Free Essay

Irony in “the Escape” by W.S.Maugham

In:

Submitted By Anhb
Words 2516
Pages 11
“The Escape” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của W.S Maugham.The Escape vừa mới ra đời đã gây ra một sự tò mò và hiếu kỳ của độc giả.Truyện hấp dẫn không chỉ ở nội dung, cốt truyên mà còn ở ý nghĩa, bà họcmà tac giả muốn gửi gắm tới bạn đọc. Truyện là kết tinh những trãi nghiệm,tìm hiểu, khám phá của nhà văn về cuộc sống và nghệ thuật. Để cảm thụ sâu sắc hơn, chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu những lát cắt tạo nên giá trị tác phẩm.
I. Nội dung
The Escape là một câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Roger Charing và Ruth Barlow, về cuộc tình giữa hai người.
Roger không còn trẻ trung, đủ kinh nghiệm, và hẳn là người từng trải, khôn ngoan, thận trọng. Chàng là người đàn ông khỏe mạnh lực lưỡng lại lắm bạc nhiều tiền. Ấy vậy mà chàng đã ngã gục ngay từ loạt đạn đầu tiên trước tiếng sét ái tình của Rút Bác-lâu. Theo như cảm nhận của tác giả, RútBác-là người có một cái tài trời ban cho, đó là tính đa sầu đa cảm khiến cho đa số cánh mày râu hết phương tự vệ. Nàng góa hai đời chồng, đôi mắt đen huyền long lanh gợi cảm mà chính tác giả cũng chưa từng thấy bao giờ? Chỉ với một vài hình ảnh, ta có thể tưởng tượng dáng vẻ của Rút Bác-lâu tùy theo cảm nhận của mỗi người. Nàng hẳn phải là người phụ nữ xinh đẹp, kiều diểm thì mới có thể khiến Rô-giơ Cha-ring thầm yêu trộm nhớ, mất hết lý trí thông thường và tính cảnh giác cần có của người đàn ông. Cặp mắt nàng lúc nào cũng như đẫm lệ, chúng toát lên ý ngĩa rằng cuộc đời nay quá sức chịu đựng của nàng. Những nỗi đau thương, khốn khổ của nàng thật không ai sánh nổi. Một người phụ nữ xinh đẹp, quyễn rũ lại đa sầu đa cảm như nàng lẽ ra phải có một cuộc sống hạnh phúc và được hưởng những gì tốt đẹp nhấttrên thế gian. Vậy mà nàng lại bị mọi người đối sử rất tệ bạc. Nhân vật tôinhận đinhm nàng là một người bất hạnh. Nếu nàng lấy chồng, hắn đáh đập nàng, nếu nàng thuê một tay môi giới thì hắn lừa dối nàng, nếu nàng mượn một tay đầu bếp thì hắn lại luôn say mèm. Nàng chưa gặp một đều may mắn nào? Đến đây người đọc tự hỏi: Tại sao số phận bất hạnh lại đổ ập uống đầu nàng? Phải chăng đó là do sắc đẹp của nàng hay còn điều gì uẩn khúc, bị che lấp trong con người nàng?
Với Rô-giơ, nàng là người phụ nữ bé bỏng, yếu đuối cần có người nâng niu che chở. Chính điều đó đã thúc giục Rô-giơ quyết định kết hôn với nàng. Chàng thỏa mãn và hạnh phúc với quyết định của mình. Đó quả là điều kỳ diệu! Chàng giống như “anh hùng cứu mĩ nhân”, một vị cứu tinh sẵn sàng cứu vớt những người phụ nữ xinh đẹp, bất hạnh. Trong mắt người đang yêu thì tất cả mọi thứ thuộc về người yêu đều đẹp, kể cả những điểm xấu cũng trở thành điểm tốt, điểm đáng yêu. Rô-giơ cùng vậy, trong mắt chàng Bác-lâu lúc nào cũng đẹp nhất đáng yêu nhất.
Còn Bác-lâu trong mắt nhân vật tôi thì sao? Nhân vật tôi cũng bị vẻ đẹp, sức cuốn hút của nàng chinh phục. Nhưng qua quá trình tiếp xúc với nàng nhân vật tôi đã nhận ra nàng là một con người “dớ dẩn”. Trong khi nhân vật tôi đã đối xử quân tử thì nàng lại đánh lận hai quân bài cao nhất. Rồi khi thua một số tiền lớn, nàng hứa sẽ gửi Séc để trả nhưng không bao giờ trả lại.Chỉ một chi tiết đó, cũng hé lộ cho chúng ta phần nào bản chất bên trong con người Bác-lâu, một con người gian xảo lật lọng. Bác-lâu không sống bằng chính năng lực của mình mà nàng chỉ biết dựa dẫm vào người khác, lợi dụng người khác. Khi nghe tin Rô-giơ thông báo đã thuyết phục được Bác-lâu lấy anh ta, nhân vật tôi dự đoán rằng Bác-lâu đang mưu toan điều gì đó? Một người như cô ta không thể đánh giá qua hình thức bên ngoài.
Lại nói về Rô-giơ, chàng đưa Bác-lâu giới thiệu với tất cả bạn bè. Chàng tặng nàng những đồ trang sức tuyệt đẹp, đưa nàng đi du ngoạn khắp nơi và công bố lễ cưới sẽ được tổ chức trong một tương lai gần.
