẩu có quan hệ làm ăn thân thiết, tin tưởng nhau.
2. L/C tuần hoàn (Rovolving L/C)
2.1 Khái niệm: L/C tuần hoàn là L/C không thể hủy ngang mà sau khi sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện mà không cần mở L/C mới. Ví dụ về L/C tuần hoàn: Một hợp đồng nhập khẩu trị giá 100.000USD thực hiện trong 12 tháng hàng giao làm 4 đợt, trị giá trong từng lần giao hàng như nhau. Lúc này người nhập khẩu không cần mở L/C trị giá cả 100.000USD mà họ chỉ cân mở L/C tuần hoàn trị giá 25.000USD, cứ sau mỗi lần giao hàng kim ngạch L/C lại được mở như cũ, điều này được lặp lại đến hết 4 lần (12 tháng) để thanh toán toàn bộ khối lượng hàng hóa đã giao theo hợp đồng đã ký L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và số tiền tối thiểu mỗi lần và tổng giá trị của L/C. Đồng thời phải ghi rõ loại nào, có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp để tăng giá trị của L/C sau hay không, nếu không cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn không tích lũy (non-cumulative revoling L/C), còn nếu cho phép cộng dồn thì gọi là L/C tuần hoàn tích lũy (cumulative revoling L/C).
Thông thường có 3 cách tuần hoàn như sau: i.Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của NHPH cho nhà xuất khẩu biết

ii.Tuần hoàn hạn chế: Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà NHPH không có ý kiến thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.

iii.Tuần hoàn không tự động: Là chỉ khi nào NHPH thông báo cho người bán thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.

2.2 Qui trình thực hiện:

Quy trình thực hiện L/C tuần hoàn giống như L/C không hủy ngang, sau khi NHTB thực hiện thanh toán cho nhà xuất khẩu thì quy trình lại được tiếp tục khi nhà xuất khẩu thực hiện giao hàng cho nhà nhập khẩu, cứ như thế cho đến hết tổng giá trị L/C. Tức là, sau khi thực hiện bước 9 thì qui trình được lặp lại từ bước 3 cho đến hết tổng giá trị L/C.

2.3 Lợi thế và rủi ro của các bên tham gia:
2.3.1 Lợi thế: Tạo điều kiện tốt cho nhà nhập khẩu mua được hàng hóa trong suốt một thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình, người mua cũng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản và việc quay vòng vốn được tốt hơn. Đồng thời nhà nhập khẩu khi mở L/C tuần hoàn thì sẽ không cần yêu cầu ngân hàng mở thêm các L/C khác cho cùng một đơn đặt hàng và nhà nhập khẩu sẽ không bị tính phí nhiều lần và không bị đọng vốn. Còn nhà xuất khẩu không phải chờ đợi L/C mới cũng như có thuận lợi là khi giao hàng nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C.
2.3.2 Rủi ro: Tuy nhiên, trong thanh toán L/C tuần hoàn vẫn tồn tại rủi ro, đó là với thời gian dài như vậy thì tình hình tài chính của nhà nhập khẩu có thể xấu đi, hoặc có những biến động trên thị trường tiêu thụ, hàng hóa bị ứ đọng mà người nhập khẩu vẫn phải tiếp tục nhập hàng về, không hủy bỏ L/C được. Tất cả rủi ro của nhà nhập khẩu sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng phát hành. Để hạn chế rủi ro thì nhà nhập khẩu chỉ nên sử dụng loại L/C này trong mua bán những hàng hóa với số lượng đều đặn và nhiều lần trong năm. Để hạn chế rủi ro cho mình, NHPH nên chỉ định L/C tuần hoàn hạn chế hoặc không tự động hơn là tuần hoàn tự động.
2.4 Trường hợp áp dụng: L/C tuần hoàn được sử dụng đối với những hàng hóa được mua bán thường xuyên, định kỳ, với số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bán tin cậy lẫn nhau. L/C tuần hoàn được dùng phổ biến trong mua bán hàng hóa với bạn hàng tín nhiệm, tin cậy và có uy tín trên thị trường.
3. L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
1. Khái niệm và đặc điểm L/C chuyển nhượng là L/C mà người hưởng lợi đầu tiên (first benificiary) có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần giá trị L/C gốc tức nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền có được cho một hay nhiều người hưởng lợi thứ hai mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ. L/C phát hành cho người thụ hưởng thứ nhất gọi là L/C gốc (primary L/C), còn L/C đã được chỉnh sửa (thay đổi một số nội dung so với L/C gốc) thông báo cho người thụ hưởng thứ hai gọi là L/C chuyển nhượng (transferred L/C). Đặc điểm: Là một L/C không hủy ngang Chỉ được chuyển nhượng 1 lần, tuy nhiên người hưởng lợi thứ 2 có thể tái chuyển nhượng cho người hưởng lợi đầu và người này lại có thể tiếp tục chuyển nhượng L/C cho 1người khác. Chuyển nhượng ở đây là cả nghĩa vụ và quyền lợi của L/C Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán được chuyển nhượng, người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu Lưu ý: Để tránh hiểu sai lệch tính chất chuyển nhượng cùa L/C, các thuật ngữ sau đây không được sử dụng để chỉ L/C chuyển nhượng : “có thể chia nhỏ - divisible”, “có thể chuyển – transmissible”, “có thể chuyển nhượng thu nhập – assignable” và có thể chia làm nhiều phần – factionable”. Đặc biệt cần phân biệt giữa “Transfer” và “Assignament”. “Assignament” chỉ là chuyển nhượng quyền được hưởng số tiền của mình theo L/C cho người khác và không có người thụ hưởng mới nào theo L/C; trong khi đó “Transfer” là chuyển nhượng cả nghĩa vụ thực hiện L/C và quyền được đòi tiền, quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C chuyển nhượng tức là có một hay nhiều người thụ hưởng mới. Phương thức chuyển nhượng: Có 2 phương thức chuyển nhượng: Chuyển nhượng toàn phần (Full Transfer): Chuyển nhượng toàn phần thường được sử dụng khi người trung gian nắm giữ chức năng môi giới để hưởng hoa hồng theo tỷ lệ giá trị của L/C nên không cần phải thay thế hóa đơn và hối phiếu. Chuyển nhượng một phần (Partial Transfer): Chuyển nhượng một phần được sử dụng khi người trung gian muốn ăn chênh lệch giá hoặc cần phải có nhiều nhà cung ứng cho cùng một lô hàng nên phải chia nhỏ giá trị của L/C để thực hiện. Thông thường chuyển nhượng một phần cần phải thay thế chứng từ. Phân biệt L/C chuyển nhượng và ủy thác xuất khẩu: Trong ủy thác XK nhà trung gian sẽ ký hợp đồng XK ủy thác với nhà cung ứng hàng hóa (không có nghệp vụ và giấy phép XK). Sau đó nhà trung gian sẽ ký hợp đồng ngoại thương với nhà NK, dựa trên hợp đồng nhà NK mở LC cho nhà trung gian hưởng. Căn cứ vào L/C nhận được, nhà trung gian sẽ giao hàng và lập bộ chứng từ. Như vậy, ở đây bên nhận ủy thác( nhà trung gian) là người thụ hưởng duy nhất cuả L/C, bên ủy thác (nhà cung ứng) không có quan hệ gì với L/C và người NK. Mọi chi phí XK lô hàng bên ủy thác chịu trách nhiệm, bên nhận ủy thác chỉ ăn hoa hồng.
3.2. Quy trình nghiệp vụ:
3.2.1Điều kiện thực hiện Các bên tham gia phải đồng ý thực hiện L/C này. Ngân hàng phát hành phải ghi rõ là: L/C có thể chuyển nhượng( Transferable Credit). Các điều kiện và điều khoản của L/C phải đảm bảo cho việc chuyển nhượng có giá trị thực hiện, nghĩa là không có các điều khoản vô lý, không logic, mơ hồ hay cản trở việc chuyển nhượng L/C. Ví dụ 1: L/C gốc quy định điều kiện giao hàng là CFR, nhưng người thụ hưởng thứ nhất lại yêu cầu yêu chuyển nhượng L/C với điều kiện FOB. Ví dụ 2: L/C gốc quy định không cho phép giao hàng từng phần, trong khi việc chuyển nhượng lại là 1 phần.L/C gốc quy định điều kiện giao hàng là CFR, nhưng người thụ hưởng thứ nhất lại yêu cầu yêu chuyển nhượng L/C với điều kiện FOB. Người thụ hưởng thứ nhất phải trả tất cả các chi phí và ngân hàng không phải thực hiện chuyển nhượng chừng nào chưa nhận được phí, hoặc phải có thỏa thuận riêng giữa 2 bên. L/C còn hiệu lực và còn số tiền để chuyển nhượng.
3.2.2 Các bên tham gia: Nhà nhập khẩu tức là người mở L/C gốc gọi là người mở( Applicant). Nhà xuất khẩu hay nhà cung ứng gọi là người thụ hưởng thứ hai (second beneficiary), hay bên thứ ba (third party). Nhà trung gian (middleman) hay là người thụ hưởng thứ nhất (first beneficiary). Ngân hàng phát hành gốc( Issuing bank). Ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng L/C cho người thụ hưởng thứ hai gọi là ngân hàng chuyển nhượng (transferring bank). Nếu L/C được thông báo cho nhà xuất khẩu qua một ngân hàng khác (không phải ngân hàng chuyển nhượng), thì ngân hàng thông báo này được gọi là ngân hàng cùa nhà xuất khẩu hay ngân hàng của người thụ hưởng thứ hai.
3.2.3 Qui trình nghiệp vụ: gồm 3 giai đoạn
3.2.3.1 Mở L/C chuyển nhượng

