Free Essay

Triết 1

In:

Submitted By
Words 6094
Pages 25
Trường Đại học Ngoại Thương

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 10/2011

MỤC LỤC

Mở đầu ................................................................................................................1

I. Phép biện chứng và mối liên hệ phổ biến…………………………………………………...2

II. Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế

độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .....................................4

1. Độc lập – Tự chủ ……………………………………………………………………………………4

2. Hội nhập quốc tế ……………………………………………………………………………………5

3. Mối liên hệ giữa giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế …………………………………………………..6

4. Vận dụng có hiệu quả mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế

độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế …………………………..8

Kết luận ………………………………………………………………………………………………………..12

Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………….12

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các quốc gia. Trong xu thế đó, quốc gia nào có chiến lược, đường lối đúng đắn và được thực hiện một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho sự phát triển kinh tế, còn ngược lại sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không những về kinh tế mà còn về chính trị. Để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ, các nước cần có sự mở cửa, giao lưu, hợp tác với nước ngoài. Tuy vậy, song song với hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần có sự thống nhất nhận thức về việc giữ độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển – các nước mà xuất phát điểm là từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, hàng hóa kém sức cạnh tranh. Lý do là bởi một khi đã hội nhập, các nước này khó tránh khỏi bị lệ thuộc về kinh tế và từ chỗ bị lệ thuộc về kinh tế có thể bị lệ thuộc về chính trị, dẫn đến không giữ vững được chủ quyền.

Nước ta cũng là một nước đang phát triển vì vậy chúng ta phải chủ động tham gia hội nhập kinh tế gắn liền với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ một trong những quan điểm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2010 là “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”. Như vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng cơ bản đảm bảo sự bền vững của đất nước về chính trị.

Chính vì vấn đề hội nhập quốc tế hiện nay đang là một vấn đề bức thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” với mục đích làm sáng tỏ mối liên hệ biện chứng hữu cơ giữa hai hoạt động thực tiễn có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế của đất nước ; từ đó đưa ra những đề xuất nhằm góp phần đẩy mạnh quan hệ giao lưu, buôn bán với nước ngoài mà vẫn đi theo đúng định hướng mà Đảng ta đã đề ra.

Bài tiểu luận này sẽ đề cập đến hai nội dung chính: Một là phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến theo quan quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đây chính là cơ sở triết học cho những ứng dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế của nước ta. Hai là vận dụng những cơ sở triết học nêu trên để phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

Phép biện chứng duy vật là khoa học nghiên cứu về những quy luật phổ biến chi phối sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy. Nó còn được biết đến như là khoa học về mối liên hệ phổ biến. Chính bởi vậy, một trong hai nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến. Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới. Phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến. Sự vật là tiền đề, là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau. Chúng thường xuyên thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau làm cho ranh giới giữa các lớp sự vật, hiện tượng không phải là tuyệt đối mà bao giờ cũng có lớp trung gian chuyển tiếp. Mối liên hệ phổ biến không chỉ diễn ra giữa các sự vật khác nhau mà còn diễn ra trong bản thân từng sự vật.

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người.

Ngoài ra, quan điểm biện chứng còn khẳng định không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng khác; bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. Nói cách khác, mối liên hệ có tính phổ biến, nó có trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Một tính chất cơ bàn khác của mối liên hệ là tính đa dạng, phong phú. Tính chất này được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Có vô vàn các mối liên hệ như: bên trong và bên ngoài sự vật, bản chất và hiện tượng, chủ yếu và thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp…

Từ nội dung của mối liên hệ phổ biến là bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú do đó, trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, cần có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng. Quan điểm toàn diên đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sư tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn.

Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy bên cạnh quan điểm toàn diện, chúng ta còn cần thực hiện quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong vệc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.

II. Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

1. Độc lập – Tự chủ

Độc lập/Tự chủ tuy là hai khái niệm riêng biệt nhưng có liên quan tới nhau. Độc lập dùng để chỉ trạng thái một nước không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào bên ngoài cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ không bị nước ngoài đe dọa. Trong khi đó, tự chủ thể hiện khả năng một nước tự kiểm soát được các tiến trình, nhất là tiến trình chính sách, trong phạm vi quản lý của mình, không bị nước ngoài can thiệp. Như vậy, có độc lập thì có điêu kiện tự chủ; hoặc ngược lại, có tự chủ thể hiện có độc lập. Trong phạm vi bài viết này, độc lập/tự chủ dùng để chỉ một hiện tượng trên thực chất liên quan tới chủ quyền của quốc gia trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại và đối nội. Độc lập tự chủ là khả năng một nước giữ được ở mức cao nhất có thể chủ quyền và sự tự quyết trong các vấn đề liên quan tới hoạch định và triển khai chính sách đối nội và đối ngoại của mình nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích dân tộc của mình.

Khác với trước đây khi nói tới độc lập tự chủ về kinh tế, nhiều người thường hình dung tới một nền kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp, trong điều kiện hiện nay, độc lập tự chủ về kinh tế phải là độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế thị trường và tự chủ mở cửa, hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới, tích cực tham gia vào sự giao lưu, hợp tác, phân công lao động quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nội lực, lợi thế so sánh của quốc gia để cạnh tranh có hiệu quả trên thương trường quốc tế.

Độc lập tự chủ được thể hiện cụ thể trong các mặt sau:

- Tự lực tự cường và sáng tạo trong nhận thức và xây dựng chính sách, trên cơ sở bám sát vào quyền lợi dân tộc và hoàn cảnh cụ thể. Bác Hồ viết: “Tự lực cánh sinh là cái gốc, điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta”.

- Tự lực tự cường không đồng nghĩa với biệt lập, mà đó là sự chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, xử lý đúng đắn các mối quan hệ lợi ích dân tộc và giai cấp, quốc gia và thời đại, cân đối các mặt và lĩnh vực hợp tác quốc tế phù hợp với lợi ích dân tộc.

- Tự lực tự cường và hợp tác quốc tế không đồng nghĩa với việc lảng tránh thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ quốc tế, tức không chỉ “nhận” mà còn phải “cho”. Bác Hồ căn dặn: “Mình đã hưởng cái hay của người thì mình cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả”.