Rô-giơ rất hạnh phúc, một hạnh phúc tuyệt đỉnh. Bởi chàng đang sống hạnh phúc trong tình yêu và cảm giác đang làm được một việc tốt đối với Bác-lâu. Thế rồi người đọc bất ngờ khi chuyện đi sang một chiều hướng khác. Rô-giơ bỗng nhiên ngãng ra. Có lẽ vì vẻ mặt đa sầu đã cảm của nàng không còn làm rung động trái tim chàng nũa. Phải chăng Rô-giơ đã khôngcòn yêu nàng? Hay là chàng đã tỉnh ngộ và trở lại con người khôn ngoantừng trải trước kia? Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra. Chàng không còn bịtình yêu mù quáng làm cho mụ mị nữa. Vẻ ngoài yếu đuối của Bác-lâukhông làm cho trái tim chàng rung động nữa. Chàng nhận ra bản chất thựcsự của Bác-lâu. Có thể mới đầu chàng bị đánh lừa cảm giác, nhưng sau khi tiếp xúc, yêu đương chàng đã thấy loại phụ nữ phải đương đầ. Đây là một bước chuyển biến, tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời chàng. Nhưng chàngđang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu chàng yêu cầu nàng buôngra, nàng sẽ còn giữ chặt hơn. Với lại, một người đàn ông phụ tình một người phụ nữ thì sẽ mang tiếng xấu “trăng hoa” tồi tệ. Để thoát khỏi mối nguy cơ đầy đe dọa đó, chàng đã dùng trí thông minh của mình để giải quyết. Chàngđã vạch ra kế hoạch chạy trốn bằng việc quyết định hai người sẽ tổ chức lễcưới ngay sau khi họ tìm được một ngôi nhà phù hợp. Nhưng đến khi nàochàng và nàng mới tìm thấy ngôi nhà đó, khi tình cảm của chàng không nhưxưa.
Tình cảm của Rô-giơ đã thay đổi. Tuy nhiên để kế hoạch trở thành hiệnthực Rô-giơ đã dấu kín những suy nghĩ của mình. Chàng vẫn luôn qua tâmđến nàng, mua hoa và đi xem hát với nàng. Chàng làm như chưa hề cóchuyện gì xảy ra. Các đại lý đã gửi cho Rô-giơ danh sách nhà cửa, hai người bước vào cuộc hành trình. Nhưng họ sẽ chẳng bao giờ tìm được ngôi nhàhoàn hảo bởi Rô-giơ đã có chủ định trước. Tất cả đều nằm trong kết hoạchmà chàng đã vạch ra. Chàng sdex không bằng lòng với bất kể ngôi nhà nào, có thể nó chẳng có diển gì sấu thì Rô-giơ cũng tìm ra điểm không thich hợpnhư quá xa, quá hẹp, quá rộng… Bác-lâu không hay biết gì về sự thay đổitrong con người Rô-giơ nên nàng mệt mỏi, chán nản và tỏ ra bực bội. Rô-giơ van xin nàng hãy kiên trì. Hai người lain tiếp tục đi xem hàng trăm ngôi nhà,Bác-lâu thấy kiệt sức và nhiều lần nàng nổi cáu. Đây là điều mà Rô-giơ mong muốn. Nhưng để kế hoạch được hoàn hảo chàng vẫn phải đóng vaimột người yêu ngàng. Chàng tiếp tục đem đến cho Bác-lâu hy vọng rằng sẽtìm được nhà. Thế là hai người lại lao vào cuộc săn lùng, holj xem không biết bao nhiêu ngôi nhà trong hai năm trời. Bản chất của Bác-lâu ngày càngđược bộc lộ rõ rệt dưới các sắc thái khác nhau của từng độc giả. Nàng trở nên ít nói và khinh khỉnh, cặp mắt đẹp dịu buồn của nàng ánh lên vẻ âu sầurầu rĩ. Nàng đã kiên trì hết mức và nổi cơn tam bành. Điều đó Bác-lâu là mộtngười không kiên nhẫn, sống hời hợt. Mới chỉ qua vài thử thách mà nàng đã bỏ cuộc, việc tìm nhà cũng chính là tìm hạnh phúc cho mình vậy mà nàng đãkhông đi đến hết con đường. Trong khi Bác-lâu tức giận thì Rô-giơ lại tỏ radịu dàng và vẫn khẳng định chàng sẽ cưới nàng ngay sau khi tìm được nhà.
Bác-lâu nằm liệt giường, nàng không muốn nhìn mặt Rô-giơ. Chàng phảitới thăm hỏi và tặng hoa, ân cần và lịch sự. Ngày nào chàng cũng viết thư báo cho nàng hay về một ngôi nhà mới nữa để hai người cùng đi xem. Tất cảnhững hành động và việc làm của chàng chỉ làm tăng sự tức giận của Bác-lâu. Chàng biết điều đó và đó là điều chàng muốn.Một tuần lễ trôi qua, Rô-giơ bỗng nhận được bức thư của Bác-lâu, thông báo cho chàng biết nàng đã tìm được một người muốn quan tâm, chăm sócnàng và nàng sẽ cưới người đó.
Đến đây tác giả không thể hiện tình cảm gì của Rô-giơ nhưng người đọccó thể hình dung sự sung sướng mãn nguyện của chàng khi kế hoạch đãthành công. Vậy là chàng đã được tự do và thoát ra khỏi cuộc tình với Bác-lâu. Tuy nhiên, phương châm của chàng là càng tỏ ra yêu thương nàng nhiềuhơn, càng cố gắng níu kéo nàng thì nàng sẽ rời bỏ chàng nên Rô-giơ viết thưtrả lời. Bức thư thể hiện tình yêu chân thành đằm thắm cùng sự khổ đau đếntan nát cõi lòng khi biết Bác-lâu sẽ lấy chồng. Nhưng thực chất đấy chỉ lànhững lời nói giả tạo, Rô-giơ đã lừa dối Bác-lâu đến giây phút cuối cùng.
