Free Essay

Hag Report

In:

Submitted By pipeo
Words 10250
Pages 41
BỘ TÀI CHÍNH Số: 129/2012/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2012 THÔNG TƯ Quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán Căn cứ Luật kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003; Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011; Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh; Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Luật kiểm toán độc lập và quy định tại Điều 57 Luật kế toán. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Đối tượng dự thi theo quy định tại Điều 3 Thông tư này. 2. Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề cấp nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi). 3. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán. 4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục 1 TỔ CHỨC CÁC KỲ THI Điều 3. Đối tượng dự thi Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ các điều kiện dự thi quy định tại Điều 4 Thông tư này. Điều 4. Điều kiện dự thi 1. Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán; c) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;

1

d) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định; đ) Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán. 2. Người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này; c) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; d) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định. Điều 5. Hồ sơ dự thi 1. Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán, hồ sơ dự thi gồm: a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú; d) Bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 và đối với người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực; đ) 3 ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận. 2. Người đăng ký dự thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này, hồ sơ dự thi gồm: a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo; c) Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này. 3. Người có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn đăng ký dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên, hồ sơ dự thi gồm:

2

a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú; d) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề kế toán; đ) Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này. 4. Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi hoặc đơn vị được Hội đồng thi uỷ quyền trong thời hạn theo thông báo của Hội đồng thi. 5. Đơn vị nhận hồ sơ dự thi chỉ nhận hồ sơ khi người đăng ký dự thi nộp đầy đủ giấy tờ trên và nộp đủ lệ phí dự thi. 6. Lệ phí dự thi được hoàn trả cho người không đủ điều kiện dự thi hoặc người có đơn xin không tham dự kỳ thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Hội đồng thi công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi. Điều 6. Nội dung thi 1. Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán thi 4 môn thi sau: (1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; (2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; (3) Thuế và quản lý thuế nâng cao; (4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao. 2. Người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau: (1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; (2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; (3) Thuế và quản lý thuế nâng cao; (4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao; (5) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao; (6) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; (7) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức. 3. Người có Chứng chỉ hành nghề kế toán dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 03 môn thi sau: (1) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao; (2) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; (3) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức. 4. Nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. 5. Người đăng ký dự thi lần đầu lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán phải thi ít nhất là 02 môn thi quy định tại khoản 1 Điều này. Người đăng ký dự thi lần đầu lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải đăng ký dự thi ít nhất là 04 môn thi quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 7. Thể thức thi Mỗi môn thi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Thông tư này (trừ môn thi Ngoại ngữ), người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút. Môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.

3

Điều 8. Tổ chức các kỳ thi 1. Hội đồng thi tổ chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV. Trước ngày thi ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi. 2. Trong thời hạn chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho người dự thi. Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian công bố, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng thời gian kéo dài không quá 30 ngày. Điều 9. Văn bằng, chứng chỉ do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp được công nhận theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này nếu thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: 1. Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp văn bằng, chứng chỉ phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động tại Việt Nam. 2. Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đã ký thoả thuận hợp tác về chương trình thi phối hợp cấp chứng chỉ kiểm toán viên chuyên nghiệp với Bộ Tài chính Việt Nam. 3. Chương trình, nội dung các khoá học được cấp văn bằng, chứng chỉ phải có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 500 đến 600 tiết học. 4. Nội dung học, thi và cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên khi hoàn thành các khoá học phải được thực hiện thống nhất ở tất cả các quốc gia nơi Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động. Mục 2 TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ CHUYÊN GIA KẾ TOÁN HOẶC CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI Điều 10. Điều kiện dự thi và nội dung thi sát hạch 1. Những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận, muốn được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán của Việt Nam phải dự thi sát hạch kiến thức về luật pháp Việt Nam. Trường hợp tổ chức cấp chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không phải là tổ chức nghề nghiệp) thì người dự thi phải là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp đó phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC). Nội dung học và thi để lấy chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên phải tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. 2. Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC); b) Có nội dung học và thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. 3. Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm: a) Hiệp hội kế toán công chứng Anh (The Association of Chartered Certified Accountants - ACCA); b) Hiệp hội kế toán viên công chứng Australia (CPA Australia).

4

4. Các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài chưa có tên tại khoản 3 Điều này khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên. 5. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp Chứng chỉ kiểm toán viên gồm các phần: (1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; (2) Tài chính và quản lý tài chính; (3) Thuế và quản lý thuế; (4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị; (5) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm. 6. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán gồm các phần (1), (2), (3) và (4) quy định tại khoản 5 Điều này. 7. Nội dung, yêu cầu từng phần thi sát hạch quy định tại Phụ lục số 01. 8. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, đã tham dự và đạt yêu cầu các kỳ thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với ACCA thì được miễn thi phần (1), (3) quy định tại khoản 5 Điều này. 9. Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi là tiếng Việt. 10. Thời gian thi là 180 phút cho cả 05 phần thi. Người tham gia 04 phần thi thì thời gian thi là 145 phút. Người tham gia 03 phần thi thì thời gian thi là 110 phút. Điều 11. Hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch 1. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02c ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao, bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài; c) Tài liệu (bao gồm cả bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài) chứng minh người dự thi là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp; d) 03 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận; đ) Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú; g) Tài liệu chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 đối với các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 10. 2. Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi chậm nhất 30 ngày trước khi thi. Điều 12. Kết quả thi sát hạch 1. Thang điểm chấm thi là thang điểm 100. Điểm thi chấm từ 1 điểm trở lên. 2. Đối với thi sát hạch để cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, bài thi đạt yêu cầu là bài thi đạt từ 70 điểm trở lên hoặc từ 42 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần (1) và phần (3) hoặc từ 56 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần (1) hoặc phần (3). Đối với thi sát hạch để cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán, bài thi đạt yêu cầu là bài thi đạt từ 56 điểm trở lên. Kết quả thi được thông báo cho từng người dự thi. 3. Người đạt kết quả thi được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán. 4. Các quy định khác thực hiện theo Thông tư này. Mục 3 HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN

5

VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC Điều 13. Hội đồng thi Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước 1. Hội đồng thi do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. 2. Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề theo quy định của Bộ Tài chính. Trong từng kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi phải thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo (nếu cần thiết). Điều 14. Thành phần Hội đồng thi 1. Hội đồng thi được thành lập cho từng kỳ thi. Thành phần Hội đồng thi không quá 11 người, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc lãnh đạo cấp Vụ trưởng được Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền; b) 04 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, trong đó Lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán là Phó Chủ tịch thường trực; c) Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên Hội đồng thi là đại diện của một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính. 2. Một cá nhân không được tham gia là thành viên Hội đồng thi quá 3 kỳ thi liên tục, ngoại trừ trường hợp cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. 3. Người có bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột, vợ (hoặc chồng) của mình (hoặc của vợ hoặc chồng) dự thi kỳ thi nào thì không được tham gia vào Hội đồng thi và tất cả các bộ phận liên quan của kỳ thi đó. 4. Người tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn thi kỳ thi nào không được tham gia là thành viên Hội đồng thi, ra đề thi, duyệt đề thi, chấm thi (kể cả chấm thi lần 1 và chấm thi phúc khảo) kỳ thi đó. Thành viên Hội đồng thi của kỳ thi nào thì không được tham gia giảng bài, phụ đạo, hướng dẫn học, ôn thi kỳ thi đó. Người đã tham gia chấm thi lần 1 thì không được tham gia chấm thi phúc khảo. 5. Văn phòng của Hội đồng thi đặt tại Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính. 6. Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ thường trực do Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập. Thành phần Tổ thường trực không quá 9 người. 7. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận do Hội đồng thi thành lập và tổ chức thực hiện gồm Tổ thường trực, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 15. Chế độ làm việc của Hội đồng thi 1. Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi. 2. Hội đồng thi được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động. 3. Hội đồng thi được sử dụng thời gian hành chính để tổ chức các kỳ họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi. Các thành viên Hội đồng thi được hưởng thù lao trích từ lệ phí thi theo mức được Bộ Tài chính duyệt. 4. Chương trình và nội dung các kỳ họp Hội đồng thi phải được thông báo bằng văn bản cho các thành viên trước khi họp 5 ngày. Điều 16. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thi 1. Thông báo công khai kế hoạch thi trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, lập và xét duyệt danh sách thí sinh dự thi. 3. Xây dựng đề thi, đáp án cho mỗi kỳ thi. 4. Tổ chức coi thi, chấm thi. 5. Tổng hợp kết quả thi theo từng kỳ thi trình Bộ Tài chính phê duyệt.

6

6. Công bố kết quả thi và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi theo kết quả phê duyệt của Bộ Tài chính. 7. Tổ chức phúc khảo kết quả thi nếu người dự thi có yêu cầu. 8. Bảo quản, lưu trữ đề thi, bài thi và các tài liệu liên quan đến các kỳ thi cho đến khi bàn giao theo quy định của Bộ Tài chính. 9. Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc hoàn thiện các quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán khi có yêu cầu. Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi 1. Chủ tịch Hội đồng thi: a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi quy định tại Thông tư này; b) Phân công trách nhiệm cho các Phó Chủ tịch và từng thành viên Hội đồng thi; c) Quyết định thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo; d) Tổ chức việc ra đề thi và đáp án có niêm phong riêng, lựa chọn đề thi, đáp án theo nội dung, chương trình đã quy định, bảo đảm bí mật tuyệt đối đề thi, đáp án trước khi thi; nếu cần thì mời chuyên gia phản biện đề thi; đ) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kết quả các kỳ thi; e) Uỷ quyền cho Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi điều hành công việc của Hội đồng thi trong trường hợp vắng mặt. 2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi: Điều hành công việc thường xuyên của Hội đồng thi theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi. 3. Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng thi: Thực hiện các công việc theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi. 4. Uỷ viên thư ký Hội đồng thi: a) Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh, trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách dự thi; b) Chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi; c) Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, danh sách thí sinh không đủ điều kiện dự thi trình Hội đồng thi phê duyệt và công khai danh sách thí sinh trúng tuyển trên trang điện tử của Bộ Tài chính; d) Thu nhận biên bản vi phạm kỷ luật thi đối với thí sinh trình Hội đồng thi xem xét; đ) Các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công. Mục 4 KẾT QUẢ THI, BẢO LƯU, XÉT DUYỆT, HUỶ KẾT QUẢ THI Điều 18. Kết quả thi, bảo lưu kết quả thi, đạt yêu cầu thi 1. Môn thi đạt yêu cầu: Là những môn thi đạt từ điểm 5 trở lên chấm theo thang điểm 10 và từ 50 điểm trở lên nếu tính theo thang điểm 100 (chỉ đối với môn ngoại ngữ). 2. Bảo lưu kết quả thi: Điểm của các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 3 năm kể từ năm của kỳ thi thứ nhất (tính tròn năm). Ví dụ: người dự thi năm 2012 thì các năm tính bảo lưu là 2012, 2013, 2014. Trong thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn thi chưa thi hoặc thi lại những môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi nâng điểm theo quy định tại khoản 3 Điều này nhưng mỗi môn thi được dự thi tối đa 3 lần thi (kể cả lần thi đầu tiên). 3. Thi nâng điểm: Người đạt yêu cầu các môn thi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 (trừ môn thi Ngoại ngữ) nhưng chưa đạt yêu cầu thi quy định tại khoản 4 Điều này thì được lựa chọn các môn thi để đăng ký thi nâng điểm trong phạm vi 3 lần thi theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp thi nâng điểm thì kết quả thi lấy theo điểm thi cao nhất của các lần thi. 7

