Free Essay

Different Type of Friend

In:

Submitted By dauhamnam
Words 7170
Pages 29
Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh

Lời mở đầu

Trong hoc tiếng, dạy tiếng nói riêng cũng như trong giao tiếp nói chung câu nghi vấn được sử dụng với tần suất cao. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng và khả năng ứng dụng của loại câu này trong phạm vi rộng rãi của đời sống.

Rất nhiều các tác giả trong nước cũng như nước ngoài đã đề cập hoặc thực hiện việc phân tích, nghiên cứu, đối chiếu câu nghi vấn giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề , chúng tôi đã tìm hiểu các bài viết, các bài nghiên cứu về câu nghi vấn và đặc biệt quan tâm tới bài nghiên cứu “Đối chiếu câu nghi vấn Việt-Anh” của tác giả Lê Quang Thêm mà các luận điểm của nó sẽ được chúng tôi trình sau đây:

I . Câu hỏi

1.Định nghĩa:

Câu hỏi là loại câu có mục đích chính là tìm kiếm thông tin chưa biết chưa hiểu. Câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Tuy nhiên có những loại câu có hình thức là câu hỏi nhưng mục đích không tương ứng.

2. Phân loại:

Theo mục đích phát ngôn có thể phân câu hỏi thành hai loại sau:

-Câu hỏi chính danh: câu hỏi dùng đúng nghĩa , đúng mục đích là để tìm kiếm thông tin và cần trả lời thông tin đó. Nói cụ thể hơn, câu hỏi chính danh là câu hỏi có đặc điểm: Người hỏi không biết câu trả lời hoặc là người hỏi muốn biết câu trả lời và hướng tới người đối thoại để nhận được thông tin chưa biết đó.

- Câu hỏi phi chính danh: Câu hỏi dùng với các mục đích khác có trong giao tiếp và tư duy hết sức đa dạng.

Câu hỏi chính danh là bộ phận cốt lõi của các loại câu hỏi trong mọi ngôn ngữ. Trọng tâm chính của phần đối chiếu ở bài nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở cấu trúc –ngữ ngĩa câu hỏi chính danh.

II. Phân loại câu hỏi Việt-Anh

1. Phân loại câu hỏi tiếng Việt

Khi phân tích nhận diện câu hỏi, các nhà Việt ngữ học căn cứ vào nghĩa và cấu trúc đã phân ra hai kiểu loại:

-Câu hỏi lựa chọn

-Câu hỏi không lựa chọn

a. Câu hỏi lựa chọn

Định nghĩa:

“Câu hỏi lựa chọn là kiểu câu hỏi trong đó có các khả năng lựa chọn, tức là các điểm mốc đánh dấu phạm vi dao động bấp bênh trong nhạn thức của người nói, cũng đươc biểu hiện trên bề mặt câu.”

Phân loại:

Câu hỏi lựa chọn có 3 tiểu loại nhỏ:

-Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: hay/hay là

-Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: có…không, phải không.

-Câu hỏi lựa chọn với tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé.

Dưới đây là một số thí dụ và đặc điểm cần chú ý ở mỗi tiểu loại:

Tiểu loại dùng hay/hay là:

Ví dụ: Mình hay là cậu sẽ đi chợ ngày mai?

Chúng ta nên chọn sơn tường màu xanh hay màu vàng?

Khả năng lựa chọn có thể được nêu rõ trong câu hỏi, đó là:mình/cậu; màu xanh/màu vàng. Hoặc cũng có khả năng lựa chọn gộp: cả mình cả cậu, cả màu xanh cả màu vàng, lựa chọn loại trừ: không mình không cậu, không màu xanh không màu vàng, hoặc lựa chọn lần lượt: mình rồi cậu,…

Điều cần chú ý trong câu hỏi lựa chọn có tính liệt kê thì không nên liệt kê nhiều đối tượng một lúc. Ví dụ:

Ta nên học tiếng Nhật hay tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức…?

Cũng không nên liệt kê đối tượng lựa chọn không cùng loại quy chiếu (reference). Ví dụ không nói:

Chúng ta nên làm bài tập hay mua xe?

Bởi vì về hình thức cấu tạo thì đúng quy cách mà không phù hợp với nội dung ngữ nghĩa, không thuận lối tư duy.

Tiểu loại dùng: có…không, …phải không, đã…chưa,…

Ví dụ:

Cậu có đi chơi không?

Cậu đã ăn cơm chưa?

Cậu làm xong bài tập rồi phải không?

Trong tiểu loại câu hỏi này thường có hai vế lựa chọn trái ngược nhau có-không, đã-chưa. Thường câu hỏi vế khẳng định, tốt bao giờ cũng ở vế trước; vế phủ định, không tốt ở phía sau. Trường hợp không có phân biệt hai vế thi tiểu từ không đứng cuối câu hỏi. Ví dụ:

Ta nên đi tới đó không?

Tiểu loại dùng tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé,…

Trong Việt ngữ có một số tiểu từ tình thái tham gia vai trò cấu tạo câu hỏi lựa chọn. Đó là những tiểu từ như: à, hả, nhỉ, nhé, ư,sao, chứ,…những tiểu từ này thường đứng ở vị trí cuối câu và vai trò của nó như là ngữ điệu kết thúc câu hỏi. Ví dụ:

Ngày mai cậu về quê à?

Cậu giận mình thật ư?

Cô ta đang nói cái gì thế nhỉ?

Cậu làm gì thế hả?

Cậu sẽ không nói với ai điều đó chứ?

Câu hỏi cấu tạo với tiểu từ tình thái này cũng có thể dùng làm câu tán thán. Song trường hợp ta đang nói là thuộc chức năng câu hỏi lựa chọn, bởi vì người nghe có thể lựa chọn cách và câu trả lời, còn câu tán thán thì không cần câu trả lời.

b. Câu hỏi không lựa chọn

Định nghĩa:

Câu hỏi không lựa chọn là loại câu hỏi thường dùng những từ hay tổ hợp từ hỏi như: ai, gì, nào, đâu, sao, bao giờ, lúc nào, như thế nào, ra (làm) sao,…

Nói là câu hỏi không lựa chọn là vì thông tin cần tìm trong câu hỏi không được người hỏi giới định trước và vì vậy người trả lời tự do cung cấp thông tin liên quan đến phạm vi nói đến và bối cảnh giao tiếp giả định. Ví dụ:

Ai đã làm vỡ bình hoa?

Cô ấy là người như thế nào?

Sao cậu lại làm thế?

Phân loại

Có thể nói, phạm vi chủ đề dùng câu hỏi cấu tạo từ với từ hoặc tổ hơp từ hỏi này khá đa dạng, phong phú. Dưới đây là một số phạm vi. Ví dụ:

- Hỏi về người:

Ai thế?

Ai dạy cậu môn tiếng Anh?

- Hỏi về vật:

Cái gì vậy?

Chị tìm gì?

- Hỏi về cách thức, địa điểm, tính chất:

Cậu ấy là người như thế nào?

Công việc sẽ tiến hành ra sao?

Cậu về nhà bằng cách nào?

- Hỏi về vị trí:

Quê bạn ở đâu?

Bạn để quyển sách đó ở chỗ nào?

- Hỏi về thời gian:

Khi nào cậu làm xong việc?

Bao giờ cô ấy trở lại?

- Hỏi về nguyên nhân:

Vì sao em không làm bài tập?

Tại sao em đi học muộn?

