Free Essay

TầM Quan TrọNg Của HàNh TrìNh Quay Về Afghanistan ChuộC LỗI Của Amir

In:

Submitted By duybaovan1
Words 2223
Pages 9
School number: 004027 | School name: Australian International School, Vietnam | LANGUAGE A: LITERATURE | Language A studied: Vietnamese Level: SL | Examination Session: | Candidate name: Văn Duy Bảo | Candidate session number: | Part 1: Works in TranslationWorks studied (2 at SL) Please indicate the particular work on which the candidate's written assignment is based by checking the box. | Works | Author | | 1. Bếp (Kitchen) | B. Yoshimoto | | 2. Người đua diều (The Kite Runner) | Khaled Hosseini | |

External Assessment: Written Assignment
A. Reflective Statement: (300 - 400 từ)
Sự hiểu biết của anh/ chị về văn hóa, xã hội và ngữ cảnh của tác phẩm được phát triển qua phần thảo luận như thế nào?
(Số từ: 463 từ.)
Qua những buổi thảo luận trên lớp về bối cảnh của truyện Người Đua Diều, hiểu biết của em về văn hoá, xã hội, và ngữ cảnh của tác phẩm đã trở nên sâu sắc và tinh tế hơn. Người đua diều đã cho em thấy một vùng đất hoàn toàn mới lạ, thay đổi hoàn toàn góc nhìn trước kia của em về những vùng đất ở Trung Đông, ở đây là Afghanistan và Pakistan. Trước đó, vì ảnh hưởng của truyền thông và hiểu biết của em về chiến tranh Afghanistan (2001-2014) sau vụ đánh bom 9/11, tổ chức Al Qaeda, v.v, em đã luôn liên kết Afghanistan với chiến tranh, tàn phá, và khủng bố. Chưa một lần hình ảnh con diều bay lượn trên bầu trời thanh bình hiện ra trong đầu em khi nghĩ về Afghanistan. Em đã chưa hiểu được sự phong phú và những giá trị đáng quý của con người ở đất nước này cho đến khi em đọc Người Đua Diều.
Em thấy hình ảnh đua diều là một hình ảnh rất đẹp. Nó không chỉ thể hiện tâm hồn của người Afghanistan mà còn tượng trưng cho sự tự do, cho hi vọng, và cho cuộc đời của những người Afghanistan. Nó là một hình ảnh mà đa số những người nước ngoài không thấy được. Nó là phần ẩn của tảng băng là đất nước Afghanistan và hiểu biết về điều này đã khiến em tôn trọng Afghanistan hơn.
Tôn giáo trong Người Đua Diều cũng là một phần tạo nên những giá trị của con người Afghanistan. Amir cho ta thấy cả hai khía cạnh của tôn giáo trong Người Đua Diều. Một mặt là sự lợi dụng của tôn giáo để điều khiển người dân, tạo ra bạo lực và đau đớn (Taliban và Assef) Mặt khác, Amir vẫn tin vào Hồi giáo và cầu nguyện để qua được khó khăn, một ví dụ rõ là khi Amir cầu nguyện mong Sohrab có thể sống sót ở cuối truyện. Amir đã cho ta thấy mặt khác của Hồi giáo, phần tốt đẹp mà nhiều người thường bỏ qua. Điều này kết hợp với những giá trị con người Afghanistan như sự hi sinh và lòng trung thành (Hassan), sức mạnh để khắc phục lỗi sai (Amir) cho ta nhận ra một sự thật đó là vẻ đẹp của xã hội và văn hoá Afghanistan.
Người đua diều, xét cho cùng, là một quyển sách mang tính biến đổi. Nó đã có tác động lớn đối với em và khiến em nhìn thế giới qua một lăng kính khác. Nó khiến em tôn trọng những giá trị văn hoá xã hội ở Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung.

