Free Essay

Model in Credit Scoring

In:

Submitted By thaobeu603
Words 3779
Pages 16
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NỢ XẤU
TS. Đào Minh Phúc
Phó Hiệu trưởng Trường bồi dưỡng Cán bộ Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt nam
1. Sự cần thiết thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ:
Năm 2012, một năm đầy những khó khăn thử thách đối với nền kinh tế nói chung và đối với hệ thống Ngân hàng nói riêng với 3 nhiệm vụ hết sức nặng nề đó là cơ cấu lại các doanh nghiệp, hoạt động đầu tư và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp – đây không chỉ là nhiệm vụ của toàn ngành ngân hàng mà trong đó còn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Để cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đạt kết quả, công việc đầu tiên phải giải quyết tốt và phải giải quyết trước là vấn đề nợ xấu ở các TCTD và NHTM. Cho đến nay, nợ xấu của toàn ngành lên tới trên 200 ngàn tỷ ĐVN chiếm trên 8% tổng dư nợ của các NHTM và TCTD. Tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay là hệ quả tất yếu của nhiều năm chất lượng tín dụng yếu kém ở các NHTM mà một trong những nguyên nhân chính là quản trị rủi ro tín dụng của NHTM yếu kém. Do vậy, nếu chúng ta chỉ quan tâm đến xử lý nợ xấu mà không thực hiện ngay và đồng thời các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng thì sau vài năm tiếp theo nợ xấu còn nhiều hơn với những tác hại lớn hơn bây giờ và không bao giờ giải quyết được triệt để. . Mặt khác, để phát triển và tăng trưởng kinh tế, lẽ đương nhiên phải thúc đẩy và kích thích đầu tư và như vậy phải tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên nếu chr tăng trưởng tín dụng thì chưa đủ, điều quan trọng là chất lượng và hiệu quả của tín dụng. Nếu chỉ quan tâm đến tăng trưởng tín dụng để tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm tới chất lượng và hiệu quả tín dụng thì đương nhiên sau một thời gian sẽ phải giải quyết những khoản nợ xấu khổng lồ như hiện nay. Do vậy để giải quyết triệt để nợ xấu, vấn đề quan trọng phải nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó xếp hạng tín dụng khách hang là một trong những biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng ở các TCTD. Mặc dù trong những năm gần đây, một số TCTD đã tự xây dựng cho mình và thực hiện công tác xếp hạng tín dụng, tuy nhiên thực tế cho thấy công tác này ở các NHTM chưa mang lại kết quả cao, một mặt việc xếp hạng tín dụng còn mang tính hình thức, đối phó, mặt khác công tác này còn mang tính chủ quan và chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu định tính với tính khoa học và độ chính xác chưa cao. Do vậy, trong bài viết này chính tôi muốn đưa ra một thông điệp: Cùng với giải quyết vấn đề nợ xấu, các NHTM cần nâng cao chất lượng tín dụng của mình qua việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng.
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân gây nợ xấu cao ở các NHTM có thể thấy là công tác xếp hạng tín dụng chưa được quan tâm và chưa thực hiện tốt vai trò của nó. Có thể thấy, hầu hết các NHTM cho đến nay đều xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng rất đơn giản, xếp hạng tín dụng ở nhiều ngân hàng chỉ mang tính hình thức. Việc xếp hạng tín dụng khách hang chủ yếu thực hiện với các chỉ tiêu định tính, phụ thuộc nhiều vào cảm tính chủ quan của cán bộ tín dụng. Đặc biệt hệ thống xếp hạng tín dụng của nhiều NHTM khi xây dựng với các chỉ tiêu tài chính còn sơ sài, chưa định lượng cụ thể, các chỉ tiêu phi tài chính thì chưa gắn với đặc điểm kinh tế của từng địa phương, từng lĩnh vực đầu tư; hay đối với khoản vay thực hiện ưu tiên phát triển trong từng lĩnh vực ngành nghề, khoản vay theo chương trình, dự án của Đảng và chính phủ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khca smooix NHTM chưa xây dựng cho mình một hệ thống thong tin khách hang đủ mạnh và cập nhật, cùng với nó là việc xây dựng các chỉ tiêu và cách tính các chỉ tiêu chưa khoa học và hợp lý với hệ thống phần mềm xử lý chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì điều này, công tác xếp hạng tín dụng khách hang tại các NHTM chưa phát huy được vai trò của nó, chưa đóng góp hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng của ngân hàng. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hang đã và đang thực hiện:
2. Một số mô hình đánh giá tín nhiệm tín dụng đối với khách hàng vay vốn tại NHTM
Hiện nay, chúng ta đã có nhiều mô hình về xếp hạng tín dụng khách hàng. Các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, có mô hình nạng về các chỉ tiêu định tính, có mô hình nặng về các chỉ tiêu định lượng và mỗi một mô hình đều có những ưu thế và những hạn chế nhất định. Do đó, điều quan trọng, tùy vào đặc điểm của mỗi NHTM, các NHTM tự chọn cho mình một mô hình phù hợp.
- Mô hình chấm điểm: Đây là mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng đã có từ lâu nhằm đánh giá KH vay vốn qua các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở
NHTM thong qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Mô hình này là một trong những mô hình hết sức đơn giản và dễ thực hiện để xếp hạng tín dụng khách hàng.
* Các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ tín dụng thường được sử dụng để đánh giá khách hàng vay vốn của mình bao gồm:
- Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như: Hệ số thanh khoản hiện thời (ngắn hạn); Hệ số thanh khoản nhanh;
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số khả năng trả lãi….
- Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: Vòng quay hàng tồn kho; Vòng quay khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân; Vòng quay tổng tài sản.
- Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ so với tổng tài sản; Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ dài hạn; Phân tích hệ số khả năng hoàn trả lãi vay; Hệ số khả năng trả nợ.
- Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường kh ả n ăng sinh li của doanh nghiệp, chẳng hạn như: H s thu nhp trên tng tài sn; Kh năng sinh li so vi doanh thu; ROE; ROA…
* Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập từ các nguồn thông tin trong và ngoài DN bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo DN, môi trường kinh doanh của DN, khả năng ứng phó của DN trên thương trường… Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thong qua mô hình 6C gồm: Tư cách người vay (Character); Năng lực của người vay
(Capacity); Thu nhập của người vay (Cash); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); Kiểm soát (Control):
Có thể thấy rằng đây là một mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại các
NHTM Việt Nam, bởi lẽ mô hình này có nhiều lợi thế và khá phù hợp với các NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cụ thể là:
- Tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các cán bộ tín dụng, các chuyên gia tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Việc phân tích dựa trên công nghệ giản đơn, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có, sử dụng các yếu tố không mang tính lượng hoá.
- Đây là mô hình tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. Bên cạnh đó các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào đánh giá theo ý chủ quan của CBTD.
- Mô hình này có thể áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ, mang tính đặc thù chịu ảnh hưởng các yếu tố vùng miền, phong tục, tập quán thì việc dựa trên các yếu tố định lượng, không đưa ra được quyết định chính xác mà phải dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.
- Các NHTM sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao do tốn nhiều thời gian để đánh giá và đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có tính chuyên nghiệp, có thâm niên, kỹ năng
- Mô hình này rất khó khăn đo lường vai trò của các yếu tố đến hạng tín nhiệm của khách hàng và vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với việc thẩm định hồ sơ khoản vay.
- Vì đây là mô hình đơn giản, nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực tài chính trung bình với một đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ thống thông tin quản lý cập nhật là có thể thực hiện được.
- Mô hình điểm số của Altman:
Để khắc phục những hạn chế của mô hình chấm điểm và nâng cao tính khách qan qua việc lượng hóa, Hiện nay,một số ngân hàng tiếp cận phương pháp xếp hạng tín dụng qua phương pháp định lượng. Đây là một mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hoá các mối quan hệ giữa các biến qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía KH.
Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo và thông thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp. Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợ của khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của KH. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào các yếu tố tài chính của người vay (Xj ). Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ. Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:
Z=1,2X1 +1,4X2 +3,3X3 +0,6X4+1,0X5
Trong đó:
X1 =tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”
X2= Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”
X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản”
X4 =Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”.
X5 = Tỷ số “ Doanh thu/ tổng tài sản”
Như vậy, với số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Điều này là một căn cứ khách quan để qua đó xếp hạng các khách hàng theo mức độ nguy cơ vỡ nợ. Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác xuất vỡ nợ của khách hàng. Theo tính toán và thực tế cho thấy:
Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1,81< Z<2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z< 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Với mô hình này, ngân hàng và khách hàng có thể đo lường và so sánh cụ thể điểm Z cho từng khoản vay. Ngoài ra, sự biến động của điểm số Z đã dự báo khả năng chuyển đổi hạng tín nhiệm của khách hàng.
Phát triển mô hình này Altman đã xây dựng các hàm phân biệt Z’ và Z” (có tham khảo cách xếp hạng của S&P) phù hợp hơn cho hầu hết các ngành. cụ thể là:
Z’ =6,56 X1 + 3,26 X2 +6,72 X3 +1,05 X4
Vi công thc này, theo tính toán và thc t cho thy:
Nếu Z’>2,6 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,2< Z’ <2,6 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’<1,1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Z’’ =3,25 +6,56X1+3,26X2 +6,72X3+1,05X4.
Dưới đây là bảng xếp hạng tín dụng dựa trên chỉ số Z”
Nếu Z’’>5,85 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 4,15< Z’’ <5,85 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’’<4,15 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Có thể thấy rằng đây là một mô hình có độ tin cậy khá cao được thực hiện trên cơ sở định lượng khá cụ thể veefc các nhân tố ảnh hưởng. Với mô hình này đã mang lại nhiều ưu thế khắc phục những hạn chế của mô hình chấm điểm. Cụ thể là:
- Với mô hình này, kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
- Mô hình điểm số Z đã sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để lượng hoá xác suất vỡ nợ của người vay đã khắc phục được các nhược điểm của mô hình định tính, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại các
NHTM.
- Mô hình điểm số Z đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tại các ngân hàng đối với từng doanh nghiệp vay vốn.
- Mô hình xếp hạng tín dụng còn thể hiện: tính nhất quán, khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các cán bộ tín dụng.
- Tuy nhiên, mô hình này phụ thuộc nhiều vào cách phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Mặt khác, mô hình đòi hỏi hệ thống thông tin đầy đủ cập nhật của tất cả các KH. Yêu cầu này là rất khó thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường không đầy đủ.
- Mô hình Logis tic Mô hình logistic là mt mô hình toán hc hi quy. Sử dụng mô hình logistic với biến (Y) là biến phụ thuộc và tất cả các biến còn lại là biến độc lập. Mô hình
Logistic có dng sau: Mô hình hi quy logistic đc s dng trong trng hp n,1 ) thì xác sut đ bin ph thuc nhn giá tr bng 1 đc cho bi công thc sau:
)exp(1)exp(12121ββββββiiXXXXeepkikkkikk+=Σ+Σ===++
(1)
Trong đó: Xj là các biến mô tả các nhân tố (định lượng và định tính) đặc trưng cho các đặc trưng khác nhau của khách hàng. là các hệ số chưa biết, cần ước lượng. Khi ước lượng được các giá trị thì sẽ ước lượng được xác suất p
( ). Mô hình kinh tế lượng tương ứng là: nβββ,....,,10),1(ˆnii=βpˆ (**) uXXXppkk+++++=⎟⎟⎠⎞⎜⎜⎝⎛−ββββ....1ln33221