Bước 1: 1a Hợp đồng mua bán giữa người trung gian và nhà NK. 1b Hợp đồng mua bán giữa người trung gian và nhà XK.
Bước 2: Căn cứ vào hợp đồng mua bán, nhà NK làm đơn xin mở L/C có thể chuyển nhượng cho người trung gian hưởng.
Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, NHPH mở 1 L/C có thể chuyển nhưởng gửi NH chuyển nhượng để thông báo cho người trung gian.
Bước 4: Ngân hàng chuyển nhượng thông báo cho người trung gian về việc đã có một L/C chuyển nhượng.
Bước 5: Người trung gian ra chỉ thị cho ngân hàng chuyển nhượng sửa đổi L/C gốc và thông báo L/C đã sửa đổi cho nhà XK( Người thụ hưởng thứ hai). Chi tiết sửa đổi L/C bao gồm: Tên nhà trung gian thay thế cho người mở L/C (Nếu có thể). Giá trị của L/C được sửa đổi thấp hơn so với L/C gốc. Đơn giá của L/C thấp hơn so với L/c gốc. Ngày hết hạn của L/C được sửa đổi sớm hơn so với L/C gốc. Ngày giao hàng của L/C được sửa sớm hơn so với L/C gốc.
Bước 6: Ngân hàng chuyển nhượng sau khi kiểm tra tính xác thực các chỉ thị của nhà trung gian, sẽ chuyển nhượng trực tiếp cho nhà XK (Người thụ hưởng thứ hai) nếu trong cùng 1 nước. Nếu người hưởng lợi thứ hai ở nước ngoài thì nhất thiết phải thông báo L/C chuyển nhượng thông qua ngân hàng nhà XK nhằm mục đích xác minh tính chân thực của L/C.
3.2.3.2 Xuất trình chứng từ theo L/C chuyển nhượng

Bước 7: Nhà XK sau khi nhận được L/C nếu thấy không cần phải sửa đổi thì tiến hành giao hàng thẳng đến nơi quy định trong L/C (đến địa chỉ của người mua cuối cùng).
Bước 8: Nhà XK sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi thẳng đến ngân hàng chuyển nhượng (nếu cùng một nước với NH chuyển nhượng), hoặc gửi qua NH phục vụ mình (nếu ở khác nước NH chuyển nhượng).
Bước 9: Ngân hàng chuyển nhượng thông báo cho nhà trung gian về bộ chứng từ để nhà trung giant hay thế hóa đơn và hối phiếu (nếu cần).
Bước 10: Nhà trung gian thay thế hóa đơn và hối phiếu rồi tới NH chuyển nhượng: Thay hóa đơn của người XK (người hưởng lợi thứ hai) bằng hóa đơn của mình có giá trị cao hơn (bằng giá trị của L/C gốc). Thay hối phiếu của người XK bằng hối phiếu do mình phát hành có giá trị cao hơn (bằng giá trị của L/C gốc).
Bước 11: Ngân hàng chuyển nhượng chuyển bộ chứng từ (đã thay thế hóa đơn và hồi phiếu) đến NH phát hành để thanh toán.
Bước 12: Ngân hàng PH kiểm tra chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì chuyển cho nhà NK đi nhận hàng.
3.2.3.3 Thanh toán L/C chuyển nhượng

