Free Essay

Crosswell International

In:

Submitted By phamthe
Words 9859
Pages 40
International Corporate Finance

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Môn: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ Ngày: 03/06/2012 – Lớp IeMBA B01 Thời gian: 180 phút Chủ đề: HÃNG CROSSWELL INTERNATIONAL
Vào ngày 4 tháng 8 năm 1995, anh em nhà Mathieux – Doug và Geoff đang đưa ra quyết định về việc phát triển thị trường Braxin giúp hãng Crosswell International (Hoa Kỳ) sau nỗ lực trong suốt mùa hè. Chủ tịch kiêm CEO (giám đốc điều hành) Crosswell – Hector Lans tin rằng loại tã lót Precious Ultra Thin Baby Diapers (tã lót siêu mỏng dành cho trẻ sơ sinh) sẽ đắt khách tại Braxin. Với vai trò là nhà môi giới cho Crosswell, hai anh em Mathieux đã tìm kiếm được nhiều kênh phân phối khác nhau tại thị trường Braxin. Đến nay, tã lót Precious vẫn được các nhà phân phối hưởng ứng nhiệt tình, đặc biệt là nhờ chất lượng vượt trội của chúng so với các loại khác được sản xuất tại khu vực sở tại. Tuy nhiên, vấn đề là giá cả. Người Braxin đưa ra quyết định mua sắm, ít nhất là mua sắm tã lót dùng một lần, dựa trên giá cả chứ không dựa trên chất lượng. Anh em Mathieux nhận thấy các hãng phân phối không tin rằng họ có thể cạnh tranh trong thị trường này với mức giá sản phẩm tương đối cao mà Crosswell đưa ra, thậm chí với chất lượng trội hơn như vậy. Sau nhiều tranh luận về cách thức nâng cao tính cạnh tranh về giá thành của Precious Diapers, anh em Mathieux tin rằng họ có thể tìm ra một giải pháp. Đề xuất của họ là kết hợp các điều khoản tín dụng mở rộng dành cho các hãng phân phối sở tại với các mức lãi suất trong nước cao của Braxin nhằm giảm giá tã lót cho người tiêu dùng Braxin một cách hiệu quả.

Thị Trường Sản Phẩm Tã Lót Tại Braxin
Trước những năm cuối thập niên 80, phần lớn người Brazin đều chưa bao giờ biết về tã lót dùng một lần, và chẳng có gì ngạc nhiên khi thị trường các đồ dùng vệ sinh dùng một lần ở Braxin trong khoảng thời gian đó thực sự không tồn tại.Tuy nhiên, đến năm 1995, thị trường các đồ dùng vệ sinh cá nhân bùng nổ. Sức tăng trưởng này có được phần lớn là nhờ sự ổn định kinh tế mới được thiết lập và sự gia tăng về lượng người trong tầng lớp trung lưu. Nhờ có sự gia tăng này, trình độ hiểu biết về vấn đề vệ sinh được nâng cao, thị trường các đồ dùng vệ sinh cá nhân cũng mở rộng. 1

International Corporate Finance

Giữa thập niên 80, tã lót dùng một lần lần đầu tiên có mặt tại Braxin với sự ra mắt sản phẩm của công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ Johnson and Johnson (J&J). Khi J&J xúc tiến sản phẩm tã lót mới của mình, người Braxin khám phá ra tiện ích của những sản phẩm dùng một lần này và doanh thu cũng tăng trưởng dần trong phân khúc thị trường giai cấp thượng lưu nhỏ bé. Ban đầu, giá thành của những miếng tã lót rất cao; các nhà bán lẻ bán chúng lấy tiền tệ Braxin với mức giá tương đương $1,5 - $2/tã lót (tùy thuộc vào kích cỡ). J&J nâng cao doanh thu và giữa thập kỷ 80, hãng đã thiết lập hoạt động sản xuất tại São Paulo. Cuối cùng, biên lợi nhuận lớn của J&J đã thu hút được các đối thủ cạnh tranh, do đó, đến năm 1990, một số người chơi khác cũng tham gia vào sân chơi Braxin. Trong khoảng những năm 1990 – 1995, thị trường đã mở rộng đáng kể với sự tham gia của hãng Procter and Gamble (P&G) của Hoa Kỳ và nhiều hãng khác mới gia nhập trị trường Braxin hiện đang sản xuất và phân phối tại thị trường này. Tin tốt cho Crosswell là tã lót của những hãng kể trên có chất lượng thấp hơn nhiều so với sản phẩm Precious của hãng do hạn chế về vốn và công nghệ của những nhà sản xuất trong nước. Đầu năm 1995, thị trường tã lót dùng một lần tại Braxin tăng trưởng nhanh chóng do tầng lớp trung lưu đông hơn và sức mua cũng tăng lên. Tuy nhiên, sự cạnh tranh nhanh chóng khiến biên lợi nhuận giảm xuống do các đối thủ bắt đầu giảm giá sản phẩm. Năm 1995, J&J mất đi vị trí dẫn đầu trên thị trường khi thị phần của hãng giảm từ 78% năm 1990 xuống chỉ còn 15% năm 1995. Trong nỗ lực giữ lại số thị phần còn lại, song vẫn duy trì mức giá cao hơn nhằm thu lại phần đầu tư vào các nhà máy sản xuất sở tại, J&J đã rộng tay chi trả cho việc xúc tiến hình ảnh sản phẩm quan trọng này của hãng. Bảng 1 khái quát về những hãng lớn, sản phẩm và giá cả trên thị trường tã lót dùng một lần tại Braxin năm 1995. Bảng 1: Giá thành và chất lượng tã lót dành cho trẻ sơ sinh trên thị trường Braxin, số liệu năm 1995
Giá cả/tã lót theo kích cỡ (R$)
Công ty (Quốc gia) Bebito (Argentina) Panales Duffy (Argentina) Cora Products (Braxin) Pom Pom (Braxin) Chansommes (Braxin) Julie Joy (Braxin) Kenko (Nhật Bản) Kenko (Nhật Bản) Procter and Gamble (Hoa Kỳ) Johnson & Johnson (Hoa Kỳ) Các hãng Pháp, Ý, Israel, Nhật và Hoa Kỳ Hãng Bebito Duffy Pipita Anatomica Pom Pom Puppet Julie Joy Monica Plus Tippy Pampers Uni Sempre Seca Plus Đa dạng Chất lượng Thấp Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình - cao Cao Nhỏ Vừa Lớn 0,198 0,232 0,302 0,204 0,230 0,312 0,248 0,290 0,380 0,244 0,289 0,415 0,279 0,332 0,463 0,265 0,301 0,437 0,273 0,340 0,469 0,363 0,425 0,544 0,261 0,317 0,429 0,396 0,451 0,594 Tương tự Johnson& Johnson Số lượng/gói 24/20/16 24/20/16 24/20/16 12/10/8 12/10/8 24/20/16 24/20/16 24/20/16 24/20/16 24/20/16 Đa dạng

Nguồn: Các tác giả, 1995, tỉ giá hối đoái bình quân: R$0,94/US$

2

International Corporate Finance

Các Đối Thủ Cạnh Tranh
Trên thị trường tã lót Braxin, đối thủ cạnh tranh của Crosswell chia thành bốn nhóm chính. Nhóm đầu tiên bao gồm những tập đoàn đa quốc gia nước ngoài sản xuất tại Braxin như J&J, P&G và Kenko do Brasil. Nhóm này chiếm 40% thị phần. J&J cung cấp tã lót có chất lượng hàng đầu tại Braxin, do đó giá sản phẩm của hãng này cũng ở mức cao nhất. P&G được đánh giá là hãng sản xuất hiệu quả nhất, cung cấp sản phẩm Pampers có chất lượng trung bình. Kenko do Brasil – một hãng của Nhật Bản, thâm nhập thị trường Braxin bằng cách mua lại một số công ty sản xuất tã lót tại Braxin. Các thương hiệu của công ty này bao gồm Monica và Tippy cũng khá nổi tiếng và chiếm lĩnh thị phần đáng kể. Chất lượng và giá cả Kenko đưa ra cũng tương tự như Pampers của P&G. Nhóm cạnh tranh thứ hai là các công ty Braxin sản xuất trong nước. Do hạn chế về tài trợ tài chính/vốn, những công ty này thường sử dụng các công nghệ sản xuất đơn giản hơn và phục vụ phân khúc thị trường có giá cả và chất lượng thấp hơn. Tuy nhiên, một số thương hiệu như Puppet và Julie Joy cạnh tranh trong phân khúc thị trường giá trung bình. Năm 1995, những thương hiệu trong nước này chiếm 30% thị phần. Nhóm thứ ba bao gồm những công ty Argentina với những thương hiệu như Duffy và Bebito. Những nhà sản xuất tã lót lớn này tận dụng lợi thế thuế nhập khẩu thấp hơn do sự có mặt của Mercosur - Khối thị trường chung Nam Mỹ (cùng với tỉ giá hối đoái ưu đãi) bằng cách sản xuất tại Argentina và bán sang Braxin. Chi phí sản xuất của những hãng Argentina này thấp và trong 2 năm 1993 và 1994, họ đã chiếm 20% thị phần tại Braxin bằng phương thức cung ứng tã lót có chất lượng và giá cả thấp. Nhóm đối thủ cuổi cùng bao gồm những công ty nước ngoài đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Pháp,Ý, Israel, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Những công ty này đang gia nhập thị trường với những miếng tã lót nhập khẩu chất lượng cao (chí ít là cao hơn đa số các loại tã lót khác đang có mặt trên thị trường Braxin). Tuy nhiên, giá cả họ đưa ra cũng ở mức cao nhất trên thị trường (giá sát với giá sản phẩm của J&J) và hiện tại chỉ chiếm 10% thị phần. Đây là phân đoạn thị trường mà Crosswell muốn chiếm lĩnh. Giá của tã lót cỡ lớn chỉ dùng một lần dành cho trẻ em tại Braxin dao động từ R$0,30 đến R$0,60/tã lót (R$ là ký hiệu tiền tệ của Braxin, đồng Real). Giá do các doanh nghiệp Argentina đưa ra ở mức thấp nhất trong khi sản phẩm của J&J có mức giá cao nhất. Mặc dù càng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường và năng lực sản xuất đang nâng cao, thị trường Braxin vẫn được đánh giá là có sức tăng trưởng cao với nguồn cầu vượt trội. Kế hoạch phục hồi kinh tế có tên gọi “Real Plan” của tổng thống Braxin Fernando 3

International Corporate Finance

Henrique Cardoso đã góp phần đáng kể trong việc tái cơ cấu nền kinh tế Braxin và theo quan điểm của hầu hết mọi người, kế hoạch này mang lại thành quả tích cực hơn. Người tiêu dùng có được niềm tin vào nền kinh tế và mức chi tiêu cũng đang tăng dần. Nếu kế hoạch này tiếp tục gặt hái được thành công, quy mô và thu nhập của tầng lớp trung lưu sẽ tiếp tục tăng lên, dẫn tới thị trường tã lót dùng một lần cũng được mở rộng.

