TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH TÂY
KHOA KT-TC-NH | | |Hà Nội ngày 14 tháng 8 năm 2012
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN LỚP LTĐH PHÚ THỌ
1. NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
1- Hạch toán nghiệp vụ? Hạch toán thống kê? Hạch toán kế toán? Kỳ kế toán, các loại kỳ kế toán?
2- Đối tượng của hạch toán kế toán? (Bao gồm cả đối tượng chung, đối tượng cụ thể).
3- Khái niệm chứng từ gốc, chứng từ tổng hợp?
4- Khái niệm chứng từ mệnh lệnh? chứng từ chấp hành? chứng từ thủ tục? chứng từ liên hợp?
5- Những yếu tố của chứng từ kế toán? (Chứng từ gốc).
6- Khái niệm tài khoản kế toán? Số hiệu tài khoản kế toán?
7- Nêu kết cấu của tài khoản kế toán? Tài khoản phản ánh vốn? Tài khoản phản ánh nguồn vốn? Tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh? Tài khoản điều chỉnh?
8- Tài khoản kế toán tổng hợp? Tài khoản kế toán chi tiết.
9- Cách ghi chép vào tài khoản kế toán?( cách ghi đơn, cách ghi kép: khái niệm, nội dung và những căn cứ ghi sổ kép).
10- Nêu các bước tiến hành định khoản kế toán?
11- Hạch toán kế toán tổng hợp? Hạch toán kế toán chi tiết? Mối quan hệ giữa hạch toán kế toán tổng hợp với hạch toán kế toán chi tiết.
12- Bảng đối chiếu số phát sinh( Bảng cân đối tài khoản): Mục đích, nội dung kết cấu,tác dụng của bảng, phương pháp lập bảng, phương pháp kiểm tra trên bảng?
13- Bảng chi tiết số phát sinh: Mục đích, nội dung kết cấu,tác dụng của bảng, phương pháp lập bảng, phương pháp kiểm tra trên bảng?
14- Nêu nguyên tắc tính giá: Tính giá của tài sản(tính giá nhập, xuất), tính giá thành sản xuất sản phẩm.
15- Phương pháp hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu bao gồm: Quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình bán hàng và xác định kết quả?
16- Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung: Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo chi phí nhân công trực tiếp, theo tổng chi phí trực tiếp và theo phương pháp liên hợp?
17- Nội dung kết cấu và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh?.
18- Sổ kế toán tổng hợp? Sổ kế toán chi tiết?
19- Quy định về sổ kế toán: Mở sổ, ghi sổ, khoá sổ, kỹ thuật chữa sổ?
20- Hình thức kế toán" Nhật ký- sổ cái": Đặc điểm, các loại sổ sách sử dụng, trình tự luân chuyển chứng từ, sơ đồ luân chuyển chứng từ, ưu nhược điểm?
21- Hình thức kế toán" Nhật kýchung": Đặc điểm, các loại sổ sách sử dụng, trình tự luân chuyển chứng từ, sơ đồ luân chuyển chứng từ, ưu nhược điểm?
22- Hình thức kế toán" Chứng từ ghi sổ": Đặc điểm, các loại sổ sách sử dụng, trình tự luân chuyển chứng từ, sơ đồ luân chuyển chứng từ, ưu nhược điểm?
1. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1- Nguyên tắc hạch toán nguyên vật liệu? Tài khoản sử dụng ? thủ tục và chứng từ?
2- Phương pháp hạch toán tăng giảm vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:
3- Đặc điểm công cụ, dụng cụ? Tài khoản sử dụng ?
4- Phương pháp hạch toán công cụ, dụng cụ xuất dùng?
5- Đặc điểm và nguyên tắc hạch toán TSCĐ? Thủ tục và hồ sơ? Tài khoản sử dụng ?
6- Phương pháp hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình?
7- Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ, hạch toán SCL TSCĐ?
8- Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lương? Các hình thức trả lương? thủ tục và chứng từ sử dụng ? Tài khoản sử dụng ?
9- Quỹ tiền lương? Quỹ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ?
10- Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…
11- Nêu khái niệm và phân loại chi phí sản xuất ?
12- Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ?
13- Nêu khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm?
14- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm?
15- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm?
16- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khái niệm, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán?
17- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Khái niệm, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu?
18- Hạch toán chi phí sản xuất chung: Khái niệm, tài khoản sử dụng, phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung, phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu?
19- Tổng hợp chi phí sản xuất , xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm hoàn thành: tài khoản sử dụng , phương pháp hạch toán? phương pháp lập phiếu tính giá thành sản phẩm?
20- Nguyên tắc hạch toán chi phí, doanh thu và kết quả các hoạt động kinh doanh?
21- Hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên?
22- Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên ở các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, bao gồm tiêu thụ theo phương thức trực tiếp, tiêu thụ theo phương thức gửi hàng chờ chấp nhận, tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, bán hàng theo phương thức trả góp trả chậm.
23- Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Khái niệm, nội dung chi phí, tài khoản sử dụng , phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu?
