Free Essay

Windy

In:

Submitted By Uyenwindy
Words 10156
Pages 41
1. Bản chất, các chức năng của tiền tệ?

2. Bản chất, các chức năng của tài chính?

3. Phân tích vai trò của hệ thống tài chính với quá trình phát triển nền KT-XH?

4. Cấu trúc hệ thống tài chính trong nền KT?

5. Chức năng, vai trò của các tổ chức tài chính trung gian?

6. Các tổ chức tài chính trung gian chủ yếu trong nền KTTT. P/b NHTM với các tổ chức tài chính phi NH?

7. Trình bày vốn và nguồn vốn của các DN?

8. Các phương thức tạo vốn chủ yếu của DN?

9. Các loại lãi suất cơ bản. Phương pháp đo lường ls?

10. Các nhân tố chủ yếu tác động đến lãi suất?

11. Vai trò của NSNN với quá trình phát triển nền KT-XH?

12. Trình bày nguồn Thu của NSNN. Phân tích thực trạng nguồn thu từ Thuế của NSNN Việt Nam. Các biện pháp nhằm tăng Thu NSNN?

13. Bội chi(thiếu hụt, thâm hụt) NSNN, hoạt động NSNN ở VN?

14. Chức năng của thị trường tài chính, cấu trúc của TTTC?

15. Nội dung kinh tế các công cụ chủ yếu trên TTTC?

16. Nội dung các khoản mục trong bảng cân đối tài sản NHTM?

17. Các hoạt động chủ yếu của NHTM? Liên hệ VN

18. Nguyên tắc quản lí tiền vay của các NHTM?

19. Quá trình tạo tiền trong hệ thống NHTM?

20. Các hoạt động chủ yếu của NHTW?

21. Lượng tiền cung ứng? Các tác nhân tham gia cung ứng tiền?

22. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ?

23. Các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia?

24. Nguyên nhân lạm phát? Tác động của lạm phát đến KT-XH?

25. Biện pháp chủ yếu khắc phục lạm phát?

26. Phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

1. Bản chất, các chức năng của tiền tệ?
• Bản chất: Là bất kì hàng hóa nào được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ
• Chức năng:
- Chức năng phương tiện trao đổi: Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.
- Chức năng phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người...Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.
- Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất.

2. .Bản chất, các chức năng của tài chính?
• Bản chất: là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm XH dưới hình thức giá trị. Thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền KT.
• Chức năng:
- Chức năng phân phối: các quỹ tiền tệ tập trung, không tập trung được hình thành và sd vào những mục đích nhất định nhằm đảm bảo pp tổng sp XH một cách hợp lí, hq cao.
- Chức năng giám đốc: kiểm tra, điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sp XH dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH mỗi thời kì. Đồng thời qua đó kiểm tra việc tạo lập và chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các định mức kinh tế tài chính, việc chấp hành các đạo luật tài chính…. Do NN quy định.

3. Phân tích vai trò của hệ thống tài chính với quá trình phát triển nền KT-XH? Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực: tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển các nguồn tài chính (dẫn vốn). Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội.

4. Cấu trúc hệ thống tài chính trong nền KT? Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộ phận dẫn vốn bao gồm: Tài chính doanh nghiệp, Ngân sách Nhà nước, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, tài chính dân cư và các tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại
• Tài chính doanh nghiệp: Là nơi nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Tài chính doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộ phận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn cho các nội dung khác nhau, quá trình kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
• Ngân sách Nhà nước: Ngân sách Nhà nước ngắn liền với các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện được nhiệm vụ của mình. NSNN có vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội..
• Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội: Đây là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính. Nếu có những biện pháp thích hợp, có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể từ các hộ gia đình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn góp phần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hướng tích lũy và tiêu dùng của nhà nước.
• Tài chính đối ngoại: Một trong số các biện pháp để huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (qua viện trợ, vay nợ từ nước ngoài), huy động vốn của các doanh nghiệp (qua liên doanh, góp vốn cổ phần)....
• Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian: Thị trường tài chính có chức năng thu hút mọi nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển kinh tế, làm nâng cao hiệu quả chung của toàn nền kinh tế và cải thiện mức sống của người tiêu dùng ngay cả khi khả năng thực tế về tài chính của họ chưa cho phép.
- Trung gian tài chính thực hiện việc dẫn vốn thông qua hoạt động tài chính gián tiếp. Trước hết các trung gian tài chính huy động vốn từ những người có vốn (người tiết kiệm) bằng nhiều hình thức để tạo thành vốn kinh doanh của mình. Sau đó, sử dụng vốn kinh doanh này để cho người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các hình thức đầu tư khác. Tuỳ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động, các trung gian tài chính được chia thành các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, công ty tài chính...

5. Chức năng, vai trò của các tổ chức tài chính trung gian?
• Chức năng:
- Tạo vốn: các trung gian TC huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền KT rồi đem cho vay hoặc đầu tư.
- Cung ứng vốn cho nền KT: tiền vốn huy động là để thực hiện mục tiêu cung ứng vốn cho những người cần nó(CP, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nc…)
- Chức năng kiểm soát: thực hiện chức năng kiểm soát nhằm giảm tối thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do thông tin không đối xứng gây ra.
• Vai trò:
- Giảm bớt những CP thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức và toàn bộ nền KT
- Đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn
- Do tính cạnh tranh, các trung gian TC thường xuyên thay đổi ls một cách hợp lí, làm cho nguồn vốn thực tế được tài trợ cho đầu tư tăng lên mức cao nhất
- Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro.