Công ty Hospital Speciality
Công ty Hospital Speciality (Hospeco) là công ty chuyên sản xuất các đồ dùng vệ sinh cá nhân, thuộc công ty mẹ Tranzonic – một công ty có trụ sở tại Cleveland, Ohio chuyên sản xuất và phân phối nhiều sản phẩm đa dạng làm từ nhựa vinyl, vải và giấy. Năm 1994, doanh thu của Tranzonic đạt $131 triệu và tên công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán New York (tên công ty trên sàn chứng khoán là TRNZ). Phụ lục A tổng kết ngắn gọn về tình hình tài chính của Tranzonic trong thập niên 90. Tranzonic có bốn công ty con hoạt động chính: công ty đồ dùng cá nhân (Hopesco), công ty dệt may công nghiệp, công ty đồ gia dụng và công ty đóng gói công nghiệp. Hopesco là đơn vị hoạt động lớn nhất trong công ty, sản xuất và phân phối nhiều dòng sản phẩm vệ sinh phụ nữ, tã lót dùng một lần cho trẻ sơ sinh, miếng lót cho người lớn (dùng lót dưới giường bệnh nhân, …), băng vệ sinh chuyên dùng trong khoa sản, miếng ngồi toilet và những đồ dùng vệ sinh dùng một lần khác. Các nhãn hiệu của Hospeco bao gồm SAFE & SOFT, EVERYDAY, SOFT & THIN, MAXITHINS, PRECIOUS, HEALTH GARDS, FRESH GARDS và AT EASE. Các nhà máy sản xuất được đặt ở Cleveland, Ohio; Lexington, Kentucky và Phoenix, Arizona. Mặc dù năm 1994, Hospeco phải đối mặt với sức ép về biên lợi nhuận (các nhà sản xuất sản phẩm có thương hiệu đã giảm giá để giành lại thị phần từ khu vực các nhãn hiệu tư nhân), trong năm tài chính 1995, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng. Nhằm ứng phó trước tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng, công ty mẹ của Hospeco đã có những khoản đầu tư mới không nhỏ nhằm đảm bảo chi phí sản xuất cạnh tranh cho những sản phẩm chất lượng cao. Mục tiêu của Tranzonic và Hospeco là phát triển và duy trì năng lực sản xuất nhằm cung cấp cho khách hàng những dòng sản phẩm đa dạng có chất lượng và hiệu quả tương đương với các thương hiệu quốc tế khác. Hospeco đã tự chứng minh được tài năng của mình trong việc thúc đẩy các mối quan hệ gắn bó với khách hàng và giới thiệu các dòng sản phẩm mới. Ví dụ như, dòng sản phẩm miếng lót cho người lớn tiếp tục tăng với “sự già hóa dân số Mỹ” và sự mở rộng của thị trường các sản phẩm chăm sóc người cao tuổi.

Hospeco Và Crosswell International
Cho tới năm 1994, Hospeco mới bắt đầu khảo sát tiềm năng thị trường ngoài khu vực Hoa Kỳ. Năm 1993, chủ tịch Hospeco được tiếp xúc với Hector Lans, một doanh nhân gốc Cuba hiện 4

International Corporate Finance

sinh sống tại Miami. Hector Lans hứa sẽ mang lại những thành công rực rỡ nếu ông được trao quyền điều hành công ty con mới chuyên trách mảng kinh doanh quốc tế và được cung cấp những nguồn lực để có thể thâm nhập được những thị trường lớn chưa được khai thác trên trường quốc tế. Ông Lans đã thành công trong việc thuyết phục ban giám đốc Hospeco về tiềm năng của thị trường quốc tế - đặc biệt là thị tường Mỹ Latinh đối với các dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân và Crosswell International đã ra đời. Công ty con này được đặt tại Miami, Florida nhằm tập trung đặc biệt vào thị trường Mỹ Latinh. Đến tháng 5 năm 1995, sau hơn 18 tháng, Hector Lans đã bắt đầu phát triển được nhiều thị trường Mỹ Latinh, tuy nhiên rõ ràng là bỏ qua thị trường Braxin. Ông không có nhiều hoạt động thực sự tại thị trường này do rào cản ngôn ngữ (ngôn ngữ chủ yếu của Braxin là tiếng Bồ Đào Nha) và sự thiếu thông thuộc thị trường này. Tuy nhiên, thị trường Braxin lại có tiềm năng rất lớn. Lans tìm đến hai anh em Doug và Geoff Mathieux – hai người không chỉ có kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường Braxin mà quan trọng không kém là họ có các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để thâm nhập vào thị trường này (cả hai đều thành thạo tiếng Tây Ban Nha, Pháp và quan trọng nhất là thành thạo cả tiếng Braxin lẫn tiếng Bồ Đào Nha). Anh em nhà Mathieux đồng ý làm nhà môi giới, đại diện cho Crosswell International tại Braxin và tập trung vào mảng phát triển dòng sản phẩm Precious Ultra Thin Baby Diaper. Tình Hình Kinh Tế Tại Braxin Tình hình kinh tế tại Braxin được cải thiện đáng kể sau khi kế hoạch Real Plan của tổng thống Cardoso được thực hiện vào ngày mồng 1 tháng 7 năm 1994. Kế hoạch này bao gồm hai yếu tố chính: 1) Thiết lập đồng tiền mới, đồng Real (R$) và 2) cam kết thắt chặt chính sách tiền tệ chính sách kiểm soát lạm phát kinh tế Braxin và xây dựng kết cấu xã hội một cách dứt khoát. Thành công bước đầu của kế hoạch hứa hẹn nhiều triển vọng. Trước khi kế hoạch được thực hiện, tỷ lệ lạm phát là 50%/tháng và sau khi thực hiện, con số đó giảm sâu xuống chỉ còn 2%/tháng và người ta mong đợi tỷ lệ 2% này sẽ được giữ vững suốt năm 1995. Đồng tiền mới – đồng Real, ổn định so với đồng đôla và chính phủ Braxin cam kết giữ giá đồng Real. Tuy nhiên, do sự thắt chặt chính sách tiền tệ của kế hoạch Real Plan, mức lãi suất áp dụng cho các khoản tiền gửi của doanh nghiệp và lãi suất các khoản vay lần lượt là là 3 – 4 %/tháng (chứ không phải trên năm) và 8 – 10%/tháng vẫn là các mức khá cao (Tham khảo Bảng 2). Dự tính, các mức lãi suất này sẽ vẫn cao một cách ổn định trong vòng một vài tháng sau đó với hi vọng chúng sẽ giảm dần trong vòng 1 – 2 năm tiếp theo khi sức ép về lạm phát giảm xuống. Bên cạnh đó, dự tính, vốn nước ngoài được rót liên tiếp cũng sẽ hỗ trợ quá trình bình ổn kinh tế vì các dòng vốn này được mong đợi sẽ hỗ trợ đồng Real và ngăn chặn việc mất giá tiền tệ cũng như tránh gia tăng các sức ép về lạm phát.
Bảng 2: Tỉ giá hối đoái và tiền tệ của Braxin, ngày 4 tháng 8 năm 1995
Tỉ giá R$/US$ Giá mua Giá bán

Thương mại Chợ đen Du lịch Lãi suất tiền gửi 3,69%/tháng

0,9343 0,9357 0,9070 0,9220 0,9040 0,9270 Lãi suất vay 30 ngày 8,25%/tháng 60 ngày 8,75%/tháng 90 ngày 9,25%/tháng Nguồn: Brasil FaxLetter, Gilbert o L.DiPierro, ngày 04.08.1995, Miami, Florida

5

International Corporate Finance

Cán cân thương mại của Braxin đạt được con số thặng dư khiêm tốn sau nhiều tháng thâm hụt từ đầu năm 1995. Nhờ thặng dư tài khoản vốn lớn, Braxin có thể nâng mức dự trữ ngoại hối lên con số hơn US$45 tỉ. Một lần nữa, đầu tư nước ngoài lại đổ về Braxin, điều này cho thấy Tequila Effect đã bị xóa bỏ. (Tequila Effect chỉ ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế trên khắp các thị trường Mỹ Latinh sau khi đồng peso của Mexico mất giá tháng 12 năm 1994. Mặc dù sự mất giá này chỉ tác động đến Mexico, các nhà đầu tư quốc tế vẫn rút khỏi nhiều thị trường Mỹ Latinh vì lo sợ sự mất giá có thể lan rộng. Phải mất nửa năm để xoa dịu những lo lắng của các nhà đầu tư này về sự ổn định của các nước khác trong khu vực).

