Free Essay

Credit Risk Management

In:

Submitted By nhungptlovely
Words 3511
Pages 15
XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM – THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại (NHTM), nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Xếp hạng tín dụng (XHTD) là một trong những công cụ quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng mà thuật ngữ “credit ratings” có tên gọi khác nhau. Có ngân hàng gọi là “xếp hạng tín dụng nội bộ”, có ngân hàng gọi là “chấm điểm tín dụng”, có ngân hàng gọi là “xếp hạng tín nhiệm”…nhưng bản chất đều nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạng. Như vậy XHTD khách hàng vay vốn là việc NHTM đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng được xếp hạng, qua đó xác định mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai.
1. Xếp hạng tín dụng là căn cứ quan trọng để quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Bassel.
Để quản trị rủi ro tín dụng, cần phải xây dựng môi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; và phải kiểm soát được rủi ro tín dụng. XHTD nói chung và xếp hạng doanh nghiệp nói riêng đề cập đến cả bốn lĩnh vực của quản trị rủi ro tín dụng. Trước hết, bằng việc cung cấp các thông tin và báo cáo chuẩn mực về rủi ro tín dụng ở cấp độ tổng thể như: danh mục đầu tư tín dụng toàn hàng, chi tiết tới từng vùng, khu vực địa lý, ngành hàng, lĩnh vực kinh tế, loại doanh nghiệp, loại hình tài sản bảo đảm, loại sản phẩm hoặc thậm chí tới từng khoản tín dụng riêng lẻ; sau đó xem xét ở từng thời điểm hay kết quả hoạt động của cả một thời kỳ dài… Kết quả XHTD ở mức thấp, thì rủi ro khi cho vay càng cao và ngược lại. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM thường lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở mức nhất định.
Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTDNB sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác XHTDNB còn là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay “cảnh báo sớm” để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp.
Ở khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng, thì XHTDNB tạo thêm một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề.
Với vai trò quản trị rủi ro tín dụng, XHTDNB giúp thu thập, quản lý, khai thác, phân tích thông tin. Trên thực tế, thách thức lớn nhất đối với các NHTM chính là việc thu thập và phân loại thông tin chính xác, chi tiết về người vay, về các đặc điểm của các loại hình rủi ro (loại sản phẩm/ngành kinh tế/khu vực địa lý khác nhau…) và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. XHTDNB vốn đòi hỏi rất nhiều thông tin đầu vào để vận hành, cũng như tạo ra nhiều thông tin đầu ra có giá trị. Điều này sẽ tạo ra động lực để ngân hàng đầu tư vào hạ tầng công nghệ, hệ thống hóa, lưu giữ và tích lũy dần các thông tin cần thiết. Do đối tượng áp dụng XHTD gồm: các định chế tài chính; doanh nghiệp SXKD; khách hàng bán lẻ. Việc xếp hạng các khách hàng này đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn và toàn diện, vì vậy, triển khai xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, sẽ giúp NHTM dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.
2. Thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam
Năm 2005 NHNN ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng”. Với qui định tại điều 7, Quyết định 493, NHNN đã có định hướng khuyến khích các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai XHTD, làm cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng theo phương pháp định tính. Đây là căn cứ để các NHTM xây dựng và triển khai XHTD, phục vụ quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện chính sách khách hàng. Sau một thời gian thực hiện XHTD khách hàng đã đạt được một số kết quả bước đầu. Hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của XHTD, chủ động nghiên cứu triển khai trong hoạt động tín dụng.Về cơ bản việc XHTD tại các NHTM đều đã tính đến yếu tố định tính và định lượng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả XHTD tại một số ngân hàng đã được sử dụng đề xuất cấp tín dụng và đưa ra chính sách lãi suất với khách hàng (trên cơ sở chấm điểm tín dụng dựa trên tính chất tài sản bảo đảm, hạng rủi ro tín dụng của khách hàng, mức độ rủi ro của ngành hàng). Một số NHTM đã được NHNN phê duyệt XHTD và cho phép thực hiện phân loại nợ theo định tính. Nhờ đó việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng được cải thiện và dần tiệm cận với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, XHTDNB còn những hạn chế sau:
Thứ nhất; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro… của ngân hàng.
