Free Essay

Triet Ly Kinh Doanh

In:

Submitted By VietTong
Words 5742
Pages 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
(ĐÀO TẠO CAO HỌC)

Đề tài:
Về triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp
“Triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp trong phát triển của doanh nghiệp”

Người viết: Tống Nguyễn Hồng Việt
Mã học viên:
Lớp: EMBA 14A
Khóa: 14

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 4 1.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp 4 1.2. Hình thức thể hiện và nội dung cơ bản của triết lý doanh nghiệp 6 1.3. Vai trò của triết lý doanh nghiệp trong phát triển doanh nghiệp 8 CHƯƠNG II: TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN FPT 10 2.1. Giới thiệu chung về tập đoàn FPT 10 2.2. Triết lý kinh doanh của chủ tịch tập đoàn và tập đoàn 11 2.3. Đánh giá thành công đạt được 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, triết lý kinh doanh đã tiềm ẩn từ lâu trong tư duy và hành động của nhiều nhà kinh doanh có tầm nhìn chiến lược thuộc các thành phần kinh tế, tuy nhiên chưa phổ biến rộng rãi, chưa được hình thành có hệ thống và thể hiện một cách chính thức, khiến nhiều chuyên gia nước ngoài khi nhận xét về các doanh nghiệp Việt Nam, cho rằng: “đa số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều không có triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn”.
Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO ngày 01/01/2007, làm cho các doanh nghiệp trong nước phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, cũng như vấp phải rất nhiều khó khăn về: trình độ quản lý, nguồn vốn, giá thành, nhân tài…
Bên cạnh việc phải chọn con đường hội nhập và đặt ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn, quan tâm đến các vấn đề thuộc môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học kĩ thuật…, việc hình thành triết lý kinh doanh trong quản trị chiến lược là nhu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng được các lợi thế cạnh tranh của mình, tạo uy thế, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nắm lấy cơ hội, vượt qua mọi thử thách để tồn tại lâu dài trên thị trường và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất cũng như tạo ra một nguồn lực vô hình có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy tinh thần làm việc của các thành viên trong tổ chức.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.1. Khái niệm
Khái niệm chung về Triết lý
Bàn về triết lý, khái niệm phổ biến nhất trong các giáo trình thường gặp là “Triết lý là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ sâu sắc và khái quát cao) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con người”.
Tuy nhiên, nếu chỉ hình thành từ kinh nghiệm trong cuộc sống của con người thì chưa chắc có cơ sở lý luận và mang tính khái quát, do đó TS. Phạm Văn Sinh đã đưa ra một khái niệm khác về triết lý: “là những tư tưởng (quan niệm, quan điểm) được những cá nhân hoặc những cộng đồng người thừa nhận là đúng đắn, chân lý và sử dụng như là định hướng cho sinh hoạt cuộc sống và các hoạt động xã hội”.
Như vậy, triết lý là phương châm, nguyên tắc mà cá nhân hay cộng đồng, tổ chức luôn cố gắng tuân thủ theo nó để đạt được mục tiêu hay nguyện vọng mà họ đang theo đuổi. Trong cuộc sống có bao nhiêu lĩnh vực thì con người có thể đưa ra bằng đó triết lý để thực hiện theo nó. Triết lý có thể phù hợp với cá nhân, cộng đồng, tổ chức này nhưng lại không phù hợp với cá nhân, cộng đồng, tổ chức khác.
Khái niệm kinh doanh
“Kinh doanh” hiểu theo nghĩa rộng và nói chung là một số hoặc toàn bộ hoạt động của quá trình sản xuất, thương mại, dịch vụ…có mục đích là đạt được lợi nhụân cho chủ thể. Như vậy, kinh doanh là một hình thái đặc thù của kinh tế. Nó không chỉ là hoạt động buôn bán, lưu thông, mà còn bao gồm các hoạt động sản xuất và các loại dịch vụ khác (giải trí, thông tin, du lịch…).
Chủ thể kinh doanh cũng là một khái niệm hệ thống gồm nhiều cấp độ (một cá nhân, một tập thể, doanh nghiệp…) cho nên triết lý kinh doanh chính là các triết lý hình thành trong quá trình kinh doanh của các chủ thể khác nhau.
Triết lý kinh doanh
Kinh doanh, như ta đã biết là tất cả những hành vi và hoạt động có mục đích là đem lại lợi nhuận cho chủ thể. Như vậy, Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh - Theo PGS. PTS. Đỗ Thị Doan và PTS. Đỗ Minh Cường trong cuốn “Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp” định nghĩa.
Những tư tưởng này sẽ được coi là kim chỉ nam để định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh, ngoài mục tiêu lợi nhuận thì các chủ thể kinh doanh còn hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, là các giá trị mang tính nhân bản, gắn liền với con người, là những giá trị mà mọi người đều hướng tới. Khi chủ thể kinh doanh lựa chọn và kết hợp các giá trị nhân văn vào trong triết lý kinh doanh thì nó sẽ có tác động sâu sắc đến tình cảm của khách hàng, của đối tác, của các thành viên trong doanh nghiệp và của cả xã hội. Mối quan hệ giữa triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp
Dựa vào quy mô của các chủ thể kinh doanh – quy mô tổ chức, có thể chia làm hai loại cơ bản: * Triết lý áp dụng cho các cá nhân kinh doanh; * Triết lý cho các tổ chức kinh doanh, là triết lý chung của tổ chức kinh doanh – triết lý quản lý doanh nghiệp.
Trên thực tế trong các nền kinh tế thị trường thì các doanh nhân, chủ thể kinh doanh thành đạt, phát triển nên các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp cho nên triết lý kinh doanh chỉ có giá trị phổ quát khi nó áp dụng được trong các doanh nghiệp. Mặt khác, quản lý một doanh nghiệp bao giờ cũng phức tạp, khó khăn hơn hoạt động của một cá thể tự kinh doanh.Với những lý do trên có thể nhận thấy “phần chủ yếu và thực chất của triết lý kinh doanh là bộ phận triết lý chung của tổ chức kinh doanh – triết lý chung của doanh nghiệp còn gọi tắt là triết lý doanh nghiệp”.
Nói cách khác, triết lý doanh nghiệp là triết lý kinh doanh của tất cả các thành viên của một doanh nghiệp cụ thể. Triết lý doanh nghiệp là triết lý kinh doanh chung của tất cả các thành viên của một doanh nghiệp cụ thể. Khi một chủ thể kinh doanh trở thành người lãnh đạo doanh nghiệp, họ sẽ cố gắng vận dụng các tư tưởng triết học về kinh doanh và tổ chức quản lý của họ, phát triển nó thành triết lý chung của doanh nghiệp đó. Nó là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Thực tế cho thấy, sự phát triển của doanh nghiệp được định hướng chủ yếu từ triết lý doanh nghiệp đúng đắn. Tuy nhiên, cũng giống như triết lý, triết lý doanh nghiệp này có thể phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức này nhưng lại không phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức khác. 1.2. Hình thức thể hiện và nội dung cơ bản của triết lý doanh nghiệp