Như vậy, độc lập tự chủ là mục tiêu của chính sách quốc gia và là nội dung chủ yếu của lợi ích dân tộc.

2. Hội nhập quốc tế

Như trên đã phân tích, độc lập tự chủ không đồng nghĩa với biệt lập. Trái lại, và nhất là trong hoàn cảnh quan hệ quốc tế đương đại, các nước càng phải tăng cường hợp tác quốc tế. Tiêu chí để đánh giá độc lập tự chủ không phải là mức độ “tối thiểu hóa” quan hệ với bên ngoài mà là sự tự quyết trong việc mở rộng (hoặc thu hẹp) các mối quan hệ quốc tế theo đòi hỏi của lợi ích quốc gia. Ngày nay, đa số các nước trên thế giới đều tham gia vào quan hệ quốc tế ở các mức độ khác nhau. Như vậy, có thể cho rẳng quá trình chủ động tham gia ngày càng sâu sắc vào đời sống mọi mặt của quan hệ quốc tế là quá trình hội nhập.

Tham gia vào mọi mặt đời sống quan hệ quốc tế có nghĩa là phải tham gia vào các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế có thể được hiểu như sau: bản chất của hội nhập kinh tế là tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới dựa trên lợi thế so sánh và từ đó tham gia vào phân công lao động khu vực và thế giới, biến nền kinh tế nước ta trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây còn là sự chấp nhận quy luật vận động của nền kinh tế theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Về mặt hình thức, đây là sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định kinh tế song phương và đa phương. Về mặt nội dung, đây là việc tạo điều kiện để thu hút FDI và tăng dần đầu tư ra nước ngoài, tăng cường thương mại, qua đó tiếp thu kỹ thuật quản lý và công nghệ cho nền kinh tế quốc dân.

Các nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung mà WTO nêu ra là: không phân biệt đối xử, tiếp cận thị trường, cạnh tranh công bằng, áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết, dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển. Nội dung của hội nhập kinh tế là mở của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để tự do buôn bán, phát triển. Về thương mại hàng hóa: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như giấy phép xuất khẩu. Về thương mại dịch vụ: các nước mở cửa thị trường cho nhau với 4 phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua doanh nhân, hiện diện thể nhân. Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa cân bằng xuất nhập khẩu, hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ…

Hội nhập là một quá trình có tính quy luật khách quan và bao quát mọi mặt đời sống quan hệ quốc tế, nhưng chính sách hội nhập lại là một tiến trình chủ quan. Đó là do việc chọn hội nhập hay không hội nhập là thể hiện sự tính toán chủ quan của từng nước, mặc dù ngày càng có ít nước chấp nhận chính sách biệt lập. Hội nhập mức nào, trên lĩnh vực nào lại phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng nước dựa trên hoàn cảnh lịch sử, điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế cụ thể.

3. Mối liên hệ giữa giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay có mối quan hệ chặt chẽ, tác động thúc đẩy lẫn nhau. Nền kinh tế độc lập tự chủ là cơ sở để mở rộng hội nhập quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đó là vì: muốn hội nhập quốc tế càng sâu rộng thì cái gốc độc lập dân tộc càng phải củng cố, có độc lập dân tộc thì hội nhập quốc tế mới có định hướng. Đồng thời, tư thế một nước độc lập làm tăng giá trị của đất nước đó khi hội nhập do cộng đồng thế giới luôn đánh giá cao các nước có tư thế, chính sách và bản sắc độc lập. Việt Nam có gia tài lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc, được thế giới kính trọng vì kiên quyết giữ độc lập dân tộc, vì thế được nhiều nước coi trọng và muốn thiết lập quan hệ. Ngược lại, nếu không có độc lập tự chủ, một nước có thể dễ dàng trở thành “sân chơi” cho các thế lực kinh tế, chính trị quốc tế trong quá trình hội nhập. Cuối cùng, độc lập dân tộc là “chiếc neo bản sắc”: càng hội nhập sâu rộng càng cần bản sắc, càng có nhu cầu giữ giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc trong một hoàn cảnh quan hệ đã trở nên quốc tế hóa. Bài học của nước Nhật từ thời cải cách Minh Trị cho thấy cách tân và giữ gìn bản sắc là hai quá trình song song, bổ sung cho nhau, trong đó, giữ được “hồn cốt” Nhật đồng thời tiếp thu tinh hoa công nghệ và văn hóa phương Tây là cơ sở để Nhật tạo nên sự phát triển thần kì của nền kinh tế. Ngược lại, một số nước hội nhập không thành công, trở thành lệ thuộc vào nước khác. Đối với Việt Nam, giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để giữ vững định hướng XHCN trong quá trình hội nhập quốc tế.

Độc lập tự chủ quyết định bước đi hội nhập quốc tế. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa quyết định chủ quan trước xu thế khách quan: trong khi toàn cầu hóa là xu thế khách quan, việc các nước quyết định mức độ, phạm vi và bước hội nhập là thuộc yếu tố chủ quan nằm trong chủ quyền của từng nước. Mỗi nước có quyền hoạch định và triển khai chính sách liên quan đến quá trình hội nhập của mình, căn cứ vào hoàn cảnh và lợi ích cụ thể của mình. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Campuchia chấp nhận hết các điều kiện mà các bên đàm phán đưa ra để mau chóng trở thành thành viên của tổ chức này. Trong khi đó, Nga đàm phán với WTO rất khó khăn. Ở một thái cực khác, Myanmar đóng cửa đất nước, hạn chế ở mức thấp nhất giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Mặt khác, hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế là điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; nó cho phép chúng ta tận dụng được ngoại lực để phát huy nội lực, đẩy nhanh tăng trưởng, phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của nền kinh tế nước ta trong khu vực và thế giới. Cụ thể là, hội nhập quốc tế tạo ra các mối ràng buộc và đan xen lợi ích, đồng thời tăng them nguồn lực để bảo vệ đất nước, và nhất là đưa quốc gia vào dòng chảy chính của xu thế phát triển quan hệ quốc tế. Như vậy, hội nhập quốc tế chính là phiên bản mới của phương châm “kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại” vì mục tiêu bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tác động tích cực, giữa hai quá trình đó cũng có những tác động trái chiều nhau. Tập trung xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ sẽ làm nảy sinh tâm lý không muốn hội nhập quốc tế, hoặc hội nhập quốc tế một cách dè dặt, dễ bỏ lỡ thời cơ của đất nước. Mặt khác, hội nhập quốc tế cũng sẽ đặt ra không ít những thách thức đối với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, tính phụ thuộc lẫn nhau đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng tăng, nhất là đối với những nền kinh tế sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế như nước ta. Đặc biệt là, trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hoá kinh tế để đẩy mạnh chống phá cách mạng nước ta. Bằng nhiều con đường khác nhau, nhất là thông qua con đường hợp tác đầu tư, chúng khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân hòng lấn át kinh tế nhà nước, thực chất là nhằm xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, thủ tiêu cơ sở kinh tế của CNXH, từng bước tạo ra những tiền đề cho chuyển hoá chế độ kinh tế - xã hội ở nước ta. Đồng thời, thực hiện chiến lược “chi phối đầu tư”, các thế lực thù địch còn tìm cách xâm nhập, khống chế các ngành kinh tế then chốt, nhằm tạo sự lệ thuộc, lái nền kinh tế nước ta từng bước đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.