Như vậy là với trăm phương nghìn kế Rô-giơ đã tìm lại được tự do, vừakhiến nàng rời bỏ chàng một cách tự nguyện vừa không bị mang tiếng xấuvời xã hội.
II. Nghệ thuật
S.W Maugham hướng tới khắc họa một hiện tượng, một phát hiện,một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh và trong đời sống tâm hồn conngười.
Cốt truyện có mở đầu và kết thúc. Mở đầu, tác giả khẳng định hiệntượng: khi một người phụ nữ quyết định lấy một người đàn ông thì không gìcứu nổi anh ta ngoài việc bỏ của chạy lấy người. Nhấn mạnh mức độ nghiêmtrọng phải chạy trốn ngay lập tức không chậm trễ. Bên cạnh đó tác giả đưara một dẫn chứng là: không phải lúc nào người đàn ông cũng chạy thoát.Tiếp đó tác giả lại đưa người đọc bước vào cuộc chạy trốn của một ngườiđàn ông – Rô-giơ. Hàng loạt các sự kiện đã diễn ra bất ngờ hấp dẫn. Kếtthúc chuyện là chiến thắng của Rô-giơ. Một cuộc chạy trốn đầy kịch tính,khôn ngoan và giả dối. Bề ngoài là Bác-lâu chạy chốn khỏi Rô-giơ nhưngthực chất bên trong chính là cuộc chạy chốn của Rô-giơ khỏi Bác-lâu.
Thời gian, địa điểm trong truyện không rõ ràng. Dường như nhữngyếu tố đó rất ít khi được đề cập đến. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất xưngtôi là một nhân vật trong truyện chứng kiến các sự kiện và đứng ra kể lại vớigiọng điều trữ tình cuốn hút, từ ngữ giàu hình ảnh gợi tả gợi cảm.
III. Giá trị, ý nghĩa của truyện
Truyện phơi bày xã hội đương thời với những xấu xa đồi bại của nó như:sự tôn thờ đồng tiền, sự giả tạo, vụ lợi, thói đạo đức giả trong cách sống củacon người.
Hai nhân vật chính trong truyện: Rô-giơ và Bác-lâu. Họ đã từng yêu nhauvậy mà họ sẵn sàng lừa dối nhau để thực hiện những mục đích của riêngmình. Bác-lâu lấy Rô-giơ vì chàng giàu có, có thể cho nàng một cuộc sốnghạnh phúc, giàu sang. Ngay sau khi thấy cuộc tình của mình với Rô-giơ không đi đến đâu cả thì Bác-lâu đã lộ rõ bản chất và cuối cùng nàng đã thaylòng đổi dạ. Còn Rô-giơ, sau khi nhận ra được bản chất bên trong con ngườiBác-lâu chàng đã tìm cách chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân sắp tổ chức. Đểkhông bị mọi người chê trách vì đã phụ tình một người phụ nữ và để Bác-lâu buông tha mình, Rô-giơ đã vạch ra một kế hoạch tuyệt vời được bao bọc bởisự lừa dối giả tạo. Qua đó ta thấy được bản chất của Rô-giơ. Chàng biếnnàng thành một con dối để điều khiển, giật dây. Bác-lâu nghĩ rằng mình đãlừa được Rô-giơ vào chòng nhưng nàng có ngờ đâu Rô-giơ mới chính làngười lừa dối nàng.
Như vậy cả Rô-giơ và Bác-lâu đều không sống thật với nhau và với chính bản thân mình. Nay cả trong tình yêu đôi lứa cũng có sụ lừa dối, tính toán,Phải chăng xã hội mà tác giả đang sống là xã hội của sự lừa dối? Truyện đưađến một bài học, đó là hãy tìm hạnh phúc trong tình yêu chân thành, khôngvụ lợi. Hãy yêu thương nhau bằng cả trái tim. Nếu ta lừa dối người này thìngười khác cũng sẽ dối ta như vậy!. Nếu chúng ta muốn tìm được một ngôinhà hoàn hảo – ngôi nhà của hạnh phúc thì chúng ta cần phải kiên trì nhẫnlại. Hiểu được một con người không phải một sớm một chiều, không phải vẻđẹp hình thức bên ngoài mà là vẻ đẹp nội tâm bên trong. Hạnh phúc sẽ tìmđến bạn nếu bạn chân thành và có một tình yêu trong sáng. Vậy thì bạn sẽchẳng bao giờ phải chạy trốn, phải lao tâm khổ tứ vì một quyết định sai lầm của mình như Rô-giơ. Tôi chợt liên tưởng đến một truyện ngắn của Việt Nam “Vợ nhặt” do nhà văn Nam Cao viết. Trong truyện hiện lên một lễ cướiđơn sơ giản dị mà tràn ngập tình yêu thương giữa hai con người bất hạnh.Trong hoàn cảnh đói nghèo, đến nuôi thân còn không nổi, vậy mà Chàng – tên nhân vật đã quyết định lấy vợ trong khi không biết tương lai sẽ đưa haingười đến đâu. Ta chỉ có thể khẳng định một điều: trong đời sống vật chấthọ là những con người bất hạnh nhưng trong đời sống tinh thần họ đang hạnh phúc.