- Hỏi về số lượng:

Bác xây ngôi nhà này hết bao nhiêu tiền?

Em cần mua bao nhiêu quyển vở?

Đáng chú ý là trong câu hỏi về thời gian, từ hỏi có thể kết hợp với giới từ để chỉ thời điểm, chỉ thời gian bắt đầu. Ví dụ:

Cậu ta trở nên chăm chỉ như thế từ bao giờ?

Vào lúc nào chúng ta sẽ gặp nhau?

Buổi lễ bắt đầu lúc mấy giờ?

2. Phân loại câu hỏi trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh cũng có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại câu hỏi. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài quan điểm sau:

a. Trong “A University Grammar of English” giới thiệu 2 loại câu hỏi: Wh.question và Yes-No question.

- Wh.questions: là loại câu hỏi có chứa từ nghi vấn (từ để hỏi). Từ nghi vấn có thể là một từ đơn (Ví dụ: what, who, where,when, how…) hoặc một cụm từ (what for, where to, why not, how long, how many,…)

Ví dụ: When are you going to married?

What do you come here for?

- Yes-No questions: là loại câu hỏi yêu cầu câu trả lời là Yes hoặc No. Trả lời Yes là đúng, đồng ý, và vế tiếp theo là ở khẳng định. Trả No là không đồng ý và vế tiếp theo là dạng phủ định.

Ví dụ: 1. Can you speak Japanese?

No, I can’t .

2. Do you love me?

Yes, I do

b. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Anh” (Bùi Ý và Vũ Thanh Phương) đề cập 4 loại câu hỏi:

- Câu hỏi chung (general question hay còn gọi là Yes-No questions)

- Câu hỏi đặc biệt (special questions hay còn gọi là Wh.questions)

- Câu hỏi lựa chọn (alterative questions): Là loại câu hỏi đưa ra nhiều khả năng lựa chọn có sử dụng kết từ OR.

Ví dụ : Would you like tea or coffee?

Does he like apples or bananas?

- Câu hỏi láy lại (tags questions tức câu hỏi đuôi): là loại câu hỏi được đưa ra là một mệnh đề nhưng không hoàn toàn chắc chắn về tính đúng sai của mệnh đề đó.

Ví dụ: He is good at English, isn’t he?

Don’t you like cats, do you?

c. Trong một số công trình khác của ngữ pháp tiếng Anh thì người ta chia làm 3 loại:

- Câu hỏi có không (Yes-No questions)

- Câu hỏi Wh. (Wh.questions)

- Câu hỏi lựa chọn (Alternative questions)

Trong 3 loại câu hỏi trên thì người ta lại phân chia loại câu hỏi có-không (Yes-No questions) thành 4 tiểu loại nhỏ:

+ Câu hỏi có trợ động từ như tác tử hỏi đầu câu (Genuine Yes-No questions):

Ví dụ: Do you like it?

Are you married?

+ Câu hỏi láy lại (Tags questions)

Ví dụ: Do you speak English, don’t you?

+ Câu hỏi nhấn giọng (Rhetorical questions): là loại câu hỏi cho mục đích khác hơn là để có được những thông tin câu hỏi yêu cầu:

Ví dụ: Have you no shame?

Are you crazy?

If practice makes perfect, and no one's perfect, then why practice?

+ Câu hỏi dưới hình thức câu kể có sử dụng ngữ điệu:

Ví dụ: A: I want to build a new house.

B: You want to build a new house?

d. Xét trên bình diện ngữ nghĩa-ngữ dụng: có tác giả chia làm 2 loại:

- Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi không lựa chọn

Tổng hợp lại, ta có thể có bảng so sánh các loại câu hỏi chính danh Việt-Anh như sau:

Ngôn ngữ |
Tiếng Việt | Tiếng Anh | Loại câu hỏi |

Câu hỏi lựa chọn |

Câu hỏi không lựa chọn |
Câu hỏi lựa chọn |

Câu hỏi không lựa chọn | | | |

Câu hỏi có-không |

Câu hỏi lựa chọn |

Câu hỏi chứa từ để hỏi |

III. Một số tương đồng và dị biệt câu hỏi việt – Anh
Phạm vi tương đồng và dị biệt xét đến ở đây chủ yếu thuộc bình diện cấu trúc – ngữ nghĩa. Và đối chiếu về một số khuôn hình cấu trúc – ngữ nghĩa cụ thể.

1. Câu hỏi không lựa chọn

a. Câu hỏi về vật và đối tượng hành động:

Để tạo câu hỏi về vật và đối tượng hành động dùng nhiều từ hỏi và khuôn hỏi

Từ hỏi:

- Tiếng Việt:dùng nhiều từ hỏi khác nhau. Các từ hỏi thường gặp như: cái gì, điều gì, chuyện gì, việc gì… Việc dùng từ nào tùy thuộc vào bối cảnh giao tiếp, đối tượng mà người nói, người nghe đề cập đến.

- Tiếng Anh: dùng đại từ nghi vấn: what

Khuôn hỏi:

Khuôn hỏi vật:

- Có một số loại:

+ Từ hỏi có chức năng chủ ngữ:

Ví dụ: - What make you think of doing such a thing?

Cái gì đã khiến anh làm thế?

-What make you decide?

Điều gì đã làm bạn quyết định như vậy?

Khuôn hình hai ngôn ngữ giống nhau: S – V – O

+ Sử dụng ngữ điệu hỏi.

Trong tiếng Việt có thể sử dụng tiểu từ hình thái như Ví dụ trên sử dụng từ: thế, như vậy.

+ Trong tiếng Anh có trường hợp chuyển từ nghĩa hỏi vật sang nghĩa nguyên nhân

Ví dụ: -What happened to make you change?

Tại sao anh lại thay đổi như thế?

- What made him say all those things?

Tại sao cậu ấy lại nói vậy?

+ Từ hỏi có chức năng bổ ngữ:

Tiếng anh: từ hỏi ở đầu câu: What does he want?

Tiếng Việt: từ hỏi thường ở cuối câu. Cậu ta muốn gì?

Khuôn hỏi đối tượng chịu tác động của hành động:

- Từ hỏi có chức năng bổ ngữ:

Tiếng anh: từ hỏi what đặt ở đầu câu

Tiếng việt: từ hỏi gì đặt ở cuối câu và kết hợp với động từ: làm, nói, muốn, cần…

Ví dụ: - Cô ta đã làm gì tôi?

What did she do to me?

- Cô ta muốn làm gì vậy?

What did she want to do?

- Từ hỏi làm vai trò định tố của từ:

Tiếng anh từ hỏi đặt đầu câu

Tiếng việt từ hỏi đặt cuối hoặc giữa câu

Ví dụ: - What did most of the students do?

Phần lớn sinh viên làm việc gì?

- What did books have to do with them?

Những người không học hành cần gì đến sách vở?

Từ những trường hợp dẫn trên ta có:

Khuôn hỏi tiếng Việt: C _ V _ B?

Khuôn hỏi tiếng Anh: O _ V _ S?

Æ Khuôn hỏi về đối tượng và khuôn hỏi về vật trong tiếng Anh và tiếng Việt có điểm giống và khác nhau. Về trật tự thành phần câu, khuôn hỏi về vật giống nhau, khuôn hỏi về đối tượng chịu tác động khác nhau ở vị trí của sub và ob.

b. Câu hỏi về người

Trong tiếng Việt, câu hỏi về người thường dùng từ hỏi.

Ví dụ:

Ai vừa mới nói chuyện với bạn vậy?