Thông thường, triết lý doanh nghiệp được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, có thể được in ra thành các cuốn sách nhỏ và phát cho nhân viên, có thể là một văn bản nêu rõ thành từng mục (7 quan niệm kinh doanh của IBM), hoặc một số doanh nghiệp chỉ có triết lý kinh doanh dưới dạng slogan chứ không thành văn bản.
Nội dung cơ bản của triết lý doanh nghiệp biểu hiện trong bản sứ mệnh của doanh nghiệp, tầm nhìn, triết lý kinh doanh và hệ thống các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, được trình bày đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ, cũng có thể nhấn mạnh vào tính độc đáo, khác thường của doanh nghiệp.
Sứ mệnh
Mỗi một doanh nghiệp ra đời đều mang một sứ mệnh. Sứ mệnh của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Tại sao ta lập doanh nghiệp? Mục đích lâu dài của nó là gì? Doanh nghiệp làm gì để tồn tại và phát triển? Khi sứ mệnh của doanh nghiệp được tuyên bố một cách rõ ràng thì các thành viên sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định sẽ làm gì và làm như thế nào để cùng doanh nghiệp đi đúng hướng và thực hiện được sứ mệnh của nó. Khi nhân viên hiểu biết về sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ tin tưởng hơn vào con đường mà mình đang đồng hành cùng doanh nghiệp, thấy rõ ý nghĩa của công viêc mình đang thực hiện. Chỉ có sứ mệnh rõ ràng, lâu dài thì doanh nghiệp mới trường tồn được.
Tầm nhìn
Là bức tranh lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Sứ mệnh trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp làm gì thì tầm nhìn sẽ trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp sẽ đạt được gì và đi tới đâu? Tầm nhìn là kết quả của việc thực hiện sư mệnh nếu như không có bất cứ khó khăn trở ngại nào
Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội và nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong cả thời kì phát triển lâu dài. Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo, xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và cho khách hàng biết đến doanh nghiệp. Hiểu theo một cách khác, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là một tín điều, nhắc nhở các thành viên về tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, Triết lý kinh doanh còn là đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp và do các thành viên trong doanh nghiệp sáng tạo ra. Nó trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên và định hướng hoạt động của mỗi thành viên vì vậy triết lý kinh doanh trở thành giá trị văn hóa vô hình điển hình trong doanh nghiệp phải có thời gian hình thành truyền từ đời này sang đời khác.
Hệ thống giá trị cốt lõi
Gía trị của doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc trong doanh nghiệp. Bao gồm:
- Nguyên tắc của doanh nghiệp: Chính sách xã hội, các cam kết đối với khách hàng;
- Lòng trung thành và cam kết;
- Hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi.
Hệ thống giá trị là cơ sở, là thành phần cốt lõi để quy định, xác lập nên các tiêu chuẩn về đạo đức trong hoạt động của công ty. Giống như là một bảng các tiêu chuẩn đạo đức trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa đều có đặc điểm chung là đề cao nguồn lực con người, coi trọng đức tính trung thực, kinh doanh chính đáng, chất lượng… như là những mục tiêu cao cả cần vươn tới. Đó cũng chính là những chuẩn mực chung định hướng cho các hoạt động của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. 1.3. Vai trò của triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp trong phát triển doanh nghiệp 1.4.1. Triết lý doanh nghiệp là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách đặc thù của doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi, nhằm tạo nên một phong cách làm việc, sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà bản sắc văn hóa của nó.
Công tác đào tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh doanh, triết lý kinh doanh giáo dục cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong một môi trường văn hóa tốt nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấy vươn lên, và có lòng trung thành, tinh thần hết mình vì doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá hành vi của mọi thành viên nên nó có vai trò điều chỉnh hành vi của nhân viên qua việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp, với thị trường khu vực và với xã hội nói chung. Các đức tính thường được nêu ra như trung thực, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác, tôn trọng cá nhân, tôn trọng kỷ luật,…
Nhờ có hệ thống giá trị được tôn trọng, triết lý doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh nghiệp, tránh trường hợp lạm dụng chức quyền,… 1.4.2. Triết lý kinh doanh là cốt lõi của Văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của nó.
Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh văn hóa và bằng phương thức này nó có thể phát triển một cách bền vững.
Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi thành tố của văn hóa doanh nghiệp có một vị trí, vai trò khác nhau trong một hệ thống chung, trong hạt nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị.
Do vạch ra sứ mệnh – mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu, một hệ thống các giá trị có tính pháp lý và đạo lý, chủ yếu là giá trị đạo đức của doanh nghiệp. Nói gọn hơn, triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của phong cách – phong thái của doanh nghiệp đó.
Triết lý doanh nghiệp là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh thần – ý thức của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức đời thường và tâm lý xã hội. Một khi đã phát huy được tác dụng thì triết lý doanh nghiệp trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo. Do đó triết lý doanh nghiệp là cơ sở bảo tồn phong thái và bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
Triết lý doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngoài; nó là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là cái tinh thần “thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh thống nhất” tạo ra một hợp lực hướng tâm chung. Do vậy, triết lý doanh nghiệp là công cụ tốt nhất của doanh nghiệp để thống nhất hành động của người lao động trong một sự hiểu biết chung về mục đích và giá trị.
