Free Essay

De Thi Emba Khoa 10

In:

Submitted By buihuyen
Words 1828
Pages 8
ĐỀ THI E-MBA (ĐỀ SỐ 1)
Thời gian làm bài 180 phút
PHẦN 1 (2 ĐIỂM): CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG
Cầu thị trường là đường dốc xuống dưới về phía phải vì
a. Giá giảm làm cho một số người không mua nữa.
b. Giá giảm làm cho một số người mua nhiều lên .
c. Giá giảm nhưng mọi người vẫn giữ nguyên lượng tiêu dùng.
d. Giá giảm làm cho một số người mua nhiều lên, một số người mua ít đi.
Cung thị trường và cầu thị trường về hàng hoá X đều tăng thì
a. Cả giá và lượng cân bằng đều tăng.
b. Cả giá và lượng cân bằng đều giảm.
c. Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm.
d. Lượng cân bằng tăng.
Chính phủ đánh thuế vào người sản xuất 1000 đồng/đơn vị sản phẩm thì
a. Giá thị trường sẽ tăng lên 1000 đồng.
b. Giá thị trường sẽ giảm đi 1000 đồng.
c. Cần có thêm thông tin mới có thể biết được giá thị trường tăng bao nhiêu.
d. Giá thị trường giữ nguyên.
Khi giá tăng 1%, tổng doanh thu giảm 1% thì cầu là
a. Co giãn.
b. Không co giãn.
c. Co giãn đơn vị.
d. Không câu nào đúng.
Nếu cầu không co giãn, muốn tăng tổng doanh thu thì phải
a. Giảm giá.
b. Tăng giá.
c. Không có cách nào.
d. Không câu nào đúng.
Người tiêu dùng tối đa hoá mức thoả mãn sẽ đạt điểm tiêu dùng tối ưu khi:
a. ích lợi cận biên trên một đồng chi tiêu vào đơn vị cuối cùng của các hàng hoá bằng nhau.
b. ích lợi cận biên của các hàng hoá bằng nhau.
c. ích lợi cận biên của đơn vị cuối cùng của các hàng hoá bằng nhau.
d. ích lợi cận biên trên một đồng chi tiêu của các hàng hoá bằng nhau.
Hãng cạnh tranh hoàn hảo đạt lợi nhuận cực đại khi sản xuất ở mức sản lượng tại đó
a. P=ATCmin
b. MCmin
c. P = AVCmin
d. P = MC
Một hãng có đường tổng chi phí là TC = 100 + 2Q + Q2
a. Sẽ có AVCmin khi Q = 6.
b. Sẽ có AVCmin khi Q = 2.
c. Sẽ có AVCmin khi Q = 0.
d. Không câu nào đúng.
Câu nào trong các câu sau là đúng
a. Hãng độc quyền không thể bị lỗ.
b. Mục đích của hãng độc quyền là sản xuất mức sản lượng cao nhất.
c. Hãng độc quyền có thể bị lỗ.
d. Mục đích của hãng độc quyền là đặt mức giá cao nhất.
Câu nào trong các câu sau là đúng:
a. Đường cung của nhà độc quyền là đường chi phí cận biên phần mằm trên AVCmin.
b. Trong độc quyền không có đường cung.
c. Đường doanh thu cận biên của nhà độc quyền trùng với đường giá.
d. Đường doanh thu cận biên của nhà độc quyền nằm trên đường giá.

PHẦN 2 (2 ĐIỂM): TRẢ LỜI ĐÚNG HAY SAI. GIẢI THÍCH VÀ MINH HOẠ
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đường thẳng sẽ không phản ánh quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
2. Nếu A và B là hàng hóa thay thế trong tiêu dùng, sự gia tăng giá của A sẽ dịch chuyển đường cung B về bên trái.
3. Khi cung giảm làm cho tổng doanh thu tăng lên thì cầu là ít co giãn theo giá.
4. Trong ngắn hạn khi giá thấp hơn tổng chi phí bình quân, hãng cạnh tranh hoàn hảo phải đóng cửa sản xuất.

PHẦN 3 (2 ĐIỂM): SỬ DỤNG MÔ HÌNH CUNG, CẦU CHUẨN ĐỂ GIẢI THÍCH SỰ THAY ĐỔI GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG SAU
1. Dịch cúm gia cầm xảy ra.
2. Chính phủ cấm nhập ô tô nguyên chiếc.
3. Chi phí đầu vào sản xuất máy tính xách tay giảm và cầu máy tính xách tay tăng.
4. Người tiêu dùng ngày càng thích ăn hải sản hơn.

