Free Essay

Vietnam Productivity Report 2010 Final

In:

Submitted By MinhMinh19
Words 21716
Pages 87
TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM Vietnam Productivity Report

2010

Tháng 12 năm 2011

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................................. 6 NHỮNG ĐIỂM CHÍNH .................................................................................................................................................... 7 CHƯƠNG I - NĂNG SUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................... 8 1 TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010................ 8 1.1 1.2 2 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ............................................................................ 8 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Việt Nam ........................................ 11

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ............................................................................................................................... 14 2.1 2.2 2.3 Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 ........................................................ 14 Tốc độ tăng Năng suất lao động...................................................................................................... 20 So sánh với một số nước Châu Á và trong khu vực .................................................................. 22

CHƯƠNG II - NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP ................................................................................................. 25 1 2 3 4 5 TỐC ĐỘ TĂNG TFP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 ........................................................... 25 ĐÓNG GÓP CỦA TỐC ĐỘ TĂNG TFP VÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .......................................... 26 SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TFP CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á ............................ 28 SO SÁNH TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP CỦA TĂNG TFP VÀO TĂNG GDP CỦA VIỆT NAM VỚI MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỐC ĐỘ TĂNG TFP, TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT VỐN VÀ TỐC ĐỘ

MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á ........................................................................................................................................ 29 TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ........................................................................................................................... 31 CHƯƠNG III - MÔ HÌNH TĂNG NĂNG SUẤT VÀ CHƯƠNG TRÌNH NĂNG SUẤT QUỐC GIA ........... 37 1 2 3 4 ĐẶC ĐIỂM CỦA NĂNG SUẤT TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI NGÀY NAY ...................... 37 NHỮNG THÁCH THỨC MỚI TRONG CẢI TIẾN NĂNG SUẤT ........................................................... 38 HOẠT ĐỘNG NĂNG SUẤT - CHẤT LƯỢNG CỦA VIỆT NAM ........................................................... 40 CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM,

HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NĂM ĐẾN NĂM 2020” ............................................................ 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 44 PHỤ LỤC: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ........................................................................................................................ 45

1

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế và các khu vực kinh tế ........................................ 8 Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2010 .................................. 9 Bảng 1.3: Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người ...................................................................... 11 Bảng 1.4: Năng suất lao động theo giá thực tế của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 .......................... 14 Bảng 1.5: Lao động của nền kinh tế và các khu vực kinh tế ......................................................................... 15 Bảng 1.6: Năng suất lao động theo giá thực tế của các thành phần kinh tế ........................................ 16 Bảng 1.7: Tốc độ tăng NSLĐ của nền kinh tế và các khu vực kinh tế ........................................................ 20 Bảng 1.8: Tốc độ tăng Năng suất lao động của nền kinh tế và các thành phần kinh tế.................... 21 Bảng 2.1: Tốc độ tăng TFP của nền kinh tế giai đoạn 2001-2010............................................................... 25 Bảng 2.2: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vào tăng GDP giai đoạn 2001-2010 ............................. 27 Bảng 2.3: So sánh tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP của Việt Nam với một số nước Châu Á ........................................................................................................................................................................................... 29 Bảng 2.4 So sánh tốc độ tăng TFP, Năng suất vốn và Năng suất lao động............................................ 31

2

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế và các khu vực kinh tế ......................................... 8 Hình 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 ................................................................................................. 9 Hình 1.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thành phần kinh tế .............................................................. 10 Hình 1.4: So sánh tốc độ tăng GDP bình quân 2005-2009 của Việt Nam và một số nước Châu Á .............................................................................................................................................................................................. 10 Hình 1.5: GDP theo sức mua tương đương của Việt Nam và một số nước Châu Á năm 2009 ....... 11 Hình 1.6: Tốc độ tăng GDP/ đầu người theo giá thực tế................................................................................ 12 Hình 1.7: GDP/đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam và một số nước Châu Á năm 2009 .................................................................................................................................................................................... 12 Hình 1.8: Năng suất lao động theo giá thực tế năm 2009, 2010 ................................................................ 14 Hình 1.9: Tỷ trọng lao động giữa các khu vực kinh tế ..................................................................................... 15 Hình 1.10: Tỷ trọng GDP giữa các khu vực kinh tế ........................................................................................... 15 Hình 1.11: Sự tăng, giảm tỷ trọng lao động qua các thời kỳ ........................................................................ 15 Hình 1.12: Tỷ trọng lao động của các thành phần kinh tế ............................................................................. 16 Hình 1.13: NSLĐ nền kinh tế và các thành phần kinh tế ................................................................................ 16 Hình 1.14: Tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế ...................................................................................... 16 Hình 1.15: Tốc độ tăng NSLĐ của nền kinh tế và các khu vực kinh tế ...................................................... 20 Hình 1.16: Tốc độ tăng NSLĐ nền kinh tế và các thành phần kinh tế ....................................................... 21 Hình 1.17: Tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng LĐ và tốc độ tăng NSLĐ ........................................................... 22 Hình 1.18: Tốc độ tăng NSLĐ tại một số nước Châu Á năm 2010 .............................................................. 22 Hình 1.19: Năng suất lao động của một số nước Châu Á năm 2010 ........................................................ 23 Hình 2.1: Tốc độ tăng GDP, vốn, lao động và TFP giai đoạn 2001-2010 ................................................. 26 Hình 2.2: Đóng góp của các yếu tố vào tăng GDP ........................................................................................... 27 Hình 2.3: Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và một số nước Châu Á.............................................................. 28 Hình 2.4: So sánh tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP của Việt Nam với một số nước Châu Á ........................................................................................................................................................................................... 30 Hình 2.5: Tốc độ tăng Năng suất vốn, Năng suất lao động và TFP............................................................ 32 3

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

THÔNG TIN THAM KHẢO
A. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM ..................................................................................................... 13 B. NĂNG SUẤT THEO CÁCH TIẾP CẬN MỚI ........................................................................................................ 17 C. SỬ DỤNG CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT TRONG PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ ................................................... 19 D. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ....................................................................................................................................... 24 E. NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP (TFP) ............................................................................................................ 33 F. YẾU TỐ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TFP................................................................. 35

4

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSLĐ: TFP: GDP: GDP - PPP: GVA: NSCL: SPHH: KTXH: Vốn CĐ: LĐ: TPKT: KVKT: NLN,TS: CN&XD: DV: ĐTNN: APO: OECD: MPC: WEF: GCI: ISO: Năng suất lao động (Labour Productivity) Năng suất yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity) Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm trong nước theo sức mua tương đương (Gross Domestic Product at Purchasing Power Parity) Tổng giá trị gia tăng (Gross Value Added) Năng suất - Chất lượng Sản phẩm hàng hóa Kinh tế xã hội Vốn cố định Lao động Thành phần kinh tế Khu vực kinh tế Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ Đầu tư nước ngoài Tổ chức Năng suất Châu Á (Asian Productivity Organization) Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) Cơ quan Năng suất Malaysia (Malaysia Productivity Corporation) Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) Chỉ số cạnh tranh quốc gia (Global Competitiveness Index) Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization)

5

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

LỜI GIỚI THIỆU
Báo cáo Năng suất Việt Nam được Trung tâm Năng suất Việt Nam biên soạn lần thứ ba nhằm cung cấp thông tin và kết quả phân tích về các chỉ tiêu năng suất của Việt Nam giai đoạn 2008-2010. Báo cáo tập trung vào những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất nền kinh tế là Năng suất lao động, Năng suất vốn và Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP). Đây là báo cáo tiếp nối “Báo cáo Nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất Việt Nam giai đoạn 2001-2005” và “Báo cáo Nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam giai đoạn 20062007” do Trung tâm Năng suất Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Thống kê biên soạn. Dựa trên cách tiếp cận và phương pháp tính toán của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) cũng như các số liệu tham khảo từ các nguồn nghiên cứu của APO, cuốn “BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010” tiếp tục gửi đến độc giả các thông tin tham khảo hữu ích về khái niệm năng suất, chỉ tiêu năng suất, thực trạng năng suất của nền kinh tế, các khu vực kinh thế và các thành phần kinh tế có sự so sánh với một số nước Châu Á và trong khu vực.

TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM

6

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
1. Năm 2009, Năng suất lao động của nền kinh tế đạt 34,74 triệu đồng/ 1 lao động, năm 2010 đạt 40,39 triệu đồng/ 1 lao động; trong đó Năng suất lao động của khu vực Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản đạt 17,6 triệu đồng/ 1 lao động, khu vực Công nghiệp và Xây dựng đạt cao nhất là 76,58 triệu đồng/ 1 lao động, khu vực Dịch vụ đạt 52,28 triệu đồng/ 1 lao động. 2. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng Năng suất lao động của nền kinh tế đạt 4,12% bình quân năm; tăng chậm hơn so với giai đoạn 2001-2005. Năm 2009, tốc độ tăng Năng suất lao động là 2,49%, năm 2010 tốc độ tăng Năng suất lao động đạt mức 3,94%. Trong những năm 2005-2007, Năng suất lao động tăng nhanh đạt mức 5,5%/ 1 năm, tuy nhiên đến 2008, 2009 đã giảm nhịp độ đáng kể, đến năm 2010 mới có dấu hiệu tăng nhanh trở lại. 3. Năm 2010, Năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt mức 2.072 USD/ 1 người lao động (quy đổi ra Đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái năm 2010), đứng ở mức thấp nhất trong số các nước Châu Á được so sánh như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines. Tốc độ tăng Năng suất của Việt Nam năm 2010 mới chỉ đạt 3,94%, trong khi các nước láng giềng đều có mức tăng rất nhanh (trên 5%). Vì vậy, nếu không có những tác động tích cực, Việt Nam khó có thể bắt kịp được tăng trưởng năng suất với các nước trong khu vực. 4. Năng suất yếu tố tổng hợp - TFP tăng nhanh vào năm 2005-2006, chậm dần từ 2007 đến 2010. Năm 2009, tốc độ tăng TFP ở mức âm (- 0,34%), năm 2010 tăng trở lại nhưng vẫn ở mức tăng chậm đạt 1,31%. Bình quân giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng TFP đạt mức 1,39%. 5. Tốc độ tăng GDP những năm qua tương đối cao nhưng phần đóng góp vào tăng GDP chủ yếu là do tăng vốn cố định (chiếm đến 55% trong giai đoạn 2001-2010). Phần đóng góp của tăng lao động đứng ở vị trí thứ hai (chiếm 25,21% giai đoạn 2001-2010), còn phần đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP có tỷ trọng thấp, chỉ chiếm 19,15%. Tốc độ tăng TFP và đóng góp của tăng TFP vào GDP thấp đi rõ rệt vào năm 2008, 2009, phục hồi vào năm 2010. 6. Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP của các nước phát triển thường trên 50%, còn các nước đang phát triển cũng đạt mức trung bình từ 30-35%. Trong giai đoạn 20032010, tốc độ tăng TFP của Việt Nam là 1,42% và đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP là 19,6%. Khi được so sánh với một số nước đã và đang phát triển ở Châu Á, tốc độ tăng TFP của Việt Nam chậm và đóng góp vào tăng GDP tương đối thấp. 7. Những năm qua, Việt Nam vẫn tập trung tăng cường sử dụng lao động vào huy động sử dụng vốn là chủ yếu, chưa có nhiều đóng góp của các yếu tố như trình độ công nghệ, chất lượng lao động, công nghệ quản lý … vào tăng trưởng kinh tế.

7

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

CHƯƠNG I - NĂNG SUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1 TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20062010 1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Tăng trưởng GDP bình quân gian đoạn 20062010 đạt 6,92%. Trong đó khu vực Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao. Khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản có tốc độ tăng trưởng chậm và chậm dần trong những năm gần đây. Trong những năm từ 2005 đến 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất. Đến 2008, 2009 và tiếp tục 2010, tốc độ tăng trưởng chậm lại. Trong những năm này, một trong những lý do ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 tác động tới kinh tế Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Cùng với đó, các khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghiệp và Xây dựng, Dịch vụ Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 06 - 10 Nền kinh tế 6,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 6,92
NNLN, Thủy sản Công nghiệp, Xây dựng

đều suy giảm, dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm. Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế và các khu vực kinh tế ĐVT: %

Dịch vụ

4,63 4,02 3,69 3,76 4,86 1,82 2,78 3,21

10,07 10,69 10,38 10,22 5,98 5,52 7,70 7,69

5,32 8,48 8,29 8,85 7,37 6,63 7,52 7,69

Nguồn: Niên giám thống kê 2010 - Tổng cục Thống kê, phát hành năm 2011

Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế và các khu vực kinh tế
12 10 8 6 4 2 0 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 % Nền kinh tế Khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản Khu vực công nghiệp và xây dựng Khu vực dịch vụ

8

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Năm 2010, tốc độ tăng GDP nền kinh tế đạt 6.78%, khu vực Công nghiệp và Xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 7,7%, tiếp đó là khu vực dịch vụ đạt 2,78% (hình 1.2). Bình quân giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng GDP của nền kinh tế đạt 6,92%, trong đó khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản đạt 3,21%, khu vực Công nghiệp và Xây dựng đạt 7,69% và khu vực Dịch vụ đạt 7,69%. Nếu xét về cơ cấu GDP của các khu vực kinh tế, thì tỷ trọng GDP của khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản chiếm 20,58%; khu vực Công nghiệp và Xây dựng chiếm 41,09%; khu vực dịch vụ chiếm 38,33%. Hình 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010
Khu vực dịch vụ Khu vực công nghiệp… Khu vực nông lâm… Nền kinh tế 2.78 6.78 7.52 7.7

Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2010 ĐVT: % Nền kinh tế 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 6,92 TPKT nhà nước 7,37 6,17 5,91 4,36 3,99 4,62 4,94 TPKT ngoài nhà nước 8,21 8,44 9,37 7,47 6,52 8,09 7,92 TPKT có vốn ĐT NN 13,22 14,33 13,04 7,85 4,81 8,12 8,95

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 06-10

Nguồn: Niên giám thống kê 2009, 2010 TPKT có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 cao, đạt 8,95% bình quân/ năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPKT nhà nước đạt 4,94% và của TPKT ngoài nhà nước đạt 7,92%. Xét về xu hướng, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại vào năm 2008, 2009 và dần phục hồi đà tăng trưởng vào năm 2010 của cả nền kinh tế và ba thành phần kinh tế. Đối với TPKT có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng cũng có xu hướng giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây. TPKT ngoài nhà nước, là thành phần kinh tế có tỷ trọng GDP và tỷ trọng lao động cao (87,5%) vẫn có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. TPKT nhà nước có tốc độ tăng trưởng chậm và chậm dần (hình 1.3). 9

Xét theo khía cạnh thành phần kinh tế, về cơ bản, nền kinh tế có 3 thành phần kinh tế chính: Kinh tế nhà nước, Kinh tế ngoài nhà nước, TPKT có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cơ cấu GDP của các thành phần kinh tế như sau: TPKT kinh tế nhà nước chiếm 33,7% GDP, TPKT kinh tế ngoài nhà nước chiếm 47,5% GDP, TPKT có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 18,7% GDP năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng sau:

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Hình 1.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thành phần kinh tế
16 14 12 10 8 6 4 2 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TP KT ngoài Nhà nước TP KT có vốn đầu tư trực tiếp NN % Nền kinh tế TP KT Nhà nước

Nếu so sánh tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2005-2009 của Việt Nam với một số nước Châu Á, thì tốc độ tăng GDP của Việt Nam tương đối cao, hơn hầu hết các nước, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Lào (hình 1.4). Nhìn vào tốc độ tăng GDP của các nước, có thể nhận thấy, các nước đang phát triển có tốc độ tăng GDP khá cao, như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ. Các nước đã phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tổng sản phẩm trong nước năm 2009 của Việt Nam đạt 1650,4 nghìn tỷ đồng và đạt 1980,9 nghìn tỷ đồng năm 2010. Quy đổi sang Đô la Mỹ, GDP đạt ước chừng 240 tỷ Đô la Mỹ theo sức mua tương đương tại giá thị trường cố định năm 2005. Nếu so sánh về quy mô nền kinh tế, có thể nhận thấy GDP của Việt Nam so với các nước phát triển còn có khoảng cách khá lớn. GDP tính theo sức mua tương đương của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực (hình 1.5). 10

Hình 1.4: So sánh tốc độ tăng GDP bình quân 2005-2009 của Việt Nam và một số nước Châu Á
Trung Quốc Ấn Độ Lào Việt nam Indonesia Malaysia Singapore Philippines Thái Lan Nhật Bản Hàn Quốc 8.43 7.72 7.23 5.59 4.39 4.17 3.74 3.66 2.56 2.17 11.22

Nguồn: Số liệu trong Niên giám thống kê 2010 - Tổng cục Thống kê

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Hình 1.5: GDP theo sức mua tương đương của Việt Nam và một số nước Châu Á năm 2009
Trung Quốc Nhật Bản Ấn Độ Hàn Quốc Indonesia Thái Lan Malaysia Philippines Việt Nam Singapore Lào 0
Lào GDP-PPP (tỷ $) 13.3

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000
Ấn Độ 3392.1

8000
Nhật Bản 4122.7

9000
Trung Quốc 8515.6

Singapore Việt Nam Philippines Malaysia 237.2 239.3 305.1 373.4

Thái Lan Indonesia Hàn Quốc 525.9 891.9 1240.5

Nguồn: Báo cáo Năng suất của Tổ chức Năng suất Châu Á 2011 (APO Productivity databook 2011). 1.2 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Việt Nam Bảng 1.3: Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người Tiền Việt Nam theo giá thực tế (nghìn đồng) 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 5689 10185 11694 13580 17446 19278 22787 Ngoại tệ, theo tỷ giá hối đoái bình quân (USD) 402 642 731 843 1052 1064 1169 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Việt Nam đạt gần 19,3 triệu đồng vào năm 2009 - tương đương 1064 Đô la Mỹ, năm 2010 đạt gần 23 triệu đồng - tương đương 1169 đô la Mỹ. Với mức thu nhập này, Việt Nam đã chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Nếu quy đổi theo sức mua tương đương, GDP/ đầu người của Việt Nam đạt 2292 đô la Mỹ. So sánh với một số nước Châu Á, GDP/ đầu người của Việt Nam đạt mức thấp, chỉ đứng trên Lào, còn kém xa nhiều nước trong khu vực. Nếu so sánh với các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, GDP/ đầu người của Singapore cao gấp 17 lần Việt Nam,

Năm

Nguồn: Niên giám thống kê 2010 - Tổng cục Thống kê, phát hành năm 2011 11

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Nhật Bản cao gấp 11 lần Việt Nam và Hàn Quốc cao gấp 9 lần Việt Nam. Còn so sánh với các nước láng giềng đang phát triển như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines thì GDP/ đầu người của Malaysia cao gấp 4,5 lần Việt Nam, Thái Lan cao gấp 2,7 lần Việt Nam, Indonesia cao gấp 1,4 lần và Philippines cao gấp 1,2 lần GDP/đầu người của Việt Nam. Thống kê của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) trong vòng 25 năm qua cho thấy khoảng cách thu nhập của người Việt Nam với mức trung bình của các nước đang phát triển tại Châu Á ngày một xa. Năm 1985, thu nhập của người lao động Việt Nam gần như tương đương với các quốc gia cùng trình độ phát triển khác tại Châu Á (khoảng 400 - 500 USD theo tỷ giá vào thời điểm đó). Nếu giữ nguyên tỷ giá tại kỳ gốc này, thu nhập của Việt Nam đang thấp hơn trung bình của các nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á khoảng 2000 USD. Như vậy, khoảng cách về Tổng sản phẩm trong nước trên đầu người của Việt Nam và các nước trong khu vực còn khá xa, đòi hỏi những nỗ lực hơn nữa của nền kinh tế để bắt kịp sự phát triển của thế giới và khu vực. Hình 1.6: Tốc độ tăng GDP/ đầu người theo giá thực tế

Hình 1.7: GDP/đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam và một số nước Châu Á năm 2009
Singapore Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia Thái Lan Trung Quốc Indonesia Philippines Ấn Độ Việt Nam Lào 13493 8056 6914 4149 3514 3287 2992 2264 32620 28036 50795

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận những cố gắng, nỗ lực cải thiện chỉ tiêu này của cả nền kinh tế. Nếu năm 2000, GDP/ đầu người của Việt Nam mới đạt 5,6 triệu đồng, tương đương 402 Đô la Mỹ, thì đến 2010, đã tăng gần như gấp 4 lần, đạt tới 23 triệu đồng, tương đương 1169 Đô la Mỹ. Tốc độ tăng GDP/ đầu người được thể hiện trong hình 1.6. Tốc độ tăng bình quân đạt tới 17% trong vòng 6 năm qua. Con số này được xem là một bước tiến lớn trong những năm gần đây, giúp Việt Nam bước vào ngưỡng thu nhập trung bình.

30 25 20 15 10 5 0

%

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 t 8.95 15.14 14.81 16.13 28.47 10.5 18.2

12

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

A. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF cho thấy, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo 2009-2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2008-2009. Cùng với sự cải thiện điểm số này, thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu đã tăng lên vị trí thứ 59 trong tổng số 139 nền kinh tế được xếp hạng trong báo cáo năm nay, từ vị trí 75/133 trong báo cáo năm 2009, và vị trí 70/134 của báo cáo năm 2008. Ở hạng mục Yêu cầu cơ bản, Việt Nam đạt điểm số 4,4 và xếp hạng thứ 74; ở hạng mục Các nhân tố cải thiện hiệu quả, điểm số dành cho Việt Nam là 4,2, tương đương vị trí thứ 57; còn ở hạng mục Các nhân tố về sáng tạo và phát triển, Việt Nam đạt 3,7 điểm, xếp thứ 53. Khi đánh giá các yếu tố trong từng trụ cột, WEF xếp Việt Nam ở các vị trí khá cao ở các yếu tố như: tiền lương và năng suất (hạng 4/139), mức độ tin tưởng của dân chúng vào các chính trị gia (32), mức độ đáng tin cậy của lực lượng cảnh sát (41), hệ thống điện thoại cố định (35), sự phủ sóng Internet tại trường học (49), tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (17), trình độ của người tiêu dùng (45), mức độ tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động (20), khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán (35), FDI và chuyển giao công nghệ (31), quy mô thị trường nội địa (39), quy mô thị trường nước ngoài (29)… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những yếu tố mà Việt Nam gần ở cuối bảng như: mức độ bảo vệ các nhà đầu tư (133), gánh nặng thủ tục hành chính (120), năng lực kiểm toán và tiêu chuẩn báo cáo (119), chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung (123), cân bằng ngân sách chính phủ (126), thời gian thành lập doanh nghiệp (118), quyền sở hữu của nước ngoài (114), mức độ sẵn có của công nghệ tân tiến nhất (102)… WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế. Tuy cải thiện hơn so với báo cáo năm trước, nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo WEF vẫn thấp hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (5,5 điểm/hạng 3), Malaysia (4,9 điểm/hạng 26), Brunei (4,8 điểm/hạng 28), Thái Lan (4,5 điểm/hạng 38), Indonesia (4,4 điểm/hạng 44).

13

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

2

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Hình 1.8: Năng suất lao động theo giá thực tế năm 2009, 2010
2009 2010 76.58 69.79 52.28 47.46

2.1 Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 Bảng 1.4: Năng suất lao động theo giá thực tế của Việt Nam giai đoạn 2005-2010
NSLĐ (Triệu đồng/người) Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nền kinh tế 12,61 19,62 22,15 25,30 31,96 34,74 40,39 Khu vực NLN, TS 4,36 7,47 8,16 9,72 13,57 14,09 17,06 Khu vực CN&XD 38,43 45,75 47,84 55,39 65,84 69,79 76,58 Khu vực Dịch vụ 23,95 27,29 33,19 34,36 42,78 47,46 52,28

40.39 34.74 17.06 14.09

Nền kinh tế Khu vực NLN,TS

Khu vực Khu vực DV CN-XD

Qua bảng số liệu có thể thấy, Năng suất lao động trong khu vực Công nghiệp và Xây dựng đạt mức cao nhất, Năng suất lao động trong khu vực Dịch vụ đạt mức tương đối cao, Năng suất lao động trong khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản đạt mức thấp nhất, mà ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động nên kéo theo Năng suất lao động chung của nền kinh tế đạt mức thấp. Xét theo tỷ trọng lao động của các khu vực kinh tế, thì lao động trong khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản chiếm khoảng 49% toàn bộ lao động của nền kinh tế; khu vực Công nghiệp và Xây dựng chiếm khoảng 22% và khu vực Dịch vụ chiếm 29%. Nhưng xét theo tỷ trọng GDP thì khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản chiếm 21% GDP; khu vực Công nghiệp và Xây dựng chiếm 41% GDP và khu vực Dịch vụ chiếm 38% GDP.

Ghi chú: Số liệu được tính toán từ dữ liệu trong Niên giám thống kê 2010, Tổng cục Thống kê. Năng suất lao động tính theo giá thực tế được tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho số lao động bình quân của nền kinh tế. Năm 2009, Năng suất lao động của nền kinh tế đạt 34,74 triệu đồng/ 1 lao động, năm 2010 đạt 40,39 triệu đồng/ 1 lao động; trong đó Năng suất lao động của khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản đạt 17.6 triệu đồng/ lao động, khu vực Công nghiệp và Xây dựng đạt cao nhất là 76,58 triệu đồng/ 1 lao động, Khu vực Dịch vụ đạt 52,28 triệu đồng/ 1 lao động. Nếu quy đổi ra Đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó, thì Năng suất lao động của nền kinh tế đạt 1915 USD/ lao động năm 2009 và 2072 USD/ 1 lao động năm 2010.

14

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Hình 1.9: Tỷ trọng lao động giữa các khu vực kinh tế

Hình 1.10: Tỷ trọng GDP giữa các khu vực kinh tế
Khu vực NLN,TS 21%

Khu vực DV 29% Khu vực CN-XD 22%

Khu vực NLN,TS 49%

Khu vực DV 38% Khu vực CN-XD 41%

Bảng 1.5: Lao động của nền kinh tế và các khu vực kinh tế
Lao động (1000 người) Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nền kinh tế 37075,3 42774,9 43980,3 45208,0 46460,8 47743,6 49048,5 Khu vực NLN, TS 25300,2 23563,2 24349,9 23931,5 24303,4 24605,9 23896,3 Khu vực CN - XD 4489,8 7524,0 8459,4 8565,2 8985,5 9561,6 10630,0 Khu vực Dịch vụ 7285,3 11687,7 11171,0 12711,3 13171,9 13576,1 14522,2

Dựa vào số lượng lao động qua các năm, có thể thấy, tỷ trọng lao động của các khu vực kinh tế thể hiện xu hướng biến động rất rõ nét, đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản sang khu vực Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ; Đây là kết quả của chủ trương chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, chuyển lao động từ những ngành có Năng suất lao động thấp sang những ngành có Năng suất lao động cao, tiến tới nước ta về cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020.

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Hình 1.11: Sự tăng, giảm tỷ trọng lao động qua các thời kỳ
0.8 0.7 Tỷ trọng lao động (%) 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khu vực NLN,TS Khu vực CN-XD Khu vực DV

15

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Nếu phân chia theo các thành phần kinh tế, Năng suất lao động của các thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.6: Năng suất lao động theo giá thực tế của các thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng/người
NSLĐ nền kinh tế 19,62 22,15 25,30 31,96 34,73 40,39 NSLĐ TPKT nhà nước 64,86 74,08 82,37 104,30 115,82 133,18 NSLĐ TPKT ngoài nhà nước 10,43 11,78 13,64 17,22 18,77 22,20 NSLĐ TPKT có vốn ĐT NN 120,59 118,38 131,48 161,53 188,62 218,05

triệu đồng/ người, mà hai thành phần này chiếm tỷ trọng GDP vào tỷ trọng lao động cao, nên tác động chủ yếu tới Năng suất lao động chung của cả nền kinh tế. Hình 1.13: NSLĐ nền kinh tế và các thành phần kinh tế
250 200 150 100 50 0 40.39
Nền Kinh TPKT Nhà tế nước

Năm

218.05 133.18 22.2
TPKT TPKT có ngoài vốn ĐT Nhà trực tiếp nước NN

2005 2006 2007 2008 2009 2010

2009 2010

Ghi chú: số liệu được tính toán dựa trên số liệu về GDP và lao động của các thành phần kinh tế trong Niên giám thống kê 2010. Hình 1.12: Tỷ trọng lao động của các thành phần kinh tế

Hình 1.14: Tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế

TPKT có vốn ĐT NN 19% TPKT ngoài Nhà nước 47%

TPKT Nhà nước 34%

TPKT có vốn ĐT NN 4%

TPKT ngoài Nhà nước 86%

TPKT Nhà nước 10%

Năng suất lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất 218 triệu đồng đồng/ người. Năng suất lao động của thành phần kinh tế ngoài nhà nước thấp nhất, đạt 22 triệu đồng/ người năm 2010; NSLĐ thành phần kinh tế nhà nước đạt 113 16

Theo tỷ trọng lao động các thành phần kinh tế, thì tỷ trọng lao động của thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm đến 86% tổng số lao động trong toàn bộ nền kinh tế, nhưng đóng góp vào GDP của nền kinh tế chỉ chiếm 47%. Như vậy, để thúc đẩy năng suất của nền kinh tế cần chú trọng tới Năng suất lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, khu vực chiếm số đông lao động của nền kinh tế.

