Free Essay

Bài Tập Kế Toán Doanh Nghiệp Tm-Dv

In:

Submitted By husky183
Words 10372
Pages 42
BÀI TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TM-DV

CHƯƠNG: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN & CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

Bài số 1: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

Ngày 01/03: Công ty ABC xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền vật liệu cho Nhân viên A số tiền 42.000.000.

Ngày 05/03: Công ty ABC xuất quỹ tiền mặt 80.000.000, nộp vào tài khoản của công ty tại ngân hàng. Đến cuối ngày, Công ty ABC vẫn chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng.

Ngày 06/03: Công ty ABC nhận được giấy báo Có của số tiền nộp vào tài khoản ngân hàng ngày 05/03.

Ngày 10/03: Công ty ABC mua một lô công cụ có giá thanh toán 27.500.000 (bao gồm thuế GTGT 10%), chưa thanh toán tiền cho Công ty B.

Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 495.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Công cụ nhập kho đủ.

Ngày 15/03: Nhân viên A thanh toán tiền tạm ứng:

- Vật liệu nhập kho có giá thanh toán 38.500.000 (bao gồm thuế GTGT 10%).

- Chi phí vận chuyển 770.000 ( bao gồm thuế GTGT 10%). - Nhân viên đã nộp lại quỹ tiền tạm ứng không chi hết. Ngày 16/03: Căn cứ số lượng hàng hoá gửi đi bán tại các đại lý đã tiêu thụ, Công ty ABC thanh toán hoa hồng bán hàng cho các đại lý bằng tiền mặt 110.000.000 ( bao gồm thuế GTGT 10%).

Ngày 20/03: Công tyABC được ngân sách Nhà nước cấp bổ sung vốn kinh doanh bằng tiền gửi ngân hàng 1.250.000.000. Công ty ABC đã nhận được giấy báo Có.

Ngày 22/03: Công ty ABC thanh toán nợ vay ngắn hạn Ngân hàng C bằng tiền gửi ngân hàng 325.000.000. Công ty ABC đã nhận giấy báo Nợ.

Ngày 25/03: Công ty ABC vay ngắn hạn Ngân hàng D 225.000.000, dùng cho hoạt động kinh doanh. Công ty ABC đã nhận giấy báo Có về số tiền vay ngắn hạn.

Ngày 26/03: Công ty ABC mua 2.000 cổ phiếu của Công ty E với giá thanh toán 21.000.000. Công ty ABC đã thanh toán bằng tiền mặt. Cổ phiếu của Công ty E được mua với mục đích bán ngay.

Ngày 28/03: Công ty ABC vi phạm hợp đồng và bị khách hàng phạt 20.000.000. Công ty ABC đã nộp phạt bằng tiền gửi ngân hàng. Công ty ABC đã nhận được giấy báo Nợ.

Ngày 30/03: Công ty ABC nhận được thông báo về lãi tiền gửi ngân hàng tháng 03 là 25.000.000.

Công ty ABC nhận được thông báo về lãi vay ngắn hạn tháng 03 là 5.400.000 (khoản đi vay ngắn hạn dùng cho hoạt động kinh doanh). Công ty ABC đã thanh toán lãi vay bằng tiền mặt.

Công ty ABC nhận được hoá đơn tiền điện tháng 03 của bộ phận bán hàng 22.000.000 (bao gồm thuế GTGT 10%) và bộ phận quản lý doanh nghiệp 27.500.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Công ty ABC chưa thanh toán tiền điện.

Công ty ABC thanh toán tiền lương phải trả cho công nhân viên bằng tiền mặt 475.000.000.

Ngày 31/03: Công ty ABC nhận được thông báo về số thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp của quý I là 25.000.000. Công ty ABC đã đóng thuế bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài số 2: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá trị ngoại tệ xuất quỹ theo phương pháp nhập trước, xuất trước.

- Số dư đầu kỳ Tài khoản 111(2): 15.790.000( chi tiết: 1.000 USD).

- Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

Ngày 10/12: Công ty ABC xuất kho bán cho Công ty A một lô hàng hóa có giá thực tế xuất 20.000.000, giá thanh toán 2.200 USD (bao gồm thuế GTGT 10%). Công ty A chưa thanh toán tiền mua hàng. Cho biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 15.800 VND/USD.

Ngày 15/12: Công ty A thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt 2.200 USD. Cho biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 15.850 VND/USD.

Ngày 20/12: Công ty ABC xuất quỹ tiền mặt 1.100 USD mua một lô vật liệu (bao gồm thuế GTGT 10%). Cho biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 15.820 VND/USD.

Chi phí vân chuyển thanh toán bằng tiền mặt 561.000 (bao gồm thuế GTGT 10%).

Ngày 25/12: Công ty ABC xuất quỹ tiền mặt 1.000 USD bán thu bằng tiền mặt (tiền Việt Nam). Cho biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 15.890 VND/USD.

Ngày 31/12: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 15.860 VND/USD. Công ty ABC đánh giá lại Tài khoản 111(2) và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại.

Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài số 3: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Số dư đầu tháng một vài tài khoản như sau:

| Chỉ tiêu |Số tiền |
|Tài khoản 1211(Công ty A) |42.000.000 (4.000 cổ phiếu, giá ghi sổ kế toán 10.500/cổ phiếu,|
| |chiếm 5% cổ phần của Công ty A) |
|Tài khoản 1281 (Ngân hàng B) |225.000.000 |
|Tài khoản 138(8) (Ngân hàng B) |8.212.500 |
|Tài khoản 129 |1.500.000 |

(*) Tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,73%/tháng, nhận lãi cuối kỳ.

Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

Ngày 01/12: Công ty ABC gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng B bằng tiền gửi ngân hàng 500.000.000 (tiền gửi kỳ hạn 9 tháng, lãi suất 0,75%/tháng, nhận lãi cuối kỳ).

Ngày 05/12: Công ty ABC mua 250 trái phiếu của Công ty C (mệnh giá 100.000/trái phiếu, giá phát hành 100.000/trái phiếu, lãi suất 0,765%/tháng, kỳ hạn 12 tháng, nhận lãi vay ngay khi mua. Công ty ABC đã thanh toán cho Công ty C bằng tiền gửi ngân hàng.

Công ty ABC thanh toán phí dịch vụ môi giới mua trái phiếu (0,5% giá trị giao dịch) bằng tiền mặt.

Ngày 15/12: Đáo hạn khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tại Ngân hàng B. Công ty ABC ghi nhận tiền lãi tháng 07, thu hồi vốn gốc và lãi bằng tiền gửi ngân hàng.

Ngày 20/12: Công ty ABC bán 2.000 cổ phiếu Công ty A với giá 10.250/cổ phiếu, thu bằng tiền gửi ngân hàng.

Công ty ABC thanh toán phí dịch vụ môi giới bán cổ phiếu (0,5% giá trị giao dịch) bằng tiền mặt.

Ngày 25/12: Công ty ABC ký hợp đồng liên doanh với Công ty D trong thời gian 12 tháng. Công ty ABC đem góp vốn với Công ty D bằng tiền gửi ngân hàng 85.000.000, hàng hoá (giá trị sổ kế toán 45.000.000), thiết bị sản xuất (nguyên giá 225.000.000, giá trị hao mòn luỹ kế 45.000.000).

Công ty ABC và Công ty D thống nhất đánh giá: giá trị hàng hoá là 47.000.000, giá trị của thiết bị sản xuất là 178.000.000.

Ngày 31/12: Công ty ABC ghi nhận lãi tiền gửi tháng 07 của khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng tại Ngân hàng B.

Giá trị trường của cổ phiếu Công ty A là 10.000/cổ phíếu. Công ty ABC lập dự phòng giảm giá cổ phiếu Công ty A.

Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

CHƯƠNG: KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG TRONG NƯỚC

Bài số 4: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, hạch toán hàng tồn theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền thời điểm. Chi phí mua hàng được phân bổ cho hàng bán ra theo tiêu thức số lượng.

Số dư đầu tháng tài khoản 156, như sau:

|Chỉ tiêu |Số tiền |
|Tài khoản 156(1) |72.000.000 (chi tiết: 1.500kg) |
|Tài khoản 156(2) |1.500.000 |

Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

Ngày 01/09: Công ty ABC mua lộ hàng (số lượng: 2.500kg, đơn giá bán chưa thuế 50.000/kg, thuế suất thuế GTGT10%), chưa thanh toán tiền.

Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 2.750.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Hàng về nhập kho đủ.

Ngày 05/09: Công ty ABC xuất kho 500kg hàng hoá bán trực tiếp cho khách hàng (đơn giá bán chưa thuế 73.000/kg, thuế suất thuế GTGT 10%). Công ty ABC đã thu bằng tiền mặt.