4. Đạt yêu cầu thi: a) Đối với trường hợp dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán: Người dự thi đạt yêu cầu cả 4 môn thi quy định tại khoản 1 Điều 6 và có tổng số điểm từ 25 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi; b) Đối với trường hợp dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên: Người dự thi đạt yêu cầu cả 7 môn thi quy định tại khoản 2 Điều 6 và có tổng số điểm các môn thi (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 38 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi; c) Đối với trường hợp có Chứng chỉ hành nghề kế toán dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên: Người dự thi đạt yêu cầu cả 3 môn thi quy định tại khoản 3 Điều 6 và có tổng số điểm môn thi (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 12,5 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi. 5. Người dự thi đạt yêu cầu thi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này được cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán và người dự thi đạt yêu cầu thi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 4 Điều này được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên. Điều 19. Phê duyệt kết quả thi 1. Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng môn thi để tổng hợp danh sách kết quả thi từng môn thi của thí sinh trình Bộ Tài chính phê duyệt cho từng kỳ thi. 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, người dự thi có quyền làm đơn xin phúc khảo bài thi gửi Chủ tịch Hội đồng thi. Trường hợp chấm phúc khảo thì kết quả thi lấy theo điểm phúc khảo. Điều 20. Huỷ kết quả thi 1. Kết quả thi của tất cả các môn thi sẽ bị huỷ trong các trường hợp sau: a) Hết thời gian bảo lưu nhưng vẫn không đạt tổng số điểm theo yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này; b) Một trong các môn thi đã thi 3 lần nhưng chưa đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này. 2. Người bị huỷ kết quả thi nếu muốn tiếp tục dự thi thì phải thi lại tất cả các môn thi quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 6 của Thông tư này. Điều 21. Giấy chứng nhận điểm thi Căn cứ vào kết quả thi đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho từng thí sinh (Phụ lục số 03a, Phụ lục số 03b, Phụ lục số 03c). Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các môn thi). Mục 5 CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN HOẶC CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN Điều 22. Cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán 1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán cho người đạt kết quả thi. 2. Chứng chỉ kiểm toán viên (Phụ lục số 04) hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán (Phụ lục số 05) được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại. 3. Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán. 4. Lệ phí cấp chứng chỉ kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Mục 6 XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM

8

Điều 23. Xử lý vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức thi 1. Các hành vi vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức thi bao gồm: a) Mang những tài liệu, vật dụng trái phép vào khu vực làm đề thi, phòng thi, phòng chấm thi; b) Thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho kỳ thi, làm ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi; c) Làm sai lệch sự thật về hồ sơ của thí sinh; d) Trực tiếp giải bài cho thí sinh trong lúc đang thi; đ) Làm lộ số phách bài thi; e) Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh; g) Làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển, bảo quản, chấm thi; h) Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm của thí sinh; i) Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng tổng hợp điểm; k) Làm lộ đề thi, đáp án thi; mua, bán đề thi, đáp án thi; l) Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào khu vực thi trong lúc đang thi; m) Gian lận thi có tổ chức. 2. Người tham gia công tác tổ chức thi thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị Hội đồng thi đình chỉ tham gia công tác tổ chức thi ngay sau khi hành vi vi phạm bị phát hiện đồng thời tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị cơ quan quản lý cán bộ ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan, có thể kèm theo việc cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến Hội đồng thi từ 1 đến 5 năm. Điều 24. Xử lý vi phạm đối với thí sinh 1. Cảnh cáo đối với thí sinh lần thứ nhất có hành vi nói chuyện, trao đổi bài với người khác. 2. Lập biên bản và trừ 25% điểm của bài thi đối với thí sinh lần thứ hai có hành vi nói chuyện, trao đổi bài với người khác. 3. Đình chỉ thi nếu có một trong các hành vi vi phạm sau: a) Tiếp tục vi phạm khi đã bị lập biên bản về hành vi nói chuyện, trao đổi bài với người khác; b) Mang vào phòng thi tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài thi (kể cả đã sử dụng hoặc chưa sử dụng); c) Sử dụng tài liệu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi; d) Chuyển giấy nháp hoặc bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp hoặc bài thi của thí sinh khác; đ) Cố tình không nộp bài thi, giằng xé bài thi của người khác hoặc dùng bài thi của người khác để nộp làm bài thi của mình. 4. Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi cán bộ coi thi lập biên bản đình chỉ thi và có quyết định của Trưởng điểm thi; phải nộp bài làm và đề thi cho cán bộ coi thi và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài môn đó; không được thi các môn tiếp theo và bị huỷ kết quả thi của cả kỳ thi đó. 5. Huỷ kết quả thi và sẽ bị tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh có một trong các hành vi vi phạm sau: a) Hành hung cán bộ coi thi, cán bộ tổ chức kỳ thi và các thí sinh khác; b) Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi; 9

c) Khai man hồ sơ thi, thi hộ hoặc nhờ người thi hộ. 6. Việc xử lý kỷ luật thí sinh phải được công bố cho thí sinh biết. Nếu thí sinh vi phạm trong quá trình thi mà không chịu ký tên vào biên bản thì hai cán bộ coi thi ký vào biên bản xác nhận hành vi vi phạm của thí sinh. Nếu giữa cán bộ coi thi và Trưởng điểm thi không nhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến hai bên vào biên bản để báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định. Điều 25. Xử lý các trường hợp vi phạm trong khi chấm thi 1. Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì tổ chức chấm tập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thi kết luận là lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 25% điểm toàn bài thi của môn thi đó. 2. Cho điểm không (0) đối với những bài thi viết trên giấy không đúng quy định hoặc bài thi sau khi được xác định là cố ý viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau. 3. Đối với những bài thi bị nhàu nát do bị thí sinh khác giằng xé thì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả thi. Điều 26. Thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên, Chứng chỉ hành nghề kế toán 1. Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán bị thu hồi trong các trường hợp sau: a) Kê khai không trung thực về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. b) Sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. c) Thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2. Bộ Tài chính có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên, Chứng chỉ hành nghề kế toán. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 27. Điều khoản chuyển tiếp Việc thi nâng điểm, thi những chuyên đề chưa thi, thi lại những chuyên đề thi chưa đạt yêu cầu, xét điểm đạt, bảo lưu kết quả thi của những người đã dự thi để lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán từ kỳ thi năm 2011 trở về trước tiếp tục thực hiện theo quy chế thi ban hành theo Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ Tài chính về Ban hành Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán và Thông tư số 171/2009/TT-BTC ngày 24/8/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đến hết 31/12/2013. Điều 28. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2012 và thay thế Quyết định 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ Tài chính về Ban hành Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán và Thông tư số 171/2009/TT-BTC ngày 24/8/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 29. Tổ chức thực hiện Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

10

Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc CP; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán; - Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam; - Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam; - Công báo; VP Ban chỉ đạo TW về PC tham nhũng; - Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CĐKT.