Thứ hai; Do đây là việc xếp hạng nội bộ, mỗi ngân hàng tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, trong khi thiếu một khung thống nhất, dẫn đến tốn kém nguồn lực và chi phí cho mỗi ngân hàng cũng như xã hội.
Thứ ba; Ở Việt Nam, đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp có thông tin phản ánh trên các báo cáo tài chính không chính xác vì các mục đích che đậy thông tin, trốn thuế.... Vì thế số liệu trên sổ sách kế toán không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh thực của những doanh nghiệp này. Qua tìm hiểu thực tiễn, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh thực sự có hiệu quả, nhưng số liệu thể hiện vẫn lỗ. Biết rõ vấn đề này, nhưng không ít NHTM vẫn không dám cho vay, bởi tiềm ẩn rủi ro do thông tin bất đối xứng xảy ra từ phía người vay rất lớn. Vì thế để đánh giá đúng thực chất hiệu quả kinh doanh của những doanh nghiệp, để doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng của ngân hàng, đòi hỏi doanh nghiệp được xếp hạng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định (về qui mô, về thông tin...), mà những yêu cầu này, vượt khả năng của các NHTM.
Thứ tư; Mặc dù NHNN có đưa ra yêu cầu đối với các NHTM về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên NHNN chưa đưa ra một hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM, dẫn đến việc xây dựng hệ thống hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng theo khẩu vị rủi ro của họ. Điều này đã dẫn đến những bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng, nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột khi thực hiện phân loại nợ theo định tính (cùng 1 khách hàng, có NHTM phân loại vào nhóm nợ cao, có NHTM lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Hiện tại ở Việt Nam, thiếu những tổ chức XHTD độc lập, cung cấp kết quả định hạng làm cơ sở tham khảo về hạng tín dụng khách hàng cho các NHTM tham chiếu.
Nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế này là:
Một là; Chưa có khung pháp lý quy định rõ ràng về XHTDNB: Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc không thống nhất, thiếu sự tương đồng giữa XHTDNB của các NHTM là do khung pháp lý. Hiện tại, chưa có văn bản nào chính thức quy định/định hướng cho các NHTM về việc xây dựng XHTDNB ngoại trừ 1 phần nhỏ được nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”. Nội dung quy định về XHTDNB tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN chưa mang tính chất định hướng hoặc quy định khung chuẩn để các NHTM thực hiện. Do đó, việc triển khai ở các NHTM hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức riêng và khẩu vị rủi ro của từng Ngân hàng.
Hai là; Hạ tầng CNTT tại các NHTM cũng như cơ quan quản lý nhà nước hiện nay không đồng đều. Đây là khó khăn cản trở việc xây dựng và ứng dụng các hệ thống XHTDNB theo chuẩn Basel II dựa trên phân tích các mô hình kinh tế lượng và xác suất thống kê (theo kinh nghiệm của các NHTM nước ngoài đã triển khai Basel II, riêng chi phí đầu tư cho hệ thống này đã lên đến hàng chục triệu USD. Đây là rào cản lớn mà không phải NHTM nào ở Việt Nam cũng có thể vượt qua được. Ngoài ra, để có thể áp dụng các phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ nâng cao, các NHTM phải cần 3-5 dữ liệu để phân tích và hậu kiểm các mô hình.
Ba là; Việc triển khai XHTDNB đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là các chuyên gia về xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ (modelling). Đây là lực lượng lao động chất lượng cao, họ không chỉ có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng, mà còn có khả năng ứng dụng các mô hình toán học trong phân tích, trong khi thị trường nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất thiếu.
Bốn là; Chất lượng thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của XHTDNB, nhưng thực tế thông tin thiếu minh bạch, thiếu tin cậy diễn ra rất phổ biến ở mọi lĩnh vực. Phần lớn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được kiểm toán. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn phải kiểm toán, thì sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán ... còn bất cập, có sự sai lệch giữa số liệu kiểm toán với thực tế. Một số thông tin dữ liệu từ CIC lại chưa được cập nhật. Thực trạng này có một phần lỗi từ các NHTM trong việc cung cấp thông tin, nhưng phần lớn là do NHNN chưa có chế tài chặt chẽ đối với việc cập nhật thông tin này.
Năm là; Hiện nay các NHTM Việt Nam chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng, đáng tin cậy, và đầy đủ phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng các mô hình kinh tế lượng, phân tích thống kê ứng dụng trong XHTDNB.
3. Giải pháp hoàn thiện XHTD tại các NHTM
