Free Essay

Peter Pham

In:

Submitted By tupdn
Words 9863
Pages 40
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đền tài Câu chuyện về Steve Jobs là sự tạo hóa kỳ diệu của tinh thần doanh nhân mà ai cũng phải thừa nhận. Với những phẩm chất tuyệt vời của một nhà quản trị kinh doanh xuất sắc, Steve Jobs đã gầy dựng cho mình một sự nghiệp vĩ đại. Steve Jobs nổi lên như một biểu tượng tối cao của sức sáng tạo, trí tưởng tượng, và sự đổi mới trường tồn, ông hiểu rằng cách tốt nhất để tạo ra giá trị đích thực trong thế kỷ XXI này là việc kết nối óc sáng tạo với khoa học công nghệ, vì thế ông đã xây dựng một công ty nơi mà trí tưởng tượng đột phá được kết hợp với những thành tựu đáng kinh ngạc của kỹ thuật. Với những đóng góp không mệt nghỉ của mình cho Apple, ông đã giúp công ty trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới ( với giá trị vốn hoá thị trường là cao nhất thế giới). Tuy nhiên, cuộc đời doanh nhân tài ba này đã kết thúc ở tuổi 56 (ngày 05/10/2011) vì căn bệnh ung thư. Ông ra đi để lại bao nuối tiếc cho mọi người. Steve Jobs được cho là bậc thầy của nghệ thuật quản trị với phong cách lãnh đạo độc đoán của mình. Jobs đã thể hiện tài quản trị của mình giúp cho công ty Apple thoát khỏi bờ vực phá sản năm 1997 và đạt được nhiều thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, chúng tôi đã chọn Steve Jobs với phong cách lãnh đạo của ông để làm nội dung đề tài tiểu luận môn “Tâm lý nghệ thuật lãnh đạo” với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn nghệ thuật lãnh đạo của ông. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích và làm rõ phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại Apple để rút ra những đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của Steve Jobs, chỉ rõ nhưng thành công, tồn tại do phong cách lãnh đạo này tạo ra. Đồng thời, từ những phân tích đó, chúng ta đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện hơn phong cách lãnh đạo của Steve Jobs. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại tập đoàn Apple
3.2. Phạm vi nghiên cứu ❖ Về nội dung: - Trình bày những lý luận cơ bản về phong cách lãnh đạo - Trên cơ sở những lý luận cơ bản kết hợp với hiểu biết thực tế về đối tượng nghiên cứu nhằm chỉ ra những đặc trưng riêng; phân tích và làm rõ những thành công, tồn tại và các giải pháp khắc phục của đối tượng nghiên cứu. ❖ Về thời gian: Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs từ khi ông trở lại Apple từ năm 1997 đến năm 2011 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp các phương pháp chủ yếu: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp thu thập tài liệu; phân tích, so sánh và tổng hợp; kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình thực hiện đề tài. 5. Kết cấu bài tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo thực tập gồm ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo Chương 2: Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Khái niệm về phong cách lãnh đạo
1. Khái niệm lãnh đạo Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định. Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công việc bằng cách quan tâm cả hai. Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắm đến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu mong muốn. Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức. Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định. Người lãnh đạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ không có quyền hạn chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện. Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội.
2. Khái niệm phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo thường dùng để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo. Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh huởng tới họat động của những người khác. Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của họat động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ.
2. Các mô hình phong cách lãnh đạo 1. Phong cách lãnh đạo độc đoán 1. Khái niệm Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phong cách lãnh đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay của mình. Lãnh đạo độc đoán là sự áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám thị chặt chẽ. Quản trị viên độc đoán thường lấy mình làm thước đo giá trị. Họ không quan tâm đến ý kiến của người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chính mình. Hình thức này thường phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc khi tổ chức đang trong tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạn sinh hoạt chung, vv… Nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ chức lỏng lẻo cần sửa đổi. Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay chỉ dẫn nào. 2. Ưu điểm Thứ nhất, được nhà lãnh đạo sử dụng thành công trong một tập thể mới thành lập, chưa thiết lập được nguyên tắc hoạt động… hoặc trong các tập thể đang mất phương hướng hoạt động, không khí trong tổ chức là gây hấn… Thứ hai, sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào vai trò cá nhân của nhà quản trị. Nếu nhà quản trị giỏi sẽ mang lại nhiều thành công cho tổ chức. Thứ ba, trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đoán chuyên quyền của lãnh đạo đôi khi mang lại những hiệu quả bất ngờ. 3. Nhược điểm Thứ nhất, người lãnh đạo không quan tâm đến suy nghĩ cũng như ý kiến của nhân viên nên không tận dụng được sự sáng tạo của nhân viên dưới quyền. Thứ hai, quyết định của người lãnh đạo chuyên quyền thường ít được cấp dưới chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới. Thứ ba, với phong cách này, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc cao hơn khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo. Thứ tư, không khí trong tổ chức phụ thuộc vào định hướng cá nhân. 4. Áp dụng Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm như thế nào. Phong cách quản lí này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kĩ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Cần độc đoán với những người ưa chống đối, những người không có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo. 2. Phong cách lãnh đạo dân chủ 1. Khái niệm Là kiểu phong cách được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực của mình, tham khảo ý kiến cấp dưới, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp dưới trước khi ra các quyết định. Quản trị viên theo đường lối lãnh đạo dân chủ là người biết tạo ra những cuộc thảo luận giữa đội ngũ để tìm một quyết định chung. Một khi đã quyết định dù là ý kiến của bất cứ thành viên nào trong đội ngũ, công tác sẽ được thực hiện theo quyết định đó. Lối lãnh đạo này đem lại sự nhất trí trong tổ chức và giúp cộng tác viên hay nhân viên nắm quyền chủ động trong việc thi hành công tác. Nhân viên trong các tổ chức với lối lãnh đạo này thường có cơ hội phát huy sáng kiến cao. Do đó, tinh thần làm việc cũng cao và đạt hiệu năng. 2. Ưu điểm Thứ nhất, nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên của mình được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, tạo cho cấp dưới sự chủ động cần thiết. Thứ hai, với phong cách này, nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lí, nhân viên thích lãnh đạo hơn, năng suất làm việc cao kể cả khi không có mặt lãnh đạo, không khí làm việc trong nhóm cởi mở hơn. Thứ ba, hơn nữa, các quyết định của nhà lãnh đạo được cấp dưới ủng hộ và làm theo. 3. Nhược điểm Thứ nhất, nếu thiếu tính sắc sảo và kỹ năng phân tích, nhà lãnh đạo sẽ không thể ra được quyết định đúng đắn. Thứ hai, hơn nữa, nếu thiếu tính quyết đoán, nhà lãnh đạo có thể trở thành người theo đuôi cấp dưới. Thứ ba, quyết định chậm sẽ bỏ lỡ mất cơ hội. 4. Áp dụng Thứ nhất, trong một tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao. Thứ hai, đối với những người có tinh thần tập thể, lối sống tập thể, có tinh thần hợp tác. 3. Phong cách lãnh đạo tự do 1. Khái niệm Phong cách lãnh đạo tự do là kiểu phong cách mà nhà lãnh đạo rất ít khi sử dụng quyền lực, cho cấp dưới được tự do. Nhà lãnh đạo tạo điều kiện và giúp đỡ nhân viên bằng cách cung cấp thông tin cho họ. Ở phong cách này, nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.
1.2.3.2.Ưu điểm Thứ hai, mỗi thành viên trong nhóm đều có thể trở thành chủ thể cung cấp những ý tuởng, ý kiến giải quyết, những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra. Thứ ba, các nhân viên có thể tham gia vào các dự án của tổ chức nên tính sáng tạo được phát huy tối đa. Thứ tư, phong cách này tạo cho nhân viên sự thỏai mái, tự do, không bị gò bó nên hiệu quả làm việc cao hơn. 3. Nhược điểm Đôi khi tự do quá mức, mỗi người một ý kiến, dẫn đến không thống nhất được ý kiến chung, và có thể dẫn đến mục tiêu chung không được hoàn thành. Người lãnh đạo có thể lơ là trong công việc. 4. Áp dụng Sử dụng phong cách lãnh đạo ủy thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống, xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do với những người hơn tuổi, những người không thích giao thiệp hay có đầu óc cá nhân chủ nghĩa.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu, nhược điểm riêng và việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp là rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo trong quản lí, điều hành công việc. Việc lựa chọn phong cách có thể phụ thuộc vào bản thân nhà lãnh đạo: tuổi tác, tính cách, kinh nghiệm, trình độ, năng lực, trạng thái tâm lí, nghề nghiệp, vị trí công tác, đặc điểm ngành nghề và mục tiêu của bản thân họ. Ngoài ra việc lựa chọn phong cách lãnh đạo còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động từ bên ngoài: hoàn cảnh lãnh đạo, các tình huống quản trị, văn hóa quản lí của đối tượng,..; dựa trên mối quan hệ với nhân viên và giữa các nhân viên, mức độ sức ép công việc và năng lực làm việc của nhân viên. Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa tính cách cá nhân với môi trường và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi truờng.

