Free Essay

Cultural of Corporate

In:

Submitted By maiyen
Words 18963
Pages 76
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------

LƯU THỊ TUYẾT NGA

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh Năm 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------

LƯU THỊ TUYẾT NGA

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ TIẾN DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh Năm 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Học viên thực hiện: Lưu Thị Tuyết Nga

MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh sách các chữ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………….................…… 01 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 02 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 02 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 03 5. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 03 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............... 04 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN HÓA ....................................................... 04 1.2. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................................................................... 04 1.2.1. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp .......................................... 06 1.2.1.1. Yếu tố thứ 1 – Những giá trị văn hóa hữu hình......................................... 06 1.2.1.2. Yếu tố thứ 2 – Những giá trị được tán đồng ............................................ 08 1.2.1.3. Yếu tố thứ 3 – Các quan điểm cơ bản ...................................................... 09 1.2.2. Phương diện văn hóa ............................................................................... 11 1.2.2.1. Tồn tại và thích nghi với các môi trường bên ngoài ................................. 11 1.2.2.2. Quản lý sự hợp nhất nội tại ..................................................................... 12 1.2.3. Các mô hình VHDN ................................................................................. 13

1.2.3.1. Mô hình văn hóa gia đình (Clan) ............................................................. 14 1.2.3.2. Mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy) ................................................... 14 1.2.3.3. Mô hình văn hóa thị trường (Market) ...................................................... 15 1.2.3.4. Mô hình văn hóa cấp bậc (Hierarchy) ..................................................... 15 1.2.4. Công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp (OCAI) ................................... 16 1.2.5. Quá trình hình thành và phát triển VHDN ............................................ 17 1.2.5.1. Giai đoạn hình thành .............................................................................. 17 1.2.5.2. Giai đoạn phát triển ................................................................................ 18 1.2.5.3. Giai đoạn trưởng thành và suy thoái ....................................................... 18 1.2.6. Các giải pháp để quản trị và phát triển VHDN ...................................... 19 1.2.6.1. Mô hình văn hóa gia đình (C) .................................................................. 19 1.2.6.2. Mô hình văn hóa sáng tạo (A) ................................................................. 20 1.2.6.3. Mô hình văn hóa thị trường (M) .............................................................. 20 1.2.6.4. Mô hình văn hóa cấp bậc (H) .................................................................. 20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE (FAQUIMEX) ... 23 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE (FAQUIMEX) ................................................... 23 2.1.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre 23 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 24 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ....................................................................... 25 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 25 2.1.3.2. Tình hình nhân sự .................................................................................... 27

2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh .............................................................. 28 2.2. HIỆN TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY ............. 29 2.2.1. Mô tả các yếu tố cấu thành văn hóa của Công ty FAQUIMEX ............ 29 2.2.1.1. Yếu tố thứ 1 - Các giá trị hữu hình .......................................................... 29 2.2.1.2. Yếu tố thứ 2 - Các giá trị được tán đồng .................................................. 33 2.2.1.3. Yếu tố thứ 3 – Quan điểm cơ bản ............................................................. 35 2.2.2. Nhận dạng mô hình văn hóa của Công ty FAQUIMEX ......................... 37 2.2.2.1. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu..................................................... 37 2.2.2.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 38 a. Đánh giá về các cấp độ văn hóa mà công ty đang xây dựng......................... 38 b. Khảo sát sự tương đồng nhận thức giữa ban lãnh đạo và nhân viên về các giá trị văn hóa của công ty ......................................................................................... 40 c. Kết quả khảo sát về nhận dạng mô hình VHDN............................................ 43 2.2.2.3. Ưu điểm và hạn chế của VHDN tại FAQUIMEX ...................................... 49 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 50 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE (FAQUIMEX) .................................................................................. 52 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG TY FAQUIMEX ....................................................................................................... 52 3.1.1. Quan điểm, định hướng xây dựng VH Công ty FAQUIMEX ................ 52 3.1.2. Mục tiêu xây dựng VH Công ty FAQUIMEX ........................................ 54 3.2. HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VHDN THEO ĐỊNH HƯỚNG TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY FAQUIMEX ................................................. 54

3.2.1. Mô hình văn hóa công ty FAQUIMEX theo định hướng tầm nhìn chiến lược ..................................................................................................................... 54 3.2.2. Phân tích khoảng cách và định hướng giải pháp .................................... 55 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VHDN Ở CÔNG TY FAQUIMEX ............. 56 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện việc xây dựng các yếu tố cấu thành VHDN .. 56 3.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện, củng cố các giá trị hữu hình của công ty ............... 56 a. Về kiến trúc, cơ sở hạ tầng .......................................................................... 56 b. Đối với các chuẩn mực hành vi ................................................................... 56 c. Trong công tác tuyển chọn .......................................................................... 59 3.3.1.2. Giải pháp điều chỉnh các giá trị được tán đồng........................................ 59 a. Khẳng định tầm nhìn và sứ mệnh ................................................................ 59 b. Về triết lý kinh doanh .................................................................................. 61 3.3.1.3. Giải pháp hoàn thiện các giá trị cơ bản .................................................. 62 3.3.2. Các giải pháp hoàn thiện mô hình VHDN .............................................. 64 3.3.2.1. Giải pháp để giảm bớt những đặc tính của VH cấp bậc ........................... 64 3.3.2.2. Giải pháp để xây dựng những đặc tính của VH sáng tạo ......................... 65 3.3.2.3. Giải pháp để xây dựng những đặc tính của VH gia đình ......................... 67 a. Giải pháp để hoàn thiện mối quan hệ và môi trường làm việc ..................... 67 b. Giải pháp nhằm phát triển động lực thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực của công ty .......................................................................................................... 70 3.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 72 3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ..................................................................... 72 3.4.2. Kiến nghị đối với tỉnh Bến Tre ................................................................ 73 3.4.3. Mặt hạn chế của đề tài ............................................................................. 74

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 74 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76 Tài liệu tham khảo Danh mục các phụ lục

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN VH VHDN SXKD : Doanh nghiệp : Văn hóa : Văn hóa doanh nghiệp : Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình văn hóa được đo lường bằng công cụ OCAI…………………… 17 Hình 1.2: Giải pháp quản trị VHDN theo hướng 4 mô hình văn hóa……………… 21 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ở FAQUIMEX ……………………………………………….. 27 Hình 2.2: Kết quả khảo sát theo ý kiến của toàn nhân viên trong Công ty…………43 Hình 2.3: Kết quả khảo sát theo ý kiến của ban lãnh đạo trong Công ty…………...45 Hình 2.4: Kết quả khảo sát theo ý kiến của nhân viên trong Công ty………………46

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình lao động của FAQUIMEX ………………………27 Bảng 2.2. Doanh thu tôm sú và cá tra đông lạnh …………………………………….. 28 Bảng 2.3. Bảng đánh giá của cán bộ nhân viên về các cấp độ văn hóa mà Công ty đang xây dựng………………………………………………………………….. 38 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát sự tương đồng về nhận biết về các giá trị của văn hóa hữu hình của công ty giữa lãnh đạo và nhân viên…………………………40 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát sự tương đồng về nhận biết về các giá trị được tuyên bố của công ty giữa lãnh đạo và nhân viên……………………………………..41 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát sự tương đồng về các giá trị cơ bản ……………….…..41 Bảng 2.7. Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN theo ý kiến của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty……………………………………………………………… 44 Bảng 2.8. Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN theo ý kiến của ban lãnh đạo…….46 Bảng 2.9. Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN theo ý kiến của nhân viên…..…….47 Bảng 2.10. Bảng điểm chênh lệch trong đánh giá VH hiện tại và kỳ vọng của cả 2 ý kiến lãnh đạo và nhân viên…..………………………………………………. 48 Bảng 3.1. Bảng phân tích điểm chênh lệch trong đánh giá VH hiện tại và VH mong muốn của ban lãnh đạo công ty………………………………………………55

1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nói đến văn hoá doanh nghiệp (VHDN), người ta thường có hai xu hướng: hoặc quá chú trọng đến các sinh hoạt có tính chất bề nổi trong công ty hoặc là thiên về phương diện ý thức đạo đức mà xã hội yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh. Thiết nghĩ, VHDN gồm cả bề nổi lẫn chiều sâu, được thể hiện ở cả hai cấp độ: cấp độ một là tổ chức kinh doanh – cụ thể là tổ chức doanh nghiệp (DN), và rộng hơn, là mối quan hệ giữa các tổ chức kinh doanh với nhau, giữa tổ chức kinh doanh với các định chế khác, với tập thể người tiêu dùng, với cộng đồng, xã hội…. Ở phương diện dễ thấy, đó là cách thức tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tinh thần tuân thủ luật pháp, là quy chế làm việc, sinh hoạt… của một công ty; còn tầng sâu của nó là triết lý kinh doanh, là đạo đức nghề nghiệp, chữ tín, cách hành xử nhân văn trong các quan hệ, giao dịch với bên ngoài… VHDN thực ra không phải là chuyện quá mới mẻ. Có thể nói, nó đã xuất hiện từ khi con người bắt đầu biết trao đổi mua bán sản phẩm. Tuy nhiên, theo đà tăng trưởng mạnh của kinh tế thế giới cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ, nội hàm của VHDN ngày càng có thêm nhiều yếu tố mới, nội dung mới, đòi hỏi phải có cách nhìn nhận, xem xét một cách có hệ thống, thích hợp với từng nền văn hóa bản địa. Hiện nay các DN dù ở bất cứ đâu trên thế giới đều không thể có sự nghiệp lâu dài, bền vững nếu không xây dựng được cho mình một môi trường văn hóa đặc thù. VHDN sẽ là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh sắc bén của DN. Một nền VH tích cực sẽ giúp thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các thành viên trong DN, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về DN, tạo sự ổn định và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh,… Tóm lại, VHDN là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của DN. Chính vì vậy, việc xây dựng VHDN là đòi hỏi cấp bách hiện nay và là điều đầu tiên mà DN cần lưu tâm tới. Xây dựng và phát triển VHDN đang trở thành một xu hướng trên thế giới và được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều DN và tập đoàn kinh tế hiện nay.

2

Thực tế cho thấy, hầu hết các DN ở nước ta còn chưa có sự nhận thức đúng đắn về VHDN, chưa thấy được tầm quan trọng và sức mạnh của VHDN. Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong dòng chảy sôi động của nền kinh tế thị trường, để tồn tại buộc các DN phải chọn cho mình con đường phát triển phù hợp. Xác định VHDN là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của DN, vấn đề đặt ra cho các DN là phải xây dựng cho mình một nền VHDN lành mạnh, tạo được lợi thế cạnh tranh cho DN trên bước đường phát triển của mình. Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre, là một trong những công ty hàng đầu về kinh doanh mặt hàng thủy sản của tỉnh Bến Tre, hiện nay Công ty đang tập trung đầu tư về công nghệ, tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành hướng đến mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với mục tiêu đó thì VHDN là một trong những yếu tố không thể thiếu được để thực hiện tốt mục tiêu này. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE (FAQUIMEX)” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu, hệ thống hóa nhằm làm rõ các khái niệm, nội dung có liên quan đến VHDN trên cơ sở lý luận đó sẽ liên hệ, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại FAQUIMEX. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động xây dựng VHDN tại FAQUIMEX. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là VHDN và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp nói chung và VHDN tại FAQUIMEX nói riêng. Phạm vi nghiên cứu về VHDN chỉ giới hạn trong phạm vi Công ty FAQUIMEX và các cán bộ lãnh đạo cùng với công nhân viên của Công ty.

3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp khảo sát thực tiễn: điều tra, khảo sát tìm hiểu công nhân viên công ty nhằm đánh giá thực trạng và thu thập thông tin phục vụ cho việc hoàn thiện và phát triển VHDN tại FAQUIMEX bền vững. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tổng hợp các ý kiến của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc cùng với các trưởng phòng, quản đốc các phân xưởng trong quá trình hoàn thiện và phát triển VHDN tại FAQUIMEX. - Phương pháp tổng hợp: nhận định môi trường bên trong và bên ngoài của FAQUIMEX từ đó xác định điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội cũng như nguy cơ làm căn cứ để định hướng hoàn thiện và phát triển VHDN tại FAQUIMEX bền vững. - Phương pháp suy luận logic: kết quả phân tích và các thông tin tổng hợp, đánh giá để đề ra các giải pháp thích hợp. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm có 03 chương chính, cụ thể: - Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp. - Chương 2: Hiện trạng văn hóa doanh nghiệp ở Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre. - Chương 3: Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre. Luận văn gồm 77 trang nội dung chính và tài liệu tham khảo, phụ lục.

4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN HÓA: Chữ “văn hóa” là một từ gốc Hán – Việt, có nghĩa là làm cho có “văn” hơn, biến thành “văn”. Theo quan niệm xưa, “văn” có nghĩa là đẹp đẽ. Như vậy, văn hóa là làm cho đẹp đẽ. Trong những ngôn ngữ Latin, “cultus” cũng bao hàm một ý nghĩa là khai hoang trồng trọt, trông nom cây lương thực, nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó, từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người. Khái niệm văn hóa đã là chủ đề học thuật được tranh luận đáng kể trong những năm vừa qua và có nhiều cách tiếp cận để định nghĩa và nghiên cứu văn hóa (ví dụ: Barley, Meyer và Gash, Martin, Ott, Smircich và Calas). Cho đến nay, trên thế giới có hơn 164 định nghĩa về văn hóa được phát biểu. Tuy nhiên, tựu trung lại thì có thể định nghĩa văn hóa là một dạng thức các quan niệm cơ bản cùng chia sẻ mà một nhóm học hỏi được, khi nó giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thích nghi với môi trường bên ngoài và sự hợp nhất bên trong. Dạng thức này hiệu quả đủ tốt để được xem là có giá trị, và do đó được truyền dạy cho các thành viên mới như cách thức đúng đắn để nhận thức tư duy và cảm nhận liên quan các vấn đề đó. 1.2. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là toàn bộ các giá trị văn hóa (VH) được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp (DN), trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của DN ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của DN trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Cũng như VH nói chung, VHDN có những đặc trưng cụ thể: - Trước hết, VHDN là sản phẩm của những người cùng làm trong một DN và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững.

