Free Essay

Hanh

In:

Submitted By kevin180194
Words 14696
Pages 59
Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh
Hoạt Động Liêm Chính Trên Toàn Cầu

The REAL Thing - The RIGHT Way

Hoạt động liêm chính. Trung thực. Tuân theo điều luật. Tuân thủ quy tắc. Có trách nhiệm.

COCA-COLA PLAZA

ATLANTA, GEORGIA

Tháng Tư, 2009 Thân gửi các Đồng Nghiệp: Chúng ta đang sống trong một môi trường có sự tin tưởng và niềm tin của công chúng vào doanh nghiệp đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta thật may mắn làm việc cho Công Ty Coca-Cola là một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất trên thế giới – LINE ART SOLID PRINT danh tiếng ấy đã được phát triển và bảo vệ trong suốt nhiều năm /bằng COLORS văn hóa giàu tính một chính trực và đạo đức ứng xử kinh doanh. Công việc kinh doanh của chúng ta được xây dựng trên niềm tin và danh tiếng này. Nó ảnh hưởng tới cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của chúng ta, cách cổ đông xem chúng ta là một đầu tư. Chúng ta đã thấy nhiều ví dụ trong những năm gần đây về những công ty lớn mạnh có danh tiếng lẫy lừng nhưng lại bị lu mờ mãi mãi chỉ vì hành động thiếu đạo đức của một vài người hoặc thậm chí chỉ một người. Nguyên thành Viên Ban Giám Đốc Công Ty, Warren Buffett đã có lần nhắc chúng ta rằng, “phải mất nhiều năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ mất vài giây để phá hủy nó.” Vì thành công của chúng ta gắn chặt với danh tiếng, nên việc bảo vệ danh tiếng đó tùy thuộc vào tất cả chúng ta. Hành động chính trực không chỉ liên quan đến danh tiếng và hình ảnh Công Ty, hay để tránh liên hệ đến pháp lý. Nó đòi hỏi phải duy trì một nơi làm việc cho tất cả chúng ta đều tự hào. Hơn thế nữa, mỗi chúng ta đều phải biết chúng ta đã làm điều đúng đắn. Đó là hành động trung thực và đối xử với nhau, cũng như với khác hàng, đối tác, nhà cung cấp và người tiêu dùng một cách công, cũng như tự trọng họ. Quy Tắc Ứng Xử Kinh Doanh là kim chỉ nam cho ứng xử thích hợp. Cùng với các hướng dẫn khác của Công Ty, như Chính Sách Đúng Tại Nơi Làm Việc, chúng ta đã thiết lập tiêu chuẩn để bảo đảm rằng tất cả chúng ta làm điều đúng đắn. Phải luôn giữ Quy Tắc kề bên và tham khảo thường xuyên. Cập nhật đào tạo đạo đức kinh doanh của bạn. Vui lòng xin hướng dẫn khi bạn có thắc mắc. Với sự hỗ trợ của các bạn, tôi tin rằng Công Ty sẽ tiếp tục duy trì được niềm tin người khác có nơi chúng ta. Danh tiếng về lòng chính trực của chúng ta sẽ bền vững. Cảm ơn quý bạn đã ủng hộ tôi trong nỗ lực này. Thân ái,
COKE RED PANTONE BLACK

Muhtar Kent Chủ Tịch và CEO

Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh Mục Lục
Hoạt động liêm chính trên toàn cầu ............................................3
Mong muốn điều gì từ mọi người ................4 Mong muốn điều gì từ các quản lý ...............5 Lúc nào đòi hỏi phải được chấp thuận bằng văn bản ..................................................6 Trình bày mối quan tâm .................................8 Tìm tài nguyên Nặc danh và bảo mật Điều tra Không bị trả thù

Liêm chính khi đối xử với người khác .....................................29
Đối xử với chính phủ ..................................29 Chống hối lộ Hoạt động chính trị Hạn chế giao dịch Đối xử với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng......................................34 Đối xử với đối thủ cạnh tranh ....................35 Luật cạnh tranh Thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh

Liêm chính trong Công ty ............. 11
Hồ sơ kinh doanh và tài chính .................... 11 Tài sản của Công ty .....................................13 ử dụng thời gian, thiết bị và các S tài sản khác Vay mượn Sử dụng thông tin ........................................16 Thông tin không công bố Giao dịch nội bộ Tính riêng tư cá nhân

Phụ lục............................................39
Thi hành Quy Tắc ........................................39 Trách nhiệm Điều tra vi phạm Quy Tắc khả nghi Quyết định Thi hành kỷ luật áo cáo về quyết định và kết quả điều B tra về vi phạm Quy Tắc Chữ ký và bản xác nhận Miễn trừ Chú giải ........................................................41 Tài nguyên ...................................................43 Đ ịa điểm mạng lưới mạng nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ Các chính sách và hướng dẫn Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ

Mâu thuẫn quyền lợi .....................21
Đầu tư bên ngoài..........................................21 Làm việc, diễn thuyết và thuyết trình bên ngoài .............................................22 Làm việc bên ngoài với cương vị viên chức hoặc giám đốc ............................23 Thân nhân và bạn bè ...................................24 Quà tặng, bữa ăn và chiêu đãi ....................26

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

Hoạt Động Liêm Chính Trên Toàn Cầu
4 5 6 8 Mong muốn điều gì từ mọi người Mong muốn điều gì từ các quản lý Lúc nào đòi hỏi phải được chấp thuận bằng văn bản Trình bày mối quan tâm

Hoạt động liêm chính trên toàn cầu

Liêm chính là nền tảng của Công ty Coca‑Cola. Liêm chính kết hợp với các giá trị khác của chúng ta như khả năng lãnh đạo, lòng nhiệt thành, có trách nhiệm, sự cộng tác, tính đa dạng và phẩm chất, là trụ cột cho Viễn Ảnh năm 2020 của chúng ta. Liêm chính có nghĩa là làm điều phải. Bằng cách hoạt động liêm chính, chúng ta làm rạng danh giá trị và danh tiếng và nhãn hiệu của Công ty tại hơn 200 quốc gia nơi chúng ta hoạt động. Tất cả chúng ta đều mong muốn làm điều phải, cho bản thân và Công ty Coca‑Cola. Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh (Code of Business Conduct) sẽ hướng dẫn chúng ta. Quy Tắc này định rõ cách thức mà mọi nhân viên cần phải tự thực hiện với tư cách đại diện Công ty Coca‑Cola. Quy Tắc này cũng định rõ trách nhiệm của chúng ta với Công ty, với nhau, cũng như với khách hàng, nhà cung cấp, người tiêu dùng và chính phủ. Tất cả chúng ta phải tuân theo điều luật, hoạt động liêm chính và trung thực trong mọi trường hợp, và chịu trách nhiệm về hành động của chúng ta.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

3

Hoạt động liêm chính trên toàn cầu

Mong muốn điều gì từ mọi người
Tuân thủ Quy Tắc và điều luật
Hiểu rõ Quy Tắc. Tuân thủ Quy Tắc và điều luật ở mọi nơi bạn hoạt động. Có cách suy xét đúng đắn và tránh ngay cả hiểu lầm có hành vi không đúng.

Cân nhắc các hành động của bạn, và thỉnh ý kiến chỉ đạo
Mỗi khi bạn phân vân không biết điều nào đó có được làm hay không, hãy tự hỏi: • Điều đó có phù hợp với Quy Tắc không? • Có hợp đạo đức không? • Có hợp pháp không? • Có làm rạng danh tôi và Công ty không? • Tôi có muốn đọc điều đó trên báo chí không? Nếu câu trả lời là “Không” đối với bất cứ câu hỏi nào trong số này, thì đừng thực hiện điều đó. Nếu bạn vẫn còn phân vân, hãy thỉnh ý kiến chỉ đạo. Tuy Quy Tắc này cố gắng tiên lượng thật nhiều trường hợp mà nhân viên gặp phải, nhưng vẫn không thể bao quát hết mọi trường hợp. Bạn có thể tham vấn với bất kỳ người nào sau đây: • Ban quản lý • ố vấn pháp lý của Công ty hoặc viên chức tài chính cao cấp nào hỗ trợ cho C kinh doanh của bạn • Viên Chức Đạo Đức Địa Phương (Local Ethics Officer) • Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ (Ethics & Compliance Office) Hoặc bạn cũng có thể dùng Đường Dây Đạo Đức EthicsLine. Đường Dây Đạo Đức thường trực tại www.KOethics.com, hoặc gọi điện thoại miễn phí bằng cách dùng mã số gọi được đăng tại trang web (website).

Lưu ý về mục Chú Giải: Trong toàn bộ Quy Tắc, có vài từ ngữ và cụm từ được in màu đỏ. Các thuật ngữ này được định nghĩa trong mục Chú Giải ở phần cuối của tài liệu này.

4

Mong muốn điều gì từ các quản lý
Khuyến khích tinh thần đạo đức và tuân thủ
Quản lý cần phải có cách hành xử thích hợp, gương mẫu vào mọi lúc. Với tư cách quản lý, bạn cần phải: • ảo đảm rằng những người thuộc quyền của bạn hiểu rõ trách nhiệm của họ B theo Quy Tắc và các chính sách khác của Công ty. • ạo cơ hội để bàn thảo về Quy Tắc cũng như nêu rõ tầm quan trọng của đạo T đức và tuân thủ với nhân viên. • ạo một môi trường thoải mái cho nhân viên trình bày mối quan tâm mà không T sợ bị trả đũa. • ân nhắc cách hành xử liên quan đến Quy Tắc và các chính sách khác của C Công ty khi đánh giá nhân viên. • hông bao giờ khuyến khích hoặc chỉ đạo nhân viên cố đạt được kết quả kinh K doanh bất chấp tác phong đạo đức hoặc tuân thủ Quy Tắc hay điều luật. L • uôn hành động để ngăn chặn nhân viên thuộc quyền vi phạm Quy Tắc hay điều luật.

Giải đáp thắc mắc và mối quan tâm
Khi nhân viên nêu thắc mắc hoặc trình bày mối quan tâm liên quan đến Quy Tắc, hãy chăm chú lắng nghe và tỏ rõ cho nhân viên thấy điều đó. Hỏi lại để hiểu rõ hơn và biết thêm chi tiết. Giải đáp mọi thắc mắc nào bạn có thể, nhưng đừng cho là bạn phải trả lời ngay lập tức. Hãy nhờ người khác trợ giúp khi cần thiết. Nếu nhân viên trình bày mối quan tâm nào đòi hỏi phải điều tra về vi phạm Quy Tắc, hãy liên lạc với Viên Chức Đạo Đức Địa Phương, cố vấn pháp lý của Công ty, viên chức tài chính cao cấp hoặc Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

5

Hoạt động liêm chính trên toàn cầu

Lúc nào đòi hỏi phải được chấp thuận bằng văn bản
Vài hoạt động được định rõ trong Quy Tắc―đặc biệt là sử dụng tài sản của Công ty ngoài trừ việc làm của bạn và các trường hợp mâu thuẫn quyền lợi―đòi hỏi phải được chấp thuận trước bằng văn bản từ Viên Chức Đạo Đức Địa Phương. Bạn phải gia hạn văn bản chấp thuận này hàng năm nếu tình trạng vẫn tiếp tục. Viên Chức Đạo Đức Địa Phương là nhân viên nào tại Tập Đoàn (Group), Đơn Vị Kinh doanh (Business Unit) hoặc cấp Đầu Tư Sản Xuất Chai (Bottling Investments) thích hợp được chỉ định để lấy các quyết định này. Bạn có thể tìm Viên Chức Đạo Đức Địa Phương được đăng tại trang web nội bộ (intranet site) của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ, hoặc tham vấn với đại diện Ban Tài Nguyên Nhân Sự để biết Viên Chức Đạo Đức Địa Phương của mình. Nếu gặp trường hợp đòi hỏi phải được chấp thuận của Viên Chức Đạo Đức Địa Phương, thì bạn có thể liên lạc trực tiếp với Viên Chức Đạo Đức Địa Phương, hoặc bàn thảo với vị quản lý nào có thể giúp bạn xin văn bản chấp thuận cần thiết. Có công cụ trực tuyến tại trang web nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ để đơn giản hóa thủ tục xin văn bản chấp thuận. Đối với những người là Viên Chức Đạo Đức Địa Phương, thì họ phải được chấp thuận từ Viên Chức Đạo Đức Địa Phương trên một cấp của họ trong tổ chức hoặc Tổng Viên Chức Đạo Đức & Tuân Thủ (Chief Ethics & Compliance Officer) của Công ty Coca‑Cola. Văn bản chấp thuận cho các giám đốc điều hành phải do Tổng Giám Đốc Điều Hành (Chief Executive Officer) phê duyệt, và văn bản chấp thuận cho Tổng Giám Đốc Điều Hàng phải do Ban Giám Đốc (Board of Directors) hoặc ủy ban do Ban này bổ nhiệm phê duyệt.