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA STEVE JOBS TẠI APPLE TỪ GIAI ĐOẠN 1997-2011 2.1. Sơ lược về tiểu sử của Steve Jobs Steven Paul Jobs (24/2/1955 - 5/10/2011) là một nhà quản trị và doanh nhân nổi tiếng người Mỹ. Ông là một trong những người sáng lập của hãng Apple và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar. Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, Mike Markkula và một số người khác, thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple II. Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn. Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011. Năm 1986, ông mua lại bộ phận đồ họa vi tính của công ty Lucasfilm, sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar. Ông vẫn là tổng giám đốc điều hành và cổ đông lớn nắm 50,1% cổ phần của Pixar cho đến khi hãng Walt Disney mua lại vào năm 2006.Do đó Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất nắm 7% cổ phần và là thành viên của Hội đồng quản trị của Disney. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách một nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon. Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple. Trong thư từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Sau đó, Jobs đã được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple. Ngày 5 tháng 10, 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56. 2.2. Thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple giai đoạn 1997-2011
2.2.1. Thực trạng về tính cách của Steve Jobs tai Apple giai đoạn 1997-2011 Thứ nhất, là một người cầu toàn, tinh tế và yêu thích sự sáng tạo Ông luôn yêu cầu nhân viên tỉ mỉ và không được có bất kì một sai xót nào, sự khao khát hoàn hảo và yêu thích sáng tạo thể hiện ngay những đoạn quảng cáo và sự quyến rũ của những thiết kể sản phẩm đem đến những thành công của Apple do vậy ông thường hay dồn ép và yêu cầu làm lại hầu như tất cả đối với những thiết kế, sản phẩm không hoàn hảo theo cách nhìn của ông. Ví dụ như: việc rọi đèn vào iMac trong buổi ra mắt sản phẩm (6/1998) cũng tốn không ít thời gian chuẩn bị của Jobs, cho đến khi ánh đèn soi vào sản phẩm hợp với ý của ông. Các sản phẩm của Apple theo ý của Jobs phải quan tâm tới những chi tiết nhỏ nhất, kể cả những chiếc ốc vít ở mặt sau của sản phẩm. Thậm chí có người phải thốt lên rằng “ Jobs muốn kiểm soát đến cả đến hạt cát trong vi mạch” .Các dòng sản phẩm nỗi tiếng như iPod, iPhone, iPad từ kiểu dáng bên ngoài cho đến phần cừng và phần mềm đều đồng bộ và thể hiện nét tinh tế, sáng tạo và sự khát khao hướng tới sự hoàn hảo không ngừng. Thứ hai, dễ nỗi nóng với mọi người Vào những lúc áp lực công việc lên cáo, ví dụ như khi hạn chót việc hoàn thành mẫu iMac tới gần, tính khí nóng nảy của Jobs lại càng dễ nhận thấy, đặc biệt là trong lúc ông phải đối mặt với những vấn đề sản xuất. Trong một cuộc họp đánh giá sản phẩm, ông biết được rằng quy trình sản xuất đang chậm trễ. Steve Jobs tỏ thái độ giận dữ khủng khiếp, và nỗi tức giận ấy tuyệt đối thành thực. Ông đã nỗi giận với cả nhóm làm sản phẩm với những lời lẽ rất nặng nề, bắt đầu với Rubinstein: “Các người biết là chúng ta đang cố cứu cả công ty cơ mà,” ông ta thét lên: “và các người đang làm hỏng bét mọi sự!”. Bản tính nỏng nảy cũng dễ nhận thấy khi Lee Clow - giám đốc sáng tạo của Chiat/Day, đã chuẩn bị một loạt các mẫu quảng cáo đầy màu sắc trên tạp chí và khi ông gửi cho Jobs các trang in thử, Lee Clow đã nhận hồi đáp là một cuộc điện thoại điên cuồng tức giận. Màu xanh dương trong mẫu quảng cáo, Jobs khẳng định, khác với màu xanh của chiếc iMac và Jobs đã hét vào Lee Clow: “Các người chẳng hề biết các người đang làm gì!” Jobs thét lên: “Tôi sẽ bảo người khác nhận phần quảng cáo, vì mấy thứ này thật khốn kiếp”. Thứ ba, là con người có tham vọng, muốn kiểm soát mọi thứ Sau khi được bổ nhiệm làm chuyên viên tư vấn cho Amelio, Jobs ngay lập tức đẩy những người ông tin tưởng vào những vị trí cấp cao ở Apple. Jobs cần đảm bảo chắc chắn rằng những người thực sự giỏi đến từ NeXT không bị “đâm sau lưng” bởi những kẻ kém hơn đang giữ những vị trí cốt cán ở Apple. Để điều hành mảng phần mềm, ông sử dụng người bạn Avie Tevanian của mình. Để nắm mảng phần cứng, ông đã chọn Jon Rubinstein, người đã nắm vị trí tương tự ở bộ phận phần cứng của NeXT. Tất các nhóm làm sản phẩm, từ công đoạn thiết kế cho đến hoạt động quảng bá cho sản phẩm đều được Steve Jobs kiểm soát chặt chẽ theo những tiêu chuẩn của ông. Khi Jobs quay về Apple với vai trò là người cố vấn dẫn dắt Apple vực dậy, chỉ trong 90 ngày để tìm kiếm CEO mới cho Apple , Jobs tiếp tục sôi lên khi phải trả lời trước ban quản trị mà ông không tôn trọng. “Hãy dừng đoàn tàu lại, nó sẽ không có kết quả,” ông nói với Woolard. “Công ty này đang phải vật lộn để tồn tại, và tôi không có thời gian để làm vú nuôi cho ban quản trị. Vì vậy tôi cần tất cả các ông rút lui. Hoặc tôi sẽ rút lui và không quay trở lại vào thứ hai tới”. Và sau đó, ông buộc họ phải từ chức, rút lui và ông kiếm người vào các vị trí đó. Thứ tư, là người quyết đoán Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình. Khi ông thấy gì đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của người ngoài để dự tình của mình. Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kì đen tối nhất của Apple - giá cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh, quyết định đầu tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu vấn đề này nhưng ông nhất quyết làm và” Phải làm ngay” và ông đã thành công khi giá cô phiếu từ 13 đôla tăng lên 20 đôla chỉ trong cùng một tháng. Quyết định chỉ tập trung sản xuất hai dòng sản phẩm máy để bàn, xách tay theo hai dòng là phổ thông và cao cấp, mặc dù các kỹ sư của ổng khá giận dữ nhưng đa phần họ đã bị Jobs thuyết phục.Kết quả là các kỹ sư và quản lý ở Apple lập tức chỉ tập trung cao độ vào bốn lĩnh vực. Với mảng máy để bàn cao cấp, họ phát triển Power Macintosh G3. Với mảng máy xách tay cao cấp họ phát triển PowerBook G3. Với máy để bàn phổ thông, họ bắt đầu với thứ sau này trở thành iMac. Và cuối cùng với máy xách tay phổ thông, họ tập trung vào thứ sẽ trở thành iBook. Chữ “i”, Jobs giải thích, là để nhấn mạnh các thiết bị này sẽ được tích hợp chặt chẽ với Internet. Sau 2 năm gây sửng sốt với việc thua lỗ, Apple lại có thể vui vẻ với một quý lợi nhuận, kiếm được 45 triệu đô la. Trong cả năm tài chính 1998, nó trở thành 309 triệu đô la lợi nhuận. Jobs đã quay trở lại, và Apple cũng thế. Đó là minh chứng cho sự quyết đoán và khả năng năm bắt vấn đề “cốt lõi” nhanh của Steve Jobs. Ngoài ra sau khi cải tiến cho iMac, Jobs quyết định sẽ không gắn kèm cả ổ đĩa mềm vốn thông dụng. Jobs trích dẫn câu cách ngôn của siêu sao khúc côn cầu Wayne Gretzky, “Hãy trượt đến chỗ trái banh văng tới, chứ không phải chỗ nó đã từng xuất hiện.” Jobs có phần đi quá thời cuộc, nhưng cuối cùng đa phần máy tính đều đã loại bỏ ổ đĩa mềm. Thứ năm, Jobs có thể rất cay độc và lạnh lùng, đặc biệt với những người có xung đột với ông, nhưng cũng có thể rất tình cảm với nhưng người đã đồng hành cùng ông từ những ngày đầu. Ví dụ: khi yêu cầu Mike Markkula rời khỏi ban quản trị Apple, Jobs đã lái xe đến tận nhà và thực hiên một cuộc dạo bộ thân mật để bàn về tương lai của Apple. Thứ sáu, ở một số thời điểm khác nhau, Jobs thể hiện sự trộn lẫn lạ thường giữa tính cáu bẳn và sự thiếu thốn. Ông thường không mảy may quan tâm tới người khác nghĩ gì về mình; ông có thể đoạn tuyệt với người khác và không bao giờ nhìn tới họ lần nữa. Một số thời điểm khác, ông lại cảm thấy sự ép buộc phải giải thích về mình. Ví dụ: Buổi tối ngày hôm Amelio bị sa thải bởi hội đồng quản trị Apple, Jobs đã gọi và giải thích : “Gil, tôi chỉ muốn anh biết, tôi đã nói chuyện với Ed hôm nay về chuyện này và tôi cảm thấy thực sự tòi tệ về nó. Tôi muốn anh biết tôi không có liên quan gì tới chuỗi sự kiện này, đó là quyết định ban quản trị đã đưa ra, tuy nhiên họ có mời tôi với vai trò tư vấn.” Jobs nói với Amelio rằng mình tôn trọng ông vì là “người chính trực nhất mà tôi từng được gặp,” và theo đó là một số lời khuyên một cách tự nguyện. “Hãy nghỉ ngơi 6 tháng,” Jobs nói với ông ta. “Khi tôi bị ném khỏi Apple, tôi lập tức quay lại với công việc, và tôi lấy làm tiếc vì điều đó.” Jobs ngỏ lời sẽ là người lắng nghe bất cứ khi nào Amelio cần thêm lời khuyên.
