Free Essay

International Economic

In:

Submitted By yeninguyen
Words 20222
Pages 81
LỜI MỞ ĐẦU Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu nhất định, trước hết phải kể đến lĩnh vực nông nghiệp với thành tựu lớn nhất về phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, hiện nay Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng nói chung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn. Đối với Việt Nam xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không những thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đặc biệt là người nông dân. Ngoài ra, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập cần giải quyết. Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới. Để có thể biết rõ hơn về điều này, em đã chọn đề tài “XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” cho đề án môn học Kinh tế quốc tế. Đề án của em có 3 phần chính như sau: * Chương 1: Tổng quan chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam và vị trí, vai trò của mặt hàng gạo. * Chương 2: Hiện trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam * Chương 3: Cơ hội, thách thức của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam Qua giới hạn về thời gian tìm kiếm và kiến thức, nếu có gì sai sót mong thầy cho ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài tốt hơn. Cảm ơn thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Chương 1: Tổng quan chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam và vị trí, vai trò của mặt hàng gạo 1.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 1.2.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam
Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 năm qua (2000 - 2010) Chủng Nămloại | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | Sơ bộ 2010 | Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản | 5382,1 | 5247,3 | 5304,3 | 6485,1 | 9641,9 | 11701,4 | 14428,6 | 16646,7 | 23209,4 | 17621,8 | 20100,0 | Hàng CN nhẹ và TTCN | 4903,1 | 5368,3 | 6785,7 | 8597,3 | 10870,8 | 13288,0 | 16382,4 | 20693,6 | 24896,4 | 25580,3 | 32526,0 | Hàng nông sản | 2563,3 | 2421,3 | 2396,6 | 2672,0 | 3383,6 | 4467,4 | 5352,4 | 7032,8 | 9239,6 | 8352,8 | }11799,6 | Hàng lâm sản | 155,7 | 176,0 | 197,8 | 195,3 | 180,6 | 252,5 | 297,6 | 408,4 | 468,7 | 463,4 | | Hàng thủy sản | 1478,5 | 1816,4 | 2021,7 | 2199,6 | 2408,1 | 2732,5 | 3358,0 | 3763,4 | 4510,1 | 4255,3 | 5016,3 | Vàng phi tiền tệ | | | | | | 5,3 | 7,2 | 16,5 | 360,9 | 822,6 | 2750,0 | TỔNG SỐ | 14482,7 | 15029,2 | 16706,1 | 20149,3 | 26485,0 | 32447,1 | 39826,2 | 48561,4 | 62685,1 | 57096,3 | 72191,9 |
Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng dần qua các năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 14,5 tỷ USD (năm 2000) lên đến khoảng 72,2 tỷ USD (năm 2010). Thời kì 2000 – 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt lên mức 110,6 tỷ USD, tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17,5% (kế hoạch đề ra là 16%). Bước sang thời kì 2006 – 2010, riêng năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm (năm 2006), tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 39,8 tỷ USD (tăng 23,5% so với năm 2005) và đã có 9 mặt hàng có kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD. Đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,7 tỷ đô la Mỹ (tăng 29,1% so với năm 2007), tỷ lệ xuất khẩu trên GDP lên tới trên 70%. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 so với năm 2007 khá ấn tượng, nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất khẩu sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 57,2 tỷ USD (giảm 8,9% so với năm 2008), nguyên nhân chính là do giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008 và cả thế giới hạn chế tiêu dùng, đầu tư. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công thương kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2010 ước đạt khoảng 72,2 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2009. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng 14,5 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu mười tháng đầu năm 2011 tăng gần 10% so với cả năm ngoái thì mục tiêu 95 tỷ USD cho năm 2011 mà ngành công thương đặt ra đang dần trở thành hiện thực. Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 8,3 tỷ USD đưa tổng kim ngạch xuất khẩu mười tháng lên hơn 78,0 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2010. Thị phần kim ngạch xuất khẩu của các khu vực như sau: Châu Á chiếm 45,5%, trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm 14,5%, Châu Âu chiếm 21,9%, Châu Mỹ chiếm 22,4%, Châu Phi chiếm 2,9%, Châu Đại dương chiếm 4,4%, thị trường khác chiếm 2,9%. Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, trong mười tháng năm 2011 Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 12,4 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU với 11,6 tỷ USD, chiếm 16,6% và tăng 48,4%; thị trường ASEAN đạt 9,7 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 29,2%; Trung Quốc đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 10,8% và tăng 58,7%; Nhật Bản đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 10,7% và tăng 36,3%.

Bảng cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam trong 10 năm qua (2000 - 2010) Chủng Nămloại | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | Sơ bộ 2010 | Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản | 37,2 | 34,9 | 31,8 | 32,2 | 36,4 | 36,1 | 36,2 | 34,4 | 37,0 | 30,9 | 27,8 | Hàng CN nhẹ và TTCN | 33,9 | 35,7 | 40,6 | 42,7 | 41,0 | 41,0 | 41,2 | 42,6 | 39,8 | 44,8 | 45,1 | Hàng nông sản | 17,7 | 16,1 | 14,3 | 13,3 | 12,8 | 13,7 | 13,4 | 14,5 | 14,7 | 14,6 | }16,3 | Hàng lâm sản | 1,1 | 1,2 | 1,2 | 1,0 | 0,7 | 0,8 | 0,8 | 0,8 | 0,7 | 0,8 | | Hàng thủy sản | 10,1 | 12,1 | 12,1 | 10,8 | 9,1 | 8,4 | 8,4 | 7,7 | 7,2 | 7,5 | 7,0 | Vàng phi tiền tệ | | | | | | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,6 | 1,4 | 3,8 | TỔNG SỐ | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | Nguồn: Tổng cục thống kê Trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu, tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có sự tăng giảm liên tục qua các năm. Thời kì năm 2000 – 2005, tỷ trọng này là 37,2% (năm 2000) song lại giảm còn 31,8% (năm 2002) và lại tăng đến 36,1% (năm 2005). Thời kì 2006 – 2010, tỷ trọng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 36,2% (năm 2006) xuống còn 27,8% (năm 2010), chỉ tăng nhẹ lên 37% năm 2008. Đối với nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 29,8% (năm 2000) xuống còn 22,4% (năm 2005) và tăng lên 28,1% (năm 2010). Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng dần qua các năm , lượng giảm không đáng kể, từ 33,9% (năm 2000) lên 45,1% (năm 2010). * Cơ cấu hàng xuất khẩu 2 năm 2010 và 2011 * Năm 2010 Nhóm nông sản, thủy sản: kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 15,07 tỷ USD, tăng 22,9% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 23,3% kim ngạch xuất khẩu cả nước; các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD như: thủy sản 4,952 tỷ USD, nhân điều 1,136 tỷ USD, cà phê 1,763 tỷ USD, gạo 3,212 tỷ USD, cao su 2,376 tỷ USD. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản: kim ngạch xuất khẩu đạt 7,92 tỷ USD, giảm 8,4% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 11,1%; các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD như: than đá 1,549 tỷ USD, dầu thô 4,944 tỷ USD, xăng dầu các loại 1,272 tỷ USD. Nhóm hàng công nghiệp chế biến: kim ngạch đạt 48,6 tỷ USD, tăng 34,4% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 67,9%; các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD như: sản phẩm chất dẻo 1,051 tỷ USD, sản phẩm gỗ 3,408 tỷ USD, hàng dệt và may mặc 11,172 tỷ USD, giày dép các loại 5,079 tỷ USD, sản phẩm đá quý và kim loại quý 2,855 tỷ USD, sắt thép các loại 1,004 tỷ USD, hàng điện tử và linh kiện máy tính 3,558 tỷ USD, dây điện và cáp điện 1,310 tỷ USD. * Năm 2011 Khối lượng xuất khẩu phần lớn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá trị tăng khá mạnh do giá tăng cao. Giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 10 ước đạt 2,2 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm lên 20,8 tỷ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng xấp xỉ 45%; thuỷ sản ước đạt 4,95 tỷ USD, tăng 23,2%; lâm sản đạt 3,4 tỷ USD, tăng 16,2%.

Biểu đồ tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2011

1.2.2. Kim ngạch từng mặt hàng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Bảng kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng nông sản của Việt Nam (2000 – 2010) | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Hàng rau, hoa, quả(Triệu USD) | 213,1 | 344,3 | 221,2 | 151,5 | 177,7 | 235,5 | 259,1 | 305,6 | 406,5 | 438,9 | 450,5 | Hạt tiêu(Nghìn tấn) | 36,4 | 57,0 | 78,4 | 73,9 | 110,5 | 109,9 | 114,8 | 83,0 | 90,3 | 134,0 | 117,0 | Cà phê(Nghìn tấn) | 733,9 | 931,1 | 722,2 | 749,4 | 976,2 | 912,7 | 980,9 | 1232,1 | 1060,9 | 1183,0 | 1218,0 | Cao su(Nghìn tấn) | 273,4 | 308,1 | 454,8 | 432,3 | 513,4 | 554,1 | 703,6 | 715,6 | 658,7 | 731,0 | 782,0 | Gạo(Nghìn tấn) | 3476,7 | 3720,7 | 3236,2 | 3810,0 | 4063,1 | 5254,8 | 4642,0 | 4580,0 | 4744,9 | 5969,0 | 6886,0 | Hạt điều nhân (Nghìn tấn) | 34,2 | 43,6 | 61,9 | 82,2 | 104,6 | 109,0 | 127,7 | 154,7 | 160,8 | 176,0 | 195,0 | Lạc nhân (Nghìn tấn) | 76,1 | 78,2 | 106,1 | 82,4 | 46,0 | 54,7 | 14,0 | 37,0 | 14,3 | | | Nguồn: Tổng cục thống kê * Năm 2010 Xuất khẩu gạo được đánh giá là đạt kỷ lục cả về khối lượng và giá trị. Lượng gạo xuất khẩu cả năm 2010 đạt 6,88 triệu tấn, kim ngạch là 3,23 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng 15,4% về lượng và tăng tới 21,2% về giá trị. Bình quân giá gạo xuất khẩu đạt 468 USD/tấn, tăng 5,02% so với năm trước. Năm nay, thị trường Indonesia có mức tiêu thụ gạo của Việt Nam tăng đột biến, gấp 24 lần về khối lượng và 30 lần về giá trị so với năm ngoái. Số liệu trên đã đưa quốc gia này trở thành thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam sau Philippines và châu Phi. Xuất khẩu cao su cả năm 2010 đạt 782 nghìn tấn, kim ngạch đạt 2,32 tỷ USD chỉ tăng 5,7% về lượng nhưng kim ngạch tăng tới 89,1%. Giá cao su tăng liên tục là do nhu cầu tăng nhờ sản xuất công nghiệp tại các nước hồi phục, nguồn dự trữ của các quốc gia này lại giảm xuống mức thấp. Thời gian qua, các thị trường tiêu thụ lớn của cao su Việt Nam, ngoại trừ Trung Quốc đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, điển hình như Ấn Độ tăng gấp 3 lần về lượng và 7 lần về giá trị. Bên cạnh đó, nguồn cung trên thế giới lại giảm vì bão lụt ở các nước có diện tích cao su lớn như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia. Giá cao su bình quân 11 tháng đã lên tới 2.923 USD/tấn, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm, thuỷ sản thời gian qua xuất khẩu đều tăng cả về lượng và giá, thì mặt hàng cà phê lại đi theo hướng ngược lại. Ảnh hưởng của thời tiết đã làm sản lượng cà phê thu hoạch sụt giảm, trong khi tình hình xuất khẩu cũng không mấy khả quan. Khối lượng xuất khẩu năm 2010 chỉ đạt 1,2 triệu tấn và giá trị thu về là 1,67 tỷ USD, giảm xấp xỉ 5% về lượng và 3,7% về giá trị so với con số đã đạt được trong năm 2009. Năm nay, cũng có sự thay đổi lớn về vị trí của các thị trường tiêu thụ cà phê. Là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam năm 2009, Bỉ đã bị tụt xuống vị trí thứ 6 khi lượng nhập khẩu chỉ bằng 1/3 năm ngoái. Trong khi đó, hai thị trường lớn là Hoa Kỳ và Đức lại có sự tăng trưởng khá, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. 2010 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chạm mốc 1 tỷ USD. Con số này đã giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thế giới trong năm thứ tư về xuất khẩu mặt hàng này. Lượng điều xuất khẩu cả năm 2010 đạt 195 nghìn tấn, kim ngạch thu về là 1,14 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và 34,8% về giá trị so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 5.737 USD/tấn tăng 21,5 % so với cùng kỳ năm 2009. Hiện nay, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về tiêu thụ điều của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 32,6% về giá trị. * Năm 2011 Lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 9 là 455 nghìn tấn, giảm 40,5%, trị giá đạt 253 triệu USD, giảm 35,9% so với tháng trước. Như vậy, tính đến hết quý III/2011, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 5,93 triệu tấn, tăng 10,3% và trị giá đạt 2,97 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng qua chủ yếu tập trung sang các thị trường sau: Inđônêxia: 1,18 triệu tấn (9 tháng/2010 là 35 nghìn tấn); Philippin: 918 nghìn tấn, giảm 37,5%; Xênêgan: 408 nghìn tấn, tăng gấp 3,9 lần; Cu Ba: 404 nghìn tấn, tăng 15,8%; Malaixia: 398 nghìn tấn, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 9/2011 là 27 nghìn tấn, trị giá đạt 61 triệu USD, giảm 24,6% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2011, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 997 nghìn tấn, trị giá đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 65,8% về trị giá so với 9 tháng/2010.
Trong tháng lượng cao su xuất khẩu đạt 79 nghìn tấn, trị giá đạt 340 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết quý III/2011, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 528 nghìn tấn, tăng 3%, trị giá đạt 2,28 tỷ USD, tăng 60,6% so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, hết tháng 9/2011, Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng qua với 321 nghìn tấn, tăng 7,1% và chiếm tới 60,9% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường tiếp theo là EU: 46 nghìn tấn, tăng 13,4%; Malaixia: 40 nghìn tấn, tăng 16,2%… 9 tháng đầu năm lượng hạt điều xuất khẩu vẫn giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng do giá xuất khẩu tăng nên kim ngạch vẫn tăng 33,42% so với cùng kỳ, đạt 125.890 tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, chiếm 1,49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước, đạt 62,9% kế hoạch đặt ra năm 2011. Top 3 thị trường tiêu thụ chủ yếu hạt điều của Việt Nam vẫn là : Hoa Kỳ chiếm 29,88% trong tổng kim ngạch, đạt 310,17 triệu USD trong 9 tháng; Trung Quốc chiếm 17,49%, đạt 181,51 triệu USD; Hà Lan chiêếm 15,08%, đạt 156,48 triệu USD. Tiếp theo là các thị trường cũng đạt kim ngạch lớn trên 10 triệu USD trong 9 tháng, lần lượt là: Australia 68,42 triệu USD, Nga 42,39 triệu USD, Anh 38,38 triệu USD, Canada 33,87 triệu USD, Thái Lan 18,38 triệu USD, U.A.E 16,47 triệu USD, Đức 14,1triệu USD, Israel 10,53 triệu USD, Ấn độ 10,28 triệu USD, Đài Loan 10,16 triệu USD.

