Free Essay

Air Canada

In:

Submitted By meocoi206
Words 20427
Pages 82
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
A. GIỚI THIỆU CÔNG TY AIR CANADA 6
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 6
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 7 1. Từ khi thành lập đến năm 1988 7 2. Từ năm 1990 đến năm 1999 7 3. Từ năm 2000 đến 2003 8 4. Từ năm 2004 đến nay 8
B. PHÂN TÍCH SỨ MỆNH, VIỄN CẢNH VÀ GIÁ TRỊ 10
I. SỨ MỆNH 10 1. Định nghĩa kinh doanh 10 2. Tham vọng 10 3. Các giá trị cam kết 10 3.1. Cam kết cho khách hàng: 11 3.2 Cam kết cho nhân viên: 12 3.3 Cam kết cho cộng đồng: 13 3.4 Đối với bên hữu quan khác: 14
II. VIỄN CẢNH 15 1. Giá trị cốt lõi 15 2. Mục đích cốt lõi 15 3. Hình dung tương lai: 15
C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 17
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU 17 1. Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng vận tải hàng không: 18 2. Giá dầu biến động 18 3. Tình hình bất ổn chính trị 20 4. Biến đổi khí hậu toàn cầu 20
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 21 1. Tác động của đổi mới công nghệ ( thuộc môi trường công nghệ) 22 2. Nhân tố bảo vệ những tác động của sự biến động chính trị 23
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH 25 1. Phân tích tính hấp dẫn của ngành 25 1.1 Khái niệm về ngành vận tải hàng không 25 1.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh 26 1.3 Các nhóm chiến lược trong ngành 32 1.4 Chu kì ngành hàng không 33 2. Động thái của đối thủ cạnh tranh 35 3. Nhân tố then chốt thành công của ngành 35 4. Lực lượng dẫn dắt thay đổi trong ngành 37
D. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY 40
I. CHIẾN LƯỢC CÔNG TY 40 1. Lĩnh vực mà công ty đang hoạt động 40 2. Tại sao Air Canada phải đa dạng hóa (liên quan) 42 3. Các chiến lược mà công ty phát triển trong lĩnh vực vận tải hàng không 43 4. Các chiến lược mà công ty phát triển trong lĩnh vực cung cấp các tour du lịch trọn gói 45
II. CHIẾN LƯỢC TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU 46 1. Sự hiện diện toàn cầu 46 2. Lý do phát triển sự hiện diện toàn cầu 48 3. Những thử thách hiện diện toàn cầu 48 4. Phương thức thâm nhập toàn cầu 50
III. CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG 51 1. Chức năng sản xuất 52 2. Chức năng tài chính 55 3. Chức năng nguồn nhân lực 56 4. Chức năng marketing 57
IV. CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH 57 1. Các đơn vị kinh doanh của Air Canada 57 2. Cách thức gây khác biệt 58 3. Chiến lược đầu tư các SBU 61 4. Các lợi thế và bất lợi khi thực hiện chiến lược SBU 62
V. CẤU TRÚC TỔ CHỨC 64 1. Cấu trúc tổ chức 64 2. Hệ thống kiểm soát: 66
VI. CÁC THÀNH TỰU CHIẾN LƯỢC 67 1. Về thị trường 67 2. Tài chính 69
VII. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CHIẾN LƯỢC 71
E. BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC LỢI THẾ CẠNH TRANH 73
I. BẢN CHẤT LỢI THẾ CẠNH TRANH 73
II. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC 77 1. Nguồn lực: 77 1.1 Nguồn danh tiếng Air Canada 77 1.2 Nguồn nhân lực 78 1.3 Nguồn lực vật chất 79 2. Phân tích khả năng tiềm tàng 81 2.1 Khả năng lãnh đạo nhân viên tạo môi trường làm việc hiệu quả chuyên nghiệp: 81 2.2 Khả năng nắm bắt thông tin đáp ứng nhu cầu khách hàng vượt trội: 83 2.3 Khả năng ngoại giao để mở rộng phạm vi hoạt động, thích nghi với thị trường mới: 84 3. PHÂN TÍCH LẠI CHIẾN LƯỢC THEO NĂNG LỰC CỐT LÕI 85 3.1 Chiến lược công ty 85 3.2 Chiến lược toàn cầu 85 3.3 Chiến lược cấp chức năng 86 3.4 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU) 86
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 87

Danh sách nhóm AIR CANADA 1. Võ Thị Huyền 35k16.1 2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 35k16.1 3. Đặng Phương Mai 35k16.2 4. Nguyễn Thị Yến Nhi 35k16.2

LỜI MỞ ĐẦU Thời gian gần đây, nền kinh tế thế giới gặp nhiều biến động, tăng trưởng nóng, bong bóng chứng khoán và lạm phát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ một cuộc khủng hoảng khác. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Những điều đó đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc mật thiết qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng quản trị chiến lược như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Nhận ra được tầm quan trọng của quản trị chiến lược, với mục tiêu tìm hiểu chuyên sâu về cách áp dụng các lý thuyết quản trị chiến lược vào thực tế để tạo nên thành công, nhóm chúng em chọn Hãng hàng không AIR CANADA làm đối tượng phân tích của mình. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy giáo để bài phân tích được hoàn chỉnh hơn. Chúng em cảm ơn Thầy.

A. GIỚI THIỆU CÔNG TY AIR CANADA [pic]
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY Air Canada là hãng hàng không dịch vụ hoàn hảo lớn nhất và cũng là hãng hàng không quốc gia của Canada, Air Canada được thành lập vào ngày 11 tháng 4 năm 1936, và bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 1 năm 1965. Trụ sở công ty được đặt ở Montréal, Québec, trung tâm lớn nhất của nó là Sân bay Quốc tế Toronto Pearson, nằm ở Mississaugam Ontario. Cổ phiếu của Air Canada được giao dịch trên sang chứng khoán Toronto (TSX) dưới tên “AC-B.TO”. Air Canada là một trong những thành viên sáng lập của liên minh các hãng hàng không Star, cung cấp mạng lưới vận tải hàng không toàn diện nhất thế giới. Liên minh này được thành lập năm 1997 và hiện có 28 hãng hàng không thành viên. Vào năm 2011, Air Canada cung cấp dịch vụ khách hàng trực tiếp đến hơn 180 điểm đến trên 5 châu lục. Năm 2007 và 2011, Air Canada đã được bầu chọn là Hãng hàng không tốt nhất Bắc Mỹ và là hãng hàng không thương mại lớn thứ 15 trên thế giới và sử dụng 26,000 nhân viên. Air Canada cung cấp những dịch vụ vận chuyển khách hàng và hàng hóa bằng đường hàng không theo lịch trình lớn nhất ở thị trường Canada, thị trường xuyên biên giới Canada-Mỹ và thị trường quốc tế đến và đi từ Canada. • Các công ty con: • Air Canada Cargo: cung cấp trực tiếp hàng hóa dịch vụ trên toàn thế giới, đáp ứng nhu cầu vận tải hiệu quả với chi phí hợp lý. • Air Canada Express ( Air Canada Jazz): là hãng hàng không thuộc khu vực nội địa liên kết Air Canada. • Air Canada Jetz: cung cấp các ghế ngồi hạng thương gia với các tính năng cao cấp và dịch vụ cá nhân cho các đội thể thao chuyên nghiệp, khách du lịch ưu đãi của doanh nghiệp và các nhóm lãnh đạo. • Air Canada Vacations: là một nhà điều hành tour du lịch hàng đầu của Canada
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Từ khi thành lập đến năm 1988 Tiền thân của Air Canada, Trans-Canada Airlines (TCA), đã được tạo ra bởi luật lệ của chính phủ liên bang như là một công ty con của Đường sắt Quốc gia Canada (CNR). Từ năm 1964, TCA đã phát triển thành hãng hàng không quốc gia Canada, đổi tên của hãng hàng không từ Trans-Canada Airlines thành Air Canada. Trong những năm 1970, Air Canada đã hoạt động theo qui định của chính phủ nhằm đảm bảo sự thống trị của mình đối với các sân bay vùng nội địa. Cuối những năm 1970, cùng với việc tổ chức lại ở CNR, Air Canada đã trở thành một công ty độc lập hoàng gia( kết thúc sự kiểm soát theo qui định trực tiếp của chính phủ trên các tuyến đường, giá vé và dịch vụ. Năm 1988: đã được tư nhân hóa và 43% cổ phần của nó được bán trên thị trường. ← Trong giai đoạn này Air Canada chuyển từ công ty đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động độc lập.
2. Từ năm 1990 đến năm 1999 Những năm đầu 1990: AIR CANADA gặp khó khăn về tài chính vì ngành công nghiệp hàng không giảm mạnh(Để đối phó lại tình hình, hãng hàng không đã tái cấu trúc hệ thống quản lý của nó, Air Canada đã thuê Nguyên giám đốc Delta Air Lines là Holiss L.Harris với tư cách là CEO cho công ty. AIR CANADA đã tái cấu trúc hoạt động, cắt giảm vị trí quản lý, chuyển đổi trụ sở công ty đến Vancouver cho đến năm 1994, nó đã khôi phục được lợi nhuận. Cũng cùng năm đó cho thấy chiến thắng trong việc truy cập tuyến đường bay để bay từ Canada đến Sân bay Kansai mới ở Osaka, Nhật Bản. Năm 1995, dựa vào lợi thế của thỏa thuận đường bay mở rộng mới Mỹ - Canada, Air Canada đã thêm 10 tuyến đường xuyên biên giới mới. Vào tháng 5 năm 1997, Air Canada trở thành một thành viên sáng lập của liên minh Star, với việc tung ra mã cổ phiếu hãng hàng không với một số thành viên của liên minh. Nửa sau của thập niên 90 đã cho thấy hãng hàng không kiếm được lợi nhuận phù hợp, tổng giá trị 1 tỷ đô la cho giai đoạn 1997 đến 1999. ← Trong giai đoạn này do bị khủng hoảng tài chính, Air Canada đã thực hiện tái cấu trúc lại quản lý, nguồn nhân lực của mình với việc thay thế CFO đứng đầu và cắt giảm các vị trí quản lý để vượt qua khủng hoảng.
3. Từ năm 2000 đến 2003

Tháng 1/ 2001 : Air Canada mua lại và sáp nhập với hãng hàng không lớn thứ 2 của Canada qua đó Air Canada trở thành hãng hàng không thương mại lớn thứ 10 trên thế giới. Nhưng nó phải đối mặt với suy thoái thị trường hàng không toàn cầu, và thách thức cạnh tranh gia tăng như công bố lỗ quay trở lại vào năm 2001 và 2002.

