Free Essay

Organizational Behavior

In:

Submitted By uyen
Words 12047
Pages 49
|Tài liệu tham khảo: |
|NHỚ VỀ TÂY TIẾN |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
|Thứ sáu, 30 Tháng 11 2007 17:38 |
| |
|Đối với tôi, những ngày Tây Tiến không hẳn là những ngày in kỷ niện sâu sắc hơn cả. nhưng có lẽ nhiều người hay hỏi về bài thơ Tây Tiến của |
|tôi viết ở giai đoạn này. |
| |
| |
|VŨ VĂN SỸ |
| (Ghi theo lời kể của nhà thơ Quang Dũng) |
| |
|Tôi nhập ngũ đúng ngày cách mạng Tháng tám thành công. Năm đó tôi hai mươi sáu tuổi. Trước cách mạng, tôi học Ban trung học trường Thăng |
|Long. Tốt nghiệp, tôi đi dạy học tư ở Sơn Tây để kiếm sống. |
|Những ngày đầu vào quân đội, tôi nhận công tác ở Phòng công vụ Bắc Bộ. Phòng này do anh Nguyễn Văn Chân phụ trách. Tôi làm phái viên của |
|phòng, có nhiệm vụ đi thu mua vũ khí ở vùng Hà Nam – Sơn Tây. Thấy tôi có chút học hành, lại yêu mến văn chương, anh Chân liền giới thiệu |
|tôi lên chiến khu làm công tác báo chí. Ngày đó văn hóa, văn nghệ, báo chí, uyên truyền trong quan niệm và cả trong công việc, ranh giới |
|không rõ. Như vậy là “sự nghiệp” văn chương của tôi bắt đầu bằng nghề báo. Tôi trở thành phóng viên tiền phương của tờ báo Chiến đấu thuộc |
|Khu II. Tờ báo do anh Văn Phác phụ trách, sau này, anh Văn Doãn lên thay. |
|Tôi yêu thơ và làm thơ hoàn toàn ngẫu nhiên. Thời đi học tôi rất mê Đường chi tam bách thủ, nhất là những bài dịch của nhà thơ Tản Đà. Tôi |
|cũng say thơ mới như bất cứ một học sinh nào thời đó. Nhưng tôi thích thơ Thế lữ hơn cả, đặc biệt bài Nhớ rừng, bởi tâm trang sơn dã của nó.|
|Một nhà văn nữa là Thạch Lam. Thạch Lam không chỉ viết văn mà còn dịch những bài thơ văn xuôi của Pháp. Và có lẽ tôi tiếp thu được gì ở thơ |
|ca Pháp ngày ấy, cũng do đọc các bản dịch này. Khi làm công tác báo chí tôi lại càng thấy thích văn phong của Thạch Lam. Hà Nội ba mươi sáu |
|phố phương của Thạch Lam là một tập bút ký giàu chất thơ. Nhưng phải nói đến một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nga Gôgôn: Tarax Bunba. Tôi |
|yêu những con người Côdắc dũng cảm, yêu tự do, sống phóng khoáng, gắn bó với thanh gươm, yên ngựa và những chiến công trên những thảo nguyên|
|mênh mông như những chiến khu di động chống lại bọn phong kiến xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tôi thấy có một sự đồng cảm nào đó giữa |
|mình với các nhân vật của truyện. Sau này đi Tây tiến, tôi vẫn còn mang Tarax Bunba theo trong ba lô của mình. |
|Tôi ở báo Chiến đấu đến đầu năm 1947 thì được điều đi học Trường bổ túc Trung cấp (tức Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây). Trường |
|chuyên bổ túc kỹ thuật quân sự cho cán bộ chuẩn bị nhận nhiệm vụ chiến đấu mới. |
|Việc mặc áo lính, và là một cán bộ trong quân đội, đối với tôi ngày ấy có ý nghĩa thiêng liêng và tự hào lắm. |
| |
|Những tháng học ở trường, tôi nhớ mãi hình ảnh vị giáo sư quân sự người Nhật như một kiểu mẫu sĩ quan mà chúng tôi mơ ước và kính nể. Giáo |
|sư có cái tên Việt Nam là Lâm Sơn. Đại tá Lâm Sơn. Ông là sĩ quan cao cấp trong Bộ chỉ huy, thành lập từ ngày đầu kháng chiến. Giáo sư lên |
|lớp bằng tiếng Nhật, có người thông ngôn. Giọng ông sang sảng nghe đầy uy quyền. Kỷ luật trong trường quân sự hồi đó rất nghiêm khắc, nếu |
|như bây giờ có thể gọi là “quân phiệt”. Giờ học đã đành, giờ nghỉ cũng rất “khuôn phép”. Có lần tôi uống cà phê về muộn, cảnh vệ bắt được, |
|cứ lo như ngày nhỏ trốn học bị thầy bắt được. Anh biết sau đó tôi bị phạt thế nào không? Sangds thứ hai đầu tuần, sau lúc chào cờ, đại tá |
|bắt tôi bò bốn vòng quanh cột cờ. Tôi bò mộtcách tự giác, bởi nghĩa rằng , đã mặc áo lính tất phải chịu nhữnh hình phạt đại loại như thế, |
|nếu như mình vi phạm kỉ luật. |
|Có lần Bác Hồ đến thăm trường. Tôi nhớ Bác còn nói cho chúng tôi nghe một cuốn sách viết về chiế tranh du kích. Vốn giàu óc tưởng tượng về |
|hành động chiến đấu của người lính, tôi rất thú hình ảnh người du kích. Bac nói: “lại vô ảnh, khứ vô hình”, nghĩa là đến và đi không ai |
|thấy. Chỉ nội mấy cái âm chữ Hán, đọc lên nghe đã xuất quỷ nhập thần rồi, chưa nói đến việc vận dụng nó vào chiến thuật quân sự. |
|Hôm bế mạc lớp, đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng quân đội, và đồng chí Đàm Quang Trung, có đến dự và nói chuyện. |
|Sau lớp học, tôi về Trung đoàn Tây Tiến, tức là Trung đoàn 54. Anh Tuấn Sơn làm Trung đoàn trưởng. Tôi ở đại đội bộ, làm đại độ trưởng. Tiểu|
|đoàn 212 của tôi là tiểu đoàn trước đây đã từng làm náo động các sân bay Cát Bi, Bạch Mai… bây giờ chuyển sang nhận nhiệm vụ Tây Tiến. |
|Tây Tiến là mộ chiến dịch tiến quân từ Khu III, Khu IV lên Khu X tức là Tây Bắc, vùng Điện Biên Phủ. Đây là chiến dịch có ý nghĩa chiến |
|lược. Năm 1945 khi khắp nơi nổi dậy cướp chính quyền thì nhân dân vùng này nhiều nơi vẫn chưa được giác ngộ cách mạng. Nam 1946, trung đoàn |
|Sơn La có đánh vào Tây Bắc, nhưng mới chỉ có ý nghĩa thăm dò. Đầu năm 1947 ta thành lập Trung đoàn Tây Tiến đầu tiên, gồm các chiến sĩ tình|
|nguyện của Khu III, Khu IV và tự vệ Thành Hà Nội trước thuộc Trung đoàn Thủ đô. Đợt Tây Tiến đầu tiên, ta đánh sâu nhưng phải rút lui ngay, |
|vì lực lượng địch tập trung và mạnh. Tôi đi đợt hai. Nhiệm vụ của chúng tôi là mở đường qua đất Tây Bắc. Một nhiệm vụ không kém phần quan |
|trọng là công tác dân vận gây dựng cơ sở, tranh thủ sự giác ngộ của nhân dân. Vì thế đi đôi với chức vụ đại đội trưởng, tôi còn dược cử làm |
|Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt. |
|Giai đoạn này Hà Nội đang có tiếng súng ở ngoại thành. Chúng tôi xuất phát từ Sơn Tây. Lúc đầu rất đàng hoàng đi bằng ô tô, các ôtô nổi |
|tiếng lúc bấy giờ như của hãng Con Thỏ, Trung Hà, Từ Đường, Mỹ Lâm… đều được Chính phủ công làm nhiệm vụ quân sự. Chúng tôi đi qua đường số |
|6 qua suổi Rút. Thị trấn Hoà Bình năm ấy còn tự do. Sau, chúng tôi chuyển sang hành quân bằng đôi chân, thực sự nếm mùi Tây Tiến: mơt rừng, |
|ngủ rừng. Những cái dốc thăm thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, những chiều “oai linh thác gầm thét”, những đêm “Mường Hịch cọp trêu |
|người”, rồi rải rác dọc biên cương những “nấm mồ viễn xứ”… tôi mô tả trong bait thơ Tây Tiến là rất thực, có pha chút âm hưởng Nhớ rừng của |
|Thế Lữ, mà sau này vô tình tôi mới nhận ra… trong bài thơ Tây Tiến, tôi còn viết “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc”. Hồi ấy trong đoàn chúng|
|tôi rất nhiều người sốt rét trọc cả đầu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn, mình lại không giữ vệ sinh, và lại có giữ cũng chả được, nên |
|bộ đội không njững bị ốm, mà còn chết vì sốt rét rất nhiều. Chúng tôi đóng quân ở nhà dân, cứ mỗi lần nghe tiếng cồng nổi lên, lại tập trung|
|đến nhà trưởng thôn để tiễn một con người vĩnh biệt rừng núi. Tiếng cồng ở Tây Tiến thật buồn đến nẫu ruột. Kể chuyện lại, bây giờ tôi vẫn |
|nghe văng vẳng tiếng cồng. Anh Như Trang hồi ấy là tiểu đoàn phó, có viết ca khúc tiếng cồng quân y là vì vậy. |
|Đối với miền Tây, gay nhất là thuốc, vì đường tiếp tế rất khó. Tôi nhớ có lần được thuóc từ Khu II gửi lên. Cụ Thi Sơn trong Mặt trận Liên |
|Việt tặng thuốc (nguyên cụ Thi Sơn là tướng của Đề Thám). Trong buổi lễ trao thuốc long trọng này, Anh Hồng Thanh, chính uỷ Trung đoàn, đã |
|thay mặt bộ đội nhận thuốc. Anh còn làm cả thơ. Tôi còn nhớ mấy câu: |
|Một buổi sớm mọi người đều hoan hỉ |
|Từ bệnh nhân đến bác sĩ đều vui |
|Vì được tin kháng chiến chiến Khu II |
|Vừa gửi tặng 3.000 viên thuốc sốt… |
|Không hiểu cảm đọng vì có thuốc hay vì nghe thơ, mà anh Hồng Thanh đọc xong, ai cũng rưng rưng nước mắt... |
|Tôi muốn gợi thêm một ý của bài thơ Tây Tiến để nói lên cái gian khổ, thiếu thốn ở miền Tây. Ngay cả khi nằm xuống, nhiều tử sĩ cũng không |
|có đủ manh chiếu liệm. Nói “áo bào thay chiếu” là cách nói của người lính chúng tôi, cách nói ước lệ của thơ trước đây để an ủi những đồng |
|chí của mình đã ngã xuống giữa đường. |
|Bài thơ Tây Tiến tôi làm khi về dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III, làng Phù Lưu Chanh (ten một tổng của Hà Nam thời Pháp). Tôi làm thơ rất|
|nhanh, làm xong đọc trước Đại hội, được mọi người hoan nghê liệt nhiệt. Nhân có Nguyễn Huy Tưởng, đại biểu nhà văn ở Việt Bắc về dự, lúc đi,|
|tôi gửi anh luôn. Sau anh Xuân Diệu cho in ngay ở Tạp chí Văn nghệ. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả có chút|
|lý luận gì về thơ cả. Dẫu sao bài thơ Tây Tiến có cái hào khí của lãng mạn một thời gắn với lịch sưở kháng chiến anh dũng của dân tộc… Từ |
|Tây Tiến trở đi tôi làm nhiều thơ hơn. Các bài Đường mươi hai, Ngược đường số 6, Đôi mắt người Sơn Tây cũng là những bài thơ mà tôi thích. |
|Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, tôi về làm trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52… Rồi làm trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. |