5

- Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong DN chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. - VHDN còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các DN và được coi là truyền thống của riêng mỗi DN. VHDN hay VH tổ chức còn được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các thành viên trong DN đó sáng tạo và tích lũy trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức. Trong quá trình đó, nó đã có hiệu lực và được coi là đúng đắn; do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến ba vấn đề quan trọng: Thứ nhất: Các giá trị VHDN phải là một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau, được chấp nhận và phổ biến rộng rãi giữa các thành viên trong DN. Sự tương tác giữa các giá trị VH sẽ tạo ra những đặc trưng nhất định của mỗi nền VH. Như vậy, khi xây dựng VHDN, DN phải hiểu rõ mục tiêu của mình là xây dựng một nền VH như thế nào và xác định các giá trị phù hợp với mục tiêu đó. Thứ hai: Hệ thống các giá trị VH phải là kết quả của quá trình lựa chọn hoặc sáng tạo của chính thành viên bên trong DN, trong đó người sáng tạo và lãnh đạo đóng vai trò quyết định trong quá trình đó. Sự lựa chọn như vậy sẽ tạo ra bản sắc VH khác biệt giữa các tổ chức. Các giá trị này phải được kiểm nghiệm qua thực tế và đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng tích cực đối với hiệu quả hoạt động của DN. Thứ ba: Các giá trị VHDN phải có một sức mạnh đủ để tác động đến nhận thức, tư duy và cảm nhận của các thành viên trong DN đối với các vấn đề và quan hệ của DN. Nói cách khác, các giá trị VHDN chỉ được tồn tại khi các thành viên trong tổ chức đó sử dụng như những chuẩn mực trong nhận thức, tư duy, cảm nhận và hành động, xác định những ưu tiên, tốt, xấu. Những giá trị có khả năng ảnh hưởng như vậy là kết quả của một quá trình tác động lâu dài và liên tục của ban lãnh đạo DN.

6

Trong các DN, phần nhiều các giá trị VHDN ban đầu được thể hiện thông qua các quy tắc, các quy định có tính chất bắt buộc nhưng khi được chấp nhận rộng rãi thì chúng lại trở thành những giá trị, những chuẩn mực và nguyên tắc bất thành văn chi phối hành vi của mọi thành viên trong tổ chức. Khi đó, VHDN sẽ đóng vai trò như một “hệ điều hành” của DN, tức là nó có tác động điều chỉnh từ các hoạt động thường nhật, sự phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận cho đến việc chọn lựa chiến lược hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng thích ứng hay sự ổn định của một DN. Do đó, VHDN có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của mỗi DN. 1.2.1. Các yếu tố cấu thành VHDN VHDN được cấu thành từ 3 yếu tố, mỗi yếu tố được biểu hiện với những đặc điểm, hình thức khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là thể hiện được đặc trưng VH của tổ chức và lan truyền VH ấy tới các thành viên trong tổ chức. 1.2.1.1. Yếu tố thứ nhất - Những giá trị VH hữu hình Những giá trị VH hữu hình là những cái thể hiện được ra bên ngoài rõ ràng, dễ nhận biết nhất của VHDN. Các thực thể hữu hình mô tả một cách tổng quan nhất môi trường vật chất và các hoạt động xã hội trong một DN. Bao gồm các hình thức cơ bản sau: Thứ nhất: Kiến trúc đặc trưng và diện mạo DN. Được coi là bộ mặt của DN, kiến trúc và diện mạo luôn được các DN quan tâm, xây dựng. Kiến trúc, diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác… về sức mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ DN nào. Diện mạo thể hiện ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của DN. Kiến trúc thể hiện ở sự thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủ đạo…. Tất cả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho DN. Thực tế cho thấy, cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình làm việc của người lao động.

7

Thứ hai: Các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt VH. Đây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ nghi theo từ điển tiếng Việt là toàn thể những cách làm thông thường theo phong tục được áp dụng khi tiến hành một buổi lễ. Theo đó, lễ nghi là những nghi thức đã trở thành thói quen, được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó; nó thể hiện trong đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt. Lễ nghi tạo nên đặc trưng về VH, với mỗi nền VH khác nhau thì các lễ nghi cũng có hình thức khác nhau. Lễ kỷ niệm là hoạt động được tổ chức nhằm nhắc nhở mọi người trong DN ghi nhớ những giá trị của DN và là dịp tôn vinh DN, tăng cường sự tự hào của mọi người về DN. Đây là hoạt động quan trọng được tổ chức sống động nhất. Các sinh hoạt VH như các chương trình ca nhạc, thể thao, các cuộc thi trong các dịp đặc biệt, … là hoạt động không thể thiếu trong đời sống VH. Các hoạt động này được tổ chức tạo cơ hội cho các thành viên nâng cao sức khoẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tăng cường sự giao lưu, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên. Thứ ba: Ngôn ngữ, khẩu hiệu. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứng xử, giao tiếp giữa các thành viên trong DN quyết định. Những người sống và làm việc trong cùng một môi trường có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ. Các thành viên trong DN để làm việc được với nhau cần có sự hiểu biết lẫn nhau thông qua việc sử dụng chung một ngôn ngữ, tiếng “lóng” đặc trưng của DN. Những từ như “dịch vụ hoàn hảo”, “khách hàng là thượng đế” … được hiểu rất khác nhau tùy theo VH của từng DN. Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ thể hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty. Thứ tư: Biểu tượng, bài hát truyền thống, đồng phục. Biểu tượng là biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các công trình kiến trúc,

8

lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng. Một biểu tượng khác là logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các DN rất quan tâm chú trọng. Logo được in trên các biểu tượng khác của DN như bảng nội quy, bảng tên công ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu được lưu hành, …. Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị VH tạo ra nét đặc trưng cho DN và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên. Đây cũng là những biểu tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về công ty của mình. Ngoài ra, các giai thoại, truyện kể, các ấn phẩm điển hình … là những biểu tượng giúp mọi người thấy rõ hơn về những giá trị VH của tổ chức. 1.2.1.2. Yếu tố thứ 2 - Những giá trị được tán đồng Yếu tố này đề cập đến mức độ chấp nhận, tán đồng hay chia sẻ các giá trị bao gồm các chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh. Các giá trị này được công bố công khai để mọi thành viên của DN nỗ lực thực hiện. Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên. Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác. Thứ nhất: Tầm nhìn. Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà DN mong muốn đạt tới. Tầm nhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. Tầm nhìn cho thấy bức tranh toàn cảnh về DN trong tương lai với giới hạn về thời gian tương đối dài và có tác dụng hướng mọi thành viên trong DN chung sức nỗ lực đạt được trạng thái đó. Thứ hai: Sứ mệnh và các giá trị cơ bản. Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì? Tại sao làm vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh và các giá trị cơ bản nêu lên vai trò, trách nhiệm mà tự thân DN đặt ra. Sứ mệnh và các giá trị cơ bản cũng giúp cho việc xác định con đường, cách thức và các giai đoạn để đi tới tầm nhìn mà DN đã xác định.

9

Thứ ba: Mục tiêu chiến lược. Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, DN luôn chịu các tác động cả khách quan và chủ quan. Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi hay thách thức cho DN. Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạch chiến lược để xác định “lộ trình” và chương trình hành động, tận dụng được các cơ hội, vượt qua các thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của DN. Mối quan hệ giữa chiến lược và VHDN có thể được giải thích như sau: Khi xây dựng chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường. Các thông tin thu thập được lại được diễn đạt và xử lý theo cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong DN nên chúng chịu ảnh hưởng của VHDN. VH cũng là công cụ thống nhất mọi người về nhận thức, cách thức hành động trong quá trình triển khai các chương trình hành động. 1.2.1.3. Yếu tố thứ 3 – Các quan điểm cơ bản Các giá trị ngầm định là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi thành viên trong DN. Các ngầm định là cơ sở cho các hành động, định hướng sự hình thành các giá trị trong nhận thức cho các cá nhân. Hệ thống giá trị ngầm định được thể hiện qua các mối quan hệ sau: Thứ nhất: Quan hệ giữa con người với môi trường. Về mối quan hệ này, mỗi người và mỗi tổ chức có nhận thức khác nhau. Một số cho rằng họ có thể làm chủ được trong mọi tình huống, tác động của môi trường không thể làm thay đổi vận mệnh của họ. Một số khác thì cho rằng cần phải hòa nhập với môi trường, hay tìm cách sao cho có một vị trí an toàn để không phải chịu những tác động bất lợi của môi trường. Những tổ chức, cá nhân có suy nghĩ tiêu cực thì cho rằng không thể thay đổi được những gì mà số phận đã an bài, nên đành phải chấp nhận số phận đó. Đây là những tổ chức, cá nhân có xu hướng an phận, không muốn cố gắng. Thứ hai: Quan hệ giữa con người với con người. Ngoài mối quan hệ xã hội, các thành viên trong tổ chức còn có mối quan hệ trong công việc. Các quan hệ này có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Một số tổ chức ủng hộ thành tích và sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Một số khác lại khuyến khích sự

10

hợp tác và tinh thần tập thể. Triết lý quản lý của mỗi tổ chức có thể coi trọng tính độc lập, tự chủ hoặc ngược lai đề cao tính dân chủ. Để xác định chính xác tư tưởng chủ đạo trong mối quan hệ giữa con người trong tổ chức, cần đánh giá vai trò của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với các thành viên còn lại. Thứ ba: Ngầm định về bản chất con người. Các tổ chức khác nhau có quan niệm khác nhau về bản chất con người. Một số tổ chức cho rằng bản chất con người là lười biếng, tinh thần tự chủ thấp, khả năng sáng tạo kém. Một số tổ chức khác lại cho rằng bản chất con người là có tinh thần tự chủ cao, có trách nhiệm và có khả năng sáng tạo tiềm ẩn. Trong khi một số tổ chức khác lại đánh giá cao khả năng của người lao động, đề cao người lao động và coi đó là chìa khóa của sự thành công. Các quan điểm khác nhau dẫn đến những phương pháp quản lý khác nhau và có tác động đến nhân viên theo những cách khác nhau. Thứ tư: Bản chất hành vi con người. Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức căn cứ vào thái độ, tính cách, nhận thức và sự học hỏi của mỗi người. Bốn yếu tố này là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong tổ chức. Quan điểm về bản chất hành vi cá nhân có sự khác nhau giữa phương Tây và phương Đông. Người phương Tây quan tâm nhiều đến năng lực, sự cố gắng và thể hiện bản thân bằng những cái cụ thể làm được trong khi người phương Đông coi trọng vị thế, nên có lối sống để cố chứng tỏ mình là ai đó thể hiện qua địa vị xã hội mà người đó có được. Thứ năm: Bản chất sự thật và lẽ phải. Đối với một số tổ chức, sự thật và lẽ phải là kết quả của một quá trình phân tích, đánh giá theo những quy luật, chân lý đã có. Một số tổ chức khác lại xem sự thật và lẽ phải là quan điểm, ý kiến của người lãnh đạo do niềm tin, sự tín nhiệm tuyệt đối với người đứng đầu tổ chức. Có tổ chức lại cho rằng những gì còn lại sau cùng chính là lẽ phải và sự thật. Ngoài ra, trong DN còn tồn tại một hệ thống giá trị chưa được coi là đương nhiên và các giá trị mà lãnh đạo mong muốn đưa vào DN mình. Những giá trị

11

được các thành viên chấp nhận thì sẽ được tiếp tục duy trì theo thời gian và dần dần được coi là đương nhiên. Sau một thời gian, các giá trị này sẽ trở thành các ngầm định. Các ngầm định thường rất khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc, quyết định, giao tiếp và ứng xử. Sự ảnh hưởng của các ngầm định lớn hơn rất nhiều so với sự ảnh hưởng của các giá trị được thể hiện. 1.2.2. Phương diện văn hóa Để hiểu được nội dung và động lực của VH, chúng ta phải cần một mô hình về cách thức các quan niệm cơ bản phát sinh và lý do tại sao chúng tiếp tục tồn tại. Chúng ta cần một mô hình như thế bởi vì rốt cuộc thì VH vẫn bao trùm mọi khía cạnh của đời sống nhóm, và chúng ta nên phân tích VH theo những phương diện nào, và những phương diện nào chúng ta nên tập trung khi nghiên cứu một nền VH? Chính vì mục đích này mà mô hình thích hợp nhất chính là mô hình phát triển bởi xã hội học và động lực nhóm và dựa trên sự phân biệt cơ bản giữa các vấn đề của một nhóm bất kỳ về (1) Sự tồn tại và thích nghi với môi trường bên ngoài và (2) Sự hợp nhất các quá trình nội bộ để đảm bảo khả năng tiếp tục tồn tại và phát triển thích nghi. 1.2.2.1. Tồn tại và thích nghi với các môi trường bên ngoài Theo Schein, vấn đề tồn tại và thích nghi với môi trường bên ngoài xác định một cách cơ bản chu kỳ đối phó, mà mọi hệ thống phải có khả năng duy trì liên quan đến môi trường đang thay đổi. Những yếu tố thiết yếu của chu kỳ được phác họa dưới đây. Mặc dù mỗi bước trong chu kỳ được trình bày theo thứ tự kế tiếp nhưng có lẽ một tổ chức bất kỳ sẽ thực hiện hầu hết các bước cùng một lúc khi nó đã đi vào hoạt động. (1). Sứ mệnh và chiến lược: Đạt được hiểu biết chung về sứ mạng cốt lõi, nhiệm vụ chủ yếu, các chức năng hiển nhiên và ngầm hiểu. (2). Các mục tiêu: Phát triển sự đồng thuận về các mục tiêu, bắt nguồn từ sứ mạng cốt lõi.