4. Vận dụng có hiệu quả mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Những tác động trái chiều giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay là hiện hữu. Tuy nhiên, mức độ tác động tiêu cực còn phụ thuộc vào nhận thức và tính năng động của chúng ta. Để hiện thực hoá quan điểm trên do Đại hội XI của Đảng xác định, cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập quốc tế; theo đó, chúng ta cần nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:

Một là, tăng cường khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tạo vị thế cho nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng. Thực hiện vấn đề này, cần nhận thức đúng nền kinh tếđộc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế là nền kinh tế không biệt lập, khép kín, tự cung, tự cấp, tự sản xuất mọi thứ bằng mọi giá; không phải là sự quyết định tùy tiện, cứng nhắc, không tính đến các quy định cũng như tập quáncủa các thể chế kinh tế - tài chính quốc tế, không thực hiện đúng các cam kết quốc tế, không quan tâm đến lợi ích của các đối tác. Để tăng cường khả năng độc lập, tự chủ, chúng ta phải chú trọng thực lực của nền kinh tế thông qua tập trung phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm kinh tế chủ yếu có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, hoá dầu…; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội ngày càng đầy đủ, hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất, đời sống nhân dân và của chính hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nhanh chóng thích nghi và làm chủ công nghệ mới, công nghệ ngoại nhập. Quá trình đó cần chú ý giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển các thành phần kinh tế, các loại thị trường; tăng nhanh dự trữ ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài; có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, mạng lưới an sinh xã hội khả thi. Đồng thời, phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, an toàn năng lượng, tài chính - tiền tệ, môi trường; bảo đảm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và “luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia” như Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định.

Hai là, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của đất nước.Thực hiện vấn đề này, trước hết phải luôn duy trì nền kinh tế ở mức tăng trưởng cao và bền vững; thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chủ yếu mà Đại hội XI của Đảng đề ra: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015: 7,0 - 7,5%/năm; bình quân 5 năm, giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng từ 7,8- 8%; giá trị gia tăng nông nghiệp từ 2,6 - 3%/năm; cơ cấu GDP: nông nghiệp 17- 18%, công nghiệp và xây dựng 41 - 42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Đồng thời, phải phát huy tối đa lợi thế so sánh để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, cần triệt để tận dụng lợi thế về vị trí địa kinh tế để mở rộng sự ảnh hưởng của nền kinh tế nước ta trong khu vực và trên thế giới; triệt để phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành kinh tế mà các nền kinh tế khác không có điều kiện; tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và tăng cường xuất khẩu lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập, tham gia ngày càng sâu rộng vào phân công lao động, hợp tác quốc tế. Đồng thời, chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống đã và đang có ưu thế trên thị trường quốc tế, như: hàng mỹ nghệ, dệt may, giày da, thủy sản, v.v. Đáng lưu ý là, trong hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp nước ta phải biết phân tán rủi ro ra nhiều lĩnh vực, nhiều thị trường, đối tác và khách hàng. Trong quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài, phải thực sự “biết mình, biết người”, tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ mạnh; đề cao đàm phán, thương lượng, biết chia sẻ cùng đối tác, tăng cường sự hợp tác để giảm áp lực cạnh tranh. Trước sự chi phối thị trường thế giới của các công ty xuyên quốc gia có thế lực, các doanh nghiệp Việt Nam phải biết cách thâm nhập vào thị trường "ngách", hướng tới những nơi đối thủ còn bỏ ngỏ; phải luôn đổi mới sản phẩm (cả khi nó đang hưng thịnh); nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí trên cơ sở lựa chọn phương án sản xuất tối ưu; đổi mới phương pháp quản lý, tinh giản bộ máy, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đổi mới khoa học, công nghệ (nhất là ở các khâu then chốt có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sản phẩm và chi phí), để tạo ưu thế cạnh tranh của hàng hóa.

Ba là, hội nhập quốc tế tích cực và chủ động nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới đối với nền kinh tế nước ta. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế là tất yếu khách quan của quá trình hội nhập quốc tế. Điều đó đòi hỏi các quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế phải tích cực và chủ động; có sự chuẩn bị chu đáo, vững chắc các điều kiện trong nước để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong mỗi bước đi của lộ trình hội nhập quốc tế. Nhận thức được vấn đề này, trên cơ sở nắm vững các quy luật, tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu, phát huy năng lực nội sinh của đất nước, Đảng ta đã xác định lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi hội nhập quốc tế phù hợp. Đảng chủ trương thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế; không chỉ tập trung vào một thị trường, một sản phẩm; chủ động thực hiện các cam kết song phương, đa phương, vận dụng các “luật chơi” của các thể chế kinh tế - thương mại quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của đất nước; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, không bị động và cũng không nóng vội, chủ quan, chủ động lựa chọn đối tác và phương thức kinh doanh, dự báo được những thuận lợi và khó khăn khi hội nhập quốc tế.