|Tháng 8 năm 1951, tôi xuất ngũ. Còn cái trung đoàn Tây Tiến của tôi, hình như sau này được phân chia, bổ sung để thành lập sư đoàn 320 thì |
|phải. |
| |
| |
| |
| |
|ĐÔI LỜI VỀ THƠ LORCA |
| |
|“Con hoạ mi Andalusia đã bị sát hại!” Tiếng kêu ấy truyền đi khắp các trung tâm văn hoá châu Âu một ngày mùa thu năm 1936 báo hiệu mở màn |
|cuộc tàn phá nền văn minh nhân loại. Sau đó là Guernica… là Ban Lan… là chiến tranh thế giới… |
| |
|Federico Garcia Lorca, nhà thơ lỗi lạc của Tây Ban Nha, là một trong những nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa phát xít. Bị bọn tướng lĩnh phản |
|bội nền Cộng hoà bắt giữ ngày 17-8-1936, thi thể anh được tìm thấy trong đống xác 15.000 người bị bắn ngày 19-8 trên miệng một vực sâu ở |
|ngoại vi thành phố. Granada của đời anh, của sự nghiệp anh, nơi anh sinh ra, nơi anh về để nhận cái chết thảm khốc. “Nếu có ngày, nhờ Trời, |
|tôi được vinh quang, thì vinh quang ấy phân nửa là thuộc về Granada, nơi đã tạc nặn nên cái tạo vật tôi: thi sĩ bẩm sinh không thể cái hồi”.|
| |
|Granada là một trong bốn thành phố lớn(1) của xứ Andalusia ở miền Nam Tây Ban Nha, xứ sở của những nàng Carmen, những điệu nhảy và bài hát |
|mê cuồng, của những hội đấu bò tót làm máu đập thành tiếng trên vạn đôi môi, của những rặng ô-liu ngăn ngắt, những vườn cam và hoa nhài ngát|
|hương đêm hè khiến “những người đang ngủ bỗng khát thèm từ bao lơn nhảy xuống”. Xứ sở đặc hữu sự giao hoà hai nền văn minh Đông – Tây: nơi |
|đây đã từng là “một trong những vương quốc đẹp nhất của châu Phi” mà người A-ráp xây dựng nên, còn để lại bao dấu tích trong kiến trúc, |
|trong nghệ thuật, trong hồn người, để lại trong không gian một cái gì mơ hồ, xa xăm, huyền bí…(2) |
| |
|Sinh ra ở một làng quê gần thành Granada(3), trong một gia đình nông dân bậc trung thuộc một dòng họ lâu đời, nhà thơ thừa hưởng ở người cha|
|tâm hồn gắn bó với đất đai, thiên nhiên, ở người mẹ trí thông minh và những năng khiếu nghệ thuật(4). Tuổi thơ anh hoàn toàn “thôn dã” với |
|“những đàn cừu, đồng ruộng, bầu trời, sự cô tịch” như về sau anh kể lại. Đến năm 1909 gia đình anh mới dọn lên thành phố, và ở Granada thủ |
|phủ xưa của xứ Andalusia, Lorca đã trải qua thời cắp sách ở bậc trung học và đại học. Một sự việc rất có ý nghĩa: ở khoa luật của đại học |
|Granada, anh sinh viên Lorca đã gặp được một người thầy, một người anh tinh thần, một người bạn lớn, đó là giáo sư Fernando de los Rios, một|
|nhà lí luận về chủ nghĩa xã hội, một niềm vinh dự của nền đại học Tây Ban Nha lúc đó, và sau này là bộ trưởng giáo dục trong chính phủ mặt |
|trận bình dân. |
| |
|Mùa xuân năm 1929, theo lời khuyên của giáo sư, Lorca lên Madrid trú ngụ ở cư xá sinh viên, nơi đang mở rộng cửa đón nhận những tư tưởng |
|triết học và mĩ học mới mẻ nhất của thời đại. Chính ở đây Lorca đã bắt đầu tình bạn với Salvador Dali – hoạ sĩ, Bunuel – nhà điện ảnh, |
|Rafael Alberti, Pedro Salinas – nhà thơ… Và chính ở nơi đây, thi tài của anh đã được khẳng định và chào đón trong nhiệt thành của những |
|người bạn trẻ. Bạn bè anh kể lại: Lorca có một sức quyến rũ lạ lùng, từ con người anh với phong độ thanh quý, vẻ vui hoạt, đôi mắt u tối |
|nhưng lại tươi cười, nước da màu đồng, giọng nói như đồng, “một cái gì như chớp loá trong thể chất, một năng lượng luôn luôn chuyển động, |
|một niềm vui, một sự bộc phát mãnh liệt, một vẻ trìu mến hoàn toàn siêu việt. |
| |
|Con người anh kì diệu, màu nâu, kêu gọi sự toàn phúc” (Pablo Neruda), đến kì tài ngẫu hứng của anh về nhạc, về hoạ, về sân khấu, về thơ, cả |
|sáng tác lẫn thể hiện (trước khi học văn và luật, Lorca đã say mê âm nhạc, anh còn là một hoạ sĩ có nét vẽ duyên dáng, là một người chơi |
|dương cầm đặc sắc). |
| |
|Từ những đêm thơ nhạc trong khuôn viên cư xá sinh viên, tiếng tăm nhà thơ trẻ Andalusia vang ra khắp thủ đô. Giữa làng thơ Madrid lúc đó |
|đang ồn ào những khuynh hướng thâm nhập từ Paris, đặc biệt là trường phái siêu thực – mà biến dạng của nó tại các nước nói tiếng Tây Ban Nha|
|có tên gọi là “sáng tạo chủ nghĩa” (créationnisme) hay “cực đoan chủ nghĩa” (ultraisme) – giữa lúc nhiều người ầm ĩ kêu gọi “Âu hoá Tây Ban |
|Nha”, mà để chống lại, nhà thơ lớp cũ Unamuno bèn xướng lên điều ngược lại “Phi hoá châu Âu” – thơ Lorca nổi bật lên xu hướng trở về khai |
|thác dân ca, tìm lại những truyện thơ trữ tình và lịch sử còn lưu truyền trên miệng người dân quê tỉnh lẻ. Thế hệ thơ anh đã tìm thấy ở anh |
|người mang sứ mệnh đẹp đẽ: Tìm lại tâm hồn Tây Ban Nha đang có nguy cơ bị quên lãng, nối kết cái truyền thống với cái thời đại. |
| |
|Tập thơ đầu tay của Lorca ra đời năm 1921 đã báo hiệu sự hình thành thi tài, phong cách và hướng đi của anh. Nhưng phải đến những bài thơ |
|sáng tác từ năm 1921 trở đi (sau này được tập hợp trong tập “Thơ và bài hát”) mới định hình cái giọng hót riêng quyến rũ của con “hoạ mi |
|Andalusia”. Thời gian này Lorca say mê tìm tòi, ghi chép, thu thanh dân ca, đến nỗi có người bạn gọi anh là “chàng hát rong thời trung cổ”. |
|Năm 1922, anh cùng với nhạc sĩ Manuel de Falla tổ chức hội Cante Hondo ở Alhambra (nơi có cung điện quốc vương A-rap của vương quốc Granada |
|xưa). Cante Hondo (có nghĩa là bài hát sâu trầm) là loại dân ca độc đáo của miền Andalusia. Qua hội này, anh đã khai thác được hàng trăm bài|
|Cante Hondo với “lời ca say đắm”, “giai điệu cũ xưa”, tha thiết và ám ảnh như tiếng “một con hoạ mi mù ca hót”. (Người giật giải thưởng của |
|hội là một ông cụ 73 tuổi!). Chính đây là khởi nguồn những bài thơ tuyệt vời mười năm sau sẽ ra mắt trong tập “Thơ về những làn điệu Cante |
|Hondo” trong đó những thể dạng chủ yếu của loại dân ca này (Séguidilla, Soléa, Saéta, Petenera) được nhân cách hoá, được diễn tả trong thế |
|giới thích hợp với từng thể, có các nhân vật và phong cảnh khác nhau. |
| |
|Năm 1924 anh bắt tay viết những bài romance hiện đại. Romance là thể thơ có nguồn gốc từ lâu đời ở các nước dùng ngôn ngữ La-tinh, nhưng đặc|
|biệt phát triển ở Tây Ban Nha, đó là những bài ca dân gian kể chuyện lịch sử, chuyện anh hùng hiệp sĩ hay tình yêu. Năm 1928, Tập romance |
|gi-tan ra đời đã thành công một cách phi thường. Tên tuổi nhà thơ trẻ vượt biên giới quốc gia (tập thơ được dịch ra 20 thứ tiếng), đồng thời|
|nhiều bài romance lại quay về thâm nhập các làng quê Tây Ban Nha và được lưu truyền như những bài dân ca, đặc biệt là trường hợp bài Cô nàng|
|ngoại tình. (Sau này trong khi đưa đoàn kịch La Barraca đi lưu diễn các miền quê, Lorca đã có dịp được những cô gái làng đọc cho nghe từng |
|đoạn trong những romance của anh). Tập romance gi-tan được coi là tập thơ phổ biến rộng rãi nhất trong thơ ca hiện đại Tây Ban Nha. |
| |
|Lorca đã giải thích tên tập thơ của mình: “Tôi đặt tên tập romance này là “gi-tan”, bởi vì trong đó tôi ca hát xứ Andalusia, mà chất gi-tan |
|là biểu hiện thuần tuý nhất, đích thực nhất của xứ sở ấy”. |
| |
|Người gi-tan ở Tây Ban Nha, cũng như người digan ở Nga, người Bohemien ở Tiệp, Pháp… có gốc Ấn Độ, làm thành những cộng đồng du cư độc đáo |
|của châu Âu. Và có lẽ chính ở vùng Andalusia, họ đã tìm thấy quê hương, cây ghi-ta và những vũ điệu của giống người lang bạt đầy quyến rũ đã|
|làm nên linh hồn của xứ này. Sau Tập romance gi-tan, người ta gọi Lorca là “nhà thơ Gi-tan”. Được gọi thế anh cảm thấy thích thú, có lúc anh|
|còn nửa hư nửa thực gợi ra một giai thoại về “nguồn gốc gi-tan” bí mật của mình. |
| |
|Xứ sở Andalusia đã cho Lorca giọng điệu đích thực để hát về nó. Trong một bức thư gởi nhà thơ Guillen, Lorca viết: “Tôi chỉ muốn nói với anh|
|rằng tôi ghét giọng đàn sáo réo rắt. Tôi yêu giọng con người, chỉ giọng con người mà tình yêu phơi trần, giọng con người nổi bật lên giữa |
|những phong cảnh giết người”. |
| |
|Những phong cảnh giết người có sức cuốn hút mãnh liệt. Phải chăng cái dữ dội của “cánh đồng dựng đứng dưới hai mươi mặt trời, những dòng |
|sông chồm lên”, cái đau đớn của “rặng Morena mạn sườn nhỏ máu”, cái “hoang vu lượn sóng” hấp dẫn ta với vẻ đẹp nghiêm trầm, bạo liệt đầy nam|
|tính? |
| |
|… Và nổi lên, trần trụi, giọng con người |
| |
|Con người thơ Lorca “miệng đầy nắng và đá lửa”, rên lên, kêu lên nỗi khao khát đốt cháy cơ thể, “làn áo và thịt da hoá thành huyền đen |
|thẫm”, mê cuồng như một điệu ca không biết “đi về đâu với tiết tấu không đầu”, nhức nhói như có “một mũi lao cắm xuống bật kêu thành tiếng” |
|giữa hai hàm răng. Khao khát sự sống đến khắc khoải, thơ Lorca luôn đối mặt với cái chết. Cái chết như hiện diện mọi lúc, mọi nơi. Nó “rình |
|rập từ trên ngọn tháp Cordoba”, nó ở trên mũi dao nhọn run rảy “giữa lòng ngã tư nơi phố phường rung lên như sợi dây”, cái chết ám ảnh như |
