Free Essay

Play

In:

Submitted By kom364365
Words 4880
Pages 20
VỢ NHẶT Trước kia mỗi chiều, cứ vào lúc chạng vạng mặt người(1) thì Tràng đi làm về. Hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư(2) vào trong bến. | Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mất nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạch ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhính những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ.

Trẻ con trong xóm, cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn từ dốc chợ đi xuống là ùa cả ra vây lấy hắn, reo cười váng lên:

- A a a... Anh Tràng ! Anh Tràng đã về chúng mày ơi !

- Anh Tràng ơi bế em mấy...

- Anh Tràng ơi đã uống rượu chưa?

- Anh Tràng ơi !...

Đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch.

Cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một lúc.

Nhưng độ này thì trẻ con không đứa nào buồn ra đón Tràng nữa, chúng nó ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích. Trong bóng chiều nhá nhem, Tràng đi từng bước mệt mỏi, chiếc áo nâu tàng(3) vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc

nhẵn chúi về đằng trước. Hình như những lo lắng, chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của hắn.

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu(4) lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau

hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêm

nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.

Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào

lên:
- Anh Tràng ơi ! - Tràng quay đầu lại. Nó cong cổ gào lên lần nữa

- Chồng vợ hài.

Tràng bật cười:

- Bố ranh !

Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai

bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì

lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:

- Ai đấy nhỉ? ... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?

- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ(5) có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.

- Quái nhỉ?

Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc:

- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.

- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?

Họ cùng nín lặng.

Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Hắn cũng biết thế, nhưng hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình. Người đàn bà càu nhàu câu gì trong miệng. Hắn quay lại hỏi:

- Gì hả?

- Không.

Hắn cũng càu nhàu:

- Làm gì mà họ khỏe nhìn thế không biết? - Hắn bỗng đứng dừng lại nhìn ngang nhìn ngửa.

- Này bác Tràng ! Bác Tràng ! ...

Sau một khuôn cửa tối, một cái đầu trọc thò ra gọi giật giọng.

Tràng lật đật quay lại.

- Về muộn mấy? Hẵng vào chơi cái đã nào.

Tràng đứng lại thoái thác:

- Thôi ông để cho đến hôm khác.

Cái đầu trọc nháy nháy một con mắt, hất hất về phía người đàn bà hóm hỉnh:

- Cánh nào đấy?

- à hà... người quen. Thôi để hôm khác ông nhá.

Hắn quay ngoắt trở ra, lật đật chạy theo người đàn bà, như người xấu hổ chạy trốn. Người đàn bà đã đi đến trước cái miếu cũ. Tràng gọi với:

- ấy rẽ lối này cơ mà.

- Đằng này à?

- ừ.

Hai người lặng lẽ rẽ xuống một con đường nhỏ. Con đường sâu thăm thẳm, luồn giữa hai bờ tre cao vút. ở đây vắng vẻ, thoải mái. Hắn định nói với thị một vài câu rõ tình tứ mà chẳng biết nói

thế nào. Hắn cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia đi bên người đàn bà. Thị cũng không nói gì, hai con mắt tư lự(6) nhìn ra phía trước. Tiếng gió trên bờ tre rì rào và tiếng lá khô kêu sào sạc dưới bàn chân.

Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ

chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.

- Sắp đến chưa? - Người đàn bà chợt hỏi.

- Sắp

- Nhà có ai không?

- Có một mình tôi mấy u.

Thị tủm tỉm cười:

- Đã một mình lại còn mấy u. Bé lắm đấy!

Hắn bật cười:

- à nhỉ.

Câu chuyện xem chừng đã thân thân. Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ một lúc, chợt hắn giơ cái chai con vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe:

- Dầu tối thắp đây này.

- Sang nhỉ.

- Khá thôi. Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chả cần.

- Hoang nó vừa vừa chứ.

Hắn chặc lưỡi:

- Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay, hì hì...

- Khỉ gió.

Thị phát đánh đét vào lưng hắn, khoặm mặt lại.

Hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách.

Mấy con chó giật mình chạy thọt vào trong lũy thò mõm ra sủa váng lên. Tràng nhặt một hòn gạch vung tay ném mạnh một cái:

- Mẹ bố chúng mày cắn gì thế!

- Vẫn chưa đến à?

- Còn chán.