Anh ta là ai?

Cậu gọi điện cho ai?

Trong Anh ngữ, dùng từ hỏi « who »

Ví dụ:

Who was her father?

Who wants a cup of coffee?

Who was gone back to Dong Tinh, Hue Cau?

Từ đó ta thấy tiếng Anh và tiếng Việt ta nhận thấy có khuôn hỏi người khái quát:

Giống nhau: về chủ ngữ và định ngữ ² S – V –O

Khác nhau: Việt: ² C – V – B

Anh : ² O - V- S

c. Câu hỏi về địa điểm, về thời gian, về cách thức hay tính chất có dùng từ hỏi.

- Cũng có khuôn hình giống như trên.

- Ví dụ như các câu hỏi về địa điểm :

+ Trong Anh ngữ:

Where did you play football yesterday ?

Where are you going?

+Trong Việt ngữ là:

Hôm qua bạn chơi bóng ở đâu?

Cậu sống ở đâu?

-Câu hỏi về thời gian Việt-Anh:

Bao giờ cậu đi?

Mấy giờ cậu đi ngủ?

When will you have to leave?

What time do you go to bed?

d.Từ hỏi về cách thức thế nào, như thế nào, ra sao – How…, về nguyên nhân: vì sao, tại sao, vì lí do gì… – Why…

Ví dụ:

How was the journey?

How do you mean “ smart clothes”

How do you like your coffee?

Từ hỏi về nguyên nhân: vì sao, tại sao, vì lí do gì – why

Ví dụ: Why didn’t you decorate the house yourself?

Why don’t we go out for a meal?

Từ những Ví dụ trên ta thấy, khi dùng câu hỏi, đối chiếu với câu hỏi không lựa chọn có từ và tổ hợp từ nghi vấn cần chú ý không chỉ 1 khả năng tương ứng như: who-ai, what-gì, which- cái gì, where – đâu… mà thường có nhiều tổ hợp từ đối ứng trong trong Anh- Việt ngữ: for what- để làm gì, for which reason- vì lí do nào, where to- tới đâu

Các đại từ nghi vấn trong Anh ngữ và Việt ngữ thường có vai trò chủ thể, chủ ngữ hoặc bổ ngữ

Ví dụ: Who loves Fiona?

What makes you cry?

Trong tiếng Anh và tiếng Việt, loại câu hỏi mà từ nghi vấn được dùng để hỏi nguyên nhân (why-tai sao, for what reason, for which reason) đều cùng vị trí đầu câu, đều thực hiện chức năng trạng ngữ trong câu.

Ví dụ:

For what reason did many people leave for big cities?

For which reason do birds migrate?các thành phố lớn?

Vì lí do gì mà nhiều người bỏ quê hương để đế?

Vì lí do nào mà chim di trú?

Trong trường hợp từ nghi vấn không phải là S thì trong Tiếng Việt không còn các tác tử (operators: auxiliaries, modals or tobe) đứng trước S của câu hỏi như trong tiếng Anh và từ nghi vấn “ai” đứng sau động từ trong tiêng Việt. Từ nghi vấn “who” trong tiếng Anh đứng đầu câu và dùng tác tử đặt trước S.

Ví dụ:

Who did you help?

Who was woman with black hat?

Bạn giúp ai?

Cuối câu Wh- question phải xuống giọng. Trong tiếng Việt không cần ngữ điệu

Trong tiếng Anh từ nghi vấn “ when” chỉ đứng đầu câu trong câu hỏi loại này. Thời gian trong câu trả lời phụ thuộc vào thì.

Ví dụ:

A: When you are going to get maried?

B: Next year.

A: When did you get maried?

B: Two year ago.

Trong tiếng Việt từ “ khi nào, bao giờ, lúc nào..” đứng ở hai vị trí đầu và cuối câu. Khi đứng ở đầu câu, nó đề cập đến thời gian của hành động trong tương lai và nếu ở cuối câu thì nó đề cập đến hành động ở quá khứ

Ví dụ:

A: Khi nào em tốt nghiệp đại học?

B: Sang năm.

A: Em tốt nghiệp đại học khi nào?

B: Năm ngoái.

Khi nào về phương tiện đi lại trong tiếng Anh, người ta thường dùng “how” (như thế nào)

Ví dụ:

A: How do you go to school?

B: By bicycle.

Trong tiếng Việt thì nói đi “ bằng phương tiện gì” (by what)

Ví dụ: A: Anh đi bằng phương tiện gì?
B: Bằng xe máy.
(còn tiếp)

Được sửa bởi Trinh Thi Ngat ngày 25/11/09, 06:42 pm; sửa lần 2.

Trinh Thi Ngat

Tổng số bài gửi: 33
Join date: 13/10/2009

* * * * * * * Re: Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7) by Trinh Thi Ngat on 25/11/09, 06:30 pm
(tiếp theo)

2. Câu hỏi lựa chọn Việt-Anh:

Dựa vào bảng So sánh các loại câu hỏi chính danh Việt-Anh , ta thấy câu hỏi lựa chọn trong tiếng Anh là lọai câu hỏi Yes-No questions. Trong tiếng Việt loại câu hỏi có/ không lại thuộc câu hỏi lựa chọn. Đi vào đối chiếu ta sẽ thấy rõ hơn nét tương đồng và sự khác biệt trong khuôn hỏi lựa chọn của 2 ngôn ngữ Việt, Anh.

2.1 Khuôn hỏi lựa chọn trong Việt ngữ thường gặp:

a. Khuôn hỏi với “có…không?” C có V không? |

Ví dụ:

Bạn có biết cô ấy không?

Chúng ta có nên trốn học không?

a.1. Biến thể của câu hỏi “có…..không?” C có phải V không? |

Ví dụ:

Ngày mai chúng ta có phải đi học không?

Cô ấy có phải là người đã làm con tim anh tan nát không? C V (có )phải không? |

° Câu hỏi cấu tạo theo khuôn này thường có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh từ phía người hỏi.

Ví dụ:

Anh yêu cô ấy (có) phải không?

Cậu thi lại những ba môn (có) phải không?

a.2. Tương ứng trong tiếng Anh:

Loại câu hỏi cấu tạo với có….không trong Việt ngứ tương ứng với yếu tố Yes-No trong tiêng Anh: có- yes; không- no. Tuy nhiên chúng lại có khuôn hình cấu tạo khác nhau. Cụ thể:

Trong Anh ngữ không dùng từ hỏi mà dùng tác tử hỏi (operators). Chúng là các dạng của be, have, can, may……Ngữ điệu thường lên giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

Have you finished ?

Could you tell me about it?

- Các động từ be, have cũng được xem là tác tử (operators) và thậm chí có khi xuất hiện mà không cần có động từ chính.

Ví dụ:

Is he at university today?

Has the boy many friends?

Một cách khái quát chung ta có khuôn hình: Op S V……? |

- Tác tử hỏi trong tiếng Anh rất đa dạng, đngs vai trò quan trọng trong cấu tạo câu hỏi loại này.

 Nó không chỉ cấu tạo câu hỏi khẳng định mà cả hình thức phủ định.

Ví dụ:

Isn’t she listening to music?

Aren’t they at the church?

 Tham gia cấu tạo câu hỏi có ý nghĩa thời trong câu trần thuật.

Ví dụ:

Do his methods bring success?

