Free Essay

Research

In:

Submitted By NtHai
Words 8321
Pages 34
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA CƠ BẢN 135 II
[pic] |CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
| |Hà Nội, Ngày 26 tháng 3 năm 2008 |

BÁO CÁO
ĐIỀU TRA CƠ BẢN 135 GIAI ĐOẠN II

Căn cứ vào các nhiệm vụ của Tổng cục Thống kê trong Văn thư thoả thuận giữa Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) và Kế hoạch thực hiện Điều tra cơ bản 135 giai đoạn II, TCTK đã thực hiện và hoàn thành các phần việc như sau:

I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐIỀU TRA

1. Trình ký Quyết định tiến hành Điều tra cơ bản thuộc Chương trình 135 giai đoạn II

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết định số 107B/QĐ-TCTK ngày 23/02/2007 và Quyết định số 863/QĐ-TCTK ngày 07/8/2007 về việc tiến hành Điều tra cơ bản thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.

2. Thành lập Ban chỉ đạo điều tra

Ban chỉ đạo điều tra được thành lập theo Quyết định số 107B/QĐ-TCTK và được bổ sung thay thế các thành viên theo Quyết định số 863/QĐ-TCTK ngày 07/8/2007. Ban chỉ đạo điều tra gồm 7 thành viên: 5 thành viên từ TCTK là lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo và chuyên viên của Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường (XHMT) và lãnh đạo Vụ Tổ chức Cán bộ; 2 thành viên từ UBDT là lãnh đạo và chuyên viên Vụ Chính sách Dân tộc. Trưởng ban là ông Đỗ Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

3. Xây dựng phương án điều tra

Phương án điều tra đã được xây dựng ngay sau khi có Quyết định số 107B/QĐ-TCTK. Tuy nhiên, do UBDT cung cấp mẫu điều tra quá muộn (ngày 18/6/2007) nên đến ngày 07/8/2007 mới có Phương án điều tra chính thức.

4. Dự trù kinh phí điều tra

Bản dự trù kinh phí lần thứ nhất được TCTK xây dựng và gửi UBDT (Dự án VIE/02/001 - SEDEMA) vào đầu tháng 2 năm 2007 với tổng kinh phí là 397.669 USD.

Qua nhiều lần làm việc về kinh phí giữa UBDT và TCTK, tổng kinh phí cuối cùng cho Điều tra cơ bản 135 giai đoạn II là 296.867 USD, tương đương với 4.779.557.500 đồng. Về nguyên tắc, các khoản chi vượt quá dự toán ngân sách qui định trong kế hoạch công tác năm và quý đã được thỏa thuận sẽ không được chấp thuận nếu không có sự thảo luận và nhất trí từ trước của UNDP và Cơ quan điều hành (UBDT). Tuy nhiên, do các xã 135 hầu hết nằm trên các địa hình núi cao đặc biệt khó khăn, lại vào mùa mưa nên các chi phí phát sinh do thời tiết, tai nan rủi ro... không thể dự trù trước được. Ngoài ra số hộ dân tộc thiểu số cần phiên dịch phụ thuộc vào tình hình thực tế. Do đó, nếu các chi phí này vượt quá dự trù kinh phí thì UNDP, Cơ quan điều hành (UBDT) và Cơ quan đồng thực hiện (TCTK) cùng bàn bạc giải quyết.

Dự án đã chuyển cho TCTK kinh phí lần 1 với số tiền bằng 50% tổng kinh phí dự trù vào ngày 05/6/2007 khi TCTK đã thực hiện xong lớp tập huấn miền Bắc và đang tiến hành lớp tập huấn miền Nam; Và lần 2 là 30% tổng kinh phí vào ngày 24/9/2007 khi các đội điều tra đã tiến hành thu thập thông tin tại địa bàn được gần 20 ngày.

5. Tuyển Trợ lý hành chính: Tổng cục Thống kê đã tuyển 1 Trợ lý hành chính có kinh nghiệm về công tác hành chính của các cuộc điều tra.

6. Tuyển người thực hiện khảo sát thu thập số liệu

6.1. Điều tra viên và đội trưởng: 120 người

TCTK đã gửi công văn số 232 /TCTK-TCCB ngày 09/04/2007 đề nghị các Cục Thống kê tỉnh/TP cử cán bộ có kinh nghiệm và nghiệp vụ về Khảo sát mức sống hộ gia đình (vì phần lớn nội dung phiếu phỏng vấn của Điều tra cơ bản 135 được lấy từ Khảo sát mức sống hộ gia đình) làm điều tra viên và đội trưởng để tham gia điều tra, mỗi tỉnh/TP cử 2 cán bộ. Do trong khoảng thời gian tham gia điều tra cơ bản 135 giai đoạn II TCTK cũng tiến hành một số cuộc điều tra lớn nên một số tỉnh/TP không cử đủ hoặc không cử được người tham gia dẫn đến lực lượng điều tra viên thiếu so với yêu cầu.

Để có đủ số lượng điều tra viên đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đặt ra, TCTK đã tiến hành tuyển chọn bổ sung từ lực lượng cộng tác viên đã từng tham gia nhiều cuộc điều tra của Vụ XHMT và TCTK.

6.2. Giám sát viên: 20 người

Giám sát viên được tuyển chọn là các chuyên viên Vụ XHMT. Đây là những người có kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên sâu về Khảo sát mức sống hộ gia đình.

7. Xác định giảng viên cho tập huấn:

Giảng viên được chọn là các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy trong các khoá tập huấn về Khảo sát mức sống hộ gia đình của Vụ XHMT.

8. Tổ chức lớp tập huấn cho giảng viên:

Ngày 10/5/2007, chuyên gia tư vấn của UBDT đã tổ chức tập huấn cho giảng viên về những nội dung mới của phiếu phỏng vấn điều tra 135 so với Khảo sát mức sống hộ gia đình.

9. Tổ chức tập huấn cho người thực hiện khảo sát thu thập số liệu

Căn cứ vào điều kiện thực tế, TCTK đã tổ chức 3 lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra cho điều tra viên, đội trưởng và giám sát viên tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

9.1. Lớp tập huấn miền Bắc

- Địa điểm: Hà Nội

- Thời gian: từ 14/5 đến 28/5/2007

- Thành phần:

+ Điều tra viên và đội trưởng của các tỉnh/TP phía Bắc từ Thừa Thiên - Huế trở ra, với số lượng là 89 người.

+ Giám sát viên: 20 người.

9.2. Lớp tập huấn miền Nam

- Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian: từ 4/6 đến 18/6/2007.

- Thành phần: Điều tra viên và đội trưởng của các tỉnh/TP phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, với số lượng là 31 người.

Hai lớp tập huấn được tổ chức tốt, chất lượng giảng dạy tương đối cao. Kết thúc tập huấn, các học viên đều nắm vững được mục đích, nội dung thông tin của cuộc điều tra, cách thức khai thác số liệu và xử lý các tình huống tại địa bàn. Kết quả bài kiểm tra cuối khoá có khoảng 70% học viên đạt loại giỏi.

9.3. Lớp tập huấn bổ sung

Do thời gian từ tập huấn đến thu thập thông tin tại thực địa kéo dài nên một số điều tra viên đã được tập huấn không thể tham gia điều tra, chính vì vậy Tổng cục Thống kê đã phải tổ chức một lớp tập huấn nhằm bổ sung số điều tra viên còn thiếu:

- Địa điểm: Hà Nội

- Thời gian: từ 20/8 đến 26/8/2007.

- Thành phần: 10 Điều tra viên.

10. Tổ chức thử nghiệm phiếu phỏng vấn

- Nội dung: thử nghiệm các nội dung mới của phiếu phỏng vấn điều tra 135 so với Khảo sát mức sống hộ gia đình.

- Địa điểm: Xã Cao Răm, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hoà Bình.

- Thời gian: 29/5/2007 (sau lớp tập huấn miền Bắc).

- Lực lượng điều tra viên: 10 giám sát viên và giảng viên từ Vụ XHMT.

- Thời gian phỏng vấn: trung bình 1 hộ phỏng vấn 3 giờ. Đây là các hộ không cần dùng phiên dịch, thực tế nếu phải dùng phiên dịch thì thời gian phỏng vấn sẽ gấp 1,5 thậm chí gấp 2 lần.