Từ 2003 : Tình hình cổ phiếu công ty bất ổn, kế đến là sự ảnh hưởng sâu sắc của việc bảo hộ sự phá sản trong một khoảng thời gian dài với chi phí rất lớn. Kết quả là giá trị của công ty sụt giảm một cách đáng kể, cảm tình của khách hàng với công ty cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Cuối cùng, họ phải tiến hành thực hiện các chiến thuật truyền thông hợp lý với hy vọng sẽ lấy lại được hỉnh ảnh của mình trước khách hàng. ← Trong giai đoạn này Air Canada đã tiến hành sát nhập để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tiến hành các biện pháp để lấy lại tình cảm của khách hàng.
4. Từ năm 2004 đến nay Tháng 9/2004 Air Canada đã mở thêm hai hãng hàng không giá rẻ là Tango và Zip nhưng hiện cả hai đều đã ngưng kinh doanh. Năm 2006 Air Canada thực hiện các chiến thuật truyền thông hợp lý với hy vọng sẽ lấy lại được hỉnh ảnh của mình trước khách hàng. Năm 2009 Air Canada đang trong thời kỳ khó khăn do lượng hành khách giảm, đồng thời phải đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ trong nước là hãng hàng không WestJet. Air Canada huy động được 936 triệu USD từ các cổ đông và các tổ chức cho vay để tránh nguy cơ phải đệ đơn phá sản lần thứ hai. Cùng với việc trả nợ, Air Canada cũng sắp xếp lại các hợp đồng, củng cố lại tình hình tài chính và điều này giúp hãng tạm thời vượt qua khó khăn, tiến tới giai đoạn đạt lợi nhuận ổn định trong bối cảnh ngành hàng không thế giới đang bị thua lỗ nặng do tác động của khủng hoảng kinh tế. (Trong giai đoạn này Air Canada đã cho ra đời hãng hàng không giá rẻ nhưng đã nhận thấy sự không hiệu quả của lĩnh vực này, Air Canada quay lại với lĩnh vực cốt lõi là khách hàng trung bình và cao cấp đồng thời tiếp tục sử dụng các cách thức để lấy lại hình ảnh và tình cảm của khách hàng. Kết luận: Trong quá trình hoạt động của mình, Air Canada thường được nhắc đến với hàng loạt những rắc rối tài chính, những đánh giá không tốt của khách hàng và những cuộc tranh cãi của công nhân. Nhưng bằng các chiến lược khác nhau Air Canada đã vượt qua những khó khăn này , sự tin cậy của khách hàng đang được phục hồi và nó đã đạt danh hiệu hãng hàng không tốt nhất khu vực Bắc Mỹ. Tự tin với những ngày "đen tối" đã qua, Air Canada đã thông báo kế hoạch phát triển mạnh đội tàu bay lên 96 chiếc Boeing đời mới. B. PHÂN TÍCH SỨ MỆNH, VIỄN CẢNH VÀ GIÁ TRỊ I. SỨ MỆNH “Connecting Canada and the World.” - “ Kết nối Canada và thế giới ” Chúng tôi xin trích dẫn tuyên bố sứ mệnh của công ty: “ Our chosen Mission statement is: Air Canada – “ Connecting Canada and the World ”. Its simplicity is deceptive because “connecting” implies more than just moving people from place to place; we bring them together for enriching experiences. And our view is not parochial given we aim to make connections possible worldwide, so we must be a global leader.” Dịch : Sứ mệnh của chúng tôi là: Air Canada – “ Kết nối Canada và thế giới”. Sự đơn giản của nó dễ nhầm lẫn bởi vì "kết nối" ngụ ý không chỉ là di chuyển từ nơi này đến nơi khác, mà chúng tôi mang mọi người lại gần với nhau để làm phong phú thêm các trải nghiệm. Và quan điểm của chúng tôi không phải là trong phạm vi bản sứ mà nhằm mục đích làm những kết nối có thể trên toàn thế giới, vì vậy chúng tôi phải là một nhà lãnh đạo toàn cầu. 1. Định nghĩa kinh doanh Chúng tôi kết nối toàn cầu, mang mọi người lại gần với nhau để làm phong phú các trải nghiệm “ 2. Tham vọng Air Canada mong muốn trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu để kết nối mọi người trên toàn thế giới. 3. Các giá trị cam kết “ Underpinning our Mission and Vision are core Values that inform all we do as individuals and collectively at Air Canada.These values serve as touchstones to guide our Air Canadations.” - Safety First and Last: 100%. All the time - Make every Customer feel Valued: With our words. With our Air Canadations. With our products and services. - Working Together: With Colleagues, Customers and Community. - Air Canadat with Integrity: We are Air Canadacountable. We foster an environment of trust. We communicate openly and in a timely manner. - All Employees are Valued: We respect. We listen. We Air Canadat. - Drive for Excellence: Personally. Corporately. Ever reAir Canadahing for the next level of innovation, quality and service. Dịch: “ Dưới nền tảng Sứ mệnh và Viễn cảnh của chúng tôi là giá trị cốt lõi đưa đến tất cả các cá nhân và tập thể tại Air Canada. Những giá trị này như là thử thách để định hướng cho hành động.” - An toàn là đầu tiên và cuối cùng: 100%. Tất cả thời gian. - Làm cho mỗi khách hàng cảm thấy có giá trị: Với lời nói của chúng tôi. Với hành động của chúng tôi. Với sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi. - Cùng nhau làm việc: Với đồng nghiệp, khách hàng và cộng đồng. - Hành động với sự liêm khiết: Chúng tôi có trách nhiệm. Chúng tôi khuyến khích một môi trường của sự tín nhiệm. Chúng tôi truyền thông một cách công khai và kịp thời. - Tất cả nhân viên đều có giá trị: Chúng tôi tôn trọng. Chúng tôi lắng nghe. Chúng tôi hành động. - Định hướng tới sự xuất sắc: Mang tính cá nhân, mang tính tập thể. Đạt được cấp độ tiếp theo của sự đổi mới, chất lượng và sự phục vụ. 3.1. Cam kết cho khách hàng: “Safety First and Last: 100%. All the time” “An toàn là việc xem xét quan trọng nhất trong tất cả những gì chúng tôi làm. Sự an toàn của khách hàng, của nhân viên và những người trong cộng đồng nơi chúng tôi bay luôn luôn là trọng tâm chính của chúng tôi. Trong suốt lịch sử của công ty, Air Canada đã sáng tạo về công nghệ an toàn và thủ tục mới và chúng tôi cam kết sẽ luôn đi đầu trong những tiến bộ trong an toàn. Vì vậy giá trị cốt lõi đầu tiên mà Air Canada đặt ra là “An toàn là đầu tiên và cuối cùng: 100%. Tất cả thời gian” Với quan tâm đặc biệt đến an toàn cabin, chúng tôi luôn đi và vượt trên khỏi sự an toàn bắt buộc của cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp và cơ quan quản lý. Khi làm như vậy, chúng tôi cung cấp một lớp thiết bị bổ sung và đào tạo để đảm bảo mỗi hành khách của chúng tôi đến đích một cách an toàn. “Make every Customer feel Valued: With our words. With our Air Canadations. With our products and services” . Chúng tôi cũng quản lý chặt chẽ hệ thống nước để cung cấp nước tinh khiết trên máy bay của chúng tôi và hệ thống kiểm tra chất lượng để đảm bảo cung cấp thực phẩm của chúng tôi trên toàn thế giới thực hiện theo các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Một môi trường du lịch an toàn cho tất cả các hành khách của chúng tôi là một khía cạnh quan trọng của hoạt động hàng ngày của chúng tôi, nhưng cam kết của chúng tôi để an toàn hành khách không dừng ở đó. Chúng tôi chuẩn bị cho những bất ngờ, bao gồm một loạt các đào tạo và thiết bị chuyên dụng để đối phó với trường hợp khẩn cấp y tế trên máy bay. Tại Air Canada phi hành đoàn được đào tạo để cung cấp cứu hộ bởi những người có trách nhiệm, với các thiết thiết bị tiên tiến như máy khử rung tim trên máy bay trong khi bay cũng như truy cập tư vấn y tế chuyên gia-trong quan hệ đối tác với các trường Đại học Pittsburgh Trung tâm y tế, các chuyến bay của Air Canada được trang bị với STAT MD Truyền thông, đảm bảo thời gian thực tư vấn y khoa trong khi quá cảnh
2. Cam kết cho nhân viên: “Working Together: With Colleagues, Customers and Community.” “All Employees are Valued: We respect. We listen. We Air Canada.” “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và đáng làm việc - nơi tất cả mọi người có thể thể hiện khả năng vượt trội hơn người khác và nhận thức rõ họ có đủ tiềm năng trong môi trường kinh doanh cực kì cạnh tranh và phức tạp. Chúng tôi công nhận sự đóng góp của mỗi nhân viên làm nên thành công kinh doanh của chúng tôi và nhân viên có vai trò quan trọng trong các sáng kiến phát triển bền vững của chúng tôi. Chúng tôi tìm kiếm để truyền cảm hứng, khuyến khích và đòi hỏi nhân viên của chúng tôi phải làm điều tốt nhất trong tất cả những gì họ có thể làm” Là một doanh nghiệp toàn cầu với đa văn hóa, đa ngôn ngữ, Air Canada tiếp tục nỗ lực để loại bỏ các rào cản đối với nơi làm việc, và bên trong nó. Chúng tôi tự hào về bản chất của kinh doanh của chúng tôi, trong lịch sử chúng tôi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đưa phụ nữ vào lực lượng lao động, công ty phản ánh sự đa dạng dân tộc của đất nước chúng tôi phục vụ và bao gồm các thành viên của quốc gia đầu tiên của chúng tôi, người khuyết tật, người đồng tính nam và đồng tính nữ, và dân tộc thiểu số khác… ✓ Air Canada luôn tôn trọng nhân viên, lắng nghe họ và tạo mọi điều kiện để họ có thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình, cống hiến tài năng cho công ty. Air Canada cung cấp một công cụ dễ sử dụng trực tuyến cho phép nhân viên nói với công ty về chuyên môn, kỹ năng và nguyện vọng nghề nghiệp, xem các vị trí có sẵn, và áp dụng cho những người mà họ quan tâm. Trong năm 2011, khoảng 200 nhân viên quản lý cũng tham gia vào một chương trình đào tạo lãnh đạo mới cho phép họ phát triển các dự án để xem xét bởi đội ngũ quản lý điều hành. Ngoài chương trình lãnh đạo của chúng tôi, quản lý nhân viên có đào tạo thông qua một thiết kế phương pháp tiếp cận phù hợp với đặc biệt về kỹ thuật và nhu cầu phát triển kỹ năng mềm và tăng cường truyền thông giữa các nhân viên và kênh thông tin phản hồi. ✓ Chính sách khen thưởng được công bố rộng rãi, đảm bảo sự công bằng khi xem xét công nhận giá trị đóng góp của từng cá nhân nhân viên, cả nhóm. Đó có thể đơn giản là một thư động viên hay là một giải thưởng uy tín hàng năm- Excellence Awards. Mỗi năm có ít nhất 50 nhân viên được lựa chọn từ hàng trăm nhân viên được đề cử bởi đồng nghiệp của họ như là "mô hình vai trò". Mỗi nhân viên chiến thắng là đặc trưng trên trang đích của cổng thông tin nhân viên của chúng tôi và trong một vấn đề của tạp chí Enroute chia sẻ niềm tự hào của chúng tôi với nhân viên và khách hàng như nhau. 3.3 Cam kết cho cộng đồng: “ Air Canadat with Integrity: We are Air Canadacountable. We foster an environment of trust. We communicate openly and in a timely manner. ” “ Drive for Excellence: Personally. Corporately. Ever reAir Canadahing for the next level of innovation, quality and service. ” “Chúng tôi cam kết đóng góp cho cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi tìm cách tạo sự khác biệt bằng việc sử dụng giá trị kinh doanh cốt lõi : khả năng kết nối mọi người, mọi nơi và mọi thứ, sự chăm sóc và sự cống hiến của nhân viên của chúng tôi trong kì hạn làm việc cũng như các đề nghị hỗ trợ tài chính”. Với vị thế của một hãng hàng không quốc gia, Air Canada đặc biệt tự hào về sự tham gia của nhân viên trong đóng góp với cộng đồng, cũng như hỗ trợ chúng tôi vào các hoạt động cứu trợ trên khắp thế giới. Công ty hoạt động từ thiện kết hợp với một cộng đồng người lao động tham gia có được chứng minh là một sự kết hợp mạnh mẽ để làm cho một thực tế sự khác biệt trong cuộc sống của người dân tại địa phương và quốc tế. Đặc biệt, Air Canada đã tạo ra chương trình Horizons của em để tập trung vào các tổ chức từ thiện mang lại lợi ích những người trẻ tuổi ở Canada và trên thế giới. Air Canada hỗ trợ cung cấp chương trình đảm bảo đi lại miễn phí cho những người trẻ tuổi bị bệnh nặng, những người không thể để có được trợ giúp y tế mà họ cần trong của họ cộng đồng địa phương. Đối với nhiều gia đình, chi phí vé máy bay là một bổ sung gánh nặng đặt ra khó khăn kinh tế nghiêm trọng và tình cảm. Là hãng hàng không hàng đầu của Canada, Air Canada đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí đi lại thường liên quan đến bệnh.
4. Đối với bên hữu quan khác: “We are committed to contributing to the communities in which we operate. We realize this commitment as a company and as individuals acting with support of the company. We seek to make a difference by using our core business offering, the ability to connect people, places and things, the care and dedication of our employees in terms of their time as well as offering financial support.” “Chúng tôi mong được tham gia với các bên liên quan của chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá và tính trọng yếu, điều này sẽ biến giúp Air Canada phát triển nội dung phù hợp với các vấn đề trong tương lai cho các bên hữu quan liên quan và cho kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi muốn nghe và học hỏi. Chúng tôi dự định sẽ được minh bạch và có trách nhiệm khi chúng tôi phát triển trong lĩnh vực này, và báo cáo tiếp theo của chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu trình độ áp dụng một khoản tăng cước chung cấp độ C bởi vì chúng tôi tin rằng bằng cách tăng cường cam kết của chúng tôi, và báo cáo,phát triển bền vững, chúng tôi sẽ tăng cường sức mạnh Air Canada nói chung.” II. VIỄN CẢNH Building Loyalty through passion and innovation. We gain customer loyalty with an intense commitment to service, our determination to be the best, and by delivering a superior travel experience. To secure this loyalty, we continually simplify processes to make travel more convenient and expand our offerings through technology, products and other new features. Dịch: Xây dựng lòng trung thành thông qua sự đam mê và đổi mới, Chúng tôi có được sự trung thành của khách hàng với một sự cam kết mạnh mẽ về dịch vụ, chúng tôi quyết tâm trở thành tốt nhất và bằng cách cung cấp trải nghiệm di chuyển vượt trội. Để đảm bảo sự trung thành này, chúng tôi liên tục đơn giản hóa quy trình để làm cho việc di chuyển thuận tiện hơn và mở rộng được các dịch vụ của chúng tôi thông qua công nghệ, sản phẩm và các tính năng mới khác. 1. Giá trị cốt lõi Sự đổi mới: Việc mở rộng nhóm các dịch vụ đảm bảo được việc mua lại của khách hàng. Và AIR CANADA sẽ tiếp tục đổi mới và giới thiệu dịch vụ mới để đảm bảo lòng trung thành của khách hàng. 2. Mục đích cốt lõi Với viễn cảnh đã đưa ra ở trên, lý do để AIR CANADA tồn tại chính là cung cấp sự vượt trội trong việc di chuyển. Air Canada luôn tìm cách trang bị cho nó với những thiết bị mới. Điều này không chỉ bao gồm máy bay mới mà còn là công nghệ mới trong bảo trì và lập kế hoạch bay. Giúp khách hàng cảm thấy những chuyến bay của mình đều được phục vụ tốt nhất với dịch vụ ở đẳng cấp cao. 3. Hình dung tương lai: - Mục tiêu thách thức: “Làm cho việc di chuyển thuận tiện hơn và mở rộng được các dịch vụ thông qua công nghệ, sản phẩm và các tính năng mới khác.” Cung cấp chuyến bay với dịch vụ tốt đang được các hãng hàng không trên thế giới thực hiện, các hãng lớn Westjet Air, Emirates, American Airline…luôn luôn tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ như khách hàng được sử dụng internet hoặc trông giữ trẻ trên máy bay… Như vậy, việc hướng đến mục tiêu “ làm cho việc di chuyển thuận tiên hơn và mở rộng được các dịch vụ” không phải là điều đơn giản, đó là một thách thức lớn mà Air Canada cần vượt qua. - Mô tả sống động: Mô tả sống động là tương lai của công ty sau khi đạt được mục tiêu thách thức. Khi Air Canada đã mở rộng được các dịch vụ và làm cho việc di chuyển của khách hàng thuận tiên hơn, thì khi đó Air Canada sẽ có được lòng trung thành của khách hàng. C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU Air Canada là công ty dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn nhất ở Canada, và cũng là hãng hàng không quốc gia Canada. Air Canada thuộc ngành vận tải hàng không- một ngành mà sự toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ cả trên phương diện công nghệ, xu hướng hợp tác phát triển và mở rộng địa bàn bay. Ngành vận tải hàng không là ngành dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại với hoạt động không chỉ trong nước mà còn mang tính quốc tế. Vì gắn nó liền với tuyệt đối an toàn và an ninh, mức độ phục vụ mang tính cạnh tranh cao. Nên trong ngành hàng không có rất nhiều việc và cần nhiều nghề nghiệp đa dạng để hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. Hơn thế nữa, sứ mệnh mà Air Canada luôn đi theo là : “Connecting Canada and the World.” - “ Kết nối Canada và thế giới ”, với tham vọng: “Air Canada mong muốn trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu để kết nối mọi người trên toàn thế giới.” Rõ ràng với sứ mệnh và tham vọng muốn là nhà lãnh đạo toàn cầu của Air Canada thì việc phân tích các yếu tố của môi trường toàn cầu tác động đến ngành cũng như các yếu tố của nước sở tại của công ty là Canada tác động rất lớn. Vì vậy, bài sẽ tập trung phân tích ngành vận tải hàng không, trong giai đoạn 2000-2010. Xu hướng phát triển của ngành vận tài hàng không trong những năm gần đây là tiến hành liên minh hàng không, đã trở thành phổ biến trong cuối những năm 1990. Liên minh các hãng hàng không như Star Alliance , Oneworld , và SkyTeam phối hợp các chương trình phục vụ hành khách của họ, tặng vé nối chuyến đặc biệt, trong đó sản phẩm, tiêu chuẩn dịch vụ, lịch trình, và các cơ sở sân bay được chuẩn hóa và kết hợp cho hiệu quả cao hơn. Với thị trường toàn cầu nhiều biến động thì các yếu tố về kinh tế toàn cầu là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của một ngành, nhất là một ngành toàn cầu như vận tải hàng không. Nhân tố kinh tế với những yếu tố về lạm phát, lãi suất, GDP,... luôn tạo ra những thách thức và cơ hội cho mọi công ty. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những biến động của môi trường kinh tế, để từ đó tìm được giải pháp phù hợp nhằm vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội là điều vô cùng quan trọng với công ty, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn.
1. Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng vận tải hàng không:

Kinh tế thế giới phục hồi khủng hoảng vào năm 2008, tuy nhiên tới năm 2009 lại bắt đầu một cuộc khủng hoảng mới nhưng với tốc độ và mức độ khác nhau và tiếp tục hệ lụy cho mãi tới năm 2011. Tăng trưởng GDP sản phẩm (GDP) đã phản ánh sự thay đổi này, GDP đạt 4,1% trong năm 2010 và 2,7% trong năm 2011. Việc phục hồi nền kinh tế bị chậm lại là do có những sự kiện bất ổn tiếp tục diễn ra như: cuộc khủng hoảng khu vực châu Âu,giá dầu cao và bất ổn và khả năng chống đỡ tăng trưởng một cách chóng mặ của nó. Kết quả là, IHS Global Insight đã dự báo giảm tốc độ tăng trưởng hàng năm 2012 - 2031 từ 3,4% (2011 - 2030) còn 3,26%.

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, và sự tăng trưởng của ngành vận tải hàng không thế giới phụ thuộc rất nhiều về sức mạnh của nền kinh tế. Gần đây nhất, IATA báo cáo một sự gia tăng 7,4% trong quốc tế hành khách du lịch (dựa trên doanh thu hành khách km (RPKs)) cho tháng tháng 4 năm 2012, so với tháng 4 năm 2011. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cũng được phản ánh trong các đơn đặt hàng tính trên các chuyến bay. Số máy bay mới được đặt hàng (bao gồm 20 – 220 chỗ ngồi) tăng gấp bốn lần từ năm 2009 đến 2011. Đơn đặt hàng ròng đã tăng lên 2.381 đơn vị trong năm 2011, so với năm 2010 là 1.414 đơn vị, mà bản thân nó tăng hơn gấp đôi tốc độ 2009 của 556 đơn đặt hàng.