Ngày 07/09: Công ty ABC mua lô hàng (số lượng: 1.000kg, đơn giá bán chưa thuế 49.025/kg, thuế suất thuế GTGT 10%), thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 1.045.000 (baoo gồm thuế GTGT 10%). Hàng về nhập kho đủ.

Ngày 10/09: Công ty ABC xuất kho 100kg hàng hoá dùng biếu tặng, khuyến mãi.

Ngày 11/09: Công ty ABC xuất kho 800kg hàng hoá gửi bán Công ty A (đơn giá bán chưa thuế 73.000/kg, thuế suất thuế GTGT 10%).

Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 2.200.000 (bao gồm thuế GTGT 10%).

Theo hợp đồng bán hàng: Công ty ABC cho Công ty A hưởng chiết khấu thanh toán nếu thanh toán tiền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chấp nhận thanh toán (chiết khấu thanh toán tính 5% giá bán chưa thuế GTGT).

Ngày 15/09: Công ty A đã nhận được hàng và thanh toán cho Công ty ABC bằng tiền gửi ngân hàng.

Ngày 17/09: Công ty A đề nghị giảm giá do một số hàng hoá không đúng quy cách. Công ty ABC đã chấp nhận giảm giá và phát hành hoá đơn giảm giá (giá thanh toán 5.280.000, bao gồm thuế GTGT 10%).

Công ty ABC chưa hoàn lại tiền giảm giá cho Công ty A (xem như khoản ứng trước tiền mua hàng của Công ty A).

Ngày 20/09: Công ty ABC xuất kho 1.500kg hàng hoá gửi bán Công ty B (đơn giá bán chưa thuế 73.000/kg, thuế suất thuế GTGT 10%). Công ty B là đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng của Công ty ABC. Hoa hồng bán hàng đại lý được tính 5% giá thanh toán (bao gồm thuế GTGT 10%).

Ngày 25/09: Công ty ABC xuất kho công cụ có giá trị 3.000.000 sửdụng tại bộ phận bán hàng. Giá trị công cụ được phân bổ và tính vào chi phí 3 tháng.

Ngày 30/09: Công ty B thông báo đã bán được 1.000kg. Công ty B đã thanh toán tiền cho Công ty ABC bằng tiền gửi ngân hàng, sau khi trừ hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng.

Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hoá đã tiêu thụ trong tháng.

Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài số 5: Tại công ty TM A trong tháng 9 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau :
1) Ngày 3.9 mua 1 lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 28 triệu đồng, thúê GTGT 10%, hàng về kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu một số theo giá mua chưa có thuế 250.000đ chưa rõ nguyên nhân. Cty cho nhập kho theo thực nhận, tiền hàng chưa thanh toán.
2) Ngày 7.9 mua một lô hàng có giá trị trên hoá đơn bên bán 15 triệu, thuế GTGT 10% chi phí vận chuyển do bên mua chịu 200.000đ, bên bán trả hộ. Hàng về nhập kho đủ, tiền hàng và tiền vận chuyển chưa thanh toán.
3) Ngày 14.9 cty giải quyết số hàng thiếu ngày 3.9 bắt áp tải bồi thường giá 300.000đ.
4) Ngày 19.9 Cty nhận được hoá đơn bên bán về lô hàng đã cho nhập kho theo giá tạm tính 27,5 triệu đồng, giá chính thức ghi trên hoá đơn bên bán 28 triệu đồng, thuế GTGT 10%.
5) Ngày 21.9 mua lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 30 triệu đồng, thuế GTGT 10% hàng về kiểm nhận nhập kho phát hiện thừa một số theo giá mua 500.000đ chưa rõ nguyên nhân. Cty cho nhập luôn số hàng thừa, tiền hàng chưa thanh toán.
6) Ngày 25.9 nhận được chứng từ đòi tiền của bên bán về lô hàng đã mua theo HĐKT trị giá 17 triệu đồng, thuế GTGT 10%. Cty đã chấp nhận thanh toán. Ngân hàng đã cho vay và gởi giấy báo nợ, hàng này cuối tháng chưa về.
7) Ngày 28.9 Cty đề nghị bên bán, bán luôn số hàng thừa nhập kho ngày 21.9 bên bán đồng ý.
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên (theo cả 2 phương pháp nộp thuế GTGT).
Bài số 6: Tại Cty TM Y trong tháng 10 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau
1) Ngày 1.10 mua một lô hàng có giá trên hóa đơn bên bán 40 triệu đồng, bao bì tính giá riêng 250.000 đồng hàng về kiểm nhận nhập kho đủ, tiền hàng chưa thang toán cho người bán, thuế GTGT 10%.
2) Ngày 5.10 mua một lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 35 triệu, thuế GTGT 10%. Hàng về kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu một số theo giá mua 500.000đ, ghi vào chi phí khác 0,4% trên tổng trị giá hàng mua chưa có thuế, số thiếu vượt định mức bắt áp tải bồi thường giá mua.
3) Ngày 8.10 công ty nhận được lô hàng bên bán gửi đến bù vào số hàng thiếu phát sinh tháng trước do bên bán gây ra theo giá mua 1.000.000đ. Trong ngày còn thu được tiền mặt do áp tải bồi thường số hàng thiếu ngày 5.10.
4) Ngày 12.10 mua một lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 18 triệu đồng, thuế GTGT 10%, hàng về kiểm nhận nhập kho thấy sai quy cách một số theo giá mua 2 triệu đồng. Cty nhập kho số hàng đúng quy cách, còn hàng sai quy cách Cty bảo quản riêng, tiền hàng chưa thanh toán.
5) Ngày 15.10 mua một lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 15 triệu, thuế GTGT 10%. Bên bán có trách nhiệm giao hàng tại kho Cty, khi hàng đến Cty thực nhận 14.300.000đ và thanh toán cho bên bán bằng tiền mặt.
6) Ngày 20.10 bên bán đồng ý giảm giá số hàng sai quy cách 12.10 còn 1.500.000đ, Cty làm thủ tục nhập kho số hàng này.
7) Ngày 25.10 cán bộ thu mua về thanh toán tạm ứng như sau :
- Trị giá hàng nhập kho 18.000.000đ
- Chi phí vận chuyển 1.500.000đ
- Tiền mặt nộp quỹ 1. 350.000đ
Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, mở TK chữ T.
Bài số 7: Tại Cty TM X trong tháng 10 có tình hình sau :
1) Ngày 2.10 mua một lô hàng của người sản xuất trị giá mua thực tế 55 triệu đồng, tiền hàng chưa thanh toán. Hàng về nhập kho đủ.
2) Ngày 5. 10 Cty nhận được lô hàng nhập khẩu trị giá trên hoá đơn bên xuất khẩu 56 triệu, thuế nhập khẩu phải nộp 4% giá nhập. Hàng về kiểm nhận nhập kho thiếu một số trị giá mua 2,5 triệu chưa rõ lý do. Tiền hàng đã thanh toán bằng TGNH ngoại tệ thuế GTGT 10%.
3) Ngày 8. 10 nhận được chứng từ đòi tiền của bên bán về lô hàng mua theo HĐKT trị giá hàng hoá trên hoá đơn bên bán 25.800.000đ, bao bì tính giá riêng trị giá 450.000đ. Đồng thời nhận được giấy báo nợ của Ngân hàng đã thanh toán đủ cho người bán theo chứng từ đòi nợ. Hàng chưa về, thuế GTGT 10%.
4) Ngày 10.10 nhận được giấy báo của NH đã thanh toán cho bên bán số tiền mua hàng tháng trước theo hoá đơn bên bán 148 triệu , bao bì tính giá riêng 800.000đ, thuế GTGT 10%.
6) Ngày 18. 10 mua một lô hàng theo giá thực tế là 45 triệu, thuế GTGT 10% hàng nhận tại kho bên bán. Tiền mua hàng chưa thanh toán cho người bán. Hàng về kiểm nhập kho thấy thiếu một số trị giá mua chưa có thuế 2.000.000đ. Hao hụt trong định mức cho phép 500.000đ, số thiếu vượt định mức bắt áp tải bồi thường theo giá bán 1.700.000đ.
7) Ngày 24.10 mua một lô hàng nông sản trị giá mua thực tế 15,4 triệu, chi phí vận chuyển 150.000đ chi phí chọn lọc, phân loại đóng gói 240.000đ, đã thanh toán bằng tiền mặt. Bao bì tính giá riêng 180.000đ bên mua chịu, tiền hàng và tiền bao bì chưa thanh toán.
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Mở nhật ký chung.
Bài số 8: Trong tháng 10 Cty “Y” có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau :
1) Ngày 1. 10 xuất kho hàng hóa gửi đi bán cho cty “M”
- Hàng A giá xuất kho 10 triệu, giá bán 11,5 triệu, thuế GTGT 10%.
- Hàng B giá xuất kho 28 triệu, giá bán 30 triệu, thuế GTGT 10%.
Bên mua chưa nhận được hàng. Trong ngày còn xuất một số hàng hóa thanh tóan tiền công theo giá bán 90,000đ, giá xuất kho 85.000đ, thuế GTGT 10%.
2) Ngày 4. 10 xuất hàng gửi đi cho công ty “N’ theo hình thức chuyển hàng :
- Hàng C giá thực tế xuất kho 38 triệu, giá bán 41 triệu, thuế GTGT 10%.
- Hàng D giá thực tế xuất kho 46 triệu, giá bán 52 triệu, thuế GTGT 10%.
Bên mua chưa nhận được hàng. Trong ngày còn nhận được giấy báo của bên mua đã nhận được lô hàng gửi đi bán tháng trước, giá mua 45 triệu, giá bán 48,5 triệu, thuế GTGT 10%.
3) Ngày 7.10 nhận được giấy báo của Công ty “M” đã nhận được lô hàng gởi đi ngày 01.10 kèm theo biên bản thừa, thiếu :
- Hàng A : thiếu 1 số giá bán 120.000đ, giá mua 100.000đ
- Hàng B : thừa một số giá bán 90.000đ, giá mua 80.000đ
- Hàng thừa, thiếu chưa rõ lý do, hàng thừa bên mua còn giữ hộ.
4) Ngày 10.10 xuất hàng gửi đi cho công ty “T’ theo hình thức chuyển hàng :
- Hàng E : 1000kg , giá bán 20.000đ/kg, giá mua 19.000đ/kg, bao bì tính gía riêng 500.000đ.
Hàng F 500kg giá bán 30.000đ/kg, giá mua 28.000đ/kg bao bì tính giá riêng 250.000đ thuế GTGT 10%. Bên mua chưa nhận được hàng. Chi phí vận chuyển bên bán chịu thanh toán bằng tiền mặt 165.000đ.
Trong ngày còn nhập kho số hàng bị trả lại mà bên mua giữ hộ từ tháng trước, trị giá xuất kho 500.000đ, giá bán 550.000đ.
5) Ngày 14.10 nhận được giấy báo của Cty “N” về lô hàng gửi đi, ngày 4.10 kèm theo biên bản thừa thiếu như sau :
- Hàng C: thiếu giá bán 420.000đ, giá mua 390.000đ.
- Hàng D: thừa giá bán 470.000đ, giá mua 430.000đ.
Hàng thừa, thiếu chưa rõ lý do , hàng thừa bên mua còn giữ hộ. Bên mua chỉ chấp nhận thanh toán số hàng thực mua nhập kho. Ngân hàng gửi báo có trừ vào nợ vay ngắn hạn của Công ty.
6) Ngày 17.10 xử lý hàng thừa thiếu ngày 7.10.
- Hàng A : giải quyết ghi vào chi phí khác.
- Hàng B : giải quyết ghi vào thu nhập khác, đồng thời chở số hàng này về nhập kho
7) Ngày 20.10 nhận được giấy báo của công ty ‘T” đã nhận được số lô hàng ngày ngày 10.10 kèm theo biên bản thừa thiếu :
Hàng F : thiếu 5 kg, hàng E : thừa 5kg.
Hàng thừa thiếu chưa rõ nguyên nhân, hàng thừa giữ hộ.
8) Ngày 22.10 nhận được giấy báo từ chối nhận hàng của bên mua về lô hàng đã bán trong tháng 9 giá mua của lô hàng là 82 triệu giá bán 89 triệu, lô hàng này đã xác định là tiêu thụ thuế GTGT 10% cty chưa nhận hàng về.
9) Ngày 25.10 sử lý số hàng thừa thiếu ngày 24.10 như sau :
- Hàng C : ghi vào chi phí bán hàng 50%, còn lại còn áp tải bồi thường.
- Hàng D : ghi vào thu nhập bất thường, đồng thời bán luôn cho bên mua, bên mua đã chấp thuận mua.
10) Ngày 30.10 tìm ra số hàng thừa, thiếu ngày 20.10 là do Cty xuất nhầm bên mua đề nghị Cty dùng số hàng thừa bù số hàng thiếu, chênh lệch về trị giá giữa hàng E và F công ty chịu, ghi vào chi phí khác.
Yêu cầu :
- Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
- Xác định thuế GTGT phải nộp (phương pháp khấu trừ).
Bài số 9: Cty thương mại “N” trong tháng 12 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau :
1) Ngày 1.12 mua một lô hàng của HTX “L” với giá mua thực tế 80 triệu thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán. Hàng về nhập kho thấy thiếu một số theo giá mua 2 triệu chưa rõ nguyên nhân, cty cho nhập kho theo thực nhận.
2) Ngày 5.12 bán một lô hàng cho Cty “K” , giá mua 24 triệu, giá bán 25,3 triệu thuế GTGT 10% . bên mua nhận đủ hàng tại kho Cty chưa thanh toán. Trong ngày còn xuất kho hàng hóa cho Cty “A” để biếu làm hàng mẫu, giá bán 150.000đ, giá mua 140.000đ, thuế GTGT 10%.
3) Ngày 7.12 được biết Cty “K” đem hàng về kho phát hiện thiếu một số hàng giá chưa có thuế GTGT 1,5 triệu. Trong ngày mua một lô hàng đã nhập kho theo giá tạm tính 41 triệu, thuế GTGT 10%.
Vay ngân hàng để thanh toán lô hàng mua ngày 1.12 cho HTX “L” ngân hàng báo nợ.
4) Ngày 9.12 mua một lô hàng để bán . theo HĐKT là một 100 cái, đơn giá 400.000đ/cái thuế GTGT 10%. Nhưng trên hóa đơn người bán chỉ ghi 90 cái, phiếu nhập kho Cty là 80 cái đúng qua cách, còn 10 cái sai quy cách
Cty không nhập kho. Tiền hàng chưa thanh toán cho người bán.
5) Ngày 12.12 rút TGNH 6.820.000đ mua bao bì. Trên hóa đơn người bán ghi giá bán 6.200.000đ, thuế GTGT 10% khi kiểm nhận nhập kho chỉ có 6 triệu, số thiếu chưa rõ lý do, chi phí vận chuyển giá thanh toán chi bằng tiền mặt 132.000đ.
6) Ngày 14.12 bán một lô hàng cho Cty “T” giá bán 57 triệu, thuế GTGT 10%, giá thực tế xuất kho 52,3 triệu. Bên mua đã nhận hàng tại kho Cty. Tiền hàng chưa thanh toán. Trong ngày xuất hàng hóa cho bộ phận XDCB giá bán 2 triệu, giá mua 1,8 triệu thuế GTGT 10%. Bộ phận xây dựng có tổ chức kế toán riêng.
7) Ngày 20.12 vay ngắn hạn ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 21 triệu, chi tiền mặt trả nợ người bán số hàng mua tháng trước 6 triệu, chi cho CB thu mua 7 triệu. Mua hàng hóa nhập kho 7,5 triệu, trả tiền vận chuyển hàng hóa giá thanh toán 99.000đ.
8) Ngày 23.12 CBTM về thanh toán khoản tạm ứng bằng hóa đơn nhập kho hàng hóa 5 triệu, chi phí mua hàng hóa 300.000đ, tiền mặt còn thừa nộp lại quỹ đủ.
9) Ngày 26.12 mua một lô hàng hóa theo giá thực tế 40 triệu, hàng nhận tại kho người bán, vận chuyển bằng phương tiện của Cty, chi phí vận chuyển bên bán chịu 110,.000đ, tiền mua hàng chưa thanh toán.
10) Ngày 28.12 bán toàn bộ số hàng mua ngày 26.12 theo giá bán 42,5 triệu thuế GTGT10% bên mua đến nhận hàng tại kho Cty và thanh toán bằng Sec chuyển khoản.
Yêu cầu :
- Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
- Xác định thuế GTGT phải nộp (theo phương pháp khấu trừ)
Bài số 10: Tại 1 DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng có tình hình sau :
1. Mua hàng nhập kho bằng TGNH, giá mua 15.000.000đ thuế GTGT 10%. Hàng nhập kho đủ, chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt, giá thanh toán 110.000đ.
2. Nhận được lô hàng mua tháng trước, giá mua 20.000.000đ, bao bì tính giá riêng 2.000.000đ, thuế GTGT 10%. Hàng đã nhập kho đủ.
3. Nhận được 1 lô hàng do người bán chuyển tới. Giá ghi trên HĐBH 50.000.000đ, thuế GTGT 10%. Khi kiểm nhận phát hiện thiếu giá mua 5.000.000đ chưa rõ lý do. Kế toán cho nhập kho theo thực tế.
4. Thanh toán tiền cho người bán số tiền mua hàng ở nghiệp vụ 3, được hưởng chiết khấu thanh toán 1,5%/giá mua. Thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn.
5. Bán toàn bộ lô hàng mua ở nghiệp vụ 1 giá mua 16.500.000đ, thuế GTGT 10%, người mua đã nhận đủ hàng tại kho.
6. Nhận được giấy báo đã nhận được lô hàng gửi bán tháng trước của người mua. Giá bán của lô hàng 45.000.000đ, giá vốn 42.000.000đ, thuế GTGT 10%. Bên mua đồng ý thanh toán.
7. Xuất kho gửi bán lô hàng mua ở nghiệp vụ 2. Giá bán của lô hàng 22.000.000đ, thuế GTGT 10%. Bên mua báo đã nhận đủ hàng.
8. Nhận được giấy báo có của ngân hàng cho biết đã nhận được tiền của người mua thanh toán cho số hàng tiêu thụ ở nghiệp vụ 6. Thanh toán vào TK TGNH.
9. Chi phí bán hàng trong kỳ được xác định bằng 3%/tổng dthu, chi phí QLDN bằng 4%/tổng Dthu.
10. Xác định KQKD trong kỳ, xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, thuế GTGT đầu vào, đầu ra, được khấu trừ trong tháng. biết thuế suất thuế TNDN 25%/lợi nhuận trước thuế.
Yêu cầu : Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.