11

PHỤ LỤC SỐ 01 (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) NỘI DUNG, YÊU CẦU MÔN THI/PHẦN THI I. CÁC MÔN THI GỒM: 1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp. 2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao. 3. Thuế và quản lý thuế nâng cao. 4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao. 5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao. 6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao. 7. Ngoại ngữ. II. NỘI DUNG, YÊU CẦU TỪNG MÔN THI 1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp 1.1. Luật doanh nghiệp + Các vấn đề chung về doanh nghiệp; + Các loại hình doanh nghiệp. 1.2. Pháp luật về đầu tư + Các vấn đề chung về đầu tư; + Các hình thức đầu tư. 1.3. Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại + Các vấn đề chung về hợp đồng; + Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. 1.4. Pháp luật về cạnh tranh 1.5. Pháp luật phá sản 1.6. Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 1.7. Luật Lao động. 2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao 2.1. Các vấn đề cơ bản trong tài chính + Chức năng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp; + Giá trị thời gian của tiền tệ; + Định giá trái phiếu và cổ phiếu; + Thị trường tài chính; + Tính toán và phân tích các chỉ số tài chính. 2.2. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp + Nguồn tài trợ dài hạn; + Nguồn tài trợ ngắn hạn; + Hệ thống đòn bẩy và cơ cấu vốn; + Chi phí sử dụng vốn; + Cơ cấu nguồn vốn. 2.3. Quản lý tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn + Tài sản cố định, tài sản dài hạn; + Tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn.

1

2.4. Đánh giá dự án đầu tư và quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp + Quyết định đầu tư và quy trình đánh giá dự án đầu tư; + Phương pháp chiết khấu dòng tiền; + Các phương pháp khác. 2.5. Định giá doanh nghiệp + Bản chất và mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp; + Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. 2.6. Quản lý tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước + Quản lý tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác; + Xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán, bàn giao, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp; + Xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại và giải thể Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 3. Thuế và quản lý thuế nâng cao 3.1. Thuế giá trị gia tăng 3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 3.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 3.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.5. Thuế thu nhập cá nhân 3.6. Các loại thuế khác 3.7. Luật quản lý thuế 3.8. Kế hoạch thuế. 4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao 4.1. Pháp luật về kế toán + Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn; + Chuẩn mực kế toán Việt Nam; + Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán (kế toán viên hành nghề); + Các chế độ kế toán. 4.2. Lập báo cáo tài chính đơn vị kế toán 4.3. Lập báo cáo tài chính hợp nhất 4.4. Kế toán quản trị + Các vấn đề cơ bản về kế toán quản trị; + Kế toán chi phí; + Quyết định ngắn hạn. 5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao 5.1. Pháp luật về kiểm toán + Luật kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn; + Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 5.2. Hành nghề kiểm toán + Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán; + Trách nhiệm và nghĩa vụ nghề nghiệp;

2

+ Quản lý hành nghề kiểm toán; + Quy trình kiểm toán; + Kế hoạch kiểm toán; + Thu thập bằng chứng kiểm toán; + Đánh giá kết quả và soát xét; + Báo cáo kiểm toán; + Kiểm toán nội bộ; + Soát xét báo cáo tài chính, kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước và báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt; + Dịch vụ bảo đảm. 6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao 6.1. Các vấn đề cơ bản về phân tích hoạt động tài chính 6.2. Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp + Đánh giá khái quát hoạt động tài chính; + Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn; + Phân tích tình hình tài trợ và mức độ đảm bảo vốn; + Phân tích khả năng thanh toán; + Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ; + Phân tích điểm hoà vốn và việc ra quyết định; + Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh; + Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính. 7. Ngoại ngữ - Yêu cầu: trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức. - Kỹ năng: Đọc, viết, dịch./. PHỤ LỤC SỐ 02a (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) BỘ TÀI CHÍNH HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ảnh màu 3x4

PhiÕu ®¨ng ký dù thi KÕ to¸n viªn HµNH NGHÒ n¨m ....

1. Họ và tên (chữ in hoa):………………………………SBD:……………… 2. Số điện thoại.......................................email................................................. 3. Ngày, tháng, năm sinh:……………………………. Nam (Nữ):………… 4. Quê quán:…………………………………………………………..…....... 5. Chức vụ, đơn vị nơi đang công tác :…………………………………........ ……………………………………………………………………………..... 6. Trình độ chuyên môn:

3

Tốt nghiệp: Đại học: ............................... Chuyên ngành ...................Năm …..... Đại học: ................................ Chuyên ngành ..................Năm ......... Học vị (kê khai học vị cao nhất): ............................... Năm:................ Học hàm: ......................................................................Năm ........ 7. Thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán (kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán): Từ tháng……/… Tên cơ quan, đơn Bộ phận làm Chức danh, Số tháng thực tế làm tài chính, kế vị nơi làm việc việc công việc đến tháng…/… toán, kiểm toán

Tổng cộng

x

x

x

8. Đăng ký dự thi: (1) Lần đầu (2) Năm thứ 2 (3) Năm thứ 3 9. Đánh dấu nhân (x) môn thi đăng ký dự thi vào biểu sau: Đăng ký dự Điểm các môn thi Môn thi thi kỳ thi đã dự thi Năm…. Năm…. Năm …. 1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp 2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao 3. Thuế và quản lý thuế nâng cao 4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao Xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú

Ghi chú

Ngày …… tháng ……năm…. Người đăng ký dự thi (Ký, họ tên)

4

PHỤ LỤC SỐ 02b (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) BỘ TÀI CHÍNH HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC ¶nh màu (3x4) PhiÕu ®¨ng ký dù thi kiÓm to¸n viªn n¨m..... CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

1. Họ và tên (chữ in hoa):...……………………………SBD:…………........... 2. Số điện thoại.......................................email................................................... 3. Ngày, tháng, năm sinh:……………………………… Nam (Nữ):……….... 4. Quê quán:………………………………………………………..…….......... 5. Chức vụ, đơn vị nơi đang công tác:………………………………………… ............................................................................................................................ 6. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp: Đại học: ............................... Chuyên ngành ...................Năm …..... Đại học: ................................Chuyên ngành ..................Năm ......... Học vị (kê khai học vị cao nhất): ............................... Năm:................ Học hàm: ......................................................................Năm ........ 7. Thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán (kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán): Số tháng thực tế Từ tháng……/… Tên cơ quan, đơn Bộ phận làm Chức danh, làm tài chính, kế vị nơi làm việc việc công việc đến tháng…/… toán, kiểm toán

Tổng cộng

x

x

x

8. Đăng ký dự thi: (1) Lần đầu (2) Năm thứ 2 (3) Năm thứ 3 (4) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán, thi chuyển tiếp lấy Chứng chỉ KTV 9. Đánh dấu nhân (x) môn thi đăng ký dự thi vào biểu sau: Môn thi Đăng ký dự thi kỳ thi năm… Điểm các môn thi đã dự thi Năm …. Năm….. Ghi chú

