“Ở Nhật tất cả các nhóm, công ty, quốc gia đều nằm trong những cái hộp, và có thể lý giải dễ dàng hành động của người Nhật”.
(Người Nhật trong cái hộp - nhà kinh tế học Robert March)
Lời nhận xét của ông Robert March gần như đã tổng kết đầy đủ đặc trưng tính cách con người Nhật bản.
Đó là tính tập thể, chủ nghĩa tuyệt đối và coi trọng giao tiếp. 1. Tính tập thể.
Biểu hiện trước hết của tính tập thể chính là tinh thần đoàn kết
Nếu Một người Việt Nam có thể hơn 1 người Nhật Bản nhưng 3 người Việt Nam chưa chắc đã hơn 3 người Nhật.
Tại sao 3 người việt nam lại khó mà thắng nổi 3 người Nhật?
Nhật Bản-1 nền văn hóa thống nhất: 99% dân số là 1 dân tộc vì thế chỉ có 1 ngôn ngữ duy nhất, 98% theo 2 đạo Phật và Shindo. Nhật là quốc gia duy nhất ở phương Đông có sự đồng nhất gần như tuyệt đối về dân tộc và ngôn ngữ. Uớc muốn được hoà mình vào nhóm là phần căn bản trong tính cách người Nhật. vì nó mang lại cho họ cảm giác an toàn khi được thuộc về một nhón nào đó. Và chính họ đã đặt mình vào 1 trong những cái hộp ở trên.
Thứ hai, sống trong 1 tập thể họ sẽ đặt 2 chữ “chúng tôi” lên trên “tôi”, và có vẻ như cái tôi rất là mờ nhạt, cái tôi bên trong phải được kiềm chế hoặc che giấu. Họ luôn thảo luận và quyết định với sự nỗ lực của cả một tập thể. Họ phải đảm bảo tất cả mọi người đều có tiếng nói chung, phân chia công việc đều để mọi người không so đo, dù hơi chậm một chút. Và cũng chính vì tất cả đều nằm trong những cái hộp nên người nhật có thể dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ của người khác và do vậy không ai muốn có một cuộc thảo luận một cách triệt để như ở phương Tây. Dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, người Nhật luôn quan niệm tư tưởng
Tuy nhiên vì quá coi trọng tập thể nên 2 điểm trừ lớn trong tính cach người Nhât: * Thiếu tính độc lập. Hầu như không có người Nhật nổi tiếng nào có suy nghĩ, phát minh hoàn toàn độc lập và không chịu ảnh hưởng của xung quanh. Và mọi người hay tránh tự quyết định. * Thiếu sự rõ ràng . Điều này giải thích tại sao người nước ngoài lại nói người Nhật là “Không trả lời có hoặc không một cách rõ ràng” hay “luôn hỏi ý kiến của cấp trên”
Thứ ba là bổn phận cao. Người Nhật làm việc đến xong chứ không lo canh giờ về và phải xong một cách thực sự chứ không thấy hết giờ thì làm vội qua loa. Họ luôn cảm thấy cần làm tròn bổn phận phải đền đáp được những giúp đỡ đã nhận được và bảo vệ tập thể. 2. Chủ nghĩa tuyệt đối
Thứ nhất, họ quá để ý đến kỷ luật, thức bậc. Có lẽ trên thế giới ai cũng biết người Nhật rất tôn trọng kỷ luật. Tại các điểm du lịch trên thế giới hễ thấy một đòan người xếp hàng theo sau 1 hướng dẫn viên du lịch thì chắc chắn họ là người Nhật. Mặt khác, sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa tuyệt đối của người Nhât. Nó thể hiện mức độ hướng đến sự tuyệt đối của họ. Hầu hết khách sạn ở Nhật phòng không rộng lắm nhưng sự sạch sẽ của nhà vệ sinh thì phải nói trên cả tuyệt vời. Nhà vệ sinh ở những khách sạn lớn được trang bị các thiết bị khá hiện đại. Nếu ai đã một lần ở khách sạn Nhật sẽ dễ nhận ra điều này.
Thứ hai, người nhật rất tỷ mỉ cần cù, họ làm việc đến nơi đến chốn. Làm việc với họ, dù sai một chút cũng không được, phải tỉ mỉ làm đúng như yêu cầu. Chính vì vậy mà đồ máy móc điện tử công nghệ cao của họ rất bền. 3. Coi trọng giao tiếp.
Ai cũng thấy là người Nhật rất lễ nghĩa, chào nhau không phải một lần mà đôi khi năm lần bẩy lượ t và rất sẵn sàng nhận lỗi, hơi phiền người khác một chút là xin lỗi ngay).
Người Nhật tránh đưa ra một câu trả lời rõ ràng, tránh cam kết hoàn toàn và né tránh sự đối đầu trực diện. Điều đó không có nghĩa là gian giảo hay giả dối. Đó chỉ là cần phải sử dụng mặt nạ để giữ cho các mối quan hệ cá nhân được êm thấm và không bị xáo trộn. Họ mô tả tính cách này bằng 2 chữ TATEMAE, tức là vẻ bộc lộ bên ngoài và HONNE là những suy nghĩ thực sự bên trong. Điều này đã gân ra cho người nước ngoài cảm nhận rằng người Nhật có tính hai mặt và không bao giờ nói thật.
Sáu đây là cách chào hỏi đúng phong cách Nhật.
Kiểu chào hỏi: * Chào xã giao hằng ngày: Cúi gười khoảng 15 độ. * Chào hỏi có phàn trang trọng: Cúi người khoảng 30 độ. * Khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó: Cúi người khoảng 45 độ.
Kiểu cúi chào: * Kiểu Saikeirei: Cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, thê rhieejn sự kính trọng sâu sắc. * Kiểu cúi chào bình thường: Thân mình cúi xuống 20, 30 độ và giữ 2, 3 giây. * Kiểu khẽ cúi chào: Thân mình và đầu chỉ hơi cúi xuống khoảng 1 giấy.
Tư thế khi chào: Hai tay để bên hông đối với nam và hai tay chồng lên nhau để trước bụng đối với nữ.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu là chào trang trọng còn những lần sau chỉ khẽ cúi chào.
Chào hỏi nhân viên, giáo viên bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu gặp mặt.
Chú ý:
Ai thấy trước chào trước, người nhỏ tuổi, người cấp dưới chào trước.
Khi gặp đối tác, bạn bè hay bất kỳ ai, họ chỉ cúi đầu chào hỏi mà ko bắt tay. Chỉ khi gặp người nước ngoài thì họ mới bắt tay tỏ ra lịch sự và biết lễ nghĩa của nước đối phương.
Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó
Khi gặp nhau lần đầu, mang theo quà với mẫu mã, hình thức đẹp. Chú ý những món quà phải hợp với thời điểm khác nhau, như đồ ăn vào dịp lễ tháng 7; đồ uống và thiệp chúc mừng vào dịp năm mới…