Free Essay

Life Needed

In:

Submitted By tuongvy598993
Words 53758
Pages 216
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TS. Ngô Văn Hà

Tập bài giảng

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(Tài liệu phục vụ dạy và học khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh)

(Lưu hành nội bộ) ĐÀ NẴNG – 2013

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu a. Khái niệm “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản là đề ra đường lối cách mạng và hoạch định đường lối. - Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. - Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú. Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng. Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra còn có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động. - Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh đúng quy luật vận động khách quan. Vì vậy, Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối. - Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trước hết phải xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn. Nghĩa là đường lối của Đảng phải được hoạch định trên cơ sở quan điểm lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tri thức tiên tiến của nhân loại; phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế quốc tế; đường lối đúng đắn sẽ đi vào đời sống, thức tỉnh, động viên và tập hợp quần chúng nhân dân tham gia tự giác phong trào cách mạng. b. Đối tượng nghiên cứu môn học - Đối tượng nghiên cứu cơ bản của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững hai môn học này sẽ trang bị cho sinh viên tri thức phương pháp luận khoa học để nhận thức và thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là, làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của Đảng. Đặc biệt làm rõ đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực trong thời kỳ đổi mới.
Ba là, làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản trong tiến trình cách mạng Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC 1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu a. Cơ sở phương pháp luận Nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng phải dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng. b. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng, ngoài ra còn dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… 2. Ý nghĩa của việc học tập môn học - Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới - Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. - Sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội … theo đường lối, chính sách của Đảng.
CHƯƠNG I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó - Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường, dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. - Mẫu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. b. Ảnh hưởng của nghĩa Mác - Lênin - Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng cộng sản. Sự ra đời của đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. Chủ nghĩa Mác - Lênin “đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản”. - Kể từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. c. Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản - Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng "nước Nga là nhà tù của các dân tộc". - Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản ở các nước trên thế giới. - Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức, đã "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc". - Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập (3/1919) đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. - Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam “ An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc”1.
2. Hoàn cảnh trong nước
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Về kinh tế: - Thực dân Pháp, tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; - Đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác tài nguyên; - Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
Về chính trị: - Thực Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ mọi quyền lực của nhà Nguyễn; - Chia Việt Nam ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng; - Câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam. - Bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu.
Về văn hoá: - Thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. - Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. - Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị. Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam. Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn. Ngoài hai giai cấp cũ là nông dân và địa chủ hình thành thêm giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước, ở mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản. Một là, giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và bọn tay sai. Mâu thuẫn này nổi lên thành mâu thuẫn chủ yếu. Hai là, giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra yêu cầu là phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Những phong trào mang ý thức hệ phong kiến tiêu biểu diễn ra trong thời kỳ này là: + Phong trào Cần Vương (1885- 1896). + Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) (1884- 1913). Sự thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước, giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam. - Phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản. + Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc. Ông đi từ lập trường quân chủ lập hiến đến lập trường dân chủ tư sản, nhưng cuối cùng bị thất bại. + Đại biểu cho xu thế cải cách là Phan Châu trinh, với chủ trương vận động, cải cách văn hoá, xã hội; động viên lòng yêu nước trong nhân dân, đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền. Hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. > Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt. Thời kỳ này ở Việt Nam còn có phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), Phong trào “tẩy chay Khách trú” (1919), Phong trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn (1923). - Từ phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng lập hiến (năm 1923); Đảng thanh niên (tháng 3-1926); Đảng thanh niên cao vọng (năm 1926); Việt Nam nghĩa đoàn (năm 1925), sau nhiều lần đổi tên, tháng 7 năm 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng Đảng; Việt Nam Quốc dân Đảng (12-1927). Các Đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư sản trên đây đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp, đặc biệt là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng. + Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời và hoạt động trong bối cảnh Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh. Một số đảng viên của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Số đảng viên tiên tiến còn lại trong Tân Việt tích cực để tiến tới thành lập một chính Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. + Việt Nam Quốc dân Đảng là một đảng chính trị theo xu hướng dân chủ tư sản. Mục tiêu hoạt động là: Trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập nền dân quyền. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam quốc dân Đảng bắt đầu từ đêm ngày 9-2-1930 ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình…trong tình thế hoàn toàn bị động nên đã bị thực dân Pháp dập tắt. Nhận xét: - Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam. Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản là sự hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ.. Sự thất bại đó cũng phản ánh địa vị kinh tế và chính trị yếu kém của giai cấp tư sản Việt Nam và sự bất lực của họ trước yêu cầu giải phóng dân tộc. - Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam. - Phong trào yêu nước trở thành một trong ba nhân tố (nguồn gốc) dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản - Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước. Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của cách mạng tư sản Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789). Song Người cũng nhận ra rằng con đường cách mạng tư sản không thể đem lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng. - Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. - Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Người tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. - Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12 - 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người - từ người yêu nước trở thành người cộng sản, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. - Bằng thiên tài trí tuệ và hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. - Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào Cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạngViệt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. + Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam thông qua những bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và xuất bản một số tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925). + Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc đã đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6-1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên_ tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Năm 1928 Hội thực hiện chủ trương “vô sản hoá”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận giải phóng dân tộc vào phong trào cách mạng Việt Nam. + Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại các trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam; tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. + Năm 1927, Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh (tập hợp tất cả các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Nội dung cơ bản Tác phẩm như sau: Đường cách mệnh chỉ rõ, tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng là việc chung của cả dân chúng. Nhưng cái cốt của nó là công – nông. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một Đảng lãnh đạo. Về vấn đề đoàn kết quốc tế: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. Về phương pháp cách mạng, tiến hành khởi nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân… > Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưỏng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường cách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản - Trong những năm 1919 – 1925, trong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức đình công, bãi công, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định nổ ra ngày 30 – 04 – 1925 đòi chủ tư bản phải tăng lương, bỏ đánh đập... - Từ năm 1928 đến năm 1929, có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trong toàn quốc. - Các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1926-1929 mang tính chất chính trị rõ rệt. Mỗi cuộc đấu tranh đã có sự liên kết giữa các nhà máy, các ngành và các địa phương. Phong trào công nhân có sức lôi cuốn phong trào dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. - Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, cuối tháng 3-1929, ở Hà Nội một số một số hội viên tiên tiến của tổ chức Thanh niên ở Bắc Kỳ đã lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, do Trần Văn Cung làm Bí thư Chi bộ. - Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5-1929) đã xảy ra bất đồng giữa các đoàn đại biểu về vấn đề thành lập Đảng cộng sản. Trong bối cảnh đó các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời. + Đông Dương Cộng sản Đảng: ngày 17-7-1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp và đã quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. + An Nam Cộng sản Đảng: Mùa thu năm 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam Kỳ đã thành lập An Nam Cộng sản đảng. + Đông Dương cộng sản Liên đoàn: Những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929). - Mặc dù đều gương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, nhưng ba tổ chức cộng sản trên đây hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách của tất cả những người cộng sản Việt Nam.
II). HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
1.Hội nghị thàng lập Đảng - Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương tài liệu Về việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ các nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản. - Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã rời Xiêm đến Trung Quốc và đã chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc. Thành phần Hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế cộng sản; 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng. - Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Hội nghị quyết định phương châm, kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước, quyết định ra báo, tạp chí của Đảng cộng sản Việt Nam. - Ngày 24-02-1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời họp và ra nghị quyết chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nôi dung cơ bản như sau: - Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng là + Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. +Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ tài sản lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 tiếng. + Về văn hoá - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hoá. - Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến, phải liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân việt… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến …) thì phải đánh đổ. - Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng; trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp. - Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới nhất là giai cấp vô sản Pháp. - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yuê cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp, thấm đượm tinh thần dân tộc.Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này. - Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính cách mạng và tính khoa học, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động của cách mạng Việt Nam: sự phát triển từ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm cách mạng Nguyễn Ái Quốc. - Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Trong quá trình chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát triển học thuyết Mác – Lênin về Đảng Cộng sản. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh cách mạng đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ 20. Đó là bước ngoặc vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. - Đảng ra đời đã làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang, mở đầu là Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

CHƯƠNG II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 1. Chủ trương của Đảng trong những năm 1930 - 1935 a. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 Ngày 30-10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp lần thứ nhất tại Hương cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng, và quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức doTrần Phú làm Tổng Bí thư. - Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng được thành lập gồm 6 uỷ viên, trong đó Ban Thường vụ có: Trần Phú, Ngô Đức Trì, Nguyễn Trọng Nhã, do Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị còn thông qua các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ…Hội nghị đã thảo luận Dự án Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương. Luận cương xác định: - Mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên là "một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa". - Về phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương, lúc đầu là một cuộc "cách mạng tư sản dân quyền", "có tính chất thổ địa và phản đế". "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng". Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục "phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa". - Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải "tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập". Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau: "có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa". Luận cương nhấn mạnh: "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền", là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. - Về lực lượng cách mạng, giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi. - Về lãnh đạo cách mạng, điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản. - Về phương pháp cách mạng, phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "võ trang bạo động". Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, "phải tuân theo khuôn phép nhà binh". - Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải mật thiết liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương . > Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã vạch ra nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược cách mạng. Tuy nhiên, do nhận thức giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa, lại hiểu biết không đầy đủ về tình hình đặc điểm của xã hội, giai cấp và dân tộc ở Đông Dương, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng "tả" của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó, nên Ban Chấp hành Trung ương đã không vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam bị nô dịch với đế quốc thực dân Pháp xâm lược và tay sai của chúng, do đó không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mà nặng về đấu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất, không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai. Luận cương chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc, cường điệu mặt hạn chế của họ, chưa thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Từ nhận thức hạn chế như vậy, Ban Chấp hành Trung ương đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái quốc được nêu trong Chính cương vắn tắt và Sách lược văn do Hội nghị hợp nhất thông qua. Sau này trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là đến Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương (5-1941), Đảng đã khắc phục được những hạn chế đó và đưa cách mạng đến thành công.
b. Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng - Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được phong trào cách mạng rộng lớn, mà đỉnh cao là Xôviết Nghệ Tĩnh. + Cao trào cách mạng 1930 – 1931 đã tập hợp được đông đảo quần chúng công – nông, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn đế quốc, phong kiến khắp Bắc – Trung – Nam làm rung chuyển nền thống trị của chúng. + Riêng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã xuất hiện chính quyền của nhân dân mô phỏng theo các Xôviết trong cách mạng Nga, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân. + Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang dâng cao, đế quốc Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam. - Tuy bị địch khủng bố ác liệt, Đảng ta và quần chúng cách mạng bị tổn thất nặng nề, song thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 là đã: + Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiền phong của mình; + Đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng; đem lại cho quần chúng đông đảo, trước hết là công - nông lòng tin sức lực cách mạng của bản thân mình dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức đảng vẫn được duy trì và bám chắc quần chúng để hoạt động. Nhiều đảng viên vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Các xứ uỷ Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ được lập lại trong năm 1931 và 1933. Nhiều tỉnh uỷ, huyện uỷ, chi bộ lần lượt được phục hồi. Ở miền núi phía Bắc, một số tổ chức của Đảng được thành lập. - Đầu năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chủ chốt ở trong và ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6/1932 Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương: + Đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước và ra nước ngoài; + Bỏ những luận hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do cho tù binh chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình; + Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác; + Bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối. + Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp và tầng lớp nhân dân; vạch rõ phải ra sức tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng. - Những yêu cầu chính trị trước mắt cùng với những biện pháp tổ chức và đấu tranh do Đảng vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Nhờ vậy, phong trào cách mạng của quần chúng và hệ thống tổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục. - Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt là:1. Củng cố và phát triển Đảng. 2.Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng.3.Mở rộng tuyên truyền chống đê quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung quốc… Đại hội bầu ra BCHTƯ Đảng gồm 13 ủy viên do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. - Thành công của Đại hội đã khẳng định trên thực tế phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng đã được khôi phục, mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Đông Dương.
2. Chủ trương của Đảng trong những năm 1936-1939
a. Hoàn cảnh lịch sử

Tình hình thế giới

- Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt. - Chủ nghĩa phátxít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi. Tập đoàn phátxít cầm quyền ở Đức, Ý và Nhật đã liên kết với nhau thành khối “trục”, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô. Nguy cơ chủ nghĩa phátxít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hoà bình và an ninh quốc tế. - Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (tháng 7-1935) dưới sự chủ trì của G. Đimitơrốp. Đại hội xác định: + Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới là chủ nghĩa phátxít. Đại hội vạch ra nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hoà bình. + Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các đảng cộng sản và nhân dân các nước trên thế giới phải lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống. + Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

Tình hình trong nước

- Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. - Các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân, có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi quyền được sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình. Hệ thống tổ chức Đảng và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục.
b.Chủ trương và nhận thức mới của Đảng Trong những năm 1936-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp hội nghị lần thứ hai (7/1936), lần thứ ba (3/1937), lần thứ tư (9/1937) và lần thứ năm (3/1938)… đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh: - Ban Chấp hành Trung ương xác định cách mạng ở Đông Dương vẫn là “ cách mạng tư sản dân quuyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng hình thức xôviết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song lúc này chưa trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng phải nắm lấy yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh. - Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. - Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phátxít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, áo cơm và hoà bình. Trung ương quyết định lập Mặt trận nhân dân phản đế (sau đổi tên thành Mặt trân dân chủ Đông Dương). - Về đoàn kết quốc tế: Phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng cộng sản Pháp “ủng hộ Chính phủ Mặt trân nhân dân Pháp” để cùng nhau chống bọn phátxít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương. - Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đảo quần chúng đấu tranh. Về nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: - Nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, thì có thể trước tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa. Nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. - Đây là nhận thức mới của Đảng, nó phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930. - Tháng 3-1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc, kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc. - Tháng 7-1939, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích. Tác phẩm Tự chỉ trích chẳng những có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh để khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, về công tác vận động thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trong đấu tranh cách mạng Việt Nam. Tóm lại, trong những năm 1936-1939, chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công – nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập tự do. Nội dung các nghị quyết của BCHTW Đảng trong thời kỳ này đã thể hiện rõ sự trưởng thành của Đảng ta về chính trị, tư tưởng, bản lĩnh cách mạng và sự sáng tạo của Đảng ta. Cao trào dân chủ 1936 – 1939 thực sự là một cuộc vận động cách mạng sâu rộng, hiếm có ở một xứ thuộc địa. Đảng ta đã sáng tạo nên những hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh mới linh hoạt, gắn kết phong trào cách mạng Đông Dương với cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân thế giới.

