Free Essay

Analysist Coal Industry in Vietnam 2007-2011

In:

Submitted By ladytran
Words 3977
Pages 16
I.ĐẶC ĐIỂM NGÀNH * Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành đặc biệt là điện, phân bón, giấy, xi-măng những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất. Điều này cho thấy đầu ra của ngành than rất ổn định. * Sự khan hiếm về nguồn cung dẫn đến sự độc quyền của than * Được sự ưu đãi về thuế và các chính sách của chính phủ nên hoạt động của ngành ít chịu rủi ro do biến cố của thị trường tiền tệ. FORM CHUẨN NGÀNH THAN (2007-2011) | TỔNG TÀI SẢN | 100.0% | DOANH THU | 100% | Tài sản ngắn hạn | 34.0% | Doanh thu HĐKD | 97.9% | Tiền và tương đương tiền | 4.7% | Doanh thu tài chính | 0.2% | Phải thu khách hàng | 14.4% | Doanh thu khác | 1.9% | Hàng tồn kho | 10.8% | CHI PHÍ HĐ SXKD | 100% | Tài sản dài hạn | 66.0% | Giá vốn hàng bán | 90.5% | Tài sản cố định | 64.1% | Chi phí bán hàng | 2.5% | ĐTTC dài hạn | 1.4% | Chi phí quản lý doanh nghiệp | 7.0% | TỔNG NGUỒN VỐN | 100.0% | ROA | 10.85% | NỢ VAY | 71.0% | ROE | 53.85% | VỐN CHỦ SỞ HỮU | 29.0% | NỢ/VCP | 2.44 | * Ngành công nghiệp than phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về môi trường tự nhiên. Bất kỳ một sự biến động nào của môi trường tự nhiên cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm than như: sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác vùng chưa ổn định.... * Việt Nam chủ yếu khai thác sản xuất than để xuất khẩu làm thâm hụt nguồn cung cho nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, nguồn vốn bỏ ra để khai thác, thăm dò là khá lớn có khi sau khi tham dò lại không thu được kết quả như mong muốn, trong khi đó phải đầu tư trong khoảng thời gian rất dài làm cho việc mở rộng hoạt động gặp khó khăn, thu hồi vốn chậm. FORM CHUẨN CHO NGÀNH:

Nhận xét: Ngành than có thực hiện mua bán chịu với tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản (khoảng 14%).Ngành cũng sử dụng nợ nhiều với trên 70% nợ trong tổng nguồn vốn.Doanh thu chủ yếu tới từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và do đó ổn định qua các năm.Trong số các chi phí có liên quan tới doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất.ROA của ngành ở mức 10% thuộc loại cao trong tình hình thị trường hiện nay.ROE cao ở mức 50% nhưng đó là do các công ty trong ngành sử dụng quá nhiều đòn bẩy,có thể làm cho rủi ro tài chính của ngành ở mức cao.
II.PHÂN TÍCH NGÀNH

4﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽ nhập khẩ Triển vọng ngành
Thế giới
Theo số liệu thông kê của Hiệp Hội Than Thế giới ( World Coal Association-WCA), tính đến năm 2011, than cung cấp khoảng 30.3% nhu cầu năng lượng chủ yếu và chiếm 42% nguồn nguyên liệu dành cho ngành điện trên toàn thế giới. Điều đó cho thấy than vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp năng lượng hiện nay. Bên cạnh đó than cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp luyện kim , đặc biệt là thép . Tính từ năm 2000, hàng năm trung bình 6107 triệu tấn than được khai thác trên toàn thế giới , tốc độ tăng trung bình vào khoảng 4.58%/năm. Trong đó Châu Á chiếm khoảng 65% tỷ trọng khai thác than trên toàn thế giới trong năm 2011.
Biểu đồ sản lượng than khai thác-ĐVT: triệu tấn (nguồn: BP)

Trong đó Trung Quốc, Mỹ, Ấn độ, Úc là những quốc gia đứng đầu về khai thác than.