[pic] 2. Giá dầu biến động Xu hướng của giá dầu luôn cao và giá dầu tiếp tục biến động trình bày một số trong những thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp hàng không thế giới. Nhiên liệu máy bay - theo dõi chặt chẽ giá dầu thô - đại diện chi phí lớn nhất cho các hãng hàng không, chiếm tới 34% chi phí hoạt động trung bình, theo IATA. Với ảnh hưởng lớn và ngày càng tăng này, giá dầu và giá dầu biến động là những yếu tố quyết định chính của kích thước và cấu trúc của hạm đội máy bay thương mại trong tương lai. Mức giá dầu thô đạt đỉnh điểm lên tới $47$/thùng vào 7/2008.Từ mức giá trung bình $ 80 một thùng trong năm 2010, giá dầu tăng $ 20 đến $ 100 một thùng 2011. Với năm 2011 giá dầu trung bình 25% cao hơn năm 2010, chúng tôi dự đoán rằng giá cả sẽ vẫn ở mức trên $ 100 một thùng thông qua năm 2012 và, quả thật vậy, trong suốt thời gian dự báo 20-năm. Trong thực tế, Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sửa đổi 20-năm dự báo giá dầu trung bình từ $ 107 một thùng trong năm 2011 đến $ 126 một thùng trong 2012 (Energy Outlook hàng năm 2012 sớm phát hành), tăng gần $ 20. [pic] ( Đối phó với tình trạng này, các hãng hàng không đều đưa ra chính sách bù giá nhiên liệu máy bay, theo đó ngoài các khoản tiền phải trả như trước đây, hành khách còn phải thêm một khoản tiền gọi là “phụ thu nhiên liệu máy bay.Với ước tính rằng 50% nhu cầu nhiên liệu của ngành tự bảo hiểm mức giá, vào năm 2010, nhiên liệu được ước tính chi phí chiểm 30% lợi nhuận của hãng hàng không, hơn gấp đôi so với 13% năm 2001. Mặt khác, xu hướng kết hợp hạm đối, tăng cường hợp tác, mở rộng hóa các tuyến bay và điểm đến giúp các hãng hãng hàng không giảm bớt chi phí nguyên liệu đầu vào, hạn chế các biến động của nhiên liệu đầu vào 3. Tình hình bất ổn chính trị Vào năm 2001, sự kiện 11.9 đã ảnh hưởng hết sức to lớn tới ngành hàng khôn của thế giới, sự kiện này đã châm ngòi cho khủng hoảng ngành hàng không thế giới. Số lượng hàng khách giảm rõ rệt, trong khi đó chi phí an ninh và xăng dầu tăng vọt đã đầy hàng chục hãng hàng không vào “cuộc chiến sống còn” Sau sự kiện khủng bố ở Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 và trong thời gian xảy ra đại dịch cúm gia cầm năm 2004, thị trường vận tải hàng không quốc quốc tế khu vực Bắc Mỹ đều bị khủng hoảng nghiêm trọng. Cầu đối với vận chuyển hàng không đều giảm mạnh. (Vì vậy, các hãng hàng không đều có chi phí khai thác tăng mạnh do tăng các khoản chi phí đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không, đảm bảo an toàn bay, bảo hiểm hàng không ... Chi phí khai thác tăng lên làm tăng giá thành vận chuyển hàng không, làm cầu nay đã giảm lại còn tăng giá, tình hình hoạt động của các hãng hàng không rất khó khăn. 4. Biến đổi khí hậu toàn cầu Nhận thức của cộng đồng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan tới môi trường, nhất là hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nghị định thư Kyoto năm 2005: Đây là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Ngành hàng không cũng như các loại hình vận tải phục vụ khác đều vận hành bằng động cơ và tiêu thụ nhiên liệu. Đại đa số các máy bay đều sử dụng động cơ van đẩy đốt xăng, sản phẩm sinh ra sau phản ứng cháy có chứa chì tetra-ethyl (TEL) và có thể gây ô nhiễm đất ở khu vực sân bay. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, các động cơ sẽ gây ra phản ứng đốt tạo ra Cacbon dioxit với số lượng lớn. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là IPCC) đã đánh giá: Vào năm 2050, ngành hàng không sẽ thải ra 4% tổng lượng khí CO2 mà con người thải ra và làm tăng thêm 13% lượng ozone tập trung do các máy bay phản lực gây nên.Cũng theo IPCC cho biết, các ảnh hưởng trên sẽ tác động rất lớn đến việc làm trái đất nóng dần lên. Trong năm 2010, nhiên liệu sinh học đã được sử dụng để vận hành các máy bay. “ Sử dụng liệu sinh học thay cho nhiên liệu hóa thạch là giải pháp tốt nhất đối với ngành hàng không hiện nay”- đó là phát biểu của Dave Hurst, chuyên gia phân tích hãng nghiên cứu công nghệ sạch Mỹ Pike Research. Vấn đề của ngành hàng không dân dụng là giá cả cao và tính bất ổn của nguồn cung nhiên liệu cũng như tác động xấu đến môi trường của máy bay. Đối với ngành hàng không quân sự, vấn đề không chỉ là chi phí mà còn là khả năng chủ động nguồn nhiên liệu. Vì những lý do này, cả ngành hàng không dân dụng lẫn quân sự đều ủng hộ các dự án nhiên liệu sinh học. Năm 2009, một biện pháp cải thiện hiệu quả năng lượng mới do FAA (Cục Hàng không Liên bang Mỹ) đề xuất, gọi là NextGen, sử dụng song song với hệ thống GPS. NextGen là một kế hoạch dài hạn của FAA nhằm thay thế hệ thống kiểm soát không lưu bằng rađa của Mỹ hiện tại, với hệ điều hành sử dụng các vệ tinh kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu, thay vì hệ thống rađa cập nhật vị trí của các máy bay trong vòng 12 giây, NextGen sẽ sử dụng dữ liệu vệ tinh để xác định vị trí máy bay ngay lập tức. Nhờ đó các phi công sẽ nắm được tức khắc vị trí, tốc độ và hướng đi của các máy bay khác ở chung quanh họ. NextGen sẽ cho phép các máy bay tạo được bước tiến bộ chưa từng có tiền lệ, gọi là “Quá trình hạ cánh liên tục” (CDA), máy bay có thể tắt các động cơ khi hạ cánh, tiết kiệm được hàng tấn nhiên liệu đồng thời giảm được tình trạng ô nhiễm, tránh tình trạng bay vòng quanh, lãng phí thời gian, tốn kém nhiên liệu. So với Hệ thống định vị toàn cầu GPS, thì NextGen hiện đại hơn nhiều. ( Tăng quy định môi trường, các hãng trong ngành sẽ tiến hành kết hợp các hạm đội máy bay, liên kết các điểm đến để tiết kiệm nguyên liệu . Bên canh đó, nó còn khuyến khích các hãng trong ngành tìm kiếm các giải pháp để sự sụng nhiên liệu đốt cháy thấp hơn so trên cùng một quãng đường, cùng một khối lượng vận chuyển và lượng khí thải ra ít hơn. II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với tình hình phát triển của ngành vận tải hàng không tại Canada năm 2000-2010. Canada được công nhận là có một trong những nơi có các chương trình hàng không dân sự thành công nhất và an toàn nhất trên thế giới. Giao thông vận tải Canada làm việc với nhiều đối tác cả ở Canada và trên thế giới để bảo vệ và duy trì an toàn hàng không và để làm cho cách hoạt động vận tải hàng không chịu trách nhiệm với môi trường hơn. 1. Tác động của đổi mới công nghệ ( thuộc môi trường công nghệ) Công nghệ hàng không không ngừng đổi mới năng động, được đặc trưng bởi tính chuẩn hoá ngày càng cao, xu thế tăng nhanh độ phức tạp của công nghệ và hàm lượng vốn cơ bản tính trên một lao động hàng không. Năm 2007, ISTPCanada – cơ quan Hợp tác quốc tế Khoa học và Công nghệ Canada được thành lập. ISTPCanada tạo điều kiện cho việc tạo ra các quan hệ đối tác công nghệ toàn cầu mà thị trường mới mở và cửa ra vào thương mại cho các công ty Canada. Dưới sự uỷ quyền của Chính phủ Canada thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại quốc tế Canada (DFAIT), ISTPCanada tạo điều kiện cho R & D hợp tác giữa các công ty của Canada, tổ chức nghiên cứu và các đối tác của họ tại các quốc gia này, và đầu tư vào hợp tác R & D dự án. Những công nghệ mới này bổ sung cho các công nghệ nâng cấp và hoạt động cải tiến CATSA đã đạt được trong những năm gần đây. Ví dụ: Năm 2003, đã có 3.300 máy kiểm tra sàng lọc, sàng lọc hơn 36 triệu lượt hành khách và lấy mẫu rất nhỏ hành lý, trong năm 2009, hơn 6.000 máy kiểm tra sàng lọc hơn 48 triệu lượt khách và 62 triệu chiếc hành lý. Restricted Area thẻ nhận dạng thử nghiệm hoạt động bắt đầu từ năm 2004 và tham gia bốn sân bay lớn của Canada. Tính đến tháng 4 năm 2009, khoảng 336 thiết bị sàng lọc gắn trên tường đã được cài đặt, và mỗi điểm vào khu vực giới hạn được trang bị với ít nhất một máy kiểm tra và trong nhiều trường hợp như kiểm tra dấu vân tay. Hành lý tất cả được sàng lọc với thiết bị X-ray hiện đại, so với lựa chọn quét hành lý vào năm 2003 bằng cách sử dụng thiết bị X quang cơ bản, và tất cả 89 sân bay nơi CATSA hoạt động có một hệ thống phát hiện chất nổ cho túi kiểm tra. Năm 2010/2011, chính phủ dự kiến chi tiêu $ 11,7 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, tăng từ $ 11,3 tỷ lên kế hoạch cho 2009/2010 và $ 10,6 tỷ USD dành cho năm 2008/2009. Của số $ 11,7 tỷ, 5,9 tỷ đồng đã được dành riêng cho hiệu quả hoạt động KH & CN của các ngành và các cơ quan liên bang. Tại Canada ngành dịch vụ chiếm ưu thế chiếm 1/4 GDP của cả nền kinh tế. Vậy số tiền chi ra để đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ cho ngành vận tải hàng không phải phải là ít. Các khoản đầu tư này theo dự báo ngày càng tăng cao hơn, được chú ý hơn. Rõ ràng :Các tiến bộ liên tục của môi trường công nghệ làm hạ thấp rào cản nhập cuộc ngành, định hình lại cấu trúc ngành. 2. Nhân tố bảo vệ những tác động của sự biến động chính trị Năm 2001, Chính phủ Canada đã cam kết hơn 2,6 tỷ đồng để tăng cường an ninh hàng không, và du lịch hàng không đã trở nên an toàn hơn. Đạo luật thực hiện ngân sách năm 2001 (được gọi là Đạo luật CATSA), như là một phần của Chính phủ Canada đáp ứng các sự kiện của 11 tháng 9 năm 2001. Đạo luật CATSA có hiệu lực vào ngày 01 tháng tư năm 2002. CATSA chịu trách nhiệm cho hành động, hoặc trực tiếp hoặc thông qua một nhà thầu kiểm tra, sàng lọc hiệu quả và hiệu quả của những người truy cập tàu bay, khu vực hạn chế thông qua các điểm sàng lọc, tài sản sở hữu hoặc kiểm soát của họ, và những đồ đạc hoặc hành lý mà họ đưa ra cho một hãng hàng không để vận chuyển. CATSA cũng chịu trách nhiệm để đảm bảo tính nhất quán trong việc cung cấp các sàng lọc trên khắp Canada và cho bất kỳ chức năng an ninh, giao thông vận tải quy định ở Luật CATSA, cũng như không khí chức năng bảo mật vận tải Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thể gán cho nó, tùy thuộc vào bất kỳ điều khoản và các điều kiện mà Bộ trưởng có thể thành lập. CATSA phải thực hiện trách nhiệm của mình theo Luật CATSA lợi ích công cộng, có quan tâm thích đáng đến lợi ích của công chúng đi du lịch. Kết quả là, Chính phủ sẽ cung cấp thêm 1,5 tỷ USD trong vòng năm năm đến CATSA để tăng cường an ninh hàng không thông qua phí an ninh Canada Air Travellers (ATSC). KẾT LUẬN:
| |Cơ hội |Đe dọa |
|Khủng hoảng kinh tế . | |Cầu đối với vận chuyển hàng không giảm |
|Giá dầu cao và tiếp tục biến động. | |Áp lực kiểm soát chi phí hiệu quả mà vẫn đảm bảo |
|Tình hình bất ổn chính trị và an ninh hàng | |chất lượng. |
|không. | |Tăng giá, khách hàng chọn sản phẩm thay thế. |
|Xu hướng kết hợp hạm đối, tăng cường hợp |Tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị |Trong ngành xuất hiện thêm nhiều hãng mới, gia |
|tác, mở rộng hóa các tuyến bay trên toàn thế|trường mới trong chiến lược toàn cầu |tăng cạnh tranh |
|giới. |Dễ tiếp cận được các nguồn lực và khai| |
|Xu hướng toàn cầu hóa. |thác các thế mạnh của mỗi thị trường. | |
|Qúa trình đổi mới công nghệ diễn ra liên tục|Cải thiện kiểm soát chi phí, nâng cao |Rào cản nhập cuộc bị hạ thấp, thêm nhiều đối thủ |
|và toàn diện. |tính an toàn, hoạt động hiệu quả |gia nhập vào ngành, cạnh tranh trong ngành mãnh |
| | |liệt hơn. |
|Tình hình biến đổi khí hậu và tác động của |Khách hàng đề cao các hãng có động |Khí hậu biến đổi thất thường, làm giảm nhu cầu vận|
|quy định cắt giảm khí thải |thái giúp bảo vệ môi trường( nhu cầu |chuyển của khách hàng. |
| |cao hơn so với đối thủ khác. |Tăng các chi phí về cắt giảm khí hậu, làm lợi |
| | |nhuận biên giảm. |
|Tính hấp dẫn của ngành đang giảm. |Khả năng phát triển thương hiệu. |Cạnh tranh tăng cao làm tăng nguy cơ mất thị phần.|
|Rào cản thâm nhập ngành thấp, rào cản rời | | |
|ngành cao. | | |
|Ngành đang đi vào giai đoạn tái cấu trúc. | | |
|Nhận biết rõ nhân tố thành công trong ngành |Chú trọng vào các nhân tố này để phát |Gia tăng sự cạnh tranh giữa các công ty trong |
|là nguồn nhân lực và uy tín nhãn hiệu. |triển. |ngành |