6. Các tổ chức tài chính trung gian chủ yếu trong nền KTTT. P/b NHTM với các tổ chức tài chính phi NH?
• Các tổ chức tài chính trung gian chủ yếu:
- Các tổ chức nhận tiền gửi: NHTM; Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm; Các NH tiết kiệm tương trợ… (nhận gửi-cho vay)
- Công ty bảo hiểm: sử dụng phí BH để đầu tư (cổ phiếu, trái khoán, các món vay…) rồi tử tài sản kiếm được đó để bồi thường.
- Công ty tài chính: vay những món tiền lớn, trung dài hạn nhưng lại cho vay món tiền nhỏ.
- Công ty chứng khoán:
- Sự trung gian TC của CP: thành lập các tổ chức tín dụng nhà nước; sự đảm bảo của CP cho các món vay tư nhân
← Ở VN có hệ thống tài chính trung gian chia làm 2 khối: Các NH và các tổ chức tài chính phi NH
• P/b NHTM với các tổ chức tài chính phi NH?
- Các công ty TC không nhận tiền gửi của dân chúng, các tổ chức KT-XH… với thời hạn ngằn và dưới hình thức mở TK. Để tạo nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của mình, các công ty TC đi vay dưới hình thức phát hành các phiếu nợ dài hạn
- Các công ty TC không thực hiện các dịch vụ thanh toán và tiền mặt, không sd vốn vay của dân để làm phương tiện thanh toán.
- Các công ty TC gần như không bị điều hành chặt bởi CP, nó giúp các công ty TC phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng hơn là các ngân hàng.

7. Trình bày vốn và nguồn vốn của các DN?
• Các nguồn vốn của DN:
- Vốn chủ sở hữu: Phần vốn góp của các chủ sở hữu bỏ ra để thành lập công ty, đưa công ty vào hoạt động; Sự góp vốn mang tính dài hạn; Công không có nghĩa vụ phải hoàn trả phần vốn góp với các cổ đông; Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi vốn góp và được hưởng toàn bộ lợi nhuận của công ty trong phạm vi vốn góp
- Vốn vay: Các nghĩa vụ nợ, khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động; Công ty có nghĩa vụ phải hoàn trả cả gốc và lãi cho các chủ nợ khi các khoản nợ đáo hạn; Ưu tiên thanh toán nghĩa vụ nợ trước so với chủ sở hữu trong trường hợp công ty phá sản, vỡ nợ; Các chủ nợ không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, nhưng được hưởng lãi.

8. Các phương thức tạo vốn chủ yếu của DN?
• Các phương thức huy động vốn chủ sở hữu:
- Góp vốn: các thành viên góp tiền, hiện vật, bản quyền sáng chế… (nếu góp bằng hiện vật phải định giá hiện vật) để phục vụ công ty hoạt động
- Phát hành cổ phiếu: cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận sự góp vốn của người nắm giữ cổ phiếu vào công ty cổ phần của người nắm giữ cổ phiếu. Khi mua cổ phiếu…
- Huy động tài trợ nội bộ: DN sử dụng lợi nhuận sau thuế giữ lại, không chia cho các cổ đông để tái đầu tư kinh doanh.
• Các phương thức huy động vốn vay:
- Tín dụng thương mại: Cho vay dưới hình thức bằng hàng hóa (mua bán chịu) giữa các DN, các nhà cung cấp. Là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh.
- Tín dụng ngân hàng: các khoản vay từ các NHTM (linh hoạt tùy theo mục đích vay; các DN phải đáp ứng đk mà NH đưa ra; có sự giám sát của NH để đảm bảo vốn vay sd đúng mđ)
- Phát hành trái phiếu công ty: trái phiếu là công cụ vay nợ mang tính hợp đồng được chuẩn hóa. Theo đó công ty cam kết thanh toán các khoản lãi định kì, tới khi trái phiếu đáo hạn là khoản thanh toán cuối cùng được thực hiện.
• Sự khác biệt giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay:
- Kì hạn: vốn vay xđ, vốn chủ sở hữu không xđ
- Thu nhập: TN từ cho vay dễ xđ, từ vốn chủ sở hữu khó xđ hơn(giá CP có thể ~ mạnh)
- Ưu tiên thanh toán: vay đc ưu tiên trc
- Mức độ rủi ro: quan điểm DN: vay rủi ro hơn; quan điểm NĐT: sở hữu rủi ro hơn

9. Các loại lãi suất cơ bản. Phương pháp đo lường ls?
• Các loại lãi suất cơ bản:
• - Lãi suất là tỉ lệ % giữa số tiền lãi mà người vay phải trả trong 1 thời kì tính trên số vốn gốc cho vay ban đầu. Lãi suất luôn gắn với một kì hạn nhất định
- Lãi đơn: tiền lãi mỗi thời kì được tính dựa trên số vốn gốc cho vay ban đầu
- Lãi kép: tiền lãi kì trước được tính gộp vào vốn gốc để làm cơ sở tính lãi cho kì tiếp theo
- Lãi suất hoàn vốn: lãi suất hiệu quả mà NĐT được hưởng tính trên số tiền mà họ cho vay/đầu tư. Nó làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của khoản tín dụng đó
- Lãi suất chiết khấu: ls mà NHTW cho NHTM vay dưới hình thức mua lại những giấy tờ có giá hoặc cầm cố những giấy tờ có giá
- Lãi suất cơ bản: ls cho vay với khách hàng tốt nhất của NH, được xđ để đảm bảo NH có thể huy động vốn hiệu quả trên thị trường và trang trải được phần lớn CP hoạt động của NH.
• Phương pháp đo lường lãi suất:
- Lãi đơn: lấy vd
- Lãi kép: …

10. Các nhân tố chủ yếu tác động đến lãi suất?
Để PT các yếu tố tác động đến lãi suất, ta xem xét 1 số mô hình
← MH cung cầu vốn vay: ls được xem là giá cả của khoản vay, cũng như giá cả của các hàng hóa khác, nó đc xđ bởi cung, cầu các khoản vay trên TT
← MH cung cầu với phương tiện thanh toán(tiền): ls được xem là giá cả của tiền, là phương tiện thanh toán, cũng giống…
← Các yếu tố khác: rủi ro vỡ nợ(rủi ro càng cao, ls càng cao); kì hạn khoản vay(càng dài ls càng cao)
• Phân biệt lãi suất và tỷ suất lợi tức?
- Lãi suất là tỉ lệ % giữa số tiền lãi mà người vay phải trả trong 1 thời kì tính trên số vốn gốc cho vay ban đầu. Lãi suất luôn gắn với một kì hạn nhất định
- Tỉ suất lợi tức: tỉ lệ % giữa thu nhập của 1 khoản đầu tư đem lại so với số vốn bỏ ra. TN gồm 2 phần: chênh lệch giá mua/bán và thu nhập bằng tiền do tài sản đem lại trong thời gian nắm giữ.
- Lãi suất và tỉ suất lợi tức không nhất thiết phải bằng nhau