Did you visit her yesterday?

a.3. Tác tử là các trợ động từ tình thái trong câu hỏi “có/ không”:

Đáng chú ý là câu hỏi có không là loại câu hỏi có tác tứ là các trợ động từ tình thái. Có nét tương đồng khá lớn ở điểm này trong 2 hệ ngữ Việt-Anh. Hàm nghĩa | T.Việt | T.Anh | Khả năng,

cho phép |
- có thể, được phép

VD: Tôi được phép ra ngoài không?

Tôi có thể giúp gì cho bạn không? |
- may, can, must/have to

VD: May I go out?

Can I help you? | Bắt buộc, nghĩa vụ phải làm |
- phải

VD: Tôi phải hoàn thành ngay bây giờ ư? |
- have to

Do I have to finish now? |

b. Khuôn câu hỏi “đã…chưa?”.

C đã…V…chưa? |

°Khả năng lựa chọn của câu hỏi biểu hiện ngay ở chất liệu cấu tạo mà người trả lời có thế xác định đã hoặc chưa.

Ví dụ:

Bạn làm việc ở đây đã lâu chưa?

Cô ấy đã tốt nghiệp chưa?

Trong Anh ngữ khuôn hình câu hỏi cấu tạo với yet ở thì hiện tại hoàn thành có thể có phần nào tương đương với khuôn hỏi này của tiếng Việt.

Ví dụ:

Has it stopped raining yet?

Have you finished yet?

c. Khuôn câu hỏi có cấu tạo với từ hỏi lựa chọn: “hay(hay là)- hoặc(hoặc là)”

Khuôn câu hỏi có cấu tạo với từ hỏi lựa chọn: hay(hay là)- hoặc(hoặc là) trong tiếng Việt và khuôn câu hỏi có cấu tạo với từ hỏi lựa chọn “or” trong tiếng Anh thuộc phạm vi câu hỏi lựa chọn có nhiều điểm tương đồng.

Phạm vi tương đồng ở đây là tầm lựa chọn đã được nêu lên ở bề mặt câu hỏi. Tiếng Việt | Tiếng Anh | Ví dụ:

+Anh chỉ có thể lựa chọn hoặc là tôi hoặc là cô ta?

+Bạn thích ngồi đây học bài hay đi chơi?

Æ C V B1 hay B2 ? | |
Ví dụ:

+ Do you love him or his money?

+ Would you like coffee or tea?

Æ Op S V O1 or O2 ? | |

2.2 Câu hỏi Yes- No questions và tương ứng trong tiếng Việt:

Trong tiếng Anh loại này phức tạp và khá đa dạng hơn tiếng Việt. như nói ở trên Yes- No questions có 4 tiểu loại sau:

1. Loại Tags questions;

2. Loại câu hỏi sử dụng trợ động từ như tác tử hỏi đầu câu

{ genuine yes-no questions} (e.g.: Did you go to her house? );

3. Câu hỏi hình thức trần thuật có sử dụng ngữ điệu tăng cuối câu {glide-up-declarative questions} (Ví dụ: You want to build a new house?)

4. Loại câu nhấn mạnh hùng biện{ rhetorical questions}

(Ví dụ:“ Do you think I am stupid”, she asked );

a. Tags questions: Có ý tìm kiếm sự đồng tình hay xác nhận ở người đáp.

Ví dụ: Nam is a doctor, isn’t he?↑ Nam là bác sĩ, phải không?

She can swim. Can’t she?↑ Cô ấy có thể bơi, phải không?

Lan is not a doctor, is she?↓ Lan không phải là Bs, phải không? Tiếng Anh | Tiếng Việt | Form |
S + V phủ định, v khẳng định?

S + V kđ, v pđ?

Loại câu đặc biệt trong Tiếng Anh. Có lên giọng và xuống giọng. |
Loại này không có trong tiếng Việt -Dịch:C +V→ à/ phải không/ đúng thế không/ư/ có phải là/ đúng không/ được không/à/ …?( not comma)

Đôi khi những từ này đặt lên đầu câu để nhấn mạnh.

Ví dụ: Có đúng Lan biết bơi không? | | | |

Chúng ta đừng nhầm lẫn với loại câu hỏi lựa chọn trong tiếng Việt và câu cần hỏi trong tiếng Anh.

Ví dụ: He is a doctor, are you? Nó là bác sĩ, còn anh?

He is a doctor, is he? Nó là Bs, thế à?

b. Câu hỏi hình thức trần thuật có sử dụng ngữ điệu thăng cuối câu {glide-up-declarative questions}:

Dùng ngữ điệu

Ví dụ:

You are a student?↑

You are a teacher?↑

My darling, you are hungry?↑ We go to the restaurant?↑

IV. Kết luận:

Bài nghiên cứu của tác giả Lê Quang Thiêm về việc đối chiếu cấu nghi vấn trong tiếng Anh và trong tiếng Việt khá rõ ràng, chi tiết. Ông đã phân tích cụ thể và đưa ra những Ví dụ kèm theo để đối chiếu câu nghi vấn giữa tiếng Anh và tiếng Việt giúp người đọc hiểu rõ hơn về câu nghi vấn trong tiếng Việt và câu nghi vấn trong tiếng Anh. Trên đây, nhóm chúng tôi đã dựa trên tài liệu nghiên cứu chính này và một số tài liệu về ngôn ngữ khác có liên quan để đối chiếu và so sánh nhằm làm rõ thêm về vấn đề này.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Mạnh Hùng (2008). Ngôn ngữ học đối chiếu. NXB Giáo Dục.
2. Lê Quang Thiêm (2004). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Chương XII, tr.221-239). NXB ĐHQG Hà Nội.
3. http://khoaanh.net/index.php?module=News&func=display&sid=609
4. http://www.docjax.com/document/view.shtml?id=575507&title=SO%20S%c3%81NH%20%c4%90%e1%bb%90I%20CHI%e1%ba%beU%20C%c3%82U%20H%e1%bb%8eI%20ANH-%20VI%e1%bb%86T

Đối chiếu câu nghi vấn và câu phủ định Việt - Anh
Câu nghi vấn (câu hỏi: question) và câu phủ định (negations) là hai trong số các loại câu phân chia theo mục đích giao tiếp. Việc nghiên cứu đối chiếu cũng có thể tiến hành theo các bình diện khác nhau của chúng.
Nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ sở và cơ bản. Chúng tôi sẽ cố gắng khai thác những kiến giải tương đối ổn định phổ biến khá rộng rãi trong các tài liệu gốc khoa học để đối chiếu. Cách tiếp cận như vậy vẫn là trên nền truyền thống có đổi mới. Tài liệu khảo sát cũng sử dụng cả những kết quả nghiên cứu đối chiếu gần đây ở Việt Nam và một số luận án tiến sĩ mới được bảo vệ có liên quan.
1. Câu hỏi và các loại câu hỏi Việt-Anh a- Trong học tiếng, dạy tiếng cũng như trong giao tiếp, câu hỏi là một trong các loại câu được dùng với tần suất cao. Việc nghe tiếp nhận câu hỏi cũng như việc cấu tạo câu hỏi, thực hiện hành vi hỏi là những vấn đề mà người học, người sử dụng ngoại ngữ thường gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt phức tạp trong lĩnh vực liên ngữ, xuyên ngữ là việc dịch thuạt câu hỏi từ tiếng này ra tiếng khác và ngược lại mà phạm vi trực tiếp ta đang nói đến ở đây là dịch Việt - Anh và Anh - Việt. Việc nghiên cứu đối chiếu câu hỏi Việt - Anh vì vậy rất cần thiết hữu ích. b- Trong giao tiếp cũng như tư duy, câu hỏi có mục đích chính là tìm kiếm thông tin chưa biết, chưa hiểu. Câu hỏi cũng còn gọi là câu nghi vấn là như vậy. Bởi vì có điều chưa biết, chưa hiểu nên để hiểu biết thì phải hỏi. Nhưng trong thực tế sử dụng ngôn ngữ cũng có khi hỏi mà không nhằm mục đích tìm kiếm thông tin chưa biết mà có thể là để chào hỏi chẳng hạn. Ví dụ người Việt có khi dung câu hỏi để hỏi, để chào nhau; gặp nhau giữa đường thay cho lời chào, những người quen nhau cũng dùng câu hỏi để chào. Hoặc có khi người đặt câu hỏi là để tự trách mình thể hiện sự xúc cảm trước một vấn đề gì đó, hỏi cũng để chia sẻ cảm thông mông muốn yêu cầu…hính vì vậy xét từ mục đích người ta phân