Tích cực hội nhập quốc tế được thể hiện với tinh thần mạnh mẽ, khẩn trương, toàn diện và sâu rộng hơn so với giai đoạn trước. Chúng ta không chần chừ, do dự mà đẩy mạnh đổi mới bên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; khẩn trương hoàn thiện chiến lược, lộ trình, kế hoạch hội nhập quốc tế; tích cực tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời, mạnh dạn đầu tư ra ngoài nước, mở rộng, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại và tham gia các thể chế, định chế kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế.

Tích cực hội nhập quốc tế còn thể hiện ở việc không duy trì quá lâu các chính sách bảo hộ, khắc phục nhanh tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước. Tích cực nhưng vững chắc, có sự chuẩn bị cần thiết về chuyển dịch cơcấu kinh tế, nâng cao năng lực quản lý, hoàn thiện hệ thống luật pháp, có thông tin cập nhật và dự báo tình hình chính xác, có đội ngũ cán bộ hiểu biết về thị trường, đối tác, tinh thông nghiệp vụ hội nhập quốc tế.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc tế là một trong những nội dung quan trọng nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập quốc tế của nước ta trong tình hình mới.

Một trong những nội dung trọng tâm của kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc tế hiện nay là phải giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc, không để các thế lực thù địch lợi dụng để đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễnbiến hòa bình”, chống phá cách mạng nước ta. Mở rộng quan hệ quốc tế phải quán triệt và thực hiện nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại để tạo sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện “thêm bạn, bớt thù”, tạo môi trường, điều kiện bảo vệ Tổ quốc “từ xa”.

Trong hội nhập quốc tế, nhất là trong hợp tác về kinh tế với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực, phải hướng vào việc phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; chú ý lựa chọn những đối tác, những ngành, lĩnh vực, địa bàn có lợi cho cả phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước. Triệt để khắc phục tình trạng chỉ nhằm lợi ích kinh tế mà không tính đến lợi ích quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ được độc lập tự chủ về kinh tế, tạo cơ sở bảo đảm giữ vững định hướng XHCN trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở triết học về mối liên hệ phổ biến, bài viết đã giải thích mối liên hệ biện chứng hữu cơ giữa hai vấn đề thực tiễn là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là mối quan hệ hai chiều, tác động lẫn nhau, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó, chúng ta rút ra được một số biện pháp, định hướng để vận dụng có hiệu quả mối liên hệ ấy vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng và quá trình xây dựng đất nước nói chung. Có thể nói, chủ đề triết luận của bài viết này có giá trị thực tiễn rất cao, và nhất là trong bối cảnh quan hệ quốc tế diễn biến ngày càng phức tạp, thì việc nghiên cứu và phát triển thêm nội dung của chủ đề này là rất cần thiết. Khi đó, ta cần căn cứ vào những biến đổi của tình hình thế giới và thực tế tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam để có những phân tích, đề xuất phù hợp, góp phần làm đất nước ngày càng phát triển bền vững và giàu mạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin” (NXB Chính trị quốc gia, 2010).

2. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Sách Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000 (NXB Chính trị quốc gia, 2002).

4. Báo điện tử Tạp chí Quốc phòng toàn dân, bài viết “Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập quốc tế” (Đại tá, TS. Nguyễn Đức Độ)

5. Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới (số 2/2009), bài viết “Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế” (TS. Nguyễn Vũ Tùng).

-----------------------

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Linh Chi

Lớp: A3 – Khối 1 – Tài chính ngân hàng – K50

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Văn Khái

Similar Documents

Free Essay

Final Exam

...INSS 370 Final Exam Study Guide  Below is a study guide for your final exam.  There will be a combination of true/false and multiple  choice questions.  1. Who is responsible for prioritizing the product backlog?  2. What does a burn‐down chart show?  3. What are the principles outlined in the Agile Software Development Manifesto?  4. If our highest priority is to satisfy the customer through early and continuous delivery of  valuable software, in general, how can we do that?  5. In agile software processes are the highest priorities to satisfy the customer through  early and continuous delivery of valuable software?  6. What traits need to exist among the members of an agile software team?  7. In agile development is it more important to build software that meets the customers'  needs today than worry about features that might be needed in the future?  8. The ____ phase of the SDLC includes four main activities: requirements modeling, data  and process modeling, object modeling, and consideration of development strategies.  9. One of the main activities in the systems analysis phase is ____ modeling, which  involves fact‐finding to describe the current system and identification requirements for  the new system.  10. How is planning performed on projects that use Agile approaches?   11. Who should be the main judge of the business value (think of the various roles within an  agile team)?   12. How should work be allocated and who should allocate the work to the team in an Agile ...

Words: 443 - Pages: 2

Free Essay

Humn

...Identifying Good or Bad Statements Anit Maharjan HUMN210-H5WW Meghan Roehll Franklin University 4th April, 2013 a. Nobody in the world today is really good. Yes, I have heard of good people, but not really good people. - Good statement. b. The world is not flat. Well, if you look at a map it is: - in what point of view - bad statement. c. I will need an extended period of laborious cogitation to assimilate the missive. This doesn't make any sense - bad statement. d. The number 2 is odd. Are we talking about an even number? I believe your confusion comes from the fact that 2 is a prime number, but it is still even. It is the only even number that is prime – false statement. e. If you believe in evolution, then your ancestors were filthy apes. There are two kinds of people in the world: - one is god prayer and the next is science believer. If you support the statement from the point of scientific theory of evolution by Darwin, then yes our ancestors are filthy apes, whereas if you think form the side of god’s prayer then the statement is false – good statement. f. Some swans are black. In this statement, I am not sure that some swans are black or not, all swans could be black or white – good statement. g. If you are a human, then you are a person. If you are an individual, then you are alive. Human is a person and of course the person becomes an individual and every individual breaths...