1.2. Vị trí chiến lược của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam là một nước đông dân, trong đó gạo là lương thực chính khó có thể thay thế. Khi đất nước đã có thể đảm bảo an ninh lương thực thì xuất khẩu gạo có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Điều này được thể hiện qua những khía cạnh chủ yếu sau: 1.3.3. Xuất khẩu gạo làm tăng thu ngoại tệ, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Để xây dựng và phát triển đất nước, cần huy động tối đa mọi nguồn lực của quốc gia, trong đó vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vốn thường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu…. Trong đó vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu có tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu, qua đó đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây, kim ngạch từ xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo từ lâu đã mang lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước ta. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng hơn tới tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt chú ý tới những giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gạo nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. 1.3.4. Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu của nước ta thì điều cần làm là phải tập trung sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng gạo. Từ sự tập trung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Xuất khẩu gạo tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển như nghiên cứu và sản xuất giống lúa mới; sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất và lắp ráp máy cày, máy kéo, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp…. Những hoạt động này không những làm tăng năng suất lao động mà còn mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các dịch vụ về marketing sản phẩm; xây dựng thương hiệu gạo; tìm hiểu, nghiên cứu thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước… cũng được đẩy mạnh. Từ đó mở ra nhiều cơ hội cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong những năm gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao. Xuất khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng, tồn kho. Khi khâu tiêu thụ được giải quyết sẽ tạo tâm lý an tâm, khuyến khích nông dân tăng cường, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Như vậy, xuất khẩu đã tác động ngược trở lại đối với sản xuất, là một tiền đề cho sản xuất phát triển. 1.3.5. Xuất khẩu gạo có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn thuộc chiến lược phát triển con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế – xã hội của đất nước. Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong nước trong các khâu sản xuất, phân phối, thu mua. Khi xuất khẩu gạo được đẩy mạnh sẽ kéo theo những ngành nghề khác hỗ trợ cho sản xuất như xay xát, chế biến, vận chuyển hàng hoá, các hoạt động thương mại, dịch vụ bao gồm nhiều công đoạn tạo đầu vào cho xuất khẩu…. Những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến lao động có trình độ cao. Xuất khẩu gạo giúp cho thị trường trong nước ít biến động, cân bằng được cung cầu, không còn lượng hàng dư thừa và tồn kho trong nước, giá gạo nội địa sẽ ổn định và cao hơn tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Điều đó góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, khuyến khích họ tăng cường sản xuất gạo xuất khẩu nhiều hơn nữa.
Xuất khẩu gạo tạo sự phân công lao động hợp lý trên phạm vi toàn thế giới. Dựa vào lợi thế so sánh tương đối đối với các loại gạo, chúng ta cần biết sản xuất loại gạo nào đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng bán với số lượng lớn, giá cao. Tham gia vào thị trường bên ngoài rộng lớn, chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng và khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu khác để điều chỉnh định hướng xuất khẩu cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta.
Chương 2: Hiện trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam. 1. 2. 3.1. Nhu cầu và thị trường lúa gạo thế giới. 3.2.1. Tình hình cung về gạo trên thế giới.

Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á. Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000 ha tập trung ở Châu Á,....., 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha). Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần so với những năm 90, đến niên vụ 2005/2006 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ niên vụ 2005/2006 đến niên vụ 2008/2009 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha, đến niên vụ 2009/2010 giảm còn 158,0 triệu ha. Với mức dự báo 721 triệu tấn hiện tại (hay 481 triệu tấn gạo), sản lượng lúa gạo toàn cầu niên vụ 2010/2011 đã tăng 3% so với sản lượng niên vụ 2009/2010. Sự gia tăng này cũng đồng thời cho thấy diện tích thu hoạch tăng 2,2% lên 164,6 triệu ha với năng suất tăng 0,8%, tương đương 4,38 tấn/ha. Bất chấp sản lượng lúa gạo tại Thái Lan, Pakistan, Philíppines, Campuchia, Lào, Myanmar bị ảnh hưởng do thời tiết không thuận lợi, song châu Á vẫn chiếm tới 90,3%, tức 651 triệu tấn (hay 435 triệu tấn gạo) trong tổng sản lượng lúa gạo toàn cầu năm 2011, tăng 3% so với sản lượng năm 2010. Kết quả này có được chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam, trong đó Việt Nam đạt 25,53 triệu tấn. Tình hình nhìn chung của các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới năm 2011. Đứng đầu vẫn là 8 nước châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên năng suất chỉ có 2 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới (trên 90%). Như vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2010/11 đạt mức kỷ lục 452,4 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với dự báo tháng trước và cao hơn gần 3% so với niên vụ trước. Mức tăng phần lớn xuất phát từ việc sản xuất lúa mùa của Trung Quốc đã tăng tới 3,3 triệu tấn, đưa tổng sản lượng gạo của nước này đạt mức cao 139,3 triệu tấn. Một số quốc gia khác cũng có mức tăng về sản lượng như Pháp, Tây Ban Nha và Peru. Tuy nhiên, sản lượng lại có xu hướng giảm tại một số quốc gia khác. Tại Ấn Độ, sản lượng gạo niên vụ 2010/11 ước tính giảm 2 triệu tấn, còn 95 triệu tấn do điều kiện thời tiết khô tại một số bang như Bihar, Orisa và West Bengal trong vụ lúa chính. Mức giảm của Ai Cập khoảng 312 ngàn tấn, còn 3,59 triệu tấn do việc thực thi chính sách hạn chế sử dụng nước làm giảm diện tích sản xuất. Sản lượng của Pakistan cũng giảm 100 ngàn tấn, còn 5 triệu tấn do ảnh hưởng của lũ lụt. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo sản xuất lúa gạo toàn cầu niên vụ 2011/12 đạt 456,4 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với dự báo đưa ra hồi tháng trước nhưng vẫn cao hơn khoảng 1% so với niên vụ 2010/11. Sản lượng lúa gạo toàn cầu giảm phần lớn là do sản lượng lúa gạo của Trung Quốc được dự báo giảm khoảng 2 triệu đạt 138 triệu tấn do điều kiện thời tiết khô hạn. Tại Mỹ, lũ lụt làm giảm diện tích gieo trồng nên sản lượng của nước này dự báo giảm 369.000 tấn, tương đương mức giảm khoảng 15% so với niên vụ 2010/11, chỉ đạt mức 6,4 triệu tấn. Sản lượng được dự báo giảm tại các quốc gia khác như Cuba và El Salvador. Ngược lại, sản lượng lúa gạo tại Ai Cập và Guyana được dự báo tăng lên. Cụ thể, sản lượng lúa gạo của Ai Cập được điều chỉnh tăng 900.000 tấn so với tháng trước, đạt 4,0 triệu tấn, tăng gần 30% so với niên vụ 2010/11. Sản lượng của Guyanna được dự báo tăng 39.000 tấn, đạt 390.000 tấn. Cung dồi dào từ sản lượng niên vụ mới và dự trữ ở các nước cung cấp gạo, làm cho cạnh tranh trên các thị trường càng mãnh liệt hơn và đẩy giá thế giới giảm xuống, mặc dù chính phủ ở một số nước xuất khẩu gạo đã có những nỗ lực kìm đà giảm giá gạo. Ngoài các biện pháp chính sách, sự thay đổi tỷ giá đồng tiền cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
Ghi chú: Số liệu niên vụ 2009/10 tính từ tháng 1-12/2010; Số liệu của niên vụ 2010/11 và 2011/12 là con số dự báo. Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với tổng khối lượng gạo xuất khẩu 3 năm 2009 – 2011 trên 9 triệu tấn/1 năm. Song lũ lụt gần đây đã phá hủy 1/3 diện tích trồng lúa, các nhà xuất khẩu khác bao gồm Pakistan dự kiến sẽ giành được thị trường xuất khẩu của quốc gia này. Tuy nhiên hiện nay không có thay đổi đáng kể nào trên thị trường gạo quốc tế, chủ yếu do dự trữ lớn của Thái Lan. Đứng thứ 2 là Việt Nam với lượng gạo xuất khẩu lớn hơn 6 triệu tấn/1 năm. Các nhà xuất khẩu gạo Pakistan đang chứng tỏ sức mạnh của mình trong việc gia tăng số lượng xuất khẩu trên thị trường quốc tế khi có dự báo về tình trạng thiếu hụt gạo do nguồn cung cấp của Thái Lan bị ảnh hưởng lũ lụt. Trong 3 – 4 tháng tới, khi giá gạo tăng cao, Pakistan có khả năng cung ứng cho thị trường bằng cách cung cấp gạo chất lượng tốt, đây là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Pakistan. Các nhà xuất khẩu cho biết, Pakistan sẽ đạt lợi nhuận cao khi tăng cường xuất khẩu gạo vào đầu năm 2012 để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng truyền thống với mức giá khá cao.Theo các nhà xuất khẩu, khách hàng được đáp ứng nhu cầu từ nguồn dự trữ lớn của Thái Lan, nhưng họ sẽ không thể tiếp tục mua gạo từ nhà sản xuất lớn nhất khi vụ mùa bị ngập lụt. Trong số các nhà xuất khẩu gạo, Ấn Độ đã nắm bắt cơ hội này bằng cách giảm giá gạo.. Sau một thời gian dài ngừng xuất khẩu, Ấn Độ đã quay lại thị trường quốc tế và hiện đang có được các thị trường nước ngoài bằng cách giảm giá hoặc tìm kiếm các cơ hội có sẵn, với đề nghị giảm giá khoảng 5 – 6 Rs/kg so với các nhà xuất khẩu khác. Ấn Độ có khoảng 65 triệu tấn ngũ cốc dự trữ, bao gồm lúa mì, gạo và các mặt hàng khác. Để giải phóng số lượng hàng hóa dự trữ này, Ấn Độ đã nắm bắt cơ hội lũ lụt ở Thái Lan va chào bán gạo cho các nhà nhập khẩu với mức giá thấp. Dự báo sản lượng xuất khẩu năm 2012 của một số nước xuất khẩu gạo chính có sự thay đổi. Xuất khẩu tăng tại Ai Cập, dự kiến tăng 150.000 tấn, đạt 200.000 tấn trong khi xuất khẩu tại Mỹ năm 2012 dự báo giảm 100.000 tấn, đạt 3,35 triệu tấn. 3.2.2. Tình hình cầu về gạo trên thế giới Nhu cầu sử dụng gạo của thế giới tăng, trong tương lai, gạo sẽ thay thế nhiều loại ngũ cốc khác, do sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Điều này được minh chứng rõ nhất vào 3 quý năm nay, lượng gạo xuất khẩu từ những quốc gia chính đã tăng mạnh, trong đó quý 1 tăng 20% lượng gạo xuất khẩu, quý 2 tăng 17%, quý 3 còn 11,5%, đây được coi là sự tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử và hiện gạo không đứng một mình, mà là một món hàng song hành cùng với ngũ cốc.

Tiêu thụ và dự trữ

Theo như biểu đồ của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, sản lượng gạo tiêu thụ trên toàn thế giới tỷ lệ nghịch với mức dự trữ gạo. Theo đó, sản lượng gạo tiêu thụ thay đổi và tăng dần qua các năm, dự báo đạt kỉ lục niên vụ 2011/2012. Trong khi đó, mức dự trữ gạo toàn cầu lại giảm dần. Sản lượng gạo tiêu thụ từ niên vụ 2000/2001 đến niên vụ 2004/2005 thấp, đạt gần 415 triệu tấn niên vụ 2003/2004 là cao nhất. Sau đó, sản lượng gạo tiêu thụ có tăng lên trong niên vụ 2005/2006 là 416,5 triệu tấn, và đạt 437 triệu tấn niên vụ 2009/2010. Tiêu thụ gạo toàn cầu niên vụ 2010/2011 dự báo tăng 2%, đạt 460 triệu tấn trong đó 389 triệu tấn được dùng làm thực phẩm (tăng hơn 7 triệu tấn so với niên vụ 2009/2010). Sản lượng toàn cầu niên vụ 2011/2012 được dự báo ở mức kỷ lục nhờ chính phủ của các nước nhập khẩu và xuất khẩu tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lúa gạo bằng cách trợ cấp chi phí đầu vào hoặc mua lúa của địa phương nhằm làm tăng giá lúa ngay tại đồng ruộng. Trong khi đó, dân số tăng khiến nhu cầu tiêu thụ gạo tăng. Lượng tồn kho, dự trữ của các nước xuất khẩu chính, đặc biệt là Việt Nam, Hoa Kỳ, và Ấn Độ được dự kiến sẽ vẫn còn lớn. Dự trữ gạo toàn cầu trong vòng 10 năm (2000 – 2010) đã sụt giảm đáng kể. Niên vụ 2000/2001 dự trữ gạo đạt hơn 150 triệu tấn song đến niên vụ 2004/2005 đã giảm xuống ở mức thấp kỷ lục 73 triệu tấn. Tuy nhiên, sau đó, mức dự trữ đã tăng lên nhanh chóng và đạt gần 100 triệu tấn trong niên vụ 2008/2009 và 2009/2010. Dự trữ gạo trên thị trường thế giới giảm 2,7% xuống mức 121,1 triệu tấn vào cuối niên vụ 2009/10 do sản lượng giảm ở những nước như Ấn Độ, Philippine, Iraq, Nepal và Pakistan… Mức tiêu thụ gạo bình quân trên đầu người năm 2011 vẫn giữ ở mức ổn định, với những nổ lực nhằm kìm hãm giá cả leo thang của chính phủ các nước.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, khối lượng gạo nhập khẩu tăng ở một số nước như Nigeria và Iran, trong khi nhập khẩu gạo của một số quốc gia chính trên thế giới như Indonesia và Phillippines lại giảm so với năm trước. Philippines, Indonesia, Bangladesh (Malaysia) là những người mua quan trọng tại châu Á, những người có thể quyêt định về những gì còn lại cho châu Phi. Philippines sẽ có khả năng quay lại nhập khẩu sau khi hai cơn bão tàn phá. Philippines có thể trở lại nhập khẩu vào đầu năm 2012. Indonesia cần khoảng 500.000 tấn gạo, và trong khi Bulog cân nhắc trong việc mua sắm như vậy, một số nhu cầu trước măt phải được đáp ứng, và năm 2012 sẽ phụ thuộc vào vụ mua của Indonesia như thế nào. Do tăng dân số và tiêu dùng, Indonesia sẽ cần thêm gạo. Bangladesh đã có một vụ mùa tốt va bảo đảm nước nay sẽ cần ít gạo hơn, nhưng kêt quả vụ mua năm 2012 vẫn chưa chắc chắn, nhưng lúc này, bạn gần như cảm thấy tiêng thở dai nhẹ nhõm từ Bangladesh khi Ấn Độ quay lại thị trường. Indonesia, nước tiêu thụ gạo lớn thứ 3 thế giới với dân số 240 triệu dân, tiêu thụ 139 kg gạo/người/năm và giá gạo là một trong những nhân tố lớn nhất thúc đẩy lạm phát trong tháng 10. Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, từng tự cung tự cấp đủ gạo trong năm 2008 và 2009, nhưng bắt đầu nhập khẩu gạo từ năm ngoái, sau khi kho dự trữ giảm và sản lượng thu hoạch không đạt mục tiêu. Cơ quan Hậu cần Quốc gia, Bulog chịu trách nhiệm nhập khẩu gạo tại Indonesia đã cam kết nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo trong năm 2011 để tăng cường lượng dự trữ, với lượng gạo giao muộn nhất dự kiến sẽ đến vào tháng 2/2012. Indonesia đang xem xét khả năng nhập khẩu gạo từ Campuchia và Pakistan nhằm đáp ứng mục tiêu nhập khẩu gạo đã đề ra trong năm 2011. Chính phủ lên kế hoạch nhập nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan trong năm nay. Bên cạnh đó, Bangladesh tăng 200.000 tấn, lên đến 1 triệu tấn. EU giảm 280.000 tấn, còn 1,1 triệu tấn do nhu cầu giảm. Brazil giảm 100.000 tấn, còn 500.000 tấn do các vụ mùa đạt sản lượng kỷ lục. Iran tăng 200.000 tấn, lên đến 1,4 triệu tấn do sản lượng thấp hơn so với dự kiến ban đầu. 3.2.3. Giá gạo xuất khẩu trên thế giới Sản lượng gạo trên thế giới tăng, nhưng không tăng nhanh bằng mức tăng dân số, thêm vào đó diện tích trồng trọt giảm và thời tiết không thuận lợi là một trong những nguyên nhân làm giá gạo biến động mạnh, đe dọa an ninh lương thực thế giới.