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

B. NĂNG SUẤT THEO CÁCH TIẾP CẬN MỚI
Theo khái niệm năng suất cổ điển thì năng suất có nghĩa là Năng suất lao động hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối cảnh kinh tế cụ thể, nên trong giai đoạn đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố được coi trọng nhất. Ở giai đoạn này, người ta thường hiểu năng suất đồng nghĩa với Năng suất lao động. Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác như vốn, năng lượng và nguyên vật liệu cũng được xét đến trong khái niệm năng suất để phản ánh tầm quan trọng và đóng góp của nó trong doanh nghiệp. Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Năng suất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuất “nhiều hơn” với “chi phí thấp hơn”. Đây là thời điểm Adam Smith và Frederick Taylor tập trung vào việc phân chia lao động, xác định và tiêu chuẩn hoá các phương pháp làm việc tốt nhất để đạt được hiệu suất làm việc cao hơn. Tuy nhiên, quan điểm năng suất như vậy mới chỉ dừng lại ở năng suất nguồn lực và đó chỉ là một khía cạnh của năng suất. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong nhiều năm đã đưa ra quan điểm tiến bộ hơn về năng suất, đó là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn lực: vốn, đất đai, nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin và thời gian chứ không chỉ bó hẹp trong yếu tố lao động. Nhưng nếu chỉ dừng ở quan điểm như vậy thì năng suất chỉ xét đến các yếu tố đầu vào mà chưa đề cập đến giá trị đầu ra. Mà đầu ra là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay. Vì năng suất là một quan điểm nên mỗi người sẽ có cách hiểu về nó khác nhau tuỳ thuộc vào những khía cạnh mà họ nhìn nhận tới và quan tâm tới. Khái niệm năng suất theo cách tiếp cận mới Định nghĩa năng suất theo đúng bản chất được hiểu một cách hết sức đơn giản. Đó là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng. Theo cách định nghĩa này thì nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa hoá đầu ra và giảm thiểu đầu vào. Thuật ngữ đầu vào, đầu ra được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội. Đối với doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất kinh doanh, giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp vĩ mô thường sử dụng tổng sản phẩm trong nước (GDP) là đầu ra để tính năng suất.

17

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Đầu vào trong khái niệm này được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra như lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, kỹ năng quản lý. Như vậy, nói về năng suất, nhất thiết phải đề cập tới 2 khía cạnh, khía cạnh đầu vào và đầu ra. Khía cạnh đầu vào thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Khía cạnh đầu ra thể hiện giá trị sản phẩm và dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, năng suất được gắn chặt với các hoạt động kinh tế. Nó được hiểu là làm sao để tạo ra nhiều đầu ra hơn với lượng đầu vào hạn chế. Cải tiến năng suất cho phép tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống người dân. Đối với các doanh nghiệp, cải tiến năng suất làm tăng khả năng cạnh tranh thông qua sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra nhiều đầu ra hơn. Cải tiến năng suất còn có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã hội với cách hiểu tạo ra nhiều của cải hơn, thu nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt hơn. Năng suất còn được hiểu là một tư duy hướng tới thói quen cải tiến và vận dụng những cách thức để biến mong muốn thành các hành động cụ thể. Theo cách tiếp cận này, năng suất là không ngừng cải tiến để vươn tới sự tốt đẹp hơn. Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào các nỗ lực cá nhân và tập thể không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỷ luật, các hoạt động phát huy tinh thần sáng tạo cũng như việc quản lý công việc tốt hơn, phương pháp làm việc tốt hơn, giảm thiểu chi phí, giao hàng đúng hạn, hệ thống và công nghệ tốt hơn để đạt được sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

18

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

C. SỬ DỤNG CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT TRONG PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ
Ở cấp độ nền kinh tế, theo đặc tính có thể chia chỉ tiêu kinh tế thành 2 chỉ tiêu chính: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên đầu người và Cơ cấu nền kinh tế. Để hiểu rõ hiệu quả tương ứng của nền kinh tế, GDP/đầu người có thể được chia thành 2 yếu tố cấu thành: Năng suất lao động và tỷ lệ sử dụng lao động. Năng suất lao động được tính bằng GDP trên 1 lao động và Tỷ lệ sử dụng lao động được tính là tỷ lệ số lao động đang làm việc trên tổng dân số. Vì vậy sự tăng trưởng GDP/đầu người có thể do tăng Năng suất lao động hoặc do tăng tỷ lệ sử dụng lao động. Việc cải tiến Năng suất lao động nền kinh tế là sự kết hợp 2 nỗ lực: tăng năng suất của các khu vực kinh tế (nỗ lực của bản thân ngành kinh tế) và sự phân bổ lại nguồn lực của nền kinh tế từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao (tác động liên ngành). Các ngành năng suất cao chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế và chuyển hiệu quả toàn nền kinh tế sang hướng Năng suất lao động cao hơn. Đối với nền kinh tế ở giai đoạn mới phát triển, năng suất đạt được thông qua chuyển dịch cơ cấu có ý nghĩa rất lớn. Điều này cho thấy sự cần thiết của chỉ tiêu quan trọng thứ hai thể hiện giai đoạn phát triển của nền kinh tế được gọi là: Cơ cấu kinh tế. Qua lịch sử phát triển kinh tế có thể nhận thấy, sự phát triển kinh tế gắn liền với sự huy động nguồn lực và lao động từ ngành nông nghiệp có Năng suất lao động thấp sang ngành công nghiệp có Năng suất lao động cao hơn. Việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa là hai quá trình song hành với sự phát triển kinh tế. Đối với nền kinh tế đã phát triển, đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, các ngành dịch vụ thường chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70% hoặc hơn) trong nền kinh tế. Vì vậy, cơ cấu nền kinh tế không chỉ chỉ ra giai đoạn phát triển kinh tế ở một thời điểm nhất định mà còn thể hiện phạm vi tiềm năng tăng Năng suất lao động. Có rất nhiều phương pháp đo năng suất khác nhau. Sự lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào mục đích của đo lường năng suất và sự sẵn có của các dữ liệu. Về cơ bản các chỉ số năng suất được phân loại thành năng suất một yếu tố (mối quan hệ giữa đầu ra với một yếu tố đầu vào) hoặc năng suất các yếu tố tổng hợp – (mối quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các yếu tố đầu vào hay còn gọi là TFP).Các chỉ số năng suất không độc lập với nhau, ví dụ, có thể nhận biết yếu tố chủ đạo tác động tới tăng Năng suất lao động, đó là tốc độ tăng TFP. Vì vậy khi phân tích năng suất cần kết hợp nhiều chỉ tiêu để có thể phản ánh đầy đủ và toàn diện năng suất nền kinh tế.

19

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

2.2 Tốc độ tăng Năng suất lao động Bảng 1.7: Tốc độ tăng NSLĐ của nền kinh tế và các khu vực kinh tế
Tốc độ tăng NSLĐ (%) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Bq 01-05 Bq 06-10 Bq 01-10 Nền kinh tế Khu vực NLN,TS Khu vực CN-XD Khu vực Dịch vụ

Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng Năng suất lao động của nền kinh tế đạt 4,12% bình quân năm; tăng chậm hơn so với giai đoạn 2001-2005. Tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế Nông Lâm nghiệp, Thủy sản đạt 3,09%; Tốc độ tăng Năng suất lao động của khu vực Công nghiệp và Xây dựng đạt 0,73% và tốc độ tăng Năng suất lao động của khu vực Dịch vụ đạt 3,16% một năm. Như vậy, tại khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản mặc dù Năng suất lao động thấp nhưng tốc độ tăng khá nhanh và tăng đều qua các năm từ 2001 đến 2010.

3,8 4,09 4,34 4,74 5,41 5,26 5,51 3,44 2,49 3,94 4,47 4,12

1,61 9,86 3,51 3,57 8,27 0,31 5,81 3,08 0,57 5,83 5,32 3,09

3,79 -13,58 0,61 1,47 6,15 -1,82 8,86 1,02 -0,83 -3,13 -0,57 0,73

-0,41 -7,21 0,7 2,72 -8,69 13,29 -4,3 3,62 3,46 0,51 -2,68 3,16

4,65 4,52 0,18 0,55 Ghi chú: số liệu được tính toán dựa trên dữ liệu về GDP theo giá thực tế, số lượng lao động trong Niên giám thống kê 2010.

Hình 1.15: Tốc độ tăng NSLĐ của nền kinh tế và các khu vực kinh tế
15 10 5 0 2001 -5 -10 -15 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 % Nền kinh tế NLN,TS CN - XD Dịch vụ

20

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Qua biểu đồ “Tốc độ tăng NSLĐ của nền kinh tế và các khu vực kinh tế” có thể thấy, tốc độ tăng Năng suất lao động chung của nền kinh tế có tốc độ tăng đều và ổn định từ năm 2001 đến 2010 xung quanh mức 5%, có chậm lại vào năm 2008, 2009 nhưng tăng nhanh trở lại vào năm 2010. Tốc độ tăng Năng suất lao động của khu vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản cho thấy xu hướng tương đối khả quan, có tốc độ tăng cao, nhưng có 2 năm chững lại là năm 2006 và năm 2009, tuy nhiên tăng cao trở lại vào năm 2010. Tốc độ tăng Năng suất lao động của khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng, giảm không ổn định, năm 2006 suy giảm, năm 2007 phục hồi tốc độ tăng, nhưng đến năm 2008 , 2009 và 2010 có xu hướng chậm và giảm rõ rệt. Tốc độ tăng Năng suất của khu vực Dịch vụ tăng, giảm thất thường, và cũng tương tự như khu vực Công nghiệp và Xây dựng, có xu hướng tăng chậm dần trong những năm gần đây.

Bảng 1.8: Tốc độ tăng Năng suất lao động của nền kinh tế và các thành phần kinh tế
Nền kinh tế 5,26 5,51 3,44 2,49 3,94 4,13 TPKT nhà nước 7,31 4,36 2,93 4,38 5,08 4,81 TPKT ngoài nhà nước 5,39 6,79 4,65 2,70 4,90 4,89 TPKT có vốn ĐTNN -3,86 -4,38 -0,58 16,52 -3,10 0,92

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 06-10

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Niên giám thống kê 2010 Xét theo xu hướng tăng giảm Năng suất lao động của các thành phần kinh tế, có thể nhận thấy, Năng suất lao động của TPKT có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng giảm đi rõ rệt; Năng suất lao động của TPKT nhà nước có xu hướng tăng chậm lại, Năng suất lao động của TPKT ngoài nhà nước có xu hướng tăng nhanh, dẫn đến Năng suất lao động nền kinh tế vẫn tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy những chính sách của nhà nước chú trọng tới sự phát triển của thành phần kinh tế chiếm đa số trong lực lượng lao động này.

Hình 1.16: Tốc độ tăng NSLĐ nền kinh tế và các thành phần kinh tế
20 15 10 5 0 2006 -5 -10 2007 2008 2009 2010 % NSLĐ Nền kinh tế NSLĐ TPKT Nhà nước NSLĐ TPKT ngoài Nhà nước NSLĐ TPKT có vốn ĐT NN

21

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Hình 1.17: Tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng LĐ và tốc độ tăng NSLĐ
10.00 8.00 6.00 % 4.00 2.00 0.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 tốc độ tăng GDP Tốc độ tăng LĐ Tốc độ tăng NSLĐ

Xét tương quan giữa tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng lao động và tốc độ tăng Năng suất lao động trong vòng 10 năm trở lại đây của nền kinh tế Việt Nam, có thể nhận thấy, hàng năm, nền kinh tế được cung ứng thêm 1 lực lượng lao động với tốc độ tăng ổn định khoảng 2,5%. Tốc độ tăng năng suất, tương ứng là tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định, nhanh chậm theo từng năm. 2.3 So sánh với một số nước Châu Á và trong khu vực Hình 1.18: Tốc độ tăng NSLĐ tại một số nước Châu Á năm 2010
Singapore Trung Quốc Ấn Độ Thái Lan Malaysia Hàn Quốc Nhật Bản Philippines Việt Nam Indonesia 6.65 5.94 5.78 4.94 4.12 3.99 3.94 2.81 9.97 11.78

Tốc độ tăng Năng suất lao động của Việt Nam vào năm 2009 là 2,49%, và năm 2010 đạt mức 3,94%. Trong những năm 2005-2007, Năng suất lao động tăng nhanh đạt mức 5,5 %/ 1 năm, tuy nhiên đến 2008, 2009 đã giảm nhịp độ đáng kể, đến năm 2010 mới có dấu hiệu tăng nhanh trở lại. Nhưng nếu so sánh mới một số nước Châu Á và trong khu vực, thì với tốc độ tăng Năng suất lao động là 3,94%, Việt Nam có tốc độ tăng chậm hơn hầu hết các nước, chỉ nhanh hơn Indonesia (hình 1.18). Trong số các nước Châu Á, năm 2010, Singapore được ghi nhận là nước có tốc độ tăng năng suất cao nhất đạt 11,78%, tiếp đến là Trung Quốc 9,97%. Các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc có tốc độ tăng Năng suất lao động lần lượt là 4,12% và 4,94%. Xét về mức Năng suất lao động, năm 2010, Năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt mức 2072 USD/ 1 người lao động (quy đổi ra Đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái năm 2010), đứng ở mức thấp nhất trong số các nước Châu Á được so sánh.

Nguồn: Báo cáo Năng suất của APO; Báo cáo Năng suất năm 2010 của Malaysia.

22

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Nếu so sánh với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì Năng suất lao động của Nhật Bản cao gấp 39 lần Việtnam, Năng suất lao động của Singapore cao gấp 26 lần Việt Nam và Năng suất lao động của Hàn Quốc cao gấp 16 lần Việt Nam. So sánh với các nước đang phát triển trong khu vực thì Năng suất lao động của Malaysia cao gấp tới 6,5 lần của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc cũng cao gấp 2 lần Việt Nam và thậm chí Năng suất lao động của Philippines cũng cao gấp rưỡi Năng suất lao động của Việt Nam.

Trong khi tốc độ tăng Năng suất lao động của Việt Nam năm 2010 mới chỉ đạt 3,94 %, thì các nước láng giềng đều có mức tăng rất nhanh (trên 5%). Vì vậy, nếu không có những tác động tích cực, Việt Nam khó có thể bắt kịp được tăng trưởng năng suất với các nước trong khu vực.