Sử dụng mô hình này để xếp hạng tín dụng các biến có thể xác định như sau:
Y là biến mô tả tình trạng nợ xấu ( không có khả năng hoàn trả:0; hoặc có khả năng hoàn trả:1). P là xác suất Y =1.
Các biến Xj là các yếu tố tác động đến xác suất Y =1.
Với mô hình này các hệ số βj sẽ cho phép tính được khả năng Y =1 đối với từng khoản vay và khi yếu tố Xj thay đổi một đơn vị thì xác suất Y =1 thay đổi bao nhiêu.
Đây là một mô hình toán học nên mô hình Logistic cũng có nhiều ưu điểm như mô hình Altman, ngoài ra mô hình này cho phép ngân hàng tính toán được được khả năng vỡ nợ đối với từng khoản cho vay.
Do cũng là mô hình toán học nên mô hình này có một số hạn chế như mô hình
Altman, khi sử dụng mô hình này do các biến số tồn tại trong cùng một điều kiện kinh tế xã hội luôn biến động nên có thể gặp hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế này, thông thường người ta sử dụng mô hình hồi quy Logistic theo thành phần chính. Việc hồi quy Logistics theo thành phần chính được thực hiện cụ thể như sau:
Giả sử chúng ta cần sử dụng các biến X1, X2, ...,Xk để giải thích cho Y nhờ mô hình hồi qui tuyến tính:
(A) 0ij1kijjYXββ==++Σ
Nếu X1, X2, ...,Xk phụ thuộc tương quan tuyến tính lẫn nhau, kết quả ước lượng hồi qui (A) sẽ nhận được các ước lượng chệch của các tham số. Việc phân tích hồi qui không hiệu quả và thậm chí gặp các sai lầm đáng tiếc. Thực tế người ta có thể tìm cách bỏ đi một số biến mà vai trò giải thích cho Y không đủ lớn. Tuy nhiên, để làm được việc này có 2 hạn chế: - Việc lựa chọn biến loại khỏi mô hình không dễ dàng; - Không thể loại một số biến mà về mặt lý thuyết nhất thiết các biến này phải có mặt trong mô hình. ( Chẳng hạn khi ước lượng hàm cầu một mặt hàng người ta không thể bỏ biến giá cho dù biến này tác động không đủ lớn đến lượng cầu).
Giải pháp ở đây là tìm r biến độc lập là tổ hợp của k biến ban đầu và hồi qui Y theo r biến này. Các biến đó chính là các thành phần chính trong nhận được từ kết quả phân tích thành phần chính.
Sơ đồ tổng quát của quá trình này là:
X1, X2, ...,Xk ACP F1, F2, ...,Frtrực giao Y Hồi qui Y theo X1, X2, Hồi qui Y theo F1, F2, ...,Fr
• Tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Mục tiêu quan trọng nhất của phân tích hồi qui chính là xác nhận và đo sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Với mô hình ACP (phân tích thành phần chính) chúng ta lựa chọn r thành phần chính sao cho tỷ lệ bảo tồn phương sai đủ lớn (không ngoại trừ r=k). Tương ứng với r thành phần chính chúng ta nhận được r nhân tố chính U1, U2, ...,Ur. Mối liên hệ của các biến ban đầu với các thành phần chính được mô tả qua hệ sau: (1) ij11,2,..,; 1,2,...,()kjvivjjjXXFuvriSX=−==Σ trong đó u trong hồi qui ()(()jvjvjvjjvSX 0i1kvivjjFXββ==+Σ
Như vậy (2) trở thành:
(2) ij1()1,2,..,; 1,2,...,kvivjjjFXXvriβ==−==Σ v(11) (3) vjjFXnβ∂=−∂ Vậy khi Xj tăng 1 đơn vị thì Fv thay đổi 1 lượng là: (1-1/n)βvj.
Gọi hồi qui Y theo F1, F2, ...,Fr là: (4) 01rvvvY αα= =+Σ
Khi Xj tăng 1 đơn vị sẽ tác động đến Y thay đổi một lượng:
11(1) j=1,2,...,krjvvjvdYnαβ==−Σ
Khi n đủ lớn có thể bỏ qua hạng tử 1/n và (4) xấp xỉ:
(5)
1 j=1,2,...,krjvvjvdYαβ==Σ
Thay cho lời kết: Có thể thấy rằng đây là những mô hình xếp hạng tín dụng khách hang đã và đang được các NHTM áp dụng. Tuy vào đặc thù của mỗi ngân hang, ngân hang tự lựa chọn và xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng phù hợp. Tuy nhiên, dù lựa chọn mô hình nào, mỗi NHTM cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin về khách hang đáp ứng yêu cầu: Khoa học; Đầy đủ; Cập nhật và chính xác và được lấy từ nhiều ngồn thông tin khác nhau (bao gồm cả những nguồn chính thống và nguồn không chính thống). Bên cạnh đó nâng cao chất lượng phân tích và xử lý thông tin trên cơ sở một phần mềm đủ mạnh với hệ thống các tiêu chí đầy đủ, khách quan và khoa học cả về định tính và định lượng, cả về góc độ tài chính và góc độ phi tài chính. Có như vậy, công tác xếp hạng tín dụng khách hàng mới có thể trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng và khí đó chất lượng các khoản cho vay của ngân hang mới đạt yêu cầu và chỉ khi đó nợ xấu, nợ quá hạn mới được hạn chế và đẩy lùi và hệ thống các NHTM mới phát triển bền vững.