• Tổng hợp các xu hướng:
1. Khuynh hướng chính:
a. Khuynh hướng môi trường toàn cầu - Khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008-2009. - Giá dầu cao và tiếp tục biến động. - Tình hình bất ổn chính trị điển hình như vụ 11/9, ảnh hưởng tới an ninh hàng không. - Khí hậu biến đổi lớn, yêu cầu thực hiện các quy định cắt giảm khí thải. - Xu hướng toàn cầu hóa, kết hợp hạm đối, tăng cường hợp tác, mở rộng hóa các tuyến bay trên toàn thế giới.
b. Khuynh hướng môi trường vĩ mô - Đầu tư đổi mới công nghệ càng tăng. - Thắt chặt quy định luật, đảm bảo an ninh của khủng hoảng chính trị : luật Đạo luật CATSA (2001)
c. Khuynh hướng môi trường ngành - Tính hấp dẫn của ngành đang giảm. - Rào cản thâm nhập ngành thấp, rào cản rời ngành cao. - Ngành đang đi vào giai đoạn tái cấu trúc. - Nhân tố thành công trong ngành là nguồn nhân lực và uy tín nhãn hiệu.
2. Cơ hội, đe dọa: a. Cơ hội - Tăng cường hợp tác, mở rộng hóa các tuyến bay trên toàn thế giới phát triển, phát triển chiến lược toàn cầu. - Phát triển thương hiệu. - Khách hàng đề cao các hãng có động thái giúp bảo vệ môi trường, nhu cầu cao hơn so với đối thủ khác. b. Đe dọa - Nhu cầu đối với vận chuyển hàng không giảm. - Chi phí an ninh, đảm bảo an toàn bay tăng mạnh. - Áp lực kiểm soát chi phí hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng cao . - Rào cản nhập cuộc bị hạ thấp, thêm nhiều đối thủ gia nhập vào ngành, cạnh tranh trong ngành mãnh liệt hơn. III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH 1. Phân tích tính hấp dẫn của ngành 1.1 Khái niệm về ngành vận tải hàng không Khái niệm “vận tải hàng không” theo nghĩa truyền thống là sự vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không. Theo cách hiểu này, vận tải hàng không chỉ bao gồm việc chấp xếp hành khách, hàng hóa lên máy bay, vận chuyển chúng bằng máy bay theo các đường bay xác định và giải toả chúng tại điểm đến. Tuy nhiên, quan niệm về vận tải hàng không ngày nay đã có nhiều thay đổi so với cách hiểu truyền thống do hệ quả của quá trình tư nhân hóa và tự do hóa ngành hàng không dân dụng. Theo đó, vận tải hàng không không chỉ bó hẹp trong phạm vi vận chuyển hành khách và hàng hóa, mà còn bao gồm cả các hoạt động dịch vụ phục vụ cho các đối tượng vận chuyển này, cũng như các hoạt động đảm bảo cho việc vận chuyển hàng không được an toàn, thông suốt và hiệu quả. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association - IATA) đánh giá vai trò của vận tải hàng không trong thời đại ngày nay như sau: “Vận tải hàng không là một trong những nguồn lực thiết yếu sống còn nhất của thế giới. Sự phát triển của nó với tư cách ngành kinh tế và lĩnh vực dịch vụ đã đặt vận tải hàng không vào vị trí là một trong những ngành có đóng góp lớn nhất vào thành tựu của xã hội hiện đại”. Hiện tại, Canada có khoảng 9 hãng hàng không. Chỉ số tập trung trong ngành là CR4= 62,35% >50%, tức là 4 công ty lớn trong ngành kiểm soát hơn 50% ngành, do đó ta có thể kết luận rằng ngành vận tải hàng không ở Canada là ngành tập trung. 1.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Theo quan điểm truyền thống thì ngành vận tải hàng không thường là ngành độc quyền tự nhiên, tuy nhiên quan điểm này đã đang đặt ra nhiều câu hỏi và hiện nay đã thay đổi. Với quá trình tự do hóa ngành hàng không và thương mại hóa các sân bay đã tạo điều kiện cải thiện cạnh tranh trong ngành hàng không. Vì vậy việc phân tích ngành được thực hiện trước khi thực sự chú ý đến chiến lược thực tế của các hãng hàng không. Phân tích này được thực hiện bằng cách phân tích năm lực lượng cạnh tranh của ngành hàng không theo mô hình của M-Poter xem xét các các mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có, sức mạnh thương lượng của người mua, người bán và đe dọa của các sản phẩm thay thế.
i. Đe dọa của lực lượng thay thế Hiện nay ngành vận tải hàng không có nhiều sản phẩm thay thế như một cá nhân hay tổ chức có nhu cầu đi lại hay vận tải họ có thể chọn đi bằng đường bộ, đường sắt, đường biển mà không nhất thiết là đường hàng không nếu như thời gian không gấp rút. Chi phí chuyển đổi đã được phân tích trong phần đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là không cao, về tương quan giá cả thì dịch vụ của ngành thường có giá cao hơn các sản phẩm thay thế bởi đặc tính công nghệ và những tiện ích của nó. Nhưng xu hướng tiêu dùng hiện tại và tương lai là sự tiết kiệm và tiện lợi có thể đe dọa đến nhu cầu của ngành. Thêm vào đó sự phát triển của công nghệ thông tin giúp mang mọi người đến gần nhau hơn bằng phương tiện. Cho dù lĩnh vực kinh doanh của bạn là gì đi nữa, thì các xu hướng về phong cách làm việc và lối sống đều ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Hãy xem tình huống sau: Theo IDC – một hãng nghiên cứu tư nhân – thì số nhân viên Mỹ làm việc ngoài văn phòng tăng lên 40% năm 2004 và có thể tăng tới 66% vào cuối năm 2006. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của bạn, số liệu thống kê sơ bộ có thể gợi nên một số vấn đề sau: - Hàng triệu nhân viên này sẽ di chuyển bằng phương tiện nào? - Họ sẽ giữ liên lạc như thế nào với gia đình, đồng nghiệp và khách hàng của họ trong thời gian đi công tác? - Có thể làm gì để giảm chi phí do di chuyển quá nhiều? - Có thể làm gì để chuyển thời gian lãng phí do việc di chuyển thành thời gian có ích? Đây là những loại câu hỏi mà các nhà điều hành trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, viễn thông… nên tìm câu trả lời. Những câu trả lời này sẽ bộc lộ mối đe dọa cho người này cũng như cơ hội cho người khác. Chẳng hạn, dự báo của IDC về việc đi công tác ngày càng tăng là tin tốt lành cho ngành hàng không và khách sạn vì họ phục vụ cho phân khúc đối tượng khách hàng này. Đây cũng là cơ hội cho những công ty cung cấp các dịch vụ thay thế hiệu quả cho việc đi công tác, như web, dịch vụ hội thảo qua video. Tại sao phải tiêu cả đống tiền và lãng phí thời gian quý giá để bay đi dự họp trong khi có thể gặp nhau qua mạng hoặc qua video? Nhưng sự thành công của các dịch vụ thay thế này lại là mối đe dọa trực tiếp cho ngành hàng không.. ( Vì vậy đe dọa sản phẩm thay thế ở đây là cao và đang tăng. ii. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng * Sự trung thành nhãn hiệu: Từ khi ra đời ngành vận tải hàng không đã tạo ra một cuộc cách mạng cho nhân loại với việc chinh phục bầu trời. Không chỉ cần phải có lượng vốn cao mà các công ty trong ngành đã nhận ra nhận thức về thương hiệu của khách hàng là điểm khá quan trọng trong ngành công nghiệp này.Hence, to enter this industry not only required high capital but also have to take some time to create brand awareness. Do đó, để nhập vào ngành công nghiệp này phải phá bỏ hình ảnh thương hiệu của khách hàng mà điều này là hết sức khó khăn vì nó thuộc về sở thích của từng người.Consumers always choose the product or service they really trust. Sự trung thành nhãn hiệu ở đây là đối với khách hàng chưa sử dụng và đã sử dụng dịch vụ vận tải hàng không. Đối với khách hàng chưa sử dụng nếu như họ có nhu cầu họ sẽ nghĩ đến ngay một hãng hàng không quen thuộc đã xuất hiện sẵn trong đầu. Với nổ lực quảng cáo liên tục nhãn hiệu, tên cũng như các dịch vụ kèm theo của các công ty trong ngành và hơn thế nữa hầu hết các hãng hàng không đều có lịch sử lâu đời gắn bó đã lâu với khách hàng thì việc xây dựng lòng trung thành nhãn hiệu đã vững chắc. Đối với những khách hàng đã sử dụng dịch vụ thì lòng trung thành này càng tăng lên vì tất cả các công ty đều cố gắng hết khả năng của mình, họ cải tiến dịch vụ theo xu hướng nhu cầu, hiểu được khách hàng nhiều hơn và đối với mọi khách hàng khi họ đã hài lòng thì nếu có nhu cầu thì họ sẽ tiếp tục chọn công ty đó vì họ an tâm hơn với những điều quen thuộc. Vai trò của thương hiệu tạo sự bền vững cho các hãng, nhưng thử thách thật sự là làm sao các hãng vẫn giữ được sự khác biệt trong một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng của các thương hiệu hàng không. Để làm được điều đó, những công ty hiện tại phải đưa ra kế hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm-dịch vụ cũng như những lợi ích gia tăng để khách hàng nhận thấy nếu họ tìm đến những nhà cung cấp mới thì những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong ngành vận tải hàng không, với cuộc sống nhộn nhịp, thời gian và chi phí trở nên quan trọng thì vai trò của nhãn hiệu không còn như truyền thống. Những yếu tố thực tế như giá cả, hành trình bay và thời gian bay, dịch vụ kèm theo, cách phục vụ luôn là những mối quan tâm hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định mua vé của khách hàng. Với nhiều sự lựa chọn trên thị trường, những ranh giới giữa các hãng hàng không và những thương hiệu thật sự đang trở nên mờ nhạt dần. Đây cũng là cơ hội cho các hãng hàng không mới gia nhập ngành. Tuy nhiên, với việc nhận thức được sức mạnh của thương hiệu thì các hãng truyền thống có ưu thế hơn. Những đối thủ mới có thể thâm nhập ngành với những ưa thế trên nhưng vược qua được nhận thức thương hiệu là điều rất khó khăn và điều này đòi hỏi nhiều nổ lực trong thời gian dài. Tuy nhiên lòng trung thành của khách hàng đang giảm dần trong những năm qua. * Lợi thế chi phí tuyệt đối: Trong ngành vận tải hàng không thì chi phí lớn nhất mà các công ty phải tiêu tốn hằng năm chẳng phải là quảng cáo, P&R, thuê sân bay mà là tiền lương cho lao động, chi phí bảo trì, chi phí đổi mới máy bay và cabin, chi phí xăng dầu. Lao động cũng quyết định gần như tất cả sự thành bại của một hãng hàng không. Và đối với ngành vận tải hàng không để có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chuyên môn giỏi với kinh nghiệm phục vụ khách hàng là cả một quá trình đào tạo lâu dài và tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí. Mặc dù có nguồn lực nhưng không phải các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng nào muốn vào cũng được. Việc tồn tại lâu trong ngành giúp những hãng hàng không hiện tại thiết lập được mối quan hệ tốt với tập đoàn xăng dầu vì họ là những khách hàng lớn và lâu năm. Điều này đem đến cho các hãng hàng không hiện tại khả năng kiểm soát nguồn nhiên liệu giá rẻ hơn và chủ động hơn. Thêm vào đó kinh nghiệm bảo dưỡng máy bay để tối ưu hóa được chi phí mà vẵn đảm bảo an toàn đã giúp các công ty trong ngành tiết kiệm chi phí hiệu quả. * Các quy định của Chính phủ: Quản lý hiệu quả việc giảm lượng khí thải carbon ra môi trường vì vấn đề bảo vệ môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới. Đối với Canada cũng vậy các quy định của chính phủ về khí thải yêu cầu các hãng hàng không phải luôn cải tiến máy bay sao cho phù hợp mà để làm được điều này yêu cầu kinh nghiệm và lượng vốn rất lớn. Không chỉ vậy, khi gia nhập ngành hàng không các công ty còn mắc phải những quy định chặt chẽ về an toàn và an ninh hàng không. Rào cản quy định này ngày càng tăng cao. * Chi phí chuyển đổi: Đối với ngành hàng không thì khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi từ hãng hàng không này sang hãng hàng không khác với nhiều lý do như khách hàng không phải chịu một tổn thất chi phí nào do không có thiết bị phụ, thời gian chuyển đổi nhanh, không cần phải huấn luyện cách ngồi máy bay…. * Sự trả đũa: Số lượng các công ty tham gia vào ngành ngày càng nhiều nên việc có thêm đối thủ mới nhập cuộc là một đe dọa lớn cho cả người nhập cuộc và các công ty hiện tại trong ngành. Phản ứng của các công ty trong ngành với các đe dọa nhập ngành là khó tránh khỏi. ➢ Vậy với những yếu tố sự trung thành của khách hàng với sản phẩm, quy định chặt chẽ của chính phủ, lợi thế chi phí tuyệt đối cao đã làm cho rào cản thâm nhập ngành cao nhưng đang giảm xuống. iii. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp Nhà cung cấp của ngành vận tải hàng không chủ yếu là các công ty sản xuất máy bay như Boeing và Airbus, hệ thống nhà ga, bến đỗ và nhân viên phục vụ, nhiên liệu. * Hầu hết các hãng vận tải hàng không đều mua máy bay của 2 hãng này (Boeing hiện chiếm tới 90% năng lực sản xuất máy bay vận tải tầm trung toàn cầu, đồng thời sở hữu 1.274 máy bay loại này, Airbus cũng ở mức tương đương) cho nên quyền lực đàm phán của Boeing và Airbus với các hãng vận tải hàng không là rất lớn. * Hệ thống nhà ga bến đỗ cũng yêu cầu diện tích đất rộng, vị trí thuận lợi cho khách hàng. Tất cả các hãng hàng không đang hoạt động chỉ có thể thuê hệ thống này mà ít khi có thể tự xây dựng được vì chi phí rất lớn và gặp áp lực từ chính phủ của nước nội địa. * Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong ngành, họ cũng có những yêu cầu mà công ty phải đáp ứng như chế độ bảo hiểm bay, lương, ưu đãi khác…nhất là đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. * Với khan hiếm nhiên liệu đang là vấn đề nan giải hiện nay thì các công ty cung cấp nguyên liệu cũng có thể gây áp lực với ngành bằng cách tăng giá hay cắt hợp đồng gây ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của ngành. Bên cạnh đó, để thực hiện những chuyến bay, các hãng hàng không còn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu ( cụ thể là xăng dầu) và giá nhiên liệu được niêm yết tại sàn giao dịch dầu NewYork, do đó khả năng thương lượng với nhà cung cấp là không có. ➢ Vậy từ các yếu tố trên ta thấy trong ngành vận tải hàng không năng lực thương lượng của nhà cung cấp là cao. iv. Năng lực thương lượng của khách hàng Theo số liệu năm 2010, trên thế giới có 1.700 hãng hàng không, chi phí chuyển đổi giữa các hãng vận tải hàng không là rất thấp, cho nên khách hàng không bị phụ thuộc vào các hãng. Khách hàng trong ngành này thường rải rác và ít khi mua số lượng lớn cho dù là những công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho khách hàng đặc biệt. Tuy nhiên với việc nhạy cảm về giá và thời gian bay đã làm cho khách hàng luôn so sánh giữa các hãng trước khi lựa chọn, họ có xu hướng lựa chọn giá thấp hơn nhưng vẵn thỏa mãn được nhu cầu. Những phân tích ở phần đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cũng cho thấy rằng chi phí chuyển đổi sản phẩm là không cao cả về thời gian và tiền bạc. Hội nhập dọc đối với ngành này là không có. ➢ Vậy đối với ngành vận tải hàng không, năng lực thương lượng của người mua là trung bình.
v. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Xem xét qua các yếu tố: * Cấu trúc cạnh tranh: Tuy rào cản về vốn, nguồn nhân lực quá lớn nên hiện nay ngành vận tải hàng không được xem xét như ngành phân tán bởi một số hãng lớn. Những hãng hàng không nhỏ thì có nhiều nhưng sự ảnh hưởng của họ chỉ mang tính nội địa. Và mỗi công ty hiện đã có những khách hàng riêng của mình, phục vụ trên phân khúc khác nhau và việc kinh doanh đang đi vào thời kì bão hòa nên các công ty chủ yếu cạnh tranh bằng việc liên tục cải tiến để đưa ra những dịch vụ mới tốt hơn. * Các điều kiện nhu cầu: Sự tăng trưởng nhu cầu đi lại mà tiết kiệm thời gian nhất đã mở ra một thị trường rộng lớn cho các hãng hàng không. Ngành vận tải hàng không đang đi vào thời kì phát triển, tốc độ tăng trưởng nhanh và phụ thuộc chủ yếu vào việc thay đổi chính sách luật pháp của các quốc gia về tự do hóa ngành hàng không. * Rào cản rời ngành: Khi muốn thâm nhập lĩnh vực vận tải hàng không thì các công ty phải vượt qua rào cản chi phí và nhãn hiệu rất lớn. Vì vậy khi muốn rời ngành họ cũng gặp phải rào cản lớn hơn khi nhập ngành: nhiều hãng hàng không có lịch sử kinh doanh lâu đời với nhiều loại máy bay sau khi sử dụng có thể không bán được hoặc họ chỉ có thể cho thuê nhưng đến một lúc không ai cần thuê nữa do đã lạc hậu lỗi thời trong thời kỳ chạy đua công nghệ hiện nay .Thêm vào đó chi phí cố định đầu tư cho việc xây dựng phòng chờ tại các sân bay, hệ thống máy móc kiểm tra khách hàng…cũng như nhưng trang thiết bị khác là số tiền quá lớn. Chính vì thế, tuy đang ở trong giai đoạn phát triển nhưng rào cản rời ngành vẵn cao do yêu cầu đổi mới liên tục làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. ➢ Với các yếu là ngành phân tán mang yếu tố cạnh tranh, điều kiện nhu cầu đang trong thời kỳ tái cơ cấu và rào cản rời ngành cao thì mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là cao và đang tăng lên. 3. Các nhóm chiến lược trong ngành Ngành hàng vận tải không hiện nay đem lại lợi nhuận cho nhiều hãng đang hoạt động trong ngành nhưng liệu có dễ dàng để gia nhập ngành hay không? Các công ty trong ngành cạnh tranh cũng không kém phần khốc liệt. Các công ty trong một ngành tạo ra sự khác biệt với các công ty khác theo những yếu tố như kênh phân phối mà họ sử dụng, các phân đoạn thị trường mà họ phục vụ, chất lượng sản phẩm, dẫn đạo về công nghệ, phục vụ khách hàng, chính sách định giá, chính sách quảng cáo và xúc tiến. Trong ngành dịch vụ hàng không sự hình thành nhóm chiến lược rất rõ có thể nhìn thấy được. Trong việc phân chia mô hình nhóm chiến lược có rất nhiều chỉ tiêu để đưa ra xem xét nhưng đối với ngành này thì phạm vi địa lý và độ rộng dịch vụ là các tiêu chí quan trọng trong việc xem xét về mô hình.
Dưới đây là bản đồ nhóm chiến lược: [pic]