Bước 13: NHPH ghi nợ tài khoản nhà NK.
Bước 14: NHPH chuyển toàn bộ thu nhập cho NH chuyển nhượng.
Bước 15: NHPH ghi có lợi nhuận cho nhà trung gian (chênh lệch hóa đơn).
Bước 16: NHPH chuyển giá trị thu nhập còn lại cho NH phục vụ nhà XK.
Bước 17: NH nhà XK ghi có giá trị thu nhập còn lại cho nhà XK.
3.3 Nội dung chuyển nhượng: L/C chỉ có thể được chuyển nhượng khi tuân thủ các điều kiện và điều khoản khi tuân thủ các điều kiện và điều khoản của L/C gốc, ngoại trừ các nội dung: + Số tiền, đơn giá của L/C chuyển nhượng có thể thay đổi, nhưng không được vượt quá số tiền của L/C gốc. + Thời hạn hiệu lực của L/C chuyển nhượng có thể thay đổi nhưng không được muộn hơn L/C gốc. + Ngày chậm nhất phải xuất trình chứng từ của L/C chuyển nhượng có thể thay đổi nhưng không được muộn hơn L/C gốc. + Thời hạn giao hàng của L/C chuyển nhượng có thể thay đổi nhưng không được muộn hơn L/C gốc. Như vậy bất kỳ hoặc tất cả các ngoại trừ nêu trên có thể được điều chỉnh theo nguyên tắc giảm hoặc bớt đi. (Theo khoản g điều 38 – UCP600). Tỷ lệ % bảo hiểm có thể tăng lên để đạt đến số tiền bảo hiểm trong L/C gốc và nếu không quy định cụ thể thì tối thiểu phải bằng 110% giá trị hóa đơn theo L/C gốc. Ngoài ra tên của nhà trung gian có thể thay thế cho tên của người mở L/C, nhưng nếu L/C gốc quy định tên người mở L/C phải thể hiện rõ rang trên bất kỳ chứng từ nào, ngoại trừ hóa đơn, thì yêu cầu này phải được đáp ứng.
3.4. Sửa đổi L/C chuyển nhượng Việc sửa đổi L/C chuyển nhượng rất phức tạp vì có 2 người thụ hưởng. Nhưng sửa đổi nào cần phải thông báo cho người hưởng lợi thứ hai và những sửa đổi nào không cần thông báo là một vấn đề rất dễ dẫn đến tranh chấp. Về nguyên tắc, người đề xuất sửa đổi L/C chỉ có thể là người mở và người thụ hưởng thứ nhất. Tuy nhiên, người thụ hưởng thứ hai cũng có thể đề nghị sửa đổi L/C, nhưng không được trực tiếp thương lượng với người mở mà phải gián tiếp qua nhà trung gian.
3.4.1 Sửa đổi liên quan đến người thụ hưởng Sửa đổi liên quan đến người thụ hưởng thứ nhất thì không nhất thiết phải thông báo cho nhà thụ hướng thứ hai. Ví dụ như sửa đổi điều chỉnh tăng hoặc giảm giá và số tiền của L/C ở một mức độ nhất định do biến động của thị trường và những điều khoản đặc biệt không liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của người thứ hai. Trong thực tế để bảo vệ người hưởng lợi thứ hai, trong thời gian yêu cầu và trước khi chuyển nhượng người hưởng lợi thứ nhất phải cung cấp chỉ thị không hủy ngang cho NH chuyển nhượng là họ giữ quyền từ chối hay cho phép NH chuyển nhượng thông báo các sửa đổi cho người thụ hưởng thứ hai. NH chuyển nhượng phải thông báo cho người thụ hưởng thứ hai về việc có hay không thông báo sửa đổi, từ đó nhận thức được vị thế của mình để từ đó chấp nhận hay từ chối điều khoản như vậy. Những sửa đổi liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của người thứ hai thì nhất thiết phải thông báo cho người thứ hai biết. Và chỉ khi có sự đồng ý của người này thì sửa đổi mới có giá trị thực hiện. Ví dụ sửa đổi liên quan đến quy cách, phẩm chất hàng hóa, thời giam giao hàng…
3.4.2 Sửa đổi liên quan đến phương thức chuyển nhượng Nếu chuyển nhượng là toàn phần (người trung gian chỉ làm chức năng môi giới), thì mọi sửa đổi L/C đều phải được thông báo cho người thụ hưởng thứ hai biết, mà không cần có sự đồng ý của người thụ hưởng thứ nhất. Chỉ khi có sự đồng ý của người thụ hưởng thứ hai thì sửa đổi mới có hiệu lực. Nếu chuyển nhượng một phần thì L/C có thể chuyển nhượng cho nhiều nhà cung cấp khác nhau. Khi sửa đổi được thông báo thì họ có quyền từ chối hoặc chấp nhận. Trong thực tế không phải nhà cung cấp nào cũng có thể chấp nhận sửa đổi, do đó việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi của người này không ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ chối của người khác. Mỗi nhà cung cấp có nghĩa vụ và quyền lợi độc lập trong L/C. Tuy nhiên nếu NHPH hay NHXN không cho phép việc chấp nhận hay từ chối riêng lẻ thì phải quy định rõ ràng trong L/C.
3.5. Lợi thế và rủi ro của các bên tham gia
3.5.1 Quan hệ giữa những người hưởng lợi Người hưởng lợi thứ nhất luôn chịu trách nhiệm đối với nhà nhập khẩu. Trong trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hoặc giao hàng không đúng, chứng từ không hoàn hảo thì người hưởng lợi thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm với nhà NK theo hợp đồng mua bán. Qua phân tích ta thấy chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán được chuyển nhượng. Người hưởng lợi thứ hai được phép thay mặt người hưởng lợi thứ nhất lập chứng từ có liên quan, chứng từ này là chứng từ gốc làm cơ sở thanh toán theo L/C, hoặc thay thế một số chứng từ nhất định theo quy định.