II.CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945

1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
a. Tình hình thế giới và trong nước - Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Đế quốc Pháp lao vào cuộc chiến. Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ngày 22-6-1941, quân phátxít Đức tấn công Liên Xô. - Ở Đông Dương, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó. - Thực dân Pháp, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của đế quốc. - Lợi dụng Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940 phátxít Nhật đã tiến vào Lạnh Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Pháp đầu hàng Nhật và câu kết với Nhật thống trị nhân dân ta. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phátxít Pháp - Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
b.Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Kể từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Ban Chấp hàng Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ sáu (11/1939), Hội nghị lần thứ bảy (11/1940) và Hội nghị lần thứ tám (5/1941). Ban chấp hành Trung ương đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau: Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên làm hàng đầu. - Hội nghị TƯ sáu (11/1939) nhận định: trong điều kiện lịch sử mới, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của cách mạng Đông Dương. Vì vậy, tất cả mọi vấn đề cách mạng, kể cả vấn đề ruộng đất cũng phải nhằm mục đích ấy mà giải quyết. - Đến Hội nghị TƯ tám (51941) nhấn mạnh: mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phátxít Pháp - Nhật. Cần phải thay đổi chiến lược. Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật "không phải riêng của giai cấp vô sản và dân cày, mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương", "cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng", vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng". Bởi vì nếu lúc này không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc thì toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa và quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Để tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức. Hai là, quyết định thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo, BCHTW Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh (thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương) để thu hút mọi người dân yêu nước đoàn kết cứu Tổ quốc, giống nòi. Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. - Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, tiến hành xây dựng căn cứ địa. Trung ương Đảng quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, tiến tới thành lập khu căn cứ - Phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta là từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa: "Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù..." . Trong những hoàn cảnh nhất định "với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn" - Chú trọng công tác xây dựng Đảng, gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
c. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng bắt đầu từ Hội nghị TƯ sáu (11/1939) và đến Hội nghị TƯ tám (5/1941) thì hoàn chỉnh, có ý nghĩa rất lớn: - Đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy. - Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. Sau hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương (5/1941), Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp - Nhật. Thực hiện nghị quyết của Đảng và lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, các cấp Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần chúng, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh của quần chúng. Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng cách mạng, từng bước tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Lập các chiến khu và căn cứ địa cách mạng. Công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang diễn ra sôi nổi ở các khu căn cứ và khắp các địa phương trong cả nước, đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng quần chúng vùng lên đấu tranh giành chính quyền.
2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
a.Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước: - Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô tiến như vũ bão về phía Béclin. Phát xít Nhật lâm vào tình trạng nguy khốn. Mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng gay gắt. Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Quân Pháp đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật. - Ngay đêm 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Nội dung cơ bản như sau: + Chỉ thị nhận định: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Tuy vậy, hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. + Sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương, vì vậy phải thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. + Chỉ thị chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. + Phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa. Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận: - Từ giữa tháng 3-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và phong phú về nội dung và hình thức. Hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang được giải phóng. - Ngày 15/4/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hoà (Bắc Giang). Hội nghị đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng, phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân, quyết định xây dựng bảy chiến khu trong cả nước và chủ trương phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang..v.v.. - Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng chính thức được thành lập gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một số vùng lân cận thuộc tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên... - Giữa lúc phong trào quần chúng đang phát triển mạnh, thì nạn đói xảy ra làm hơn 2 triệu người chết. Xuất phát từ lợi ích sống còn trước mắt của quần chúng, Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Chủ trương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng cấp bách của nhân dân, vì vậy, trong một thời gian ngắn, Đảng đã động viên được hàng triệu quần chúng tiến lên trận tuyến cách mạng.
b.Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa - Chiến tranh thế giới lần thứ II bước vào giai đoạn kết thúc. Ở châu Á, phát xít Nhật đang đi gần đến chỗ thất bại hoàn toàn. - Trước sự phát triển hết sức nhanh chóng của tình hình, Trung ương quyết định họp Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945. Hội nghị quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai, trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. - Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: “Phản đối xâm lược”; “Hoàn toàn độc lập”; “Chính quyền nhân dân”. Những nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời, phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp. - Hội nghị còn quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội và đối ngoại trong tình hình mới, cử Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc do Trường Chinh phụ trách và kiện toàn Ban chấp hành Trung ương. - Ngay đêm 13/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa. - Ngày 16/8/1945, cũng tại Tân Trào, Quốc dân Đại hội họp. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và Mười chính sách của Việt Minh, quyết định đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xác định quốc kỳ, quốc ca, thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. - Ngay sau khi Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ra mà tự giải phóng cho ta”. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19-8, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19-8 tạo điều kiện thuận lợi lớn cho quá trình tổng khởi nghĩa đang tiếp diễn trong cả nước. Ngày 23-8, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế. Ngày 25-8, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn. Thắng lợi của khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và các đô thị khác đập tan các cơ quan đầu não của kẻ thù có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng trong phạm vi cả nước. - Nhờ có sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, lại nổ ra đúng thời cơ nên Cách mạng Tháng Tám đã giành được thắng lợi nhanh, gọn, ít đổ máu. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28-8) cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước về tay nhân dân. Ngày 30-8-1945, một cuộc míttinh gồm hàng vạn người tham gia ở Ngọ Môn, thành phố Huế, chứng kiến Bảo Đại đọc lời thoái vị và giao nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Ngày 2-9-1945, Lễ độc lập được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Trước cuộc míttinh của hàng chục vạn đồng bào thủ đô, thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
c) Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám Kết quả và ý nghĩa: - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ gần nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử Việt Nam, đưa dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do. - Góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền dân chủ. - Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập, tự do. Nguyên nhân thắng lợi: - Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới đánh bại. Bọn Nhật ở Đông Dương và tay sai tan rã. - Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua ba cao trào cách mạng rộng lớn: Cao trào 1930-1931, Cao trào 1936-1939, Cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Quần chúng cách mạng được Đảng tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh đã trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. - Đảng ta đã chuẩn bị được lực lượng vĩ đại của toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt minh, dựa trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng Tám. Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dặn kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm đúng thời cơ, chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ thù và quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố chủ yếu nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Bài học kinh nghiệm: Một là, giương cao ngọn cờ độc lập, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công – nông. Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
- Muốn lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù phải xác định rõ kẻ thù lâu dài và kẻ thù cụ thể trước mắt cần phải đánh đổ. Không phân biệt được kẻ thù trước mắt với kẻ thù lâu dài thì sẽ không tranh thủ được lực lượng cách mạng và các tầng lớp trung gian để chống đế quốc xâm lược. - Giai đoạn 1939 – 1945, Đảng ta đã thành công trong việc lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. + Lợi dụng mẫu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và phát xít Nhật. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 có sự mâu thuẫn giữa phe đế quốc với phát xít, chúng ta đứng về phe các nước đồng minh chống phát xít.. Khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng ta xác định phát xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương, vì vậy phải thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Việc xác định đúng kẻ thù và thay đổi khẩu hiệu như trên sẽ cô lập được kẻ thù chính của nhân dân ta và tranh thủ sự giúp đỡ của đồng minh. + Lợi dụng mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và bộ phận thế lực địa chủ phong kiến. Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, Đảng chuyển hướng chiến lược đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên làm hàng đầu. Để tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức. Tức là chưa đánh vào toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến. Đây là chủ trương khôn khéo nhằm tập hợp lực lượng giải quyết nhiệm vụ chủ yếu. + Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền tay sai của Pháp và Nhật. + Trong khởi nghĩa, đề ra nguyên tắc đối ngoại thêm bạn, bớt thù triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp – Anh và Mỹ - Tưởng. Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân. Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật tạo thời cơ và chớp thời cơ. Thời cơ là khách quan, nhưng muốn tận dụng được yếu thời cơ phải có sự chuẩn bị về thực lực cách mạng, tức là yếu tố chủ quan. Sự lớn mạnh của cách mạng (yếu tố chủ quan) làm cho kẻ thù suy yếu sẽ thúc đẩy thời cơ nhanh chóng đi đến chín muồi. - Tạo thời cơ: là quá trình chuẩn bị thực lực cách mạng về mọi mặt: xây dựng lực lượng chính trị, từng bước xây dựng lực lượng vũ tranh, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, xây dựng tổ chức đảng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận… (được thể hiện qua các văn kiện của Đảng và hoạt động thực tiễn cách mạng giai đoạn này) - Chớp thời cơ: Trên cơ sở chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, Đảng ta chọn đúng thời cơ để tổng khởi nghĩa. Đó là thời cơ “ngàn năm có một”, nổ ra đúng lúc, kịp thời, chính xác. Trước thời điểm đó cũng không được, vì quân Nhật chưa đầu hàng, kẻ thù còn mạnh sẽ đàn áp cuộc Tổng khởi nghĩa. Sau thời điểm đó cũng không được, vì quân đồng minh sẽ vào nước ta dựng lên chính phủ tay sai theo ý đồ của họ. Chỉ có thời điểm đó, kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới đánh bại. Bọn Nhật ở Đông Dương và tay sai hoang mang, tan rã, quân đồng minh chưa kịp vào Đông Dương, cho nên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu. Sáu là, xây dựng một Đảng Mác – Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

CHƯƠNG III
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 – 1975)
I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)
1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 – 1946)
a. Hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng Tháng Tám
* Thuận lợi + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa vị của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. + Ở trong nước, chính quyền nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được kiến lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của dân tộc. Lực lượng vũ trang nhân dân đang phát triển. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Khó khăn Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. - Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt. + Cuối tháng 8 - 1945, gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, chúng còn ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng. + Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai. + Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam. + Lúc này, lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức "Việt quốc" (Việt Nam quốc dân Đảng) và "Việt cách" (Việt Nam cách mạng đồng minh hội) và Đại Việt dựa vào thế lực bên ngoài ráo riết hoạt động, chống lại cách mạng. Chúng lập chính quyền phản động ở Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên. Chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều thù trong, giặc ngoài như lúc này. - Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. + Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. + Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rối loạn thị trường. 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Đất nước bị bao vây bốn phía. - “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” là những hiểm hoạ đối với chế độ mới, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Tổ quốc lâm nguy !.
b. Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng Ngày 25/11/1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc. Nội dung cơ bản như sau: - Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”. - Về xác định kẻ thù, Đảng chỉ rõ “kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Vì vậy, phải “lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”. - Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: “củng cố chính quyền, chống thực dân pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”. - Về ngoại giao, Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp. Ý nghĩa: + Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược, chỉ ra những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. + Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài bảo vệ chính quyền cách mạng. + Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo, trước hết là giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1946.
c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm Kết quả - Về chính trị - Xã hội: Đã xây dựng được một nền móng cho chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. -Về kinh tế, văn hoá: + Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xoá bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. + Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hoá mới đã bước đầu xoá bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối năm 1946 cả nước đã có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết. - Về bảo vệ chính quyền cách mạng: + Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. + Thực hiện chính sách lược nhân nhượng đối với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. + Khi Pháp - Tưởng ký Hiệp ước Trùng Khánh (28-2-1946), thoả thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc quân Tưởng phải rút về nước. Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô (Phongtennebleau, Pháp), Tạm ước 14/9/1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Ý nghĩa: - Đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; - Chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó. Nguyên nhân thắng lợi: Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủ trương kháng chiến, kiến quốc đúng đắn; xây dựng và phát huy được của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch, v.v.. Bài học kinh nghiệm: 1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. 2.Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954)
a. Hoàn cảnh lịch sử - Tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội. Pháp gửi tối hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, kiểm soát an ninh trật tự ở thủ đô. - Thực tế cho thấy khả năng hòa hoãn không còn nữa. Trong thời điểm lịch sử đó, Đảng ta đã quyết định hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng.
b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến
Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn. Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được tập trung trong ba văn kiện lớn. Đó là Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh (3/1947). Nội dung đường lối: - Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập” - Tính chất kháng chiến: Là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện, lâu dài. Cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới. - Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. - Chính sách kháng chiến: “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn dân. - Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: “Đoàn kết toàn dân… động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến. Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc…”. - Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi. Đưòng lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi. Tháng 1/1948, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương mở rộng đã đề ra nhiệm vụ và các biện pháp về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm thúc đẩy kháng chiến tiến lên giai đoạn mới. Tháng 1/1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp, đề ra chủ trương "gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuyển mạnh sang tổng phản công trong năm 1950" và quyết định tổng động viên theo khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng". Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng từ năm 1947 đến năm 1950, Đảng đã tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu giam chân địch ở các đô thị, đánh bại cuộc hành quân lớn của địch lên Việt Bắc (1947), đặc biệt là giành thắng lợi trong Chiến dịch Biên giới ( 1950). Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của địch. Ta đã đập tan tuyến phòng thủ mạnh của địch, giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập, nối liền Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về trình độ tác chiến và nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch của quân đội ta. Quân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Thắng lợi đó đã tạo ra một bước chuyển biến lớn đưa cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới. Quân đội ta đã nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ, chủ động tiến công và phản công ngày càng lớn. Về đường lối xây dựng chế độ dân chủ nhân dân: - Đến đầu năm 1951, tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương có nhiều chuyển biến mới. + Liên Xô lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt, các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho hoà bình và phong trào cách mạng. + Mỹ trở thành tên sen đầm quốc tế, tăng cường giúp đỡ Pháp và can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. + Nước ta đã được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Cuộc kháng chiến của nhân dân ba được giành được thắng lợi quan trọng. - Điều kiện lịch sử đã đặt ra cho Đảng ta các yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi; đặc biệt là yêu cầu Đảng phải ra công khai lãnh đạo cách mạng. Tháng 2-1951, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Đại hội đại biểu lần thứ hai tại tỉnh Tuyên Quang. Đại hội đã nhất trí tán thành Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày và ra Nghị quyết tách Đảng cộng sản Đông Dương thành ba Đảng cách mạng để lãnh đạo cuộc kháng chiến của ba dân tộc đi tới thắng lợi. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Báo cáo hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội của Đảng Lao động Việt Nam đã thừa kế và phát triển đường lối cách mạng trong các cương lĩnh chính trị trước đây của Đảng thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nội dung cơ bản là: - Hiện nay, xã hội Việt Nam có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn này đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân tộc ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. - Cách mạng Việt Nam có hai đối tượng, đối tượng chính là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ là phong kiến phản động. - Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc. - Động lực của cách mạng gồm “công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản tri thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động tri thức” - Đặc điểm cách mạng: “Giải quyết những nhiệm vụ cơ bản nói trên do nhân dân lao động làm động lực, công nông và lao động trí thức làm nền tảng và giai cấp công nhân lãnh đạo, cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa” - Triển vọng của cách mạng: “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội” - Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: “Đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn thư nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội. Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ, xen kẽ với nhau”). - Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: “Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam”. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Chính sách của Đảng: Có 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm móng cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi. - Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hoà bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới, của Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kết Việt - Trung - Xô và đoàn kết Việt - Miên - Lào. Đường lối, chính sách của Đại hội đã được bổ sung, phát triển qua các hội nghị Trung ương tiếp theo: Hội nghị TƯ lần thứ nhất (3/1951), lần thứ hai (10/1950), lần thứ tư (1/1953), lần thứ năm (11/1953). Đường lối hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng được thực hiện trên thực tế trong giai đoạn 1951-1954
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. a.Kết quả và ý nghĩa lịch sử Kết quả - Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền các cấp được củng cố. Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng. - Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh – pháo binh. Quân dân ta giành thắng lợi ở các chiến dịch Trung du, Đường 18, Hà – Nam – Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, v.v.. và Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 - Về ngoại giao: Ngày 8/5/1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ). Ngày 21/7/1954, các văn bản của Hiệp nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết, cuộc kháng chiến chống thức dân Pháp xâm lược của quân dân ta kết thúc thắng lợi. Ý nghĩa lịch sử: Đối với nước ta - Thắng lợi của nhân dân ta đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lâp, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; - Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm căn cứ địa hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; - Tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đối với quốc tế - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới; - Mở rộng địa bàn tăng cường lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; - Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp. - Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

Nguyên nhân thắng lợi:

- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc. - Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược tài trí, là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường. - Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới. - Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; đồng thời có sự ủng hộ giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp. Bài học kinh nghiệm: Một là, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện. Hai là, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc. Ba là, thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh. Bốn là, quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng thời tích cực, chủ động đề ra và thực hiện phương pháp tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. Năm là, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954- 1975)
1. Đường lối trong giai đoạn 1954 - 1964
a. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7- 1954 - Thuận lợi: + Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh. + Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh; phong trào hoà bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản; + Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cả nước; + Dân tộc ta có ý chí, quyết tâm thống nhất Tổ quốc. - Khó khăn: + Đế quốc Mỹ âm mưu làm bá chủ thế giới và các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; + Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc; + Đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối Quá trình hình thành và nội dung đường lối: - Tháng 7/1954, Hội nghị TƯ sáu đã xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam - Tháng 9/ 1954, Bộ Chính trị ra Nghịquyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới đã xác định cách mạng Việt Nam từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ nông thôn chuyển vào thành thị, từ phân tán chuyển đến tập trung. - Tại Hội nghị lần thứ bảy (3/1955) và lần thứ tám (8/1955), Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời và giữ vững đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. - Tháng 8/1956, đồng chí Lê Duẩn viết Dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam đã khẳng định: con đường phát triển của cách mạng miền Nam là bạo lực cách mạng. - Tháng 12/1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 xác định: Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng hiện nay là củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình”. - Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam đã nhận định: + Hiện nay cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm 2 nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy có tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau… nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội”. + Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam”. + “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”. Đó là con đường “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. “Tuy vậy, cần thấy rằng cách mạng ở miền Nam vẫn có khả năng hòa bình phát triển, tức là khả năng dần dần cải biến tình thế, dần dần thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Khả năng đó hiện nay rất ít, song Đảng ta không gạt bỏ khả năng đó, mà cần ra sức tranh thủ khả năng đó”. > Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng. Quá trình đề ra và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương nói trên chính là quá trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước, được điều chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng. Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960. Đại hội đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Cụ thể là: - Nhiệm vụ chung: “tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà”. - Nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. - Hai nhiệm vụ chiến lược trên nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và tay sai thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hoà bình thống nhất Tổ quốc. - Mối quan hệ của cách mạng hai miền: “Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau”. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. - Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng kiên trì con đường hoà bình thống nhất theo con đường Hiệp nghị Giơnevơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hoà bình thống nhất Việt Nam, vì đó là con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Song cũng hết sức cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. - Triển vọng của cách mạng Việt Nam: là một quá trình đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã bầu BCHTW Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất. Ý nghĩa của đường lối: Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng do Đại Hội lần thứ III của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn. - Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc, vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam và phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tuyền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc. Do đó đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại. - Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta chiến đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. - Đường lối Đại hội III được bổ sung phát triển trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Đối với cách mạng miền Bắc được bổ sung bởi Hội nghị TƯ lần thứ tư (4/1961) về công tác xây dựng Đảng, lần năm (7/1961) về phát triển nông nghiệp, lần thứ bảy (6/1962) về phát triển công nghiệp, lần thứ mười (12/1964) về phân phối lưu thông. Đối với cách mạng miền Nam, các Hội nghị BCT đầu năm 1961, 1962 chủ trương giữ vững và phát triển thế tấn công của cáh mạng. Bộ Chính trị chủ trương: kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đồng thời phát triển đấu tranh vũ trang lên một bước mới, ngang tầm với đấu tranh chính trị. Thực hiện kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị song song, đẩy mạnh đánh địch bằng ba mũi giáp công quân sự, chính trị, binh vận. Vận dụng phương châm đấu tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng, thành thị.
2. Đường lối trong giai đoạn 1965 - 1975
a. Bối cảnh lịch sử Từ đầu năm 1965, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân Mỹ và quân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc “chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân hùng hổ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc. - Thuận lợi: + Cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. + Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hoá. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh trên cả đường bộ và đường biển. + Ở miền Nam, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba công cụ của “chiến tranh đặc biệt” (nguỵ quân, nguỵ quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục. - Khó khăn: + Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt. + Quân đội Mỹ và các nước chư hầu tực tiếp xâm lược Việt Nam, tương quan lực lượng bất lợi cho ta.
b. Qúa trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối Quá trình hình thành và nội dung đường lối: - Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ỏ miền Nam, các hội nghị của Bộ chính trị đầu năm 1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ trương giữ vững và phát triển thế tiến công mà ta đã giành được sau cuộc “đồng khởi” năm 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. - Hội nghị lần thứ chín (11/1963) tiếp tục khẳng định: đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang đi đội, cả hai điều có vai trò quyết định cơ bản, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang. Đối với miền Bắc, Hội nghị tiếp tục xác định là căn cứ địa, hậu phương đối với cách mạng miền Nam. Hội nghị Trung ương lần thứ mười một (tháng 3- 1965) và lần thứ mười hai (tháng 12- 1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước. - Trung ương Đảng nhận định: Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, phải thực thi trong thế thua, bị động, nên chứa đựng đầy mâu thuẫn. Từ nhận định đó, Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là một nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc. - Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà. - Phương châm chỉ đạo chiến lược: đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân ở miền Nam, phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam. - Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn này, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng. - Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra cả nước. - Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến tranh ở hai miền: miền Nam là tuyền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Ý nghĩa của đường lối: - Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. - Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế. - Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Qua lãnh đạo, chỉ đạo, Đường lối chống Mỹ, cứu nước được bổ sung, phát triển. Hội nghị TƯ lần thứ mười ba (1/1967) chủ trương mở mặt trân ngoại giao, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao; lần thứ mười bốn (1/1968) quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 đề kéo đế quốc Mỹ xuống thang chiến tranh; lần thứ hai mươi mốt (1973) xác định con đường phát triển cách mạng ở miền Nam vẫn là con đường tiến công cách mạng; đặc biệt là Hội nghị BCT đợt 1(1974), đợt 2 ( 1975) hạ quyết tâm giải phóng miền Nam.
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử Kết quả: - Ở miền Bắc, + Một chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa bước đầu được hình thành. Văn hoá, xã hội, y tế có sự phát triển mạnh. Sản xuất nông nghiệp phát triển, công nghiệp địa phương được tăng cường. + Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, điển hình là chiến thắng lịch sử của trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972. - Ở miền Nam + Giai đoạn 1954 -1960 đã đánh bại “chiến tranh đơn phương” của Mỹ - Nguỵ, đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công. + Giai đoạn 1961 – 1965 đã đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, giữ vững và phát triển thế tấn công. + Giai đoạn 1965-1968 đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ và chư hầu, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pari. + Giai đoạn 1969 – 1975 đã đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ và tay sai mà đỉnh cao là đại thắng Mùa Xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đập tan toàn bộ chính quyền địch, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ý nghĩa: Đối với nước ta - Kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, đem lại độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; - Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ nguyên cả nước hoà bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội; - Tăng thêm sức mạnh vật chất và tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam, để lại niềm tự hòa sâu sắc và những kinh nghiệm quí cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai doạn sau; góp phần quan trọng vào việc nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. Đối với cách mạng thế giới - Đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, bảo vệ vững chắc tiền đồn phía Đông Nam Á của chủ nghĩa xã hội; - Làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một vòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở ra một sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới; - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, hoà bình và phát triển của nhân dân thế giới. - Đại hội lần thứ IV của Đảng (12/1976) khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Nguyên nhân thắng lợi: - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người đại biểu trung thành cho những lợi ích sống còn của cả dân tộc Việt Nam, một Đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo. - Sự chiến đấu đầy gian khổ hi sinh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của cán bộ, chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước ở miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù. - Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc, một hậu phương vừa chiến đấu vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. -Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em; sự ủng hộ nhiệt tình của chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Bài học kinh nghiệm: Một là, đề ra và thực hiện đường lối gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ. Hai là, tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công, quyết đánh và quyết thắng, đế quốc Mỹ xâm lược. Ba là, thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra biện pháp chiến đấu đúng đắn, sáng tạo. Bốn là, trên cơ sở đường lối, chủ trương chiến lược chung đúng đắn phải có công tác tổ chức thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo của các cấp bộ Đảng trong quân đội, của các ngành, các địa phương, thực hiện phương châm, giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi hoàn toàn. Năm là, phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở cả hậu phương và tuyền tuyến; phải thực hiện liên minh ba nước Đông Dương và tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ ngày càng to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân và chính phủ các nước yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới.

CHƯƠNG IV

ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HOÁ

I. ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HOÁ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI
1. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Đường lối công nghiệp hoá đất nước đã được hình thành từ Đại hội III của Đảng (9-1960). Thời kỳ trước đổi mới, nước ta đã có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa theo hai giai đoạn: từ 1960 đến 1975 triển khai ở miền Bắc và từ 1975-1985 thực hiện trên phạm vi cả nước.
* Ở miền Bắc - Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc đặc điểm của miền Bắc, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đại hội III khẳng định: “Muốn cải biến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nước ta, đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. - Như vậy Đảng ta khẳng định tính tất yếu của công nghiệp hóa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ. Đây là quan điểm đúng đắn và được khẳng định nhiều lần trong các kỳ đại hội của Đảng. - Đại hội III nêu rõ: Mục tiêu công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Hội nghị TƯ bảy khóa III (3/1962) chỉ rõ: Phương hướng chỉ đạo xây dựng, phát triển công nghiệp là: “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý; kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; ra sức phát triển công nghiệp trung ương đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương” * Trên phạm vi cả nước Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, cả nước độc lập, thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976) đã xác định đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là "Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành cơ cấu kinh tế công nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế Trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”. - Đường lối này về cơ bản tiếp tục khẳng định lại những vấn đề về công nghiệp hóa ở miền Bắc trước đây, đồng thời có bổ sung phát triển thêm. - Qua thực tiễn chỉ đạo công nghiệp hóa từ năm 1976 dến năm 1981, Đảng ta có những điều chỉnh quan trọng: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (tháng 3/1982) đã xác định: + Chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; + Việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ vừa sức nhằm phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dung công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. + Nội dung công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường này chưa phải là đẩy mạnh công nghiệp hoá mà là chuẩn bị tiền đề và lực lượng cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá trong những năm tiếp sau. Trong 5 năm 1981-1985 và những năm 90 cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công-nông nghiệp hợp lý. Đó là những nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt . Như vậy, Đại hội V đã có bước điều chỉnh quan trọng về nội dung, bước đi công nghiệp hoá ở nước ta; xác định rõ nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá là tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp nặng không còn được “ưu tiên” như tinh thần của Đại hội III và Đại hội IV mà cần đầu tư vừa phải, có mức độ nhất định nhằm phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đây là bước điều chỉnh đúng đắn, phù hợp với thực trạng, tình hình đất nước; chứng tỏ rằng, Đảng và Nhà nước ta bắt đầu nhận thức đúng về tiềm năng, lợi thế, về vai trò của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ trong bước đi ban đầu để tạo tiền đề vật chất cho công nghiệp hoá những năm sau. Nhưng trong thực tế, chúng ta không điều chỉnh chiến lược quan trọng này, nên gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
2. Đánh giá việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa - Công nghiệp hoá theo mô hình kinh tế khép kín, thiên về phát triển công nghiệp nặng. - Chủ yếu dựa vào lợi thế về tài nguyên, đất đai, lao động và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa; chủ lực thực hiện công nghiệp hoá là Nhà nước; việc phân bổ các nguồn lực để thực hiên công nghiệp hoá chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp, không tôn trọng các qui luật của kinh tế thị trường. - Nóng vội, chủ quan duy ý chí.
Những sai lầm trên là một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm. * Nguyên nhân - Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hoá từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài nên không thể tập trung mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá. - Về chủ quan, là những sai lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Đó là sai lầm trong việc xác định mục tiêu, bước đi và phương thức tiến hành công nghiệp hoá. Thực chất là do chủ quan, nóng vội nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết; sai lầm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế (cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư không hợp lý), không xuất phát từ thực tế, thiên về phát triển công nghiệp nặng và xây dựng những công trình qui mô lớn, kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp...
II. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công ngiệp hóa thời kỳ 1960 – 1985, mà trực tiếp trong những năm 1975 – 1985, từ đó đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là thực hiện cho bằng được ba chương trình mục tiêu: Lương thực – thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu. - Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy khoá VII (7/1994)“Về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đạn mới” đánh dấu bước đột phá mới trong nhận thức của Đảng về công nghiệp hoá, thể hiện trước hết ở quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” . - Quan niệm này cho thấy điểm mới là: công nghiệp hoá phải gắn với hiện đại hoá. Cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển lực lượng sản xuất; phạm vi công nghiệp hoá, hiện đại hoá được mở rộng, không phải chỉ là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là sự chuyển đổi căn bản, toàn diện mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế, xã hội... - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996) có nhận định hết sức quan trọng: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội IX (4/2001), Đại hội X (4/2006), Đại hội XI (1/2011) của Đảng đã bổ sung, nhấn mạnh một số điểm mới về mục tiêu, con đường công nghiệp hóa rút ngắn ở nước ta, công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững.. - Đại hội IX đã có cách tiếp cận mới sáng rõ hơn, bổ sung, phát triển và nhấn mạnh thêm một số điểm mới trong đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là: + Con đường công nghiệp hoá ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đó là con đường vừa tuần tự, vừa nhảy vọt, kết hợp “đi tắt”, “đón đầu” những công nghệ mới; lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; đặc biệt coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Điểm nổi bật của Đại hội IX là lần đầu tiên Đảng nêu rõ quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh: có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững ổn định kinh tế - tài chính vĩ mô; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường...” - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006) tiếp tục khẳng định đường lối “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” 1. Điểm mới của Đại hội X là làm sáng rõ quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành kinh tế mới dựa nhiều vào tri thức và công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới...) . Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức thể hiện bước tiến về nhận thức của Đảng. Chủ trương này vừa xuất phát từ đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của đất nước, vừa thích ứng với thời đại toàn cầu hoá và xu hướng phát triển kinh tế tri thức. Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thực chất là thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn dựa trên tri thức, đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại ở tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt ở những ngành mũi nhọn, có lợi thế phát triển, làm tăng tỉ lệ giá trị gia tăng ở từng sản phẩm; giảm chi phí nguyên, vật liệu; tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội theo hướng hiện đại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức mới có thể giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo nền tảng để đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tóm lại, quan niệm, đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã được định hình trên những đường hướng tổng thể. Tính đúng đắn của nó đã được kiểm chứng qua những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước sau 25 năm đổi mới.
2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
a. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội X xác định: sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại b. Quan điểm cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. - Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa. - Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển, vì vậy, không cần thiết phải trải qua các bước tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải nóng vội, duy ý chí. - Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.
Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. - Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. + Phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường. + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì, khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô thế nào, công nghệ gì đều đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai mục đích, kém hiệu quả và lãng phí thất thoát. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm: + Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. + Khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng được nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững. - Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước trong đó con người là yếu tố quyết định. - Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. - Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.
Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. - Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.
Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ có như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng… Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của sự phát triển.
3. Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức a. Nội dung Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá” . Nội dung cơ bản của quá trình này là: - Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. - Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế - xã hội. - Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. - Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao .
b. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức Thứ nhất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị; - Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu, lao động cho công nghiệp, thành thị và là thị trường rộng lớn của công nghiệp và thành thị; - Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp nông thôn, nông dân là vấn đề có tầm quan trong hàng dầu của quá trình công nghiệp hóa. Định hướng của quá trình phát triển này là: - Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất. - Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Về qui hoạch phát triển nông thôn. - Xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. - Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ. - Phát huy dân chủ đi đôi với xây dựng nếp sống văn hoá ở nông thôn. Về giải quyết việc làm, lao động ở nông thôn. - Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân. - Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. - Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ hai, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Đối với công nghiệp và xây dựng. - Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại. - Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh. - Phát triển khu kinh tế mở và một số đặc khu kinh tế. - Ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia. - Tích cực thu hút vốn đầu tư để thực hiện các dự án quan trọng về dầu khí, luyện kim, hoá chất và vật liệu xây dựng. - Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế-xã hội. Đối với dịch vụ. - Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. - Mở rộng, nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống ( Vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông...). - Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. Thứ ba, phát triển kinh tế vùng - Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng. - Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam tạo thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước.
- Hỗ trợ, giúp đỡ về các mặt để các vùng khó khăn được phát triển. Thứ tư, phát triển kinh tế biển. - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. - Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, phát triển du lịch biển, đảo. Thứ năm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ. - Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2020 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ chất lượng cao. Tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 30 – 35% lực lượng lao động xã hội. - Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ. - Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức. - Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Thứ sáu, bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên - Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng. - Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thuỷ văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn. - Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hoá với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. - Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a. Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Cả nước hiện có trên 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỷ lệ công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất đang phát triển mạnh mẽ; một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước; ngành xây dựng tăng trưởng nhanh; nhiều công trình quan trọng như sân bay, cảng biển, đường bộ, bưu chính viễn thông được xây dựng theo hướng hiện đại. Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, tỉ trọng nông nghiệp giảm( tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41,1% năm 2010, tỷ trong nông, lâm, thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 21,6% năm 2010); trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất cơ cấu công nghệ. Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Cơ cấu thành phần kinh tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen các hình thức sở hữu. Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 10 năm 2001 – 2010 là 7,26%/năm. Điều đó đã góp phần quan trọng vào công tác xoá đói, giảm nghèo. Thu nhập đầu người bình quân hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2005, đạt 640$/người, năm 2010 đạt 1.168$/người. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Những thành tựu này tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
b. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu của công nghiệp hóa. Qui mô kinh tế nhỏ. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, tập trung vào các ngành công nghệ thấp. - Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn còn thiếu cụ thể, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao, tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp. - Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy hết thế mạnh để đi nhanh và cơ cấu kinh tế hiện đại; Cơ cấu các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế. - Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác qui hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với có chế thị trường; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. * Nguyên nhân: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ chính trị, điều hành của Nhà nước trong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng còn hạn chế; công tác dự báo chưa tốt.Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội......