- Khiếp.

Thị cau mặt lại, giẫy lên. Hắn phì ra cười, cúi xuống nhấc cành dong dấp cổng ra reo lên:

- Đây rồồ… ồi !...

Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:

- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!

Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:

- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên...

Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:

- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!

Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần.

Hắn nghĩ bụng: "Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...".

Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà ! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào(7) đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng... ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn (8) lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:

"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!"

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

Thị cong cớn:

- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít.

Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.

Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:

- Điêu ! Người thế mà điêu !

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:

- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

- Đây, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi:

- Rích bố cu(9), hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

- Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn(10), nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng(11). Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái:

- Chặc, kệ!

Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...

Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào ngõ. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng.

Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà:

- U đã về đấy!

Hắn lật đật chạy ra đón:

- Hôm nay sao u về muộn thế ! Làm tôi đợi nóng cả ruột. Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi:

- Có việc gì thế vậy?

- Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào.

Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lẫn nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

Tràng tươi cười:

- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.

Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:

- U đã về ạ!

Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường.

Tràng nhắc mẹ:

- Kìa nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:

- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này(12) thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm(13) ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...

- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:

- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy.

Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...

Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Tràng đứng ngoài thấy vậy, hắn bực mình quá hầm hầm bước vào trong nhà, đánh diêm đốt đèn. Thấy sáng, bà lão vội vàng lau nước mắt ngửng lên:

- Có đèn đấy à? ừ thắp lên một tí cho sáng sủa... Dầu bây giờ đắt gớm lên ấy mày ạ.

Bà lão đứng dậy uể oải sang giường bên kia nằm. Tràng làu bàu trong miệng: "Chán quá, chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc!"

Tiếng bà cụ Tứ bên kia nói với sang:

- Hôm nào nghỉ ở nhà kiếm lấy ít nứa về đan cái phên mà ngăn ra mày ạ.

- Vâng.

Tràng ngoan ngoãn đáp lời mẹ. Hắn toan quay lại bảo thị cởi áo đi nằm, nhưng thấy thị ngồi bần thần dưới chân giường tự nhiên hắn lại không dám. Hắn lẳng lặng ngồi xuống cái ghế bên cạnh, cả hai cùng sượng sùng chả biết nói gì. ánh đèn vàng đục ở góc nhà tỏa ra ấm áp và kéo dài hai cái bóng trên vách. Bên ngoài gió từ mặt sông thổi lên rì rào như tiếng người thầm thì nói chuyện. Giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc(14) ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ. Người đàn bà bỗng thở dài. Tràng quay lại khẽ hỏi:

- Buồn à?

- Không.

- Gớm sao lúc này nói chuyện dai thế, đợi sốt cả ruột.

Thị lườm hắn không trả lời. Hắn xích lại cười cười:

- Thôi khuya rồi đấy, ngủ đi.

Thị giơ tay củng vào trán hắn:

- Chỉ được cái thế là nhanh. Dơ!

Hắn cười khì khì, vươn cổ thổi tắt phụt ngọn đèn. Trong đêm khuya tiếng hờ khóc tỉ tê nghe càng rõ...

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên (15) ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước (16) vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:

-Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.

-Vâng.
Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn(17) như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn(18) thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...

Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

-Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

-Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán(19) đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả:

-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.

Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa com từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hôt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen.

Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:

-Trống gì đấy, u nhỉ?

-Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.

Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:

- ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?

Im lặng một lúc thị lại tiếp:

-Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.

Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.

Tràng hỏi vội trong miếng ăn:

-Việt Minh phải không?

- Ừ, sao nhà biết?

Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đàng trước có lá cờ đỏ to lắm.

Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác.

À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.

Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...

Chú thích

(1) Lúc chạng vạng mặt người: Lúc chiều muộn, nhìn không rõ mặt người.

(2) Ngụ cư: người quê ở nơi khác đến ngụ trú ngụ.

(3) Tàng: cũ

(4) Đội chiếu: Lấy cái chiếu, cuộn lại, buộc túm một đầu, chụp lấy đầu và cuộn quanh người mà đi để chống rét. Đây là hình ảnh rất phổ biến ở miền Bắc nước ta thời kỳ có nạn đói khủng khiếp giết hại hơn hai triệu người vào mùa đông 1944 và mùa xuân 1945.