6

Ai phải tuân theo Quy Tắc?
Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh áp dụng cho toàn thể nhân viên Công ty Coca‑Cola và các chi nhánh mà Công ty giữ đa số cổ phần. Thuật ngữ “Công ty Coca‑Cola” và “Công ty” trong toàn bộ tài liệu này ám chỉ chung tất cả các kinh doanh này.

Quy Tắc và Điều Luật
Mọi hoạt động và nhân viên của Công ty phải tuân theo điều luật của nhiều quốc gia và cơ quan thực thi pháp luật khác trên thế giới. Trong mọi trường hợp, đòi hỏi nhân viên phải tuân thủ Quy Tắc và mọi điều luật, quy tắc và quy định hiện dụng của chính phủ. Nếu hoạt động nào bị Quy Tắc hay điều luật nghiêm cấm, thì đừng thực hiện hoạt động đó. Do Công ty Coca‑Cola được thành lập tại Hoa Kỳ, nên nhân viên của chúng ta trên thế giới thường phải tuân theo điều luật Hoa Kỳ. Các quốc gia khác cũng có thể áp dụng điều luật bên ngoài lãnh thổ của họ cho các hoạt động và nhân viên của Công ty. Nếu bạn chưa biết chắc điều luật nào áp dụng cho mình, hoặc cho rằng có thể có mâu thuẫn giữa các điều luật hiện dụng khác nhau, hãy tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty trước khi thực hiện.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

7

Hoạt động liêm chính trên toàn cầu

Trình bày mối quan tâm
Tất cả chúng ta đều có bổn phận giữ gìn chuẩn mực đạo đức của Công ty Coca‑Cola. Nếu bạn thấy cách cư xử nào làm mình quan tâm, hoặc có dấu hiệu vi phạm Quy Tắc của chúng ta, hãy lập tức trình bày vấn đề. Làm như vậy sẽ cho Công ty có cơ hội giải quyết và chỉnh đốn vấn đề đúng như mong muốn trước khi cách cư xử đó phạm pháp hoặc thành mối hiểm họa cho sức khỏe, an toàn hay danh tiếng của Công ty.

Tìm tài nguyên
Bạn có nhiều lựa chọn cách trình bày vấn đề và mối quan tâm. Bạn có thể liên lạc với bất kỳ người nào sau đây: • an quản l‎ý B C • ố vấn pháp lý của Công ty hoặc viên chức tài chính cao cấp nào hỗ trợ cho kinh doanh của bạn • rong trường hợp có tiềm tàng vi phạm hình sự, liên lạc cơ quan An Ninh Chiến Lược T (Strategic Security) tại Atlanta • Viên Chức Đạo Đức Địa Phương • Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ Bạn cũng có thể dùng Đường Dây Đạo Đức tại www.KOethics.com hoặc gọi điện thoại miễn phí bằng cách dùng mã số gọi dành cho quốc gia của bạn được đăng tại trang web này. • ó thể trình báo nặc danh qua Đường Dây Đạo Đức EthicsLine. C • ường Dây Đạo Đức EthicsLine thường trực 24 giờ trong ngày, bảy ngày trong tuần Đ • ó thông dịch viên. C • ác trình báo qua Đường Dây Đạo Đức EthicsLine được chuyển đến Văn Phòng Đạo C Đức và Tuân thủ.

Điều ngoại lệ tại Liên Minh Âu Châu
Nhiều quốc gia trong Liên Minh Âu Châu (European Union) giới hạn các hình thức trình báo qua Đường Dây Đạo Đức EthicsLine. Các giới hạn cụ thể được trình bày tại trang web nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ và trang web Đường Dây Đạo Đức.

8

Nặc danh và bảo mật
Khi trình báo cho Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ hoặc qua Đường Dây Đạo Đức, bạn vẫn có thể nặc danh, mặc dù bạn được khuyến khích nên cho biết danh tánh để dễ liên lạc. Nếu bạn cho biết danh tánh, thì Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ và các điều tra viên sẽ thực thi mọi biện pháp phòng ngừa hợp lý để giữ bảo mật danh tánh của bạn, phù hợp với cuộc điều tra thấu đáo và công bằng. Để giữ bảo mật, hãy tránh bàn thảo các vấn đề này, hoặc mọi cuộc điều tra nào, với nhân viên khác. Do cố gắng giữ tuyệt đối bảo mật mọi cuộc điều tra, nên chúng tôi không thể báo cho bạn biết kết quả của cuộc điều tra.

Điều tra
Công ty ghi nhận mọi trình báo về hành vi sai trái nghiêm trọng khả nghi. Chúng tôi sẽ điều tra vấn đề một cách bảo mật, lấy quyết định xem có vi phạm Quy Tắc hoặc điều luật không, và thi hành biện pháp chỉnh đốn thích hợp. Nếu bạn liên quan đến vụ điều tra về vi phạm Quy Tắc, hãy hợp tác toàn diện cũng như trả lời đầy đủ và thành thật tất cả câu hỏi.

Không bị trả thù
Công ty quý trọng nhân viên nào mạnh dạn bày tỏ thẳng thắn các vấn đề tiềm tàng mà Công ty cần phải giải quyết. Mọi hành vi trả thù nhân viên nào bày tỏ thẳng thắn vấn đề là vi phạm Quy Tắc. Nhân viên nào bày tỏ thẳng thắn mối quan tâm, hoặc tham gia vào vụ điều tra, thì không thể bị mọi hành động thù nghịch trong việc làm, bao gồm sa thải, giáng chức, đình chỉ việc làm, mất quyền lợi, hăm dọa, sách nhiễu hoặc kỳ thị. Nếu làm việc với người nào bày tỏ mối quan tâm hoặc cung cấp thông tin trong vụ điều tra, thì bạn cần phải vẫn tôn trọng và lịch sự với họ. Nếu bạn cho rằng có người trả thù bạn, hãy trình báo vấn đề cho Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ hoặc sử dụng Đường Dây Đạo Đức EthicsLine.

Vu khống
Công ty sẽ bảo vệ bất cứ nhân viên nào bày tỏ thắng thắn mối quan tâm, nhưng hành vi cố ý vu khống, lừa dối điều tra viên, hoặc cản trở hay từ chối hợp tác với vụ điều tra về vi phạm Quy Tắc, là vi phạm Quy Tắc. Trình báo thành thật không có nghĩa là bạn phải đúng khi trình bày mối quan tâm; bạn chỉ phải cung cấp thông tin chính xác.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

9

Liêm chính trong Công ty
Hoạt động liêm chính khởi đầu trong nội bộ Công ty Coca‑Cola, và bao gồm cách thức chúng ta giải quyết hồ sơ, sử dụng tài sản và thông tin của Công ty. 11 13 16 Hồ sơ kinh doanh và tài chính Tài sản của Công ty Sử dụng thông tin

Liêm chính trong Công ty

Hồ sơ kinh doanh và tài chính
Phải bảo đảm chính xác tất cả hồ sơ kinh doanh và tài chính của Công ty. Các hồ sơ này bao gồm không chỉ trương mục tài chính, mà còn những hồ sơ khác chẳng hạn như báo cáo phẩm chất, hồ sơ chấm công, báo cáo chi phí và các văn bản đệ trình thí dụ như mẫu đơn yêu cầu bồi hoàn quyền lợi và bản tiểu sử việc làm. Bảo đảm các hồ sơ kinh doanh và tài chính chính xác và đầy đủ là trách nhiệm của mọi người, chứ không chỉ là trách nhiệm của nhân viên kế toán và tài vụ. Lưu hồ sơ và báo cáo đầy đủ và chính xác sẽ tạo dựng danh tiếng và sự tín nhiệm cho Công ty, và bảo đảm rằng Công ty đáp ứng nghĩa vụ pháp lý và điều quản. • uôn ghi lại và phân loại các cuộc giao dịch vào chu kỳ kế toán xác thực cũng L như vào trương mục và phòng ban thích hợp. Không ghi thời điểm lợi tức hoặc chi phí không đúng ngày để đáp ứng mục tiêu ngân quỹ. • ác khoản ước tính và tích lũy phải căn cứ vào tài liệu dẫn chứng thích hợp và C dựa trên cách suy xét đúng đắn nhất của bạn. • ảo đảm rằng tất cả báo cáo gởi cho các cơ quan điều luật phải đầy đủ, công B bằng, chính xác, đúng hạn và dễ hiểu. • hông bao giờ giả mạo bất cứ tài liệu nào. K • hông thay đổi bản chất của bất cứ giao dịch nào. K • hông bao giờ cho phép người khác cố ý trốn thuế hoặc phá hoại điều luật tiền tệ K địa phương. Vì lý do này, thường chỉ trả tiền cho cá nhân hoặc công ty nào thực sự cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Chỉ trả tiền tại quốc gia xuất xứ của người cung cấp, nơi họ hoạt động kinh doanh, hoặc nơi họ bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, trừ phi người cung cấp nhượng lại tiền trả hoặc bán trương mục phải thu của họ cho chủ thể khác. Trường hợp ngoại lệ phải được Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ chấp thuận.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

11

Liêm chính trong Công ty

Hồ sơ kinh doanh và tài chính (tiếp tục)
Cố gắng thực hiện chính xác
Nhân viên phải cố gắng chính xác khi chuẩn bị mọi thông tin nào cho Công ty, nhưng sai sót vô ý thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Chỉ hành vi cố ý trình bày sai lạc hay ghi lại không đúng cuộc giao dịch, hoặc giả mạo hồ sơ kinh doanh của Công ty mới vi phạm Quy Tắc.

THÍ DỤ Bảo hiểm y tế
Có một nhân viên muốn lấy bảo hiểm y tế của Công ty cho các đứa con trưởng thành của họ bằng cách nộp mẫu đơn khẳng định rằng các em này là sinh viên toàn nhiệm. Trên thực tế, những đứa con của họ không còn là sinh viên nữa. Nhân viên này giả mạo hồ sơ của Công ty.

Thừa nhận lợi tức
Một quản lý mãi dịch ước tính họ sẽ không đạt được mục tiêu cho tháng này. Để bù đắp khoản thiếu hụt, họ thuê một nhà kho bên ngoài để nhận sản phẩm rồi ghi các lần gửi hàng đến kho này là thương vụ. Quản lý mãi dịch này giả mạo hồ sơ tài chính.

12

Tài sản của Công ty
Phải bảo vệ tài sản của Công ty, và sử dụng tài sản đó đúng dự định. Không sử dụng tài sản của Công ty cho quyền lợi cá nhân của bạn hoặc quyền lợi của bất kỳ người nào khác ngoài Công ty. • ành xử hợp lẽ phải. Thí dụ, thỉnh thoảng gọi điện thoại hoặc gởi điện thư cá H nhân từ nơi làm việc của bạn thì có thể chấp nhận được. Gọi điện thoại hoặc gởi điện thư cá nhân quá mức là hành vi lạm dụng tài sản. • hính sách của Công ty cho dùng “phụ” vài tài sản nhất định, chẳng hạn như C xe hơi hoặc thiết bị liên lạc vô tuyến của Công ty. Luôn kiểm tra các chính sách địa phương liên quan để bảo đảm là bạn sử dụng tài sản của Công ty đúng dự định. Trộm cắp tài sản của Công ty―dù trộm cắp vật chất chẳng hạn như lấy trái phép sản phẩm, thiết bị hay thông tin của Công ty, hoặc trộm cắp bằng cách biển thủ hoặc cố ý báo cáo sai về giờ giấc hay chi phí―đều sẽ bị đuổi việc và buộc tội hình sự. Công ty giải quyết hành vi trộm cắp tài sản của nhân viên khác ở nơi làm việc giống như trộm cắp tài sản của Công ty. Sử dụng tài sản của Công ty vượt quá chức trách của bạn―chẳng hạn như dùng sản phẩm tạo ra của Công ty vào liên doanh bên ngoài, hoặc dùng tài liệu hay thiết bị của Công ty để trục lợi cá nhân―đòi hỏi phải được chấp thuận trước bằng văn bản từ Viên Chức Đạo Đức Địa Phương. Bạn phải có văn bản chấp thuận này được gia hạn hàng năm nếu vẫn tiếp tục sử dụng tài sản ngoài công việc.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

13

Liêm chính trong Công ty

Tài sản của Công ty (tiếp tục)
Sử dụng thời gian, thiết bị và các tài sản khác
• hông tham gia vào các hoạt động cá nhân trong giờ làm việc nào cản trở hoặc K ngăn cản bạn thực hiện công việc của mình. • hông sử dụng máy điện toán và thiết bị của Công ty cho hoạt động kinh doanh K bên ngoài, hoặc cho các hoạt động trái phép hay trái đạo đức thí dụ như cờ bạc, tranh ảnh tục tĩu hoặc vấn đề xúc phạm khác. Tham khảo Chính Sách về Cách Sử Dụng Có Thể Chấp Nhận Được để biết thông tin và hướng dẫn chi tiết. • hông lợi dụng mọi cơ hội mà bạn biết được nhờ chức vụ của mình tại Công ty, K hoặc sử dụng tài sản hay thông tin của Công ty, để vụ lợi tài chính.