CHƯƠNG: KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU

Bài số 11: Tại Tổng Cty Xuất khẩu “K” trong tháng 10 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau :
1. Ngày 01. 10 mua 100 tấn bắp của Cty “A” giá 1.000.000đ/tấn hàng được chuyển thẳng xuống tàu, tiền hàng chưa thanh toán cho bên bán. Sau khi giao hàng lên tàu, Cty đã lập thủ tục nhờ thu vào ngân hàng ngoại thương (thanh toán theo phương thức L/C )
2. Ngày 5. 10 nhận được giấy báo của ngân hàng ngoại thương về lô hàng gửi bán ngày 1. 10 với nội dung:
+ Ghi có TK TGNH Tổng cty 9.900USD.
+ Thủ tục phí ngân hàng 100USD.
(Tỷ giá mua thực tế do ngân hàng công bố 15400đ/USD)
3. Ngày 10. 10 Tổng công ty ủy thác cho đơn vị “B” xuất khẩu một lô mè đen, giá bán 240.000USD/FOB/HCM cty đã xuất kho gửi hàng đi, trị giá mua của lô hàng mè này là 3 tỷ 400 triệu.
4. Ngày 12. 10 nhận được giấy báo của ngân hàng ngoại thương về ủy thác cho đơn vị ‘B” xuất với nội dung:
+ Ghi có TGNH Tổng Cty 236.00USD.
+ Thủ tục phí ngân hàng 1.600USD.
+ Phí hoa hồng ủy thác xuất 2.400USD.
Tỷ giá mua thực tế ngân hàng công bố 1.5420đ/USD
5. Ngày 14. 10 nhận được hóa đơn chính thức của bên bán về lô hàng đã nhập kho tháng trước theo giá thực tế 50 triệu, giá ghi trên hóa đơn bán 52 triệu, thuế GTGT 10% lô hàng này đã giao bán nhưng chưa thu được tiền.
6- Ngày 16. 10 Tổng Cty ủy thác cho đơn vị “B” nhập xe Honda, đơn giá 1.500USD/CIF/HCM, thuế nhập khẩu 60% thuế GTGT 10%. Hàng về tổng công ty đã nhận và cho nhập kho 100 xe Honda của đơn vị “B” giao. Tỷ giá thực tế do ngân hàng công bố 15400đ/USD.
7- Ngày 19. 10 nhận được giấy báo nợ của ngân hàng ngoại thương thanh toán cho Cty “B” tiền nhập 100 xe Honda với nội dung :
- Ghi có TKTGNH Tổng Cty 152.000USD.
Trong đó :
+ Thanh toán tiền 100 xe Honda 150.000USD.
+ Thuế nhập khẩu 90.000USD.
+ Phí hoa hồng ủy thác 1.200USD.
+ Thủ tục phí phân hàng 900USD.
Tỷ giá mua thực tế ngân hàng công bố 15.420đ/USD
8- Ngày 21. 10 Tổng Cty nhận ủy thác xuất cho Cty ‘D” lô hàng Đậu nành trị giá bán 10.000USD/FOB/HCM. Hàng đã giao lên tàu, tỷ giá thực tế 15.450đ/USD.
9- Ngày 25. 10 nhận được báo có của Ngân hàng ngoại thương về lô hàng đậu nành xuất ngày 21. 10 với nội dung :
+ Ghi có TKTGNH Tổng công ty 9.800USD.
+ Thủ tục phí ngân hàng 2.000USD.
10. Ngày 30. 12 phân bổ chi phí bán hàng cho hàng đã tiêu thụ 4%/doanh thu, chi phí quản lý 2%/doanh thu.
Yêu cầu :
- Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12.
- Xác định doanh thu thuần, xác định kết quả tài chính nghiệp vụ bán hàng, kết chuyển về TK lãi, lỗ.
Bài số 12: Tại 1 Tổng công ty xuất khẩu “Y” trong tháng 10 có các nghiệp vụ kinh tế.
1- Ngày 01.10 nhận được hóa đơn chính thức của bên bán về lô hàng đã mua tháng trước theo giá tạm tính là 40 triệu, giá chính thức trên hóa đơn bên bán 45 triệu, thuế GTGT 10%.
2- Ngày 04.10 mua gạo của Cty “A” , trên hóa đơn bên bán số lượng 100 tấn đơn giá mua 4.000.000đ/tấn, thuế GTGT 10%.
Tổng Cty đã thanh toán cho bên bán 50% bằng tiền mặt, số còn lại chưa thanh toán. Cty “A” chịu trách nhiệm chuyển hàng xuống cảng và giao hàng lên tàu. Khi kiểm nhận tại cảng chỉ có 99 tấn, số hàng thiếu chưa rõ lý do. Giá bán 410USD/tấn. Tỷ giá hạch toán 15.400đ/USD, thuế xuất khẩu 5%.
3- Ngày 8 – 10 Cty nhận ủy thác nhập cho Cty “B” 20 tấn bột ngọt tổng trị giá 20.000USD/CIF/HCM thuế nhập khẩu 10% khi hàng về Tổng công ty giao thẳng cho Cty “B”, tỷ giá mua thực tế ngân hàng công bố 15.420đ/USD.
4- Ngày 12.10 nhận được giấy báo Có của ngân hàng ngoại thương về khoản tiền Cty “B” chuyển trả cho Tổng Công ty 22.300USD. Trong đó : 20.000USD tiền hàng, 200 USD tiền hoa hồng ủy thác, 100USD thủ tục phí ngân hàng. Tỷ giá mua thực tế ngân hàng công bố 15420đ/USD.
5- Ngày 15.10 nhận được giấy báo Có của ngân hàng ngoại thương thu được tiền về lô hàng gạo xuất gửi đi ngày 4.10 với nội dung :
- Ghi nợ TKTGNH Tổng Cty 40.390USD.
- Thủ tục phí ngân hàng 200USD.
Tỷ giá mua thực tế do ngân hàng công bố 15.440đ/USD
6- Ngày 20.10 Tổng công ty ký hợp đồng nhập 600 cái máy lạnh, đơn giá 500USD/cái/CIF/HCM. Hàng về đến cảng kiểm nhận phát hiện 20 cái bị hư chưa rõ nguyên nhân. Tổng công ty đã làm hồ sơ khiếu nại gửi Cty Bảo Việt, tỷ giá mua thực tế ngân hàng công bố 15.440đ/USD.
7- Ngày 23. 10 có điện báo của bên bán gửi Tổng công ty là đồng ý giảm giá 20 chiếc máy lạnh bị hư xuống còn 100USD/cái, thanh tóan với giá đó. Tỷ giá mua thực tế 15.420đ/USD.
8- Ngày 28. 10 nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng ngoại thương thanh toán cho khách nước ngoài về hợp đồng nhận máy lạnh với nội dung:
Ghi rõ TK TGNH Tổng công ty 292.100USD trong đó tiền mua hàng 292.900USD, thủ tục phí ngân hàng 100USD. Tỷ giá mua thực tế ngân hàng công bố 15.440đ/USD.
Yêu cầu : Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết tỷ giá hạch toán 15.450đ/USD.
Bài số 13: Tại Tổng công ty xuất khẩu “X” trong tháng 8 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1- Ngày 1. 8 Tổng công ty nhập khẩu trực tiếp 10 chiếc xe TOYOTA đơn giá 10.000USD/chiếc/CIF/HCM. Hàng về chuyển thẳng cho công ty “A” và “B”, mỗi công ty 5 chiếc, tỷ giá mua thực tế do ngân hàng công bố 15.400đ/USD.
2- Ngày 4. 8 nhận được báo có của ngân hàng ngoại thương về khoản tiền Cty “A” thanh toán 5 chiếc TOYOTA theo giá bán 60.000USD tỷ giá mua thực tế ngân hàng thực tế ngân hàng công bố 15.450đ/USD.
3- Ngày 8. 8 Cty xuất 100 tấn mè vàng trị giá mua bằng tiền Việt Nam 900.000đ/tấn. Giá bán bằng ngoại tệ 14.000JPY. (JPY : Yên Nhật, 1 USD = 125JPY).
Hàng đã giao xuống tàu, Cty đã lập thủ tục gửi vào ngân hàng ( thanh toán the phương thức L/C) Tỷ giá mua thực tế 15.400đ/USD.
4- Ngày 10.8 nhận được báo của ngân hàng đã thu được tiền của Cty “B” về số tiền 5 chiếc TOYOTA theo giá bán bằng đồng Việt Nam 155 triệu đồng/chiếc.
5- Ngày 12.10 Tổng công ty nhập trực tiếp 50 tấn Urê. Trên hóa đơn bên 300USD/tấn. Hàng về giao thẳng cho Cty “C” theo phương thức đổi hàng, Cty “C” nhận đủ hàng tại cảng, tỷ giá mua thực tế ngân hàng công bố 15.400đ/USD.
6- Ngày 14. 8 nhận được giấy báo Có của ngân hàng đã thu được tiền về lô mè vàng gửi đi ngày 8. 8 với nội dung :
- Ghi có TKTGNH Tổng công ty 1.386.000JPY
- Thủ tục phí ngân hàng 14.000JPY (1USD = 125JPY = 15.400đ/USD)
7- Ngày 18.8 nhận được giấy báo của bên mua từ chối lô mè gửi ngày 8.8 và thu tiền ngày 14. 8 vì trong mè vàng có lẫn mè đen. Cty đồng ý giảm giá xuống còn 10.000JPY/tấn, bên mua đã chấp nhận. Tỷ giá thực tế ngân hàng công bố 15.450đ/USD.
8- Ngày 20. 8 nhận được 100 tấn gạo của công ty “C” giao theo phương thức đổi hàng. Hàng nhập kho Tổng Công ty phát hiện thừa 1 tấn chưa rõ lý do.
9- Ngày 22. 8 vay ngân hàng để ký gửi mở L/C 50.000USD, ngân hàng gửi giấy báo.
Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tỷ giá hạch toán 15.450đ/USD.
Bài số 14: Tại Cty XNK trong tháng 6 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau :
1- Ngày 1. 6 mua 100 tấn đậu xanh của Cty “A”, giá mua 6 triệu đồng/tấn, tiền chưa thanh toán cho bên bán, hàng về nhập kho đủ.
2- Ngày 5. 6 Cty xuất toàn bộ lô hàng nhập kho ngày 1. 6 ra sơ chế lại, chi phí sơ chế 12.400.000đ, chi bằng tiền mặt.
3- Ngày 10. 6 hàng sơ chế xong nhập lại kho, phân thành hai loại : loại : 80 tấn, loại II : 15 tấn, phế phẩm 4 tấn. Nhập kho theo giá mua kế hoạch. Loại I, đ/tấn, 7 triệu loại II 3,2 triệu đ/tấn, phế phẩm 1,1 triệu/tấn.
4- Ngày 15. 6 Cty xuất khẩu toàn bộ đậu loại I, hàng được chuyển qua cửa khẩu, khi kiểm nhận phát hiện thiếu 0,5 tấn chưa rõ nguyên nhân. Sau khi giao hàng xong Cty lập thủ tục nhờ thu gửi vào ngân hàng (thanh toán theo phương thức L/C), giá bán của loại I là 850 USD/tấn.
5- Ngày 18. 6 bán toàn bộ đậu loại II thu bằng tiền Việt Nam, giá bán 400.000đ/tạ.
6- Ngày 20. 6 nhận được giấy báo có của ngân hàng ngoại thương về lô hàng xuất bán ngày 15.6, nội dung :
- Ghi có TKTGNH của Cty 66.575 USD
- Thủ tục phí ngân hàng 1.000 USD.
Tỷ giá mua thực tế ngân hàng công bố 15.400đ/USD.
7- Ngày 25. 6 Cty nhập trực tiếp 100 tấn Urê, giá mua 200USD/tấn /CIF/HCM. Hàng về cảng kiểm nhận thiếu 0,5 tấn chưa rõ nguyên nhân.
Các bên hữu quan lập biên bản chờ xử lý, tỷ giá mua ngoại tệ ngân hàng công bố 15.420đ/USD.
8- Ngày 27. 6 Cty bán toàn bộ Urê nhận được cho công ty “B” theo giá bán bằng tiền Việt Nam 2.800.000đ/tấn, bên mua đã nhận đủ hàng.
9- Ngày 29. 6 nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng về thuế xuất khẩu hàng đậu xanh 1% giá bán, thuế nhập khẩu Urê 5% giá nhập. Tỷ giá ngoại tệ 15.450đ/USD.
10- Ngày 30. 6 phân bố chi phí bán hàng cho hàng đã tiêu thụ 4% doanh thu, chi phí quản lý doanh nghiệp 1% doanh thu.
Yêu cầu : Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tính toán xác định kết quả tài chính nghiệp vụ kinh doanh trong tháng của công ty. (Tỷ giá hạch toán 15.400đ/USD)