-------------------------------------------------
Top 10 quốc gia sản xuất than (2011) -------------------------------------------------
Trung Quốc | -------------------------------------------------
3471 | -------------------------------------------------
Nga | -------------------------------------------------
334 | -------------------------------------------------
Mỹ | -------------------------------------------------
1004 | -------------------------------------------------
Nam Phi | -------------------------------------------------
253 | -------------------------------------------------
Ấn Độ | -------------------------------------------------
585 | -------------------------------------------------
Đức | -------------------------------------------------
189 | -------------------------------------------------
Úc | -------------------------------------------------
414 | -------------------------------------------------
Ba Lan | -------------------------------------------------
139 | -------------------------------------------------
Indonesia | -------------------------------------------------
376 | -------------------------------------------------
Kazakhstan | -------------------------------------------------
117 |
Nguồn: WCA-ĐVT: triệu tấn
Dự trữ than trên toàn thế giới vẫn còn khá dồi dào. Theo ước tính của BP(một công ty nhiên liệu và khí đốt đa quốc gia của Anh) vào năm 2011 còn vào khoản 860,938 triệu tấn, đủ cung cấp cho than cho toàn thế giới 112 năm nữa với điều kiện kinh tế và mức tiêu dùng hiện tại.
Sản lượng tiêu thu than hàng năm trong giai đoạn 2000-2011 trung bình tăng 4.18%/năm. Trong đó Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn độ là những quốc gia nhập khẩu than hàng đầu trên thế giới trong năm 2011.
Những quốc gia nhập khẩu than nhiều nhất thế giới (2011) | Tổng | Than lò | Than cốc | PR China | 184 | 146 | 38 | Japan | 175 | 121 | 54 | South Korea | 129 | 97 | 32 | India | 105 | 86 | 19 | Chinese Tapei | 66 | 62 | 4 | Germany | 41 | 32 | 9 | UK | 33 | 27 | 6 |
Nguồn: WCA-ĐVT: triệu tấn
Giá than trên thị trường thế giới có xu hướng tăng gần đây do kinh tế thế giới có dấu hiệu phuc hồi và Trung quốc-quốc gia nhập khẩu than hàng đầu trên thế giới vẫn còn duy trì nhu cầu nhập khẩu than nước ngoài, cho thấy tiềm năng của ngành than trong tương lai.
Biểu đồ giá than ( nguồn: BP)
Nguồn:BP
Việt Nam
Theo thống kê, kết thúc 2011 Việt Nam có lượng dự trữ than các loại 48,7 tỷ tấn, đưa vào sản xuất được 45 triệu tấn. Từ những năm trước Việt Nam chủ yếu sản xuất than để xuất khẩu, tuy nhiên đến năm 2010 kế hoạch này đã thay đổi, hạn chế xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu than trong nước.
Từ biểu đồ ta thấy lượng than sản suất ra trong các năm trở lại đây khá đều không có nhiều sự đột biến, nhưng lượng than xuất khẩu gần bằng 45% lượng sản xuất được là một thực trạng đáng lo ngại cho ngành than Việt Nam. Ngành than trong năm 2011 sản xuất khoảng 44,5 triệu tấn than (tăng 3,5% so với năm 2010), trong đó xuất khẩu chiếm gần một nửa. Trong đó, Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu than lớn nhất, chiếm đến 80% tổng khối lượng than và 70% tổng giá trị than xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng trong thời gian thống kê này, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng bình quân 110%. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam được dự đoán tăng trong những năm tiếp theo, do trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại các địa phương. Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các hộ sản xuất chính là điện, xi măng, giấy, phân bón và phục vụ xuất khẩu.
Trong những năm trước đây, giá than trên thế giới đã giảm rất nhiều. Như vậy, việc giảm giá than này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến các doanh nghiệp ngành than do lợi nhuận trước trong các năm trước đây, lợi nhuận của các doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ nguồn xuất khẩu. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành, việc khai thác, xuất khẩu hay bán cho một số khách hàng của ngành than cũng bị phụ thuộc vào đơn vị chủ quản là TKV, đôi khi cả về khối lượng và giá cả. Hoạt động của các công ty vẫn chủ yếu dưới dạng hợp đồng giao thầu khai thác, chế biến, kinh doanh than với tập đoàn. Dù vậy, các doanh nghiệp ngành than vẫn có nhiều cơ hội do tăng giá bán than trong nước.