chia câu hỏi ra thành 2 loại lớn: Câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh. Câu hỏi chính danh là câu hỏi dùng đúng nghĩa, đúng mục đích câu hỏi là để tìm kiếm thông tin và cần trả lời thông tin đó. Câu hỏi chính danh là câu hỏi cần có câu trả lời, còn câu hỏi phi chính danh là câu hỏi dùng với các mục đích khác có trong giao tiếp và tư duy hết sức đa dạng.
Nói cụ thể hơn, câu hỏi chính danh là câu hỏi có đặc điểm: Người hỏi không biết câu trả lời hoặc là người hỏi muốn biết câu trả lời và hướng tới người đối thoại để nhận được thông tin chưa biết đó. Câu hỏi chính danh là bộ phận chính, bộ phận cốt lõi của các loại câu hỏi tỏng mọi ngôn ngữ.
Câu hỏi chính danh cũng được nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau như cấu trúc hình thức, cấu trúc - ngữ nghĩa, ngữ nghĩa ngữ dụng… Trọng tâm chính của phần đối chiếu ở giáo trình này chủ yếu dừng lại ở cấu trúc
- ngữ nghĩa câu hỏi chính danh. Các bình diện khác có thể được nhắc đến trong phạm vi liên quan.
c. Đối chiếu câu hỏi ở bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa là một bước cụ thể hoá đối chiếu bình diện câu theo cấu trúc - chức năng và theo mục đích phát ngôn. Cấu trúc - ngữ nghĩa ở đây được hiểu là mối quan hệ hai mặt cấu trúc hình thức và nội dung nghĩa của câu liên hệ quyện chặt nhau tạo thành câu.
Một cấu tạo hình thức đặt điều kiện cho biểu hiện nội dung nghĩa câu và ngược lại nội dung nghĩa câu được thể hiện bằng cấu trúc hình thức xác định. Đối chiếu câu hỏi chính danh theo bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa không những cho phép chỉ ra các khuôn hình câu hỏi mà cả các phương tiện, chất liệu cũng như các tác tử (operatiors) tham gia cấu tạo câu hỏi. Những biểu hiện này chúng ta sẽ lần lượt thấy rõ ở các phân tích cụ thể tiếp theo dưới đây.
Căn cứ vào nghĩa và cấu trúc đã phân ra hai kiểu loại sau:
1-Câu hỏi lựa chọn
2-Câu hỏi không lựa chọn.
2
*Câu hỏi lựa chọn: “là liểu câu hỏi trong đó các khả năng lựa chọn, tức là các điểm mốc đánh dấu phạm vi dao động bấp bênh trong nhận thức của người nói, cũng được biểu hiện trên bề mặt câu”. Câu hỏi lựa chọn là câu hỏi mà thông tin chưa biết cần lựa chọn để xác định từ người trả lời.
Trong Việt ngữ, câu hỏi lựa chọn có 3 tiểu loại:
- Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với : là/ hay là
- Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: có… không, phải không.
- Câu hỏi lựa chọn với tiểu từ tình thái: à, ừ, nhỉ, nhé.
Ví dụ: + tiểu loại dùng: là/hay là.
Anh, hay là tôi lên lớp chiều nay?
Chúng ta nên xem phin hay là xem hát?
Có thể nói, phạm vi chủ đề dùng câu hỏi tạo từ với từ hoặc tổ hợp từ hỏi này khá đa dạng, phương pháp.
Ví dụ: - Hỏi về người: Ai thế?
Ai ngồi trong lớp?
-Hỏi về vật:
Cái gì vậy?
Anh mua gì ?
- Hỏi về cách thức, đặc điểm, tính chất:
Cậu là là người thế nào ?
Công việc sẽ tiến hành ra sao ?
- Hỏi về vị trí:
Thầy giáo sống ở đâu ?
Cô ta cất giấu cuốn nhật ký ở chỗ nào ?
- Hỏi về thời gian:
Bao giờ anh tốt nghiệp đại học?
Anh về quê vào lúc nào ?
- Hỏi về nguyên nhân:
Tại sao lại tru tréo lên thế ?
3
Vì sao em không thuộc bài ?
- Hỏi về số lượng:
Cuốn sách anh mua giá bao nhiêu ?
Mấy giờ sẽ làm xong công việc này ?

*Về các loại câu hỏi trong tiếng Anh cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Trong “A University Grammar of English” phần về câu hỏi chỉ dành một vị trí khiêm tốn và cũng chỉ giới thiệu hai loại câu hỏi. Đó là Wh.
Questions và loại Yes-No questions. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Anh” của Bùi Ý và Vũ Thanh Phương có đề cập đến 4 loại câu hỏi. Đó là:
1. Loại câu hỏi chung (genenal question), tức loại câu đòi hỏi trả lời yes hay no, có hai dạng khẳng định và phủ định.
2. Loại câu hỏi đặc biệt (special questions) là loại câu hỏi dùng từ hỏi who, what, why…
3. Loại câu hỏi lựa chọn (alternative questions).
4. Câu hỏi láy lại (questions - tags).
VD: Câu hỏi chung (còn gọi là Yes-No questions).
Does he work in that factory?
Câu hỏi đặc biệt: (còn gọi là Wh-questions).
Who came here yesterday?
Câu hỏi lựa chọn (alternative question).
Shall I do it or will you do it yourself ?
Câu hỏi láy lại (questions tags)
Tổng hợp ngắn gọn, ta có thể có bảng so sánh các loại câu hỏi chính danh Việt - Anh như sau:
Tiếng Việt Anh
Loại
câu hỏi
Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi không lựa chọn
Câu hỏi lựa chọn Câu hỏi không lựa chọn
Câu hỏi
Yes-No
Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi Wh
2. Một số tương đồng và di biệt câu hỏi Việt - Anh
4

