Free Essay

Noname

In:

Submitted By tilytran
Words 5124
Pages 21
¸P DôNG NGUY£N T¾C KH¤NG PH¢N BIÖT §èI Xö
TRONG C¸C CAM KÕT VÒ TH¦¥NG M¹I DÞCH Vô
CñA VIÖT NAM KHI GIA NHËP WTO
Vũ Anh Thư*

Dẫn nhập
Kể từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/1/2007, Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền mà các hiệp định của WTO dành cho, nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với tư cách là thành viên tham gia các hiệp định cũng như các cam kết bổ sung đối với các thành viên khác của WTO trước khi được các nước thành viên chấp nhận cho Việt Nam gia nhập WTO trong tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, đầu tư, mua sắm chính phủ, chống trợ cấp v.v... Nghĩa vụ quan trọng nhất của một thành viên của WTO là thực hiện đầy đủ các nguyên tắc hoạt động cơ bản của WTO, đó là không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường thương mại tự do hơn, tăng cường cạnh tranh công bằng, khuyến khích phát triển kinh tế và tính dễ dự báo trong thương mại. WTO coi các nguyên tắc cơ bản này là triết lý nền tảng cho hoạt động của mình nhằm thúc đẩy phúc lợi quốc gia tại tất cả các nước không chỉ là thành viên của WTO mà còn có tác động đến cả các quốc gia chưa phải là thành viên và để giúp các nước này tích cực tham gia vào một sân chơi thương mại tự do. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá việc thực hiện cam kết không phân biệt đối xử của Việt
Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO.
1. Nội dung của nguyên tắc “Không phân biệt đối xử trong GATS”
Không phân biệt đối xử được xem là nguyên tắc đầu tiên khi nhắc tới nghĩa vụ của các thành viên WTO. Nguyên tắc này được ghi nhận trong tất cả các hiệp
*

Thạc sỹ, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội.

định của WTO. Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong GATS bao gồm hai nội dung chính là: Đối xử tối huệ quốc nêu tại Điều II và Đối xử quốc gia nêu ở Điều
XVII. Ngoài ra nguyên tắc không phân biệt đối xử được nhắc đến ở một số điều khoản khác như Điều VII(3), VIII(1), X(1), XII(2).
(a) Đối xử tối huệ quốc (MFN), theo đó mỗi thành viên phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước nào khác1.
Quy chế MFN của GATS được đưa vào cam kết chung của một thành viên dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác sự đối xử công bằng. Quy chế MFN ngày càng trở nên phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trong quan hệ thương mại quốc tế, nó đặt ra cho các thành viên nghĩa vụ bảo đảm bình đẳng về các điều kiện cạnh tranh trong cùng dịch vụ giữa các nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên. Nội dung của quy chế MFN của GATS được xác định theo các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, một quốc gia thành viên có thể sử dụng các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ dưới hình thức luật pháp, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định, hoạt động quản lý hoặc bất kỳ một hình thức nào được xác lập bởi chính quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương và các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được chính quyền trung ương giao cho. Các biện pháp đó có thể bao gồm: (i) việc mua, thanh toán hay sử dụng dịch vụ; tiếp cận hay sử dụng các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp dịch vụ mà các dịch vụ được các thành viên yêu cầu phải đưa ra phục vụ công chúng một cách phổ biến; (iii) sự hiện diện, bao gồm cả thương mại, của những người thuộc một thành viên để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên viên khác2.
Thứ hai, một thành viên phải dành chế độ đãi ngộ MFN ngay lập tức và vô điều kiện cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào.
Điều đó có nghĩa là một thành viên có nghĩa vụ dành sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn cả về hình thức và thực tiễn cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của tất cả thành viên ngay khi thành viên đã dành sự đãi ngộ đó cho bất kỳ thành viên nào mà không đòi hỏi thêm bất kỳ điều kiện nào khác ngoài những điều kiện đã quy định và áp dụng cho một thành viên nhằm đảm bảo cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ trong cùng một phân ngành dịch vụ và

1

Điều II GATS.