CHƯƠNG: KẾ TOÁN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

Bài 15: Doanh nghiệp S&T chuyên kinh doanh về các hoạt động dịch vụ và có các bộ phận sau đây: Bộ phận Khách sạn (KS); bộ phận Nhà hàng (NH) và bộ phận chế biến thực phẩm (CB).

I. Số dư đầu tháng 7/20xx của 1 số tài khoản như sau:

- TK154(CB): 2.000.000đ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).

II. Trong tháng 7 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1.Chi phí phát sinh ở bộ phận chế biến thực phẩm gồm:

- Tiền lương phải trả cho nhân viên chế biến: 8.000.000đ.

- Nguyên liệu dùng chế biến: 20.000.000đ.

- Công cụ sử dụng ở bộ phận chế biến: 800.000đ.

- Khấu hao TSCĐ của bộ phận chế biến: 800.000đ.

- Dịch vụ thuê ngoài có giá thanh toán là 2.200.000đ, gồm thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền.

- Chi phí khác phát sinh trả bằng tiền mặt là 600.000đ, thuế GTGT 10%.

- Trong tháng bộ phận chế biến đã hoàn thành được 20.000kg thực phẩm chuyển giao cho Nhà hàng, số thực phẩm chế biến dở dang ước tính theo khoản mục chi phí NVL là 2.800.000đ và khoản mục chi phí khác là 600.000đ.

2. Chi phí phát sinh ở bộ phận Nhà hàng khách sạn trong tháng gồm:

2.1. Ở bộ phận khách sạn:

-Thu tiền cho thuê phòng trong tháng là 296.000.000đ, thuế GTGT 10%; trong đó thu bằng tiền mặt là 96.000.000đ; thu bằng chuyển khoản là 200.000.0000đ.

- Nhận tiền ứng trước bằng chuyển khoản từ hợp đồng của một công ty nước ngoài về khoản thuê dài hạn trong thời gian 4 năm với số tiền 960.000.000đ.

- Các chi phí phát sinh liên quan đến bộ phận hoạt động cho thuê phòng trong tháng gồm:

+ Tiền lương phải trả cho nhân viên phục vụ phòng: 40.000.000đ.

+ Thực phẩm và nguyên liệu sử dụng: 2.000.000đ.

+ Phân bổ chi phí CCDC sử dụng nhiều lần cho tháng này : 6.000.000đ.

+ Khấu hao TSCĐ ở bộ phận: 80.000.000đ.

+ Chi phí phải trả cho các dịch vụ thuê ngoài là 33.000.000đ, gồm thuế GTGT 10%.

+ Các chi phí khách phát sinh trả bằng tiền mặt là 15.400.000đ, trong đó thuế GTGT 10%.

2.2. Ở bộ phận Nhà hàng:

- Trong tháng doanh thu đạt được là 120.000.000đ, thuế GTGT 10%; trong đó đã thu bằng tiền mặt là 30%; chuyển khoản là 60%; còn lại chưa thu được tiền.