Hình 1.19: Năng suất lao động của một số nước Châu Á năm 2010

80307 54556 33628 13577 4854 4087 3324 2895 2859 2072

Nhật Bản

Singapore

Hàn Quốc

Malaysia Thái Lan

Trung Quốc

Philippines Indonesia

Ấn Độ

Việt Nam

NSLĐ ($/ người) Tốc độ tăng (%)

80307 4,12

54556 11,78

33628 4,94

13577 5,78

4854 5,94

4087 9,97

3324 3,99

2895 2,81

2859 6,65

2072 3,94

23

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

D. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng giá trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên. Năng suất lao động theo khái niệm của OECD trong cuốn sách “Đo lường năng suất, đo lường tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành - 2002” là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính bằng GDP (Tổng sản phẩm trong nước) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng), đầu vào thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động đang làm việc. Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó. Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, đặc biệt, Năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu, phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay. Năng suất lao động dùng trong báo cáo này được tính dựa trên số lượng lao động: Giá trị gia tăng (hoặc GDP) Năng suất lao động = ---------------------------------------Số lượng lao động

24

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

CHƯƠNG II - NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP
Các yếu tố như lao động và vốn là các yếu tố quan trọng, nhưng một yếu tố có tầm quan trọng không kém trong sự phát triển kinh tế đó là sự đổi mới liên tục và nâng cao năng suất. TFP là chỉ tiêu phản ánh thế chủ động về kinh tế của một tổ chức hay một Quốc gia dựa trên sự đổi mới các quá trình sản xuất và công nghệ, kỹ thuật. TFP ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện phát triển dựa trên đổi mới bằng sự nhấn mạnh vào khả năng sáng tạo, đổi mới và các phương pháp quản lý tiên tiến cũng như các đầu tư mang lại giá trị gia tăng cao. Ở cấp độ nền kinh tế, TFP được đánh giá dựa trên 2 chỉ số chính, đó là tốc độ tăng TFP và Tỷ trọng đóng góp của tốc độ tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế. 1 TỐC ĐỘ TĂNG TFP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010

Tốc độ tăng TFP là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế và đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, là căn cứ quan trọng phục vụ cho yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước (như đánh giá thực trạng, phân tích định hướng chiến lược, hoạch định chính sách đầu tư, phát triển …) và quản lý vĩ mô.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng TFP của nền kinh tế giai đoạn 2001-2010
Tốc độ tăng (%) Năm
GDP Vốn CĐ LĐ

Hệ số đóng góp (%)
Của Vốn CĐ Của LĐ

Tốc độ tăng GDP (%) do
Tăng vốn Tăng LĐ

Tốc độ tăng TFP (%) 0,89 1,10 1,91 1,99 2,29 2,38 1,99 0,46 -0,34 1,31 1,64 1,15 1,39

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 BQ 01 - 05 BQ 06 -10 BQ 01 - 10

6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 7,51 7,01 7,26

11,13 11,30 9,84 10,75 11,72 11,51 13,38 11,84 11,23 10,75 10,95 11,74 11,34

2,98 2,87 2,87 2,91 2,88 2,82 2,79 2,77 2,76 2,73 2,90 2,77 2,84

0,3701 0,3695 0,3675 0,3696 0,3696 0,3495 0,3475 0,3400 0,3425 0,3410 0,3693 0,3441 0,3567

0,6299 0,6305 0,6325 0,6304 0,6304 0,6505 0,6525 0,6600 0,6575 0,6590 0,6307 0,6559 0,6433

4,12 4,18 3,62 3,97 4,33 4,02 4,65 4,03 3,85 3,67 4,04 4,04 4,04

1,88 1,80 1,81 1,83 1,82 1,83 1,82 1,82 1,81 1,80 1,83 1,82 1,83

Ghi chú: số liệu tính toán dựa trên các dữ liệu trong Niên giám thống kê 2010

25

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Hình 2.1: Tốc độ tăng GDP, vốn, lao động và TFP giai đoạn 2001-2010
16 14 12 10 8 % 6 4 2 0 -2 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng GDP Tốc độ tăng vốn Tốc độ tăng LĐ Tốc độ tăng TFP

Tốc độ tăng TFP là chỉ tiêu phản ánh đích thực và đúng mức về biến động của năng suất, nên có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh tương quan về việc nâng cao năng suất và so sánh quốc tế. Giai đoạn 2001-2010, TFP được ghi nhận tăng với tốc độ bình quân là 1,39% một năm. Trong đó, giai đoạn 2001-2005, TFP có tốc độ tăng cao hơn (1,64%) so với giai đoạn 2006-2010 (1,15%). TFP tăng nhanh vào năm 2005-2006, chậm dần từ 2007 đến 2010. Năm 2009, tốc độ tăng TFP ở mức âm (- 0,34%), năm 2010 tăng trở lại nhưng vẫn ở mức tăng chậm đạt 1,31%. Trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng GDP bình quân là 7,26%. Trong 3 yếu tố đóng góp vào tăng GDP là yếu tố lao động, yếu tố vốn và yếu tố TFP thì vốn cố định tăng rất nhanh trên 11% và tốc độ tăng cao dần qua các năm, yếu tố lao động tăng chậm nhưng xu hướng tăng ổn định mức 2,8% một năm, còn TFP tăng chậm, đạt mức 1,39% và không ổn định. 26

2

ĐÓNG GÓP CỦA TỐC ĐỘ TĂNG TFP VÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Các yếu tố chủ yếu đóng góp và sự phát triển kinh tế là tăng lao động, đầu tư vốn cố định và TFP. TFP thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế tạo và quản lý. Đối với các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là tương đối cao, còn trong điều kiện các nước đang phát triển, hầu hết đều trong tiến trình cung cấp lao động và cung cấp vốn cho nền kinh tế, nên đóng góp của vốn và lao động là chủ yếu trong trưởng kinh tế. Nhưng nếu không có những giải pháp khoa học và công nghệ, phương thức quản lý, thì tăng vốn và tăng lao động một cách cơ học khó dẫn đến một nền kinh tế tăng trưởng cao. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay, yếu tố TFP ngày càng được coi là yếu tố quan trọng.

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Bảng 2.2: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vào tăng GDP giai đoạn 2001-2010
Tốc độ tăng GDP 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 7,51 7,01 7,26 Tăng GDP do đóng góp của các nhân tố Tăng vốn cố định 59,80 59,04 49,32 50,96 51,30 48,85 54,97 63,87 72,37 54,13 53,79 57,63 55,65 Tăng LĐ 27,29 25,42 24,66 23,49 21,56 22,24 21,51 28,84 34,02 26,55 24,37 25,96 25,21 Tăng TFP 12,91 15,54 26,02 25,55 27,14 28,91 23,52 7,29 -6,39 19,32 21,84 16,41 19,15

Năm

vào tăng GDP, có 3 yếu tố quan trọng là tốc độ tăng vốn cố định, tốc độ tăng lao động, tốc độ tăng TFP. Qua bảng số liệu có thể nhận thấy phần đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP chủ yếu là do tăng vốn cố định (chiếm đến 55%). Trong thực tế, những năm qua, vốn đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng, điều đó giúp cho GDP tăng trưởng mạnh. Phần đóng góp của tăng lao động vào tăng trưởng kinh tế đứng ở vị trí thứ hai (chiếm 25,21%). Còn phần đóng góp của TFP vào tăng GDP có tỷ trọng thấp, chỉ chiếm 19,15% và thấp đi rõ rệt vào năm 2008, 2009, đặc biệt là năm 2009 là âm 6,39%. Năm 2010, tốc độ tăng TFP đóng góp vào tăng GDP là 19,32 %, tỷ trọng này đã phục hồi so với năm 2009. Bình quân giai đoạn 2001-2010, đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế là 19,15%, trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt 16,41%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2001-2005 là 21,84%. Trong giai đoạn này, tỷ phần đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất vào năm 2005, 2006, cùng với đà tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, thể hiện GDP tăng với tốc độ nhanh vượt trội.

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 01 - 05 06 - 10 01 - 10

Ghi chú: Số liệu được tính toán dựa trên các dữ liệu trong Niên giám thống kê 2010

Trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng GDP những năm qua tương đối cao, đạt 7,26% bình quân năm. Xét theo các yếu tố đóng góp Hình 2.2: Đóng góp của các yếu tố vào tăng GDP đóng góp của Vốn Đóng góp của lao động

Đóng góp của TFP

21.84% 24.37% 53.79% Bq 01-05

16.41% 25.96% 57.63%

19.15% 25.21% 55.65%

Bq 06-10

Bq 01-10

27

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

3

SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TFP CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

đoạn vừa qua. Điều này cũng phản ánh, đối với các nước đã phát triển, tốc độ tăng TFP dường như chậm lại. Đây là cơ hội cho các nước đang phát triển trong việc học hỏi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ để cải thiện nền kinh tế đất nước. Việc định hướng theo phát triển kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng TFP là định hướng đúng đắn giúp kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng TFP của Việt Nam tại giai đoạn 2003-2006 là khá cao, tới 2,13%, nhưng đến giai đoạn 2007-2010 đã giảm rất nhiều còn 0,8%, dẫn đến tốc độ tăng TFP của cả giai đoạn 2003-2010 còn 1,31%, thấp hơn nhiều nước đang phát triển (hình 2.3).

Nếu so sánh tốc độ tăng của TFP của Việt Nam với một số nước Châu Á, có thể thấy, tốc độ tăng TFP cũng tương đương với các nước như Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan. Các nước đã phát triển như Nhật Bản, thì xu hướng tăng TFP đã chậm lại. Giai đoạn 2007-2010, tốc độ tăng TFP dường như đã chững lại ở hầu hết các nước so với giai đoạn 2003-2006. Trong số các nước được so sánh, phải kể đến Trung Quốc là nước có tốc độ tăng TFP cao nhất và ổn định trong giai đoạn 2003-2010, tăng tới hơn 4%. Tiếp đến là Ấn Độ và Malaysia có tốc độ tăng ổn định trong giai

Hình 2.3: Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và một số nước Châu Á
5 4 3 2 1 0 -1 -2 -3

%

Nhật Bản 0.17 1.21 -1.06

Singapor e 0.65 3.16 -1.86

Hàn Quốc 1.95 2.25 1.64

Malaysia 1.52 1.39 1.65

Thái Lan 1.63 2.59 0.68

Việt Nam 1.31 2.13 0.80

Trung Quốc 4.11 4.20 4.03

Ấn Độ 2.58 3.24 1.92

2003-2010 2003-2006 2007-2010

Nguồn: Báo cáo Năng suất Malaysia 2010/2011, MPC.

28

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

4

SO SÁNH TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP CỦA TĂNG TFP VÀO TĂNG GDP CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

Xét về tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP, giai đoạn 2003-2010, Việt Nam ghi nhận tỷ trọng đóng góp là 19,6%, năm 20032006 là giai đoạn đạt cao nhất 27%, giai đoạn 2007-2010 đã giảm mạnh, chỉ đóng góp 12,54%. Đối với nước phát triển như Hàn Quốc, giai đoạn 2003-2010 tốc độ tăng TFP chỉ là 1,94% nhưng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế là 51%. Nước đang phát triển nhanh như Trung Quốc và Malaysia, tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đều cao, Trung Quốc là 4,1% và 36%, Malaysia tương ứng là 1,5% và 36%.

Đối với các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào sự tăng trưởng của GDP thường rất cao, trên 50%. Với các nước đang phát triển, con số này khoảng 20 - 30%. Điều đó cũng phản ánh sự khác biệt trong trình độ lao động, công nghệ và quản lý của các nước đang phát triển so với các nước đã phát triển. Trong giai đoạn 2003-2010, GDP của Việt Nam tăng bình quân 7,25 %, tốc độ tăng TFP là 1,42%, tốc độ tăng như vậy cũng nhỏ hơn so với một số nước Châu Á được so sánh.

Bảng 2.3: So sánh tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP của Việt Nam với một số nước Châu Á
2003-2010
Tốc độ tăng GDP (%) Tốc độ tăng TFP (%) Đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP (%) Tốc độ tăng GDP (%)

2003-2006
Tốc độ tăng TFP (%) Đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP (%) Tốc độ tăng GDP (%)

2007-2010
Tốc độ tăng TFP (%) Đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP (%)

Việt Nam Ấn Độ Trung Quốc Thái Lan Malaysia Hàn Quốc

7,25 8,32 11,42 4,51 4,99 3,80

1,42 2,58 4,11 1,63 1,52 1,95

19,59 31,01 35,99 36,14 36,18 51,32

7,90 8,80 12,08 5,83 5,94 4,14

2,13 3,24 4,20 2,59 1,39 2,25

26,96 36,82 34,77 44,43 23,40 54,35

6,22 7,85 10,75 3,19 4,05 3,45

0,78 1,92 4,03 0,68 1,65 1,64

12,54 24,46 37,49 21,32 40,74 47,54

Nguồn: Báo cáo Năng suất của Malaysia 2010, MPC.

29

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Con số này cũng thể hiện trong giai đoạn phát triển kinh tế từ 2003-2010, Việt Nam vẫn tập trung vào tăng cường sử dụng lao động và huy động sử dụng vốn là chủ yếu, những yếu tố trình độ công nghệ, chất lượng lao động, công nghệ quản lý … đóng góp vào GDP chưa nhiều. Mặc dù 10 năm qua, đầu tư phát triển công nghệ của nền kinh tế đã có những bước phát triển quan trọng, nhưng tiến bộ còn chậm, tác động của sự phát triển khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế còn chưa cao. Chính tốc độ tăng TFP phản ánh tập trung nhất về chất lượng tăng trưởng,

phản ánh về sự tiến bộ khoa học công nghệ. Sự tăng trưởng kinh tế do tăng TFP còn thấp, do đó, ở góc độ nào cũng có thể nói rằng sự tăng trưởng kinh tế chưa thật vững chắc. Con đường phía trước của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội đi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và trong khu vực. Trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam cần chú trọng nâng cao tốc độ tăng của TFP dựa trên cải thiện các yếu tố đóng góp vào TFP.

Hình 2.4: So sánh tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP của Việt Nam với một số nước Châu Á tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng GDP Hàn Quốc Malaysia Thái Lan Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam 1.95 3.8 1.65 1.63 36.18 4.56 36.14 4.51 35.99 11.42 31.01 8.32 19.59 7.25 Tốc độ tăng TFP Tốc độ tăng GDP 51.32

4.11 2.58 1.42

30

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

5

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỐC ĐỘ TĂNG TFP, TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT VỐN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

dụng vốn cố định ngày một giảm, còn nếu dựa vào tốc độ tăng Năng suất lao động thì lại thấy liên tục tăng và tăng ngày một nhanh. Mâu thuẫn trên đây chỉ có thể giải quyết được bằng cách đánh giá một cách toàn diện và khái quát nhờ vào tốc độ tăng Năng suất yếu tố tổng hợp TFP. Thực chất, tốc độ tăng Năng suất yếu tố tổng hợp là đại lượng bình quân giữa hai tốc độ tăng của Năng suất vốn cố định và tốc độ tăng của Năng suất lao động. Trong những năm qua, vốn đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng, nhưng hiệu quả sử dụng vốn (Năng suất vốn) giảm đi liên tục và giảm ngày càng nhanh. Như vậy, vấn đề đặt ra cần phải cải thiện tình hình sử dụng vốn đầu tư sao cho có hiệu quả. Biện pháp hữu hiệu nhất là tác động vào TFP để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Qua các số liệu phân tích có thể thấy được, Năng suất yếu tố tổng hợp là chỉ tiêu phản ánh đích thực, khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn, lao động và là đại lượng bình quân của tốc độ tăng Năng suất vốn và Năng suất lao động; tốc độ tăng TFP là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế và đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ của một ngành, của một địa phương và một Quốc gia. Đó là căn cứ quan trọng phục vụ cho yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước (như đánh giá thực trạng, phân tích định hướng chiến lược, hoạch định chính sách đầu tư, phát triển …) và quản lý vĩ mô. Tốc độ tăng TFP là chỉ tiêu phản ánh đích thực và đúng mức về biến động của năng suất, nên có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh tương quan về việc nâng cao năng suất và so sánh quốc tế. Cũng do phản ánh đích thực về biến động năng suất nên áp dụng chỉ tiêu tốc độ tăng TFP trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế 31

Năng suất vốn được tính bằng GDP chia cho vốn cố định. Bảng 2.4 So sánh tốc độ tăng TFP, Năng suất vốn và Năng suất lao động
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng NS vốn (%) -3.81 -3.79 -2.28 -2.67 -2.93 -2.94 -4.34 -4.94 -5.31 -3.58 Tốc độ tăng NSLĐ (%) 3,8 4,09 4,34 4,74 5,41 5,26 5,51 3,44 2,49 3,94 Tốc độ tăng TFP (%) 0,89 1,1 1,91 1,99 2,29 2,38 1,99 0,46 -0,34 1,31

Ghi chú: số liệu được tính toán từ các dữ liệu trong Niên giám thống kê 2010, Tổng cục Thống kê Số liệu bảng 2.4 cho thấy Năng suất vốn cố định của nền kinh tế quốc dân qua các năm từ 2001 đến 2010 liên tục giảm đi, từ năm 2007 giảm rõ rệt (-4,3%). Năm 2009 giảm sâu đến 5,5%. Ngược lại, Năng suất lao động thời kỳ này liên tục tăng, trong 3 năm liên tục 2005, 2006, 2007 tăng trên 5%, đến năm 2009, 2010 tốc độ tăng cũng chậm lại hơn trước Nếu chỉ xem xét một cách tách biệt hoặc theo tốc độ tăng Năng suất vốn cố định, hoặc theo tốc độ tăng Năng suất lao động thì chưa thể có được những kết luận là hiệu quả sản xuất chung tăng hay giảm. Vì dựa theo Năng suất vốn cố định để đánh giá thì thấy hiệu quả sử

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

sẽ khuyến khích sản xuất một cách mạnh mẽ, theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất một cách vững chắc. Nâng cao TFP thể hiện việc tăng đầu ra không phải bằng cách tăng khối lượng đầu vào mà bằng việc nâng cao chất lượng của các yếu tố đầu vào như lao động và vốn. Cùng với lượng

đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. TFP đại diện cho các yếu tố đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý, tính sáng tạo, các mối quan hệ lao động, làm giảm các chi phí trong sản xuất kinh doanh.