Thí dụ về tài sản của Công ty
• Ngân quỹ của Công ty • Sản phẩm của Công ty • Thời gian làm việc và sản phẩm của nhân viên làm • Hệ thống máy điện toán và nhu liệu • Điện thoại • Thiết bị liên lạc vô tuyến • Máy sao chép • Vé xem buổi hòa nhạc hoặc thi đấu thể thao • Xe cộ của công ty • Thông tin độc quyền và giữ bảo mật • Thương hiệu của Công ty

Vay mượn
Nghiêm cấm viên chức điều hành vay mượn của Công ty. Các viên chức khác và nhân viên muốn vay mượn của Công ty phải được chấp thuận trước từ Ban Giám Đốc hoặc ủy ban do Ban này bổ nhiệm.

14

THÍ DỤ Đặc ân cá nhân
Có một nhân viên sử dụng máy điện toán và thiết bị của Công ty, cũng như giờ làm việc, để thiết kế và in thiệp mời đám cưới và giấy khai sanh miễn phí cho nhân viên khác. Nhân viên này lạm dụng tài sản của Công ty.

Giảng dạy
Hỏi: Tôi là giám đốc tiếp thị và giảng dạy tự nguyện cho một khóa học về tiếp thị tại trường cao đẳng địa phương. Tôi thấy sinh viên của tôi sẽ hiểu biết tốt hơn khi bàn thảo về cách hoạch định vài chương trình tiếp thị của Công ty. Tôi có thể bàn thảo công việc này tại lớp học không? Đáp: Chỉ khi nào được Viên Chức Đạo Đức Địa Phương chấp thuận trước. Bản hoạch định chương trình tiếp thị là sản phẩm và cũng là tài sản của Công ty. Có thể có nhiều chi tiết trong bản hoạch định này là thông tin độc quyền và giữ bảo mật, và không được tiết lộ bên ngoài Công ty.

Trợ giúp cá nhân
Viên quản lý hay yêu cầu một phụ tá hành chính lo liệu công việc cá nhân của họ trong thời gian làm việc cho Công ty, chẳng hạn như đi lấy đồ giặt khô, kết toán sổ chi phiếu cá nhân và đi mua sắm quà tặng cá nhân. Viên quản lý lạm dụng thời gian làm việc của phụ tá này, cũng là tài sản của Công ty.

Dùng vé để đổi chác
Một nhân viên tiếp thị lãnh nhiều vé xem thi đấu thể thao của Công ty được dùng để khuyến mãi khách hàng. Nhân viên này gởi vài vé trong số này cho một người quen làm việc tại chuỗi khách sạn để đổi lấy phòng khách sạn miễn phí cho họ sử dụng riêng. Nhân viên này lạm dụng tài sản của Công ty.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

15

Liêm chính trong Công ty
Sử dụng thông tin
Phải bảo vệ thông tin không công bố của Công ty, bao gồm mọi thông tin trong hợp đồng và giá cả cho chương trình tiếp thị, tính năng kỹ thuật và thông tin về nhân viên.

Thông tin không công bố
Không tiết lộ thông tin không công bố cho bất kỳ người nào bên ngoài Công ty, kể cả gia đình và bạn bè, ngoài trừ khi đòi hỏi phải tiết lộ cho mục đích kinh doanh. Mặc dù vậy, vẫn phải thực thi các biện pháp thích hợp, chẳng hạn như lập thỏa thuận giữ bảo mật, để ngăn ngừa hành vi lạm dụng thông tin. Không tiết lộ thông tin không công bố cho người khác trong nội bộ Công ty trừ phi họ có lý do kinh doanh để được biết, và mức độ tiết lộ thông tin được phân loại theo Chính Sách Bảo Vệ Thông Tin. Nhân viên có bổn phận bảo vệ thông tin không công bố của Công ty vào mọi lúc, kể cả bên ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc, và ngay cả sau khi nghỉ việc. Lưu trữ hoặc loại bỏ hồ sơ theo đúng các chính sách lưu trữ hồ sơ của Công ty. Thỉnh thoảng cố vấn pháp lý của Công ty ban hành các thông báo về cách lưu trữ hồ sơ trong trường hợp xảy ra hay đe dọa tranh chấp hoặc có cuộc điều tra của chính phủ. Nhân viên phải tuân theo chỉ dẫn trong các thông báo này, vì nếu không làm như vậy thì có thể làm cho Công ty và nhân viên gặp nguy cơ pháp lý nghiêm trọng. Tham khảo Chính Sách Bảo Vệ Thông Tin để biết thêm chi tiết về ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn cách bảo vệ thông tin.

16

Thông tin không công bố là gì?
Mọi thông tin nào mà Công ty không tiết lộ hoặc thường sẵn có cho công chúng. Thí dụ như bao gồm thông tin liên quan đến: • Nhân viên • Phát minh • Hợp đồng • Chương trình hoạch định sách lược và kinh doanh • Thay đổi ban quản lý chủ chốt • Khai trương sản phẩm mới • Sáp nhập và mua lại kinh doanh • Tính năng kỹ thuật • Giá cả • Đề nghị • Dữ liệu tài chính • Giá thành sản phẩm

THÍ DỤ Nhìn xem tôi có gì đây
Hỏi: Tôi vừa tình cờ nhận được điện thư kèm theo hồ sơ có mức lương của nhiều nhân viên khác. Tôi có thể chia sẻ thông tin này với người khác ở nơi làm việc không? Đáp: Không. Bạn và bạn bè ở nơi làm việc không có lý do kinh doanh để biết thông tin này. Bạn cần phải xóa điện thư này và gởi thông báo lỗi cho người gởi chú ý. Tiết lộ thông tin này cho nhân viên khác là vi phạm Quy Tắc.

Công thức mới
Nhà khoa học của Công ty vui sướng về việc sắp khai trương một sản phẩm mới do họ phát minh, và chia sẻ thông tin chi tiết về sản phẩm với gia đình và bạn bè. Nhà khoa học này tiết lộ trái phép thông tin không công bố.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

17

Liêm chính trong Công ty

Sử dụng thông tin (tiếp tục)
Giao dịch nội bộ
Giao dịch cổ phiếu hay chứng khoán dựa trên tài liệu thông tin không công bố, hoặc cung cấp thông tin quan trọng không công bố cho người khác để họ giao dịch, là hành vi trái phép và có thể bị buộc tội hình sự. Tham khảo Chính Sách Giao Dịch Nội Bộ để biết thêm chi tiết.

THÍ DỤ Công ty nhỏ
Hỏi: Tôi được biết là Công ty đang cân nhắc muốn mua lại một công ty nước giải khát nhỏ, có giao dịch chứng khoán. Tôi có thể thu gom cổ phiếu của công ty này khi biết trước việc thu mua này không? Đáp: Không. Giao dịch dựa trên thông tin quan trọng không công bố là hành vi trái phép và vi phạm Quy Tắc, dù bạn có đang giao dịch cổ phiếu của Công ty Coca‑Cola hoặc cổ phiếu của công ty khác hay không.

18

Tính riêng tư cá nhân
Công ty tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của tất cả nhân viên, đối tác kinh doanh và khách hàng. Chúng ta phải xử trí có trách nhiệm dữ kiện cá nhân và tuân thủ mọi điều luật hiện dụng về riêng tư cá nhân. Nhân viên nào xử trí dữ kiện cá nhân của người khác phải: • ành động theo đúng điều luật hiện dụng; H • ành động theo đúng mọi nghĩa vụ liên quan trong hợp đồng; H • hỉ thâu thập, sử dụng và xử trí thông tin này cho mục đích kinh doanh C hợp pháp; • ạn chế chỉ cho những người nào có mục đích kinh doanh hợp pháp, H xem thông tin; và • ẩn thận để ngăn ngừa tiết lộ trái phép. C Tham khảo Chính Sách về Riêng Tư Cá Nhân để biết thêm chi tiết về hướng dẫn cách xử trí dữ kiện cá nhân và tiết lộ thông tin giữ bảo mật.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

19

Mâu thuẫn quyền lợi
Đoạn này của Quy Tắc trình bày quy tắc về một số trường hợp mâu thuẫn quyền lợi thông thường. Quy Tắc không thể bao quát hết mọi mâu thuẫn quyền lợi tiềm tàng, vì vậy bạn nên theo lương tâm và lẽ phải. Khi bạn chưa biết chắc, hãy thỉnh ý kiến chỉ đạo. 21 22 23 24 26 Đầu tư bên ngoài Làm việc, diễn thuyết và thuyết trình bên ngoài Làm việc bên ngoài với cương vị viên chức hoặc giám đốc Thân nhân và bạn bè Quà tặng, bữa ăn và chiêu đãi

Mâu thuẫn quyền lợi

Phải hành động vì lợi ích tối ưu của Công ty Coca‑Cola trong khi bạn làm việc cho Công ty. Mâu thuẫn quyền lợi xảy ra khi các hoạt động và mối quan hệ cá nhân của bạn cản trở, hoặc có vẻ cản trở, khả năng bạn hành động cho lợi ích tối ưu của Công ty. Đặc biệt cẩn thận khi bạn có trách nhiệm chọn hoặc giao dịch với một nhà cung cấp nhân danh Công ty. Lợi ích và mối quan hệ cá nhân của bạn phải không cản trở, hoặc không có vẻ cản trở, khả năng bạn lấy quyết định vì lợi ích tối ưu của Công ty. Khi chọn nhà cung cấp, luôn tuân theo hướng dẫn thu mua hiện dụng của Công ty.

Xác định trường hợp mâu thuẫn quyền lợi
Trong mọi trường hợp mâu thuẫn quyền lợi khả hữu, hãy tự hỏi: • Lợi ích cá nhân của tôi có xâm phạm lợi ích của Công ty không? • Có vẻ xâm phạm lợi ích của người khác, trong nội bộ hoặc bên ngoài Công ty không? Khi chưa biết chắc, hãy thỉnh ý kiến chỉ đạo.

Đầu tư bên ngoài
Tránh các cuộc đầu tư nào có thể ảnh hưởng, hoặc có vẻ ảnh hưởng, khả năng bạn lấy quyết định nhân danh Công ty. Hướng dẫn cụ thể áp dụng cho quyền sở hữu cổ phiếu của khách hàng, nhà cung cấp hoặc đối thủ cạnh tranh của Công ty Coca‑Cola (Lưu ý: Các chi nhánh đóng chai sản xuất sản phẩm mang thương hiệu Công ty là khách hàng.): • ếu có thẩm quyền giao dịch với một Công ty vốn là N một phần công việc của mình với Công ty Coca‑Cola, thì bạn không được có bất cứ quyền lợi tài chính nào từ Công ty đó mà không có văn bản chấp thuận trước của Viên Chức Đạo Đức Địa Phương. • ếu có thẩm quyền giao dịch với một Công ty vốn là N một phần công việc của mình, thì bạn có thể sở hữu đến 1% cổ phiếu của Công ty đó. B • ạn chỉ có thể sở hữu hơn 1% cổ phiếu của mọi khách hàng, nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh khi có văn bản chấp thuận trước của Viên Chức Đạo Đức Địa Phương. • ạn phải gia hạn văn bản chấp thuận của Viên Chức B Đạo Đức Địa Phương hàng năm nếu vẫn tiếp tục sở hữu cổ phiếu đó.

Quỹ đầu tư tương trợ
Các hạn chế về đầu tư bên ngoài này không áp dụng cho quỹ đầu tư tương trợ hoặc các khoản đầu tư tương tợ trong trường hợp nhân viên không có quyền chỉ đạo trực tiếp đối với các công ty riêng biệt tham gia vào quỹ này.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

21

Mâu thuẫn quyền lợi

Làm việc, diễn thuyết và thuyết trình bên ngoài
Nói chung, bạn vẫn có thể làm việc bên ngoài Công ty Coca‑Cola, với điều kiện là việc làm bên ngoài này không cản trở khả năng làm việc với Công ty. Cũng nên tham khảo các chính sách việc làm địa phương và hợp đồng, có ấn định những giới hạn phụ trội. Bạn không được làm việc hay cung cấp dịch vụ nào khác cho, hoặc nhận tiền từ bất cứ khách hàng, nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh nào của Công ty mà không có văn bản chấp thuận trước của Chức Đạo Đức Địa Phương. Bạn phải gia hạn văn bản chấp thuận này hàng năm. Bạn phải lấy văn bản chấp thuận trước của Viên Chức Đạo Đức Địa Phương trước khi nhận bồi hoàn chi phí, hoặc mọi khoản thù lao nào khác, cho các lần diễn thuyết hay thuyết trình bên ngoài Công ty Coca‑Cola, nếu: • ông việc diễn thuyết hay thuyết trình vốn là một phần công việc của bạn với C Công ty; B • ài diễn thuyết hay thuyết trình mô tả công việc của bạn với Công ty; hoặc • ạn chính thức thừa nhận là nhân viên của Công ty tại buổi diễn thuyết hay thuyết B trình.