Tóm lại, triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này, qua đó, góp phần tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong số các yếu tố hợp thành văn hóa doanh nghiệp. 1.4.3. Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng để quản lý chiến lược của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vốn rất phức tạp và biến đổi không ngừng. Để tồn tại được doanh nghiệp cần phải có tính mềm dẻo, linh hoạt và hơn thế nữa, muốn phát triển được lâu dài, nó cần them năng lực chủ động kinh doanh với tính khôn ngoan, sáng suốt. Tính định tính, sự trừu tượng của triết lý kinh doanh cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thích nghi với môi trường đang thay đổi và các hoạt động bên trong. Nó tạo ra sự linh động trong việc thực hiện, sự mềm dẻo trong kinh doanh. Nó chính là một hệ thống các nguyên tắc tạo nên cái “dĩ bất biến ứng vạn biến” của doanh nghiệp.
Triết lý doanh nghiệp có vai trò định hướng, là một công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Nếu thiếu một triết lý doanh nghiệp có giá trị thì chẳng những tương lai lâu dài của doanh nghiệp có độ bất định cao mà ngay cả trong việc lập các kế hoạch chiến lược và dự án kinh doanh của nó cũng rất khó khăn vì thiếu một quan điểm chung về phát triển giữa các tầng lớp, bộ phận của tổ chức doanh nghiệp. Sự trung thành với triết lý kinh doanh còn làm cho nó thích ứng với những nền văn hóa khác nhau ở các quốc gia khác nhau đem lại thành công cho các doanh nghiệp. 1.4.4. Triết lý kinh doanh là cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp
Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý doanh nghiệp là một văn bản pháp lý và cơ sở văn hóa để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có tính chiến lược, trong những tình huống mà sự phân tích kinh tế lỗ - lãi vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Vì vậy, trong các công ty xuất sắc của Mỹ như IBM, Intel… các nhà quản trị đều có thói quen đối chiếu triết lý doanh nghiệp với các dự định hành động cũng như các kế hoạch chiến lược trong giai đoạn xây dựng. Họ nhận thức được rằng nếu làm trái với sứ mệnh và giá trị của công ty thì sẽ dẫn tới thất bại.
CHƯƠNG II: TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN FPT
2.1. Giới thiệu chung về tập đoàn
Thành lập ngày 13/09/1988, trong hơn 25 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Dịch vụ CNTT, Phân phối và Sản xuất các sản phẩm CNTT, Bán lẻ sản phẩm CNTT...với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD, tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng và nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500). FPT có bề dày thành tích trong việc tạo dựng và triển khai các mô hình kinh doanh mới có quy mô lớn.
2.2. Triết lý kinh doanh của chủ tịch tập đoàn và tập đoàn FPT
2.2.1 Triết lý kinh doanh của chủ tịch tập đoàn
Ông Trương Gia Bình, người sáng lập ra FPT, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tâm sự: “Khi ra nước ngoài nhìn cảnh người Nhật cũng tóc đen da vàng như người Việt được tôn trọng hơn, tôi mới thấm thía một điều nghèo là hèn, hèn là nhục. Lúc đấy với học vị phó tiến sĩ toán lý tại một trường đại học danh giá nhất Liên Xô (MGU), tôi có rất nhiều lựa chọn cho tương lai của mình. Nhưng tôi cùng một số đồng đội của mình từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học cơ bản để chuyển sang làm kinh tế với hi vọng mang lại sự giàu có cho bản thân và đất nước”. Từ đó, ông xác định sứ mệnh cho tập đoàn FPT “là tập đoàn đi đầu về CNTT, góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo”. Sự sang ngang của ông đã có tác động lớn đến sự phát triển của ngành CNTT VN.
Ông cũng thường xuyên nhắc nhở: Một trong các triết lý căn bản của FPT là hài hòa âm dương ngũ hành. Như lịch sử xưa nay chứng tỏ, dân bao giờ cũng hài hòa. Sự thiên lệch chỉ có ở các ông vua, chẳng hạn ông này quá cứng rắn hoặc ông kia quá nhu nhược… Phần lớn những ông vua thiên lệch không có khả năng nhận ra sự cân bằng sẵn có trong dân chúng. Vì thế, mọi hành động của ông ta, dù với thiện chí dung hòa, cũng chỉ tạo ra sự hỗn loạn. Ở FPT, Chủ tịch HĐQT là người to nhất nên Chủ tịch HĐQT là người đầu tiên phải 'hài hòa'. Chủ tịch hài hòa là công ty hài hòa, bởi vì như đã nói ở trên, nhân dân bao giờ chả trung dung.
2.2.2 Triết lý kinh doanh của tập đoàn FPT
Sứ mệnh
“Sứ mệnh quan trọng của FPT là mang công nghệ, tri thức giúp các cá nhân phát huy tài năng và góp phần giải quyết các bài toán kinh tế - xã hội.”
Tầm nhìn
“Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT mong muốn liên tục giữ vững vị trí Nhà tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin dẫn đầu Việt Nam, vươn lên sánh vai cùng các tên tuổi lớn trên thế giới, mang lại cho mỗi thành viên của mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, mang lại thành công chung cho khách hàng, đối tác và đóng góp cho cộng đồng”
Triết lý kinh doanh
FPT có ba triết lý kinh doanh xuyên suốt. Thứ nhất là hài hòa, nghĩa là muốn phát triển phải lo bền vững, muốn thành công phải cùng thành công. Thứ hai là nhất quán, điều này có nghĩa một công ty thành công cần có một tổ chức nhất quán, hành động nhất quán và mục tiêu nhất quán. Thứ ba, con người là giá trị cốt lõi. Hướng tới mục tiêu chung trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu về dịch vụ thông minh.
Bên cạnh đó, ông Trương Gia Bình, khi nói về triết lý kinh doanh và các thành tựu của FPT cho biết, triết lý kinh doanh của FPT còn là “tư duy chiến lược giao thoa 3 vòng”. Nghĩa là trước khi quyết định làm gì, FPT cần phải tìm ra câu trả lời cho 3 câu hỏi để tìm phần giao của 3 vòng tròn. Vòng tròn thứ nhất là “Có phù hợp với đam mê FPT theo đuổi không?”, vòng tròn thứ hai là “FPT có thể làm tốt nhất không?” và vòng tròn thứ ba là “Có mang lại lợi nhuận cao không?”. FPT vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những điểm giao thoa tiêu biểu mới theo xu hướng phát triển của ngành công nghệ.
Năm 2000, FPT là công ty CNTT VN tiên phong mở văn phòng tại thung lũng Silicon (Mỹ) để thực hiện giấc mơ xuất khẩu phần mềm và đưa tên VN vào bản đồ số của thế giới. Hiện FPT là công ty phần mềm VN duy nhất mở công ty 100% vốn tại Mỹ. Năm 2013, FPT đặt mục tiêu doanh thu cho lĩnh vực xuất khẩu phần mềm là 100 triệu USD. Đây cũng là con số doanh thu mục tiêu mà FPT đề ra cho thị trường Mỹ vào năm 2016. FPT đặt ra mục tiêu lớn cho thị trường Mỹ bởi các lý do: Thứ nhất, thế giới bắt đầu cuộc chuyển dịch trong vòng 20 năm từ máy chủ, máy trạm sang xu hướng công nghệ mới Mobility, Cloud, Big Data. Thế giới đang ước tính thiếu khoảng 3 triệu người làm trong các lĩnh vực công nghệ. VN là một quốc gia dân số trẻ, hiếu học tại sao lại không tham dự vào cuộc dịch chuyển cùng thời đại này? Thứ hai, quá trình dịch chuyển này đòi hỏi rất nhiều công tác nghiên cứu phát triển và sự sáng tạo. Silicon Valley (Mỹ) là cái nôi có nguồn nhân lực nghiên cứu người Mỹ dồi dào, đó là lý do FPT mời họ tham gia với đội ngũ chuyên gia của FPT để cùng bước theo sự phát triển của các xu hướng công nghệ mới.