Kết thúc thử nghiệm TCTK đã họp rút kinh nghiệm về nội dung phiếu phỏng vấn, cách thức phỏng vấn và các vấn đề mới phát sinh tại địa bàn. TCTK đã tổng hợp các vấn đề về nghiệp vụ điều tra và tổ chức hội thảo với chuyên gia tư vấn của UBDT để chỉnh sửa phiếu phỏng vấn và sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phục vụ cho lớp tập huấn miền Nam.

11. Chỉnh sửa và hiệu đính phiếu phỏng vấn và sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ

Phiếu phỏng vấn và sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ do chuyên gia tư vấn của UBDT xây dựng, phần lớn nội dung được lấy từ phiếu phỏng vấn và sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ của Khảo sát mức sống hộ gia đình. Phiếu phỏng vấn và sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ đã được chuyên gia tư vấn của UBDT và TCTK kiểm tra, thử nghiệm và hiệu đính qua các giai đoạn như sau:

- Lần 1: sau khi kết thúc lớp tập huấn cho giảng viên, chỉnh sửa và hiệu đính phục vụ cho lớp tập huấn miền Bắc.

- Lần 2: sau khi kết thúc lớp tập huấn miền Bắc và thử nghiệm tại Hoà Bình, chỉnh sửa và hiệu đính phục vụ cho lớp tập huấn miền Nam.

- Lần 3: sau khi kết thúc lớp tập huấn miền Nam, phiếu phỏng vấn và sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ đã được UBDT, chuyên gia tư vấn và TCTK hoàn thiện trước khi tiến hành thu thập số liệu tại thực địa.

12. Tổ chức các đội điều tra và bố trí, sắp xếp địa bàn điều tra

Sau khi kết thúc lớp tập huấn miền Nam và ngay sau khi nhận được danh sách các xã trong mẫu điều tra, TCTK đã tổ chức lực lượng điều tra viên và đội trưởng thành 21 đội điều tra và bố trí, sắp xếp các địa bàn điều tra cho từng đội.

13. Chọn và rà soát mẫu điều tra

Mẫu của Điều tra cơ bản 135 giai đoạn II được chuyên gia của Ủy ban Dân tộc chọn. Mẫu điều tra gồm khoảng 6.000 hộ, được chọn từ 400 thôn/ấp/bản thuộc 400 xã (mỗi xã chọn 1 thôn/ấp/bản) từ 43 tỉnh, với 266 xã đặc biệt khó khăn của Chương trình 135 giai đoạn II (nhóm hưởng lợi) và 134 xã mới ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn của Chương trình 135 giai đoạn I (nhóm đối chứng).

Trước khi tiến hành điều tra thực địa 1 tháng TCTK đã gửi danh sách các thôn/ấp/bản và các hộ được chọn điều tra đề nghị các Cục Thống kê rà soát và bố trí lịch trình cho các đội.

Các thay đổi về mẫu điều tra giữa danh sách chọn ban đầu và kết quả rà soát của các tỉnh, thành phố đã được Ban chỉ đạo thông báo cho chuyên gia của Ủy ban Dân tộc để kịp thời xử lý.

II. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN TẠI THỰC ĐỊA
1. Thời gian thu thập thông tin tại thực địa Ban chỉ đạo điều tra đã bố trí 21 đội tiến hành điều tra tại thực địa bắt đầu từ ngày 04/9/2007 và kết thúc vào ngày 25/11/2007.
2. Công tác chỉ đạo và giám sát điều tra Ban chỉ đạo đã phân công tổ chuyên viên thường trực của Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường giữ liên lạc và giải quyết các vấn đề phát sinh về nghiệp vụ, tổ chức địa bàn và kinh phí điều tra. Ban chỉ đạo đã thành lập và bố trí 10 đoàn đi giám sát công tác điều tra của toàn bộ 21 đội điều tra. Hoạt động giám sát được tiến hành trong thời gian các đội điều tra thu thập thông tin tại địa bàn và ngay sau khi các đội kết thúc điều tra. Các đoàn giám sát đã kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh tại địa bàn đồng thời nhắc nhở, uốn nắn các đội điều tra khi có những hạn chế và thiếu sót.

Ban chỉ đạo điều tra đã kịp thời gửi Thông báo nghiệp vụ số 1 và Văn bản hướng dẫn giải quyết một số nghiệp vụ điều tra phát sinh cho các đội điều tra sau khi kết thúc các đợt giám sát giúp các đội có thể xử lý các tình huống tương tự tại địa bàn.
3. Tình hình thu thập thông tin tại thực địa của các đội điều tra