5

1. Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp 2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao 3. Thuế và quản lý thuế nâng cao 4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao 5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao 6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao 7. Ngoại ngữ: - Tiếng Anh - Tiếng Nga - Tiếng Pháp - Tiếng Trung - Tiếng Đức

Xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú

Ngày ... tháng ... năm …. Người đăng ký dự thi (Ký, họ tên)

6

PHỤ LỤC SỐ 02c (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC PhiÕu ®¨ng ký dù thi S¸T H¹CH N¡M.... ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KTV NƯỚC NGOÀI Kính gửi: Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề năm .... 1. Họ và tên (chữ in hoa): .......................................................... SBD ....................... 2. Số điện thoại…………………………..email……………………………………. 3. Ngày, tháng, năm sinh: .......................................................... Nam/Nữ ................. 4. Quê quán (hoặc Quốc tịch đối với người nước ngoài): .......................................... 5. Chức vụ, đơn vị nơi đang công tác:.......................................................................... ………………………………………………………………………………………. 6. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp: Đại học: ............................... Chuyên ngành ...................Năm …..... Đại học: ................................ Chuyên ngành ..................Năm ......... Học vị (kê khai học vị cao nhất): .................. Năm:................ Học hàm: ..................................................... Năm ............... 7. Chứng chỉ KTV nước ngoài: Tên chứng chỉ: ....................................................................Viết tắt........................ Số: ................ ngày: .................... Tổ chức cấp: ..................................................... Tổ chức cấp chứng chỉ có là thành viên của IFAC không? Có Không Tham dự và đạt yêu cầu 2 môn thi (môn Luật doanh nghiệp và kinh doanh và môn Thuế) theo chương trình thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Hiệp hội kế toán viên công chứng Anh (ACCA) Có Không 8. Đăng ký dự thi tại: Hà Nội TP Hồ Chí Minh Đăng ký dự thi: Kiểm toán viên Kế toán viên hành nghề 9. Quá trình làm việc: Thời gian từ ... đến ... Công việc - Chức vụ Nơi làm việc ¶nh màu (3x4)

Xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác

…...., ngày ... tháng ... năm .... Người đăng ký dự thi

7

hoặc UBND địa phương nơi cư trú

(Ký, họ tên)

8

PHỤ LỤC SỐ 03a (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỂM THI KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM ……...(*) HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC CHỨNG NHẬN: 1. Ông/Bà: …………………………………………………………........ 2. Năm sinh: ………………………. Số báo danh: ……………………. 3. Nơi làm việc: ……………………………………………………........ 4. Đã tham dự và đạt điểm thi các môn thi như sau: Môn thi 1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp 2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao 3. Thuế và quản lý thuế nâng cao 4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao Cộng: Giấy chứng nhận điểm thi là căn cứ để xét các thí sinh đạt yêu cầu thi và là căn cứ để lập hồ sơ đăng ký thi tiếp các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm tối thiểu đối với những thí sinh chưa đạt yêu cầu thi. TM. HỘI ĐỒNG THI CHỦ TỊCH Điểm thi Bằng số

Bằng chữ

9

PHỤ LỤC SỐ 03b (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỂM THI KIỂM TOÁN VIÊN NĂM ……...(*) HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC CHỨNG NHẬN: Ông/Bà: …………………………………………………………........ Năm sinh: ………………………. Số báo danh: ……………………. Nơi làm việc: ……………………………………………………........ Đã tham dự và đạt điểm thi các môn thi như sau: Môn thi 1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp 2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao 3. Thuế và quản lý thuế nâng cao 4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao 5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao 6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao Cộng: 7. Ngoại ngữ Giấy chứng nhận điểm thi là căn cứ để xét các thí sinh đạt yêu cầu thi và là căn cứ để lập hồ sơ đăng ký thi tiếp các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm tối thiểu đối với những thí sinh chưa đạt yêu cầu thi. TM. HỘI ĐỒNG THI CHỦ TỊCH PHỤ LỤC SỐ 03c (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC Điểm thi Bằng số Bằng chữ

1. 2. 3. 4.

10

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỂM THI SÁT HẠCH NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI NĂM ……...(*) HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC CHỨNG NHẬN: 1. 2. 3. 4. 5. 6. Ông/Bà: ………………………………………………………….......... Năm sinh: ………………………. …………………………………….. Quốc tịch:………………………………………………………………. Số báo danh: …………………………………………………………… Nơi làm việc: ……………………………………………………........... Điểm thi sát hạch………. Bằng chữ…………………………………… TM. HỘI ĐỒNG THI CHỦ TỊCH

11

PHỤ LỤC SỐ 04 (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH MINISTRY OF FINANCE --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------------CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN AUDITOR'S CERTIFICATE Bộ trưởng Bộ Tài chính/ Minister of finance Cấp cho ông (Bà)/ Hereby certifies that Mr/Mrs: ……………………………………………………… Năm sinh/Date of birth:……………………………… Quê quán (Quốc tịch)/Nationality…………………… Đạt kết quả kỳ thi Kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức tháng … năm … Has passed the Auditor's Certificate (AC) examination organised by the Ministry of Finance on …………….. Hà Nội, ngày … tháng … năm … KT. BỘ TRƯỞNG/MINISTER THỨ TRƯỞNG/VICE MINISTER (Ký, họ tên, đóng dấu)

¶nh (3x4)

Số chứng chỉ KTV/AC No.: …………………./KTV Chữ ký KTV/Auditor's signature

12

PHỤ LỤC SỐ 05 (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH MINISTRY OF FINANCE -----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN ACCOUNTING PRACTICE CERTIFICATE Bộ trưởng Bộ Tài chính/ Minister of Finance Cấp cho Ông (Bà)/ Hereby certifies that Mr/Mrs: ……………………………………………………… Năm sinh/Date of birth:…………………………… Quê quán (Quốc tịch)/Nationality………………… Đạt kết quả kỳ thi Kế toán viên hành nghề do Bộ Tài chính tổ chức tháng … năm … Has passed the Accounting practice’s Certificate (APC) examination organised by the Ministry of Finance on ……… Hà Nội, ngày … tháng … năm … KT. BỘ TRƯỞNG/MINISTER THỨ TRƯỞNG/VICE MINISTER (Ký, họ tên, đóng dấu)