Hệ thống giá trị cốt lõi
Ông Bình chia sẻ: “Tinh thần FPT là những giá trị cốt lõi làm nên thành công và quy định tính chất nổi trội của thương hiệu FPT, được hình thành qua những ngày tháng gian khổ đầu tiên của công ty, được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự học hỏi, được tôi luyện qua những thử thách trong suốt quá trình phát triển. Người FPT tôn trọng cá nhân, đổi mới và đồng đội. Đây là nguồn sức mạnh tinh thần vô địch đem đến cho FPT thành công nối tiếp thành công. Tinh thần này là hồn của FPT, mất nó đi FPT không còn là FPT nữa. Mỗi người FPT có trách nhiệm bảo vệ đến cùng tinh thần FPT”.
Lãnh đạo các cấp – người giữ lửa tinh thần cho FPT cần chí công, gương mẫu và sáng suốt. Có như vậy FPT sẽ phát triển và trường tồn cùng thời gian. “Tôn đổi đồng” và “chí gương sáng” chính là các giá trị cốt lõi, là tinh thần FPT đã làm nên sự thành công khác biệt của FPT trong 25 năm qua.
“Nếu được gìn giữ và phát huy, tinh thần FPT sẽ còn dẫn dắt FPT trường tồn, tiếp tục thành công vượt trội, đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa” - ông Bình khẳng định.
Chiến lược cạnh tranh
Các hướng phát triển như phần mềm, dịch vụ CNTT, viễn thông, nội dung số, giáo dục của FPT vẫn cho thấy tiềm năng phát triển lớn dù tình hình vĩ mô còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, năm 2012 FPT đã triển khai những nền tảng quan trọng trong chiến lược OneFPT.
Tạo ra doanh thu mới bằng các sản phẩm dịch vụ và các thị trường mới . Đặc biệt chú trọng phát triển các mảng dịch vụ tạo giá trị gia tăng cao và mang lại dòng tiền ổn định, ngay cả trong thời điểm khó khăn
Liên tục đổi mới sáng tạo trong các ngành kinh doanh truyền thống để mang lại sự tăng trưởng ổn định và duy trì vị thế dẫn đầu, vượt trội trong ngành.
Hiện đại hóa hệ thống quản trị và tăng độ trưởng thành cho tất cả các quy trình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Tập đoàn FPT.
2.3. Đánh giá thành công đạt được
Với triết lý kinh doanh đúng đắn và những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh và xây dựng hình ảnh thương hiệu của tập đoàn FPT, những thành công của tập đoàn đã đạt được vô cùng đáng kể. 10 năm trở lại đây, doanh thu FPT tăng 8 lần, đạt 1,3 tỷ USD, nhân lực tăng 8 lần, đạt 15 ngàn người, đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Từ năm 1988 - 2012, doanh thu của FPT tăng trung bình 53,23%/năm; Lợi nhuận tăng trung bình 52,57%/năm; Tổng nộp ngân sách nhà nước gần 23.562 tỷ đồng và tạo 15.000 công ăn việc làm cho đất nước.
Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ tới 46/63 tỉnh thành tại Việt Nam. FPT đã có mặt tại 14 quốc gia trên thế giới. Ở lĩnh vực nội dung số, FPT hiện là đơn vị Quảng cáo trực tuyến số 1 tại Việt Nam (chiếm 50% thị phần) và tự hào sở hữu hệ thống báo điện tử có hơn 30 triệu lượt truy cập mỗi ngày, tương đương số người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Ở lĩnh vực viễn thông, FPT là 1 trong 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Việt Nam cung cấp đa dạng các sản phẩm. Ngoài ra, FPT còn sở hữu một khối giáo dục đại học và dạy nghề với tổng số hơn 15.000 sinh viên và là một trong những đơn vị đào tạo về CNTT tốt nhất tại Việt Nam.
Con đường FPT chọn chính là công nghệ, vươn tới tầm cao năng suất lao động mới bằng những tri thức mới thông qua công nghệ. Phát huy tối đa khả năng sáng tạo và linh hoạt, nỗ lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ trong mọi hoạt động ở mọi cấp, hướng tới mục tiêu chung OneFPT - Tập đoàn Công nghệ Toàn cầu Hàng đầu của Việt Nam.
Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, FPT đã và đang là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm VN, là công ty tiên phong trong sứ mệnh đưa VN trở thành cường quốc CNTT trên thế giới trong tương lai.
KẾT LUẬN
Như vậy, để tồn tại bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, mỗi doanh nghiệp không thể thiếu triết lý kinh doanh đúng đắn: tiến hành kinh doanh vì cái gì, như thế nào? Triết lý kinh doanh được hình thành từ thực tiễn kinh doanh và khả năng khái quát hóa, sự suy ngẫm, trải nghiệm của chủ thể kinh doanh. Làm sao để có được quan niệm kinh doanh đúng đắn và phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp là điều không hề đơn giản, đòi hỏi tầm nhìn, cái tâm và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của chủ thể kinh doanh.
Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nằm trong tầng sâu nhất, cốt lõi nhất của văn hóa doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp không phải chỉ là những ý tưởng, lý tưởng nằm trong suy nghĩ, trên giấy tờ mà phải thẩm thấu vào các lớp khác của văn hóa doanh nghiệp, được hiện thực hóa qua hoạt động của doanh nghiệp đó, chứa đựng trong sản phẩm và kết quả của chính doanh nghiệp đó tạo ra. Một doanh nghiệp muốn có nền tảng văn hóa mạnh thì trước hết cần phải có triết lý kinh doanh mạnh, có tầm ảnh hưởng sâu sắc, đảm bảo được tính nhân sinh, vì con người, xác định mục tiêu phục vụ cộng đồng, thể hiện được bản sắc của doanh nghiệp và không ngừng đổi mới mới có thể trở thành kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này chỉ tập trung đề cập đến triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp trong phát triển doanh nghiệp và liên hệ thực tiễn với tập đoàn FPT, là một doanh nghiệp lớn, đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, chưa bao quát được vai trò của triết lý kinh doanh trong phát triển cá nhân người doanh nhân, chủ thể kinh doanh cũng như chưa liên hệ thực tiễn với các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng “Triết lý kinh doanh” – Trường Đại học kinh tế quốc dân – Trung tâm đào tạo từ xa 2. TS Đặng Đức Dũng: Văn hóa doanh nghiệp - nền tảng phát triển sau khủng hoảng (trực tuyến), Báo diễn đàn doanh nghiệp điện tử, năm 2012, http://dddn.com.vn 3. Phạm Thị Thu Phương – Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu – NXB KHKT 2007 4. Tinh thần FPT, Báo diễn đàn doanh nghiệp điện tử, năm 2013, http://dddn.com.vn 5. Chủ tịch HĐQT là người đầu tiên phải 'hài hòa', Chúng ta (chungta.vn), trang tin nội bộ của Tập đoàn FPT