3.5.2 Ngân hàng chuyển nhượng và quyền không chuyển nhượng Ngân hàng chuyển nhượng: Nếu L/C quy định rõ ngân hàng được ủy quyền trả tiền, cam kết trả tiền sau, chấp nhận hay chiết khấu thì người hưởng lợi thứ nhất sẽ yêu cầu ngân hàng này làm ngân hàng chuyển nhượng. Ngược lại, nếu là chiết khấu tự do thì NHPH vẫn phải chỉ định rõ ngân hàng được phép chuyển nhượng. Trong L/C luôn phải ghi rõ ngân hàng được phép chuyển nhượng và chỉ có ngân hàng này mới được phép chuyển nhượng, điều này rất cần thiết tránh chuyển nhượng nhiêu lần một L/C và có thể dẫn đến chiết khấu nhiều lần bộ chứng từ. Quyền từ chối L/C chuyển nhượng Theo điều 38(a) – UCP600 quy định rõ “Một ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển nhượng L/C trừ khi ngân hàng này có sự đồng ý rõ ràng về nội dung và phương thức chuyển nhượng”. Như vậy nhìn chung nếu không có cam kết gì thì ngân hàng chuyển nhượng thường không chiết khấu bộ chứng từ mà khi chuyển tiền khi nhận được từ NHPH và NH chuyển nhượng không có trách nhiệm gì về hậu quả phát sinh do hành động chuyển nhượng của mình. Theo quy tắc giao dịch L/C thì các ngân hàng được quyền chấp nhận hay từ chối chuyển nhượng. Nhìn chung, các ngân hàng đều sẵn sàng chuyển nhượng vì đó là một nghiệp vụ ngân hàng thuần và là dịch vụ tích cực. Vậy trong trường hợp nào ngân hàng từ chối chuyển nhượng? Tuy được miễn trách về trách nhiệm và nghĩa vụ, nhưng trong thực tế có thể liên quan đến tính chất pháp lý như: quản lý ngoại hối, những hạn chế xuất nhập khẩu…, ngoài ra L/C có những điều khoản bất hợp lý, không logic khó khăn cho viêc thực hiện thì ngân hàng không sẵn sàng chuyển nhượng hoặc chỉ chuyển nhượng khi đã sửa đổi phù hợp.
3.5.3 Nhà trung gian: Sau khi chuyển nhượng L/C nghĩa là người trung gian đã chuyển nghĩa vụ thực hiện L/C sang cho nhà xuất khẩu do đó áp lực về vốn để thực hiện L/C đối với người trung gian là không có. Ngoài ra, mọi chứng từ xuất trình đều do nhà trung gian lập (trừ hóa đơn và hối phiếu) nên giảm được chi phí và thời gian lập chứng từ, giấu được cả số tiền chênh lệch khi thay thế hóa đơn và hối phiếu. Tuy nhiên, nhà trung gian phải chịu phí chuyển nhượng và nhà trung gian hoàn toàn phụ thuộc vào nhà xuất khẩu, nếu chứng từ không phù hợp thì cả hai cùng bị thiệt hại. Hơn thế nữa, khi thị trường cung ứng bị lộ do phải cung cấp mọi chi tiết của hợp đồng trừ giá trị của hóa đơn cuối cùng thì nhà trung gian sẽ mất cơ hội làm ăn.
3.5.4 Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu: Những phát sinh trong giao dịch L/C chuyển nhượng ngoài tầm kiểm soát của nhà xuất khẩu có thể tạo rủi ro cho nhà xuất khẩu. Quyền lợi của nhà xuất khẩu không được đảm bảo vì những lý do sau: + Hợp đồng mua bán ký kết với nhà trung gian nhưng việc thanh toán lại hoàn toàn phụ thuộc vào NHPH và người mở L/C. Nếu có một bất lợi xảy ra với nhà NK như: hàng bán chậm, giá cả thị trường giảm, nhà NK có dấu hiệu thua lỗ…thì NHPH và nhà NK sẵn sang từ chối bộ chứng từ dù 1 sai sót nhỏ. Điểm đáng nói ở đây là khi bộ chứng từ bị NHPH từ chối vẫn không thể kiện nhà trung gian hay NH chuyển nhượng bởi vì họ đã làm đúng theo quy định của L/C. Do đó rủi ro đối với nhà XK là rất lớn. + Rủi ro thứ hai xảy đến với nhà XK do có những thay đổi trong L/C gốc người thụ hưởng thứ nhất đã không cho phép NH chuyển nhượng thông báo cho nhà XK biết. Và dẫn đến khi xuất trình bộ chứng từ cho dù có phù hợp với L/C chuyển nhượng mà L/C gốc thì không phù hợp cũng bị từ chối thanh toán. + Ngoài ra, NHPH còn từ chối thanh toán vì hóa đơn và hối phiếu do người trung gian lập để thay thế cho hóa đơn và hối phiếu của nhà XK không hoàn chỉnh. + Vì bộ chứng từ được xuất trình và lưu giữ tại NH chuyển nhượng để thay thế chứng từ, nếu việc này chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến thời hạn xuất trình L/C tại NHPH. Như vậy, mọi sai sót (dù cố tình hay vô ý) của nhà trung gian sẽ là những hậu quả mà nhà xuất khẩu phải gánh chịu trong lúc đó nhà trung gian thiệt hại không đáng kể. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu đó là: quy trình thủ tục phức tạp làm cho giao dịch khó thực hiện, hơn nữa nhà NK không hề biết nhà XK và không có gì đảm bảo cho người NK về khả năng cũng như thiện chí cuả nhà XK.
3.6.Trường hợp áp dụng: L/C chuyển nhượng được dùng phổ biến trong phương thức mua bán qua trung gian, nhằm đáp ứng các mục đích sau: Người hưởng lợi thứ nhất ký được hợp đồng xuất khẩu nhưng hiện tại không có đủ hàng nên phải chuyển nhượng một phần hay toàn bộ L/C cho nhà cung cấp khác. Khi người hưởng lợi thứ nhất đóng vai trò là đại lý hoặc người cung cấp một số mặt hàng nhất định hoặc là người bao tiêu sản phẩm của nhà sản xuất, nắm độc quyền phân phối mặt hàng đó. Nhà kinh doanh xuất khẩu (nhà trung gian) tìm được thị trường tiêu thụ, nhưng không có vốn hoặc không được ngân hàng cấp vốn để mua hàng hóa hay mở L/C giáp lưng, sẽ tiến hành xuất khẩu ăn chênh lệch giá thông qua giao dịch L/C chuyển nhượng. Nhà nhập khẩu mở L/C cho nhà môi giới (người hưởng lợi thứ nhất), trên cơ sở đó nhà môi giới sẽ chuyển nhượng toàn bộ nghĩa vụ và quyền lợi của L/C cho nhà cung ứng hàng hóa thực hiện. Qua dịch vụ này nhà môi giới được hưởng hoa hồng.
4. L/C giáp lưng (Back to back L/C)
4.1 Khái niệm:

Khi người hưởng nhận được một L/C không phải L/C chuyển nhượng song không thể tự mình cung cấp hàng hóa, khi đó, họ có thể thỏa thuận với ngân hàng của mình phát hành một L/C thứ hai với nội dung tương tự cho người cung cấp hàng hóa. Trong đó: L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C hay Backing L/C); L/C sau gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay L/C đối, L/C phụ (Counter L/C or Subsidiary L/C). Giữa L/C chủ và L/C đối không có bất kì mối liên hệ pháp lí nào. Người mở L/C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn người thụ hưởng L/C đối cũng không liên quan gì đến L/C chủ

Mặc dầu gọi là LC giáp lưng, nhưng cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như vậy. Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào nền tảng của L/C trước và cái trước được bảo đảm. Về nguyên tắc L/C gốc sẽ là vật thế chấp hoặc sự đảm bảo cho việc thanh toán L/C giáp lưng, song việc thanh toán cho nhà cung cấp sẽ thực hiện trước khi ngân hàng phát hành L/C giáp lưng nhận được thanh toán từ L/C gốc. Tuy L/C gốc và L/C giáp lưng về cơ bản là giống nhau, nhưng cụ thể có một số điểm khác nhau. Cũng tương tự như LC chuyển nhượng, khi mở LC giáp lưng, cấn chú ý một số nội dung sau đây:

+ Số tiền của L/C giáp lưng thường nhỏ hơn so với L/C chủ. Số chênh lệch này chính là lãi gộp của nhà trung gian.

+ Đơn giá của L/C giáp lưng thấp hơn đơn giá của L/C gốc

+ Thời gian hiệu lực L/C giáp lưng thường ngắn hơn L/C chủ.

+ Ngày chậm nhất phải xuất trình chứng từ của LC giáp lưng thường sớm hơn so với LC chủ. Về nguyên tắc việc thanh toán cho nhà cung cấp sẽ thực hiện trước khi ngân hàng phát hành L/C giáp lưng nhận được thanh toán từ L/C gốc.

+ Thời hạn gửi hàng: Về nguyên tắc, thời hạn giao hàng trong L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng không thay đổi so với L/C gốc, vì hàng được giao thẳng từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu (không qua nhà trung gian). Tuy nhiên, nếu trường hợp được gửi cho người trung gian, từ đó hàng mới được giao cho người nhập khẩu theo quy định của L/C gốc, trong trường hợp này, thời hạn giao hàng phải rút ngắn sao cho người trung gian nhận được hàng và giao hàng cho nhà nhập khẩu đúng hạn.

+ Tỷ lệ bảo hiểm: Tỷ lệ bảo hiểm sẽ cao hơn các loại L/C bình thường để có thể đạt được số tiền phải mua bảo hiểm ghi trong L/C gốc. Đối với một L/C giáp lưng, nếu người trung gian mua với giá FOB và bán với giá CIF, thì người trung gian đứng ra mua bảo hiểm và trả cước vận chuyển, nên sẽ tự định đoạt tỷ lệ hay giá trị bảo hiểm phù hợp với L/C gốc. Do đó, có sự thay thế, bổ sung chứng từ của người trung gian nên thương xảy ra sự sai sót về số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn hay nhỏ hơn 110% giá trị hóa đơn.

4.2 Quy trình nghiệp vụ:

4.2.1 Các bên tham gia trong giao dịch L/C giáp lưng:

Nhà nhập khẩu hay người mở L/C chủ:

Ngân hàng nhà nhập khẩu gọi là NHPH (tức NHPH L/C chủ).

Nhà trung gian còn gọi là người thụ hưởng thứ nhất hay người thụ hưởng L/C chủ.

Ngân hàng của nhà trung gian còn gọi là ngân hàng trung gian hay ngân hàng phát hành L/C giáp lưng.

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu gọi là NHTB

Nhà xuất khẩu còn gọi là nhà thụ hưởng thứ hai, hay người thụ hưởng L/C giáp lưng, người cung ứng, người cung cấp.

4.2.2 Qui trình:

4.2.2.1 Quy trình mở và thông báo

1) (1)

(2) (4) (5) (7)

(3) (6)

Bước 1: Người trung gian ký hợp đồng mua với người xuất khẩu và hợp đồng mua bán với nhà nhập khẩu.

Bước 2: Căn cứ vào hợp đồng, nhà nhập khẩu mở LC không hủy ngang cho nhà trung gian hưởng. LC này gọi là LC chủ (hay LC gốc).

Bước 3: NHPH chuyển LC chủ tới ngân hàng trung gian.

Bước 4: Ngân hàng trung gian thông báo LC chủ cho nhà trung gian.

Bước 5: Nhà trung gian yêu cầu ngân hàng trung gian mở LC giáp lưng dựa trên LC chủ cho nhà xuất khẩu hưởng.

Bước 6: Ngân hàng trung gian đồng ý mở và chuyển LC giáp lưng tới ngân hàng thông báo ở nước nhà xuất khẩu.

Bước 7: NHTB thông báo LC giáp lưng cho nhà xuất khẩu

2. Quy trình xuất chứng từ và thanh toán

(8)

(14) (12) (11) (9)

(13) (10)

Bước 8: Sau khi chấp nhận LC giáp lưng, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu.

Bước 9: Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và xuất trình qua NHTB (thông thường NHTB sẽ chiết khấu bộ chứng từ).

Bước 10: NHTB gửi bộ chứng từ đến ngân hàng trung gian để đòi tiền, nếu bộ chứng từ hợp lệ ngân hàng trung gian sẽ thanh toán bộ chứng từ.

Bước 11: Ngân hàng trung gian yêu cầu nhà trung gian gửi hóa đơn và hối phiếu của mình để lập bộ chứng từ theo LC chủ để đòi tiền NHPH.