22

Làm việc bên ngoài với cương vị viên chức hoặc giám đốc
Nói chung, bạn chỉ được giữ cương vị viên chức hay thành viên trong ban giám đốc của kinh doanh kiếm lời khác khi có văn bản chấp thuận trước của Viên Chức Đạo Đức Địa Phương. Bạn phải gia hạn văn bản chấp thuận này hàng năm. Các trường hợp không đòi hỏi phải có văn bản chấp thuận của Viên Chức Đạo Đức Địa Phương: G • iữ cương vị viên chức hoặc giám đốc của công ty khác, chẳng hạn như công ty đóng chai, theo yêu cầu của Công ty (tuy nhiên, vẫn có thể cần các văn bản chấp thuận khác trong trường hợp này, theo Thủ Tục Ủy Quyền); hoặc • iữ cương vị viên chức hoặc giám đốc của cơ sở hoặc tổ chức thương mại từ thiện G hay bất vụ lợi khác, hoặc giữ cương vị quản lý hay giám đốc của kinh doanh do gia đình làm chủ, trừ phi kinh doanh này là khách hàng, nhà cung cấp hoặc đối thủ cạnh tranh của Công ty Coca Cola. Tham khảo Hướng Dẫn về Người Được Bổ Nhiệm Giám Đốc để biết thêm chi tiết về nghĩa vụ của người giữ cương vị viên chức hay giám đốc của kinh doanh kiếm lời khác.

Giữ cương vị giám đốc theo yêu cầu của Công ty Coca‑Cola
Nếu giữ cương vị giám đốc của công ty khác, chẳng hạn như công ty đóng chai, theo yêu cầu của Công ty Coca‑Cola, thì bạn có thể sở hữu đến 1% cổ phiếu của công ty đó mà không cần văn bản chấp thuận của Viên Chức Đạo Đức Địa Phương nếu quyền sở hữu cổ phiếu là điều kiện để giữ cương vị giám đốc. Nếu giữ cương vị giám đốc của công ty khác theo yêu cầu của Công ty Coca‑Cola và nhận lương bổng cho chức vụ này, thì bạn có thể giữ lại lương bổng đó nếu công ty này được giao dịch công khai, nhưng phải chuyển lương bổng đó cho Công ty Coca‑Cola nếu công ty này thuộc sở hữu tư.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

23

Mâu thuẫn quyền lợi

Thân nhân và bạn bè
Theo Quy Tắc, thì ai là “thân nhân” của tôi?
Hôn phối, cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà, con cái, cháu chắt, cha mẹ chồng/vợ, hoặc bạn nội gia cùng hay khác phái tính đều được coi là thân nhân. Cũng bao gồm mọi gia quyến nào sống chung hay nương tựa vào bạn, hoặc bạn nương tựa vào họ. Ngay cả khi giao dịch với các gia quyến ngoài định nghĩa này, hãy cẩn thận để bảo đảm rằng mối quan hệ này không cản trở, hoặc không có vẻ cản trở, khả năng bạn hành động cho lợi ích tối ưu của Công ty Coca‑Cola. Nhiều nhân viên có thân nhân làm việc cho hoặc đầu tư vào khách hàng hay nhà cung cấp của Công ty Coca‑Cola. Các quyền lợi tài chính này không tạo ra mâu thuẫn quyền lợi theo Quy Tắc, trừ phi: • ạn có thẩm quyền giao dịch với bất cứ công ty nào B trong số này vốn là một phần công việc của bạn với Công ty Coca‑Cola; hoặc • hân nhân của bạn nhân danh công ty khác giao dịch T với Công ty Coca‑Cola. Trong cả hai trường hợp này, bạn phải lấy văn bản chấp thuận từ Viên Chức Đạo Đức Địa Phương, và phải gia hạn văn bản chấp thuận này hàng năm. Nếu thân nhân của bạn làm việc cho đối thủ cạnh tranh của Công ty, thì bạn phải xin văn bản chấp thuận từ Viên Chức Đạo Đức Địa Phương, và gia hạn văn bản này hàng năm. Bạn vẫn có thể có bạn bè làm việc cho, hoặc có lợi tức từ quyền sở hữu nơi, khách hàng hay nhà cung cấp của Công ty Coca‑Cola. Nếu bạn giao dịch với khách hàng hay nhà cung cấp này, thì cần cẩn thận để bảo đảm rằng tình bạn này không ảnh hưởng, hoặc không có vẻ ảnh hưởng, đến khả năng bạn hành động cho lợi ích tối ưu của Công ty. Nếu bạn chưa biết chắc tình bạn này có tạo thành vấn đề hay không, hãy tham vấn với quản lý, Viên Chức Đạo Đức Địa Phương hoặc Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ. Hơn nữa, mối quan hệ cá nhân ở nơi làm việc cũng phải không ảnh hưởng đến khả năng bạn hành động cho lợi ích tối ưu của Công ty, và phải không ảnh hưởng đến mọi quan hệ việc làm. Lấy quyết định liên quan đến việc làm cần phải dựa trên trình độ, năng lực, thành tích, kỹ năng và kinh nghiệm.

24

THÍ DỤ Chọn nhà cung cấp
Hỏi: Công việc của tôi là chọn nhà cung cấp cho Công ty. Một trong những nhà cung cấp đang được cân nhắc là công ty do hôn phối của tôi làm chủ. Tôi có cần thực thi mọi biện pháp phòng ngừa nào không? Đáp: Trong trường hợp này, quyền lợi của bạn tại kinh doanh của hôn phối mâu thuẫn—hoặc ít nhất là có vẻ mâu thuẫn—với trách nhiệm của bạn chọn nhà thầu tốt nhất cho Công ty Coca‑Cola. Bạn cần phải tham vấn với quản lý và Viên Chức Đạo Đức Địa Phương. Cách hành động tốt nhất cho bạn là không tham gia vào tiến trình chọn nhà cung cấp, hoặc phải rút kinh doanh của hôn phối khỏi danh sách chọn lựa.

Anh tôi
Hỏi: Anh tôi làm việc cho Công ty X, là một trong những khách hàng của chúng ta, nhưng anh ấy không giao dịch với Công ty Coca‑Cola. Tôi làm việc tại bộ phận Mãi Dịch, nhưng không có hợp đồng nào với Công ty X. Bây giờ tôi được đề nghị làm quản lý bộ phận giao dịch với Công ty X. Vậy tôi cần phải làm gì? Đáp: Báo cho quản lý biết về việc làm của anh bạn, vì với công việc mới của mình, bạn sẽ có thẩm quyền giao dịch với Công ty X. Nếu vị quản lý này vẫn muốn bạn làm việc tại bộ phận giao dịch với Công ty X, hãy xin văn bản chấp thuận từ Viên Chức Đạo Đức Địa Phương.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

25

Mâu thuẫn quyền lợi

Quà tặng, bữa ăn và chiêu đãi
Không nhận quà tặng, bữa ăn hay chiêu đãi, hoặc mọi đặc ân nào khác, từ khách hàng hay nhà cung cấp nếu điều này có thể làm hại, hoặc có vẻ làm hại, đến khả năng lấy quyết định kinh doanh khách quan của bạn cho lợi ích tối ưu của Công ty Coca‑Cola. Trường hợp nhận quà tặng, bữa ăn hay chiêu đãi nào vượt qua giới hạn sau đây đều phải được chấp thuận bằng văn bản của Viên Chức Đạo Đức Địa Phương.

Quà tặng
• hông nhận quà tặng để làm, hoặc hứa làm, bất cứ điều gì cho khách hàng hay nhà cung cấp. K • hông đòi hỏi khách hàng hay nhà cung cấp phải tặng quà. K • hông nhận quà tặng bằng tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt, thí dụ như phiếu quà tặng. K • hông nhận quà tặng có giá trị trên mức bình thường. Thí dụ về quà tặng có thể nhận như cây K viết hay áo thung có in biểu trưng, hoặc giỏ quà nhỏ vào ngày nghỉ lễ. • ó thể nhận quà tặng có ý nghĩa tượng trưng, thí dụ như vật trưng bày và bức tượng nào C được đề tặng để công nhận mối quan hệ kinh doanh. • ó thể nhận quà tặng hay phiếu giảm giá cho một nhóm đông nhân viên như là một phần trong C thỏa thuận giữa Công ty và khách hàng hay nhà cung cấp và sử dụng đúng ý định của khách hàng hay nhà cung cấp.

Bữa ăn và chiêu đãi
• hông nhận bữa ăn hay chiêu đãi để làm, hoặc hứa làm, bất cứ điều gì cho khách hàng hay K nhà cung cấp. • hông đòi hỏi khách hàng hay nhà cung cấp phải mời đi ăn hoặc chiêu đãi. K T • hỉnh thoảng bạn có thể nhận bữa ăn và chiêu đãi từ khách hàng hay nhà cung cấp nếu có khách hàng hay nhà cung cấp cùng tham dự, và chi phí liên quan thì vừa phải theo phong tục địa phương về bữa ăn và chiêu đãi liên quan đến công vụ. Thí dụ, bữa ăn công vụ bình dân và xem thi đấu thể thao tại địa phương thường thì có thể chấp nhận.

THÍ DỤ Giảm giá đặc biệt
Nhân viên nào phụ trách mối quan hệ của Công ty với kinh doanh du lịch nhận mức giảm giá của kinh doanh này để đi du lịch cho cá nhân, giảm giá này không có sẵn cho nhân viên khác. Nhân viên này vi phạm điều khoản về mâu thuẫn quyền lợi trong Quy Tắc khi nhận quyền lợi cá nhân này.

26

Đi du lịch và nơi giải trí vui thú
Nếu bạn được khách hàng hay nhà cung cấp mời đi du lịch ra khỏi thành phố hoặc nghỉ lại qua đêm, hoặc đến nơi giải trí vui thú thí dụ như Thế Vận Hội (Olympics), Cúp Bóng Đá Thế Giới (World Cup), giải banh cà na Super Bowl hoặc Giải Oscar (Academy Awards), hãy tham vấn với quản lý để cân nhắc xem có lý do kinh doanh chính đáng để bạn tham dự hay không. Nếu có, Công ty Coca‑Cola sẽ đài thọ tiền đi lại và ăn ở để tham dự.

Từ chối quà tặng, bữa ăn và chiêu đãi
Nếu bạn được tặng món quà, bữa ăn hay chiêu đãi nào vượt quá các giới hạn nêu trên, hãy từ chối một cách lịch sự rồi giải thích rõ quy tắc của Công ty. Nếu việc trả lại quà tặng làm cho người tặng khó chịu, hoặc trong trường hợp cách tặng quà làm cho không thể trả lại, bạn có thể nhận món quà này, nhưng cần phải báo cho Viên Chức Đạo Đức Địa Phương biết. Viên Chức Đạo Đức Địa Phương sẽ bàn thảo với bạn về cách xử trí như tặng món quà đó cho hội từ thiện, hoặc phân phát hay tặng món quà đó làm giải thưởng trong cuộc xổ số cho cả nhóm đông nhân viên.

Quà tặng, bữa ăn và chiêu đãi cho khách hàng và nhà cung cấp
Quà tặng, bữa ăn và chiêu đãi cho khách hàng và nhà cung cấp phải hỗ trợ lợi ích kinh doanh hợp pháp của Công ty và cần phải hợp lý và thích hợp theo từng trường hợp. Luôn thông cảm với quy tắc riêng của khách hàng và nhà cung cấp về nhận quà tặng, bữa ăn và chiêu đãi. Không dùng cổ phiếu của Công ty làm quà tặng nhân danh Công ty trong mọi trường hợp.

Vé và nhà dùng cho cá nhân
Vé xem thi đấu thể thao hoặc vào nơi giải trí nào khác do khách hàng hay nhà cung cấp đài thọ để bạn sử dụng cho cá nhân, mà không có khách hàng hay nhà cung cấp cùng tham dự, thì được coi là quà tặng. Không được nhận các loại vé này, trừ phi chúng được cung cấp cho một nhóm đông nhân viên như là một phần trong thỏa thuận giữa Công ty và khách hàng hay nhà cung cấp. Cũng tương tợ như vậy khi sử dụng công đô hay nhà nghỉ mát cho cá nhân, hoặc đi du lịch cá nhân trên máy bay tư.