24- Hạch toán kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các hoạt động kinh doanh? ( khái niệm, tài khoản sử dụng , phương pháp hạch toán).
25- Hạch toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động tài chính?( bao gồm hạch toán đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, hạch toán cho vay lãi, hạch toán kết quả hoạt động tài chính).
26-Hạch toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động khác?( bao gồm hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ, hạch toán các khoản thu nhập và chi phí khác, hạch toán kết quả).
3. BÀI TẬP
* Bài tập nguyên lý kế toán:
Bài 1. Có tài liệu về chi phí sản xuất tại phân xưởng 2 của doanh nghiệp N như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng
|Chỉ tiêu |Sản phẩm A |Sản phẩm B |
|1- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp |180 |150 |
|2- Chi phí nhân công trực tiếp |70 |60 |
|3- Chi phí sản xuất chung |40 |30 |
|4- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ |50 |25 |
Biết rằng: Cả hai loại sản phẩm không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ Cuối kỳ doanh nghiệp hoàn thành 1.200 sản phẩm A và 1.000 sản phẩm B. * Yêu cầu: Tính giá thành đơn vị sản phẩm chính từng loại.
Bài 2. Có tài liệu về chi phí sản xuất tại phân xưởng 1 của doanh nghiệp M như sau:
|Chỉ tiêu |Sản phẩm A |Sản phẩm B |Sản phẩm C |
|1- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp |45 |135 | 90 |
|2- Chi phí nhân công trực tiếp |25 |75 |35 |
|Tổng chi phí trực tiếp |70 |210 |125 |
Biết rằng: Chi phí sản xuất chung cho hai loại sản phẩm là 54 triệu đồng. Yêu cầu: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho hai loại sản phẩm theo "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" và "Chi phí nhân công trực tiếp".
Bài 3. Có tài liệu về chi phí sản xuất tại phân xưởng 2 của doanh nghiệp N như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng
|Chỉ tiêu |Sản phẩm A |Sản phẩm B |Sản phẩm C |
|1- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp |120 |80 |60 |
|2- Chi phí nhân công trực tiếp |60 |35 |25 |
|Tổng chi phí trực tiếp |180 | 115 |85 |
Tổng chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm là 76 triệu đồng, trong đó chi phí nhân viên là 19 triệu đồng.
Yêu cầu:Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm theo phương pháp liên hợp.
Bài 4. Có tài liệu về chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành tại phân xưởng 2 của doanh nghiệp N như sau:
|Chỉ tiêu |Đơn vị tính |Sản phẩm A |Sản phẩm B |
|1- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp |Triệu đồng |120 |95 |
|2- Chi phí nhân công trực tiếp |Triệu đồng |70 |45 |
|3- Chi phí sản xuất chung |Triệu đồng |20 |15 |
|Khối lượng sản phẩm hoàn thành |kg |5.000 |3.000 |
Biết rằng:Cả hai loại sản phẩm không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ. Cuối kỳ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm A là 10triệu đồng, của sản phẩm B là 5 triệu đồng. Hãy tính giá thành đơn vị sản phẩm từng loại.
Bài 5. Cho tình hình tại Công ty TTL trong tháng 9 năm N như sau:
1. Xuất kho vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm là 72.000.000 đồng.
2. Xuất kho một số công cụ lao động, phục vụ cho bộ phận sản xuất là 20.000.000đ, phục vụ cho bán hàng là 12.000.000 đồng.
3. Các chi phí dịch vụ mua ngoài trong tháng bao gồm: tiền điện, nước, điện thoại, theo giá chưa có thuế phục vụ cho sản xuất là 55.000.000 đồng, phục vụ cho bán hàng là 15.000.000 đồng và quản lý doanh nghiệp là 38.500.000 đồng, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%, đã thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản.
4. Tiền lương và các khoản phụ cấp lương, phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 75.000.000đ, nhân viên bán hàng 32.000.000đ, bộ phận quản lý 23.000.000đ.
5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
6. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất là 21.000.000 đồng, bộ phận bán hàng 7.500.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 8.500.000 đồng.
7. Phân xưởng sản xuất nhập kho 200 sản phẩm hoàn thành.
8. Xuất kho bán trực tiếp 100 sản phẩm cho khách hàng, giá bán được chấp nhận bao gồm cả thuế GTGT 10% là 9.020.000đ/1 sản phẩm. Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản. Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ, biết giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là 14.000.000 đồng, đầu kỳ không có sản phẩm dở dang.
2. Xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Bài 6. Cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tại một doanh nghiệp như sau:
1. Xuất kho thành phẩm gửi đến cho Công ty X, giá vốn là 36.000.000 đồng, giá bán chưa có thuế là 72.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ bằng tiền mặt là 2.415.000 đồng (Bao gồm cả thuế GTGT là 5%).
2. Xuất kho một số thành phẩm bán cho khách hàng Y, giá vốn là 40.000.000đ, giá bán chưa có thuế là 82.000.000đ, thuế GTGT là 10%, đã thu bằng chuyển khoản.
