Free Essay

Ngôi Nhà Búp Bê

In:

Submitted By phong4194
Words 1032
Pages 5
Nhan đề - Nora và sự giải phóng của người phụ nữ

Reflective Statement (398 từ)

Henrik Johan Ibsen (1828-1906) là một nhà soạn kịch người Na Uy, ông được coi là cha đẻ của kịch nói hiện đại và là nhà văn vĩ đại nhất của Na Uy. Ibsen được coi là một trong những nhà soạn kịch có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại và trong đó “Ngôi nhà búp bê” là một điểm sáng chói trong sự nghiệp của ông. “Ngôi nhà búp bê” được viết năm 1879 ở Ý và là vở diễn thứ 16 của ông, được xem là thành công nhất. Vở kịch đã gây tiếng vang rộng rãi thời bấy giờ, tạo nên môt sự rung động mãnh liệt khi công diễn; Huneker nhận xét: “Âm thanh dội lại của cánh cửa bị đẩy ra của Nora đã vượt lên mái nhà của thế giới”(1). Vở kịch đã làm một cuộc du lịch ngoạn mục vượt biên giới Na Uy, sang các nước như Đức, Pháp, Mỹ.
Vở kịch xoay quanh nhân vật Nora – một người phụ nữ xinh đẹp, đỏm dáng và có chút trẻ con - vì muốn cứu chồng khỏi căn bệnh hiểm nghèo nên cô đã mạo nhận chữ ký của người cha quá cố để vay tiền ngân hàng chạy chữa cho chồng. Cô âm thầm giữ kín bí mật, tiết kiệm dành dụm trả nợ cho đến ngày Helmer - chồng cô được bổ nhiệm làm giám đốc ngân hàng. Sau khi bị Helmer sa thải khỏi ngân hàng, Krogstad – người đã trực tiếp điều tra vụ việc và phát hiện ra hành động của Nora, đã viết thư gửi cho Helmer nói hết sự thật và dọa sẽ đưa sự việc ra tòa. Sau khi lá thư đầu tiên Krogstad gửi, vì lo cho thanh danh của bản thân nên Helmer đã trút hết cơn giận dữ của mình lên vợ mình bằng những câu nhiếc mắng. Helmer gọi cô là đồ giả dối, xấu xa, đáng kinh tởm và không thể tha thứ. Thế nhưng thái độ của Helmer thay đổi một cách chóng vánh khi đọc lá thư thứ hai. Anh lập tức vui mừng vì mình đã thoát khỏi cơn ác mộng. Anh liền vỗ về và an ủi Nora, nói rằng anh tha thứ cho cô và sẽ bảo vệ cô với một vẻ ban ơn như dành cho một đứa trẻ.
Khoảnh khắc đó, Nora đã nhìn thấy được con người thật của chồng mình – người mà cô vẫn luôn yêu thương và tôn thờ, và bản chất của cuộc hôn nhân giữa họ. Cô nhận ra rằng sau tám năm chung sống hai người “chưa bao giờ trao đổi với nhau một vấn đề quan trọng nào”(2). Cô nhận ra mình “sống chỉ như để tô điểm cho Helmer”(3), cô đã sống trong một “căn nhà búp bê” (4) mà cô là “vợ búp bê của Helmer, giống như là con búp bê của ba giống như ở nhà”(5). Nora cũng ngộ ra một điều đau xót là những gì mình hy sinh trong suốt cả cuộc đời chỉ là để làm vừa lòng cha và chồng, những người luôn coi cô là con búp bê nhỏ xinh.
Cũng trong cảnh cuối cùng, Nora chợt nhận ra rằng cô lâu nay đã sống với một người hoàn toàn xa lạ. Cuộc hôn nhân đó không có một sự gắn kết thực sự, không có bất kì một sự cảm thông sẻ chia nào giữa họ, và sẽ không bao giờ có. Đến khi Nora buộc phải chính mình đứng lên thì cô mới nhận ra những điều trắng đen trong cuộc đời mình. Cô đã không thắc mắc, ý kiến về những quan điểm của Helmer trong tất cả mọi chuyện, mà chấp nhận nó thành quan điểm của mình, chúng đã bức chế chính cô, và nay Nora phát hiện thế giới mà cô đang sống là một thế giới ảo tưởng, giả dối, cô không thuộc về nó. Đó chính là nguyên nhân tạo ra sự nổi loạn của Nora.