2.2.2. Thực trạng về môi trường ra quyết định của Steve Jobs tại Apple giai đoạn từ 1997-2011 Steve Jobs là một trong những biểu tượng tối cao về sức sáng tạo, trí tưởng tượng, và nhất là phong cách lãnh đạo độc đoán của mình. Mặc dù vậy, để có được sự thành công như vậy, Jobs đã phải trải qua khoảng thời gian khó khăn khi gặp liên tiếp những khó khăn trong cuộc sống và sự nghiệp tại công ty Apple khi mới trở lại. Tuy nhiên, với tính cách của một người “đặc biệt” như Jobs, ông đã vượt qua hết mọi nghịch cảnh của môi trường quanh ông, biến nó trở thành điều kiện giúp ông phát huy hoàn toàn khả năng thiên phú của mình. Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu về thực trạng môi trường quản trị tại Apple trong giai đoạn 1997 – 2011 để có thể hiểu rõ hơn tác động của nó lên phong cách lãnh đạo của Jobs. Thứ nhất, sự trở lại của ông năm 1997 là trong tình cảnh công ty đang trên bờ vực phá sản, công ty đang sản xuất máy tính và những thiết bị ngoại vi khác, bao gồm những phiên bản khác nhau của Macintosh. Bên cạnh đó, với sự điều hành của ban quản trị yếu kém đã khiến công ty mất đi nhiều kĩ sư và nhân viên quản lý giỏi. Tình hình lúc đó có thể khiến cho vị trí giám đốc điều hành của công ty như một vị trí “nóng” cho bất kì ai muốn vực dậy một công ty đang sa sút như Apple. Thứ hai, về môi trường nhân sự, sự quay trở lại lần này, ông đã có sự chuẩn bị tương đối kĩ lưỡng, để có thể có được sự kiểm soát hoàn toàn công ty từ phần kĩ thuật đến sản phẩm. Ngay sau khi đến Apple đảm nhận vị trí cố vấn, Jobs đẩy những người ông tin tưởng vào những vị trí cấp cao ở Apple. “Tôi cần đảm bảo chắc chắn rằng những người thực sự giỏi đến từ NeXT không bị đâm sau lưng bởi những kẻ kém hơn đang giữ những vị trí cốt cán ở Apple,” Jobs đòi hỏi Ban chủ tịch của Apple. Đây là lý do Jobs để hai người đồng nghiệp thân cận của mình là Avie Tevanian và Jon Rubinstein nắm những vị trí quan trọng ở các bộ phận chủ chốt của công ty. Với Jobs, mọi vị trí lãnh đạo trong công ty lúc đó đều có thể ảnh hưởng đến quyền lực của ông, vì vậy việc thay đổi và triệt tiêu đi những mối hiểm họa này là cần thiết cho ông và công ty. Apple chỉ cần theo duy nhất một hướng phát triển của Steve Jobs và chỉ Steve Jobs. Thứ ba, về môi trường quản trị cấp cao lúc bấy giờ, các cổ đông phần lớn đều muốn thoái vốn khi nhận thấy Apple đã bước tới thời kì sụp đổ. Ai cũng muốn cách bán đi các cổ phần mình đang sở hữu để tìm kiếm những khoản lợi nhuận cuối cùng, để mặc các vấn đề đang tồn động trong công ty. Ban quản trị bất ổn, khiến cho toàn công ty cũng trở nên không ổn định, điều mọi người quan tâm lúc đó chỉ là lương với tìm kiếm một công việc mới, mọi người đều tin rằng Apple sẽ phá sản. Nói chung, tình hình rất rối ren, ai cũng cố gắng lo cho lợi ích cá nhân của bản thân và quên đi hết mọi công việc ở Apple. Thứ tư, trong giai đoạn này, Apple đang cho sản xuất khá nhiều sản phẩm. Công ty đã khai thác nhiều phiên bản của mỗi sản phẩm, ví dụ như với Macintosh, Apple cũng đã có hàng chục phiên bản. Việc sản xuất các sản phẩm này đều đến từ các nhà máy của Apple, từ bo mạch cho đến bàn phím, màn hình… khiến cho chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Thứ năm, là việc các sản phẩm của Apple ngày càng bị cạnh tranh gay gắt từ các dòng máy tính khác, gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ở các đơn vị kinh doanh bán lẻ, các nhân viên bán hàng không thể nào giải thích được cho khánh hàng phân biệt được sự khác nhau của các dòng máy Apple với các sản phẩm HP hay Dell. Điều này khiến cho khách hàng không lựa chọn các sản phẩm của Trái Táo vì giá quá cao, khiến cho doanh số ngày càng giảm sút trong khi các đối thủ lien tục gia tăng thị phần trên thị trường. Thứ sáu, vào mùa thu năm 2005, trở về sau kỳ nghỉ bệnh, Jobs chọn Tim Cook – một người đồng nghiệp mà Jobs rất tin tưởng, trở thành giám đốc điều hành Apple. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Jon Rubinstein, phụ trách mảng phần cứng của Apple liên tiếp xung đột với Avie Tevanian và Steve Jobs về các ý tưởng sản phẩm và các lý do khách quan khác. Thứ bảy, vào cuối những tháng cuối năm 2005 mức tiêu thụ iPod tăng vọt. Hai triệu chiếc iPod, một con số đáng kinh ngạc, được bán ra thị trường trong năm đó, gấp 4 lần so với năm trước. Sự ra đời của iPod đóng một vai trò quan trọng đối với mục tiêu của công ty, chiếm khoảng 45% lợi nhuận của năm, và một lần nữa, sự ra đời của nó cũng giúp đánh bóng thêm hình ảnh công ty và khẳng định vị thế của Apple trên thị trường giống như dòng máy Mac. Tính cách Steve Jobs từ lâu đã nổi tiếng vì sự “đặc biệt” của mình, nhưng chính trong những hoàn cảnh trên, tính “đặc biệt” càng thể hiện rõ ràng hơn, là những khó khăn giúp ông có thể thể hiện được tài năng xoay trở của mình với phương thức lãnh đạo độc đoán mang thương hiệu của “Steve Jobs”. Cuộc đời Steve thăng trầm với nhiều sự kiện xảy ra đối với ông. Với quyết định quay trở về Apple, Steve Jobs đã khiến cho thế giới thêm một lần được nhắc tới ông như một vị thuyền trưởng vĩ đại, đã cứu cả một con tàu to lớn Apple tránh được những cơn sóng dữ. Với Steve Jobs, với Apple, cuộc sum họp lần này đều giúp cả hai đạt được những mong ước của mình. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành phân tích rõ hơn thực trạng môi trường trên đây đã ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định của Steve Jobs. 2.3. Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steven Jobs tại Apple giai đoạn 1997-2011
2.3.1. Phân tích thực trạng tính cách của Steve Jobs tại Apple giai đoạn 1997-2011
2.3.1.1 Khái quát nguồn gốc hình thành nét tính cách của Steve Jobs Tính cách là sự kết hợp giữa những thuộc tính tâm lý cơ bản và bền vững của con người mà những thuộc tính ấy biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực và biểu hiện hành vi của con người. Để hiểu được những biểu hiện tính cách của Steve Jobs sau khi quay trở lại Apple, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu nguồn gốc hình thành lên nét tính cách của ông thông qua xem xét môi trường sống và sự giáo dục: Thứ nhất, tính cách của Steve Jobs xuất hiện một phần có nguồn gốc từ khuynh hướng nhìn thế giới theo hai cực khác nhau của Jobs. Một con người hoặc là một anh hùng nếu không chỉ là một gã khờ, một sản phẩm phải là tuyệt vời còn không chỉ là thứ rác rưởi. Do đó, trong ông luôn khao khát sự hoàn hảo và không chấp nhận những thiếu xót của nhân viện cấp dưới. Tuy nhiên ông cũng thường lúng túng với những vấn đề như: lập gia đình, mua một chiếc sofa phù hợp, cam kết điều hành một công ty. Thứ hai, bị bỏ rơi và được lựa chọn. Đặc biệt, những khái niệm đó đã trở thành một phần con người Jobs và phong cách sống của ông.Chính tuổi thơ của Jobs với ý nghĩ mình bị cho đi làm con nuôi đã để lại những tổn thương trong ông nhưng lại cho ông sức mạnh vượt lên số phận và cuộc sống tự lập. Nên Jobs sớm trưởng thành và là con người không bao giờ chịu phục tùng với nghị lực phi thường. Steve lớn lên song song với cảm giác của một đứa trẻ bị bỏ rơi và sự quan tâm của cha mẹ nuôi làm cho ông cảm thấy mình trở nên đặc biệt. Điều đó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của Jobs. Chính vậy, ông luôn muốn là một người khác biệt hay thích những gì khác biệt, lạ thường. Thứ ba, trước khi bắt đầu đi học cấp một, Jobs đã được mẹ dạy đọc. Tuy nhiên, chính những điều này đã khiến Jobs gặp một số rắc rối khi đến trường, ông không dễ dàng chấp nhận sự áp đặt và kiểm soát của thầy cô và nội quy nhà trường. Điều này cũng phần nào giải thích được tính cách khó chịu và cái tôi lớn của ông luôn xuất hiện trong mọi cách ứng xử tại Apple. Tuy nhiên, ngay từ nhỏ, Jobs là một người rất thông minh và đã được các thầy cô giáo cũng như cha mẹ ông xác nhận. Thứ tư, sau khi trở về từ Ấn độ, ông chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hoá này, từ tư tưởng của Phật Giáo, Đạo Hindu cho đến cách sống của người dân Ấn Độ đã làm Jobs khao khát đi tìm “bản ngã” của mình- ông tự hướng mình vào lối sống chậm rãi để có thể suy nghĩ tỉ mỉ vấn đề. Con người ông trở nên trầm hơn, hướng vào “trực giác” hơn là vào “lý trí”. Con người ông trở nền trầm hơn, khác so với thời đoạn ông sống lập dị trước đây nhưng nét tính cách yêu thích sự khác biệt, lạ thường vẫn còn tồn tại trong ông cho đến những giai đoạn sau này.