Similar Documents

Free Essay

Ikea Va Tuyen Ngon Cua Nha Buon Go

...IKEA là tập đoàn chuyên kinh doanh đồ gỗ của nhà tỉ phú Thụy Điển Ingvar Kamprad. Trải qua trên 50 năm thành lập, IKEA ngày nay trở thành một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ với các trung tâm thương mại đồ gỗ đặt tại 31 nước khác nhau và 76.000 nhân viên. Doanh số hàng năm của IKEA đạt trên 12 tỉ euro. Ông Ingvar Kamprad, người sáng lập ra hãng cũng như các nhà lãnh đạo của hãng đã ứng dụng một cách thông minh ba (03) nhân tố thuộc yếu tố đầu vào ( môi trường, nguồn lực và lịch sử) trong Mô hình Cân bằng để góp phần mang lại thành công cho IKEA như ngày hôm nay. Trong ba nhân tố đó thì lịch sử là một nhân tố nổi bật của tập đoàn. Ingvar Kamprad không những là người sáng lập, nhà lãnh đạo thành công mà ông còn là một huyền thoại sống của IKEA. Những câu chuyện, giai thoại về Ingvar Kamprad và IKEA vẫn được lưu truyền trong thế giới những nhà kinh doanh đồ gỗ cũng như kinh doanh nội thất và thậm chí các mặt hàng khác tại Thụy Điển và cả trên toàn thế giới. Ngay từ khi rất nhỏ, Ingvar Kamprad đã biết đến kinh doanh và tỏ ra có năng khiếu về buôn bán. Khi mới 5 tuổi, Ingvar đã được biết là một cậu bé lanh lợi chuyên đi các nhà trong làng để bán từng bao diêm cho họ. Bắt đầu từ những que diêm, sau Ingvar còn biết bán nhiều thứ khác nữa. Chính cậu bé Ingvar là người đã giúp những người hái dâu và người đi câu cá có thể bán các sản phẩm của mình. Ingvar Kamprad làm quen với khái niệm thương mại từ đó và ông đã có được sự đam mê kinh doanh buôn bán từ nhỏ. Ingvar Kamprad lớn...

Words: 3989 - Pages: 16

Free Essay

Unknown

...http://vietbao.vn/Kinh-te/Triet-ly-IKEA-Cau-chuyen-than-ky-ve-mot-thuong-hieu/20537948/87/ Cách mà IKEA đã trở thành một thương hiệu hàng đầu về bán lẻ đồ gỗ là một câu chuyện thần kỳ. IKEA được đánh giá là một điển cứu thương hiệu được trích dẫn hàng đầu. |[pic] | |Với hàng trăm cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Mỹ đang làm ăn rất phát đạt phục | |vụ hơn 410 triệu khách hàng, IKEA thực sự là gã khổng lồ đáng nể nhất trong ngành bán lẻ. | Không phải Walmart, vì dù là đại gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ nhưng lại chẳng thể thành công tại Brazil, Đức và Nhật. Cũng không phải là Carrefour, gã khổng lồ nữa của Châu Âu không được thành công tại Mỹ. Mà chính ngay tại thời điểm này, với 226 cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Mỹ đang làm ăn rất phát đạt phục vụ hơn 410 triệu khách hàng, IKEA mới thực sự là gã khổng lồ đáng nể nhất trong ngành bán lẻ. Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra câu chuyện thế này chưa: Khi Roger Penguino, một chuyên gia máy tính của Apple Computer nghe nói rằng IKEA sẽ tặng một món quà trị giá 4.000 USD bằng hiện vật cho người đầu tiên có mặt tại cửa hàng sắp khai trương tại Atlanta, thế là không có cách nào, Penguino dựng ngay một cái lều ngay trước cửa hàng và chờ đợi. Vài ngày mệt mỏi chờ đợi trôi qua, vào cái ngày mà IKEA khai trương cửa hàng của mình, hơn 2000 fan của IKEA đã tham gia cùng với Penguino. Bầu không khí không khác gì một lễ...