Kể từ đầu năm 2011, giá than quốc tế đã tăng gần 30% so với giá trung bình năm 2010. Kinh tế thế giới phục hồi cùng nhu cầu tiêu thụ than cho nhiệt điện ngày càng lớn của Trung Quốc, giá than xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm 2012 được dự đoán sẽ tăng khoảng 25-30% so với giá trung bình năm 2011, thị trường xuất khẩu của VN chủ yếu là các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…
-------------------------------------------------
Biểu đồ cột thể hiện tình hình sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu than
-------------------------------------------------
giai đoạn 2007-2011 (đơn vị triệu tấn)

ytuhty

Nguồn: Tập đoàn đoàn công nghiệp than (Vinacomin)
Trong suốt giai đoạn 2007-2011, sản lượng sản xuất tăng dần qua các năm từ 43 triệu tấn năm 2007 đến 48 triệu tấn năm 2011. Tương tự, mức tiêu thụ có xu hướng tăng từ 41.7 triệu tấn năm 2007 đến 44.5 triệu tấn năm 2011. Trong đó, tiêu thụ trong nước tăng từ 17.6 triệu tấn năm 2007 đến 27.5 triệu tấn năm 2011. Nhìn chung, năng lực sản xuất trong nước thì đáp ứng mức tiêu thụ trong đó khoảng ½ cho tiêu dùng trong nước và ½ còn lại cho xuất khẩu. Tuy nhiên, trái lại với xu hướng tăng tiêu thụ trong nước, chúng ta có thể thấy lượng xuất khẩu có xu hướng giảm dần từ 24.1 triệu tấn năm 2007 còn 17 triệu tấn năm 2011. Đặc biệt, năm 2011, nước ta bắt đầu nhập khẩu than chủ yếu để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam mặc dù thừa khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Điều này được lý giải là do ngành than trong giai đoạn này đang đối mặt với bài toán cân đối tài chính khi mà giá bán than trong nước luôn thấp để hỗ trợ giá cho ngành điện, bình ổn thị trường. Hơn nữa, nhập khẩu than vẫn chỉ mang tính thí điểm vì theo dự báo năm 2012 của tập đoàn than Việt Nam, nguồn khai thác than có thể bị thiếu hụt khoảng 10 triệu tấn và đến năm 2020 khoảng 100 triệu tấn.
Nguồn nguyên liệu
Do than là khoáng sản không thể phục hồi được, việc khai thác phụ thuộc vào trữ lưỡng của đất nước. Tiềm năng than của VN được dự báo rất lớn, bể than Đông Bắc khoảng 10 tỷ tấn và bể than Đồng bằng sông Hồng khoảng 210 tỷ tấn, nhưng trữ lượng đã được thăm dò đến nay là rất nhỏ. Trong gần 60 năm qua, VN đã đầu tư cho khâu thăm dò than khoảng 5500 lỗ khoan với tổng số hơn 2 triệu mét khoan sâu (mks), tập chung chủ yếu ở Quảng Ninh. Kết quả, ở bể than Đông Bắc đã tìm thấy hơn 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 10 tỷ tấn dự báo). Ở bể than đồng bằng sông Hồng, là 166 triệu tấn trữ lượng than ở vùng Hưng Yên (trong tổng số 210 tỷ tấn dự báo). Gần đây, Công ty Năng lượng Sông Hồng của TKV đã thu thập tài liệu và tổng hợp đánh giá tài nguyên than vùng Phủ Cừ-Tiền Hải (Thái Bình). Kết quả cho thấy, dự tính đến độ sâu -1200m, ở vùng Phủ Cừ-Tiền Hải có khoảng 37 tỷ tấn tài nguyên suy đoán đến cấp 334b, trong đó, có 7 tỷ tấn ở độ sâu -300m/-600m; 13 tỷ tấn ở độ sâu -600m/-900m và 17 tỷ tấn ở độ sâu -900m/-1200m.