- Các chi phí phát sinh trong tháng tại bộ phận này gồm:

+ Tiền lương phải trả cho nhân viên: 8.000.000đ.

+ Thực phẩm nhận từ bộ phận chế biến là 20.000kg, đã sử dụng hết 12.000kg.

+ Nguyên vật liệu khác nhận từ kho công ty là 2.560.000đ.

+ CCDC loại sử dụng 1 lần có giá trị 400.000đ.

+ Chi phí phải trả cho các dịch vụ thuê ngoài là 2.200.000đ, gồm thuế GTGT 10%.

+ Các chi phí khách phát sinh trả bằng tiền mặt là 4.400.000đ, trong đó thuế GTGT 10%.

3.Trong tháng có các chi phí phát sinh liên quan đến bộ phận quản lý chung toàn công ty như sau:

- Tiền lương phải trả CBCNV: 20.000.000đ.

- Chi phí NVL sử dụng cho bộ phận: 8.000.000đ.

- Chi phí phải trả cho các dịch vụ thuê ngoài là 4.400.000đ, gồm thuế GTGT 10%.

- Các chi phí khách phát sinh trả bằng tiền mặt là 30.000.000đ.

4. Thông tin bổ sung:

- Trong tháng kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiện hành.

- Chi phí phát sinh ở bộ phận QLDN và tiếp thị, quảng cáo được phân bổ cho các bộ phận Nhà hàng khách sạn và bộ phận chế biến thực phẩm theo tiêu thức tiền lương nhân viên trực tiếp của các bộ phận.

- Công ty kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

CHƯƠNG : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Bài 16: Tại doanh nghiệp A chuyên hoạt động ở lĩnh vực xây lắp, tiến hành kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp đang thi công 2 loại công trình: công trình nhà ở chung cư và công trình nhà xưởng.

Có tài liệu kế toán trong 8/ 20xx như sau: (Đvt:triệu đồng)

1.Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ:

|Khoản mục chi phí |Công trình nhà ở chung cư |Công trình nhà xưởng |
|Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp |65,800 |120,96 |
|Chi phí nhân công trực tiếp |35 |48 |
|Chi phí sử dụng máy thi công |18,2 |37,44 |
|Chi phí sản xuất chung |21 |33,6 |
|Tổng cộng |140 |240 |

2.Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

|Yếu tố chi phí |Công trình nhà ở chung cư |Công trình nhà xưởng |Bộ phận |
| | | |máy thi |
| | | |công |
| |Thi công |Phục vụ, |Thi công |Phục vụ, | |
| |xây lắp |quản lý |xây lắp |quản lý | |
|1.Nguyên vật liệu chính xuất từ kho |100 |- |120 |- |- |
|2.Nguyên vật liệu phụ xuất từ kho |24 |4 |22 |6 |4 |
|3.Nhiên liệu xuất từ kho |16 |20 |10 |2 |8 |
|4.Nguyên vật liệu chính mua ngoài |56 | |100 | | |
|(thanh toán bằng tiền mặt) | | | | | |
|5.Công cụ, ván khuôn, đà giáo | |14 | |28 | |
|(phân bổ 7 kỳ) | | | | | |
|6.Tiền lương phải trả lao động trong danh sách |80 |4 |60 |12 | |
|7.Tiền lương thuê ngoài | | | | | |
|8.Khấu hao TSCĐ |20 | |40 | |8 |
|9.Chi phí dịch vụ | |2 | |20 |20 |
|10.Chi phí khác bằng tiền | |10 | |9 |80 |
| | |2,04 | |3,32 |10 |

Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định hiện hành.

3. Kết quả thực hiện của bộ phận máy thi công trong kỳ

|Loại máy |Công trình nhà ở chung cư |Công trình nhà xưởng |
|X |14 ca |10 ca |
|Y |10 ca |30 ca |
|Z |10 ca |10 ca |

Giá thành định mức cho mỗi ca máy loại X là 2,6trđ., loại máy Y là 3,36trđ, loại máy Z là 3,92trđ.

4. Công trình nhà ở chung cư đã hoàn thành ban giao cho chủ đầu tư gồm 10 căn hộ loại I, hoàn thành thủ tục chờ bán 10 căn hộ loại II. Số nguyên vật liệu chính thừa tại công trường làm thủ tục nhập kho là 8trđ.

Cho biết giá thành định mức 10 căn hộ như sau: (Đvt: triệu đồng)

|Khoản mục chi phí |Căn hộ loại I |Căn hộ loại II |
|Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp |15,04 |13,16 |
|Chi phí nhân công trực tiếp |8 |7 |
|Chi phí sử dụng máy thi công |4,16 |3,64 |
|Chi phí sản xuất chung |4,8 |4,2 |
|Tổng cộng |32 |28 |

5. Công trình nhà xưởng trong kỳ đã hoàn thành bàn giao giai đoạn I và giai đoạn II cho chủ đầu tư, giai đoạn III đã thi công được 30%. Cho biết giá thành dự toán của từng giai đoạn như sau:

Đơn vị : triệu đồng

|Khoản mục chi phí |Giai đoạn I |Giai đoạn II |Giai đoạn III |
|Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp |160 |160 |200 |
|Chi phí nhân công trực tiếp |80 |80 |80 |
|Chi phí sử dụng máy thi công |20 |40 |60 |
|Chi phí sản xuất chung |60 |80 |60 |
|Tổng cộng |320 |360 |400 |

Yêu cầu:

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Biểu diễn quá trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công trình nhà ở chung cư. Xác định giá thành thực tế căn hộ chung cư loại I và căn hộ chung cư loại II.

- Biểu diễn quá trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của của công trình Nhà xưởng (Giai đoạn I và II).

CHƯƠNG : KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Bài số 17: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức khấu hao tài sản cố định tháng 08 (trong tháng 08 không có biến động về tài sản cố định):

|Bộ phận |Số tiền |
|Bán hàng |25.560.000 |
|Quản lý doanh nghiệp |45.850.000 |
|Bất động sản đầu tư |3.000.000 |
|Tổng cộng |74.410.000 |

Trong tháng 09 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

Ngày 12/09: Công ty ABC nhượng bán một thiết bị quản lý (nguyên giá 225.000.000, hao mòn luỹ kế 198.000.000 (hao mòn luỹ kế tính đến ngày 31/08), thời gian đăng ký sử dụng 25 năm. Chi phí tháo dở thanh toán bằng tiền mặt 2.200.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Thiết bị quản lý được bán với giá thanh toán 20.900.000 (bao gồm thuế GTGT thuế suất 10%), thu bằng tiền mặt.

Ngày 15/09: Công ty ABC mua một thiết bị quản lý có giá thanh toán 297.000.000 (bao gồm thuế GTGT thuế suất 10%), thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí lắp đặt, chạy thử thanh toán bằng tiền tạm ứng 19.800.000 (bao gồm thuế GTGT thuế suất 10%). Thiết bị quản lý đã đưa vào sử dụng tại bộ phận quản lý doanh nghiệp từ ngày 19/09.

Ngày 20/09: Công ty ABC tiến hành sửa chữa một thiết bị làm lạnh đang sử dụng tại bộ phận bán hàng: tổng chi phí sửa chữa là 66.000.000 (bao gồm thuế GTGT thuế suất 10%), thanh toán bằng tiền chuyển khoản. Chi phí sửa chữa thiết bị làm lạnh được phân bổ tính vào chi phí của 6 tháng tính từ tháng này. Lưu ý: thời gian phân bổ thuộc 2 niên độ kế toán khác nhau.

Ngày 25/09: Công ty ABC chuyển một bất động sản đầu tư thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng tại bộ phận quản lý doanh nghiệp.

Bất động sản đầu tư có nguyên giá 720.000.000, hao mòn luỹ kế 180.000.000 (hao mòn luỹ kế tính đến ngày 31/08), thời gian đăng ký sử dụng 20 năm. Bất động sản chủ sở hữu đã đưa vào sử dụng tại bộ phận quản lý doanh nghiệp từ ngày 25/09.

Yêu cầu:

- Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Xác định mức trích khấu hao tháng 09.
Bài số 18: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

Mức trích khấu hao của bất động sản đầu tư tháng 11 (trong tháng11 không có biến động về tài sản cố định): 15.780.000.

Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

Ngày 05/12: Công ty ABC mua một căn nhà dùng để cho thuê với giá chưa thuế 1.878.000.000 (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất không có thời hạn là 855.000.000), thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty ABC đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

Chi phí trước khi đưa căn nhà vào sử dụng thanh toán bằng tiền mặt 18.600.000.

Căn nhà đã đưa vào sử dụng cho mục đích cho thuê. Thời gian đăng ký sử dụng là 25 năm.