Hệ thống XHTDNB là công cụ quan trọng giúp NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng toàn diện trước, trong và sau khi cấp tín dụng, là công cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế cũng như làm căn cứ để định giá theo ruỉ ro. Vì thế việc hoàn thiện XHTDNB cần tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất; Hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự
Chất lượng của XHTDNB phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính NHTM. NHTM cần hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp (corporate governance) đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích (phân tách chức năng front-middle-back). Mô hình tổ chức phải đặc biệt lưu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các vòng kiểm soát (vòng 1: đơn vị kinh doanh; vòng 2: bộ phận kiểm soát rủi ro và vòng 3: bộ phận kiểm toán nội bộ) đảm bảo tính độc lập, khách quan của công tác XHTDNB. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hướng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2, các cán bộ thực hiện XHTD phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích, quản lý rủi ro.
Thứ hai; Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao (FIRB hoặc AIRB) theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên (i) các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính toán các thước đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tượng này (hiện nay một số NHTM đang triển khai theo cách này) đồng thời (ii) áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có như vậy việc XHTD mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro (risk based pricing) của NHTM. Thứ ba; Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ
Hệ thống XHTDNB theo thông lệ quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Một điểm lưu ý quan trọng là chất lượng thông tin/dữ liệu phải tốt. Muốn vậy, ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin doanh nghiệp, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan (chủ yếu từ các Chi nhánh của Ngân hàng) phải được cập nhật và lưu dữ đầy đủ, chuẩn xác. Đây cũng là tiền đề để các NHTM đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến khách hàng tiềm năng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
Thứ tư; Giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTD trong hoạt động tín dụng
Để đảm bảo hệ thống XHTDNB không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng đòi hỏi mỗi NHTM không chỉ làm tốt công tác chuyển đổi mô hình tổ chức, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin mà để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả phải làm tốt công tác giám sát triển khai đảm bảo các bộ phận liên quan nghiêm túc tuân thủ các quy trình, trách nhiệm được phân công. Vì thế để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, NHTM cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định XHTD, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch tình hình thực tế của khách hàng.
Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống XHTDNB tại các NHTM, bên cạnh nỗ lực của chính các Ngân hàng còn cần sự hỗ trợ của NHNN và các cơ quan quản lý. Chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
Một là; NHNN và các cơ quan quản lý nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý
Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn để các NHTM có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ hướng theo thông lệ quốc tế; đưa ra một lộ trình rõ ràng đảm bảo tất cả các NHTM đều phải tuân thủ, qua đó thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống XHTDNB tại mỗi ngân hàng. NHNN cần đưa ra quy định mọi hệ thống XHTDNB của các NHTM đều phải trình NHNN và chỉ được áp dụng chính thức khi nhận được phê duyệt để đảm bảo tính đồng bộ trong các hệ thống xếp hạng tại mỗi ngân hàng. Song song với việc các NHTM xây dựng, hoàn thiện XHTDNB, nhà nước nên có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, cần phải hình thành các tổ chức định mức tín dụng không do nhà nước quản lý, tổ chức này hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân, làm sai lệch kết quả xếp hạng.
Hai là; Nâng cao chất lượng thông tin của tổ chức CIC
Mặc dù có nhiều lợi thế: là tổ chức của NHNN, thực hiện chức năng cung cấp thông tin tín dụng cho các NHTM, TCTD khác và doanh nghiệp có thu phí, tuy nhiên thông tin mà CIC cung cấp thiếu cập nhật và mức độ chuẩn xác chưa cao và chủ yếu là thông tin tài chính. Khắc phục vấn đề này, đòi hỏi phải có một cơ chế phân định trách nhiệm rõ ràng, cùng các chế tài xử phạt cả về mặt hành chính và tài chính để đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện đúng trách nhiệm của mình./.