|định mệnh khắc nghiệt điểm giờ chàng đấu bò tót Ignacio: |
| |
|“Tất cả mọi đồng hồ đều chỉ năm giờ |
|Ôi năm giờ chiều tăm tối!” |
| |
|Với bài thơ dài Than khóc Ignacio, Lorca đã đạt đến mức bi tráng sâu thẳm và vang dội vào bậc nhất trong thơ ca nhân loại nói về cái chết: |
| |
|“Ignacio lên từng bậc thang |
|Cõng trên lưng cái chết. |
|Tìm kiếm bình minh |
|Mà bình minh không có |
|Tìm bóng đích thực mình |
|Mà giấc mơ đánh lạc |
|Tìm thân mình khoẻ đẹp |
|Mà thấy máu nở tuôn…” |
|Từ cuộc tranh chấp vĩnh hằng không thể hoà giải giữa sự sống – cái chết, những khao khát không bao giờ thoả mãn, những cái đích không bao |
|giờ đạt được… sự bất lực của phận người sinh ra nỗi buồn chất chứa thơ anh, nỗi buồn có trăm biến dạng: Thất vọng, ưu phiền, xa vắng, đắm |
|chìm, cô tịch… Có điều nỗi buồn Lorca không hề có sắc màu bi luỵ yếu hèn. Nó là tiếng kêu đau đớn của kiếp người vút lên như “cây cầu vồng |
|đen” trước cái trơ trơ nhẫn tâm của trời xanh, của núi xa im lặng. Nó lành mạnh như “nỗi ưu phiền màu đen” của cô gái gi-tan “chạy theo hạnh|
|phúc”. Nỗi buồn đầy cám dỗ và ám ảnh, hiệu quả của những nhịp điệu và ảnh hưởng có màu sắc ma thuật phối hợp một cách kì tài vẻ duyên dáng |
|bay bướm với sự sâu xa máu thịt của những năng lượng kín thầm. |
| |
|Trong một bài nói chuyện về nghệ thuật, Lorca đưa ra khái niệm duende để so sánh với vai trò của “nàng thơ” và “thiên thần” trong sáng tạo |
|nghệ thuật. Theo anh, “thiên thần” bay cao phía trên đầu người, ban ân sủng cho con người đón nhận một cách thụ động. “Nàng thơ” thì mách |
|bảo, gợi nguồn cảm hứng và nhà thơ như nghe thấy những tiếng nói mơ hồ… Song, cả “thiên thần” và “nàng thơ” đều ở bên ngoài nhà thơ, đem đến|
|cho anh ta ánh sáng và hình thức. Còn duende, đó là cái phải đánh thức từ trong tận cùng sâu thẳm của máu ta, nó đốt cháy máu ta, nó “vứt bỏ|
|thứ hình học êm đềm ta học được, nó đập vỡ các bút pháp”, nó là “quyền lực chứ không phải cấu trúc, cuộc chiến đấu chứ không phải tư duy”, |
|nó là cái mà Goethe đã nói đến: “Quyền lực bí mật mà mọi người đều cảm thấy nhưng không triết gia nào giải thích được”, nó là “tinh thần của|
|đất”. Và Lorca cho rằng nghệ thuật của Tây Ban Nha là nghệ thuật của duende. |
| |
|Thực ra thơ anh nhiều lúc đạt đến sự hoà hợp của cả “thiên thần”, “nàng thơ” và duende. Trong Tập romance gi-tan và Than khóc Ignacio, sự |
|thuần khiết của hình thức, những cấu trúc có trí tuệ thật hài hoà với cảm xúc cuồn cuộn, chất bi thương, chất nhục cảm, sức ám thị của từ |
|ngữ, và cả một cái gì có tính cách linh thị, ảo giác. |
| |
|Dõi theo tiến trình thơ anh, ta thấy Lorca có xu hướng ngày càng muốn đi xuống chiều sâu hồn người, như mũi dao nhọn vào sâu những lớp thịt |
|đau đớn để tìm đến tận “gốc rễ của tiếng kêu”. Nhà thơ đã từng tâm sự: “Bây giờ tôi làm một thứ thơ mở toang mạch máu…”(1) Thấy được tiến |
|trình ấy ta dễ dàng đón nhận sự đột biến trong thơ anh vào những năm 1929-1930, đột biến khiến nhiều người ngỡ ngàng đến mức không nhận ra |
|Lorca hoặc có người – vô tình hay cố ý – còn không muốn nhắc đến khi nói tới Lorca mà họ chỉ quen như “con chim hoạ mi Andalusia” và chỉ như|
|thế mà thôi. Đó là trường hợp những bài thơ trong tập Nhà thơ ở New York. |
| |
|Giữa năm 1929, Lorca theo giáo sư cũ của mình là Fernando de los Rios sang New York, và sống đời sinh viên trong trường đại học Columbia. |
|Thành phố “dây thép và bùn nhơ” gây chấn thương sâu xa cho con chim hoạ mi Andalusia. Chất nhân bản, chất bản năng của Đất phản ứng mạnh mẽ |
|với nền văn minh công nghiệp của Thép – Ximăng. Nhưng khác với trường hợp Essenin, nỗi khắc khoải giết người không giết được Lorca, mà lại |
|làm bùng lên một hoả diệm sơn thơ đầy tinh thần phản kháng (sự phản kháng – tự vệ của Lorca mạnh đến nỗi ngay trong sinh hoạt ở đại học, anh|
|từ chối nói tiếng Anh, và luôn tìm cơ hội để phổ biến những bài dân ca của quê mình). Sự phản kháng này không hề mang dấu mặc cảm tự ti của |
|công dân một nước nhược tiểu trước bộ máy đồ sộ của cường quốc lớn nhất, mà là tiếng thét sang sảng của một công dân thế giới hiện đại, con |
|người vừa đặt chân tới New York đã chào Hudson là “dòng sông lớn của ta” y như một người đồng hương, một người bạn ngang tầm với Walt |
|Whitman. Con người đó, chỉ sau vài tuần lễ, đã đủ sức dựng lên hình ảnh sừng sững ma quái của một nền văn minh bệnh hoạn, mất gốc, ngự trị |
|bởi đồng tiền và máy móc. “Điệu nhảy những bức tường khuấy động miền đồng cỏ Và châu Mỹ ngạt thở vì máy móc với lệ tuôn” |
| |
|“Khi trăng lên Những dòng dọc sẽ quay làm rối bầu trời Một thế giới đầy kim sẽ vây bọc trí nhớ .Và những quan tài sẽ chở đi những ai không |
|việc làm” |
| |
|Đó là nước Mỹ đang bước vào thời kì khủng hoảng kinh tế. Nạn nhân của nó là “những đứa trẻ” bị “những đồng bạc như đàn ong giận dữ cắn xé |
|tan tành”, những “phụ nữ chết chìm trong dầu mỡ”, “những người loạng choạng vì chứng mất ngủ như thể vừa đắm chìm trong máu ngoi lên”. |
| |
|Chính cái xã hội phi nhân đó đã gây cho Lorca cơn ác mộng triền miên, anh cảm thấy mình sống trong một thế giới ngột ngạt, bị ma ám, thế |
|giới của những nghĩa địa, của những người chết rồi vẫn chưa yên, thịt da như chịu sự hành hình dai dẳng muôn đời. “Trong nghĩa địa xa vời có|
|một người chết . Than vãn suốt ba năm Vì đầu gối còn mang một phong cảnh khô cằn Và đứa trẻ sáng nay chôn khóc la dữ dội…” |
| |
|Chủ đề cái chết trong tập thơ này được đào sâu triệt để, với một sự quằn quại tìm kiếm có tính chất một cuộc nổi loạn bản thể học, khiến tập|
|thơ nhiều lúc mở ra những vực thẳm khôn dò, đe doạ dẫn nhà thơ đến bế tắc đen tối, hư vô. Song, điều đáng chú ý là, ở bất cứ bài thơ nào, sự|
|nổi loạn bản thể học cũng gắn như hình với bóng với sự phản kháng xã hội. |
| |
|Cái xã hội phi nhân khiến anh căm giận và anh bộc lộ thái độ rất dứt khoát: |
| |
|“Tôi biết làm gì đây: sắp xếp lại những phong cảnh? |
|Sắp xếp lại những mối tình sau đó sẽ thành |
|những tấm hình, những mẩu gỗ và những bụm máu? |
|Không, không. Tôi tố cáo!”… |
| |
|Anh phẫn nộ kêu gọi sự trừng phạt và mơ ước “một đứa trẻ da đen thông báo cho lũ người da trắng của thế giới vàng ngày đăng quang của lúa”. |
| |
|Lorca dành những tình cảm nồng thắm cho Người Đen, những con người của khu Harlem mà anh hằng lui tới, của điệu jazz u uất, cuồng nhiệt mà |
|anh thấy rất gần gũi điệu Cante Hondo của xứ sở anh: |
|“Người Đen! Người Đen! Người Đen! Người Đen! |
|Máu không lối thoát, trong đêm của anh đêm bị lật nhào |
|Máu không sắc đỏ. Máu giận dữ dưới làn da, |
|Mãnh liệt trong ngạnh dao găm và lòng cảnh vật”. |
|“Ôi! Harlem, bị cải trang! |
|Ôi! Harlem, bị một đám y phục không đầu đe doạ!” |
| |
|Có lẽ trong tập thơ này ta thấy nhà thơ đã hoàn toàn bị chi phối bởi duende, những câu thơ vọt thẳng từ cõi thẳm sâu của tiềm thức thành |
|luồng phún xuất, phá vỡ tiết điệu nhịp nhàng được trí tuệ kiểm soát trong thơ anh trước đó; những tiếng thét rợn gáy, những ảnh tượng hãi |
|hùng và nhiều lúc phi lí, tối tăm như những gì đè nặng lên ta trong những cơn ác mộng. |
| |
|Cuộc “Mỹ du” đã ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc đời và sự nghiệp của Lorca những năm sau đó. Trở về trước, anh còn bị ám ảnh bởi “ấn tượng|
|của lạnh lùng và tàn bạo… Không ở đâu trên thế giới người ta cảm thấy mãnh liệt như ở đấy sự vắng mặt hoàn toàn của tinh thần… quang cảnh |
|khủng khiếp, mà không có sự hùng vĩ”. Có phải đó là một lí do khiến cho, khi nền cộng hoà được lập nên mùa xuân 1931, Lorca đã lao vào những|
|hoạt động văn hoá sôi nổi với sự ủng hộ của chính quyền? Anh thành lập đoàn kịch mang tên La Barraca dưới sự bảo trợ của bộ giáo dục, đi lưu|
|diễn khắp nơi với mục tiêu phổ biến cho đông đảo quần chúng những vở kịch hay nhất trong kho tàng văn hoá cổ truyền của đất nước. Anh say |
|sưa viết kịch, và có những vở như Lễ cưới đẫm máu ca ngợi tình yêu tự do đã thành công rực rỡ ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Anh đi nói |
|chuyện về nghệ thuật khắp nơi. Vài tháng trước những biến cố đau thương dẫn đến cái chết của nhà thơ cũng như của nền cộng hoà, trong một |
|cuộc phỏng vấn báo chí, anh tuyên bố một dự định sáng tác những vở kịch có nội dung xã hội theo một cách nhìn xã hội chủ nghĩa. |
| |
|Lorca bặt tiếng vào giữa tuổi 37, lúc tài năng qua nhiều thử thách, đang bước vào thời kì chín trái. Cả đất nước Tây Ban Nha sau đó cũng bặt|
|tiếng dưới nền độc tài. Nhưng trong sự im lặng triền miên đó, những tiếng hát của con hoạ mi Andalusia lại vang lên ở khắp nơi trên thế |
|giới, sự cám dỗ, ám ảnh của thơ anh như tăng thêm gấp bội bởi hào quang sự tuẫn tiết của anh. |
| |
|Ở miền Bắc Việt Nam, 10 năm trước đây tên Lorca mới bắt đầu được truyền đi trong giới yêu thơ, cùng với một số bài thơ chép tay dịch từ |