3. Bộ phận sản xuất hoàn thành nhập kho một số thành phẩm trị giá 50.000.000 đồng.
4. Công ty X đã nhận được hàng và chấp nhận mua 4/5 số hàng đã gửi đến, còn 1/5 công ty X đã gửi trả lại. Doanh nghiệp đã làm thủ tục nhập kho.
5. Công ty K thông báo chấp nhận mua toàn bộ số hàng gửi bán kỳ trước với giá thoả thuận là 220.000.000 đồng, bao gồm cả thuế GTGT 10%, giá vốn là 150.000.000đ.
6. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền Công ty K chuyển trả là 220.000.000 đồng.
7. Xuất kho nhiên liệu phục vụ cho bán hàng 7.000.000 đồng, phục vụ quản lý doanh nghiệp là 5.000.000 đồng.
8. Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng là 9.500.000 đồng, nhân viên quản lý doanh nghiệp là 6.500.000 đồng.
9. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
10. Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng là 1.200.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 1.800.000 đồng. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp.
Bài 7. Cho số dư đầu kỳ của các tài khoản kế toán của một doanh nghiệp như sau: ĐVT: Triệu đồng
|Chỉ tiêu |Số tiền |Chỉ tiêu |Số tiền |
|- Tiền mặt |260 |- TSCĐ hữu hình |2.350 |
|- Tiền gửi ngân hàng |420 |- Hao mòn TSCĐ hữu hình | 420 |
|- Phải thu của khách hàng |170 |- Phải trả người bán (Dư Có) | 160 |
|- Thành phẩm |240 |- Vay ngắn hạn | 210 |
|- Hàng gửi bán |120 |- Lợi nhuận chưa phân phối | 160 |
|- Phải trả người bán (Dư Nợ) |270 |- Nguồn vốn kinh doanh |3.160 |
|- Nguyên vật liệu |310 | | |
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho trừ vào số tiền đã trả trước cho người bán theo giá hoá đơn là 242.000.000 đồng, trong đó bao gồm thuế GTGT 10%.
2. Thanh toán nợ cho người bán bằng chuyển khoản 135.000.000 đồng.
3. Nhận lại số tiền trả trước còn thừa từ người bán bằng tiền mặt.
4. Trích khấu hao TSCĐ hữu hình trong kỳ là 19.000.000 đồng; trong đó dùng cho bán hàng là 8.000.000 đồng, dùng cho quản lý doanh nghiệp là 11.000.000 đồng.
5. Khách hàng thanh toán 3/4 số hàng gửi bán kỳ trước bằng chuyển khoản. Biết tổng số tiền theo hoá đơn có cả thuế GTGT 10% là 154.000.000 đồng.
6. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách là 45.000.000 đồng.
7. Tính ra tổng số tiền lương phải trả bộ phận bán hàng là 12.000.000đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 15.000.000 đồng.
8. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
9. Các chi phí dịch vụ mua ngoài trong tháng bao gồm: tiền điện, nước, điện thoại, theo giá bao gồm cả thuế giá trị gia tăng 10%, phục vụ cho bán hàng là 3.850.000 đồng, cho quản lý doanh nghiệp là 5.720.000 đồng, đã thanh toán bằng tiền mặt.
10. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho khách hàng theo giá vốn là 185.000.000đ, giá bán bao gồm cả thuế GTGT 10% là 264.000.000đ. Chưa thu tiền.
11. Khách hàng ở câu 10 thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản.
12. Trích lập quỹ đầu tư phát triển 45.000.000đ từ lợi nhuận.
13. Thực hiện các bút toán kết chuyển và xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Lập Bảng cân đối tài khoản. 3. Lập Bảng cân đối kế toán (cột đầu kỳ và cột cuối kỳ). 4. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
*Bài tập phần kế toán tài chính:
Bài 1. Có tài liệu tại 1 doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 4/N như sau (tháng 4/ N có 30 ngày). Số dư của một số tài khoản đầu tháng như sau: - TK 211: 8.000.000.000đ - TK 214: 1.250.000.000đ Trong tháng 4 có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Ngày 10, DN bán một thiết bị sản xuất nguyên giá 240.000.000đ, đã khấu hao 80.000.000đ, tỷ lệ khấu hao bình quân năm là 12%, giá bán của thiết bị là 130.000.000đ chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp ngân sách = 10%, đã thu bằng chuyển khoản qua ngân hàng. 2. Ngày 13, góp vốn tham gia liên doanh đồng kiểm soát vào công ty X một thiết bị sản xuất nguyên giá là 840.000.000đ, đã khấu hao 120.000.000đ, tỷ lệ khấu hao bình quân 10%/ năm. Hội đồng liên doanh thống nhất xác định giá trị vốn góp của TSCĐ này là 810.000.000đ. Thời hạn liên doanh là 5 năm. 3. Ngày 16, bộ phận xây dựng cơ bản của đơn vị bàn giao ngôi nhà văn phòng quản lý đã được xây dựng xong đưa vào sử dụng, giá thành thực tế là 480.000.000đ, dự kiến sử dụng trong thời gian 10 năm. Biết rằng nhà văn phòng xây dựng bằng quỹ đầu tư phát triển. 4. Ngày 16, mua một máy phát điện giao cho phân xưởng sản xuất, giá mua chưa có thuế GTGT là 180.000.000đ, thuế GTGT = 10%, DN đã thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Chi phí lắp đặt chạy thử hết 6.000.000đ tiền mặt. Biết tỷ lệ khấu hao của TSCĐ này là 15%/ năm và DN đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản. 5. Ngày 22, DN nhận lại vốn góp từ cơ sở liên doanh đồng kiểm soát H một thiết bị bán hàng do hết hạn hợp đồng, giá thoả thuận là 100.000.000đ, tỷ lệ khấu hao bình quân 12%/ năm. 6. Tiến hành trích khấu hao TSCĐ tháng 4/ N. Yêu cầu: 1. Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 4/ N, biết mức khấu hao TSCĐ trong tháng 3/ N như sau: - TSCĐ phục vụ sản xuất là 37.000.000đ - TSCĐ ở khâu bán hàng là 7.000.000đ - TSCĐ dùng cho quản lý là 8.500.000đ 2. Định khoản 3. Xác định mức khấu hao phải trích trong tháng 5, giả sử tháng 5 không có biến động về TSCĐ. 4. Xác định các chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại cuối tháng 4/ N của TSCĐ ở DN.