12

(3). Phương tiện: Phát triển sự đồng thuận về phương tiện được sử dụng để đạt được các mục tiêu, chẳng hạn như cấu trúc tổ chức, phân chia lao động, hệ thống khen thưởng và hệ thống thẩm quyền. (4). Đo lường: Phát triển sự đồng thuận về những tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường mức độ nhóm làm việc để hoàn thành mục tiêu như thế nào, chẳng hạn như hệ thống thông tin và kiểm soát. (5). Điều chỉnh: Phát triển sự đồng thuận về những chiến lược điều chỉnh thích hợp sẽ được sử dụng nếu không đạt được các mục tiêu. 1.2.2.2. Quản lý sự hợp nhất nội tại Nếu một nhóm muốn hoàn thành các nhiệm vụ để có thể thích nghi với môi trường bên ngoài thì nó phải có khả năng phát triển và duy trì một tập hợp các mối quan hệ nội tại giữa các thành viên. Các quá trình xây dựng và phát triển nhóm diễn ra đồng thời với các quá trình giải quyết vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ. Những quá trình này cho phép nhóm tự hợp nhất trong nội bộ phản ánh những vấn đề nội bộ quan trọng mà bất kỳ nhóm nào cũng phải giải quyết. Đó là những vấn đề: (1). Tạo ra một ngôn ngữ và các phạm trù khái niệm chung: Nếu các thành viên không thể giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau thì theo định nghĩa đó không phải là một nhóm. (2). Xác định các ranh giới của nhóm và các tiêu chuẩn thuộc về nhóm hay bên ngoài nhóm: Nhóm phải có thể tự xác định. Ai là người trong nhóm và ai là người ngoài, và xác định thành viên dựa trên tiêu chuẩn nào. (3). Phân phối quyền lực và chức vụ: Mỗi nhóm phải vạch rõ trật tự thứ bậc, các tiêu chuẩn và quy tắc về cách thức các thành viên đạt được, duy trì, và mất quyền lực. Sự đồng thuận trong lĩnh vực này là thiết yếu để giúp các thành viên điều tiết cảm giác gây hấn. (4). Phát triển các chuẩn mực về sự thân mật, tình bạn và tình yêu: Mỗi nhóm đều phải nêu rõ các quy tắc cho những quan hệ đồng cấp, các quan hệ giữa các giới và cách thức thể hiện sự cởi mở và thân mật trong bối cảnh điều hành các

13

nhiệm vụ của tổ chức. Sự đồng thuận trong lĩnh vực này là thiết yếu để giúp các thành viên điều phối tình cảm và tình yêu. (5). Xác định và phân bố thưởng và phạt: Mọi nhóm phải biết rõ hành vi nào là “anh hùng” và hành vi nào là “tội lỗi”, và phải đạt được sự đồng thuận về điều gì được khen thưởng hoặc trừng phạt. (6). Giải thích những điều không thể giải thích – hệ tư tưởng và tôn giáo: Mỗi nhóm, giống như một xã hội, đều gặp những sự kiện không thể giải thích nhưng phải được cho ý nghĩa, để các thành viên có thể thích ứng với chúng và tránh sự lo lắng khi tiếp xúc những điều không thể giải thích và không thể kiểm soát được. 1.2.3. Các mô hình VHDN Khi thành lập DN, lãnh đạo thường vay mượn ý tưởng các mô hình có sẵn. Thực tế, mỗi DN có cơ cấu tổ chức riêng phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đặc điểm VH. Trước hết, phải hiểu rằng DN là một kết cấu mang tính chủ quan và chính đặc điểm VH của mỗi nhân viên sẽ tạo ra một môi trường làm việc có ý nghĩa. Cấu trúc của DN không phải là những thứ xa xôi, cao siêu mà nó là một cái gì đó họ rất quen thuộc. Cấu trúc của DN chính là hệ thống được thiết kế để đạt được mục tiêu kinh tế của DN. Nó có thể tương tự như cấu trúc của tổ chức quân đội, một gia đình, cũng có thể giống một con tàu lênh đênh vô định hay một tên lửa nhắm tới khách hàng và những mục tiêu chiến lược. Theo quan điểm của giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn [16], thì VHDN được phân tích và nhận dạng theo sáu đặc tính sau: (1) Đặc điểm nổi trội. (2) Tổ chức lãnh đạo. (3) Quản lý nhân viên. (4) Chất keo kết dính của tổ chức. (5) Chiến lược nhấn mạnh. (6) Tiêu chí của sự thành công.

14

Khi nhìn nhận một DN, chúng ta cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Chiều hướng để chúng ta phân biệt mô hình VHDN là tạo được công bằng – trật tự và hướng tới cá nhân, hướng tới từng nhiệm vụ. Điều này giúp chúng ta xác định bốn mô hình VHDN như sau: 1.2.3.1. Mô hình VH gia đình (Clan): Đây là mô hình văn hóa không chú ý nhiều đến cơ cấu và kiểm soát, đồng thời dành nhiều sự quan tâm cho sự linh hoạt. Thay vì đặt ra các thủ tục và quy định chặt chẽ, người lãnh đạo điều khiển hoạt động công ty thông qua tầm nhìn, chia sẻ mục tiêu, đầu ra và kết quả. Trái ngược với văn hóa cấp bậc, con người và đội nhóm trong văn hóa gia đình được nhiều tự chủ hơn trong công việc. Theo giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn thì văn hóa gia đình có các đặc điểm sau: 1. Đặc điểm nổi trội: thiên về cá nhân, giống như một gia đình. 2. Tổ chức lãnh đạo: ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dưỡng nhân viên, là người cố vấn đầy kinh nghiệm của nhân viên. 3. Quản lý nhân viên: dựa trên sự nhất trí tham gia và làm việc theo nhóm. 4. Chất keo kết dính của tổ chức: sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau. 5. Chiến lược nhấn mạnh: phát triển con người, tín nhiệm cao. 6. Tiêu chí của sự thành công: phát triển nguồn nhân lực, quan tâm lẫn nhau và làm việc theo nhóm. 1.2.3.2. Mô hình VH sáng tạo (Adhocracy): Mô hình văn hóa sáng tạo có tính độc lập hơn và linh hoạt hơn văn hóa gia đình. Đây là điều cần thiết trong môi trường kinh doanh liên tục thay đổi như hiện nay. Khi thành công trên thị trường gắn liền với những thay đổi và thích ứng nhanh chóng thì tổ chức có nền văn hóa sáng tạo sẽ nhanh chóng hình thành các đội nhóm để đối mặt với các thử thách mới. Mô hình này có các đặc điểm sau: 1. Đặc điểm nổi trội: kinh thương, chấp nhận rủi ro. 2. Tổ chức lãnh đạo: sáng tạo, mạo hiểm, nhìn xa trông rộng. 3. Quản lý nhân viên: cá nhân chấp nhận rủi ro, đổi mới, tự do và độc đáo. 4. Chất keo kết dính của tổ chức: cam kết về sự đổi mới và phát triển.

15

5. Chiến lược nhấn mạnh: tiếp thu các nguồn lực, tạo ra các thách thức mới. 6. Tiêu chí của sự thành công: các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và mới mẻ. 1.2.3.3. Mô hình VH thị trường (Market): Văn hóa thị trường cũng tìm kiếm sự kiểm soát tuy nhiên văn hóa thị trường tìm kiếm sự kiểm soát hướng ra bên ngoài tổ chức. Đặc biệt, mô hình văn hóa này quan tâm rất nhiều đến chi phí giao dịch. Phong cách tổ chức dựa trên cạnh tranh, mọi người luôn ở trong trạng thái cạnh tranh và tập trung vào mục tiêu. Trong tổ chức, danh tiếng và thành công là quan trọng nhất. Tổ chức luôn tập trung dài hạn vào các hoạt động cạnh tranh và đạt được mục tiêu. Mô hình văn hóa thị trường có 6 đặc điểm sau: 1. Đặc điểm nổi trội: cạnh tranh theo hướng thành tích. 2. Tổ chức lãnh đạo: tích cực, phong cách quản lý định hướng theo kết quả. 3. Quản lý nhân viên: dựa trên năng lực thành công và thành tích. 4. Chất keo kết dính của tổ chức: tập trung vào thành quả và mục tiêu hoàn thành. 5. Chiến lược nhấn mạnh: cạnh tranh và chiến thắng. 6. Tiêu chí của sự thành công: chiến thắng trên thị trường, tăng khoảng cách đối với đối thủ. 1.2.3.4. Mô hình VH cấp bậc (Hierarchy): Đây là một môi trường làm việc có cấu trúc và được quản lý một cách chặt chẽ giống như quan niệm của Max Weber về sự quan liêu. Trong nhiều năm qua, đây được coi là phương pháp duy nhất để quản lý. Điều này vẫn còn là một yếu tố cơ bản cho phần lớn các tổ chức hay công ty. Văn hóa cấp bậc tôn trọng quyền lực và địa vị. Mô hình này thường có các chính sách, quy trình sản xuất rõ ràng và nghiêm ngặt. Mô hình này được giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn mô tả như sau: 1. Đặc điểm nổi trội: cấu trúc và kiểm soát. 2. Tổ chức lãnh đạo: phối hợp, tổ chức theo định hướng hiệu quả.

16

3. Quản lý nhân viên: bảo mật, tuân thủ quy định của tổ chức và quản lý của ban lãnh đạo. 4. Chất keo kết dính của tổ chức: các chính sách và quy tắc của tổ chức. 5. Chiến lược nhấn mạnh: thường xuyên và ổn định. 6. Tiêu chí của sự thành công: tin cậy, hiệu quả, chi phí thấp. 1.2.4. Công cụ nhận dạng loại hình VHDN (OCAI) Trong luận văn này, tác giả chọn công cụ nhận dạng loại hình VHDN (OCAI) nhằm mục đích nhận biết được loại hình văn hóa của DN ở hiện tại như thế nào, và mong muốn văn hóa trong tương lai sẽ như thế nào? Để từ đó đưa ra những giải pháp xây dựng văn hóa cho phù hợp và đúng mong đợi của lãnh đạo DN. Công cụ đánh giá VH tổ chức (OCAI) do các giáo sư Cameron và Quinn phát triển là một phương pháp dùng để nhận dạng loại hình VH tổ chức. OCAI được căn cứ vào khung giá trị cạnh tranh để đo lường nền VH hiện tại cũng như nền VH mong muốn của DN. Công cụ này được khảo sát nhờ vào bảng câu hỏi. Các câu hỏi của OCAI nhằm đánh giá sáu đặc điểm chính của một nền VH: 1. Đặc điểm nổi trội. 2. Tổ chức lãnh đạo. 3. Quản lý nhân viên. 4. Chất keo kết dính của tổ chức. 5. Chiến lược nhấn mạnh. 6. Tiêu chí của sự thành công. Người trả lời các câu hỏi của OCAI phải chia 100 điểm trên tổng số bốn tiểu mục phù hợp với từng đại diện cho bốn loại VH, trong đó: Loại phong cách A cho biết một nền VH gia đình (Clan). Loại phong cách B cho thấy một nền VH sáng tạo (Adhocracy). Loại phong cách C chỉ ra một nền VH thị trường (Market). Loại phong cách D chỉ ra một nền VH cấp bậc (Hierarchy).

17

Phương pháp này xác định sự pha trộn của bốn loại hình VH đang thống trị trong một tổ chức. Các điểm này sau đó được tổng hợp thành điểm của bốn loại phong cách A, B, C và D; và được vẽ trên một biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa “hiện tại” và “mong muốn”.

Hình 1.1: Mô hình VH được đo lường bằng công cụ OCAI (Trích nguồn: www.ocai-online.com) 1.2.5. Quá trình hình thành và phát triển VHDN Văn hoá kinh doanh của bất cứ một DN hay tổ chức nào đều phải trải qua ba giai đoạn phát triển là giai đoạn non trẻ, giai đoạn giữa, cuối cùng là giai đoạn chín mùi và suy thoái. 1.2.5.1. Giai đoạn hình thành Nền tảng hình thành VHDN phụ thuộc vào nhà sáng lập và những quan niệm chung của họ. Nếu như DN thành công, nền tảng này sẽ tiếp tục phát triển và tồn tại, trở thành một lợi thế, thành nét nổi bật, riêng biệt của DN và là cơ sở để gắn kết các thành viên vào một thể thống nhất.

18

Trong giai đoạn đầu, DN phải tập trung tạo ra những giá trị VH khác biệt so với các đối thủ, củng cố những giá trị đó và truyền đạt cho những người mới (hoặc lựa chọn nhân lực phù hợp với những giá trị này). Nền VH trong những DN trẻ thành đạt thường được kế thừa mau chóng do: (1) Những nhà sáng lập nó vẫn tồn tại; (2) Chính nền VH đó đã giúp DN khẳng định mình và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh; (3) Rất nhiều giá trị của nền VH đó là thành quả đúc kết được trong quá trình hình thành và phát triển của DN. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, việc thay đổi VHDN trong DN hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lực của DN thất bại trên thị trường…. Khi đó, sẽ diễn ra quá trình thay đổi nếu những thất bại này làm giảm uy tín và hạ bệ người sáng lập – nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo VHDN mới cho DN. 1.2.5.2. Giai đoạn phát triển Là giai đoạn khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền lực cho ít nhất hai thế hệ. DN có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới (những người muốn thay đổi văn hoá DN để củng cố uy tín và quyền lực bản thân). Điều nguy hiểm khi thay đổi VHDN trong giai đoạn này là những đặc điểm của người sáng lập qua thời gian đã in dấu trong nền VH, nỗ lực thay thế những đặc điểm này sẽ đặt DN vào thử thách: Nếu những thành viên quên đi rằng nền VH của họ được hình thành từ hàng loạt các bài học đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thành công trong quá khứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị mà họ thực sự vẫn cần đến. Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố đã từng giúp DN thành công đã trở nên lỗi thời do thay đổi của môi trường bên ngoài và quan trọng hơn là môi trường bên trong. 1.2.5.3. Giai đoạn trưởng thành và suy thoái Trong giai đoạn này, DN không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã

19

bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự trưởng thành không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của DN mà cốt lõi là phản ánh mối quan hệ qua lại giữa sản phẩm của DN với những cơ hội và hạn chế của môi trường hoạt động. Những yếu tố VHDN lỗi thời cũng có tác động tiêu cực không kém đến các DN. Các cheabol (tập đoàn) vốn được coi là những “cỗ xe lớn” của nền kinh tế Hàn Quốc trong suốt 30 năm qua. Nhưng từ giữa năm 1997, các cheabol này đã trải qua những xáo trộn lớn cùng với cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Hàn Quốc. Phong cách quản lý dựa trên tinh thần Nho giáo, ý thức hệ gia trưởng thống trị trong các tập đoàn này (ví dụ như: nạn sùng bái mù quáng, đánh giá năng lực chủ yếu dựa vào thâm niên làm việc, sự phụ thuộc vào những giá trị tập thể) là một trong những nguyên nhân khiến cho các cheabol trở nên kém linh hoạt trước những thay đổi, bóp nghẹt đi tính sáng tạo cá nhân, làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, mức độ lâu đời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi văn hóa kinh doanh của DN. Nếu trong quá khứ DN có một thời gian dài phát triển thành công và hình thành được những giá trị văn hóa, đặc biệt là quan điểm chung của riêng mình, thì sẽ rất khó thay đổi vì những giá trị này phản ánh niềm tự hào và lòng tự tôn của cả tập thể. 1.2.6. Các giải pháp để quản trị và phát triển VHDN Theo mô hình OCAI, giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn đã phân chia thành 4 loại mô hình văn hóa. Tùy theo từng loại mô hình mà có các giải pháp để quản lý VHDN khác nhau: 1.2.6.1. Mô hình VH gia đình(C) có các giải pháp quản lý VH tập trung vào: - Quản trị VHDN thiên về tính đồng đội. - Quản trị VHDN thiên về các mối quan hệ cá nhân. - Quản trị VHDN thiên về việc phát triển nguồn nhân lực. - Quản trị VHDN thiên về sự hợp tác và cộng đồng. - Quản trị VHDN thiên về lòng trắc ẩn và sự chăm sóc.