Hình 2.5: Tốc độ tăng Năng suất vốn, Năng suất lao động và TFP
8 6 4 2 0 2001 -2 -4 -6 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng NS vốn Tốc độ tăng NSLĐ Tốc độ tăng TFP

32

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

E. NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP (TFP)
TFP đo lường sự thay đổi đầu ra trên 1 đơn vị các đầu vào được kết hợp với nhau bao gồm cả yếu tố nghiên cứu và phát triển, công nghệ mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kỹ năng quản lý và các thay đổi trong tổ chức. Năng suất yếu tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự đóng góp của các yếu tố khó lượng hóa như kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý.... Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn. Về mặt toán học, khi tính TFP thường sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = A. f(Kα Lβ ) Trong đó: Y= đầu ra, K= vốn, L= lao động, A=TFP, α= hệ sống đóng góp của vốn, (β = 1 - α ) = hệ số đóng góp của lao động Tính tốc độ tăng TFP Công thức tính tốc độ tăng TFP như sau: İTFP = İY – β.İL –α.İK Trong đó : İY: Tốc độ tăng đầu ra (ở đây là giá trị gia tăng hoặc GDP) İK: Tốc độ tăng của vốn cố định İL: Tốc độ tăng của lao động α và β là hệ số đóng góp của vốn cố định và lao động, Hệ số β bằng tỷ số giữa thu nhập của người lao động và giá giá trị gia tăng, còn α = 1 - β. Các chỉ tiêu İY, İL, İK được tính dựa vào số liệu đã được công bố về chỉ số phát triển GDP, tốc độ tăng lao động, tốc độ tăng vốn trong Niên giám thống kê. Các hệ số α và β được xác định bằng phương pháp hạch toán như sau: Thu nhập đầy đủ của người lao động β = ----------------------------------------------------Tổng sản phẩm trong nước Và α = 1 – β. Dữ liệu thu nhập đầy đủ của người lao động và số lượng lao động làm việc được lấy trong Niên giám thống kê. Tính tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng đầu ra: Công thức tính tỷ trọng của tăng TFP vào tăng GDP như sau: % đóng góp của TFP = (İTFP /İY) x 100%. Trong đó: İTFP : tốc độ tăng TFP

33

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

İY:

tốc độ tăng đầu ra (hoặc GDP)

Hiện nay, TFP được khẳng định là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững của một Quốc gia. Sử dụng TFP trong chiến lược phát triển kinh tế đã được minh chứng là thành công ở nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Việc tăng TFP ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khi mà nền kinh tế hiện nay đang chuyển sang hướng phát triển mới. TFP có thể tăng vì nhiều lý do: chất lượng của lao động tăng lên, giúp cho một giờ làm việc đem lại nhiều sản lượng hơn; thay đổi về thành phần hay chất lượng của vốn khiến cho sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn; có thể do tiến bộ công nghệ xuất phát từ công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nước, vay mượn từ tri thức toàn cầu, hay chỉ đơn giản là rút kinh nghiệm từ thực tế làm việc; cũng có thể do tái phân bổ nguồn lực, một người lao động chuyển từ một công việc đồng áng có năng suất thấp sang một công việc có năng suất cao trong nhà máy sẽ trở nên có hiệu quả hơn, dù trình độ học vấn không thay đổi; ngoài ra những thay đổi ngắn hạn về cầu cũng có thể làm thay đổi TFP, các kết quả đó được chuyển hóa vào các yếu tố đóng góp có thể lượng hóa dưới đây (theo nghiên cứu Cơ quan Năng suất Malaysia): Phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng năng lực cho lực lượng lao động. Nói một cách tổng quát, những công nhân được đào tạo tốt hơn sẽ làm việc năng suất hơn và tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ có chất lượng hơn. Đó là lực lượng chủ đạo trong tăng TFP. Cơ cấu vốn: Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất mới là yêu cầu đòi hỏi tất yếu nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Công nghệ mới sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm chi phí sản xuất. Thông qua cơ cấu lại vốn, các ngành sẽ hoạch định tốt hơn nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tái cơ cấu kinh tế: Cơ cấu lại nền kinh tế là việc chuyển các nguồn lực từ các ngành và thành phần kinh tế kém năng suất sang ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao. Việc phân bổ lại các nguồn lực để có được các ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao hơn sẽ dẫn đến sử dụng có hiệu suất và hiệu quả các nguồn lực và dẫn đến TFP tăng cao. Tăng nhu cầu: Việc tăng nhu cầu trong nước và nước ngoài đối với sản phẩm và dịch vụ sẽ dẫn đến tỷ lệ sử dụng sản phẩm tiềm năng cao hơn. Từ đó kích thích sản xuất và sáng tạo. Tiến bộ khoa học công nghệ: Thể hiện tính hiệu lực và việc sử dụng có hiệu quả công nghệ thích hợp, sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển, thái độ làm việc tích cực, áp dụng hệ thống quản lý và tổ chức tốt, quản lý chuỗi cung ứng và sử dụng các phương pháp thực hành tốt nhất. Với trình độ công nghệ cao, người lao động được khuyến khích và hệ thống quản lý hiệu quả, nền kinh tế sẽ có khả năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Tính sáng tạo, sự đổi mới và tư duy năng suất sẽ định hướng sự tích tụ, phổ biến và sử dụng kiến thức nhằm tăng TFP.

34

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

F. YẾU TỐ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TFP
Khoa học công nghệ đã thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đã được minh chứng qua các giai đoạn phát triển trên thế giới: Thế kỷ XVIII, một nước muốn công nghiệp hóa thường mất 100 năm. Đầu thế kỷ XX, còn khoảng 30 năm. Vào thập niên 70 - 80 rút xuống 20 năm. Thập niên 90 chỉ còn trên dưới 10 năm. Quãng thời gian cần thiết để tăng gấp đôi GDP (Tổng sản phẩm trong nước) theo đầu người đã được rút ngắn một cách ổn định. Nếu như Anh mất 58 năm (kể từ 1780), Mỹ 47 năm (từ 1839), Nhật 34 năm (kể từ 1880) thì từ sau Đại chiến thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp lần thứ ba còn đẩy tốc độ này lên cao hơn như Brazin 18 năm, Indonesia 17 năm, Hàn Quốc 11 năm, Trung Quốc 10 năm. Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao Năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,… nhiều sản phẩm mới ra đời phong phú, đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ nhẹ hơn, chu kỳ sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể. Về khái niệm, khoa học được hiểu là hệ thống tri thức của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy với bản chất và quy luật vận động của chúng được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết định hướng hoạt động của con người. Còn công nghệ là sự ứng dụng, vật chất hóa các tri thức khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đó là tập hợp các giải pháp, phương pháp, quy trình, kỹ năng, phương tiện kỹ thuật,… được sử dụng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cụ thể. Quan niệm phổ biến hiện nay về công nghệ để sản xuất ra sản phẩm gồm 2 phần: Phần cứng: thiết bị gia công - chế biến, phương tiện vận chuyển - bốc dỡ và các phương tiện kỹ thuật khác; Phần mềm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chứa trong các tài liệu, các bí quyết (know-how) và kết quả qua sự hướng dẫn, đào tạo của các chuyên gia. Trong hoạt động sản xuất, phần cứng và phần mềm luôn gắn kết với nhau và phần mềm phải thông qua phần cứng mới tạo ra được sản phẩm cụ thể (trừ những sản phẩm bản thân nó là phần mềm). Hiện nay, gần như có sự đồng thuận của nhiều nước, công nghệ sản xuất được hiểu gồm 4 thành phần: Thiết bị mới (T), chất lượng lao động (H), thông tin (I), tổ chức-quản lý (O). Bốn phần này liên kết chặt chẽ với nhau và tùy theo trình độ sản xuất và sản phẩm cụ thể mà vị trí mỗi phần có khác nhau thể hiện ở hệ số tỷ trọng của nó (%T + %H + %I + %O = 1).

35

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Thông thường, ở trình độ công nghệ thấp thì thành phần T, H chiếm tỷ trọng cao hơn so với I và O. Cùng với quá trình đổi mới công nghệ, trình độ công nghệ được nâng cao dần, tỷ phần của I, O sẽ tăng lên. Thuật ngữ khoa học và công nghệ là sự thể hiện, đồng hành gắn bó giữa lý luận, lý thuyết và thực tiễn, thực hành, giữa nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Theo phân tích khái niệm và kinh nghiệm của các nước nghiên cứu về TFP, yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ đóng góp vào tăng TFP được xác định là: • Các hệ thống quản lý (hay còn gọi là công nghệ quản lý) bao gồm các hệ thống hoặc mô hình quản lý được ứng dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và vốn. • • • • Công nghệ: các công nghệ tiên tiến được áp dụng Nghiên cứu và phát triển: các nghiên cứu, phát triển mới liên quan đến phát triển sản phẩm mới, phương pháp sản xuất, phương pháp quản lý. Chất lượng lực lượng lao động trong ứng dụng, vận hành những khoa học và công nghệ tiến bộ. Chuyển giao và tiếp thị: phương thức/ hệ thống đưa những sáng kiến và đổi mới vào thực tế tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, quá trình có năng suất và chất lượng cao.

36

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

CHƯƠNG III - MÔ HÌNH TĂNG NĂNG SUẤT VÀ CHƯƠNG TRÌNH NĂNG SUẤT QUỐC GIA
1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NĂNG SUẤT TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI NGÀY NAY a. Đầu ra là yếu tố quan trọng nhất trong tăng trưởng năng suất: Trong bối cảnh cạnh tranh, các doanh nghiệp phải coi trọng tính hiệu lực của sản phẩm và dịch vụ thay vì chỉ quan tâm đến sản lượng như trước đây, coi nó là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược chung của doanh nghiệp. Để tăng tính hiệu lực, sản phẩm và dịch vụ phải đạt được các tiêu chí sau: Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng: sản phẩm và dịch vụ phải được thiết kế, được sản xuất theo cách thoả mãn được các yêu cầu của khách hàng về độ tin cậy, độ bền, giá cả và khả năng giao hàng. Trong chiến lược năng suất phải bắt đầu với việc hiểu rõ ai là đối tượng khách hàng của mình, họ cần gì, tại sao họ lại cần tới những sản phẩm đó, với mức giá nào thì họ sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm. Giảm thiếu tác động xấu tới môi trường: Ngoài việc đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, sản phẩm và dịch vụ cung cấp phải đóng góp vào các mục tiêu kinh tế - xã hội như sức khoẻ và giáo dục, giảm thiểu ô nhiễm, và những tác động không mong muốn. Kết hợp 2 khái niệm bảo vệ môi trường và cải tiến năng suất, APO đã phát triển một thuật ngữ gọi là Năng suất xanh, đó là chiến lược nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường cho sự phát triển kinh tế xã hội, là việc áp dụng các 37 công nghệ phù hợp và các kỹ thuật quản lý hợp lý sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ thân thiện với môi trường nhằm nâng cao năng suất và khả năng sinh lợi. Theo đó, cần thiết lập ra mục tiêu thiết kế những sản phẩm và dịch vụ không tác động xấu tới môi trường (sản phẩm xanh), giảm thiểu lãng phí hoặc không tạo ra chất thải trong quá trình sản xuất, sử dụng và bảo trì sản phẩm mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chức năng và thẩm mỹ, giảm chi phí chu kỳ sống của sản phẩm bằng việc thiết kế ra những sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Việc cải tiến năng suất phải đi đôi với việc áp dụng các chiến lược giảm thiểu sử dụng các nguồn lực tự nhiên, phòng ngừa chất thải và phát thải ngay tại nguồn, giảm việc sử dụng các chất độc hại ... nghĩa là nâng cao cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả môi trường. Khuyến khích người lao động: Đầu ra mang tính vô hình được đề cập tới trong khái niệm năng suất là việc đáp ứng những mong muốn của người lao động. Những yếu tố tác động của quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng tới thái độ làm việc của nhân viên trong một tổ chức và ảnh hưởng tới công việc và qua đó ảnh hưởng tới năng suất. Một nơi làm việc tốt, vui vẻ và thoả mãn sẽ dẫn đến một thái độ làm việc tích cực, khuyến khích được người lao động và cải tiến được năng suất. Một điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh, một môi