Bước 12: Ngân hàng trung gian thay thế chứng từ cần thiết.

Bước 13: Ngân hàng trung gian gửi chứng từ đòi tiền NHPH, nếu chứng từ hợp lệ NHPH sẽ thanh toán bộ chứng từ.

Bước 14: Nhà nhập khẩu bộ chứng từ và hoàn trả tiền cho NHPH.

4.3. Lợi thế rủi ro đối với các bên tham gia:

4.3.1 Đối với nhà trung gian

Lợi thế: Từ đặc điểm của loại L/C giáp lưng gồm hai L/C độc lập, thanh toán riêng rẽ nên:

Người trung gian có thể điều chỉnh các điều kiện của L/C giáp lưng sao cho có lợi nhất cho mình, nó không nhất thiết phải mở L/C thứ hai y hệt, miễn là ngân hàng trung gian đồng ý.

Người trung gian có thể điều chỉnh điều kiện giao hàng.

Người trung gian không phụ thuộc tuyệt đối vào người cung cấp phải xuất trình chứng từ phù hợp với L/C chủ vì người trung gian sẽ thay đổi chứng từ khi cần thiết.

Người trung gian có thể từ chối trả tiền L/C đối nếu chứng từ không phù hợp, trong khi đó vẫn có thể đòi tiền NHPH theo L/C chủ miễn là chứng từ phù hợp.

Giữ được bí mật về mối hàng.

Rủi ro:

Người trung gian phải làm thủ tục mở L/C đối, phải bỏ thêm công sức và trả phí mở L/C thứ hai (cao hơn phí chuyển nhượng L/C) và các khoản phụ phí khác trong trường hợp có sửa đổi L/C.

Trường hợp ngân hàng trung gian không đồng ý dùng L/C thứ nhất để làm đảm bảo cho L/C thứ hai, buộc nhà trung gian phải kí quỹ, điều này có thể làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhà trung gian.

Khi nhà trung gian không nhận được chứng từ theo L/C giáp lưng thì không thể thanh toán L/C chủ được.

Nếu các chứng từ theo LC phụ không phù hợp với yêu cầu của LC chủ thì không thể thanh toán LC chủ được.

Thường phải qua thủ tục thay đổi chứng từ phức tạp.

4.3.2 Đối với nhà xuất khẩu

Việc mở L/C giáp lưng đảm bảo cho nhà xuất khẩu được thanh toán tốt hơn so với việc thanh toán theo L/C chuyển nhượng và quyền lợi của họ cũng được đảm bảo hơn từ người trung gian vì:

+ Người trung gian dựa trên L/C gốc mở L/C giáp lưng cho người xuất khẩu hưởng.

+ Người xuất khẩu biết rõ nội dung L/C giáp lưng và chỉ cần làm đúng theo các điều kiện và điều khoản của L/C giáp lưng là được thanh toán cho dù người trung gian có được NHPH thanh toán hay không bởi vì đây là hai L/C độc lập.

Tuy nhiên nhà cung cấp phải cẩn thận trong khâu lập chứng từ để phù hợp hoàn toàn với L/C giáp lưng và có thể phải thực hiện những điều kiện mà người trung gian đặt ra khắt khe hơn so với L/C chủ.

4.3.3 Đối với ngân hàng trung gian

Khi thực hiện mở L/C giáp lưng, ngân hàng trung gian chịu nhiều rủi ro hơn cả. Nghiệp vụ rất phức tạp, kiểm soát chứng từ phải hết sức phức tạp, ngân hàng trung gian phải đóng vai trò đồng thời là ngân hàng thông báo, NH thanh toán và NH phát hành L/C giáp lưng để tiện đối chiếu chứng từ. Vì vậy NH trung gian không thể buông lơi quản lí chứng từ bất kì lúc nào đặc biệt là lúc kết hợp hai L/C với nhau. Khi thực hiện L/C giáp lưng, ngân hàng phải chú ý một số vấn đề sau:

+ L/C gốc phải trong tay ngân hàng và xem xét có cần phải được xác nhận hay không.

+ Ngân hàng trung gian phải biết trước được những chứng từ mà L/C gốc yêu cầu trước khi chấp nhận nghiệp vụ L/C giáp lưng.

+ Tất cả các chứng từ của L/C giáp lưng phải được gửi cho ngân hàng trung gian băng một chuyến duy nhất.

Nghiệp vụ L/C giáp lưng phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng cao, ngân hàng phải lập bản so sánh từng điều khoản giữa hai L/C theo tiêu chí như: có hạn chế chiết khấu không, số tiền chênh nhau như thế nào, người ký phát hối phiếu, thuê tàu, bảo hiểm, ngày giao hàng, ngày hết hạn, có cho chuyển giao từng phần, cảng đi, cảng đến, mô tả hàng hóa, các chứng từ khác,… Rủi ro của ngân hàng trung gian giảm bớt khi L/C gốc và L/C giáp lưng có nội dung giống nhau.
4.4 Trường hợp áp dụng: L/C giáp lưng sử dụng chủ yếu trong mua bán qua trung gian khi:

LC gốc thuộc loại không thể chuyển nhượng (do người nhập khẩu không đồng ý) trong khi đó nhà trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hóa. Do đó, nhà trung gian đem L/C này làm đảm bảo để mở L/C đối cho nhà cung cấp hàng hóa hưởng.

Nhà cung cấp không đồng ý L/C chuyển nhượng vì nó không đảm bảo khả năng được thanh toán.

Khi các điều kiện của hợp đồng mua và bán là khác nhau. Ví dụ: người trung gian bán hàng theo điều kiện CIF còn hợp đồng mua ừ người cung cấp là theo điều kiện FOB nên không thể dùng L/C bán CIF chuyển nhượng cho gười cung cấp hàng theo hợp ddoogf mua FOB được

Người trung gian muốn giấu tất cả các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng, nhà nhập khẩu, nơi hàng đến và các thông tin về giá cả…

So sánh L/C giáp lưng và L/C chuyển nhượng:
Giống nhau:

Cả hai đều liên quan đến một người trung gian là người bán, đều là phương thức thanh toán cho thương vụ mua bán qua trung gian diễn ra giữa ba bên: bên nhập khẩu, trung gian và bên xuất khẩu

Cả hai loại đều liên quan đến chứng từ (nội dung thay thế chứng từ là tương tự với LC chuyển nhượng).