4. Chu kì ngành hàng không Ngành hàng đang trong giai đoạn tăng trưởng trung bình 7%/năm, có thể nhìn thấy Tống Số Du Lịch Hàng Không(RPK) tăng đều từ năm 2005 đến đầu năm 2008, nhưng dưới sự tác động khủng hoảng kinh tế tại Mỹ vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã làm cho RPK giảm đáng kể (gây thiệt hại cho ngành là 27,8 tỷ USD). Và sau đó đã có dấu hiệu phục từ giữa quý 1 năm 2009 đến 2010. • Giai đoạn hình thành: (1936-1945) Vận tải đường hàng không chỉ phục vụ chuyên chở thư tín và nhu cầu quân sự. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, vận tải đường hàng không có những bước tiến lớn do những thành tựu khoa học kỹ thuật mang lại. Vận tải đường hàng không bắt đầu chuyển sang phục vụ các mục đích quân sự. Cũng từ đây, cuộc cạnh tranh kiểm soát không lưu trong vận tải đường hàng không ngày càng gay gắt. Đây chính là tiền đề cho ngành vận tải hàng không dân dụng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu trong giai đoạn tiếp theo. • Giai đoạn phát triển: (1945- 2005) - Sự đổi mới và áp dụng công nghệ mới để sản xuất, chế tạo và điều khiển máy bay: + Động cơ máy bay được cải tiến ngày càng hiện đại, có sức đẩy lớn hơn. Đầu tiên là động cơ Piston, sau đó là động cơ tua bin cánh quạt và ngày nay là động cơ tua bin phản lực… + Vật liệu chế tạo máy bay cũng thay đổi. Ngày nay người ta dùng composit để chế tạo khung máy bay, vừa nhẹ vừa bền hơn nhiều lần so với các vật liệu truyền thống là gỗ, nhôm, sắt. Điều này cho phép giảm được trọng lượng của máy bay, tăng sức chở hàng hóa và tăng số ghế hành khách chuyên chở… + Máy tính điện tử và công nghệ thông tin hiện đại được áp dụng trên điều khiển bay trên không và cả mặt đất. Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới nên máy bay- công cụ chính của vận tải đường hàng không – bền hơn, có sức chứa lớn hơn, tốc độ cao hơn và an toàn hơn. Đây là yếu tố rất quan trọng và là cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của vận tải đường hàng không trên thế giới. - Số lượng máy bay, sân bay và các hăng hàng không tăng nhanh chóng + Do nhu cầu chuyên chở hành khách và hàng hóa ngày càng tăng, nên số lượng máy bay vận tải cũng ngày càng tăng lên. Từ chỗ sử dụng và cải tạo máy bay quân sự để chuyên chở hành khách và hàng hóa thì lúc này máy bay được đóng mới nhiều và ngày càng hiện đại, sức chở lớn và phù hợp với nhu cầu đa dạng của chuyên chở hành khách và hàng hóa. • Giai đoạn tái tổ chức: ( 2005 đến nay) Hiện nay, các hãng hàng không trên thế giới đang cố gắng cắt giảm các chi phí và cạnh tranh để lấy được lòng trung thành của khách hàng. Nhu cầu đang giảm manh. Ta có biểu đồ nhu cầu ngành hàng không: [pic] RPK ( Vận chuyển hành khách quốc tế) FTK (Khối lượng vận tải hàng không) Ngành hàng đang trong giai đoạn tăng trưởng trung bình 7%/năm, có thể nhìn thấy Tống Số Du Lịch Hàng Không(RPK) tăng đều từ năm 2005 đến đầu năm 2008, nhưng dưới sự tác động khủng hoảng kinh tế tại Mỹ vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã làm cho RPK giảm đáng kể (gây thiệt hại cho ngành là 27,8 tỷ USD). Và sau đó đã có dấu hiệu phục từ giữa quý 1 năm 2009 đến 2010. ← QUA PHÂN TÍCH TRÊN NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG LÀ HẤP DẪN TUY NHIÊN ĐANG GIẢM DẦN VÀ NGÀNH ĐANG Ở TRONG GIAI ĐOẠN TÁI CẤU TRÚC. 2. Động thái của đối thủ cạnh tranh Theo như đã phân tích ở trên thì những công ty có cùng những đặc tính giống như Air Canada là Emirates, Qantas, Air New Zealand. Động thái chung của những công ty này để cạnh tranh lẫn nhau đó là thực hiện nâng cấp không ngừng chất lượng phục vụ của hạng thương gia, gia tăng các tiện nghi của hạng này và tăng cường mở rộng liên mình nhằm giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh. Cụ thể là: - Phòng chờ thương gia của hàng không Emirates tại Dubai mới được thiết kế lại với ý tưởng Lửa, Nước, Khí quyển và Trái đất với nhiều loại đồ uống và đồ ăn nhẹ miễn phí cho khách. Với những người muốn tiện nghi hiện xa xỉ hơn nữa, ở đây cũng phục vụ dịch vụ spa thẩm mỹ, với các liệu pháp mat-xa và tạo kiểu tóc sành điệu. - Qantas và British Airways sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ bay từ Úc đến Luân Đôn với máy bay hạng sang tương đương là A380, tăng cường liên minh với British Airways để mở rộng điểm đến Bangkok và Hồng Kông, và thường xuyên kết nói các điểm đến khác ở Nam Mỹ đồng thời nâng cấp dịch vụ trên các chuyến bay London-Singapore-Sydney bằng việc sử dụng Boeing 747- 400 hiện đại hơn. - Tập đoàn Qantas cũng đã sử dụng công bố chiến lược quốc tế để đánh dấu sự ra mắt của Jetstar Nhật Bản trong quan hệ đối tác với các hãng hàng không Mitsubishi Nhật Bản. Quatas tuyên bố sẽ thiết lập hệ thống bay sử dụng Airbus A320, sẽ có trên bầu trời vào cuối năm 2012 3. Nhân tố then chốt thành công của ngành Những nhân tố then chốt của thành công ảnh hưởng đến khả năng thành công của ngành trên thị trường, và là yếu tố đánh giá sức mạnh cạnh tranh của các đối thủ trong ngành. * Cơ sở hạ tầng, máy bay, trang thiết bị: Một nhân tố góp phần đem lại thành công cho ngành dịch vụ hàng không đó chính là hệ thống cơ sở hạ tầng, máy bay và trang thiết bị trên máy bay. Thật vậy, dịch vụ hàng không là ngành có sự yêu cầu cao về sự an toàn, do đó các công ty trong ngành cần có cơ sở hạ tầng, máy bay, trang thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn thì mới có thể đi đến được sự an toàn- nền tảng cho mọi hoạt động của ngành. Đối với ngành hàng không, việc đóng cửa sân bay vài chục phút hoặc 1 -2 tiếng đồng hồ có ảnh hưởng vô cùng lớn trong điều hành và khai thác bay, gây lãng phí cho các hãng bay. Lệnh đóng cửa sân bay có thể được ban bố đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như khủng bố, bom mìn hay những vấn đề an ninh bất khả kháng. Bên cạnh đó, các hãng hàng không cần tận dụng lợi ích của mạng lưới Internet để phục vụ tốt hơn cho quá trình làm thủ tục của khách hàng, tạo ra sự thoải mái, tiện lợi trong mỗi hành trình bay. * Lực lượng lao động có năng lực: Dịch vụ hàng không là ngành cũng cần sự yêu cầu cao về chất lượng của lực lượng lao động. Với sự an toàn là yếu tố nền tảng, các thiết bị thuộc loại kỹ thuật cao và sự phục vụ phải luôn chuyên nghiệp, do đó nhân viên trong ngành phải luôn được chọn lựa kỹ càng, hội tụ đầy đủ phẩm chất phù hợp ngành dịch vụ hàng không. Một hãng bay có đội ngũ nhân viên tốt thì khi đó chất lượng dịch vụ, hoạt động của hãng sẽ luôn được nâng cao. Tinh thần của nhân viên chính là cam kết mang đến dịch vụ tốt cho khách hàng, nhân viên có trình độ cao và lực lượng lao động có năng lực điều là rất cần thiết trong ngành công nghiệp hoặc các ngành công nghiệp theo định hướng dịch vụ. * Mở rộng được các tuyến bay: Mở rộng nhiều tuyến bay nhằm đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách hàng. Một hãng hàng không có mạng lưới bay dày đặc thì có thể sẽ chiếm lĩnh được thị trường bởi vì những nơi mà khách hàng muốn đến đều nằm trong danh sách điểm đến của hãng, điều đó dẫn tới việc hãng sẽ ghi dấu ấn mạnh mẽ vào suy nghĩ của khách hàng. Tuy nhiên, việc có thêm nhiều tuyến bay mới cũng nên được cân nhắc với chi phí phải bỏ ra để duy trì các tuyến bay đó. * Quản lý chi phí hiệu quả: Ngành dịch vụ hàng không có các loại chi phí sau: Chi phí nhiên liệu, chi phí chi cho các dịch vụ, chi phí khấu hao máy bay, thuê cơ sở vật chất. Trong đó chi phí nhiên liệu chiếm đa phần và có sự biến động mạnh mẽ nhất. Chính vì vậy, quản lý chi phí hiệu quả để đảm bảo lợi nhuận ổn định, duy trì được giá vé ở mức vừa phải góp phần không nhỏ trong sự thành công của ngành dịch vụ hàng không. * Liên minh: Ngành công nghiệp hàng không đang hướng tới thành lập liên minh giữa các hãng. Nhiều tổ chức hàng không được thành lập như IATA, Skyteam.... Điều này sẽ cho phép các hãng chia sẻ nguồn lực thông qua sự liên kết của họ để xây dựng một cơ sở rộng của khách hàng, phát triển dịch vụ và tăng số lượng của các điểm đến, kết nối tuyến bay. Ngoài ra các hãng có thể hoạt động tốt bằng việc chia sẻ kinh nghiệm và giảm các chi phí hoạt động phát sinh. * Quan hệ với nhà cung cấp: Công ty hàng không phải xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ với các nhà cung cấp bằng cách thiết lập hợp đồng dài hạn với họ. Quan hệ như vậy sẽ mang lại lợi ích cho các hãng hàng không, vì điều này sẽ giúp cho các hãng được đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi có sự biến động về tính hình kinh tế, lãi suất cũng như khi có bất kỳ thay đổi nào trong chiến lược giá của nhà cung cấp. 4. Lực lượng dẫn dắt thay đổi trong ngành * Sự thay đổi về mức tăng trưởng dài hạn của ngành: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) vừa cho biết vận chuyển hành khách toàn cầu bằng đường hàng không năm 2011 đã tăng 5,9%, bất chấp các điều kiện yếu kém như tình hình kinh tế tại nhiều nền kinh tế phương Tây Nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Boeing của Mỹ dự báo các hãng hàng không toàn cầu sẽ cần 33.500 máy bay mới trị giá 4.000 tỷ USD từ nay đến năm 2030, trong đó châu Á chiếm khoảng 35%. Theo dự báo mới nhất của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng về nhu cầu đi lại trong những năm tới. Theo đó, đến năm 2015, khu vực này sẽ chiếm tới 37% nhu cầu đi lại toàn cầu, so với mức khoảng 33% của năm 2010, trong khi tỷ trọng này của châu Âu và Bắc Mỹ sẽ giảm từ mức 31% xuống 29%. IATA ước tính đến năm 2015, sẽ có hơn 3,55 tỷ lượt người đi lại bằng máy bay, cao hơn 877 triệu lượt so với năm 2010, trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã "đóng góp" 212 triệu lượt hành khách. => Với dự báo trên có thể thấy được nhu cầu của ngành hàng không trong dài hạn là cao đặc biệt là tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương điều này mang lại triển vọng cho tất cả các hãng trong ngành hàng không trên thế giới và thu hút nhiều hãng khác gia nhập ngành Khi nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng cao thì khi đó sự nhập cuộc vào ngành có thể vẫn gặp khó khăn, bởi vì lĩnh vực vận tải hàng không luôn đòi hỏi lượng vốn lớn nhưng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quy mô hoạt động sẽ được phát triển. Ngược lại, lượng cầu giảm sút, sự rời ngành cũng là điều không dễ dàng, bởi vì máy bay và các trang thiết bị thuộc loại hàng chuyên dụng và khó thanh lý. Chính vì vậy, sự thay đổi mức tăng trưởng về nhu cầu của khách hàng ít có ảnh hưởng nhỏ đến sự thay đổi trong ngành. * Cải tiến sản phẩm, thay đổi công nghệ: Lĩnh vực vận tải hàng không là lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển khoa học công nghệ. Các máy bay, trang thiết bị trên máy bay phải luôn được cải tiến về chất lượng. Ngày nay, vấn đề môi trường đang được lưu tâm, bên dưới hình ảnh bay bổng đầy quyến rũ của kỹ nghệ hàng không là một nền công nghiệp cực kỳ ô nhiễm. Càng nhiều máy bay cất cánh thì môi trường càng bị thiệt hại nặng nề. Nhờ các động cơ tốt hơn, nguyên vật liệu nhẹ hơn và thiết kế khí động học tốt hơn, các hãng chế tạo máy bay cũng đã có những bước tiến nhảy vọt, làm cho các máy bay thương mại hiện nay có hiệu suất nhiên liệu cao đến 70% trên mỗi hành khách/mỗi km so với cách đây 40 nămCố gắng giảm bớt sự tắc nghẽn chờ đợi đường băng trên không khi đáp xuống để giảm bớt gánh nặng về chi phí nhiên liệu - nhân tố cấu thành nên 25% chi phí hoạt động của một hãng hàng không. Phần lớn các hãng hàng không có giá vé thấp đều là những hãng có đội bay trẻ ít hao tốn nhiên liệu nên hiệu suất nhiên liệu cao, hoặc đó là các hãng hàng không mới được lập nên trong vùng nên có thể đi tắt đón đầu (bỏ qua các công nghệ cũ kỹ) để mua sắm những máy bay thế hệ mới, có nhiều tính năng hiện đại và kinh tế hơn. Tương lai ngành hàng không không chỉ là máy bay chở khách dân dụng, nó có thể được thay thế bằng các phương tiện bay khác hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiên liệu và mang tính cá nhân. * Sự thay đổi về chi phí nhiên liệu: Đối với kinh doanh hàng không, chi phí nhiên liệu là yếu tố quyết định đến lợi nhuận. Hiện nay, tiền mua xăng máy bay chiếm tới một phần ba chi phí kinh doanh của các hãng hàng không. Trong thời buổi khó khăn kinh tế đã làm nảy sinh nhiều công ty hàng không giá rẻ và các doanh nghiệp này lại tỏ ra rất năng động, mở rộng thị trường. Để giành lại thị phần, các hãng hàng không lớn tìm cách giảm chi phí vận hành theo mô hình các công ty hàng không giá rẻ. Nỗi ám ảnh về chi phí đã buộc các hãng hàng không không ngừng nghiên cứu tìm kiếm các phương thức để tối ưu hoá và làm đầy các chuyến bay của mình, tìm những đường bay càng thẳng, càng trực tiếp càng tốt; Tại châu Âu, Tập đoàn Air France – KLM đã mở thêm các chuyến bay tầm trung, xuất phát từ các tỉnh, thành phố lớn. Ở châu Á, Japan Airlines – JAL của Nhật Bản đã liên kết với Qantas của Australia để lập công ty giá rẻ Jetstar Japan, trong khi đó, All Nip- pon Airway – ANA cũng quyết định mở chi nhánh hàng không giá rẻ Peach Aviation.

D. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY I. CHIẾN LƯỢC CÔNG TY 1. Lĩnh vực mà công ty đang hoạt động Air Canada tập trung vào các lĩnh vực chính là cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không và cung cấp các gói du lịch thông qua đường hàng không: Lĩnh vực vận tải hàng không bao gồm: - Air Canada Express cung cấp dịch vụ vận tải hành khách trong nước và quốc tế, hoạt động trung bình 1.506 chuyến bay hàng ngày đến 60 các điểm đến ở Canada, 57 địa điểm trong Hoa Kỳ và 63 điểm đến tại Canada-châu Âu, Canada-Thái Bình Dương, Canada-Caribbean, trung tâm nước Mỹ và Canada-thị trường Nam Mỹ. - Air Canada Cargo cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa trực tiếp hơn 150 Canada, Hoa Kỳ xuyên biên giới và các điểm đến quốc tế và đại diện bán hàng tại hơn 50 quốc gia. Air Canada Cargo là nhà cung cấp dịch vụ hàng không lớn nhất của Canada được đo bởi năng lực vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa được cung cấp trên các chuyến bay trong nước và xuyên biên giới Hoa Kỳ và trên các chuyến bay quốc tế trên các tuyến đường giữa Canada và các thị trường chính ở châu Âu, châu Á, Nam Mỹ và Australia. - Air Canada Jetz cung cấp các chuyến bay ghế ngồi hạng thương gia với các tính năng cao cấp và dịch vụ cá nhân cho các đội thể thao chuyên nghiệp, khách du lịch ưu đãi của doanh nghiệp và các nhóm lãnh đạo. Trong năm 2011, Air Canada thực hiện gần 34 triệu lượt hành khách và cung cấp dịch vụ hành khách đến 180 điểm đến trực tiếp trên năm châu lục. Trong lĩnh vực cung cấp các tuor di lịch trọn gói có: - Air Canada Vacations là một trong những công ty lữ hành hàng đầu của Canada cung cấp đầy đủ các gói du lịch giải trí bao gồm cả du lịch trên biển, du lịch, cho thuê xe hơi và du ngoạn. Có trụ sở tại Montreal và Toronto, Air Canada Vacations hoạt động kinh doanh của mình trong thị trường du lịch giải trí đi Caribbean, Mexico, Mỹ, Châu Âu, Bắc, Trung và Nam Mỹ, Nam Thái Bình Dương và Châu Á bằng cách phát triển, tiếp thị và phân phối các gói đi du lịch nghỉ mát. Ngoài ra Air Canada Vacations cũng cung cấp các gói du lịch ở Bắc Mỹ, Châu Âu và vùng Caribê. Air Canada quản lý doanh thu của mình theo lĩnh vực vận chuyển khách hàng, vận chuyển hàng hóa, và thu nhập từ các hoạt động khác là các tuor di lịch trọn gói. Với tỷ trọng doanh thu qua các năm như sau:
[pic]

[pic]

| % |
|Web Site : Ease of Use |[pic] |Age of Aircraft in Fleet |[pic] |
|Web Site : Product information |[pic] |Cabin Safety Standards |[pic] |
|Web Site : Online Check-In |[pic] |Cockpit Communications |[pic] |
|Handling Delays/Cancellations |[pic] |Airline Onboard Magazine |[pic] |
|Staff Grooming & Presentation |[pic] |Assisting Families & Children |[pic] |

Kết quả nghiên cứu của trang web SKYRAX vào năm 2010 về sự đánh giá của khách hàng đối với Air Canada theo từng khoản mục. Tất cả các mục của AC: về website, sự phục vụ của nhân viên, độ an toàn của cabin đều được đánh giá ở mức 3/5 và 4/5. 1. Tài chính BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
| |2002 |2003 |
|Điểm mạnh |Đa dạng hóa lĩnh vực phục vụ- hệ thống điều hành |Chiến lược tập trung cắt giảm chi phí (chương trình |
|Thương hiệu quốc gia được nhận |tour du lịch: Air Canada Vacations. |quản lý vật liệu, tinh giảm quy trình CTP, đầu tư |
|diện mạnh mẽ |Thực hiện chiến lược toàn cầu, hợp tác liên minh |công nghệ mới). |
|Cung cấp các chuyến bay liên tục, |chiến lược Star Alliance (năm 1997). |Thúc đẩy thâm nhập vào các thị trường tiềm năng hơn |
|điểm đến rộng khắp trên toàn thế |Chiến lược khác biệt hóa đáp ứng nhu cầu của khách |như Trung Quốc, Nam Phi…bằng chiến lược nhượng |
|giới. |hàng cao hơn (chương trình: E- Business, hệ thống |quyền. |
|Hệ thống website- mạnh, tiện lợi. |Polaris) | |
|giúp khách hàng dễ dàng đặt vé, | | |
|theo dõi lịch trình… | | |
|Điểm yếu |Chuyên môn hóa vận tải hàng không bằng việc chia |Chiến lược tập trung cắt giảm chi phí (Quản lý giá |
|Hoạt động lâu đời , có nhiều máy |tách các công ty con, chú ý phục vụ thị trường nội |nguyên liệu máy bay, đổi mới phi đội, mua hạm đội |
|bay cũ gây tốn nhiều nhiên liệu |địa. |CPA Jazz) |
|hơn, chi phí sửa chữa bảo trì cao(|Chiến lược tạo sự khác biệt ( dịch vụ Jetz),thiết kế| |
|cần đầu tư, đổi mới máy bay. |các chuyến bay tại Bắc Mỹ dựa trên nhu cầu đã được | |
|Giá thành sản phẩm của dịch vụ cao|dự kiến trước. | |
| |Chiến lược toàn cầu- liên doanh A++ mở rộng tuyến | |
| |đường giữa Bắc và Trung Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Châu Âu| |
| |và Trung Đông. | |

Chiến lược công ty phù hợp để thích nghi với thay đổi của điều kiện kinh doanh khó khăn của nền kinh tế, đồng thời phát huy được điểm mạnh, phần nào hạn chế được điểm yếu của mình. ➢ Phù hợp để thích nghi với thay đổi của điều kiện kinh doanh khó khăn của nền kinh tế ➢ Phát huy được điểm mạnh, phần nào hạn chế được điểm yếu của mình. E. BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC LỢI THẾ CẠNH TRANH I. BẢN CHẤT LỢI THẾ CẠNH TRANH Sau đây là thống kê về tỷ lệ lợi nhuận biên của Air Canada so với trung bình ngành.
|AIR CANADA |2002 |2003 |
|Số vụ tai nạn |0 |0 |
|Sự cố có rủi ro cao |0 |0 |
|Đánh giá của tổ chức đo lường độ an toàn ( IATA) |100% |Đã hoàn thành |
|Các bài tập phản ứng khi khẩn cấp |3 năm 1 lần |Đã hoàn thành |
| | | |
| |2010 |2011 |
|Số lượng tai nạn thương tích |1889 lần |1814 lần |
|Số ngày bị hoãn | |Giảm 31% so với năm 2010 |

Air Canada được SKYTRAX- Một trang web đánh giá về hàng không lớn nhất thế giới đánh giá ở hạng 3 sao, ngang mức với United Airline, Westjet Air và America Airline. Tuy nhiên, ta có bảng so sánh chi tiết từng chỉ tiêu giữa WestJet Air và Air Canada để thấy được sự khác biệt:
[pic]
BẢNG ĐÁNH GIÁ AIR CANADA VỀ CÁC CHỈ TIÊU
[pic]
BẢNG ĐÁNH GIÁ WESTJET AIR VỀ CÁC CHỈ TIÊU Dưới đây là bảng thống kê lại sự đánh giá về các chỉ tiêu của Air Canada và WestJet Air, các chỉ tiêu là tiêu biểu nhất trong dịch vụ cabin và sự phục vụ của nhân viên
|Chi tiêu |WestJet Air |Air Canada |
|Sự thoải mái về ghế ngồi |3 sao |5 sao |
|Chất lượng dịch vụ đi kèm ghế ngồi |2 sao |4 sao |
|Sự hiệu quả trong phục vụ |3 sao |4 sao |
|Hồi âm câu trả lời của khách hàng |3 sao |4 sao |
|Kĩ năng ngôn ngữ của nhân viên |3 sao |4 sao |
|Dịch vụ giải trí trên máy bay |4 sao |4 sao |
|Thái độ của nhân viên |4 sao |3 sao |
|TỔNG |22 sao |28 sao |

Năm 2010, được các độc giả của tạp chí Executive Travel đã chọn Air Canada như là “Hãng hàng không tốt nhất về các chuyến bay cho Canada” và cũng trong cuộc khảo sát độc giả về những chuyến du hành quốc tế Air Canada đã đạt được “Giải thưởng cạnh tranh hàng đầu”- “Leading Edge Awards”, cho năm thứ 3 liên tiếp. Như vậy, so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là WestJet Air, Air Canada đã đáp ứng khách hàng vượt trội hơn. KẾT LUẬN: Air Canada đã đạt được sự đáp ứng khách hàng vượt trội. II. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC 1. Nguồn lực:
1. Nguồn danh tiếng Air Canada • Mô tả: Danh tiếng và vị thế thị trường trong ngành vận tải hàng không ở Canada và trong khu vực Bắc Mỹ về sự an toàn và tiện nghi, dành cho khách hàng hạng sang, khách hàng có nhu cầu riêng biệt. Nhận thức của khách hàng đối với nhãn hiệu cao. • Đánh giá: Đáng giá: Nguồn lực này đáng giá. Đây là cơ hội để Air Canada sống sót, theo đuổi chiến lược dựa trên lợi thế hình ảnh , đồng thời cực tiểu các bất lợi về khả năng khác. Các sản phẩm mới của Air Canada dựa trên danh tiếng, trong khi chiến lược marketing khuếch trương sự hấp dẫn của hình ảnh công ty, khơi gợi lòng tự hào về một hãng hàng không quốc gia mang tầm vóc thế giới. Cùng với việc đạt được những thành tựu, giải thưởng hàng năm và chất lượng phục vụ cao, khiến cho lòng trung thành với nhãn hiệu cao( giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh. Với danh tiếng của thương hiệu của Air Canada, công ty đã tiến hành phát triển nhượng quyền thương mại trong hai thị trường chiến lược là: Trung Quốc và Nam Mỹ( giúp vượt qua rào cản của chính phủ nước sở tại, thâm nhập vào thị trương mới. Hiếm: Không nhiều công ty trên thế giới tạo dựng được danh tiếng đối với khách hàng, nhất là tự hào là hãng hàng không quốc gia. Khó bắt chước: Tùy thuộc vào uy tín hoạt động, quy định của chính phủ, thường thì mỗi nước chỉ có một hãng hàng không quốc gia. Mặt khác, uy tín và danh tiếng của Air Canada được tạo dựng từ kinh nghiệm thực tế của công ty lên tới 75 năm, các hoạt động và đóng góp của Air Canada thông qua quỹ Air Canada và các cam kết thực hiện nghiêm tức đối với cộng đồng. Tất cả hình thành nên danh tiếng của Air Canada qua thời gian dài, bắt chước được là điều không thể Tất cả điều này cần một thời gian dài - điều này rất khó bắt chước nhất là đối với các hãng máy bay mới được thành lập. Khó thay thế bởi nguồn lực khác: Sự công nhận của khách hàng và của cộng đồng trong và ngoài nước đối với uy tín, danh tiếng của Air Canada là không thể thay thế. Air Canada định vị mình như là hãng hàng không hàng đầu tại Canada, hãng an toàn nhất khu vực Bắc Mỹ. 1.2 Nguồn nhân lực • Mô tả : Nguồn nhân lực ở đây bao gồm kĩ năng, kiến thức mà mỗi nhân viên Air Canada có, khả năng quản trị và truyền thông, phản hồi giữa các cấp trong tổ chức công ty, văn hóa của tổ chức, hướng nhân viên đến thái độ, trách nhiệm với công việc của cá nhân, tập thể cũng như thái độ phục vụ khách hàng. • Đánh giá: Đáng giá: Đây là nguồn lực đáng giá. Với sự an toàn là yếu tố nền tảng, các thiết bị thuộc loại kỹ thuật cao và sự phục vụ phải luôn chuyên nghiệp, do đó nhân viên Air Canada luôn được chọn lựa kỹ càng, hội tụ đầy đủ phẩm chất phù hợp ngành dịch vụ hàng không. Tại Air Canada tuyển dụng và trả lương theo năng lực và hiệu suất công việc đạt được. Điều này luôn tạo động lực để nhân viên phải, nỗ lực hoàn thành tốt nhất công việc được giao, điều này tạo cơ hội cho Air Canada cạnh tranh trên thị trường mạnh hơn do giúp công ty hoạt động hiệu quả . Công ty có hệ thống truyền thông và phản hồi thông tin giữa các cấp, tạo được sự tin tưởng của nhân viên đối với các nhà quản trị. Công ty luôn hướng nhân viên đến tinh thần làm việc tích cực, có trách nhiệm với cả khách hàng và đồng nghiệp. Chính kĩ năng của nhân viên, tinh thần làm việc, và cách thức nhân viên tương tác với nhau, tương tác với khách hàng làm tăng thêm giá trị gia tăng cho khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn năm 2000-2010, nhu cầu vận chuyển hàng không giảm, tình hình bất ổn chính trị gia tăng, chính thái độ phục vụ chuyên nghiệp, cách thức tổ chức chuyến bay tạo cho khách hàng cảm giác an toàn cùng các tiện ích đi kèm là nhân tố quan trọng thu hút khách hàng lựa chọn Air Canada thay vì các đối thủ cạnh tranh như AirTran Airways, Southwest Airlines. Hiếm: Có rất ít công ty có khả năng tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, đáng để làm việc như Air Canada. Ngay trong sứ mệnh của mình, Air Canada cam kết: “ Hành động với sự liêm khiết, tất cả nhân viên đều có giá trị, định hướng tới sự xuất sắc”. Hệ thống truyền thông, quản lý thông tin của Air Canada mạnh, sự tin cậy với nhà quản trị cao. Khả năng dựng một kênh truyền thông riêng thông qua Horizons, thông tin luôn được cập nhật 5 ngày mỗi tuần trong suốt cả năm. Khó bắt chước: Air Canada coi việc nguồn nhân lực một trong bốn trụ cột chính để công ty phát triển bền vững. Vì vậy công ty tiến hành các khóa học trực tuyến, các khóa huấn luyện đặc biệt về kĩ năng – nhất là cách sử dụng các trang thiết bị mới- thiết bị an toàn hàng không, cách thức xử lý tình huống khi gặp phải sự cố , phong cách phục vụ khách hàng, cũng như cách truyền đạt thông tin tới khách hàng đối với các dịch vụ mặt đất. Muốn trở thành nhân viên của Air Canada phải qua hàng loạt khóa huấn luyện, và có tới 94% nhân viên cam kết ở lại làm việc lâu dài. Vì vậy các kĩ năng của nguồn nhân lực ở đây rất khó bắt chước. Không thể thay thế bởi các nguồn lực khác: Các hãng hàng không có thể dùng các dịch vụ tự động để tư vấn, tiếp xúc với khách hàng. Tuy nhiên thái độ phục vụ của nhân viên, kĩ năng của họ cùng cách xử lý tình huống mới là điểm để lại ấn tượng cho khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy mình có giá trị, được tôn trọng. Chính vì vậy đây là nguồn lực không thể thay thế.
1.3 Nguồn lực vật chất • Mô tả: Nguồn lực vật chất được hiểu tính phức tạp, giá trị của các tài sản gắn liền với hoạt động của công ty. Tính tới 11/2010 Air Canada sở hữu 347 máy bay, tất cả đều được trang bị nội thất mới. Air Canada tiếp tục đổi mới máy bay của mình với việc đặt hàng các loại máy bay mới nhất và không ngừng nâng cao nội thất Carbin với việc bổ sung thiết bị máy sốc tim ngoài tự động AED đảm bào tính an toàn hơn cho khách hàng có tiền sử các bệnh liên quan tới tim mạch. Trong khoan hàng khách, được trang bị hệ thống giải trí tuyệt vời như tivi cảm ứng tại chỗ, máy nghe nhạc, phim với hơn 20 ngôn ngữ( giúp khách hàng cảm nhận chuyến đi trở nên thú vị và thư giãn hơn. • Đánh giá: Đáng giá: Việc tiến hành mua mới, cải tiến lại đội bay là một trong những chiến lược quan trọng giúp công ty cắt giảm chi phí, đạt được mục tiêu đề ra. Đặc biệt việc mua máy bay Boeing 777 mới cho Air Canada hiện đại hóa,tăng kích thước đội tàu, và giảm chi phí hoạt động thông qua tiết kiệm nhiên liệu và bảo trì để đạt được lợi nhuận biên lớn hơn, hoạt động hiệu quả và đạt được tính hiệu quả theo quy mô. Máy bay mới này cũng cung cấp cho chúng tôi với khả năng phục vụ trên thị trường mới mà trước đây công ty không thể phục vụ một cách hiệu quả. Mặt khác công ty còn sử dụng chiến lược mua phần lớn năng lực đội tàu Jazz dựa trên tỷ giá xác định trước và Air Canada xác định các tuyến đường và lịch trình mà Jazz hoạt động thay mặt cho Air Canada. Jazz cung cấp dịch vụ cho khách hàng của Air Canada trong thị trường mật độ thấp cũng như trong thị trường mật độ cao trên khắp Canada và Hoa Kỳ với chi phí thấp hơn. ( Điều này làm giảm sức ép về chi phí cho Air Canada, nhất là trong thời kì giá xăng dầu cao và biến động bất thường, tăng sức cạnh tranh với một số hãng hàng không giá rẻ trên thị trường Bắc Mỹ. Độc đáo, hiếm: Có rất ít các hãng hàng không có tiềm lực để đầu tư trang thiết bị mạnh như Air Canada, đặc biệt là các thiết bị y tế, phòng trừ rủi ro, hoặc các hãng không để ý tới đặc điểm riêng biệt này. Khả năng cung cấp thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và các nhu cầu riêng biệt của khách hàng làm tăng uy tín về hình ảnh của công ty, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng, nhấn mạnh tính an toàn và tiện nghi dịch vụ, tăng trải nghiệm qua mỗi chuyến bay. Dễ bắt chước: Việc đầu tư cơ sở vật chất đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn. Tuy nhiên có nhiều hãng mới nếu có được nguồn vốn dồi dào có thể đầu tư và mua được trên thị trường tự do. Việc đầu tư các trang thiết bị tối tân, đặc biệt là các thiết bị y tế phòng trừ rủi ro có thể nhận biết được và dễ dàng có được.
| |Đáng giá |Độc đáo |Khó bắt chước |Không thể thay thế |
|Nguồn hữu hình | | | | |
| Nguồn vật chất |X | | | |
|Nguồn vô hình | | | | |
| Nguồn nhân sự |X |X |X |X |
| Nguồn danh tiếng |X |X |X |X |