Kể từ tháng 4 năm 2010, giá gạo thế giới vẫn duy trì ở mức gần 500USD/tấn và trong 12 tháng vừa qua thì không có sự thay đổi đáng kể nào. Nguyên nhân chính là do sản lượng gạo niên vụ 2010/11 khá cao và một lượng lớn trong đó không được giao dịch trên thị trường quốc tế mà được đưa vào tiêu dùng nội bộ tại một số thị trường lớn như Trung Quốc. Giá gạo kì hạn tuần đầu tiên tháng 1 năm 2011 giảm 4% ngay sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra dự báo mới về sản lượng gạo vào giữa tháng 12 năm 2010. Theo đó, sản lượng gạo của Uruguay, nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, năm 2011 ước vào khoảng 100 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá gạo trong nửa cuối tháng 1 năm nay đã tăng trở lại do nông dân Mỹ thu hẹp sản xuất khi nhận thấy giá gạo thế giới giảm. Sự suy yếu và bất ổn định của đồng đô la Mỹ trong suốt thời gian cuối tháng 1 năm 2011 cũng góp phần làm cho giá gạo trên thị trường thế giới tăng. Nhìn chung, giá gạo kì hạn tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng 12% trong thời gian từ ngày 13 đến 31 tháng 1 năm 2011. Giá gạo vẫn tương đối ổn định trong suốt hai tuần đầu tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, chỉ đến giữa tháng 2, giá gạo có xu hướng đảo chiều sau khi Phi-líp-pin tuyên bố có thể giảm nhập khẩu gạo xuống chỉ 300.000 đến 400.000 tấn trong năm tới nếu vụ thu hoạch lúa năm nay vượt mục tiêu 17,4 triệu tấn. Ngoài ra, sự bất ổn về chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi từ nửa cuối tháng 1 cũng dấy lên những lo ngại về tác động dây truyền tới tình hình nhập khẩu nhiều gạo của một số nước như Iran và Iraq. Giá gạo kì hạn tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago tiếp tục giảm trong hai tuần đầu tháng 3 năm nay. Theo Ủy bản Ngũ cốc Quốc tế, ước tính đến cuối tháng 2 lượng gạo tồn kho niên vụ 2010/11 vào khoảng 97 triệu tấn, đủ để bù đắp tác động của việc tiêu thụ toàn cầu dự kiến tăng trong năm 2011. Nhìn chung, giá gạo kì hạn CBOT đã giảm thêm 6% từ 28 tháng hai đến 14 tháng ba năm 2011. Trận động đất và sóng thần của Nhật Bản vào giữa tháng Ba tạo thêm nhiều áp lực lên giá của nhiều loại hàng hóa, từ mặt hàng gạo. Hậu quả của trận động đất đã tạo thêm nhiều lo ngại về rủi ro trên sàn giao dịch hàng hóa. Kết quả là tạo ra tình trạng “bán khống” (short-selling) đối với các mặt hàng nông nghiệp vì rất nhiều thương nhân đã chuyển sang các hình thức an toàn hơn như khoản vay nợ nước ngoài và vàng. Kết quả là giá gạo kì hạn tiếp tục giảm 4% từ ngày 14 đến 16 tháng Ba. Do những triển vọng lớn về sản lượng tại các nước xuất khẩu đường lớn như Braxin, Thái Lan và Ấn Độ trong thời gian tới, dự báo giá đường thế giới tháng 5/2011 tiếp tục giảm nhẹ. Giá gạo chất lượng cao và chất lượng trung bình của Thái Lan đã tăng 1% so với tuần đầu tháng 4. Giá gạo 100% hạng B (giá FOB, Bangkok) đạt mức 501 USD/tấn trong phiên giao dịch trung tuần tháng 5, tăng 1% so với tuần đầu tháng 4. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng có mức tăng tương tự đạt mức 485 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo tại thị trường Mỹ giảm nhẹ từ đầu tháng 4 (với mức giảm 6 USD/tấn) và dừng ở mức 496 USD/tấn (gạo hạt dài miền Nam số 2) do nguồn cung trong nước dồi dào và cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu lớn từ châu Á. Giá gạo 5% tấm Việt Nam được giao dịch ở mức 530 - 550 USD/tấn, FOB, giảm 30 USD/ tấn so với thời điểm cuối tháng 8/2011. Giá gạo 100% B của Thái Lan được giao dịch ở mức 600 USD/tấn, FOB, giảm 17 USD/tấn so với cuối tháng trước, gạo 5% tấm khoản 590 USD/tấn, FOB, giảm khoảng 10 USD/tấn. Do nhu cầu tiêu thụ lúa gạo toàn cầu tăng nên giá các loại gạo xuất khẩu của các nước xuất khẩu chính trên thế giới đều được dự báo tăng. Tại Mỹ, giá gạo hạt 5 dài miền Nam 2,4% xuất khẩu trong tháng 9 là 639 USD/tấn, tăng 44 USD/tấn so với giá tháng 8. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm đạt 500,8 USD/tấn, tăng xấp xỉ 7% so với cùng kỳ năm 2010. Hiện nay các nước nhập khẩu gạo có khuynh hướng tìm đến thị trường Việt Nam để mua do giá gạo của Việt Nam rẻ hơn. Giá gạo Thái Lan loại thường tăng từ 550 USD lên 850 USD/tấn và loại gạo thơm từ 1.050 USD lên 1.400 USD/tấn, trong khi gạo thường của Việt Nam hiện chỉ chào giá 500-525 USD/tấn và gạo thơm 655-665 USD/tấn. Xuất khẩu gạo trong tháng 10/2011 đạt 441.339 tấn gạo các loại với trị giá FOB là 242,083 triệu USD, đơn giá xuất khẩu bình quân theo giá FOB là 548,52 USD/tấn, vượt kế hoạch đề ra và tương đương với cùng kỳ năm 2010 nhưng ở mức thấp do số lượng hợp đồng thương mại giảm mạnh. Tính chung 10 tháng năm 2011 xuất khẩu 6,319 triệu tấn gạo các loại với trị giá xuất khẩu theo giá FOB là 3,058 tỷ USD, tăng 8,4% về số lượng và tăng 23,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010, vẫn tiếp tục đạt mức kỷ lục cao nhất so với từ trước đến nay cả về số lượng và trị giá xuất khẩu; đơn giá xuất khẩu bình quân theo giá FOB là 484 USD/tấn, tăng 60,56 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2010. Giá gạo thế giới tăng đột biến sau tháng 10 bắt nguồn từ những động thái mới đây của Thái Lan, nơi Đảng Vì người Thái (Pheu Thai) đã giành thắng lợi ngoạn mục trong cuộc bầu cử ngày 3/7 với cam kết tăng vọt giá mua lúa của nông dân từ 9.000 Baht/tấn (297 USD/tấn) ở thời điểm vận động tranh cử lên 15.000 Baht/tấn (495 USD/tấn), tức là tăng 66,7%, cho nên giá gạo trắng 5% tấm XK của nước này sẽ phải tăng từ 519 USD/tấn trong 5 tuần lễ gần đây lên 858 USD/tấn. 3.2. Hoạt động sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 3.3.4. Phân bố vùng trồng lúa ở Việt Nam Lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam. Việt Nam có hai vùng sản xuất lúa lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai châu thổ có mật độ dân cư và trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp thuộc loại cao nhất nước. Tổng diện tích đất tự nhiên cả nước có 329.314,04 km2, với khoảng 20-25% đất đai được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, trong đó trên một nửa được dùng cho sản xuất lúa. Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2004 đạt 7.443.800 ha, năm 2005 giảm còn 7,4 triệu ha (sau 5 năm 2001-2005 giảm 340.000 ha), trong đó đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ lệ cao nhất (51,3%), tiếp đó là đồng bằng sông Hồng (19,6%). Vùng sản xuất lúa chính của Việt Nam là hai đồng bằng này. Mặc dù hai vùng này chỉ chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên nhưng đã sản xuất ra trên 2/3 sản lượng gạo của cả nước. Tuy nhiên, theo báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 do Chính phủ Việt Nam trình cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến cuối năm 2010, diện tích đất trồng lúa trên toàn quốc chỉ còn khoảng 4,1 triệu hécta và chính phủ đề nghị giảm diện tích này xuống còn khoảng 3,8 triệu hécta, như đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong nghị quyết năm 2009. Tuy nhiên, theo báo chí trong nước, nhiều uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã lo ngại là chưa chắc Việt Nam có thể giữ được lâu dài diện tích 3,8 triệu hécta, trước tình trạng là nhiều địa phương vẫn lấy đất trồng lúa để làm khu công nghiệp. Không chỉ có yếu tố công nghiệp hóa bừa bãi, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam còn có nguy cơ tiếp tục bị thu hẹp do tiến trình đô thị hóa ồ ạt và do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ấy là chưa kể nhiều nơi vẫn biến đất trồng lúa thành sân golf một cách thoải mái. Diện tích trồng lúa đang trở thành một vấn đề ngày càng nóng bỏng ở Việt Nam trong bối cảnh mà dân số nước ta vẫn tăng đều đặn và được dự đoán là trong 20 năm nữa sẽ lên đến từ 110 đến 115 triệu người. Lúc đó, có thể Việt Nam sẽ không thể tiếp tục xuất khẩu gạo như hiện nay và thậm chí sẽ khó mà bảo đảm an ninh lương thực, nếu diện tích trồng lúa không được duy trì một cách kiên quyết. * Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Các vụ lúa chính vùng Đồng bằng sông Hồng: Có 2 vụ lúa cổ truyền là lúa mùa và lúa chiêm, từ năm 1963 đã đưa vào cơ cấu các giống lúa xuân nên hình thành 2 vụ chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.
Vụ lúa chiêm xuân: Lúa chiêm được gieo cấy vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và thu hoạch vào cuối tháng 5. Lúa xuân (xuân sớm, chính vụ và xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau..
Vụ lúa mùa: mùa sớm, mùa trung và mùa muộn, bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm. * Vùng đồng bằng ven biển miền Trung Các vụ lúa chính và tập quán canh tác ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có 3 vụ lúa trong năm: vụ đông xuân, hè thu và vụ mùa (còn gọi là vụ ba, vụ tám và vụ mười).
Vụ đông xuân (vụ ba): bắt đầu từ cuối tháng 10 và thu hoạch vào tháng 4(tháng 3 âm lịch).
Vụ hè thu (vụ tám): bắt đầu từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9 (tháng 8 âm lịch).
Vụ mùa (vụ mười): bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào tháng 11(tháng 10 âm lịch). * Vùng đồng bằng sông Cửu Long Các vụ lúa chính ở đồng bằng sông Cửu Long:
Vụ mùa: Bắt đầu vào mùa mưa (tháng 5-6) và kết thúc vào cuối mùa mưa (tháng 11), gồm các giống lúa địa phương dài ngày và thích nghi với nước sâu. Vụ lúa mùa có diện tích khoảng 1,5 triệu ha.
Vụ đông xuân: Là vụ lúa mới, ngắn ngày, diện tích khoảng 70-80 vạn ha, bắt đầu vào cuối mùa mưa tháng 11 - 12 và thu hoạch đầu tháng 4.
Vụ hè thu: Vụ hè thu là một vụ lúa mới, ngắn ngày, bắt đầu từ tháng 4 và thu hoạch vào trung tuần tháng 8 và có diện tích khoảng 1,1 triệu ha. 3.3.5. Đặc điểm mùa vụ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất Thời vụ lúa mang tính đặc thù của từng địa phương, từng vùng sản xuất nhỏ nên hầu hết các tỉnh đều chia diện tích sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung ra làm nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau từ đó bố trí cây trồng và cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái trong địa phương. Thời vụ lúa hiện nay, nhìn chung chịu ảnh hưởng rất lớn từ đặc điểm của những tiểu vùng sinh thái, từ sự chủ động nguồn nước ở các hệ thống kênh mương thủy lợi hoặc từ nguồn nước trời, từ sự đầu tư cho sản xuất của từng hộ gia đình và những tác động vào cơ sở hạ tầng của nhà nước như hệ thống giao thông, đê bao, thủy lợi… Nhiều hộ nông dân cảm thấy thời vụ như vậy là phù hợp với họ trong việc áp dụng một số tập quán canh tác, sử dụng lao động gia đình hoặc thực hiện thời vụ này vì theo truyền thống nhiều năm của ruộng sản xuất. Số đông hộ sản xuất muốn thay đổi cơ cấu mùa vụ để có thể áp dụng được một số kỹ thuật canh tác tiên tiến, hoặc muốn bỏ đi một vụ sản xuất trong năm (ở những nơi sản xuất 3 vụ) nhưng vì chưa có sự chỉ đạo, quy hoạch và nhiều nông dân khác vẫn sản xuất nên họ cũng phải thực hiện theo hoặc do điều kiện phục vụ sản xuất chưa đạt theo yêu cầu. Mặt khác muốn thay đổi cơ cấu cây trồng còn lệ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ, vào thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật… Vụ lúa xuân hè (XH) thời vụ gieo sạ thường là trong tháng 2-3 và thu hoạch vào tháng 5-6. Vụ này thường được trồng ở vùng đất phù sa ven sông lớn, có nước ngọt quanh năm hoặc có đê bao khép kín trong cơ cấu ba vụ lúa mỗi năm. Vụ lúa HT chính vụ thường được gieo cấy khi mùa mưa thật sự bắt đầu. Nguồn nước dưới sông dồi dào do mưa tại chỗ cũng như nước ở thượng nguồn đổ về. Vụ này gieo sạ trong tháng 5-6 và thu hoạch vào khoảng tháng 8-9. Cơ cấu lúa ĐX và HT chính vụ là cơ cấu hai vụ lúa phổ biến nhất tại ĐBSCL. Về vụ lúa thu đông (TĐ) và lúa mùa với giống ngắn ngày (khoảng 90 ngày), vụ TĐ thường được trồng trong cơ cấu ba vụ lúa ở vùng đất cao ven sông, thu hoạch xong trước khi nước lũ về như Cai Lậy (Tiền Giang) hoặc ở vùng đê bao khép kín như Chợ Mới (An Giang). Ngoài ra còn có lúa TĐ trung mùa (110-120 ngày) trên cơ cấu tôm sú - lúa ở vùng ven biển thuộc bán đảo Cà Mau. Vùng ĐBSCL còn khoảng một vài trăm ngàn ha lúa mùa địa phương. Lúa mùa sớm thường thu hoạch trước tết Nguyên Đán và lúa mùa muộn thu hoạch sau Tết. 3.3.6. Tình hình sản xuất Sản lượng lúa gạo tăng một phần do tăng năng suất lúa, đặc biệt là hai vụ Đông – Xuân và vụ mùa. Năng suất lúa của Việt Nam có mức tăng nhanh qua các năm và đạt ở mức khá cao. Tăng năng suất lúa không chỉ nhờ có giống tốt, mà còn do phát triển thủy lợi, cải thiện dinh dưỡng cây trồng và cải thiện công tác quản lý, tốc độ tăng năng suất lúa khác biệt đáng kể giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng còn lại trong cả nước. Năm | Sản lượng(Nghìn tấn) | 2000 | 32529,5 | 2001 | 32108,4 | 2002 | 34447,2 | 2003 | 34568,8 | 2004 | 36148,9 | 2005 | 35832,9 | 2006 | 35849,5 | 2007 | 35942,7 | 2008 | 38729,8 | 2009 | 38950,2 | Sơ bộ 2010 | 39988,9 | Nguồn: Tổng cục thống kê Các tỉnh miền Bắc: Tính đến ngày 15/10/2011, các tỉnh miền Bắc mới thu hoạch 556 ngàn ha lúa mùa, chiếm 47% diện tích gieo cấy, trong đó các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã thu hoạch 276 ngàn ha, đạt 48,2% diện tích gieo cấy; các tỉnh vùng Trung du và Miền núi thu hoạch 158 ngàn ha, đạt 37% diện tích gieo cấy; các tỉnh vùng Bắc Trung bộ thu hoạch 122 ngàn ha, chiếm 66,3% diện tích gieo cấy. Nhìn chung, tiến độ thu hoạch lúa mùa tại các vùng đều chậm so với cùng kỳ này năm trước do yếu tố thời tiết bất thường từ đầu năm đã đẩy vụ lúa đông xuân thu hoạch muộn so với thông thường hơn 1 tháng. Các tỉnh miền Nam: Trong tháng 10, trên các vùng đã cơ bản kết thúc thu hoạch vụ lúa hè thu và tiếp thục thu hoạch thu đông tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Do yếu tố thời tiết bất thường, lũ ở vùng ĐBSCL năm nay về sớm, cường độ mạnh đã làm cho một số diện tích lúa thu đông mới được mở rộng ngoài hệ thống đê bao bị ngập làm giảm năng suất hoặc bị mất trắng. Tuy nhiên, diện tích này không lớn. Nhìn chung, năm nay ở vùng ĐBSCL cả 2 vụ lúa hè thu và thu đông đều đạt kết quả khá cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tính đến ngày 15/10/2011, diện tích lúa mùa xuống giống ở các tỉnh miền Nam đạt 682,5 ngàn ha, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các tỉnh vùng ĐBSCL đạt 295 ngàn ha, bằng 97,2% so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL đang chuyển dần trọng tâm sang giai đoạn chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân 2011/12. Một số địa phương đã bắt đầu triển khai xuống giống trà sớm đạt gần 100 ngàn ha, bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ xuống giống lúa đông xuân có phần chậm hơn so với cùng kì năm trước chủ yếu do các địa phương đang tập trung đối phó với lũ để cứu lúa thu đông đang trong giai đoạn chín và cho thu hoạch. 3.3.7. Công nghệ sau thu hoạch Theo báo cáo của Viện Công nghệ sau thu hoạch, tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo của Việt Nam vào khoảng 12% – 16%; trong đó 3 khâu tổn thất nhất là phơi sấy, bảo quản và xay xát (chiếm tới 68% – 70% trong tổng số hao hụt). Đối với lúa vụ hè thu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ này còn ở mức cao hơn, vì thu hoạch vào mùa mưa, các thiết bị phơi sấy còn thiếu, tình trạng lúa bị nảy mầm, bốc nóng, mốc còn khá phổ biến. Nhìn chung, 3 khâu sau thu hoạch là: Phơi sấy: Phơi sấy khô để hạt có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng như không cho mầm bệnh phát triển và hoạt động. Có thể sử dụng 2 phương pháp phơi sấy chủ yếu sau: * Phơi bằng ánh sáng mặt trời: Có thể được phơi bằng ánh sáng tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ ánh sáng mạnh. * Làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa có thể làm khô bằng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 450c, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt cần xử lý. Giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống kho chứa và cách thức bảo quản, nhất là đối với một nước có khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam. Kỹ thuật phơi nói chung thường rất lạc hậu, nông dân thường làm theo cách thủ công. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu thì cũng phải trên 90% phơi thóc trên đường giao thông, bờ kênh rạch, ngay trên ruộng và phơi qua đêm. Cách phơi này rất bị động, lại gây tình trạng lẫn lộn, lẫn tạp và nhất là hạt thóc không khô đều từ ngoài vào trong nên khi xay xát tỷ lệ gạo gãy, gạo tấm cao làm giảm giá trị hạt gạo. Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp sấy khô. Nhưng phương pháp này thường tốn chi phí cao (cả đầu tư ban đầu cũng như năng lượng cho quá trình sấy), thời gian sử dụng lại ngắn, chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hoá lớn nên chưa phát triển. Các loại máy sấy được sử dụng: * Sấy tĩnh vỉ ngang * Sấy tháp: Mục đích của các thí nghiệm trên máy sấy tháp ở tỉnh Long An là đánh giá đặc tính sấy (năng suất sấy, nhiệt độ sấy, tiêu thụ trấu, tiêu thụ điện), kỹ thuật sấy (khác biệt ẩm độ cuối, tỉ lệ gạo gãy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên) và tính kinh tế (công lao động, chi phí đầu tư và chi phí sấy). * Sấy tầng sôi
Bảo quản: thóc sau khi phơi khô phải được bảo quản nơi thoáng mát, trong những bao bì sạch, có khả năng hạn chế ẩm, mốc, sâu mọt. Nông dân thường bảo quản tại nhà. Ở đồng bằng sông Hồng, nông dân thường sử dụng các kho không có hệ thống thông hơi và các thiết bị bảo vệ chống côn trùng và chuột. Hơn nữa, khí hậu ở khu vực này rất khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình là 26 - 28 độ C và lên tới 36 - 37 độ C vào mùa hè; độ ẩm là 80%, có lúc tới 100% nên khó có thể bảo quản tốt lúa gạo xuất khẩu. Các doanh nghiệp thường có kho lớn hơn. Tuy nhiên, mạng lưới kho từ lâu năm, một số không phù hợp, chất lượng kho kém, thiếu phương tiện bốc dỡ và hầu hết vẫn dùng lao động thủ công.
Xay xát, tái chế: công nghiệp xay xát đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng gạo xuất khẩu. Có 3 loại hệ thống xay xát ở cả 2 tỉnh: * Hệ thống xay xát gạo trắng truyền thống: nhà máy xay xát gạo không có bộ phận đánh bóng (chiếm 91%). * Hệ thống xay gạo lức (chiếm 3%). * Nhà máy xát trắng/ đánh bóng (chiếm khoảng 6%).
Hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở xay xát quy mô vừa và 6.000 cơ sở quy mô nhỏ có thể xử lý 15 triệu tấn gạo mỗi năm. Phần lớn các cơ sở này sử dụng máy xát do các doanh nghiệp nhà nước cung cấp, một số khác thì nhập khẩu từ nước ngoài. Tỷ lệ thu hồi gạo ở các cơ sở xay xát tư nhân chỉ đạt 60 – 62%, trong đó gạo nguyên chiếm 42 – 45%, tấm 18 – 20%. Như vậy, khâu xay xát ở khu vực này nghiễm nhiên làm mất đi trên dưới 10% giá trị do chất lượng gạo giảm. Chỉ các nhà máy thuộc Tổng công ty lương thực và công ty lương thực ở các tỉnh được trang bị máy tốt, các công đoạn được thực hiện hoàn chỉnh từ đầu đến cuối (loại bỏ tạp trước khi xay, bóc vỏ trấu, xát trắng, đánh bóng gạo, phân loại gạo, tách màu và đóng bao) nên đạt tỷ lệ thu hồi gạo tới 75 – 76% (gạo nguyên 52 – 55%).
Nhìn chung công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam vẫn còn những yếu kém. Do đó các doanh nghiệp cũng như nông dân đều đang tìm cách nâng cao hơn nữa các phương pháp xử lý gạo sau khi thu hoạch qua tất cả các công đoạn như trang bị, làm mới công nghệ, cung cấp các thiết bị hiện đại... Từ đó giảm tỷ lệ thất thoát, tăng chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2.3. Hiện trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam. 2.4.1. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu gạo. * Hỗ trợ về vốn nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu gạo bởi tất cả các khâu từ sản xuất, thu mua, chế biến lúa gạo xuất khẩu, vận chuyển, quảng bá sản phẩm đến công tác thị trường… đều cần đến vốn. Hiện nay nhà nước rất quan tâm và hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất lúa, đặc biệt là tại các vùng chuyên canh trồng lúa cho xuất khẩu. Nhà nước khuyến khích các ngân hàng cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn đối với người nông dân hoặc cơ sở sản xuất, chế biến lúa gạo. Các ngân hàng áp dụng nhiều hình thức cho vay có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, trực tiếp đến người cần vốn; đồng thời thực hiện giãn nợ và tiếp tục cho vay mới đối với nông dân trồng lúa. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động cân đối, bảo đảm nguồn vốn, giảm lãi suất đối với các khoản tín dụng cho vay nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Theo đó, lãi suất cho nông dân vay và xuất khẩu thấp nhất là 12% - 13,2%/năm; mức bình quân đối với xuất khẩu từ 14%/năm; mức cho vay chung là từ 14,5% - 15%/năm. * Xúc tiến thương mại mặt hàng gạo Gạo của Việt Nam đứng vững trên thị trường gạo thế giới hay không, phụ thuộc không nhỏ vào công tác xúc tiến thương mại. Nâng cao năng lực và tăng cường hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại mặt hàng gạo là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá mặt hàng gạo của Việt Nam ra nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng đối với cơ quan chức năng như Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các thương vụ của Việt Nam tại các nước, nhằm mục tiêu: * Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp cận với thị trường xuất khẩu, thị hiếu người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh. * Nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam. * Nâng cao hiểu biết và kỹ năng tiếp thị xuất khẩu. * Tuyên truyền cho gạo xuất khẩu của Việt Nam. Các cơ quan chức năng cũng tổ chức các kì hội chợ, triển lãm quốc tế trong và ngoài nước và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia. Năm 2009, Festival Lúa gạo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang. Đây là sự kiện kinh tế, văn hoá, xã hội quan trọng, lần đầu tiên tổ chức tại Hậu Giang, một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo Việt Nam. Tiếp đó, Festival Lúa gạo lần 2 năm 2011 với tên gọi Lễ “Tôn vinh nông dân điển hình - tiên tiến - sáng tạo năm 2011” cũng đã được diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng. Trong những lễ hội này luôn có sự tham dự của đại diện Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), nhiều nước có quan hệ mua bán lúa gạo với Việt Nam, đến giới thiệu về kỹ thuật sản xuất lúa gạo, tham dự hội thảo, tham quan, tìm hiểu cây lúa nước, tìm hiểu thị trường và ký kết mua bán. Mới đây nhất, ngày 19 - 21/10, Hội nghị Thương mại gạo thế giới 2011 cũng được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của các khách hàng mua bán gạo, các chuyên gia và đại diện ngành hàng các nước xuất nhập khẩu gạo lớn trên thế giới. Hiện nay Việt Nam cũng đang đẩy mạnh phát triển ứng dụng thương mại điện tử, tập trung xây dựng những website nhằm cung cấp thông tin thương mại đa phương, các hội chợ nội địa và quốc tế nhằm quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam trên thế giới. Các website cung cấp thông tin xúc tiến thương mại Việt Nam như: http://www.vietnamtradefair.com/, http://www.vietrade.gov.vn/, http://www.e-vietnamlife.com/, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin về xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế với mục đích tạo cơ hội giao thương, mua bán, mở rộng giao lưu kinh tế, thiết lập và phát triển các mối quan hệ khách hàng bằng cách kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng và mang lại tiện ích cho người sử dụng. Thêm vào đó là giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo giảm chi phí, tăng khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. * Đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, chọn lựa nhập khẩu những công nghệ chế biến tiên tiến của các nước có công nghệ nguồn như EU, Nhật Bản phù hợp với điều kiện thực tế về nguồn nhân lực và điều kiện tài nguyên nước nhà. Đồng thời tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng và cải tiến công nghệ trong trồng trọt, sản xuất, chế biến và bảo quản gạo; đặc biệt trong các vấn đề về giống, quy trình chăm sóc, thu hái, công nghệ sau thu hoạch. Công nghệ vật liệu bao bì cũng được chú trọng để tiến tới việc sản xuất bao bì trong nước, đảm bảo hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chú trọng đào tạo và đào tạo lại nhân lực về khoa học và công nghệ ở trong nước và ở nước ngoài; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề. * Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nâng cao trình độ văn hóa và canh tác cho nông dân kết hợp với các chương trình quốc gia lớn về giáo dục đào tạo, về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa… Trong công tác khuyến nông, chính phủ cũng đã mở các lớp tập huấn miễn phí, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăm bón các giống lúa mới cho người nông dân ngay tại địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo và giảm chi phí đi lại cho người nông dân. Đối với các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, Chính phủ cũng có chiến lược đào tạo và đào tạo lại các cán bộ và nhân viên một cách thường xuyên, có hệ thống. Nội dung đào tạo thường là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, ngoại ngữ, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mặt hàng,…. Quy mô đào tạo và loại hình đào tạo luôn được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, hàng năm chính phủ luôn mở các cuộc trao đổi, hội thảo giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý và các chuyên gia trong nước và quốc tế để rút ra bài học, tiếp thu kinh nghiệm đồng thời khắc phục những khó khăn, yếu kém còn tồn tại. * Đơn giản thủ tục hành chính thúc đẩy xuất khẩu gạo Một trong những trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng chính là thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. Tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm mở rộng giao lưu thương mại, tạo cơ hội cho hàng hóa được thông thương dễ dàng hơn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như xin giấy phép xuất khẩu, các thủ tục hải quan, thuế... đang được cải cách triệt để, tránh phiền hà sách nhiễu, tạo sự thuận tiện, thông thoáng trong hoạt động và các bước đi của người dân và các doanh nghiệp, giảm thiểu thời gian, chi phí không cần thiết và các hiện tượng tiêu cực khác. Thông qua một loạt các biện pháp như cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế một cửa, công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về thủ tục hành chính, mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp được cải thiện một bước đáng kể. Ngày 31/3/2010, Bộ Tài chính đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 480 thủ tục hành chính, và kiến nghị thay thế, huỷ bỏ 30 thủ tục hành chính, trong đó, lĩnh vực thuế đạt 256 trong tổng số 330 thủ tục; hải quan đạt 179 trong tổng số 239 thủ tục. Qua tính toán sơ bộ, nếu thực hiện các phương án đơn giản hoá thì dự kiến cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính tương đương với 31% chi phí hiện tại. Chính phủ cũng quy định rõ chức năng, quyền hạn của các cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến địa phương, nâng cao chất lượng làm việc trong các cơ quan nhà nước, xóa bỏ tệ hách dịch, cửa quyền trong xuất nhập khẩu đồng thời đẩy mạnh công tác trau dồi trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ công chức hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như đạo đức và trách nhiệm trong công việc. 2.4.2. Hiện trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.4.3.1. Một số đặc điểm sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam Chất lượng gạo trên thế giới được phân thành 5 loại dựa trên 9 chỉ tiêu: tỷ lệ tấm, kích thước hạt, màu gạo, độ ẩm, mức độ đánh bong, tỷ lệ Amilaza, tỷ lệ Protein, nhiệt hóa, mùi thơm. Còn gạo Việt Nam chủ yếu quan tâm đến 3 chỉ tiêu đầu. Đối với chỉ tiêu tỉ lệ tấm, nếu tấm đạt tỉ lệ dưới 10% được coi là chất lượng cao, 10 – 15% là chất lượng trung bình và trên 15% là chất lượng thấp. Ở Việt Nam hiện nay, gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo tẻ hạt dài, chất lượng trung bình được sản xuất hầu hết từ đồng bằng song Cửu Long, gạo hạt ngắn và trung bình và gạo đặc sản. Trong cơ cấu đó, Việt Nam chưa chú trọng đến gạo đặc sản truyền thống. * Chủng loại Mặt hàng 5% tấm tiếp tục dẫn đầu về lượng và trị giá xuất khẩu với 2,3 triệu tấn, trị giá 1 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 18,5% về trị giá. Tuy nhiên, so với chủng loại 15% tấm thì mức tăng của chủng loại này không cao. Thị trường tiêu thụ gồm 96 quốc gia, trong đó Malaysia và Philpines là 2 thị trường tiêu thụ chủ lực, tỷ trọng chiếm tới 33% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước (cụ thể: tới Malaysia đạt 387 nghìn tấn, trị giá 2010,8 triệu USD; Philipine đạt 304 nghìn tấn, trị giá 144,8 triệu USD). Ngoài ra, xuất khẩu tới một số thị trường khác như: Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Gana, Singapore, Xenegan… cũng đạt mức khá và nằm trong tốp 10 thị trường xuất khẩu tiềm năng. Chủng loại 15% tấm đứng vị trí thứ 2 và đạt 1,9 triệu tấn, trị giá 980 triệu USD, tăng 185,8% về lượng và 265,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu gồm 33 thị trường, trong đó Indonesia là thị trường xuất khẩu chủ lực với 875 nghìn tấn, trị giá 444,4 triệu USD, tỷ trọng chiếm tới 45% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Bangladets và Cuba đứng vị trí thứ 2, 3 và có lượng xuất khẩu tương đương nhau, đạt trên 330 nghìn tấn, tuy nhiên giá xuất khẩu tới giá xuất khẩu tới Bangladets (532 USD/tấn) được giá hơn Cuba (521 USD/tấn). Xuất khẩu tới Singapore, Philipine, Trung Quốc… đạt trị giá trên 10 triệu USD. Loại gạo 2% tấm có mức tăng trưởng lên tới 1.865% về lượng, 1.263% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 91,9 nghìn tấn, trị giá 36 triệu USD. Chủng loại này chỉ được xuất khẩu tới 9 thị trường, trong đó Mỹ là thị trường chủ lực với 81,6 nghìn tấn, trị giá 29,2 triệu USD, tỷ trọng chiếm tới 81% tổng trị giá xuất khẩu.
Cơ cấu và giá các mặt hàng gạo xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2011 Chủng loại | 8T2011 | Giá TB 8T2011(ĐVT: USD/tấn) | | Lượng | Trị giá | | 5% tấm | 2.340.847 | 1.047.921 | 447,67 | 15% tấm | 1.942.022 | 980.343 | 504,81 | 25% tấm | 839.398 | 385.302 | 459,02 | 100% tấm | 296.349 | 117.086 | 395,09 | 10% tấm | 156.445 | 93.874 | 600,05 | 2% tấm | 91.912 | 36.218 | 719,05 | 3% tấm | 38.606 | 25.415 | 658,31 | 20% tấm | 26.210 | 11.630 | 443,74 | 30% tấm | 4.920 | 2.111 | 429,11 | 4% tấm | 2.435 | 1.609 | 661,02 | 35% tấm | 1.500 | 720 | 480,00 |
Nguồn: VIB Online * Giá xuất khẩu Nhìn chung, giá xuất khẩu trung bình hầu hết các chủng loại gạo trong 8 tháng qua đều tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, riêng chủng loại 25% tấm giảm nhẹ. Chủng loại 5% tấm, giá xuất khẩu tới Malaysia khá được giá (521 USD/tấn), cao hơn giá xuất khẩu tới Philipine (475 USD/tấn) và Trung Quốc (492 USD/tấn). Ngoài ra, giá xuất khẩu tới Gana và Singapore cũng cũng đạt ở mức khá cao, lần lượt là 544 USD/tấn, 528 USD/tấn, tuy nhiên lượng xuất khẩu tới 2 thị trường này vẫn còn hạn chế. Giá xuất khẩu chủng loại 15% tấm có mức tăng rất mạnh 28% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 504,8 USD/tấn. Trong tốp 10 thị trường xuất khẩu chính, giá xuất khẩu tới 3 thị trường lớn mạnh nhất là Indonesia, Bangladets, Cuba đều đạt trên 500 USD/tấn; còn những thị trường khác như: Singapore, Philipine, Trung Quốc… thì đều đạt ở mức dưới 490 USD/tấn. Ngoài ra, giá xuất khẩu một số chủng loại khác: 10% tấm, 2% tấm, 3% tấm, 20% tấm, 30% tấm… có mức tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. 2.4.3.2. Thị trường xuất khẩu gạo thế giới của Việt Nam Việt Nam đã và đang xây dựng và mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo ổn định, với nhiều thị trường truyền thống và tiềm năng. Sau 10 năm đến năm 2009, thị trường gạo xuất khẩu của nước ta tiếp tục được mở rộng đến 129 nước với số lượng 6.052.495 tấn gạo. Tuy nhiên, chiếm tỉ trọng lớn vẫn là khu vực châu Á với 58% và châu Phi với 30%. Một số thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta gồm có Philippines, Malaysia, Cuba hàng năm vẫn nhập khẩu gạo với số lượng lớn và ổn định. Ngoài ra còn các nước khác như Singapore, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Hà Lan nhập khẩu gạo nước ta chủ yếu để tái xuất. Song thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 2 năm 2010 và 2011 có những thay đổi. Năm 2010, Philippin là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, đạt gần 1.200 triệu tấn song đến năm 2011 nó đã nhường vị trí đó cho Indonesia. Năm 2011, gạo nước ta vẫn xuất khẩu chủ yếu sang các nước châu Á, với 63,6%, kế tiếp là châu Phi là 24,8%, châu Mỹ là 7,1%. Những tỷ lệ này tương đương năm 2010. Về chất lượng gạo xuất khẩu có sự thay đổi, so với cùng kỳ năm 2010, gạo trắng chất lượng trung bình tăng 164%; trong lúc gạo trắng chất lượng cao và thấp đều giảm; còn các loại gạo thơm, gạo đồ, nếp, tấm đều tăng.