Similar Documents

Free Essay

Credit Risk Management

...Basel Committee on Banking Supervision International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards A Revised Framework Comprehensive Version This document is a compilation of the June 2004 Basel II Framework, the elements of the 1988 Accord that were not revised during the Basel II process, the 1996 Amendment to the Capital Accord to Incorporate Market Risks, and the 2005 paper on the Application of Basel II to Trading Activities and the Treatment of Double Default Effects. No new elements have been introduced in this compilation. June 2006 Requests for copies of publications, or for additions/changes to the mailing list, should be sent to: Bank for International Settlements Press & Communications CH-4002 Basel, Switzerland E-mail: publications@bis.org Fax: +41 61 280 9100 and +41 61 280 8100 © Bank for International Settlements 2006. All rights reserved. Brief excerpts may be reproduced or translated provided the source is stated. ISBN print: 92-9131-720-9 ISBN web: 92-9197-720-9 Contents Introduction ...............................................................................................................................1 Structure of this document........................................................................................................6 Part 1: Scope of Application .....................................................................................................7 I. Introduction.....................

Words: 153391 - Pages: 614

Premium Essay

Credit Risk Management

...CREDIT RISK MANAGEMENT Banks are in the business of risk management and, hence, are incentivized to develop sophisticated risk management systems. The basic components of risk management system are identifying the risks the bank is exposed to, assessing their magnitude, monitoring them, controlling/mitigating them using a variety of procedures and setting aside capital for potential losses. RBI prescribed risk management framework in terms of: a) Asset-Liability Management practices. b) Credit Risk Management. c) Operational Risk Management. d) Stress testing by Indian Banks in the perspective of international practices. BANKING RISKS: It can be categorized into: i) Business-related Risks. ii) Capital-related Risks. Business Related Risks: The business related risks to which banks are exposed are associated with their operational activities and market environment. They fall into six categories: namely, a) Credit Risk b) Market Risk c) Country Risk d) Business Environment Risk e) Operational Risk f) Group Risk Note: Market Risk comprising of interest rate risk, foreign exchange risk, equity price risk; commodity price risk and liquidity risk; Credit Risk: Credit risk, a major risk faced by banks, is inherent to any business of lending funds to individuals, corporate, trade, industry, agriculture, transport, or banks/financial institutions. It is defined as the possibility of loses associated with a diminution in the credit...

Words: 4669 - Pages: 19

Free Essay

Credit Risk Management

...supervisor in the host organization Mr. Md. Abdul Hannan, I decided to work on the policies and practices of credit risk management and appraisal process of IDLC. I strongly believe that, this study will enrich my knowledge in the very crucial area of the financial institutions (FIs): Credit Risk Management. 1.2 OBJECTIVES OF THE REPORT • MAIN OBJECTIVE: The main focus of the report is on credit risk management practices and credit appraisal procedure of IDLC Finance Limited. • SPECIFIC OBJECTIVES: The specific objectives are: ❖ To look at the portfolio of sectors financed by IDLC ❖ To evaluate the norms and rules practiced in assessing the borrower ❖ To compare the credit policy of IDLC with the credit policy guideline for the financial institutions (non-bank) of Bangladesh Bank and to identify the extent to which IDLC follows this guideline. ❖ To compare the credit risk management practices of IDLC Finance Limited with that of Industrial Promotion and Development Company of Bangladesh Limited, as a sample financial institution, to get an idea of the common deviations of credit risk management practices of the FIs from the central bank guideline. ❖ To summarize the fact findings and to give recommendations in improving the existing procedures wherever required. 1.3 SCOPE OF THE STUDY In broad the report highlights the credit risk management practices and...