B. Essay: (1639 từ) Essay title: Tầm quan trọng của hành trình quay về Afghanistan chuộc lỗi của Amir Người Đưa Diều của Khaled Hosseini vẽ lên một bức tranh chân thật về đất nước và con người Afghanistan qua con mắt của cậu bé Amir từ Kabul. Câu chuyện mạnh mẽ về lòng trung thành và sự phản bội, quá khứ và hiện tại, tội lỗi và sự hối hận đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng hàng triệu đọc giả trên khắp thế giới. Từ sự giàu sang ở Kabul đến sự thiếu thốn ở San Francisco, câu chuyện về hành trình chuộc lại tội lỗi của chàng trai mang tên Amir mang đến nhiều cảm xúc cũng như những bài học ý nghĩa về cuộc sống cho người đọc. Amir là một cậu bé sinh ra trong một gia đình khá giả. Anh cùng với người đầy tớ và người bạn trung thành Hassan đã có một tuổi thơ bình thường cho đến khi mọi thứ đột ngột thay đổi vào “mùa đông năm 1975” (trang 1) tại lễ hội đua diều, khi Assef cưỡng bức Hassan một cách man rợ. Sự việc này chấm dứt khoảng thời gian “bình thường” của cuộc đời của Amir, chấm dứt tình bạn lâu năm của anh với Hassan, và biến cuộc sống anh thành một hành trình sửa chữa lỗi lầm gian nan, đầy thử thách. Chúng ta, cùng với sự dẫn dắt tài tình của Hosseini, theo dõi được từng bước trong cuộc đời của Amir, từng suy nghĩ, từng thay đổi trong con người của nhân vật này. Có thể thấy, bước ngoặt lớn nhất trong truyện đối với nhân vật Amir xảy ra khi anh quyết định trở về Afghanistan giải cứu Sohrab - con trai của Hassan, và sửa chưa những lỗi lầm trong quá khứ. Hành trình này có vai trò lớn trong sự trưởng thành của con người Amir cũng như sự gắn kết mọi thứ lại để mang câu chuyến đến một hồi kết ý nghĩa. Đầu tiên, hành trình mang lại sự trưởng thành cho Amir. Trước đó, Amir đã luôn cố gắng trốn chạy khỏi quá khứ của mình, điều này có thể thấy được qua lời văn của tác giả. Truyện bắt đầu với cảnh Amir ở San Francisco, hàng vạn dặm cách xa khỏi Afghanistan, nơi anh sinh ra, nơi “quá khứ” đen tối của anh tồn tại. Ở nơi đây, anh vẫn còn kí ức rõ nét về cái ngày “ảm đạm lạnh lẽo” (trang 1) của mùa đông năm 1975 khi anh mắc lỗi với Hassan. Cách dùng những từ mang âm hưởng nặng nề để mô tả một sự việc trong quá khứ có tác dụng gợi hình cũng như gợi cảm cho người đọc. Tác giả trên bề mặt thì miêu tả cảnh tượng mùa đông năm ấy, nhưng ý nghĩa sâu xa hơn của Hosseini có lẽ là muốn miêu tả nội tâm của nhân vật Amir - trái tim của anh dường như trở nên “lạnh lẽo” khi quyết định không giúp Hassan. Nếu nhận thấy được điều này, có lẽ ta sẽ không ngạc nhiên khi cái lạnh giá của tâm hồn Amir ngày hôm đó sống với anh mãi đến bây giờ. Sau nhiều năm trốn chạy, anh nhận ra ta không thể nào trốn chạy khỏi quá khứ, không thể nào “chôn vùi” nó (trang 1). Tuy nhiên, như Rahim Khan đã nói, “Luôn có cách để tốt lành trở lại” (trang 2). Câu nói đầy sức mạnh này có thể coi như một chất xúc tác cho Amir, giúp Amir nhận ra được sự thật về quá khư. Đây chính là mấu chốt trong sự trưởng thành của Amir. Sự trưởng thành của Amir bắt đầu ngay từ khi Amir quyết định đối mặt với quá khứ của mình. Anh đã, qua nhiều một hành trình gian khổ, cứu được Sohrab - con của Hassan, và hoàn thành lời hứa với Rahim Khan. Chỉ với một quyết định hành động, Amir đã trở thành một người trưởng thành hơn. Sự trưởng thành của Amir bắt đầu ở đầu truyện và hoàn tất ở cuối truyện. Ở cuối truyện, người đọc có thể thấy sự trưởng thành của Amir hoàn thiện khi anh lo lắng cho Sohrab. Sự kiện đầu tiên khi ta thấy Amir thực sự lo lắng cho Sohrab là khi Sohrab cố gắng cắt tay tự tử. Lúc này, Amir đã cầu nguyện cho Sohrab - đây cũng là lần đầu tiên anh cầu nguyện trong suốt 15 năm. Điều này có thể cho người đọc thấy được sự hiện diện của quê hương, của nguồn cội, thức dậy trong Amir, khi anh không còn sợ đối mặt với quá khứ - một trong những dấu hiệu của sự trưởng thành. Amir ở nhiều