a. Tình hình tổ chức của các đội điều tra Ban chỉ đạo đã thành lập 21 đội điều tra, mỗi đội gồm 5 người: 1 đội trưởng và 4 điều tra viên. Tuy nhiên, do thời gian từ khi kết thúc tập huấn đến thời điểm bắt đầu thu thập thông tin tại địa bàn quá dài nên có 1 điều tra viên của đội số 14 đã không tham gia được dẫn đến đội điều tra này chỉ có 4 người, 1 đội trưởng và 3 điều tra viên. Để đảm bảo tiến độ điều tra Ban chỉ đạo đã điều động 2 điều tra viên của đội điều tra số 9 và 11 sau khi đã hoàn thành thu thập thông tin tại địa bàn được phân công để bổ sung cho đội điều tra số 14. Trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn, không có điều tra viên hoặc đội trưởng nào bị thay thế hoặc bị đình chỉ. Tuy nhiên, cũng có điều tra viên bị ốm nhưng anh em cũng đã khắc phục để hoàn thành phần việc được giao. Thành viên trong các đội điều tra có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt các quy định điều tra. Các Cục Thống kê có địa bàn điều tra đã thực hiện tốt công tác rà soát và liên hệ địa bàn điều tra nên đội điều tra không gặp khó khăn trong việc tổ chức và bố trí điều tra tại địa bàn. Chính quyền các địa phương có địa bàn điều tra đã thông báo tới các hộ được điều tra, bố trí cán bộ dẫn đường và bố trí chỗ ăn nghỉ cho đội điều tra đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin khi được phỏng vấn phiếu xã tạo điều kiện thuận lợi cho đội điều tra hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, các đội điều tra cũng đã gặp phải một số khó khăn sau đây: - Hầu hết các địa bàn điều tra đều nằm ở các địa bàn vùng sâu xa và vùng núi cao do vậy đường xá đi lại rất khó khăn. Có nhiều địa bàn không thể đi đến được bằng các phương tiện mà các đội điều tra phải đi bộ, thậm chí phải đi bộ với một khoảng cách khá xa, ví dụ: + Địa bàn xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang: đội điều tra phải đi bộ gần 10 km trên địa hình núi cao từ trụ sở UBND xã đến các hộ điều tra. + Địa bàn xã Trung Thịnh, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang: đội điều tra phải đi bộ 11 km. + Địa bàn xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An: đội điều tra phải đi bộ đến các hộ điều tra với khoảng cách là 25 km trên địa bàn đồi núi. + Địa bàn xã Ch' ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam riêng thời gian di chuyển đã mất 3 ngày. - Thời gian tiến hành điều tra thực địa (tháng 9 đến 11) là thời gian mưa lũ ở phần lớn các địa bàn điều tra gây khó khăn cho việc đi lại của các đội điều tra do đó làm tăng số ngày điều tra so với kế hoạch và lịch trình điều tra của một số đội thay đổi như là: + Địa bàn xã Trung Minh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang do bị mưa lũ, nước suối lên cao nên đội điều tra không di chuyển được do đó bị chậm 2 ngày so với kế hoạch. + Địa bàn xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La: đội điều tra bị chậm 3 ngày do mưa lũ sạt đường không di chuyển được. + Địa bàn xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình: do mưa lũ nên đội điều tra bị chậm 6 ngày. + Địa bàn xã Phi Liêng, huyện Đăm Rông, tỉnh Lâm Đồng đội điều tra bị chậm 2 ngày do nước lũ. + Phần lớn các đội điều tra ở Vùng Đông Bắc và Tây Bắc đã bố trí lại lịch điều tra để khắc phục tình trạng mưa lũ và đường xá khó khăn. - Theo báo cáo của Đội điều tra số 06 thì một số địa bàn ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên có hiện tượng người dân tộc Dao bỏ độc khách lạ do vậy để đảm bảo an toàn thì hàng ngày cứ buổi sáng đội tiến hành thu thập số liệu tại địa bàn, buổi tối lại di chuyển về thành phố Thái Nguyên để ăn nghỉ. - Phần lớn các xã điều tra không phủ sóng điện thoại di động do đó gây khó khăn trong việc liên lạc giữa Ban chỉ đạo điều tra với các đội để thông báo, trao đổi và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh tại địa bàn.
b. Về nghiệp vụ điều tra Do phần lớn điều tra viên và đội trưởng là những người có kinh nghiệm điều tra đồng thời lại được tập huấn rất kỹ về điều tra thêm vào đó là công tác chỉ đạo và giám sát của Ban chỉ đạo được thực hiện kịp thời và triệt để nên đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt nghiệp vụ cho khâu thu thập thông tin tại địa bàn, cụ thể là: - Phần lớn các điều tra viên và đội trưởng đều tuân thủ các quy trình điều tra. - Các điều tra viên hiểu và biết cách khai thác thông tin trong phiếu phỏng vấn. - Các điều tra viên đều đến hộ để phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra. - Các điều tra viên đều biết cách làm quen và tiếp xúc với các hộ gia đình điều tra tạo điều kiện thuận lợi trong khai thác thông tin. - Phần lớn điều tra viên khai thác đầy đủ các thông tin và hoàn thiện phiếu tại địa bàn điều tra. - Nhiều đội điều tra đã thu thập các thông tin về đặc điểm tình hình của xã và thôn được điều tra trước khi điều tra để tham khảo và đối chiếu trong khi điều tra. - Các đội trưởng đã tham dự các cuộc phỏng vấn và kiểm tra phiếu phỏng vấn của điều tra viên từ đó trao đổi và rút kinh nghiệm với toàn đội. - Các đội trưởng đã khai thác đầy đủ các thông tin trong phiếu xã từ những cán bộ chủ chốt của xã. Tuy nhiên, do thời gian từ tập huấn đến thời điểm điều tra khá dài đồng thời trình độ của đối tượng phỏng vấn còn thấp và nhiều địa bàn phải dùng phiên dịch nên các đội điều tra còn có các tồn tại, hạn chế sau đây: - Một số điều tra viên còn khai thác sót thông tin; phỏng vấn nhanh, lướt không đảm bảo thời gian phỏng vấn tại hộ. Một số điều tra viên còn chưa nắm được nội dung phiếu hỏi nên còn đặt câu hỏi chưa đầy đủ, thực hiện sai bước nhảy, hỏi sai trình tự, đọc cả các phương án trả lời được in hoa, không ghi thông tin vào trang phụ hỗ trợ cho các mục 2,3 và 4 gồm tuổi và tên các thành viên gây mất nhiều thời gian phỏng vấn. - Một số điều tra viên còn ghi sai thông tin như: ghi sai mã, nhầm lẫn giữa TSCĐ và đồ dùng lâu bền, ghi nhầm dòng, sai đơn vị tính. - Một số điều tra viên chưa hiểu và liên kết được các câu hỏi liên quan đến nhau để kiểm tra tính logic dẫn đến các thông tin của các câu hỏi này không phù hợp với nhau. - Một số đội trưởng dự phỏng vấn của điều tra viên còn ít, chưa kiểm tra hết các phiếu phỏng vấn của điều tra viên ngay tại địa bàn. Các hạn chế trên đã được các đoàn giám sát và Ban chỉ đạo điều tra kịp thời nhắc nhở và xử lý. Bên cạch các hạn chế của điều tra viên và đội trưởng còn có các phát sinh về nghiệp vụ trong phiếu phỏng vấn như: sai bước nhảy, các vấn đề mới chưa được quy định trong sổ tay,... Ban chỉ đạo đã kiểm tra và bổ sung, chỉnh sửa kịp thời (chi tiết như trong Thông báo nghiệp vụ số 1 và Một số nghiệp vụ phát sinh và cách giải quyết đính kèm).
c. Về mẫu điều tra Tuy đã được rà soát kỹ nhưng trong quá trình điều tra vẫn gặp phải một số thay đổi so với mẫu điều tra như sau: - Tháng 3/2007, xã Chà tở, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên được tách làm 2 xã là Chà tở và Nặm Khăn. Trong danh sách mẫu thì xã được điều tra là xã Chà tở nhưng thôn được điều tra lại nằm ở xã Nặm Khăn và xã Nặm Khăn lại chưa có mã. - Xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng không có thôn được chọn điều tra là thôn Lũng Trang. - Danh sách hộ điều tra trong xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng không đúng như danh sách đã được rà soát. Ban chỉ đạo đã thông báo những thay đổi này cho chuyên gia của Ủy ban Dân tộc và đã giải quyết kịp thời đảm bảo cơ cấu và số lượng mẫu điều tra. Theo danh sách chọn mẫu của chuyên gia của Ủy ban Dân tộc và kết quả rà soát mẫu của các tỉnh, thành phố thì tổng số xã điều tra là 400 xã và tổng số hộ điều tra là 5990 hộ. Các đội điều tra đã điều tra đủ 400 xã nhưng chỉ điều tra được 5965 hộ, thiếu 25 hộ so với danh sách đã chọn. Các hộ không được điều tra là các hộ đến thời điểm điều tra đã đi khỏi địa bàn trong khi không còn hộ dự phòng để thay thế, cụ thể như sau:

| | |Số hộ trong danh |Số hộ thực tế điều|
|STT |Tên địa bàn |sách chọn |tra |
|1 |Xã Thạch Sơn, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang |20 |9 |
|2 |Xã Đại Dực, Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh |14 |10 |
|3 |Xã Du Tiến, Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang |20 |13 |
|4 |Xã Tân Thành, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang |16 |14 |
|5 |Xã Nguyên Phúc, Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn |6 |5 |

Trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn các đội điều tra đã tiến hành thay thế các hộ được chọn bằng các hộ dự phòng theo đúng nguyên tắc và hướng dẫn của chuyên gia của Ủy ban Dân tộc. Tổng số hộ được thay thế bằng các hộ dự phòng là 465 hộ.
d. Về kinh phí điều tra

Các đội điều tra đều thực hiện đúng chế độ tài chính do Ban chỉ đạo điều tra hướng dẫn căn cứ vào Dự trù kinh phí điều tra và các chế độ tài chính hiện hành. Tuy nhiên, do hầu hết các địa bàn điều tra đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thêm vào đó là thời gian điều tra lại rơi vào mùa mưa lũ nên đường xá, phương tiện đi lại rất khó khăn dẫn đến số ngày di chuyển tăng lên so với dự kiến và chi phí cho di chuyển rất cao, ví dụ: - Địa bàn xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An: chỉ di chuyển được bằng xe ôm và thuyền. Chi phí vận chuyển bằng xe ôm là 400.000 đồng/người và chi phí vận chuyển bằng thuyền là 600.000 đồng cả đội như vậy chi phí vận chuyển xã là 2.600.000 đồng vượt xa định mức là 900.000 đồng. - Địa bàn xã Ch'ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam: để đi đến địa bàn xã này chỉ có xe bánh xích (xe máy quấn xích vào bánh để tăng độ bám đường), mức chi phí cho 1 người vào và ra là 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng như vậy chi phí di chuyển cho cả đội đối với địa bàn xã này là 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng lớn hơn nhiều so với định mức là 600.000 đồng. - Địa bàn xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang: chi phí đi xe ôm di chuyển xã của đội là gần 400.000 đồng/người 2 lượt đi và về, chi phí cả đội là 2.000.000 đồng so với mức khoán là 900.000 đồng. Các địa bàn có chi phi di chuyển địa bàn xã vượt so với định mức khoán được thể hiện trong Báo cáo tài chính. Các phát sinh về chi phí vượt so với định mức này đã được các đội điều tra báo cáo và xin ý kiến của Ban chỉ đạo trước khi thực hiện.
III. TỔ CHỨC KIỂM TRA, NHẬP VÀ LÀM SẠCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA

1. Kiểm tra phiếu điều tra

Ngay sau khi nhận được phiếu điều tra của các đội gửi về, Ban chỉ đạo điều tra đã huy động lực lượng kiểm tra thủ công các phiếu điều tra trước khi nhập số liệu vào máy tính. Đồng thời trong khi nhập số liệu Ban chỉ đạo cũng bố trí lực lượng giám sát và giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ tại các phòng máy. Lực lượng kiểm tra số liệu là các chuyên viên có nhiền kinh nghiệm và nghiệp vụ điều tra của Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường (Tổng cục Thống kê) và một số đội trưởng có nghiệp vụ điều tra vững của các đội điều tra 135 giai đoạn II.