Những nguồn lực này là bền vững bởi vì trong số những lợi thế này, chưa có đối thủ nào thay đổi triệt để để cạnh tranh với Air Canada và do đó, Air Canada là một trong những hãng hàng không hàng đầu trên thế giới, được cung cấp đến cả khách hàng và nhân viên. Air Canada được trao nhiều giải thưởng uy tín do khách hàng bình chọn trong nhiều năm liền vì đã giữ cho thương hiệu của mình là một thương hiệu thân thuộc và an toàn. Tất cả những nguồn lực cạnh tranh này của Air Canada cần được duy trì nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh hiện tại và một số nguồn lực cạnh tranh khác cần được phát triển trong tương lai. Những nguồn lực cạnh tranh trong tương lai có thể có được thông qua sự đầu tư vào việc phát triển nhân viên và sự phát triển tổ chức học tập – điều khó có thể làm được ở các đối thủ khác. 2. Phân tích khả năng tiềm tàng 2.1 Khả năng lãnh đạo nhân viên tạo môi trường làm việc hiệu quả chuyên nghiệp: Lãnh đạo của Air Canada là các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng và dân chủ. Họ có khả năng truyền cảm hứng cũng như ảnh hưởng đến hành vi và tư duy của người cấp dưới. Đó là một quá trình ảnh hưởng xã hội mà trong đó một cá nhân có thể có thể hỗ trợ và giúp đỡ cho những người khác để đạt được mục tiêu chung. Hơn nữa, một đặc tính lãnh đạo của lãnh đạo Air Canada là một nhà lãnh đạo kinh doanh tiếp cận thành tích mạnh mẽ và khả năng dự đoán rủi ro hợp lý. Ngoài ra, lãnh đạo Air Canada cũng có xu hướng hành động một cách nhanh chóng khi có cơ hội. Nâng cao Văn hóa doanh nghiệp và phát triển một thương hiệu mạnh
Một nền tảng của chiến lược kinh doanh và mục tiêu Air Canada là để biến đổi văn hóa doanh nghiệp của mình, trách nhiệm lãnh đạo và doanh nhân. Air Canada tin rằng một sự vững mạnh, năng động, văn hóa doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều lợi ích, trong đó có một lợi thế cạnh tranh thông qua sự đổi mới và dịch vụ khách hàng, mục đích chia sẻ, sự gắn kết đội ngũ, và tinh thần nhân viên và hiệu suất cao, tất cả các mà có thể có một tác động quan trọng về hiệu suất dài hạn của một công ty. Có những trường hợp nhân viên có quyền sở hữu để giải quyết vấn đề của khách hàng và nhân viên được trao quyền đóng vai trò lãnh đạo thực sự, thúc đẩy thương hiệu Air Canada và cung cấp cho khách hàng dịch vụ tuyệt vời trong bất kì hoàn cảnh nào. Air Canada tiếp tục được trao tặng danh dự nhiều ngành công nghiệp, bằng chứng cho thấy nhân viên tiếp tục tham gia trong chuyển đổi của hãng hàng không và công nhận rằng việc duy trì mức độ cao của khách hàng sự hài lòng là nền tảng cho sự thành công của hãng hàng không. Sự nhấn mạnh về chi phí cũng được tăng cường giá trị được đặt trên một nền văn hóa kinh doanh tại Air Canada, một trong đó tất cả các nhân viên được khuyến khích đóng vai trò là chủ sở hữu và đại sứ của hãng hàng không. • Đánh giá: Đáng giá: Sự thành công của Air Canada là nhờ có một tổ chức hoạt động hiệu quả, có sự phối hợp và truyền thông chặt chẽ và quá trình ra quyết định nhanh chóng giữa các nhà quản trị và nhân viên của mình. Ở môi trường đó nhân viên có cơ hội bộc lộ hết khả năng của mình phối hợp cùng các thành viên khác thông qua kênh truyền thông và phản hồi được đầu tư hiện đại đã đem lại sự công bằng và vững mạnh cho Air Canada. Một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp giúp Air Canada có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và làm thõa mãn nhu cầu khách hàng, cũng giúp Air Canada làm rõ nét hơn hình ảnh thương hiệu của mình nhờ sự khác biệt trong cách đáp ứng khách hàng vượt trội so với các đối thủ. Hiếm: Ở nhiều công ty vẫn duy trì bộ máy tổ chức nhiều cấp bậc, cũng như tồn tại sự chuyên quyền trong tổ chức làm hạn chế quá trình truyền thông và ra quyết định giữa nhà quản trị và nhân viên, việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên cũng phụ thuộc nhiều vào văn hóa của từng tổ chức. Khả năng này được tích lũy qua một quá trình hoạt động lâu dài. Vì thế, khả năng duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng và hiệu quả như Air Canada là hiếm. Khó bắt chước: Khả năng hoạt động hiệu quả của một tổ chức cần sự phối hợp nhuần nhuyễn của tất cả nhân viên từ nhà quản trị cấp cao nhất đến nhân viên cấp thấp nhất. Đó trở thành một thói quen của hầu hết các nhân viên ở Air Canada. Một phần trong các nguyên tắc hoạt động đã ghi sâu vào tâm trí của từng nhân viên và trở thành văn hóa của Air Canada. Nên các đối thủ khác rất khó bắt chước Không thể thay thế: Đội ngũ nhân sự với khả năng làm việc chuyên nghiệp, phối hợp hiệu quả là phương tiện chính mang những sản phẩm, dịch vụ của công ty đến tay khách hàng. Thuyết phục cũng như làm thõa mãn tốt nhất đến nhu cầu của khách hàng. Bằng các khả năng và nguồn lực khác thì không thể thực hiện được điều này. 2.2 Khả năng nắm bắt thông tin đáp ứng nhu cầu khách hàng vượt trội: Tận dụng Mạng lưới quốc tế Trong năm 2010, dự đoán nhu cầu ngày càng tăng cho du lịch hành khách quốc tế, Air Canada tập trung vào dần dần mở rộng dịch vụ của mình tại các thị trường quốc tế được lựa chọn trong khi điều hòa tăng trưởng trong thị trường trong nước. Air Canada có kế hoạch để tiếp tục tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình để nắm bắt lưu lượng truy cập tự do thứ sáu từ Mỹ (có nghĩa là giao thông Hoa Kỳ có nguồn gốc thực thông qua các điểm ở Canada tới các điểm đến quốc tế khác), đặc biệt là từ Mỹ Đông nơi mà người tiêu dùng đã có thói quen kết nối các chuyến bay quốc tế. Với 54% cổ phần của lưu lượng hành khách tại Toronto Pearson, Air Canada có khối lượng cần thiết để thu hút một phần lớn lưu lượng giữa Mỹ và châu Âu, châu Á và châu Phi.Air Canada hiện đang bay đến 50 điểm đến từ Toronto Pearson, bao gồm San Diego, Portland (Oregon), Cincinnati, Memphis, Portland (Maine), Syracuse (New York) và New Orleans, tất cả đều được thêm vào trong năm 2010. • Đánh giá: Đáng giá: Hiểu biết tốt nhu cầu của khách hàng giúp Air Canada đưa ra các hàng động phù hợp nhất nhằm đem lại sự thõa mãn cũng như tạo dựng lòng trung thành từ phía khách hàng. Đây là một trong công cụ chính để Air Canada tạo dựng nên thành công bằng sự khác biệt trong việc đáp ứng khách hàng. Có thể đáp ứng lại với sự cạnh tranh gay gắt trong ngành, giúp Air Canada làm rõ nét hơn hình ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. Hiếm: Hiểu biết khách hàng là điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng thực hiện. Nhưng khả năng hiểu biết sâu sắc và việc đáp ứng nhanh những nhu cầu khách hàng bằng các ý tưởng sáng tạo, cải tiến liên tục và sự phối hợp của một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp như Air Canada rất hiếm ở các công ty khác. Khó bắt chước: Khả năng biết sâu sắc nhu cầu khách hàng của Air Canada là khả năng không phải đặt ở bất cứ phòng nào, nhưng nó ngấm trong toàn bộ tổ chức và được xây dựng trong cơ cấu và giá trị văn hóa của công ty. Và Air Canada cần một quá trình đầu tư vào dịch vụ lâu dài và cũng như yếu tố con người, liên tục cập nhập để bắt kịp xu hướng, nhu cầu của khách hàng để có thể tạo lập được khả năng này nên khó bị bắt chước ở những công ty khác. Không thể thay thế: Công ty thông qua đội ngũ nhân viên của mình đem sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo tới tay khách hàng. Và khả năng hiểu biết khách hàng quyết định xem sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty có đem lại sự hài lòng và tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng với công ty hay không. Đây là điều tất yếu quyết định nên thành công của Air Canada mà bằng các khả năng khác không thể đem lại hiệu quả như vậy, nên đây là điều không thể thay thế được. 2.3 Khả năng ngoại giao để mở rộng phạm vi hoạt động, thích nghi với thị trường mới: Sự phát triển của liên minh thương mại với các tàu sân bay lớn quốc tế cũng tiếp tục là một khía cạnh quan trọng của chiến lược kinh doanh của Air Canada. Trở thành thành viên của Star Alliance, cho phép các hãng hàng không để cung cấp cho khách hàng một sự lựa chọn của 1.290 sân bay tại 189 quốc gia, Air Canada đang mở rộng tầm với toàn cầu. Bằng cách phối hợp, lập kế hoạch định giá và bán hàng, Air Canada là có khả năng tốt hơn để phục vụ khách hàng bằng cách cung cấp thêm các lựa chọn đi lại, đồng thời giảm thời gian di chuyển. Với việc có hơn 140 điểm đến trên khắp thế giới đã cho thấy Air Canada có khả năng ngoại giao, thiết lập các mối quan hệ tốt, có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh trên thế giới. Ngoài ra, với mỗi thị trường khác nhau thì Air Canada có phương pháp tiếp cận, chính sách quan hệ khác nhau để đảm bảo rằng Air Canada luôn đáp ứng nhu cầu và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng trong thị trường toàn cầu. • Đánh giá: Đáng giá: Đây là một công cụ chính để Air Canada tạo nên thành công bằng sự khác biệt trong sự đáp ứng khách hàng. Không hiếm: Với xu thế toàn cầu hóa, có nhiều hãng hàng không cũng có khả năng tham gia vào các liên minh, liên doanh để tăng phạm vi hoạt động, kết hợp tận dụng lợi thế cạnh tranh và thích nghi với môi trường mới.

|Khả năng |Đáng giá |Hiếm |Khó bắt chước |Không thể thay thế |
|Khả năng lãnh đạo nhân viên tạo môi trường làm việc |X |X |X |X |
|hiệu quả chuyên nghiệp | | | | |
|Khả năng nắm bắt thông tin đáp ứng nhu cầu khách hàng|X |X |X |X |
|vượt trội | | | | |
|Khả năng ngoại giao để mở rộng phạm vi hoạt động, |X | | | |
|thích nghi với thị trường mới | | | | |

KẾT LUẬN: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CỐT LÕI Theo như phân tích ở trên, năng lực cốt lõi của Air Canada là:

✓ Khả năng lãnh đạo nhân viên tạo môi trường làm việc hiệu quả chuyên nghiệp ✓ Khả năng nắm bắt thông tin, nhu cầu khách hàng ✓ Nguồn danh tiếng Air Canada ✓ Nguồn nhân lực 2. PHÂN TÍCH LẠI CHIẾN LƯỢC THEO NĂNG LỰC CỐT LÕI 3.1 Chiến lược công ty Công ty lĩnh vực vận tải hàng không AC đã đa dạng hóa sang lĩnh vực cung cấp các tuor du lịch trọn gói để tận dụng lòng trung thành của khách hàng qua đây khách hàng có khả năng lựa chọn các tuor du lịch của Air Canada hơn các công ty khác và khả năng nguồn nhân lực có sẵn các kiến thức kỹ năng phục vụ cho khách hàng du lịch. 3.2 Chiến lược toàn cầu Với sức ép đáp ứng địa phương thấp và sức ép giảm chi phí cao Air Canada đã thâm nhập thị trường thế giới bằng chiến lược toàn cầu với 2 cách thức là liên minh, liên doanh. Với các khu vực có chính sách bảo họ của chính phủ quá cao thì Air Canada sử dụng chiến lược nhượng quyền, cách thức này giúp Air Canada tận dụng được năng lực cốt lõi của mình là danh tiếng nhãn hiệu mà phân biệt được với các hãng hàng không địa phương và khả năng tiềm tàng của tổ chức để tấn công mà các đối thủ khó có thể bắt chước được. 3.3 Chiến lược cấp chức năng Phân tích lại chiến lược cấp chức năng: Chiến lược cấp chức năng của Air Canada là vượt trội về hiệu quả và nguồn lực khả năng then chốt tạo nên điều này là “kiến thức nhân viên” và “kĩ năng thúc đẩy sự sáng tạo, đóng góp ý kiến”. Qua các hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên chuyên nghiệp, tưởng thưởng cho những sáng kiến, đóng góp mới và những nổ lực tăng cường lòng trung thành của khách hàng thì rõ ràng Air Canada đang tiếp tục củng cố 2 nguồn lực này thông qua đó mà giữ vững được lợi thế cạnh tranh vượt trội về hiệu quả và đáp ứng khách hàng. 3.4 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU) Phân tích lại chiến lược cấp kinh doanh: Với chiến lược tập trung vào cung cấp những tính năng đặt biệt, nhấn mạnh sự an toàn trong vận tải hàng không, Air Canada tiếp tục củng cố danh tiếng của mình và tận dụng nó qua chiến lược đa dạng sang lĩnh vực cung cấp các tuor du lịch trọn gói, với cách thức đầu tư vào nguồn nhân lực cho các hoạt đông khác nhau Air Canada đã tận dụng được năng lực nguồn nhân lực của mình. F. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. PGS.TS.Lê Thế Giới, TS.Nguyễn Thanh Liêm, ThS.Trần Hữu Hải, Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Dân Trí. 2. TS.Nguyễn Thanh Liêm, ThS.Nguyễn Thị Mỹ Hương (2009), Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống Kê. 3. Trang web chính thức của Air Canada: http://www.aircanada.com/en/home.html 4. Các trang web khác: http://finance.yahoo.com/q?s=AC-B.TO&ql=1 , http://hocvienhangkhong.com/archive/index.php/t-21089.html , http://dc436.4shared.com/doc/BV_vFW46/preview.html[pic]
-----------------------
[pic]

Cảng hàng không, sân bay

Dịch vụ đảm bảo hoạt động bay

Vận tải hàng, hàng không chung

Dịch vụ hàng không

Hội nhập ngược chiều

Đại lý phân phối

President & CEO, Air Canada

Executive Vice President & Chief Financial Officer ( A)

Executive Vice President & Chief Operating Officer ( C)

Executive Vice President & Chief Commercial Officer (B)

Senior Vice President - E-Commerce &
Chief Information Officer
(I)

Senior Vice President, Employee
Relations
(III)

Senior Vice President, Operations
( II)

Senior Vice President, Customer Service
( IV)

Vice President, Air Canada Maintenance & Engineering ( 1)

Vice President, Network Planning ( 4)

Vice President, Alliances, International Operations and Regulatory Affairs (3)

Vice President, Airports ( 2)

Vice President, Revenue Management (5)

Vice President, Labour Relations ( 9)

Vice President, Corporate Strategy, Industry and Government Affairs ( 13)

Vice President, Financial Planning and Analysis (6)

Vice President, Global Sales (10)

President & CEO, Air Canada Vacations ( 14)

Corporate Secretary ( 15)

Vice President & General Counsel ( 11)

Vice President and Controller ( 16)

Vice President, Cargo (12)

Vice President, Marketing ( 7)

Vice President, Corporate Communications ( 8)

Similar Documents

Free Essay

Air Canada

...Air Canada is Canada’s largest domestic and international full-service airline and the largest provider of scheduled passenger services in the domestic market, the transborder market and each of the Canada-Europe, Canada-Pacific, Canada-Caribbean/Central America and Canada-South America markets. Passenger transportation is the principal business of the Corporation and, in 2009, represented 87% of its total operating revenues. During 2009, Air Canada, together with Jazz, operated, on average, approximately 1,331 scheduled flights daily and carried almost 31 million passengers. In 2009, Air Canada and Jazz provided direct passenger air transportation to 156 destinations and, through commercial agreements with other unaffiliated regional airlines referred to as tier III carriers, to an additional 11 destinations, for a total of 167 direct destinations on five continents. The Corporation’s primary hubs are located in Toronto, Montreal, Vancouver and Calgary. Air Canada also operates an extensive global network in conjunction with its international partners. Air Canada is a founding member of the Star Alliance Network, the world’s largest airline alliance group. The Star Alliance Network includes 26 member airlines. Through its strategic and commercial arrangements with Star Alliance members, Air Canada is able to offer its customers access to approximately 1,077 destinations in 175 countries, as well as reciprocal participation in frequent flyer programs and use...