¶nh (3x4)

Số chứng chỉ HNKT/APC No.: ……………………/KET Chữ ký/Accountant’s signature:

13

PHỤ LỤC SỐ 06 (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) GIẤY XÁC NHẬN THỜI GIAN THỰC TẾ LÀM TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Kính gửi : (Tên cơ quan, đơn vị nơi đã công tác)........................................ (Địa chỉ cơ quan, đơn vị)............................................................ 1. Họ và tên:……………………………………………………………………… 2. Năm sinh: .................................................................................................................... 3. Giấy Chứng minh nhân dân số: ................. cấp ngày: ………… Nơi cấp: .................. 4. Đăng ký thường trú tại: ............................................................................................... 5. Nơi ở hiện nay: ............................................................................................................ 6. Đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xác nhận về quá trình thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán tại cơ quan, đơn vị như sau: Số tháng thực tế Thời gian Bộ phận Chức danh, làm tài chính, kế Từ …... đến ….. làm việc công việc toán, kiểm toán

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ Xác nhận nội dung kê khai về quá trình công tác thực tế của Anh/Chị ......................................... nêu trên là đúng sự thật. (Ký, ghi rõ họ tên người đại diện theo pháp luật của cơ quan, đơn vị xác nhận và đóng dấu)

......, ngày .... tháng.....năm … Người đề nghị (Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ có thẩm quyền xác nhận thông tin của cá nhân trong thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị đó.

14

Similar Documents

Free Essay

The Souls in Purgatory

...The Souls in Purgatory IV – GOLD Narrator: There was once an old lady who had raised a niece since she was a tiny baby. She had taught the girl to be good, obedient, and industrious, especially the souls in purgatory. As the girl grew older and very beautiful, the old woman began to worry that when she died on her niece would be left all alone in the world, a world which her niece saw only through innocent eyes. Old Lady: Dear Lord, as I daily prayed to all saint’s in heaven for our intercession in heaven to You that You might send some good man who would fall in love with my niece and marry her… then I could die in peace. Narrator: As it happens, the old woman did chores for a comadre who had a rooming house. Among her tenants there was a seemingly rich merchant who one day said: Rich Merchant: I would like to get married. If I could find a niece quiet girl who knew to keep the house tidy, and to be a good wife and mother to our children when they came. (As the old lady heard the rich merchant, her eyes opened and began to smile and scheme to her mind, for she could imagine her niece married to the niece gentleman.) (The old lady told something to the merchant) Old Lady: You could find all that you are looking for in my niece, who is a jewel, a piece of gold, and so gifted that she could even catch birds while they were flying. (The gentleman became interested) Rich Merchant (Gentleman): Hmmmm… I would like to meet your niece, may I go to your house tomorrow...

Words: 1575 - Pages: 7

Premium Essay

Human Resource Management

...Microsoft Dynamics™ GP Human Resources Sample Reports Copyright Copyright © 2007 Microsoft Corporation. All rights reserved. Complying with all applicable copyright laws is the responsibility of the user. Without limiting the rights under copyright, no part of this document may be reproduced, stored in or introduced into a retrieval system, or transmitted in any form or by any means (electronic, mechanical, photocopying, recording, or otherwise), or for any purpose, without the express written permission of Microsoft Corporation. Notwithstanding the foregoing, the licensee of the software with which this document was provided may make a reasonable number of copies of this document solely for internal use. Trademarks Microsoft and Microsoft Dynamics are either registered trademarks or trademarks of Microsoft Corporation or its affiliates in the United States and/or other countries. FairCom and c-tree Plus are trademarks of FairCom Corporation and are registered in the United States and other countries. The names of actual companies and products mentioned herein may be trademarks or registered marks - in the United States and/or other countries - of their respective owners. The example companies, organizations, products, domain names, e-mail addresses, logos, people, places, and events depicted herein are fictitious. No association with any real company, organization, product, domain name, e-mail address, logo, person, place, or event is intended or should be inferred...

Words: 5235 - Pages: 21

Premium Essay

Data Warehousing

...Web Intelligence • Performing on report analysis with Web Intelligence • Filtering Queries using conditions, prompts etc., • Using Combined Queries and merging dimensions • Displaying data in various formats (Ex: Tables, Charts etc.,) Advanced Reporting: • Calculations, Formulas and variables • Ranking Data, using Alerters to highlight data, Formatting numbers and Dates • Understanding Calculation Contexts • Web Intelligence Functions, Operators and Keywords • Calculating values with Smart Measures Universe Designer: • Designer and Universe Fundamentals • Creating a schema with Tables and Joins • Resolving Join problems in a schema • Defining Classes, Objects, hierarchies, using cascading list of values for hierarchies • Testing the universe • Working with OLAP universes Xcelsius 2008: • Application Overview • Creating and Updating Xcelsius visualizations • Using Xcelsius components ( Chart, Containers, Selectors etc.,) • Exporting Xcelsius visualizations to various applications (Power point, PDF, Flash • Creating templates, Alerts and Dynamic visibility • Using Data Manager ( Creating and configuring connections) • Live Office Connections, Query As A Web Service (QWAAS), XML data Connections Crystal Reports: • Report Design Concepts • Designing Optimized Web Reports • Building queries, Filters and prompts • Sorting, Grouping and Totaling of data • Accessing data sources,Creating and updating OLAP reports Business Objects Enterprise Repository: ...

Words: 462 - Pages: 2

Free Essay

My Documents

...Chapter 9 Writing Short Reports Critical Thinking Questions 1. Discuss the effects of formality and problem length on report makeup as described in the chapter. (LO1) 2. Which of the prefatory pages of reports appear to be related primarily to the length of the report? Which to the need for formality? (LO1) 3. Describe the role and content of a transmittal message. (LO1) 4. Why is a personal style typically used in the transmittal message? (LO1) 5. Explain how to write the executive summary of a report. (LO1) 6. Why does the executive summary include key facts and figures in addition to the analyses and conclusions drawn from them? (LO1) 7. Explain why some routine report problems require little or no introduction. (LO2) 8. Why is the direct order generally used in the shorter reports? When is the indirect order desirable for such reports? (LO2) 9. Describe the organization of the conventional short report. (LO3) 10. What types of problems are written up as letter reports? As email reports? Explain the differences. (LO3) 11. What kinds of information might go into routine operational reports for different kinds of organizations? Why would these organizations need this information regularly? (LO4) 12. Given what you’ve learned about progress reports, suggest an appropriate structure for these reports. What might go into the beginning? What might the middle parts be? What would the conclusion do? (LO4) 13. How might an internal...