Similar Documents

Premium Essay

Credit Scoring Models

...of the study I. To determine borrower-related factors hindering effectiveness of credit scoring models used by financial institutions’ in kericho munipa;ity II. To investigate human related factors hindering application of credit scoring models used by credit lenders while advancing loans III. To determine the efficacy of credit scoring models used by commercials banks in kericho municipality 1.5 Research questions I. What are borrower-related factors hindering effectiveness of credit scoring models used by financial institutions’ in kericho munipa;ity II. What are human related factors hindering application of credit scoring models used by credit lenders while advancing loans III. What is the level the efficacy of credit scoring models used by commercials banks in kericho municipality 1.7 Significance of the study The purpose of this study is to establish the factors hindering the effectiveness of loans scoring models in Kenya. The research will be useful in the ministry of finance for it will the establish the effects of the to establish the factors hindering the effectiveness of loans scoring models in Kenya and recommends possible solutions on the same hence curbing the effects on loans management of the study. 1.8 Scope and Limitation of the Study This research will investigate the to establish the factors hindering the effectiveness of loans scoring models in Kenya . The study frameworks will the performance of the Kericho municipality from...

Words: 1729 - Pages: 7

Premium Essay

Credit Scores Are a Fair Measure to Help Lenders Estimate Potential Risk

...A good credit score can save consumers money with lower interest rates because lenders use it to determine credit risk. Lenders use different tools to determine risk; the most widely used tool is the FICO Credit Scoring system. Maintaining a satisfactory credit score is important because lenders consider this an important tool for determining credit risk. According to the Fair Credit Reporting Act, the definition of a credit score is “a numerical value or a categorization derived from a statisticaltool or modeling system used by a person who makes or arranges a loanto predict the likelihood of certain credit behaviors, including default (and the numerical value or the categorization derived from such analysis may also be referred to as a “risk predictor” or “risk score”); and does not include any mortgage score or rating of an automated underwriting system that considers one or more factors in addition to credit information, including the loan to value ratio, the amount of down payment, or the financial assets of a consumer; or any other elements of the underwriting process or underwriting decision” (FCRA §609(f) (2)). Although there are different types of credit scoring models, the most widely used is the FICO scoring system, created by Fair, Isaac, and Company. The factors that make up this score are as follows: payment history, new credit, amounts owed, length of credit history, and types of credit used. The length of time used for creating the score is the...

Words: 1021 - Pages: 5

Free Essay

Basel Rating

...About Ratings & Segments on IRB Approach João Pires da Cruz1 Introduction The Basel Committee on Banking Supervision, on the process of definition of the New Capital Accord, establishes a stepwise framework for regulatory capital allocation for credit risk, starting on what is designated as Standard Approach, in which banks must allocate capital according to regulatory rules, and finishing on what is designated as the Advanced IRB Approach, in which banks must allocate capital based on their own risk evaluation and on the committee guidelines for that evaluation. The committee defines several guidelines for the IRB Approach depending on the type of credit exposure but, technically, we can group the several lines of attach into two ways of deal with the credit portfolio, the rating approach, for the major exposures like banks, sovereigns and corporate; and the segmentation approach for retail and small business exposures. The most accepted credit risk frameworks are rating based models since, historically, the aim of the models was the bond market, the market of debt securities issued by stable corporations, banks and states. In this market, the assumption that a debt security is less risky than other debt security become the essence of the market, since debt issuers need to disclose information to lower the price of the debt security, affected by a risk premium over the interest rate. And the disclosed information includes rating agencies evaluations of financial figures...

Words: 2549 - Pages: 11

Premium Essay

Advantages Of Reject Inference

...Reject inference applied to large data sets Customer Inserts His/Her Name Customer Inserts Grade Course Customer Inserts Tutor’s Name Writer Inserts Date Here (Day, Month, Year) Reject inference applied to large data sets Introduction One of the most common use of reject inference technique is negotiation and application scoring. When prospective customers approaches a bank for a loan, it is important to evaluate their credit worthiness or rather if they are likely to default on the loan. Therefore, appropriate models are usually applied, which are pegged upon the bank’s previous performance, and on discovering the fundamental characteristics that could be useful in establishing the prospects of new customers. Apparently,...

Words: 2717 - Pages: 11

Free Essay

Statistics

...Course Project Part II: Bertram Proprietary Credit Scoring Model Jordan Spence Student ID: D01326483 In partial fulfillment of the requirements for MATH 533 – Applied Managerial Statistics Keller Graduate School of Management Dr. Gerard L. Kiely June 24, 2015 PROJECT PART II: Bertram Proprietary Credit Scoring Model The preliminary analysis carried out in Part I of our project has shown that the data is consistent and reliable, with no missing values. The next step is to construct preliminary and final models. A. Create indicator (dummy) variables for the qualitative variables Own/Rent and Location using Minitab. First, label columns for the new indicator variables: Own, Rent, Urban, Suburban, Rural. Pull down the Calc menu in Minitab and select “Make Indicator Variables”. In the box labeled “Indicator Variables for … “ put the variable for which indicators are desired. Minitab will automatically code the values of Own/Rent and create two new variables named “Own” and “Rent”. Repeat this process for the variable Location. See screenshot below for new indicator variables: [pic] B. Develop a preliminary model and display its output in your paper. Describe its statistical characteristics and state your conclusions. Identify which variables you will keep and those you will drop. Be sure to explain why you made your choices. Be specific. ...