ngày trong bệnh viện với Sohrab. Lúc này đây, Amir trở thành, trong mắt người đọc, một hình tượng người cha, người bảo vệ của Sohrab. Ví dụ thứ hai, khi đại tướng Taheri hỏi tại sao “cậu bé Hazara” là Sohrab lại ở trong nhà Amir, anh đã tức giận và ra lệnh cho đại tướng không bao giờ được dùng 3 từ “cậu bé Hazara” trước mặt anh nữa. Ngược lại với lúc mà anh không dám đứng lên vì Hassan trong hẻm vắng, lúc này, ta có thể thấy được sự trưởng thành cảu Amir bộc lộ - anh dám đứng lên vì những gì mình tin là đúng. Hơn nữa, ta dường như có thể thấy được một mối liên kết với quá khứ, với những kí ức về Hassan. Amir bây giờ là người bảo vệ của Sohrab, y hệt như cách mà Hassan đã bảo vệ cho anh hồi còn bé, như thể phần nào của Hassan đang sống mãi trong lòng của Amir. Tác giả viết nên những mối quan hệ đối xứng (Amir-Sohrab và Amir-Hassan) tạo cảm giác hoài niệm về quá khứ và từ đó tạo cảm xúc trong người đọc. Hành trình của Amir mang câu chuyện đi đến hồi kết, tạo ra một cái kết ấn tượng và mang nhiều ý nghĩa cho câu chuyện. Lúc này, người đọc có thể thấy được những chi tiết nghệ thuật tính tế đã giúp tạo nên chiều sâu của câu chuyện. Đầu tiên, biểu tượng nghệ thuật đáng quan tâm góp phần tạo nên sự đối xứng này chính là hình ảnh con diều. Việc hình ảnh con diều xuất hiện ở cả đầu câu chuyện khi Amir ở một mình tại Mỹ và ở cuối câu chuyện khi Amir thả diều củng Sohrab chắt hẳn là chủ ý nghệ thuật của Khaled Hosseini để nhấn mạnh tầm quan trọng của biểu tượng này này. Con diều chính là sợi dây tàng hình gắn kết những mối quan hệ trong truyện, đồng thời tượng trưng cho quá khứ và hiện tại của Amir. Đầu tiên, con diều thể hiện tội lỗi và sự chuộc lỗi của Amir. Ở đầu truyện, con diều đã mang đến đau đớn cho Sohrab, tượng trưng cho tội lỗi và quá khứ đau buồn của Amir. Nhưng sau khi Amir dám đối mặt với quá khứ của mình và sửa lỗi ở cuối truyện, con diều đã có tác dụng kết nói Amir với Sohrab. Amir đã dạy cho Sohrab đua diều, việc mà cuối cùng đã giúp Sohrab nở nụ cười đầu tiên mang lại kết thúc có hậu cho câu chuyện. Nụ cười này thật ý nghĩa - nó làm ta thấy thấp thoáng hình ảnh của Hassan trong Sohrab, mang lại niềm vui cho người đọc khi nhận ra có lẽ trong Sohrab chính là linh hồn của Hassan. Nụ cười của Hassan khi xưa bị Assef cướp đi trong hẻm vắng bây giờ giường như đã quay lại với Sohrab. Tác giả cho ta thấy kí ức trường tồn của Hassan khi câu nói của anh “Vì cậu, cả ngàn lần rồi!” sống mãi trong lòng Amir - “Vì cháu, cả ngàn lần rồi” (trang 457), Amir nói. Amir bây giờ có lẽ đã thật hiểu giá trị của Hassan - người đầy tớ, người bạn tốt, và người em của mình. Từ bây giờ có lẽ anh sẽ cố gắng hết sức mình để đối xử với Sohrab cái cách mà đáng lẽ anh đã nên đối xử với Hassan từ lúc đầu. Lúc này, khi câu chuyện đi về hồi kết, Amir đã phần nào tượng trưng cho sự tốt lành, hình ảnh của Hassan phần nào xuất hiện trong anh. Hình ảnh “người đua diều môi hé” bây giờ có thể dùng để chỉ cả Amir và Hassan khi Amir cũng bị vết thương ngay môi do Assef gây ra. Qua cách dùng những chi tiết nhỏ một cách tinh tế của Hosseini, kí ức của Hassan dường như sống mãi trong lòng Amir, có lẽ bây giờ anh với quá khứ đã là một. Anh không ngại tiếp nhận nó, và nhờ nó rút ra những bài học quý giá về cuộc đời. Qua hành trình chuộc lỗi của Amir trong truyện Người Đua Diều, ta có thể thấy rõ cách nó khiến Amir trưởng thành cũng như cách nó mang lại một hồi kết độc đáo cho câu chuyện. Amir đã nhận ra những lỗi lầm của mình trong quá khứ và đối mặt với nó, trở thành một “người đàn ông” ở cuối truyện - biết quan tâm và biết đứng lên vì những gì mình tin là đúng. Với những con diều, những nụ cười, và những câu nói vang vọng, hành trình của cậu bé Amir từ Kabul đi đến một hồi kết ý nghĩa. Đúng như Rahim Khan nói, ”Luôn có cách để tốt lành trở lại”

Similar Documents