Words: 1030 - Pages: 5

Premium Essay

Functional Organization

...Organizational Structure Paper The Results Companies The results companies was founded by Alan Schein and Robert Rapp as a provider for a dialer-based technology and a telemarketing service. In 1990 these two men founded The Results companies as a small private company. The company continued a strong entrepreneurial business to proactively identify great opportunity, implemented them successfully and responsibly through the years. They experienced significant growth, which increased revenues from around $28 million since 2005 to about $75 million in 2009. Revenue continued to grow in 2010 it reached 81.1 million. They continued to grow so they expanded to 13 locations throughout the United States and around the world in 2011. They have locations in the Philippines (Cebu, Eastwood city, Manila; Pasig city-Alaskaland, Pasig city-Q Plaza, Silver city, Manila. In the United States they have sites in Texas, Florida, two in Virginia, Kansas, Utah, and Illinois. Heredia Costa Rica, and two sites in Mexico.  “The Results Companies exceeds its clients’ expectations by providing a better operational foundation while integrating leading processes and systems to drive top-tier performance and quality.” (The Results Companies, 2011) The Results management team is constantly focused on ensuring their clients are receiving high-quality service, along with concentrating on strategies that will lower costs and improve their performance. “Our relationship management methodology is a systematized...

Words: 796 - Pages: 4

Premium Essay

Quality

...Curriculum Vitae Of Xavier Cooper NAME : Xavier Cooper Personal Details Surname : Cooper Full Names : Xavier Wilray Emmerald Known As : Xavier Address : 18 Catherine Road : Salsoneville : Port Elizabeth : 6059 Telephone Number - Work : 041 402 8800 Home : 041 481 7519 * Cell : 0820815140 * E-mail : Xavier.Cooper@autocast.co.za Identity Number : 701018 5211 085 Home Language : English Other Languages : Afrikaans Notice Period : 1 Month Educational Profile Education and Training Schooling High School : Bethelsdorp High School Year Completed :1990 Standard Attained :Matric Subjects Passed :English, Afrikaans, Biology, Geograhy, Business Economics, Accounting. Higher Education Institution :Bethelsdorp Technical College Year Completed :1992 Qualification Attained :N2 Certificate Subjects Passed :Mathematics, Engineering Science Engineering Drawings, Toolmakers Theory. N3 Drawings. Other Studies/Courses :PC Upgrade and repair Employment Profile Most Recent Employer ...

Words: 307 - Pages: 2

Free Essay

Corporate Social Responsibility

................................... P. 6 Reliability .................................................................................................... P. 7 Clarity ......................................................................................................... P. 8 Conclusion .................................................................................................... P. 9 Bibliography .............................................................................................. P. 10 Introduction Global Reporting Initiative (GRI) is provides the globally applicable guidelines to business organization that voluntary use to design and ensure the quality of their sustainability reports. GRI framework is helping the organization to measure and report the sustainability report’s three aspects that includes economics, environmental and social performance. This framework can be used in any size, industry or location. (G3 guideline, p2) Bel Group is a global brand which supplies different type of cheese and provide food service. Headquarters of Bel Group is in France. It provides their product to...

Words: 2186 - Pages: 9

Premium Essay

Eth Team Papper Week 2

...jumping from account to account. At first Mr. Malone did not see a reason to purse an investigation, but Mrs. Cooper decided that there was further investigation needed. Mrs. Cooper looked into the report and realized that something was wrong with the reports and confronted Mr. Bobbitt about the findings. Mr. Bobbitt in the audit committee would take a look and see if the findings that Mrs. Cooper were valid. After finding that the findings were valid she then contact Mr. Farrell and he did an external investigation. After further investigation that the mid-level accounting directors Mr. Normand had confessed to just going along with what Mr. Sullivan had explained to him about the reports because he was afraid to tell anyone and wanted to resign. He was afraid that if he told anyone that he would lose his job and had a family to support. When looking at WorldCom situation it was good that the internal auditor committee took charge of the situation when it was brought to them. That was very ethical and then to have the external auditors take over to review the matter was the right step. Now the fact that you had an accountant that your CFO making false reports and switching money around is not very ethical. Not only did your CFO bring another person into the fraudulent reports, but now an external investigation has to be done and reported. There will be hefty fines and jail time for people in the company that went along with unethical behavior. The accounting activity was...

Words: 349 - Pages: 2

Premium Essay

Manhunt

...posted a manifesto on his social network page and on February 3, 2013 it all began! His first 2 victims had been shot and killed and there were more deaths to follow. Dorner was after any and all law enforcement and anyone involved with them and LAPD had no idea what else was in store. The manhunt lasted for a little over a week and authorities had no idea where he was or what his next move could have been. Somehow, they caught up with him finally and it all ended with a cabin on fire and Dorner allegedly dead. ABC 7 was not subjective, they reported the information they had, and the reporters did not seem to make subjective comments in the first report. Some information I found odd to be reported was the preschool Dorner attended. Has the reports continued, it started to seem like all the stations were being subjective in their reports. Fox 11 news was the most subjective; the reporters shared how terrible they thought the events were and hoped for Dorner’s capture. In both stations the information that was omitted or never spoken of in detail was how good of a person everyone knew Christopher Dorner as. There were people who wanted to share their experiences with him and who have known him for years and never thought of him as a killer, but apparently none of that mattered at this point. NBC 4 was the most objective, there were no opinions, and they reported the information they had. All news stations seemed to omit any good information on the suspect, but at that point they were...