Words: 1862 - Pages: 8

Free Essay

Viettel

...thông quân đội Viettel………….trang 5 Thành tựu đạt được sau 25 năm thành lập và phát triển 1. Các giải thưởng……………………………………………………………..trang 12 2. Doanh thu…………………………………………………………………..trang 13 3. Thị trường kinh doanh……………………………………………………...trang 14 IV. Bài học thành công của Viettel…………………………………………….trang 17 Kết luận…………………………………………………………………….trang 20 V. 2 I. Giới thiệu chung về tập đoàn Viettel và Tổng công ty cổ phần đầu tư Viettel 1. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% (Viettel Global) vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin. Loại hình: doanh nghiệp quân đội nhà nước Ngành nghề: dịch vụ Bưu chính – viễn thông (cố định, di động, internet) Thành lập: năm 1989 Trụ sở chính: số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm Hà Nội Tổng giám đốc: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng Lãi thực: 27.000 tỉ VND (2012) ~ 1,35 tỷ USD Nhân viên: 24.500 người (tháng 12/2010) Slogan: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way) - Viettel luôn nỗ lực để thấu hiểu khách hàng, lắng nghe khách hàng. Triết lí kinh doanh: Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ...

Words: 6538 - Pages: 27

Free Essay

Business

...Môn VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1. Cho ví dụ một triết lý lãnh đạo mà bạn quan tâm, giải thích sự ảnh hưởng của triết lý này đến việc tuyển dụng nhân viên trong công ty? 2. Trình bày và giải thích các nguyên nhân gây ra sự phân hóa văn hóa doanh nghiệp? 3. So sánh sự khác nhau giữa văn hóa bối cảnh cao và văn hóa bối cảnh thấp, với tối thiểu 5 tiêu chí? 4. Cho ví dụ, giải thích sự khác nhau giữa văn hóa tách biệt và văn hóa nhập nhằng? 5. Hãy giải thích và cho ví dụ của riêng bạn về sức ỳ và thành kiến văn hoá? 6. Trình bày giá trị tuyên bố và giá trị sử dụng trong văn hóa doanh nghiệp? 7. Hãy cho 2 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và trình bày sự ảnh hưởng của 2 giá trị cốt lõi này đến các biểu hiện hữu hình của văn hóa doanh nghiệp? 8. Theo mô hình Quin và Cameron, nhà lãnh đạo phải có phong cách như thế nào để phù hợp nếu văn hóa công ty là: (giải thích và cho ví dụ minh họa) a)văn hóa đồng thuận b)văn hóa sáng tạo c)văn hóa thị trường d)văn hóa thứ bậc 9. Cho ví dụ, giải thích sự khác nhau giữa logic quy trình và logic văn hóa? 10. Cho ví dụ, giải thích sự khác nhau giữa văn hóa trọng giá trị chung và văn hóa trọng giá trị riêng? 11. Theo ý kiến của cá nhân bạn, việc thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh đối với các doanh nghiệp hiện nay là khó hay dễ ? Vì sao ? 12. Các yêu cầu về Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp của cấp...

Words: 395 - Pages: 2

Free Essay

Triết 1

...Trường Đại học Ngoại Thương TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 10/2011 MỤC LỤC Mở đầu ................................................................................................................1 I. Phép biện chứng và mối liên hệ phổ biến…………………………………………………...2 II. Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .....................................4 1. Độc lập – Tự chủ ……………………………………………………………………………………4 2. Hội nhập quốc tế ……………………………………………………………………………………5 3. Mối liên hệ giữa giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế …………………………………………………..6 4. Vận dụng có hiệu quả mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế …………………………..8 Kết luận ………………………………………………………………………………………………………..12 Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………….12 MỞ ĐẦU Trong bối cảnh thế giới hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các quốc gia. Trong xu thế đó, quốc gia nào có chiến lược, đường lối đúng đắn và được thực hiện một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho sự phát triển kinh tế, còn ngược lại sẽ dẫn đến những hậu quả...

Words: 6094 - Pages: 25

Free Essay

Huyen's

...Báo cáo: XỬ LÍ KHỦNG HOẢNG PHỞ 24 Thành viên nhóm ( TT40A) 1. Nguyễn Văn Cao 2. Nguyễn Ngọc Huyền 3. Vũ Hồng Hải 4. Nguyễn Thị Lan Hương 5. Vũ Phương Khanh 6. Nguyễn Nhật Lệ 7. Lê Việt Trinh BÁO CÁO : XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG PHỞ 24H I. THƯƠNG HIỆU PHỞ 24 VÀ VỤ KHỦNG HOẢNG 1. Thông tin tổng quan về Phở 24 Phở 24 là một chuỗi nhà hàng có các cơ sở chạy dọc cả nước do giám đốc Lý Quý Trung xây dựng nên, thuộc tập đoàn Việt Thái Quốc Tế. Mở cửa từ năm 2003 với bề dày 12 năm kinh nghiệm, quy mô gần 100 cửa hàng trên cả nước, có thể nói Phở 24 đang là một “đại gia” franchise tại Việt Nam. Đây còn là một thương hiệu Việt được xây dựng với những tiêu chuẩn của phương Tây (từ cách quản lý, xây dựng thương hiệu cho đến cách phục vụ…). Đến tháng 6/2012, Phở 24 đã sở hữu 70 cửa hàng với cơ cấu 70% trong nước và 30% nước ngoài. 2. Triết lý kinh doanh. * Mọi thứ Phở 24 làm đều dựa trên chất lượng, dịch vụ khách hàng và sự trung thực. * Khách hàng thường xuyên là mạch máu của việc kinh doanh. * Khách hàng mới là nguồn năng lượng vô giá cho sự phát triển. * Nhân rộng công thức thành công bằng nhượng quyền kinh doanh. * Chọn lọc kỹ đối tác nhượng quyền. 3. Đặc điểm của Phở 24. * An toàn và vệ sinh. * Khẩu vị thời thượng, bớt béo, ăn thanh, ăn phải no, đầy đủ chất dinh dưỡng. * Chất lượng dịch vụ đồng nhất ở các quán hàng. * Phạm vi hoạt động rộng trong và ngoài nước. 4. Ý nghĩa của tên gọi Phở 24. *...

Words: 2159 - Pages: 9

Free Essay

Cultural of Corporate

...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- LƯU THỊ TUYẾT NGA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- LƯU THỊ TUYẾT NGA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ TIẾN DŨNG Tp. Hồ Chí Minh Năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Học viên thực hiện: Lưu Thị Tuyết Nga MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh sách các chữ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………….................…… 01 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 02 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 02 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 03 5. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 03 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............... 04 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN HÓA ..................