Words: 384 - Pages: 2

Premium Essay

The Rain Came Analysis

...អាណាចក្រភ្នំ អាណាចក្រភ្នំ គស​ 50-630 ទីតាំង * ៣០០លី លិចលីនីយ(ជនជាតិចាម) * ៧០០០លី Jenan(តុងកឹង) * ឈូងសមុទ្រធំមួយ * ទន្លេរធំមួយ លិចនឹងពាយព្យគឺសមុទ្រ * ១លី=៥៧៦ម=១៧២៨គម=> 1. កម្ពុជា 2. កម្ពុជាក្រោម 3. ថៃ(ភាគកណ្តាល) រាជវង្សមាន៖ 1. លីវយី(៥០-៦៨) 2. ហ៊ុនទៀន(៦៨) 3. ហ៊ុនប៉ានហួង៖ដែលជាមេទ័ពបានប្រើល្បិចវាយក្រុងទាំង៧នឹងបានដណ្តើមអំណាចពីព្រះ បាទហ៊ុនទៀន 4. ហ៊ុនប៉ានប៉ាង៖ជាកូនហ៊ុនប៉ានហួង 5. ហ្វាន់ជេម៉ាន់៖ជាអ្នកសំលាប់សោយរាជ្យបន្តរឺក៍ហ៊ុនប៉ានប៉ាងផ្ទេរអំណាចអោយ 6. គិនចេង(២២៥)៖ត្រូវជាកូនរបស់របស់ហ្វាន់ជេម៉ាន់ពីព្រោះគាត់បានស្លាប់ពេលវាយ នៅ គិនស៊ីន 7. ហ្វានឆាន(២២៥-២៤៥)៖បានសំលាប់គិនចេងដើម្បីសោយរាជ្យបន្តដែលត្រូវជាក្មួយហ្វាន់ជេម៉ាន់នឹងត្រូវជាបងប្អូនគិនចេង 8. ហ្វានឆាង(២៤៥-២៥០)៖ជាកូនពៅរបស់ហ្វានជេម៉ាន់បានមកសងសឹកនឹងសោយរាជ្យបន្ត 9. ហ្វានស៊ីយ៉ុន(២៥០-២៨៩)៖បានសំលាប់ហ្វានឆាងសោយរាជ្យបន្ត 10. ធៀនឈូឆានតាន(៣៥៧) 11. កៅណ្ឌិន្យ(៣៥៧)៖គាត់មានកូនពីរគឺស្រីឥន្រ្ទវរ្ម័ននឹងស្រេស្ធវរ្ម័ន 12. កៅណ្ឌិន្យជ័យវរ្ម័ន(៤៤២-៥១៤)៖មានបុត្រាពីរគឺគុណវរ្ម័នជាប្អូននឹងរុទ្រវរ្ម័នជាបងក៍ប៉ុន្តែគុណវរ្ម័នជាអ្នកសោយរាជ្យដែលត្រូវជាកូនកុលប្រភាវតីជាមហេសីរីឯរុទ្រវរ្ម័នជាកូនស្នំ។ដោយមិនសុខចិត្តព្រោះខ្លួនជាបងមិនបានសោយរាជ្យក៍ប្រើល្បិចសំលាប់ប្អូនដើម្បី សោយរាជ្យម្តង។ 13. គុណវរ្ម័ន 14. ចេនឡា ចេនឡា រុទ្រវរ្ម័ន(៥១៤-៥៥៦) គស ៥៥០-៨០២ 15. ឥសីកម្ពុស្វយម្ហូវ៖ 16. ស្រុតវរ្ម័ន៖ 17. ស្រស្ធវរ្ម័ន៖ 18. វីរវរ្ម័ន៖ 19. ភវរ្ម័ន(៩០០-៩២២)៖ * ទីតាំងរបស់ចេនឡានៅត្រង់តំបន់បាសាក់តាមដងទន្លេរមេគង្គដែលច្ចុប្បន្ននៅភាគ អាគ្នេយ៍ប្រទេសឡាវ...

Words: 350 - Pages: 2

Free Essay

General

...– – – – • – – • – • • • • – – – – • • • – – – – – – Wood Stick Holder Premium Wood Stick Holder Glow in the Dark Stick Holder Brass Burner Premium Brass Burner Aroma Ring Votive Holder NIPPON KODO INCENSE HERB & EARTH STICKS STICKS Classic STICKS CONES AFRICAN AMERICAN Family Unity – – Rhythm Sensuality Spirituality • • • • Bergamot Cedar • • • Fashion & Style • Number 4 - 100-st Number 6 - 100-st Chamomile Frankincense Jasmine Lavender Orange Patchouli Peppermint Rose Sandalwood Vanilla GONESH DIFFUSER SETS 3 fl.oz. Coconut Lime Mango Peach Sweet Apple Vanilla Cream REFILLS - 6 oz Coconut Lime Mango Peach Sweet Apple Vanilla Cream HOLIDAY TRADITIONS Number 8 - 100-st Number 10 Number 12 Number 14 Variety 1 (6,8,12) - 30 st Variety 2 (2,4,10) - 30 st MORNING STAR STICKS GONESH® EXTRA RICH Amber Apple Cider Jasmine Lavender Sandalwood Christmas Dream (Winter) Nutcracker Dance (Winter) Snowy Sensations (Winter) Holiday Memories (Winter) SCENTED REEDS & OILS REEDS OILS Black Cherry Cedarwood Cherry Blossom Cinnamon Coconut Dragon’s Blood...

Words: 477 - Pages: 2

Premium Essay

Robotics Collision Lab

...Mr. Weidenboerner Period 7 Purpose: To explore sensors and use them to knock down a box filled with bean bags without going over the edge of a precipice. Hypothesis: I think that designs with a high point of impact and and sensor placed out in front of the robot will have the best results. Group 2 | Trial | Distance from the Egde | 1 | 28 mm | 2 | 32 mm | 3 | 35 mm | 4 | 22 mm | 5 | fail | Average | 32 mm | Competion | Group | Average | 1 | 23 mm | 2 | 32 mm | 3 | fail | 4 | 7 mm | Program Flow: 1. #Include “Main.h” 2. 3. void main (void) 4. { 5. int limitswitch; 6. 7. // 0 is pressed 8. // 1 is not pressed 9. Wait (5000) 10. while (1==1) 11. { 12. limitswitch = Get DigitalInput (1); 13. if (limitswitch==1) 14. { 15. Set Motor (1.0); 16. Set Motor (10.0); 17. Wait (200) 18. } 19. else 20. } 21. Set Motor (1.-40); 22. Set Motor (10.40); 23. } 24. } 25. } Results: Group 1 cam in second place with an average of 23 mm from 5 trials. Group 2 (my group), came in third place with an average of 32 mm from the edge of the table. Group 3 came in last place with one fail and not having completed the rest of the trials yet. Group 4 came in first place with an average of 7 mm from the edge of the table. Conclusion: I think that...