Số tiền L/C chuyển nhượng (L/C giáp lưng) thường nhỏ hơn so với L/C gốc, chênh lệch giành hco trung giản trả phí mở L/C đối và hưởng hoa hồng.

Thời hạn hiệu lực của L/C chuyển nhượng hay L/C giáp lưng thương đối ngắn hơn L/C gốc. Thời gian xuất trình chứng từ cũng sớm hơn.

Khác nhau:

L/C chuyền nhượng chỉ liên quan đến một L/C, trong khi L/C giáp lưng liên quan đến hai LC độc lập

LC chuyển nhượng phải ghi rõ là có thể chuyển nhượng được, trong khi đó L/C giáp lưng là không cần phải ghi tiêu đề “giáp lưng”, thậm chí còn phải giấu kín.

L/C chuyển nhượng không nhất thiết phải có ngân hàng thông báo, còn đối với L/C giáp lưng nhất thiết phải có ngân hàng thông báo để xác minh tính chân thật của L/C

L/C chuyển nhượng có thể không gắn trách nhiệm gì đối với ngân hàng trung gian, chỉ có nghĩa vụ chuyển nhượng không có nghĩa vụ thanh toán. Còn L/C giáp lưng được mở ra với trách nhiệm của ngân hàng trung gian là NHPH, có trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu sau khi ngân hàng người nhập khẩu thanh toán. Đây là điểm khác biệt cơ bản và quan trọng nhất so với chuyển nhượng bời vì trong giao dịch giáp lưng hai ngân hàng phát hành hai L/C hoàn toàn độc lập với nhau. Chính vì vậy, khi một ngân hàng muốn phát hành một L/C giáp lưng trên cơ sở của một L/C gốc theo yêu cầu của khách hàng thì phải chú ý đến tính chất khác biệt đó của L/C giáp lưng để thấy được trách nhiệm của mình.

Cả hai loại L/C phải tuân thủ UCP nếu có dẫn chiếu đến, nhưng L/C chuyển nhượng có một điều khoản riêng điều chỉnh (Điều 38 UCP 600), còn L/C giáp lưng thì không.

L/C giáp lưng cho phép có sự linh hoạt nhất định trong yêu cầu chứng từ, nhưng L/C chuyển nhượng không cho phép có một ngoại lệ nào.

Số lượng chứng từ trong L/C giáp lưng có thể nhiều hơn so với L/C chuyển nhượng.

5. L/C dự phòng (Standby L/C)
5.1 Khái niệm, đặc điểm:

Để bảo vệ quyền lợi cho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được LC, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng khó khăn trong giao hàng hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã qui định trong LC, người nhập khẩu đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một LC trong đó cam kết với nhà nhập khẩu sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở LC cho nhà nhập khẩu, LC này được gọi là LC dự phòng.

Thực chất đây là một hình thức bảo lãnh của ngân hàng, là một loại tín dụng chứng từ hoặc một thỏa thuận tương tự, dù được gọi hay miêu tả bằng cách nào, theo đó ngân hàng phát hành LC cam kết với người thụ hưởng:

+ Trả khoản tiền mà người yêu cầu mở thư tín dụng đã vay hoặc nhận ứng trước.

+ Bồi hoàn về những thiệt hại do người yêu cầu mở không thực hiện được nghĩa vụ của chính mình.

LC dự phòng cũng là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người hưởng lợi. Song khác với L/C truyền thống là phương tiện thanh toán của người mua cho người bán theo hợp đồng thương mại, thì thư tín dụng dự phòng chỉ được sử dụng để phòng ngừa đối tác vi phạm nghĩa vụ hoặc cam kết, gây hậu quả quá xấu cho người hưởng, đúng như tiêu đề của nó là “dự phòng” và việc thanh toán sẽ được thực hiện khi người hưởng xuất trình được những bằng chứng nêu lên những điều kiện cam kết không được tôn trọng.

Vì vậy, cần phân biệt giữa L/C thương mại và L/C dự phòng:

L/C thương mại là phương thức thanh toán trong khi L/C dự phòng lại là công cụ bảo lãnh

L/C thương mại yêu cầu bộ chứng từ xuất trình để thanh toán phải chứng minh việc người hưởng lợi đã hoàn thành nghĩa cụ theo hợp đồng. Trong khi đó, L/C dự phòng

Như vậy, thực chất thư tín dụng dự phòng giống như một thư bảo lãnh của ngân hàng. Riêng trong xuất nhập khẩu hàng hóa, thư tín dụng dự phòng là LC mà trong đó ngân hàng mở cam kết với người hưởng lợi (nhà nhập khẩu) là sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo LC đã đề ra. Khoản tiền này bao gồm: tiền đặt cọc, tiền ứng trước, mọi khoản chi phí khác liên quan đến việc mở một thư tín dụng thương mại và những chi phí khác cùng những thiệt hại mà người nhập khẩu phải gánh chịu do hậu quả của việc không cung cấp được hàng hóa của người xuất khẩu.

5.2 Qui trình nghiệp vụ:

Hợp đồng thương mại

1. Đơn xin 6. LC dự

mở L/C phòng

T mại

2. LC thương mại

5. L/C dự phòng

6. L/C đối ứng (Reciprocal L/C)
6.1 Khái niệm: L/C đối ứng là L/C chỉ bắt đầu có hiêu lực khi L/C kia đối ứng với ứng nó được mở. Người mở L/C này là người hưởng lợi L/C kia và ngược lại.
Trong hai L/C phải có một L/C mở trước và trên đó có ghi “L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng, và ngược lại trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số… mở ngày… tại ngân hàng…”
6.2 Trường hợp áp dụng: Nhà cung cấp nguyên vật liệu và gia công ở hai nước khác nhau.

Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng (mua nguyên vật liệu bán lại thành phẩm)

Bảo đảm quyền lợi cho người gia công vì sản phẩm là ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng quy định nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ

Trong giao dịch người bán đồng thời là người mua và ngược lại.