Words: 18963 - Pages: 76

Free Essay

Giới Thiệu Callaway Golf

...2013 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Nhóm thực hiện (QTCL3_09): Lê Thị Diểm 36k16.2 Châu Thị Phượng 36k16.2 Lê Thị Hằng Sương 36k16.2 Nguyễn Thị Thùy Giang 36k16.2 10/09/2013 2013 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Nhóm thực hiện (QTCL3_09): Lê Thị Diểm 36k16.2 Châu Thị Phượng 36k16.2 Lê Thị Hằng Sương 36k16.2 Nguyễn Thị Thùy Giang 36k16.2 10/09/2013 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC MỤC LỤC 1.Tổng quan về Callaway Golf 2 1.1. Giới thiệu công ty 2 1.2. Vài nét về người sáng lập 2 1.3. Các sản phẩm chính của công ty 3 1.4. Các thành tựu về các giải thưởng đã đạt được 4 2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 4 2.1. Lịch sử hình thành 4 2.2. Quá trình phát triển 4 3.PHÂN TÍCH SỨ MỆNH VIỄN CẢNH 5 3.1. Sứ mệnh 8 3.2. Viễn cảnh 10 1. Tổng quan về Callaway Golf Callaway Golf là công ty sản xuất gậy golf hàng đầu thế giới 1.1. Giới thiệu công ty * Thông tin chính * Tên đăng ký kinh doanh: CALLAWAY GOLF * Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần * Thành lập: 1982 * Trụ sở chính: Carlsbad,California, Mỹ * Mã chứng khoán: ELY tại sàn New York * Lĩnh vực kinh doanh: Công ty chuyên thiết kế, sản xuất, và bán thiết bị , phụ kiện golf và các sản phẩm liên quan đến golf. Công ty thiết kế sản phẩm của mình dựa trên công nghệ tiên tiến. Sản phẩm của công ty được thiết kế cho người chơi golf ở tất cả các cấp độ kỹ năng cả nghiệp dư và chuyên nghiệp, và...

Words: 5805 - Pages: 24

Free Essay

Kroger

... |Bernard Kroger | |Trụ sở |Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ | |Dịch vụ |Siêu thị | | |2,640(2014) | |Số cửa hàng: | | | Nhân viên: |343.000 (2013) | |Doanh thu tăng: |$ 96.751.000.000 (2013) | |Tổng số vốn chủ |$ 4.207.000.000 (2013) | | Website...

Words: 4906 - Pages: 20

Free Essay

Ssdfd

...hướng tiêu dùng 2012, bánh kẹo là ngành thực phẩm có xu hướng sụt giảm thứ ba, sau dịch vụ làm đẹp và du lịch. Xu hướng này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam từ 2 quý đầu năm 2012. Bibica chỉ đạt lợi nhuận 2 tỷ đồng cho quý I/2012, lỗ 8 tỷ đồng cho quý II/2012. Quý 3 cùng với mùa vụ bánh Trung thu - sản phẩm chiến lược của Bibica với các thế mạnh về bánh Trung thu dinh dưỡng dành cho người ăn kiêng và tiểu đường, bánh Trung thu ít ngọt ít béo, Bibica đã đạt lợi nhuận xấp xỉ 15 tỷ đồng. Ước tính, cùng với mùa vụ Tết 2013 và các sản phẩm mới như bánh Hura Pie, kẹo Welly, bánh Hura Deli 3 hương mới, lợi nhuận ròng của Bibica đạt đến 27 tỷ đồng. Dù không như mong đợi với chỉ tiêu được đặt ra từ đầu năm 2012 là đạt lợi nhuận 50 tỷ đồng, nhưng để có được thành quả ổn định như trên, Bibica đã có những nỗ lực đáng kể trong tình hình thị trường rất khắc nghiệt 2012. Một trong những giải pháp cơ bản là chọn lọc sản phẩm chiến lược, định vị tốt sản phẩm, từ đó có chính sách bán hàng, tiếp thị phù hợp. Bibica tiến hành rà soát hệ thống bán hàng, mạnh tay cắt giảm một số khâu chưa hiệu quả, thiết lập mới những đơn vị phân phối tiềm năng. Với mục tiêu tăng số lượng điểm bán và sản phẩm, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu phân phối, tiêu thụ của thị trường nhằm tăng trưởng doanh thu khoảng 30% so với 2012, năm 2013 sẽ là năm Bibica đầu tư thêm nhiều hoạt động bán hàng, tiếp thị mới. Ngoài ra, không chỉ sản xuất bánh...

Words: 4099 - Pages: 17

Free Essay

Boeing

...Máy bay thương mại lớn và thiết bị hàng không quân sự tiên tiến chứa đựng những công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Việc thiết kế, lắp ráp, tiếp thị và nâng cấp các thiết bị này tiêu biểu cho lợi thế kinh tế to lớn theo qui mô và phạm vi. Việc thiết kế một chiếc máy bay mới đòi hỏi đầu tư khổng lồ với chi phí ‘trả trước’ đáng kể trong giai đoạn phát động. Trong khi chi phí của sự thất bại khá lớn, phần thưởng cho thành công cũng tương xứng. Một chiếc máy bay mới thành công có thể chốt chặt phân khúc thị trường đã chọn trong hai mươi năm, tạo ra doanh số 25-40 tỷ USD và lợi nhuận khổng lồ. Nhờ vào bản chất ‘đánh cược công ty’ của các phát động máy bay mới, mỗi thiết kế máy bay mới đòi hỏi phải phân tích thị trường nghiêm ngặt dựa vào tri thức sâu sắc của doanh nghiệp về khách hàng. Ngành này có lợi thế kinh tế lớn theo qui mô trong việc lắp ráp, xuất phát từ việc dàn trải các nỗ lực qui hoạch và chi phí công cụ cao cho sản lượng lớn của một loại máy bay. Ngành cũng có lợi thế kinh tế đạt được thông qua ảnh hưởng học hỏi, thu được trong quá trình sản xuất nhiều đơn vị của một thiết kế máy bay cho trước. Có được một dòng máy bay với các nền tảng chung giúp nhà sản xuất trải rộng chi phí nghiên cứu phát triển cho một số lượng lớn máy bay, đạt được lợi thế kinh tế theo phạm vi trong việc thu mua linh kiện, và đạt được lợi ích hoạt động lớn đối với khách hàng. Thương hiệu là quan trọng trong ngành hàng không vũ trụ. Một cơ sở lắp đặt lớn tự bản thân nó là chứng minh tốt nhất cho tính...