2

Điều XVIII GATS.

cùng phương thức cung cấp dịch vụ3 của tất cả các thành viên đều được hưởng điều kiện cạnh tranh tương tự tại một quốc gia thành viên. Tuy nhiên, điều này không làm cản trở quyền của một thành viên tự đặt ra các điều kiện liên quan đến bản thân dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội và pháp luật quốc gia, miễn là các điều kiện do thành viên đó đặt ra được áp dụng chung cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các thành viên. Tuy nhiên, GATS cũng đưa ra một số ngoại lệ cho thành viên không phải có nghĩa vụ áp dụng MFN như cho phép một thành viên có thể duy trì các biện pháp không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử với điều kiện là các biện pháp đó đáp ứng 3 điều kiện: (i) các miễn trừ MFN không được vượt quá thời hạn 10 năm; (ii) trong mọi trường hợp, các ngoại lệ MFN phải được xem xét lại theo định kỳ 5 năm tại các vòng đàm phán tiếp theo; (iii) các miễn trừ MFN thuộc phạm vi đàm phán về tự do hoá thương mại. Bên cạnh đó, các ngoại lệ phải được quy định tại Phụ lục về miễn trừ tại Điều II4; hoặc cho phép một thành viên được miễn trừ quy chế MFN khi thành viên đó dành cho các nước lân cận những thuận lợi nhằm thúc đẩy sự trao đổi dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới5; hoặc cho phép một thành viên gia nhập hoặc tham gia một hiệp định tự do hoá thương mại dịch vụ được ký với một hoặc một số thành viên khác, trong đó các thành viên cùng nhau thoả thuận những cơ chế và biện pháp tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các thành viên ký kết hiệp định này ở mức độ cao hơn các cam kết trong WTO6; hoặc cho phép một thành viên có thể liệt kê trong Phụ lục của GATS các biện pháp liên quan đến dịch vụ tài chính, viễn thông cơ bản, vận tải đường biển trái với Điều II (1) trong một thời gian nhất định.

3

Theo Điều 1 của GATS, cung cấp thương mại dịch vụ được thực hiện theo 4 phương thức sau đây:
(i) Từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác (“Phương thức
1: cung cấp qua biên giới”); (ii) trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác (“Phương thức 2: tiêu dùng ở nước ngoài”); (iii) bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác (“Phương thức 3: hiện diện thương mại, bao gồm cả đầu tư quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ); (iv) bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác (“Phương thức 4: hiện diện thể nhân”).

4

Điều II (2) GATS: “Các thành viên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điều này, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II”.

5

Điều II (3) GATS: “Các quy định của Hiệp định này không được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một thành viên nào dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới”.

6

Điều V, GATS.

(b) Đối xử quốc gia (NT): Theo đó, trong những lĩnh vực được nêu trong
Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các điều kiện được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình7.
Quy chế NT được quy định tại phần cam kết cụ thể của GATS. Khác với quy chế MFN, quy chế NT không được áp dụng một cách tự động đối với tất cả các ngành dịch vụ mà nó chỉ áp dụng đối với ngành và phân ngành đã được một thành viên đưa vào danh mục cam kết của nước đó và tùy thuộc vào các hạn chế đối với từng phương thức cung cấp dịch vụ. Đây là điểm khác biệt với quy chế
NT được quy định trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT
1994) và là đối tượng mà các nước xin gia nhập muốn đưa ra các hạn chế mở cửa thị trường thương mại dịch vụ trong một số ngành dịch vụ vẫn cần bảo hộ theo lộ trình nhất định sau khi gia nhập WTO. GATS tạo điều kiện cho các thành viên có thể chủ động trong việc đưa ra cam kết mở cửa thị trường thương mại dịch vụ phù hợp với mục tiêu chính sách quốc gia. GATS không can thiệp vào mục tiêu chính sách quốc gia mà GATS đưa ra một bộ khung các quy tắc để đảm bảo rằng các quy định của quốc gia thành viên về thương mại dịch vụ được quản lý một cách khách quan, hợp lý và không tạo ra các rào cản đối với thương mại. Ngoài ra, GATS đảm bảo cho các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển có thêm nhiều ưu đãi trong việc thực hiện tự do hoá dần dần việc mở cửa thị trường dịch vụ theo ý mình và có thể từ chối các bước tự do hoá trong những lĩnh vực mà họ không muốn hoặc chưa muốn đưa vào cam kết.
Quy chế NT của GATS được xác định theo 4 tiêu chí sau đây:
(i) một thành viên có đưa ngành hoặc phân ngành dịch vụ đang gây tranh cãi vào danh mục cam kết của mình hay không và theo các tiêu chuẩn hay điều kiện gì; (ii) các biện pháp tác động đến việc cung cấp dịch vụ; (iii) xác định dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự; và (iv) dành sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ trong nước.
Khác với quy chế MFN, GATS không đưa ra ngoại lệ trong việc áp dụng quy chế NT. Điều XVII (2 và 3) đưa ra những giải thích rõ hơn việc việc áp dụng sự đối xử không kém thuận lợi bao gồm sự đối xử tương tự về hình thức hoặc khác biệt về hình thức mà một thành viên dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình trong cùng điều kiện cạnh tranh.
Mặc dù khi gia nhập GATS, bất kỳ thành viên nào cũng phải đưa ra các cam kết về không phân biệt đối xử đối với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các
7