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

trường và văn hoá làm việc tích cực và phong cách quản lý hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới năng suất theo khía cạnh này. b. Để nâng cao năng suất cần tiếp tục nhấn mạnh vào giảm lãng phí Việc quyết định sản xuất sản phẩm và dịch vụ dựa vào nguyên vật liệu sử dụng và công nghệ ứng dụng là khía cạnh hiệu suất trong khái niệm năng suất. Giảm lãng phí trong mọi hình thức là trọng tâm của cải tiến năng suất. Các lãng phí chính là các nguồn lực tiềm năng. Để nhận biết được các lãng phí đòi hỏi xem xét tất cả các yếu tố trong một tổ chức. Mọi hoạt động, nguyên vật liệu, không gian, máy móc thiết bị, nhân lực .. không được sử dụng đến hoặc không tạo ra giá trị gia tăng đều được gọi là lãng phí. c. Năng suất là việc tạo ra giá trị gia tăng Năng suất nhấn mạnh vào định hướng thị trường và kết quả đầu ra, nên trong khái niệm năng suất cần xét đến giá trị gia tăng, vì đây là giá trị được quyết định bởi khách hàng và cộng đồng. Nói cách khác, giá trị gia tăng là lượng của cải do doanh nghiệp tạo ra, nó phản ánh việc sử dụng hiệu quả các tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng của người lao động và người quản lý trong việc biến nguyên vật liệu thô thành sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Chủ doanh nghiệp, người lao động cùng chia sẻ giá trị đạt được. Khái niệm này đã làm thay đổi quan điểm trước đây coi công nhân là một dạng chi phí. Nó thể hiện quan điểm cho rằng người lao động là một thành viên của tổ chức và phải được chia sẻ những giá trị mà tổ chức đạt được. Giá trị gia tăng có thể được tăng lên

nhờ việc nâng cao giá trị cho khách hàng (tăng doanh thu) hoặc nhờ giảm chi phí và lãng phí. d. Năng suất là đem lại giá trị Để bắt kịp những đòi hỏi cấp bách trong kinh doanh, điểm trọng tâm trong cải tiến năng suất cần chuyển sang hướng tạo ra giá trị hay đổi mới. Đó là phát triển những phản xạ “đổi mới” đối với những thay đổi của thị trường, thông qua thử nghiệm sản phẩm, đổi mới doanh nghiệp và phương thức kinh doanh mới để thoả mãn được nhu cầu hiện có và những nhu cầu trong tương lai. 2 NHỮNG THÁCH THỨC MỚI TRONG CẢI TIẾN NĂNG SUẤT Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay cùng với khái niệm năng suất theo cách tiếp cận mới, việc cải tiến năng suất phải xét đến các khía cạnh sau: 1. Vì đầu ra ngày càng được chú trọng nhiều hơn nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động, cải tiến năng suất, đạt được lợi thế cạnh tranh chủ yếu thông qua sản phẩm tốt hơn, giao hàng nhanh hơn chứ không phải chỉ là giảm chi phí. Hàng hoá và dịch vụ phải được thiết kế và sản xuất sao cho thoả mãn được khách hàng về chất lượng, chi phí, giao hàng và các yêu cầu khác và đồng thời nâng cao được chất lượng cuộc sống. Điều đó ngụ ý rằng đầu ra phải: (1) không tạo ra tác động xấu tới xã hội, ví dụ sự ô nhiễm … trong sản xuất, sử dụng và duy trì; và (2) thoả mãn yêu cầu về sức khoẻ, giáo dục … của người dân và đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế cần phải 38

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

hiểu các nhu cầu của khách hàng và các nhu cầu xã hội, nâng cao khả năng thiết kế ở cả cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp. 2. Các nguồn lực vô hình như thái độ, sự huy động, thông tin, kiến thức và thời gian ngày càng trở nên quan trọng. Con người, cùng với khả năng tư duy và sáng tạo xây dựng và thực hiện các thay đổi, là nguồn lực cơ bản trong cải tiến năng suất. 3. Chất lượng quản lý lập ra sắc thái và phương hướng của tổ chức thông qua việc đưa ra một tầm nhìn chiến lược, các chính sách và phương thức hoạt động để đáp ứng kịp thời những thay đổi không ngừng của môi trường. Sự năng động của lãnh đạo đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển ra các cách thức tạo điều kiện và cải thiện môi trường sao cho người lao động được động viên, khích lệ, dự đoán được và thích ứng một cách hiệu quả với những thay đổi không ngừng của môi trường kinh tế - xã hội - công nghệ. 4. Tập trung vào tầm nhìn chiến lược toàn cầu để giải quyết các vấn đề trên toàn tổ chức và các vấn đề năng suất trong xã hội. Điều đó đòi hỏi quản lý hệ thống bao trùm mọi hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, sản xuất và giao hàng đến tận tay khách hàng, các hoạt động nghiên cứu, phát triển. Nhấn mạnh vào tối thiểu hoá các chi phí chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách thiết kế các sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc tái tạo. 5. Năng suất hợp nhất với phát triển ổn định có thể đạt được thông qua khuyến khích thiết kế “sản phẩm xanh” và “hệ thống sản

xuất sạch”. Kinh nghiệm cho thấy phương pháp phòng ngừa ô nhiễm là phương pháp tiết kiệm, hiệu quả và có thể thực hiện được. Các nỗ lực được tạo ra nhằm giảm tạo ô nhiễm ngay tại nguồn bằng cách cải tiến công nghệ và thay đổi thiết kế. Các ô nhiễm về cơ bản là các phế thải nguyên vật liệu và các phế phẩm. Năng suất xanh cần được xúc tiến mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. 6. Cải tiến năng suất phải được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phong cách sống lành mạnh. Nâng cao chất lượng cuộc sống không chỉ là việc cung cấp nhiều hàng hoá mà nó có ý nghĩa cho phép mỗi cá nhân tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thành sứ mạng trong cuộc sống của họ. Năng suất trong tương lai không những nhằm thoả mãn vật chất mà còn thoả mãn tinh thần của con người. Xem xét các vấn đề môi trường và cách tiếp cận định hướng đầu ra là các bước đi theo hướng này. Phong cách sống biểu hiện bằng sự tiêu dùng và loại thải của cộng đồng cần được xem xét lại. Nhiệm vụ của cư dân toàn cầu là xây dựng nền văn minh thế kỷ 21 biểu hiện bằng tiêu dùng thích hợp, tối thiểu hoá việc loại thải, tái chế chất thải, bảo toàn năng lượng và tăng thời gian sống của sản phẩm. Vì thế đòi hỏi tất cả chúng ta phải bắt đầu có một tư duy mới về khái niệm và cách tiếp cận cải tiến năng suất để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi người.

39

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

3

HOẠT ĐỘNG NĂNG SUẤT - CHẤT LƯỢNG CỦA VIỆT NAM

Các hoạt động năng suất - chất lượng tại Việt Nam được đánh dấu mốc quan trọng khởi đầu từ tháng 1 năm 1996 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 18 của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO). Lần đầu tiên, hội nghị bàn tròn về Năng suất được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 10/1996 với sự tham gia của các đại biểu từ APO, từ các tổ chức Năng suất Quốc gia khác và đại diện của các bộ ngành liên quan trong nước. Cũng tại Hội nghị, các cam kết thúc đẩy phong trào năng suất - chất lượng được tuyên bố từ phía Việt Nam và APO cũng đưa ra các cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này. Để góp phần thực hiện các cam kết về phát triển phong trào Năng suất, Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) được thành lập tháng 9/1997 theo quyết định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) với nhiệm vụ đầu mối các dự án về Năng suất - Chất lượng và quảng bá năng suất - chất lượng tại Việt Nam. Vai trò thúc đẩy hoạt động năng suất - chất lượng có các nhiệm vụ cụ thể như sau: Quảng bá và nâng cao nhận thức về năng suất - chất lượng và vai trò của năng suất - chất lượng trong phát triển kinh tế xã hội một cách sâu rộng. Thúc đẩy phong trào năng suất - chất lượng trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thông qua hình thức đào tạo, tư vấn. Phổ biến áp dụng các phương pháp đo lường, đánh giá năng suất và cải tiến năng suất tại các doanh nghiệp.

Phổ biến các công cụ, kỹ thuật tiên tiến, thực hành năng suất xanh và các hoạt động năng suất - chất lượng trên phạm vi toàn quốc. - Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá thông qua tăng cường đầu tư và áp dụng tiến bộ công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển các doanh nghiệp, cải tiến chất lượng, xúc tiến và thực hiện phong trào năng suất chất lượng. Các biện pháp trên đây phải được thực hiện một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, chất lượng hệ thống quản lý của tổ chức hoặc quả trình xét cả tầm vĩ mô và vi mô. Với vai trò của mình, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Năng suất Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng thúc đẩy các hoạt động năng suất chất lượng trên toàn quốc thông qua các hoạt động sau: Xúc tiến mạnh mẽ, các hoạt động quảng bá tạo nhận thức sâu rộng về phong trào năng suất chất lượng. Phát triển các hoạt động tư vấn và đào tạo về năng suất - chất lượng, các mô hình quản lý và công cụ nâng cao năng suất chất lượng như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh thực phẩm ISO 22000, quản lý chất lượng toàn diện TQM, hệ thống sản xuát tinh gọn TPS, quản lý sản xuất, kỹ thuật thống kê, năng suất xanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong cải

-

-

-

40

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

tiến năng suất - chất lượng và các công cụ cải tiến chất lượng khác như 5S, Kaizen,... - Triển khai các dự án xúc tiến các hoạt động năng suất, chất lượng. Hợp tác với các tổ chức quốc tế để xây dựng các chương trình cải tiến năng suất. - Nghiên cứu các khái niệm năng suất, chất lượng và các phương pháp quản lý, cải tiến năng suất chất lượng phục vụ cho cải cách kinh tế và hành chính. Những kết quả đạt được từ phong trào năng suất trong những năm qua: Các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua không ngừng cải tiến năng suất - chất lượng và hiệu quả quản lý. Số doanh nghiệp, tổ chức áp dụng các mô hình quản lý không ngừng tăng lên. Các doanh nghiệp đều coi trọng các hoạt động cải tiến chất lượng, coi các chương trình cải tiến năng suất là một hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp mình. Các hoạt động quản lý chất lượng, cải tiến chất lượng, tiêu chuẩn hoá và ứng dụng các tiêu chuẩn ngày càng được áp dụng hiệu quả và nhân rộng. Việc tiếp nhận các mô hình quản lý chất lượng quốc tế, các công cụ cải tiến năng suất - chất lượng hiệu quả, cùng với tư duy quản lý mới đã hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường cạnh tranh và điều kiện hội nhập, thậm chí vươn được tới những thị trường xuất khẩu khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu …

-

Các chương trình và công cụ cải tiến Kaizen, 5S, QCC, và các công cụ quản lý khác cũng được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn. - Các tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước cũng tham gia hỗ trợ tích cực trong việc thúc đẩy phong trào bằng việc tiếp thu và phổ biến những phương pháp mới, ứng dụng mô hình quản lý tiên tiến như ISO 9000 để đẩy mạnh chất lượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. - Chất lượng cuộc sống và điều kiện môi trường của người dân tại các địa phương áp dụng điểm chương trình năng suất xanh đã được cải thiện rõ rệt thông qua việc thực hiện một loạt các giải pháp Năng suất xanh như áp dụng kỹ thuật biogas, xây dựng trạm cấp nước tập trung, áp dụng kỹ thuật phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Mục tiêu của chương trình Năng suất xanh nhằm cải thiện được điều kiện kinh tế xã hội cũng như giải quyết cơ bản các vấn đề về môi trường tại các địa phương, đồng thời mở rộng dự án sang áp dụng cho các ngành công nghiệp. Việt Nam là quốc gia đầu tiên đưa NSX vào áp dụng tại cộng đồng, do vậy những kết quả và kinh nghiệm thu được từ dự án sẽ rất hữu ích không chỉ đối với việc thúc đẩy phong trào Năng suất xanh tại các vùng khác của Việt Nam mà còn trở thành một mô hình sinh động về việc áp dụng tại cộng đồng cho các quốc gia khác trong khu vực. Hoạt động năng suất - chất lượng đã được chứng minh là đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các nước khác trên thế giới và khu vực. Đây là hoạt động xúc tác thúc đẩy phát triển 41

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bên vững. Với những kết quả bước đầu đã đạt được, các hoạt động năng suất trong thời gian tới nhất thiết phải phát huy tích cực vai trò xúc tiến các hoạt động năng suất, góp phần thực thi theo định hướng phát triển đất nước. 4 CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NĂM ĐẾN NĂM 2020”

khai Chương trình quốc gia về thúc đẩy NSCL nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”. Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ, giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ “…chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng các chương trình về đổi mới công nghệ quốc gia, ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh”. Quan điểm xây dựng chương trình: - Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa trên cơ sở các giải pháp áp dụng tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật; các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ (chú trọng nâng cao chất lượng các yếu tố nội tại của doanh nghiệp). - NSCL là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trực tiếp làm ra sản phẩm, xác định lựa chọn phương án sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ động và tích cực trong việc nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa của mình; Nhà nước hỗ trợ, tạo lập môi trường pháp lý, tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nâng cao NSCL của doanh nghiệp. - Các nhiệm vụ của Chương trình được lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình phát triển KTXH, chiến lược phát triển liên quan đến nâng cao NSCL SPHH. Mục tiêu tổng quát của Chương trình a) Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô 42

Căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình quốc gia: Nhận rõ vai trò quan trọng của việc thúc đẩy nâng cao NSCL, Nhà nước, Chính phủ đã yêu cầu phải xây dựng chương trình quốc gia nâng cao NSCL nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam, điều đó thể hiện trong các văn bản sau: - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định phải xây dựng chương trình quốc gia nâng cao NSCL và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá. - Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ “…chủ trì thực hiện chương trình quốc gia nâng cao NSCL và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá”. - Nghị quyết số 01/2009/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ “Xây dựng và triển

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

hình, công cụ cải tiến NSCL; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa. b) Tạo bước chuyển biến rõ rệt về NSCL của các sản phẩm, hàng hoá chủ lựcnhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Mục tiêu cụ thể a) Giai đoạn 2010-2015: Xây dựng mới 4.000 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), đảm bảo đồng bộ các TCVN cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế; 45% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực. Quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với 100% các nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường ; Thiết lập mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; phù hợp tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, hàng hoá chủ lực; Xây dựng phong trào NSCL tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước; Xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về NSCL; tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về NSCL sản phẩm, hàng hóa tại các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực;

40.000 doanh nghiệp được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL; - 40% doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao NSCL; - Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên 30% vào năm 2015. b) Giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng mới 2.000 TCVN; 60% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; 100% phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực đạt trình độ quốc tế; 60.000 doanh nghiệp được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL; Xây dựng phong trào NSCL tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước; 100% doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao NSCL ; Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên ít nhất 35% vào năm 2020.

-

-

-

-

-

-

-

43

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt

[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7]

Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam 2010-2020”. Hội Thống kê Việt Nam, Kiến thức thống kê dành cho cán bộ lãnh đạo, NXB Thống kê, 2010. Tăng Văn Khiên - Tốc độ tăng Năng suất các nhân tố tổng hợp - Phương pháp tính và ứng dụng, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2005. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2009; Niên giám Thống kê 2010. Trung tâm Năng suất Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam 20062007. Trung tâm Năng suất Việt Nam, báo cáo “Nghiên cứu xác định sự đóng góp của các yếu tố khoa học công nghệ vào tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)”, năm 2009. Trung tâm Năng suất Việt Nam, Viện Khoa học Thống kê, Báo cáo nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất 2001-2005.