Indonesia luôn là nước tiêu thụ gạo hàng đầu của Việt Nam, riêng tháng 10 xuất sang thị trường này 286.192 tấn gạo thu về 163,28 triệu USD (tăng 27,92% về lượng và tăng 35,49% về trị giá so với tháng 9); tính chung cả 10 tháng đầu năm xuất khẩu 1,47 triệu tấn, trị giá 779,68 triệu USD (chiếm 23,04% tổng lượng gạo xuất khẩu và chiếm 24,2% tổng kim ngạch), tăng rất mạnh 753% về lượng và tăng 774,3% về kim ngạch so với cùng kỳ. Đây là thị trường nhập khẩu lớn gạo Việt Nam, với thông tin chưa chính thức về việc ngưng cung cấp gạo cho Indonesia của đối tác Thái Lan do thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, dự kiến đây vẫn tiếp tục là thị trường lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể khai thác. Thị trường lớn thứ 2 là Philippines tháng 10 cũng tăng mạnh 108,7% về lượng và tăng 106,5% về kim ngạch (đạt 44.536 tấn, trị giá 24,38 triệu USD); nhưng tính chung cả 10 tháng đầu năm, XK sang thị trường này lại sụt giảm 34,6% về lượng và giảm 50,29% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 962.350 tấn, trị giá 469,29 triệu USD (chiếm 15,08% về lượng và chiếm 14,57% kim ngạch). Xếp thứ 3 về kim ngạch là thị trường Cu ba, tuy tháng 10 không tham gia vào thị trường XK, nhưng tính chung cả 10 tháng đầu năm, tổng lượng gạo XK sag thị trường này vẫn đạt 404.150 tấn, trị giá 215,76 triệu USD (chiếm 6,33% về lượng và chiếm 6,7% trị giá), tăng 15,89% về lượng và tăng 44,57% kim ngạch so với cùng kỳ. Những thị trường lớn tiếp theo của XK gạo Việt Nam gồm có: Malaysia 210,93 triệu USD, Bangladesh 180,38 triệu USD. Singapore 180,27 triệu USD, Senegal 168,5 triệu USD, Trung Quốc 148,14 triệu USD, Bờ biển Nga 131,87 triệu USD. Tháng 10 có rất nhiều thị trường không tham gia vào danh sách thị trường XK gạo của Việt Nam, trong đó có các thị trường lớn như: Cu Ba, Bangladesh, Senegal, Bờ biển Ngà. Tuy nhiên, một số thị trường lớn khác vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh so với tháng trước như: xuất sang Philippines tăng 108,7% về lượng và tăng 106,5% về kim ngạch, sang Malaysia tăng 200% về lượng và tăng 190% về kim ngạch, Singapore tăng 95,87% về lượng và tăng 97,3% về kim ngạch, Indonesia tăng 27,9% về lượng và tăng 35,5% về kim ngạch. Đáng chú ý nhất trong tháng 10 là xuất khẩu gạo sang thị trường Hà Lan tuy chỉ đạt 575 tấn, trị giá 0,37 triệu USD, nhưng đạt mức tăng đột biến tới 2.112% về lượng và tăng 1.645% về kim ngạch so với tháng trước đó. Ngược lại, trong tháng 10 xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh từ 70% đến trên 90% cả về lượng và kim ngạch ở các thị trường như: Nga, Ucraina, Angola, Nam Phi. Thị trường gạo những tháng cuối năm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi nhu cầu gạo chưa ổn định và thị trường tiêu thụ gạo thì có nhiều thay đổi khó dự đoán. Một số thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như Indonesia, Bagladesh, Cuba và Philippines đã từng đứng đầu danh sách mua gạo Việt nam trong những tháng đầu năm cũng có những dấu hiệu chững lại ở tháng giữa và cuối năm. Việt Nam có nguồn cung gạo lớn, chất lượng tốt. Tuy nhiên, so với các nhà xuất khẩu gạo khác thì giá gạo Việt Nam có cao hơn, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh tại những thị trường truyền thống trước kia. Để đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phương án mua tạm trữ, đề phòng giá gạo có thể giảm ngoài dự kiến, đồng thời hướng đến những thị trường mới để giảm cạnh trạnh, tăng sức mua như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Senegal, Togo, Guinea, Ghana,… Dự báo xuất khẩu gạo năm 2012 có nhiều thuận lợi lẫn thách thức. Nếu như Thái Lan gặp khó khăn vì bị lũ lớn hoành hành dẫn đến giảm nguồn cung, trong khi Ấn Độ và Pakistan đã quay lại xuất khẩu gạo, bổ sung vào lượng giảm của Thái Lan. Về cơ bản nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ổn định, do đó Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề ra chỉ tiêu xuất 7 triệu tấn gạo trong năm 2012.