Ngày 10/12: Công ty ABC quyết định nâng cấp một căn hộ đang dùng cho thuê để bán. Căn hộ đang cho thuê có nguyên giá 902.100.000, giá trị hao mòn luỹ kế tính đến ngày 30/11 là 541.260.000, thời gian đăng ký sử dụng là 25 năm.

Công ty ABC ký hợp đồng, giao cho Công ty A tiến hành nâng cấp căn hộ. Công ty ABC đã ứng trứơc tiền cho Công ty A bằng tiền gửi ngân hàng 20.000.000.

Ngày 15/12: Công ty ABC chuyển một căn nhà đang sử dụng là cửa hàng giới thiệu sản phẩm để cho thuê. Căn nhà có nguyên giá 2.050.000.000 (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất không có thời hạn là 515.500.000), giá trị hao mòn luỹ kế tính đến ngày 30/11 là 613.800.000, thời gian đăng ký sử dụng là 25 năm.

Căn nhà đã đưa vào sử dụng cho mục đích cho thuê.

Ngày 20/12: Công ty ABC ký hợp đồng cho thuê một căn nhà: tiền thuê một tháng 85.800.000 (bao gồm thuêGTGT 10%), thời hạn thuê 8 năm, trả trước tiền thuê nhà một năm và tiền ký cược tương đương 6 tháng tiền thuê nhà.

Công ty ABC đã nhận số trả trước tiền thuê nhà và tiền ký cược bằng tiền gửi ngân hàng.

Hợp đồgn cho thuê nhà có hiệu lực từ ngày 01/01. Công ty ABC đã xuất hoá đơn GTGT cho người đi thuê.

Ngày 25/12: Công ty A đã hoàn thành công việc nâng cấp căn hộ (theo hợp đồng ngày 10/12) với tổng chi phí 57.200.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Công ty ABC đã thanh toán cho Công ty A bằng tiền gửi ngân hàng, sau khi trừ số tiền đã ứng trước.

Ngày 30/12: Công ty ABC bán căn hộ (căn hộ hoàn thành việc nâng cấp ngày 25/12) với giá thanh toán 539.000.000 (bao gồm thuế GTGT 10%), thu bằng tiền gửi ngân hàng.

Yêu cầu:

- Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Xác định mức trích khấu hao tháng 12 của hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư.

CHƯƠNG : KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH & LẬP BCTC

Bài số 19: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền thời điểm, tính khấu hao TSCĐ theo pp đường thẳng, chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra theo tiêu thức số lượng.

- Số liệu 1 vài tài khoản:
|Hàng hóa |Số tiền (đồng) |
|Hàng hóa M (7.000kg) |TK1561: 102.200.000 |
| |TK1562: 2.044.000 |
|Hàng hóa N (9.000kg) |TK1561: 156.600.000 |
| |TK1562: 3.132.000 |

- Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Ngày 1/3: Cty ABC xuất kho 2.000kg hàng hóa M gửi bán cty A với giá thanh toán 24.200đ/kg (gồm thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển hàng gửi đi bán, thanh toán bằng tiền mặt 968.000 (gồm thuế GTGT 10%). Công ty A chưa nhận hàng. 2. Ngày 2/3: Cty ABC tạm ứng tiền mua hàng cho nhân viên phòng kinh doanh bằng tiền mặt 210.000.000. 3. Ngày 3/3: Cty ABC mua một lô hàng có giá thanh toán 94.600.000 (bao gồm thuế GTGT 10%), thanh toán bằng TM. Lô hàng không nhập kho, được gửi bán cho cty B với giá thanh toán 143.000.000 (gồm thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển hàng gửi đi bán, thanh toán bằng TM 2.860.000 (gồm thuế GTGT 10%). Cty B chưa nhận được hàng. 4. Ngày 4/3: Cty A đã nhận được hàng và thanh toán bằng TGNH. Cty B thông báo đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. Theo hợp đồng bán hàng: Cty ABC cho cty B hưởng chiết khấu thanh toán nếu thanh toán tiền trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày chấp nhận thanh toán (chiết khấu thanh toán tính 2% giá bán chưa thuế). 5. Ngày 5/3: Cty ABC xuất 4.000kg hàng hoá N gửi đi gia công tại cty C. Chi phí vận chuyển hàng gửi đi gia công, thanh toán bằng TM 1.320.000 (gồm thuế GTGT 10%). 6. Ngày 7/3: CtyABC mua 2 thiết bị làm lạnh có giá thanh toán 32.736.000đ/thiết bị (gồm thuế GTGT 10%), thanh toán bằng TM. Chi phí lắp đặt, thanh toán bằng TM 1.636.800đ/thiết bị (gồm thuế GTGT 10%). Thiết bị làm lạnh đã đưa vào sử dụng tại bộ phận bán hàng và bộ phận QLDN. Thiết bị này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển, thời gian đăng ký sử dụng là 8 năm. 7. Ngày 10/3: Nhân viên phòng kinh doanh thanh toán tiền tạm ứng: - Hàng hoá M: số lượng 8.000kg, đơn giá bán chưa thuế 14.275 đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. - Hàng hoá N: số lượng 4.000kg, đơn giá bán chưa thuế 17.625 đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. - Chi phí vận chuyển hàng hoá M và hàng hoá N về nhập kho 3.168.000 (gồm thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển được phân bổ cho hàng hoá M và hàng hoá N theo tiêu thức số lượng. - Nhân viên đã nộp lại quỹ số tiền tạm ứng chưa chi hết. 8. Ngày 12/3: Cty ABC nhận lại 4.000kg hàng hoá N gửi gia công ngày 5/3, chi phí gia công thanh toán bằng TM 3.828.000 (gồm thuế GTGT 10%). Cty ABC đã bán ngay (không nhập lại cho) 4.000kg hàng hoá N cho cty D với giá thanh toán 123.200.000 (gồm thuế GTGT 10%). Cty D đã chấp nhận thanh toán. Theo hợp đồng bán hàng: cty ABC cho cty D hưởng chiết khấu thanh toán nếu thanh toán tiền hàng trong thời gian 10 ngày, tính từ ngày chấp nhận thanh toán (chiết khấu thanh toán tính 2% giá bán chưa thuế).

9. Ngày 14/3: Cty ABC bán 2.000 cổ phiếu của Cty E (cty ABC nắm giữ ít hơn 20% vốn CSH của cty E) có giá trị ghi sổ kế toán 12.000đ/CP, giá bán 41.000 đ/CP. Cty ABC đã thu bằng TGNH. Cty ABC thanh toán dịch vụ môi giới bán cổ phiếu (0,5% giá giao dịch) bằng TM. 10. Ngày 15/3: Cty D thanh toán tiền mua hàng bằng TGNH. 11. Ngày 17/3: Cty ABC xuất kho 7.000kg hàng hoá M gửi bán cty F với giá thanh toán 169.400.000 (gồm thuế GTGT 10%), cty F chưa nhận được hàng. Chi phí vận chuyển hàng gửi đi bán thanh toán bằng tiền tạm ứng 3.410.000 (gồm thuế GTGT 10%). 12. Ngày 19/3: Cty F thông báo nhận được hàng, thông báo có 100kg hàng hoá M không đúng quy cách. Cty ABC đã xuất kho 100kg hàng hoá M gửi cho cty A. Cty A đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển 100kg hàng hoá M bị trả lại thanh toán bằng TM 247.500 (gồm thuế GTGT 10%). Cty ABC xử lý 100kg hàng hoá M không đúng quy cách như sau: - Nhập lại kho 70kg hàng hoá có thể bán được. - Ghi tăng chi phí trị giá của 30kg hàng hoá không thể bán được. 13. Ngày 20/3: Cty ABC xuất kho 6.000kg hàng hoá N gửi bán với giá thanh toán 173.800.000 (gồm thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển thanh toán bằng TM 3.476.000 (gồm thuế GTGT 10%). 14. Ngày 22/3: Cty G là cty con của cty ABC. Cty ABC bổ sung vốn góp vào cty G, như sau: - TGNH: 225.000.000 - Phương tiện vận chuyển đang sử dụng tại bộ phận bán hàng (nguyên giá 535.680.000, giá trị hao mòn luỹ kế đến ngày 28/2 là 133.920.000, thời gian đăng ký sử dụng là 8 năm), giá đánh giá lại 450.000.000đ. 15. Ngày 25/3: Cty ABC bán 1 căn hộ cao cấp (hàng hoá BĐS) trị giá 800.000.000, giá thanh toán 1.320.000.000 (gồm thuế GTGT 10%), thu bằng TGNH. 16. Ngày 28/3: Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hoá tiêu thụ trong tháng. 17. Ngày 30/3: Tập hợp chi phí kinh doanh phát sinh trong tháng:
|Chỉ tiêu |Bộ phận |
| |Bán hàng |Quản lý DN |
|Tiền lương phải trả |20.000.000 |10.000.000 |
|Các khoản trích theo lương (19% theo quy định) |3.800.000 |1.900.000 |
|Chi phí dịch vụ mua ngoài thanh toán bằng TM (chưa tính thuế GTGT, thuế GTGT thuế|5.000.000 |4.000.000 |
|suất 10%) | | |
|Khấu hao TSCĐ |8.000.000 |6.000.000 |
|Tổng cộng |36.800.000 |21.900.000 |

18. Ngày 31/3: Cty ABC nhận được thông báo về số thuế TNDN tạm nộp của quý 1 là 252.000.000. Cty ABC đã nộp thuế bằng TM.