Tài liệu tiếng Anh:

[1] [2] [3] [4] [1] [2] [3] [4] [5] [6]

APO, Productivity Databook 2011 Malaysia Productivity Corporation, Malaysia Annual Productivity Report 2010/2011 OECD, Measuring Productivity OECD Manual, Measurement of Aggregate and Industry – Level Productivity Growth OECD, OECD Compendium of Productivity Indicator 2008

Các trang Web tham khảo: http://www.apo-tokyo.org http://www.jpc-sed.or.jp http://www.npc.org.my http://www.spring.gov.sg http://www.mofa.gov.vn www.worldbank.org/.../quickref.html

44

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

PHỤ LỤC: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
1) GDP - Tổng sản phẩm trong nước: là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. 2) Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người: là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quan mức sống dân cư và được tính bằng tỷ lệ giữa tổng sản phẩm trong nước với tổng dân số trung bình trong năm. 3) Tổng sản phẩm trong nước tính theo ngoại tệ: là chỉ tiêu phản ánh tổng sản phẩm trong nước theo nội tệ được tính chuyển sang ngoại tệ. Việc tính chuyển này được sử dụng cho các mục đích khác nhau, trong đó có việc so sánh tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia với nhau. Có hai phương pháp tính chuyển: a. Phương pháp tỷ giá hối đoái thực tế: Lấy tổng sản phẩm trong nước theo nội tệ chia cho tỷ giá hối đoái chính thức bình quân giữa năm nội tệ và ngoại tệ; b. Phương pháp sức mua tương đương: Lấy tổng sản phẩm trong nước theo nội tệ chia cho tỷ giá theo sức mua tương đương. 4) Tỷ giá hối đoái: là quan hệ tỷ lệ giữa giá trị của đồng tiền một nước với giá trị của đồng tiền nước khác. Có hai phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái là số đơn vị tiền trong nước trên một đơn vị ngoại tệ và số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị tiền trong nước. 5) Tỷ giá theo sức mua tương đương: là quan hệ giữa giá của một rổ hàng hàng hóa biểu thị bằng tiền trong nước với giá của rổ hàng hóa tương tự ở nước ngoài biểu thị bằng ngoại tệ. Khi tương quan của mức giá trong nước so với mức giá nước ngoài tăng sẽ làm giảm giá trị của tiền trong nước so với ngoại tệ. Sức mua tương đương thường được sử dụng để so sánh mức sống của dân cư giữa các quốc gia. 6) Báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) là một bản tin hàng năm được xuất bản bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF - World Economic Forum), phát hành lần đầu vào năm 1979. Báo cáo này “nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cao hay thấp đối với dân chúng ở mỗi quốc gia, trong đó có công bố “chỉ số cạnh tranh quốc gia” (GCI - Global Competitiveness Index) nhằm đo lường khuynh hướng của các thế chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời & những mức giới hạn về trạng thái thịnh vượng kinh tế”. GCI được trích dẫn rất rộng rãi cũng như được sử dụng trong nhiều tài liệu cho nhiều nghiên cứu hàn lâm cũng như nhiều bài báo trên các tạp chí uy tín. GCI dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi là ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng, WEF sẽ xếp hạng khoảng 130 quốc gia trên toàn cầu trong Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) và công bố số liệu đó trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu.

45

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

7) Năng suất lao động: là chỉ tiêu phản ánh tổng sản phẩm trong nước tính bình quân cho một lao động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Đước tính bằng cách, lấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho tổng số người làm việc bình quân trong kỳ. 8) Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP): đo lường sự thay đổi đầu ra trên 1 đơn vị các đầu vào được kết hợp với nhau bao gồm cả yếu tố nghiên cứu và phát triển, công nghệ mới, tính kinh tế của quy mô, kỹ năng quản lý và các thay đổi trong tổ chức. 9) Năng suất vốn: thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn trong tạo ra giá trị gia tăng. Công thức tính: Giá trị gia tăng (hoặc GDP) Năng suất vốn = ----------------------------------------Giá trị vốn cố định Vì số liệu về giá trị vốn cố định chưa có sẵn trong niên giám thống kê hàng năm của Việt Nam, nên cần phải xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê để tính ra giá trị vốn cố định. Giá trị vốn cố định là chỉ tiêu thống kê cộng dồn có đến thời điểm từng kỳ và khi nghiên cứu thường dùng chỉ tiêu giá trị vốn cố định có đến cuối năm (31/12 hàng năm). Công thức để tính giá trị vốn cố định có đến cuối năm t như sau: Kt = Kt-1 + ∆t - Dt Trong đó: Kt: Giá trị vốn cố định có đến cuối năm t Kt-1: Giá trị vốn cố định có đến cuối năm t-1 tức là số của đầu năm t. ∆t: Giá trị vốn cố định tăng trong năm t. Dt: Giá trị vốn cố định giảm trong năm t. Để áp dụng được công thức trên, phải có các số liệu về giá trị vốn cố định có đầu năm, giá trị vốn cố định tăng trong năm và giá trị vốn cố định giảm trong năm. 10) Tốc độ tăng: là chỉ tiêu tương đối (biểu hiện bằng số lần hoặc số phần trăm) phản ánh nhịp điệu tăng/giảm của hiện tượng qua thời gian, được tính bằng cách lấy lượng tăng tuyết đối giữa hai thời kỳ (mức độ kỳ nghiên cứu – mức độ kỳ gốc) chia cho mức độ kỳ gốc. 11) Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng tổng hợp về mặt lượng kết quả hoạt động kinh tế, thường được đo bằng sự tăng lên của tổng thu nhập quốc gia (GNI) hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP).

46

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

Hiệu quả của tăng trưởng kinh tế là phải góp phần nâng cao mức sống dân cư, vì vậy tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo nhịp độ tăng của kết quả sản xuất cao hơn (nhan hơn) nhịp độ của dân số. Do đó, tăng trưởng kinh tế còn được đo bằng sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc gia hoặc tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người. 12) Chất lượng tăng trưởng kinh tế: là một khái niệm dùng để chỉ tính ổn định của trạng thái bên trong vốn có của quá trinh tăng trưởng kinh tế, là tổng hợp các thuộc tính cơ bản hay đặc tính tạo thành bản chất của tăng trưởng trong một hoàn cảnh và giai đoạn nhất định. Với nội dung trên, chất lượng tăng trưởng kinh tế biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn và gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực; Tăng trưởng kinh tế mang lại do tác động của các yếu tố chiều sâu, trước hết tăng trưởng gắn liền với việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và tăng Năng suất yếu tố tổng hợp; Tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo thực hiện mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo và gắn liền với việc thực hiện cơ chế dân chủ; Tăng trưởng kinh tế đi kèm với phát triển môi trường bền vững.

13) Phát triển bền vững: là khái niệm xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững, đó là “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển, tổ chức tại Rio de janeiro (Braxin) từ 3 đến 14 tháng 6 năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam phi) năm 2002 đã xác định: “phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của phát triển, đó là: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế); phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)”. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.

47

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM VIETNAM PRODUCTIVITY CENTRE
Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) thành lập năm 1997, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhiệm vụ: Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp thông qua xây dựng và thúc đẩy phong trào năng suất - chất lượng tại Việt Nam; Tiếp nhận và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực năng suất - chất lượng và Đào tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động năng suất – chất lượng.
Trụ sở chính: Số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04.37561501 E-mail: vpc@vpc.vn Văn phòng: Fax: 04.37561502 Website: www.vpc.vn

tại Đà Nẵng

12 Chi Lăng, Toà nhà Đức Long (tầng 2), Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 0511.3582925 E-mail: vpcdn@dng.vnn.vn Fax: 0511.3582926

tại TP. Hồ Chí Minh

Phòng 1A, số 2/3A, Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.39104561 E-mail: vpc@hcm.vnn.vn Fax: 08.39104170

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ DỊCH VỤ
1. Thúc đẩy phong trào năng suất - chất lượng quốc gia: o Nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng suất, chất lượng và đề xuất phương hướng, biện pháp, chương trình thúc đẩy nâng cao năng suất - chất lượng tại Việt Nam; Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về năng suất và chất lượng thông qua tổ chức hội nghị-hội thảo, phát hành bản tin Diễn đàn Năng suất Chất lượng, trang thông tin điện tử: www.nangsuat.vn, www.vpc.vn; Xây dựng mô hình điểm về cải tiến năng suất và chất lượng;

o

o

48

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

o o o

Hỗ trợ triển khai hoạt động thúc đẩy phong trào năng suất và chất lượng tại các tỉnh, thành phố; Tổ chức đo lường, đánh giá năng suất các ngành kinh tế và doanh nghiệp; Đầu mối triển khai Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

2. Nghiên cứu và triển khai các giải pháp, mô hình nâng cao năng suất – chất lượng: o o o o Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn; Công cụ cải tiến năng suất – chất lượng; Hệ thống quản lý tích hợp; Mô hình hoạt động xuất sắc, mô hình phát triển bền vững.

3. Triển khai các chương trình, dự án của Tổ chức Năng suất Châu Á – APO và các tổ chức quốc tế khác: o o o o Lựa chọn, đề cử cán bộ từ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia khóa đào tạo, kháo sát, hội nghị, hội thảo về năng suất, chất lượng tại nước ngoài do APO tài trợ; Mời chuyên gia APO hỗ trợ kỹ thuật các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam về các vấn đề và nội dung do Việt Nam yêu cầu; Tổ chức các chương trình khảo sát, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, phát triển doanh nghiệp tại các nước thành viên APO; Triển khai các dự án hỗ trợ phát triển của APO và các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam.

4. Cung cấp các dịch vụ về cải tiến năng suất – chất lượng. o Dịch vụ đào tạo: đào tạo phổ biến, cập nhật kiến thức; đào tạo về kỹ năng áp dụng các mô hình, công cụ quản lý; đào tạo chuyên sâu: Chuyên gia năng suất, Chuyên gia tư vấn, Chuyên gia đánh giá trưởng (Lead Auditor), Giám đốc chất lượng, Thư ký hệ thống quản lý chất lượng (Thư ký ISO)… Dịch vụ tư vấn: Xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn: ISO 9000, ISO/TS 16949, ISO 13485,

o

ISO 14000, Green Globe 21, ISO/IEC 27000, ISO/IEC 17025, ISO 15189, ISO 22000, HACCP, GMP, SQF, OHSAS 18001, ISO 26000, SA 8000, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17021, ISO/TS 22003, ISO 31000, ISO 50001...
Mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng: Lean Six Sigma (LSS), TPM, TQM,

Kaizen, 5S, QCC, SPC, KPIs, CRM, Balanced Scorecard (BSC), KM, hệ thống đánh giá

49

BÁO CÁO NĂNG SUẤT VIỆT NAM 2010

hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, hệ thống đánh giá hiệu quả công việc nhân viên, Đo lường sự hài lòng của nhân viên...
Hệ thống quản lý tích hợp các tiêu chuẩn và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng: PAS 99, ISO 9000 + LSS... Đo lường năng suất doanh nghiệp và thực hiện các dự án về cải tiến năng suất. Mô hình hoạt động xuất sắc: BE, cải tiến năng suất toàn diện PMS, năng suất xanh

GP, quản lý phát triển bền vững. o Đánh giá, chứng nhận thực hành tốt (Best Practices): Thực hành tốt 5S, PMS...

50

Similar Documents

Premium Essay

Vietnam Tourism

...VIETNAM: FOOD PROCESSING In the past 15 years Vietnam was grown from a net importer of food to a substantial exporter. It is the world's second most important exporter of rice, and the world's largest coffee exporter and producer of cashew nuts. Tea, peppers, nuts and spices have become important exports. Rice and coffee account for about half of agricultural export revenues. Soybeans, cashews, sugar cane, peanuts, bananas, poultry, fish and seafood are growing. Vietnam's agricultural exports are vulnerable to international price fluctuations because these exports are largely commodity based. Vietnam's agricultural fishing and forestry industries together produce over US$3 billion of goods annually. Roughly 55% of Vietnam's workforce is employed in agriculture. Commensurate with economic development, the sector had gone from a 25% share of GDP to less than 20% in 2008. Farm products accounted for 22% of the country's income in 2008, down sharply from 50% in 2005. Finally 17% of all of its exports are related to the agricultural, fisheries or food processing industries, down from 55% in 2006. Despite the trend, agriculture will continue to be very important as it raises the productivity of the 70% of Vietnam's population that lives in rural areas. Traditionally, Vietnam has protected agricultural market with regulations and high tariffs. Vietnam's WTO accession reduced tariffs and led to sharp increases in imports ($7.3 billion in agricultural goods by 2008). Key agricultural...

Words: 3832 - Pages: 16

Premium Essay

Internaitonal

...RMIT International University Vietnam Subject Code: | BUSM3311 | Subject Name: | International Business | Location & Campus (SGS or HN) where you study: | RMIT Vietnam | Title of Assignment: | Final Report (#2 Assignment) | Student name: | Vu Tran Hoang Anh | Student Number: | S3343719 | Teachers Name: | Dennis Tan | Group Number: | #2 | Assignment due date: | 19.08.2013 | Date of Submission: | | Number of pages including this one: | 19 | Word Count: | 2,697 (Included picture/chart in-text citations) | Bachelor of Commerce Program Assignment Cover Page BUSM3311: International Business Name: Vu Tran Hoang Anh | Student ID: s3343719 | SABECO | BUSINESS REPORT | Contents BACKGROUND OF COMPANY 2 AUSTRALIAN MARKET BACKGROUND 4 Market overview 4 Market opportunity 7 COMPETITORS 8 BUSINESS MODEL CONSIDERATION 9 International Joint Venture (IJV) 9 Exporting 10 Wholly Owned Subsidiaries (WOS) 10 PEST ANALYSIS 11 Political 11 Economics 11 Social 12 Technology 13 CRITICAL RISK 14 CONCLUSION 14 REFERENCE LIST 15 BACKGROUND OF COMPANY Saigon Beer Alcohol and Beverage Corporation (SABECO) has a developing history going along with the raise of the brand Saigon Beer. SABECO was officially established in 2003 and the head office is located in 06 Hai Ba Trung Street, District 1, Ho Chi Minh City. Before officially getting in with the current name of SABECO, company had been through several stages of developing...

Words: 3647 - Pages: 15

Free Essay

Corporate Social Responsibility

...CSR Case Studies: Coca-Cola Prepared by the Kenan Institute Asia October 2010 Lead author John DaSilva, Project Development Manager, Kenan Institute Asia Research, editing, production and translation team Paul Wedel, Christine Davis, Richard Bernhard, Stephanie B. Soderborg, Pham Lam Thuy Quynh, Peeranun Panyavaranant and Kamonphorn Kanchana This case study was developed under the Global Compact Network Vietnam (GCNV). The Vietnamese Chamber of Commerce and Industry (VCCI) is the national implementing partner of GCNV with financial support provided by the United Nations Development Programme (UNDP). Kenan Institute Asia was selected as the project consultant for the Embedding Corporate Social Responsibility in the Vietnam through Research, Training and Curriculum Development Component. Coca-Cola 1 Coca-Cola Branding and CSR: How Coca-Cola Company protects its multi-billion dollar brand image through community-based water projects. Potable water for communities is a key element of a safe and healthy lifestyle. Access to potable water for drinking, cooking and cleaning is a basic need for everyone, but in many parts of the world, safe water is still a dream. It is predicted that over the course of the next 20 years, the situation will become worse, as more water resources are contaminated or disappear while the water needs of a growing population will only increase. In Vietnam, according to the Ministry of Natural Resources and Environment, an estimated 40%...