Words: 371 - Pages: 2

Premium Essay

Raw Data

...@; do rep=1 to 3; do s1=1 to 3; do s2=1 to 2; input y @@; output; end;end;end; datalines; 1 1 12 13 14 15 23 22 15 16 17 18 24 15 26 25 18 19 20 21 1 2 23 10 23 20 15 33 26 13 26 23 16 12 18 36 29 16 29 26 1 3 21 15 34 23 16 19 24 18 37 26 17 17 19 22 27 21 40 29 2 1 13 18 23 14 18 21 16 21 26 17 19 20 21 24 19 24 29 20 2 2 16 16 13 25 19 21 19 19 16 28 20 18 22 24 22 22 19 31 2 3 17 24 15 17 19 21 20 27 18 20 20 26 22 24 23 30 21 23 ; proc print; run; /* lets consider A and B are random, and of course rep, samoplings ( s1 and s2 ) all are random */ proc glm; class a b rep s1 s2; model y=a b a*b rep(a*b) s1(rep*a*b); random a b a*b rep(a*b) s1(rep*a*b); run; proc varcomp method=type1; class a b rep s1 s2; model y=a b a*b rep(a*b) s1(rep*a*b); run; output: The SAS System 10:46 Wednesday, November 16, 2011 21 Obs a b rep s1 s2 y 1 1 1 1 1 1 12 2 1 1 1 1 2 13 3 1 1 1 2 1 14 4 1 1 1 2 2 15 5 1 1 1 3 1 23 6 1 1 1 3 2 22 7 1 1 2 1 1 15 8 1 1 2 1 2 16 ...

Words: 1626 - Pages: 7

Free Essay

Formula

...To Write a Chemical Formula in OWL Enclose subscripts with underscores _. Enclose superscripts with carats ^. The underscore key is next to the number zero on the keyboard. The carat key is the number six on the keyboard. H_2_O = H2O Cr^3+^ = Cr3+ Combined: SO_4_^2−^ = SO42− Ions Unit Charge Ions Write the number first and then the charge. Do not include the number one in unit charge ions. N^3−^ = N3− Ca^2+^ = Ca2+ Na^+^ = Na+ Cl^−^ = Cl− Using the Chemical Formula Input The chemical formula input box displays the superscripts and subscripts as you enter the formula. There are 3 ways to use the input box. • Keyboard: Use the keyboard to enter underscores and carats on your own. • Buttons after: Enter the formula without underscores or carats, then highlight each superscript and/or subscript, click the appropriate subscript or superscript button, and the underscores or carats will be filled in automatically. • Button during: Use the subscript or superscript buttons to enter the underscores and carats while you type the formula. To Write a Chemical Formula in OWL Enclose subscripts with underscores _. Enclose superscripts with carats ^. The underscore key is next to the number zero on the keyboard. The carat key is the number six on the keyboard. H_2_O = H2O Cr^3+^ = Cr3+ Combined: SO_4_^2−^ = SO42− Ions Unit Charge Ions Write the number first and then the charge. Do not include the number one in unit charge ions. N^3−^ = N3− Ca^2+^ = Ca2+...

Words: 264 - Pages: 2

Premium Essay

Random

...Grade 5 Math STAAR Student Workbook © Forde-Ferrier, L.L.C. Page 1 Table of Contents STAAR Reporting Category 1: Numbers, Operations, and Quantitative Reasoning TEKS 5.1(A) Read, Write, Compare, and Order Whole Numbers (Supporting) TEKS5.1(B) Read, Write, Compare, and Order Decimals (Supporting) TEKS 5.2(A) Generate Equivalent Fractions (Readiness) TEKS 5.2(B) Generate Mixed Numbers and Improper Fractions (Supporting) TEKS 5.2(C) Comparing Fractions (Readiness) TEKS 5.2(D) Relate Fractions to Decimals (Supporting) TEKS 5.3(A-C) Addition, Subtraction, Multiplication, and Division (Readiness) TEKS 5.3(D) Identify Common Factors of a Set of Whole Numbers (Supporting) TEKS 5.3(E) Addition and Subtraction of Fractions (Supporting) TEKS 5.4(A) Estimation (Supporting) STAAR Reporting Category 2: Patterns, Relationships, and Algebraic Thinking TEKS 5.5(A) Relationship of Data (Readiness) TEKS 5.5(B) Identify Prime and Composite Numbers (Supporting) TEKS 5.6(A) Solution Sentences (Supporting) STAAR Reporting Category 3: Geometry and Spatial Reasoning TEKS 5.7(A) Geometric Properties (Supporting) TEKS 5.8(A and B) Transformations (5.8A Readiness/5.8B Supporting) TEKS 5.9(A) Locate and Name Points on a Coordinate Grid (Supporting) STAAR Reporting Category 4: Measurement TEKS 5.10(A) Perform Simple Conversions (Supporting) TEKS 5.10(B) Formulas for Perimeter, Area, and Volume (Supporting) TEKS 5.10(C) Length, Perimeter, Area, and Volume (Readiness) TEKS 5.11(A) Changes in Temperature...