2.3.1.2. Phân tích thực trạng tính cách của Steve Jobs sau khi quay lại Apple Trên cơ sở nguôn gốc hình thành nên nét tính cách của Steve Jobs, chúng ta kết hợp với thực trạng về tích cách của ông đã được trình bày để phân tích và làm sáng tỏ: tại sạo ông lại có tính cách như vậy ? và nó ảnh hưởng thể nào đến phong cách lãnh đạo của Steve? khi quay trở lại Apple. Thứ nhất, khi quay trở lại Apple với vị trí là cố vấn cao cấp, động lực duy nhất của Jobs đó không phải là tiền tạc mà ông cần khẳng định mình và những nhu cầu cá nhân của ông hướng tới sự thỏa mãn khi tạo ra những thành tựu khiến người ta phải tôn thờ. Thực tế đó là một di sản kép: xây dựng những sản phẩm sáng tạo và phát triển một công ty trường tồn. Ông muốn được đặt ngang với những “tượng đài” như Edwin Land, Bill Hewlett và David Packard. Và cách tốt nhất để đạt được những điều đó là trở lại Apple và giành lại vị trí của mình. Khi ông trở lại, bắt đầu từ lĩnh vực nhân sự, ông bảo vệ và tuyển mới những kĩ sư đã cùng làm việc với ông ở Next và hầu như không quá quan tâm đến những vấn đề khác vì việc không đưa ông vào hội đồng quản trị đã tạo cho ông cảm giác không được tôn trọng. Với tính cách muốn kiểm soát mọi thứ đã làm ông cẩn trọng nhưng tạo thôi thúc mạnh hơn. Lý do ông loại bỏ Amelio ra khỏi vị trí điều hành của Apple không có gì bất ngờ với nét tính cách xem cái tôi của mình là trên hết của Jobs. Thứ hai, Jobs không quyết định ngay khi được mời chính thức quay lại điều hành Apple- công việc mà ông khao khát hai thập kỷ, điều đó có thể giải thích bởi vì: với tất cả sự lì lợm và lòng tham vô độ trong việc kiểm soát mọi thứ, Jobs lưỡng lự và trầm lặng khi không chắc chắn về thứ gì đó. Ông khao khát sự hoàn hảo, và không giỏi trong việc tìm cách giải quyết những thứ thiếu hoàn hảo. Jobs không muốn vật lộn với sự phức tạp hay thỏa hiệp. Điều đó đúng với các sản phẩm, thiết kế và nội thất trong nhà. Điều đó cũng đúng với những cam kết cá nhân. Nếu ông biết chắc chắn một hành động là đúng, thì không ai có thể ngăn ông lại được. Nhưng nếu không thấy chắc chắn, ông đôi khi rút lui và không muốn nghĩ tới những thứ không hoàn hảo với mình. Giống như khi Amelio hỏi vai trò mà Jobs muốn tham gia, Jobs chỉ im lặng và bỏ qua những tình huống làm ông không thoải mái. Thứ ba, cách đổi xử với mọi người rất nỏng nảy, cũng xuất phát từ sự yêu thích hoàn hảo, đơn giản, tính thế theo cách của Jobs. Ông không chấp nhận bất cứ sự không hoàn thiện nào ở các sản phẩm và trong các công việc khác. Do vậy, mỗi khi thực hiện họp bàn sản phẩm, ra mắt sản phẩm hoặc trình bày ý trưởng mới, Jobs luôn tỏ ra bực tức với những ý tưởng quá tầm thường hoặc quá phức tạp. Jobs dồn nén nhân viên của mình với công việc những cũng truyền cho họ cảm hứng sáng tạo bằng chính sự khao khát đổi mới, khác biết hoá của mình. “Trực giác” luôn cho ông nắm được tâm lý từng nhân viên của mình và biết điểm yếu của từng người, nhờ khả năng đặc biệt này đã giúp Jobs quản trị các nhóm thực hiện sản phẩm thực sự hiệu quả. Thứ tư, Jobs còn có khả năng “nhìn xa, trông rộng” với sự thông minh, khả năng nắm bắt nhanh vấn đề kết hợp với bộ óc nghệ thuật của ông đã cho ra đời những sản phẩm tạo “xu hướng thời đại”, ông đã đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm kết hợp giữ công nghệ và nghệ thuật từ lớp vỏ đến phần cứng cùng những ứng dụng đỉnh cao nhưng cực kì đơn gian. Khả năng nắm bắt “xu hướng” của Jobs có được là từ sự kết hợp rất nhiều nhân tố mà theo quan điểm của nhóm nhân tố quan trọng tạo nên đó là khả năng quan sát, phân tích, đánh giá vân đề rất tinh tế của Jobs.
2.3.2. Phân tích thực trạng môi trường ra quyết định của Steve Jobs tại Apple giai đoạn 1997-2011 Người xưa có câu “Thời thế tạo anh hùng” với ý nghĩa là hoàn cảnh khó khăn được tạo ra bao giờ cũng sản sinh ra các bậc vĩ nhân để có thể giải quyết được các vấn đề đó. Với trường hợp của Apple và Steve Jobs cũng vậy. Ai có thể dám chắc được nếu Steve Jobs vẫn ở lại NeXT, không quay lại Apple thì ông vẫn sẽ nổi tiếng trên toàn thế giới với những sản phẩm làm rạng danh tên tuổi của ông, những bài phát biểu giới thiệu sản phẩm đã trở thành tài liệu về phong cách diễn thuyết… Như ta đã biết, Apple là công ty mà Jobs đã dành ra tâm huyết cả một tuổi trẻ để có thể phát triển nên. Vì vậy, tình yêu của ông đối với Apple cao hơn rất nhiều, so với NeXT lẫn Pixar. Để được quay về Apple, Jobs đành lòng bán đi Pixar và sát nhập NeXT vào chính Apple. Nói chung, tình yêu đối với Trái Táo khiến ông chấp nhận mạo hiểm lần nữa với cuộc đời và sự nghiệp của mình, chấp nhận tiếp quản vị trí lãnh đạo cao cấp của Apple với nhiệm vụ vực dậy công ty. So với NeXT hay Pixar, Apple là nơi tập hợp khá nhiều tài năng và bề dày lịch sử phát triển huy hoàng. Đây cũng là một trong những lý do khiến ông quay lại Apple để có thể giúp ông phát huy hết được tài năng lãnh đạo của mình. Thời điểm đó, NeXT cà Pixar đã đi vào giai đoạn phát triển ổn định và đạt được liên tiếp thành công, còn Apple lại phải đương đầu với những khó khăn. Với tính cách ưa mạo hiểm và chứng tỏ bản thân, việc ông quay lại Apple để tìm kiếm khó khăn là điều có thể giải thích. Việc trở lại lần này, ngoài việc cứu vớt Apple – đứa con tinh thần của ông, mà còn giúp ông có thể khẳng định lại lần nữa tài năng lãnh đạo của ông. Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành phân tích yếu tố môi trường đã có những ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nên phong cách của ông trong giai đoạn này. Thứ nhất, việc ông sắp xếp các nhân viên dưới quyền ở NeXT vào các vị trí quan trọng ở Apple, chứng tỏ ông đã có sự chuẩn bị tương đối kĩ lưỡng, để có thểkiểm soát hoàn toàn công ty từ mảng phần mềm đến phần kĩ thuật.Với Jobs, mọi vị trí lãnh đạo trong công ty lúc đó đều có thể ảnh hưởng đến quyền lực của ông, vì vậy việc thay đổi và triệt tiêu đi những mối hiểm họa này là cần thiết cho ông và công ty. Apple chỉ cần theo duy nhất một hướng phát triển của Steve Jobs và chỉ Steve Jobs. Thứ hai, với tình hình ban quản trị bất ổn, Jobs đã có hướng giải quyết nhanh và chính xác là định giá lại quyền mua cổ phiếu của họ. Cổ phiếu của Apple đã xuống thấp tới mức khiến quyền mua cổ phiếu trở nên vô giá trị. Mặc cho Ban quản trị phản đối, Jobs vẫn quyết tâm với ý định này. khi ông đã quyết định điều gì thì việc đó phải được thực hiện, và ngay lập tức.Thời gian lúc này ở Apple là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, sau đó, Jobs cho giải tán đi bộ phận quản trị cấp cao của Apple, những con người chỉ chăm lo cho lợi ích bản thân chứ không quan tâm đến công ty Apple. Đây là sự khác biệt giữa Jobs với các nhà quản trị khác, ông không nhún nhường ai kể cả lãnh đạo cấp trên của mình. Với ông, công ty có vấn đề thì đầu tiên phải thay đổi Ban quản trị thì mới có thể giúp công ty ổn định tư tưởng. Thứ ba, về việc định hướng lại sản phẩm cho công ty của Jobs, khi ông chỉ muốn tập trung cho hai phân khúc khách hàng mà ông quan tâm là bình dân và cao cấp. Đây là một điều cần thiết, giúp cho công ty có thể giảm bớt đi các sản phẩm trong danh mục sản xuất, đây đều là những sản phẩm có tính chất sử dụng tương đương nhau nhưng lại phân ra thành nhiều dòng máy, khiến cho công tác quản lý gặp khó khăn. Ngoài ra, với việc kiểm soát các công đoạn sản xuất của Apple cũng làm công ty gánh chịu các khoản chi phí lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Jobs đã có quyết định là từ bỏ đi các sản phẩm không phù hợp, để đầu tư tập trung cho các sản phẩm chất lượng. Ông cũng đã áp dụng việc chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất của Apple, thuê các công ty sản xuất các linh kiện theo đơn đặt hàng của Apple, giúp công ty giảm bớt được các gánh nặng chi phí sản xuất. Thứ tư, khi gặp khó khăn trong công tác bán hàng, ông thể hiện được tài năng bán hàng và quản lý của mình. Ông cho giới thiệu các cửa hàng bán lẻ App Store, đây là các của hiệu bán hàng độc quyền của Apple cho các sản phẩm của công ty. Ngày 19 