Bài 2. Có tài liệu tại một công ty tháng 6/N như sau: Số dư đầu tháng của một số tài khoản: - TK 211: 2.400.000.000đ TK 2141: 600.000.000đ - TK 213: 800.000.000đ TK 2143: 200.000.000đ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng như sau: 1. Ngày 10, nghiệm thu nhà văn phòng do bộ phận XDCB bàn giao, giá quyết toán là 1.000.800.000đ, thời gian khấu hao là 20 năm. TSCĐ này được đầu tư bằng nguồn vốn XDCB. 2. Ngày 13 nhận vốn góp liên doanh của công ty M 1xe ô-tô tải, trị giá vốn góp 360.000.000đ, thời gian khấu hao 10 năm. TSCĐ này dùng ở bộ phận bán hàng. 3. Ngày 16, công ty được tặng một dàn máy vi tính dùng cho văn phòng tính theo giá thị trường là 25.000.000đ, thời gian khấu hao là 5 năm. 4. Ngày 16 thanh lý một thiết bị sản xuất nguyên giá 180.000.000đ, hao mòn lũy kế là 145.000.000đ, tỷ lệ khấu hao là 12%/năm, chi phí cho thanh lý 500.000đ tiền mặt, phế liệu thu hồi bán được 14.000.000đ chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp là 10%, công ty đã thu toàn bộ bằng tiền mặt. 5. Ngày 19, mua một thiết bị văn phòng đã đưa vào sử dụng, giá mua chưa có thuế GTGT là 200.000.000đ, thuế GTGT = 5%, chưa thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử đã chi 4.200.000đ tiền mặt, trong đó thuế GTGT là 200.000đ. Thiết bị này mua bằng quỹ đầu tư phát triển 40%, nguồn vốn XDCB 60%. Dự kiến sử dụng thiết bị trong 5 năm. 6. Ngày 20, dùng TGNH thuộc nguồn vốn XDCB mua một dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty H theo tổng thanh toán là 525.000.000đ, trong đó thuế GTGT là 25.000.000đ. Hiện đang thuê công ty N lắp đặt. 7. Ngày 21, người nhận thầu SCL bàn giao một thiết bị sản xuất đã sửa chữa xong theo giá phải trả là 21.000.000đ, trong đó thuế GTGT là 1.000.000đ. DN đã thanh toán bằng tiền mặt. Việc SCL được tiến hành theo kế hoạch trích trước. 8. Ngày 25, công ty N bàn giao dây chuyền công nghệ sản xuất đã lắp đặt xong đưa vào sử dụng, chi phí lắp đặt đã thanh toán là 16.280.000đ tiền mặt, trong đó thuế GTGT là 10%. Biết rằng công ty chi phí lắp đặt bằng quỹ đầu tư phát triển và dự kiến TSCĐ dùng trong 10 năm. 9. Ngày 25, công ty nhận lại vốn góp liên doanh đồng kiểm soát từ công ty T do hết hạn hợp đồng một thiết bị sản xuất theo giá thỏa thuận là 300.000.000đ. Dự kiến sử dụng trong 6 năm. Biết số vốn góp trước đây của công ty là 270.000.000đ, công ty đã chuyển khoản TGNH trả cho công ty T 30.000.000đ. 10. Ngày 28 góp vốn liên doanh với công ty B một cửa hàng nguyên giá là 540.000.000đ(trong đó TSCĐHH 420.000.000đ, TSCĐ vô hình là 120.000.000đ), hao mòn lũy kế là 180.000.000đ (hao mòn TSCĐ hữu hình là 126.000.000đ, TSCĐ vô hình là 54.000.000đ). Trị giá vốn góp được chấp nhận là 450.000.000đ (trong đó TSCĐ hữu hình là 250.000.000đ, TSCĐ vô hình 200.000.000đ). Cho biết tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình 10%/năm, TSCĐ vô hình 15%/năm. 11. Ngày 30 tiến hành trích khấu hao TSCĐ tháng 6/N và phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Biết tổng khấu hao TSCĐ đã trích tháng 5/N là 65.000.000đ, trong đó TSCĐ ở bộ phận sản xuất 45.000.000đ, ở bộ phận bán hàng 10.000.000đ, ở bộ phận quản lý 10.000.000đ. Yêu cầu: 1. Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 6/N. Tháng 6 có 30 ngày. Trong tháng 5/N không có biến động về TSCĐ. 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3. Giả sử tháng 7/N không có biến động về TSCĐ, hãy tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 7/N.