Words: 3028 - Pages: 13

Free Essay

Science Music

...| Bright Lights * Released: August 2000 * Label: Island | 1 | 3 | 2 | 2 | 6 | 3 | 10 | 1 | * UK: 3xPlatinum * AUS: Platinum * GER: Platinum * SWI: Platinum * FRA: Gold * NZ: Platinum * IRE: Platinum | 2001 | Dangerously In Love * Released: October 2001 * Label: Island | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 6 | 1 | * UK: 4xPlatinum * AUS: Platinum * GER: Platinum * SWI: Platinum * FRA: Platinum * NZ: Platinum * AUT: Gold * IRE: Platinum | 2003 | All Night Long * Released: August 2003 * Label: Island | 1 | 6 | 5 | 5 | 10 | 6 | 14 | 1 | * UK: 2xPlatinum * AUS: Gold * GER: Gold * SWI: Gold * NZ: Gold * IRE: Platinum | 2004 | Troublemaker * Released: October 2004 * Label: Island | 3 | 12 | 10 | 10 | 14 | 12 | 18 | 3 | * UK: Platinum * IRE: Platinum | Year | Song | Peak chart positions | Sold | Album | | | UK | AUS | GER | SWI | FRA | NZ | AUT | IRE | | | 2000 | | 2 | 12 | 10 | 10 | 14 | 12 | 16 | 2 | * UK: Gold * AUS: Gold * NZ: Gold | | | | 1 | 6 | 4 | 4 | 8 | 6 | 10 | 1 | * UK: Platinum * AUS: Platinum * GER: Gold * SWI: Gold * NZ: Platinum | | 2001 | | 8 | 24 | 22 | 22 | 26 | 24 | 28 | 8 | * UK: Gold | | | | 12 | - | - | - | - | - | - | 12 | | | | | 1 | 8 | 6 | 6 | 10 | 8 | 12 | 1 | * UK: Platinum * AUS: Platinum * GER: Gold * SWI: Gold * NZ: Platinum | | 2002 | | 1 | 4 | 3 | 3 | 6 | 4 | 8 | 1 | * UK: Platinum * AUS: Platinum * GER: Gold * SWI:...

Words: 318 - Pages: 2

Free Essay

You Decide

...Choices and Consequences The Number 1 choice is Jerry, the father, offers the best utilitarianism of hope and use of his life to help his children and family and the best longevity of life given he has essentially been healthy except for the damage done to his heart from the Steroids some 20 to 30 years earlier. His wife and children play no part in the decision in him getting the heart. It all has to do with his health, and ability to live a life after he receives it. And also some other facts which should be considered like life expectancy, importance, age etc. when deciding on whom to donate the heart to. He’s cause for damage to the heart was the steroids, of which he was unaware of the consequences of taking the steroids at the time he took so there wasn’t any sort of health irresponsibility known otherwise. His chances to live 10-15 more years are very high so it’s one point investing in him. He has a family to take care of, wife and the 3 kids who he has to support till they are on their feet and so forth. He also has been a good supporting father as he’s already being supporting their dreams career wise and the future. So my first choice with all confidence would be Jerry. The number 2 choice is Ozzie because as LONG as he does not get back on his old ways HE does hold out some hope on society as a whole as long he does NOT revert back and does good in society by helping out and he no longer does any drugs - he really can have a useful and a prosperous and productive...

Words: 604 - Pages: 3

Premium Essay

Mbjdh

...MON TUE MAR WED THU FRI SAT SUN MON TUE APR WED THU FRI SAT 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 15 16 17 18 19 20 22 23 24 25 26 27 29 30 31 2012 SUN MON TUE 7 14 21 28 5 6 7 12 13 14 19 20 21 26 27 28 SUN MON TUE 1 2 3 8 9 10 15 16 17 22 23 24 29 JUNE WED THU FRI 4 11 18 25 4 5 6 7 11 12 13 14 18 19 20 21 25 26 27 28 SUN MON TUE 1 2 3 8 9 10 15 16 17 22 23 24 29 30 31 FRI SAT 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 15 16 17 18 19 20 22 23 24 25 26 27 29 30 AUG SUN MON TUE WED THU FRI 7 14 21 28 MAY WED THU FRI SAT JULY SAT WED THU SAT 6 7 13 14 20 21 27 28 2012 1 2 3 4 5 8 9 10 11 12 15 16 17 18 19 22 23 24 25 26 29 30 31 SEPT WED THU FRI SAT 3 4 5 6 7 10 11 12 13 14 17 18 19 20 21 24 25 26 27 28 OCT SUN MON TUE WED THU 1 8 15 22 29 FRI 2 9 16 23 30 SAT 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 15 16 17 18 19 20 22 23 24 25 26 27 29 30 31 NOV SUN MON TUE WED THU FRI 7 14 21 28 5 6 7 12 13 14 19 20 21 26 27 28 SUN MON TUE 1 2 3 8 9 10 15 16 17 22 23 24 29 30 31 DEC WED THU FRI 4 11 18 25 SUN MON TUE SAT SAT 2 3 4 5 6 7 9 10 11 12 13 14 16 17 18 19 20 21 23 24 25 26 27 28 30 1 8 15 22 29 7 14 21 28 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 15 16 17 18 19 20 22 23 24 25 26 27 29 30 31 4 5 6 7 11 12 13 14 18 19 20 21 25 26 27 28 1 2 3 8 9 10 15 16 17 22 23 24 29 30 2 9 16 23 30 3 4 5 6 7 10 11 12 13 14 17 18 19 20 21 24 25 26 27 28 31 1 8 15 22 29...

Words: 466 - Pages: 2

Free Essay

Thesis

...ENGLISH TO SPANISH 1.CONFIDENCE CONFIANZA 2. OPTIMISM OPTIMISMO 3. INTEREST INTERÉS 4. SERIOUSNESS SERIEDAD 5. CHEERFUL ALEGRE 6. GRATEFUL AGRADECIDO 7. SUPERIORITY SUPERIORIDAD 8. CONDESCENDING CONDESCENDIENTE 9. OPENNESS APERTURA 10. AUTHORITY AUTORIDAD 11. SINCERITY SINCERIDAD 12. TRUSTING  CONFIAR 13. LOVING AMANDO 14. SATISFACTION SATISFACCIÓN 15. HOSTILITY HOSTILIDAD 16. CONSIDERATE CONSIDERADO 17. CAUTIOUS CUIDADO 18. CONSCIENTIOUSNESS  ESCRUPULOSIDAD 19. INSOLENT INSOLENTE 20. SUSPICIOUS  SOSPECHOSO 21. TOLERANT  ...