Quy tắc địa phương
Ban quản lý Đơn Vị Kinh doanh và Công ty Đóng Chai Liên Hợp (Consolidated Bottling Operation), có tham vấn với Viên Chức Đạo Đức Địa Phương, có thể ban hành quy tắc địa phương để quy định các giới hạn cụ thể hơn về nhận quà tặng, bữa ăn hay chiêu đãi, thí dụ như hạn mức tiền riêng biệt. Mọi quy tắc địa phương đều phải báo cáo cho Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ, và được đăng tại trang web nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

27

Liêm chính khi đối xử với người khác
Quan hệ đối ngoại của Công ty Coca‑Cola thiết yếu cho thành công của chúng ta. Chúng ta phải đối xử công bằng và hợp pháp với mọi người mà chúng ta giao tiếp. 29 34 35 Đối xử với chính phủ Đối xử với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng Đối xử với đối thủ cạnh tranh

Liêm chính khi đối xử với người khác

Đối xử với chính phủ
Tánh chất toàn cầu của kinh doanh chúng ta thường đòi hỏi chúng ta phải giao tiếp với viên chức của nhiều chính phủ khác nhau trên thế giới. Các giao dịch với chính phủ phải tuân theo những quy tắc pháp lý đặc biệt, và không giống như khi hoạt động kinh doanh với các bên tư. Hãy tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty để chắc là bạn biết, hiểu rõ và tuân theo các quy tắc này. Nói chung, không trao tặng bất cứ thứ nào cho viên chức chính phủ—trực tiếp hay gián tiếp—để được đối xử thuận lợi. Bạn phải lấy văn bản chấp thuận trước từ cố vấn pháp lý của Công ty trước khi trao tặng bất cứ thứ nào có giá trị cho viên chức chính phủ. Phải bảo đảm rằng mọi khoản tiền trả này được ghi lại đầy đủ và chính xác vào trương mục thích hợp của Công ty.

“Bất cứ thứ nào có giá trị”
Cụm từ này theo nghĩa đen có nghĩa là bất cứ thứ nào có thể có giá trị cho viên chức chính phủ, bao gồm tiền mặt, quà tặng, bữa ăn, chiêu đãi, cơ hội kinh doanh, sản phẩm của Công ty, cung cấp việc làm và nhiều thứ nữa. Không có hạn mức tiền nào; bất cứ số tiền nào cũng bị coi là hối lộ.

Chống hối lộ
Nhiều quốc gia, như Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, đã thông qua điều luật buộc tội hối lộ viên chức chính phủ. Hình phạt khi vi phạm các luật này có thể rất nặng, bao gồm phạt vạ đích đáng cá nhân và công ty, và ngay cả tù giam. Nghiêm cấm hối lộ Hối lộ là trao tặng bất cứ thứ nào có giá trị cho viên chức chính phủ để ảnh hưởng đến thẩm quyền quyết định. Thí dụ về hành vi hối lộ như đưa tiền cho viên chức chính phủ để được họ thiên vị khi lấy quyết định chọn thầu hoặc vẫn giữ quan hệ kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán hay thanh tra của chính phủ, hoặc tác động đến luật thuế hay điều luật khác. Các khoản tiền trả khác cho viên chức chính phủ cũng có thể bị buộc tội hối lộ tại một số tòa án xét xử. Hãy tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty về các điều luật chống hối lộ địa phương.

Đạo luật về hành vi hối lộ ngoại quốc của Hoa Kỳ
Do Công ty Coca‑Cola được thành lập tại Hoa Kỳ nên Đạo Luật về Hành Vi Hối Lộ Ngoại Quốc của Hoa Kỳ (U.S. Foreign Corrupt Practices Act), nghiêm cấm hối lộ cho viên chức của các chính phủ khác, áp dụng cho toàn thể nhân viên trên thế giới. Hãy tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty về các điều luật địa phương phụ trội nào hiện dụng.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

29

Liêm chính khi đối xử với người khác

Đối xử với chính phủ
Chống hối lộ (tiếp tục)
Vài loại quà có thể chấp nhận

Ai là viên chức chính phủ?
• Nhân viên của mọi cơ quan chính phủ hay do chính phủ điều quản ở khắp nơi trên thế giới • Đảng phái chính trị và nhân viên đảng • Ứng viên cho chức vụ chính trị • Nhân viên của tổ chức quốc tế công cộng, thí dụ như Liên Hiệp Quốc Bạn có trách nhiệm phải biết rõ ‎người mà bạn giao dịch có là viên chức chính phủ hay không. Khi chưa biết chắc, thì hãy tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty.

Có thể được phép tặng vài loại quà có giá trị cho viên chức chính phủ trong vài trường hợp ngoại lệ nghiêm ngặt nhất định. Cần lấy văn bản chấp thuận từ cố vấn pháp lý của công ty trước khi thanh toán bất cứ khoản tiền nào như vậy. Trong một số trường hợp, cố vấn pháp lý có thể cấp văn bản chấp thuận khống, cho vài cuộc giao tiếp được ấn định rõ với viên chức chính phủ. Hơn nữa, nhân viên cũng phải tham vấn với viên chức Giao Tế và Thông Tin Công Cộng (Public Affairs & Communication) nào phụ trách về quan hệ với chính phủ để bảo đảm rằng họ hành động theo đúng chính sách và hướng dẫn về quan hệ với chính phủ của Công ty. Thuê viên chức chính phủ Công ty có thể thuê viên chức chính phủ để thực hiện dịch vụ nào có mục đích kinh doanh hợp pháp, và không mâu thuẫn với nhiệm vụ của viên chức chính phủ đó, chẳng hạn như thuê một sĩ quan cảnh sát hết ca làm việc để bảo vệ an ninh tại buổi hội thảo của Công ty. Mọi quyết định thuê như vậy phải được chấp thuận trước từ cố vấn pháp lý của Công ty. Tiền trả không đúng từ đệ tam nhân Công ty và/hoặc nhân viên của họ có thể phải chịu trách nhiệm về việc hối lộ từ bên thứ ba hoặc bên tư vấn làm đại diện cho Công ty. Phải đặc biệt cẩn thận khi đánh giá bên thứ bacó khả năng sẽ giao tiếp với chính phủ nhân danh Công ty. Bạn không được thuê bên thứ ba hay bên tư vấn nếu bạn tin rằng bên thứ ba hoặc bên tư vấn này muốn hối lộ viên chức chính phủ. Hơn nữa, cũng phải bảo đảm rằng tất cả bên thứ ba và bên tư vấn đều đồng ý tuân theo Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh cho Nhà Cung Cấp của Công ty Coca‑Cola, có các điều khoản chống hối lộ. Tham khảo Chính Sách Chống Hối Lộ để biết thêm chi tiết về hướng dẫn đưa tiền cho viên chức chính phủ và liên hệ với đệ tam nhân.

30

Tiền trà nước
Tiền tặng trà nước, là một số tiền nhỏ trả cho viên chức chính phủ nước ngoài Hoa Kỳ để họ giải quyết nhanh chóng hoặc phê duyệt các thủ tục hay dịch vụ nằm ngoài thẩm quyền, thí dụ như lấy giấy phép thông thường hoặc dịch vụ điện thoại, đều bị cấm. Nếu bạn trả tiền trà nước thường xuyên cho viên chức chính phủ ngoài Hoa Kỳ hoặc gặp trường hợp mà bạn nghĩ rằng có thể bị bắt buộc trả tiền trà nước, xin liên lạc với cố vấn Pháp lý của Công ty ngay.

THÍ DỤ Biểu hiện thiện ý
Hỏi: Viên thanh tra sức khỏe công cộng đến một xưởng sản xuất của Công ty. Tôi có thể trao tặng một thùng sản phẩm cho viên thanh tra này để biểu hiện thiện ý không? Đáp: Không. Bạn không bao giờ được trao tặng bất cứ thứ nào có giá trị cho viên chức chính phủ khi chưa được cố vấn pháp lý của Công ty chấp thuận trước. Cố vấn pháp lý sẽ báo cho qu‎ý vị biết rằng việc trao tặng sản phẩm, hoặc bất cứ thứ nào khác có giá trị, cho viên thanh tra sức khỏe trong các trường hợp này được xem là hành vi hối lộ để ảnh hưởng đến cuộc duyệt xét của viên thanh tra.

Tăng thêm tiền hoa hồng
Hỏi: Vị cố vấn mà Công ty thuê để hỗ trợ trong quan hệ với chính phủ vừa mới yêu cầu chúng ta phải tăng thêm nhiều tiền hoa hồng. Tôi nghi ngờ vị cố vấn này có ý định chuyển số tiền này cho viên chức địa phương. Vậy tôi cần phải làm gì? Đáp: Lập tức trình báo ngay mối nghi ngờ của bạn cho cố vấn pháp lý của Công ty. Không chi trả khoản tiền này cho vị cố vấn cho đến khi Công ty điều tra xong mối quan tâm của bạn.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

31

Liêm chính khi đối xử với người khác
Đối xử với chính phủ (tiếp tục)
Hoạt động chính trị
Công ty Coca‑Cola khuyến khích cá nhân tham gia vào hoạt động chính trị theo cách phù hợp với mọi điều luật liên quan và hướng dẫn của Công ty. Hoạt động chính trị cá nhân

Bạn bè tham gia chính trị
Hỏi: Bạn tôi đang ứng cử chức vụ chính trị, và tôi muốn giúp vận động tranh cử. Điều này có được phép không? Đáp: Có. Hoạt động chính trị cá nhân là việc riêng của bạn. Chỉ phải chắc rằng bạn không sử dụng tài nguyên của Công ty, kể cả thời giờ, điện thư hay thương hiệu của Công ty, để vận động tranh cử.

• ông ty không bồi hoàn cho nhân viên để họ hoạt C động chính trị cá nhân. • uan điểm chính trị cá nhân hoặc lựa chọn đóng góp Q chính trị của bạn không được ảnh hưởng đến công việc của mình. • hông sử dụng danh tiếng hay tài sản của Công ty, K kể cả thời gian làm việc của bạn, để hỗ trợ cho các hoạt động hay quyền lợi chính trị riêng của mình. • ếu dự định ứng cử hay nhận một chức vụ công N cộng, bạn phải được cố vấn pháp lý của Công ty chấp thuận trước. Đóng góp chính trị của Công ty Đóng góp chính trị của Công ty phải: • heo đúng điều luật địa phương; T • ược phê duyệt theo đúng Thủ Tục Ủy Quyền; và Đ • hi lại đầy đủ và chính xác. G

32

Hạn chế giao dịch
Công ty phải tuân thủ mọi hạn chế giao dịch và cuộc tẩy chay hiện hành do chính phủ Hoa Kỳ áp đặt. Hạn chế này nghiêm cấm Công ty tham gia vào vài hoạt động kinh doanh nhất định tại các quốc gia được định rõ, và với các cá nhân và kinh doanh được định rõ. Các hạn chế này bao gồm, chẳng hạn như cấm giao dịch với các tổ chức khủng bố hoặc những kẻ buôn lậu ma túy đã định rõ. Hình phạt khi không tuân thủ có thể rất nặng, bao gồm phạt vạ và tù giam cho những kẻ chịu trách nhiệm, và Công ty có thể bị cấm tham gia thêm nữa trong vài giao dịch nhất định. Công ty cũng phải tuân theo điều luật chống tẩy chay của Hoa Kỳ, nghiêm cấm các công ty tham gia vào mọi cuộc tẩy chay quốc tế nào chưa được chính phủ Hoa Kỳ phê chuẩn.

Thông tin về hạn chế giao dịch và tẩy chay
Thông tin chi tiết về lệnh hạn chế giao dịch của Hoa Kỳ có hiệu lực vào mọi thời gian đã định được đăng tại trang intranet nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ. Nếu có mọi thắc mắc nào về nhiệm vụ của Bạn trong lãnh vực này, kể cả lệnh hạn chế giao dịch do các chính phủ khác áp đặt, hãy liên lạc với cố vấn pháp lý của Công ty.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

33

Liêm chính khi đối xử với người khác

Đối xử với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng
Công ty qu‎ý trọng mối quan hệ hợp tác với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng. Phải đối xử với các đối tác này theo cách giống như chúng ta mong muốn được đối xử. Luôn đối xử công bằng với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng, tôn trọng và đối đãi họ một cách trung thực: • hông tham gia vào các hoạt động không công bằng, lừa dối hoặc sai trái. K • uôn trình bày sản phẩm của công ty theo cách trung thực và thẳng thắn L • ừng đề nghị, hứa hẹn hoặc cung cấp bất cứ những gì cho khách hàng Đ hoặc nhà cung cấp để trao đổi lợi thế không thích hợp cho công ty. Chúng ta mong muốn nhà cung cấp không thực thi hành động nào trái ngược với nguyên tắc của Quy Tắc này. Do đó, người chủ quản mối quan hệ với từng nhà cung cấp cần phải bảo đảm tôn trọng triệt để Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh cho Nhà Cung Cấp của Công ty Coca‑Cola, vì đây là điều kiện trong thỏa thuận với nhà cung cấp.