Sau một vài tháng khốn đốn do tác động của sự mất giá tiền tệ Mexico, tình hình thị trường chứng khoán cũng khá khả quan. Người ta cho rằng những kết quả khả quan này cho thấy niềm tin mới của các doanh nghiệp và khách hàng vào nền kinh tế. Sau một năm tăng trưởng mạnh, mức chi dùng của người tiêu dùng và doanh số ngành bán lẻ được cân bằng. Dự tính, năm 1995, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ đạt mức 6,4%. Với sự thực thi kế hoạch Real Plan, vào ngày 30 tháng 6 năm 1994, đồng Cruzeiro (Crz) của Braxin được thay thế bởi đồng Real (R$) với tỉ giá hối đoái chính thức từ xấp xỉ Crz2750/US$ chuyển sang R$1,00/US$. Do tỷ lệ lạm phát tại Braxin sau thời gian kể trên tương đối cao, đồng Real lẽ ra phải mất giá so với đồng đôla nhưng nó không hề mất giá. Các dòng đầu tư nước ngoài trở nên dồi dào, mang lại lợi ích cho chính đồng Real. Trên thực tế, như minh họa trong Bảng 3, đồng Real tăng giá nhẹ trong suốt năm đầu thực thi kế hoạch Real Plan, sau đó giữ giá ổn định trong phần lớn các tháng năm 1995. Đồng thời, mức lãi suất tiền gửi hàng tháng cũng giảm mạnh sau khi kế hoạch trên được thực thi, bình ổn ở mức 3 – 4 %/tháng. Sự tăng trưởng rõ rệt của nền kinh tế, một cán cân thương mại tích cực và một ngân hàng trung ương tăng dự trữ ngoại hối một cách đáng kể hứa hẹn triển vọng giữ giá đồng Real. Bảng 3: Tỉ giá hối đoái R$/US$ sau kế hoạch Real Plan (tháng 2.1994 – tháng 8.1995)

Chú ý: Đồng Real đóng vai trò làm tiền tệ của Braxin thay cho đồng Cruzeiro vào ngày 30.06.1994. Tỷ giá Crz2750/US$ ngày 30.06.1994 được tính là tỉ giá tiền tệ trước ngày 30.06 – điều này đã khiến cho đồng Real “mất giá” từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1994 (như đã minh họa ở trên). Nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá tài chính, tỷ giá hối đoái trước ngày 30.06.1994 không được trực tiếp so sánh với tỷ giá có hiệu lực sau khi điều chỉnh lại giá trị tiền tệ.

6

International Corporate Finance

Phát Triển Thị Trường Braxin Tháng 5 năm 1995, khi anh em nhà Mathieux có mặt tại Braxin, họ thực hiện một phân tích chuyên sâu về thị trường tã lót dùng một lần. Mối quan tâm chính của họ là bóc tách được mức giá sản phẩm Precious của Crosswell mà họ tin rằng thị trường này có thể chấp nhận. Hai anh em đã hoàn thành một phân tích chi tiết về giá phân phối và nhập khẩu Precious. Quá trình tính giá cả được chia thành 5 bước (tham khảo Bảng 4 về các bước chi tiết), bắt đầu từ mức giá của Crosswell cung cấp cho anh em Mathieux là $32,57/hộp, cộng thêm $1,50/hộp tiền hoa hồng cho vai trò môi giới của hai anh em. Giá FOB (giao hàng trên tàu) của mỗi hộp hàng tại Mimami là $34,07. Các chi phí bảo hiểm, làm thủ tục giấy tờ, bốc dỡ hàng và cước vận chuyển được tính ở bước thứ 2, khiến giá CIF (giá thành, bảo hiểm và cước vận chuyển) khi tới tay nhà phân phối là $39,25/hộp. Mặc dù, ngày càng có nhiều hãng lớn hơn miễn/bỏ qua chi phí bảo hiểm xuất khẩu – trong trường hợp này là 2,25% giá CFR (giá hàng và cước), Doug và Geoff nhìn thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn khi bắt đầu kinh doanh một chuỗi sản phẩm như thế này, điều đó buộc họ phải cộng thêm chi phí trên. Giá thành sản phẩm khi tới tay nhà phân phối được tính trên hóa đơn bằng US$. Tính theo tỷ giá R$0,935/US$ tại thời điểm đó, giá sản phẩm khi tới tay nhà phân phối Braxin là R$36,70/hộp. Nhà phân phối phải gánh rủi ro biến động tiền tệ trong khi nhà xuất khẩu Hoa Kỳ (trong trường hợp này là nhà môi giới) được bảo đảm lợi nhuận từ giá chuyển nhượng mà không phải chịu rủi ro về sự biến động tiền tệ. Bước thứ 3, quá trình các nhà phân phối sở tại giao nhận để lấy tã lót từ Miami và thông qua thủ tục hải quan Braxin cũng có chi phí không nhỏ và khá phức tạp. Các chi phí khác nhau, thuế quan, phí tiền tệ và môi giới khiến giá CIF sản phẩm tính theo đồng Real tăng từ R$36,7 tới R$40,44/hộp, tăng 10%. Bước thứ 4 trong quá trình định giá là vai trò của các nhà phân phối Braxin, cộng thêm chi phí lưu kho, chi phí huy động vốn dùng hàng tồn kho làm thế chấp và lợi nhuận của nhà phân phối vào giá sản phẩm. Giá sản phẩm khi đến tay các hãng bán lẻ hiện là R$52,27/hộp. Trong bước thứ 5, đồng thời là bước cuối cùng, nhà bán lẻ cộng thêm thuế công nghiệp và thuế hàng hóa (lần lượt là 15% và 18%), tăng giá sản phẩm 30% theo thông lệ, dẫn đến giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng là R$92,21. Mức giá này cao gấp gần 2,5 lần so với giá của sản phẩm trước khi cập bến cảng Braxin. Người tiêu dùng sản phẩm Precious tại Braxin sẽ phải trả R$0,480/tã lót tã cỡ lớn và R$0,524/tã lót tã cỡ siêu lớn. Điều này khiến giá thành sản phẩm của Precious cao thứ 3 trên thị trường tã lót tại Braxin. Doug và Geoff bắt đầu gặp gỡ các nhà nhập khẩu, các hãng phân phối, người đại diện các phòng thương mại sở tại, thậm chí là đại diện văn phòng Đại sứ quán Mỹ tại Braxin. Một số 7

International Corporate Finance

mối liên hệ đã được thiết lập thành công trong các triển lãm thương mại tại Rio de Janeiro và São Paulo. Các cuộc thảo luận ban đầu với nhiều nhà phân phối tiềm năng mang lại sức mạnh khích lệ và thúc đẩy lớn khi nhiều nhà phân phối thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến dòng sản phẩm tã lót nói trên. Các nhà phân phối rất ấn tượng với chất lượng của sản phẩm này, công nhận sự vượt trội của nó so với các nhãn hiệu được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hai anh em hết lần này đến lần khác bị từ chối do vấn đề giá cả. Mặc dù tất cả các nhà phân phối đều ấn tượng với chất lượng sản phẩm, họ khăng khăng giữ quan điểm rằng tã lót Precious sẽ không thể thâm nhập thành công vào thị trường Braxin do mức giá đề xuất cao (như đã nêu trong Bảng 4). Mặc dù anh em nhà Mathieuxs nỗ lực nhấn mạnh rằng cấu trúc của thị trường Braxin đã thay đổi và họ nhìn thấy cơ hội kinh doanh sản phẩm có chất lượng và giá thành cao này, các nhà phân phối vẫn khăng khăng cho rằng ít nhất thì trong thời điểm đó, để gặt hái được thành công, giá sản phẩm phải giảm xuống phân đoạn giá trung bình trên thị trường tã lót. Họ cũng nhận xét “mặc dù người Mỹ cho rằng đồng Real ổn định, chỉ có thời gian mới thuyết phục được chúng tôi tin vào điều đó”. Bảng 4: Định giá sản phẩm Precious siêu mỏng
Giá/hộp

Mức (tỷ lệ)
968

Áp dụng với/Chú thích

Hộp/Côngtenơ
Giá/hộp khi tới tay anh em Mathieux (US$) Tiền hoa hồng (cho anh em Mathieux) Giá FOB/hộp (US$) Cước vận chuyển, xếp dỡ và làm thủ tục giấy tờ Giá CFR Bảo hiểm xuất khẩu Giá CIF/hộp khi tới tay nhà phân phối (US$) Tỷ giá hối đoái (R$/US$) Giá CIF/hộp khi tới tay nhà phân phối (US$) Thuế nhập khẩu (ID) Thuế sản phẩm công nghiệp (IPI) Phí cải tiến giao thương đường biển (MMRF) Lưu kho tại cảng Các chi phí xử lý hàng hóa tại cảng Thuế (đánh vào các hoạt động khác có liên quan đến xử lý hàng hóa tại cảng) Chi phí cho các nhân viên tại cảng Phí qui đổi tiền tệ trả cho ngân hàng Phí khai báo hải quan Thuế đánh vào các dịch vụ hàng hóa (ICMS) Giấy phép nhập khẩu 32,57 1,5 $34,07 4,32 $38,39 0,86 $39,25 0,935 36,70 0,73 1,01 0,48 0,01 0,10 0,00 0,07 0,73 0,05

1,50

US$/hộp

4180 2,250%

$4180/công ten nơ % giá CFR

0,935

Bình quân giá mua/bán

2,000% 0,000% 25,00% 1,300% 10,84% 20,000% 0,0407% 0,200% 2,000% 0,000% 50,00%

% giá CIF % giá CIF % cước vận chuyển % giá CIF R$10,84/công ten nơ % chi phí bảo quản & xử lý hàng hóa tại cảng R$0,0407/công ten nơ % giá CIF % giá CIF % giá CIF + ID + IPT + MMRF R$50.0/Công ten nơ