tháng 05 năm 2001, cửa hàng bán lẻ Apple đầu tiên khai trương ở Tyson’s Corner, bang Virginia với những quầy hàng màu trắng bóng loáng, sàn gỗ tẩy trắng và một tấm bích “Tư duy Khác biệt” khổng lồ. Đến năm 2004, các cửa tiệm Apple đón trung bình 5.400 khách mỗi tuần, doanh thu đạt 1,2 tỷ đô-la, lập một kỉ lục mới trong ngành bán lẻ. Việc khai trương App Store như một minh chứng nữa cho ý nghĩ của Jobs : kiểm soát các sản phẩm Apple từ việc ra ý tưởng, chế tạo về phần cứng cũng như phần mềm, giới thiệu, marketing và kể cả cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây là một sự khác biệt của Apple so với các công ty công nghệ khác như Microsoft (chủ yếu phần mềm) , IBM, HP, Dell (phần cứng)… Thứ năm, là việc Jon Rubinstein bị đuổi việc, phụ trách mảng phần cứng của Apple bất đồng ý kiến với Jobs đã khiến Jobs bị xúc phạm và ông đã cho Jon nghỉ việc ngay lập tức. Tại Apple, không ai là không thể thay thế, nếu không cùng quan điểm với Jobs thì không nên ở lại Apple để làm việc.Jobs chỉ muốn làm việc với những con người có cùng quan điểm và biết đáp ứng những yêu cầu “lạ lùng” của ông. Apple là một công ty “đặc biệt”, tập hợp những con người “đặc biệt”, vì vậy người lãnh đạo nó cũng phải “đặc biệt” thì mới có thể quản trị công ty một cách tốt nhất. Tóm lại, thông qua việc phân tích, chúng ta đã đi sâu lý giải được sự hình thành tính cách và làm rõ môi trường quản trị của Apple khi Steve Jobs quay trở lại. Chính tuổi thơ, hoàn cảnh gia đình và sự pha trộn nét văn hoá phương đông, văn hoá Mỹ đã tạo nên nét tính cách rất đặc biệt ở Steve. Trong khi đó, Apple sau nhiều năm dẫn đầu thị phần máy tính cá nhân với lợi nhuận lớn đã dần mất lợi thế cạnh trạnh trong ngành so với các đối thủ HP, IBM, DELL, nhiều nhân viên giỏi rời khỏi công ty, hàng tôn kho ở mức cao và sản xuất dàn trải. Do đó, khi nét tính cách và tính khí đặc trưng của Steve đặt trong môi trường quản trị bất ổn của Apple, hơn thế nữa sự khao khát đưa công ty do chính mình sáng lập trở thành công ty của sự sáng tạo và đẳng cấp, đã tạo nên phong cách lãnh đạo độc đoán.
2.4. Đánh giá thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs khi lãnh đạo Apple giai đoạn 1997-2011 Phong cách lãnh đạo nào cũng có những ưu nhược điểm của nó, tùy thuộc vào thời gian không gian mà nó đem lại những kết quả khác nhau. Vì vậy, người lãnh đạo cần lựa chọn thích hợp cho mình phong cách phù hợp với môi trường để phát huy hết ưu điểm của phong cách đó, hạn chế đi những nhược điểm để có thể đạt được kết quả tốt nhất đối với công việc của mình. Đối với trường hợp Steve Jobs cũng tương tự, việc lựa chọn phong cách lãnh đạo độc đoán để điều hành ở Apple (giai đoạn 1997 – 2011) đã phát huy được những hiệu quả vượt mong đợi và phát huy khá tốt ưu điểm của nó. Điều này, giúp cho Jobs trở nên nổi tiếng với phong cách này. Trong phần này, chúng ta sẽ tiến hành đánh giá ưu và nhược điểm của việc Steve Jobs sử dụng phong cách độc đoán ở Apple giai đoạn 1997 – 2011.
2.4.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán khi được Steve Jobs áp dụng ở Apple Thứ nhất, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs rất thích hợp ở công ty Apple, nơi mà tập trung khá nhiều nhân tài về mọi mặt (kinh tế, kĩ thuật, nhân sự…) với nhiều tính cách khá lập dị và có cá tính. Sự độc đoán sẽ giúp công nhân viên công ty có được sự tập trung tư tưởng làm việc một cách ổn định. Thứ hai, khi công ty gặp khó khăn (giai đoạn 1996), hàng hóa ứ đọng nhiều. Tinh thần nhân viên giảm sút vì bị ảnh hưởng bởi tình trạng xuống dốc của công ty. Không khí làm việc căng thẳng ở cả ban quan trị lẫn đội ngũ công nhân. Để có thể giải quyết tình hình lúc này, yêu cầu người lãnh đạo của công ty cần có quyền lực tập trung để có giải quyết hết mọi vấn đề trong công ty. Đây là điều kiện thích hợp để Steve Jobs chứng tỏ được năng lực bản thân với tính cách rất phù hợp với phong cách lãnh đạo độc đoán. Thứ ba, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs giúp cho công nhân viên trong công ty có được sự áp lực cần thiết để hoàn thành công việc đúng thời hạn và đạt hiệu quả cần thiết, đôi khi tạo ra những thành quả vượt ngoài mong đợi. Ông giúp cho đội ngủ nhân viên đạt được đến những giới hạn của bản thân mà chính họ cũng không thể nào biết được. Khả năng động viên nhân viên của ông không biểu hiện một cách rõ ràng, mà chỉ là những cuộc trò chuyện một chiều, ý là bắt buộc họ thực hiện cho được những ý tưởng của Steve Jobs, dù ban đầu nghe có vẻ rất vô lý và khó thực hiện. Tuy nhiên, khi thực hiện được, đội ngũ nhân viên mới cảm nhận được rằng Jobs luôn đúng trong mọi quyết định, điều này khiến họ thêm phần thán phục vị thuyền trưởng tài ba của mình. Chính phong cách ngày càng giúp ông có được sự yêu mến và tin tưởng của nhân viên trong công ty, khiến cho công tác cải tổ và phát triển Apple được thực hiện nhanh chóng. Thứ tư, cách ứng xử của ông khi gặp chuyện khó khăn là rất quyết đoán, nếu không phải nói là hơi cực đoan. Ví dụ, khi gặp nhiều vấn đề ở các đối tác sản xuất linh kiện, ông đã ra quyết định ngưng hợp tác ngay lập tức chứ không cần đối tác giải thích trình bày lý do. Đối với ông, hợp tác phải dựa trên chữ tín, nếu không hoàn thành đúng yêu cầu về chất lượng cũng như thời gian sẽ phải kiếm nhà cung ứng khác. Điều này giúp cho công ty có thể đẩy nhanh tiến độ công việc và hoàn thành mục tiêu trước hạn và hoàn toàn chủ động trong việc kiếm đối tác sản xuất. Cuối cùng, ưu điểm lớn nhất của Steve Jobs khi sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán ở tại Apple là việc ông đã ổn định được tình hình nhân sự của công ty. Công ty đã trở nên đoàn kết hơn, các bộ phận có sự ăn ý trong công việc, giúp cho mọi ý tưởng của Jobs trở nên thực tế hơn. Do vậy, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs không giống bất kỳ định nghĩa nào về quản trị hay lãnh đạo. Ông điều hành tất cả mọi công việc trong Apple. Tuy nhiên, Stev Jobs chỉ thực hiện công việc theo cảm nhận và suy nghĩ của riêng bản thân ông. Điều đặc biệt này khiến ông trở nên đặc biệt.
2.4.2. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán khi được Steve Jobs áp dụng ở Apple Với các phong cách lãnh đạo khác nhau, đều có những mặt ưu nhược điểm riêng, vì vậy các nhà quản trị cần có cách để hạn chế tác động của nhược điểm lên phong cách quản trị của mình. Với Jobs cũng vậy, ông cũng là một con người nên việc gây ra những sai lầm từ phong cách lãnh đạo của mình cũng là điều tất nhiên. Sau đây là những hạn chế của phong cách độc đoán khi Jobs áp dụng ở Apple. Thứ nhất, việc áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác của Steve Jobs và đưa ra những quyết định của bản thân mang tính độc đoán mà không bàn bạc và tham khảo ý kiến của bất kì ai, sẽ làm tăng tính rủi ro trong những quyết định, xác suất xảy ra sai lầm là rất lớn. Thứ hai, việc Steve Jobs tự đưa quyết định và áp đặt ý kiến cho nhân viên khiến cho họ bất mãn và khó chịu vì ý kiến của mình không được tôn trọng. Hơn nữa, điều này làm cho họ cảm thấy nhà lãnh đạo không hiểu được tâm tư và nguyện vọng của họ, từ đó mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng xa cách. Nhân viên không còn hứng thú đóng góp ý kiến cho công việc. Hậu quả là công ty bỏ phí nguồn ý tưởng sáng tạo dồi dào từ nhân viên của mình. Thứ ba, việc đòi hỏi quá khắt khe của Jobs trong công việc sẽ tạo áp lực lớn lên nhân viên, khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, không khí làm việc lúc nào cũng đầy căng thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được một môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả làm việc bị giảm sút. Thứ tư, việc Jobs can thiệp vào tất cả mọi công việc từ việc lớn nhất đến việc nhỏ nhất khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Hơn nữa, việc này cũng làm cho ông không có thời gian cũng như sự tập trung cần thiết để giải quyết những vấn đề quan trọng. Cuối cùng, phong cách lãnh đạo độc đoán của Jobs làm cho ông có tầm ảnh hưởng quá lớn đối với Apple đến nỗi bất cứ một thông tin nào liên quan đến ông cũng dẫn đến một hệ quả rất lớn đối với công ty, chẳng hạn như sau khi nghe tin ông bị ung thư thì ngay lập tức giá cổ phiếu của Apple giảm xuống nhanh chóng…