Words: 78010 - Pages: 313

Premium Essay

Air Canada

...Air Canada to overhaul maintenance software 1 Comment Greg Meckbach @itworldca Published: April 17th, 2008 The airline has signed a contract with Mxi Technologies of Ottawa to install Maintenix software, which will be hosted by a third party. Among other things, the software allows Air Canada to ensure qualified technicians are available before they schedule maintenance. Find out how it integrates with PeopleSoft When Air Canada technicians work on airplanes, they use several different legacy software packages that have been installed over the last 15 years. The systems don’t always talk to each other or the finance and inventory systems, so the Montreal-based airline has hired Mxi Technologies Ltd. of Ottawa to replace it. The companies announced this week Air Canada is scheduled to start installing Mxi’s Maintenix software next year. The companies did not disclose the total cost, though the contract is worth “multi millions of dollars,” said Hans Downer, Mxi’s executive vice-president for sales and support. Maintenix is designed to let maintenance, engineering and finance divisions share information, and Mxi claims this reduces repetitive tasks. “One of the benefits of the Mxi product is, all of this is integrated into a single system, gives us a single view and a single planning mechanism for our entire fleet,” said Steve Bogie, Air Canada’s program director for the software implementation. “It gets us off that legacy platform and puts us on to a Web platform...

Words: 742 - Pages: 3

Free Essay

Air Canada

...Canada 3000 was once considered to be the main alternative airline to Canada’s two national airlines, Air Canada and Canadian Airlines. They offered a comparative advantage to other airlines by offering low fares. In 2000, Canada 3000 decided it wanted to be in the same field as the national airlines, and attempted rapid expansion by acquiring Royal Aviation Inc. and Canjet Airlines. Their expansion strategy was to increase their market by purchasing already existing companies. This growth added many financial problems, resulting in major losses. This led to the companies bankruptcy as they were unable to cope with the new problems caused by the September 11th, 2001 Terrorist Attack. WestJet on the other hand, has become a major competition to Air Canada by sticking to their plan. WestJet’s business strategy was to be the lowest cots operator in the market specializing in short non-stop flights. Another key element of their business strategy which ties into their growth strategy is that they want maximum use of their aircrafts. Unlike Canada 3000, WestJet had a planned growth strategy that the company followed. They planned to grow by adding new frequently flown routes while maintain the already existing ones. They also hoped to initiate their inter-border business by expanding into the United States. A more steady expansion plan has allowed them to expand into a competitor against Air Canada. This is just one example of the competition Air Canada has to deal with. The...

Words: 969 - Pages: 4

Premium Essay

Air Canada

...History Canada was seeing as one the countries that are industrialized in the 1930s but didn’t have a national airline for the country but they did have a bush airline that were regional in the country at the time and the Canadian Pacific held part ownership in the Canadian Airways (CBC) The regional airlines were serving the transported mail and mining communities but the airline didn’t provide a service between the Atlantic and pacific oceans which made it hard for people to travel to these areas. In 1935 Mackenzie King came into power and he created the Transport department and Clarence Howe was appointed to be Air Canada architect and be the minister (CBC). Clarence Howe wanted to the airline to be put under the control of the government and he wanted it initially to be private enterprise to have a role in it. In 1936 Trans Canada Air has been legislated on this year and it was a Subsidiary of CNR and then it was turn to be owned by the federal government of the country (CBC). The Trans Canada Air lines have started their airline with only five million dollars and this help pay for the three airplanes that it was from the Canadian airways and they have hire executives that are from the U.S. airlines(cbc). In 1937 the Trans Canada Air has set forward on its inaugural flight and the flight between going to Seattle and Vancouver round trip would only cost $14.20(Cbc). Canadian Pacific gave an idea to the government for Canadian airways that it...

Words: 929 - Pages: 4

Free Essay

Air Canada Case Study

...AIR CANADA Introduction: Air Canada was founded in 1937, it was privatized in 1989. After facing net losses from 1990-1993, entered into profits in 1994. It was a founding member of star alliance in 1997, which has 27 partners headquartered in Montreal. Air Canada’s mission was to connect Canada and the world. For this it followed an international growth strategy. Making partnerships with Lufthansa and united/continental, helped its growth strategy and connection mission. To reach the goals it followed a strategy involving engaging with customers, mainly focusing on passengers and products. Air Canada mainly depends on IT for their activities. The IT department of Air Canada was made of both recent applications and the back-end applications. In 2007, Air Canada introduced electronic boarding passes for the passengers and in 2009 it introduced iPhone and blackberry application which allows passengers to track flights, and also introduced a rebooking tool allowing the passengers to rebook the flights in case of emergency. For this in 1994, Air Canada made a seven-year contract with IBM. Dual strategic objectives and challenges: Along with IBM Air Canada selected telecom as its provider for telecommunication In 2003 Air Canada started to follow multiple-vendor strategy to get best services available in the market and to reduce cost. For that it selected operation SYS, a company which provides several applications’ which Air Canada need. But, dealing with multiple vendors...

Words: 660 - Pages: 3

Free Essay

Air Canada

...Air Canada Evaluation Executive Summary Air Canada is a full service airline company with the largest market share in the Canadian market making it the largest airline in Canada and 15th in the world. I don’t recommend lending Air Canada due to: * Weak industry conditions * Poor historical performance/financial health * Risk factors assessment * Poor credit ratings Summary of Main Points The airline industry is a very volatile industry with a lot of uncertainties. Based on Porter’s five forces, companies in the airline business are faced with challenges such as threat of new entrants, high buyers power, high suppliers power, availability of substitutes, and intense competition. Historical operating results are poor. The company has been having continuing losses since 2008. Also, financially it is not healthy. Air Canada leverage ratio is very high, and obligated to significant debt due to pension fund, employees’ benefit, and orders of new crafts. Labor strike is a major risk factor. Recently, the company was faced with several strikes that caused many flights delays or cancelations. Negotiation is taking place between the company and labor unions. Outcome this negotiation might result in higher labor cost preventing the company from enhancing its cost structure. According to S&P, Air Canada credit rating is B-, which is a non-investment grade. Also, Moody’s downgraded the company from B3 to Caa1 due to its debt obligation and high...

Words: 3643 - Pages: 15

Free Essay

Environmental Analysis of Air Canada

...have learned from the posts from CBC done on Air Canada since 1991, it has been a battle for the organization. Many factors have influenced Air Canada's position in the market. Political factors that Air Canada has always dealt with is the fact that it is Canada's national airline. Out of the $160 million dollars the industry received, Air Canada received $100 million (CBC). It seems Air Canada is sightly shielded from the marketplace as the minister of transport believes it should be the national airline carrier. In 1991 (check!) the merging of Canadian Airlines and Air Canada showed that although government tried to split resources for both Canadian airlines, they could not offer enough support for both. During the economic downturn, it became a luxury to fly. The recession had a major impact on the amount of unnecessary flying the public did. In conjunction with soaring fuel costs, it was difficult for Air Canada to keep their prices low (coupled with the recession, that does not equal more flying). Global Health Threats (such as SARS) and terrorism (9/11 and various scares) does not translate to customers wanting to jump on planes. Also, as the media does not portray Air Canada accurately (as per last video) and prices are exactly accurate across all airlines (with meticulous monitoring) there has to be another way for Air Canada to differentiate itself. As mentioned earlier, the sociocultural attitude towards Air Canada is not positive. Though this may be media influence...

Words: 345 - Pages: 2

Free Essay

Air Canada vs West Jet

...Course: Professor: Date: Compare strategies between Air Canada vs. WestJet Introduction These report focuses on comparing the strategies between air Canada and WestJet. It does this by first discussing a brief background of the airlines together with their objectives. In addition, the paper goes a mile further to discuss how the two airlines carry out their market research and also the marketing tools they apply. Furthermore, it also gives an opinion on whether their strategies are in line with their objectives. Moreover, it also discusses the similarities and differences between the airlines’ strategies not forgetting the influence of the national or local government on their strategies. The conclusion gives a brief summary of the entire report. Air Canada Air Canada is a the largest full service airline in Canada and also the largest schedule provider of passenger services for fights within Canada, to U.S. and to all other major international destination to where it operates. Today the airline serves more than 32 million customers every year and its flies to more than 170 destinations in five continents. In a member of Star Airline which is the world’s number one air transport network. Nevertheless, it is the 15thlargest commercial airline in the globe and has approximately 23,200 full time employees. It has a market share of about 80% in Canada and its prime competitor is WestJet Airline (Air Canada 12) Major objectives ✓ To protect and enhance...

Words: 2363 - Pages: 10

Premium Essay

Air Canada

...Technology: UPS Georges bou chahine Case study 1) The inputs, outputs, processing of UPS package tracking system: * scannable bar coded label: it is attached to a package that contains detailed information about the sender and the destination and when the package shoud arrive. * Smart label: the information about the package are condensed in the smart label and sent to one of the computer centers and then sent to the distribution center near the final destination. * Dispatchers: dispatchers are found in the distributions centers, it downloads data and we use special software to create the most efficient route for each driver. Taking into consideration (traffic, weather, location stop). * Bar code devices: scan shipping information and send it to the computer center. 2) Technologies used by ups: * DIAD (delivery information acquisition device): it can access one of the wireless networks cell phones rely on. It helps to show the days route of the package, and it captures customers signature with pickup and delivery information, it provides proof of delivery for customers. It can monitor and even re-route packages through the delivery process. * Company’s web site: to track package, check delivery route, calculate shipping rate, schedule pickup… Ups business strategy is to keep up customers up to dated about their packages and to build trust in their relations through this technology that offer the customer the best service and keeping the lowest...

Words: 363 - Pages: 2

Premium Essay

Air Canada

...Chapter 3 – Action, Personnel, and Cultural Controls ACTION CONTROLS Action controls are the most direct form of management control because they involve taking steps to ensure that employees act in the organization’s best interest by making their actions themselves the focus of control. Can be in 4 forms: behavioural constraints, preaction reviews, action accountability, and redundancy. Behavioural Constraints * Are a “negative” form of action control. They make it difficult for employees to do things that should not be done – these constraints can be applied physically of administratively * Physical constraints – locks, computer passwords, limits on access to areas where valuable inventories and sensitive information are kept * Effective physical constraints are crucial especially due to increased data protection and privacy concerns faced by virtually all organizations that electronically store info about their clients, customers, patients, or citizens * Administrative constraints can also be used to place limits on an employee’s ability to perform all or a portion of specific tasks or actions – involves the restriction of decision making authority, separation of duties (internal control) * Physical and administrative constraints can be combined into what is known as proka-yokes designed to make the system foolproof – poka-yoke is a step built into a process to prevent deviation from the correct order of steps; that is, where a certain action must...

Words: 1590 - Pages: 7

Premium Essay

Analysis for Air Canada

...Group Project: Air Canada Part 1: societal environment trends 1. Fuel prices: Oil price is highly related to the cost of air industry. According to Algoe, as the oil price increase, airline will spend more on fuel cost, which will have a direct impact on the cost of operation. Even in good time fuel costs constitute roughly 10-12% of operating expense. In addition, fuel cost increases will bring bad impact on economic, which in turn result in a substantial decline in demand for air travel and air cargo. Every penny increase in the price of jet fuel costs the airline industry $180 million a year. For Air Canada, this change would decrease their profitability and company performance. SAS Group reported that the global economic climate is weak, Jet-fuel prices and capacity continue increasing in next few years. High fuel prices presented a significant challenge for the entire aviation industry. Therefore, we consider fuel price is a threat for Air Canada doing their business. Retrieved from http://saraalgoe.hubpages.com/hub/rise-in-fuel-prices-airline-industry http://www.cisionwire.com/sas/r/sas-group-interim-report-january-march-2012,c9254790 2. GDP: According to Trading Economics, the Gross Domestic Product (GDP) in Canada expanded 0.4 percent in the fourth quarter of 2011 over the previous quarter. Historically, from 1961 until 2011, Canada’s GDP Growth Rate averaged 0.8 percent reaching an all-time high of 3.3 percent in December of...

Words: 3772 - Pages: 16

Premium Essay

Air Canada Essay

...the one accomplished by Air Canada is not achieved by how excellent you work, is achieved by what you overcome. Air Canada’s innovation and market revolution was the ingredient to an increased recognition and profit spree. But this task was not easy, there are many airlines throughout the world and it is a market that is constantly evolving due to technology, development and the change in transportation. For any type of airline to drastically change the industry, requires a long process of well-crafted and executed management plan to take on an innovative project and deliver it perfectly. A very important observation stated in the case study is that this type of innovation is not limited to new airlines, this promotes competition, the continuous struggle to innovate and make your airline distinct from other airlines is what make employees strive and work hard. By continually looking for new ways to revolutionize and improve the market, in a way everyone boosts each other to achieve greatness. This concept can be applied in every single market and business, there is always a competition to improve and innovate. “Air Canada's development of transparent branded fares, accompanied by the introduction of "a la carte" pricing and travel passes, mark it as a Market Leader in reversing the commoditization of air travel and reestablishing a positive price/value equation for the customer.”-Perry Flint, Air Transport World Editor-in-Chief. This is what Air Canada’s innovative management...

Words: 632 - Pages: 3

Premium Essay

Air Canada Case

...Case #1: Air Canada About Air Canada Air Canada is Canada’s largest domestic, U.S transborder and international airline and largest provider in Canadian market. Air Canada was the world’s 15th largest commercial airlines as of 2011. The reason which made Air Canada reach this position is that it is able to provide a wider range of services to meet its customer’s preferences. This enabled Air Canada to not only reduce the overall cost of serving its customers, but also serve them better. IT approach and Outsourcing Information Technology has emerged from a discipline that is primarily focussed on financial and administrative tasks, a core component of all systems in airlines. More comprehensive services are offered to the customers by airlines using IT. Given the critical importance to IT infrastructure to the airline’s successful operations, a set of IT principles should be implemented and often changed for a “productive” and “cost effective” environment. In 1994, a contract was signed between Air Canada and IBM with a view to reduce costs and to allow the airline to focus on its core business. But back then as Air Canada was not satisfied with the services offered by IBM, it proposed a request for proposals (REP) to find IT vendor to partnership with for innovation. A lot of requests were received from the potential suppliers but...

Words: 1315 - Pages: 6

Premium Essay

Apple Inc.-Organizational Culture and Change

...2009. Leaders of the company believe that the core to their success is care.” Handle with care” is the company credo and not only that. It is everyday reality and the way how the company does the business. Other two key elements contributing to the success are low–cost structure and company’s culture, which is unique in the airline business. WestJet was awarded four times as one of Canada’s Most Admired Corporate Culture and in 2010 survey as one of the best employer in Canada. Company History History of the company started with successful businessmen Clive Beddoe from Calgary. In 1994 he bought Western Concord Manufacturing Ltd., which brought him to the flying business. He bought small cabin plane and flew it himself, in order to save money on company’s executives’ high air travel expenses. Later he leased the plane to other businesses via local charter operation Morgan Air Service Co Ltd.Beddoe saw an opportunity in offering cheap flights which could afford everyone. Tim Morgan, the president of Morgan Air Service Co and two others investors liked Beddoe’s idea about starting their own discount airline. Together they approached other investors and in 1995 the accumulated more than $8, 5 million dollars for starting new airline. The company was officially founded in May 1995 under name West Jet Airlines Ltd. In February 1996, they started flight operation with three aircrafts and 220 employees, offering flights to Vancouver, Calgary, Edmonton, Kelowna, and Winnipeg. Since...

Words: 3286 - Pages: 14

Premium Essay

Management Information Systm

...Mini Project 1 WestJet Accepts Blame for Spying on Air Canada          The issue of the case is that WestJet spied on Air Canada -- one of the biggest airline companies to obtain confidential information. The competition in the airline market is fierce. As a competitor, WestJet tries to match the competition on the pricing, scheduling, and routes. In order to create a competitive advantage, WestJet gathered business information unethically from Air Canada’s website. For example, Westjet collected data to identify booking trends, so they can decide which route is more profitable and to start a new route. Also, if WestJet knows the buying habits of Air Canada, it will help Westjet to develop a pricing strategy to maximize their profits. In order to get these valuable and accurate information and to be more competitive with lower costs, WestJet chose to detect its competitor via the website. Information collecting helps WestJet to grow its business. To deal with the rivalry of existing competitors, Westjet needs to provide a product or service that their customers place a greater value on than similar offering from a competitor. For this organizational objective, WestJet needs to undertake some actions to gather these information first.   To deal with the issue, Westjet gained access to the Air Canada Employee website to steal confidential data by using a former Air Canada employee’s account and personal password. Moreover, in order to be more effective, one Westjet employee...

Words: 615 - Pages: 3