20

1.2.6.2. Mô hình VH sáng tạo (A) có các giải pháp quản lý VH tập trung vào: - Quản trị VHDN thiên về sự đổi mới và các mối quan hệ trong kinh doanh. - Quản trị VHDN hướng về tương lai. - Quản trị VHDN thiên về cải tiến và sự thay đổi. - Quản trị VHDN thiên về sự sáng tạo. - Quản trị VHDN thiên về sự nhanh nhạy và linh hoạt. 1.2.6.3. Mô hình VH thị trường (M) có các giải pháp quản lý VH tập trung vào: - Quản trị VHDN thiên về sự cạnh tranh. - Quản trị VHDN thiên về các mối quan hệ với khách hàng. - Quản trị VHDN thiên về sự thành công. - Quản trị VHDN với sự tập trung cao. - Quản trị VHDN thiên về kết quả. 1.2.6.4. Mô hình VH cấp bậc (H) có các giải pháp quản lý VH tập trung vào: - Quản trị VHDN thiên về sự phân tích hợp lý. - Quản trị VHDN thiên về sự minh bạch trong thông tin. - Quản trị VHDN thiên về việc được tín nhiệm cao. - Quản trị VHDN thiên về thực hiện thông qua các quy trình. - Quản trị VHDN thông qua các thước đo.

21

Hình 1.2: Giải pháp quản trị VHDN theo hướng 4 mô hình VH (Trích nguồn thu thập của tác giả) TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của VHDN, có thể tóm tắt một số điểm trọng tâm như sau: - Tiếp cận các khái niệm về VH và VHDN trên quan điểm quản trị hiện đại. - Thông qua các khái niệm của các học giả phương Tây và các nhà nghiên cứu Việt Nam để đúc kết khái niệm chung nhất về VHDN. Đồng thời đề cập

22

đến các nội dung liên quan đến các đặc trưng của VHDN, các nhân tố cấu thành của VHDN. - Phân tích ba yếu tố cấu thành văn hóa của một tổ chức với những thành tố riêng, trong đó yếu tố thứ nhất là những giá trị văn hóa hữu hình bao gồm kiến trúc đặc trưng, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa, logo khẩu hiệu; yếu tố thứ hai là những giá trị được tán đồng bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược; và yếu tố thứ ba là các giá trị ngầm định về quan hệ giữa con người với môi trường, con người với con người, ngầm định về bản chất con người, hành vi con người, bản chất sự thật và lẽ phải … - Phân tích bốn loại hình VHDN được phân chia theo công cụ OCAI: mô hình văn hóa gia đình (Clan), mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy), mô hình văn hóa thị trường (Market) và mô hình văn hóa cấp bậc (Hierachy). Mỗi một mô hình sẽ có sáu đặc điểm chính riêng biệt tương ứng với mô hình đó. Dựa trên sáu đặc điểm của từng mô hình mà có các hướng giải pháp để quản trị và phát triển văn hóa cho tổ chức. - Giới thiệu chung về công cụ nhận dạng loại hình VH tổ chức (OCAI) do giáo sư Cameron và Quinn cùng nghiên cứu nhằm nhận biết được hiện tại tổ chức đang nghiêng về loại hình văn hóa nào trong bốn mô hình văn hóa trên và trong tương lai tổ chức đang hướng tới là loại hình văn hóa gì. Từ các nội dung lý luận đã đề cập nêu trên sẽ làm cơ sở để phân tích, nghiên cứu, đánh giá và tìm ra các giải pháp xây dựng VHDN của công ty FAQUIMEX ở các chương kế tiếp.

23

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE (FAQUIMEX)
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE (FAQUIMEX) Trong phần này, tác giả sẽ trình bày tổng thể về Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng văn hóa của Công ty. 2.1.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre Tên gọi công ty: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre. Tên giao dịch: Bentre Forestry & Aquaproduct Import – Export Joint Stock Company. Tên viết tắt: FAQUIMEX. Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng. Địa chỉ: 71 Quốc lộ 60, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5503000055 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bến Tre cấp lần đầu ngày 27 tháng 06 năm 2007. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm: o Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. o Sản xuất kinh doanh giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản. o Khai thác thủy sản xa bờ… Năng lực sản xuất/năm: o 15.000 tấn thành phẩm thủy sản đông lạnh các loại. o 1.500 tấn tôm sú thịt nguyên liệu. o 20.000 tấn cá tra thịt thương phẩm. o 3.000 tấn thủy sản khai thác xa bờ.

24

Sản phẩm chủ yếu của Công ty: o Thành phẩm tôm sú, cá tra đông lạnh xuất khẩu. o Tôm sú thịt, cá tra thịt nguyên liệu cung ứng Nhà máy chế biến của DN và tiêu thụ nội địa. o Cá biển các loại tiêu thụ nội địa từ đội tàu đánh bắt xa bờ. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre trước đây là Công ty Lâm Sản Bến Tre được thành lập theo quyết định số 1075/QĐ-UB ngày 31/12/1994 của UBND tỉnh Bến Tre trên cơ sở sáp nhập Văn phòng Liên hiệp Lâm Công nghiệp Xuất Nhập Khẩu Bến Tre và Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Bến Tre với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh các mặt hàng lâm sản, liên kết đầu tư khai thác các mặt hàng lâm sản với các DN ở trong nước và nước ngoài. Giai đoạn từ năm 1994-1995, Công ty Lâm Sản Bến Tre chuyên kinh doanh, chế biến gỗ tròn cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đến năm 1997, thực hiện chủ trương phát triển đánh bắt xa bờ của Chính phủ, công ty đã mạnh dạn bổ sung ngành nghề mới: đóng tàu đánh bắt xa bờ. Công ty đã thành lập đội tàu đánh bắt xa bờ với công suất 360 CV/chiếc, gồm 17 chiếc. Năm 2001, công ty đầu tư vào ngành nghề mới có hiệu quả kinh tế rất cao nhưng cũng có độ rủi ro lớn là nuôi tôm sú theo mô hình công nghiệp. Bằng chính sách thu hút lao động có trình độ kỹ thuật cao, liên kết với Trung tâm Khuyến ngư tỉnh về mặt tư vấn kỹ thuật, công ty đã đầu tư và đưa vào khai thác trại nuôi tôm sú công nghiệp với quy mô trên 700 ha tại 3 huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri (tỉnh Bến Tre) đạt doanh số hàng năm trên 200 tỷ đồng. Với nguồn vốn đã đủ mạnh, công ty đầu tư tiếp vào lĩnh vực sản xuất con giống tôm sú tại tỉnh Ninh Thuận nhằm tạo thế chủ động đảm bảo 100% nhu cầu cung cấp tôm sú giống đạt tiêu chuẩn nuôi tôm sú thịt cho các trại của công ty, số còn lại phục vụ nhân dân trong tỉnh và các đơn vị bạn phát triển nghề nuôi, bước đầu khép kín quy trình từ khâu cung ứng con giống – sản xuất tôm sú thịt của đơn vị, hạn chế rủi ro trong nuôi trồng do nguồn giống nhiễm bệnh, không rõ nguồn

25

gốc, xuất xứ. Sau gần 8 năm hoạt động, đến ngày 15/02/2002, Công ty Lâm sản Bến Tre được đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre (Faquimex) theo Quyết định số 689/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Bến Tre và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100484 ngày 16/09/2003 do Sở Kế Hoạch – Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp. Năm 2003, công ty đã đầu tư Dự án Nhà máy đông lạnh Chế biến thủy sản gồm 01 xưởng chế biến tôm và 01 xưởng chế biến cá tra đông lạnh quy mô 12.000 tấn sản phẩm thủy sản đông lạnh các loại/năm với tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng bằng nguồn vốn tích luỹ của công ty và vốn vay ưu đãi. Đến tháng 4 năm 2004, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã khép kín hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện công ty đã đầu tư bổ sung để nâng công suất chế biến của Nhà máy lên 15.000 – 18.000 tấn thành phẩm sản phẩm thủy sản đông lạnh các loại/năm. Năm 2005, công ty phát triển thêm nghề nuôi cá tra thịt đến nay đạt diện tích nuôi 150 ha cho sản lượng 25.000 – 30.000 tấn cá tra thịt thương phẩm/năm và với sản lượng tôm sú nguyên liệu khoảng 1500 – 2000 tấn/năm đáp ứng khoảng 60% nhu cầu nguyên liệu cho mặt mặt cá tra đông lạnh của Nhà máy. Như vậy, đến nay với mô hình sản xuất khép kín từ con giống – nuôi trồng – đánh bắt – chế biến – tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, công ty luôn chủ động trong sản xuất chế biến, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với chất lượng cao, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, khả năng tích lũy, đóng góp ngân sách và thu nhập người lao động không ngừng tăng cao, mở ra triển vọng phát triển một cách ổn định và bền vững cho các năm sau này. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre có bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình công ty cổ phần hoạt động theo luật DN bao gồm:

26

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự . Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa hai kỳ Đại hội. Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hiện tại Ban kiểm soát công ty gồm 3 thành viên và có nhiệm kỳ là 5 năm. Tổng Giám đốc: Là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Phó Tổng Giám đốc phụ trách phòng ban nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, có chức năng chỉ đạo các phòng ban thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định. Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực chế biến thủy sản, sản xuất cá giống, nuôi cá công nghiệp: Chịu trách nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, có chức năng chỉ đạo nhà máy chế biến, các trại sản xuất cá giống và trại nuôi cá công nghiệp hoạt động sản xuất theo đúng kế hoạch sản xuất của công ty. Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực đánh bắt xa bờ, sản xuất tôm giống, nuôi tôm công nghiệp: Chịu trách nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, có chức năng chỉ đạo đội tàu đánh bắt xa bờ, trại sản xuất tôm giống và các trại nuôi tôm công nghiệp. Các phòng ban nghiệp vụ: Là những bộ phận trực tiếp điều hành công việc của công ty theo chức năng chuyên môn và nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được quy định như sau: o Phòng Tổ Chức – Hành chính. o Phòng Kế toán. o Phòng Kinh doanh. o Phòng Kỹ Thuật – Vật tư. o Phòng Thu mua nguyên liệu.

27

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Phó TGĐ phụ trách phòng ban nghiệp vụ

Phó TGĐ phụ trách lĩnh vực chế biến thủy sản, sản xuất cá giống, nuôi cá công nghiệp

Phó TGĐ phụ trách lĩnh vực đánh bắt xa bờ, sản xuất tôm giống, nuôi tôm công nghiệp

P. Tổ chức – Hành chính Nhà máy chế biến P. Kế toán Trại sản xuất cá giống Trại sản xuất tôm giống Đội tàu đánh bắt xa bờ

P. Kinh doanh

P. Kỹ thuật – Vật tư

Trại nuôi cá công nghiệp

Trại nuôi tôm công nghiệp

P. Thu mua nguyên liệu

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ở FAQUIMEX (Trích nguồn: Tài liệu của công ty FAQUIMEX) 2.1.3.2. Tình hình nhân sự Tổng số lao động trong DN trong năm 2009 – 2010 như sau: Bảng 2.1: Bảng thống kê tình hình lao động của FAQUIMEX
Năm Tổng LĐ Nữ 2009 2010 2.231 1.902 992 862 Trình độ Đại học Cao đẳng Trung học CNKT LĐ phổ thông 175 154 52 45 189 164 132 102 1.683 1.437

(Trích nguồn: Báo cáo của công ty FAQUIMEX)

28

Trong năm 2010 có tình hình biến động lớn về nhân sự trong phần lao động phổ thông là do công ty FAQUIMEX bị sự ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu cho nên kinh doanh bị thu hẹp, nhà xưởng phải thu hẹp sản lượng dẫn đến tình trạng dư thừa lao động và công ty buộc phải giảm số lượng lao động phổ thông này. 2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2009 – 2010 như sau: Bảng 2.2: Doanh thu tôm sú và cá tra đông lạnh
Năm 2009 Chỉ tiêu Giá trị (tr. đồng) Doanh thu nội địa Tôm sú đông lạnh Cá tra đông lạnh Doanh thu xuất khẩu Tôm sú đông lạnh Cá tra đông lạnh Tổng cộng 151.316 63.812 87.503 545.202 58.328 436.874 696.518 Tỷ lệ (%) 22 9 13 78 8 70 100 Năm 2010 Giá trị (tr. đồng) 133.236 46.069 87.167 444.131 26.748 417.386 577.371 Tỷ lệ (%) 23 8 15 77 5 72 100