Words: 698 - Pages: 3

Free Essay

Ihy Jhssdkl Kldvhsdv

...Resources |Listening |Reading |Class Reading |Writing |Final test 1 |Final test 2 | |Ex 1-2 Barrons |Test 1: |RP1 T1T3 (cam5) |task1 |Camb 6 test 1 |From old handbook | |numbers/letters |Cambr 7 test 1 |RP2 T1T2 (cam5) |macmillan (macarter) |Reading: | | |Ex.3 Camb 7 Section 1 |Test 2: |RP3 T4T1 (cam5) |task 2 |Camb 7 test 2 | | |Ex 4. Emotions Barrons |Cambr 7 test 4 |RP4 Mozart (macmillan) |Kaplan (celeb) |Writing | | |Ex. 4 |Test 3 |RP5 T4T3 (cam5) |simon |Chicken consumption | | |-camb 7 test 4 sect3 |Plus 2 (old) |RP6 T2T1 (cam6) |dcielts |(camb 7 test 2) | | |-sect 3 from previous |Test 4: | |Sample essays |Media essay | | |final test1 |Plus 2 (old) | |1 celebrities |(vocabulary for | | |Ex “time” “frequency” |Test 5: | |2 TV |ielts unit 19) | | |from barrons |Plus 2 (old) ...

Words: 4223 - Pages: 17

Free Essay

Toatl Quality Management

...I J 1 Sample n d P P- Bar Z CL UCL LCL 2 1 238 11 0.046 0.078 0.017 -1.842 0 3 -3 3 2 245 18 0.073 0.078 0.017 -0.281 0 3 -3 4 3 270 17 0.063 0.078 0.016 -0.938 0 3 -3 5 4 207 15 0.072 0.078 0.019 -0.313 0 3 -3 6 5 251 11 0.044 0.078 0.017 -2.033 0 3 -3 7 6 254 15 0.059 0.078 0.017 -1.142 0 3 -3 8 7 236 19 0.081 0.078 0.017 0.126 0 3 -3 9 8 245 20 0.082 0.078 0.017 0.194 0 3 -3 10 9 246 35 0.142 0.078 0.017 3.735 0 3 -3 11 10 269 14 0.052 0.078 0.016 -1.603 0 3 -3 12 11 223 7 0.031 0.078 0.018 -2.608 0 3 -3 13 12 246 42 0.171 0.078 0.017 5.397 0 3 -3 14 13 262 14 0.053 0.078 0.017 -1.498 0 3 -3 15 14 258 15 0.058 0.078 0.017 -1.205 0 3 -3 16 15 232 20 0.086 0.078 0.018 0.448 0 3 -3 17 16 219 9 0.041 0.078 0.018 -2.049 0 3 -3 18 17 263 23 0.087 0.078 0.017 0.553 0 3 -3 19 18 244 11 0.045 0.078 0.017 -1.931 0 3 -3 20 19 274 21 0.077 0.078 0.016 -0.102 0 3 -3 21 20 245 37 0.151 0.078 0.017 4.237 0 3 -3 22 21 233 16 0.069 0.078 0.018 -0.547 0 3 -3 23 22 267 18 0.067 0.078 0.016 -0.662 0 3 -3 24 23 254 20 0.079 0.078 0.017 0.026 0 3 -3 25 24 264 16 0.061 0.078 0.017 -1.070 0 3 -3 26 25 253 34 0.134 0.078 0.017 3.321 0 3 -3 27 26 290 22 0.076 0.078 0.016 -0.155 0 3 -3 28 27 231 9 0.039 0.078 0.018 -2.226 0 3 -3 29 28 227 40 0.176 0.078 0.018 5.491 0 3 -3 30 29 234 18 0.077 0.078 0.018 -0.078 0 3 -3 31 30 253 15 0.059 0.078 0.017 -1.126 0 3 -3 32 7433 582 2.353 A B C D E F G H I J 1 Sample n d P P- Bar Z CL UCL LCL 2 1 238 11...

Words: 1632 - Pages: 7

Free Essay

Hartley's Test Table

...Table Critical values for the Hartley test (right-sided) Level of significance = 0.01 k n-1 2 3 4 5 6 7 8 2 199 448 729 1036 1362 1705 2069 3 47.5 85 120 151 184 216* 249* 4 23.2 37 49 59 69 79 89 5 14.9 22 28 33 38 42 46 6 11.1 15.5 19.1 22 25 27 30 7 8.89 12.1 14.5 16.5 18.4 20 22 8 7.50 9.9 11.7 13.2 14.5 15.8 16.9 9 6.54 8.5 9.9 11.1 12.1 13.1 13.9 10 5.85 7.4 8.6 9.6 10.4 11.1 11.8 12 4.91 6.1 6.9 7.6 8.2 8.7 9.1 15 4.07 4.9 5.5 6.0 6.4 6.7 7.1 20 3.32 3.8 4.3 4.6 4.9 5.1 5.3 30 2.63 3.0 3.3 3.4 3.6 3.7 3.8 60 1.96 2.2 2.3 2.4 2.4 2.5 2.5 1.00 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 *The third-digit figures for n - 1 = 3 are uncertain. Level of significance = 0.05 k 5 6 7 8 202 266 333 403 50.7 62.0 72.9 83.5 25.2 29.5 33.6 37.5 16.3 18.7 20.8 22.9 12.1 13.7 15.0 16.3 9.70 10.8 11.8 12.7 8.12 9.03 9.78 10.5 7.11 7.80 8.41 8.95 6.34 6.92 7.42 7.87 5.30 5.72 6.09 6.42 4.37 4.68 4.95 5.19 3.54 3.76 3.94 4.10 2.78 2.91 3.02 3.12 2.04 2.11 2.17 2.22 1.00 1.00 1.00 1.00 9 2432 281* 97 50 32 23 17.9 14.7 12.4 9.5 7.3 5.5 3.9 2.6 1.0 10 2813 310* 106 54 34 24 18.9 15.3 12.9 9.9 7.5 5.6 4.0 2.6 1.0 11 3204 337* 113 57 36 26 19.8 16.0 13.4 10.2 7.8 5.8 4.1 2.7 1.0 12 3605 361* 120 60 37 27 21 16.6 13.9 10.6 8.0 5.9 4.2 2.7 1.0 n-1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12 15 20 30 60 2 39.0 15.4 9.6 7.15 5.82 4.99 4.43 4.03 3.72 3.28 2.86 2.46 2.07 1.67 1.00 3 87.5 27.8 15.5 10.8 8.38 6.94 6.00 5.34 4.85 4.16 3.54 2.95 2.40 1.85 1.00 4 142 39.2 20.6 13.7 10.4 8.44 7.18 6.31 5.67 4.79 4.01 3.29...

Words: 689 - Pages: 3