(5) Còn mồ ma ông cụ Tứ: lúc cụ Tứ còn sống.

(6) Tư lự: suy nghĩ và lo lắng.

(7) Chỉ tầm phơ tầm phào: chỉ nói chơi, nói đùa.

(8) Thóc liên đoàn: Liên đoàn là một tổ chức chuyên thu mua thóc cho Nhật hồi trước Cách mạng Tháng Tám 1945.

(9) Rích bố cu: tiền nhiều lắm (Tiếng Pháp phát âm theo lối bình dân).

(10) Chợn: sợ.

(11) Đèo bòng: mang thêm, vướng bận thêm vào một cái gì khó gỡ ra được. "Vì cam cho quýt đèo bòng. Vì em nhan sắc nên lòng nhớ thương..." (Ca dao). "Đôi ta chút nghĩa đèo bòng. Đến nhà, trước liệu nói sòng cho minh" (Truyện Kiều).

(12) Tao đoạn này: Thời buổi này, giai đoạn này.

(13) Đốt đống rấm: đốt cháy âm ỉ (thường là một đống chấu) cốt có khói để xua bớt tử khí.

(14) Hờ khóc: khóc to, vừa khóc vừa kể lể.

(15) Khươm mươi niên: rất lâu rồi.

(16) Cái ang nước: dụng cụ đựng nước bằng gốm, thân tròn, miệng rộng giống như cái vại.

(17)Chỏng lỏn: nói năng đanh đá, xấc xược; trái nghĩa với dịu dàng, lễ phép.

(18) Xăm xắn: mau mắn, hăng hái.

(19) Chè khoán: một thứ chè ngon nấu bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ, nấu nhuyễn và đặc, đổ ra đĩa và xắt thành từng miếng. Có lẽ đây là tiếng địa phương vùng quê tác giả (giống như chè khó ở nơi khác). |

Similar Documents

Free Essay

Play

...Georgina Whitman 1/20/11 Play Play is something universal that can be done anywhere, at any time, and at any age. It is one of those things that have no language barrier. But what kind of play is the most important? After reading three articles that deal with different kinds of play such as deep play, play at work, and children’s play, otherwise known as child’s play, I believe G. Stanley Hall’s “The Story of a Sand Pile” shows that children’s play just may be the most important. Compared to deep play and play at work, children’s play seems to have no disadvantages or repercussions. Children’s play also can shape kids’ creativity and imagination. But what these three different types of play have in common is the fact that they bring everyone closer together. In “Deep Play: Notes on the Balinese Cockfight” the Balinese men use cocks in a type of play called cockfighting. A cockfight is a type of blood sport in which two cocks are put into an arena to duke it out against one another. The winner is obviously the last one standing. But what good comes out of this type of play? Although there are winners in these types of sports or any sport for that matter, losers are present also. The loser is often the one who is left with the repercussions. They have to deal with their emotion after the loss as well as scrutiny from others. This may be something hard to cope with as they are not used to this kind of thing. That is why child’s play is much better and more important. When...

Words: 713 - Pages: 3

Premium Essay

Play

...21st century scholars consider that “free-play” (Bruce, T., 2006) has significant short and long term benefits for children, leading to a healthy psychical and emotional development and better understanding of the world (Bjorklung & Pellegrini in Papalia, Olds & Feldman, 2010). This article will cover an explanation of the concept of play, from different perspectives, together with its characteristics and types, taking into account the latest findings in the child development literature on the impact and benefits of play. I will also examine how play facilitates and is impacted by the child’s physical, intellectual, linguistic, emotional and social development during the first six years of life and how adults can support play. Drawing from the works of Moyles (2005), Bruce (2006), Mcleod-Brudenell and Kay (2008), MCI (undated), Goldschmeid & Jackson (2009) and Wood & Attfield (2005), play is a freely chosen process in which children engage with their already acquired knowledge, values and skills, and which has as end result, although not direct purpose, the development or refinement of further lifelong physical, socio-emotional and cognitive skills. It is a natural inclination (Moyles, 2005), a creative attitude in which the child attains a degree of independence supported by the representations of his inner and outer worlds (Wood & Attfield, 2005). There are several characteristics of play. First of all, play is child chosen and spontaneous (Wood &...