Đối với các lỗi đơn giản thì lực lượng kiểm tra có thể xử lý ngay còn các lỗi cần phải xác minh lại thì sẽ được kiểm tra lại với đội trưởng và các điều tra viên mắc lỗi.

2. Thiết kế chương trình nhập số liệu và kiểm tra số liệu Ban chỉ đạo điều tra đã làm việc với Trung tâm tin học Thống kê (TCTK) để thiết kế chương trình nhập và kiểm tra số liệu. Chương trình được thiết kế vừa có chức năng nhập số liệu và chức năng kiểm tra tính hợp lý và logic của số liệu. Chương trình được xây dựng dựa trên phần mềm CSPRO - một phần mềm chuyên dụng để nhập số liệu của các cuộc điều tra lớn và có nội dung phức tạp vì đây là phần mềm có nhiều tiện ích trong nhập và kiểm tra logic số liệu. Ngoài ra, chương trình còn được thiết kế để nhập số liệu 2 lần nhằm mục đích hạn chế các sai sót do người nhập số liệu gây ra. Sau khi hoàn thành, chương trình được đưa ra để nhập và kiểm tra thử với số lượng phiếu của 3 địa bàn. Sau khi thử nghiệm, chương trình được hoàn thiện và được sử dụng để nhập và kiểm tra số liệu.
3. Nhập và kiểm tra số liệu Số liệu điều tra cơ bản 135 giai đoạn II được nhập vào máy tính trong vòng 1,5 tháng bắt đầu từ cuối tháng 12/2007 và kết thúc vào giữa tháng 2/2008. Số liệu được nhập 2 lần với nguyên tắc số liệu của cùng 1 hộ được nhập trong lần 1 và lần 2 phải do 2 người khác nhau thực hiện nhằm giảm thiểu những sai sót do nhập tin viên gây ra. Lực lượng nhập số liệu là những người chuyên nhập tin của Trung tâm tin học Thống kê. Bên cạnh đó còn có các chuyên viên của Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường và một số đội trưởng của các đội điều tra cơ bản 135 giai đoạn II luôn giám sát để xử lý các vấn đề về nghiệp vụ điều tra. Do vậy chất lượng của số liệu nhập được đảm bảo. Một số nghiệp vụ phát sinh và hướng giải quyết trong quá trình nhập số liệu được nêu cụ thể trong Báo cáo nhập tin đính kèm.
4. Làm sạch số liệu Sau khi được nhập và kiểm tra bằng chương trình của Trung tâm tin học Thống kê, số liệu sẽ được tổ chức lại và chuyển sang các tệp số liệu dùng với phần mềm phân tích STATA. Số liệu này được chuyển cho Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường để kiểm tra và làm sạch bằng phần mềm STATA. Số liệu sơ bộ lần 1 (dưới dạng STATA) và các tài liệu liên quan đã được chuyển cho Dự án VIE/02/001 (Ủy ban Dân tộc) vào ngày 06/3/2008. Số liệu được các chuyên viên có nhiều nghiệp vụ về điều tra của Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường tiếp tục làm sạch trên cơ sở các nội dung kiểm tra và làm sạch như Hướng dẫn kiểm tra và làm sạch đính kèm.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu Sau khi kiểm tra và làm sạch, số liệu được xây dựng thành bộ cơ sở dữ liệu tiện cho việc sử dụng và khai thác, cụ thể: - Các biến số được gán nhãn giúp cho người sử dụng hiểu được nội dung của các biến số. - Tổng cục Thống kê biên soạn các tài liệu liên quan đến cuộc điều tra cơ bản 135 giai đoạn II đi kèm với số liệu gồm: + Phiếu phỏng vấn hộ gia đình và xã. + Báo cáo thiết kế điều tra cơ bản. + Báo cáo điều tra cơ bản 135 giai đoạn II. BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA
Phụ lục 1:
Thông báo nghiỆp vỤ SỐ 1 điỀu tra cơ bẢn CHƯƠNG TRÌNH 135 giai đOẠN II

Ban chỉ đạo điều tra xin thông báo một số thay đổi và lưu ý thêm khi triển khai điều tra như sau:

A. Yêu cầu:

Yêu cầu đội trưởng và điều tra viên đọc kỹ lại phiếu phỏng vấn và sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ.

Sau mỗi ngày trong tuần đầu điều tra, các đội phải họp để rút kinh nghiệm về nghiệp vụ và các vấn đề liên quan khác. Vấn đề nào không giải quyết được tại địa bàn phải báo cáo ngay để xin ý kiến của Ban chỉ đạo.

B. Nghiệp vụ:

Sau hai đợt tập huấn đã có rất nhiều thay đổi về nghiệp vụ, dưới đây chỉ lưu ý một số nét chính:

– Mã huyện bổ sung thêm 1 ô bên phải và luôn luôn ghi đủ 3 chữ số.

– Mã xã bổ sung thêm 3 ô bên phải và luôn luôn ghi đủ 5 chữ số.

– Mã đội trưởng bổ sung thêm 1 ô bên phải và luôn ghi đủ 3 chữ số.

– Mặc dù danh sách các hộ điều tra đã được Cục Thống kê rà soát kỹ lưỡng, tuy nhiên khi đến địa bàn, đội trưởng phải phối hợp với cán bộ thôn/ấp/bản rà soát lại một lần nữa để khẳng định các hộ trong danh sách đã chọn. Nếu có trường hợp mới tách hộ, chỉ điều tra hộ có tên chủ hộ trong danh sách. Nếu mới tách hộ mà chủ hộ trong danh sách bị chết thì chỉ điều tra 1 hộ có nhiều thành viên là vợ, con của chủ hộ nhất. Nếu hộ được chọn mới chuyển đi khỏi địa bàn, có hộ khác đến ở tại ngôi nhà đó thì phỏng vấn hộ mới chuyển đến thay cho hộ chuyển đi (mặc dù hộ mới đến không có trong danh sách), giữ nguyên mã hộ và ghi chú trong danh sách hộ thực tế đã phỏng vấn. Rà soát lại cả các hộ trong danh sách mà Cục Thống kê đã xác minh không còn ở địa bàn, nếu phát hiện vẫn còn ở địa bàn thì vẫn tiến hành phỏng vấn.

– Chỉ điều tra các hộ trong danh sách, không chọn bổ sung khi đã thay hết các hộ dự phòng. Vậy có thể có địa bàn không điều tra đủ 15 hộ.

– Trường hợp địa bàn không đủ 15 hộ để điều tra, đội trưởng điều chỉnh rút số ngày điều tra tại địa bàn đó đồng thời điều chỉnh lịch điều tra các địa bàn tiếp theo, chủ động liên hệ với địa phương để liên hệ lại các địa bàn tiếp theo và thông báo cho Ban chỉ đạo.

– Danh sách thành viên đã tách thành 2 phần. Phần 1A là những người thường ăn ở chung và có chung quỹ thu chi và 7 trường hợp ngoại lệ như trong sổ tay hướng dẫn. Phần 1B là những người mà hộ vẫn coi đó là người của hộ, phải xa nhà vì đi làm kinh tế cho hộ, sẽ quay về sinh sống trong hộ, như đi xuất khẩu lao động hay vào Tây Nguyên trồng cà phê, hoặc đi làm thuê, làm người giúp việc,.. sẽ quay về hộ. Không tính trường hợp đi bộ đội, đi tù vì không phải đi làm kinh tế cho hộ. Cũng không tính những người đã có việc làm ổn định lâu dài mà cư trú ở tỉnh khác.

– Câu 15 trong Mục 4B.0.1 (trang 30) nếu hiện tại hộ đang canh tác thì ghi mã 5.

– Đội trưởng sử dụng Mẫu số 3-KSCL/ĐT135-07 “Phiếu kiểm tra bảng câu hỏi” để kiểm tra 100% số phiếu hoàn thành của ĐTV, ghi toàn bộ các lỗi và nghi vấn để trao đổi lại với ĐTV.