|tiếng Pháp và tiếng Nga, tuy ít ỏi nhưng cũng đã đủ để “mê hoặc” và gây ra một sự nóng ruột đón chờ ngày nhà thơ được giới thiệu đầy đủ công|
|khai. |
| |
|Bây giờ, được nhiều bạn bè khuyến khích, tôi mạnh dạn tập hợp những bài dịch từ 10 năm trước ở Hải Phòng, giữa những trận oanh tạc của máy |
|bay Mỹ (tài liệu chỉ có quyển Seghers mượn của anh Phùng Quán và quyển Gallimard II của anh Việt Phương mà Trúc Thông đưa cho tôi, lúc đó |
|thật là những “của quý hiếm”) rồi gấp rút bổ sung những bài mới để làm thành tập này. |
| |
|Nói là “dịch”, thật ra, tôi chỉ dám gọi việc mình làm là “chuyển tiếng Việt”. Vì dịch một thứ thơ như Lorca mà ý tưởng bao giờ cũng tan |
|trong âm điệu và tán xạ qua lớp lớp ảnh tượng chất chồng, sung mãn, giàu chất siêu thực và trừu tượng, lại thông qua một ngôn ngữ trung gian|
|– tuy đó là những bản dịch được coi là xuất sắc và tiếng Pháp gần gụi với tiếng Tây Ban Nha như anh em ruột – thì sự thất bại phải cầm chắc |
|trong tay. Nhưng, có thể nào, một tâm hồn đồng điệu đủ sức vượt qua những trở ngại quá lớn ấy, để bắt được cái âm hưởng sâu xa của nguyên |
|bản và tái tạo trong một ngôn ngữ khác những rung vang tương tự? Sự mạnh bạo thể nghiệm của người “chuyển ngữ” ở đây chỉ có thể coi như biểu|
|hiện của lòng mến mộ và nỗ lực đáp ứng bước đầu một nhu cầu đã chín trong giới yêu thơ nước nhà. |
| |
|BÀI THƠ "ĐÀN GHI TA CỦA LORCA" CỦA THANH THẢO |
| TS. Chu Văn Sơn |
| Từ xửa xưa, song song với định đề "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là "thi trung hữu nhạc". Định đề ấy bảo rằng cùng với hoạ, |
|nhạc là một yếu tính của thơ. Chừng nào còn thơ, chừng ấy thơ còn nhạc. Quả có vậy, nhạc là phần tinh chất của cảm xúc thơ đã được điệu thức|
|hoá. Ngân nga cả bên trong cả bên ngoài mỗi tiếng thơ, nhạc đã thực sự là phần hồn của thơ. Nó là hơi thở của ngôn từ thơ. Tất nhiên, đây là|
|nói nhạc của ngôn ngữ. Thơ đã phát huy bao hiệu quả phong phú của ngôn ngữ để cất lên tiếng nói riêng của mình. |
|Không chỉ vậy, để làm giàu cho mình, thơ còn khai thác cả ngôn ngữ của nhạc nữa. Bao đời nay, đã có biết bao yếu tố nhạc từ vương quốc âm |
|nhạc đã vượt biên, rồi nhập tịch vào thơ, ban đầu, tạm trú, về sau, thường trú. Thậm chí, nhờ sự cưu mang quá sâu nặng của thơ, trải đời này|
|đời khác, mà nhiều thứ đã được... đồng hoá luôn. Dân ngụ cư đã biến thành dân sở tại. Gốc gác âm nhạc của chúng, đôi khi, chỉ còn là kí ức |
|xa xăm. Đó phải chăng cũng là một kiểu hoà nhập tiếp biến? |
| Là một tay bút ham cách tân, Thanh Thảo cũng đã tạt sang âm nhạc vay mượn không ít vốn liếng đem về đầu tư cho thơ mình. Để làm các trường |
|ca Những người đi tới biển, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân, Đêm trên cát..., anh đã mướn cấu trúc của những bản giao hưởng |
|và xônát. Khiến cho các thi phẩm ấy có cái dáng là lạ như một thứ trường-ca- giao-hưởng. Còn để viết thơ ngắn, lắm khi anh lại giật tạm cấu |
|trúc của ca khúc. Có lúc thì đem về lai ghép để tạo ra một diện mạo mới. Cũng có lúc lại làm theo kiểu biến đổi gen mà tạo ra giống mới. |
|Nhiều bài thơ ngắn được anh tổ chức khá ngon lành theo thể thức của bài hát. Dáng của chúng nhang nhác như những ca-khúc-thơ. Mà cũng không |
|chỉ vay cấu trúc thuộc văn bản khúc ca, anh còn mượn cả lối diễn tấu ca khúc để làm giàu cho hình thức thơ nữa. Đàn ghi-ta của Lorca là một |
|"ca" như thế chăng? |
|Đàn ghita của Lorca |
|"Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta" |
| F.G.Lorca |
| |
| Những tiếng đàn bọt nước |
| Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt |
| li-la li-la li-la |
| đi lang thang về miền đơn độc |
| với vầng trăng chếnh choáng |
| trên yên ngựa mỏi mòn |
| |
| Tây-ban-nha |
| hát nghêu ngao |
| bỗng kinh hoàng |
| áo choàng bê bết đỏ |
| Lorca bị điệu về bãi bắn |
| chàng đi như người mộng du |
| tiếng ghi-ta nâu |
| bầu trời con gái ấy |
| tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy |
| tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan |
| tiếng ghi -ta ròng ròng |
| máu chảy |
| không ai chôn cất tiếng đàn |
| tiếng đàn như cỏ mọc hoang |
| giọt nước mắt vầng trăng |
| long lanh trong đáy giếng |
| đường chỉ tay đã đứt |
| dòng sông rộng vô cùng |
| Lorca bơi sang ngang |
| trên chiếc ghi ta màu bạc |
| chàng ném lá bùa cô gái di -gan |
| vào xoáy nước |
| chàng ném trái tim mình |
| vào lặng yên bất chợt |
| li -la li -la li -la... |
| (Rút từ tập Khối vuông Rubíc, NXB Tác phẩm mới, 1985) |
|Nòi nghệ sĩ vốn dễ đồng bệnh tương lân. Do đồng bệnh mà đồng điệu. Cho nên, có một cách để hiểu một kẻ viết : cứ xem anh viết về ai, có thể |
|biết anh là ai. Trong các thi sĩ nội, Thanh Thảo mê nhất Nguyễn Đình Chiểu, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Văn Cao, Đặng |
|Đình Hưng... Còn những thi sĩ ngoại, thấy anh viết đậm về Aragông, Êxênhin, Maicôpxki, Pasternac, Lorca... Về từng vị đều có những kí thác, |
|những đồng điệu riêng. Nhưng, trong số những tay bút Tây phương anh ngưỡng mộ, thì trường hợp về Lorca, xem ra, thành công hơn cả. Là một |
|nhà thơ lớn của Tây Ban Nha hiện đại, Lorca đã đem được chất dân gian Anđaluxia cùng sức sống của xứ sở bò tót vào thơ mình. Lại thạo dân |
|nhạc, ông thường thích đi khắp xứ như một gã Digan đơn độc mà hát lên những bài thơ của mình như những khúc romance, ballad. Bởi vậy, Lorca |
|như một nghệ sĩ kép : thi si kiêm nhạc sĩ. Cũng bởi vậy nhiều bài thơ Lorca thường sống cuộc đời kép : thi phẩm và nhạc phẩm (1). Có người |
|sẽ nghĩ : thơ về một nghệ sĩ độc đáo như thế, nếu có được một hình thức kép nữa thì thật là tam hợp ! Nhưng, tam hợp lại dễ sinh tam tai. |
|Thanh Thảo không dại thế. Vả, làm thế cũng đâu ra võ của anh. Không thuộc kiểu thi sĩ mớm thơ cho nhạc, càng không phải một tay vãi nhạc vào|
|thơ. Anh vẫn đi lại với nhạc, nhưng theo chiêu riêng : vừa nhập cấu trúc ca khúc vào lòng bài thơ vừa khảm thêm tiếng nhạc vào lời thơ. |
|Nên, dù dan díu với nhạc, trước sau thơ anh vẫn luôn là thơ. Ngoài vốn thi liệu được tái chế, tái tạo từ di sản thơ của chính Lorca, thì |
|ngôn ngữ của nhạc, cấu trúc của ca khúc sẽ bắc những nhịp cầu tương giao để hồn kẻ hậu sinh nói lời đồng điệu với bậc tiền nhân của xứ sở |
|Tây ban cầm. Ngón ấy chẳng tương thích sao ? Đàn ghi-ta của Lorca chính là một lối thơ mà ở đó lời thơ đã cườm vào nét nhạc, hình tượng thơ |
|đã cùng cấu trúc nhạc bay đôi. Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mô phỏng những âm thanh từa tựa các nốt |
|đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường đệm cho người hát khi diễn |
| nữa. |
| * |
| Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorka cho cảm hứng của thi phẩm : lúc ông bị bắn chết. Lorca luôn dự cảm |
|và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết. Nhưng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình. Đối với lòng tiếc |
|thương, mọi cái chết đều ngang trái. Cái chết của Lorca càng ngang trái bội phần. Vì ông bị phatxit giết hại khi mới 37 tuổi, xác ông còn bị|
|chúng quẳng xuống một cái giếng để phi tang. Mất mát kinh hoàng là thế, nhưng oái oăm thay, cái chết còn là một giải thoát. Giải thoát bất |
|đắc dĩ nhưng hoàn toàn. Hẳn suy tư Thanh Thảo đã bị vây ám giữa những phản trái kia của cái chết. Nhất là lúc anh đọc được cái câu như một |
|lời nguyện cuối, một di chúc viết sớm của Lorca : Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta. Và thế là thi phẩm đã tự chọn cho nó một |
|hình hài : vừa là thơ viếng vừa như một bi ca. |
| * |
| Có một cách mà từ xưa người ta đã dùng đến "mệt mỏi", trong những trường hợp thế này, là : lấy tên các tác phẩm của người ấy hay |
|lời văn trong đó đem ghép lại với nhau cho chúng tạo ra một nội dung nào đó(2). Thanh Thảo chọn cách khác. Thi liệu anh viết về Lorca toàn |
|là những thi ảnh rất ám trong thế giới nghệ thuật của chính Lorca, mà sau những lãng quên chúng vẫn không thôi đeo bám Thanh Thảo : đàn |
|ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng đỏ, chàng kĩ sĩ đơn độc, áo choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trường, cô gái Di gan, lá bùa hộ |
|mệnh, hoa tử đinh hương... Và, tất nhiên, làm sao có thể thiếu được dòng sông cùng với cỏ mọc hoang vốn là những hình ảnh - biểu tượng từ |
|lâu vẫn miên man với ngòi thơ Thanh Thảo ! Cảm hứng vụt dậy thì liền gọi luôn những đạo quân ấy về cho cùng đầu quân (đầu thai thì đúng hơn)|
|vào thi phẩm này. Nhờ đó, hình tượng Lorca và suy cảm Thanh Thảo đã nói chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó. Thì tương |
|giao, tâm giao cũng còn là thế chứ sao ? |
|Trong xử lý thi liệu, Thanh Thảo có dùng những lối kết hợp khá phổ biến ở thơ tượng trưng. Ta gặp những Tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi-ta |
|nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy, về miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, chôn cất tiếng đàn,|
|đường chỉ tay, dòng sông rộng... Nhiều thi ảnh được tượng trưng hoá, khiến chúng có dạng một hình thể chứa nhiều hình ảnh. Đường chỉ tay là |
|hiện thân của thiên mệnh. Đường chỉ tay đã đứt tượng trưng cho cú giáng phũ phàng trái ngang của số mệnh. Chiếc ghi-ta tượng trưng cho âm |
|nhạc và thơ ca. Nó là cây đàn lia của chàng nghệ sĩ tài hoa. Chiếc ghita màu bạc là biến ảnh của chiếc ghi-ta nâu khi đã sang cõi khác. Đúng|
|hơn, là chiếc ghi-ta đã hoá, giờ sang cõi siêu sinh. Thi sĩ bơi trên chiếc ghi-ta chính là bơi trên con thuyền của thi ca đang vượt qua bến |
|bờ sinh tử. Lá bùa cô gái di-gan là cái đẹp huyền bí. Xoáy nước là tai hoạ định mệnh trên dòng sông của số phận, cũng là cái dòng sông ranh |
|giới giữa cõi sống và cõi chết, giữa thực tại và hư vô. Hành động ném lá bùa và ném trái tim đều giàu hàm ý tượng trưng về sự giã từ, sự |
|giải thoát của Lorca... Lối viết này không còn xa lạ đối với người đọc thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên hay nhóm Xuân Thu |
|nhã tập hồi Thơ Mới. Nhưng, nó đã được Thanh Thảo dùng nhuần nhị và ăn nhập để tạo ra cho thơ mình một cách nói hàm súc. Riêng cái câu giọt |
|nước mắt vầng trăng trong đoạn bày tỏ nỗi đau xót và tiếc thương trước cái chết hết sức thương tâm của Lorca mà lời thơ kết hợp cả trượng |
|trưng thơ Đường với tượng trưng Thơ Mới : |
| không ai chôn cất tiếng đàn |
| tiếng đàn như cỏ mọc hoang |
| giọt nước mắt vầng trăng |
| long lanh trong đáy giếng |
|cũng thấy được vẻ súc tích của nó. Có phải câu ấy được viết theo lối "nghệ thuật sắp đặt" không, mà cứ đơn giản y như đặt hai hình ảnh bên |
|nhau : giọt nước mắt - vầng trăng thế thôi ? Giữa chúng chẳng có một quan hệ từ nào. Thì ra, lắm khi, việc tước bỏ quan hệ từ lại là cách |
|gia tăng nghĩa cho hình ảnh và lời thơ. Vì giờ đây, giữa chúng lại có thể phát sinh nhiều kiểu quan hệ, tạo ra nhiều làn nghĩa : 1) quan hệ |
|đẳng lập : giọt nước mắt (và) vầng trăng ; 2) quan hệ song song : giọt nước mắt (với) vầng trăng ; 3) quan hệ so sánh : giọt nước mắt (như)|
|vầng trăng ; 4) quan hệ sở hữu : giọt nước mắt (của) vầng trăng ; 5) quan hệ đồng nhất : giọt nước mắt (là) vầng trăng... Người đọc có một |
|thoáng phân vân : vậy ý thực của câu thơ sẽ theo nghĩa nào ? Nhưng thoáng ấy sẽ qua nhanh bởi chỉ có câu trả lời duy nhất : nó phải là sự |
|giao thoa và lung linh của tất cả các làn nghĩa ấy. Chẳng thế sao, trong mạch cảm xúc, trong hình tượng chủ đạo cũng như cấu tứ, các làn |
|nghĩa kia đâu có loại trừ nhau. Trái lại, chúng làm giàu và làm đẹp cho nhau cả thôi. Vậy chả súc tích sao? |
| * |
|Còn mạch triển khai của thi phẩm lại là hợp lưu của cả hai dòng tự sự và nhạc. Việc tái hiện sự kiện Lorca bị hành hình với những diễn biến |
|phũ phàng, dù chỉ là chấm phá, cũng đã ít nhiều đem lại một cái "cốt" cho thi phẩm. Muốn kể, thì cũng kể được đôi chút. Tâm tư người đọc bị |
|cuốn ngay vào mạch kể qua các diễn biến ấy với những kinh hoàng, đau đớn và tiếc thương cho một con người vô tội, một bậc tài hoa oan khuất.|
|Nhưng, dường như cái mạch kia còn tuân theo các bước phát triển thuộc về cấu trúc của một ca khúc nữa. Sự kiện Lorca bị hành hình vào bài |
|thơ này đã dàn thành bốn phần nội dung với những khúc có dụng ý hẳn hoi về độ dài và tiết nhịp. Đầu tiên, phần giới thiệu, là hình ảnh Lorca|
|theo lối ấn tượng : những tiếng đàn bọt nước / Tây - ban - nha áo choàng đỏ gắt / li-la li-la li-la / đi lang thang về miền đơn độc / |
|với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn. Tiếp nối, phần phát triển, Lorca bị giết : Tây - ban - nha / hát nghêu ngao / bỗng kinh|
|hoàng / áo choàng bê bết đỏ / Lorca bị điệu về bãi bắn / chàng đi như người mộng du. Kế đó, phần cao trào, là nỗi tiếc thương trước sự thực |
|phũ phàng : tiếng ghi-ta nâu / bầu trời cô gái ấy / tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy / tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan / tiếng ghi-ta ròng |
|ròng / máu chảy // không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang / giọt nước mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng. Và cuối |
|cùng, phần kết, với hình ảnh Lorca lìa bỏ tất cả và giải thoát : đường chỉ tay đã đứt / dòng sông rộng vô cùng / Lorca bơi sang ngang / trên|
|chiếc ghi-ta màu bạc // chàng ném lá bùa cô gái di-gan / vào xoáy nước / chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt / li-la li-la |
|li-la... Tất nhiên, trước sau, đây vẫn là sản phẩm thơ chứ không phải là một sản phẩm nhạc. Nên các bước của cấu trúc này không thể "cóp" y |
|sì theo lối "một ăn một" với những bước chuyển gam như trong một nhạc phẩm thực sự được. Mà làm cách ấy đối với thơ, chắc gì tránh khỏi sống|
|sượng? Chiêu thức nhuần nhuyễn nhất, có lẽ là thế : nhập cấu trúc ca khúc vào với cốt tự sự để chúng đồng thể với nhau. |
| Nếu chỉ dừng lại ở đó không thôi thì sắc thái ca khúc trong việc tổ chức mạch thơ hãy còn mơ hồ, chưa thuyết phục. |
|Thú vị và bất ngờ nhất là việc khảm vào mạch ấy những âm thanh như cách diễn tấu của nhạc công khi đệm cho người hát một ca khúc. Sự có mặt |
|của hai chuỗi li-la li-la li-la ở phần đầu và phần kết là thế. Thú thực, khi mới đọc bài thơ này trong tập Khối vuông Rubic, tôi thấy cái |
|chuỗi kia là một nét lạ, nhưng nhác nghĩ : lại một trò "tân hình thức" đây. Cha Thanh Thảo này cũng bày đặt gớm. Nhưng đọc kĩ hơn thì thấy |
|hình như có một nghĩa lý nào đó hay hay, chứ không hẳn chỉ là những con âm rỗng nghĩa. Nhưng thực hư ra sao, thì cứ tù mà tù mù. Mãi sau, |
|đọc kĩ hơn vào cấu trúc mới vỡ lẽ : té ra đây lại là sự giao duyên kì thú của thơ và nhạc. Cụ thể là giao thoa giữa thanh âm và thi ảnh. Mở |
|đầu là hai câu : Những tiếng đàn bọt nước / Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt. Thanh Thảo chọn hai hình ảnh này khởi đầu một thi phẩm giống như |
|kiểu tạo những âm chủ cho một nhạc phẩm. Chúng là những tương phản kín đáo mà gay gắt : âm thanh hồn nhiên - sắc màu chói gắt, tiếng đàn |
|thảo dân - áo choàng đấu sĩ, vẻ khiêm nhường - sự ngạo nghễ, niềm hân hoan - nỗi kinh hoàng, nghệ thuật - bạo lực, thân phận bọt bèo - thực |
|tại tàn khốc... Cặp hình ảnh cứ ngỡ tương phùng nào ngờ lại tương tranh. Nội dung chủ đạo mà thi phẩm triển khai sẽ là phận người trong một |
|hiện thực đầy tranh chấp đối chọi như thế. Rồi ngay sau hai câu mào đầu đó là chuỗi âm thanh li-la li-la li-la. Nó như một chuỗi nốt đàn |
|buông do người đệm đàn (ghi ta) lướt qua hàng dây để kết thúc phần dạo, đánh dấu khoảng ngắt cho người hát chính thức bắt lời trình diễn ca |
|khúc. Và thi phẩm cũng kết thúc bằng sự trở lại của chuỗi âm thanh ấy. Nó tựa những tiếng đàn đệm cuối cùng nhằm tạo những dư âm sau khi lời|
|hát đã ngừng. Đấy chẳng phải là một lối phối âm quen thuộc trong diễn tấu ca khúc sao ? Mà cũng có thể hình dung nó như tiếng huýt sáo ngẫu |
|hứng của người ca sĩ trên nền nhạc khi diễn tấu. Ngẫu hứng mà đầy xao xuyến. Khi âm thanh gây niềm xao xuyến thì tự nó cũng chất chứa thi |
|vị chứ sao ! |
|Song, nếu chỉ có thế, thì việc phỏng âm nhạc ấy bất quá, cũng chưa đi xa hơn bao nhiêu một trò trang sức hoa mĩ. Về nghĩa, lila lại chính là|
|một loài hoa có màu tím ngát rất được người phương Tây ưa chuộng : hoa lila - tức hoa tử đinh hương. Chuỗi âm thanh kế tiếp gợi hình ảnh |
|những tràng hoa chuỗi hoa bật tím liên tiếp. Đó là những đoá hoa người đời, người thơ thầm kính viếng hương hồn Lorca hay chính là ngàn muôn|
|đoá hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương của nhà thi sĩ, thể hiện sức sống bất diệt của những giá trị chân chính trên cõi đời |
|này ? Có thể là thế này, có thể là thế kia, mà có lẽ là cả hai. Vì thế, chính cái chuỗi âm thanh ngỡ không đâu ấy lại chứa đựng rất nhiều |
|cảm thương, niềm tin và lòng ngưỡng mộ sâu kín của người viết. Thiếu ý nghĩa của một thi ảnh, chuỗi li la kia khó vượt qua một trò diễn âm |
|thanh cầu kì. |
| * |
| Mỗi nghệ phẩm là một sản phẩm không lặp lại. Không chỉ nội dung, mà ngay cả hình thức. Năng lượng sáng tạo có thể tích tụ lâu |
|dài trong cả ý thức và tiềm thức, bằng cả vốn sống, vốn văn hoá cùng kinh nghiệm nghệ thuật. Nhưng nó chỉ xuất ra có một lần. Mỗi bài thơ là|
|một lần loé sáng, một tia lửa không lặp lại. Tôi ngờ, bản thân người viết cũng chẳng bao giờ kiểm soát hết được những gì loé lên trong tia |
|lửa ấy. Sáng tạo nghệ thuật là thế ; phải thế mới là nghệ thuật. Thanh Thảo có thể sử dụng tiếp những chiêu y sì thế này để viết thi phẩm |
|khác nữa không ? Nếu có, e rằng khó tránh khỏi hậu quả của nhân bản vô tính về hình thức. Là người ham tìm tòi cách tân, Thanh Thảo hiểu rõ |