11. Vai trò của NSNN với quá trình phát triển nền KT-XH?
Đối với Nhà nước và sự tồn tại bộ máy Nhà nước: Chi mua của Nhà nước. • Điều tiết trong lĩnh vực kinh tế:
+ Tạo vốn đầu tư: Đầu tư của chính phủ; Thu hút đầu tư tư nhân
+ Ổn định công ăn việc làm, khắc phục chu kỳ kinh doanh
+ Điều chỉnh cơ chế kinh tế: Thông qua điều chỉnh cơ cấu và tỷ trong các khoản thu và chi của ngân sách Nhà nước • Điều tiết trong lĩnh vực XH: Tạo sự phát triển về mặt xã hội: Văn hoá giáo dục; Y tế và chăm sóc sức khoẻ ; Phúc lợi công cộng
← Điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường: Điều tiết chi tiêu, ổn định giá cả để kiểm chế lạm phát

12. Trình bày nguồn Thu của NSNN. Phân tích thực trạng nguồn thu từ Thuế của NSNN Việt Nam. Các biện pháp nhằm tăng Thu NSNN? • Các nguồn thu của NSNN
a) Xét theo nguồn hình thành các nguồn thu
- Nguồn thu từ hoạt động SXKD trong nước: hình thành trong khâu SX; được thực hiện trong khâu lưu thông, phân phối; thu từ các hoạt động dịch vụ
- Nguồn thu trong nước: bao gồm các khoản thu về vay nợ viện trợ quốc tế
b) Xét theo tác dụng đối với quá trình cân đối ngân sách
- Thu trong cân đối NSNN
+ thuế, phí và lệ phí: thuế quan trọng nhất (chiếm tỉ trọng lớn và là công cụ quản lý vĩ mô)
+ thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của NN
+ thu lợi tức cổ phần của NN
+ các khoản thu khác
- Thu để bù đắp sự thâm hụt của NSNN: các khoản vay
Thực trạng nguồn thu từ thuế và cách khắc phục
2)Vai trò (tích cực) của thuế: nguồn thu chủ yếu; công bằng xh; đòn bẩy kt
4) Thực trạng thuế ở Việt Nam:
- Năng lực thuế thấp: Chiếm tỷ trọng còn hạn chế trong tổng thu nhập của ngân sách Nhà nước: khoảng 60% trong khi các nước khác ở châu âu trên 90%; trong khu vực Bắc Âu trên 95%.
- Thất thu lớn. Còn nhiều bất cập, và tiêu cực
5) Nguyên nhân:
- Chính sách thuế chưa hợp lý: quá phức tạp, chưa dễ hiểu và dễ áp dụng.
- Trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ thuế thấp ở dưới mức cần thiết để tính toán thu đúng, đủ trong khi phẩm chất nghề nghiệp chưa tốt cho nên còn tiếp tay, “bảo kê” cho tư thương.
- Sự phát triển của nền kinh tế ở mức thấp gây khó khăn cho việc tính toán thu thuế: Hệ thống kế toán, kiểm toán và sổ sách chứng từ còn chưa phát triển.
- Chi tiêu của Ngân sách Nhà nước chưa cho thấy “thuế là quyền lợi”.
- Nhận thức của công chúng còn hạn chế. • Pháp luật không nghiêm chặt.
6)Các giải pháp khắc phục: cải tiến CS; ktra; giáo dục; đưa ra các quyền lợi….

13. Bội chi(thiếu hụt, thâm hụt) NSNN, hoạt động NSNN ở VN?
• Thâm hụt NSNN là tình trạng khi tổng chi tiêu của NSNN vượt quá các khoản thu trong cần đối của NSNN.
• Nguyên nhân:
- Nguyên nhân mang tính khách quan: do diễn biến của chu kì kinh doanh, tác động của điều kiện tự nhiên, của các yếu tố bất khả kháng
- Nguyên nhân mang tính chủ quan: thuộc về quá trình quản lý và điều hành NSNN
• Tác động của thâm hụt NSNN đến nền kinh tế: Thâm hụt NSNN => tăng G => tỉ giá hối đoái giảm => đồng VN lên giá => khuyến khích NK => thâm hụt cán cân TM
- Tăng G => tăng nhu cầu về vốn => tăng r => giảm I
- Vay bù đắp thâm hụt NS => nợ quốc gia tăng
- Đồng tiền thiếu ổn định ← Hoạt động của ngân sách Nhà nước ở Việt Nam:
- Tồn tại:
+ Chi tiêu của ngân sách chưa hiệu quả, lãng phí và chưa hợp lý giữa cơ cấu, tỷ lệ cho các ngành các lĩnh vực của đời sống xã hội và kinh tế.
+ Còn nhiều biểu hiện tiêu cực trong chi tiêu, thất thoát tài sản, thể hiện quản lý kém hiệu quả; cắt giảm tuỳ tiện.
+ Chi tiêu chưa công bằng, chưa thể hiện bản tính ưu việt và do vậy mà công chúng chưa thấy thiết thực, có ấn tượng mạnh trong nhận thức
+ Thu ngân sách bị thất thu quá lớn và kém hiệu quả
- Khắc phục:
+ Giáo dục nâng cao trình độ cán bộ tài chính, nâng cao nhận thức của cán bộ Tài chính và các tầng lớp công chúng.
+ Kế hoạch hoá và lựa chọn mục tiêu các hoạt động tài chính một cách hiệu quả, áp dụng mô hình quản lý tiên tiến.
+ Cải tiến chính sách thu nhập và phân phối. Xây dựng cơ chế điều tiết thống nhất và khoa học. đáp ứng các nhu cầu điều tiết (tăng giảm) một cách đúng đắn công bằng và hợp lý.
+ Chú trọng các chương trình giáo dục, y tế và phúc lợi
+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm loại trừ tiêu cực trong các hoạt động thu nhập và chi tiêu ngân sách Nhà nước.