Than bùn ở Việt Nam có tiềm năng khoảng 7,1 tỷ m3 (về nhiệt năng tương đương với tài nguyên than đá từ mức -300m trở lên của bể than Quảng Ninh). Nhưng than bùn nằm phân tán ở 216 điểm mỏ, trên địa bàn của 47 tỉnh, thành. Trong đó, vùng Nam Bộ- 5 tỷ m3, vùng Bắc Bộ- 1,65 tỷ m3, và vùng Trung Bộ- 0,45 tỷ m3. Than bùn dễ khai thác và có giá trị sử dụng cao (phát điện và làm phân bón). Nhưng, vùng than bùn lớn nhất là Kiên Giang-Minh Hải-Cà Mau lại thuộc khu bảo tồn sinh thái (là lý do chủ yếu mà Bộ Mỏ và Than trước đây đã không tiếp tục nghiên cứu khai thác than bùn ở khu vực này để làm chất đốt). Tuy nhiên, trong tương lai, khi nước biển dâng, vùng than bùn này sẽ có nguy cơ bị nhấn chìm, vĩnh viễn sẽ không thể khai thác được. Sản lượng | Đơn vị | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Than thô,trong đó: | Triệu tấn | 40.75 | 45.49 | 44.72 | 45.94 | 47.47 | -Mỏ lộ thiên | Triệu tấn | 24.47 | 26.79 | 25.33 | 25.76 | 26.69 | -Mỏ ngầm | Triệu tấn | 14.73 | 16.31 | 17.55 | 18.17 | 20.45 | Tỷ trọng than lộ thiên | % | 60 | 58.9 | 56.6 | 56.1 | 56.2 |
Sản lượng khai thác than 2006-2010
Nguồn: VINACOMIN
Sản lượng khai thác than tăng dần qua các năm, trong đó nguồn than từ các mỏ lộ thiên chiếm từ 55-60% tổng lượng khai thác. Tổng lượng than thô khai thác trong giai đoạn 2006-2009 là 177 triệu tấn, năm 2010 sản lượng khai thác vào khoảng 47 triệu.
Đối với các mỏ than hiện có vùng Đông Bắc: Trong 15 năm qua, các công ty mới chỉ thực hiện được khoảng 0,65 triệu mét khoan thăm dò bổ sung trữ lượng cho bể than Quảng Ninh. Trong thời gian 20 năm tới (đến 2030), nhu cầu thăm dò của các mỏ hiện có ở Quảng Ninh là 2,3 triệu mét khoan sâu (gấp 2,3 lần) để đảm bảo trữ lượng địa chất huy động khoảng 2,5 tỷ tấn than và đảm bảo sản lượng khai thác khoảng 60-67 tr.t/năm than nguyên khai (tương đương với 55-60 tr.t/năm than sạch). Như vậy, sau năm 2030, bể than Quảng Ninh cũng chỉ tồn tại thêm tối đa được 8 năm nữa (muộn nhất năm 2038 phải đóng cửa).
Đối với các mỏ than mới ở vùng Đông Bắc: TKV hiện đang đề nghị Chính phủ giao thăm dò các mỏ mới vùng than Đông Bắc, chủ yếu thuộc nếp lõm Bảo Đài (3 mỏ), vùng Đông Triều-Phả Lại (4 mỏ), vùng Hòn gai (1 mỏ) và vùng Cẩm Phả (1 mỏ) với tổng tài nguyên địa chất hy vọng sẽ có khoảng 1,23 tỷ tấn. Tổng khối lượng khoan thăm dò cho các mỏ này dự kiến khoảng 1,33 triệu mét khoan sâu. Nếu tiềm năng than dự kiến này được chứng minh là có thật, các mỏ mới có thể tham gia sản lượng tối đa khoảng 23 triệu tấn/năm than nguyên khai vào năm 2030, và góp phần kéo dài "tuổi thọ" của bể than Quảng Ninh đến hết năm 2055.