2.4.3.3. Kim ngạch xuất khẩu gạo Trong vòng 10 năm (2000 – 2010), sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thay đổi tăng giảm qua các năm. Lượng gạo xuất khẩu trung bình trên 3 triệu tấn. Năm 2003 và 2004, sản lượng gạo xuất khẩu gần 4 triệu tấn, và tăng lên 5,3 triệu tấn năm 2005. Sau đó, sản lượng gạo giảm xuống vào các năm tiếp theo. Đến năm 2009, sản lượng gạo xuất khẩu đạt gần 6 triệu tấn và năm 2010 là 6,9 triệu tấn.
Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 2000 – 2010 Năm | Sản lượng (Nghìn tấn) | 2000 | 3476,7 | 2001 | 3720,7 | 2002 | 3236,2 | 2003 | 3810,0 | 2004 | 4063,1 | 2005 | 5254,8 | 2006 | 4642,0 | 2007 | 4580,0 | 2008 | 4744,9 | 2009 | 5969,0 | Sơ bộ năm 2010 | 6886,0 |
Nguồn: Tổng cục thống kê Khối lượng xuất khẩu gạo các tháng đầu năm 2011 có xu hướng tăng so với năm 2010. Xuất khẩu gạo năm 2011 có sự biến động mạnh giữa các tháng.
Khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo các tháng năm 2011