Phạm vi tương đồng và dị biệt nói đến ở đây chủ yếu là thuộc bình diện kiến trúc - ngữ nghĩa. Để đối chiếu bình diện này cần xác định một số khuôn hình cấu trúc - ngữ nghĩa cụ thể. Các khuôn hình này một mặt là thuộc vào một loại câu hỏi, mặt khác thể hiện ra bằng chất liệu cấu tạo xác định.
Câu hỏi và đối tượng hành động.
Câu hỏi về vật và đối tượng hành động tiếng Việt dùng nhiều từ hỏi và khuôn hỏi. Từ hỏi thường gặp: cái gì, điều gì, chuyện gì, việc gì…
Việc dùng từ hỏi nào trong số đó là tuỳ thuộc vào bối cảnh giao tiếp, vào đối tượng mà người nói, người nghe đề cập đến.
Trong tiếng Anh thường dùng đại từ nghi vấn What.
- Về khuôn hỏi vật:
Từ hỏi có chức năng chủ thể (chủ nghwx).
What made you think of doing such a thing?
Cái gì đã khiến anh làm thế?
Điều gì đa làm cậu quyết định như vậy?
What made you đecie?
Khuôn hình hai ngôn ngữ giống nhau:
S - V - O.
Cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có thể sử dụng ngữ điệu hỏi. Trong tiếng Việt có thêm khả năng sử dụng tiểu từ tình thái: thế, như vậy. Một nét khác nữa là ngoài phần lớn từ nghi vấn có vị trí giống tiếng Việt, ở
Anh ngữ có trường hợp chuyển từ nghĩa hỏi vật sang nghĩa nguyên nhân.
Wha happened to make you change?
Tại sao anh lại thay đổi như thế
What did books have to do with children?
Bọn nhóc thì cần gì sách.
Khuôn hỏi đối tượng chịu tác động của hành động.
5
Trong tiếng Anh What là bổ ngữ thì ở tiếng Việt cũng là bổ ngữ với nghĩa là “gì” và thường đặt ở vị trí cuối câu (ngược hẳn vị trí trong Anh ngữ) khi kết hợp với động từ: làm, nói, muốn, cần…
Cô ta đã làm gì tôi?
What did she do to me?
Và cô ta muốn gì vậy?
Các trường hợp dẫn trên ta có khuôn hỏi Việt - Anh khác nhau:
Việt: C - V - B ?
Anh: O - V - S ?
Tóm lại khuôn hỏi về đối tượng và khuôn hỏi về vật trong Việt ngữ và Anh ngữ có điểm giống và khác. Về trật tự thành phần câu (nòng cốt câu), khuôn hỏi về vật hoàn toàn giống nhau, còn khuôn hỏi về đối tượng chịu tác động lại ngược nhau (vị trí của Sub và Ob), ở Việt ngữ, từ hỏi có khi ở vị trí giữa câu, song không phổ biến.
Câu hỏi về người.
Trong tiếng Việt, câu hỏi về người thường dùng từ ai.
Ai đấy?
Cậu ta là ai?
Anh ấy muốn gặp ai?

Anh ngữ dùng từ hỏi Who.
Who goes there?
Whose book?
Who was gone back to Dongtinh Huecau?
Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu?
Qua ví dụ trên với chủ ngữ, định từ Việt-Anh giống nhau: S - V - O; với bổ ngữ, Việt - Anh có khác nhau:
Việt: C - V - B
Anh: O - V - S
6
Hỏi về địa điểm, về thời gian, về cách thức hay tính chất… có dùng từ hỏi
Cơ bản cũng có khuôn hình tỏng hai ngôn ngữ như trên. Các câu hỏi về địa điểm Anh ngữ và Việt ngữ như:
Where are you living?
Where did you go yesterday?
Anh sống ở đâu?
Hôm qua câu đi đâu?
Hỏi về thời gian Việt - Anh:
Bao giờ câu về nhà? Cậu về bao giờ?
When will you come back?
Khi dùng câu hỏi, đối chiếu câu không lựa chọn có từ và tổ hợp từ nghi vấn cần chú ý không chỉ một khả năng tương ứng như: who-ai;
What-gì, cái gì; Where-đâu, ở đâu; When-bao giờ, khi nào; Why-sao, tại sao; Whom-ai (đối cách) which-gì, cái nào… Các đại từ nghi vấn chủ yếu có vai trò chủ thể, chủ ngữ hoặc bỡng, một số trường hợp là định từ.
Chính nghĩa nghi vấn tập trung ở tiêu điểm từ (tổ hợp từ), nghi vấn làm nên sự khác biệt cơ bản của câu hỏi không lựa chọn và câu hỏi lựa chọn.
Khuôn hỏi lựa chọn trong Việt ngữ thường gặp là:
+ Khuôn hỏi với có… không ?
Cậu có học tiếng Nga không?
Chúng ta có nên đi xem phim không?
S có V không?
Biến thể của câu hỏi này là: S - có phải - V - không?
Các cậu có phải đi trực đêm tuần này không?
Sinh viên có phải làm nghĩa vụ quân sự không?
Một khuôn hỏi khác cấu tạo với (có) phải không? Câu hỏi cấu tạo theo khuôn này chỉ nghĩa khẳng định, nhấn mạnh từ phía người hỏi:
Hôm qua Nam bỏ học phải không?
Cậu thi lại những hai môn phải không?
7
S V (có) phải không?
Câu hỏi cấu tạo với có… không trong Việt ngữ tương ứng với yếu tố Yes - No trong tiếng Anh, bởi vì: Có - yes, Không - no, hỏi mà dùng tác từ hỏi (các dạng của be, have, can, may…) và ngữ điệu hỏi. Ngữ điệu thường lên giọng cuối câu:
Has the student cleaned his room?
Could he talk when he was two?
Câu hỏi đòi hỏi trả lời có/không trong Anh ngữ như ví dụ dẫn đây, thường có tác tử đứng trước chủ thể (chủ ngữ) gây hành động, kèm theo là ngữ điệu lên cuối câu (rise). Các động từ be, have cũng được xem là tác tử (operators) và thậm chí có khi nó xuất hiện mà khôgn cần động từ chính. Ví dụ:
Is he at university today?
Have the girls the exact change?
Một khái quát chung có khuôn hình:
Op S V…?
Điều này cho thấy tác tử hỏi trong tiếng Anh rất đa dạng, rất quan trọng trong cấu tạo câu hỏi loại này. Nó không chỉ cấu tạo câu hỏi khẳng định mà cả hình thức phủ định.
Isn’t the student cleaning his room?
Hoặc tham gia cấu tạo câu hỏi có ý nghĩa thời trong câu trần thuật:
Ví dụ:
Do his methods bring success?
Did the plane take off at 5.30?
Khuôn hình hỏi
S đã … V… Chưa?
Khuôn hình câu có khác nhau, mặc dầu có sự khác nhau không nhiều So sánh
8
Tiếng Việt:
C V B hay B?
Tiếng Anh:
Op S V O or O?
Khuôn hình hỏi:
Tiếng Việt
C - V - à?
Phải không ?
Tiếng Anh:
S - V phủ định khẳng định?
0
V khẳng định phủ định?
Biểu thị trong tiếng Việt ngữ yếu tố đuổi được đảo lên đầu câu và ý nghĩa muốn xác nhận được nhấn mạnh.
Có đúng anh ta không nhìn thấy cậu ta
3. Câu phủ định và các loại câu phủ định Việt - Anh
Trong giao tiếp, câu phủ định là câu nhằm xác nhận sự vắng mặt của sự vật, hiện tượng hay sự kiện. Câu phủ định là một phổ quát trong ngôn ngữ. Cách dùng và cách cấu tạo câu phủ định cũng có nhiều cách, cách tường thuật phủ định, nghi vấn phủ định, mệnh lệnh phủ định. Cũng có tác giả phân biệt câu phủ định tường minh (explicit negations) và câu phủ định không tường minh (implicit negations)
4. Đặc điểm câu phủ định Việt - Anh
Câu phủ định được phân tích đối chiếu còn hết sức hạn chế. Công trình đầu tiên của hướng nghiên cứu là Phân tích đối chiếu câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu trúc- ngữ nghĩa.
Khuôn hình phủ định trong hai ngôn ngữ được cấu tạo từ một chất liệu phủ định tương xứng. Đó là các từ hoặc tổ hợp từ phủ định đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. Việt ngữ có: không, chẳng… và một loạt các tổ hợp và từ tương tự: không phải, chẳng phải, chưa phải… Anh ngữ: not, no, nothing, no one, nobody.
9