[pic]
-----------------------
Ngân hàng phát hành

Ngân hàng nhà XK (Người thụ hưởng thứ hai)

Nhà trung gian/ Người thụ hưởng thứ nhất

Nhà NK/ người xin mở L/C

(1b)

(1a)

(3)

(2)

Nhà XK/ Người thụ hưởng thứ hai

Ngân hàng chuyển nhượng/NHTB gốc

(4)

(5)

(6)

(6)

(6)

(8)

Nhà XK

Nhà trung gian

Ngân hàng phát hành

Ngân hàng nhà XK

Nhà NK

Ngân hàng chuyển nhượng

(8)

(9)

(10)

(12)

(11)

(8)

(7)

Nhà XK

Nhà trung gian

Ngân hàng phát hành

Ngân hàng nhà XK

Nhà NK

Ngân hàng chuyển nhượng

(17)

(15)

(13)

(14)

(16)

Nhà nhập khẩu

Nhà trung gian

Nhà xuất khẩu

NHTB

NH người trung gian

NHPH

Nhà nhập khẩu

Nhà trung gian

Nhà xuất khẩu

NHTB

NH người trung gian

NHPH

Nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu

NH phục vụ người xuất khẩu

NH phục vụ người nhập khẩu

3. LC thương mại

4. Đơn xin mở LC dự phòng

Similar Documents

Free Essay

Android Internet Tv

...ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG SVTH: NGUYỄN HỒNG THẮNG MSSV: 0820156 INTERNET TV TRÊN NỀN TẢNG ANDROID KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN NGÀNH ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG CHUYÊN NGÀNH: MÁY TÍNH VÀ HỆ THỐNG NHÚNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH HỮU THUẬN CN. TRẦN HOÀNG ĐẠT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .......................................................................

Words: 15886 - Pages: 64

Free Essay

Tcdn

.................................................. 164 CHƢƠNG 15 ................................................................. 177 CHƢƠNG 16 ................................................................. 192 CHƢƠNG 18 ................................................................. 215 CHƢƠNG 20 ................................................................. 224 CHƢƠNG 30 ................................................................. 243 CHƢƠNG 32 ................................................................. 248 TCDN4.NET Nơi chia sẻ tài liệu và kinh nghiệp cho sinh viên TCDN - UEH Biên Soạn : WWW.TCDN4.NET caotuanhiep@gmail.com BÀI TẬP CHƯƠNG 1 XIN CẢM ƠN CHÂN THÀNH SỰ CHIA SẺ CỦA CÁC ĐÀN ANH ĐI TRƢỚC K-32 CHƢƠNG 1 Câu 1: Điền từ vào chỗ trống “Các...

Words: 65083 - Pages: 261

Free Essay

Lí Thuyết Thiết Kế Tổ Chức

... NGHIÊN CỨU TỐ CHỨC VÀ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PÁT TRIỂN KỲ HÀ CHU LAI QUẢNG NAM CHƯƠNG I: TỔ CHỨC VÀ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC A. Giới thiệu chung về công ty: I. Giới thiệu công ty: - Tên công ty: Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam - Tên công ty viết tắt: CDI CO,LTD. - Địa chỉ: 159B Trần Quý Cáp – Tp. Tam Kỳ - Quảng Nam - Điện thoại: 0510 3820016 Fax: 0510 3859703 - Người đại diện pháp luật của Công ty: Ông: Võ Văn Hạn Chức vụ: Giám đốc. - Giấy phép đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp số 4000360377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 09/9/2010. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. II. Cơ sở pháp lý: Tiền thân của Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam là Xí nghiệp văn phòng phẩm Tam Kỳ được thành lập vào ngày 25 tháng 4 năm 1978. Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, đến năm 2001, được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Xí nghiệp văn phòng phẩm Tam Kỳ đổi tên thành Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam theo Quyết định số 4227/QĐ-UB ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Ngày 03/6/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt đề án và chuyển đổi Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam, thành Công ty TNHH MTV Đầu tư...

Words: 19374 - Pages: 78

Free Essay

Li Thuyet Thiet Ke to Chuc

... NGHIÊN CỨU TỐ CHỨC VÀ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PÁT TRIỂN KỲ HÀ CHU LAI QUẢNG NAM CHƯƠNG I: TỔ CHỨC VÀ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC A. Giới thiệu chung về công ty: I. Giới thiệu công ty: - Tên công ty: Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam - Tên công ty viết tắt: CDI CO,LTD. - Địa chỉ: 159B Trần Quý Cáp – Tp. Tam Kỳ - Quảng Nam - Điện thoại: 0510 3820016 Fax: 0510 3859703 - Người đại diện pháp luật của Công ty: Ông: Võ Văn Hạn Chức vụ: Giám đốc. - Giấy phép đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp số 4000360377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 09/9/2010. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. II. Cơ sở pháp lý: Tiền thân của Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam là Xí nghiệp văn phòng phẩm Tam Kỳ được thành lập vào ngày 25 tháng 4 năm 1978. Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, đến năm 2001, được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Xí nghiệp văn phòng phẩm Tam Kỳ đổi tên thành Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam theo Quyết định số 4227/QĐ-UB ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Ngày 03/6/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt đề án và chuyển đổi Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam, thành Công ty TNHH MTV Đầu tư...

Words: 19374 - Pages: 78

Free Essay

Chapter 2

...|[pic] | | | |CÔNG TY DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI | | |BAN ĐÀO TẠO NỘI BỘ | | | | | | | | | | | | | | | | ...

Words: 9225 - Pages: 37

Free Essay

Translation

...HUE UNIVERSITY COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES DEPARTMENT OF ENGLISH ------***------ NGUYEN VAN TUAN TRANSLATION 5 HUE - 2006 1 INTRODUCTION TRANSLATION 5 is a basic course book written for the second-year students of the Department of English, College of Foreign Languages, Hue University. It is intended to equip the students with an overview of translating Vietnamese and English scientific texts. It also helps the students get familiar with the terms related to science and technology as well as the typical structures frequently used in scientific and technological texts. Since the course book has been written for the students to learn either by themselves or in class with a teacher, there will be a course book and assignments. The course book contains the Vietnamese and English socio-politic texts with notes and suggested translations. The assignments contain the Vietnamese and English socio-politic texts that will be translated into either English or Vietnamese by the students. By the end of the course, the students will be able to: - obtain general knowledge of the Vietnamese and English scientific and technological documents. - get familiar with and effectively use scientific and technological terms and typical structures of scientific and technological texts in their translations. - accurately translate scientific and technological texts into English and Vietnamese. On the completion of this course book, I would like to express...

Words: 34454 - Pages: 138