Nguồn: VFA

Nếu như trong các tháng đầu năm có sự tăng trưởng mạnh thì đến giữa năm xu hướng này chậm lại và giảm đi (tháng 5-6) nhưng lại đang có chiều tăng mạnh trở lại kể từ quí 3 (tháng 7-9). Tuy nhiên, do sự hạn chế về nguồn cung, mức tăng này không giữ được trong tháng 9. Từ đầu năm đến tháng 4, phần lớn gạo Việt Nam được xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại, các hợp đồng gạo tập trung đang có xu hướng giảm và chững lại trong những tháng giữa và cuối năm. sản lượng lúa gạo toàn cầu niên vụ 2010/11 ở mức 450,7 triệu tấn, so với dự báo đưa ra hồi tháng trước giảm 0,8 triệu tấn, trong khi dự báo tiêu thụ toàn cầu niên vụ 2010/11 được điều chỉnh tăng gần 400.000 tấn. Nhưng tình hình tại Việt Nam có sự khác biệt so với xu hướng chung. Philippines, đối tác nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam vào năm ngoái thì nay kim ngạch đã sụt giảm nhanh chóng, kim ngạch 4 tháng năm 2011 chỉ bằng 6% cùng kỳ. Tuy nhiên, việc ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu với Indonesia đã “cứu thua” cho gạo Việt Nam. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang quốc gia ASEAN này trong quý 1/2011 tăng đột biến, đạt khoảng 685 nghìn tấn với giá trị đạt 343 triệu USD, chiếm tới 35,3 % tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bước sang tháng 5 khối lượng xuất khẩu gạo lại có xu hướng giảm hơn so với 2010 do các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam có nguồn cung nội địa khá hơn nên giảm khối lượng nhập khẩu tiêu biểu như Philippines. Xuất khẩu gạo tháng 6/2011 đạt 668 nghìn tấn, thu về 321 triệu USD, đưa tổng khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt trên 4 triệu tấn, trị giá gần 2 tỉ đô la. So với tháng trước xuất khẩu gạo giảm nhẹ cả về lượng và giá trị (giảm 4% về lượng và 2% về giá trị). Tính đến cuối tháng 7/2011 Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo trên 6 triệu tấn và đã xuất khẩu được 4,7 triệu tấn gạo, giá bình quân 472 USD/tấn, tăng khoảng 10% về lượng và giá trị so với năm 2010. Trong tháng 8 đang thực hiện hợp đồng giao dịch trên 1 triệu tấn gạo và hiện Vinafood 2 đang thương lượng hợp đồng xuất khẩu gạo 15% tấm sang Indonesia 500.000 tấn, giá 498 USD/tấn. Xuất khẩu gạo tháng 9/2011 giảm đáng kể so với tháng trước (giảm 40,6% về lượng và giảm 36% về giá trị) chỉ đạt 454 nghìn tấn, thu về 253 triệu USD, nhưng tính chung 9 tháng đầu năm thì lượng gạo xuất khẩu vẫn tăng 11,8% và kim ngạch tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 6 triệu tấn, trị giá đạt gần 3 tỉ USD. Trong tháng Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 68 nước, trong đó thị trường Indonesia tiếp tục dẫn đầu là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 47% thị phần, đạt 121 triệu USD. Tháng này thị trường Cuba đã thay thế thị trường Philippines ở tháng trước để đứng vị trí thứ 2, đạt 73 nghìn tấn và 43 triệu USD, chiếm 17% về thị phần. Đứng vị trí thứ 3 là thị trường Singapore chiếm 5% thị phần. Nhìn chung xuất khẩu gạo sang hầu hết các thị trường trong tháng 9 đều bị sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước đó, đáng chú ý là tất cả các thị trường xuất khẩu lớn cũng bị sụt giảm (ngoại trừ thị trường Cu Ba đạt mức tăng mạnh 179% về lượng và tăng 190% về kim ngạch); trong đó có các thị trường giảm rất mạnh như: xuất sang Malaysia (giảm 96,8% về lượng và giảm 95,84% về kim ngạch) và sang Senegal (giảm 92,82% về lượng và giảm 92,04% về kim ngạch); Bờ biển Ngà (giảm 83% về lượng và giảm 81,31% về kim ngạch); Philippines (giảm 73,69% về lượng và giảm 70,83% về kim ngạch). Tuy nhiên, xuất khẩu gạo trong tháng 9 sang một số thị trường nhỏ lại có mức tăng trưởng mạnh như: sang U.A.E (tăng 700% về lượng và tăng 707% về kim ngạch); Pháp (tăng 267,74% về lượng và tăng 161,77% về kim ngạch); Brunei (tăng 112,31% về lượng và tăng 129,44% về kim ngạch). Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm đạt 500 USD/tấn, In-đô-nê-xia tiếp tục giữ vững vị trí là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với mức tăng gấp 3,4 lần về lượng và gấp 2,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường khác như Xê-nê-gan cũng tăng gấp hơn 5 lần và Trung Quốc tăng gấp hơn 3 lần về giá trị so với cùng kỳ. Trong khi đó, thị trường Phi-lip-pin và Xinh-ga-po lại sụt giảm khá mạnh. Để bù vào sự sụt giảm của hai thị trường trên, các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường xuất khẩu sang các thị trường mới như Băng-la-đet, Xê-nê-gan, Bờ Biển Ngà và Gana. Trong tháng 10/2011 các doanh nghiệp đã đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo là 270.000 tấn, đạt mức thấp do thiếu hợp đồng thương mại và hợp đồng tập trung cũng hạn chế nhưng tính chung kết quả đăng ký xuất khẩu từ đầu năm 2011 đến ngày 31/10/2011 là 6,976 triệu tấn gạo tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2010. Số lượng gạo theo hợp đồng đăng ký còn lại giao hàng từ tháng 11/2011 trở đi là 0,657 triệu tấn (trong đó hợp đồng tập trung là 0,432 triệu tấn và hợp đồng thương mại là 0,225 triệu tấn), đạt mức thấp là do tiến độ ký kết hợp đồng mới có giảm và lượng hợp đồng thương mại đã ký kết nhưng bị hủy khá nhiều. Lượng gạo hàng hóa tồn kho của các doanh nghiệp hội viên tính đến ngày 31/10/2011 là trên 1,2 triệu tấn, hiện vẫn đang ở mức cao so với lượng hợp đồng chưa thực hiện và thu hoạch tiếp vụ lúa Thu Đông sẽ bổ sung thêm vào tồn kho nên các doanh nghiệp hiện đang rất quan tâm đến việc ký kết thêm hợp đồng mới cho giao hàng vào cuối năm 2011 và gối đầu cho quý I năm 2012. Tháng 11 cả nước xuất khẩu được 450.000 tấn gạo, kim ngạch đạt 260 triệu USD; đưa lượng gạo xuất khẩu 11 tháng qua lên 6,8 triệu tấn (tăng 7,1%) với giá trị xấp xỉ 3,5 tỷ USD, tăng 16,7%. 2.4.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Từ khi bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới, hạt gạo của Việt Nam không những tăng nhanh về sản lượng mà còn nâng cao được chất lượng. Những năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu gạo cho rấy nhiều nước trên thế giới và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2, chỉ sau Thái Lan. Đó quả là một kết quả đáng mừng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam. Riêng năm 2011, thị trường gạo thế giới trong 11 tháng qua diễn biến khá phức tạp, giá gạo được củng cố vào cuối năm 2010 nhưng lại có xu hướng sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2011 do dự báo sản lượng dồi dào, tồn kho nhiều, trong khi các loại ngũ cốc khác tăng mạnh, nhất là bắp và lúa mì do sản lượng được dự báo giảm và tồn kho xuống mức thấp. Từ tháng 6/2011 đến nay, giá gạo đã tăng mạnh do tác động của chính sách hỗ trợ nâng giá lúa của Chính phủ mới tại Thái Lan và nhu cầu thị trường cũng tăng đáng kể, trong khi bắp và lúa mì bão hòa do dự báo sản lượng phục hồi và tồn kho được củng cố. Do đó, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng biến động nhất định. Các thị trường chính gồm có: Philippines giảm nhập khẩu do tồn kho nhiều và đẩy mạnh sản xuất trong nước để thực hiện mục tiêu tự túc lương thực vào năm 2013; Inodnesia trở lại nhập khẩu với số lượng lớn và được bổ sung với các thị trường mới như Bangladesh và Trung Quốc đã có sự bù đắp nhiều hơn cho mức sụt giảm của Philippines; châu Phi tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm mặc dù chịu ảnh hưởng của bất ổn chính trị và xã hội gay gắt nhưng cũng đang giảm mạnh do giá gạo tăng cao và có nguồn cung cấp gạo giá rẻ từ Ấn Độ; tất cả các khu vực thị trường đều tăng thị phần ngoại trừ khu vực Trung Đông do giao hàng cho Iraq giảm mạnh. Tuy vẫn còn gần 2 tháng nữa mới hết năm 2011, song với sản lượng gạo sản xuất và xuất khẩu cho thấy khả năng vượt mục tiêu xuất khẩu gạo đề ra là khả thi.
Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 1. 2. 3. 4.1. Cơ hội Lúa gạo là cây lương thực chính ở Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu gạo không những mang về ngoại tệ, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn mà còn tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường, giao lưu thương mại với các nước trên thế giới. Thời gian qua nhà nước rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu gạo và đã có nhiều cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính khuyến khích sản xuất, chế biến lương thực và mở rộng thị trường. Kết quả là sản lượng, chất lượng lúa gạo Việt Nam đều tăng dần, vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, vừa tạo nguồn cung phong phú cho xuất khẩu gạo. Hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản, đánh bóng gạo xuất khẩu cũng từng bước được đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa đã góp phần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Để sản xuất ra được nhiều gạo với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước, người nông dân đòi hỏi phải có các công cụ sản xuất hiện đại giúp tăng năng suất lao động cũng như các loại giống lúa, phân bón tốt. Chính những đòi hỏi này thúc đẩy các ngành sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp, sản xuất phân bón và các viện nghiên cứu giống lúa phải liên tục tìm tòi, cải tiến để cho ra đời các loại máy móc hiện đại, dễ sử dụng cũng như nhiều giống lúa mới khỏe mạnh, chất lượng, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết…. Tương tự như vậy, các ngành dịch vụ như vận chuyển, xuất nhập khẩu và marketing lúa gạo cũng được chú trọng, góp phần đưa hạt gạo Việt Nam đến với người tiêu dùng thế giới. Do đó, sản xuất và xuất khẩu gạo phát triển không những mang lại cơ hội cho các ngành khác phát triển mà còn tạo nhiều cơ hội cho hạt gạo Việt Nam được vươn xa hơn. Sau một loạt những sự kiện quan trọng trong hợp tác phát triển như bình thường hoá quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN, ký kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ, gia nhập Tổ chức kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta đã và đang có những cơ hội để phát triển thị trường, đưa sản phẩm gạo của ta sánh ngang với các nước khác về chất lượng và đẩy mạnh nền kinh tế…. Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường nhiều nước trên thế giới, được hưởng những ưu đãi riêng dành cho các nước đang phát triển, được cạnh tranh bình đẳng hơn. Những yếu tố này giúp cho Việt Nam hình thành nền sản xuất hàng hóa mạnh, thay đổi cơ cấu sản xuất gạo theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia rộng rãi hơn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu gạo. 4.2. Thách thức Tuy có nhiều cơ hội mở ra trước mắt nhưng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Tham gia vào thị trường gạo thế giới, Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều cường quốc về xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ… về cả số lượng và chất lượng. Tuy những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới nhưng chủ yếu phục vụ thị trường gạo cấp thấp, do đó chịu nhiều rủi ro. Mặc dù giành vị trí thứ 2 nhưng tỉ phần xuất khẩu về trị giá của Việt Nam nhỏ hơn tỉ phần về số lượng. Điều đó cho thấy gạo Việt Nam chỉ phục vụ cho thị trường xuất khẩu gạo cấp trung bình và cấp thấp; trong khi Thái Lan, Pakistan giành được thị phần đáng kể tại các thị trường gạo cấp cao. Một điều bất lợi nữa là dù Việt Nam có tiếng là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới nhưng hiện nay thương hiệu gạo Việt (VietRice) vẫn chưa có, tạo nên một yếu thế cho gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới. Nguyên nhân là do gạo của ta chưa cùng loại, chưa cùng một giống nên khó xây dựng được thương hiệu trong khi năng lực marketing xuất khẩu lại thấp. Đó cũng là câu trả lời vì sao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn gạo của Thái Lan 50- 80 USD/tấn. Điều đó cũng có nghĩa là hàng năm Việt Nam thua thiệt trong xuất khẩu gạo đến 300- 500 triệu USD, tương đương hơn triệu tấn gạo. Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vẫn luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo. Ở mức độ toàn cầu, lương thực cần có đủ để đáp ứng cho nhu cầu của dân số tăng nhanh. Ở mức độ quốc gia, lương thực cần có đủ để đáp ứng cho người dân nước đó. Và ở mức độ hộ gia đình, mỗi người kể cả người nghèo cần có đủ lương thực cho nhu cầu dinh dưỡng của họ. Trong khi đó, tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra ngày một nhanh chóng và mạnh mẽ, nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp, trong đó có đất sản xuất lương thực sang các mục đích phi nông nghiệp ngày càng tăng. Nguyên nhân này khiến cho sản lượng lúa gạo sụt giảm, trong khi dân số lại gia tăng. Đồng thời, biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sản xuất lúa gạo, ở nước ta cũng khó tránh khỏi hiểm họa này. Tình trạng trên gây khó khăn cho việc vừa đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia vừa đảm bảo cho xuất khẩu gạo. Nông dân nước ta thường xuyên phải đối phó với những biến động về giá cả thị trường, từ nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm được làm ra..., trong khi nhà nước chưa có chính sách đồng bộ để người làm ra lương thực có thu nhập ổn định. Vì vậy, ở những thời điểm giá xuống thấp, người sản xuất lúa không có lãi nên nhiều nông dân phải bỏ ruộng đi làm nghề khác. Cơ sở vật chất và hạ tầng yếu kém cũng là một trở ngại không nhỏ cho sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cơ sở vật chất phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém lại phân bố không đều. Hệ thống kho chứa hàng, nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu hiện nay tuy có được trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở thành phố như Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Trong khi đó, những vùng và địa phương có nhiều lúa, hàng hoá phục vụ xuất khẩu lại không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu hiện đại. Ngoài ra, năng lực về bốc dỡ hàng hóa và hệ thống cảng khẩu của nước ta vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho nhiều khâu trong xuất khẩu gạo nhưng không thể giải quyết ngay trong ngắn hạn. 4.3. Giải pháp kiến nghị 4.4.1. Giải pháp từ phía nhà nước * Quy hoạch phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu Quy hoạch từng vùng trồng các giống lúa khác nhau để tránh sự lai tạp giữa các loại giống lúa khi cùng trồng xen lẫn trong cùng một vùng, cũng có thể quy hoạch từng vùng lúa để phục vụ cho xuất khẩu sang từng thị trường khác nhau. Giảm diện tích gạo có chất lượng thấp, mở rộng diện tích gạo có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. * Giải pháp về luật pháp và chính sách Để hướng tới một ngành gạo xuất khẩu đồng bộ, ổn định trong tương lai gần, nhà nước Việt Nam cần có một hệ thống luật pháp với các quy định được ban hành cụ thể rõ ràng tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh với khả năng cạnh tranh cao của mặt hàng. Cụ thể là: Cải cách triệt để thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như xin giấy phép xuất khẩu, các thủ tục hải quan, thuế... nhằm tránh phiền hà sách nhiễu, tạo sự thông thoáng trong hoạt động và các bước đi của doanh nghiệp, giảm thiểu thời gian, chi phí không cần thiết và các hiện tượng tiêu cực khác. Bên cạnh đó, nhà nước cần phải nhất quán các chính sách kuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất và xuất khẩu gạo. Bởi đây là một trong những chính sách có tác dụng khai thác mọi tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó có lúa gạo. Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo cần có nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường gạo thế giới. Điều quan trọng để công tác xuất khẩu gạo đi vào nền nếp là khâu quản lý nhà nước theo luật pháp trong hoạt động này: dù doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều phải kinh doanh theo đúng pháp luật quy định. * Các giải pháp về đầu tư Để tăng cường đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo trong những năm tới, nhà nước cần tập trung đầu tư trong các lĩnh vực sau: * Đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất * Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất lúa gạo * Đầu tư vào nghiên cứu các ứng dụng khoa học công nghệ * Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng và các dịch vụ phục vụ xuất khẩu gạo * Giải pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại Những giải pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại cần phải được đẩy mạnh như: đàm phán, kí kết các Hiệp định, Nghị định thương mại của chính phủ với nước ngoài để từ đó tạo ra nhu cầu gạo của nước họ. Bên cạnh đó, các tổ chức xúc tiến thương mại cần phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo; tạo môi trường kinh doanh quốc tế bình đẳng, giúp doanh nghiệp có được những điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận; thông tin về các thị trường, tư vấn về pháp lý, giúp giải quyết các vướng mắc trong quan hệ thương mại với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhà quản lý và người tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp tận dung cơ hội và hạn chế những rủi ro trên thị trường. Ngoài ra cần phải có những chính sách và giải pháp để hoạt động xúc tiến thương mại chuyển sang hướng chủ động tích cực hơn, không chỉ dừng ở việc duy trì, tìm kiếm, mở rộng thị trường, khách hàng để bán những sản phẩm gạo hiện có, mà còn phải quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường, phát hiện, xác định lợi thế cạnh tranh để sản xuất ra những sản phẩm gạo mang tính cạnh tranh cao. Từng bước đưa hoạt động xúc tiến thương mại mang tính chuyên môn hóa cao. Trước mắt, hoạt động xúc tiến thương mại nên tập trung vào các giải pháp dễ làm như hội chợ, quảng cáo…. Một trong những giải pháp quan trọng là cần phải xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng, đăng ký, bảo vệ nhãn mác, thương hiệu các sản phẩm gạo để người tiêu dùng từng bước làm quen với nhãn mác, thương hiệu và chất lượng gạo của từng doanh nghiệp, từng địa phương, từng vùng. Cần có những chính sách và giải pháp về xuất xứ của mặt hàng gạo được đưa vào lưu thông hoặc xuất khẩu; ngăn ngừa, bảo vệ thương hiệu trước các hành vi xâm hại, làm giả, làm nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại. 4.4.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp * Ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến gạo xuất khẩu Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo là công nghệ sau thu hoạch. Đây là khâu rất yếu hiện nay, vì vậy, trong những năm tới cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Hoàn thiện công nghệ sau thu hoạch: cần quan tâm đầu tư nâng cấp công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch (dùng máy sấy thay cho phơi thóc bằng ánh sáng mặt trời). Tăng cường đầu tư cho công nghiệp xay xát, chế biến gạo, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong tạm trữ như sử dụng khí cacbon dioxit, nitơ, công nghệ bảo quản mát. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp cây giống, khuyến nông, mua, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, bốc xếp… phải thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO, đặc biệt là ở những vùng trọng điểm lúa gạo xuất khẩu. Tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản đến khâu xay xát, chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới. * Giải pháp về phát triển thị trường Thị trường là vấn đề vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt đối với những loại hàng hóa xuất khẩu. Cần phải khẳng định thị trường quyết định sản xuất. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Các giải pháp cụ thể như: * Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần được tổ chức tập trung, khách quan và khoa học bao gồm: hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo trên thế giới, tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp các thông tin về biến động thị trường gạo thế giới, phát triển mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường thế giới, tiếp cận thị trường xuất khẩu thông qua hệ thống các thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó, các doanh nghiệp có thể hiểu biết về các đặc tính, thói quen tiêu dùng, thị hiếu của các khu vực thị trường đồng thời cho phép đánh giá tiềm năng và quy mô thị trường. Có như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu mới thực hiện xâm nhập và thích ứng với thị trường, tạo thế cạnh tranh để mở rộng thị phần của mình. * Lựa chọn các thị trường mục tiêu Việc lựa chọn các thị trường mục tiêu cho xuất khẩu gạo trong những năm tới là vấn đề khá nan giải. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sắp xếp các phân đoạn thị trường xuất khẩu gạo theo thứ tự ưu tiên và hiệu quả kinh tế, đầu tư vốn cho sản xuất, chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tạo tiền đề cho xuất khẩu gạo trong tương lai.