Words: 20723 - Pages: 83

Free Essay

Credit Risk Management

...empirical and theoretical literature on the effect of credit risk management on financial performance, and introduces an overview of BancABC and its credit risk management practices 2.2Brief Company overview ABC Holdings Limited is the parent company of a number of banks operating under the BancABC brand in Sub-Saharan Africa, with operations in Botswana, Mozambique, Tanzania, Zambia and Zimbabwe. A group services office is located in South Africa.Historically, BancABC was a merchant bank offering a diverse range of services including wealth management, corporate banking, treasury services, leasing, asset management, and stock broking.ABC Holdings had Its primary listing on the Botswana Stock Exchange, and a secondary listing on the Zimbabwe Stock Exchange (BancABC annual report 2009) During 2014, the ABC Holdings Group was acquired by Atlas Mara. As at 31 December 2014, Atlas Mara had a 98.7% equity stake in ABC Holdings, held directly (60.8%) and indirectly (37.9%). Subsequent to the takeover, ABC Holdings was delisted from the Botswana Stock Exchange on 30 January 2015, and from Zimbabwe Stock Exchange on 12 February 2015.Atlas Mara is a British Virgin Islands registered company with a standard listing on the London Stock Exchange(BancAbc Annual report 2014) The seeks to review the credit risk management methods implemented by the bank . Definition of terms 2.3.1Credit According to Onyeagocha (2001), the term credit is used specifically to refer to the faith placed...

Words: 9034 - Pages: 37

Premium Essay

Credit Risk Management

...Credit Risk Management CHAPTER: ONE ORIENTATION TO THE REPORT CHAPTER-1 Orientation to the Report 1.1 THE AUTHORIZATION FACT Internship is a compulsory requirement for everybody pursuing a BBA degree at University of Dhaka. The Internship program includes organizational attachment period of 12 weeks and report writing period of 4 weeks. I am working with the Operations Divisions of IDLC Finance Limited. After consultation with my faculty advisor Mr. Md. Nazim Uddin Bhuiyan and my supervisor in the host organization Mr. Md. Abdul Hannan, I decided to work on the policies and practices of credit risk management and appraisal process of IDLC. I strongly believe that, this study will enrich my knowledge in the very crucial area of the financial institutions (FIs): Credit Risk Management. 1.2 OBJECTIVES OF THE REPORT • MAIN OBJECTIVE: The main focus of the report is on credit risk management practices and credit appraisal procedure of IDLC Finance Limited. • SPECIFIC OBJECTIVES: The specific objectives are: ❖ To look at the portfolio of sectors financed by IDLC ❖ To evaluate the norms and rules practiced in assessing the borrower ❖ To compare the credit policy of IDLC with the credit policy guideline for the financial institutions (non-bank) of Bangladesh Bank and to identify the extent to which IDLC follows this guideline. ❖ To compare the credit risk management practices of IDLC Finance Limited with that of Industrial Promotion and Development Company...

Words: 20597 - Pages: 83

Premium Essay

Credit Risk Management

...agreement. It occurs when bad credit risks (firms with poor investment channels and high inherent risks) become more probable to acquire loans than good credit risks (firms with better investment opportunities and less inherent risks). Moral Hazard is the associated problem of information asymmetry that arises after the parties to a contract reach an agreement. It arises when the borrower has an incentive to breach the loan covenants by investing in ‘immoral projects’ which are unacceptable to the borrower and also have a high possibility of default. Both these risks occur because of the lenders’ imperfect knowledge about the borrowers and their activities. For Financial institutions, information asymmetry inherent to credit disbursement is a key risk that needs to be managed. II. Bangladesh Bank Guidelines for Credit Risk Management As the central bank and apex regulatory body for the country's monetary and financial system, Bangladesh Bank provides a number of recommended policy and procedural guidelines to the financial sector that are directional in nature and aims to improve the risk management culture. Policy guidelines of Bangladesh Bank include Lending Guidelines, Credit Assessment & Risk Grading, Approval Authority, Segregation of Duties and Internal Audit while Procedural Guidelines include Credit Approval, Administration, Monitoring and Recovery. III. Credit Risk Management System of Trust Bank Limited The Risk Management Committee of Trust Bank Limited...