THÍ DỤ Báo cáo dài dòng
Khách hàng yêu cầu giám đốc điều hành mãi dịch lập một báo cáo đầy đủ và chi tiết, có thông tin về sản phẩm, phải cố gắng hết sức mới hoàn tất. Nhưng giám đốc điều hành mãi dịch này lại lập báo cáo bằng dữ kiện giả mạo, để nhanh chóng hồi đáp cho khách hàng. Các hành động này là cách đối xử không trung thực và không công bằng với khách hàng.

Buổi họp mặt khách hàng
Hỏi: Tôi tham dự buổi họp mặt khách hàng với một nhân viên khác của Công ty, và nghĩ rằng nhân viên đó cố ý phát biểu giả dối về khả năng của chúng ta. Vậy tôi cần phải làm gì? Đáp: Đính chính điều sai sót ngay tại buổi họp mặt (nếu được). Nếu không thực hiện được điều đó, hãy trình bày vấn đề với nhân viên đó, quản lý của bạn, hay viên chức nào khác có thẩm quyền của Công ty sau buổi họp mặt, và bảo đảm rằng Công ty cải chính mọi ngộ nhận của khách hàng. Nếu bạn phát hiện đúng là nhân viên đó cố ý lừa dối khách hàng, thì họ vi phạm Quy Tắc.

34

Đối xử với đối thủ cạnh tranh
Phải cẩn thận khi đối xử với đối thủ cạnh tranh,và thâu thập thông tin về họ. Có nhiều điều luật khác nhau điều quản các mối quan hệ tế nhị này.

Luật cạnh tranh
Công ty Coca‑Cola cạnh tranh công bằng, và tuân thủ mọi điều luật cạnh tranh hiện dụng trên thế giới. Các điều luật này thường phức tạp, và thay đổi nhiều giữa các quốc gia—cả về phạm vi bao quát lẫn khu vực địa lý của chúng. Cách đối xử đúng phép tại quốc gia này nhưng có thể lại trái phép tại quốc gia kia. Hình phạt khi vi phạm có thể rất nặng. Do đó, Công ty đã ban hành Hướng Dẫn Tuân thủ Luật Cạnh Tranh hiện dụng tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nhân viên cần phải tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty và tra cứu Hướng Dẫn này để hiểu rõ các điều luật cạnh tranh riêng biệt và chính sách hiện dụng cho các điều luật đó.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

35

Liêm chính khi đối xử với người khác
Đối xử với đối thủ cạnh tranh (tiếp tục)
Thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh
Công ty khuyến khích nhân viên nên thâu thập, chia sẻ và sử dụng thông tin về đối thủ cạnh tranh của chúng ta, nhưng chỉ thực hiện điều này theo cách hợp pháp và hợp đạo đức. Cũng như Công ty quý trọng giá trị và bảo vệ thông tin không công bố của riêng Công ty, chúng ta phải tôn trọng thông tin không công bố của các công ty khác.

Cách thâu thập thông tin tình báo có thể chấp nhận
Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh qua thông tin công cộng sẵn có hoặc cuộc điều tra phù hợp đạo đức là điều có thể chấp nhận được. Chẳng hạn bạn có thể thu thập và sử dụng thông tin từ các nguồn như: • ồ sơ công khai sẵn có nộp cho các cơ quan chính phủ H • ài diễn thuyết công khai của giám đốc điều hành công ty B • ác báo cáo thường niên C • áo chí cũng như các bài báo và công bố trong tập san thương mại B Bạn cũng có thể tham vấn với đệ tam nhân về đối thủ cạnh tranh của chúng ta, hoặc nhận thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh do đệ tam nhân cung cấp, với điều kiện là đệ tam nhân đó không có nghĩa vụ pháp lý hay bằng hợp đồng là không được tiết lộ thông tin này.

Các hoạt động bị nghiêm cấm
Các giới hạn căn bản sau đây áp dụng cho cách chúng ta thâu thập thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh: • hông tham gia vào mọi hoạt động trái phép hoặc bị cấm nào để thu thập thông tin về K đối thủ cạnh tranh. Điều này bao gồm trộm cắp, lai vãng nơi cấm, nghe lén, nghe lén điện thoại, đột nhập máy điện toán, xâm phạm đời tư, hối lộ, trình bày sai lạc,hoặc tìm kiếm qua thông tin rác. • hông nhận, tiết lộ hay sử dụng thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh mà bạn biết K hoặc nghĩ rằng tiết lộ cho bạn là vi phạm thỏa thuận giữ bảo mật giữa đệ tam nhân với một trong các đối thủ cạnh tranh của chúng ta. Tham khảo Chính Sách Thu Thập Thông Tin về Đối Thủ Cạnh Tranh để biết hướng dẫn chi tiết và liên lạc với cố vấn pháp lý của Công ty.

36

THÍ DỤ Cựu chủ nhân
Hỏi: Chúng ta vừa thâu dụng một nhân viên làm việc rất gần đây cho một trong các đối thủ cạnh tranh của chúng ta. Tôi có thể hỏi nhân viên này thông tin về đối thủ cạnh tranh của chúng ta không? Đáp: Hãy tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty trước khi hỏi nhân viên này bất cứ điều gì về công việc kinh doanh của cựu chủ nhân. Không bao giờ hỏi cựu nhân viên của đối thủ cạnh tranh về mọi thông tin nào mà người đó có nghĩa vụ pháp lý không được tiết lộ. Điều này bao gồm bí mật thương mại, cũng như hầu hết thông tin giữ bảo mật khác của đối thủ cạnh tranh.

Đề nghị của đối thủ cạnh tranh
Hỏi: Khi tôi chuẩn bị đề nghị một giải pháp giao dịch với khách hàng, thì họ đưa cho tôi một bản đề nghị của đối thủ cạnh tranh của chúng ta để chúng ta có thể đáp ứng. Tôi có thể nhận bản này không? Đáp: Có thể. Trước tiên, hỏi xem khách hàng có bị cấm chia sẻ thông tin này theo thỏa thuận bảo mật không. Nếu khách hàng xác nhận rằng họ không có nghĩa vụ bảo vệ thông tin này, thì bạn có thể nhận. Sau khi bạn nhận bản đó, nếu nó được đánh dấu “confidential” hay “proprietary”,hãy tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty trước khi tiết lộ hay sử dụng thông tin này.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

37

Phụ lục
39 41 43 Thi hành Quy Tắc Chú giải Tài nguyên

Thi hành Quy Tắc

Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh được ấn định để bảo đảm nhất quán với cách tự hành xử của nhân viên trong nội bộ Công ty, và cách đối xử của họ bên ngoài Công ty. Phương thức xử trí các vi phạm Quy Tắc khả nghi được hoạch định để bảo đảm nhất quán với cách giải quyết trong toàn bộ tổ chức. Không hề có bộ quy tắc nào có thể bao quát hết mọi trường hợp. Các hướng dẫn này có thể thay đổi khi cần thiết để tuân theo điều luật địa phương hoặc hợp đồng.

Trách nhiệm
Ủy Ban Đạo Đức & Tuân thủ chịu trách nhiệm thi hành Quy Tắc, cùng với sự giám sát của Giám Đốc Tài Chính, Tổng Cố Vấn và Ủy Ban Kiểm Toán (Audit Committee) thuộc Ban Giám Đốc. Ủy Ban Đạo Đức và Tuân thủ gồm các vị lãnh đạo cao cấp đại diện cho ban quản lý cũng như điều hành của công ty.

Điều tra vi phạm Quy Tắc khả nghi
Công ty ghi nhận mọi trình báo về vi phạm Quy Tắc nghiêm trọng khả nghi và quyết tâm điều tra bảo mật và thấu đáo mọi cáo buộc. Viên chức Kiểm Toán, Tài Chính, Pháp Lý , Đạo đức & Tuân thủ và An Ninh Chiến Lược của Công ty đều có thể thực hiện hoặc phụ trách các vụ điều tra về vi phạm Quy Tắc. Nhân viên nào bị điều tra về vi phạm Quy Tắc khả nghi đều có cơ hội điều trần trước khi lấy mọi quyết định sau cùng nào. Công ty tuân theo thủ tục khiếu nại địa phương ở nơi mà thủ tục này áp dụng.

Quyết định
Ủy Ban Đạo Đức và Tuân thủ lấy tất cả các quyết định về vi phạm Quy Tắc và biện pháp kỷ luật, nhưng có thể ủy quyền vài loại quyết định cho ban quản lý địa phương. Người nào bị xét thấy vi phạm Quy Tắc đều có thể xin xét lại các quyết định về vi phạm và biện pháp kỷ luật. Hướng Dẫn Cách Xử Trí Các Vấn Đề về Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh để biết thêm chi tiết về thủ tục điều tra và lấy quyết định về vi phạm Quy Tắc. Để được một bản Hướng dẫn, xin liên lạc với Văn phòng Đạo đức & Tuân thủ.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

39

Thi hành Quy Tắc

Thi hành kỷ luật
Công ty cố gắng thi hành kỷ luật tương xứng với bản chất và hoàn cảnh của từng việc vi phạm Quy Tắc. Các vi phạm có tính chất nghiêm trọng hơn sẽ bị đình chỉ công việc mà không trả lương; mất hoặc giảm cơ hội tăng lương, tiền thưởng hay phần thưởng quyền lựa chọn cổ phần; hoặc bị đuổi việc. Khi nhân viên bị xét thấy vi phạm Quy Tắc, thì sẽ có chú thích về quyết định sau cùng, và một bản của mọi thư khiển trách, trong hồ sơ nhân viên của nhân viên đó là một phần trong hồ sơ vĩnh viễn của họ.

Báo cáo về quyết định và kết quả điều tra về vi phạm Quy Tắc
Theo định kỳ, Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ sẽ báo cáo tất cả các vụ điều tra đang tiến hành và quyết định sau cùng về vi phạm Quy Tắc, kể cả những biện pháp kỷ luật đã thi hành, cho ban quản lý cao cấp của Công ty và Ủy Ban Kiểm Toán của Ban Giám Đốc. Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ cũng đăng thí dụ tiêu biểu về các vụ vi phạm Quy Tắc, nhưng không nêu danh tánh người vi phạm, tại trang intrenet nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ để giáo dục nhân viên.

Chữ ký và bản xác nhận
Tất cả nhân viên mới đều phải ký tên vào mẫu xác nhận để xác nhận rằng họ có đọc kỹ Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh và đồng ý tuân theo các điều khoản trong Quy Tắc này. Đòi hỏi toàn thể nhân viên phải điền bản xác nhận tương tợ trên căn bản định kỳ. Không đọc Quy Tắc hoặc không ký tên vào mẫu xác nhận thì vẫn không miễn trừ cho nhân viên khỏi tuân thủ Quy Tắc.

Miễn trừ
Miễn trừ bất cứ điều khoản nào trong Quy Tắc này cho viên chức của Công ty phải được chấp thuận của Ban Giám Đốc hay ủy ban do ban này bổ nhiệm và phải khai trình ngay đến chừng mực theo quy định của điều luật.

40

Chú giải

Chú Giải định nghĩa một số thuật ngữ dùng trong Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh. Nếu các định nghĩa này hoặc từ ngữ hay cụm từ nào khác dùng trong Quy Tắc vẫn khó hiểu, xin tham vấn với Viên Chức Đạo Đức Địa Phương hoặc Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ. Bất cứ thứ nào có giá trị (Anything of value) – Bất cứ thứ nào có thể có giá trị cho viên chức chính phủ, bao gồm tiền mặt, quà tặng, bữa ăn, chiêu đãi, cơ hội kinh doanh, sản phẩm của Công ty, cung cấp việc làm và nhiều thứ nữa. Không có hạn mức tiền nào; bất cứ số tiền nào cũng bị coi là hối lộ. Đối thủ cạnh tranh (Competitor) – Chỉ dùng cho mục đích của các điều khoản Mâu Thuẫn Quyền Lợi và Thông Tin Tình Báo về Đối Thủ Cạnh Tranh, “đối thủ cạnh tranh” có nghĩa là mọi kinh doanh hay chủ thể nào khác ngoài Công ty Coca‑Cola hoặc một trong các chi nhánh hay công ty đóng chai của Công ty, sản xuất hoặc bán sỉ mọi thức uống không có chất cồn hay thức uống đậm đặc, hoặc mọi kinh doanh hay chủ thể nào đang tích cực muốn thực hiện hoạt động này. Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) – Dịch vụ trình báo của Công ty, do đệ tam nhân điều quản, để nhân viên và người khác có thể nêu thắc mắc hay trình bày mối quan tâm về Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh hoặc các vấn đề đạo đức và tuân thủ khác. Hối lộ (Bribe) – Trao tặng bất cứ thứ nào có giá trị cho viên chức chính phủ để tác động đến thẩm quyền quyết định. Điều luật địa phương có thể ấn định một định nghĩa rõ ràng hơn tại một số nơi xét xử. Khách hàng (Customer) – Mọi kinh doanh hay chủ thể nào mà Công ty Coca‑Cola hoặc một trong các chi nhánh hay công ty đóng chai của Công ty bán sản phẩm đậm đặc hoặc thành phẩm mang thương hiệu Công ty Coca‑Cola cho họ. Các chi nhánh đặc quyền đóng chai có sản phẩm mang thương hiệu Công ty cũng được coi là khách hàng. Nhà cung cấp (Supplier) – Mọi người nào bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ cho Công ty, bao gồm các cố vấn, nhà thầu và đại lý. Định nghĩa này cũng kể cả mọi nhà cung cấp nào mà Công ty đang tích cực cân nhắc để chọn họ, ngay cả khi cuối cùng thì không kinh doanh nào được chọn. Tài sản của Công ty (Company assets) – Bao gồm, trong số những thứ khác, ngân quỹ hay sản phẩm của Công ty, giờ làm việc và sản phẩm tạo ra từ nhân viên, hệ thống máy điện toán và nhu liệu, điện thoại, thiết bị liên lạc vô tuyến, máy sao chép, vé xem buổi hòa nhạc và thi đấu thể thao, xe cộ của Công ty, thông tin độc quyền và thương hiệu của Công ty. Thẩm quyền khi giao dịch với một Công ty (Discretionary authority in dealing with a company) – Thẩm quyền này ảnh hưởng đến việc chọn nhà cung cấp của Công ty hoặc ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ của Công ty với khách hàng và nhà cung cấp hiện tại.