* Giải pháp về xúc tiến thương mại Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: nghiên cứu thị trường; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm,... bằng cách thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài,…. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước trong vấn đề thị trường, các doanh nghiệp phải chủ động tìm bạn hàng và phương thức kinh doanh thích hợp để xâm nhập, duy trì và mở rộng chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới. Các doanh nghiệp cần đa dạng hoá khách hàng và tận dụng cả những hợp đồng có khối lượng không lớn đồng thời cũng có thể thiết lập quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia là những tổ chức kinh tế vững mạnh có tầm hoạt động rộng, sự am hiểu về thị trường và khả năng về vốn lớn để đảm bảo thị trường xuất khẩu ổn định. Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm gạo cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh nhằm xúc tiến nhanh chóng việc bán hàng, góp phần quyết định vào sự thành công hay thất bại của hoạt động xuất khẩu gạo. Quảng cáo sản phẩm này nhằm mở ra những thị trường mới, củng cố nhãn hiệu hàng hoá, uy tín của doanh nghiệp và là công tác không thể thiếu được trong xuất khẩu gạo hiện nay. Các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư ngân sách cũng như tuyển dụng những người có năng lực, các chuyên gia giỏi cho quảng cáo vì hoạt động này muốn có hiệu quả lớn thì không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt là khi đối tượng tiếp nhận lại là các khách hàng nước ngoài.

KẾT LUẬN Qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi tích cực, làm thay đổi mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong ngoại thương, đặc biệt trong xuất khẩu gạo. Những con số báo cáo hàng năm là kết quả thật đáng tự hào của ngành nông nghiệp nước ta, thể hiện quyết tâm của nhân dân và đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước. Vị thế của Việt Nam đã được nâng lên, sánh vai cùng các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Gạo đã trở thành mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay gạo Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng quốc tế với nhiều chủng loại gạo đa dạng và phong phú. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, tìm hiểu và nghiên cứu vai trò, sức ảnh hưởng và thực trạng sản xuất cũng như xuất khẩu gạo là cần thiết, mang lại cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn, một hiểu biết rộng hơn để có thể đưa ra những chính sách, biện pháp thích hợp thúc đẩy xuất khẩu gạo, phát huy lợi thế của đất nước, mang lại cuộc sống ấm no và phồn vinh cho nhân dân. Những số liệu thống kê cho thấy thực trạng hiện nay của sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam, qua đó có thể rút ra những cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang đối mặt, đồng thời đề nghị một số giải pháp cần thiết cho việc phát triển hơn nữa công cuộc xuất khẩu gạo của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo song rất có khả năng giành được vị trí dẫn đầu từ Thái Lan sau khi nước này đã có những chính sách tăng giá lúa gạo, làm giảm sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Có nên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hay không, Việt Nam cần xem xét nguồn lực, cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức để lựa chọn con đường phù hợp nhất cho xuất khẩu gạo, để không xảy ra bất kì hậu quả xấu nào cho đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bối cảnh trong nước và quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011 – 2020, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội – 2005. 2. Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Lao động. 3. Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, Nguyễn Xuân Thảo, NXB Chính trị quốc gia. 4. http://www.gso.gov.vn/ 5. http://www.customs.gov.vn/ 6. http://www.dncustoms.gov.vn/ 7. http://www.vietfood.org.vn/vn/ 8. http://www.tigifood.com/ 9. http://www.tainguyenmoitruong.com.vn/ 10. http://www.fao.org.vn/ 11. http://www.baomoi.com/ 12. http://www.hoinongdan.org.vn/ 13. http://www.agroviet.gov.vn/ 14. http://agro.gov.vn/

Similar Documents

Free Essay

International Economics

...EC312 International Economics Assessment (Q1) Student ID: 0926451 Word Count: 1, 498 The 2008 and subsequent global economic downturns were rooted in lax monetary policies and lack of financial oversight, leading to an aftermath of widening global imbalances, global liquidity abundance and downward pressures on real world interest rates. These resulted from mercantilist trade policies and an unprecedented increase in savings and foreign reserves of emerging economies in Asia. This essay will first explain the Mundell-Fleming (henceforth M-F) model and use it to compare current account deficits under different exchange rate regimes. It will also refer to real-life contexts and discuss limitations of the model. The M-F model portrays the short-run Keynesian relationship between an economy’s key macroeconomic variables. The assumptions and implications of the model are as follows: 1. The economy operates on a perfectly elastic aggregate supply curve. This implies that the level of economic activity, Y, is solely dependent on fluctuations in aggregate demand, as per the IS-LM framework. As prices are fixed, P is normalised to 1 and M represents both real and nominal money stocks. 2. The current account (CA) is determined independently of the capital account. PPP does not hold. CA deficits, as we will later see, depends on Y and the nominal and real exchange rate, e. The higher Y is, the greater the demand for imports; and the lower e is, the more uncompetitive domestic...

Words: 2362 - Pages: 10

Premium Essay

International Economics

...ECF5921 Introduction to International Economics Assignment Question 1 Based on the article and other related readings of your choice, discuss the economic and social factors that have caused individual behavior to shift towards the consumption of unhealthy foods and unhealthy lifestyles. Compare ‘fat taxes’ and other alternatives that can be used address the problem. Which one would you recommend? Why? Answer Based on the article “Stick and carrots”, there are certain factors from economic and social aspects that have caused the individual behavior to shift towards the consumption of unhealthy foods and unhealthy lifestyles. From the economic perspective, the article “stick and carrots” has given the theory of rational consumption theory which states that as individuals incomes grow, the range and volume of commodities each of us will consume is growing meanwhile. Thus, the expenditures on general goods increases alongside the increasing of our incomes. That is one of the reasons that nowadays general individuals may have more chances to gain fat (as food is one of the general consumption) by purchasing more food, especially cheap and tasty junk food. Moreover, the improving of technology within the food proceeding may also resulted in a fall in the price of food, as well as the availability of a wide variety of cheap foods. Other than just buying more food as the income effect itself, individuals also tend to substitute away from consuming relatively high-priced...

Words: 4658 - Pages: 19

Premium Essay

International Economics

...Read the power points posted (chapter 1-2) Chapter 1 Try to answer the study questions in page 26. Answers of these problems will be provided next week; however, you should try your best to answer these problems before check the answers. Try to answer the following multiple choice questions. Answers of these problems will be provided next week; however, you should try your best to answer these problems before check the answers. 1. A primary reason why nations conduct international trade is because: b. Resources are not equally distributed among all trading nations 2. International trade in goods and services is sometimes used as a substitute for all of the following except: d. Domestic production of different goods and services 3. International trade forces domestic firms to become more competitive in terms of: d. All of the above 4. Increased foreign competition tends to: c. Place constraints on the wages of domestic workers 5. International trade in goods and services tends to: d. Increase the amount of competition facing home manufacturers Chapter 2 Try to answer the study questions in page 60. Answers of these problems will be provided next week. Try to answer the following multiple choice questions. Page 64-66 1.Mercantilism: Regulation to ensure a positive trade balance.Critics: possible only for short term; assumes static world economy. Absolute advantage (Adam Smith) Countries benefit from exporting...

Words: 488 - Pages: 2

Free Essay

International Economics

...middle class acutely vulnerable to the financial storm that swept the globe. In the wake of the Great Recession, a sizable stratum of spent consumers has materialized where an aspirational middle used to be. Overlooked—or just ignored— during the boom preceding the global recession was clear evidence that the position of the middle class in developed markets was increasingly fragile. The New York Times reported in early 2008 that “[t]he European dream is under assault, as the wave of inflation sweeping the globe mixes with this continent’s long-stagnant wages.” A recent report from the UK-based Resolution Foundation Commission on Living Standards documents the failure of wages in developed markets since the mid-1970s to keep pace with economic growth, as shown in Figure 1. Figure 1: Wages as a Percentage of National Income for OECD Countries 60% 55% 50% 1970-74 1975-79 1980-84 1985-89 1990-94 1995-99 2000-04 2005-08 Source: James Plunkett, Growth Without Gain? The Faltering Living Standards of People on Low-to-Middle Incomes, Resolution Foundation Commission on Living Standards, May 2011. 3 Quickening the Pace In the US, as Figure 2 reflects, inflation-adjusted wages...