(Trích nguồn: Báo cáo của công ty FAQUIMEX) Năm 2009, doanh thu xuất khẩu 02 mặt hàng tôm đông lạnh và cá Tra đông lạnh (mà chủ yếu là tôm đông lạnh) đạt 78% doanh số. Năm 2010, doanh thu xuất khẩu từ 02 mặt hàng tôm đông lạnh và cá tra đông lạnh do Nhà máy chế biến được công ty xuất khẩu sang nước ngoài chiếm trên 7 7 % tổng doanh thu của 02 mặt hàng này. Đối với mặt hàng tôm sú đông lạnh: Năm 2009 thị trường Nhật chiếm tới 60% doanh thu xuất khẩu tôm đông lạnh của Công ty, thị trường Úc 24%, khu vực Châu Á 16% . Năm 2010, công ty đã mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU. Hiện nay, doanh thu xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường EU chiếm khoảng 21% tổng doanh thu xuất khẩu tôm đông lạnh . Thị trường Nhật ổn định chiếm tỷ trọng khoảng 69%. Đây là thị trường quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh

29

của công ty và luôn được quan tâm củng cố. Đối với mặt hàng cá tra đông lạnh: Năm 2009, EU là thị trường xuất khẩu cá tra đông lạnh quan trọng của công ty do đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh, phương thức thanh toán an toàn. Tỷ trọng của doanh thu xuất khẩu cá tra đông lạnh hàng năm vào thì trường EU chiếm trên 65% tổng doanh thu xuất khẩu cá tra đông lạnh của công ty và có tốc độ tăng trưởng vào khoảng 20%/năm trong vòng 02 năm từ năm 2008 đến cuối năm 2009. Năm 2009, công ty đã mở rộng phát triển sang thị trường Nga 27% , Châu Á 8%. Năm 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng cá tra đông lạnh sang thị trường EU giảm mạnh chỉ còn khoảng 50% tổng doanh thu xuất khẩu cá tra đông lạnh của công ty. Hiện nay, công ty đang đẩy mạnh công tác Marketing nhằm mục tiêu tăng thị phần tiêu thụ của thị trường tiềm năng này lên khoảng 70% doanh thu xuất khẩu cá tra đông lạnh trong năm 2011. Bên cạnh đó, công ty cũng quan tâm đến thị trường khu vực Châu Á, Trung Mỹ, Đông Âu ... do đây là các thị trường mới và có tiềm năng phát triển cao cho kế hoạch những năm sắp tới của công ty. 2.2. HIỆN TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY FAQUIMEX Trong phần này tác giả đề cập đến các yếu tố cấu thành VH của Công ty FAQUIMEX và phân tích mô hình VH của công ty. 2.2.1. Mô tả các yếu tố cấu thành văn hóa của Công ty FAQUIMEX Trên cơ sở là các lý thuyết về các yếu tố cấu thành VHDN đã đề cập đến trong phần 1.2.1. và tham khảo ý kiến của các chuyên gia là ban lãnh đạo công ty, tác giả đã rút ra các nhận xét về ba yếu tố cấu thành VHDN của Công ty FAQUIMEX như sau: 2.2.1.1. Yếu tố thứ 1 – Các giá trị hữu hình Kiến trúc, cơ sở hạ tầng Trụ sở công ty là nơi đặt văn phòng làm việc của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc và tất cả các phòng nghiệp vụ của công ty. Trụ sở chính của công ty được đặt ở một vị trí thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy.

30

, logo Nhãn hiệu thương mại của công ty:

Logo của công ty được thiết kế trong một vòng tròn biểu tượng cho công nghệ sản xuất khép kín trong khâu đánh bắt – nuôi trồng – chế biến của công ty. Do sản phẩm chủ yếu của công ty là thủy hải sản nên màu nền chủ đạo của logo chính là màu xanh. Chữ F dợn sóng được cách điệu từ những đợt sóng của biển, nơi gắn liền với hoạt động đánh bắt của công ty. Hình ảnh con tôm xuất hiện ở trong logo cho thấy đó là sản phẩm chủ lực của Công ty. Cây dừa chính là đại diện cho Bến Tre, quê hương của công ty. Ba dãy gợn phía dưới logo tượng trưng cho ba dãy cù lao của Bến Tre là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Các chuẩn mực hành vi Chuẩn mực về chế độ họp hành và báo cáo: FAQUIMEX đưa ra một chuẩn mực họp cho tất cả các bộ phận trong công ty bao gồm các hoạt động như: Họp tổng kết cuối năm và lập kế hoạch năm mới vào đầu năm, họp tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm và đưa ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm, họp chế độ lương thực hiện trong tháng 4 và tháng 10 hàng năm do Ban giám đốc và trưởng các bộ phận họp và đề xuất, họp định kỳ mỗi tháng để đánh giá hoạt động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong tháng, họp hàng tuần do các đơn vị tự họp để giao ban hàng tuần, kiểm điểm rút kinh nghiệm nội bộ trong hoạt động hàng tuần. Ngoài ra, tùy tình hình, nội dung cụ thể cần thiết phát sinh có thể tổ chức các cuộc họp khác nhau như: Họp thống nhất dự án, họp chuẩn bị các sự kiện … Chuẩn mực trong hoạt động đối nội – đối ngoại được thể hiện theo chuẩn

31

mực chung của phương châm hoạt động của FAQUIMEX: Hoạt động đối nội: Đoàn kết, chia sẻ, tương trợ, cộng đồng. Hoạt động đối ngoại: Nhiệt tình, thân thiện, chuyên nghiệp, linh hoạt. Trong chuẩn mực hoàn thiện hoạt động tuyển dụng, công ty tiến hành hoạt động tuyển dụng được quy định, hướng dẫn cụ thể theo quy trình hoạt động tuyển dụng. Thu hút tuyển dụng từ hai nguồn: Bên trong và bên ngoài. Tuyển dụng bên ngoài khi phải tìm kiếm lựa chọn những con người thích hợp với công việc mà đội ngũ nhân sự nội tại không thể cung cấp và đáp ứng được. Nhân sự mới, sau khi được lựa chọn và đã hoàn thành thủ tục gia nhập tổ chức FAQUIMEX, nhất thiết phải qua thời gian thử việc với các nội dung được tiến hành như sau: (1) Tìm hiểu về công ty, nội quy, quy chế, thủ tục hành chính, chuyên môn nghiệp vụ; (2) Giao nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp về tính chất, quy mô, yêu cầu thực hiện, để sau thời gian thử việc có thể đánh giá được; (3) Tạo sự hỗ trợ nhất định, chú ý không hướng dẫn sâu làm mất tính thử thách của nhiệm vụ và giảm sự sáng tạo trong thực hiện công việc của nhân sự; (4) Giám sát, theo dõi quá trình làm việc của nhân sự đủ để có thể đánh giá chính xác; và (5) Đánh giá toàn diện từ hai phía, với hai bản đánh giá độc lập và trao đổi thông tin trực tiếp của người quản lý nhân sự và nhân sự đó. Về Chuẩn mực về các nghi lễ truyền thống trong năm, công ty đã thực hiện nhất quán về các ngày nghỉ lễ và thời gian tổ chức trong toàn hệ thống cho các sự kiện như Tết Dương Lịch, Gặp mặt đầu Xuân, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Ngày Giáng sinh (Noel) 24/12, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày Quốc khánh 2/9, v.v… Đây là những hoạt động văn hoá hữu ích mà ban giám đốc công ty xem như là những cơ hội để hiểu rõ hơn về tinh thần làm việc của nhân viên, thái độ quan điểm của nhân viên về các quyết sách của công ty, phát triển hoạt động tập thể và tinh thần làm việc nhóm của các nhân viên ở các bộ phận. Ngoài ra, công ty còn tổ chức: Đại hội cổ đông (2 lần/ năm), tổng kết tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích và khen thưởng kịp thời cuối mùa vụ sản

32

xuất của từng hoạt động, lễ tổng kết cuối năm, khen thưởng toàn công ty có thành tích cao trong lao động sản xuất cả năm, tham gia các ngày lễ lớn truyền thống trong năm : Truyền thống thành lập ngành lâm nghiệp 25/11, thủy sản 1/4, họp mặt ngành đền ơn đáp nghĩa mùng 6 âl, các ngày lễ lớn họp mặt tọa đàm sinh hoạt vui chơi có thưởng : 8/3, 26/3, 20/10… Còn về các chuẩn mực về hoạt động của Công ty: Đối với các sự kiện quan trọng trong đời sống cá nhân nhân viên thì nguyên tắc của công ty là các hoạt động thăm hỏi, ngoài cơ sở dựa trên thiện chí, tình cảm, quan tâm chia sẻ còn theo nguyên tắc VH không quà biếu (các món quà chỉ mang tính tinh thần, không mang tính vật chất). Công ty đã thành lập ban thăm hỏi bao gồm sự tham gia trực tiếp từ hai cấp: Cấp trưởng bộ phận hoặc người quản lý trên một cấp và đại diện Công Đoàn của công ty. Trong chuẩn mực giao tiếp với khách hàng, công ty chú trọng tinh thần coi sự hài lòng của khách hàng là niềm hạnh phúc của công ty, công ty luôn chú trọng việc tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và thân thiện khi đến làm việc tại công ty, từ người bảo vệ đến các nhân viên phục vụ trực tiếp tại các bộ phận được nhắc nhở phải có thái độ niềm nở khi đón tiếp khách hàng. Khi có bất kỳ sự thắc mắc nào, khách hàng luôn được giải đáp tận tình, mọi hợp đồng và thỏa thuận với khách đều được thực hiện đúng và trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đến với công ty. Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên đầy lòng nhiệt tình và có thái độ niềm nở trong cung cách phục vụ khách hàng. Nhân viên của công ty luôn xác định một điều là không phải bản thân đánh giá năng lực của họ mà chính khách hàng đánh giá họ và quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của công ty. Các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, về việc mặc đồng phục và đeo thẻ nhân sự được các nhân viên chấp hành tuyệt đối nghiêm chỉnh và chuyên nghiệp. Tất cả các nhân viên đều phải mặc đồng phục khi làm việc theo từng ca trực, từng bộ phận. Điều đó góp phần làm tăng niềm tự hào của các thành viên về công ty khi khoác lên mình những bộ đồng phục đó.

33

Các lễ nghi và sinh hoạt VH Công ty có những quy định rõ ràng về những buổi hội họp và phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ nhân viên qua e-mail cá nhân và trang web của công ty. Trong các buổi họp các thành viên phải ăn mặc đúng quy định, đến đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ tài liệu thể hiện thái độ nghiêm túc với công việc. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các đợt tham gia các hoạt động giao lưu với các đơn vị khác. Hàng năm, công ty cũng tổ chức cho nhân viên những buổi tiệc như: tiệc Gia đình, Tất niên, tiệc Nhân viên, Tiệc cho Thiếu nhi nhân ngày Tết Trung Thu, Tết Thiếu Nhi … nhằm thắt chặt mối quan hệ thân tình giữa nhân viên trong Công ty và kích thích tinh thần cho nhân viên.
2.2.1.2. Yếu tố thứ 2 – Các giá trị được tán đồng

Tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn và sứ mệnh thể hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức. Do đó thể hiện mức độ phát triển của tổ chức. Nó cho thấy tính chất hoạt động có định hướng kế hoạch của tổ chức. Tầm nhìn của công ty được thể hiện rõ trong tiêu chí phát triển của công ty, xác định hướng đi lâu dài và những giá trị cơ bản mà công ty hướng tới: - Toàn công ty hướng tới nỗ lực đưa công ty đứng trong top 10 DN thủy sản hàng đầu Việt Nam. - Phát triển FAQUIMEX trở thành công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp trong đó các cá nhân có thể phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng lãnh đạo và cơ hội nghề nghiệp với tinh thần dân chủ cao. - Xây dựng FAQUIMEX trở thành một ngôi nhà chung thực sự cho tất cả nhân viên bằng việc cùng nhau chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm một cách công bằng và minh bạch. Sứ mệnh của FAQUIMEX l à mong muốn xây dựng hình ảnh một công ty đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao hình ảnh của ngành Thuỷ sản Việt Nam trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và trên thế giới. FAQUIMEX xác định sứ mệnh của công ty là “Nhà cung cấp sản phẩm đạt tiêu

34

chuẩn thế giới về an toàn vệ sinh thực phẩm”. Với sứ mệnh đó, FAQUIMEX đang từng bước xây dựng cho mình môi trường và những nét VH riêng, với các giá trị cốt lõi mà các thành viên trong công ty luôn tâm niệm thực hiện: • Kỷ luật hướng vào tính chuyên nghiệp. • Hoàn thiện tổ chức hướng tới dịch vụ hàng đầu. • Năng động hướng tới tính sáng tạo tập thể. • Cam kết nội bộ và với cộng đồng, xã hội. • Làm việc và hành động trung thực. Những giá trị đó cũng là những chuẩn mực trong công việc, quy định, và điều hòa hoạt động kinh doanh của FAQUIMEX. Triết lý kinh doanh FAQUIMEX thiết lập triết lý kinh doanh dựa trên những giá trị bền vững mà công ty có, đồng thời tập trung vào các yếu tố chính sau: - Đối với khách hàng: Mỗi khách hàng có đặc điểm riêng nên cần được lắng nghe, chăm sóc và phục vụ theo các cách thức thích hợp riêng biệt. Đối xử với khách hàng phải luôn trung thực, trân trọng, phục vụ, thấu hiểu, giải quyết tốt nhu cầu, đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Luôn đặt mình vào vị trí khách hàng trước khi xem xét các vấn đề, coi lợi ích của khách hàng là lợi ích của chính mình. - Đối với xã hội: Thông qua các hoạt động nhân đạo và xã hội để tái đầu tư cho xã hội. - Đối với nhân viên: Đoàn kết, chân thành và chia sẻ cùng nhau xây dựng ngôi nhà chung FAQUIMEX. - Xem nguồn nhân lực, nhân tài là nhân tố then chốt, là tài sản lớn nhất của công ty. - Liên tục cải tiến và không ngừng sáng tạo trong các quy trình sản xuất và phục vụ khách hàng. - Liên tục phát triển và nuôi dưỡng niềm tin của khách hàng với thương hiệu của công ty.