Đối với các mỏ than mới vùng ĐBSH: khối lượng khoan thăm dò tối thiểu đến năm 2030 phải thực hiện là 0,695 triệu mét khoan sâu để đảm bảo có được khoảng 3,3 tỷ tấn trữ lượng địa chất huy động (tương đương với 2,5 tỷ tấn trữ lượng công nghiệp). Dự kiến sản lượng năm 2030 là 25 triệu tấn, và thời gian tồn tại của 5 mỏ này 100 năm (đến năm 3021).
Bên cạnh đó, lần đầu tiên, vào tháng 6/2011, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa nhập khẩu hơn 9.500 tấn than từ Indonesia phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện mới ở miền Trung và miền Nam. Theo Vinacomin, dự kiến số lượng than nhập khẩu từ nay đến năm 2012 vào khoảng 10 triệu tấn mỗi năm. Đến năm 2020, Tập đoàn sẽ nhập về khoảng 100 triệu tấn mỗi năm. Các chủng loại than mà các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang có nhu cầu, nhất là ngành thép và xi măng cũng sẽ được nhập về để phục vụ nhu cầu trong nước.
Theo chỉ đạo mới của nhà nước tới năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì một số Đề án về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than đồng bằng sông Hồng đang được đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó tiếp tục bổ sung thăm dò và thăm dò mới các vùng than Bình Minh, Khoái Châu trên diện tích 85,5 km2 tình Hưng Yên và dải than Đông Triều – Phả Lại.
Năng lực sản xuất
Đối tượng dịnh vụ của ngành than chủ yếu 2 đối tượng là người dân, và các công ty sử dụng than phục vụ sản xuất kinh doanh như các nhà máy nhiệt điện, công ty xi măng...Sự tăng trưởng của nền kinh tế thời gian gần đây đã làm cho nhu cầu về than của các nhà máy tăng cao.
Nhu cầu trong nước góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia dự kiến đến năm năm 2015: 33.6-38 triệu tấn; năm 2020: 82.8-90.8 triệu tấn (theo số liệu của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam)

National Coal Use : 2008-2012
Theo biểu đồ tiêu thụ than của các ngành qua các năm, ta có thể nhận thấy ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất. Trong 4 năm từ 2008-2011, tốc độ tăng trưởng của ngành điện dao động từ 14% đến 18% kéo theo nhu cầu than cho ngành này cũng có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng điện của người dân vẫn đang tăng theo thời gian, bằng chứng là trong khoảng thời gian gần đây, năm nào cũng xuất hiện hiện tượng cắt điện luân phiên. Do đó, ngành điện hiện đang có rất nhiều dự án nhằm đáp ứng lượng nhu cầu không ngừng tăng lên trong tương lai này.
Dự kiến phát triển nhiệt điện than của cả nước giai đoạn 2016-2025
Đơn vị: MW Tên Nhà máy | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | Kiên Giang | 600 | 2000 | | | | | | | | | Quảng Trạch 3, 4 | 1200 | | | | | | | | | | NĐ than miền Bắc | 3000 | 4000 | 4000 | 4000 | 5000 | 6000 | 6000 | 7000 | 7000 | 7000 | NĐ than miềnNam | 3000 | 2000 | 4000 | 4000 | 5000 | 5000 | 5000 | 6000 | 6000 | 7000 | NĐ than miền Trung | | 1200 | 1200 | 2000 | 1200 | 2000 | 2000 | 2000 | 1000 | 1000 | Tổng miền Trung [MW] | 7800 | 9200 | 9200 | 10000 | 11200 | 13000 | 13000 | 15000 | 14000 | 15000 | (theo tapchicongnghiep.vn)
Nhu cầu tiêu thụ than của ngành điện là rất lớn
Trong khi đó, khả năng sản xuất than căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 (có xét triển vọng 2025) thì đến năm 2015 khả năng khai thác than tối đa cũng chỉ đạt 61,4 triệu tấn. Trong khi đó, than cho sản xuất điện năm 2009 mới là 7,3 triệu tấn, đến năm 2013 dự kiến lên tới hơn 40 triệu tấn.