Words: 2136 - Pages: 9

Premium Essay

Credit Risk Management

...than ever for risk managers to have a clear understanding of sound credit risk management principles and processes. The Handbook of Credit Risk Management presents a comprehensive overview of the practice of credit risk management (CRM) for large institutions. In this hands-on resource, Sylvain Bouteillé and Diane Coogan-Pushner—noted experts on the topic of financial risk management—offer a comprehensive framework and solutions helpful not just for financial institutions, pension funds, or other institutions with large invested asset portfolios, but also for non-financial corporations or any organization having critical customer, supplier, banking, or counterparty relationships. The Handbook is written in a straightforward, accessible style and presented in a logical format that is consistent with a commonly employed risk management framework. This reliable resource offers a holistic treatment of CRM and includes a checklist of nine key questions that must be answered before accepting any transaction generating credit risk. In addition, the authors outline the four sequential steps to the management of credit risk—origination, credit assessment, portfolio management, and mitigation and transfer—and show how these steps must interact to protect an organization's balance sheet. Comprehensive in scope, this book covers a wealth of topics including fundamental and alternative credit analysis, securitization, credit portfolio management, economic capital, credit insurance, surety...

Words: 277 - Pages: 2

Premium Essay

Credit Risk Management Proposal

...CREDIT RISK MANAGEMENT BY COMMERCIAL BANKS IN KENYA, A COMPARATIVE STUDY OF KCB AND COOPERATIVE BANK, CHUKA BRANCHES BY AMULYOTO FRANKLIN UNGAYA (BB1/02596/10) A Research Proposal Submitted to the Department of Business Administration in Partial Fulfillment of the Requirement for the Award of the Degree of Bachelor of Commerce (Banking and finance option) of Chuka University CHUKA UNIVERSITY AUGUST, 2013. DECLARATION AND APPROVAL This research proposal is my own original work and has not been presented for a degree in any other university, either in part or a whole. Amulyoto, F. U. Signature……………………………… Date…………………………………… APPROVAL This research has been submitted for examination with the approval of the following university supervisor: MR. NGENO K. W. A. Department of Business Administration Chuka University Signature………………………… Date……………………………… ACKNOWLEDGEMENT The writing of this proposal was made possible through support and encouragement from various persons. I sincerely thank my creator, the Almighty God who has given me grace to carry out my research study. I would also like to thank my supervisor Mr. Ngeno. Through his guidance and correction I was able to come up with this proposal. The gratitude is profound. Special thanks to everyone else who’s input in this work cannot go unmentioned. DEDICATION This research is dedicated to my mother, Mrs. Judith Amulyoto. TABLE OF CONTENTS ...

Words: 7662 - Pages: 31

Free Essay

Principles for the Management of Credit Risk

...Credit risk management Principles for the Management of Credit Risk I. 1. Introduction While financial institutions have faced difficulties over the years for a multitude of reasons, the major cause of serious banking problems continues to be directly related to lax credit standards for borrowers and counterparties, poor portfolio risk management, or a lack of attention to changes in economic or other circumstances that can lead to a deterioration in the credit standing of a bank’s counterparties. This experience is common in both G-10 and non-G-10 countries. 2. Credit risk is most simply defined as the potential that a bank borrower or counterparty will fail to meet its obligations in accordance with agreed terms. The goal of credit risk management is to maximise a bank’s risk-adjusted rate of return by maintaining credit risk exposure within acceptable parameters. Banks need to manage the credit risk inherent in the entire portfolio as well as the risk in individual credits or transactions. Banks should also consider the relationships between credit risk and other risks. The effective management of credit risk is a critical component of a comprehensive approach to risk management and essential to the long-term success of any banking organisation. 3. For most banks, loans are the largest and most obvious source of credit risk; however, other sources of credit risk exist throughout the activities of a bank, including in the banking book and in the trading book...

Words: 12360 - Pages: 50

Premium Essay

Credit Risk Management in Banks

...Executive Summary Eastern Bank’s tagline is “Simple Math”. But it is not so simple to serve the borrowers with the right package. A bank’s major liability is to deliver significant returns to their depositors. Unlike returns to shareholders, this return is promised. Unless delivered, depositors may take back the return with a vengeance; bankrupting the bank in the process. The banks developed various form of debtor selection processes to protect themselves against depositors grudge, i.e. delinquency of borrowers. CRG (Credit Risk Grading) and CRR (Credit Risk Rating) together makes one of those processes. This report is titled “Predicting Delinquency of EBL’s Corporate Customers.” EBL is one of the leading private commercial banks of Bangladesh. After starting its operation in 1992, the bank established itself as one of the most technologically advanced banks of the country. EBL has been offering diverse portfolio of products to its customer. CRG process is a borrower selection process advised by Bangladesh Bank. Private commercial banks in Bangladesh use CRG to predict the possibility of delinquency in the form of CRR. EBL uses the same process. This report first develops a model to test the CRR against financial data of a firm. Data obtained from 35 borrowers of EBL were used to run a linear regression taking CRR ratings of respective firms as dependent variable. Running the regression, the model shows that CRR of a firm does not reflect the firm’s financial data properly...