CHƯƠNG V
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Cơ chế quản lí kinh tế thời kì trước đổi mới
a. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp Cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trước đổi mới là cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp với những đặc điểm chủ yếu: Thứ nhất, Nhà nước quản lí nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Cụ thể: - Hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước quyết định, hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh được giao. - Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho doanh nghiệp,doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước (Lỗ: Nhà nước bù, lãi Nhà nước thu). Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình (quyết định gây thiệt hại về vật chất thì ngân sách Nhà nước chịu) các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh. Thứ ba, quan hệ hàng hoá - tiền tệ bị coi nhẹ, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ cấp phát - giao nộp. Thứ tư, bộ máy quản lí cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, sinh ra đội ngũ quản lí kém năng lực, quan liêu, cửa quyền. Với sự xác lập 2 hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể, tương ứng với 2 thành phần kinh tế, Nhà nước nắm trực tiếp mọi khâu từ sản xuất, lưu thông đến phân phối mà nổi bật là chế độ bao cấp. - Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau: + Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hoá thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. + Bao cấp qua chế độ tem phiếu (đối với hàng tiêu dùng): Nhà nước qui định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động. + Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách: cấp phát vốn đối với các đơn vị kinh tế cơ sở nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách, vừa sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế "xin - cho". Thời kì kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế đó cũng có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Tuy nhiên, cơ chế đó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Thời kỳ kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lí đó bộc lộ những khiếm khuyết làm cho kinh tế lâm vài trì trệ, khủng hoảng. Như vậy, trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường, xem kế hoạch hoá là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế XHCN, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, coi thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xoá bỏ sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân. Tất cả những điều đó đã đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ.
b. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lí kinh tế Sự khủng hoảng kinh tế - xã hội là hệ quả của việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế nêu trên. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chúng ta đã có những bước cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường. Cụ thể:
- Khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Khoá IV
- Bù giá vào lương ở Long An.
- NQ TW 8 khoá V (1985) về giá - lương - tiền.
- Nghị định 25/CP: quyền chủ động sản xuất, tự chủ về tài chính; Nghị định 26/CP tiền lương khoán... Đây là những căn cứ thực tế để Đảng đi đến quyết định thay đổi cơ chế quản lí kinh tế. - Đề cập đến sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, Đại hội VI khẳng định: Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lí kinh tế. Cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm hiệu suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Do đó, việc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế trở thành mệnh lệnh và đòi hỏi bức thiết, của cuộc sống.
2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới
a. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội VI đến đại hội VIII Đây là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường. So với thời kì trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi căn bản và sâu sắc. Cụ thể: Một là, Kinh tế thị trường (KTTT) không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản ( CNTB) mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. - Lịch sử phát triển sản xuất cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hoá là tiền dề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của KTTT. Trong quá trình sản xuất và trao đổi , các yếu tố thị trường như cung - cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hoá, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, TLSX, sức lao động phục vụ cho sản xuất và lưu thông. Thị trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Một nền kinh tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bổ theo nguyên tắc thị trường thì đó là kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường có mầm mống trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến, phát triển cao trong xã hội tư bản. - Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá có cùng bản chất, đều nhằm sản xuất ra để bán, nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệ sản xuất ( Người sản xuất vừa độc lập, vừa phụ thuộc nhau. - Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường có sự khác nhau về trình độ phát triển. + Kinh tế hàng hoá ra đời từ kinh tế tự nhiên, đối lập với kinh tế tự nhiên, ở trình độ thấp (chủ yếu sản xuất hàng hoá tư nhân, qui mô nhỏ, thủ công, năng suất thấp). + Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển cao (trên cơ sở khoa học công nghệ hiện đại và nền sản xuất xã hội hoá). - Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng biểu hiện và phát triển mạnh trong CNTB (trước CNTB: Kinh tế thị trường ở thế manh nha, trình độ thấp, trong CNTB: KTTT đã đạt đến trình độ cao, chi phối toàn bộ cuộc sống). Điều này khiến người ta nghĩ rằng KTTT là sản phẩm của CNTB. - Trên thực tế, CNTB không sản sinh ra kinh tế hàng hoá. Do đó, KTTT (với tư cách là kinh tế hàng hoá ở trình độ cao) không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Chỉ có thể chế KTTT TBCN hay cách thức sử dụng KTTT theo lợi nhuận tối đa của CNTB mới là sản phẩm của CNTB. Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ ( TKQĐ) lên CNXH, bởi lẽ: - Kinh tế thị trường xét dưới góc độ " một kiểu tổ chức kinh tế" là phương thức tổ chức, vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Nghĩa là, kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, chứ không đối lập với các chế độ xã hội. + Bản thân kinh tế thị trường phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Là thành tựu chung của nhân loại, KTTT tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau, + Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. ( Kinh tế thị trường không đối lập với CNXH, nó tồn tại khách quan trong TKQD lên CNXH và cả trong CNXH. ( Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát triển TBCN hoặc đi theo con đường TBCN, xây dựng kinh tế XHCN cũng không phủ nhận KTTT. - Đại hội VII của Đảng (6/1991) cho rằng sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng CNXH. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta là "Cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước", các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ, cạnh tranh hợp pháp, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. - Đại hội VIII (6/1996) tiếp tục đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Ba là, có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nước ta. Kinh tế thị trường không đối lập với CNXH, nó tồn tại khách quan trọng TKQĐ. Bản thân kinh tế thị trường không có thuộc tính xã hội, KTTT có thể được sử dụng ở các chế độ xã hội khác nhau. Khi thị trường được coi là phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế thì KTTT có những đặc điểm sau: + Chủ thể kinh tế có thể độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh. + Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết. + Nền kinh tế có tính mở và vận hành theo qui luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh + Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lí vĩ mô của Nhà nước. Điều đó cho ta thấy KTTT có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, trước đổi mới do nhận thức không đầy đủ nên chúng ta xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng của kinh tế XHCN, thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. ( Thời kì đổi mới, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của KTTT (quan hệ cung - cầu, quan hệ cạnh tranh đã thúc dẩy sự phát triển...) ( Trên thực tế, CNTB đã biết khai thác các lợi thế của KTTT để phát triển. Công cuộc đổi mới ở nước ta cũng cho thấy ưu thế của KTTT
b. Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ đại hội IX đến Đại hội XI - Đại hội IX của Đảng (3/2001) xác định nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong TKQĐ lên CNXH (Là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.) Đây là bước chuyển quan trọng trong nhận thức (từ chỗ coi KTTT như một công cụ, một cơ chế quản lý, đến nhận thức coi KTTT như một chính thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng XHCN). + KTTT định hướng XHCN là "một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo qui luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH". Thế mạnh của "thị trường" được sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế, để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân; tính "định hướng XHCN" được thể hiện trên cả 3 mặt của quan hệ sản xuất sở hữu, tổ chức quản lí và phân phối nhằm mục đích cuối cùng là "dân giàu, nước mạnh,. xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc". + Kinh tế thị trường định hướng XHCN được hiểu: . Không phải là kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc . Không phải kinh tế kế hoạch hoá tập trung . Không phải là kinh tế thị trường TBCN . Chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN (Định hướng XHCN là nét khác biệt với KTTT TBCN) - Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X và Đại hội XI đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở nước ta, thể hiện ở 4 tiêu chí: + Mục đích phát triển: Thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; giải phóng mạnh mẽ LLSX và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên, làm giàu chính đáng, giúp đỡ những người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Điều đó cho thấy sự khác biệt với KTTT TBCN (chúng ta phát triển KTTT là vì con người, vì số đông chứ không phải chỉ để phục vụ cho thiểu số). + Phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, phát triển tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế. ( Để giữ vai trò chủ đạo, nền kinh tế Nhà nước phải nắm được các vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao (không phải dựa vào bao cấp, cơ chế xin - cho hay độc quyền kinh doanh). ( Mặt khác tiến lên CNXH đặt ra yêu cầu nền kinh tế phải dựa trên nền tảng sở hữu toàn dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu. + Định hướng xã hội và phân phối ( Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hoá, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. ( Quyết tâm giải quyết các vấn đề xã hội thể hiện rõ định hướng XHCN, đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục tác động tiêu cực của KTTT. ( Trong lĩnh vực phân phối: Chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh. + Quản lí: ( Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước bằng pháp luật, sử dụng cơ chế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân lao động của toàn thể nhân dân. Tiêu chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa KTTT TBCN với KTTT định hướng XHCN ở nước ta nhằm phát huy mặt tích cực của KTTT, đảm bảo quyền lợi chính đáng của con người. * Hoàn thiện nhận thức và chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần, Đại hội XI xác định: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố phát triển. Về lâu dài kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Trong 5, 10 năm tới, không xác định thành phần kinh tế nào đóng vai trò nền tảng. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng, ngày càng phát triển. Như vậy, việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam không những là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống mà đây là sự chuyển đổi hợp qui luật cần thiết cho sự phát triển năng động, hiệu quả nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng trong nhiều năm.
II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản
a. Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường - Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, (tồn tại bên cạnh các thể chế khác như chính trị, giáo dục...) Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, qui chế, qui tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lí vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hoá và văn minh kinh tế cơ chế vận hành nền kinh tế. - Thể chế kinh tế thị trường: Là một tổng thể bao gồm các bộ qui tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chình hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường. Thể chế kinh tế thị trường bao gồm: + Các qui tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường - các bên tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị trường. + Cách thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn. + Các thị trường - nơi hàng hoá được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, quy định của luật lệ (các thị trường quan trọng như hàng hoá và dịch vụ, lao động, vốn, bất động sản...) - Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng XHCN. - Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hiểu là thể chế kinh tế thị trường, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Nói cách khác, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, chứ không đơn thuần chỉ là mục tiêu lợi nhuận tối đa. Như vậy, việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là quá trình mới mẻ, phức tạp. Qua hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã được hình thành trên những nét cơ bản. "Thị trường hàng hoá phát triển tương đối nhanh, một số loại thị trường mới đã hình thành".
b. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Mục tiêu cơ bản: Việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta là làm cho nó phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của KTTT, thúc đẩy KTTT định hướng XHCN phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN. Mục tiêu này yêu cầu hoàn thành cơ bản vào năm 2020. Những năm trước mắt cần đạt các mục tiêu: Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới. Đại hội X (4/2006) đã định danh rõ 5 loại thị trường đã và đang hình thành ở Việt Nam thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ; thị trường mới manh nha là thị trường chứng khoán). Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lí, phát triển kinh tế - xã hội.
c. Quan điểm cơ bản về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN - Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các qui luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế. - Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường, giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội, giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường. - Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm - Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên đây là những quan điểm cơ bản nhằm từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
a. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là làm cho nó phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng XHCN, vận hành thông suốt và có hiệu quả. Do đó, cần phải có sự thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN. Một số điểm cần phải thống nhất. + Sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng CHXN (vì bản thân KTTT không đồng nghĩa với CNTB, không đối tập với CNXH). + KTTT là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng XHCN. + KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo qui luật của KTTT, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH. b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh - Hoàn thiện thể chế về sở hữu + Yêu cầu khách quan: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên sự tồn tại khách quan nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp. Do đó, cần được khẳng định trong các qui định của pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích của các chủ thể sở hữu, xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản mới như: trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên khoáng sản (ví dụ: Luật sở hữu trí tuệ...) + Phương hướng cơ bản của hoàn thiện thể chế sở hữu . Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là nhà nước, đồng thời đảm bảo và tôn trọng các quyền của người sử dụng đất. . Tách biệt vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lí toàn bộ nền kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. . Quy định rõ, cụ thể về quyền của chủ sở hữu và những người liên quan đối với các loại tài sản. Đồng thời, qui định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của họ đối với xã hội. Bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sở hữu tập thể, các hợp tác xã, bảo vệ quyền và lợi ích của xã viên đối với tài sản. Khuyến khích liên kết giữa sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, làm cho chế độ sở hữu cổ phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. . Sớm ban hành các qui định pháp lí về quyền sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; qui định đối tượng, điều kiện để người nước ngoài có quyền được mua, được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất và các tài sản khác tại Việt Nam - Hoàn thiện thể chế về phân phối. + Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Các nguồn lực xã hội được phân bổ theo cơ chế thị trường và chiến lược, qui hoạch,, kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cao. + Chính sách phân phối và phân phối lại phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người lao động và của doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động và bảo đảm lợi ích quốc gia. - Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thể trong nền kinh tế. - Đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp lại, phát triển , nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thu hẹp các lĩnh vực độc quyền Nhà nước. + Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác theo cơ chế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi và phát triển cộng đồng. + Thực hiện nghiêm túc, nhất quán một mặt bằng pháp lí vì điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế... + Tăng cường đầu tư và đổi mới cơ chế quản lí của Nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và tài chính. .
c. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường - Tiếp tục hoàn thiện thể chế về giá, về cạnh tranh, về kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Hoàn thiện khung pháp lí cho kí kết và thực hiện hợp đồng. Hoàn thiện thể chế giám sát, điều tiết thị trường và xúc tiếc thương mại, đầu tư, giải quyết tranh chấp phù hợp với KTTT và các cam kết quốc tế. - Đa dạng hoá các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ. Tự do hoá thương mại và đầu tư phù hợp với cam kết quốc tế. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và tăng cường kiểm tra chất lượng hoá, dịch vụ và xử lí sai phạm. - Phát huy tốt hơn vai trò điều hành thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước như một ngân hàng trung ương hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Từng bước mở rộng thị trường tín dụng, các dịch vụ ngân hàng cho phù hợp với cam kết quốc tế. - Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch của thị trường. Chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị trường. - Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng của sản phẩm bảo hiểm. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế trong nước, khuyến khích hợp tác và liên kết giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thực hiện lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Quan tâm đến các dịch vụ bảo hiểm đối với con người và hàng nông sản. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để các quyền về đất dai và bất động sản được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. - Hoàn thiện luật pháp chính sách về tiền lương, tiền công. Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo qui luật thị trường, dựa trên cung - cầu về sức lao động. Áp dụng phổ biến chế độ hợp đồng lao động và xử lí tốt các trường hợp tranh chấp, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động. - Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; khuyến khích việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, xử lí nghiêm hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lí thị trường công nghệ. - Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư và đẩy mạnh xã hội hoá cho các ngành giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, đảm bảo những dịch vụ cơ bản cho nhân dân. Ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí về các hoạt động dịch vụ này, tăng cường quản lí nhà nước để hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường đối với các hoạt động dịch vụ và xử lí nghiêm trường hợp vi phạm.
d. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường - Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc và các căn cứ cách mạng trước đây. Tăng cường hỗ trợ cho người nghèo, đồng thời khắc phục tâm lí ỷ lại, trông chờ, thụ động. - Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt phù hợp với yêu cầu của KTTT định hướng XHCN. Bổ sung, sửa đổi các chế độ bảo hiểm xã hội còn bất hợp lí... - Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân đạo, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội. Bổ sung chế độ trợ cấp xã hội theo hướng ưu tiên vào đối tượng bảo trợ xã hội. - Hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường, giám sát chặt chẽ việc thực hiện và có chế tài đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm xử lí triệt để những điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn không để phát sinh thêm. Có kế hoạch phòng tránh, ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu và các sự cố môi trường.
e. Hoàn thiện thể chế và vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lí của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội - Đảng tăng cường chỉ đạo nghiên cứu lí luận và tổng kết thực tiễn để xác định rõ, cụ thể và đầy đủ hơn mô hình KTTT định hướng XHCN, đặc biệt những nội dung định hướng, coi trọng đổi mới tư duy, tuyên truyền giáo dục việc thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN để tạo sự đồng thuận trong xã hội. - Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò kinh tế của Nhà nước thể hiện rõ chỗ phát huy mặt tích cực, hạn chế, ngăn chặn mặt trái của cơ chế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để nền KTTT phát triển theo định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Thực hiện tinh giảm bộ máy, tập trung nguồn lực vào một số lĩnh vực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế kinh tế - xã hội. - Nâng cao vai trò của các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân trong phát triển KTTT định hướng XHCN. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp cơ chế chính sách, tạo điều kiện để các tổ chức và nhân dân tham gia tích cực, có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi, giám sát việc thực hiện luật pháp, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.
3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a. Kết quả và ý nghĩa Việc lựa chọn mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam không chỉ là sự lựa chọn sáng tạo, cho phép khai thác tiềm năng của đất nước mà còn tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân. Quá trình này đã mang lại những kết quả bước đầu, cụ thể: Một là, sau 25 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp sang thế chế KTTT định hướng XHCN. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hoá thành pháp luật, tạo hành lang pháp lí cho nền KTTT định hướng XHCN hình thành và phát triển. Hai là, chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành; từ sở hữu toàn dân và tập thể, từ kinh tế quốc doanh và hợp tác xã là chủ yếu đã chuyển sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen, hỗn hợp, trong đó sở hữu toàn dân, những tư liệu sản xuất chủ yếu và kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Điều đó đã tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi cho giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội. Ba là, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước đã và đang đi vào cuộc sống thay cho cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Các doanh nghiệp, doanh nhân được tự chủ sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Quản lí nhà nước về chế độ sản xuất kinh doanh sang quản lí bằng pháp luật, chính sách, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Bốn là, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực. Như vậy, qua 25 năm đổi mới, thể chế KTTT định hướng XHCN đã hình thành, từng bước hoàn thiện và tỏ rõ ưu thế của mình. Thể chế kinh tế mới đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo những tiền đề cần thiết đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH.
b. Hạn chế và nguyên nhân - Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất. - Vấn đề sở hữu, quản lí và phân phối trong doanh nghiệp Nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là khi cổ phần hoá. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đốii xử. Việc xử lí các vấn đề liên quan đến đất đai còn nhiều vướng mắc. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt (thị trường tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ phát triển chậm). Việc quản lí Nhà nước đối với các loại thị trường còn nhiều bất cập. Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lí. Cơ chế xin, cho chưa được xoá bỏ triệt để. Chính sách tiền lương vẫn mang tính bình quân. - Cơ cấu tổ chức, cơ cấu vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động, hiệu lực quản lí còn thấp. Cải cách hành chính chậm, chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong nhân dân. - Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hoá xã hội đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo còn thấp. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các vùng ngày càng lớn. Hệ thống an ninh xã hội còn sơ khai. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt. * Những hạn chế nêu trên xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau: - Đối với nước ta, việc xây dựng thể chế KTTT định hướng XHCN là vấn đề mới mẻ (vì chưa có tiền lệ trong lịch sử). Nhận thức về KTTT định hướng XHCN còn hạn chế do công tác lí luận chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn. - Năng lực thể chế hoá về quản lí, tổ chức thực hiện của Nhà nước còn chậm, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. - Vai trò tham gia hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cư, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu. Như vậy, đường lối xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta thể hiện bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng và là bước chuyển căn bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để nền KTTT định hướng XHCN thực sự là phương tiện cần thiết cho xây dựng xã hội mới, đòi hỏi cần phải khắc phục những hạn chế, phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế mới, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu chính trị của toàn Đảng, toàn dân.