|điều đó. "Với những bài thơ hay - anh viết, thi sĩ sáng tạo với toàn bộ thể chất và tâm linh mình, và không biết cái nào bắt đầu trước : thể|
|xác hay tâm linh ? đó là những bài thơ người ta chỉ phóng ra có một lần, xuất ra có một lần, rồi ngắt. Phần tích điện, phần thu góp là cả |
|một quá trình nhưng sáng tạo là khoảnh khắc. Khoảnh khắc ấy xảy ra càng đột ngột bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu".Và anh cũng tâm niệm : "Những|
|người tìm đến sự hoàn mĩ của hình thức nghệ thuật thường dễ gặp nhau. Mà trong nghệ thuật, trong thơ, hình thức là gì ? Hình thức chính là |
|sự hiện diện nghệ thuật riêng của từng nghệ sĩ. Không có cái hình thức đó thì cũng chẳng bao giờ có nghệ |
| thuật. (3) Tôi nghĩ, với thi phẩm nàychẳng hạn, anh đã có được điều đó. |
| Qui nhơn,1985 - Hà nội, 2005 |
|[pic] |
| |
|CHUYỆN NHÀ THƠ THANH THẢO VỀ "ĐÀN GHITA CỦA LORCA" |
| |
|Thực ra, Thơ có vẻ đẹp riêng của Thơ, nó không hoàn toàn giống vẻ đẹp của các mỹ nhân hay hoa hậu đâu. Cũng như với tôi, có khi sự choáng |
|ngợp hay "cú sốc" đến không phải từ sắc đẹp các cô gái thi Hoa hậu Hoàn Vũ, mà lại đến từ cú "direct" của ông con rể Cty Hoàn Cầu-Hoàn Vũ |
|(đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi này) đấm thẳng vào mặt phóng viên ảnh Minh Quốc - TTXVN khiến toé máu cơ! " Cú đấm văn hoá" đậm đà bản |
|sắc...lưu manh ấy gây ấn tượng vô cùng đối với tôi, dù người ra tay đang có quốc tịch Canada, nhưng không thể dấu đi đâu cái "bản sắc đá cá |
|lăn dưa" của mình như một người gốc Việt chánh hiệu. |
| CÁT |
|VĂN |
|@ Có nhận định rằng "Thơ Thanh Thảo dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể |
|ngang trái như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê-nhin, Pa-xtéc-nắc, Gar-xi-a Lor-ca,..." (sách ngữ văn 12 nâng cao). Nhưng ngoài vấn đề |
|chung ấy, điều gì thôi thúc Thanh Thảo (tức là môi trường cảm xúc trực tiếp) để "Đàn ghi-ta của Lorca" ra đời? Trong đó, Thanh Thảo có gửi |
|lời tri âm hay kí thác nào không? Nếu có, xin Anh vui lòng cho độc giả biết thêm về điều này? |
|Thanh Thảo: Thực ra, dù tôi có những mối quan tâm như sách giáo khoa nâng cao nói, thì khi viết một bài thơ cụ thể, như bài "Đàn ghi-ta của|
|Lorca", mối quan tâm chính của tôi chỉ là một hình ảnh gợi mở, một âm hưởng hay một nhịp điệu mơ hồ nào từ đâu đó, chứ tuyệt nhiên không có |
|một "vấn đề" nào cả! Anh hỏi tôi có gửi lời tri âm hay ký thác nào vào bài thơ ấy không, tôi xin trả lời rất thật là tôi không biết.Khi làm |
|thơ thì chỉ từ ngữ gọi từ ngữ, nhịp điệu đẩy đưa nhịp điệu.Dĩ nhiên, Lorca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ, cả về thi ca lẫn cuộc |
|đời và cái chết của ông đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ Lorca đã dẫn dắt |
|tôi khi viết bài thơ " Đàn ghi-ta của Lorca" mà tôi coi như một khúc tưởng niệm Ông. |
| @ Lần đầu đọc Đàn ghi-ta của Lorca" , cũng như nhiều bài trong tập "Khối vuông ru-bích", tôi, (và chắc cũng nhiều người như tôi) cảm thấy|
|choáng ngợp và lúng túng như đứng trước mỹ nhân có vẻ đẹp hiện đại mà không biết bằng cách nào tiếp cận và khám phá được hết vẻ đẹp của |
|"nàng". Xin nhà thơ có thế giúp chúng tôi cách vượt qua sự lúng túng ấy. |
| Thanh Thảo: Anh nói làm tôi nghĩ đến cuộc thi " Hoa hậu Hoàn Vũ" vừa được tổ chức tại Nha Trang. Thực ra, Thơ có vẻ đẹp riêng của Thơ, nó |
|không hoàn toàn giống vẻ đẹp của các mỹ nhân hay hoa hậu đâu. Cũng như với tôi, có khi sự choáng ngợp hay "cú sốc" đến không phải từ sắc đẹp|
|các cô gái thi Hoa hậu Hoàn Vũ, mà lại đến từ cú "direct" của ông con rể Cty Hoàn Cầu-Hoàn Vũ (đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi này) đấm |
|thẳng vào mặt phóng viên ảnh Minh Quốc - TTXVN khiến toé máu cơ! " Cú đấm văn hoá" đậm đà bản sắc...lưu manh ấy gây ấn tượng vô cùng đối với|
|tôi, dù người ra tay đang có quốc tịch Canada, nhưng không thể dấu đi đâu cái "bản sắc đá cá lăn dưa" của mình như một người gốc Việt chánh |
|hiệu. Thơ nên tránh xa các cuộc thi hoa hậu, dù rất mê các cô gái đẹp, nếu không muốn "xơi" những quả đấm thôi sơn đến từ những đại gia yêu |
|gái đẹp bằng...tiền. Vì thế, tôi nghĩ, người yêu thơ không có gì phải lúng túng khi đứng trước thơ theo kiểu đứng trước gái đẹp. Dĩ nhiên, |
|thơ hay thì hoàn toàn khác với "cô gái xấu xí" đang chiếu trên ti-vi. Nhưng nó cũng rất khiêm nhường,lặng lẽ, và đặc biệt giản dị.Hãy đọc |
|thơ Lorca mà xem, những hình ảnh dù lạ tới đâu, siêu thực tới đâu vẫn mê hoặc chúng ta một cách thật tự nhiên và hồn hậu. |
| @ Verlaine, nhà thơ Pháp nói "Thơ trước hết là nhạc". Đọc bài "ĐÀN GHI TA CỦA LORCA", tôi có cảm giác như được nghe một bài hát ca ngợi |
|cái chết bi tráng và sự bất tử của LORCA do một nghệ sỹ hát rong đang ôm đàn ghita biểu diễn. Nhà thơ có đồng tình với cảm giác trên không? |
|Nếu có, xin Anh nói rõ thêm về tính nhạc của thi phẩm này? |
|Thanh Thảo: Tôi rất sợ bài thơ của mình được liên tưởng với hình ảnh một ca sĩ( hay hát rong) ôm đàn ghi-ta hát vang lên trong nhà hát hay |
|giữa phố đông người. Đúng như Verlaine nói, thơ trước hết là nhạc, nhưng đó là "nhạc của thơ" chứ không phải âm nhạc bảy nốt hay ngũ cung |
|bát âm. Về nhạc tính trong bài thơ " Đàn ghi-ta của Lorca" thì như tôi đã nói, chính nhạc tính trong nhiều bài thơ Lorca đã dẫn dắt tôi khi |
|viết bài thơ này. Và tôi muốn dùng lại một số hình ảnh( dĩ nhiên đã biến cải) cũng như mơ hồ một vài theme nhạc trong thơ Lorca khi viết bài|
|này. Tôi nghĩ, ở mức độ nào đó, mình đã làm được điều mình muốn. Cũng như nhiều bài thơ ngắn khác của tôi, bài " Đàn ghi-ta..." được viết |
|liền một mạch, trong khoảng thời gian rất ngắn, sau khi ngồi chơi và đàm đạo về thơ Lorca với vài người bạn tâm đắc. |
| @ Những tiếng đàn bọt nước |
| Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt |
| li-la li-la li-la |
| đi lang thang về miền đơn độc |
| với vầng trăng chếnh choáng |
| trên yên ngựa mỏi mòn |
| Qua mấy dòng này, Tôi như thấy Thanh Thảo "bắn những tia hồi quang" còn đọng lại trong ký ức của mình về xứ sở Tây Ban Nha lên trang |
|thơ. Điều ấy có trùng hợp với ý nghĩ của Nhà thơ không? Xin Anh nói rõ hơn về cách biểu đạt mới mẻ này? |
|Thanh Thảo:Tôi chưa thật rõ lắm câu hỏi của anh. Có lẽ, theo tôi đoán, anh muốn biết tôi đã đưa một số hình ảnh được coi là "đặc trưng Tây |
|Ban Nha" như "áo choàng đỏ gắt" hay "hát nghêu ngao"...vào thơ mình như thế nào ? Thực ra, đúng như anh nói, đó là những hình ảnh về Tây Ban|
|Nha đã lặn sâu vào tôi từ khi tôi đọc những tác phẩm của Hemingway-một nhà văn người Mỹ. Mãi cách đây mấy năm, tôi mới có dịp ghé qua |
|Barcelona, trong khi bài thơ này đã viết cách đây ngót 30 năm, nên những hình ảnh Tây Ban Nha mà tôi có được đều qua sách vở. Cách biểu đạt |
|này theo tôi cũng không mới mẻ gì, nhưng nó thích ứng trong bài thơ này, khi Lorca được coi là " con họa mi Tây Ban Nha". Lorca có câu thơ |
|tôi thuộc lòng từ 40 năm nay, qua bản dịch Hoàng Hưng: " Con ngựa đen/vầng trăng đỏ/" , còn hoa lila ( hoa lys-hoa huệ tây) thì không chỉ có|
|ở Tây Ban Nha, nhưng dường như nó đã đi vào một tác phẩm nào đó viết về Tây Ban Nha mà tôi nhớ. Với lại, li-la còn gợi âm thanh như một cú |
|"vê" ghi-ta-cây đàn mà người Việt mình hay gọi là "Tây Ban cầm". Một không khí hơi mờ ảo, những hình ảnh mơ hồ lãng đãng...là những gì tôi |
|có được về xứ sở Andalusia mà tôi cảm nhận qua thơ Lorca. Tôi đã cố gắng đưa vào bài thơ mình. May mà nó lại được. |
| @ Trong bài có nhiều hình ảnh gợi cảm: "tiếng đàn bọt nước", "vầng trăng chếnh choáng", "yên ngựa mỏi mòn"... |
|Vì sao Thanh Thảo lại dùng những hình dung từ này? Ý nghĩa của những hình ảnh đó trong việc thể hiện chủ đề? |
|Thanh Thảo: Anh hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai ? Thực ra, tôi cũng dùng những "hình dung từ" ấy một cách tình cờ thôi, hoàn toàn không cố ý. |
|Tôi vẫn làm thơ như vậy, không cố ý, không "mài giũa ngôn từ". Những liên hệ( nếu có) giữa các tổ hợp từ ấy trong bài thơ đều gắn một cách |
|vô thức với số phận Lorca. Những "chếnh choáng", " mỏi mòn", "bọt nước" dường như có gần xa ám ảnh cuộc đời Lorca, chúng ám cả vào thi ca |
|của Ông. Ai nghĩ, "bọt nước" sẽ biến mất không để lại dấu vết là nhầm. Bọt nước lúc hiện lúc tan, nhưng tan rồi lại hiện. Nó mỏng manh nhưng|
|không thể bị tiêu diệt. Thơ cũng vậy. Thơ Lorca càng vậy. |
| @ Giọt nước mắt vầng trăng |
| long lanh trong đáy giếng |
|Xin Nhà thơ cho vài lời gợi mở để độc giả có thể hiểu thêm hai câu thơ rất đẹp trên? |
|Thanh Thảo: Cảm ơn anh! Nếu anh thấy đẹp, nghĩa là hai câu thơ ấy có thể đẹp. Mà đã đẹp rồi thì không thể cắt nghĩa, không nên cắt nghĩa. |
| @ Xin cảm ơn Nhà thơ Thanh Thảo vì những ý kiến sâu sắc và tâm huyết trên đây. Mong Thanh Thảo tiếp tục cho ra đời nhiều thi phẩm như |
|"ĐÀNGHITA CỦA LORCA". |
| |
| Hoa Li la (Tử đinh hương) |
| |
| |