14. Chức năng của thị trường tài chính, cấu trúc của TTTC? • Chức năng:
- Chuyển giao vốn, biến tiết kiệm thành đầu tư (mô hình, có 2 con đường)
- Thúc đẩy việc tích lũy và tập trung vốn
+ NSNN không đủ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng và chi tiêu
+ qua vay NH thì ko thể đáp ứng về mặt thời gian và số lượng
- Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn
+ người có tiền: nếu giữ tiền thì sẽ ko sinh lợi nhuận
+ người đi vay: đầu tư hiệu quả để có khả năng trả lãi cho người vay và tạo thu nhập, tích lũy cho chính mình
- Là môi trường để thực hiện các chính sách vĩ mô
- Xác định giá cả và tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính • Các giải pháp phát triển thị trường tài chính
- Củng cố và phát triển thị trường chứng khoán VN
+ tiếp tục duy trì và thúc đẩy sự phát triển: rút kinh nghiệm và học hỏi
+ huy động sự vào cuộc của các chủ thể, đặc biệt là các NHTM
+ cổ phần hóa và xúc tiến đưa các cổ phiếu của NHTM lớn, có hiệu quả vào niêm yết và giao dịch
+ xúc tiến hoạt động của thị trường OTC
+ Xây dựng quy chế pháp lý và điều tiết thị trường vô hình.
+ Thúc đẩy sự “vào cuộc” của nhà đầu tư nước ngoài: các NHTM nước ngoài.
- Phát triển và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng
- Hội nhập quốc tế về ngân hàng tài chính

• Cấu trúc TTTC: • Thị trường tiền tệ và thị trường vốn Căn cứ vào thời gian chuyển giao vốn
| |Thị trường tiền tệ |Thị trường vốn |
|Khái niệm |Là nơi mua bán các công cụ vay nợ ngắn hạn |Là nơi mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn |
|Thời hạn |1 năm |
|Hàng hóa |Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, thương phiếu, CDs|Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu trung, dài hạn |
| |ngắn hạn, tín dụng ngắn hạn | |
|Đặc trưng hàng hóa |Thời hạn ngắn, tính thanh khỏa cao, rủi ro thấp, ít |Thời hạn dài, tính thanh khoản thấp, rủi ro cao, biến |
| |biến động về giá, lợi nhuận thấp |động về giá và lợi nhuận cao |
|Chức năng |Đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn: tiêu dùng trước mắt|Đáp ứng nhu cầu về vốn trung và dài hạn: đầu tư dự án, |
| |của hộ GĐ, vốn lưu động của DN |đầu tư TSCĐ của DN |

• Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần Căn cứ vào cách thức huy động vốn
| |Thị trường nợ |Thị trường vốn cổ phần |
|Khái niệm |Là nơi mua bán các công cụ nợ |Là nơi mua bán các cổ phiếu |
|Quan hệ |Chủ nợ - con nợ (MQH tín dụng) |Đồng sở hữu |
|Thu nhập |Được biết trước |Không biết trước |
|Thời hạn |Được biết trước |Không biết trước |
|Độ rủi ro |Thấp |cao |
|Tính hấp dẫn |Ưa thích sự an toàn |Ưa thích sự rủi ro, mạo hiểm |

• Thị trường cấp 1 và thị trường cấp 2 Căn cứ vào quá trình phát hành và lưu thông công cụ tài chính
| |Thị trường cáp 1 |Thị trường cấp 2 |
|Khái niệm |Là thị trường mua bán các chứng khoán đã được phát |Là thị trường mua bán các chứng khoán đã được mua bán |
| |hành |trên thị trường cấp 1 |
|Số lượng chủ thể |Ít |Đông đảo |
|Phạm vi |Nhỏ |Rộng |
|Chức năng |Cung cấp vốn trực tiếp cho chủ thể huy động vốn |Không cung cấp trực tiếp mà chỉ giúp luân chuyển giữa |
| | |những người nắm giữ công cụ tài chính |
|MQH giữa 2 thị trường |Tạo hàng hóa |Định giá và làm tăng tính lỏng cho các công cụ tài chính|
| | |=> thúc đẩy việc phát hành và tăng quy mô trên thị |
| | |trường sơ cấp |

• Thị trường chính thức và thị trường không chính thức Căn cứ vào sự can thiệp và quản lý của nhà nước

| |Thị trường chính thức |thị trường không chính thức |
|Khái niệm |Là thị trường chịu sự giám sát chặt chẽ |Là thị trường không chịu sự giám sát chặt chẽ |
|Sự quản lý của chính |Chặt chẽ |Ít chặt chẽ |
|phủ | | |
|Khả năng tiếp cận |Khó khăn hơn, có nhiều ràng buộc |Dễ dàng hơn, ít bị ràng buộc |
|nguồn vốn | | |
|Độ rủi ro |Ít |cao |
|MQH giữa 2 thị trường | |Hỗ trợ luân chuyển vốn khi quy mô thị trường chính thức |
| | |không đáp ứng đủ nhu cầu |