PHẦN 4 (2 ĐIỂM): TRẢ LỜI NGẮN GỌN
1. Tại sao khi giá kem giảm lại làm giá sữa tăng hoặc giảm?
2. Tại sao trong độc quyền bán không có đường cung?
3. Tại sao khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì đường cầu có thể dịch chuyển sang phải hoặc sang trái?
4. Hãy chứng minh quy luật lợi ích cận biên giảm dần giải thích đường cầu cá nhân người tiêu dùng dốc xuống.

PHẦN 5 (2 ĐIỂM): BÀI TẬP
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là TC=Q2 + Q + 169 (trong đó Q là sản lượng sản phẩm còn TC đo bằng $). 1. Hãy cho biết FC, VC, AVC, AFC, ATC và MC 2. Nếu giá thị trường là 55, hãy xác định lợi nhuận tối đa hãng có thể thu được. 3. Xác định sản lượng hòa vốn của hãng. 4. Khi giá thị trường là 11 thì hãng có sản xuất hay không? Tại sao?

ĐỀ THI E-MBA (ĐỀ SỐ 2)
Thời gian làm bài 180 phút
PHẦN 1 (2 ĐIỂM): CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị
a. Những kết hợp hàng hoá mà nền kinh tế mong muốn
b. Những kết hợp hàng hoá khả thi của nền kinh tế
c. Những kết hợp hàng hoá khả thi và hiệu quả của nền kinh tế
d. Không câu nào đúng.
2. Đường cung thị trường dốc lên vì
a. Giá tăng mọi người giảm lượng bán.
b. Giá giảm mọi người tăng lượng bán.
c. Giá tăng mọi người giữ nguyên lượng bán.
d. Giá tăng mọi người bán nhiều hơn trước.
3. Cung thị trường về thực phẩm đông lạnh tăng (ceteris paribus) thì
a. Giá thực phẩm đông lạnh tăng.
b. Giá thực phẩm đông lạnh giảm lượng thực phẩm đông lạnh tăng.
c. Giá và sản lượng thực phẩm đông lạnh đều tăng.
d. Giá và sản lượng thực phẩm đông lạnh đều giảm.
4. Nếu đường cung thị trường dốc lên, đường cầu thị trường dốc xuống, chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 1000 đồng/đơn vị sản phẩm thì
a. Khoản trợ cấp/đơn vị đó sẽ được chia đều cho cả người bán và người mua mỗi bên 500 đồng/đơn vị.
b. Người mua được phần nhiều hơn.
c. Người bán được phần nhiều hơn.
d. Không câu nào đúng.
5. Cho các phương trình cung, cầu sau: PS = 12,5 + 2Q và PD = 50 - Q
Nếu chính phủ đánh thuế vào người sản xuất t = 3/đơn vị sản phẩm thì giá và sản lượng thì trường sẽ là
a. P = 37,5 và Q = 12,5
b. P = 38,5 và Q = 11,5
c. P = 39,5 và Q = 10,5
d. P = 40,5 và Q = 9,5.
6. Người tiêu dùng tối đa hoá mức thoả mãn sẽ chọn:
a. Hàng hoá nào có ích lợi cận biên lớn hơn.
b. Hàng hoá nào giá thấp hơn.
c. Hàng hoá nào có ích lợi cận biên trên một đồng chi tiêu lớn hơn.
d. Hàng hoá nào có ích lợi cận biên trên một đồng chi tiêu nhỏ hơn.
7. Đường chi phí nào trong các đường chi phí sau không có hình chữ U:
a. Đường AFC.
b. Đường MC.
c. Đường AVC
d. Đường ATC
8. Hãng cạnh tranh hoàn hảo vẫn tiếp tục sản xuất khi bị lỗ chừng nào mà
a. Tổng doanh thu vẫn còn bù đắp được tổng chi phí biến đổi.
b. Tổng doanh thu vẫn còn bù đắp được tổng chi phí cố định.
c. Tổng doanh thu vẫn còn bù đắp được tổng chi phí cận biên.
d. Không câu nào đúng.
9. Câu nào trong các câu sau là đúng
a. Hãng độc quyền không thể bị lỗ.
b. Mục đích của hãng độc quyền là sản xuất mức sản lượng cao nhất.
c. Hãng độc quyền có thể bị lỗ.
d. Mục đích của hãng độc quyền là đặt mức giá cao nhất.
10. Thuế trên đơn vị sản phẩm đánh vào nhà sản xuất độc quyền sẽ làm cho
a. Sản lượng tăng, giá giảm, lợi nhuận tăng.
b. Sản lượng giảm, giá tăng, lợi nhuận giảm.
c. Sản lượng giữ nguyên nhưng giá giảm vì thế lợi nhụân giảm.
d. Sản lượng giảm, giá tăng, lợi nhuận giữ nguyên.