Words: 7402 - Pages: 30

Free Essay

Basel 2 - Principles for Credit Risk Management

...Principles for the Management of Credit Risk Basel Committee on Banking Supervision Basel September 2000 Risk Management Group of the Basel Committee on Banking Supervision Chairman: Mr Roger Cole – Federal Reserve Board, Washington, D.C. Banque Nationale de Belgique, Brussels Commission Bancaire et Financière, Brussels Office of the Superintendent of Financial Institutions, Ottawa Commission Bancaire, Paris Deutsche Bundesbank, Frankfurt am Main Bundesaufsichtsamt für das Kreditwesen, Berlin Banca d’Italia, Rome Bank of Japan, Tokyo Financial Services Agency, Tokyo Commission de Surveillance du Secteur Financier, Luxembourg De Nederlandsche Bank, Amsterdam Finansinspektionen, Stockholm Sveriges Riksbank, Stockholm Eidgenössiche Bankenkommission, Bern Financial Services Authority, London Bank of England, London Federal Deposit Insurance Corporation, Washington, D.C. Federal Reserve Bank of New York Federal Reserve Board, Washington, D.C. Office of the Comptroller of the Currency, Washington, D.C. European Central Bank, Frankfurt am Main European Commission, Brussels Secretariat of the Basel Committee on Banking Supervision, Bank for International Settlements Ms Ann-Sophie Dupont Mr Jos Meuleman Ms Aina Liepins Mr Olivier Prato Ms Magdalene Heid Mr Uwe Neumann Mr Sebastiano Laviola Mr Toshihiko Mori Mr Takushi Fujimoto Mr Satoshi Morinaga Mr Davy Reinard Mr Klaas Knot Mr Jan Hedquist Ms Camilla Ferenius Mr Martin Sprenger Mr Jeremy Quick Mr Michael Stephenson Ms Alison...

Words: 12556 - Pages: 51

Premium Essay

Credit Risk Management of Sonali Bank Limited

...An internship report on “Credit risk management practices in Sonali Bank Ltd.” Executive Summary   Sonali Bank Ltd. is the largest state owned commercial bank in Bangladesh with a total of 1203 branches. Total of 858 branch in rural and 343 branch in urban area. The functions of the bank covered a wide range of banking and functional activities to individual, firms, corporate bodies, Multinational agencies and the rural area. The bank provides more than 21 types of free services on behalf of the government of Bangladesh through its rural and urban branches as part of their commitment to society. Sonali bank Ltd. follows the rules and regulation prescribed by the Bangladesh bank. To manage credit risk, the Bank applies credit limits to its customers and obtains adequate collaterals. Credit risk in the Sonali Bank Ltd.'s portfolio is monitored, reviewed and analyzed by the Credit Risk Management (CRM). Sonali Bank Ltd. has established Asset-Liability Management Committee (ALCO) to determine the maximum risk exposure. Management is aware about guidelines of Bangladesh Bank and implemented new capital accord BASEL-II.   Sonali Bank Ltd. constantly monitors, reviews and analyzes its credit portfolio to minimizing potential losses and ensuring efficient credit process. To manage the Non-Performing Loans (NPL), Sonali Bank Ltd. has a comprehensive remedial management policy, which includes a framework of controls to identify weak credits and monitoring of these accounts constantly...