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

41

Chú giải

Thân nhân (Relative) – Hôn phối, cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà, con cái, cháu chắt, cha mẹ chồng/vợ, hoặc bạn nội gia cùng hay khác phái tính, cũng như mọi gia quyến nào khác sống chung hay nương tựa vào bạn, hoặc bạn nương tựa vào họ. Thông tin không công bố (Nonpublic information) – Mọi thông tin nào mà Công ty không tiết lộ hoặc sẵn có cho công chúng, có thể bao gồm thông tin liên quan đến nhân viên, phát minh, hợp đồng, bản hoạch định sách lược và kinh doanh, thay đổi nhiều trong ban quản lý, khai trương sản phẩm mới, sáp nhập và mua lại kinh doanh, tính năng kỹ thuật, giá cả, đề nghị, dữ liệu tài chính và chi phí làm sản phẩm. Thông tin quan trọng không công bố (Material nonpublic information) – Thông tin quan trọng không công bố là thông tin dễ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư về mua, bán hoặc giữ lại chứng khoán của một công ty. Chẳng hạn như sáp nhập hay mua lại đáng kể liên quan đến Công ty, kết quả lợi tức hoặc sản lượng của Công ty trước khi công bố, và thay đổi quyền chỉ đạo trong ban quản lý cao cấp của Công ty. Nhiều thứ khác cũng có thể quan trong. Nếu bạn chưa biết chắc thông tin không công bố mà mình biết được có quan trọng cho người đầu tư hay không, hãy tham vấn với cố vấn pháp lý của Công ty. Thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh (Competitive intelligence) – Thông tin về đối thủ cạnh tranh của chúng ta. Tiền trà nước – Đưa khoản tiền nhỏ cho viên chức chính phủ để họ giải quyết nhanh chóng các thủ tục hay dịch vụ không thuộc thẩm quyền của họ, thí dụ như lấy giấy phép thông thường hoặc dịch vụ điện thoại. Ủy Ban Đạo Đức và Tuân thủ (Ethics & Compliance Committee) – Một ủy ban gồm các vị lãnh đạo cao cấp đại diện cho ban quản lý cũng như điều hành của công ty, chịu trách nhiệm thi hành Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh. Viên chức chính phủ (Government officials) – Nhân viên của mọi chính phủ ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả nhân viên cấp dưới hoặc nhân viên của kinh doanh do chính phủ điều quản. Thuật ngữ này cũng kể cả đảng phái chính trị và viên chức đảng, ứng viên cho chức vụ chính trị, và nhân viên của tổ chức quốc tế công cộng, thí dụ như Liên Hiệp Quốc. Viên Chức Đạo Đức Địa Phương (Local Ethics Officer) – Nhân viên tại Tập Đoàn, Đơn Vị Kinh doanh hoặc cấp Đầu Tư Đóng Chai, được Ủy Ban Đạo Đức và Tuân thủ và lãnh đạo kinh doanh liên quan cùng bổ nhiệm, có quyền ban hành văn bản chấp thuận cho các hoạt động theo Quy Tắc trong các lãnh vực về Mâu Thuẫn Quyền Lợi và Tài Sản của Công ty. Có thể tìm danh sách Viên Chức Đạo Đức Địa Phương tại trang web nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ.

42

Tài nguyên

Địa điểm mạng lưới mạng nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ
Công ty có trang web nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ để đăng thông tin chi tiết về Quy Tắc, các chính sách và hướng dẫn, huấn luyện, cũng như những vấn đề đạo được và tuân thủ. Nếu bạn không có thiết bị để đăng nhập vào mạng nội bộ của Công ty, hãy tham vấn với quản lý, đại diện Ban Tài Nguyên Nhân Sự, cố vấn pháp lý của Công ty hay Viên Chức Đạo Đức Địa Phương, hoặc liên lạc với Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ để biết thêm chi tiết.

Các chính sách và hướng dẫn
Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh không thể giải quyết hết tất cả cách hành xử ở nơi làm việc. Công ty cũng có thêm các chính sách và hướng dẫn phụ trội để hướng dẫn cụ thể về các vấn đề trong Quy Tắc hoặc giải quyết cách hành xử chưa được đề cập trong Quy Tắc. Dưới đây liệt kê nhiều chính sách trong số này. Tất cả các chính sách này sẵn có tại trang web nội bộ của Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ. • cceptable Use Policy (Chính sách về cách sử dụng có thể chấp nhận được) A • nti‑Bribery Policy (Chính sách chống hối lộ) A • ode of Business Conduct for Suppliers to The Coca‑Cola Company (Quy Tắc Đạo Đức C Kinh doanh cho Nhà Cung Cấp của Công ty Coca‑Cola) • ompetition Law Guidelines (Hướng dẫn tuân thủ luật cạnh tranh) C • ompetitive Intelligence Policy (Chính sách thâu thập thông tin tình báo về đối thủ cạnh C tranh) • elegation of Authority (Thủ tục ủy quyền) D • irector Appointee Guidelines (Hướng dẫn về người được bổ nhiệm giám đốc) D • uidelines for Handling Code of Business Conduct Matters (Hướng dẫn cách xử trí các G vấn đề về Quy Tắc Đạo Đức Kinh doanh) • nformation Protection Policy (Chính sách bảo vệ thông tin) I • nsider Trading Policy (Chính sách giao dịch nội bộ) I P • rivacy Policy (Chính sách về riêng tư cá nhân) • ravel & Entertainment Policy (Chính sách về đi du lịch và chiêu đãi) T • orkplace Rights Policy (Chính sách quyền hạn nơi làm việc) W

Có thắc mắc hoặc mối quan tâm? Đăng nhập Đường Dây Đạo Đức (EthicsLine) tại www.KOethics.com

43

Tài nguyên

Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ
Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về Quy Tắc hay các chính sách tuân thủ của Công ty, hoặc bàn thảo mọi mối quan tâm của bạn về các vi phạm Quy Tắc khả nghi. To contact the Ethics & Compliance Office: • Gọi số +1‑404‑676‑5579 • Gởi điện thư đến compliance@coca‑cola.com • Gởi điện sao (fax) đến số +1‑404‑598‑5579 • ởi đến: thics & Compliance Office (Văn Phòng Đạo Đức và Tuân thủ) G E The Coca‑Cola Company One Coca‑Cola Plaza Atlanta, Georgia 30313 USA • ử dụng Đường Dây Đạo Đức EthicsLine tại www.KOethics.com, hoặc gọi điện S thoại miễn phí bằng cách dùng mã số gọi được đăng tại trang web.

Đạo Đức và Tuân Hành Thủ

44

© 2012 The Coca‑Cola Company E In trên giấy tái chế 100% từ giấy phế thải của người tiêu dùng.

Công ty Coca-Cola có thẩm quyền bổ túc, sửa đổi hoặc chấm dứt Quy Tắc này vào bất cứ lúc nào và vì mọi lý do.

Tháng Tám 2012 PI-5327-VI

Similar Documents

Free Essay

Hoc Hanh

...mại Việt Nam 2005. - Pháp luật ngoại hối Việt Nam 2005. - Các luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và người yêu cầu. - UCP 600 2007 ICC, nếu có dẫn chiếu trong L/C. Trước hết, ta thấy cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Ở trong trường hợp cụ thể này, bên ngân hàng phát hành nhận được một khoản phí mở L/C và sau đó sẽ thực hiện dịch vụ là mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ của người nhập khẩu và thanh toán. Còn bên người nhập khẩu đã thanh toán tiền cho ngân hàng phát hành và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Do đó, có thể coi đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa ngân hàng phát hành và người nhập khẩu. Câu 15: Ngân hàng phát hành sẽ có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không (điều 14 khoản b UCP 600). Ngày xuất trình phải nằm trong ngày làm việc ngân hàng (điều 33), vì thế việc trung tâm thư tín của ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ vào lúc 13.30 thứ bẩy không thể tính là thời hạn xuất trình. Ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ phải là thứ hai. Câu 16: Theo UCP 600 người phát hành L/C phải là ngân hàng thương mại (điều 2) Nếu người xuất khẩu nhận được một L/C được phát hành bởi công ty tài chính Hồng Kong thì có thể chấp nhận nếu không dẫn chiếu UCP 600 vào L/C, còn nếu...

Words: 1580 - Pages: 7

Premium Essay

Thich Nhat Hanh

...“The two of us were not, by nature, enemies. Under different circumstances, we could have become close friends, even loving each other as brothers. It was only the war that separated us and brought violence between us.” -Thich Nhat Hanh Creating True Peace is a book of spiritualism and the search for a good way of imprinting ourselves on the world “we were here, and we did peace”. This book guides us through the steps of self-understanding to the achievement of peace with the only purpose of inner peace to, later on, achieve a greater achievement which will be changing the world one soul at the time. In this book, the author Thich Nhat Hanh discusses the evil within us and the crisis of violence. Hate, and helplessness. About the author, Thich Nhat Hanh is one of the most recognized activists of peace, this by engaging on the beliefs of Buddhism to create a meaningful combination of living mindfully and advocating for peace, taking action in a peaceful way. Thich lived through two wars in his native country Vietnam. He fought against the violence of every kind, self-conflictive violence, and interpersonal violence. Thich is a highly respected...

Words: 1534 - Pages: 7

Free Essay

Peace Is Every Step Paper

...Eastern Religions Peace is Every Step Paper Thich Nhat Hanh is a Vietnamese Zen Buddhist monk, teacher, author, poet and peace activist. He lives in the Plum Village Monastery in the Dordogne region in the South of France, travelling internationally to give retreats and talks. He has published more than 100 books. He was born in central Vietnam in 1926; At the age of 16 he entered the monastery at a Temple near Hue, Vietnam, where his primary teacher was Dhyana Master Thanh Quy Chan That. A graduate of Bao Quoc Buddhist Academy in Central Vietnam, Thich Nhat Hanh received training in Zen and the Mahayana school of Buddhism and was ordained as a monk in 1949. He lived through the Vietnam War, seeing all of the terrors of war. Nhat Hanh taught Buddhist psychology and Prajnaparamita literature at the Van Hanh Buddhist University, a private institution that focused on Buddhist studies, Vietnamese culture, and languages. At a meeting in April 1965 Van Hanh Union students issued a Call for Peace statement. It declared: "It is time for North and South Vietnam to find a way to stop the war and help all Vietnamese people live peacefully and with mutual respect." Nhat Hanh left for the U.S. shortly afterwards. That’s just the beginning of Thich Nhat Hanh’s life story, his life is a very active and involved one. Nhat Hanh's novel "Peace is Every Step" is a work that centers on the concept of meditation and enlightenment. Hanh bases his discussion on Zen Buddhism, using anecdotes and...

Words: 659 - Pages: 3

Free Essay

Mindfulness

...Buddhism’s teaching, mindfulness was proved as a valuable practice in health care and life that help people deal with their suffering and reach happiness. Religion In Buddhism’s position, mindfulness means awareness moment-by-moment in the present without forming attachment and making judgment. Mindfulness is comprised of consciousness and awareness. The motivation of Buddhism is practice that can help people to reach the enlightenment and happiness. Mindfulness was taught as the heart of the practice leading to enlightenment. As a legacy of Buddhism, mindfulness has the power to liberate human being from those delusions. The ability to stay firmly in the present is another way to convey the mindfulness’s meaning as Zen Master Thich Nhat Hanh, who is a Buddhist monk, once said in his book: “Life is available only in the present...