NGUYỄN TUÂN, MỘT PHONG CÁCH ĐỘC ĐÁO VÀ TÀI HOA

(Nguyễn Đăng Mạnh)

«... Nguyễn Tuân mỗi khi cầm bút dường như lại tự đặt cho mình yêu cầu này : phải chứng tỏ cho được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của mình. Ông có thói quen nhìn sự vật ở mặt mỹ thuật của nó, cố tìm cho ra ở đấy những gì nên hoạ, nên thơ. Đồng thời mỗi điểm quan sát của ông phải là một đối tượng khảo cứu đến kì cùng. Ngày xưa bế tắc trong thực tại, tầm mắt không vượt khỏi được môi trường quẩn đọng, xám xịt của cuộc sống tư sản, tiểu tư sản, ông thường đi tìm cái đẹp ở thiên nhiên hay ở quá khứ tách rời hiện thực. Hồi ấy dùng tài hoa, uyên bác để chơi ngông với thiên hạ, ông khó lòng tránh khỏi chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa duy mĩ và lối suy nghĩ phù phiếm chẻ sợi tóc làm tư. Ngày nay ông đi tìm cái đẹp, chất thơ trong thực tại và thiên hướng khảo cứu giúp ông tìm hiểu nghiêm túc và sâu sắc cuộc sống chiến đấu của nhân dân. Nhìn chung, từ Đường vui, Tình chiến dịch, đến Sông Đà và Kí chống Mỹ... cái uyên bác, tài hoa của Nguyễn Tuân ngày càng được phát huy trên quan điểm nghệ thuật cách mạng, đã đem đến cho tác phẩm của ông một giá trị thẩm mĩ riêng, một giá trị thông tin riêng. Thể hiện nét phong cách này, lối viết của Nguyễn Tuân thường tập trung vào một điểm và vận dụng một cách tổng hợp cách khảo sát của nhiều ngành văn hoá khác nhau để đào sâu cho đế « sơn cùng thuỷ tận ». Vì thế, có những hiện tượng, đối với những cây bút khác tưởng chừng chẳng có gì đáng nói, nhưng Nguyễn Tuân thì có thể viết mãi, bàn mãi hiết trang này đến trang khác ; ông lật mặt này, ông trở mặt khác, xoay ngang, coay dọc, nhìn xa, nhìn gần, khi thì bằng cặp mắt văn học, khi thì bằng con mắt hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo hay điện ảnh, khi lại soi bằng cặp kính nhà sử học, nhà địa lí học (có khi cả vật lý học, địa chấ học, côn trùng học ....nữa)....

[...]

Cá tính và phong cách Nguyễn Tuân tự tìm đến thể tài tuỳ bút như là một tất yếu. Trong văn học, có lẽ đây là thể tài chủ quan nhất và tự do nhất.

Tuỳ bút là gì ? Định nghĩa vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì khái niệm bản thân nó đã tự giải thích : là phóng bút, tuỳ bút mà viết chứ sao ! Nhưng chính vì thế mà khó. Vậy thì còn có thể nói gì quy tắc thể loại của nó nữa ? Ở phương Tây hiện đại, tuỳ bút rất phát triển. Nhưng càng phát triển, khái niệm tuỳ bút lại mơ hồ hơn. Có người nói: "tự do là phép tắc duy nhất của tuỳ bút". Có thể hiểu một cách đại khái thế này : người viết tuỳ bút thường mượn cớ thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân đấy, nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị luận, triết luận, ném ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng túng.

Cũng như định nghĩa tuỳ bút, viết tuỳ bút vừa dễ, vừa khó. Viết tuỳ bút thì cứ phóng bút mà viết, có gì đâu ! Tìm trên báo chí, những người đã viết dăm ba bài tuỳ bút, bút kí chắc không ít. Nhưng trở thành một nhà tuỳ bút, chỉ chuyên viết tuỳ bút, tạo ra cho mình một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút kí, tuỳ bút, có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân.

Tuỳ bút do tính chất tự do nó như thế nên ở mỗi một cây bút lại có những màu sắc riêng.

Tuỳ bút Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện. Nếu xét riêng về mặt thể loại thì quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân là quá trình đi từ truyện đến tuỳ bút. Trước Cách mạng táng Tám ông viết cả hai loại. Sau Cách mạng ông, ông viết truyện ít hơn. Từ khoảng năm 1960 lại đây, tuỳ bút dường như là thể tài duy nhất của ông. Nếu đọc truyện ngắn, truyện dài của ông, người ta thường thấy pha chất tuỳ bút, thì ngược lại, đọc tuỳ bút của ông người ta lại thấy có pha chất truyện. Nghĩa là có dùng nhiều đến trí tưởng tượng để dựng cảnh, dựng truyện và có mô tả tâm lí, khắc hoạ tính cách nhân vật đến một chừng mực nào đấy.

Tuỳ bút Nguyễn Tuân đồng thời lại mang đậm tính chất ký, nghĩa là ghi chép sự thật và thông tin thời sự chính xác. Một thứ tuỳ bút pha du ký, ký sự hay phóng sự điều tra. Cần nhớ rằng, ông vốn xuất thân là một nhà báo, một thông tín viên. Ông cũng đã viết nhiều du ký, phóng sự đặc sắc. Đặc điểm ấy, thêm tác phong khảo cứu đào sâu đã giúp cho tuỳ bút Nguyễn Tuân có lượng thông tin đáng tin cậy và có nhiều giá trị tư liệu.

Đặc điểm của tuỳ bút là giàu tính trữ tình. Nghĩa là tác giả được phép trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình, thông qua cái tôi chủ quan mà phản ánh hiện thực.

Tuỳ bút Nguyễn Tuân đúng là « tuỳ bút », nghĩa là hết sức tự do. Mạch văn theo dòng suy nghĩ miên man, chuyện nọ gọi chuyện kia dường như cứ theo trí nhớ «lông bông », « tài tử » mà liên tưởng tạt ngang hoặc cóc nhảy, bất chấp trình tự thông thường của thời gian, không gian. Người không ưa gọi thế là đầu Ngô mình Sở. Người thích thì gọi đó là « tài đánh vận động chiến trên trận điạ bút ký » [1]. Phải nhận rằng lối hành văn, dẫn chuyện như thế có ưu điểm là biến hoá linh hoạt không đơn điệu tẻ nhạt, lượng thông tin phong phú, hình tượng chồng chất đa dạng. Dĩ nhiên muốn thấy được điều đó, phải đọc chậm, đọc kỹ, đặt mình vào dòng liên tưởng của tác giả mà bắt lấy mạch văn. Rồi lại phải đọc lại và lùi ra xa mà ghi nhận lấy ấn tượng toàn cảnh, khí mạo toàn bài. Người ta nói đọc Nguyễn Tuân phải đọc lúc nhàn rỗi là vì thế...

Similar Documents

Premium Essay

Organizational Behavior

...Organizational Behavior W. Jack Duncan Book review Meera Iyer Chapters 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. Organizational behavior: defining the field Historical perspective Methodological foundations of organizational behavior Personality development and attitudes The cognitive basis of individual behavior Motivation: Theory and selected research Introduction to small group behavior Leadership behavior and effectiveness Intergroup analysis: Co-ordination and conflict The organization and the individual Environments, organizations and behavior Power relations in organizations Performance evaluation and organizational effectiveness Planned change and organizational development This book is about organizational behavior. It is also a text on management. The objective of the book is to present a research based approach to management from an applied behavioral science perspective. I have summarized each chapter of the book, explaining the main points that the authors wish to communicate. © www.hrfolks.com All Rights Reserved Organizational behavior – Defining the field Organizations are collections of interacting and inter related human and non-human resources working toward a common goal or set of goals within the framework of structured relationships. Organizational behavior is concerned with all aspects of how organizations influence the behavior of individuals and how individuals in turn influence organizations. Organizational behavior is an inter-disciplinary...

Words: 4360 - Pages: 18

Premium Essay

Organizational Behaviors

...ATTITUDES AND ORGANIZATIONAL BEHAVIORS Nancy Hoosier Rasmussen College Author Note This research is being submitted on October 6, 2012 for Nancy Hoosier’s B370 Organizational Behavioral Analysis Course. In this assignment we will be going over four main objectives. The first one being what are some challenges and opportunities for Organizational Behavior. The second point we will discuss will be what are the main components of attitudes and how consistent are they. The fourth will be defining the self-perception theory. Some of the different challenges and opportunities for Organizational Behavior are employees aging, corporate downsizing, temporary working employees, and global competition. Managing workforce diversity is a huge challenge now in this day and age. For managers OB offers insights to improve a manager’s people skills, and helps to see the value of workforce diversity. (Robbins & Judge, 2010) The three main components of attitude are Cognitive, Affective and Behavioral. These components are all very closely related. An example of the Cognitive Component would be my supervisor playing favorites. This would be very unfair. The component Affective example would be a feeling of disliking your supervisor. And Behavioral results...

Words: 479 - Pages: 2

Premium Essay

Organizational Behavior

...4. Which of the following is best defined as a consciously coordinated social unit, composed of two or more people, which functions on a relatively continuous basis to achieve a common goal or set of goals? a. party b. unit c. team d. community e. organization (e; Easy; Organization; p. 6) 49. In order to predict human behavior with any degree of accuracy, what sort of variables must be taken into account? a. global b. general c. dependent d. non-reactive e. contingency (e; Moderate; Contingency Variables; p. 16) 30. Operant conditioning argues that _____. a. behavior is reflexive b. behavior is unlearned c. behavior is a function of its consequences d. the tendency to repeat a behavior is very strong e. the tendency to repeat a behavior is instinctual (c; Moderate; Operant Conditioning; p. 56) 38. Social learning theory would best describe the learning in what situation? a. An employee works through lunch several days in a row after being told by her boss that she will receive extra pay. b. A man learns how to perform yoga by watching a videotape of a yoga teacher. c. A child always addresses his grandmother politely after he is given candy as a reward for his good manners. d. A man stops wearing brightly colored shirts to work after being teased for doing so by his co-workers. e. A postal worker’s pulse...

Words: 2637 - Pages: 11

Premium Essay

Organizational Behavior

...Organizational behavior is the field of study that investigates how organizational structures affect behavior within organizations.  It studies the impact individuals, groups, and structures have on human behavior within organizations. It is an interdisciplinary field that includes sociology, psychology, communication, and management. Those who apply organizational behavior to their business usually start by simply studying employees. They may look at their overall attitudes and habits to determine what may need to change. Some concrete details they may gather include facts about productivity, turnover rates and absenteeism, all of which can tell a lot about employee attitudes. Once they collect some observations, they can satisfy one of the goals of organizational behavior, which is to explain the attitude of employees. The field of organizational behavior has a number of commonly agreed upon goals. Chief among these are effectively predicting, explaining and managing behavior that occurs in organizations. Some of these include describing systematically how people behave under a variety of conditions, understanding why people behave as they do, controlling and developing human activity at work and predicting future employees’ behaviors. The study of Organizational Behavior has proved beneficial in many ways. Some of these benefits include enhancing organizational and individual effectiveness, skill development, personal growth such...