Words: 795 - Pages: 4

Free Essay

Finance

...kredito rizikos vertinimo įmonėje credit domain (SMEs and larger businesses), that can guide lenders when choosing kredito domenas (MVĮ ir didesnėmis įmonėmis), kurios gali padėti skolintojams renkantis appropriate data and tools. atitinkami duomenys ir įrankiai. Traditionally, lenders relied upon judgmental assessments of Tradiciškai, skolintojai, remtis subjektyvių nuomonių vertinimais the five Cs (capacity, capital, character, collateral, and conditions), but modern 5 Ca (galia, kapitalas, charakteris, įkaitas, ir sąlygos), bet modernus technology has allowed them to amass and capitalise on data. technologija leido jiems kaupti ir pasinaudoti duomenų. Besides judgment, lenders Be nuovoką, skolintojų can also apply scoring, reduced-form, and structural models—with the choice being taip pat gali taikyti įvertinimas balais, sumažinta forma, ir struktūrinio modelių pasirinkimas yra dependent upon the size and nature of the firms being assessed. priklauso nuo vertinamos įmonių dydį ir pobūdį. For the largest Didžiausias companies with traded securities, reduced-form and structural models can be used to bendrovėms, turinčioms vertybinių popierių apyvartą, sumažinti forma ir struktūrinių modelių gali būti naudojamas interpret their prices and price movements. interpretuoti savo kainas ir kainų svyravimus. In contrast, credit scoring is used mostly in Tuo tarpu kredito vertinimo, naudojamas daugiausia data-rich small-business credit environments, but can add value elsewhere...

Words: 9747 - Pages: 39

Free Essay

Soa Agility in Practice

...business agility, and contains some interesting lessons for SOA implementation. The case study was written by Alcedo Coenen. Alcedo has built his experience in IT since 1987, although he originally graduated in musicology in 1986. He has been working as programmer, information analyst, and since 1997 as (information) architect for ING and other companies in the Netherlands. Within ING Alcedo has been working on multi-channel architecture, a global SOA for ING Europe, a credit card system and on knowledge systems. Recently he has established a working group on the Business Rules Approach, producing articles and presentations for several architecture conferences and meetings. Open Group SOA Case Study http://www.opengroup.org Open Group SOA Case Study SOA Agility in Practice Service orientation within one application1 Alcedo Coenen alcedo.coenen@gmail.com ING Card2 built an application for its customer base that enables it to link to new websites, implement new product features, and maintain credit scoring rules, easily and quickly. It achieved this by applying three construction principles, one of which was service orientation. This article describes the...

Words: 3504 - Pages: 15

Free Essay

Loan Rating

...≈√ Guidelines on Credit Risk Management Rating Models a n d Va l i d a t i o n These guidelines were prepared by the Oesterreichische Nationalbank (OeNB) in cooperation with the Financial Market Authority (FMA) Published by: Oesterreichische Nationalbank (OeNB) Otto Wagner Platz 3, 1090 Vienna, Austria Austrian Financial Market Authority (FMA) Praterstrasse 23, 1020 Vienna, Austria Produced by: Oesterreichische Nationalbank Editor in chief: Gunther Thonabauer, Secretariat of the Governing Board and Public Relations (OeNB) ‹ Barbara Nosslinger, Staff Department for Executive Board Affairs and Public Relations (FMA) ‹ Editorial processing: Doris Datschetzky, Yi-Der Kuo, Alexander Tscherteu, (all OeNB) Thomas Hudetz, Ursula Hauser-Rethaller (all FMA) Design: Peter Buchegger, Secretariat of the Governing Board and Public Relations (OeNB) Typesetting, printing, and production: OeNB Printing Office Published and produced at: Otto Wagner Platz 3, 1090 Vienna, Austria Inquiries: Oesterreichische Nationalbank Secretariat of the Governing Board and Public Relations Otto Wagner Platz 3, 1090 Vienna, Austria Postal address: PO Box 61, 1011 Vienna, Austria Phone: (+43-1) 40 420-6666 Fax: (+43-1) 404 20-6696 Orders: Oesterreichische Nationalbank Documentation Management and Communication Systems Otto Wagner Platz 3, 1090 Vienna, Austria Postal address: PO Box 61, 1011 Vienna, Austria Phone: (+43-1) 404 20-2345 Fax: (+43-1) 404 20-2398 Internet: ...