Words: 2346 - Pages: 10

Premium Essay

Play

...Play is known as the universal language of every child. Children understand each other through play and make sense of the world around them. Children learn so much from play. It teaches them social skills such as sharing, taking turns, self discipline and tolerance of others. Children's lives are enhanced by playing creatively and they learn and develop as individuals. Children like to play as there is no "right way" or "wrong way", they can use their imagination to develop games and interact with each other without being in an adult-led environment. While watching my daughters (ages 4 & 2) playing with their toys, and seeing how careless and free they seem, they remind me the memories of my childhood. I can still memorize those careless days and happy games with my siblings & friends. I completely agree that these years are the most joyful time in one's life. It is free of concerns and money matters; it's just a never-ending free time. Ah! When I was a child the world seemed to be a place of joy and happiness to me. There was nothing worth worrying about. As a child there were certain toys that I played with a lot more than other toys that I had. There were many toys that I absolutely loved and that I might have played with a few times and then they were left alone, most of them were dolls. Having four younger siblings (two sisters & two brothers) meant that I always had someone to play with. We pretty much loved the same toys since we were always playing together. The things...

Words: 431 - Pages: 2

Premium Essay

Play: Play Analysis

...Play areas are spots where youngsters' play can take off and thrive. Great open air play areas are sufficiently substantial and composed in a manner that kids' play can come to full expression, where kids can make a wreck, run, hop and stow away; where they can yell, shriek and investigate the regular world. An assortment of elements decides the nature of a play area for youthful youngsters from newborn children to eight-year-olds. These incorporate the configuration of the play territory - wellbeing issues, play hardware, availability, and grown-up supervision. When growing up I adored playing outside, in the nearby stop or being taken to numerous nation parks by my dad. I class myself as being fortunate to have experienced childhood in an...

Words: 1622 - Pages: 7

Free Essay

Play

...The play space is not school, and whilst learning may be an important playwork priority, what is even more important is how the child learns and whether s/he retains control over prioritising what is learnt. Play is a process of trial and error in which the error is as valuable to learning as is the success. Within playwork we generally define play as behaviour which is 'freely chosen', 'personally directed' and 'intrinsically motivated' (Hughes, 1984). The definition is seen as having authenticity by playworkers because it recognises not only the child-centredness of play, but its experimental nature (Eibl-Eibesfeldt, 1967, 1970). (Hughes, 2001, p. 97) Playwork, as defined in Bonel and Lindon (1996) as 'managing the play environment and providing the resources which enable children's play' (p. 15), for example, by identifying and emphasising play as a powerful biological force which, I believe may only be subsumed into any particular social model at the expense of the children it is attempting to serve. (Hughes, 2001, p. xx) Else and Sturrock (1998) get closer, by defining playwork as 'work[ing] with children in the expansion of their potential to explore and experience through play'. (Brown, 2002, p. 81) Adult supervisors need to be trained observers who understand how to guide children when needed and who are wise enough to then stand back and let children play. While we take precautions to provide safe, challenging, stimulating playgrounds, we understand that risk is inherent...

Words: 1455 - Pages: 6

Free Essay

Play

..."JUST PLAYING." For, you see, I'm learning as I play, About balance, I may be an ARCHITECT someday. When I'm getting all dressed up, Setting the table, or caring for the babies, Don't get the idea I'm "JUST PLAYING." I may be a MOTHER or FATHER someday. When you see me up to my elbows in paint, Or standing at an easel, or molding and shaping clay, Please don't let me hear you say, "He is JUST PLAYING." For, you see, I’m learning as I play. I just might be a TEACHER someday. When you see me engrossed in a puzzle or some "PLAYING" at my school, Please don't feel the time is wasted in "PLAY." For, you see, I'm learning as I play. I'm learning to solve problems and concentrate I may be in BUSINESS someday. When you see me cooking or tasting foods, Please don't think that because I enjoy it, It is "JUST PLAY." I'm learning to follow directions and see the differences. I may be a CHEF or a RESTAURATEUR someday. When you see me learning to skip, hop, run, and move my body, Please don't say I'm "JUST PLAYING." For, you see, I'm learning as I play. I'm learning how my body works. I may be a DOCTOR, NURSE, or ATHLETE someday. When you ask me what I've done at school today. And I say, "I JUST PLAYED." Please don't misunderstand me. For, you see, I'm learning as I play. I'm learning to enjoy and be successful in my work. I'm preparing for tomorrow. TODAY, I AM A CHILD AND MY WORK IS PLAY. ~~~Author...