Cảnh cuối của vở kịch được coi là một trong những kết thúc đầy ý nghĩa mà cho tận đến nay vẫn còn có nhiều tranh cãi xoay quanh về ý nghĩa của cái kết này cũng như là ý đồ của Henrik Ibsen. “Ngôi nhà búp bê” kết thúc với một tiếng sập cửa của Nora. Nora quay lưng lại với chồng con để tìm một câu trả lời cho riêng mình cũng như mở ra cảnh cửa để tìm ra lối thoát cho bản thân. Cô nhận ra rằng mình vẫn chưa hiểu được hết chính con người cô. Cô muốn dành thời gian để tìm hiểu xem cô là người như thế nào khi chỉ có một mình hay sự thật cô mãi mãi chỉ là một con búp bê thuộc quyền sở hữu của ai đó. Có thể cô sẽ gặp nhiều khó khăn khi cô biết cô phải đối mặt với thế giới bên ngoài đầy cám dỗ nguy hiểm nhưng Nora vẫn muốn đi tìm ánh sáng cho riêng mình.
Hơn nữa, cú sập cửa của Nora cũng có thể coi là một lời tuyên bố của người phụ nữ trong cái xã hội bất công, trọng nam khinh nữ thời bấy giờ. Nó cũng là một cuộc cách mạng tư duy đầy ý nghĩa mà Henrik Ibsen muốn mang lại cho người xem kịch cũng như người đọc. Nora đã quyết định ra đi, và sự ra đi đó cũng là lời khẳng định mạnh mẽ rằng những người phụ nữ cũng là con người chứ không phải là những món đồ vô tri vô giác. Đó cũng chính là thông điệp mà Ibsen ngầm gửi đến chúng ta, mà đến nay thông điệp đó vẫn còn giữ được cái sức nặng đầy giá trị.

Trích nguồn
(1) Introduction in Six Plays by Henrik Ibsen, Modern Library College Editions, NY. 1978.
(2,3,4,5) Six Plays by Henrik Ibsen (Barnes & Noble Classics Series), Barnes & Noble, NY. 2003

Similar Documents

Free Essay

Fgsg Asg

...1. Advantages and Disadvantages of Public TransportNowadays, many kinds of public transport can be seen on the road, even though people drive their own car. It is usually on time and economical. Firstly, one of the advantages is that using public transport is very economical. Taking buses and trains is cheaper than using private cars. If people have their own car, they have to pay a lot of money for service, repairs, and insurance. It maybe will cost all the money people earn. Moreover, there are many discounts for some individuals, like students, old people, and children. They can get cheaper prices by taking public transport. Students have to go to school almost every day, and they usually take public transport to school and home. It is more economical for students. In addition, a further advantage is that using public transport can preserve the environment. It can reduce pollution, because there are less cars driving on the road, and there are fewer fumes and also less traffic jams. Furthermore, it can increase the spaces in the city, because there are less cars parking. Taking buses and trains is able to keep the environment green, However, one of the disadvantages is that using public transport is inconvenient. It can be crowded. For instance, there are always too many individuals on the same bus in rush hour. Maybe thieves are on the bus they take. The public transport does not operate 24 hours a day. People have to follow the time table, so they must wait for it. Furthermore...

Words: 5887 - Pages: 24

Free Essay

Tieu Tuy Dong Phong

...Chương 1 Cây già bám những dây khô, Quạ bay về đậu nhấp nhô bóng chiều. Nhà ai nước chảy ven cầu, Gió thu, ngựa ốm về đâu đêm rừng. Phương tây chiều xuống bâng khuâng, Thân du tử mãi lưng chừng chân mây. (1) Nơi đây không có cây già bám những dây khô, cũng không có nước chảy ven cầu mà chỉ thấy thấp thoáng núi đồi xa xăm, giữa rừng cây trùng điệp là một con đường thênh thang xuyên suốt từ nam chí bắc. Khi chiều tà đã buông xuống phương tây, con đường lại thêm phần vắng lặng, duy chỉ một người một ngựa thong thả mà đi. Con ngựa vốn là một con tuấn mã, toàn thân trắng tuyết. Người trên lưng ngựa toàn thân vận y sam nguyệt sắc, niên kỷ không quá độ đôi mươi. Y trông như không vội lên đường gì, đầu hơi cúi thoáng mang tâm sự. Bốn bề một vùng tĩnh lặng, chỉ có tiếng vó ngựa đơn điệu khua từng nhịp đều, càng làm dậy thêm không khí u trầm tịch mịch. Vừa hay sự yên ả đã nhanh chóng bị phá vỡ: một hồi vó câu cấp bách vọng lại từ xa, cuối đường có hai thân ảnh dần dần hiện lên. Trên con ngựa chạy trước là một trung niên tướng mạo đẫy đà vận y sam đỏ thẫm, khuôn mặt hồng hào tựa như một vị đại tài chủ. Giống như muốn cùng người đẫy đà kia hợp thành một cặp thú vị, trên con ngựa theo sau là một người gầy gò, thân hình lêu khêu, đằng xa nhìn lại trông giống hệt thân tre. Hắn mặc một bộ y phục màu xanh nhạt, dù không chói mắt như người mập mạp kia nhưng được cắt may rất vừa vặn tinh xảo, hiển nhiên chủ nhân cũng là người có thân thế. Lúc hai con ngựa đuổi kịp người thanh niên thì...

Words: 90621 - Pages: 363