PHẦN 2 (2 ĐIỂM): TRẢ LỜI ĐÚNG HAY SAI. GIẢI THÍCH VÀ MINH HOẠ
1. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá B về phía bên trái thì A và B là hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng.

2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần giải thích đường cầu cá nhân của người tiêu dùng dốc xuống.
3. Đường chi phí cận biên luôn cắt đường tổng chi phí bình quân tại điểm cực tiểu của đường tổng chi phí bình quân.
4. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận nên khi bị lỗ doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đóng cửa sản xuất ngay.

PHẦN 3 (2 ĐIỂM): SỬ DỤNG MÔ HÌNH CUNG, CẦU CHUẨN ĐỂ GIẢI THÍCH SỰ THAY ĐỔI GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG SAU
1. Hạn hán làm nhiều vùng lúa bị chết.
2. Chính phủ cấm các nhà hàng buôn bán động vật quý hiếm.
3. Chi phí đầu vào sản xuất kim cương tự nhiên tăng và cầu về kim cương tự nhiên ngày càng tăng.
4. Người tiêu dùng ngày càng không thích hàng hoá Trung Quốc.

PHẦN 4 (2 ĐIỂM): TRẢ LỜI NGẮN GỌN
1. Tại sao trong những năm được mùa nông dân thường lo lắng?
2. Tại sao trong dài hạn hãng cạnh tranh độc quyền có lợi nhuận kinh tế bằng không?
3. Tại sao hệ số cơ giãn chéo của cầu có thể mang giá trị âm hoặc dương?
4. Hãy chứng minh đường chi phí cận biên (MC) luôn đi qua điểm cực tiểu của chi phí bính quân (ATC).

PHẦN 5 (2 ĐIỂM): BÀI TẬP

Một hãng độc quyền có hàm tổng chi phí là TC = Q2 + 40Q + 8000, hàm cầu về sản phẩm của hãng là: P = 500 – Q. a. Xác định mức giá, sản lượng và lợi nhuận khi hãng tối đa hóa doanh thu. b. Xác định mức giá, sản lượng và lợi nhuận khi tối đa hóa lợi nhuận. c. Tính chỉ số đo sức mạnh thị trường và phần mất không do độc quyền gây ra. d. Chính phủ đánh thuế t=60/sản phẩm thì quyết định của nhà độc quyền như thế nào?

Similar Documents

Free Essay

Triet Ly Kinh Doanh

...TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC (ĐÀO TẠO CAO HỌC) Đề tài: Về triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp “Triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp trong phát triển của doanh nghiệp” Người viết: Tống Nguyễn Hồng Việt Mã học viên: Lớp: EMBA 14A Khóa: 14 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 4 1.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp 4 1.2. Hình thức thể hiện và nội dung cơ bản của triết lý doanh nghiệp 6 1.3. Vai trò của triết lý doanh nghiệp trong phát triển doanh nghiệp 8 CHƯƠNG II: TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN FPT 10 2.1. Giới thiệu chung về tập đoàn FPT 10 2.2. Triết lý kinh doanh của chủ tịch tập đoàn và tập đoàn 11 2.3. Đánh giá thành công đạt được 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, triết lý kinh doanh đã tiềm ẩn từ lâu trong tư duy và hành động của nhiều nhà kinh doanh có tầm nhìn chiến lược thuộc các thành phần kinh tế, tuy nhiên chưa phổ biến rộng rãi, chưa được hình thành có hệ thống và thể hiện một cách chính thức, khiến nhiều chuyên gia nước ngoài khi nhận xét về các doanh nghiệp Việt Nam, cho rằng: “đa số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều không có triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn”. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia...

Words: 5742 - Pages: 23