Words: 285 - Pages: 2

Premium Essay

Play: The Importance Of Play By Stephanie Powers

...In the article, "The Importance of Play," (September 2009) published in the early childhood education journal entitled Zero to Three, Stephanie Powers illustrates that children in our present time are not being immersed in enough forms of child-centered play. With the technology in use and the push for structured education in even our preschools these days, children seem to be missing out on a vital form of learning: imaginative playtime. According to the United Nations Convention on the Rights of the Child (1989), play is described as an inalienable right, not to be disturbed. Children thrive and gain knowledge from engaging in play with peers, caregivers, and family. One of the best ways to teach a child is through the experience they recieve each time a loved one devotes...

Words: 468 - Pages: 2

Premium Essay

Functional Play

...In what ways, might engaging in pretend play in early childhood be beneficial for a child’s development? Play can be hard to define due to the diverse understanding within different cultures and social norms. To play, is a child to interacting with the environment both mentally and physically. Per Smilanksy (1968) there are four developmental stages of play that a child progresses through. Functional play is exploring through movement using self and objects, learning about cause and effect. Construction play is the next stage in which a child gets creative and builds things, manipulating and experimenting with the environment around them. Dramatic play then follows suit; a child will pretend to be a doctor while role playing and inventing...

Words: 1381 - Pages: 6

Premium Essay

Guided Play

...Guided Play: Principles and Practices Review Several studies have been conducted to determine the most effective learning style for children. The article Guided Play: Principles and Practices explains the learning concept entitled guided play. According to the article, guided play is “learning experiences that combine the child-directed nature of free play with focus on learning outcomes and adult mentorship (Weisberg, Hirsh-Pasek, Golinkoff, Kittredge, & Klahr, 2016, p.177).” In other words, guided play is a style of learning where children learn through play accompanied with adult guidance. For example, children can learn about ecosystems by exploring the environment. While the children explore, the adult figure guides the children...

Words: 776 - Pages: 4

Premium Essay

Play Critique

...The Doctor in Spite of Himself: The Doctor in Spite of Himself is a play that I had previously studied in France like many of Molière’s plays. I thought that it was ironic for me to go see the play for the first time in theatre in the United States. I was really looking forward to hear how the actors would pronounce the characters’ French names, which are rather exotic even for me. I think that because I had previously studied Molière’s work in class, I was expecting this play to be performed in a much more traditional style. I was a little disconcerted at first when seeing the actors performing a more modern version than what I had in mind. I ended up liking what Arne Zaslove has done with the play. In my opinion, modernizing it a little makes it easier to relate to the characters. However, mostly I think due to language barrier, I found the play really hard to follow which made it less enjoyable for me. When it comes to acting, I thought that, overall, all the actors did a great job playing their characters. None of them ever looked at specific members of the audience while performing. I liked the way they used hand gestures or lowering their voice to address the audience. I particularly liked the acting skills of the actors playing Géronte, Lucinde and Léandre. I thought that they had the best elocution compared to other actors; they were speaking in a loud and clear way, articulating each word which made it easier for me to understand. To me the other actors’ enunciations...

Words: 901 - Pages: 4

Free Essay

Outdoor Play

...Literature Review Page 9 Abstract Children’s freedom to play outdoors and have no limitations is somewhat controversial in this day in age. There are numerous views whether outdoor play is actually beneficial or not, when it comes to discussing children’s learning and development. In recent government documents such as The Early Years Foundation Stage (2012), references are made about outdoor play and its importance for children regardless of the weather. Potentially, there is an adventure to be made every day when a child takes the classroom outside, and no where offers more potential. Allowing parents and practitioners to learn about the advantages of risk taking but also explore the big wide world can help children gain a better insight and knowledge of world they live in. The outdoor area changes with the seasons therefore presented with more spontaneous challenges resulting in developing the children holistically. This research study is small scale and intends to focus on the importance of outdoor play for young children but also investigate what knowledge and understanding both parents and practitioners have on the chosen subject. The case study will be carried out within a day nursery setting. The researcher intended to gain a wider understanding of the chosen topic – outdoor play, and the views of this within the setting but also see how the setting responds to the Government framework The Eely Years...