CHƯƠNG VI
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Hệ thống chính trị là một khái niệm xuất hiện trong thời kỳ đổi mới được chính thức nêu ra trong Văn kiện hội nghị Trung ương 6 (khóa VI) tháng 3/1989 (từ Đại hội VI trở về trước trong các văn kiện Đảng còn dùng khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản hoặc nhà nước chuyên chính vô sản). Về cấu trúc, hệ thống chính trị nước ta hiện nay bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam …) và mối quan hệ giữa các thành tố đó. I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI ( 1945 – 1985) 1. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân giai đoạn 1945 - 1954 Cách mạng Tháng Tám - 1945 thắng lợi, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, đánh dấu sự hình thành hệ thống chính trị dân chủ nhân dân ở nước ta. Hệ thống chính trị đó có các đặc trưng sau đây: - Có nhiệm vụ đánh đổ đế quốc giành độc lập và thống nhất cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Cơ sở tư tưởng cho hệ thống chính trị giai đoạn này là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”. - Chỗ dựa của hệ thống chính trị là khối đại đoàn kết dân tộc. - Dân là người làm chủ và là người làm chủ, chính quyền là công bộc của dân. Công chức Nhà nước sống và làm việc giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. - Cơ sở kinh tế là nền sản xuất tư nhân hàng hoá nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc. - Vai trò lãnh đạo của Đảng (từ tháng 11- 1945 đến tháng 2 - 1951) được ẩn trong vai trò của Quốc hội, Chính phủ, của cá nhân Hồ Chí Minh và của các đảng viên trong Chính phủ. - Đã xuất hiện (ở một mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự đối với Đảng và Nhà nước; sự phản biện của Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội đối với Đảng Cộng sản. Nhờ vậy đã giảm thiểu rõ rệt các hiện tượng quan liêu trong bộ máy công quyền. 2. Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản giai đoạn 1954 – 1975 Ở nước ta khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo thì sự thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu thời kỳ thực hiện nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản. Bước ngoặt lịch sử này bắt đầu ở miền Bắc năm 1954. * Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta: Một là, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, về chuyên chính vô sản. - Các Mác đã khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” - Lênin cũng nhấn mạnh muốn chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội (thời kỳ quá độ) thì phải chịu đựng lâu dài nỗi đau đớn của thời kỳ sinh đẻ, phải có một thời kỳ chuyên chính vô sản lâu dài. Bản chất của chuyên chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới, với hình thức, biện pháp mới và nội dung mới. Như vậy, chuyên chính vô sản tồn tại tất yếu trong suốt thời kỳ quá độ nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc cải biến cách mạng và đấu tranh giai cấp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hai là, đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1975. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III ( tháng 9 – 1960) đã xác định đường lối chung của cách mạng nước ta là: sau khi nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành thì Miền Bắc nước ta cần phải tiến ngay vào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Muốn đạt mục tiêu ấy, phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. Như vậy, kể từ Đại hội III (9/1960 trở đi), tên gọi chính thức của hệ thống chính trị ở nước ta là “hệ thống chuyên chính vô sản”. Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng Cộng sản. Ở miền Bắc, Đảng Cộng sản không phải là đảng chính trị duy nhất mà còn có Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội. Nhưng những đảng chính trị này đều thừa nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản, đều là thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và có đại diện trong Quốc hội. Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu bao cấp. Mô hình kinh tế ấy không chấp nhận kinh tế thị trường, hướng tới mục tiêu xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới 2 hình thức: toàn dân và tập thể. Nhà nước trở thành một tổ chức kinh tế bao trùm. Do vậy cách tổ chức và hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản không thể không phản chiếu cả ưu điểm lẫn khuyết điểm, sai lầm của mô hình kinh tế ấy. Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh công - nông - trí thức. Cuộc đấu tranh “ ai thắng ai” giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, quá trình cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa đã tạo nên một kết cấu xã hội - giai cấp, đó là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Kết cấu này đã chi phối sự thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc và mở rộng dân chủ của hệ thống chuyên chính vô sản. 3. Hệ thống chuyên chính vô sản theo tư tưởng làm chủ tập thể giai đoạn 1975 -1985 Từ ngày 30 - 4 - 1975, với thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nuớc. Do vậy hệ thống chính trị nước ta cũng chuyển từ hệ thống chính trị dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản sang hệ thống chuyên chính vô sản trong phạm vi cả nước. Đại hội IV (12 - 1976) khẳng định: “ Điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”. Trong giai đoạn này, việc xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản được quan niệm là xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. * Chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản: Một là, xác định quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động được thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức. Trong thời kỳ trước đổi mới, việc xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản với mục tiêu bao trùm là xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Nội dung làm chủ tập thể bao gồm nhiều mặt: làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân; làm chủ trong phạm vi cả nước, trong mỗi địa phương, mỗi cơ sở. Hai là, xác định Đảng Cộng sản là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản. - Sự lãnh đạo của Đảng nhằm bảo đảm cho hệ thống chính trị được vận hành đúng hướng, giữ vững bản chất của chế độ, phát huy được sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng. - Đảng lãnh đạo là sự bảo đảm cao nhất chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo đảm cho hoạt động quản lý của Nhà nước đạt hiệu quả. - Do vậy Đảng phải nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Ba là, xác định Nhà nước trong thời kỳ quá độ là “Nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa”. - Nhà nước là phương tiện thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, thông qua đó Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội. - Do vậy phải xây dựng Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân nhằm thực hiện thắng lợi 3 cuộc cách mạng và xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa. Bốn là, xác định nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là nơi phát huy cao nhất quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, là nơi quần chúng tham gia và kiểm tra, giám sát công việc của Nhà nước, là trường học về chủ nghĩa xã hội. Do vậy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phải đổi mới hình thức tổ chức và nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới. Mở rộng các tổ chức theo nghề nghiệp, nhu cầu sinh hoạt văn hoá để thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội. Năm là, xác định mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ là cơ chế quản lý của xã hội. - Cơ chế quản lý của một xã hội là những tổ chức thiết chế, những qui định về trách nhiệm, quyền hạn giữa cá nhân và tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nhằm thực hiện mục đích quản lý xã hội theo định hướng của giai cấp cầm quyền. - Giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ có mối quan hệ khăng khít không tách rời. Đây là mối quan hệ giữa điều kiện, phương tiện và mục đích nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của Đảng. Nhận xét chung: - Hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản trên phạm vi cả nước giai đoạn 1975 - 1985 được thực hiện theo đường lối của Đại hội IV và Đại hội V của Đảng. Trong bối cảnh đầy khó khăn và thử thách, đường lối đó đã đem lại những thành tựu nhất định. Điểm tìm tòi và sáng tạo của giai đoạn này là: Đảng đã xem vấn đề làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là bản chất của hệ thống chuyên chính vô sản và mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ trở thành cơ chế chung cho hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản ở các cấp, các ngành. - Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới. Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chưa làm tốt vai trò chức năng giáo dục, động viên quần chúng tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý Nhà nước. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội từ cơ sở đến Trung ương còn lỏng lẻo. Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cơ chế quản lý mới để thực thi các nhiệm vụ đề ra. Do vậy, tất yếu phải đổi mới hệ thống chính trị. II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1. Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị là một quá trình Đảng ta đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về nhiều phương diện. Thứ nhất, nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị: - Đảng ta khẳng định đổi mới là một quá trình: đổi mới toàn diện và đồng bộ. Xét trên tổng thể bắt đầu đổi mới về tư duy chính trị, nhưng sáng tạo của Đảng ta là tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế. Vì khắc phục được khủng hoảng kinh tế - xã hội mới tạo tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết để giữ vững ổn định chính trị, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội. Đổi mới kinh tế thành công sẽ tạo cơ sở nền tảng vững chắc để đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi. Mặt khác, đổi mới hệ thống chính trị kịp thời, đúng hướng, phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế . - Trong giai đoạn cách mạng mới, đổi mới hệ thống chính trị là nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và động lực chủ yếu của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới: - Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, đó là cơ sở kinh tế cho nhiều giai cấp tương ứng tồn tại. Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân lao động. Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Do vậy, nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là: Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công. Đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái. Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch. Bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. - Động lực chủ yếu để phát triển đất nước ta là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Nhận thức mới này đã khắc phục tư tưởng tả khuynh cho rằng chuyên chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới. Thứ ba, nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị. - Trong vấn đề đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Thuật ngữ “xây dựng Nhà nước pháp quyền” được Đảng đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khoá VII (năm 1991). Đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (năm 1994) và các Đại hội VIII, IX, X, XI, Đảng tiếp tục khẳng định lại và làm rõ thêm nội dung của nó. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới. a. Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị Mục tiêu: - Mục tiêu chủ yếu của vấn đề đổi mới hệ thống chính trị là “nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân”. - Dân chủ xã hội chủ nghĩa thừa nhận quyền tự do bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Nội dung cơ bản nhất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quan điểm “ tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy cao nhất so với các nền dân chủ trong lịch sử. Quan điểm: Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là thay đổi bản chất của nó mà nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nuớc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có sự kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Bốn là, đổi mới quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự tác động cùng chiều nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
b.Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị - "Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”. - Về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “ Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. - Phương thức lãnh đạo của Đảng + Bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn. + Bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát. + Bằng hành động gương mẫu của đảng viên. + Giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. + Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. - Nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị + Vấn đề mấu chốt và khó khăn nhất là khắc phục hai khuynh hướng thường xảy ra trong thực tế : hoặc là bao biện làm thay, hoặc là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. + Giữ vững và tăng cường năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nuớc và các tổ chức chính trị xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội nhằm phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. + Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị gắn liền với vấn đề đổi mới chỉnh đốn Đảng, với công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ để Đảng vươn lên ngang tầm nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới. + Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức của Đảng như nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò cá nhân người đứng đầu trong sinh hoạt và công tác. + Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là công việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm cao, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm. + Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương cần quán triệt những nguyên tắc chung, nhưng cần vận dụng linh hoạt sáng tạo tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành cụ thể. Xây dựng Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà nuớc pháp quyền không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là sản phẩm của tinh hoa trí tuệ nhân loại. Lịch sử loài người đã trải qua 4 kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, mà là cách thức tổ chức phân công quyền lực nhà nuớc. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự kế thừa những tinh hoa của nhà nuớc pháp quyền trong lịch sử, nó vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa mang tính nhân dân rộng rãi, vừa mang tính dân tộc sâu sắc. - Những đặc điểm của nhà nuớc pháp quyền Việt Nam: Thứ nhất, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Thứ hai, quyền lực Nhà nuớc là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thứ ba, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật. Hiến pháp và pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ tư, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương phép nước. Thứ năm, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. - Một số biện pháp xây dựng Nhà nuớc pháp quyền Việt Nam Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính khả thi của các văn bản pháp luật. Xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát mang tính hợp hiến, hợp pháp trong các quyết định và hoạt động của các cơ quan công quyền. Thứ hai, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới qui trình xây dựng luật pháp, giảm ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước và chức năng giám sát tối cao. Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại, hiệu quả. Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thứ năm, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội - “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài” - “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của Hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là tổ chức lãnh đạo Mặt trận” - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. - Nhà nước cần ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. - Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn, qui chế dân chủ ở các cấp để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. - Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô trương hình thức. Làm tốt công tác dân vận trên tinh thần trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin. 3. Đánh giá việc thực hiện đường lối xây dựng hệ thống chính trị a. Kết quả đạt được - Thành tựu chung của hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới là: tổ chức bộ máy hệ thống chính trị được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả; hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng hướng về cơ sở; dân chủ trong xã hội có bước phát triển. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên. - Đảng thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo đối với sự nghiệp cách mạng trong điều kiện mới. Phương thức lãnh đạo, tác phong công tác đã có tiến bộ. Dân chủ trong Đảng được phát huy, quan hệ giữa Đảng với nhân dân được củng cố. - Bộ máy Nhà nước từng bước được kiện toàn từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan Nhà nước được phân định rõ hơn, quản lý Nhà nước bằng pháp luật được tăng cường. - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã có sự đổi mới về tổ chức, bộ máy, về nội dung, phương thức hoạt động ; phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, bước đầu thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Các kết quả trên đây khẳng định đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới hệ thống chính trị nói riêng là đúng đắn sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, bước đầu đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, khắc phục những nhược điểm, hạn chế của hệ thống chuyên chính vô sản trước đây. b. Hạn chế và nguyên nhân Một số hạn chế : - Hạn chế chung của hệ thống chính trị là năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả điều hành và quản lý của Nhà nuớc, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. - Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị còn lúng túng và chậm đổi mới. Vì vậy, chưa phát huy tốt vai trò của Nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực thi nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng. - Việc cải cách nền hành chính quốc gia còn chậm, bộ máy hành chính còn nhiều tầng nấc. Tình trạng quan liêu, hách dịch, cửa quyền của một bộ phận công chức Nhà nước chưa được khắc phục, kỷ cương phép nước bị xem nhẹ. - Phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa thoát khỏi tình trạng xơ cứng, chưa gắn bó với quần chúng. Vai trò giám sát, phản biện xã hội còn mờ nhạt, kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ chất lượng còn hạn chế, chưa được chuyên nghiệp hoá, nhất là ở cấp cơ sở. Nguyên nhân : - Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao. Việc hoạch định và thực hiện một số chủ trương giải pháp còn lúng túng, thiếu triệt để. - Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, chưa được triển khai sâu rộng trong quần chúng. Đổi mới hệ thống chính trị còn chậm, chưa theo kịp đổi mới kinh tế. - Lý luận về hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta còn nhiều điểm chưa sáng tỏ trong các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị ở các cấp cơ sở và trong quần chúng nhân dân lao động.