Similar Documents

Free Essay

Irony in “the Escape” by W.S.Maugham

...In the literal work “The escape” written by W.S.Maugham, irony plays the inevitable part in making the success of the story. The narrator recites how his friend, Roger Charing, tries to get rid of a woman, Ruth Barlow, through the process in which he escape from the little lady, the author expresses his severe irony towards Ruth Balow and her scheming deeds. First of all, irony refers to the incongruity between what might be expected and what actually occurs. Right from the beginning, Maugham has stated a rather funny anecdote like this: "If a woman once made up her mind to marry a man, nothing but instant flight could save him." It sounds as if the woman is a persistent predator that is willing to chasing its prey to any corners in the world, thus no man can escape from the trap laid by a lady, especially a beautiful one. This suggests the irony towards marriage and, more importantly, expresses the sarcasm towards women in love. Ruth Barlow is characterized as a lovely angel with “splendid dark eyes and they were the most moving I ever saw, they seemed to be ever on the point of filling with tears”, eyes are considers as windows of soul, and through her doleful eyes, we can somehow anticipate her personalities as weak and fragile. Along with scornful appearance is a miserable background. She is described as “twice a widow”, that means she has suffered from the most hurting event in a lady’s life, not only once but even twice – her husbands’ funerals. Such a lady deserves intensive...

Words: 791 - Pages: 4