Bài tập 3:
Một DN tiến hành sản xuất theo 2 đơn đặt hàng, công việc cụ thể như sau: - Đơn 1: sản xuất 50 sản phẩm A. - Đơn 2: sản xuất 100 sản phẩm B. - Cuối kỳ kế toán, đơn 2 đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng, đơn 1 còn dở dang. - Chi phí sản xuất được tập hợp như sau: Đơn vị tính: đồng
|Khoản mục chi phí |Giá trị sp dở dang đầu kỳ |Chi phí phát sinh trong kỳ |
| |Đơn 1 |Đơn 2 |Đơn 1 |Đơn 2 |
|1- CPNVLTT |185.000.000 |245.000.000 |421.000.000 |325.000.000 |
|2- CPNCTT |34.500.000 |42.000.000 |75.500.000 |54.200.000 |
|3- CPSXC |9.000.000 |12.000.000 |13.500.000 |13.500.000 |
| | | | | |
|Tổng cộng |228.500.000 |299.000.000 |510.000.000 |392.700.000 |
Yêu cầu: 1- Lập bảng tính giá thành sản phẩm B theo khoản mục. 2- Xác định giá trị sản phẩm A dở dang cuối kỳ theo khoản mục.
Bài tập 4: Một doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm N. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm gồm hai bước chế biến. Tính đến cuối kỳ, bước một đã chế tạo xong và chuyển giao cho bước hai. Toàn bộ 930 bán thành phẩm A hoàn thành, còn dở dang70 bán thành phẩm (mức độ hoàn thành 10%). Bước hai hoàn thành nhập kho 890 thành phẩm N, còn dở dang 40 sản phẩm (mức độ hoàn thành 50%). Giả thiết đầu kỳ ở mỗi bước đều không có sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất được tập hợp như sau: Đơn vị tính: đồng
|Nội dung chi phí |Bước 1 |Bước 2 |
|1- Chi phí nguyên vật liệu chính | 75.000.000 |- |
|2- Chi phí nhân công trực tiếp |32.326.500 |36.127.000 |
|3- Chi phí sản xuất chung |14.055.000 |16.835.000 |
|Tổng cộng |121.381.500 |52.962.000 |
Yêu cầu: Xác định giá thành sản phẩm N theo phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm A.
Bài tập 5: Tại một doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm M. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ như sau: 1- Xuất kho vật liệu chính để chế tạo sản phẩm M là 115.000.000đ. 2- Xuất kho vật liệu phụ cho chế tạo sản phẩm M là 16.340.000đ và cho nhu cầu phân xưởng 500.000đ. 3- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm M là 59.983.000đ, nhân viên phân xưởng là 5.000.000đ. 4- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định. 5- Tiền điện mua ngoài chưa thanh toán, dùng cho phân xưởng là 8.000.000đ chưa có thuế, thuế GTGT 10%. 6- Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng là 6.512.500đ. 7- Nhập kho 1000 sản phẩm M hoàn thành, còn dở dang 150 sản phẩm với mức độ hoàn thành 50%. Yêu cầu: 1- Xác định giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục. 2- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cho biết đầu kỳ không có sản phẩm dở dang.
Bài tập 6: - Xem bài tập 4 ( từ nghiệp vụ 1 đến nghiệp vụ 6). - Nghiệp vụ 7: Nhập kho 1000 sản phẩm M hoàn thành, còn dở dang 150 sản phẩm với mức độ 60%, hỏng 100 sản phẩm M không sửa chữa được ( tính theo giá thành thực tế). - Biết giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ theo khoản mục chi phí: Vật liệu chính là 10.000.000đ, vật liệu phụ là 1.034.000đ, chi phí nhân công trực tiếp là 5.018.000đ, chi phí sản xuất chung là 2.004.500đ. Giá trị sản phẩm hỏng được nhập kho phế liệu là 3.000.000đ, trừ vào lương công nhân là 5.000.000đ, còn lại tính vào giá vốn hàng bán. Yêu cầu: 1- Xác định giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục. 2- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài tập 7: Số dư đầu kỳ của các tài khoản tháng 4/ N như sau: 1. Tài khoản 155: Tồn kho 2.000 sản phẩm A, đơn giá 5.500.000đ. 2. Tài khoản 131 (Dư Nợ): 1.500.000.000đ. Trong đó: Khách hàng B: 900.000.000đ Khách hàng G: 600.000.000đ Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hư sau:
1. Ngày 3/4: Xuất 190 sản phẩm A bán cho DN C, giá bán chưa có thuế GTGT là 1.197.000.000đ, thuế suất thuế GTGT là 10%. chưa thu tiền.