– Đội trưởng sử dụng Mẫu số 4-KSCL/ĐT135-07 “Phiếu dự phỏng vấn hộ điều tra” để quan sát, uốn nắn và giúp đỡ ĐTV, nhất là trong những tuần đầu điều tra. Tối thiểu quan sát mỗi ĐTV phỏng vấn 2 hộ trong 2 tuần đầu, sau đó mỗi địa bàn quan sát luân phiên 1 điều tra viên phỏng vấn 1 hộ.

– Sau khi kết thúc điều tra, đội trưởng làm báo cáo theo Mẫu số 5-KSCL/ĐT135-07 “Báo cáo tổng hợp điều tra thực địa Điều tra cơ bản 135” và gửi về Vụ Xã hội và Môi trường, Tổng cục Thống kê cùng với các tài liệu liên quan khác như: Danh sách các hộ thực tế đã điều tra của từng địa bàn (các trường hợp thay thế, không điều tra được phải ghi rõ lý do), các phiếu kiểm soát chất lượng,….

Đề nghị các đồng chí đội trưởng phổ biến thông báo này cho tất cả các điều tra viên được biết để thực hiện.
Phụ lục 2:
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ PHÁT SINH VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT TRONG ĐIỀU TRA CƠ BẢN 135 GIAI ĐOẠN II

Sau đợt giám sát và phản ánh của một số đội điều tra đã có một số nghiệp vụ mới phát sinh, Ban chỉ đạo điều tra đã trao đổi và thống nhất với chuyên gia tư vấn, cụ thể như sau:

1. Phiếu phỏng vấn hộ:

* Mục 2 - Giáo dục:

- Sửa bước nhảy ở Câu 2 thành nhảy sang câu 4.

- Đối với những thành viên nhiều tuổi đã thôi học nhiều năm thì câu 7 ghi mã 1 (Quá tuổi) chứ không ghi mã 8 (Phải đi làm).

- Tổng số tiền phải đóng góp trong 12 tháng qua (câu 16) quy ước chỉ tính những khoản đóng góp cho năm học 2006-2007.

* Mục 3 -Y tế:

- Nếu thành viên trong các hộ gia đình thuộc các xã 135 được nhận thẻ bảo hiểm y tế không từ các nguồn cụ thể ghi ở câu 5, kể cả những thành viên trả lời là được nhận thẻ bảo hiểm y tế từ Chương trình 135 đều được ghi vào mã 8 (Khác).

* Phần 4A - Tình trạng việc làm:

- Trường hợp thành viên hộ có việc làm chính trong 12 tháng qua là tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản thì ĐTV tự động ghi “0” vào câu 13 và 14 mà không cần phải hỏi. Tương tự nếu thành viên hộ có việc phụ là tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản thì ĐTV tự động ghi “0” vào câu 25 và 26.

- Sửa Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ:

+ Dòng số 5, từ trên xuống, trang 72: Xoá cụm từ "thuê ngoài" đồng thời thêm vào đó cụm từ "kể cả lao động là thành viên của hộ".

+ Dòng số 7, từ trên xuống, trang 72: Xoá cụm từ "thuê ngoài".

* Phần 4B1.1-Cây lúa:

- Dßng 5 lµ tæng céng lóa tÎ c¶ n¨m gåm cã: lóa cña vô §«ng xu©n (dßng 1), vô lóa HÌ thu (dßng 2), vô lóa Mïa/Thu ®«ng (dßng 3) vµ lóa tÎ trªn ®Êt n­¬ng rÉy (dßng 4). §TV ghi ®Çy ®ñ sè liÖu cña c¸c dßng trªn theo mïa vô cña ®Þa ph­¬ng trong 12 th¸ng qua. Tr­êng hîp hé kh«ng nhí hoÆc kh«ng thÓ t¸ch chi tiÕt theo tõng vô th× ghi vµo dßng lóa tÎ c¶ n¨m (dßng 5) cßn c¸c dßng ghi theo tõng vô lóa sÏ kh«ng ghi. §èi víi hé cã 3 vô lóa chØ nhí chi tiÕt 1 hoÆc 2 vô tr­êng hîp nµy ghi dßng lóa tÎ c¶ n¨m gåm 3 vô lóa, cßn hé nhí chi tiÕt vô nµo th× ghi cho vô ®ã, vô nµo kh«ng nhí th× kh«ng ghi vµo c¸c vô chi tiÕt.

* Phần 4B2.1 - Thu Chăn nuôi:

- Giống gia cầm quy ước đưa vào dòng 10 (Giống gia súc khác).

* Phần 4B4.1 - Thu Lâm nghiệp và săn bắt, thuần dưỡng chim, thú:

- Đối với các hộ có thu về măng, mộc nhĩ, nấm,... từ rừng (không qua trông nom hoặc chăm sóc) thì được ghi vào dòng 13 (Giống cây lâm nghiệp và các sản phẩm thu nhặt từ rừng).

- Đối với các hộ có thu về măng do hộ trồng tre để khai thác măng thì được ghi vào dòng 10 (Cây lâm nghiệp khác).

- Đối với các hộ có thu về mộc nhĩ, nấm do hộ trồng thì được ghi vào dòng 21 (Cây hàng năm khác) ở Phần 4B1.2 - Cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm khác.

* Phần 5A. Tài sản cố định:

- Hộ tổ chức nuôi ong để lấy mật thì đàn ong được quy ước ghi mã 7 (Đàn gia súc, gia cầm cơ bản).

- Trường hợp trâu, bò cày kéo, sinh sản; lợn nái, lợn đực giống đã được khai thác (đã trở thành tài sản cố định) mà bị chết và hộ có thu được một phần giá trị thì coi như hộ đã thanh lý TSCĐ. Tiền mặt hoặc trị giá hiện vật thu được từ những TSCĐ này được ghi vào dòng 205, Phần 4D2 - Thu khác không tính vào thu nhập.

2. Phiếu phỏng vấn xã:

* Mục 0B - Thông tin đào tạo cán bộ Ban giám sát và Ban quản lý xã:

- Câu 4: “KHÔNG ....2 (>>11)” được sửa thành “KHÔNG ....2 (>>6 NẾU CÂU 2 CÓ MÃ 1; >>11 NẾU CÂU 2 CÓ MÃ 2)”.

* Mục 1C. Quản lý và lập kế hoạch Chương trình 135 giai đoạn II:

- Trường hợp xã có thành lập Ban quản lý Chương trình 135 giai đoạn II nhưng chưa làm báo cáo tiến độ cho Chương trình 135 thì Câu 3 quy ước ghi mã 3 (Chưa làm báo cáo) và chuyển sang Câu 6.

* Mục 4. Nông nghiệp và các loại đất:

- Câu 3: “NHƯ CŨ ..3 (>>6)” được sửa thành “NHƯ CŨ ..3 (>>5)”.

- Câu 5: “NHƯ CŨ...3 (>>8)” được sửa thành “NHƯ CŨ..3 (>>7)”.

- Câu 9: “HTX NÔNG NGHIỆP...3 (>>13)” được sửa thành “HTX NÔNG NGHIỆP ....3 (>>12)”; “BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG ....5 (>>12)” được sửa thành “BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG ....5 (>>11)”.

- Câu 10: “CÓ ....1 (>>13)” được sửa thành “CÓ ....1 (>>12)”.

Phụ lục 3:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP TIN ĐIỀU TRA 135 GIAI ĐOẠN II

1. Sai mã tỉnh, huyện, xã, thôn/ấp khảo sát:

Có hiện tượng không nhập tin được phiếu điều tra vì phần mềm cho rằng không có tinh/huyện/xã đó.

Sau khi tìm hiểu, kiểm tra kỹ đã phát hiện 1 số nguyên nhân sau:

- Danh mục hành chính mà Trung tâm tin học áp dụng vào phần mềm nhập tin chưa được cập nhật những trường hợp mới chia tách. Vì vậy sau khi đã đối chiếu kỹ với danh sách mẫu điều tra và thống nhất với Trung tâm tin học là bổ sung thêm vào danh mục hành chính.

- Danh mục hành chính mà Trung tâm tin học áp dụng vào phần mềm nhập tin là danh mục cũ, danh sách mẫu điều tra lấy theo danh mục mới hơn, vì vậy có hiện tượng không khớp giữa chương trình nhập tin và phiếu. Sau khi đã đối chiếu kỹ với danh sách mẫu điều tra và thống nhất với Trung tâm tin học là sẽ sửa danh mục của chương trình để có thể nhập tin.