CHƯƠNG VII ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá - Theo nghĩa rộng, văn hoá bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần. Văn hoá là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người, loài người sáng tạo, tích luỹ thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quá trình lịch sử của mình. Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước”. - Theo nghĩa hẹp, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là các hệ giá trị, truyền thống, lối sống, năng lực sáng tạo của một dân tộc; văn hóa là bản sắc của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác…
1. Thời kỳ trước đổi mới
a.Quan điểm, chủ trương về xây dựng văn hoá mới * Trong những năm 1943 - 1954 - Đầu năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp thông qua bản « Đề cương văn hoá Việt Nam » do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo. Đây là bản Tuyên ngôn, là Cương lĩnh của Đảng về văn hoá trước khi giành chính quyền Tháng Tám năm 1945. Nội dung Đề cương văn hoá xác định : + Văn hoá là một trong 3 mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá) của cách mạng Việt Nam. + Ba nguyên tắc của nền văn hoá Việt Nam: dân tộc hóa - khoa học hóa - đại chúng hóa: + Tính chất của nền văn hoá Việt Nam: dân tộc về hình thức, dân chủ về nội dung. - Ngày 03 - 9 - 1945 trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có 2 nhiệm vụ thuộc về lĩnh vực văn hoá : Một là, cùng với việc diệt giặc đói phải diệt giặc dốt, phải mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ. Hai là, phải mở một chiến dịch để giáo dục lại tinh thần cho nhân dân làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm yêu nước, yêu lao động... bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. - Đường lối văn hoá kháng chiến được hình thành dần trong các tài liệu : Chỉ thị của BCHTW Đảng về "Kháng chiến kiến quốc" tháng 11 - 1945. Bức thư về "Nhiệm vụ văn hoá Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước" của Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16 - 11- 1946. Báo cáo "Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam" của Trường Chinh trình bày trong Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ 2 tháng 7 - 1948. Nội dung đường lối văn hoá kháng chiến bao gồm : - Xác định mối quan hệ giữa văn hoá và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hoá cứu quốc. - Xây dựng nền văn hoá dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc - khoa học - đại chúng với khẩu hiệu là dân tộc, dân chủ. - Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, loại trừ cách dạy học nhồi sọ. - Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hành đời sống mới. - Phát triển cái hay trong văn hoá dân tộc, bài trừ cái xấu xa hủ bại. - Ngăn ngừa sức thâm nhập của văn hoá thực dân phản động ; học cái hay, cái tốt của văn hoá thế giới. - Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến kiến quốc và cho cách mạng Việt Nam. * Trong những năm 1955 - 1986 Đại hội III của Đảng (9/1960) đã xác định đường lối xây dựng văn hoá trong điều kiện nửa nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Nội dung cốt lõi là chủ trương tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hoá để xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con người mới. Cách mạng tư tưởng và văn hoá được tiến hành đồng thời với cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học - kỹ thuật. - Mục tiêu cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá là làm cho nhân dân thoát khỏi nạn mù chữ và thói hư tật xấu do xã hội cũ để lại; có trình độ văn hoá ngày càng cao; có hiểu biết cần thiết về khoa học - kỹ thuật tiên tiến để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá. Đại hội IV (1976) và Đại hội V (1982) tiếp tục bổ sung đường lối phát triển văn hoá của Đại hội III và khẳng định thêm : - Nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa, tính dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân. - Nhiệm vụ văn hoá trong thời kỳ này là tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, phát triển khoa học, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể; chống tư tưởng tư sản và tàn dư tư tưởng phong kiến; phê phán tư tưởng tiểu tư sản; xoá bỏ ảnh hưởng của văn hoá thực dân mới ở Miền Nam.
b. Đánh giá sự thực hiện đường lối * Kết quả đạt được Nền văn hoá cứu quốc (thời kỳ 1943 - 1954) bước đầu hình thành và đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc : - Đã xoá bỏ dần những mặt lạc hậu trong di sản văn hoá phong kiến, bước đầu xây dựng nền văn hoá dân chủ mới với tính chất dân tộc - khoa học - đại chúng. - Phát triển hệ thống giáo dục, cải cách phương pháp dạy học, thực hành rộng rãi đời sống văn hoá mới, bài trừ hủ tục lạc hậu. - Động viên toàn dân tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Thời kỳ 1955 - 1986, đặc biệt là 20 năm đầu: công tác tư tưởng văn hoá đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng cả nước: - Một thành tựu tiêu biểu của miền Bắc hậu phương lớn là sự nghiệp giáo dục văn hoá phát triển với tốc độ cao, phát huy tính tích cực trong sản xuất và chiến đấu. - Hoạt động văn hoá nghệ thuật phát triển với nội dung lành mạnh, cỗ vũ bộ đội, nhân dân tham gia vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời kỳ này có nhiều tác phẩm nghệ thuật hay, sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế. - Trình độ văn hoá chung của xã hội được nâng lên một bước đáng kể. - Lối sống mới đã trở thành phổ biến, người với người sống có nghĩa, có tình, đoàn kết, thương yêu nhau. Có thể nói, thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước không chỉ là đường lối chính trị, quân sự đúng đắn mà còn là thắng lợi của đường lối văn hoá của Đảng, thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước, nhân phẩm và trí tuệ của con người Việt Nam. * Hạn chế và nguyên nhân Những hạn chế : - Công tác tư tưởng và văn hoá thiếu nhạy cảm sắc bén, thiếu tính chiến đấu. - Việc xây dựng thể chế văn hoá còn chậm. - Đầu những năm 80, sự suy thoái về đạo đức, lối sống có chiều hướng phát triển. - Đời sống văn học nghệ thuật có những mặt bất cập, rất ít tác phẩm văn học nghệ thuật đạt đỉnh cao tương xứng với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại. - Một số công trình văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị không được quan tâm bảo tồn, lưu giữ. Nguyên nhân hạn chế - Đường lối xây dựng văn hoá giai đoạn 1955 - 1986 bị chi phối bởi tư duy chính trị "nắm vững chuyên chính vô sản" thực chất là nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường, giữa hai ý thức hệ, hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tư duy chính trị đó dẫn đến phủ định nền văn hoá phi mácxit, hạn chế tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. - Mục tiêu, nội dung cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá giai đoạn này cũng bị qui định bởi cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất mà tư tưởng chỉ đạo là xoá bỏ chế độ tư hũu, xóa bỏ nguồn gốc sinh ra bóc lột. Tư tưởng này dẫn đến những sai lầm trong cải cách ruộng đất năm 1954 - 1956, trong cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa ở miền Nam sau năm 1975. - Chiến tranh kéo dài, cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp và tâm lý bình quân chủ nghĩa đã kìm hãm động lực phát triển văn hoá giáo dục và năng lực tự do sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, chúng ta phải khắc phục những hạn chế trên, đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển văn hoá.
2.Trong thời kỳ đổi mới
a.Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá Từ Đại hội VI đến Đại hội X Đảng ta đã từng bước nhận thức về đặc trưng, vị trí, vai trò, chức năng của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Đại hội VI (1986) xác định khoa học - kỹ thuật là một động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Trong Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta có nhiều nhận thức mới về văn hoá: + Lần đầu tiên xác định đặc trưng nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Chủ trương xây dựng nền văn hoá mới tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng , có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, bồi dưỡng cái chân - thiện - mỹ, phê phán những cái lỗi thời thấp kém. + Tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá, làm cho thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. + Kế thừa những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích và phẩm giá của con người. + Chống tư tưởng văn hoá phản tiến bộ trái với những giá trị tốt đẹp của dân tộc và nhân loại. + Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Nhiều nghị quyết của Đảng tiếp theo xác định vai trò và tầm quan trọng của văn hóa: coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. - Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII (1996) khẳng định khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt, là động lực đưa dân tộc thoát khỏi đói nghèo. Do vậy sự nghiệp giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII ( 7- 1998) xác định 5 quan điểm chỉ đạo quá trình phát triển văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX (1- 2004) khẳng định « phát triển văn hoá đồng bộ với phát triển kinh tế ». - Hội nghị Trung ương 10 khoá IX ( 7- 2004) khẳng định: + Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt, không ngừng nâng cao đời sống văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. + Sự biến đổi văn hoá trong quá trình đổi mới và quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nuớc trong lĩnh vực văn hoá.
b.Quan điểm chỉ đạo và chủ trương xây dựng, phát triển nền văn hoá Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm này chỉ rõ vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là vì: + Phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; + Cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội. + Văn hoá Việt Nam được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển. - Chủ trương biện pháp : + Làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hoá trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội. + Xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đủ sức đề kháng và đẩy lùi sự xâm nhập của các tư tưởng văn hoá phản tiến bộ. + Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới, gia đình văn hoá, phường, xã, cơ quan, đường phố văn hoá. - Văn hoá là động lực thúc đẩy xã hội phát triển là vì: + Nguồn lực cơ bản nhất của sự phát triển là nguồn lực nội sinh của dân tộc. Nguồn lực nội sinh đó được thấm sâu trong văn hoá. Cội nguồn của một quốc gia dân tộc là văn hoá. Do vậy văn hoá không chỉ là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là nguồn lực nội sinh quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. + Công cuộc đổi mới ở nước ta đạt được nhiều thành tựu mang tính lịch sử do một phần rất quan trọng là các giá trị văn hóa được phát huy. Đó là sự đổi mới về tư duy, sự giải phóng về tư tưởng và sự phát triển trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ khoa học và sức sáng tạo của quần chúng nhân dân. + Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển là nguồn lực con người được giải phóng. Đó chính là tri thức, khả năng sáng tạo, bản lĩnh của mỗi cá nhân, cộng đồng được phát huy. + Trong nền kinh tế thị trường, giá trị văn hóa định hướng người lao động phát huy tư duy sáng tạo, sản xuất ra hàng hoá chất lượng cao và hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, làm cho văn hoá không hoà tan trong quá trình hội nhập quốc tế. + Con người được trang bị giá trị văn hóa sẽ chung sống hài hoà, thân thiện với tự nhiên, có ý thức bảo vệ tự nhiên, tạo nên sự phát triển bền vững. - Văn hoá là một mục tiêu của sự phát triển. + Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là mục tiêu văn hóa.
+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 2000 xác định: Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người, "Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường". - Chủ trương và biện pháp để thực hiện mục tiêu xây dựng văn hoá: Để làm cho văn hoá trở thành mục tiêu và động lực thì quá trình phát triển kinh tế cần kết hợp với phát triển văn hoá. Cụ thể là khi xác định mục tiêu phát triển văn hoá phải căn cứ và hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đồng thời xác định mục tiêu phát triển văn hoá. - Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới. + Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển kinh tế - xã hội cần nhiều nguồn lực, nhưng nguồn lực quan trọng nhất là con người, bởi vì các nguồn lực khác sẽ không sử dụng hiệu quả nếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực. + Nguồn tài nguyên con người chính là vốn và trí tuệ của dân tộc. Văn hóa trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn tài nguyên người. Hai là, nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Tiên tiến là : Yêu nước và tiến bộ, mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc, tự do và phát triển con người. Xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa con người với cộng đồng, giữa xã hội với tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. - Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm : Những giá trị, những tinh hoa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết con người - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, cần cù sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác. Chống văn hoá lạc hậu, lỗi thời, các phong tục, tập quán, lề thói cũ. Biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc : Bản sắc văn hoá dân tộc được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cách sống, cách sáng tạo khoa học và văn học nghệ thuật; đặc biệt được thể hiện sâu sắc nhất trong hệ giá trị của dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc phát triển cùng sự phát triển của thể chế kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Bản sắc văn hoá dân tộc được thấm sâu trong mọi hoạt động xây dựng sáng tạo, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo. - Chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc : kết hợp giữa vấn đề bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc với mở rộng giao lưu, tiếp thu văn hoá nhân loại để xây dựng và phát triển những giá trị mới của văn hoá Việt Nam. Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Nét đặc trưng nổi bật của văn hoá Việt Nam là sự thống nhất mà da dạng, là sự hoà quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hoá các dân tộc anh em chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. - Mỗi dân tộc có truyền thống và bản sắc văn hoá riêng trong nền văn hoá chung của quốc gia dân tộc Việt Nam. Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, tính đa dạng trong sự thống nhất ; không có sự đồng hoá, thôn tính, kỳ thị văn hoá giữa các dân tộc. - Hơn 50 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những giá trị và bản sắc văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm đa dạng phong phú nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do vậy mọi người Việt Nam đều có trách nhiệm tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá nước nhà. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá. Đội ngũ trí thức tiêu biểu cho trí tuệ của dân tộc, họ giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc. - Chủ trương biện pháp + Vận động quần chúng tham gia sáng tạo văn hoá nghệ thuật để phục vụ cho cuộc sống, nhất là trí thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Quần chúng nhân dân là người sáng tạo, công nông là người sáng tạo. Nhưng quần chúng nhân dân không chỉ sáng tạo ra của cải vật chất của xã hội, quần chúng nhân dân còn là người sáng tác nữa. + Xác định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Năm là, giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. Văn hóa theo nghĩa rộng thì bao hàm cả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Phát triển nhận thức đã nêu ra từ Đại hội VI (1986) và Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (12/1996) khẳng định: Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng – an ninh.
- Thực hiện quốc sách này, chúng ta chủ trương:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
+ Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục.
+ Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Khẩn trương điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông, bảo đảm tính khoa học, cơ bản, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
+ Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động.
-+ Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc, vùng miền…
+ Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thụ tri thức, khả năng học tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực của giáo dục.
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
+ Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
+ Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, đặc biệt là các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và thế mạnh.
+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Sáu là, văn hóa là một mặt trận ; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. - Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. - Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”.
c.Đánh giá việc thực hiện đường lối Một số kết quả đạt được - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền văn hoá mới bước đầu được tạo dựng. Vấn đề đổi mới tư duy về văn hoá và con người có bước phát triển. Môi trường văn hoá có sự chuyển biến tích cực, hợp tác quốc tế về văn hoá được mở rộng. - Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, qui mô giáo dục đào tạo tăng ở các cấp, các bậc học. Chất lượng đội ngũ giáo viên có chuyển biến, cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học được tăng cường, trình độ dân trí được cải thiện đáng kể. - Khoa học và công nghệ phát triển phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. - Việc xây dựng lối sống văn hoá và nếp sống văn minh có tiến bộ ở các tỉnh thành trong cả nước. Một số hạn chế - Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá chưa vững chắc, chưa đủ sức để tác động có hiệu quả đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thanh niên xuống cấp, làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Nhà nuớc. - Sự phát triển văn hoá chưa đồng bộ và chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ chỉnh đốn xây dựng Đảng. Việc xây dựng con người mới chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt. Môi trường văn hoá còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội. Thiếu những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao ngang tầm với sự nghiệp đổi mới đất nước. - Việc xây dựng thể chế văn hoá còn chậm, thiếu đồng bộ làm hạn chế tác dụng của văn hoá đối với các lĩnh vực khác. - Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về đời sống văn hoá tinh thần ở nhiều vùng sâu, vùng dân tộc ít người, vùng căn cứ địa cách mạng trước đây vẫn chưa cải thiện đáng kể. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hoá giữa các vùng miền, các tầng lớp xã hội vẫn còn khá lớn. Nguyên nhân - Những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng văn hoá chứng tỏ chủ trương, đường lối xây dựng văn hoá của Đảng đã và đang phát huy hiệu quả. - Đó cũng là kết quả tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, của tầng lớp trí thức, của các văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực văn hoá. - Chủ trương, đường lối xây dựng văn hoá của Đảng khá đầy đủ, nhưng việc triển khai, chỉ đạo thực hiện chưa nghiêm túc. - Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển văn hoá phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. - Vẫn còn một bộ phận những người hoạt động trên lĩnh vực văn hoá chạy theo chủ nghĩa thực dụng, có quan điểm, thị hiếu thẩm mỹ xa rời cuộc sống. - Công tác nghiên cứu lý luận chưa đi sâu vào những vấn đề bức xúc của đời sống văn hoá như vấn đề truyền thống và hiện đại, quan hệ giữa văn hoá và kinh tế.
II.Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội Chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành trong tổng thể chính sách của Đảng và Nhà nuớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao thể lực, trí lực cho người lao động nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các vấn đề xã hội bao gồm : việc làm, thu nhập, bình đẳng xã hội, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, cung ứng dịch vụ công, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình…
1. Thời kỳ trước đổi mới
a. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội Giai đoạn 1945 - 1954: Việc giải quyết các vấn đề xã hội giai đoạn này phụ thuộc vào mô hình chế độ dân chủ nhân dân. - Tư tưởng chỉ đạo: Hồ Chí Minh khẳng định đất nước độc lập, tự do rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập, tự do để làm gì ? Dân chỉ biết rõ giá trị của độc lập, tự do khi mà dân được ăn no, mặc ấm. - Nhiệm vụ cấp bách của chính sách xã hội lúc này là: làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành; làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội thời kỳ này: - Hướng dẫn nhân dân chủ động và tự tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội của mình. - Phát động phong trào rộng rãi từ Chính phủ đến bộ đội và dân chúng tích cực tăng gia sản xuất, tiết kiệm, đồng cam cộng khổ để khắc phục nạn đói sau năm 1945. - Khuyến khích mọi thành phần xã hội phát triển kinh tế, điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ, người giàu san sẻ với người nghèo. Giai đoạn 1955 – 1975: Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ và hoàn cảnh thời chiến. - Chế độ phân phối theo chủ nghĩa bình quân. - Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu bằng chế độ bao cấp tràn lan, dựa vào nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn 1975 – 1985: Các vấn đề xã hội giải quyết theo cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu bao cấp. - Đảng ta có nhiều chủ trương phát triển kinh tế - xã hội sai lầm nên đất nước gặp rất nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. - Nguồn viện trợ giảm dần, đất nước bị bao vây cấm vận, cô lập.
b.Đánh giá việc thực hiện đường lối Một số kết quả - Chính sách xã hội trong thời kỳ trước đổi mới tuy có nhiều hạn chế, nhưng đã giữ vững được sự tồn tại của chế độ và đạt được những kết quả nhất định trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, lối sống, kỷ cương, an ninh xã hội, hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. - Những thành tựu đó nói lên bản chất tốt đẹp của chế độ, sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện chiến tranh kéo dài, hợp tác quốc tế còn hạn chế, kinh tế còn chậm phát triển. Hạn chế và nguyên nhân: - Một số hạn chế : + Hình thành tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể trong quần chúng nhân dân. + Chế độ phân phối bình quân không khuyến khích được sự sáng tạo của các cá nhân, đơn vị. + Hình thành một xã hội khép kín, kém năng động, chậm phát triển. - Nguyên nhân + Đặt chưa đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong quan hệ với chính sách thuộc các lĩnh vực khác. + Áp dụng và duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu bao cấp ( 25 năm, từ 1960 - 1985).
2.Trong thời kỳ đổi mới
a. Quá trình đổi mới nhận thức về việc giải quyết các vấn đề xã hội Đại hội VI: - Lần đầu tiên Đảng ta nêu phương hướng, nhiệm vụ của chính sách xã hội, nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính trị - xã hội, nêu rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội đối với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác. - Đề cập đến mọi mặt của cuộc sống con người như vấn đề dân số, việc làm, công bằng xã hội, an toàn xã hội, trật tự kỷ cương, sức khoẻ, chính sách bảo trợ xã hội, chính sách giai cấp, dân tộc… Đại hội VII: - Xác định mối quan hệ giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế. Phát triển kinh tế là điều kiện cơ sở để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. - Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế là đều nhằm phát huy nguồn lực con người, vì con người. Đại hội VIII: - Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. - Công bằng xã hội phải được thực hiện trên nhiều lĩnh vực: Phân phối tư liệu sản xuất và phân phối sản phẩm. Cung cấp vốn cho người nghèo, có ngân hàng cho người nghèo. Tạo điều kiện cho mọi người được học tập, làm việc, làm giàu và sử dụng hết khả năng của mình. Khuyến khích làm giàu chính đáng hợp pháp, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. - Những vấn đề xã hội cần được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá, xã hội thực hiện, Nhà nước chỉ quản lý, không nên bao biện làm thay. Đại hội IX: - Các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hoá xã hội. - Thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. - Thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp. Đại hội X: - Kết hợp các mục tiêu kinh tế và xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, từng địa phương cơ sở. - Hội nghị Trung ương 4 khoá X (1-2007) chủ trương cần phát hiện và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình gia nhập WTO, tăng cường chính sách an sinh xã hội. Đại hội XI (1/2011) chủ trương phát triển toàn diện mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế.
b.Quan điểm giải quyết các vấn đề xã hội Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội: - Kế hoạch phát triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có liên quan trực tiếp. - Mục tiêu phát triển kinh tế phải tính đến tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủ động xử lý. - Tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. - Sự kết hợp hai mục tiêu này phải được quán triệt ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, ở từng đơn vị cơ sở kinh tế. Hai là, tăng trưởng kinh tế gắn liền với vấn đề công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt cả quá trình phát triển: - Trong từng bước, từng chính sách và trong suốt cả quá trình phát triển từ Trung ương đến địa phương, các cấp các ngành cần gắn kết giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. - Nhiệm vụ này không dừng lại ở khẩu hiệu, ở lời khuyến nghị mà phải được pháp chế hoá có tính cưỡng chế buộc các chủ thể phải thực hiện. - Các nhà hoạch định chính sách phát triển quốc gia cần thấu triệt quan điểm phát triển “bền vững”, phát triển “ sạch”, phát triển “ hài hoà”; không chạy theo số lượng tăng trưởng bằng mọi giá. Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ: - Chính sách xã hội có vị trí, vai trò độc lập tương đối so với kinh tế, nhưng không thể tách rời trình độ phát triển kinh tế, cũng không thể phụ thuộc vào viện trợ như thời bao cấp. - Chính sách xã hội phải xoá bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng trong phân phối sản phẩm, chấm dứt chế độ xin - cho. Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, gắn với chỉ tiêu phát triển con người ( HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội. Mục tiêu cuối cùng và cao nhất của quan điểm này là vì con người.
c.Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội Một là, khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xoá đói, giảm nghèo: - Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển. - Tạo động lực làm giàu cho đông đảo dân cư bằng tài năng, trí tuệ sáng tạo của bản thân trong khuôn khổ đạo đức và pháp luật cho phép. - Thực hiện có hiệu quả cao chương trình xoá đói, giảm nghèo; đề phòng tái đói, tái nghèo; nâng cao dần chuẩn mực đói nghèo khi mức sống chung của xã hội tăng lên. Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người, tạo việc làm và thu nhập: - Xây dựng hệ thống an sinh xã hội, phát triển hệ thống bảo hiểm, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu. An sinh xã hội là chính sách bảo vệ những thành viên ở hoàn cảnh yếu thế, rủi ro, không có nguồn thu nhập như tàn tật, neo đơn, nạn nhân chất độc da cam… nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro. - Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội, tạo nhiều việc làm trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. - Đổi mới chính sách tiền lương, phân phối thu nhập xã hội công bằng, hợp lý. Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả: - Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, quan tâm chăm sóc y tế tốt hơn đối với các đối tượng chính sách. - Phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, các dịch vụ y tế ngoài công lập. Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòi: - Quan tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. - Đẩy mạnh công tác bảo vệ giống nòi, kiên trì phòng chống HIV/ AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Năm là, thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình: - Giảm tốc độ phát triển dân số, bảo đảm qui mô và cơ cấu dân số hợp lý. - Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. - Bảo đảm bình đẳng giới, chống nạn bạo hành trong gia đình. Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội: - Phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, nhân hậu, thuỷ chung. - Bảo đảm cho những người có công với nước có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. - Tạo điều kiện cho con em gia đình có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý: - Quan điểm, chủ trương về chính sách xã hội của Đảng phải được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. - Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong vấn đề tổ chức, quản lý các cấp các ngành thực hiện tốt các mục tiêu xã hội. Cách thức quản lý dân chủ, cởi mở, đề cao pháp luật. - Động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.
d.Đánh giá sự thực hiện đường lối Những kết quả đạt được: Sau hơn 25 năm đổi mới chính sách xã hội, nhận thức về vấn đề phát triển xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân đã có bước ngoặt quan trọng: - Từ tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, tập thể đã chuyển sang tính năng động, chủ động, tích cực của hầu hết các tầng lớp dân cư. - Sự phân phối theo hiệu quả kinh tế kết hợp với phúc lợi xã hội. Nhờ vậy, công bằng xã hội ngày càng được thực hiện tốt hơn. - Từ chỗ chưa đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ với chính sách kinh tế đi đến thống nhất chính sách xã hội với chính sách kinh tế. - Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ khâu giải quyết việc làm đã dần chuyển sang cơ chế để các thành phần kinh tế và người lao động cùng tham gia tạo ra việc làm. - Từ chỗ không chấp nhận sự phân hoá giàu nghèo đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, gắn liền với vấn đề xoá đói, giảm nghèo. - Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội - giai cấp thuần nhất bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và đội ngũ trí thức đến quan niệm xây dựng một cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng, trong đó liên minh công nhân - nông dân- trí thức là nòng cốt. Sau hơn 25 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển xã hội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: - Một xã hội mở đang dần dần hình thành với những con người chủ động, năng động, dám nghĩ, dám làm; không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu; biết cạnh tranh làm giàu vì gia đình, cộng đồng, Tổ quốc. - Bên cạnh giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức đã xuất hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân, tiểu chủ và các nhóm xã hội khác phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh”. Thành tựu xoá đói, giảm nghèo được xã hội và quốc tế thừa nhận. - Đã coi phát triển giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội. Bước đầu thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện nâng cao dân trí và sức khoẻ cho nhân dân. Hạn chế và nguyên nhân: - Một số hạn chế: + Áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn, chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. + Vấn đề việc làm vẫn còn bức xúc và nan giải. Sự phân hoá giàu nghèo và hiện tượng bất công xã hội vẫn còn gia tăng. + Tệ nạn xã hội còn nhiều và diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn đến phát triển kinh tế và an ninh xã hội. + Môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và tàn phá đến mức báo động. + Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập. - Nguyên nhân hạn chế: + Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu chính sách xã hội. Vẫn còn tình trạng chạy theo số lượng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. + Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