Words: 12348 - Pages: 50

Premium Essay

International Economics

...International Economics ECO/372 April 25, 2016 International Economics The American Jobs Act was made by the President and Congress, which aim to create jobs as a way of stimulating the economy. Some of the several proposals of the Act are reducing the tax rates on the small businesses, providing assistance to the unemployed, employing more teachers and increase their pay and investing in the infrastructure (Rotemberg, 2013). Furthermore, the President and the Congress have come up with short-term transitory fiscal expansion to generate jobs. Increasing the public investment and increasing the government expenditure will improve the economy. On the other hand, the President and the Congress have increased the tax rates charged on the small businesses to decrease the number of such businesses created and hence the level of employment as a way to contract the economy (Rotemberg, 2013). Also, they lowered the level of government expenditure on infrastructure and projects like roads to minimize the economic development and contractual jobs that attract lots of the younger generation. The Federal Reserve can decrease the interest rates to stimulate economy. By decreasing the interest rate, investors will be encouraged to take loans from banks and invest in the economic activates, which will enhance the economy (CNN Money, 2015). Also, it can contract the economy by decreasing the money supply in the economy. This will increase the interest rate accordingly discourage the investors...

Words: 951 - Pages: 4

Premium Essay

International Economics

...International Economics The German Economy 10th of December 2015 Groupmembers: Con Brunissandre Baitzouroff Pawel Fedko Ha Pham Thai 1 Morenikeji Aina-Badejo Atiwat Hongupathamchai Table of Contents 1. Introduction………………………………………………………………………………..…….. 4 2. The Structure of German Economy…………………………………………………….. 5 2.1 Import, Export and Trading Partners…………………………………………………………….. 5 2.2 Germany’s Main Economic Sector – The Automotive Industry…………………….. 8 3. The Global Financial Crisis and its effects on Germany……………………….. 9 3.1 What are the origins of the 2008 financial crisis?............................................. 9 3.2 The financial crisis plunged Germany in an economic crisis………………………….11 3.3 Government’s Action to Combat Crisis ………………………………………………………. 16 4. Future Challenges and Outlook for Germany…………………………………...19 5. Conclusion……………………………………………………………………………………….21 6. References……………………………………………………………………………………….22 2 Executive Summary This report provides a concise summary of Germany’s main economic features. It starts off by describing the key sectors and trade patterns that make up German economy. From there, it will further examine how one of the strongest economy in the world was affected by the global financial crisis in 2009, and critically analyze the extensive use of policies used by the German government to counter the crisis. The report will conclude by looking at Germany’s long term key challenges and the prospect...

Words: 4926 - Pages: 20

Free Essay

International Economics

...International Economics 3307AFE Group Assignment | Extend the table 1.3, examine the openness for various countries and analyse the relationship between the openness and the faster long-term growth in standard of living | (Makin, A.J., 2002, p.10) | | | | Sanjeev Henny s2760582 Yu-Ting, Lin s2672341 Yen-Ting, Lee s2768300 World count: 985 | With the increasing globalization of most economies, there is consequently more focus on understanding how international integrations influence macroeconomic performance. Economists use numerous indicators to measure the degree of an economy’s openness. One of the common indicators is the percentage of trade as a share of gross domestic product (GDP). It is the sum of exports and imports of goods and services measured as a share of GDP. (World Bank, 2013). This essay will firstly generally examine the degree of openness for various countries by using the percentage of trade as a share of GDP. It will then outline Singapore as the most open country, Brazil as the least open country and the most rapidly increased openness: Hong Kong. Finally, it will examine whether the degree of openness is correlated with faster long term growth in standard of living. In advanced economies, there are many kinds of methods to analyse an economy’s openness. There has been one commonly used indicator which is the percentage value of the sum of exports plus imports as a share of national product. (Makin, 2009...

Words: 1231 - Pages: 5

Premium Essay

International Economics

...Chapter 1: Introduction 1. Historians of economic thought often describe ___________ written by _______ and published in __________ as the first real exposition of an economic model. A. "Of the Balance of Trade,” David Hume, 1776 B. "Wealth of Nations," David Hume, 1758 C. "Wealth of Nations," Adam Smith, 1758 D. "Wealth of Nations," Adam Smith, 1776 E. "Of the Balance of Trade," David Hume, 1758 Answer: E 2. From 1959 to 2000, A. the U.S. economy roughly tripled in size. B. U.S. imports roughly tripled in size. C. the share of US Trade in the economy roughly tripled in size. D. U.S. Imports roughly tripled as compared to U.S. exports. E. U.S. exports roughly tripled in size. Answer: C 3. The United States is less dependent on trade than most other countries because A. the United States is a relatively large country. B. the United States is a "Superpower.". C. the military power of the United States makes it less dependent on anything. D. the United States invests in many other countries E. many countries invest in the United States. Answer: A 4. Ancient theories of international economics from the 18 th and 19 th Centuries are: A. not relevant to current policy analysis. B. are only of moderate relevance in today's modern international economy. C. are highly relevant in today's modern international economy. D. are the only theories that actually relevant to modern international economy. E. are not well understood by modern mathematically...

Words: 1580 - Pages: 7

Premium Essay

International Economics

...International Economy Global recession is a situation many economists fear could happen if actions today are not implemented. Fixing the economy cannot be done by only addressing one issue as the economy is an intertwinement of different areas combined. A change in one area has effects on others just as not making changes can affect other areas too. Preventive measures in the areas of global productivity, monetary and fiscal policy, and increasing international trade could keep the world from entering this kind of recession. By being proactive citizens of the world the global economy could overcome current conditions. If some of today’s issues are not resolved or addressed the world could face real economic hardships. Increasing Global Productivity by Increasing Employment When one thinks of efficiency in productivity and productivity costs usually coincide with job cuts and lower wages. However, according to Okun’s Law, there is a 1 to 2 ratio when comparing unemployment to loss of real output (Schiller, 2008). This relationship means the more employed individuals a nation has the higher the production possibility can be. The higher number of unemployed individuals the lower the production possibility is. Decreasing unemployment globally will maximize global output. Increases in global output can have beneficial effects on demand and supply, inflation, and the Gross Domestic Production Per Capita for the entire world. Monitoring Monetary and Fiscal Policies Government...

Words: 707 - Pages: 3

Premium Essay

International Economic

...Change The Climate change has always been a big concern regarding to WTO multilateral trading system and climate change. Climate change is the biggest sustainable development challenge the international community has had to tackle to date. Measures to address climate change need to be fully compatible with the international community's wider ambitions for economic growth and human advancement. It is a challenge that transcends borders and requires solutions not only at national levels but at the international level as well. The WTO is one part of the architecture of multilateral cooperation. It provides a framework of disciplines to facilitate global trade and serves as a forum to negotiate further trade openness. Freer trade is not an end in itself; it is tied to crucially important human values and welfare goals captured in the WTO's founding charter, the Marrakesh Agreement. Among these goals are raising standards of living, optimal use of the world's resources in accordance with the objective of sustainable development, and protection and preservation of the environment. The issue of climate change is not part of the WTO's ongoing work program and there are no WTO rules specific to climate change. However, the WTO is relevant because climate change measures and policies intersect with international trade in a number of different ways. First, trade openness can help efforts to mitigate and adapt to climate change, for example by promoting an efficient allocation of the world's resources...

Words: 2979 - Pages: 12

Free Essay

International Economics

...Contents 1.0 1 INTRODUCTION 1 1.1 BACKGROUND OF GERMANY 1 1.1.0 PEOPLE AND SOCIETY OF GERMANY 1 1.2 INTERNATIONAL TRADE STATUS OF GERMANY 2 2.0 INTERNTIONAL TRADING WITH OTHER COUNTRIES 3 2.1.0 GERMANY’S INTERNATIONAL RELATIONSHIP WITH FRANCE 5 3.0 Data collection and Analysis 6 3.1 Data collection 6 3.2 Analysis 7 3.2.1 IMPORT 7 3.2.2 EXPORT 8 3.2.3 REAL GDP 8 3.2.4 INFLATION 9 3.2.5 UNEMPLOYMENT 10 3.2.6 INTEREST RATE 10 3.2.7 EXCHANGE RATE 11 3.2.8 BALANCE OF PAYMENT 11 4.0 IMPORT AGAINST REAL GDP 12 4.1 IMPORT AGAINST CPI 12 4.2 IMPORT AGAINST UNEMPLOYMENT 13 4.3 IMPORT AGAINST INTEREST RATE 13 4.4 IMPORT AGAINST EXCHANGE RATE 14 4.5 IMPORT AGAINST B.O.P 14 4.6 EXPORT VS REAL GDP 15 4.7 EXPORT VS CPI 15 4.8 EXPORT VS UNEMPLOYMENT 16 4.9 EXPORT VS INTEREST RATE 16 4.10 EXPORT VS EXCHANGE RATE 16 4.11 EXPORT VS B.O.P 17 4.12 IMPORT VS OTHER FACTORS 18 4.13 EXPORT VS OTHER FACTORS 18 5.0 ISSUES AND CHALLENGES OF GERMANY 19 5.1 Exporting German Troubles 19 5.2 Industrial Competitiveness 19 5.3 Paying for Europe 20 6.0 RECOMMENDATION AND CONCLUSION 21 6.1 RECOMMENDATION 21 6.2 CONCLUSION 21 References 22 1.0 INTRODUCTION 1.1 BACKGROUND OF GERMANY Germany which is otherwise called the federal republic of Germany which is additionally the parliamentary republic in the western-focal piece of Europe which comprises of 16 bodies electorate and which has held its predominance. Its capital is Berlin and its landmass covers a zone of 357...

Words: 3875 - Pages: 16

Free Essay

International Economics

...Global institutions have grown to a new level of prominence in recent history. Global institutions like the IMF and World Bank have provided countries with public goods like stability and the reduction of uncertainty in international markets. As the influence of institutions like the IMF and World Bank grow a large set of critics have pointed out major flaws in the structure and philosophies of these institutions. These criticisms fall into three categories Sovereignty and transparency, Ideology, and Implementation and Adjustment costs. These criticisms call for major reform to the current international financial institutions and call into question whether they provide any benefit to the global economy at all. The first type of criticism is Sovereignty and transparency. Sovereignty criticisms point to the infringement of these institutions policies on the sovereignty of nations. In particular IMF conditionality is of harsh scrutiny as it requires countries to pursue certain macroeconomic policies as a condition of borrowing money from the International Monetary Fund. Countries and their people may not want to use these policies, but they are required by the institution. Nations are no longer in charge of their own policy and this can anger people who favor localize policies for the specific characteristics of certain nations. Transparency is another major criticism of both the IMF and World Bank. Transparency criticisms state that too many o these important decisions are...

Words: 1130 - Pages: 5

Premium Essay

International Political Economics

...Election year is always a difficult time for those who expect politicians and pundits to remain rational. The political maneuvering started a while ago and clean energy became another point of contention between various political factions. “ONE YEAR AGO TODAY, THE SOLAR MANUFACTURER SOLYNDRA FILED FOR BANKRUPTCY AFTER RECEIVING A $527 MILLION LOAN GUARANTEE. THE BANKRUPTCY SET OFF A POLITICAL FIRESTORM IN CONGRESS, AND EVENTUALLY WORKED ITS WAY INTO THE PRESIDENTIAL CAMPAIGN. TODAY, THE REPUBLICAN PARTY IS USING SOLYNDRA AS A KEY TOOL IN ITS CAMPAIGN AGAINST OBAMA — SMEARING THE ENTIRE CLEAN ENERGY INDUSTRY IN THE PROCESS.” (Lacey, 2012) Campaigns of this magnitude have a significant impact on the international political scene, and economic decisions. Considering that currently China has a very large and inexpensive manufacturing capabilities, as comparing to those in the U.S.; it should not come as a surprise that they can outperform Western (U.S.) manufactures. “PRICES OF SOLAR PANELS HAVE PLUMMETED, CAUSING A SUPPLY GLUT AND SLICING COMPANY REVENUES. SOLYNDRA'S COLLAPSE MARKED THE THIRD TIME IN AS MANY WEEKS THAT A SOLAR COMPANY DECLARED BANKRUPTCY. EVERGREEN SOLAR INC. OF MASSACHUSETTS AND SPECTRAWATT OF NEW YORK ALSO FILED FOR PROTECTION. (Mulkern, 2011). Clean energy is not only appealing to the United States, “THE CHINESE GOVERNMENT IS [also] INVESTING IN SOLAR PRODUCTION, WHICH HAS LED TO A BURST IN PRODUCTION THAT HAS BOOSTED SUPPLIES AND FORCED DOWN PRODUCT PRICES...

Words: 1911 - Pages: 8

Premium Essay

International Economics U.K.

...What are the UK’s major exports and imports? Who are the UK’s major trading partners? What trade theories can explain these patterns? In order to understand UK’s position in world trade, what its exports and imports are, and which its major trading partners are, the history of its economy and position in world trade has to be contemplated prior. The structure of the British economy has been transforming through time, in addition to the nation’s trade regarding both its goods and services. Britain was the first industrial nation; this explains the dominion it had in world trade. As this is the case, trade theories help explain the nation’s pattern of trade, considering its offer in knowledge and technology. Since the start of the 1900s Britain was capable to settle its debt on a multilateral basis. For example, UK would resolve part of its large deficit with the USA through the surpluses it earned with “Empire Countries”, such as India, with whom the USA, had deficit. By the Nineteenth century, Britain’s major sources of imports in order of significance were: The United States with cereals, meat and cotton; India with tea and wheat; Australia and South Africa, with wool and meat, and Canada with grain, timber and flour. UK’s trading partners were often countries it had colonial links. Its location in north-western Europe also accounted for some strategic trading partners, which were: France south across the English Channel; the Republic of Ireland west across the Irish...

Words: 1475 - Pages: 6

Premium Essay

International Trade Economics

...International Trade Economics Assignment 1 Question 1 a. Trade in services occur when there is no physical movement which is opposite to trade in goods. Based on case study of South African citizen visiting NZ, the modes of Trade in Services that would result from the transactions and activities of this individual are: mode1. Cross-border when South African citizen purchase a ticket online (IT services), mode2. Consumption abroad which has result after person has moved abroad as tourists to consume the respective services and mode4. Movement of natural persons that has accrued when person have had attended business meeting in NZ. In other words this mode can be described as supplying by nationals of one member in the territory of another, requiring the physical presence of the service provider in the host country or skilled worker using his services in another country. b. Trade between the countries, economic cooperation, expansion of communications, international division of labour bear in itself notable mutual benefits for trading courtiers. The world economy is a result of economic interaction and integration. To penetrate into an essence of economic relations between the different countries, it is necessary to highlight the most common factor that would result in trade. The gravity model, in its basic form, assumes that only size and distance are important for trade in the following way: Tij = A x Yi x Yj /Dij • where Tij is the value of trade...

Words: 2041 - Pages: 9