- Điều tra viên không đánh mã tỉnh/huyện/xã được vì thay đổi địa giới hành chính, một số hộ trong địa bàn nay đã chuyển sang xã liền kề (hộ gia đình vẫn ở trên nền đất cũ, nhưng nay là xã khác), vì vậy những phiếu đó để trống. Sau khi gọi điện cho đội trưởng và điều tra viên, thống nhất với Trung tâm tin học và ban chỉ đạo, quyết định sẽ sử dụng mã hành chính cũ để điền vào phiếu điều tra và nhập tin.

- Thiếu mã tỉnh/huyện/xã, xã cũ nay bị tách ra làm 2 xã và địa bàn điều tra nằm ở xã mới tách ra mang tên xã mới; hoặc trường hợp địa bàn (thôn/ấp) bị tách làm 2, toàn bộ hộ điều tra nằm ở địa bàn mới mang tên địa bàn mới. Điều tra viên để trống mã đối với trường hợp này. Sau khi gọi điện cho đội trưởng để xác định lại các trường hợp, đi đến thống nhất với Trung tâm tin học và ban chỉ đạo, quyết định sẽ sử dụng mã xã 99 để thay thế cho những trường hợp này.

2. Những vấn đề về nghiệp vụ:

- Môc 1A. Danh s¸ch thµnh viªn hé gia ®×nh:

Sau khi ®Ò cËp danh s¸ch thµnh viªn, n¨m sinh cña c¸c thµnh viªn, ch­¬ng tr×nh tù ®éng tÝnh ra tuæi cña thµnh viªn, tuy nhiªn ®iÒu tra viªn vÉn cã t×nh tr¹ng tÝnh tuæi sai cho thµnh viªn (M1a5 & 6). Söa b»ng c¸ch dùa vµo n¨m sinh cña ®èi t­îng ®· ®­îc ghi ë m1a5 tÝnh ra tuæi trßn cho thêi ®iÓm ®iÒu tra.

- Môc 2. Gi¸o dôc, §µo t¹o vµ D¹y nghÒ:

C©u 4 ®iÒu tra vÒ sè n¨m ®i häc cña thµnh viªn hé, cã hiÖn t­îng sè n¨m ®i häc nhá h¬n líp mµ thµnh viªn ®· häc hÕt (c©u 1). Sai sãt ®­îc ch÷a b»ng c©u 1 khi thµnh viªn tõ 32 tuæi trë xuèng.

- Môc 3. Y tÕ:

C©u 17 hái qu·ng ®­êng tõ nhµ ®Õn c¬ së y tÕ lµ bao nhiªu km, nÕu gi¸ trÞ tõ 500km trë lªn vµ c©u 19 hái thêi gian ®i ®Õn c¬ së y tÕ nÕu gi¸ trÞ tõ 10 giê trë lªn, m¸y tÝnh sÏ kh«ng nhËn v× gi¸ trÞ qu¸ lín. C¸ch söa më réng kho¶ng gi¸ trÞ trªn ch­¬ng tr×nh m¸y tÝnh.

- Môc 4A. T×nh tr¹ng viÖc lµm:

Do sai sãt hoÆc thùc tÕ n¨m sinh cña thµnh viªn hé g©y ra t×nh tr¹ng lµm viÖc sím cña trÎ em . Trong môc 4A, c©u 21 {…®· lµm viÖc (c«ng viÖc phô) nµy bao nhiªu n¨m?} ch­¬ng tr×nh th­êng bÞ m¾c lỗi ë ®©y. VÝ dô theo tÝnh to¸n ra th× ®èi t­îng ®· lµm viÖc nµy tõ khi míi 5 tuæi, c¸c c«ng viÖc nh­ lµ ®èn cñi,… Thùc tÕ ®èi t­îng tham gia phu gióp gia ®×nh tõ khi cßn bÐ, song ch­¬ng tr×nh m¸y tÝnh nhËp tin kh«ng cho phÐp nhËn gi¸ trÞ ®é tuæi lao ®éng qu¸ nhá. C¸ch söa cã thÓ më réng kho¶ng gi¸ trÞ cña ch­¬ng tr×nh.

- Môc 4B01. §Êt n«ng, l©m nghiÖp, mÆt n­íc nu«i trång thuû s¶n vµ ®Êt thæ c­

Sai sãt khi §TV kh«ng gép nh÷ng thöa ®Êt cïng lo¹i vµo chung víi nhau theo yªu cÇu b¶ng hái. ĐTV ghi thiếu mã hạng đất.

- Môc 4B1.1 vÒ C©y lóa:

Sai gi÷a tæng vµ céng c¸c chi tiÕt, nguyªn t¾c hái vµ ghi: c©u sau (s¶n l­îng tr­íc) nªn nÕu ghi sai th× lÊy sè liÖu c©u 4 trõ ®i c©u 5, 7, 11, 13, 14, 15 ®Ó ra c©u 12. V× ®Ó tiªu dïng, nhiÒu hé khai tõ ®Çu n¨m tr­íc chuyÓn sang.

- Môc 4C. Thu tõ SXKD, dÞch vô:

(Trang 47) Tæng sè >< céng c¸c chi tiÕt. Söa thõa thiÕu b»ng c¸ch c¨n cø vµo b­íc nh¶y ®Ó bá th«ng tin (sè liÖu) thõa hoÆc ghi (nhËp bï) sè liÖu cho cét thiÕu b»ng c¸ch lÊy cét 18 trõ ®i c¸c cét cßn l¹i (cã sè liÖu vµ ®óng b­íc nh¶y).

- Môc 5. Tµi s¶n cè ®Þnh vµ ®å dïng l©u bÒn

TrÞ gi¸ cßn l¹i cña TSC§ vµ ®å dïng l©u bÒn lín h¬n (cã thÓ tíi hµng chôc lÇn) trÞ gi¸ khi mua, nhËp vµo. NhËp sau nµy sÏ lµm b­íc chÆn ®Ó g¹t ra 1 sè hé chªnh lÖch qu¸ lín, cÇn xem xÐt nÕu ghi sai th× söa (ph¶i thèng nhÊt giữa Vô vµ Trung t©m).

Phụ lục 4:

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ LÀM SẠCH SỐ LIỆU 135 GIAI ĐOẠN II

1. Kiểm tra sự đầy đủ của thông tin: - Kiểm tra các file số liệu có đủ và tương ứng với các phần trong phiếu hỏi không. - Kiểm tra các biến số có đủ và tương ứng với các câu hỏi trong phiếu hỏi không. - (lưu ý file Ho.dta có một số biến ở các phần trong phiếu hỏi). - Phát hiện các giá trị THIẾU ở các biến số (các giá trị mang dấu âm (-):-1, -2, ...). - Dùng lệnh MERGE để kiểm tra các phần có quan hệ với nhau để phát hiện những phần bị thiếu/thừa thông tin.

2. Kiểm tra sự hợp lý của thông tin: - Kiểm tra các biến số có giá trị là các mã trả lời xem có giá trị nào nằm ngoài các mã có sẵn trong phiếu hỏi không. - Kiểm tra phát hiện các giá trị cao quá hoặc thấp quá so với mặt bằng chung đối với các biến số có thông tin về số lượng và giá trị. - Kiểm tra giá của các sản phẩm trong phần thu từ Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (lấy trị giá chia cho sản lượng). - Kiểm tra các bước nhảy. - Kiểm tra sự liên kết và logíc giữa các biến số trong từng phần (ví dụ như năm sinh và tuổi,...) và giữa các phần với nhau (ví dụ như phần việc làm và phần thu nhập: nếu phần việc làm có hoạt động phi nông, lâm nghiệp, thủy sản thì phải có thu từ hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản,...). - Tính một số chỉ tiêu về thu nhập, giáo dục (tỷ lệ biết chữ 10 tuổi trở lên, bằng cấp), loại nhà, nguồn nước ăn uống,... so sánh với số liệu KSMS2006.

3. Sửa số liệu: - Các lỗi phát hiện được ghi vào file log để đối chiếu làm sạch.

- Trước khi sửa số liệu cần họp nhóm để bàn bạc đề xuất các phương án sửa.