Điều XVII, GATS.

thành viên khác, tuy nhiên trong một số hoàn cảnh cụ thể, GATS cho phép các thành viên duy trì các biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về không phân biệt đối xử của họ theo GATS nhằm: (i) bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng; (ii) bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người và động vật, thực vật;
(iii) bảo đảm tuân thủ luật pháp hoặc quy định không trái với các quy định của
Hiệp định, kể cả các biện pháp chống lại các hành vi lừa dối, gian lận hoặc để lại hậu quả của việc không thanh toán hợp đồng dịch vụ; bảo vệ bí mật đời tư của những cá nhân trong việc xử lý hoặc phổ biến những thông tin cá nhân và đảm bảo tính bảo mật và an toàn lý lịch hoặc tài khoản cá nhân; hoặc các thành viên có thể đưa ra các biện pháp phân biệt miễn là sự đối xử khác biệt nhằm: (i) đảm bảo thực hiện việc đánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp một cách công bằng và hiệu quả đối với dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các thành viên khác; hoặc
(ii) với điều kiện sự đối xử khác biệt là kết quả của một hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, có giá trị ràng buộc đối với thành viên đó8.
Ngoài ra, Phụ lục về dịch vụ tài chính cho phép các thành viên có thể áp dụng các biện pháp cần thiết vì lý do thận trọng để bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền, người ký hợp đồng hoặc những người cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, hoặc để đảm bảo sự thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính. Hoặc trong trường hợp cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại gặp khó khăn nghiêm trọng, hoặc bị đe doạ gặp khó khăn nghiêm trọng, một thành viên được phép thông qua hoặc duy trì các hạn chế thương mại dịch vụ tạm thời trong những lĩnh vực dịch vụ đã cam kết cụ thể, trên cơ sở vẫn áp dụng quy chế MFN giữa các thành viên và không nhằm mục đích bảo hộ một ngành dịch vụ cụ thể9.
2. Cam kết của Việt Nam về không phân biệt đối xử theo GATS
2.1. Cam kết của Việt Nam theo GATS
Lấy Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ làm điểm xuất phát để tiến hành đàm phán với các thành viên của WTO trong quá trình gia nhập WTO, Việt
Nam đã đưa ra các cam kết về không phân biệt đối xử trong thương mại dịch vụ với mức độ rộng và sâu hơn. Đặc biệt là Việt Nam đã cam kết dành chế độ đãi ngộ quốc gia cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự
8

Điều XIV, GATS.

9

Điều XII, GATS.

ở trong nước. Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ cho toàn bộ 11 ngành và 110/160 phân ngành dịch vụ theo quy định của GATS. Các cam kết của Việt Nam được chia thành 2 loại sau đây:

a) Cam kết chung
Việt Nam đã đưa ra cam kết tiếp cận thị trường cho các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ thương mại của các thành viên theo 4 phương thức tương đối mở và tính cho đến ngày 1/1/2009, một số hạn chế về hiện diện thương mại, tỷ lệ góp vốn đã được thu hẹp dần. Nhưng Việt Nam vẫn được quyền đưa ra một số ngoại trừ trong cam kết đãi ngộ tối huệ quốc chung phù hợp với quy định của
Điều II (2 và 3) của GATS. Những ngoại trừ này tập trung vào một số ngành và phân ngành như: (i) dịch vụ nghe nhìn, bao gồm sản xuất, phát hành và chiếu các chương trình truyền hình và tác phẩm điện ảnh; sản xuất và phát hành các chương trình truyền hình và tác phẩm điện ảnh; sản xuất và phát hành các tác phẩm nghe nhìn thông qua truyền phát sóng tới công chúng chỉ được dành cho những nước thành viên có quan hệ hợp tác văn hoá với Việt Nam theo các hiệp định song phương hoặc đa phương;
(ii) dịch vụ vận tải biển bao gồm vận tải chuyển hàng hoá bằng xe tải trong nội địa; kho và lưu kho; trạm làm hàng container chỉ dành ưu đãi cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của Singapore theo Hiệp định hàng hải giữa Việt Nam và
Singapore trong thời hạn 10 năm; (iii) dịch vụ vận tải biển theo các thoả thuận về các hoạt động kinh doanh thông thường của các công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của các hãng tàu nước ngoài dành cho các thành viên mà Việt Nam mong muốn có hợp tác vận tải biển theo các hiệp định song phương và thời hạn áp dụng ngoại lệ này là 5 năm.
b) Cam kết cụ thể
Ngoài những cam kết về quy chế đối xử quốc gia theo GATS, Việt Nam đã xây dựng một biểu cam kết cụ thể trong 11 ngành và 110 phân ngành với những lộ trình thực hiện rõ ràng kể từ ngày Việt Nam là thành viên chính thức của
WTO, cụ thể là trong các ngành dịch vụ kinh koanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ tài chính, dịch vụ môi trường, dịch vụ y tế xã hội, dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan, dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao, dịch vụ vận tải.
2.2. Đánh giá việc thực hiện cam kết trên cơ sở các văn bản pháp luật của Việt
Nam

Để đánh giá liệu một thành viên có tuân thủ và thực hiện đầy đủ các cam kết của mình đối với các hiệp định của WTO thì cơ sở đánh giá chủ yếu dựa vào hệ thống các quy định của pháp luật quốc gia liên quan đến vấn đề cụ thể theo một hiệp định. Các nước thành viên khác có quyền đưa ra khiếu nại nếu họ có căn cứ để cho rằng một thành viên không có những quy định mang tính pháp lý rõ ràng hoặc quy định pháp lý thể hiện rõ sự phân biệt đối xử đối với một cam kết cụ thể. Đánh giá một cách tổng thể, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ làm cơ sở pháp lý cho phép Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và dễ dàng thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại.
Điển hình là Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được Quốc hội thông qua năm 2005; Nghị quyết số 71/2006 ngày 29/11/2006, phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Nghị quyết 71). Liên quan đến thương mại, chúng ta có Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2002 và một loạt các văn bản pháp lý như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Giáo dục, Luật Xây dựng, Luật Chuyển giao công nghệ v.v… chứa đựng nguyên tắc chung về không phân biệt đối xử và ưu tiên áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế trong trường hợp có quy định khác nhau giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế về cùng một vấn đề.
Nhìn chung các quy định pháp luật về thương mại dịch vụ trong từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể đã thể hiện tương đối phù hợp với cam kết của GATS. Vấn đề cần quan tâm ở chỗ:
Thứ nhất, chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn để xác định trong trường hợp nào và ở phạm vi nào các cam kết và nghĩa vụ của WTO nói chung và cam kết và nghĩa vụ theo GATS nói riêng có thể được thực hiện một cách hiệu quả thông qua việc áp dụng trực tiếp theo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế mà không cần có các văn bản hướng dẫn tiếp theo của Chính phủ và các bộ liên quan, bởi vì việc thực thi pháp luật ở Việt Nam vẫn luôn có một thói quen là cần có sự hướng dẫn cụ thể của các văn bản dưới luật thì mới giải quyết các yêu cầu của cá nhân và tổ chức có liên quan.
Thứ hai, vẫn có một số phân ngành dịch vụ cụ thể đưa ra các quy định mà bị xem là có khả năng không tuân thủ quy chế MFN hoặc NT. Ví dụ, về dịch vụ ngân hàng, Nghị định 68/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có tiêu chí xác định “tổ chức tín dụng nước ngoài chiến lược” hoặc hạn chế tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia

hội đồng quản trị của không quá 2 ngân hàng Việt Nam hoặc chỉ được phép chuyển nhượng cổ phiếu sau vài năm; về dịch vụ giáo dục, Thông tư
14/2005/TTLT-BGD&ĐT, BKH&ĐT quy định tiêu chí cao hơn đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngược lại, có những cam kết của Việt Nam cho thấy Việt Nam dành ưu đãi cho thương nhân của các nước thành viên cao hơn cho thương nhân Việt Nam. Ví dụ: Nghị quyết 71 cho phép áp dụng trực tiếp quy định “công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quyền quy định trong Điều lệ công ty các nội dung sau:
1) Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và hình thức thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông;
2) Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông;
3) Tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông”. Trên thực tế, quy định này được giải thích là chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn với các doanh nghiệp trong nước thì phải áp dụng các quy định chặt chẽ hơn theo Luật Doanh nghiệp.
2.3. Tác động của việc thực hiện GATS đối với Việt Nam
a) Đối với Chính phủ
Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo GATS đặt ra cho Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trách nhiệm to lớn trong việc thực hiện liên tục rà soát các quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật so với các cam kết nhằm đưa ra những kiến nghị với Quốc hội và các cơ quan liên quan về việc sửa đổi những quy định chưa phù hợp hoặc bổ sung những quy định hướng dẫn cụ thể hơn nhằm đảm bảo tính minh bạch. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, cần có sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong các bộ, ngành và cần có một bộ phận chuyên trách đặt tại Văn phòng Chính phủ hoặc Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc và điều phối công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có liên quan.
Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính cần được tiếp tục thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nhằm đơn giản và minh bạch hơn các quy trình thủ tục cấp phép, đặc biệt là đối với các thể nhân và công ty nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ theo Phương thức 1 tại Việt Nam.
b) Đối với doanh nghiệp Việt Nam

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam được hưởng một số lợi ích từ các cam kết trong thương mại dịch vụ:
- Với cam kết minh bạch hoá chính sách và các quy định pháp luật, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với các quy định pháp luật và khả năng dễ dự đoán và đơn giản hoá các thủ tục hành chính sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt được các chi phí hành chính;
- Có nhiều cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, có khả năng học hỏi và được chuyển giao các bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố được tổ chức doanh nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất có cơ hội sử dụng được các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, giúp tăng khả năng phân phối hàng hoá tại thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tuy nhiên, với cam kết về không phân biệt đối xử, các doanh nghiệp Việt
Nam luôn bị đặt trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong những ngành dịch vụ hấp dẫn như dịch vụ phân phối, viễn thông, tài chính v.v. Vì thế các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng về những lợi ích cũng như bất lợi khi mà Việt
Nam phải tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ đối với GATS, từ đó các doanh nghiệp cần chủ động có chính sách và chiến lược cạnh tranh rõ ràng ngay tại thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
c) Đối với người dân
Việc thực hiện đầy đủ các cam kết về thương mại dịch vụ của Nhà nước đồng nghĩa với việc người dân được hưởng nhiều lợi ích từ việc cung cấp dịch vụ đạt chất lượng cao, đa dạng và phong phú từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. 3. Kết luận
Việt Nam mới gia nhập WTO hơn 2 năm nên chưa có nhiều tổng kết thực tiễn để đánh giá về mức độ tuân thủ các cam kết của Việt Nam theo GATS. Về công tác hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng, về cơ bản, Việt Nam đã hoàn thành việc sửa đổi các văn bản pháp luật theo yêu cầu của WTO theo hướng đưa ra nguyên tắc chung. Tuy vậy, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, đó là công tác thường xuyên rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, giải thích cụ thể về các điều kiện, tiêu chuẩn cho việc cung cấp dịch vụ trong từng ngành và phân ngành dịch vụ cụ thể theo xu hướng đơn giản hoá các thủ tục thành lập hiện diện thương mại hoặc điều kiện, tiêu chí để cung cấp dịch vụ nhưng có thể vẫn thiết lập cơ chế hậu kiểm chặt

chẽ. Với cách làm này, Việt Nam vẫn luôn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết theo hiệp định GATS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
MUTRAP II, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới – Giải thích các điều kiện gia nhập, NXB Lao động – Xã hội, 2008.
MUTRAP II, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam II, Hoạt động: SERV-1: “Đánh giá tác động của cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định GATS”, Báo cáo chính thức ngày 16/7/2007 trên trang web http://www.mutrap.org.
Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tổng quan các vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, 2005.
Vũ Như Thăng, Tự do hoá thương mại dịch vụ trong WTO: Luật và Thông lệ, NXB Hà Nội,
2007.
Hướng dẫn doanh nghiệp về Hệ thống thương mại thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001.