Words: 1857 - Pages: 8

Premium Essay

The Play Heratbreaker

...Ana analysis of the play Heartbreaker Name Institution Date Introduction The play Heartbreaker is a fictitious story done by Michael Golamco. It features two main characters, Vithy, who is a sixteen year old teenager and her elder sister Ra who is aged twenty two years. The play takes place in a solemn setting down in a small apartment bedroom. The room does not contain a lot of things; it is empty except for some few basic properties that make a bedroom. They events of the play take place at Long Beach in the California region. Michael Golamco has used the story in bringing out loneliness as a theme in the play and its consecutive results in the people affected by it. The play has some points as its plot develops where the instances of loneliness are stressed. It has been revealed either in a manner where the affected expresses it directly or in a way that the audience or the reader has to imply it indirectly. This theme is so diverse in the play and one is able to identify it even as it exists in isolations in the play. Throughout the play, Golamco has portrayed Vuthy as the character to portray this theme. Vuthy has featured in a number of scenarios where he has expressed his concern for the loneliness he is experiencing. Perhaps as a result of his own action or probably, as a situation he had no option as it was natural. One of the instances where this has been pictured is when Ra tries her best not to have her brother, Vuthy, to go with her. She tries to...

Words: 889 - Pages: 4

Free Essay

Final Play

...THA 100 12 December 2013 Final Play Contributions A play consists of many contributions. These contributions come from the people that make up the entire production. In our production “Kidnapped,” every person played a significant role in the overall success. As a team, we created a play that shows the serious and funny aspects of theatre. Working with everyone in my group has been absolutely amazing. Everyone put in an equal amount of effort and it made everything flow in a positive way. I believe that my contributions to the play helped the production run smoothly. The overall theme of the production revolves around a game called “kidnapped.” This game consists of someone getting picked up and dropped off in a random location to be later picked up after they have struggled to find out where they are. My brother and I came up with this concept. We wanted to do this because we really liked the game “a Game’s Afoot.” That play revolved around a murder mystery. Therefore, we decided to copy that same idea and make it our own. By taking this overall theme, we decided to use the fact that my brother and I are twins. By using this advantage, we added a background story to the theme and a little bit of organized confusion. My role in this production was to be the twin that was “kidnapped” and thrown into the woods. After I am dropped off into the woods, I realize that I do not want to play the game. When I pull out my phone to call my friends to get me out of the woods, I discover...

Words: 352 - Pages: 2

Premium Essay

Active Play

...The Need for Active Play in Children According to Tamara Baluja in the report, “Parental Fear Contributing to Sedentary Lifestyle of Canadian Children” in the Globe and Mail, Canadian children are losing an important part of their lives- active play (Baluja, Tamara). This ‘loss’ is said to come from parents’ fear of letting their children play outside. Surprisingly, parents are allowing children to spend most of their free time on screen play. Many reports stated that most children were spending nearly eight hours a day on screen play, while only 3 hours a week were sacrificed to active play. Although the report states that the danger of letting children play outside is no more than it was a generation ago, approximately 56% of Canadian parents...

Words: 1554 - Pages: 7

Premium Essay

The Relevance of Play

...The importance of play Young children’s play is directly or indirectly appointed to their experiments, activities, experiences and events. The essay illustrates the attitude of play in different perspectives and how they links to Te whariki. The comparison of Sri Lanka socio cultural perspective and one of New Zealand socio cultural perspective describes follows. In the summary, the learning outcome referring to examples will be talk about. The definitions of play have stated many theorists. During the 20th century, children’s plays have been closely observed by theorists. Play defines as playing and growing are parallel roads to life. Playfulness describes the child’s creativity and action. Through play a child acquire self reliance to represent of his inner and outer worlds. (Wood, & Attfield, 2005). That children “learn through play” is a concept that has established to show the importance of play. It is the belief that play is necessary for a healthy grow and development. Play literate states that children declare their current interests and needs through play activity. Children control the environment, materials to acquire skills to going after exploration and practice. (Piaget, 1962). Play provided an ideal way of observe children’s natural interests, behaviours and moods. The children learn when they are ready. It describes the importance of choice of a child, and that ready is to understand to adults that the child is ready to early learning. The essential...

Words: 1756 - Pages: 8