Words: 14721 - Pages: 59

Free Essay

Credit Risk Management of Non-Banking Financial in Ghana

...LONDON SCHOOL OF BUSINESS AND FINANCE CREDIT RISK MANAGEMENT OF NON-BANKING FINANCIAL INSTITTUTION IN GHANA (A CASE STUDY OF TF FINANCIAL SERVICES) BY STEPHEN KWADWO NTIRI A Thesis Submitted to the London School of Business and Finance in Partial Fulfilment of the Requirement for the MBA Degree in Financial Services MARCH 2010 DECLARATION I Stephen Kwadwo Ntiri hereby declare that except for references to other people’s work, which have duly been acknowledged, the work presented here was carried out by me, MBA student of Financial Servies at the London School of Business and Finance (LSBF), under the supervision of Randolph Metz-Johnson. I also declare that this work has never been submitted partially or wholly to any other institution for the award of a certificate. …………………………………………… ……………... Stephen Kwadwo Ntiri Date (Student) ………………………………………… …………… Randolph Metz-Johnson Date (Supervisor) Dedication This research project is dedicated to Almighty God for His abundant blessings and protection given me throughout this study, and also to my family for the support I received from them. Acknowledgement I am most grateful to Almighty God who through His infinite mercy and love guided me throughout the duration of the programme. I wish to acknowledge the help and encouragement I got from the entire staff of TF Financial Services, especially Mr. Benjamin Turkson, which has enabled me to complete this work. I also want to thank my wife, Esther Yamoaba...

Words: 12787 - Pages: 52

Premium Essay

Credit Risk Management of Dhaka Bank Limted

...INTERNSHIP REPORT ON CREDIT RISK MANAGEMENT OF DHAKA BANK LIMTED [pic] EXCELLENCE IN BANKING DEPARTMENT OF FINANCE & BANKING UNIVERSITY OF CHITTAGONG CHITTAGONG. CREDIT RISK MANAGEMENT OF Preface The banking sector of Bangladesh is dominated by commercial banks with huge debt burdens. Inefficiency in loan sanctioning, expansion of preferential loans, and poor classification and administration of loans has led to the slow recovery of credit extended by the banks. To restore efficiency and accountability in this sector, an effective credit risk management system is necessary. To manage credit risk efficiently Bangladesh Bank has provided a guideline for CRM. Besides, Basel Committee on Banking Supervision has set a guideline on Sound credit risk assessment and valuation for loan in order to encourage banking supervisors globally to promote sound practices for managing credit risk. This paper presents a comparative picture of credit risk management of Dhaka Bank Limited with Bangladesh Bank’s guidelines and Basel Committee for Banking Supervision’s (BCBS) guideline regarding Credit Risk Management. This report also provides an overview of the Credit Risk Management of DBL. In this report DBL’s credit risk management system is analyzed into three sections. First of all the policy guidelines have been analyzed and compared with Bangladesh bank’s guideline. After that the organizational structure & responsibilities have been analyzed...

Words: 10279 - Pages: 42

Free Essay

Bidv Vietnam Improving Credit Risk Management by Internal Rating Systems

...ADVANCING CREDIT RISK MANAGEMENT THROUGH INTERNAL RATING SYSTEMS At Bank for Investment and Development of Viet Nam JSC (Transaction office no.8 ) Table of Contents Foreword Part I : Overview of Bank Credit risk management and The theoretical basis of Internal rating systems 1. The activities of commercial banks 1.1. The concept of a commercial bank. 1.2. Operation and Performance of Commercial Banks 2. Managing Operational risk in banking 3. Definition of an Internal Rating System 4. Rating models 4.1. Outlines of Rating Models 4.2. Validation of Rating Models 4.3. Adjusting Rating Models 5. Uses of Internal Rating Systems 6. Benefits of Using an Internal Rating System Part II : Current situation of Credit activities and Internal rating systems at BIDV ( Transaction office no.8 ) 1. General introduction of Bank for Investment and Development of Viet Nam JSC ( BIDV ) 2. Current business status of BIDV 2.1. Socio-economic situation in the period of 2008-2012 2.2. Situation of BIDV business operations in the period of 2008-2012 3. Situation of BIDV Credit quality in the period of 2008 – 2012 3.1. Current situation of BIDV Credit quality 3.2. Achivement of BIDV Credit activities 3.3. SWOT analysis on Credit activities of BIDV branches 4. Current situation of Internal rating systems at BIDV 4.1. Current situation of Credit Risk Management at BIDV 4.2. Current situation of Customer rating systems at BIDV (Transaction office no. 8) ...

Words: 398 - Pages: 2