Words: 1693 - Pages: 7

Free Essay

Suchness and Emptiness

..."suchness" are very closely related, and are not as different as some might think. You can only find yourself in your suchness if you are first "emptied" of everything and all of your conditioning. Everything in nature is in its suchness; it is the way that it is, and in this suchness its emptiness, and the way that it connects with all other things, can be found in the same way as it can be found in human beings. In the beginning of The Heart of Understanding, Thich Nhat Hanh gives us the definition for a word, a word not yet in the dictionary. This word is “interbeing”. In his explanation of this word he describes how everything that we see here depends on something else to be what it is. To use his example: without the logger, the sunshine, or clouds, the paper upon which we read would not be able to exist. At the end of this description of the word “interbeing”, Thich Nhat Hanh states that “The Heart Sutra seems to say the opposite. Avalokiteshvara tells us that things are empty.” (p. 4) Thich Nhat Hanh continues to speaks of the piece of paper, and how if we only look at it from the outside, we are separate from it and we will not fully comprehend how everything is interconnected: “If we only look at the sheet of paper as an observer, standing outside, we cannot understand it completely”. (p. 9) The idea that speaks to me from this is that if we are transcendent to this idea of interbeing then we will not truly understand emptiness or suchness, and along with this we will...

Words: 1842 - Pages: 8

Free Essay

Leadership and the Pine Tree

...the Pine Tree | AbstractThis assignment looks into the qualities of the Pine Tree, from personal experience and intuition and from ancient teachings and tries to relate it to the qualities a leader must possess in order to be successful in life Mayukh Biswas | B14033 | Leadership and the Pine Tree | AbstractThis assignment looks into the qualities of the Pine Tree, from personal experience and intuition and from ancient teachings and tries to relate it to the qualities a leader must possess in order to be successful in life Mayukh Biswas | B14033 | “Letting go gives us freedom, And freedom is the only condition for happiness” - Thich Nhat Hanh We spend each and every day of our life in the mad rush towards success. Yet we are not satisfied with our life. There always seems to be something missing. As Thich Nhat Hanh correctly points out, happiness can only be attained by gaining freedom. And freedom comes only when we let go of everything, including our thoughts. “A person’s mind is so powerful, it can invent, create, experience and destroy things with thoughts alone” A person who desires freedom has to realize the fact that it is not him who controls his thoughts, but his thoughts who control him. Our thoughts are in command and we unknowingly have become its slaves. This fact can be related to our everyday lives. For instance, I have an assignment to write for the subject “Zen and the Executive Mind”. I freshen up after an entire day attending classes and then...

Words: 2440 - Pages: 10

Premium Essay

Trayvon Martin Research Paper

...Obama is mentioning is the concept of the construction of whiteness and how that “whiteness” has been used repeatedly against the Black community. Trayvon Martin is not the first nor the last victim of this history and stand your ground culture which Kelly Douglas explains in her book, Stand Your Ground: Black Bodies and the Justice of God. Then the question comes to us when we observe these acts of violence, who or what is responsible for the acts of violence in the world like the murder of Trayvon Martin? Do we blame the murderer, George Zimmerman, who felt that Trayvon Martin was a threat to his community? Or do we blame the society that fostered the culture of stand your ground laws and men like Zimmerman? Kelly Douglas and Thich Nhat Hanh will argue neither are to blame. Both the context and the individual share the responsibility for these acts of violence. We must hold the perpetrator accountable, but we must also examine the society that fostered the hate and labels that allowed for such violence to happen. Mr. Zimmerman is a product of the culture and to exclude examination of the context will not allow us to fully understand these violent actions and not allow us to move onto peace. Kelly Brown Douglas first discusses the construction of whiteness in the United States and how that whiteness was ingrained with ideas of liberty and freedom that had isolated other members of the context such as people of colour. This history created a mindset that allowed for the sustained...

Words: 1914 - Pages: 8

Premium Essay

Thich Nhat Hanh: A Psychological Analysis

...The second attitude we should strive to cultivate is patience. When we are impatient with ourselves, we activate compulsive emotions such as anxiety and anger that controls our actions and behaviors. Unsuccessful at achieving awareness of our impatient self can cause the mind to unmindfully speak and the body to intuitively act, resulting in actions we could possibly later regret. According to Altman, having a sense of guilt does not activate awareness rather it further stimulates negative emotions, fueling more compulsive behavior. Moreover, Thich Nhat Hanh emphasizes how worries and anxiety only make us see the unimportance of what’s in front of us. Therefore, patience is an essential quality for ourselves when the mind is agitated. According...

Words: 711 - Pages: 3

Free Essay

Ke Toan Hanh Chanh Su Nghiep

...Phụ lục 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Môn: Kế toán hành chính sự nghiệp 1. Số tín chỉ/đvht: - Lý thuyết: 15 tiết - Thực hành: 30 tiết 2. Đối tượng học: – Bậc học: Đại học Ngành: Kế toán – Hệ: Chính qui 3. Điều kiện tiên quyết/song hành: Muốn học được môn này thì sinh viên phải tích lũy được môn nguyên lý kế toán 4. Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong môn học này sinh viên sẽ có khả năng: 4.1 Về Kiến thức - Trình bày tổng quan về công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp; - Hạch toán công tác kế toán tài sản cố định và Chi phí xây dựng cơ bản; - Hạch toán công tác kế toán các khoản phải trả; - Hạch toán công tác kế toán nguồn kinh phí; - Hạch toán công tác kế toán các khoản thu chi; - Quyết toán kinh phí và lập báo tài chính. 4.2 Về kỹ năng chuyên môn - Nắm được mục tiêu và hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp; - Xác định các khoản thu chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp; - Quy trình kế toán, phương pháp kế toán, nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp - Nắm vững cách lập, đọc các báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc quản lý nguồn kinh phí một cách có hiệu quả. 4.3 Về thái độ và kỹ năng mềm - Có kỹ năng tìm kiếm thông tin; - Có kỹ năng tư duy phê phán; - Có kỹ năng đọc và ghi nhớ tài liệu; - Có kỹ năng xử lý tình huống và giải bài tập; - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như cẩn thận và phẩm chất cá nhân như linh hoạt, sáng tạo...

Words: 604 - Pages: 3

Free Essay

Bi Mat Cua Hanh Phuc

...Sớm thức giấc thấy sao bồi hồi ôi tim ta đã yêu thật rồi. Có nỗi nhớ dâng lên cồn cào yêu là như thế sao.. Khẽ nhắm mắt lãng du bền bồng mang tình ta đến nơi tình hồng. Hỡi những chiếc hôn kia nồng nàn xin đừng trôi qua mau. Anh sẽ không u sầu khi đời anh có em.. Ta sống trong tiếng cười khi cùng đi bên nhau. Người ơi.... Dường như lung linh trong nắng sáng ai đang nô đùa ngoài sân. Dường như vu vơ trong gió gió chợt nói với anh điều chi Rằng mây sẽ đưa đôi ta bay vào trời xanh.... Này em yêu ơi có biết trái tim em sẽ chẳng đổi thay Và em yêu ơi hãy đến cho vòng tay ấm thêm mỗi ngày. Cùng anh đắm say nên bao câu chuyện thần tiên.... Chỉ anh và em.... Sớm thức giấc thấy sao bồi hồi ôi tim ta đã yêu thật rồi. Có nỗi nhớ dâng lên cồn cào yêu là như thế hả.. Khẽ nhắm mắt lãng du bền bồng mang tình ta đến nơi tình hồng. Hỡi những chiếc hôn kia nồng nàn xin đừng trôi qua mau. Anh sẽ không u sầu khi đời anh có em.. Ta sống trong tiếng cười khi cùng đi bên nhau. Người ơi.... Dường như lung linh trong nắng sáng ai đang nô đùa ngoài sân. Dường như vu vơ trong gió gió chợt nói với anh điều chi Rằng mây sẽ đưa đôi ta bay vào trời xanh.... Này em yêu ơi có biết trái tim em sẽ chẳng đổi thay Và em yêu ơi hãy đến cho vòng tay ấm thêm mỗi ngày. Cùng anh đắm say nên bao câu chuyện thần tiên.... Dường như lung linh trong nắng sáng ai đang nô đùa ngoài sân. Dường như vu vơ trong gió gió chợt nói với anh Điều chi rằng mây sẽ đưa đôi ta bay vào trời xanh.... Này...

Words: 373 - Pages: 2

Free Essay

TầM Quan TrọNg Của HàNh TrìNh Quay Về Afghanistan ChuộC LỗI Của Amir

...School number: 004027 | School name: Australian International School, Vietnam | LANGUAGE A: LITERATURE | Language A studied: Vietnamese Level: SL | Examination Session: | Candidate name: Văn Duy Bảo | Candidate session number: | Part 1: Works in TranslationWorks studied (2 at SL) Please indicate the particular work on which the candidate's written assignment is based by checking the box. | Works | Author | | 1. Bếp (Kitchen) | B. Yoshimoto | | 2. Người đua diều (The Kite Runner) | Khaled Hosseini | | External Assessment: Written Assignment A. Reflective Statement: (300 - 400 từ) Sự hiểu biết của anh/ chị về văn hóa, xã hội và ngữ cảnh của tác phẩm được phát triển qua phần thảo luận như thế nào? (Số từ: 463 từ.) Qua những buổi thảo luận trên lớp về bối cảnh của truyện Người Đua Diều, hiểu biết của em về văn hoá, xã hội, và ngữ cảnh của tác phẩm đã trở nên sâu sắc và tinh tế hơn. Người đua diều đã cho em thấy một vùng đất hoàn toàn mới lạ, thay đổi hoàn toàn góc nhìn trước kia của em về những vùng đất ở Trung Đông, ở đây là Afghanistan và Pakistan. Trước đó, vì ảnh hưởng của truyền thông và hiểu biết của em về chiến tranh Afghanistan (2001-2014) sau vụ đánh bom 9/11, tổ chức Al Qaeda, v.v, em đã luôn liên kết Afghanistan với chiến tranh, tàn phá, và khủng bố. Chưa một lần hình ảnh con diều bay lượn trên bầu trời thanh bình hiện ra trong đầu em khi nghĩ về Afghanistan. Em đã chưa hiểu được sự phong phú và những giá trị đáng quý của con người...

Words: 2223 - Pages: 9

Free Essay

Hag Report

...lập -Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2012 THÔNG TƯ Quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán Căn cứ Luật kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003; Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011; Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh; Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Luật kiểm toán độc lập và quy định tại Điều 57 Luật kế toán. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Đối tượng dự thi theo quy định tại Điều 3 Thông tư này. 2. Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề cấp nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi). 3. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán. 4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán...

Words: 10250 - Pages: 41

Free Essay

Abcdef

...VIỆT NAM CHI CỤC THUẾ THẠCH HÀ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC SỐ: QĐ/CCT Hà Tĩnh, ngày….tháng….năm 20… QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Thủ trưởng và Ban chấp hành công đoàn cơ quan CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ THẠCH HÀ - Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990 - Căn cứ Nghị định 133/HĐBT ngày 20- 4- 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn; Nghị định số 302/HĐBT ngày 19-8-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quyền và trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan; - Căn cứ quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 27- 8 - 1994; - Sauk hi thỏa thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Thủ trưởng và Ban chấp hành Công đoàn cơ quan kèm theo Quyết định này. Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các phòng, ban, mọi cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: CHI CỤC TRƯỞNG - LĐLĐ Huyện - Các tổ CĐ - Ban CHCĐ - Lưu VP/CĐ CHI CỤC TRƯỞNG VÀ BCHCĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI CỤC THUẾ THẠCH HÀ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC CHI CỤC TRƯỞNG Thạch Hà, ngày tháng năm 2012 QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG Giữa Thủ trưởng và Ban chấp hành công đoàn cơ quan (Ban hành kèm theo Quyết định số: /200/QĐ- …ngày tháng...

Words: 1931 - Pages: 8

Free Essay

Study

...chứng khoán do Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006 • Nghị định 14/2007/BĐ-CP ban hành ngày 19/01/2007 Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán. Nghị định 66/2004/BĐ-CP Ban hành ngày 19/02/2004 Về việc chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính • Nghị định 114/2008/NĐ-CP Ban hành ngày 03/11/2008 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác • Quyết định 112/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 11/09/2009 Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính • Quyết định 599/2007/QĐ-TTg Ban hành ngày 11/05/2007 Chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh • Quyết định 171/2008/QĐ-TTg Ban hành ngày 18/12/2008 Về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam • Quyết định 01/2009/QĐ-TTg Ban hành 02/01/2009 Về việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội • Quyết định 27/207/QĐ-BTC Ban hành ngày 24/04/207 Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán • Quyết định số 126/2008/QĐ-BTC Ban hành ngày 26/12/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán” ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC • Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động...

Words: 1176 - Pages: 5

Free Essay

Nd71

...CHÍNH PHỦ _______ Số: 71/2012/NĐ-CP | |CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________ Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2012 | | NGHỊ ĐỊNH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ____________ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cụ thể như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau: “Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm i, Điểm k...

Words: 16012 - Pages: 65