8

International Corporate Finance
Vận chuyển trong khu vực sở tại Giá khi tới tay nhà phân phối (R$) Chi phí lưu kho 0,55 40,44 0,55 2,57 8,71 52,27 7,84 10,82 21,28 92,21 Số gói/hộp (mỗi gói chứa 8 tã lót) 44 32 24 22 15,000% 18,000$ 30,000% % giá khi tới tay nhà bán lẻ % giá + IPT2 %giá + IPT2 + ICMS 2 1,500% % giá CIF

Chi phí huy động vốn dùng hàng tồn kho làm thế chấp
Lợi nhuận của nhà phân phối Giá khi tới tay nhà bán lẻ (R$) Thuế sản phẩm công nghiệp (IPT 2) Thuế đánh vào các dịch vụ hàng hóa (ICMS 2) Chi phí của nhà bán lẻ và phần tăng giá Giá/hộp khi tới tay người tiêu dùng (R$) GIÁ TÁ LÓT THEO KÍCH CỠ

1,500% 7,000% 20,000%

% giá CIF x số tháng % giá CIF x số tháng % giá sản phẩm + phí bảo quản

Số tã lót/ hộp

Giá khi tới tay người tiêu dùng (R$/tã lót) 0,262 0,360 0,480 0,524

Nhỏ Vừa Lớn Siêu lớn

352 256 192 176

Công Ty TNHH Material Hospitalar Vào tháng 6 năm 1995, anh em nhà Mathieux được phòng thương mại Mỹ tại khu vực sở tại giới thiệu liên hệ với Leonardo Sousa. Leornado là chủ tịch công ty Material Hospitalar – một hãng phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, với nhiều mối liên hệ kinh doanh trên thị trường các đồ dùng vệ sinh dùng một lần và các đồ dùng y tế, và là một trong những hãng phân phối các đồ dùng y tế lớn nhất tại Braxin. Ông Sousa bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về việc phân phối sản phẩm Precious sau khi hiểu rõ sự vượt trội của dòng sản phẩm này và mong muốn được bắt tay vào triển khai một kế hoạch kinh doanh trong đó ông và anh em nhà Mathieux sẽ đại diện cho Crosswell International nhập khẩu và phân phối sản phẩm tã lót của Hospeco. Ông Sousa tin rằng mặc dù phải đối mặt với cạnh tranh rất khốc liệt, đó là thời điểm thích hợp để thâm nhập thị trường tã lót. Tại thời điểm đó, mức tăng trường của thị trường này là 25%/năm và ông tin rằng Precious có thể giành được 50% thị phần trong thị trường tã lót tiềm năng tại Braxin chỉ trong vòng một năm. Điều đó đồng nghĩa với lượng nhập khẩu 15 công ten nơ mỗi tháng với trị giá gần $33.000/công ten nơ. (Mỗi công ten nơ chứa 968 hộp tã lót và Leonardo được trả $34,07/hộp, tổng 968*$34,07 = $32.980). Anh em nhà Mathieux cung cấp cho Leonardo một bảng giá và khái quát một thỏa thuận đại diện tiềm năng, trong đó quy định về các điều khoản thanh toán và tín dụng. Việc thanh toán phải được thực hiện bằng tiền mặt từ 9

International Corporate Finance

trước hoặc với thư tín dụng không hủy ngang đã được xác nhận đi kèm với hối phiếu trả ngay. Ngược lại, họ yêu cầu có các báo cáo tài chính, tham chiếu về ngân hàng và ngoại thương, sự mô tả các lực lượng kinh doanh trong khu vực và dự báo kinh doanh. Ông Sousa tỏ ra rất hứng thú trong việc đảm nhận các quyền của nhà phân phối trên toàn Braxin và Crosswell đang sẵn sàng trao quyền cho nhà phân phối thích hợp. Các cuộc đàm phán giữa Leonardo Sousa và anh em Mathieux được xúc tiến. Trong suốt mùa hè năm 1995, nhiều cuộc họp được tiến hành. Doug và Geoff đến thăm nhà kho của Material Hospitalar tại Rio và gặp gỡ 3 cộng sự của Leonardo. 3 người này cũng rất ấn tượng với dòng sản phẩm trên. Duy chỉ còn vấn đề giá cả. Sousa và các cộng sự khăng khăng cho rằng giá FOB tại Miami khi tới tay Material Hospitalar cao đến mức không thể đáp ứng được, đồng thời mức giá này sẽ cản bước thành công trong quá trình thâm nhập thị trường. Do mức giá cao, Sousa không sẵn lòng chớp cơ hội để hứng lấy thất bại. Tương tự như các nhà phân phối khác, Sousa giải thích rằng người Braxin vốn tiết kiệm, do đó sẽ không mua những miếng tã lót đắt đỏ mà họ không biết, thậm chí khi chúng có chất lượng cao hơn. Ông muốn Crosswell giảm giá sản phẩm và đầu tư cho một cuộc vận động quảng cáo nhằm xúc tiến quảng bá nhãn hiệu Precious. Khi anh em Mathieux tìm Hector Lans để xin cấp vốn cho các nỗ lực quảng bá này, họ được trả lời rằng: do tình hình tài chính gần đây của Tranzonic/Hospeco, xúc tiến quảng cáo là vấn đề không nên đem ra bàn bạc. Cụ thể hơn, Hector Lans có một nguồn vốn hạn hẹp và các lãnh đạo của ông tại Hospeco đang gây sức ép buộc ông phải chỉ ra những thành quả sau khi công ty bỏ chi phí để thành lập Crosswell. Doug và Geoff kết luận rằng đưa ra mức giá thấp hơn là giải pháp duy nhất để đạt được thỏa thuận với Sousa. Ông giải thích như sau “Một khi nhãn hiệu Precious được biết đến, khi đó bạn có thể nâng giá tã lót. Nhưng hãy nhớ rằng, thời gian là yếu tố cốt lõi.” Sousa tin rằng mức giá Crosswell đưa ra phải giảm tối thiểu là 10% - giá một miếng tã lót cỡ lớn nên được đặt ở mức R$0,43 đến R$0,44. Điều này sẽ đặt Precious vào tình thế cạnh tranh trực tiếp với các hãng sản xuất trong nước tại Braxin – nhãn hiệu Chansommes và Julie Joy. Sousa cảm thấy hai hãng sẽ bị mất thị phần nghiêm trọng do chất lượng thua kém Precious. Bởi vậy, hai anh em đã thương thảo lại với Hector Lans tại Miami, giải thích rằng giá FOB thấp hơn là yếu tố cần thiết giúp sản phẩm thâm nhập vào thị trường thành công. Hai anh em đưa ra một đề xuất rằng để Hospital Specialty sản xuất tã lót với chất lượng và giá thành thấp hơn, giúp giá của sản phẩm phù hợp hơn với mức giá mục tiêu. Tuy Hector đồng ý giảm giá sản phẩm xuống $32,07/hộp (chưa tính đến tiền hoa hồng), ông vẫn giữ quan điểm Hospeco sẽ không thay đổi quy trình sản xuất để có thể kinh doanh tại Braxin. Anh em Mathieux đồng ý giảm 3% tiền hoa hồng ($1/hộp). Rủi thay, những thay đổi này vẫn chỉ giảm mức giá xuống 10

International Corporate Finance

còn R$89,87/hộp trong khi theo quan điểm của Leonardo Sousa, cần phải giảm giá xuống R$83/hộp. Doug và Geoff vẫn cần giảm thêm R$7. Tìm Kiếm Các Giải Pháp Thay Thế Anh em Mathieux quyết định tìm kiếm giải pháp cho tình thế bế tắc nói trên. Họ biết rằng họ không thể giảm giá sản phẩm hơn nữa nếu không cắt giảm phần trăm hoa hồng của mình đến mức khó có thể chấp nhận, và thậm chí cắt giảm như vậy cũng chưa đủ. Một giải pháp tiềm năng để đạt được lợi ích lớn lao là tìm cách giảm các chi phí tài chính của Material Hospitalar. Nhờ đó, Sousa có thể tăng lợi nhuận và chuyển phần tiền tiết kiệm sang cho các hãng bán lẻ. Đầu tiên, Doug và Geoff xét đến Hiệp Hội Bảo Hiểm Tín Dụng Nước Ngoài (FCIA) và Ngân hàng Eximbank Hoa Kỳ (Ngân hàng xuất nhập khẩu). Họ biết rằng những tổ chức này có mặt để thúc đẩy và tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu từ Hoa Kỳ bằng cách cung cấp các bảo lãnh vay nhằm hỗ trợ vốn cho các hoạt động thương mại. Tuy nhiên, hai anh em cần phải bắt tay vào vận chuyển hàng hóa ngay lập tức. Các điều kiện để gia nhập thị trường các đồ dùng chăm sóc cá nhân tại Braxin đang rất thuận lợi. Doanh số đang tăng trưởng và anh em nhà Mathieux đã tìm ra một hãng phân phối tiềm năng tuyệt vời sẵn sàng thâm nhập thị trường này cùng với sản phẩm tã lót tối ưu của Hospeco. FCIA và Eximbank cần có thời gian để định giá khoản vay và kiểm tra nền tảng của các công ty hữu quan. Để nhận được các khoản bảo lãnh vay của FCIA và Eximbank, công ty cần quá nhiều thời gian (tối thiểu là 3 tháng) và một núi công việc thủ tục giấy tờ. Điều này lại càng khó khăn với một hãng phân phối Braxin nhỏ, trước đây chưa từng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Crosswell International cảm thấy rất xa lạ với các chương trình bảo lãnh vay vốn. Doug và Geoff quyết định rằng giải pháp trên chỉ có thể thực hiện trong dài hạn. Một khi Crosswell và Material Hospitalar đã thiết lập mạng lưới kinh doanh thành công, hai công ty có thể xét đến giải pháp này nhằm cấp vốn cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Một giải pháp khác mà anh em Mathieux xét đến là nhập khẩu qua Uruguay. Thuế nhập khẩu tại quốc gia này chỉ thấp bằng khoảng một nửa thuế quan tại Braxin. Một hãng phân phối có thể nhập khẩu hàng hóa vào Uruguay, trả mức thuế nhập khẩu thấp hơn, sau đó vận chuyển hàng hóa bằng xe tải tới Braxin. Thuế quan tại khu vực biên giới Braxin sẽ được giảm thiểu nhờ có hiệp định thương mại thị trường chung Nam Mỹ Mercosur. Giải pháp này mang lại khả năng giảm giá sản phẩm tại Braxin, song cũng ngốn thời gian, đồng thời còn đòi hỏi anh em Mathieux phải tự mình tìm kiếm một nhà phân phối trung gian tại Uruguay. Điều này có thể được thực hiện bằng 1 trong 2 phương thức sau: tìm kiếm một nhà nhập khẩu hoặc hãng phân phối tại Uruguay hoặc đầu tư vốn để thành lập một doanh nghiệp xuất/nhập khẩu tại đó. Phương thức thứ 2 không phù hợp với chiến lược của Crosswell trong khi phương thức đầu tiên 11