Words: 468 - Pages: 2

Premium Essay

Organizational Behavior

...Organizational Behavior W. Jack Duncan Book review Meera Iyer Chapters 1. Organizational behavior: defining the field 2. Historical perspective 3. Methodological foundations of organizational behavior 4. Personality development and attitudes 5. The cognitive basis of individual behavior 6. Motivation: Theory and selected research 7. Introduction to small group behavior 8. Leadership behavior and effectiveness 9. Intergroup analysis: Co-ordination and conflict 10. The organization and the individual 11. Environments, organizations and behavior 12. Power relations in organizations 13. Performance evaluation and organizational effectiveness 14. Planned change and organizational development This book is about organizational behavior. It is also a text on management. The objective of the book is to present a research based approach to management from an applied behavioral science perspective. I have summarized each chapter of the book, explaining the main points that the authors wish to communicate. © www.hrfolks.com All Rights Reserved Organizational behavior – Defining the field Organizations are collections of interacting and inter related human and non-human resources working toward a common goal or set of goals within the framework of structured relationships. Organizational behavior is concerned with all aspects of how organizations influence the behavior of individuals and how individuals...

Words: 4349 - Pages: 18

Premium Essay

Organizational Behavior

...How do people react to those bases? What changes would you recommend? Honestly all types of power are used in softball. The coach generally has personal power; they have legitimate power as a coach. The coach also has expert power because the coach has played at various levels. The coach also has reward power; if the team does well then they are rewards in different ways. People can react differently, but they normally respect at least one of the powers mentioned above. There isn’t any change I would recommend. 3. Review the definition of organizational politics. Can an organization be totally free of political behavior? What would it be like? How could you make it happen? In my opinion it can’t. In every successful business there is some form of politics, good or bad. Its not what you know its who you know; that stands very true in the city of Thomasville, GA and many around the region, especially in our economic condition. If organizational politics could be used in a positive manner then I see it as beneficial. When it is used in a negative manner (in most cases) I see it as hurting the company. More people are worried about their self and their advancement that they throw anyone and everyone under the bus in order to move...

Words: 343 - Pages: 2

Premium Essay

Organizational Behavior

...Bachelor of Business Administration (Hons) Course Title : Organizational Behavior Course Code : BUS 250 Year of Study : 2 Number of Credits : 3 credits Duration in Weeks : 12 weeks Contact Hours Per Week : 3 hours Pre-requisite Course(s) : BUS 120 Principles and Practice of Management Course Aims The course provides students with a conceptual and a pragmatic approach to understand the employees’ behavior in the organization. This course equips students with the knowledge and skills required to diagnose problems of organizational behaviors, and enhance students’ skills to manage the work behavior of employees at the individual, team, and organizational level. Teaching Approach The course will be taught in lectures and tutorials. Practical examples and cases will be used to practice the concepts relating to organizational behaviors. The learning model for this course is based on lectures, in-class case discussions, behavioral games, psychological tests, and videos. Resources Principal Reading 1. Robbins, S. P. and Judge, T.A. (2015). Organizational Behavior (16th Global Edition). New Jersey: Prentice Hall. ISBN #978-0-13-800040-0 Supplementary Reading 1. Frost, P.J., W.R. Nord, & L.A. Krefting. (2004). Managerial and Organizational Reality. Upper Saddle River: Pearson (pp.244-249, 307-319). 2. Gibson, J,L., J.M. Ivancevich, J.H. Donnelly, & R. Konopaske (2004). Organizations. (11th Ed). New York: McGraw Hill, pp.351-376...

Words: 1269 - Pages: 6

Premium Essay

Organizational Behavior Paper

...Organizational Behavior Paper Linda C. O’Neal MGT/312 - ORGANIZATIONAL BEHAVIOR FOR MANAGERS June 1, 2015 Professor Tina Emrich Organizational Behavior The study of organizational behavior is an academic discipline concerned with describing, understanding, predicting, and controlling human behavior in an organizational environment. Organizational behavior has evolved from early classical management theories into a complex school of thought—and it continues to change in response to the dynamic environment and proliferating corporate cultures in which today's businesses operate. Crafting an organization that functions as efficiently as possible is a difficult task. Understanding the behavior of a single person is a challenge. Understanding the behavior of a group of people, each one with a complex relationship with the others in the group is an even more difficult undertaking. It is, however a worthy undertaking because ultimately the work of an organization is done through the behavior driven actions of people, individually or collectively, on their own or in collaboration with technology. Therefore, a central part of the management task is the management of organizational behavior. The Behavioral Sciences Organizational behavior scientists study four primary areas of behavioral science: individual behavior, group behavior, organizational structure, and organizational processes. They investigate many facets of these areas like personality and perception, attitudes...

Words: 606 - Pages: 3

Premium Essay

The Nature of Organizational Behavior:

...Organizational behavior process in the workplace includes knowledge of the understanding of perception and its link to learning, emotions and attitude, and organizational culture. With perception and learning these two primary activities in human behavior are important aspects in the workplace. These elements are always around us; how one is perceived is a major factor in the workplace. In society there is a process on how we break ourselves and others down by belonging to different societal groups like culture, gender, or profession. Human being inherently want to feel good about themselves even in the workplace and associate with the groups that tend to make them feel that way. Through the use of interactive learning tools such as training, meaningful interaction, and accountability employers are minimizing the biasing effects of stereotyping and making to wrong judgments based on perception. “Organizing people and objects into preconceived categories that are stored in our long term memory” (McShane & Von Glinow, 2010, p.70). A final perceptual activity about a person can influences their behavior to act in a consistent manner with those beliefs. There are perceptual errors found in the workplace which managers must strive to minimize perceptual biases by improving perceptions through empathy and self-awareness. There are three fundamental ways in which we learn: behavior modification which is learning through reinforcement, social learning theory which is learning...

Words: 880 - Pages: 4

Free Essay

Organizational Behavior

...Motivational Problems at Work Alan Hodge BUS610: (MFB1229B) Organizational Behavior Instructor:  Donnie Smith 30 July 2012 Motivational Problems at Work What is motivation? Motivation is the need, act instance or force that provides for a reason to do something or to act a certain way, basically it is the reason or desire to do things (PyschToday, 2012).Therefore, all behavior is some type of motivation, even the act of doing nothing is a motivation, and this motivation can be positive or negative. Also these motivations can be broken down into two groups, internal and external motivation. Usually both types are involved with both positive and negative type actions, but this short paper will look at the some external motivational problems and how they affect work and work performance. Needs When looking at motivational factors one of the first things that must be understood is how the needs of one can drive or act against their work motivation. These needs can be broken into three categories and they are: * Required or primary needs – these needs are required for all human beings. Although their intensity may differ slightly, they are still there in the form of food, sleep, air to breathe etc. * Secondary or important needs – these are the needs of security and love, the feeling of safety and want. * General or desired needs – these are the needs of fun, laughter, fulfillment, the need of enjoyment and wants. These needs are just basic categorizing and...

Words: 812 - Pages: 4

Free Essay

Organizational Behavior

...Running Head: ORGANIZATIONAL BEHAVIOR PAPER Organizational Behavior Paper University of Phoenix MGT 307 April Organizational Behavior Paper Organizational behavior is very important to company’s since the behavior of the company reflects on the company’s performance. Organizational behavior to a company can also be called the companies ethics, which allows individuals to understand what ethics are being held by the company through organizational culture, behavior, diversity and the organizations communication styles. Organizational culture play a major role in an organization, it is considered the foundation, format and beliefs of the organization. A true definition of organizational culture is a set of beliefs, values, and personalities that represent the unique character of an organization. An attributes that contribute to organizational culture and is very important is respect in the organization no matter race. Respect is what allows people to communicate; respect within each other allows growth and shared knowledge. Employee pride is also a great attribute for a company to maintain, the higher employee morale is the more productivity there is within the company and its employees. A company the shows great company morale is McDonald’s employees. McDonald’s emphasis to its employees to always have a smile, greet customers and have an inviting attitude to want the consumer to come back. McDonald’s ensures...

Words: 750 - Pages: 3

Premium Essay

Organizational Behavior

...of plans to integrate and coordinate activities. As the organizing function, the designing an organization’s structure could be noticed. As an example: they should organize who reports to whom, who has to deal with costumers, what takes are to be done and so on. As the leading function, managers should motivate employees, direct their activities and find out the most effective communication ways. As the controlling function, managers must control organizations performance and compare it with previously set goal. If the things are not going as they planed the manager should find the way how to make it better or how should work harder. 3. What is organizational behavior (OB)? Answer: Organizational behavior is a field of study that investigates the impact that individuals, groups, and structure have on behavior within organizations, for the purpose of applying such knowledge toward improving an organization’s effectiveness. To make it a general...

Words: 1063 - Pages: 5

Premium Essay

Organizational Behavior

...Organizational Behaviors Mgt/307 May 10, 2012 Organizational Behaviors The internal environment of an organization influences practices of strong beliefs and standards of its members. These shared behaviors are associated with organizational culture. An organization cultures is also defined by exhibiting resilient of cultures values that strengthens the organizations goals. These goals help communicate and define the organization values and visions. The organization that exhibits this behavior practices perform well with, high achievement, collaboration, and encouragement between team members and advancement. Displaying these behavior cultures creates a work environment that will engage its members and leaders experience a strong diverse organizational culture. This will also exhibit clear and concise direction for its members. In an organizational structure, there are three alternate types of organizational cultures which consist of the passive defensive cultures, constructive culture, and the aggressive defensive cultures. In a passive defensive cultures associate tend to display guarded and defensive behavior in their actions. Passive defensive cultures feel they need to secure their space in their interactions. This even means defecting from their beliefs in order to be effective in the organization. This particular organizational culture associates tend to please others especially managerial staff to elude interpersonal encounters. They focus on rules,...

Words: 716 - Pages: 3

Premium Essay

Organizational Behavior

...Discuss some differences between organizational culture and organizational climate. Organizational culture depicts an “unwritten set of rules, attitudes, practices, beliefs” and mores that are the basic foundational principle of the organization. It affects the way members interact with each other, their customers and stakeholders outside of the company. It would be fair to also surmise that the organizational culture serves to determine the reputation of the firm. Culture includes history, people management style, leadership, performance evaluation system, and a specific set of values and norms shared by individuals and groups in the organization. Organizational climate (also referred to as “corporate climate”) describes the very subjective perception and morale about the firm. Some of the factors may include team functioning, relationship between staff and management, clarity of purpose and roles. Organizational culture differs from organizational climate in that the former is deep and stable, whereas, the latter is a recurring set of behaviors, feelings and attitude that characterizes everyday life in the organization. However, organizational climate “highlights a high level of variability across different cross-sections of the department”2. In order to improve the climate in the organization, the culture has to be cognizant of the factors contributing to the atmosphere in the work-place. Give at least one example of some aspect of each in a place where you have worked...

Words: 489 - Pages: 2

Premium Essay

Organizational Behavior

...Chapter 1 What Is Organizational Behavior? Learning Objectives After studying this chapter, students should be able to: 1. Demonstrate the importance of interpersonal skills in the workplace. 2. Describe the manager’s functions, roles, and skills. 3. Define organizational behavior (OB). 4. Show the value to OB of systematic study. 5. Identify the major behavioral science disciplines that contribute to OB. 6. Demonstrate why few absolutes apply to OB. 7. Identify the challenges and opportunities managers have in applying OB concepts. 8. Compare the three levels of analysis in this book’s OB model. Instructor Resources Instructors may wish to use the following resources when presenting this chapter. Learning Catalytics Questions: Instructor Directions and Follow-Up Organizational Behavior Concept | LC Question | Instructor Directions and Follow-Up | Management skills and managerial activities | Refer to the allocation of activities by time for average, successful, and effective managers. Prioritize how you spend your time as a college student. | This is a good discussion starter on managerial activities and what is important. First, make the connection for students between activities that managers spend their time on and similar activities that college students spend their time on. Next, display results from the class and compare with the Luthans results. For example: * Traditional management = making decisions, planning...

Words: 18189 - Pages: 73