Words: 2177 - Pages: 9

Free Essay

M&a - Chia Khoa Chien Luoc Cho Doanh Nghiep Logistics

...M&A – CHÌA KHÓA CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM Hoạt động ngoại thương tại Việt Nam ngày càng sôi động hơn có đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Hội nhập kinh tế quốc tế khiến các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao sức cạnh tranh hơn trước tham vọng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Để làm được điều đó, hoặc doanh nghiệp tự nâng cao cơ sở hạ tầng; sáp nhập với các công ty nội địa khác để mở rộng quy mô, đa dạng hóa dịch vụ, liên doanh với nước ngoài hoặc bị mua lại. Với mong muốn chiếm giữ thương hiệu, mở rộng thị phần của doanh nghiệp nước ngoài thì M&A là lựa chọn hàng đầu để thâm nhập thị trường Việt Nam. Như vậy, M&A có thể trở thành chìa khóa chiến lược cho doanh nghiệp logistics Việt Nam tồn tại và phát triểna 1. M&A và những lợi ích Hiện nay M&A được gọi phổ biến là “sáp nhập (Mergers) và mua lại/thâu tóm (Acquisitions)”. Sáp nhập là hình thức trong đó hai hay nhiều công ty kết hợp lại thành một và cho ra đời một pháp nhân mới, một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Có 3 loại sáp nhập: ngang, dọc, tổ hợp. Sáp nhập ngang (horizontal mergers) là sự sáp nhập giữa hai công ty kinh doanh trong cùng cùng một lĩnh vực, ví dụ giữa hai ngân hàng sáp nhập với nhau; Sáp nhập dọc (vertical mergers) là sự sáp nhập giữa hai công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước (forward, ví dụ công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo) hoặc...

Words: 2659 - Pages: 11

Free Essay

Tantue Company

...NGOÀI 18 2.1 Phân tích môi trường vĩ mô 18 2.1.1 Môi trường kinh tế 18 2.1.2 Môi trường văn hóa- xã hội 26 2.1.3 Môi trường nhân khẩu học 28 2.1.4 Môi trường chính trị - luật pháp. 32 2.1.5 Môi trường công nghệ 34 2.1.6 Môi trường toàn cầu. 35 2.2 Phân tích ngành và cạnh tranh 36 2.2.1 Thị trường bán lẻ toàn cầu 36 2.2.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter 36 2.2.2.1 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 36 2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành 38 2.2.2.3 Năng lực thương lượng của người mua 40 2.2.2.4 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp 41 2.2.2.5 Sản phẩm thay thế 41 2.3 Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành 41 2.3.1 Sự thay đổi về mức tăng trưởng dài hạn của ngành 41 2.3.2 Thay đổi về nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm 41 2.3.3 Các thay đổi về chi phí và hiệu quả 42 2.3.4 Toàn cầu hóa 42 2.4 Động thái cạnh tranh 43 2.4.1 Đối thủ chính là ai? 43 2.4.2 Cung ứng sản phẩm, dịch vụ như thế nào ? 43 2.5 Nhóm chiến lược trong ngành 44 2.6 Chu kỳ ngành: 45 2.7 Những nhân tố then chốt cho thành công của ngành 46 PHẦN III 48 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 48 3.1 Các lợi thế cạnh tranh bền vững 48 3.1.1 Hiệu quả vượt trội 48 3.1.2 Chất lượng vượt trội 49 3.1.3 Đáp ứng khách hàng vượt trội 51 3.1.4 Dịch vụ khách hàng vượt trội 51 3.2 Các nguồn lực và khả năng tiềm tàng 52 3.2.1 Các nguồn lực 52 3.2.1.2 Nguồn lực vô hình 55 3.2.2 Triết lý kinh...

Words: 38081 - Pages: 153

Free Essay

Chiến Lược Marketing Mix Của Trung Nguyên

...thức doanh nghiệp sẽ làm để đạt được mục tiêumục tiêu marketing củamình 2/Cách tiếp cận: Tùy theomục tiêu của từng doanh nghiệpmà sẽ có cách tiếp cận khác nhau trong việc hình thành chiến lược marketing củamình. • Theo cách tiếp cận sản phẩm- thị trường thì có các chiến lược marketing :chiến lược thâm nhập thị trường,chiến lược mở rộng thị trường,chiến lược phát triển sản phẩm.chiến lược đa dạng hóa. • Theo cách tiếp cận về phối hợp các biến sốmarketing(marketing-mix) :chiến lược sản phẩm,chiến lược định giá,chiến lược phân phối. II/Các Chiến Lược Marketing Của Café Trung Nguyên: 1/Giới Thiệu sơ lược vê Trung Nguyên: Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thànhmột tập đoàn hùngmạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thươngmại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh...

Words: 2835 - Pages: 12

Free Essay

Model in Credit Scoring

...bộ: Năm 2012, một năm đầy những khó khăn thử thách đối với nền kinh tế nói chung và đối với hệ thống Ngân hàng nói riêng với 3 nhiệm vụ hết sức nặng nề đó là cơ cấu lại các doanh nghiệp, hoạt động đầu tư và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp – đây không chỉ là nhiệm vụ của toàn ngành ngân hàng mà trong đó còn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Để cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đạt kết quả, công việc đầu tiên phải giải quyết tốt và phải giải quyết trước là vấn đề nợ xấu ở các TCTD và NHTM. Cho đến nay, nợ xấu của toàn ngành lên tới trên 200 ngàn tỷ ĐVN chiếm trên 8% tổng dư nợ của các NHTM và TCTD. Tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay là hệ quả tất yếu của nhiều năm chất lượng tín dụng yếu kém ở các NHTM mà một trong những nguyên nhân chính là quản trị rủi ro tín dụng của NHTM yếu kém. Do vậy, nếu chúng ta chỉ quan tâm đến xử lý nợ xấu mà không thực hiện ngay và đồng thời các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng thì sau vài năm tiếp theo nợ xấu còn nhiều hơn với những tác hại lớn hơn bây giờ và không bao giờ giải quyết được triệt để. . Mặt khác, để phát triển và tăng trưởng kinh tế, lẽ đương nhiên phải thúc đẩy và kích thích đầu tư và như vậy phải tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên nếu chr tăng trưởng tín dụng thì chưa đủ, điều quan trọng là chất lượng và hiệu quả của tín dụng. Nếu chỉ quan tâm đến tăng trưởng tín dụng để tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm tới chất lượng và hiệu quả tín dụng thì đương...

Words: 3779 - Pages: 16