International Corporate Finance

đòi hỏi cần có một vài tháng nghiên cứu và đàm phán tại Uruguay. Nhập hàng qua Uruguay cũng sẽ làm chậm tiến độ của dòng hàng vào Braxin, và vận chuyển hàng bằng xe tải từ Montevideo tới Rio de Janeiro sẽ kéo dài thời gian giao hàng thêm 2 tuần. Thêm vào đó, Leonardo Sousa cũng phản đối gay gắt giải pháp này vì ông không muốn mất kiểm soát dòng hàng. Bên cạnh đó, lợi nhuận kiếm được thông qua thuế nhập khẩu thấp hơn sẽ phải bù lại cho phần chi phí tài chính cao hơn (do thời gian giao hàng chậm hơn) và chi phí vận chuyển nội địa. Sau cùng, giải pháp này sẽ khiến chính phủ Braxin phật ý vì họ sẽ mất doanh thu từ thuế quan do “sự vận chuyển hàng hóa lòng vòng” của Crosswell. Đề xuất này có vẻ không khả quan. Giải pháp thứ 3 do chính Sousa đề xuất. Quy định và thông lệ tại Braxin đòi hỏi tất cả các hàng hóa nhập khẩu phải được cấp phép từ trước thông qua giấy phép nhập khẩu. Để xin được giấy phép này, nhà nhập khẩu phải trình hóa đơn chiếu lệ lên một cơ quan chuyên trách. Thông thường, các hãng xuất khẩu thường viết số tiền thấp hơn của giá hàng hóa trên hóa đơn chiếu lệ để nộp cho cơ quan hữu quan tại Braxin, nhờ vậy tiền thuế nhập khẩu họ phải trả thấp hơn đáng kể. Nhà nhập khẩu có thể chỉ trả 50% giá mua bằng tiền mặt (việc thanh toán được thực hiện bằng tài khoản ngân hàng ở đâu đó bên ngoài Braxin, chẳng hạn như Miami). 50% còn lại sẽ được trả bằng thư tín dụng – con số này sẽ bị đánh thuế. Đồng thời, do hàng rào thuế quan tại Braxin rất phức tạp, giải pháp viết số tiền thấp hơn trên hóa đơn sẽ giúp nhà nhập khẩu tiết kiệm được một khoản lớn. Số tiền tiết kiệm đó sẽ được chuyển cho khách hàng dưới dạng giá sản phẩm thấp hơn. Tranzonic là doanh nghiệp thương mại đã được niêm yết trên sàn chứng khoán và việc viết số tiền thấp hơn trên hóa đơn với mục đích trốn thuế tại Braxin sẽ vi phạm các quy định về chứng khoán của Hoa Kỳ. Phương thức viết số tiền thấp hơn trên hóa đơn rõ ràng không phải là giải pháp hợp lý trên cả phương diện đạo đức lẫn phương diện pháp lý. Sự Khác Biệt Về Mức Lãi Suất Trong lúc dùng bữa trưa bàn việc kinh doanh với chủ sở hữu một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Rio de Janeiro, anh em nhà Mathieux được biết các doanh nghiệp nước ngoài (ví dụ như các hãng sản xuất ô tô của châu Âu hay các hãng dệt may của Trung Quốc) đã đưa ra mức giá sản phẩm thấp hơn so với các doanh nghiệp sở tại bằng cách tận dụng mức lãi suất cao của Braxin. Tỷ lệ lãi suất vay tại Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi (lãi suất tiền gửi) tại Braxin, và tỉ giá hối đoái ổn định tạo cơ hội để kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch tỉ giá dựa trên lãi suất mở. Tiền đề của chiến lược căn bản là khả năng thỏa thuận được các điều khoản mở rộng từ người bán (Crosswell International) và nhận thanh toán từ nhà phân phối Braxin (Leonardo Sousa) một cách nhanh chóng. Nếu Material Hospitalar có khả năng có được điều khoản tín dụng 180 ngày hoặc một thư tín dụng chuẩn 180 ngày từ Crosswell, doanh nghiệp có thể bán hàng trong thị trường nội địa lấy tiền mặt trong vòng 30 ngày sau khi nhận hàng từ cảng. Khoản tiền mặt 12

International Corporate Finance

đó sẽ được đầu tư vào khoản tiền gửi bằng đồng Real với lãi suất tương đối cao. Sau 4 hoặc 5 tháng, khi Crosswell đáo hạn thanh toán hàng hóa, khoản tiền gửi sẽ được đóng lại và lợi nhuận sẽ được bù sang chi phí mua hàng trước đó. Điều này sẽ giảm R$2/hộp, giúp thanh toán phần chi phí của nhà phân phối như đã nêu trong phân tích tại Bảng 4. Dĩ nhiên, điều này chỉ đúng nếu tỷ giá hối đoái đồng Real/Đôla ổn định trong suốt quá trình. Anh em nhà Mathieux cũng nhận thức sâu sắc rằng sự khác biệt về mức lãi suất không thể tồn tại dài hạn. Cuối cùng, mức lãi suất tại Braxin sẽ giảm (giả sử như lạm phát không tăng). Tuy nhiên, trong thời gian ngắn hạn trước mắt, nhiều doanh nghiệp quốc tế vẫn tận dụng tình thế về khác biệt lãi suất để giảm mức giá có lợi và giành thị phần tại Braxin. Anh em nhà Mathieux trở lại Hoa Kỳ, hăm hở tìm kiếm các phương thức thanh toán và cùng với Crosswell xem xét về vấn đề huy động vốn. Các Phương Thức Thanh Toán Một hợp đồng giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu quy định chi tiết nhiều giao dịch trọng yếu, trong đó có phương thức thanh toán. Có 4 phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu có thể áp dụng với nhà nhập khẩu: 1) trả trước; 2) nhờ thu kèm chứng từ; 3) sử dụng thư tín dụng (L/C); và 4) sử dụng tài khoản ghi nợ. Sự khác biệt chính giữa các phương thức này bao gồm: xác định xem bên nào chịu rủi ro thương mại và bên nào chi trả cho các giao dịch – nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu. 1. Trả trước. Nếu nhà nhập khẩu thanh toán trước, nhà nhập khẩu sẽ phải thay người bán chịu toàn bộ rủi ro về những phần không được thực hiện/vi phạm. Do người mua trả tiền hàng trước khi vận chuyển, người mua phải thanh toán toàn bộ giao dịch. Đây nhất thiết là phương thức thanh toán bằng tiền mặt cho hàng hóa giống như hàng bán lẻ. 2. Nhờ thu kèm chứng từ. Thu kèm chứng từ có nghĩa là người mua thanh toán khi nhận được một số chứng từ nhất định (và rõ ràng là không nhất thiết phải nhận được hàng mới thanh toán). Phương thức này còn được gọi là nhờ thu kèm hối phiếu, nhà xuất khẩu phát hành một hối phiếu để bên nhập khẩu thanh toán. Hối phiếu này có thể yêu cầu thanh toán ngay khi bị đòi (hối phiếu trả tiền ngay) hoặc thanh toán sau một số ngày (hối phiếu kỳ hạn). Do đó, hối phiếu kỳ hạn cho phép người mua trì hoãn việc thanh toán và đồng thời là một dạng huy động vốn do nhà xuất khẩu cung cấp. (Khi bên nhập khẩu nhận được một hối phiếu kỳ hạn, người mua sẽ đóng dấu “chấp nhận” lên trên hối phiếu. Một khi đã “chấp nhận”, hối phiếu trở thành một cam kết sẽ trả một số tiền xác định tại một điểm thời gian nhất định trong tương lai cũng tương tự như chứng khoán hay trái khoán. Nếu hối phiếu được một ngân hàng đóng dấu và chấp nhận, nó trở thành “hối phiếu được ngân hàng chấp nhận”)