Words: 1257 - Pages: 6

Free Essay

Strengths and Weaknesses of Secondary Sources

...Grading system and reporting Name: Institution: Course: Lecturer: Date: Question 1 Advantages of letter grading system • Concise and convenient • Grades are easily averaged • Easy to predict future achievements of students Disadvantages • Proportion of students achieved each grade varies from teacher to teacher • Does not indicate student’s specific strength and weaknesses in learning • Are a combination of achievement, effort, work habits and good behavior Advantages of pass-fail system I. Encourages students to explore new areas even those that they are not fully prepared for II. Permits students to focus on aspects of the course that relate directly to their major field of study. III. Enables students to select their learning experience by removing fear of lower grades Disadvantages I. Offers less information about the performance II. Gives no indication of level of learning hence difficult to predict future performance III. Efforts are directed towards passing rather than achieving higher grades Advantages of standard based system a) Are concise and convenient as they cover broad perspectives b) Provide good compromise of the other grading methods hence the fairest Disadvantages a) It is not goal specific b) Does not indicate strength and weaknesses of students c) Difficult to estimate improvement over short time Advantages of checklist i. Detailed analysis of strength and weaknesses ii. Reminds students, teachers and parents of the objectives...

Words: 353 - Pages: 2

Free Essay

Circuit Design

...Laboratory Report Format 1. Title Page: The following is an example of the proper lab report title page format. Of course, you must substitute information pertinent to the specific lab and course. The title page will be a single, whole page. Laboratory Exercise #1 Verification of Ohm's Law by Fred Derf Lab Partner: Jonathan Dough EETH 1811 Electronic Circuit Technology Lecture Section 001 Lab Section 101 Performed on: February 31, 1994 Submitted on: March 1, 1994 To: Dr. Pepper 2. Objective(s) Describe in formal language (third person impersonal) the objective(s) of the lab. State the rules or theories to be investigated in the lab. Rule of thumb: someone else, using the same knowledge you have, should be able to complete the task given this information alone. In some cases, lab objectives may be given to you. You should expand these supplied objectives whenever appropriate. List all components (including values) and major equipment required to perform the exercise. Be sure to include make, model, and serial numbers of all equipment used. This listing should not include items such as meter leads or jumper wires, which are required for the use of the laboratory equipment. By listing the equipment itself it is implied that the necessary meter leads or other connecting apparatus is included. Provide all detailed schematics which, when implemented, will produce the results desired. Do not include developmental schematics here. Computer drawn schematics are preferable...

Words: 772 - Pages: 4

Free Essay

Financial Management

...Business Objective – ‘Global Finance Reports’ Operating Guide [pic] Support Team Last Updated on 04-Dec-2011 Table of Contents Objective 3 How to get access to the ‘Secured Finance Folder’ in BO 3 Folder Structure in BO for Global Finance Reports 3 Reports repository 3 BO Support Team 3 Annexure 3 Search Key option in BO 3 Additional Filter option in Bo 3 Enlarge screen with new window and show/hide tool bar 3 How to Change Parameters in BO 3 How to Select Input controls in BO 3 Report Layout Options 3 Objective Considering the complexities in our process, Finance teams always demand reports consolidated from combination of several Companies/Servers. Baan has limitations to generate reports from multiple companies/servers combination. Creating a global universe in BO connecting various company/server (Baan 4, Baan5) will enable us to create much needed consolidated reports at MEP code level. Global universe will also connect to FDSS for using Global mappings like Global Accounts, Bus Org, Global Cost centers, Global Product Lines.. Etc. Using Baan data and Global mappings, reports with Global dimensions can be produced dynamically. Business Objects will be used as the common reporting tool for Finance Reporting. BO will be used to produce dynamic reports from Baan similar to OLS formats. This will be a great help for the site Finance teams to effectively monitor their Month end numbers...

Words: 1016 - Pages: 5

Free Essay

Information System Breakdown Response Procedures

...telephone system; - fax machine; - photocopy machine; - printers (associated with photocopy machine); - scanner (associated with photocopy machine). 1.0 Reporting ICT Breakdown 1.1 Whenever there is breakdown encountered to any of the ICT in the office, the staff in charge shall complete the ICT Breakdown Report which to include clearly the ICT Name, Model No./ Serial No., Location, Breakdown Date and Time, Nature of Breakdown and refer by faxing/ handing over as soon as possible to the following personnel authorised to attend to the breakdown. 1. Refer to IT Technician for breakdown of, - computer hardware; - computer software; - computer network (wireless/ local area network (LAN)); - internet system; - email system; 1.1.2 Refer to Admin Manager for breakdown of, - PABX system/ telephone system; - fax machine; - photocopy machine; - printers (associated with photocopy machine); - scanner (associated with photocopy machine). 2.0 Investigation of Cause and Rectification 2.1 For any breakdown report for items 1.1.1 as soon as received from ICT user, the IT Technician shall attend to the reported breakdown within 30 minutes from the time of receiving such reporting and investigate the cause of breakdown and provide rectification if the spare...

Words: 827 - Pages: 4

Premium Essay

Business

...Internship Report Format 1. Title Page One original title page, prepared in the same format as the Sample Internship title is given at the end. Page submitted with the original signatures of Program coordinator. The date on the title page will depend on the semester you will receive your degree. 2. Acknowledgements If you wish, you may include a page with a brief note of dedication or acknowledgment of help received from particular persons. 3. Table of Contents The contents page should clearly and accurately index the page numbers of the various sections of the dissertation. Spelling of headings should be accurate (an aspect often missed by students). 4. A Brief Executive Summary of the Internship Executive summary must be included in your internship report. It contains (a) state the problem or problems that you worked on or page summary of the company/institution; (b) brief description your activities; (c) summarize the findings.  Limit it to 350 words in length. It should be 1.5 spaced, using only one side of the paper, and should be within the internship report margin requirements and Its pages should be assigned a place in the small Roman number sequence for the preliminary pages, but the numbers should not be displayed on the executive summary pages themselves. 5. Main body of report The first page of either an introduction or a first chapter should be numbered “1” in Arabic numerals. Main body of report should be divided into two parts. 1. Part-I:...

Words: 1281 - Pages: 6

Premium Essay

Write a Report

...A Guide to Report Writing September 2008 CONTENTS Page 1. 2 INTRODUCTION ..............................................................................................................................1 PREPARATION ................................................................................................................................2 2.1 2.2 2.3 2.4 3 INTRODUCTION .......................................................................................................................2 PURPOSE ..............................................................................................................................2 PLANNING ..............................................................................................................................2 RESEARCH ............................................................................................................................2 CONTENTS OF A REPORT ............................................................................................................3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 INTRODUCTION .......................................................................................................................3 TITLE PAGE ...........................................................................................................................3 CONTENTS PAGE ...................................................................................................................3 THE SUMMARY ....

Words: 4543 - Pages: 19