15. Nội dung kinh tế các công cụ chủ yếu trên TTTC?
Là giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường, thực hiện việc chuyển giao vốn giữa các chủ thế khác nhau trên thị trường • Công cụ trên thị trường tiền tệ
- Tín phiếu kho bạc: Những công cụ bay nợ ngắn hạn này của chính phủ thường được phát hành với kì hạn thanh toán 3, 6 và 12 tháng. Chúng là loại lỏng nhất và là loại công cụ an toàn nhất trong tất cả các công cụ ở thị trường tiền tệ
+ chủ thể phát hành: chính phủ
+ mục đích: bù đắp thiếu hụt NS tạm thời khi các khoản chi phải thực hiện, trong khi những khoản thu chưa có; thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW
+ phương thức mua: cá nhân mua dưới hình thức chứng chỉ; các NH mua dưới hình thức tài khoản
- Chứng chỉ tiền gửi NH: Là công cụ vay nợ do NHTM bán cho người gửi. Người gửi được thanh toán hàng năm theo một tỉ lệ nhất định và khi đến kỳ hạn thanh toán, thì hoàn trả gốc theo giá mua ban đầu
- Thương phiếu: Là giấy xác nhận một khoản nợ trong hoạt động tín dụng TM. Tín dụng TM chính là việc các DN mua chịu hàng hóa của nhau. Bản chất chính là việc DN bán hàng cho DN mua hàng vay
- Hối phiếu được NH chấp nhận
+ mục đích: đảm bảo an toàn, tăng khả năng trả nợ
+ điều kiện: DN mua hàng phải nộp một khoản phí cho NH; DN phải có uy tín • Công cụ trên thị trường vốn
- Cổ phiếu: Là chứng chỉ chứng nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần tài sản và thu nhập của DN. Có thể chia làm 2 loại:
+ cổ phiếu thông thường: là loại cổ phiếu có thu nhập không ổn định, lợi tức biến động tùy theo sự biến động lợi nhuận của công ty
+ cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định theo một tỉ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận công ty
- Trái phiếu: Là chứng chỉ xác nhận quyền đòi nợ của người đầu tư đối với người phát hành
+ chủ thể phát hành: chính phủ, địa phương, doanh nghiệp
+ sự thay đổi lãi suất: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi
+ phương thức trả lãi: trả lãi 1 lần; trả lãi định kì
+ khả năng chuyển đổi: có khả năng chuyển đổi; không có khả năng chuyển đổi
- Món vay thế chấp: đối tượng vay: cá nhân, doanh nghiệp
+ mục đích: đầu tư vào các công trình, kiến trúc, BĐS
+ lợi nhuận cao, rủi ro lớn

16. Nội dung các khoản mục trong bảng cân đối tài sản NHTM? • Nguồn vốn
- Tiền gửi giao dịch (tiền gửi có thể phát hành séc)
Các khoản tiền gửi có thể phát séc gồm: tài khoản séc không có lãi (tiền gửi không kì hạn), các tài khoản NOW có lãi
Tiền gửi có thể phát séc là tiền gửi có thể được thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tiền gửi có thể phát séc là một tài sản Có đối với người gửi nhưng lại là một khoản Nợ của NHTM, là nguồn vốn có chi phí thấp nhất
Chi phí của việc duy trì tiền gửi có thể phát séc: tiền trả lãi cho người gửi, chi cho quản lý tài sản
- Tiền gửi phi giao dịch:
Là nguồn vốn quan trọng nhất của NH. Người gửi tiền được hưởng lãi nhưng không được quyền phát séc thanh toán từ tài khoản này. Mức lãi suất của các khoản tiền gửi này thường cao hơn tiền gửi không kì hạn.
Gồm 2 loại chính: Tài khoản tiết kiệm và tiền gửi kì hạn
Tiền gửi phi giao dịch không được phép rút ra khi chưa đến kì hạn
Các chứng chỉ tiền gửi kì hạn (CDs) chủ yếu do các công ty hay NHTM khác mua. Chúng có thể được bán tại một thị trường cấp 2 trước khi mãn hạn. Việc nắm giữ CD như là tài sản thay thế cho các tín phiếu và trái khoán ngắn hạn khác.
- Vốn vay
Huy động vốn vay từ NHTW, NHTM khác, các công ty hoặc từ NH mẹ. Vay từ NHTW gọi là tiền ứng trước
- Vốn của ngân hàng: là vốn tự có của NH, bằng hiệu số giữa tổng tài sản với vốn nợ. vốn này có thể được tạo ra bằng cách bán cổ phiếu, cồ phần hoặc từ các khoản lợi nhuận được giữ lại ← Tài sản:
- Tiền dự trữ bắt buộc: Tất cá các NHTM buộc phải giữ lại một phần trong số vốn mà họ huy động được để gửi vào NHTW. Tiền dự trữ bao gồm:
+ tiền dự trữ bắt buộc
+ dự trữ thanh toán (dự trữ vượt quá) sử dụng để thanh toán khi có tiền gửi được rút ra, có tính lỏng nhất
- Tiền mặt trong quá trình thu: Đó là khoản tiền mà NHTM nhận được dưới dạng séc và chứng từ thanh toán khác nhưng số tiền còn chưa chuyển đến NH. Trong trường hợp này, tờ séc được coi như là tiền mặt trong quá trình thu, là một tài sản đối với NHTM
- Tiền gửi ở các NH khác: nhằm thực hiện các nghiệp vụ: thanh toán, giao dịch ngoại tề, mua chứng khoán… đều được coi là tiền mặt
- Chứng khoán: Có thể chia làm 3 loại: chứng khoán của chính phủ
+ chứng khoán của chính quyền địa phương
+ chứng khoán khác
- Tiền cho vay: NH thu lợi nhuận chủ yếu từ cách này. Nó là khoản Nợ của người vay nhưng là tài sản đối với NHTM và nó đem lại thu nhập cho NH. Nó kém lỏng so với các tài khoản khác, có xác suất vỡ nợ cao hơn.
- Tài sản khác: trụ sở, hệ thống máy tính trang thiết bị…