Similar Documents

Premium Essay

Research

...The Research Process Writers usually treat the research task as a sequential process involving several clearly defined steps. No one claims that research requires completion of each step before going to the next. Recycling, circumventing, and skipping occur. Some steps are begun out of sequence, some are carried out simultaneously, and some may be omitted. Despite these variations, the idea of a sequence is useful for developing a project and for keeping the project orderly as it unfolds. Exhibit 3–1 models the sequence of the research process. We refer to it often as we discuss each step in subsequent chapters. Our discussion of the questions that guide project planning and data gathering is incorporated into the model (see the elements within the pyramid in Exhibit 3–1 and compare them with Exhibit 3–2). Exhibit 3–1 also organizes this chapter and introduces the remainder of the book. The research process begins much as the vignette suggests. A management dilemma triggers the need for a decision. For MindWriter, a growing number of complaints about postpurchase service started the process. In other situations, a controversy arises, a major commitment of resources is called for, or conditions in the environment signal the need for a decision. For MindWriter, the critical event could have been the introduction by a competitor of new technology that would revolutionize the processing speed of laptops. Such events cause managers to reconsider their purposes or...

Words: 376 - Pages: 2

Premium Essay

Research

...requirements of talking on the phone.  These predictions were derived from basic theories on limited attention capacities. 2. Microsoft Company has basic research sites in Redmond, Washington, Tokoyo, Japan etc.at these research sites work on fundamental problems that underlie the design of future products. For example a group at Redmond is working natural language recognition soft wares, while another works on artificial intelligence. These research centres don’t produce new products rather they produce the technology that is used to enhance existing products or help new products. The product are produced by dedicates product groups. Customization of the products to match the needs of local markets is sometimes carried out at local subsidiaries. Thus, the Chinese subsidiary in Singapore will do basic customizations of programs such as MS office adding Chinese characters and customizing the interface. APPLIED RESEARCH * INTERNATIONAL TELECOMMUNICATION AND INFORMATION TECHNOLOGY SERVICE COMPANY Offering customers products and services for ‘connected life and work’  Project: 1. Research focused on the organisation’s tendency to appoint ‘safe’ senior executives, rather than those who were able to drive change through the business, and enable a culture of calculated business risk and growth.  This research led to a programme that created different and improved relationships with executive search agencies, established a positive shift in the interaction between the...

Words: 282 - Pages: 2

Premium Essay

Research

...Myresearch About 30 million other animals. Animal experimentation by scientists can be cruel and unjust, but at the same time it can provide long term benefits for humanity. Animals used in research and experiments have been going on for 2,000 years and keep is going strong. It is a widely debated about topic all over the world. Some say it is inhuman while others say it's for the good of human kind. There are many different reasons why people perform experiments and why others total disagree with it. Each year 20 million animals are produce and breed for the only purpose but to be tested on. Fifty-three thousands of animals are used each year in medical and veterinary schools. The rest is used in basic research. The demand for animals in the United States is 50 million mice, 20 million rats, and aThis includes 200,000 cats and 450,000 dogs. The world uses about 200-250 million animals per year. The problem with working with animals is that they cannot communicate their feelings and reactions. Other people say that they can communicate and react to humans just a well as one person to another. Some of the animals the research's use are not domesticated which makes them extremely hard to control and handle. The experiments that go on behind closed doors are some of the most horrific things a human could think of too torture somebody or something. Animals in labs are literally used as models and are poked at and cut open like nothing is happening. When drug are tested on animals...

Words: 355 - Pages: 2

Premium Essay

Research

...Research Methodology & Fundamentals of MR. 100 Marks Course Content 1. Relevance & Scope of Research in Management. 2. Steps Involved in the Research Process 3. Identification of Research Problem. 4. Defining MR problems 5. Research Design 6. Data – Collection Methodology, Primary Data – Collection Methods / Measurement Techniques – Characteristics of Measurement Techniques – Reliability, Validity etc. – Secondary Data Collection Methods – Library Research, References – Bibliography, Abstracts, etc. 7. Primary and Secondary data sources and data collection instruments including in-depth interviews, projective techniques and focus groups 8. Data management plan – Sampling & measurement 9. Data analysis – Tabulation, SPSS applications data base, testing for association 10. Analysis Techniques – Qualitative & Quantitative Analysis Techniques – Techniques of Testing Hypothesis – Chi-square, T-test, Correlation & Regression Analysis, Analysis of Variance, etc. – Making Choice of an Appropriate Analysis Technique. 11. Research Report Writing. 12. .Computer Aided Research Methodology – use of SPSS packages Reference Text 1. Business Research Methods – Cooper Schindler 2. Research Methodology Methods & Techniques – C.R.Kothari 3. D. K. Bhattacharya: Research Methodology (Excel) 4. P. C. Tripathy: A text book of Research Methodology in...

Words: 5115 - Pages: 21

Premium Essay

Research

...Research Research is a systematic inquiry to describe, explain, predict and control the observed phenomenon. Research involves inductive and deductive methods (Babbie, 1998). Inductive methods analyze the observed phenomenon and identify the general principles, structures, or processes underlying the phenomenon observed; deductive methods verify the hypothesized principles through observations. The purposes are different: one is to develop explanations, and the other is to test the validity of the explanations. One thing that we have to pay attention to research is that the heart of the research is not on statistics, but the thinking behind the research. How we really want to find out, how we build arguments about ideas and concepts, and what evidence that we can support to persuade people to accept our arguments. Gall, Borg and Gall (1996) proposed four types of knowledge that research contributed to education as follows: 1. Description: Results of research can describe natural or social phenomenon, such as its form, structure, activity, change over time, relationship to other phenomena. The descriptive function of research relies on instrumentation for measurement and observations. The descriptive research results in our understanding of what happened. It sometimes produces statistical information about aspects of education. 2. Prediction: Prediction research is intended to predict a phenomenon that will occur at time Y from information at an earlier time X. In educational...

Words: 1179 - Pages: 5

Premium Essay

Research

...STEP 1etasblish the need for research We have to consider if it is a real need for doing a research? Research takes time and costs money. If the information is already available, decisions must be made now, we cant afford research and costs outweigh the value of the research, then the research is not needed. Step 2 define the problem or topic State your topic as a question. This is the most important step. Identify the main concepts or keywords in your question. Problem maybe either specific or general. Step 3 establish research objective Research objectives, when achieved, provide the Information necessary to solve the problem identified in Step 2. Research objectives state what the researchers must do. Crystallize the research problems and translate them into research objective. At this point, we will pin down the research question. Step 4 determine research design The research design is a plan or framework for conducting the study and collecting data. It is defined as the specific methods and procedures you use to acquire the information you need. based on the research objectives, we will determine the most appropriate research design: qualitative and/ or quantitative. • Exploratory Research: collecting information in an unstructured and informal manner. • Descriptive Research refers to a set of methods and procedures describing marketing variables. • Causal Research (experiments): allows isolation of causes and...

Words: 1099 - Pages: 5

Premium Essay

Research

...Research Article Research is important to every business because of the information it provides. There is a basic process to researching information and that process begins by deciding what information needs to be researched. The next step is to develop a hypothesis, which describes what the research paper is about and what the researcher’s opinion is regarding the topic. The research article chosen for this paper is titled, “The Anchor Contraction Effect in International Marketing Research.” The hypothesis for this paper is, “This raises the issue of whether providing responses on rating scales in a person’s native versus second language exerts a systematic influence on the responses obtained.” Simply explained, the hypothesis of this paper is to determine whether research questions should be in a person’s native language rather than expecting them to respond to questions in a language in which they might not be fluent. The hypothesis of this paper was accepted based on the research data gathered by the research team. This hypothesis was supported by nine studies using a variety of research methods. The research methods provided data that demonstrated the level of inaccuracy based on questions being asked in a language that was not the respondent’s native language. The research data provided insight into the probability of more accurate results when the respondent was asked questions in a manner that related well with their culture. There are several implications...

Words: 322 - Pages: 2

Premium Essay

Research

...ACE8001: What do we mean by Research? & Can we hope to do genuine Social Science Research (David Harvey)  What do we mean by research? What might characterise good research practice? There is no point in us trying to re-invent the wheel - other and probably more capable people than us have wrestled with this problem before us, and it makes good sense and is good practice to learn what they have discovered.  In other words - we need to explore more reliable and effective methods and systems for the pursuit of research than we have been doing so far. What is research? Dictionary Definitions of Research: * "The act of searching closely or carefully for or after a specified thing or person" * "An investigation directed to discovery of some fact by careful study of a subject" * "A course of scientific enquiry" (where scientific = "producing demonstrative knowledge") Howard and Sharp (HS) define research as:  "seeking through methodical processes to add to bodies of knowledge by the discovery or elucidation of non-trivial facts, insights and improved understanding of situations, processes and mechanisms".  [Howard, K. and Sharp, J.A. The Management of a student research project, Gower, 1983 - a useful and practical “how to do it” guide] Two other, more recent guides are: Denscombe, Martyn, 2002, Ground rules for good research: a 10 point guide for social research,  Open University Press. Robinson Library Shelf Mark: 300.72 DEN, Level 3 (several copies)...