13

International Corporate Finance

Một nhánh nhỏ của phương thức nhờ thu kèm chứng từ là hối phiếu thuộc loại trơn hay chứng từ. Hối phiếu trơn rất đơn giản và dễ thực hiện: trách nhiệm kiểm soát hàng hóa do người mua đảm nhận cho dù nhà nhập khẩu thanh toán ngay hay chấp nhận thanh toán, điều này gần giống như giao dịch bằng tài khoản ghi nợ. Các hãng đa quốc gia chuyển hàng hóa tới chi nhánh của họ ở nước ngoài thường sử dụng hối phiếu trơn để thực hiện thanh toán (họ tin tưởng các chi nhánh của chính họ sẽ thực hiện thanh toán đúng hạn). Một hối phiếu chứng từ đòi hỏi nhiều chứng từ vận chuyển kèm theo hối phiếu, và người mua phải hoặc thanh toán ngay (hối phiếu trả tiền ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (hối phiếu kỳ hạn) nhằm được sở hữu các chứng từ cần thiết để sở hữu hàng hóa. Rõ ràng là giao dịch bằng hối phiếu chứng từ có một chút thiếu tin cậy hơn vào người thanh toán. 3. Sử dụng thư tín dụng. Một thư tín dụng (L/C) là một dạng bảo đảm thanh toán do ngân hàng cung cấp theo yêu cầu của người mua. Ngân hàng phát hành thư tín dụng cam kết thanh toán cho người bán, hãng xuất khẩu khi nhận được một số chứng từ quan trọng đã được chỉ ra trong điều khoản thư tín dụng. Cam kết thanh toán của ngân hàng giúp nhà xuất khẩu giảm rủi ro thương mại. Thư tín dụng có thể được ngân hàng của bên xuất khẩu xác nhận hoặc không xác nhận, tùy thuộc vào hợp đồng giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Thư tín dụng rất giống hối phiếu chứng từ có kèm thêm sự bảo đảm thanh toán của ngân hàng. Mặc dù nhìn bề ngoài quy trình thanh toán bằng thư tín dụng có vẻ phức tạp, thực chất lại khá đơn giản và chỉ bao gồm sự trao đổi các chứng từ và tiền thông qua các trung gian – thường là các ngân hàng thương mại. 4. Sử dụng tài khoản ghi nợ. Đây là phương thức thanh toán của nhiều giao dịch kinh doanh trong nước trong đó hàng hóa được người bán vận chuyển và một hóa đơn được xuất ra nhằm yêu cầu thanh toán trong thời hạn một số ngày. Các điều khoản tín dụng đi kèm với phương thức thanh toán bằng tài khoản ghi nợ thường chỉ ra tỷ lệ chiết khấu nếu được thanh toán sớm trong thời hạn một số ngày và ngày cuối cùng việc thanh toán đáo hạn (ví dụ với một thanh toán có hạn 30 ngày, nếu thanh toán trong vòng 10 ngày sẽ được chiết khấu 2%, thuật ngữ sẽ ghi lại như sau”2/10 net 30”). Các điều khoản tín dụng trên quốc tế khá đa dạng tùy theo từng quốc gia và thường phản ánh các thông lệ kinh doanh truyền thống trên thị trường một quốc gia. Đề Xuất Quyết định áp dụng phương thức huy động vốn mở rộng được đưa ra làm đặc điểm bán hàng chính đã đưa Leonardo Sousa lên tàu. Nhiệm vụ mà anh em nhà Mathieux phải đối mặt khi mô tả những lợi ích tiềm năng và những rủi ro đi kèm với giải pháp họ đề xuất là rất rõ ràng, song cũng rất thuyết phục. Leonardo Sousa phải hiểu được rằng thành công của chiến lược này phụ thuộc vào sự ổn định của tỷ giá hối đoái R$/US$ và khả năng gom tiền nhanh nhất có thể của 14

International Corporate Finance

ông trong việc kinh doanh sản phẩm tã lót. Bất kỳ sự mất giá đáng kể nào của đồng Real so với đồng Đôla cũng khiến trách nhiệm của Material Hospitalar đối với Crosswell tăng lên, đồng thời đe dọa tính cạnh tranh của sản phẩm Precious trên thị trường Braxin. Doug và Geoff xem xét lại chu trình tài chính có liên quan đến việc xuất khẩu tới Braxin với thư tín dụng 180 ngày (Tại thời điểm đó, Crosswell International có thể vay ngắn hạn tại thị trường đồng Đôla này với các mức lãi suất sau: 30 ngày – 8,4%/năm, 60 ngày – 8,44%/năm, 90 ngày – 8,5%/năm, 120 ngày – 8,51%/năm, 180 ngày – 8,6%/năm). Ít nhất là trong năm đầu tiên, Crosswell

sẽ yêu cầu một thư tín dụng của ngân hàng Braxin trả bằng Đôla Mỹ đã được xác nhận. Chu trình mà họ đang phân tích là về đơn đặt hàng của Leonardo Sousa vào ngày 4 tháng 8 năm 1995. Các chi tiết trong Bảng 5 cho thấy các bước có liên quan nếu Leonardo đặt hàng. Rủi thay, tại thời điểm đó không có hợp đồng hay thỏa thuận ngoại tệ kỳ hạn nào để có thể bảo đảm rằng một tài khoản bằng đồng đôla có lợi khi đồng Real bắt đầu mất giá. Anh em Mathieux đành im lặng vì cả hai người đều tự hỏi đề xuất của họ còn hợp lý hay không.
BẢNG 5: Đề xuất quy trình huy động vốn với thư tín dụng
01/08 02/08 05/08 06/08 07/08 08/08 Nhà nhập khẩu yêu cầu Crosswell đưa ra mức giá Crosswell trả lời qua fax với nội dung: giá FOB Miami là $34,07 Nhà nhập khẩu đồng ý các điều khoản và gửi một đơn đặt hàng tới Crosswell bằng fax Crosswell gửi một hóa đơn chiếu lệ cho nhà nhập khẩu đã đồng ý với các điều khoản và giá cả Nhà nhập khẩu gửi yêu cầu mở thư tín dụng (L/C) tới ngân hàng của mình Ngân hàng của nhà nhập khẩu phát hành L/C và gửi thông báo cho ngân hàng của Crosswell tại Miami rằng một L/C đã được mở dưới danh nghĩa của mình, trong đó có những hướng dẫn về các chứng từ cần có để thực hiện được thanh toán theo L/C. L/C bảo đảm cho việc thanh toán bằng US$ trong thời hạn 180 ngày khi nhận đầy đủ các chứng từ đã quy định. (Nhà phân phối cũng có thể yêu cầu điều khoản tín dụng trong 30, 60, 90 hay 120 ngày, tùy thuộc vào những điều khoản đã thương lượng với Crosswell International trong thời điểm kinh doanh) Ngân hàng của Crosswell International xác nhận L/C Crosswell giao hàng cho một hãng vận chuyển/giao nhận để chuyên chở và gửi hàng theo yêu cầu của người gửi hàng. (Crosswell lưu kho một số lượng tã lót lớn để các đơn hàng có thể được vận chuyển ngay lập tức nếu có yêu cầu) Crosswell muốn được thanh toán toàn bộ số tiền ngay hơn là phải đợi 180 ngày. Chuẩn của công ty là thêm phần chiết khấu trên tổng số tiền trên hóa đơn của nhà nhập khẩu. Công ty vận tải xuất vận đơn. Crosswell xuất hối phiếu kỳ hạn dưới danh nghĩa ngân hàng của Crosswell (do ngân hàng của Crosswell đã xác nhận L/C) và trình các chứng từ cho ngân hàng này. Ngân hàng của Crosswell “chấp nhận” hối phiếu kỳ hạn tạo nên hối phiếu được ngân hàng chấp nhận. Tại thời điểm này, Crosswell có thể lựa chọn chờ đợi được thanh toán trong 180 ngày hay trình thư tín dụng có kỳ hạn 180 ngày cho ngân hàng của mình để được thanh toán lúc này. Nếu yêu cầu thanh toán ngay lúc đó, công ty sẽ nhận được số tiền đã quy định trừ đi phí chiết khấu do ngân hàng của mình đề ra. Mức chiết khấu bằng với lãi suất vay ngắn hạn của công ty tại Hoa Kỳ vào ngày 04.08.1995. Mức chiết khấu thay đổi tùy thuộc vào số ngày trong điều khoản thư tín dụng. Ngân hàng của nhà xuất khẩu gửi các chứng từ cho ngân hàng của nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu nhận được hàng Nhà nhập khẩu bán hàng cho các công ty bán lẻ và được các công ty này thanh toán bằng tiền mặt.Nhà nhập khẩu gửi cho Crosswell một số tiền gửi trong tài khoản tiết kiệm trong 5 tháng Nhà nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng Braxin, ngân hàng này khi đó sẽ thanh toán cho ngân hàng của Crosswell (180 ngày sau khi vận chuyển hàng)

09/08 12/08

13/08

14/08 06/09 10/09 10/02

15

International Corporate Finance
Phụ lục A: Một số số liệu tài chính chọn lọc của công ty Tranzonic (cuối các năm tài chính 28, 29 tháng 2)
Doanh thu Lợi nhuận từ hoạt động Lợi nhuận trước thuế thu nhập và hiệu quả tích lũy Thuế thu nhập Lợi nhuận trước hiệu quả tích lũy của những thay đổi trong kế toán Hiệu quả tích lũy của những thay đổi trong kế toán Lợi nhuận ròng Các con số trên cổ phiếu Lợi nhuận trước hiệu quả tích lũy Hiệu quả tích lũy của những thay đổi trong kế toán Lợi nhuận ròng trên cổ phiếu thường Cổ tức bằng tiền mặt Trên cổ phiếu thường loại A Trên cổ phiếu thường loại B Tổng tài sản Nợ dài hạn Vốn cổ đông Vốn cổ đông trên cổ phiếu thường Cổ phiếu thường do nhà đầu tư nắm giữ, chưa bị công ty mua lại 1994 131.182.128 4.858.423 4.599.265 1.800.000 2.799.265 2.799.265 1993 119.951.373 6.816.888 6.785.982 2.572.000 4.213.982 4.213.982 1992 110.717.585 7.193.019 7.411.281 2.835.000 4.576.281 4.576.281 1991 107.333.543 6.714.882 6.953.690 2.635.000 4.318.690 4.318.690 1990 96.705.806 5.541.952 5.914.428 1.746.000 4.168.428 701.500 4.869.928