CHƯƠNG VIII
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI Các quan điểm về đoàn kết quốc tế và đường lối, chính sách ngoại giao của Đảng từ năm 1930 đến năm 1975 đã được trình bày trong chương II và chương III. Chương VIII tập trung trình bày đường lối đối ngoại của Đảng từ năm 1975 đến năm 2011.
I. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986
1. Hoàn cảnh lịch sử
a. Tình hình thế giới - Nền kinh tế thế giới phát triển nhanh do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành hai trung tâm lớn của thế giới; xu thế chạy đua phát triển kinh tế đã dẫn đến cục diện hoà hoãn giữa các nước lớn. - Từ nửa cuối thập kỉ 70 trở đi, tình hình kinh tế - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa gặp nhiều khó khăn, xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định. - Tình hình khu vực Đông Nam Á cũng có những chuyển biến: + Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á; khối quân sự SEATO tan rã; các nước ASEAN ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali); ngày 24/02/1976) đã mở ra cục diện hoà bình, hợp tác trong khu vực. + Sau sự kiện Campuchia (năm 1979), Mỹ, ASEAN và một số nước khác tiến hành bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị đối với Việt Nam. b. Tình hình trong nước Thuận lợi : Năm 1975, nước nhà được thống nhất, hòa khí của dân tộc đang ở đỉnh cao. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Đây là thuận lợi cơ bản nhất của nước ta. Khó khăn: - Từ cuối những năm 70 nước ta lâm vào khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn càng làm cho tình hình đất nước khó khăn hơn. - Di chứng của chiến tranh hết sức nặng nề, lại phải đói phó với hai cuộc chiến tranh biên giới (Tây Nam và phía Bắc) đã làm suy giảm tiềm lực của đất nước; các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá nước ta. - Những thuận lợi, khó khăn trên đã ảnh hưởng to lớn đến công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và tác động sâu sắc tới việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
2. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đường lối chính sách đối ngoại của Đảng ta luôn hướng đến mục tiêu là phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976) của Đảng xác định: + Nhiệm vụ đối ngoại là “ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta” 1. + Chủ trương đối ngoại: củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia; sẵn sàng thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. * Từ giữa năm 1978, Đảng ta đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như: + Tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô - coi quan hệ với Liên Xô là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. + Nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp. + Góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình, tự do, trung lập và ổn định; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982) trên cơ sở nhận định “nước ta đang ở trong tình thế vừa có hoà bình vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại về nhiều mặt”, Đảng chủ trương: + Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong cuộc đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta. + Đảng nhấn mạnh: đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược; xác định quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc. + Kêu gọi các nước ASEAN đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại giữa hai bên, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình và ổn định. + Khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc, với tất cả các nước khác không phân biệt chế độ chính trị - xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Như vậy, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1986 là xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố, tăng cường đoàn kết với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước trong phong trào Không liên kết và các nước đang phát triển; đấu tranh chống lại sự bao vây, cô lập, cấm vận của các thế lực thù địch.
3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a. Kết quả và ý nghĩa Trong 10 năm trước đổi mới, quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng: - Quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa được tăng cường, đặc biệt là với Liên Xô; tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong khối SEV đều tăng (riêng ngoại thương chiếm 70-80% kim ngạch buôn bán của Việt Nam). - Thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, từ năm 1975 đến năm 1977 nước ta đã thiết lập thêm quan hệ ngoại giao với 23 nước, gia nhập các tổ chức quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 15/9/1976); Ngân hàng thế giới (WB, 21/9/1976); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 23/9/1976); gia nhập Liên hiệp quốc (20/9/1977); tham gia tích cực các hoạt động trong phong trào Không liên kết. Từ năm 1977, một số nước tư bản đã có quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. - Ở khu vực Đông Nam Á, cuối năm 1976, Philippin và Thái Lan đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. > Những kết quả trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Với việc tăng cường hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước khác, Việt Nam đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể góp phần vào việc tái thiết đất nước sau chiến tranh. Việc gia nhập Liên hiệp quốc và khai thông mối quan hệ giữa nước ta với một số tổ chức quốc tế đã giúp chúng ta tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận quốc tế, phát huy được vai trò của nước ta trên trường quốc tế. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước còn lại trong tổ chức ASEAN đã tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
b. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế - Quan hệ đối ngoại của nước ta thời kỳ 1975-1986 chưa thể mở rộng được mà chủ yếu giới hạn trong phạm vi các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng và một số tổ chức quốc tế. - Từ cuối thập kỷ 70, lấy cớ “Sự kiện Campuchia”, các nước ASEAN và một số nước khác thực hiện bao vây cấm vận Việt Nam Nguyên nhân - Chúng ta chưa nắm bắt được xu thế vận động của quan hệ quốc tế (chuyển từ xu thế đối đầu sang hoà hoãn và chạy đua kinh tế), nên đã không kịp thời đổi mới quan hệ đối ngoại cho phù hợp với tình hình. Vì vậy không tranh thủ được các nhân tố thuận lợi phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh. - Những hạn chế trên suy cho cùng đều xuất phát từ nguyên nhân cơ bản đã được Đại hội Đảng VI chỉ ra “là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan”.
II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành, phát triển đường lối
a. Đặc điểm, tình hình thế giới và nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam Đặc điểm, tình hình thế giới và khu vực: - Từ giữa thập kỉ 80 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở tất cả các nước trên thế giới, đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. - Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến đầu thập kỷ 90 Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã, mở ra thời kỳ hình thành một trật tự thế giới mới. - Xu thế toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản về biên giới, lan toả ra khắp toàn cầu; sự phân công lao động mang tính quốc tế, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen, hìnhd thành mạng lưới đa chiều. Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển sản xuất của các nước, làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và gia tăng sự phân cực giữa nươc giàu và nước nghèo. - Trước diễn biến mới của tình hình thế giới, các quốc gia, các lực lượng chính trị quốc tế (nhất là các nước lớn) đã điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại cho phù hợp với yêu cầu trong nước và xu thế phát triển của thế giới (như giảm mạnh các cam kết quốc tế; chạy đua phát triển kinh tế; phát triển kinh tế và khoa học công nghệ được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong quan niệm về sức mạnh tổng hợp của các quốc gia...). Các nước đang phát triển cũng đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước khác. - Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có những chuyển biến mới. Tuy vẫn tồn tại những nhân tố có nguy cơ bất ổn, nhưng châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực ổn định, có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hoà bình, hợp tác trong khu vực ngày càng gia tăng. Nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam: - Nhu cầu phá thế bị bao vây, cấm vận: sự bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị của các thế lực thù địch đã gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng ở nước ta. Vì vậy, vấn đề giải toả tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận để tiến tới bình thường hoá và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nước ta. - Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những thách thức lớn nhất đối với nước ta. Để chống tụt hậu về kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước khác, ngoài việc phát huy tối đa nội lực, Việt Nam phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước để tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. > Tình hình thế giới, tình hình khu vực và những đòi hỏi bức bách từ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam đã tác động sâu sắc đến việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
b. Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối Giai đoạn 1986 - 1996: Hình thành và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế. - Khi bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta coi việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. - Xuất phát từ những nhận thức mới về thời đại và những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã có những đổi mới căn bản và sâu sắc về đường lối, chính sách đối ngoại. Quá trình hình thành và phát triển đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng ta được đánh dấu bởi các mốc lớn như sau: * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986): trên cơ sở nhận thức đúng đắn về tình hình thế giới và khu vực, Đảng chủ trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Thực hiện chủ trương này, tháng 12/1987 chúng ta đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. * Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị (20/05/1988) về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình..,kiên quyết mở rộng hợp tác quốc tế, ra sức đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Nghị quyết 13 BCT thể hiện sự đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng về nhiều vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của Đảng. Sự chuyển hướng này đã đặt nền móng hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ: - Ra sức tranh thủ các nước anh em và bè bạn quốc tế, đấu tranh làm thất bại âm mưu cô lập ta về kinh tế và chính trị; chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình. - Nhiệm vụ đối ngoại là phải chuyển từ việc chú trọng nhân tố chính trị - quân sự sang dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, giữ vững hoà bình và độc lập. - Nghị quyết còn đưa ra các chủ trương cụ thể để thực hiện chuyển hướng đối ngoại như: góp phần giải quyết vấn đề Campuchia, chủ trương bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, cải thiện quan hệ với ASEAN, mở rộng quan hệ với các nước Tây, Bắc Âu và Nhật Bản, từng bước bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, từ năm 1989 Đảng chủ trương xóa bỏ độc quyền trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) xác định: - Nhiệm vụ đối ngoại là “giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. - Chủ trương đối ngoại: “hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”, bình đẳng và cùng có lợi với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. - Chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể: + Thực hiện đổi mới phương thức hợp tác với Lào và Campuchia. + Thúc đẩy bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, tiến tới từng bước mở rộng quan hệ hợp tác Việt – Trung. + Phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác. + Thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. * Hội nghị Trung ương 3, khóa VII (tháng 6-1992) đã ra Nghị quyết chuyên đề về công tác đối ngoại. Đề ra chủ trương mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa..., trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi. * Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khoá VII (1-1994) chính thức xác định : - Chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại. - Tư tưởng chủ đạo là: giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng. Như vậy, chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, sau đó được các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương khoá VI, khoá VII phát triển thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế. Giai đoạn 1996-2011: Bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. * Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) của Đảng chủ trương tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị, khu vực và quốc tế. Đồng thời chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở” và “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. So với Đại hội VII, chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII có các điểm mới: chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác; quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ; và lần đầu tiên, Đảng đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài . Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (12-1997) chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài; tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). * Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4-2001) khẳng định Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế với một tinh thần mạnh mẽ hơn và một tâm thế chủ động hơn bằng tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Có thể nói chủ trương xây dựng quan hệ đối tác được đề ra ở Đại hội IX đánh dấu bước phát triển mới về chất trong tư duy đối ngoại của Đảng. Lần đầu tiên Đảng nêu rõ quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX (tháng 1/2004) nhấn mạnh yêu cầu chúng ta phải chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của mọi lợi ích cục bộ làm chậm tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. * Đại hội lần thứ X (4-2006): Đảng chủ trương: - Tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển. - Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. - Đại hội X không xếp thứ tự ưu tiên quan hệ với các đối tác khác nhau mà nhấn mạnh chủ trương “phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế”. Thực tiễn cho thấy chính sách này hoàn toàn phù hợp với quan hệ quốc tế khi trên thế giới không còn cục diện “hai cực” mà xu thế chung là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế; không phân biệt nước lớn, nước nhỏ, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, đồng thời ngày càng xuất hiện thêm nhiều tổ chức, nhiều diễn đàn hợp tác quốc tế và khu vực rất đa dạng. Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở là thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta đưa quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, hội nhập kinh tế quốc tế với tinh thần chủ động và tích cực. Đường lối, chính sách đối ngoại của Đại hội X là sự kế thừa, tiếp nối và phát triển đường lối đối ngoại của các thời kỳ trước, thể hiện tính liên tục và nhất quán trong toàn bộ đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng. Đường lối đó xuất phát từ những thành tựu trong phát triển mà Việt Nam đã đạt được trong 20 năm đổi mới, định hướng vào các mục tiêu mà các Đại hội Đảng đề ra cho đất nước và phù hợp với những chuyển biến sâu sắc, nhanh chóng ở khu vực cũng như trên thế giới. * Đại hội XI (1/2011) đề ra chủ trương “triển khai đồng bộ, toàn diện hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế”. So với chủ trương đối ngọa của Đại hội X, thì đại hội XI đã thể hiện bước phát triển mới về tư duy đối ngoại, chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế, lên hội nhập quốc tế, hội nhập toàn diện, đồng bộ từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng... Tóm lại, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế được xác lập trong 10 năm (1986 – 1996), đến Đại hội XI (1/2011) được bổ sung phát triển theo phương châm chủ động tích cực hội nhập quốc tế, hình thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
a. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại: - Lấy việc giữ vững mội trường hòa bình, ổn định, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Đại hội XI của Đảng xác định: Giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” - Mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ khu vực và quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thê giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tư tưởng chỉ đạo: - Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam. - Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. - Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh bị đẩy vào thế cô lập. - Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu. - Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý của Nhà nước với các hoạt động đối ngoại. Kết hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh. b. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương lần thứ tư, khoá X (tháng 2/2007) đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn về đối ngoại như: - Tiếp tục mở rộng và phát triển các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ngày càng ổn định và bền vững. Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới. - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp. Chủ động và tích cực những phải hội nhập từng bước. - Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trườg; giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh trong quá trình hội nhập. - Giữa vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập. - Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại. - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.
3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân a. Thành tựu và ý nghĩa Qua 25 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực đối ngoại đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng: Một là, phá thế bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể ký Hiệp định Pari (10/1991) về giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (11/1991), bình thương hóa quan hệ với Hoa Kỳ (7/1995), gia nhập khối ASEAN (7/1995) Hai là, giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan, phấn đấu xây dựng đường biên giới trên đất liền và trên biển thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Cụ thể là đàm phấn thành công với Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp cùng khai thác” vùng biển chồng lấn. Ký kết Hiệp ước phân định biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định về hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc... Ba là, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Tính đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 171 nước, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực. Đảng ta có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 200 chính đảng ở các nước trên thế giới. Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 – 2009. Năm 2010 Việt Nam đã đảm nhiệm thành công cương vị chủ tịch ASEAN. Bốn là, tham gia các tổ chức quốc tế. Năm 1993, Việt Nam đã khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế; tích cực tham gia hình thành các khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA); xây dựng quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản; gia nhập APEC; ASEM; gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, 1/2007). Năm là, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học - công nghệ và kỹ năng quản lý. Với sự ổn định về chính trị - xã hội, truyền thống văn hóa, sự phát triển kinh tế năng động và chính sách đối ngoại rộng mở, môi trường đầu tư thông thoáng, Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến an toàn và hấp dẫn cho hợp tác và đầu tư quốc tế. Năm 2008 thu hút đầu tư nước ngoài đạt 64 tỉ USD. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD. Nhiều công nghệ hiện đại, dây truyền sản xuất tiên tiến được sử dụng, Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất tiên tiến. Sáu là, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh. Trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Những thành tựu đối ngoại trong 25 năm qua đã chứng minh đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng trong thời kỳ đổi mới là đúng đắn và sáng tạo. Những thành tựu đó đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đưa đất nước vượt qua những thách thức và đi vào giai đoạn phát triển mới; vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. b. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế cũng bộc lộ những hạn chế: - Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động, chưa tạo ra được quan hệ lợi ích đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau với các nước. - Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế - thương mại chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn trong quá trình hội nhập. - Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết. - Doanh nghiệp nước ta hầu hết qui mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ, trình độ trang thiết bị lạc hậu, kết cấu hạ tầng kém phát triển. - Đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại trong tình hình mới. Công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu xây dựng chiến lược đối ngoại còn hạn chế.