Yêu cầu:

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tháng 3, biết rằng thuế suất thuế TNDN là 25%. - Lập Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 3.

Similar Documents

Free Essay

Tan Hiep Phat

...GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY: Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với đơn vị tiền thân là nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất, kinh doanh sản xuất rượu, bia, nước giải khác. Trụ sở Tân Hiệp Phát tại Bình Dương Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội Rượu Bia và Nước Giải khát Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, trên 13 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất, phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng, công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy và đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ. Công ty là đơn vị đạt được danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” 10 năm liền (1999-2008). Năm 2007 công ty chính thức được Cục Sở Hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận số 78822 công nhận và bảo hộ đối với tất cả các loại hàng hóa mang tên công ty. Hiện tại, có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa do công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các dòng sản phẩm tiêu biểu: trà thảo mộc Dr.Thanh, nước tăng lực, trà xanh, trà táo, trà bí đao, sữa đậu nành, nước ép, Active và nước khoáng. Với những thành công đã đạt được, Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát cam kết tiếp tục cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, với những thành công đã đạt được và những cam kết như đã nêu, Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát cũng đã phải trả qua rất nhiều khó khăn và thử thách khác nhau từ các môi trường bên trong và...

Words: 4718 - Pages: 19

Free Essay

Đề Án Kinh Doanh

...chóng sau khi chuyển đổi thành công từ nền khinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986. Tỉnh Đăk Nông được xem là một trong những tỉnh mới thành lập cần khuyến khích phát triển thể thao- giải trí trong điều kiện phát triển như hiện nay và nhu cầu vui chơi giải trí của người dân càng tăng. Chính vì vậy, đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy, nhà ở,.v.v..cũng phải được chú trọng để đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể dục, thể thao cho đời sống của người dân. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông hiện nay có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên công việc vẫn đang tạo nhiều áp lực làm cho con người làm việc đem lại hiệu quả chưa cao, các lứa tuổi thanh thiếu nhi vẫn thiếu nơi vui chơi, sinh hoạt. Một số tài năng thể thao từ phong trào, năng khiếu chưa được phát hiện từ địa phương. Phát triển các câu lạc bộ vui chơi, thể thao, giải trí, rèn luyện sức khỏe, làm đẹp, .v.v.. nhằm phục vụ cho nhu cầu của đại bộ phận dân cư trên địa bàn Thị xã Gia Nghĩa là rất cần thiết. Bóng đã mini là môn bóng đá dành cho thiếu nhi, có khi là người lớn. Mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội phải có tối đa là 5 hay 7 cầu thủ, trong đó có 1 thủ môn. Những đặc điểm của sân được xác định theo kích thước : sân hình chữ nhật, chiều ngang 22m x chiều dài 42m. Nhằm đáp ứng nhu nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe của người dân sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng CÂU LẠC BỘ THỂ THAO PHONG...

Words: 3922 - Pages: 16

Free Essay

Chiến Lược Marketing Mix Của Trung Nguyên

...Niệm:Chiến lược marketing là cách thức doanh nghiệp sẽ làm để đạt được mục tiêumục tiêu marketing củamình 2/Cách tiếp cận: Tùy theomục tiêu của từng doanh nghiệpmà sẽ có cách tiếp cận khác nhau trong việc hình thành chiến lược marketing củamình. • Theo cách tiếp cận sản phẩm- thị trường thì có các chiến lược marketing :chiến lược thâm nhập thị trường,chiến lược mở rộng thị trường,chiến lược phát triển sản phẩm.chiến lược đa dạng hóa. • Theo cách tiếp cận về phối hợp các biến sốmarketing(marketing-mix) :chiến lược sản phẩm,chiến lược định giá,chiến lược phân phối. II/Các Chiến Lược Marketing Của Café Trung Nguyên: 1/Giới Thiệu sơ lược vê Trung Nguyên: Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thànhmột tập đoàn hùngmạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thươngmại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10...

Words: 2835 - Pages: 12

Free Essay

Chien Luoc Cong Ty Safeway

...California từ Arizona vào năm 1911. Sam Seelig đã mở một cửa hàng tạp hóa ở Los Angeles tại góc phố của đường Pico và Figueroa. Chuỗi đã phát triển đến 71 cửa hàng vào năm 1922. Sau chiến tranh thế giới thứ I , công ty đã mắc nợ rất lớn từ nhà kinh doanh tạp hóa chính của nó, một công ty thuộc quyền sở hữu của W.R.H.Weldon. Trong một cuộc trao đổi chứng khoán nợ, Weldon đã chiếm quyền kiểm soát của chuỗi, và để lại việc phụ trách hoạt động bán lẻ cho Seelig. Sau đó Sam Seelig đã rời công ty vào năm 1924 để tham gia kinh doanh bất động sản, hình thành công ty bất động sản Sam Seelig. - Như là một kết quả của sự khởi đầu công ty Sam Seelig, công ty đã tổ chức một cuộc thi vào năm 1925 để phát triển một cái tên mới, và kết quả của nó là Safeway. Khẩu hiệu ban đầu là “ Một lời khuyên và một lời mời “ cho đến “ Điều khiển Safeway và Mua Safeway “. Đến năm 1922, công ty Safeway đã có được 322 cửa hàng ở trung tâm miền Nam California. - Cửa hàng Skaggs đã khởi đầu vào năm 1915, khi Marion Barton Skaggs mua lại một cửa hàng tạp hóa từ cha mình ở American Falls, Idaho, với trị giá 1089 $. Chuỗi đã hoạt động như 2 doanh nghiệp riêng biệt, cửa hàng Skaggs’ Cash và Skaggs United. Chuỗi đã phát triển một cách nhanh chóng, và Skaggs đã được sự giúp đỡ của năm anh em của mình để phát triển mạng lưới các cửa hàng. Chuỗi đã đạt 191 cửa hàng vào năm 1920. - Charlie Marrill đã nhận ra tiềm năng để củng cố ngành công nghiệp tạp hóa ở West Coast. Ngày 1/7/1926, Safeway đã sát nhập với 673 cửa hàng...

Words: 36836 - Pages: 148

Free Essay

Trung Nguyen Coffee Swot Analysis

...Nhóm: Luck star Cà phê Trung Nguyên Lời mở đầu: Nhóm Lucky star xin chào Cô! T hưa Cô! sau quá trình tìm hiểu trên internet, ở các đại lý, qua nhiều nguồn tài liệu mà nhóm đã thu thập được và những kiến thức nhóm chúng em đã được học trên lớp, nhóm Lucky star đă tổng hợp lại thành bài tiểu luận môn marketing căn bản với chủ đề “Nghiên cứu Marketing của công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên” 1 Nhóm: Luck star Cà phê Trung Nguyên PHẦN 1: TÔNG QUAN CÔNG TY A. Giới thiệu công ty. Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên  Trụ sở chính tại 82 – 84 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh  Trung tâm phân phối tại 168 Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, Tp. HCM, hàng hóa được tập trung tại đây trước khi đưa đến các nhà phân phối  Trung Nguyên có 2 nhà máy: -Nhà máy Bình Dương: khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, Huyện Dĩ An, Bình Dương với diện tích 30.000m2. Đây là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan nhãn hiệu G7 với công suất 3.000 tấn/năm. -Nhà máy Buôn Ma Thuột: Khu tiểu thủ công nghiệp Tân An, phường Tân An, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak với diện tích 50.000m2. Đây là nhà máy chế biến cà phê rang xay có công suất 10.000 tấn/năm.Với mức đầu tư trên 40 triệu USD vừa khởi công nhằm phục vụ cho một giai đoạn phát triển mới. Trung Nguyên có 5 chi nhánh: 1, Chi nhánh Hà Nội: Hiệu sách Trung tâm Từ Liêm, Khu Liên Cơ Quan, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 2, Chi nhánh Đà Nẵng: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng. 3, Chi nhánh Cần Thơ: 78 Đường 3/2,...

Words: 12808 - Pages: 52