,80 ,80

1,19 1,19

1,29 1,29

1,23 1,23

1,15 ,19 1,34

,18 ,34 73.537.946 9000.000 47.479.072 13,75 3.452.038

,165 ,325 63.675.545 2.900.000 46.328.637 13,21 3.507.838

,16 ,32 58.015.061 195.000 42.743.659 12,32 3.468.128

,16 ,28 52.515.283 195.000 38.848.871 11,24 3.456.934

,16 ,28 49.498.159 1.022.770 36.103.517 10,31 3.500.149

Trong năm tài chính 1994, công ty trích $1.300.000 trong thu nhập từ hoạt động ($792.000 sau thuế hay 22 cent trên cổ phiếu) để chi trả cho vấn đề tái cơ cấu phòng ban phụ trách vấn đề nhà kho (Housewares Division). Năm tài chính 1990 đã chứng kiến hiệu quả tích lũy/hiệu quả cộng dồn của những thay đổi trong hạch toán thuế thu nhập Phụ lục B: Báo cáo lợi nhuận hợp nhất (Cuối các năm tài chính: 28.02.1994 và 1993 và 29.02.1992) 1994 1993 Doanh thu $131.182.128 119.951.373 Chi phí Giá vốn hàng bán 87.493.123 78.470.393 Các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 37.530.582 34.664.092 Chi phí tái cơ cấu 1.300.000 126.323.705 113.134.485 Lợi nhuận từ hoạt động Thu nhập từ lãi Chi phí trả lãi Lợi nhuận trước thuế thu nhập Thuế thu nhập Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng trên cổ phiếu thường 4.858.423 54.369 (313.527) 4.599.265 1.800.000 $2.799.265 $,80 6.816.888 96.304 (127.210) 6.785.982 2.572.000 4.213.982 1,19

1992 110.717.585 71.604.322 31.920.244 103.524.566 7.193.019 280.853 (62.591) 7.411.281 2.835.000 4.576.281 1,29

16

Similar Documents

Premium Essay

Crosswell International

...A06-97-0002 Crosswell International It is August 4, 1995, and the Mathieux brothers, Doug and Geoff, were concluding a summer-long effort of developing the Brazilian market for Crosswell International (U.S.). Crosswell’s president and CEO, Hector Lans, is convinced that Precious Ultra Thin Baby Diapers will be a big seller in Brazil. In their role as brokers for Crosswell, the Mathieuxs have been exploring a number of different distribution channels in the Brazilian market. To date, the distributor response to Precious diapers has been enthusiastic, particularly in light of Precious diapers’ superior quality compared to locally manufactured alternatives. The problem, however, is the price. Brazilians base many purchasing decisions — at least in regard to disposable diapers — on cost, not on quality. The Mathieuxs find that distributors do not believe they can compete in the market with the relatively high prices offered by Crosswell, even with higher quality diapers. After much debate over how to improve the price competitiveness of Precious diapers, the Mathieuxs believe they may have found a solution. Their proposal is to combine extended credit terms to local distributors with Brazil’s high domestic interest rates to effectively lower the diapers’ price to Brazilian consumers. The Brazilian Diaper Market Until the latter part of the 1980s, most Brazilians had never heard of a disposable diaper, and not surprisingly, the disposable hygiene market in Brazil...

Words: 7736 - Pages: 31

Premium Essay

International Trade Finance

...C H A P T E R 19 International Trade Finance Financial statements are like fine perfume: to be sniffed but not swallowed. —Abraham Brilloff. LEARNING OBJECTIVES ◆ Learn how international trade alters both the supply chain and general value chain of the domestic firm, thereby beginning the globalization process in the trade phase. ◆ Consider what the key elements of an import or export transaction are in business. ◆ Discover how the three key documents in import/export, the letter of credit, the draft, and the bill of lading, combine to both finance the transaction and to manage its risks. ◆ Identify what the documentation sequence is for a typical international trade transaction. ◆ Learn how the various stages and their costs impact the ability of an exporter to enter a foreign market and potentially compete in both credit terms and pricing. ◆ See what organizations and resources are available for exporters to aid in managing trade risk and financing. ◆ Examine the various trade financing alternatives. The purpose of this chapter is to explain how international trade, exports and imports, is financed. The contents are of direct practical relevance to both domestic firms that just import and export and to multinational firms that trade with related and unrelated entities. The chapter begins by explaining the types of trade relationships that exist. Next, we explain the trade dilemma: exporters want to be paid before they export and importers do not want to pay until...

Words: 14018 - Pages: 57

Premium Essay

International Finance Crosswell's Brazilian Diapers

...Page 39 International Trade Finance The purpose of this chapter is to explain how international trade—exports and imports—is financed. The contents are of direct practical relevance to both domestic firms that merely import and export and to multinational firms that trade with related and unrelated entities. The chapter begins by explaining the types of trade relationships that exist. Next we explain the trade dilemma: exporters want to be paid before they export and importers do not want to pay until they receive the goods. The next section explains the benefits of the current international trade protocols. This discussion is followed by a section describing the elements of a trade transaction and the various documents that are used to facilitate the trade’s completion and financing. The next section identifies international trade risks; namely, currency risk and noncompletion risk. The following sections describe the key trade documents, including letters of credit, drafts, and bills of lading. The next section summarizes the documentation of a typical trade transaction. This section is followed by a description of government programs to help finance exports, including export credit insurance and specialized banks such as the Export-Import Bank of the United States. Next, we compare the various types of short-term receivables financing and then the use of forfaiting and countertrade for longer term transactions. The mini-case at the end of the chapter, “Crosswell International’s...

Words: 15834 - Pages: 64

Premium Essay

Finance

...End-of-Chapter Question Solutions 1 ____________________________________________________________________________________________ CHAPTER 23: INTERNATIONAL TRADE FINANCE 1. Trade dilemma. What is meant by the term ‘trade dilemma’? International trade must work around a fundamental dilemma. Imagine an importer and an exporter who would like to do business with one another. They live in different countries located far apart. They have never met. They speak different languages. They operate in different political environments. They worship different gods (each capitalizes “God” in the home religion and uses a lower case “god” for foreign religions!). They come form cultures that have different standards for honoring obligations to other persons and different ways to settle disputes. They both know that if they default on an obligation, the other party will have a hard time catching up to seek redress. Although it might be too harsh to say they don’t trust one another, each has perfectly valid reasons for being very cautious in dealing with the other. Because of the distance between the two, it is not possible to simultaneously hand over goods with one hand and accept payment with the other. 2. Basic documents of trade. What are the three basic documents used in trade with unrelated parties? The fundamental dilemma of being unwilling to trust a stranger in a foreign land is solved by using a highly respected bank as intermediary. A greatly simplified view is described in Exhibit...

Words: 5877 - Pages: 24

Free Essay

Phd in New Zealand

...INTERNATIONAL DOCTORAL STUDY ADMISSION APPLICATION PROCESS Application submitted via eVision Internationa Office send to department for approval Returned to International Office and processed Returned incomplete, sent back to department Emailed to GRS for approval at the weekly GRC meeting Candidate awaits outcome of Scholarship application Doctoral office emails result to the International Office who then update eVision Candidate accepts offer in eVision International Office emails confirmation of start date to GRS Awarded Declined Candidate Declines offer of place via eVision Doctoral Office processes enrolment Candidate completes declaration in eVision FINISHED! Updated 19 December 2014 INTERNATIONAL DOCTORAL STUDY ADMISSION APPLICATION PROCESS DEFINITION: International candidate = First year, never studied at the University of Otago before. Candidate makes application (Candidate has already received unofficial approval from the primary supervisor and their department before beginning the process) Candidate contacts the International Office and applies via eVision and the application goes to the International Office portal. Application is sent to the department for approval/signing by the following people; Primary supervisor, HOD primary department (if applicable), Dean (if applicable), PVC delegate for the Division If there are co-supervisors in any other departments it then goes to the following people within...

Words: 403 - Pages: 2

Free Essay

Crosswell

...SCHOOL OF BUSINESS AND MANAGEMENT LEN RUSHFIELD MBA 610.63 INTERNATIONAL FINANCE SPRING 2005 WEDNESDAY 6:00 PM – 10:00 PM WESTLAKE VILLAGE CENTER SYLLABUS 1 International Finance MBA 610.63 Westlake Village Center Wednesday 1/5-2/16/05 Len Rushfield (310) 474-5848 (603) 843-9683 (efax) leonard.rushfield@pepperdine.edu/ asiaptner@aol.com Course Objectives MBA 610.63 is intended to provide a foundation of understanding of international finance and the critical options for corporate financial management within the global markets. Intensive reading will establish the basis of information on international financial structure, processes and techniques. Cases will identify important real issues and provide experience in understanding alternative solutions and developing methods to reach these solutions. Course Description The course explores the responsibilities of financial managers of multinational firms or firms with multinational affiliates, suppliers, or product markets. Topics covered emphasize exchange rate risks and hedging using derivative securities such as futures contracts, forward contracts and options. International payment mechanisms and financing and trade strategies are examined and applied in a shareholder-value maximization framework. Texts and Course Materials Fundamentals of Multinational Finance, 2003, Moffett, Stonehill and Eiteman; Addison Wesley; ISBN-0-201-84484-2. Cases in International Finance, 2000; Moffett; Addison Wesley; ISBN 0-20170086-7 ...