35

- Đào tạo nhân viên theo hướng tri thức, năng động và chuyên nghiệp. Triết lý quản lý của FAQUIMEX tượng trưng cho sự quyết tâm mạnh mẽ trong việc xây dựng hình ảnh là một trong những công ty cung cấp sản phẩm thuỷ sản hàng đầu Việt Nam và trong khu vực. Tài năng, sự chuyên nghiệp, lòng nhiệt tình của nhân viên là nhân tố then chốt cho sự nỗ lực và những bước tiến trong dài hạn. Triết lý này với mục đích duy trì, cải tiến những giá trị sẵn có và sẵn sàng đột phá khi có cơ hội. Định hướng phát triển đồng thời hướng vào con người và công nghệ, kỹ thuật, chất lượng dịch vụ. Ban lãnh đạo FAQUIMEX cũng tin rằng thành công của công ty thực sự phụ thuộc vào việc họ quản lý và xây dựng một văn hoá kinh doanh đặc trưng cho công ty.
2.2.1.3. Yếu tố thứ 3 – Quan điểm cơ bản

VH của từng DN chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền VH dân tộc. Ngày nay, cùng với sự giao lưu, hội nhập phát triển kinh tế các giá trị VH, xã hội cũng được lan tỏa và giao thoa với nhau. Tuy nhiên, cái bản chất cốt lõi thì vẫn nằm trong tiềm thức và không mấy thay đổi. Tuy nhiên, ở những DN khác nhau thì các quan điểm cũng có sự khác nhau. Tại FAQUIMEX, lãnh đạo công ty luôn khuyến khích sự độc lập, chủ động, sáng tạo, tinh thần trung thành thực hiện các cam kết với khách hàng. Đặc biệt, luôn tâm niệm phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đây là điểm nổi bật và mang nét đặc trưng của FAQUIMEX. Đi liền với đặc điểm thận trọng, cầu toàn này là nguyên tắc tập thể khi đưa ra các quyết định quan trọng. Ở FAQUIMEX không có hiện tượng tôn sùng dù cá nhân đó tự cho mình là người có công duy nhất hoặc tự cho mình là tất cả trong thành công của công ty. Những việc quan trọng đều được đưa ra bàn bạc một cách bình đẳng và tập thể quyết định. Điều này tạo nên tinh thần dân chủ, đoàn kết bền vững trong nội bộ. Đề cao tinh thần tập thể, nhưng điều đó không có nghĩa là FAQUIMEX xem nhẹ “cái tôi”, xem nhẹ yếu tố cá nhân. Ngược lại, cá nhân được tôn trọng và được tạo cơ hội để phát triển năng lực của mình. FAQUIMEX chủ trương đối thoại bình đẳng trong nội bộ cho nên sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến

36

đóng góp của cá nhân. Bất cứ nhân viên nào cũng có thể đề đạt ý kiến, nguyện vọng hoặc đưa ý kiến, đề nghị nào đó với tinh thần xây dựng đơn vị với ban lãnh đạo công ty. Cũng chính từ sự tôn trọng cá nhân mà ở FAQUIMEX không chấp nhận tình trạng người này áp đặt suy nghĩ và phong cách sinh hoạt lên người kia, cũng không để xảy ra hiện tượng kỳ thị địa phương hoặc tầng lớp xuất thân vốn là nguyên nhân của tình trạng mất đoàn kết, bè phái. Tôn trọng và chấp nhận mỗi người có một cá tính, một kiểu sống, một phong cách sinh hoạt riêng, FAQUIMEX tạo ra một môi trường sinh hoạt đa VH với sự sinh động, phong phú, đa dạng. Do vậy, mọi thành viên của công ty đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong tinh thần hòa hợp khi làm việc tại đơn vị. Trong mối quan hệ giữa người với người, ban lãnh đạo công ty chủ trương luôn coi trọng tình nghĩa, thể hiện tính nhân văn. Đối với khách hàng, FAQUIMEX luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp và sẵn sàng chia sẻ. Nhìn chung, có thể thấy một số giá trị nổi bật sau được đề cao trong FAQUIMEX: - Thứ nhất, sự thành thực: Nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện. - Thứ hai, sự tự giác: Mức độ sẵn sàng với công việc, không ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của khách hàng, cũng là lợi ích của Công ty. - Thứ ba, sự khôn khéo: Biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luận những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất. Ngoài ra, còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo, chuyên nghiệp…. Nó được thể hiện rõ nhất trong các bảng nội quy, những cuộc họp thường niên, nó là những giá trị mà mỗi nhân viên luôn tâm niệm và thực hiện. Những giá trị này luôn là nền tảng định hướng cho VHDN của công ty. Quan sát quá trình và cung cách làm việc trong công ty, có thể nhận thấy một bầu không khí làm việc chuyên nghiệp nhưng cũng không kém phần cởi mở, thân thiện từ nhân viên văn phòng, các bộ phận sản xuất đến những người làm công tác hậu cần như bảo vệ, bếp ăn tập thể, .... Sức trẻ cùng bầu nhiệt huyết với công việc đã tạo ra một môi trường làm việc luôn sôi động, vui vẻ.

37

Các nhân viên được yêu cầu đi làm đúng giờ, đúng ca trực, hạn chế việc đổi ca. Mặc dù việc kiểm soát thời giờ làm việc ở công ty rất khắt khe nhưng khi gặp nhau các nhân viên luôn hòa nhã và vui vẻ. Điều đó góp phần tạo nên nét đặc trưng về tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động của FAQUIMEX. Các đặc trưng này đều dựa trên nguyên tắc: - Chia sẻ những suy nghĩ và khó khăn với đồng nghiệp. - Cố gắng xây dựng và củng cố mối quan hệ với đồng nghiệp trong công việc cũng như trong đời sống hàng ngày. - Mọi người cùng nhau chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của họ về các vấn đề phát sinh trong công tác, cũng như trong đời sống xã hội. Các thành viên muốn hiểu nhau không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống hàng ngày. - Không chỉ chia sẻ những điều tốt đẹp trong nội bộ công ty, các thành viên cũng như ban lãnh đạo còn chia sẻ những giá trị VH đó với những cảnh đời khó khăn, bất hạnh bên ngoài thông qua hoạt động công tác xã hội. Công ty thường ủng hộ qua các đợt quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc da cam, những người gặp hoạn nạn vì tai nạn, bệnh tật …. Tham gia các hoạt động này, FAQUIMEX xác định “Lợi nhuận không là mục đích cuối cùng”. Đó là những giá trị VH cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân tương ái, là sự kế thừa truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. 2.2.2. Nhận dạng mô hình văn hóa của Công ty FAQUIMEX Trong phần này, tác giả sẽ phân tích hiện trạng của VHDN của công ty FAQUIMEX: hiện tại Công ty FAQUIMEX đang nghiêng về mô hình nào trong 4 mô hình VH và trong tương lai công ty sẽ hướng về đâu. 2.2.2.1. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Để nhận dạng được mô hình văn hóa hiện tại cũng như tìm hiểu về hướng VHDN trong tương lai của Công ty FAQUIMEX, tác giả dùng công cụ OCAI và dùng phương pháp thống kê tổng hợp để khảo sát các yếu tố cấu thành VHDN.

38

Đối tượng nghiên cứu Để tìm hiểu về VHDN của công ty, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra cho cả hai nhóm đối tượng: đối tượng thứ nhất là nhân viên bất kỳ và đối tượng thứ hai là toàn bộ ban lãnh đạo của công ty. Phiếu điều tra là bảng câu hỏi nhằm nhận dạng mô hình VHDN dựa theo công cụ OCAI và khảo sát các yếu tố cấu thành VHDN ở Công ty FAQUIMEX (Phụ lục 1). Số phiếu được phát ra là 200. Kết quả thu về được 167 phiếu hợp lệ, trong đó nhân viên có 135 phiếu hợp lệ, lãnh đạo có 32 phiếu hợp lệ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở mục 2.2.2.2.. 2.2.2.2. Kết quả khảo sát a. Đánh giá về các cấp độ văn hoá mà công ty đang xây dựng Tác giả đã tổng hợp được kết quả về nhận thức đánh giá việc xây dựng 3 cấp độ VHDN của công ty bao gồm: Các giá trị hữu hình; các giá trị được tán đồng và các giá trị cơ bản như sau: Bảng 2.3: Đánh giá của cán bộ nhân viên về các cấp độ văn hoá mà công ty đang xây dựng Đánh Tuyệt Bình Tốt Tệ giá vời thường (%) (%) chung (%) (%) 3.57 Kiến trúc, cơ sở hạ tầng Logo và khẩu hiệu Chế độ họp hành báo cáo Phương châm hành động Chuẩn mực về nghi lễ và đời sống cán bộ Tầm nhìn và sứ mệnh Triết lý kinh doanh Các giá trị ngầm định 3.87 3.25 3.42 3.53 3.5 3.83 3.25 3.87 5 25.2 4 42 3 28.6 35.3 38.7 32.7 20.2 21.8 35.3 33.6 2 2.5 19.3 14.3 14.3 15.1 7.6 19.3 2.5 Rất tệ (%) 1 1.7 5 2.5 3.4 5.9 2.5 5 2.5

Vấn đề nhận thức

14.3 26.1 16.8 27.7 24.4 25.2 18.5 40.3 27.7 40.3 14.3 26.1 33.6 27.7

(Trích nguồn thu thập của tác giả) Nhìn vào kết quả ở bảng trên cho ta thấy rằng, nhân viên của công ty đánh

39

giá về các cấp độ VHDN của công ty là chưa tốt với mức đánh giá chung là 3.57. Điều đó cho thấy còn nhiều vấn đề tồn tại đối với các cấp độ văn hóa mà công ty đang xây dựng. Trong đó, các giá trị ngầm định và kiến trúc, cơ sở hạ tầng của công ty được đánh giá cao nhất với 3.87 điểm, tiếp theo là tầm nhìn và sứ mệnh với 3.83 điểm. Hai yếu tố logo, khẩu hiệu và yếu tố triết lý kinh doanh được đánh giá thấp nhất với 3.25 điểm. Yếu tố chuẩn mực về nghi lễ và đời sống cán bộ ở mức trung bình, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đó là các chương trình nghi lễ tại công ty đã được thực hiện nhiều năm nay nhưng hầu như không có chính sách gì mới, các chính sách đều lặp đi lặp lại qua từng năm. Điều này tạo sự nhàm chán cho cán bộ nhân viên công ty và không tạo ra động lực mạnh cho việc phát triển các kỹ năng cần thiết và kỹ năng phối hợp làm việc nhóm giữa các bộ phận trong công ty. Vấn đề chế độ họp hành báo cáo cũng chưa được đánh giá cao. Nguyên nhân chính là do ban lãnh đạo không linh hoạt trong việc tổ chức và điều hành các cuộc họp sao cho nhanh chóng, ngắn gọn, hiệu quả, phát huy tính dân chủ. Chính điều này làm các nhân viên cảm thấy không quan tâm nhiều đến các cuộc họp và gần như các cuộc họp chính là gánh nặng của họ. Kết quả này cũng thể hiện sự chưa chuyên nghiệp và đồng bộ trong khâu tổ chức và thực hiện các chương trình văn hóa tại công ty. Rõ ràng đánh giá của ban lãnh đạo công ty và nhân viên của công ty là các cấp độ VHDN còn yếu, chưa thuyết phục toàn bộ nhân viên của công ty. Điều này thể hiện tính chủ quan trong việc xây dựng các cấp văn hóa tại công ty của ban lãnh đạo. Có thể thấy cụ thể như cấp độ về các giá trị hữu hình của công ty thì gần như toàn bộ ban lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên đều cho rằng các giá trị về văn hóa hữu hình của công ty đều đã được thể hiện rất rõ ràng và đều đánh giá cao. Tuy nhiên về phía nhân viên thì chỉ có một bộ phận nhận thức được các giá trị văn hóa này còn hầu hết nhân viên đều không đánh giá cao về nó. Chỉ có các giá trị cơ bản thì nhân viên có thể biết và nhận thức về nó nhiều hơn và gần có sự tương đồng về nhận thức của nhân viên và lãnh đạo.

40

b. Khảo sát sự tương đồng nhận thức giữa ban lãnh đạo và nhân viên về các giá trị văn hoá của công ty (Phụ lục 3) - Nhận thức các giá trị văn hoá hữu hình (Cấp độ 1) Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp chính thức và không chính thức, có thể thấy nhận thức của đa số nhân viên về biểu hiện của VHDN chỉ ở những biểu hiện bên ngoài như logo, khẩu hiệu, biểu tượng, đồng phục. Những giá trị điển hình như lễ nghi, hội họp thì đa số nhân viên không quan tâm so với nhận thức của lãnh đạo. Thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2.4: Kết quả khảo sát sự tương đồng về nhận biết về các giá trị của văn hoá hữu hình của công ty giữa lãnh đạo và nhân viên Tỷ lệ nhận biết được (%) Giá trị Kiến trúc đặc trưng Lễ nghi, hội họp Logo, khẩu hiệu Biểu tượng, đồng phục Nhân viên Lãnh đạo

83 63 92 97

91 94 97 97

(Trích nguồn thu thập của tác giả) Nhận xét: Nhìn chung, nhận thức về các giá trị hữu hình của nhân viên còn hạn hẹp, chưa đầy đủ đặc biệt là các lễ nghi hội họp, trong khi vấn đề lễ nghi hội họp phải là một chuẩn mực được quan tâm đầu tiên khi xây dựng các phép tắc để tiến tới một nền VHDN vững mạnh. Tất cả các cán bộ cấp cao đều nhận biết những biểu hiện rất rõ ràng và cụ thể, tuy nhiên vẫn còn một số nhân viên chưa hiểu rõ những biểu hiện có của các giá trị hữu hình này của công ty. Điều này có thể nhận thấy mức độ xây dựng và biểu hiện của các giá trị hữu hình của công ty của ban lãnh đạo vẫn chưa toàn diện và nội dung chưa được mang tính đại chúng và gắn bó thật sự với mong muốn của nhân viên. - Nhận thức về những giá trị được tán đồng (Cấp độ 2) Qua khảo sát và phỏng vấn thì hầu hết nhân viên đều không hề hiểu gì về tầm nhìn, sứ mệnh cũng như mục tiêu chiến lược của công ty. Điều này ngược lại

41

hoàn toàn với ban lãnh đạo công ty với hầu hết các câu trả lời cho thấy ban lãnh đạo công ty đều nhận thức rất rõ. Thể hiện cụ thể ở kết quả khảo sát: Bảng 2.5: Kết quả khảo sát sự tương đồng về nhận biết về các giá trị được tán đồng của công ty giữa lãnh đạo và nhân viên Tỷ lệ nhận biết được (%) Giá trị Tầm nhìn Sứ mệnh Mục tiêu chiến lược Nhân viên Lãnh đạo