Words: 60860 - Pages: 244

Premium Essay

Why Is Credit Scoring Important?

...determine your score. Credit scoring isn't nearly so easy. Credit-scoring models use multivariate formulas. That basically means that the value of any given bit of information in your report might depend on other bits of information. To understand how this works, let's use a noncredit example. Say that your sister calls you to report that her husband is more than an hour late in coming home from work, and she asks if you think he's having an affair. To answer the question, you would need to review what you know about this man, including...

Words: 989 - Pages: 4

Premium Essay

Measuring Emotional Intelligence with the Mayer-Salovery-Caruso Emotional Intelligence Test (Msceit) Marc A. Brackett and Peter Salovey Yale University

...Psicothema 2006. Vol. 18, supl., pp. 34-41 www.psicothema.com ISSN 0214 - 9915 CODEN PSOTEG Copyright © 2006 Psicothema Measuring emotional intelligence with the Mayer-Salovery-Caruso Emotional Intelligence Test (MSCEIT) Marc A. Brackett and Peter Salovey Yale University This manuscript examines the measurement instrument developed from the ability model of EI (Mayer and Salovey, 1997), the Mayer-Salovey-Caruso Emotional Intelligence Test (MSCEIT; Mayer, Salovey and Caruso, 2002). The four subtests, scoring methods, psychometric properties, reliability, and factor structure of the MSCEIT are discussed, with a special focus on the discriminant, convergent, predictive, and incremental validity of the test. The authors review associations between MSCEIT scores and important outcomes such as academic performance, cognitive processes, psychological wellbeing, depression, anxiety, prosocial and maladaptive behavior, and leadership and organizational behavior. Findings regarding the low correlations between MSCEIT scores and self-report measures of EI also are presented. In the conclusion the authors’ provide potential directions for future research on emotional intelligence. La medida de la inteligencia emocional con el Mayer-Salovey-Caruso Emotional Intelligence Test (MSCEIT). Este artículo examina el instrumento de medida desarrollado desde el modelo de habilidad de IE (Mayer y Salovey, 1997), el Mayer-Salovey-Caruso Emotional Intelligence Test (MSCEIT; Mayer, Salovey y...

Words: 3087 - Pages: 13

Premium Essay

International Banking

...In this week’s lecture, we looked at the credit risk management. Credit risk is defined as the potential for loss due to a counterparty failing to meet its financial obligations in accordance with agreed terms. The sources of credit risk for the bank are summarized as direct lending, traditional off-balance sheet business, investment and capital market operations, etc. For the commercial banks the major risk is the credit risk which accounted by 50%-60% of total risk, far more compared to market risk and operational risk. Thus the credit risk management is quite important. The managed way is measured on the nature of counterparty (retail credit, corporate credit and business banking credit) they are measured differently from each other. EG:The retail business has lots of transactions but relatively small amounts related to individuals, which adopt a proprietary scoring model. It is considered the factors as appropriate weights, historical data on defaulted and good loans, information provided by the credit applicant etc. Then, the SMEs credit model used to predict the probability of default of bankruptcy. The Z-score is derived from 5 financial ratios using 8 inputs from the financial statements; a low Z-score, the higher risks of bankruptcy. Third, for the large companies, the credit rating is provided involve detailed analysis. The rating agency demonstrates the S&P’s investment grade ratings as AAA,AA,A; BBB,BB.B…from strongest capacity to meet financial obligation...

Words: 285 - Pages: 2

Premium Essay

Credit Rish

...Credit risk Credit risk is a fast changing discipline at the leading edge of risk management practice. The recent credit crisis brought into focus the need for effective risk management control and highlighted many of the deficiencies of the banks’ approach to measuring credit risk. This has resulted in many financial institutions reviewing their existing approach to the management of credit risk from a process, organisational and systems perspective. At the same time, many institutions are also continuing to develop more sophisticated methods of risk management, such as measuring and hedging Credit Valuation Adjustments (CVA) and modelling economic capital and incremental risk Definitions of Credit risk: ❖ Credit risk is the risk of loss due to a debtor's non-payment of a loan or other line of credit (either the principal or interest (coupon) or both). ❖ Is the risk that another party to an investment transaction will not fulfill its obligations. Credit risk can be associated with the issuer of ❖ The likelihood that an individual will pay his or her credit obligations as agreed. Borrowers who are more likely to pay as agreed pose less risk to creditors and lenders. ❖ Risk of loss that may arise on outstanding contracts should a counter party default on its obligations. ❖ The risk that a counter party to a transaction will fail to perform according to the terms and conditions of the contract, thus causing the holder of the claim to suffer a loss. ...