Similar Documents

Premium Essay

Different Types of Friends Essay

..."Life without a friend is like death without a witness." -Spanish Proverb. We all have friends, different people have different tastes and temperaments and hence make different types of friends. They tend to bond with some and stay away from some. With time and growing trust, some people get really close to each other and remain true friends. They stand up for each other in times of need and provide full support when you lose confidence in yourself. However, every friend is not the same type. One might have more close friends than acquiantenaces, while others might have more acquaintenaces than close friends, but either way, majority of people that develop great friendships either fall into one of the categories, or even each of the three categories: best friends, close friends, and acquaintences. Every person has a best friend, if not more. They are your absolute closest friends in ife, and you wouldn't give them up for anyone else. This kind of friend is your nonromantic soulmate. You do everything together and can talk about ingrown hairs without getting grossed out. These are the people that you will grow old with. Friends in this category are usually very few, ranging from 1 to 5, depending on your popularity. Furthermore, a best friend will be there to support us during our struggles and obstacles in life. You can talk to eachother about anything and everything, without feeling embarassed. Whether they are very opposite or similar, generally they never run out...

Words: 945 - Pages: 4

Premium Essay

Frinship Types

...Different Types of Friend; classification essay Anyone who has spent time with friends will notice that each one has a special personality all of their own. Friends, have different traits that make up their personalities. We have researched this phenomenon in detail and classified friends into different categories. The three categories that most notable with have been named “honesty”, “loyalty”, and “care.” Friends actually may have similar interest, but this way there are the way they interact and show their up personality type. The first personality type is called “honesty”. These actions mean the honesty friend is easy to keep our secrets. They usually adapt to their experience and are generally cheerful. An honest person always gives us the truth statement even if it’s not always what you want to hear. As long as you close with this person, you will feel comfort because the lies aren’t good in your friendship. The next notable is “loyalty” type. These are the more quiet and shy friends but in their physical they have a big loyal to you. They don’t care how rich or poor you are, how bad or good you are, they just comfort to be friend with you. They always accompany you if you have trouble in your life, and generally they also will solve your problem. In this type, they will never let you down when you when times are hard. They may be what you call a best friend. The last type is “care”. A care person expresses their type with pay some attention. whether you are happy...

Words: 368 - Pages: 2

Premium Essay

Friends

...Different Types of Friend; classification essay Anyone who has spent time with friends will notice that each one has a special personality all of their own. Friends, have different traits that make up their personalities. We have researched this phenomenon in detail and classified friends into different categories. The three kinds of personality are honest, loyal, and caring friends. Friends actually may have similar interest, but this way there are the way they interact and show their up personality type. The first personality type is called honesty. These actions mean the honesty friend is easy to keep our secrets. They usually adapt to their experience and are generally cheerful. An honest person always gives us the truth statement even if it’s not always what you want to hear. As long as you close with this person, you will feel comfort because the lies aren’t good in your friendship. The next notable is loyalty type. These are the more quiet and shy friends but in their physical they have a big loyal to you. They don’t care how rich or poor you are, how bad or well you are, they just comfort to be friend with you. They always accompany you if you have trouble in your life, and generally they also will solve your problem. In this type, they will never let you down when you when times are hard. They may be what you call a best friend. The last type is care. A care person expresses their type with pay some attention. Whether you are happy or mad, they will know how you...

Words: 364 - Pages: 2

Premium Essay

Aristotle's Nicomachean Ethics

...how different people act differently in different situations because of the social situation and kind of person they are. The passage builds the case to show how people are different, and how we should be able to better identify who a true friend truly is. There are different types of friendship, friendship based on greed, and friendship based on goodness of character. This assignment will discuss and better interpret these different characteristics which Aristotle...

Words: 846 - Pages: 4

Free Essay

World Geography

...INITIALS TYPE OF CONNECTION LOCATION FREQUENCY OF CONNECTION MODE OF CONNECTION SAI FRIEND CANADA DAILY Face-to-face NARENDRA FRIEND INDIA MONTHLY telephone NAVEEN FRIEND INDIA MONTHLY telephone ALI FRIEND INDIA MONTHLY telephone DEEPAK FRIEND INDIA MONTHLY telephone MAHIDAR FRIEND CANADA MONTHLY Face-to-face NEELESH FRIEND CANADA DAILY Face-to-face SAI KIRAN RELATIVE BRAZIL MONTHLY telephone BHASKAR FRIEND CANADA DAILY Face-to-face ANISH FRIEND CANADA DAILY Face-to-face SATISH FRIEND CANADA DAILY Face-to-face ASHISH BROTHER US MONTHLY telephone ABHILASH BROTHER AUSTRALIA MONTHLY telephone ABHINAV BROTHER AUSTRALIA MONTHLY Telephone KALYAN RELATIVE US DAILY Telephone PREETHI FRIEND INDIA DAILY Telephone SRAVYA FRIEND DOHA MONTHLY Text messaging AISHWARYA FRIEND US DAILY Telephone MADHULIKA FRIEND INDIA MONTHLY Text messaging BALU FRIEND US DAILY Text messaging ARAVIND FRIEND INDIA MONTHLY Text messaging ESWAR FRIEND INDIA MONTHLY Text messaging JOHN RELATIVE CANADA MONTHLY Telephone PRASAD RELATIVE US YEARLY Text messaging RAJITHA FRIEND CANADA DAILY Face-to-face ANITHA FRIEND CANADA DAILY Face-to-face TEJA FRIEND CANADA DAILY Face-to-face FAHEEM CLASSMATE CANADA DAILY Face-to-face HARISH CLASSMATE CANADA DAILY Face-to-face KRANTHI CLASSMATE CANADA DAILY Face-to-face KATHE CLASSMATE CANADA DAILY Face-to-face RANJITH FRIEND CANADA DAILY Face-to-face SAMPATH FRIEND US YEARLY Telephone HAPPY CLASSMATE CANADA DAILY Face-to-face VASANTHI...

Words: 1328 - Pages: 6

Free Essay

Interpersonal Communications

...life, it is essential that each relationship type gets the full attention that it deserves. One of the types of relationships that is most common in the United States is known as “friends with benefits.” This “friends with benefits” type of relationship is a complex relationship that is typically grouped with another type that is known as casual hook ups, but this grouping is done erroneously because they are two very different types of relationships. Friends with benefits is a type of relationship that is defined as an understanding between two people that are friends and choose to engage in sexual behaviors while holding no emotional ties or feeling obligated to be committed to one another. This definition allows us to see that a friends with benefits relationship is more complex than a casual hook up. The reason that most people tend to confuse the two is because they both disassociate sexual actions from romance and feelings, but that is where the similarities end. A casual hook up is also known as a one night stand. Most casual hook ups involve sleeping with different people, many times an acquaintance or even a stranger, and usually occurs as a spur of the moment. It would just be for that night and after that you would go your separate ways. Studies show that when participating in one of these hook ups the two people will not engage in intimate activities such as kissing, oral sex, hugging, talking etc. Where as a friend with benefits relationship is an ongoing...