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA STEVE JOBS 3.1. Mục tiêu các giải pháp hoàn thiện đối với phong cách lãnh đạo của Steven Jobs 3.2. Giải pháp hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Steve Job trong các môi trường ra quyết định khác nhau và một số bài học kinh nghiệm 3.2.1. Phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại Apple 3.3.2. Hạn chế nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại Apple

PHẦN KẾT LUẬN

Similar Documents

Free Essay

Zeitgeist

...Zeitgeist Zeitgeist the movie is directed by Peter Joseph. This film focuses on the a number of conspiracy theory based ideas focusing in discrediting religion. The first part of Zeitgeist asserts that every early civilization worhsipped the sun and considered it to be both the creator and savior of mankind. The film also tries to compare Jesus to the Egyptian deity Horus. God of the Sun acording to the film, and God of the Sky according to the scholars. But nevermind their meddling. Joseph goes about his comparison by taking the story of Jesus' life (born on December 25, had 12 followers, was crucified, etc.) and inserting the word "Horus" in place of "Jesus". Indeed there are many coincidences between the Egyptian Sun God and Jesus Christ. Horus was born on December 25th to the virgis Isis, He was adorned by three “kings” who followed an eastern star, He was deemed a prodigy at 12 and was baptized at the Age of 30 , He also traveled with 12 disciples and traveled around performing miracles , His alternate names included “Lamb of God”, “The truth, the light” and He was betrayed, crucified, buried from the dead and rose three days later. I think the point Peter Joseph is making here can somewhat be true due to the facts that he had shown. It is actually against religion and shows how religion is based off astrology and how people used the constellations to make up story of Jesus. The coincidences between the history of the sun and Jesus Christ is also very similar...