Words: 3836 - Pages: 16

Free Essay

Risk

...Credit Risk Management Ken Brown Peter Moles CR-A2-engb 1/2012 (1044) This course text is part of the learning content for this Edinburgh Business School course. In addition to this printed course text, you should also have access to the course website in this subject, which will provide you with more learning content, the Profiler software and past examination questions and answers. The content of this course text is updated from time to time, and all changes are reflected in the version of the text that appears on the accompanying website at http://coursewebsites.ebsglobal.net/. Most updates are minor, and examination questions will avoid any new or significantly altered material for two years following publication of the relevant material on the website. You can check the version of the course text via the version release number to be found on the front page of the text, and compare this to the version number of the latest PDF version of the text on the website. If you are studying this course as part of a tutored programme, you should contact your Centre for further information on any changes. Full terms and conditions that apply to students on any of the Edinburgh Business School courses are available on the website www.ebsglobal.net, and should have been notified to you either by Edinburgh Business School or by the centre or regional partner through whom you purchased your course. If this is not the case, please contact Edinburgh Business School at the address below:...

Words: 21029 - Pages: 85

Premium Essay

Agricultural Lending

...insufficient for institutions to efficiently lend to activities in the agricultural sector. Information on borrowers’ credit histories is rarely available, resulting in information asymmetries that make accurate credit risk assessment difficult. In addition, while agricultural client’s major assets are production and land, it is often difficult for banks to use these as collateral, and particularly difficult to foreclose on land in case of default. Compounding this lack of traditional collateral is the presence of a high degree of covariate risk, in particular market price risk and weather risk. Banks lending to agricultural clients know that agricultural and rural revenues easily drop below break-even levels due to extreme weather events and price falls, which result in defaults and higher loan loss provisions, thereby making lending to agribusiness unprofitable. The second major constraint in agricultural lending, high transaction and supervisory costs, is due to the particular risk, nature, and characteristics of the rural sector. In all financial markets, there is a trade-of between minimizing loan default and supervisory costs, but the nature of agricultural lending, especially through microfinance institutions, makes transaction costs and supervision costs disproportionately high relative to its urban counterpart. The small size of seasonal agricultural credit results in high due diligence costs per loan. The large geographical spread of customers, coupled with poor transportation...

Words: 6593 - Pages: 27

Free Essay

Įmonių Kredito Rizikos Vertinimo Modelių Analizė

...ĮMONIŲ KREDITO RIZIKOS VERTINIMO MODELIŲ ANALIZĖ Neringa Semėnaitė, Solveiga Jagminaitė Vadovė: Lekt. Dr. Laura Ivaškevičiūtė Kauno technologijos universitetas, Socialinių mokslų fakultetas SM 5/2 gr. Įvadas Bankai skolindami neturi visos reikiamos informacijos apie įmones, todėl susiduria su vis didesne kredito rizika, o tai sąlygoja nuolatinį poreikį tobulinti savo rizikos valdymo sistemą, kurti naujus metodus, kurie padėtų efektyviai vystyti veiklą. Problema: parinkus netinkamus kredito rizikos vertinimo modelius ir metodus iškyla neadekvataus kredito rizikos vertinimo grėsmė, kuri yra viena iš šiandieninės finansinės krizės priežasčių. Tikslas – išanalizuoti įmonės kredito rizikos vertinimo modelius. Metodika: mokslinės literatūros apžvalga. Kredito rizikos samprata Norint išaiškinti kredito rizikos sąvokos reikšmę, pirmiausia reikia apibrėžti kas yra kreditas. Išanalizavus keleto autorių, t.y. Martinkaus B., Buškevičiūtės E., Bartkaus E., Žaltauskienės N., pateikiamas kredito sąvokas, galima teigti, kad kreditas – komercinis pasitikėjimas, kurį kreditorius (skolintojas) išreiškia kredito gavėjui (skolininkui) tiesiogiai (skolindamas pinigus) arba netiesiogiai parduodamas prekes ir paslaugas skolon. Anot S. Tarailos, paskolos išdavimas bendrais bruožais taip pat gali būti apibrėžiamas kaip vertės suteikimo kitam asmeniui arba subjektui procesas prisiimant su tuo susijusią riziką. Rizika susijusi su galimybe, kad kitas asmuo arba subjektas gali nesugebėti ateityje...

Words: 2354 - Pages: 10