Similar Documents

Free Essay

Noname

...3. NEWSPAPER READING Reading the daily newspaper is very important, because the newspaper provides up to date current events both in your own country and around the world. This way, by simply reading the daily newspaper, you will be able to keep up with what’s going on around you. You will be able to know when and where there’s been a big disaster, or if someone declared war on your country you will be able to evacuate because you were noticed earlier than others. Also, reading the newspaper is one thing, but reading itself is a benefit already. By reading, you are exposed to new words which improves your vocabulary. Nearly everything today revolves around reading, either in the classroom reading a textbook or out in the wild reading a map. These are just a few reasons as to why reading the newspaper daily is important. It not only gives you knowledge of the world around you but you are also benefited from the reading itself. So, just spending a few minutes a day reading the newspaper may end up saving your life. 4. MY SCHOOL The school which I am attending is one of the oldest high schools in my city. Its name is Yaly. It is located in a quiet area not far from the city center. It consists of four blocks of buildings, which are surrounded by a large yard of shady tall trees. In that year, there are 30 classes with more than 1200 students in my school. They study hard and obey the school regulations seriously. The boys must wear shirt, trousers and stuck his shirt...

Words: 511 - Pages: 3

Premium Essay

Noname

...Corporate Governance Apple’s Board of Directors 07 May 2013 Introduction As we all know, the competition in IT industry is extremely intensive. Tremendous amount of companies are providing customers various electronic products with different features. However, Apple is the most popular and amazing company on the earth, brought us the most delicate, fancy, high-end electronic devices and software just like from future. It is the kind of company, who totally blew people’s mind and change people’s life on the way they listening to the music, making phone call, taking photos and etc. Apple Inc., formerly Apple Computer, Inc., is an American multinational corporation, which was founded by Steve Jobs, Steve Wozeniak on April, 1976 with a release of the Apple 1, and it was incorporated in Cupertino, California in 1977. Apple is the world’s second-largest information technology company by revenue after Samsung Electronics and the world’s third-largest mobile phone maker after Samsung and Nokia. However, the company is facing a problem for its contractor’ labor practices its declining market value. Board According to the Model Business Corporation Act, the Board has fiduciary duty, including duty of care, duty of loyalty and fair dealing, and duty of supervision. Also, based on the judgment rule, it protects board members from liability if they make reasonable decision. There is no certain form of board is perfectly good from every company. However, assuming all public firms have...

Words: 1522 - Pages: 7

Free Essay

Comm 470 Week One Assignment

...Analyzing Messages Comm 470 Analyzing Messages The first e-mail is from Erlene M. Clark, who is an assistant professor for the department of Architectural and Engineering Computer Aided Design (A&E CAD) at Austin Community College (ACC). The professor was inquiring about a specific course in which the A&E CAD department had articulated with the high school in which the student had attended. She was trying to give the student the appropriate credit in accordance with the articulation agreement between the high school and ACC. The procedure she was trying to do accomplish was to show a credit (CR) on the college transcript and award the appropriate number of credit hours for a specific course as stated in the articulation agreement. She was experiencing problems with the online server for that specific program in which she would enter the student identification number and proceed to award credit to the student. After she tried several trouble-shooting methods that attached to the general use of the program guide, Professor Clark contacted me. My main job description is to work with the program dynamics, work with the professors on the college level, work with the teachers in the local high schools, and make sure that the correct information entered for the appropriate student. I double-checked the system and procedures for entering the information. I also had to make sure that tasks were complete and finalized before the program had closed. The use of e-mail...

Words: 1622 - Pages: 7

Premium Essay

Business Leader

...Malaysia’s 40 Richest T AKING A BREAK FROM AN investor presentation at the Ritz-Carlton in Singapore, AirAsia’s Tony Fernandes, sporting his trademark red baseball cap, flips through his company’s 140-page annual report. He pauses on 2 of the 16 ads, one from AIG and one from General Electric. “We’re the only company in the world putting ads in our annual report,” Proletariat Capitalist TONY FERNANDES revolutionized Asia’s airline industry by introducing the region’s first low-cost carrier. Now he’s plotting more insurgencies in airlines, hotels and financial services. By Justin Doebele 30 F O R B E S A S I A JUNE 4, 2007 Malaysia’s 40 Richest Sleepover in Kuala Lumpur: Tune Hotels, with rooms costing as little as $3 a night, are Fernandes’ attempt to provide cheap, clean lodging. he boasts. “For others it’s a cost, but we made a $50,000 profit.” Fernandes, 43, relishes turning costs into cash. After all, he built a small fortune by being budget-conscious. Less than six years ago he and a partner paid a debt-ridden Malaysian company 27 cents for a troubled carrier and assumed its $11 million in debt. He relaunched AirAsia Berhad as Asia’s first low-fare airline and the region’s first carrier to allow customers to buy tickets online and through mobile phones. The no-frills outfit got rid of complimentary food and drinks, frequent-flier programs, airport lounges, even cleaning crews; flight attendants now clean the cabins after flights. Ads are sold on the...