Words: 816 - Pages: 4

Premium Essay

The Power of Small Wins

...SPOTLIGHT ON PRODUCTIVITY Spotlight ARTWORK Artist Name, Artwork Name, year Description of materials, size Name of show if available, location 70 Harvard Business Review May 2011 PHOTOGRAPHY: JORDI PLAT; XAVIER VEILHAN/ARTISTS RIGHTS SOCIETY, NEW YORK HBR.ORG ARTWORK Xavier Veilhan, The Big Mobile, 2004 Metallic structure, 25 spheres in PVC with diameters from 29.5" to 137.8" Exhibition View, 3rd Biennial of Contemporary Art of Valencia The Power Of Small Wins Want to truly engage your workers? Help them see their own progress. by Teresa M. Amabile and Steven J. Kramer SPOTLIGHT ON PRODUCTIVITY WHAT IS THE BEST WAY to drive innovative work inside organizations? Important clues hide in the stories of world-renowned creators. It turns out that ordinary scientists, marketers, programmers, and other unsung knowledge workers, whose jobs require creative productivity every day, have more in common with famous innovators than most managers realize. The workday events that ignite their emotions, fuel their motivation, and trigger their perceptions are fundamentally the same. The Double Helix, James Watson’s 1968 memoir about discovering the structure of DNA, describes the roller coaster of emotions he and Francis Crick experienced through the progress and setbacks of the work that eventually earned them the Nobel Prize. After the excitement of their first attempt to build a DNA model, Watson and Crick noticed some serious flaws. According to Watson, “Our first...

Words: 5996 - Pages: 24

Premium Essay

Ethics Memo

...Memorandum To: Hospital Staff, Peer Review Committee, Hospital Trustees From: -Lead Surgeon Date: January 20, 2013 Subject: Heart Transplant Candidate The purpose of this memorandum is to come to a conclusion about which individual should receive the heart transplant taking into account ethics. There are three people who are in need of the organ transplant; Jerry, Lisa, and Ozzy. In order to make an informed decision it is important to look at all three cases. Candidate #1- Jerry is a 55 year old male with three children. In his early 20’s Jerry used steroids which in turn damaged his heart. His life expectancy would increase by about 10-15 years with this transplant. Candidate #2- Lisa is a 12 year old female. Her heart was damaged when she contracted pneumonia a year ago. Lisa has had health problems all her life due to a lupus-like immune deficiency. Even with the transplant, it is unlikely that Lisa will live through her 20’s. Candidate #3- Ozzy is a 38 year old male who has a history of drug abuse. As a result of Ozzy’s drug use, he will not be able to live past the month. With the transplant Ozzy has the life expectancy of 10+ years. The Rights Theory The Rights Theory state that an action is ethical is it respects the rights that all individuals have. Taking this theory into account, I do not think it is ethical to accept the 2 million dollars which are being offered to the hospital in exchange for Lisa to receive the transplant. All three of the candidates...

Words: 487 - Pages: 2

Premium Essay

Jeremy Bentham Biography and His Contribution to the Study of Ethics

...Jeremy Bentham was born in London, England on the February 15, 1748. He was known for being a proponent in the utilitarian movement. Jeremy father was a Lawyer, having decided that Jeremy would follow his footsteps. At the age twelve, Jeremy attended Queens College, Oxford. After Jeremy graduated from Queens College he immediately entered Lincolns Inn to study law and found out his weakness to public speaking and left Lincoln Inn to concentrate on his writings (Jeremy Bentham). As Jeremy focused on his writings he wrote a number of books on philosophy, economics and politics. He began expressing his conservative political views, until he was exposed to Joseph Priestly. Joseph Priestly work impacted the views of Jeremy and later Jeremy changed his views according to his work. Jeremy published work like, Principles of International Law, A fragment of Government, Introduction to the Principles of Morals and Legislation, Catechism of Reformers, Constitutional Code and many more (Spartacus Educational). Fig. 1. A cartoon shows does the end justify the means (UTILITARIANISM). According to the Introduction to the Principles of Morals and Legislation, is where Jeremy articulates rational principles that would provide a basis and guide for legal, social and moral reform. Jeremy then developed fundamental moral principles on which laws should be set. Jeremy philosophy of utilitarianism stated, “The greatest happiness principle” or “the principle of utility”. These statements were...

Words: 380 - Pages: 2

Premium Essay

Drucker

...The Essential Drucker BOOKS BY PETER F. DRUCKER MANAGEMENT The Essential Drucker Management Challenges for the 21st Century Peter Drucker on the Profession of Management Managing in a Time of Great Change Managing for the Future Managing the Non-Profit Organization The Frontiers of Management Innovation and Entrepreneurship The Changing World of the Executive Managing in Turbulent Times Management: Tasks, Responsibilities, Practices Technology, Management and Society The Effective Executive Managing for Results The Practice of Management Concept of the Corporation ECONOMICS, POLITICS, SOCIETY Post-Capitalist Society Drucker on Asia The Ecological Revolution The New Realities Toward the Next Economics The Pension Fund Revolution Men, Ideas, and Politics The Age of Discontinuity Landmarks of Tomorrow America’s Next Twenty Years The New Society The Future of Industrial Man The End of Economic Man AUTOGRAPHY Adventures of a Bystander FICTION The Temptation to Do Good The Last of all Possible Worlds --------------------------------------------------------------------------- A DF Books NERDs Release THE ESSENTIAL DRUCKER. Copyright © 2001 Peter F. Drucker. All rights reserved under international and Pan-American Copyright Conventions. By payment of the required fees, you have been granted the non-exclusive, non-transferable license to access and read the text of this e-book on screen. No part of this text may be reproduced, transmitted, down-loaded, decompiled, reverse...

Words: 109564 - Pages: 439

Free Essay

Time Management

...Time Management Effective time management means less stress in your day to day routine. Managing your time effectively will get more done each day and when your minimize stress your improving the quality of work. “Effective executives, in my observation, do not start with their tasks, they start with their time. And they do not start out with planning. They start by finding out where their time actually goes,” (Peter Drucker, The Effective Executive” referenced by Negesh Belludi, 2008). We can easily lose sight on how we spend our time and before you know it the day is over. Ask yourself how your spend your time; keep a log of everything you do for a few days. Evaluate this and determine where you spend the most time, how to utilize certain times of the day and what you can shave off the list. If you commute to work, utilize this time to catch up on emails, read reports or write you’re to do list for the day. This time may seem short, but in the end useful. It’s also important to keep healthy to relive stress, not only can you be bombarded with heavy workloads but your personal life can affect your productivity as well. Get plenty of rest and make sure you have something for breakfast and lunch during work, this will keep you energized. Feeling run down exhausted or fatigue will only set you back and create distractions and limitations of productivity. A healthy lifestyle can improve focus; concentration and efficiency this will help finish the tasks out hand. Stock your...

Words: 2527 - Pages: 11

Free Essay

Learning Organizations - Fad or Future

...Learning Organizations: Fad or Future? By Marty Jacobs Published in the September 2007 Issue of Vermont Business Magazine When Peter Senge’s book, The Fifth Discipline was first published in 1990, the term “learning organization” joined the business lexicon. Senge was able to distill years of research and practice in the field of organization development into a clear and concise theory for creating profound organizational change. So, are learning organizations the wave of the future or will the theory fall by the wayside like so many other business and management fads (management by objectives, reengineering, etc.)? The answer to that question is a resounding, “It depends.” It depends on an organization’s willingness to commit the time and energy to changing its behavior. Before delving into the area of changing organizational behavior, however, let’s first define a learning organization. Learning organizations are those that are able to integrate the following five disciplines: • • Personal mastery: Personal mastery is the ability to continually clarify and deepen personal vision, focus energies, develop patience, and see reality objectively. Mental models: Mental models are deeply ingrained assumptions or generalizations that influence how we understand the world and how we take action. Working with mental models involves surfacing and examining organizational assumptions, in order to understand organizational systems better and to develop more effective solutions. Building...

Words: 902 - Pages: 4

Free Essay

Popular Literature Paper

...literacy production chosen is Family Guy, which according to Fox (2012) is a 20th Century Fox Television production with Seth MacFarlane as the creator/executive producer and Emmy award winner in 2002. Seth was born in 1972 in Kent, Connecticut. Seth plays the voices for Peter, Stewie, Brian, Quagmire, and many other voices. Because the show debut, according to Fox (2012) the show has reached highest status with the all their fans, and its breakout star, Stewie, has become one of the greatest television villains ever. The show has stacked up numerous awards, including an Emmy nomination for Outstanding Comedy Series Fox (2012). Seth is also the creator of the hit comedy show, which is now playing on fox television called American Dad. A brief overview of season four on the episode of “don’t make me over”, when Meg asks the cutest boy at school on a date, and he turns her down because she looks like a boy, she turns to her family for support. In an effort to make her feel better and have more confidence, Lois takes Meg to newly built mega-mall, where Meg gets the ultimate makeover. Meanwhile, a local favorite tavern of the guys is forced to shut down because of the mega-mall taking most of the local business so Peter tries save the tavern by starting a band with the guys, but it is Meg's new look that has the record producers wanting the band. So the Griffins formed a band and that takes them all the way to New York to perform on "Saturday Night Live." Meg’s personality started to...