2. Ngày 10/4: Xuất bán 220 sản phẩm A cho DN D, giá bán chưa thuế GTGT là 1.386.000.000đ, thuế suất thuế GTGT là 10%. chưa thu tiền.
3. Ngày 16/4: xuất bán 50 sản phẩm A bán cho DN M, giá bán chưa có thuế GTGT là 315.000.000đ, thuế suất thuế GTGT là 10%. chưa thu tiền.
4. Ngày 22/4: xuất bán 300 sản phẩm A cho công ty D, giá bán chưa có thuế GTGT là 1.890.000.000đ, thuế suất thuế GTGT là 10%. Ông Hoàng Nam nhận hàng đã thanh toán 79.000.000đ tiền mặt, 2.000.000.000đ bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
5. Ngày 25/4: xuất bán 150 sản phẩm A cho công ty E, giá bán chưa có thuế GTGT là 945.000.000đ, thuế suất thuế GTGT là 10%. Ông Hoàng Mai nhận hàng, đã thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
6. Ngày 28/4: xuất bán 140 sản phẩm A cho DN F, giá bán chưa có thuế GTGT là 882.000.000đ, thuế suất thuế GTGT là 10%. Ông Hoàng Lâm nhận hàng và thanh toán bằng tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài tập 8: Tồn kho đầu kỳ là 20.000 thành phẩm đơn giá là 102.000đ Trong tháng 5/ N có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Ngày 2/5 xuất kho sản phẩm bán trực tiếp cho công ty X là 3000 sản phẩm , theo hoá đơn GTGT số 320, giá bán đơn vị chưa có thuế GTGT là 140.000đ. thuế suất thuế GTGT là 10%, bà Lê Thị Lan công ty X đã thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. 2. Ngày 4/5 xuất kho 10.000 thành phẩm bán trả chậm cho khách hàng Y, với giá bán đơn vị trả ngay là 140.000đ chưa có thuế GTGT, thuế GTGT là 10%, giá bán trả góp cả thuế GTGT là 159.000đ/ 1 sản phẩm, khách hàng thanh toán lần đầu ngay tại thời điển mua là 90.000.000đ tiền mặt, số còn lại khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp trong vòng 10 tháng. 3. Ngày 8/5 xuất kho 5.000 thành phẩm cho doanh nghiệp Z với giá cả thoả thuận là 138.000đ/ 1 sản phẩm chưa có thuế GTGT, thuế GTGT = 10%, đổi lấy một TSCĐ hữu hình giá thoả thuận chưa có thuế GTGT là 900.000.000đ, thuế GTGT = 10%. Số chênh lệch doanh nghiệp thanh toán ngay bằng tiền mặt. 4. Ngày 10/5 doanh nghiệp nhập kho 15.000 thành phẩm, giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 105.000đ. 5. Ngày 12/5 xuất kho 8.000 sản phẩm bán trực tiếp cho khách hàng K, giá bán đơn vị là 142.000đ chưa có thuế GTGT, thuế GTGT = 10%. Khách hàng chưa thanh toán tiền. Thời hạn khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán trong vòng 10 ngày là 1% kể từ khi nhận hàng. 6. Ngày 17/5 khách hàng K thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản qua ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%. 7. Ngày 20/5 xuất kho 6.000 thành phẩm gửi cho khách hàng H theo hợp đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và xuất kho sản phẩm theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
Bài tập 9: Có tài liệu tại công ty Hoàng long tháng 6/N như sau: Tồn kho : 20.000kg sản phẩm A đơn giá là 50.000đ. 10.000kg sản phẩm B đơn giá 30.000đ. Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Ngày 2/6 Xuất 10.000kg sản phẩmA bán trực tiếp cho công ty X- Bắc ninh, giá bán đơn vị chưa có thuế GTGT là 60.000đ. thuế suất thuế GTGT là 10%, bà Lê Thị Loan công ty X đã thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. 2. Ngày 4/6 xuất kho 5.000kg sản phẩm B bán trả chậm cho ông Bùi văn Nam- công ty M- Đan phượng, giá bán đơn vị trả tiền ngay là 40.000đ chưa có thuế GTGT, thuế GTGT là 10%, giá bán trả góp cả thuế GTGT là 48.400đ/1kg, khách hàng thanh toán lần đầu ngay tại thời điển mua là 30% bằng tiền mặt, số còn lại khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp trong vòng 5 tháng. 