Similar Documents

Free Essay

Life Needed

...University of Phoenix Material Employee Portfolio: Motivation Action Plan Determine the motivational strategy or strategies that would likely be most appropriate for each of your three employees on basis of their individual characteristics. Indicate how you would leverage their employee evaluations to motivate each of the three employees. Describe one or more of the motivational theories and explain how the theories connect to each of your selected motivational strategies. |Team Member Name |Summary of Individual Characteristics |Motivational Strategy and Action Plan |Relevant Theory | | | |Because of his increased job satisfaction and |The motivation theory relevant to this situation is | | |The employee has a higher job satisfaction and he is quite |optimism, Edward Jones may not be difficult to be |McClelland’s theory of needs saying that power, | |Edward Jones |deliberate. His strengths are represented by optimism, hard work |motivated. In order to do this the company needs |achievement, and affiliation are important needs | | |capabilities, and higher emotional intelligence. However, he is |to make him preserve his higher job satisfaction |that help explain motivation ...

Words: 427 - Pages: 2

Premium Essay

Life Needed

...www.australiaawards.gov.au www.australiaawards.gov.au Australia Awards Scholarships Policy Handbook February 2014 Australia Awards Scholarships Policy Handbook February 2014 You must read this Scholarships Policy Handbook carefully and fully understand its contents before signing the Contract with the Commonwealth of Australia. The handbook is provided to answer any questions you may have about your scholarship. Please also read the other information in your pre-departure pack and follow the instructions carefully. For further assistance, please contact DFAT at scholarships@dfat.gov.au This work is copyright. Apart from any use as permitted under the Copyrights Act 1968, no part may be reproduced by any process without prior written permission from the Commonwealth. Requests and inquiries concerning reproduction and rights should be addressed to the Commonwealth Copyright Administration, Attorney-General’s Department, Robert Garran Offices, National Circuit, Barton ACT 2600 or posted at www.ag.gov.au ISBN 1 920861 77 7 Internet: www.dfat.gov.au Contents Australia Awards Scholarship Cycle vii GLOSSARY OF TERMS AND ACRONYMS 8 1. Australia Awards 11 1.1. Australia Awards Scholarships 12 1.2. How to use this scholarships policy handbook 12 1.3. Management responsibilities 14 2. Applying for an Australia Awards Scholarship 17 2.1. Eligibility criteria 17 2.2. Country and regional profiles 18 2.3. English language requirements...

Words: 40849 - Pages: 164

Premium Essay

Life Needed

...Name: Leung Wing Yin Wing Student no. 14606283 Date: 2014/11/8 Subject: Operations Management assignment#1 1) Yes, ASA enjoys competitive advantage or core competencies. It is also the ability of firm to produce a good or service at a lower cost than other competitors. This allows the firm to have the ability to sell the goods or services at a lower price than other competitors or to generate a larger profit on sales. Core competencies are the unique strengths or strategic advantage of a business. Core competencies are the combination of pool knowledge and technical capacities that allow a business to be competitive in the marketplace. ASA has the contract to provide food services for the entire campus of 6,000 students and 3,000 faculty, staff, and support personnel in that particular university. Second, it has been operating food services for the past 10 years, which gives it wide experiences in that particular food service. Having these experiences, it understand demand of the students market clearly. 2) Kershaw chose to use her pizza operation to compete with off-campus eateries because she believes that pizza operation is easy to manage and requires limited resources to operate. She is able to make full utilization of the existing personnel or staff to operate her pizza operation in the grill. she chose pizza operation to allow the students to have more varieties in food selection so that they can choose the pizza toppings and combinations that they desire. Competitive...

Words: 1026 - Pages: 5

Premium Essay

Life Needed

...Preparing for the IELTS test with Holmesglen Institute of TAFE The writing component The IELTS writing test takes one hour. In this time you are required to complete two tasks. TASK ONE is a report based on some graphic information provided on the question paper. With few exceptions, the graphic information will come in one of five forms – a line graph, bar graph, pie chart, table or diagram illustrating a process. You are required to describe the information or the process in a report of 150 words. This task should be completed in 20 minutes. It is important that you are familiar with the language appropriate to report writing generally and to each of the five types of report. TASK TWO is an essay based on a topic given on the question paper. You should write at least 250 words in 40 minutes. It is important that you keep within the advised time limits as Task Two carries more weight in your final band score than Task One. Remember that illegible handwriting will reduce your final score. Writing task one: single line graph Task description You will be given a graph with a single line. Your task is to write a 150 word report to describe the information given in the graph. You are not asked to give your opinion. You should spend around twenty minutes on the task. Task one is not worth as many marks as task two and so you should make sure that you keep within the recommended twenty minute time frame. What is being tested is your ability to: ♦ objectively describe the information...

Words: 9519 - Pages: 39

Free Essay

Life Needed

...In the story “The Moon and Sixpence”, the main character named Charles Strickland sacrificed everyone and everything just to follow his inner vision, which is to paint. He does not care about society as well as material things; he just lives for ideas and is indifferent to everything else. As a man of social strings attached, he is the heartless, selfish and irresponsible one but as an artist, he is surely the great, brave and devoted one. To begin with, Charles Strickland is the heartless, selfish and irresponsible person as far as an ordinary person is concerned. The story, as it is told, Strickland is “worthy member of society, a good husband and father, an honest broker”. However, one day in a natural movement of absolute freedom, he just leaves. Afterwards, in meeting after meeting with the narrator, Strickland proves himself to be nothing else but empty of normal response “Then, what in God’s name have you left her for?” “I want to paint” He just “want to paint”, which is an extremely mild way of putting that he needs to madly pursue a genius demon inside of him. He merely repeats “I’ve got to paint” until finally he is confronted with “you are a most absolute cab” to which he replies “Now that you’ve got that off your chest, let’s go and have dinner”. His dryness makes you laugh. But then you realize that he is seriously empty and the ordinary emotions turn to sadness and then disgust for him. He is absolutely indifferent and inhumane. He thinks that he has...

Words: 619 - Pages: 3

Premium Essay

Euthanasia

...euthanasia morally justifiable? What is euthanasia? According to J. Gay-Williams euthanasia is taking a human life, either one’s own or that of another, the life being taken is believed to be suffering from some disease or injury from which recovery cannot reasonably be expected. These actions must be deliberate and intentional. J. Gay-Williams believes that euthanasia is not morally justifiable. Williams gives three main reasons to justify why he believes that euthanasia is not morally justifiable. He argues that euthanasia is not natural, works against self-interest, and it has practical effects. He believes that euthanasia is not natural. he also explains passive euthanasia which he believes is not euthanasia. Passive euthanasia is not giving someone their needed medicine or not giving someone their needed medicine. He feels that euthanasia is unnatural because it goes against our natural goal of survival. He feels that by ending a life that we do not know what will happen in the end is against God. Williams also says that euthanasia sets us against our own dignity. It takes away our dignity because instead of fighting we are giving up and seeking an end to the battle. Williams feels that euthanasia works against our self- interest. He feels that death is the end and allowing euthanasia to be practiced goes against our self- interest. Using euthanasia as an outlet from life can be wrong because people are wrongly diagnosed daily and someone could believe they are not going...

Words: 594 - Pages: 3

Premium Essay

Indian Cultural Case Study

...Case Study Care Plan Strategies: Shanti   Care Plan Strategies: Shanti Shanti’s story describes the death and dying process of a 63 year old Indian woman with breast cancer and metastasis. She had lived in the United States for 32 years and both her and her family still strictly followed their Hindu beliefs and traditions. Shanti knew she was ill but not her diagnosis or prognosis. She was in constant pain and suffered from anorexia, weight loss, and digestive problems. Her religious and cultural beliefs were that all that happened in this life was the result of her past life and that her next life would be determined by her actions in this life. To Shanti the pain she was suffering was given to her by the gods and relief from her pain would produce bad karma and result in negative consequences in her next life (Gefland, Raspa, & Briller, 2005, pp 177-178). Because of her beliefs Shanti and her family had chosen not to know her diagnosis or prognosis which created multiple dilemmas in planning hospice care for the patient. After consulting their legal team and ethics committee hospice was able to honor the patient’s wishes and provide services. For the purpose of this paper the author with describe a care plan developed for the care of Shanti that respects the patient’s cultural and religious beliefs but still provides quality care. The care plan includes communication between staff, the patient, and family, treatments that align with the patient’s cultural and...

Words: 938 - Pages: 4

Premium Essay

Why Humans Search For Water On New Planets Essay

...order for living organisms to survive in those planets, there needs to be sources of water to sustain life on those planets. If humans can find water on a different planet, then they could make the claim that life could already be on these planets, or that life can be sustained on these planets. My evidence is that in order for life to be sustained on a planet, this planet must contain the six most common elements needed for life, known as SPONCH. SPONCH stands for Sulfur, Phospherous, Oxygen, Nitrogen, Carbon, and Hydrogen. Hydrogen as well as Oxygen are both required in order for water molecules to be formed, which means that these six elements should be found and attainable on these planets in order for them to be very sustainable for any forms of life to be able to actually live on...

Words: 1531 - Pages: 7

Premium Essay

Exile In The Poisonwood Bible

...throughout the novel. Orleanna Price is one member of the family who experiences physical and mental, as well as emotional exiling due to the hardships she had to face. Orleanna proves that exile both alienates and enriches her life through the amount of hardships she and her family face by describing how through the bad experiences handed to her she is able to learn to leave and live for herself, while also describing how through the experiences her family was ultimately torn apart. In the beginning of the novel Orleanna describes her experience of the forced transition to the Congo from their life in America by stating “Maybe...

Words: 952 - Pages: 4

Premium Essay

Business

...a better life for themselves. If they get through high school and go on to college, it shows that you can have a good future. It helps them to become responsible adults. It will encourage them to have a good attitude for becoming successful and having a promising future. So if it is needed to pay them to attend school, it is for a good cause. If paying people for going to school makes better people; why not do so? Students should get paid for attending school because it keeps them encouraged to attend school, it helps to have a future, and it makes responsible adults of people. Students should get paid for attending school because it keeps them encouraged; to go, it is a reason for showing up, and it gives reasons for finishing. If paying for students to go to school has the incentive to effect a person overall outcome; then let it work for them. Research show; that it does give people a reason for learning to read, write, and better there education. It becomes a way to teach people better life skills. It also helps people to become eager to learn. Also students should get paid for attending school because it will help them in having a better future. Being paid for attending school; will make you do your best, you will be on time, and you will believe in what you can do. They will look at being paid to go to school as if it is a job. Many people live below poverty level, so it will help them to keep their mind on school. Having to build consistency in your life will help...

Words: 465 - Pages: 2

Free Essay

Tthy

...III - The Empress [pic] Venus in Taurus, standing for fertility and growth, the earth rules the Taurus Planet: Venus Tree of life: The axis between Cockmatch and Beenah Element: Earth Number: 3 as the combination of the contrasts to a unity (synthesis, harmony) The Empress is the friendlier, more approachable aspect of the female archetype. She stands for maternity, love and mercy; at the same time she's a symbol for sexuality and emotion. She is pure feeling, absolutely unintellectual, but basically life. The Empress is the Great Mother, representing the beginning of all life. She is the power of nature, causing change, renewal, major plans. Elizabeth The Empress also stands for passion, a phase in which we cope life on an emotional and joyful basis, rather than on the thoughtful. This could mean great satisfaction, but in a improper context, when actually more analysis is needed. The Empress can also stand for a reflective, emotional attitude, refusing to accept reality. It also could stand for a person who is greedy for joy and abundance when actually just more self-control is needed.....Amanda Elizabeth: Drive: Devotion and maternity, Mother Nature, creating something new in connection of both inside and outside Light: Maternity, love, trust, soulfulness, the joy of great abundance Amanda: Shadow: Greed, envy, jealousy, laziness Cleopatra daughter of Hades wickedness dances about your being and soullessness, your future path made by choices past...

Words: 498 - Pages: 2

Premium Essay

Life and Something

...Life and death or death during life? Either or, we are unable to escape it or deny it, it is the one inevitable on the planet. Birth is another. Everything in between seems trivial now that I have become a mother. Sure there are joys and sorrows, successes and failures, but it is life and death that dictate our lives completely. They are punctuation marks. They complete the sentence. Poets and storytellers alike have glamorized both, making them seem almost mundane and minute. To the people wrapped up in the consequences of life and death, they are anything but. My realization of this came during the early morning hours of May 6th. Just like every other morning, my infant son woke up wanting to be fed. While tending to him, I heard my phone ring from the next room. I ran into the room and turned it off, because the end result of caring for my son was peace and quiet and far more important than whomever was on the other end of the phone. No sooner than I silenced it; it rang a second time. I answered, thinking that the person on the other end was trying to reach me for something more important than I had first thought. At first, I couldn’t fathom what I was hearing on the other end of that phone. I couldn’t let it materialize into an actual sentence. I dropped my head down and cried and screamed and cried like my infant son would have if he needed changing. It was in response to the news coming over the line. My heart hurt with pain, grief, agony. I knew that when...

Words: 1199 - Pages: 5

Premium Essay

The Fault In Our Stars Research Paper

...To Augustus, in the event that he wasn't recalled incredibly, he would not see himself as recollected by any means. He finds himself able to tell Hazel, "...there is no glory in illness. There is no meaning to it. There is no honour in dying of" (Green). Augustus longed to be a hero somehow before he died. He needed to be recollected. Being a cancer patient had made that a thousand times more troublesome. From his point of view he wouldn't have the capacity to achieve something that would make him "news commendable". Hazel, though understanding, did not agree and was able to respond to him with, "I just want to be enough for you, but I never can be. This can never be enough for you. But this is all you get. You get me and your family, and this is the world. This is your life. I am sorry if it sucks"...

Words: 1088 - Pages: 5

Premium Essay

Watering the Wasteland

...Watering the Waste Land In T.S. Eliot’s poem, The Waste Land, he compares the life of a modern man to a “waste land” in need of rebirth and recovery. Richard Schwartz, a scholar of T.S. Eliot’s work, concluded that, “Perhaps one meets this condition due to the lack of water, which becomes symbolic of the lack of hope Eliot had in the state of the world at this time” (Schwartz).  While not spelled out in black and white to the reader, one cannot miss the constant, conflicting theme of both the life giving and the destructive attributes that water plays in The Waste Land.  Eliot writes this poem as if it was water itself: free flowing with constant change. In the first section of the poem, “The Burial of the Dead”, the poet describes the parched land to be lifeless and arid. The trees are dead, the ground is dry, and the rocks are desolate. Overall, the setting is austere. It is at this point that Eliot brings in the dual representation of water. He writes, “the dry stone no sound of water [makes]” (Eliot). By referring to Moses getting water from the rocks in scriptural times, Eliot emphasizes the lack of water in the land both spiritually and physically. Here the reader senses Eliot’s overall lack of hope. T.S. Eliot uses water as a symbol of life. Without it one’s whole world would be a “waste land”. It categorizes water as life giving fuel for fertile ground and the opportunity for new growth. The rain at the end of the poem signifies the start of a new beginning and the washing...

Words: 966 - Pages: 4

Premium Essay

Loss Of Innocence In Frankenstein Essay

...absence of the beast's adolescence builds sensitivity since it has brought about him wretchedness. The creature has needed to figure out how to survive in solitude on the grounds that nobody assumed liability of him. Victor never gave the creature an adolescence however relinquished him from birth so in this manner demonstrates no family duty, for instance the absence of a name. Victor likewise needs in good obligation since he needed to murder a living being that he had made. This is ethically wrong, however Victor holds on in telling the creature that he is undesirable and shouldn't be alive. We are enabled to identify with the beast due to Victor's activities. During childbirth the monster's “jaws opened, and he muttered some...

Words: 438 - Pages: 2