15 30 17

94 97 94

(Trích nguồn thu thập của tác giả) Nhận xét: Có thể thấy rằng tại công ty, dường như những giá trị được tán đồng là một vấn đề lớn, mang tính bí mật của công ty, bởi lẽ gần như các giá trị này đều không được phổ biến một cách công khai và đầy đủ cho toàn thể nhân viên nên hầu hết các nhân viên đều không hiểu và không biết về nó. - Nhận thức về các giá trị cơ bản của Công ty (Cấp độ 3) Kết quả khảo sát cho thấy các giá trị cơ bản thì nhân viên hiểu và hài lòng với các giá trị mà công ty đang xây dựng thông qua các chương trình cụ thể hiện có của công ty. Ngược lại, ban lãnh đạo công ty thì cho rằng các chương trình nhằm tạo nên các giá trị cơ bản hiện nay đều chưa đạt yêu cầu, thể hiện nhận thức đánh giá của ban lãnh đạo thấp hơn nhiều so với hai cấp độ trước và gần như tương đồng với đánh giá của nhân viên. Thể hiện bởi kết quả: Bảng 2.6: Kết quả khảo sát sự tương đồng về nhận biết về các giá trị cơ bản Tỷ lệ nhận biết được (%) GIÁ TRỊ Nỗ lực sáng tạo Không ngừng học tập Cam kết đến cùng Giá trị gia đình và tư duy xã hội Nhân viên Lãnh đạo

90 94 64 80

94 97 69 91

(Trích nguồn thu thập của tác giả)

42

Nhận xét: Rõ ràng, vấn đề các giá trị cơ bản đã và đang được xây dựng rất tốt tại công ty thể hiện bởi sự hài lòng cao của nhân viên. Đây là một lợi thế mà công ty cần duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng của các chương trình VH nhằm xây dựng cấp độ những giá trị cơ bản một cách rõ ràng và hệ thống cao hơn nữa, tạo sự thỏa mãn tối đa cho nhân viên, từ đó tăng cao tính cam kết đến cùng của nhân viên. Nhận xét chung về việc nhận thức cả ba cấp VHDN của ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty Qua các buổi thảo luận nhóm tập trung thì có thể nhận thấy rằng nhân viên trong công ty nhận thức về vai trò của VHDN còn hạn chế. Cụ thể, họ cho rằng VHDN chỉ là yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty mà không nhận thức được rằng đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển về lâu dài của công ty. Những ý kiến coi vấn đề xây dựng VH là quan trọng cũng chủ yếu là của ban lãnh đạo. Nghĩa là, nhân viên vẫn chưa nhận thức rõ ràng và nhất quán về tầm quan trọng của việc xây dựng VHDN mang đặc trưng của công ty đối với việc phát triển của công ty trong hiện tại và tương lai. Theo kết quả nghiên cứu thu được thì nhân viên đều cho rằng VH cá nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển VHDN của công ty, tiếp theo sau đó mới đến VH lãnh đạo và VH dân tộc …. VH là một vấn đề phức tạp và trừu tượng nên không thể kết luận yếu tố nào ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố nào. Tùy từng thời điểm, từng lĩnh vực kinh doanh mà các yếu tố có tác động khác nhau. Tuy nhiên về phía các nhà lãnh đạo công ty thì lại cho rằng người lãnh đạo có vai trò quan trọng nhất tạo ra nét VH đặc thù và là người đưa các giá trị VH tích cực vào hoạt động của công ty mình. Những nhận thức trái ngược như vậy giữa lãnh đạo và nhân viên cho thấy việc quán triệt, truyền đạt về yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng VHDN tại công ty cần được nghiên cứu đánh giá lại dựa trên sự thảo luận nhóm tập trung giữa nhân viên và ban lãnh đạo để có cái nhìn thống nhất về yếu tố chính ảnh hưởng tới VHDN tại công ty. Từ đó mới có thể đưa ra những nhận định, những biện pháp đồng bộ thúc đẩy toàn bộ các thành viên trong công ty cùng nhau

43

xây dựng một nét VHDN đặc trưng của FAQUIMEX trong tương lai. Nhìn chung, nhận thức của các thành viên trong công ty về VHDN còn khá ngược chiều và chưa đồng bộ. Ban lãnh đạo công ty, tuy rằng nhận thức được tầm quan trọng của VHDN nhưng chưa có kỹ năng truyền bá rộng rãi tư tưởng về xây dựng và phát triển VHDN một cách hiệu quả để thúc đẩy toàn bộ hoạt động của công ty phát triển mà chỉ tập trung vào khía cạnh cụ thể là giữ uy tín với khách hàng. Cũng chính do nhận thức này đã làm xuất hiện những tồn tại, bất cập trong VHDN của công ty. c. Kết quả khảo sát về nhận dạng mô hình VHDN Kết quả khảo sát được dựa trên 167 phiếu hợp lệ thu về, trong đó nhân viên có 135 phiếu; Lãnh đạo có 32 phiếu. Lấy trung bình điểm đánh giá cá nhân, tác giả thu được điểm đánh giá chung cho VH Công ty FAQUIMEX. Sau khi chạy công cụ OCAI, mô hình VH được đánh giá bởi nhân viên và lãnh đạo có dạng như sau:

Hình 2.2: Kết quả khảo sát theo ý kiến của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty

(Trích nguồn tham khảo công cụ OCAI)

44

Bảng 2.7: Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN theo ý kiến của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Loại VH Gia đình Sáng tạo Thị trường Cấp bậc Tổng điểm Hiện tại 25 20 23 32 100 Kỳ vọng 28 25 23 24 100 Chênh lệch +3 +5 0 -8

(Trích nguồn tham khảo công cụ OCAI) Kết quả đánh giá cho thấy loại hình văn hóa chính của công ty FAQUIMEX là văn hóa cấp bậc. Từ mô hình đánh giá VH cho FAQUIMEX của ban lãnh đạo và nhân viên, nhìn vào đường đánh giá hiện tại (màu cam), VH cấp bậc hầu như chi phối với số điểm là 32 điểm trong số 100 điểm. Điều này phù hợp đối với loại hình DN nhà nước như FAQUIMEX, nó nổi bật với những đặc tính đặc trưng vốn có của loại VH cấp bậc: - Đặc tính nổi trội: Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào việc kiểm soát và cấu trúc hóa các hoạt động, trình tự công việc phải đi từ thấp đến cao, không được bỏ qua bất cứ giai đoạn nào cho dù chỉ là một việc nhỏ mà ban lãnh đạo đã đưa ra. - Phong cách lãnh đạo của công ty: Lãnh đạo có xu hướng thận trọng, ra các quyết định kinh doanh đều được đưa ra theo định hướng kết quả. - Nhân viên trong công ty: Được lãnh đạo thường xuyên quan tâm đến, được phân công cụ thể từng nhiệm vụ, công việc phù hợp với từng cá nhân. - Chất keo gắn kết mọi người trong công ty: Các quy tắc và chính sách ban hành trong công ty. - Chiến lược nổi trội của công ty: Tập trung vào mục tiêu ổn định, không có bước đột phá bất ngờ. - Tiêu chí thành công của công ty: Hoạt động hiệu quả với chi phí thấp, chiếm được lòng tin của khách hàng.

45

Đứng thứ hai là VH gia đình được đánh giá 25/100 điểm. Thực tế cho thấy công ty cũng quan tâm đến từng cá nhân, cố gắng tạo một môi trường làm việc giống như gia đình, khuyến khích nhân viên làm việc theo nhóm, giúp đỡ lẫn nhau. Công ty coi sự phát triển con người nâng cao niềm tin là chiến lược để phát triển công ty. Điểm số cho VH thị trường và VH sáng tạo lần lượt là 23 và 20/100. Đối với một DN xuất thân từ DN nhà nước thì điểm đánh giá VH thị trường, VH sáng tạo như vậy cũng là khá hợp lý.

Hình 2.3: Kết quả khảo sát theo ý kiến của ban lãnh đạo công ty (Trích nguồn tham khảo công cụ OCAI)

46

Bảng 2.8: Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN theo ý kiến của ban lãnh đạo công ty
Loại VH Gia đình Sáng tạo Thị trường Cấp bậc Tổng điểm Hiện tại 24 17 23 36 100 Kỳ vọng 30 25 23 22 100 Chênh lệch +6 +8 0 -14

(Trích nguồn tham khảo công cụ OCAI)

Hình 2.4: Kết quả khảo sát theo ý kiến của nhân viên trong công ty (Trích nguồn tham khảo công cụ OCAI)

47

Bảng 2.9: Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN theo ý kiến của nhân viên trong công ty
Loại VH Gia đình Sáng tạo Thị trường Cấp bậc Tổng điểm Hiện tại 27 21 23 29 100 Kỳ vọng 27 25 23 25 100 Chênh lệch 0 +4 0 -4

(Trích nguồn tham khảo công cụ OCAI) Nhìn vào đánh giá VH theo ý kiến riêng biệt của ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty thì có thể thấy tuy cả hai ý kiến có điểm bất đồng khi nhận xét về VH hiện tại (đường màu cam) nhưng cả nhân viên và lãnh đạo lại có đồng suy nghĩ khi VH mong muốn (màu xanh) của họ hướng đến VH gia đình. VH gia đình có những đặc tính nổi bật sau: - Đặc tính nổi trội: Bầu không khí làm việc trong công ty ấm áp như một gia đình, mọi người quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau nhưng đồng thời công ty cũng là một sân chơi riêng cho sự sáng tạo. - Phong cách lãnh đạo: Ban lãnh đạo là những người cố vấn tạo điều kiện, nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho công ty, luôn đổi mới và dám nghĩ dám làm. - Nhân viên trong công ty: Có tinh thần đồng đội, làm việc theo nhóm nhưng cũng có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong công việc. - Chất keo kết dính của công ty: Chính là sự đổi mới sáng tạo và sự tin tưởng lẫn nhau, lòng trung thành của nhân viên đối với công ty. - Chiến lược nhấn mạnh: Bao gồm những chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong công ty, nâng cao lòng tin của nhân viên và khách hàng đối với công ty, tìm kiếm cơ hội và thách thức, thu nhận các nguồn lực mới và tạo ra những thách thức mới. - Tiêu chí để thành công: Phát triển nguồn nhân lực, làm việc theo nhóm, quan tâm đến mọi người, phát triển các sản phẩm mới và độc đáo.

48

Nhận xét chung về việc nhận dạng mô hình VHDN theo đánh giá của ban lãnh đạo và nhân viên công ty FAQUIMEX So sánh đường định dạng VH hiện tại (màu cam) và VH mong đợi (màu xanh) theo đánh giá của nhân viên và lãnh đạo của công ty thì độ chênh lệch như sau: Bảng 2.10: Bảng điểm chênh lệch trong đánh giá VH hiện tại và kỳ vọng của cả 2 ý kiến lãnh đạo và nhân viên. Loại VH Gia đình Sáng tạo Thị trường Cấp bậc Lãnh đạo Chênh lệch Khoảng +6 >5 và 5 và

Similar Documents

Premium Essay

Case Study 8.2:Corporate Cultural Changes at Steel-Roll

...Case Study 8.2:Corporate Cultural Changes at Steel-Roll According to the case study 8.2: Corporate Cultural Changes at Steel-Roll, they had a survey of employees that the result are about the problems of conflict between new managers and employees. This essay will discuss the reasons for the problem, type of corporate cultures, culture dimensions faced by CEO and any suggestions. The main problem of this case is misunderstanding of culture change that we can say in three reasons. The culture of an organization defines appropriate behaviors, bonds and motivates individuals and asserts solutions where is ambiguity(Dumetz, 2012, p 232). First of all, the company appointed several new managers who graduated from Western country that means their thinking was different from Russian people. Second, corporate’s goal and objective was not clear. Most employees did not conceive the vision and mission of their company. To be good corporate culture, all people in the company should work together to achieve the organization's goals (p 228). The last reason making the conflict was the role of leader or CEO. He can not remember the values and mission’s company that means he ignore and did not concern the importance of organization culture. This is the result of low level of loyalty making employees had a gossip and nepotism. Moving onto the discussion of stereotype of corporate culture. There are four types that are derived from two related dimensions; task or person (high VS...

Words: 462 - Pages: 2

Premium Essay

International Journal of Business and Management

...integration process of global economy, cultural conflicts gains more and more attentions. After China’s entry to WTO, China economy is involved in world economy further. More and more international companies enter China. However, they encounter with an overall cultural impact. Trans-culture conflicts have already become a problem for international groups. Teams with different cultural beliefs challenge the effectiveness of traditional management theories. Differences between Chinese culture and western culture affect international groups’ management significantly. Trans-culture management gains attentions from international groups more and more. Therefore, it is meaningful to research this issue. This paper selects the international hotel industry in China as a subject to study the trans-culture conflict phenomenon with the hope of achieving effective trans-culture management. Keywords: International hotel group, Trans-culture management 1. Analyze the effect of culture from different levels of international hotel group 1.1 Founders Many companies have their “heroes”. Wilkins defines these people as “living or passing, real or virtual men who are models of behaviors in companies because of their widely-praising characteristics”. Hotel industry is not an exception. It has lots of men of the time, such as Bill Marriot, Kemmons Wilson, and Conrad Hilton. They have high reputations in hotel groups. Their nationalities, experiences, and other cultural backgrounds directly affect companies’...

Words: 2739 - Pages: 11

Premium Essay

Culture

...Volume III Liz Mohn A Cultural Forum Corporate Cultures in Global Interaction Bertelsmann Foundation Gutersloh 2003 A Cultural Forum Corporate Cultures in Global Interaction Global Business Culture – an International Workshop, held in November 2002 in Gutersloh Content 04 05 Content 6 Foreword Liz Mohn Part I: Cultural Diversity as a Challenge for the Management of Globally Acting Companies: Forming Process of Interaction and Acculturation Global Corporate Cultures: Management between Cultural Diversity and Cultural Integration Wolfgang Dorow, Susanne Blazejewski Competing on Social Capabilities: A Defining Strategic Challenge of the New Millennium Piero Morosini Cultural Complexity as a Challenge in the Management of Global Companies Sonja Sackmann Managing Cultural Diversity: Insights from Cross-Cultural Psychology Felix Brodbeck Part II: Trust – Leadership – Conflict Management: Topics of Growing Importance to Multinational Companies at a Time of Globalization Corporate Culture of a Global Company: The Volkswagen Group Ekkehardt Wesner Organisational and Cultural Change at Deutsche Post World Net Joachim Kayser TOSHIBA EUROPE GmbH – An Example of Corporate Culture in Global Interaction Dirk Mandel Topics on the Increasing Significance of Globalization for Multinational Enterprises Gerhard Rübling List of Contributors 10 12 30 58 82 96 98 106 112 115 120 Foreword 06 07 Foreword Liz Mohn Mergers and...