Words: 4067 - Pages: 17

Free Essay

Research

...solve analytic models or whatever, but they often fail to demonstrate that they have thoroughly thought about their papers—in other words, when you push them about the implicit and explicit assumptions and implications of their research models, it appears that they haven’t really given these matters much thought at all.[1] Too often they fall back on saying that they are doing what they are doing because that is the way it is done in the prior literature, which is more of an excuse than a answer. (Of course, once a researcher reaches a certain age, they all feel that youngsters aren’t as good as they were in the good old days!) Therefore, in this class we shall go beyond simply studying research in managerial accounting. For many of you, this is your first introduction to accounting research and to PhD level class. Hence, in these classes we shall also learn how to solve business problems systematically and to understand what it means to have thoroughly “thought through” a paper. We begin not with academic research, but with some real world cases, because we should never forget that ours is an applied research field: accounting research is a means towards the end of understanding business and is not an end in itself, in the way pure science research is. Developing a systematic procedure for solving a real world business problem is the starting point for developing a...

Words: 2437 - Pages: 10

Free Essay

Research

...manger know about research when the job entails managing people, products, events, environments, and the like? Answer: Research simply means a search for facts – answers to questions and solutions to problems. It is a purposive investigation. It is an organized inquiry. It seeks to find explanations to unexplained phenomenon to clarify the doubtful facts and to correct the misconceived facts. Research is the organized and systematic inquiry or investigation which provides information for solving a problem or finding answers to a complex issue. Research in business: Often, organization members want to know everything about their products, services, programs, etc. Your research plans depend on what information you need to collect in order to make major decisions about a product, service, program, etc. Research provides the needed information that guides managers to make informed decisions to successfully deal with problems. The more focused you are about your resources, products, events and environments what you want to gain by your research, the more effective and efficient you can be in your research, the shorter the time it will take you and ultimately the less it will cost you. Manager’s role in research programs of a company: Managing people is only a fraction of a manager's responsibility - they have to manage the operations of the department, and often have responsibilities towards the profitability of the organization. Knowledge of research can be very helpful...

Words: 4738 - Pages: 19

Free Essay

Research

...Contents TITLE 2 INTRODUCTION 3 BACKGROUND OF THE STUDY 3 AIM 4 OBJECTIVES 4 RESEARCH QUESTIONS 4 LITERATURE REVIEW 5 METHODOLOGY AND DATACOLLECTION 5 POPULATION AND SAMPLING 6 DATA ANALYSIS METHODS 6 PARTICIPANTS IN THE STUDY 7 STUDY PERIOD (GANTT CHART) 8 STUDY RESOURCES 9 REFERENCES 9 BIBLIOGRAPHY 9 APPENDICES: 10 * The Impact of Motivation through Incentives for a better Performance - Adaaran Select Meedhupparu Ahmed Anwar Athifa Ibrahim (Academic Supervisor) Applied Research Project to the Faculty of Hospitality and Tourism Studies The Maldives National University * * Introduction As it is clear, staff motivation is important in all the sectors especially in the tourism sector where we require highly skilled employees to get the best of their output to reach the organizational goals. Therefore, organizations spend a lot on their staff motivation in terms of different incentive approaches, such as financial benefits, training and development, appreciations, rewards and promotions. As mentioned in the title, the outline of the findings will be focused on the motivation of the staffs on improving their performances by the different incentive packages that they get at the resort. This study will be executed at Adaaran Meedhupparu by giving questionnaire to the staff working in different departments to fill up and return to the scholar to examine the current situation of staff satisfaction on motivation to do...

Words: 2768 - Pages: 12

Premium Essay

Research

...goal of the research process is to produce new knowledge or deepen understanding of a topic or issue. This process takes three main forms (although, as previously discussed, the boundaries between them may be obscure): * Exploratory research, which helps identify and define a problem or question. * Constructive research, which tests theories and proposes solutions to a problem or question. * Empirical research, which tests the feasibility of a solution using empirical evidence. There are two ways to conduct research: Primary research Using primary sources, i.e., original documents and data. Secondary research Using secondary sources, i.e., a synthesis of, interpretation of, or discussions about primary sources. There are two major research designs: qualitative research and quantitative research. Researchers choose one of these two tracks according to the nature of the research problem they want to observe and the research questions they aim to answer: Qualitative research Understanding of human behavior and the reasons that govern such behavior. Asking a broad question and collecting word-type data that is analyzed searching for themes. This type of research looks to describe a population without attempting to quantifiably measure variables or look to potential relationships between variables. It is viewed as more restrictive in testing hypotheses because it can be expensive and time consuming, and typically limited to a single set of research subjects. Qualitative...

Words: 498 - Pages: 2

Free Essay

Research

...Volume 3, number 2 What is critical appraisal? Sponsored by an educational grant from AVENTIS Pharma Alison Hill BSC FFPHM FRCP Director, and Claire Spittlehouse BSc Business Manager, Critical Appraisal Skills Programme, Institute of Health Sciences, Oxford q Critical appraisal is the process of systematically examining research evidence to assess its validity, results and relevance before using it to inform a decision. q Critical appraisal is an essential part of evidence-based clinical practice that includes the process of systematically finding, appraising and acting on evidence of effectiveness. q Critical appraisal allows us to make sense of research evidence and thus begins to close the gap between research and practice. q Randomised controlled trials can minimise bias and use the most appropriate design for studying the effectiveness of a specific intervention or treatment. q Systematic reviews are particularly useful because they usually contain an explicit statement of the objectives, materials and methods, and should be conducted according to explicit and reproducible methodology. q Randomised controlled trials and systematic reviews are not automatically of good quality and should be appraised critically. www.evidence-based-medicine.co.uk Prescribing information is on page 8 1 What is critical appraisal What is critical appraisal? Critical appraisal is one step in the process of evidence-based clinical practice. Evidencebased clinical practice...

Words: 4659 - Pages: 19

Premium Essay

Research

...How To Formulate Research Problem? Posted in Research Methodology | Email This Post Email This Post Formulating the research problem and hypothesis acts as a major step or phase in the research methodology. In research, the foremost step that comes into play is that of defining the research problem and it becomes almost a necessity to have the basic knowledge and understanding of most of its elements as this would help a lot in making a correct decision. The research problem can be said to be complete only if it is able to specify about the unit of analysis, time and space boundaries, features that are under study, specific environmental conditions that are present in addition to prerequisite of the research process. Research Process Research process is very commonly referred to as the planning process. One important point to be kept in mind here is to understand that the main aim of the research process is that of improving the knowledge of the human beings. The research process consists of the following stages – 1. The Primary stage :– This stage includes – a. Observation – The first step in the research process is that of the observation, research work starts with the observation which can be either unaided visual observation or guided and controlled observation.It can be said that an observation leads to research, the results obtained from research result in final observations which can play a crucial part in carrying out further research. Deliberate and guided...

Words: 1487 - Pages: 6

Premium Essay

Research

...activities for the quarter 4 which include weekly class discussion, class participation, midterm and final exam * Learned about what Research is and what Research is not. * Eight characteristics of research. * Sub problem – that is a question or problem that must be address before the main problem is resolved. * Hypothesis- that is a reasonable quests that needs to be proving. * I learned about assumption –that is a statement that is presume to be fact. * Learned about theory * Learned about methodology- that is a process a researchers use to collect data and information is research work. * Learned about internet – A researchers use internet to access information online. * Learned about two types of research report which is Juried or refereed – a reviewed report * Nonjuried or nonrefereed – none reviewed report. E.g. Journal report. * Learned about checklist evaluating research- that a report juried that is judge. * Learned that a research that is not screen or viewed by expert is not valid * Guidelines in reviewing research by going to library to sort for information needed for case study. * I learned as a researcher, you must read more than articles. * I learned about research paper / APA Style – that first thing is to choose the research topic. * Learned about what research paper entails, like cover page, table of content, abstract, introduction, summary, conclusion and references. * I learned about APA...

Words: 1117 - Pages: 5