Tại một cuộc họp mới đây giữa Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương), TKV và EVN về việc cung cấp than cho sản xuất điện theo Tổng sơ đồ Quy hoạch điện VI, đại diện TKV cho biết, than cho các dự án điện tính đến năm 2013 thiếu khoảng 9,2 triệu tấn và đến năm 2015 thiếu 25,51 triệu tấn. Lượng than TKV cam kết cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện đã vượt xa rất nhiều so với khả năng sản xuất than trong nước. Do đó, khả năng nhập khẩu than là khó tránh khỏi.
Theo sau ngành điện, ngành xi măng, phân bón, giấy… cũng là những ngành tiêu thụ một lượng than tương đối lớn. Tuy nhiên, vì lương than cung cấp cho ngành điện là rất lớn nên lượng than cung cấp cho các ngành này bị thiếu hụt.
-> chưa đáp ứng được nhu cầu than trong nước. Sự cạnh tranh
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính về việc phát triển ngành Than, cung cấp than trong nước và làm đầu mối phối hợp với các hộ tiêu thụ than lớn thực hiện việc nhập khẩu than cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay hầu hết các công ty than đang niêm yết trên sàn chứng khoản đều là công ty con của TKV (TKV nắm giữ 51% cổ phiếu ) do đó cạnh tranh giữa các công ty trên sàn là không có.Đây là điểm mạnh tạo nên sức hấp dẫn cho ngành than.
Sản phầm thay thế
Đến nay, hệ thống năng lượng Việt Nam luôn dựa trên ba trụ cột chính là dầu khí, than đá và điện lực. Thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất điện Việt Nam. Về hiện trạng tiêu thụ năng lượng, giai đoạn 2000-2009, tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam tăng trưởng trung bình 6,54%/năm và đạt 57 triệu TOE vào năm 2009. Tiêu thụ than tăng trung bình 12,12%/năm, xăng dầu tăng 8,74%/năm, khí tăng 22,53%/năm, điện tăng 14,33%/năm, đạt 74,23 tỷ kWh năm 2009.
Theo dự báo, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp ở Việt Nam đến năm 2050 sẽ có các chỉ số cụ thể như sau: Sản lượng Than đá là từ 95 – 100 triệu tấn/năm (trong đó phần lớn dành cho phát điện); dầu thô khoảng 21 triệu tấn/ năm (chủ yếu dùng để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước); khí đốt khoảng 16,5 tỷ m3/năm (trong đó có khoảng 14 – 15 tỷ m3 dành cho phát điện); thủy điện khoảng 60 tỷ kWh/năm; nguồn năng lượng tái tạo khoảng 3500 – 4000 MW.
Dựa trên kết quả dự báo phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2030 của Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà khoa học Viện Khoa học Năng lượng, thuộc Viện KHCNVN đã dự báo nhu cầu năng lượng Việt Nam năm 2020 là 80,9 triệu TOE, năm 2025 là 103,1 triệu TOE và năm 2030 là 131,16 triệu TOE. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã xây dựng kịch bản phát triển năng lượng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2030, với các chỉ tiêu cơ bản như sau: Một số chỉ tiêu cơ bản trong kịch bản phát triển năng lượng Việt Nam đến 2030
Chứng tỏ bên cạnh một số nguồn năng lượng thay thế, ngành than vẫn đóng vai trò quan trọng nằm trong chiến lược phát triển năng lượng ở Việt Nam.
Tác động của thuế
Thời gian vừa rồi, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản cũng mong muốn Thủ tướng Chính phủ xem xét giảm thuế xuất khẩu than đá xuống mức 10%. Bởi với mức thuế xuất khẩu than 20% như hiện tại, trong khi giá than thế giới giảm mạnh, từ 25 - 40% so với cuối năm 2011, các DN than đang gặp rất nhiều khó khăn.
Chưa kể, ngoài thuế xuất khẩu 20%, thì thuế GTGT đầu vào than xuất khẩu của DN ngành than cũng không được khấu trừ 10%, cộng thêm các phí khác như phí tài nguyên, phí môi trường, phí thăm dò… ước chiếm khoảng 10%, tính ra ngành than chỉ còn 60% nguồn thu để cân đối các chi phí sản xuất.

Similar Documents