Words: 37658 - Pages: 151

Premium Essay

What Are the Dangers and the Benefits of Corporate Social Responsibility, for Employees, Management, Organisation, Society and the Environment?

...the benefits of corporate social responsibility, for employees, management, organisation, society and the environment? An organisation have the leading and progressively essential role in our daily life, for example, the growing of most of the large firm and increase globalisation that refer to the organisation operating their businesses competing with the corporation in the world. One of an idea that has been the concern of the people in the recent years is the social responsibility. Social responsibility is one of the main problems in the business world. There has a link in between society, business and the government. In the past decade, the economic result of the decisions made by them is a major concern. “Currently, the organisations must also think about the authorization, honourable, ethical along with developmental outcomes with their selections.” (Anderson 15). This essay will discuss “ what the dangers and the benefits of corporate social responsibility, for employees, management, organisation, society and the environment. It will argue about the importance for an organisation to have corporate social responsibilities, which bring the advantages and the disadvantages to the society, cooperation and the government. Corporate social responsibility (CSR) is not explain that how much profit that the firm may earn and then donate to some charity organisation, but it is the connection with several actions that bring the benefits to the society. Corporate social responsibility...

Words: 2298 - Pages: 10

Premium Essay

Research Proposal

...ACKNOWLEDGEMENT First and foremost we would like to thank Almighty Allah, The Glorious, The Supreme, the King of the Kings, whose help and guidance in both worlds is unparallel. We would like to thank to our sir and parents for their help and guidance through out our life. We really want to thank our teacher Sir. Mushtaq Ahmed for his help and to our parents for their moral support to us. Table of Contents INTRODUCTION: 5 RATIONALE AND SIGNIFICANCE: 5 OBJECTIVE OF THE STUDY: 6 CONTRIBUTION: 7 LITERATURE REVIEW/PAST RESEARCH: 7 PROBLEM STATEMENT: 10 THEORATICAL FRAMEWORK: 10 HYPOTHESIS TO BE INVESTIGATED: 12 RESEARCH DESIGN: 12 Methodology: 13 Instrument: 13 Data analysis: 13 REFERENCE: 14 TOPIC: “ROLE OF CORPORATE CULTURE ON EMPLOYEE PERFORMANCE” INTRODUCTION: In the modern business world of today, it is imperative that individuals understand each other as members of the same organization. The study of culture attempts to describe some underlying dynamics...

Words: 4383 - Pages: 18

Premium Essay

When East and West Meet: an Essay on the Importance of Cultural Understanding in Global Business Practice and Education

...Journal of International Business and Cultural Studies When East and West Meet, Page 1 When East and West Meet: An Essay on the Importance of Cultural Understanding in Global Business Practice and Education S. J. Chang Illinois State University ABSTRACT As today’s business decisions and choices are increasingly influenced by the diverse cultural backgrounds and perspectives of various corporate stakeholders, it is critical for business managers to have multicultural understanding. This motivates us to refine our business perspectives and approaches in global arena as well as our educational philosophies on global business management. Based on casual yet experiential discussions, this essay presents some cohesive points on comparative cultural understanding and business implications thereof between the “West” and the “East,” which is presupposed by the cultural contrasts between America and Korea. It can hopefully serve as a practically meaningful guideline for business practice and education on multiculturalism. Keywords: multiculturalism, global business management, comparative cultural understanding Journal of International Business and Cultural Studies When East and West Meet, Page 2 INTRODUCTION Thanks to the rapid and continuous expansion of large global businesses, today people, capital, information, and technology travel more freely, rapidly, and widely than ever. The everexpanding scope and scale of large global firms over the recent decades have...

Words: 5218 - Pages: 21

Free Essay

Corporate Culture

...CORPORATE CULTURE Dual & Duel Organisation  Dual organisation :  68% of firms  2 invisible caracteristics  Horizontal coordination problem  Duel organisation :  32% of cases  One objective : coherence of the actions  Verticale integration problem Strengths of cultural integration (1)  Hypothesis of the corporate culture  In a company  coexistence of heterogeneous cultures around a common project Coroporate culture is divided in three forms :  Inclusive  corporate culture  Entrepreneurial culture  Professional corporation Strengths of cultural integration (2)  Cultural duality : 3 forms  Distribution between repetitive work services status and services in contact with the user of professional workers upon workers in  Domination setback  Status as protection or as access to social ascent Destabilization and cultural ruptures  Two groups in the beginning of the XXe century  One with strong values  The other one identifying itself to the first one  Nowadays the new work organizations change the cohesion in the company.  The individualization grows in two ways. Old regulation based on a shared culture  A glorious past :  Companies : long and rich history  Old and strong culture : values, common representations, collective memory  A dominant professional community :  Regulation based on ancient symbolic domination  Different factors illustrate the several...

Words: 505 - Pages: 3

Premium Essay

Culture of an Organisation

.................................................................8 4.0 Conclusions and Recommendations.....................................................................................13 References..................................................................................................................................14 List of Figures Fig: 2.0 Diagrammatic representations of Hofstede’s cultural dimensions...............................7 AN ANALYSIS OF THE CULTURE OF AN ORGANIZATION 1.0 Background to the Organization Organization culture is a predominant aspect of an organization’s internal environment Azhar (2003). Culture, to some extent, influences performance and efficiency in an organization Rousseau (2000). Every organization has its unique culture that differs from that of other corporate Schein (2004). For purposes of this report I chose IKEA group, I will conduct an in-depth analysis of its culture using the appropriate cultural analysis frameworks and dimensions. IKEA group is a multinational corporation that has a strong corporate culture that is entrenched in its core values. IKEA has its roots in Sweden; it was incorporated as Inter IKEA Systems B. V. in 1983 in the Netherlands. The primary goal or idea of founding IKEA was to make it conceptualize and operationalize IKEA business model in what has...

Words: 2964 - Pages: 12

Premium Essay

Business

...elements of organizational culture. I Discuss the importance of organizational subcultures. I List four categories of artifacts through which corporate culture is communicated. I Identify three functions of organizational culture. I Discuss the conditions under which cultural strength improves corporate performance. I Discuss the effect of organizational culture on business ethics. I Compare and contrast four strategies for merging organizational cultures. I Identify five strategies to strengthen an organization’s culture. McShane−Von Glinow: Organizational Behavior, Second Edition Part Four Organizational Processes Organizational Culture © The McGraw−Hill Companies, 2002 C arly Fiorina is taking Hewlett-Packard back to the future by reformulating the California-based technology company’s legendary culture, known as the H-P Way. “The H-P Way is about innovation; trust and respect and integrity; contribution to community; and performance,” says Fiorina, H-P’s first CEO hired from outside the company. The problem, she argues, is that employees have distorted these values over the years. “The H-P Way has been misinterpreted and twisted as a gentle bureaucracy of entitlement instead of a performance-based meritocracy.” To reinstate a more performance-based culture, Fiorina launched the “Rules of the Garage,” a set of cultural values with symbolic reference to the Palo Alto garage where founders William Hewlett and David Packard started the company in 1939. To...

Words: 12594 - Pages: 51

Premium Essay

Corporate Culture Is Largely Influenced by National Culture and Sustained by Corporate Leadership.

...Corporate culture is largely influenced by national culture and sustained by corporate leadership So many civilisations exist today; all rich with individual cultural heritage and each, distinct with unique features, characteristics, and value systems. Therefore it holds that countries have their individual and distinct cultures which are unique and which apply to them. Consequently, these cultures get infiltrated and remodelled to form part of the culture of organizations as well as influences the decision making behaviour of the corporate leadership system or process. Geert Hofstede, considers that ‘Culture is the collective programming of the mind distinguishing the members of one group or category of people from others’. It could be seen a range of values and meanings shared among individuals and entities belonging to a group, body or category. National culture is regarded as shared meanings, [conscious or unconscious] promoted among people existing within or originating from a country or state and is therefore regarded as the basic value system measure from which organizational values and corporate culture [which is understood as the belief systems or set of values shared that governs behaviours and attitudes within a corporate organization or entity] is developed. A company's corporate leadership (which is constituted of the top executives who govern its operations and plot its strategies for the future,) therefore has the responsibility to uphold this value system...

Words: 1126 - Pages: 5

Premium Essay

Social and Ethical Issues in Global Markets

...Abstract The purpose of this paper is to identify and examine social and ethical issues within the global market. This document will also review how international management and cultural diversity are pertinent to the success of an organization that is operating in a foreign country. Based upon the above mention, this paper will focus on examining and providing frameworks and strategies that implement the concept of corporate social responsibility and cultural diversity. A number of factors are identified in the study, using literature reviews and numerous online research engines. Introduction Business firms that operate in foreign countries face an assortment of ethical and social challenges. These challenges run from fair treatment of employees, stakeholders, and customers, product safety, plant safety, advertising practices, human resources management, environmental problems, business practices, corruption, bribery, kidnapping, torture, and even murder. Therefore, organizations are increasingly concerned about how their actions affect the environment and social welfare. This in turn creates a demand by employees, consumers, investors, lenders, governmental agencies, and other stakeholder groups for demanding firms to operate in an ethical and socially responsible manner. Nevertheless, organizations cannot wantonly abandon their profit maximization aims while internalizing societal goals. As with other organizational decisions, ethical and social...

Words: 3171 - Pages: 13

Premium Essay

Culture Analysis of an Organization

.................................................................8 4.0 Conclusions and Recommendations.....................................................................................13 References..................................................................................................................................14 List of Figures Fig: 2.0 Diagrammatic representations of Hofstede’s cultural dimensions...............................7 AN ANALYSIS OF THE CULTURE OF AN ORGANIZATION 1.0 Background to the Organization Organization culture is a predominant aspect of an organization’s internal environment Azhar (2003). Culture, to some extent, influences performance and efficiency in an organization Rousseau (2000). Every organization has its unique culture that differs from that of other corporate Schein (2004). For purposes of this report I chose IKEA group, I will conduct an in-depth analysis of its culture using the appropriate cultural analysis frameworks and dimensions. IKEA group is a multinational corporation that has a strong corporate culture that is entrenched in its core values. IKEA has its roots in Sweden; it was incorporated as Inter IKEA Systems B. V. in 1983 in the Netherlands. The primary goal or idea of founding IKEA was to make it conceptualize and operationalize IKEA business model in what has...

Words: 2964 - Pages: 12

Premium Essay

Organizational Culture

...C H A P T E R Organizational Culture Learning Objectives After reading this chapter, you should be able to: • Describe the elements of organizational culture. • Discuss the importance of organizational subcultures. • List four categories of artifacts through which corporate culture is communicated. • Identify three functions of organizational culture. • Discuss the conditions under which cultural strength improves corporate performance. • Discuss the effect of organizational culture on business ethics. • Compare and contrast four strategies for merging organizational cultures. • Identify five strategies to strengthen an organization’s culture. 16 S I X T E E N 496 T o an outsider, PeopleSoft is one of the loopiest places on the planet. The Pleasanton, California, business management software company has nerf ball shootouts and minigolf tournaments in the hallways. Dress-down day is every day of the week. A white collar is usually a T-shirt. The bagels and gourmet coffee are free. Having fun is so ingrained that many employees—called PeoplePeople—say it’s the best place to have a bad day. PeopleSoft also values egalitarianism— treating everyone with respect and minimal status differences. Executives don’t have secretaries, special perks, or grandiose offices. “Don’t kiss up and slap down,” PeopleSoft cofounder Dave Duffield reminds everyone. In other words, give the bagel delivery guy the same respect as the company president. PeopleSoft is also extreme on...

Words: 12145 - Pages: 49

Premium Essay

Total Quality Management

...The degree of motivation and the implication of the workforce in the work setting is not only determined by cultural and social values but also by a hierarchy of needs that individuals try to satisfy. A successful cultural oriented corporate strategy should be focused on forging a corporate culture, an organizational framework taking advantage of the variety of individual needs and cultural values. While total quality management (TQM) is a technique that can reinvigorate a company, it requires a change in the organizational culture. TQM requires that each step in the process of making a product or providing a service be done correctly the first time. Many TQM attempts result in mediocre performances because of a lack of motivation, teamwork, or employee involvement. Corporate organizational leaders wanting to implement quality management initiatives can conduct an in-depth self-assessment to determine the extent to which managers within their organizations understand how, what, and why quality management practices enhance competitiveness. The quality management scale adopted and validated in the study can be used by management to assess the level of quality management implementation and international competitiveness assessment in organizations. Some managers have treated TQM largely as a motivational campaign, aiming to improve external customer service. Then there are those that view TQM as an internal training tool used to motivate and provide workers with the...

Words: 439 - Pages: 2

Premium Essay

Culture of an Organisation

........................................6 4.0 Conclusions..........................................................................................................................13 References..................................................................................................................................15 An Analysis of the Culture of an Organization 1.0 Background to the Organization Every organization has a personality that is unique, that individual character in the society is its culture (Barker, 2010). My company of choice for analysis is The Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC). I have used this bank to discuss the central topic in my report.As I have found it to have a strong corporate culture that has continued to improve its efficiency, value, performance and ratings over the years. HSBBC is a privately based organization; it was incorporated in 1865 with a primary objective of increasing trade and commerce between Europe and China. The headquarters of HSBC are located in London, it is among the largest banks in the world, and it has been rated as the second most important of all financial institutions in the world. This bank has a worldwide network comprising of approximately 10,000 branches in seventy-seven countries. Around 1997-2000, HSBC undertook a turnaround strategy, the primary goal of this strategy was to enable this bank retain its position among the top...

Words: 3578 - Pages: 15