3. Ngày 7/6 xuất kho 5.000kg sản phẩm A cho doanh nghiệp Z- Ba vì để đổi lấy nguyên vật liệu, theo giá chưa có thuế là 62.000đ/kg, thuế GTGT = 10%. 4. Ngày 10/6 Doanh nghiệp Z chuyển đến cho công ty 10tấn vật liệu N, đã làm thủ tục nhập kho, giá mua chưa có thuế GTGT là 30.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT = 10%. Sau khi trừ tiền nợ, số chênh lệch, ông Hoàng Tùng- doanh nghiệp Z thanh toán ngay bằng tiền mặt. 5. Ngày 11/6 công ty nhập kho 15.000 kg sản phẩm A, giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 55.000đ. 6. Ngày 12/6 xuất kho 8.000kg sản phẩm A bán trực tiếp cho công ty K, giá bán đơn vị là 65.000đ chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT = 10%. Khách hàng chưa thanh toán tiền. Thời hạn công ty K được hưởng chiết khấu thanh toán trong vòng 7 ngày là 1,5% kể từ khi nhận hàng. 7. Ngày 17/6 công ty K thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản qua ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1,5%. 8. Ngày 20/6 xuất kho 6.000kg sản phẩm A gửi cho Công ty H theo hợp đồng. 9. Ngày 28/6 Công ty H đã chấp nhận toàn bộ số sản phẩm công ty gửi ngày 20/6, giá bán chưa có thuế là 66.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT=10%. 10. Chi phí bán hàng phân bổ cho kỳ này 10.000.000đ, chi phí quản lý phân bổ cho kỳ này là 15.000.000đ.
*Biết rằng DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và xuất kho sản phẩm theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định kết quả kinh doanh.
Bài tập 10: Có tài liệu tại công ty Thành đạt tháng 6/N như sau:
Tồn kho : 20.000kg sản phẩm A đơn giá là 50.000đ. 10.000kg sản phẩm B đơn giá 30.000đ.
Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Ngày 2/6: Xuất 10.000kg sản phẩm A bán trực tiếp cho công ty X- Bắc ninh, giá bán đơn vị chưa có thuế GTGT là 60.000đ. thuế suất thuế GTGT là 10%, bà Lê Thị Loan công ty X đã thanh toán 50% bằng tiền mặt còn 50% nợ kỳ sau. 2. Ngày 4/6 Công ty chi 120.000.000đ tiền mặt trả nợ tiền hàng cho công ty Thắng Lợi- Thành phố Hải phòng. 3. Ngày 7/6 xuất kho 7.000kg sản phẩm A cho doanh nghiệp Z- Ba vì để đổi lấy một loại hàng khác, theo giá bán chưa có thuế là 62.000đ/kg, thuế GTGT = 10%. 4. Ngày 10/6 Doanh nghiệp Z chuyển đến cho công ty một TSCĐ hữu hình, giá mua chưa có thuế GTGT là 300.000.000đ, thuế GTGT = 10%. Sau khi trừ tiền nợ, số chênh lệch, ông Hoàng Tùng- doanh nghiệp Z thanh toán ngay bằng tiền mặt. 5. Ngày 11/6 công ty nhập kho 15.000 kg sản phẩm A, giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 55.000đ. 6. Ngày 12/6 xuất kho 10.000kg sản phẩm A bán trực tiếp cho công ty K, giá bán đơn vị là 65.000đ chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT = 10%. Khách hàng chưa thanh toán tiền. Thời hạn công ty K được hưởng chiết khấu thanh toán trong vòng 7 ngày là 1% kể từ khi nhận hàng. 7. Ngày 17/6 công ty K thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản qua ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%. 8. Ngày 20/6 xuất kho 5.000kg sản phẩm A gửi cho Công ty H theo hợp đồng. 9. Ngày 28/6 Công ty H đã chấp nhận toàn bộ số sản phẩm công ty gửi ngày 20/6, giá bán chưa có thuế là 67.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT=10%. 10. Chi phí bán hàng phân bổ cho kỳ này 8.000.000đ, chi phí quản lý phân bổ cho kỳ này là 10.000.000đ.
*Biết rằng DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và xuất kho sản phẩm theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định kết quả kinh doanh.