Words: 1833 - Pages: 8

Premium Essay

Stata

...STATA 十八讲1入门 STATA 十八讲 中国人民大学 陈传波 chrisccb@126.com 1 STATA 十八讲1入门 目录 STATA十八讲 ....................................................................................................................................1 目录 ..................................................................................................................................................2 前 言 ..............................................................................................................................................6 1 STATA入门.....................................................................................................................................9 1.1 安装.....................................................................................................................................9 1.2 启用和退出.........................................................................................................................9 1.3 打开和查看数据...............................................................................................................11 1.4 寻求帮助与网络资源.......................................................................................................12 1.5 命令示例...........................................................................................................................13 1.6 几个环境设置...................................................................................................................14 1.7 复习和练习...........................................

Words: 7147 - Pages: 29

Free Essay

Master in Business Administration

...Encounter® Conformal® Equivalence Checking Reference Manual Conformal ASIC, Conformal Ultra, and Conformal Custom Product Version 9.1 October 2009 © 1997– 2009 Cadence Design Systems, Inc. All rights reserved. Printed in the United States of America. Cadence Design Systems, Inc., 2655 Seely Avenue, San Jose, CA 95134, USA Trademarks: Trademarks and service marks of Cadence Design Systems, Inc. (Cadence) contained in this document are attributed to Cadence with the appropriate symbol. For queries regarding Cadence’s trademarks, contact the corporate legal department at the address shown above or call 800.862.4522. Open SystemC, Open SystemC Initiative, OSCI, SystemC, and SystemC Initiative are trademarks or registered trademarks of Open SystemC Initiative, Inc. in the United States and other countries and are used with permission. All other trademarks are the property of their respective holders. Restricted Print Permission: This publication is protected by copyright and any unauthorized use of this publication may violate copyright, trademark, and other laws. Except as specified in this permission statement, this publication may not be copied, reproduced, modified, published, uploaded, posted, transmitted, or distributed in any way, without prior written permission from Cadence. This statement grants you permission to print one (1) hard copy of this publication subject to the following conditions: 1. The publication may be used solely for personal, informational, and noncommercial...

Words: 66266 - Pages: 266

Premium Essay

Ggggggg

...Retailing in the 21st Century Manfred Krafft ´ Murali K. Mantrala (Editors) Retailing in the 21st Century Current and Future Trends With 79 Figures and 32 Tables 12 Professor Dr. Manfred Krafft University of Muenster Institute of Marketing Am Stadtgraben 13±15 48143 Muenster Germany mkrafft@uni-muenster.de Professor Murali K. Mantrala, PhD University of Missouri ± Columbia College of Business 438 Cornell Hall Columbia, MO 65211 USA mantralam@missouri.edu ISBN-10 3-540-28399-4 Springer Berlin Heidelberg New York ISBN-13 978-3-540-28399-7 Springer Berlin Heidelberg New York Cataloging-in-Publication Data Library of Congress Control Number: 2005932316 This work is subject to copyright. All rights are reserved, whether the whole or part of the material is concerned, specifically the rights of translation, reprinting, reuse of illustrations, recitation, broadcasting, reproduction on microfilm or in any other way, and storage in data banks. Duplication of this publication or parts thereof is permitted only under the provisions of the German Copyright Law of September 9, 1965, in its current version, and permission for use must always be obtained from Springer-Verlag. Violations are liable for prosecution under the German Copyright Law. Springer is a part of Springer Science+Business Media springeronline.com ° Springer Berlin ´ Heidelberg 2006 Printed in Germany The use of general descriptive names, registered names, trademarks, etc. in this publication does not...

Words: 158632 - Pages: 635