Words: 3003 - Pages: 13

Premium Essay

Research Project on Microfinance

...1 Nurture & Realize Your Potentials NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY INTERNATIONAL SCHOOL OF MANAGEMENT AND ECONOMICS RESEARCH PROJECT Microcredit of TYM Fund in Hanoi – Efficiency Assessment and Recommendations for improvement Instructor: (MSc.) Mai Xuan Thuy Research group: 28 Hanoi, June 2012 2 ACKNOWLEDGEMENT We would like to address our deepest gratitude to our supervisor – (Msc.) Mai Xuan Thuy, whose constructive comments and orientation from the initial to final phase has made it possible for our project to be both clearer and deeper in analysis. It is a pleasure to thank Prof. Marek Hudon, who made this research possible to be conducted in the most appropriate way. In fact, all the method of analysis applied in this project came from Prof. Marek‟s support and suggestion. Furthermore, he also gave us many useful and knowledgeable sources of data and information. This project would not have been possible without the sample‟s participation. Thus, we heartily send our regards to 15 users of TYM Hanoi and as well 7 loan officers. Lastly, we would like to acknowledge here the debt we owe to Ms. Pham Thi Thu Trang – International Relation Officer of TYM Hanoi, who helped us a lot about collecting the data of TYM as well as clear up several questions about TYM. 3 CONTENTS ABBREVIATIONS ........................................................................................................................ 4 TABLES AND FIGURES ....................................

Words: 21635 - Pages: 87

Premium Essay

Internship Report

...ANZ Vietnam Internship Report ANZ Vietnam Internship Report Internship Report Synopsis Name | Nguyen Tran Tuan Chau | ID | 03001011011003 | Program | Bachelor of International Management | University | Banking University Ho Chi Minh City | Duration | April 2nd – July 1st, 2014 | Advisor | Hoang Van Chien | Supervisor | Nguyen Huynh Phuoc An, Manager of Credit Assessment Nguyen Xuan Phuong, Assistant Manager of Credit Assessment | Type of Internship | Credit - Finance and Banking | Institution name | Australia and New Zealand Banking Group Limited (ANZ) | TABLE OF CONTENTS Acknowledgement 4 Executive Summary 5 Chapter I: Company Profile A. ANZ Global 1. Overview 6 2. Achievements 6 B. ANZ Vietnam 1. Location in Ho Chi Minh City 8 2. Local Network 9 3. Website 9 4. History Background 9 5. Key Milestones 10 6. Shareholders 11 7. Achievements 11 8. Strategy: Blueprint for Success 13 9. Products and Services 9.1. Institutional – Commercial Banking 14 a. Institutional Banking 14 b. Commercial Banking 15 9.2. Retail Banking 15 10. Customers 17 11. Organizational Chart 17 12. ANZ Share Priorities 2014 18 Chapter II: Working Diaries 1. Internship Activities 19 2. Activities and the Role of Credit Assessment to ANZ 20 3. Performance of Credit Assessment – Personal Loan 21 Chapter III: Conclusion 1. Assessment of the Internship 22 ...

Words: 5706 - Pages: 23

Free Essay

Apple Business Model

...3. The difficulties of Foxconn International Holdings If we shift from macro aggregates to company cases, it is much more difficult to be optimistic about Chinese manufacturing prospects for upward mobility towards competing on brand with established Western firms. The resources of generally favourable national ratios in manufacture are an advantage that can be negated in key sectors by Western firms which aim to relegate their Chinese partners to permanent junior assembler status by leaving them with nothing to invest in or no investment funds. This can be done in two ways. The first option is illustrated by the Sino-foreign joint ventures in car assembly (like SAIC) which hold more than 75% of the Chinese domestic car market and make almost no exports. Here, the dominant Western partner retains the intellectual property and know how in product and process, so that the Chinese subordinate may make profits but has no easy pathway to upward mobility through own account strategic investment in, for example, power train manufacture. The second option is illustrated by electronics assemblers like Foxconn International Holdings (FIH) which can derive little benefit from assembling premium products like smart phones for sale in Western export markets. The instrument of subordination here is the contract with the dominant Western partner which ensures the assembler makes little profit so that the Chinese Apple Business Model: Financialization across the Pacific 16 | ...

Words: 2291 - Pages: 10

Premium Essay

Thesis

...THE FLUCTUATION OF LABOUR PRODUCTIVITY IN THE CONSTRUCTION PROJECTS MASTER OF BUSINESS (Honours) Ho Chi Minh City - 2012 UNIVERSITY OF ECONOMICS HO CHI MINH CITY International School of Business ------------------------------ Bui Trung Kien FACTORS AFFECTING THE FLUCTUATION OF LABOUR PRODUCTIVITY IN THE CONSTRUCTION PROJECTS ID: 60340102 MASTER OF BUSINESS (Honours) SUPERVISOR: Dr. CAO HAO THI Ho Chi Minh City - 2012 i ACKNOWLEDGMETS Firstly, I would like to express my deepest appreciation to my supervisor Dr. Cao Hao Thi for his professional guidance, valuable advice, continuous encouragement, and motivated support that made this thesis possible. I would like to extend deep senses of gratitude to Prof. Nguyen Dinh Tho and lecturers who have taught and transferred me valuable knowledge and experience during the period of Master of Business course at International School of Business. Special thanks, to all of my dear friends in MBUS 2010 class, who gave me useful material, response and experience to conducting this study. I would like to express my grateful thanks to my friends and all the construction company in Vietnam who participated in filling the questionnaires and provided the valuable information for this study. Personally, I wish to express my deep gratitude to my parents, my wife, sister and brother for their spiritual support and encouragement during the time of study. Ho Chi Minh City, Vietnam, 12 Dec. 12 Bui Trung Kien ...

Words: 19037 - Pages: 77

Premium Essay

International Difference Between Gdp and Quality of Life

...Macroeconomics Assignment 1 Project report: International difference between GDP and Quality of life Subject name: Macroeconomics Teacher’s name: Dr. Nguyen Trong Hoai Student’s names: 1) Ho Tran Thuy Nguyen 2) Nguyen Le Hoang Phuong 3) Phan Hoang Anh Thu 4) Huynh Thi Thu Ha 5) Le Phuoc Thanh Tin 6) Loi Kim Chau 7) Han Khanh Phương 8) Le Hoang Vu 9) Vu Quang Huy Date due: 15/05/2011 Table of Contents I/ Introduction: 3 II/ GDP- a powerful tool for economics measurement: 4 III/ Why is GDP not a perfect measure of well-being? 7 1. Leisure time: 7 2. The environment: 8 3. Non-market activity: 10 IV/ Conclusion: 11 I/ Introduction: It is no doubt that if people want to judge a person is doing economically, they usually first look at his or her income. Similarly, when talking about an economic condition of a country, it is not surprise that people most frequently look at the average income of that nation or in other word, Gross Domestic Product (GDP) per capita. To be more specific, the most commonly accepted method of comparing generalized differences in quality of life on a whole between nations is to use GDP per capita on purchasing power parity (PPP) basis in current international dollars. In our report, we propose to clarify the usefulness (the reason why economists use GDP per capita as a major measurement) as well as the limitation when using GDP to measure the economic well-beings of a nation...

Words: 2868 - Pages: 12

Premium Essay

Business Strategy

...Mr Tan Ngiap Joo, Deputy President of OCBC, is a member of the Strategic Management Team of a bank based in Singapore, the Oversea-Chinese Banking Corporation (OCBC). Mr Tan Ngiap Joo is writing a memorandum to his task force, relating to the strengths and weaknesses of one of OCBC’s strategies at present and a report containing internal and environmental audits of OCBC. From these audits, he will develop a strategy to counter the strong competition OCBC is facing, both locally and regionally. The report will be discussed at an SMT meeting. Table of Contents Contents Page Memorandum……………………………………………….. 4 Appendix to Memorandum…………………………………. 9 Report……………………………………………………….. 12 References…………………………………………………... 22 Oversea-Chinese Banking Corporation Limited Memorandum To: Team members of task force From: Tan Ngiap Joo, Deputy President, member of Strategic Management Team Date: 13 June 2007 Subject: Objectives in the planning process Introduction You will assist in the planning process of OCBC as members of the new task force. In order to this well, I will outline the role objectives play in the planning process and how to set them. The Role of Objectives in the Planning Process Objectives tend to evaluate the behavior of OCBC’S employees. Its management uses these objectives to help focus on employees efforts. This is crucial because OCBC...

Words: 4129 - Pages: 17

Free Essay

Management Activities to Achieve Result

...effective monitoring and control. (Provide a critical path and/or Gantt chart to support your activities) 36 2e. Implement appropriate systems to achieve the objectives and goals of the plan in the most effective and efficient way, on time and to budget and to meet the organisational standards of quality 40 3a. Define the resources, tools and systems required to support the business process 42 3b. Define and implement quality audit systems/ practice to manage and monitor quality to standards specified by the organization and process operated. 46 3c. Embed a quality culture to ensure continuous monitoring and development of the process 49 Conclusion 51 Reference 52 Introduction Vinamilk is at the top of milk producing industry in Vietnam. Main products of Vinamilk are liquid and...

Words: 8430 - Pages: 34

Premium Essay

Payment of Wages

...How ‘fair’ are wage practices along the supply chain? Global assessment in 2010-111 Daniel Vaughan-Whitehead 2 SUMMARY Worrying global wage trends around the world as well as poor wage practices along the supply chain – both exacerbated by the economic crisis – have led to increasing concerns over wage issues. This paper is aimed at identifying how ‘fair’ would be wage practices along the supply chain. For this we first propose to define ‘Fair wages’ through a new approach, the ‘Fair wage approach’, aimed at providing CSR actors with a coherent set of fair wage dimensions and indicators. This new approach is then applied in a large-scale exercise carried out on wages in more than 100 suppliers in Asia and complemented by three case studies in China. This exercise carried out in 2010-11 provides first hand and most recent information on wage practices among suppliers. The results identify a number of wage problems along the supply chain, and also confirm the need to address wage issues using a broad spectrum of different ‘fair wage’ dimensions, including living wages, minimum wages, prevailing wages, social dialogue, the payment of working hours and the evolution of wages in accordance with prices, enterprise performance and changes in technology and human capital. Paper prepared for the Better Work conference, 26-28 October 2011, Washington DC. Data have been collected through the 2010 auditing process of the Fair Labor Association (FLA). I would like to thank Kenan Ercel, Patrick...

Words: 14477 - Pages: 58

Premium Essay

Diversification

...Revised and Final Draft January 2015 Not to be quoted Strategy for Export Diversification 2015-2020 Breaking into new markets with new products Dr. Zaidi Sattar Policy Research Institute of Bangladesh Prepared as a Background paper for the Seventh Five Year Plan 1 Table of Contents List of Tables .............................................................................................................................ii List of Figures ...........................................................................................................................ii List of Boxes .............................................................................................................................iii Acronyms .................................................................................................................................. iv I. INTRODUCTION ................................................................................................................ 1 II. CHALLENGE OF EXPORT DIVERSIFICATION ....................................................... 1 III. EXPORT PERFORMANCE AND PROGRESS OR LACK IN DIVERSIFICATION .................................................................................................... 3 Exploiting Non-traditional Markets for Exports ............................................................................... 14 IV. INTERNATIONAL EXPERIENCE AND LESSONS LEARNT ............................... 18 V. CONSTRAINTS TO EXPORT DIVERSIFICATION...

Words: 28195 - Pages: 113

Premium Essay

Ssdf

...Title: Contemporary Development In Business and Management | Centre / College: UTE Ho Chi Minh, Vietnam | Due Date: 9th October 2015 | Hand in Date: 9th October 2015 | Assignment Title: Report of British American Tobacco corporation about developing inViet Nam | Students Signature: (you must sign this declaring that it is all your own work and all sources of information have been referenced)La Gia Quy | Contemporary Developments in Business and Management (SIM337) Assessment weighted at 100% assessing all module learning outcomes. Activity: Prepare a management report of 3,500 to 4,000 words* on an organization within one of the following industry-sectors**:  manufacture of alcoholic beverages  manufacture of tobacco products,  supply of electricity,  supply of gas  supply of water and/or sewage services or other waste disposal services. and which operates in at least two countries. [An organization profile must be included in your submission as “Appendix 1”.] This report should assess the impact of external business environmental factors on the organization and evaluate the organization’s position and responses. In the case of a large organization it is permissible to confine your report to part of the organization. An organization’s activities may range beyond the designated industrial sector in which case the focus of your report must be on the organization’s activities within the designated sector. * This wordlimit does...

Words: 7199 - Pages: 29

Premium Essay

Essay

...MBA 405 - Global Organisational Environment Content |1. Abstract |Page 4 | |2. Task 1: Learning log |Page 5 - 12 | |3. Task 1: Summary of academic journal |Page 13 -14 | |4. Task 1: Reference |Page 15 | |5. Task 1: Indexes |PDF file | |6. Task 2: Marks and Spencer operation report |Page 16 - 26 | |7. Task 2: Reference |Page 27 - 28 | ABSTRACT MBA 405 - Global Organisational Environment Probably everyone will agree that at the beginning of the 21st century, the impact of globalisation on countries, societies, businesses and individuals have been much more evident than ever before. Especially for businesses and organizations, globalization has impacted considerably on the way businesses are operated, managed and developed. Success of businesses and organizations have been so dependent on how well and proactively they have responded to the global organizational environment...

Words: 7346 - Pages: 30

Premium Essay

Inflation of Vn

...School of Development Studies INFLATION IN VIETNAM OVER THE PERIOD 1990-2007 A Research Paper presented by: Bui Thi Kim Thanh (Vietnam) in partial fulfillment of the requirements for obtaining the degree of MASTERS OF ARTS IN DEVELOPMENT STUDIES Specialisation: Economic of Development (ECD) Members of the examining committee: Dr. Karel Jansen Dr. Lorenzo Pellegrini The Hague, The Netherlands November, 2008 1 Disclaimer: This document represents part of the author’s study programme while at the Institute of Social Studies. The views stated therein are those of the author and not necessarily those of the Institute. Research papers are not made available for circulation outside of the Institute. Inquiries: Postal address: Institute of Social Studies P.O. Box 29776 2502 LT The Hague The Netherlands Kortenaerkade 12 2518 AX The Hague The Netherlands +31 70 426 0460 +31 70 426 0799 Location: Telephone: Fax: 2 Table of Content Chapter 1 INTRODUCTION 1.1 BACKGROUND AND STATEMENT OF THE PROBLEM The period 1980-1984 The period 1985-1989 The period 1990-2007 1.2 OBJECTIVE AND SCOPE OF THE PAPER 1.3 APPROACH OF THE PAPER AND DATA 1.4 STRUCTURE OF THE PAPER Chapter 2 THE THEORETICAL AND EMPERICAL FRAMEWORK 2.1 THEORETICAL CONSIDERATION 2.1.1 Demand-pull inflation 2.1.2 Cost-push inflation 2.2 APPLICABILITY OF THE THEORIES IN THE CASE OF VIETNAM 2.3 EMPERICAL EVIDENCES Chapter 3 ANALYSING INFLATION IN VIETNAM AN OVERVIEW OF VIETNAM’S ECONOMY FROM 1990-2007...

Words: 13599 - Pages: 55