Bài 11. Có tài liệu tại 1 DN tháng 01/ N như sau: Tiền lương nợ công nhân viên đầu tháng: 45.000.000đ Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/ N: 1. Rút TGNH về nhập quỹ để chuẩn bị trả lương cho công nhân viên: 50.000.000đ. 2. Trả lương cho công nhân viên kỳ trước là 42.000.000đ, còn 3.000.000đ đơn vị giữ tạm do công nhân viên đi vắng chưa lĩnh. 3. Tính ra số tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng như sau: Đơn vị tính: triệu đồng
| |LƯƠNG CHÍNH |LƯƠNG NGHỈ PHÉP |THƯỞNG THI ĐUA |BHXH |TỔNG CỘNG |
|BỘ PHẬN | | | | | |
|1. Phân xưởng số1 |87,0 |6 |5,0 |2,0 |100,0 |
|- Công nhân trực tiếp sx |81,5 |6 |4,0 |2,0 |93,5 |
|- Nhân viên gián tiếp |5,5 |- |1,0 |- |6,5 |
|2. Phân xưởng 2 |110,0 |4 |8,0 |3,0 |125,0 |
|- Công nhân trực tiếp sx |101,0 |4 |6,5 |2,5 |114,0 |
|- Nhân viên gián tiếp |9,0 |- |1,5 |0,5 |11,0 |
|3. Bộ phận tiêu thụ |10,6 |1 |0,5 |0,6 |12,7 |
|4. Bộ phận quản lý DN |9,4 |1 |1,0 |1,4 |12,8 |
|Tổng cộng |217,0 |12 |14,5 |7,0 |250,5 |
4. Trích KPCĐ, BHXH,BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. 5. Các khoản khấu trừ lương của CNV bao gồm: tạm ứng 10.000.000đ, phải thu khác 8.000.000đ. 6. Nộp 1% KPCĐ, 20% BHXH, 3% BHYT cho cơ quan quản lý quỹ bằng chuyển khoản. 7. Rút 180.000.000đ TGNH về nhập quỹ để chuẩn bị trả lương CNV. 8. Thanh toán lương và các khoản khác cho CNV: 183.000.000đ, trong đó trả lương kỳ này là 158.500.000đ, lương tạm giữ hộ kỳ trước 3.000.000đ, BHXH 7.000.000đ, tiền thưởng 14.500.000đ. Yêu cầu: 1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2) Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Bài 12. Có tài liệu về tình hình thanh toán với CNV tại một DN tháng 10/ N: Tiền lương còn nợ CNV đầu tháng là 40.000.000đ Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Tính ra tổng số tiền lương phải trả CNV trong kỳ là 200.000.000đ, trong đó công nhân trực tiếp sx là 175.000.000đ, nhân viên phân xưởng 17.000.000đ, cán bộ quản lý DN là 8.000.000đ. 2. Tính ra tổng số BHXH phải trả trong tháng cho công nhân trực tiếp sx là 3.000.000đ, nhân viên phân xưởng 1.200.000đ, cán bộ quản lý DN 1.400.000đ. 3. Tính ra số tiền ăn ca trong định mức phải trả CNV trong kỳ: công nhân trực tiếp sx 15.200.000đ, nhân viên phân xưởng 4.500.000đ, cán bộ quản lý 2.000.000đ. 4. Tính ra tổng số tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả công nhân trực tiêp sx 24.500.000đ, nhân viên phân xưởng 5.500.000đ, cán bộ quản lý 6.000.000đ. 5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. 6. Các khoản khấu trừ vào lương của CNV bao gồm: thu hồi tạm ứng thừa của cán bộ quản lý 800.000đ, công nhân sản xuất 1.200.000đ. Phải thu về bồi thường vật chất của công nhân sản xuất là 2.000.000đ. 7. Nộp BHXH 20%, BHYT 4,5%, KPCĐ 1% cho cơ quan quản lý quỹ bằng chuyển khoản qua ngân hàng. 8. Chi tiêu KPCĐ cho việc hiếu, hỷ tại doanh nghiệp 8.000.000đ tiền mặt. 9. Rút 260.000.000đ TGNH về nhập quỹ tiền mặt. 10. Dùng tiền mặt thanh toán cho CNV: tiền lương 179.200.000đ; BHXH, tiền ăn ca và tiền thưởng thanh toán 100%. 11. Kết chuyển tiền lương của CNV đi vắng chưa lĩnh là 6.800.000đ. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 10/ N.
Bài số 13 Căn cứ vào bảng thanh toán lương thì: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 80.000.000đ, nhân viên phân xưởng là 10.000.000đ, nhân viên bán hàng là 5.000.000đ, cán bộ QLDN là 20.000.000đ. Lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trích trước bằng 10%. Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN trích theo tỷ lệ quy định. Yêu cầu: 1. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Có mẫu kèm theo).
Bài số 14 Căn cứ vào bảng thanh toán lương thì: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 100.000.000đ, nhân viên phân xưởng là 10.000.000đ, nhân viên bán hàng là 5.000.000đ cán bộ QLDN là 20.000.000đ. Lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trích trước bằng 10%.Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo tỷ lệ quy định. Yêu cầu: 1. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Có mẫu kèm theo).
Bài số 15 Căn cứ vào bảng thanh toán lương thì: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 120.000.000đ, nhân viên phân xưởng là 10.000.000đ, nhân viên bán hàng là 10.000.000đ, cán bộ QLDN là 20.000.000đ. Lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trích trước bằng 10%.Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo tỷ lệ quy định. Yêu cầu: 1. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Có mẫu kèm theo).
Bài số 16 Căn cứ vào bảng thanh toán lương thì: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 150.000.000đ, nhân viên phân xưởng là 10.000.000đ, nhân viên bán hàng là 10.000.000đ, cán bộ QLDN là 30.000.000đ. Lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trích trước bằng 10%.Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo tỷ lệ quy định. Yêu cầu: 1. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Có mẫu kèm theo).