Words: 1462 - Pages: 6

Premium Essay

Three Problem Areas of Walmart

...employees fall under some type of labor union to protect the employee’s job security and vestments in the company. Will interview, analyze and research employee background information in the different countries as well as understand how Wal-Mart decided to execute labor contracts in some countries unlike in the United States. 2. Wal-Mart has another issue regarding how the suppliers are treating the workers internationally. According to the International Herald Tribune, some of the shareholders of Wal-Mart are requesting that some of the countries have to disclose how the suppliers are treating the workers. It would be interesting to further investigate how the suppliers treat their workers in the United States. 3. Wal-Mart is considering a five year plan to reduce the cost of their healthier foods and request food manufacturers produce healthier products at a lower cost according to The Globe and Mail (Canada). Wal-Mart is a stickler for trying to get the cheapest wholesale cost of everything and sale to the massive of international consumers. With that being said, acting as a shareholder would like for Wal-mart to disclose the progress of the five year plan proposed in...

Words: 270 - Pages: 2

Premium Essay

Economy in Canada

...In 2008 when the global economy took a turn for the worst Canada managed to come out on top. This is thanks to the export of natural resources and commodities. The Canadian government immediately took charge and start making budget cuts in order to have a full recovery by 2015. (D.R., 2011) Canada has a large threat in its path; its dependence on the outside world. Canada fared much better than was expected while other countries throughout the world declined and fell into a recession. There are nine specific key indicators that are important to consider when talking about Canadian economy. These are employment, unemployment, composite leading index, housing starts, consumer price index, real gross domestic product, retail sales volume, merchandise exports, and merchandise imports. (Statistics Canada, 2011) Employment and Unemployment In November 2011 the unemployment rate was set at 7.4%. The average unemployment rate in Canada from 1976 to 2010 was 8.53. (Trading Economics, 2011)The employment force is the number of people employed plus the number of people looking for employment. (Trading Economics, 2011) Unemployment includes those not looking for work, people in the military, and people institutionalized. (Trading Economics, 2011) Canada was able to add 93,000 jobs in June 2011, in effect dropped the unemployment rate to below the 8% mark. The gains in the labour force will offset nearly all of the losses that were a result of the downturn in 2008. (Contenta...

Words: 1164 - Pages: 5

Premium Essay

Eco 561 Week 2

...Week 2 University of Phoenix Eco/GM 561 When a country decides on something that they are going to produce this product has to set them apart from other countries. A country bases their product on factors such as how much it costs them to produce it and if it sets them apart from the competition. A comparative advantage is the driving force of production for every country. In this paper we will discuss comparative advantage, abundant factors in the production of certain products, recommendations for the country to specialize in, and industries the country of my choice protects (if any). For the purpose of this paper I have chosen to explore the Netherlands and their comparative advantage. I chose this country for personal reasons as my father was born and raised in The Netherlands until he came to the United States at sixteen years of age. When you first think of the Netherlands you might think cheese or Tulips as they are well known for both of those products. The Netherlands has a high comparative advantage when it comes to skilled labor intensive work. First, let’s explore what comparative advantage is. Investopedia.com explains comparative advantage as “an economic law that demonstrates the ways in which protectionism is unnecessary in free trade. Comparative advantage argues that free trade works even if one partner in a deal holds absolute advantage in all areas of production- that is, one partner makes products cheaper, better and faster than its trading partner”...

Words: 1301 - Pages: 6

Premium Essay

Introduction of the Italian Tariff Policy

...which is not subject to any trade barriers or tariffs, and 56.8 percent of Italian exports, went to other EU countries in 1999. Italy's main export destinations within Europe are Germany (16.4 percent), France (12.9 percent), the United Kingdom (7.1 percent), Spain (6.3 percent), and the Netherlands (2.9 percent). The country's biggest commercial partner outside Europe is the United States, which takes 9.5 percent of Italy's export goods. Trade (expressed in billions of US$): | | exports | Imports | 1975 | 34.988 | 38.526 | 1980 | 78.104 | 100.741 | 1985 | 76.717 | 87.692 | 1990 | 170.304 | 181.968 | 1995 | 233.998 | 206.040 | 1998 | 242.332 | 215.887 | | | | SOURCE: International Monetary Fund. International Financial Statistics Yearbook 1999. | Recently, a number of Asian countries have...

Words: 604 - Pages: 3

Free Essay

Foreign Aid and Development of Bangladesh

...Introduction: Foreign Aid any capital inflow or other assistance given to a country which would not generally have been provided by natural market forces. In Bangladesh, foreign aid serves to bridge the gap between savings and investments and make up the deficits in the balance of payments. Foreign aid is a major means of financing the country's economic development. Economic literature generally classifies foreign aid into four main types. First, the long-term loans are usually repayable by the recipient country in foreign currency over ten or twenty years. Secondly, the soft loans repayable in local currency or in foreign currency but over a much longer period and with very low interest rates. The softest are the straight grants often given to the less developed countries. Sale of surplus products to a country in return for payment in the country's local currency is the third type and finally, the technical assistance given to the developing countries comprises the fourth type of foreign aid. Foreign aid is more like an investment in a risky market situation. The relative weighting of advantages and disadvantages depends on the planning behind the foreign aid and how well-orchestrated it is. Economic advantages: stimulated economic development in the receiver's country (better infrastructure, more education etc.) leads to economic growth. It can also create jobs as increased investment leads to more employment; this means less needs to be spent on unemployment benefits...

Words: 4859 - Pages: 20

Premium Essay

Tariff and Non Tariff

...Tariff barriers Tariffs, which are taxes on imports of commodities into a country or region, are among the oldest forms of government intervention in economic activity. They are implemented for two clear economic purposes. First, they provide revenue for the government. Second, they improve economic returns to firms and suppliers of resources to domestic industry that face competition from foreign imports. Tariffs are widely used to protect domestic producers’ incomes from foreign competition. This protection comes at an economic cost to domestic consumers who pay higher prices for import competing goods, and to the economy as a whole through the inefficient allocation of resources to the import competing domestic industry. Therefore, since 1948, when average tariffs on manufactured goods exceeded 30 percent in most developed economies, those economies have sought to reduce tariffs on manufactured goods through several rounds of negotiations under the General Agreement on Tariffs Trade (GATT). Only in the most recent Uruguay Or Simply Import duties or taxes imposed on goods entering the customs territory of a nation. Imposes for revenue collection, protection of domestic industry, political control. Non Tariff Barriers Nontariff barriers (NTBs) refer to the wide range of policy interventions other than border tariffs that affect trade of goods, services, and factors of production. Most taxonomies of NTBs include market-specific trade and domestic policies affecting...

Words: 709 - Pages: 3

Premium Essay

Competiting in International Markets

...STRATEGIES FOR COMPETING IN INTERNATIONAL MARKETS: A GLOBAL INDUSTRY PERSPECTIVE Why Companies Expand into Foreign Markets Companies opt to expand outside their domestic market for any of four major reasons: * To gain access to new customers, raw materials, capital, skills and expertise – expanding into foreign firms offers the potential for increased revenues, profits, and long term growth even more so when home markets are mature. * To achieve lower costs and enhance the firm’s competitiveness - Sales volume from one country isn’t enough to fully capture manufacturing economies of scale. * To capitalize on its core competencies - A company with a competitively valuable competency or capability might be able to leverage themselves and make this competency work in a foreign market, too. * To spread its business risk across a wider market base - Companies may move abroad to diversify their risk associated with being in a single economy (e.g. foreign exchange risk, political risk). If the economy in one area falls, the firm might be ok in different economic markets. In addition to why companies expand into foreign markets, there are four other situational considerations unique to international operations: * Country to Country Cost Variations – Differences in wage rates, workers productivity, inflations rates, energy costs, tax rates, government regulations, etc crate sizeable variations in manufacturing costs from country to country. Plants in some countries...

Words: 3082 - Pages: 13

Premium Essay

Domestic Activities

...labor practices in other countries but I also know that here in America they always hiring but decreasing the hours of current employees while capitalizing on their foreign business since they more than likely are getting “cheap labor” which is wrong. That goes back to the fact that even though international trade contribute to economic activity and employment, some still believe that the U.S. should not be a participant in international trading. Americans main concern here is job loss to countries like Asia and Latin America. The fact that economists have not done a particularly good job explaining international trade and how losses from trade, it is often highly publicized while the gains are less visible and spread around broadly it goes unnoticed. The loss of job fallacy comes into perception by not distinguishing between employment in specific industries and general employment levels in the economy. Open trade does not lead to loss of domestic jobs. It actually lead to increased domestic employment. But it is true that open trade can result in elimination of jobs in specific sectors of the economy. Government can save specific jobs but the cost can be substantial doing so. International trade allows other countries to specialize in what they do best and attain the things that are difficult to produce. Resources are more proficiently used on a...

Words: 344 - Pages: 2

Free Essay

Agricultural Subsidies and Development

...Agricultural Subsidies and Development In recent decades, rich countries and organizations have taken measures to preserve their agro industry. In many of the largest countries as a measure to stimulate the production, subsidy is made for the proceedings or part of the necessary crops. Nowadays we are faced in a big question: What is the impact of these subsidies on world market prices and the producers do not receive subsidies for their production? There are many opinions from different parts of the world and it is like that because each country has its own point of view and depends how much are they involved in the situation. I will try to distinguish myself and to be objective. I think that if the subsidies were removed overnight the impact on the average consumer and producer will be very bad. Family farmers will be driven into bankruptcy and this will lead to production falls. With less production the market will have risen on food prices and this will reflect directly to the average consumer. Another thing that will probably happen is that big corporation will continue their growth and they will kill smaller farmers with their prices. This will cause no competition in the agriculture and will lead to unfairly high prices. Another important thing that may occur is the lower quality of the products, because every farmer corporation will try to get as much as they can and they will no longer care about the quality because the competition is gone. I think that the benefits...

Words: 770 - Pages: 4