17. Các hoạt động chủ yếu của NHTM? Liên hệ VN ← Khái quát chung về ngân hàng thương mại:
- Khái niệm: là tổ chức KD tiền tệ hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, làm nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán ← Vai trò và chức năng
- Vai trò: cung cấp nhu cầu vay vốn cho sự phát triển KT; nâng cao hiệu quả kinh tế; tham gia vào sự ổn định và phát triển của thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
- Chức năng: Trung gian thanh toán; Tạo tiền; Trung gian tài chính và tín dụng (Trung gian tín dụng: Làm cho nguồn tiết kiệm- đầu tư gặp gỡ và thoả mãn nhu cầu về vốn, trung gian tài chính) ← Các hoạt động cơ bản của NHTM thể hiện thông qua các nghiệp vụ cơ bản
- Hoạt động huy động vốn (Nghiệp vụ Nợ):
+ Kết cấu các loại nguồn vốn
+ Nhận xét từng khoản mục thành phần
- Hoạt động sử dụng vốn (Nghiệp vụ có):
+ Kết cấu các loại sử dụng vốn
+ So sánh các loại sử dụng vốn, nhận xét
- Hoạt động ngân quỹ
- Hoạt động cho vay
- Hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính : Chuyển tiền; Ủy thác;Tư vấn; Bảo lãnh… ← Liên hệ hoạt động ngân hàng ở Việt Nam:
- Các NHTM Việt Nam mới chỉ thực hiện các nghiệp vụ thông thường truyền thống Nợ - Có và Trung gian thanh toán không dùng tiền mặt. Trong các nghiệp vụ Có chủ yếu là cho vay. Vì vậy hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam còn đơn điệu và chưa có hiệu quả với cả nền kinh tế và bản thân ngân hàng thương mại, trong khi đó mức độ rủi ro lại rất cao.
- Khắc phục:
+ Hiện đại hoá trang thiết bị và cơ sở vật chất
+ Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên
+ Đa dạng hoá các hoạt động cung cấp dịch vụ
+ Đa dạng hoá các hoạt động - Huy động và sử dụng vốn.
+ Tăng cường tự chủ tài chính cho các ngân hàng thương mại.
+ Hiện đại hoá cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ
+ Tăng cường tính tự chủ và độc lập hơn
+ Thâm nhập vào nền kinh tế sâu hơn nữa
+ Cải tiến và đa dạng hoá các hoạt động cho vay và thu nợ cũng như thu hút nguồn vốn
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng
+ Song song với việc hoàn thiện pháp lệnh ngân hàng. Các ngân hàng thương mại nên đẩy mạnh các hình thức tín chấp. Xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng, củng cố uy tín với khách hàng.

18. Nguyên tắc quản lí tiền vay của các NHTM?
Các vấn đề gặp phải trong giao dịch về vốn:
- Chi phí giao dịch
- Sự lựa chọn đối nghịch
- Rủi ro đạo đức
=> Để có lợi nhuận, các NHTM phải vượt qua những vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự vỡ nợ có thể xảy ra.
- Sàng lọc và giám sát:
+ Sàng lọc: nhằm thực hiện việc sang lọc một cách có hiệu quả, các NHTM phải tập hợp thông tin tin cậy về những khách hàng có triển vọng, tiến hành phân tích, thẩm định một cách có hiệu quả
+ Giám sát: khi món tiền cho vay được thực hiện, người vay có thể sử dụng tiền vay vào các hoạt động kinh doanh mạo hiểm và có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Để giảm bớt tình trạng trên, các NHTM thường phải đưa ra các hợp đồng, có những điều khoản hạn chế những người vay tiền thực hiện những hoạt động rủi ro
- Quan hệ khách hàng:
+ Nếu một người có triển vọng vay tiền đã có 1 tài khoản có thể phát séc hoặc tiền gửi… với ngân hàng trong một thời gian dài, thì NHTM sẽ biết được nhiều thông tin về họ hơn. Quan hệ khách hàng lâu dài sẽ giảm được chi phí thu thập thông tin cũng như chi phí giám sát cho NHTM, và do vậy các khách hàng này dễ được vay với mức lãi suất thấp hơn các khách hàng khác
+ Các khách hàng này do được vay với lãi suất thấp sẽ tránh các hoạt động rủi ro
+ Quan hệ khách hàng lâu dài sẽ giúp cho các NH đối phó với những sự bất ngờ về rủi ro đạo đức không thể lường trước được
- Thế chấp tài sản và số dư bù
+ Những bắt buộc về thế chấp tài sản đối với khoản tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro, và giảm bớt hậu quả của lựa chọn đối nghịch. Do đó có thể giảm tổn thất của người cho vay trong trường hợp người vay không trả nợ được.
+ Ngoài việc có tác dụng như tài sản thế chấp, số dư bù giúp tăng được khả năng hoàn trả của khoản tiền vay, ngăn ngừa được rủi ro đạo đức
- Hạn chế tín dụng:
+ Giúp NHTM đối phó với lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức
+ Có 2 dạng: diễn ra khi NHTM từ chối bất kì một yêu cầu vay của KH; NHTM sẵn sang cho vay nhưng hạn chế dưới mức người vay mong muốn

19. Quá trình tạo tiền trong hệ thống NHTM? • Tạo tiền: từ một số tiền gửi, thông qua hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM, sẽ tạo ra một số tiền mới gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu NHTW mua 10000$ chứng khoán của NHTM A NHTM A
|Tài sản |Nguồn vốn |
|CK: - 10000 | |
|Tiền dự trữ: 10000 | |

NHTM A cho NHTM B vay NHTM A
|Tài sản |Nguồn vốn |
|Dự trữ bắt buộc: 1000 |Tiền gửi có thể phát séc: 10000 |
|Dự trữ vượt quá: 0 | |
|Cho vay: 9000 | |

NHTM B
|Tài sản |Nguồn vốn |
|Dự trữ bắt buộc: 900 |Tiền gửi có thể phát séc: 9000 |
|Dự trữ vượt quá | |
|Tiền cho vay: 8100 | |

NHTM C
|Tài sản |Nguồn vốn |
|Dự trữ bắt buộc: 810 |Tiền gửi có thể phát séc: 8100 |
|Dự trữ vượt quá | |
|Cho vay: 7190 | |

… ← Quá trình tiếp tục lặp lại cho đến ngân hàng thứ n. Như vậy, lượng tiền cung ứng tăng lên trong hệ thống NH = tổng số dư tiền gửi tăng them trong các ngân hàng A,B,C… đến NH thứ n CT: ∆M = m. ∆R = ∆R.(1/rD) ∆M: thay đổi trong lượng tiền cung ứng ∆R: thay đổi trong tiền gửi NH rD: tỉ lệ dự trữ bắt buộc