Words: 1398 - Pages: 6

Premium Essay

Definition Essay Friendship

...There is no better feeling than having friends. Every person has a friend, whether just one or more than one. When times get hard, friends are the ones to depend on for support. Nowadays, trying to single out the different types of friends may be hard, because they all seem to act the same. The most common friends are bestfriend, teammates, and acquaintances. All of these different types of friends serves some type of purpose in one’s life. How is friendship defined? Friendship cannot be easily defined. Each person has their own meaning. A friend serves as a person whom one can open up to and be themselves in their presence. A bestfriend is someone whom a person can tell their personal business to, and usually the same person whom one always...

Words: 357 - Pages: 2

Premium Essay

Understanding Addiction

...psychoeducation on addiction. Members learned the stages of addiction, the harmful effects of addiction, and different types of tolerance and withdrawal. PO attended group on time. PO participated moderately in the group discussion, demonstrated an understanding of the topic by providing examples of how addiction had affected his relationship with his relationships...

Words: 575 - Pages: 3

Premium Essay

Friendship

...Comparing friends who are similar and different from you. Friends to me are the old song, “One is silver and the other is gold.” In life we have several types of friends. Some friends are similar to you, they understand you and have the same interest as you do. Friends that are different from you and can show you different ways of looking at things. I always like to make new friends but I like to keep my old friends too because they really know me and understand me . There are many advantages to having similar friends and different friends in life. Having similar friends with similar interest would be very beneficial because you can enjoy doing the same things and share the same opinion. With friends that are similar to me we can have a good game of soccer together. We can also enjoy a challenging game on xbox . We can enjoy a good conversation without bickering because we share the same opinions, views and interest. The advantages of having friends with different interest are that they can introduce you to new games, sports, books, food, hobbies, cultures and music. They can present you with a different way of thinking about the world. You can have different conversations about different things. People always say, “Opposites attract.” A person who likes to read can persuade you to read a book you thought you wouldn’t like. A person who is different from you can have different hobbies that you may try and find that you are very good at and enjoy it. ...

Words: 444 - Pages: 2

Premium Essay

Friend Essay

...Animal species of friends Friends are a group of people in your life that you choose to surround yourself with. Here are some of the types of friends that I have classified: outgoing, spontaneous, shy, and ruthless. I have had all different kinds of friends in the past couple years so I have become introduced to the stereotypes there are. There have been times I have gotten myself into trouble with befriending the bad ones and had some of the best memories with the good ones. There are many types of friends but the best ones are outgoing and spontaneous. The slow sloth: This friend is shy and quiet. Can be seen lying on the couch lounging around a lot. Like a sloth this friend lives a slow life with little adventure. They can be boring, unsocial, and lazy. The slow sloth will make excuses when asked out. They will say “I am tired” or “I’m not feeling well” to escape from going out and socializing with other people. This sloth might just put a damper in your lifestyle. As an introvert friend I’m sure there is definite jealousy over the “Courageous lion”. The courageous lion: An outgoing and joyous person who adapts to any situation. This friend always has your attention and is constantly surrounded by people. You will almost never find this friend at home on the weekends for they love to go out and socialize. Like a lion this friend comes in packs because everyone loves to be around them. Although an outgoing friend is like a spontaneous friend there are some differences...

Words: 633 - Pages: 3

Premium Essay

What

... There are many valuable things in life, but friendship may be one of the most important. To live life without the experience of friendship, is life without living. Human interaction is a necessity to survival, but developed friendships are essential to the successful well being of anyone. Based upon Webster's Dictionary, the definition of a friend is, "A person whom one knows, likes and trusts." But to all, Friendship has no defined terminology. The definition of a friend, and friendship, is based upon one's own notions. Many people look for different characteristics in friends, things that may be common in nature. There are many different types of friends that one wants or needs. There are Five different categories for these friends. It is best in nature to recognize and appreciate various kinds of friends. The first type of friend in the friendship is an acquaintance. This is the beginning to all basics, and deeper friendships. This is the person with whom, is only known on a pure, and basic level. The insight to this person's life, is merely an observation from a person's perception. Usually, these are the types of friends that a person may meet in school, at work, local hang outs, or somewhere that is frequented often. They are greeted with a mere smile,...

Words: 402 - Pages: 2

Premium Essay

Type of Friends

...raised me to recognize and appreciate various kinds of friends. There are three different kinds of friends in this life. I classify them according to how well I know them and how well they know me. We encounter each of them everyday, whether in school, home, or at the gym. However, we rarely spend much time actually thinking about and classifying these people. First, there are the "pest friends" general acquaintances. Next, there are "guest friends" social partners. Lastly, we have "best friends" our true friends. The first type of friend is simply an acquaintance. This means that you basically only know their name. You might not even remember what they look like if you go away for a short vacation. Usually, you meet these types of friends in school, at work, on the bus, in the gym, or anywhere else you might be. You normally would not mind having a cup of coffee with them, but if anything else came up, you usually would have no problem parting company. You normally don't miss them when they are elsewhere. It is also this type of friends who give you the most amount of aggravation. Since most of the time you are placed in a position where you have to act friendly, such as school or work, you would not normally tell an acquaintance when he or she is doing something aggravating, such as tapping the fingers on a table or chewing gum loudly. This is why I call them "pest friends." The second kind of friend is "guest friends", this is typically the people you call if you're want...

Words: 506 - Pages: 3

Free Essay

Frinds

...Friends In this life we come across many kinds of people. Our knowledge of them changes from one type to another. I classify them as friends according to how we know each other's. There are different kinds of friends in this life. The most obvious three kinds are friend is an acquaintance, former friends and best friends. The first kind of friends is an acquaintance friend. Actually this type of friends is exterior friends. We don't know them very well. We only know their names with their faces. For example, if we go in a vocation and we met this king of friends one we back we won't be able to remember them. Whoever, this kind of friends we meet them in the university often, in the work and one we travel. Also, we can meet them anywhere. Therefore we call this type of friends as acquaintance friends. The second kind is former friends. This type of friends we know them very well and we have a lot of special memories with them. We can't forget them and everything remained us of them. For example, if we went to another city for a long time then we back to our old city and we met them by accidently we will know them and we will go to chat with them and we will visit each other's like the old days. This kind of friends we know them from the neighborhood or maybe from our relatives. The third and last kind of friends is the best friends. This type of friends is very important for us for many reasons. One of the reasons is that, with best friends we talk and share some secret things...

Words: 463 - Pages: 2

Premium Essay

Frankenstein Dialectical Journal Outline

...shadow, to protect him from the fancied rage of his destroyer” (118). Victor hunts the creature after his father dies. The creature threats/kills everyone Victor loves. Henry nurses Victor to health. 2) Shelley distinguishes the how the different types of nurture,...

Words: 746 - Pages: 3

Premium Essay

Romeo And Juliet Parental Friendship

...Parental Love and Friendship What is Love? Love can be described in so many ways and there are several different types of love that are displayed throughout “Romeo and Juliet” such as unrequited love, romantic love, love of family honor, parental love, and friendship. However this essay will focus on the last two, parental love and friendship. Parental love is exhibited between Nurse and Juliet several times in the first couple acts because the nurse is like a second mom to her. Friendship is exhibited between several characters but this essay will focus on the friendships of the Nurse and Juliet and the relationship between Romeo and Benvolio. One may have specifically chosen the types of love, parental and friendship, because they are able...

Words: 920 - Pages: 4