Words: 713 - Pages: 3

Premium Essay

Evolution

...nnovation: yes, but how? Every year, the latest surveys by government organiza- tions and leading consultancies show the importance of innovation for companies in both the service and manufacturing sectors. The surveys also show that success- ful innovation management requires ‘orchestration from the top’. 1 But in practice, recognizing the need for effective innovation management and achieving it are two vastly different things. Ten years ago Peter Drucker said that how to manage innovation was a largely unanswered question. 2 But in the past decade the tools and techniques for managing innovation have advanced significantly – enough for The Economist to recently state that innovation management is no longer an art but is ‘becoming a practical science’. 3 So, to get ahead, managers need to quickly develop the range of skills they need to be able to manage innovation effectively. This book was written to meet the needs of both managers and MBA stu- dents. It presents an integrated view of the skills, tools and techniques needed to successfully develop and implement an innovation strategy. The choice of tools and techniques which are presented was based not only on an extensive review of the literature but also on the authors’ own experience in industry, teaching, research and consultancy. The book is relevant to organizations in the service, manufacturing and not-for-profit sectors and it gives many company examples. Managing innovation is...

Words: 357 - Pages: 2

Free Essay

Principles of a Learning Organisation

...Does my integrated service demonstrate any of the principles of a learning organisation? Chapter 1: Introduction The aim of the study is to discover if the integrated service I work for demonstrates the principles, if any, of a learning organisation. I will begin this with a literature review and identify those key elements, which many key thinkers and contributors have written about, that distinguish a learning organisation. The literature review will also help me understand and develop my knowledge on what a learning organisation is, as at this point I have very little understanding of the concept of what a learning organisation is or consists of. I will seek to find out what the characteristics and principles are of a learning organisation and assess through my own thought process and reflection whether I feel the concept of a learning organisation is viable and can be implemented in my place of work. Furthermore, during this study I will collate my evidence in terms to inform my research by asking colleagues I work with to complete a questionnaire relevant to the principles and characteristics of a learning organisation. I will assess and critically analyse this feedback and provide valid evidence to identify whether individuals feel the work in learning culture based on the principles and characteristics discovered in the literature review. Finally, I will reflect and conclude my findings based on both the literature review and method of research and assess how this...

Words: 6815 - Pages: 28

Free Essay

Economics of an Information Intermediary with Aggregation Benefits

...It is often said that information is power in today’s economy, and this is aptly demonstrated by the emergence of many new types of information intermediaries in the last decade. The term infomediary is used for many such intermediaries, since their role is to capture, aggregate, and exploit information about participating parties in order to facilitate the efficient allocation of goods or services. Wise and Morrison (2000) note, in the context of business-to- business markets, that with the spread of digitization “value has shifted from the product itself to informa- tion about the product.” Intermediaries create value via information collection, aggregation, display, and information processing; by managing workflow for a set of transactions between a buyer and seller; by coordinating logistical services to buyers and sellers; or by providing information processing services for end-to-end transaction management. Such infomedi- aries are becoming commonplace in many business and consumer market settings, including in hotel and travel coordination (Dube and Renaghan 2000), retail marketing (Chen et al. 2002), and private online exchanges for B2B commerce (Hoffman et al. 2002). Bailey and Bakos (1997) discuss four services offered by intermediaries: (a) aggregation of buyer demand and seller products, (b) providing trust between participants, (c) market facilitation, and (d) matching buyers and sellers. Kaplan and Sawhney (2000) reinforce the notion that electronic intermedi-...

Words: 480 - Pages: 2

Free Essay

Fellowship of the Ring Essay

...Stefan Palylyk Mr. McDougal English II H 12/3/12 Important Themes in Fellowship of the Ring: Religion’s Impact on Imagination Throughout history, religion has hugely impacted such things as art, science, literature, etc. J.R.R. Tolkien, author of the Fellowship of the Ring, is a person who represents his Catholic beliefs within his writing at numerous times. Since his religious beliefs had a profound impact on his life, Tolkien alludes to many things in the novel. He symbolizes Catholic figures such as Jesus, the apostles, and themes such as the genealogy mentioned in the Gospel of Matthew. Since the Catholic faith is mostly centered around Jesus Christ, Tolkien finds a way to represent Jesus in certain characters in the story. The most notable character that fits the role of the Lord and Savior is Frodo. One of the first aspects of Frodo as the Christ figure is his journey from his home in the Shire throughout middle-earth. Frodo’s mission is to protect the ring from evil and carry it to Mordor and only when he leaves his home is he able to show who he really is. This is much like Jesus’ mission to leave his home village of Nazareth to proclaim the word of God and express the connection between God and people. Frodo also has supernatural power in the form of the ring like Jesus’ power inherited from God. Frodo’s power from the ring is undoubtedly an extreme capability. The power of the ring is described by Gandalf when he says, "A mortal, Frodo, who keeps one of the Great...

Words: 1109 - Pages: 5

Premium Essay

Fritz Lang

...Fritz Lang - M Fritz Lang was a Jewish film maker, which wasn't unheard of during the pre holocaust era. The purpose of the making of the movie M was to be a controversial and very emotion engaging film, one in which Lang succeeded in making. A child murderer? There is no choice but for the audience to feel uncomfortable. The film M itself is full of engaging elements. The lighting, extreme contrasts at some points, dark expressions and unthinkable fantasies that adults during this time period were shocked by. These themes mixed with disorienting filming angles at some points and eerie children singing at others gave the movie itself a creepy feel to it. In the movie, Peter Lorre plays the role of the adolescent killer, Hans Beckart. Roaming around the city and stalking his prey. It is true that there had been other films in this era with similar aspects, like Stranger on the Third Floor, but M in particular had a huge impact on it's audience, a child killer? Should he be punished? Or should the audience feel sympathetic and give a youngster a free pass? After all, he is merely a child. It's safe to say M was one of the starts to creepy thriller genres we have today. The lighting and contrast can be seen in many movies after this film was released which is totally understandable, the creative elements in M were too brilliant to not me mimicked. Take for instance Psycho, Alfred Hitchcock made this movie in 1960, nearly 30 years after the premiere of M. When...

Words: 493 - Pages: 2

Premium Essay

Business Analysis

...As a manager in the organization that is being acquired, I would give some Price Waterhouse advice to help with the transitional period of the company by building a guiding team. I feel it's fundamental to creating a successful change in any organization. Furthermore, the cohesion of the employees will be more effective overall. During the last two months of the company prior to the change, I would create a team of creditable employees consisting of managers and workers. The goal of this change management team would be to convey a message that is clear to avoid any confusion among the ranks of the employees. Furthermore, the team would help answer questions and give advice for employee's; that will be leaving the company in the near future, as well as employees that might be changing positions, or employees that could be transferring to another division entirely. I feel by building a team to help manage the new changes the next three months following the acquisition will become a smother transition. During the next three months, I would have the team focus giving attention to the retained employees, by reassurance and guidance of the fact that letting go of the old company culture and thinking of the new culture and adapting to it should be done easily. This would ultimately give the employees more productive and efficient work in the future and long run, and will make the employees feel more comfortable about the transition. William Bridges has good thoughts on change called...

Words: 1169 - Pages: 5

Premium Essay

Management Skills

...Introduction Time is one of the most valuable resources for everyone. It should be managed properly by the managers of any organizations in order to run the organizations smoothly. And, Delegation is a process of assigning task by one person to the other. The purpose of this essay is to discuss how managers cannot function effectively without good Time Management and Delegation skills. It then discusses the benefits of time management and delegation, drawbacks of delegations and measures to improve time management and delegation skills. Time Management Managing time is very vital as time is very essential to everyone. Therefore, it should be used properly as it cannot be restored. It is a skill that anyone can develop if remain focused and committed. The main purpose of time management is simply to manage the time in order to complete the task in certain periods of time. Managing the time helps us to focus more on our tasks and complete it on required time. In order to be effective, managers need to understand the value of time and utilize it properly. They should be able to know what is most important to them and then plan according to the importance of the tasks. Drucker P.F stated, “Everything requires time. It is the one truly universal condition. All work takes place in time and uses up time (Pg. no. 22)”. In addition, time is a limited resource. It is something that passes quickly and therefore, we should make most of it by not wasting it on irrelevant things....

Words: 2033 - Pages: 9