20. Các hoạt động chủ yếu của NHTW? ← Phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ trong cả nước
- Phát hành tiền mặt - tiền theo nghĩa hẹp phục vụ lưu thông tiền mặt và làm cơ sở cho quá trình cung ứng tiền tệ.
- Ấn định mức cung tiền tệ (MS) thông qua các công cụ chính sách giúp cho hệ thống các NHTM tạo ra tiền mở rộng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế
- Quản lý toàn bộ quá trình lưu thông tiền tệ, giống như một chiếc bơm - “bơm” hay “hút” lượng tiền đối với nền kinh tế sao cho đảm bảo mối quan hệ cân bằng giữa MS và Md ¬cũng như đảm bảo những yêu cầu và mục tiêu phát triển khác của nền kinh tế - xã hội (qua CSTTQG). ← Là ngân hàng của các ngân hàng- Người cho vay cuối cùng của nền KT và là bạn hàng của các NHTM:
- NHTW nhận tiền gửi của các NHTM dưới các hình thức khác nhau: Dự trữ bắt buộc; Tiền gửi thanh toán… nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn và khả năng thanh toán của các NHTM.
- Tổ chức điều chuyển vốn (dàn xếp các nhu cầu về vốn) giữa các NHTM hoạt động cơ bản của thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
- NHTW cho vay đối với các NHTM dưới các hình thức (hạn mức, tái chiết khấu ...) nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM và thông qua NHTM để cung cấp vốn cho nền kinh tế, mở rộng lượng tiền cung ứng (MS) tuỳ theo những thời kỳ khác nhau.
- NHTW thực hiện thanh toán bù trừ cho các NHTM: Trong hệ thống của NHTW gồm nhiều chi nhánh hoặc phòng đại diện có thể bố trí theo khu vực (Mỹ và các nước khác) hoặc theo địa giới hành chính (Việt Nam ), mỗi chi nhánh hoặc phòng đại diện là một trung tâm thanh toán bù trừ và thực hiện các chức năng của NHTW tại địa phương hay khu vực đó. ← NHTW là NHNN, không phải chỉ với nghĩa thuộc sở hữu NN mà nhấn mạnh vào các ND:
- Nhận tiền gửi và cho NSNN vay tiền dưới hình thức làm đại lý phát hành công trái quốc gia và tín phiếu kho bạc.
- Thanh toán không dùng tiền mặt cho hệ thống kho bạc
- Quản lý chi tiêu của CP, đặc biệt ở những nước chưa có hệ thống kho bạc phát triển.
- Thay mặt nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với toàn bộ hệ thống tài chính, các TCTD, các hoạt động về tiền tệ, tín dụng, lãi suất đối với toàn bộ các TCTD, và các loại hình tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng khác trong nền kinh tế.
- Xây dựng các dự án vay vốn nước ngoài, quản lý sử dụng theo dõi hoàn trả nợ nước ngoài, thực hiện các nghĩa vụ tài chính tiền tệ quốc tế. ← Liên hệ với thực tiễn hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam: NHNNVN thực sự đóng vai trò là NHTM từ năm 1988 và nhất là từ khi có pháp lệnh ngân hàng 1990 đã thực hiện các chức năng:
- Phát hành và quản l. lưu thông tiền tệ trong cả nước
- Là ngân hàng của các ngân hàng Việt Nam
- Là ngân hàng của Nhà nước ← Tồn tại:
- Hoạt động điều hành và quản lý LTTT chưa có quy chế thống nhất và hoàn chỉnh nên chưa thực sự chủ động và hiệu quả.
- Bị lệ thuộc nặng nề vào Chính phủ
- Năng lực tài chính còn hạn chế
- Quản lý đối với các NHTM và các tổ chức tín dụng tiền tệ khác chưa theo qui định thống nhất (lúc lỏng, lúc chặt quá) gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức này.
- Mối quan hệ giữa ngân hàng nhà nước với các ngân hàng thương mại chưa rõ ràng, mức độ can thiệp lại quá sâu: bản chất hệ thống một cấp. ← Giải pháp khắc phục:
- Xây dựng qui chế hoạt động nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa: NHTW và Chính phủ; NHTW và Bộ Tài chính; NHTW với các NHTM
- Củng cố vị trí tài chính của ngân hàng trung ương
- Xây dựng qui chế điều tiết lưu thông tiền tệ, tỷ giá, hoạt động của các NHTM, các tổ chức kinh doanh tiền tệ và tài chính và với thị trường tài chính nói chung. Kể cả chính sách lãi suất, dự trữ bắt buộc v.v…
- Cơ cấu lại hoạt động các vụ chức năng.

21. Lượng tiền cung ứng? Các tác nhân tham gia cung ứng tiền? • Lượng tiền cung ứng(MS) là tổng các phương tiện tiền tệ trong lưu thông, bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn tại các NHTM • Các tác nhân tham gia cung ứng tiền: ← NHTW(quan trọng nhất): theo dõi bao quát hệ thống hoạt động NH, có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo CS tiền tệ ← Các NH: nhận tiền gửi, cho vay… ← Người gửi tiền: các cá nhân, tổ chức gửi tiền ở NH ← Người vay tiền từ các NH: các cá nhân, tổ chức vay tiền từ các tổ chức nhận tiền gửi hoặc từ các tổ chức phát hành mua các trái khoán mà các trái khoán này đc các tổ chức nhận gửi mua

22. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ? ← Mục tiêu của chính sách tiền tệ
- Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ:
+ Trong điều kiện lưu thông tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng, lạm phát luôn là khả năng tiềm tang. Lúc này với chức năng của mình, NHTW luôn coi việc kiểm soát tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu hàng đầu của CSTT
+ Ổn định giá cả là điều ai cũng mong muốn vì giá cả tăng lên gay tình trạng khó khăn trong cuộc sống của một bộ phần người LĐ, mất ổn định KT-XH. Do vậy kiểm soát lạm phát làm ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ là tiền đề cho việc PTKT lâu bền, bảo đảm ổn định đời sống cho người LĐ
+ Thông qua CSTT, NHTW có thể góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Nếu NHTW áp dụng CSTT mở rộng thì giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng, dẫn đến lạm phát. Và ngược lại nếu NHTW áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thì sẽ làm giảm lạm phát
(MS giảm => giảm cung tiền => i tăng => I giảm => P giảm: vẽ mô hình cung cầu vốn và mô hình (P,Y))
+ Kiểm soát lạm phát được biểu hiện ở việc ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền (ổn định sức mua và ổn định tỉ giá). Kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải là có lợi cho nền kinh tế
- Tạo việc làm: Việc làm cho người lao động là một vấn đề quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nếu NHTW áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng => MS tăng => i giảm => I tăng => khuyến khích mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh => tạo việc làm và ngược lại. Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao không đồng nghĩa với thất nghiệp bằng không vì trong nền kinh tế lúc nào cũng tồn tại thất nghiệp tự nhiên
- Tăng trưởng kinh tế: phân tích như tạo việc làm ← MQH giữa các mục tiêu: Các mục tiêu của CSTT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Thực thi chính sách tiền tệ không thể tuyệt đối hóa một mục tiêu nào, không thể giải quyết các mục tiêu độc lập trên tầm vĩ mô. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn có thể xảy ra sự xung đột, thậm chí là triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu (thất nghiệp và làm phát). Song nhìn chung, mục tiêu cơ bản của CSTT là ổn định giá trị đồng bản tệ, trên cơ sở đó để ổn định và PTKT-XÃ HỘI ← Để đạt được các mục tiêu của CSTT thì cần phải phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Trước hết phải phối hợp CSTK và CSTT. CSTK và CSTT đều phát huy tác dụng thông qua ảnh hưởng của nó đối với tổng cầu. Trong khi đó theo cơ chế thị trường, tiền lương và giá cả lại được quyết định bởi các yếu tố thị trường. 2 chính sách này có thể làm giảm thất nghiệp, nhưng sẽ làm tăng lạm phát. Giải quyết mâu thuẫn này cần sự phối hợp chặt chẽ với chính sách phân phối thu nhập trong quá trình thực thi CSTT
Đối với các nước kém PT, thường bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán… Ở đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ chính sách kinh tế đối ngoại trong quá trình thực thi CSTT

23. Các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia?
Các công cụ của CSTT ← Nghiệp vụ thị trường mở: là việc NHTW mua và bán các chứng khoán có giá, mà chủ yếu là các tín phiếu kho bạc NN nhằm làm thay đổi lượng tiền cung ứng
- Cơ chế tác động: mua chứng khoán => cơ sở tiền tệ tăng => MS = mm . B => MS tăng và ngược lại
- Ưu: + kiểm soát được hoàn toàn nghiệp vụ thị trường tự do
+ linh hoạt, chính xác, nhanh chóng, ít tốn kém chi phí
+ NHTW dễ dàng đảo ngược tình thế
- Nhược: đòi hỏi một thị trường tài chính phát triển ← Chính sách chiết khấu: Là côngcụ mà bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu sẽ làm thay đổi dự trữ của NHTM và làm thay đổi lượng tiền cung ứng
- Cơ chế tác động: NHTW giảm lãi suất chiết khấu => giá khoản vay giảm => tăng cho vay của NHTM => MS tăng và ngược lại
- Ưu: là người cho vay cuối cùng, NHTW giúp các NHTM tránh khỏi những cơn hoảng loạn tài chính
- Nhược: NHTW bị động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng ← Dự trữ bắt buộc: Là công cụ mà bằng việc thay đổi tỷ lệ DTBB, NHTW sẽ làm thay đổi lượng tiền cung ứng
- Cơ chế tác động: NHTW tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc => tăng tiền dự trữ tại các NHTM => giảm MS và ngược lại
- Ưu: + Tác động nhanh chóng đến MS
+ Đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM
+ Tăng cường quyền lực của NHTW ← Nhược: + Gây khó khăn cho các NHTM trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh
+ Tác động quá “nhạy cảm” đến MS
+ Tốn kém chi phí quản lý ← Kiểm soát hạn mức tín dụng: Là công cụ can thiệp trực tiếp nhằm khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của NHTM
- Cơ chế tác động: NHTW tăng hạn mức tín dụng => tăng các khoản cho vay của NHTM => tăng MS và ngược lại
- Ưu: Tác động nhanh chóng đến MS, phát huy hiệu quả khi MS tăng cao
- Nhược: + Làm lãi suất tăng, cản trở đầu tư
+ Giảm cạnh tranh giữa các NHTM
+ Làm sai lệch cơ cấu đầu tư của NHTM
+ Gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ ← Quản lý lãi suất của NHTM: Là công cụ gián tiếp, thay đổi lãi suất sẽ tác động đến đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh
- Cơ chế tác động:
+ Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế tái cấp vốn của NHTW và các tổ chức tín dụng, quản lý lãi suất cho vay của NHTM
+ Cơ chế điều hành trực tiếp: Quy định các mức lãi suất cụ thể như: khung lãi suất, trần lãi suất, biên độ chênh lệch
- Ưu: tăng cường quản lý của NHTW
- Nhược: không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường

24. Nguyên nhân lạm phát? Tác động của lạm phát đến KT-XH? ← Nguyên nhân của lạm phát nói chung: Lạm phát xảy ra ở các nước khác nhau có thể có những nguyên nhân khác nhau, song nhìn chung có bốn nhóm sau:
- Cầu kéo
- Chi phí đẩy
- Bội chi ngân sách
- Tăng trưởng tiền tệ quá mức ← Tác động của lạm phát đến KT-XH:
- Đối với lĩnh vực sản xuất: Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài danh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế.
- Đối với lĩnh vực lưu thông: Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do có nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn.
- Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng: Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàn bị thu hẹp. Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.
- Đối với chính sách kinh tế tài chính của nhà nước: Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm... các ngành, các lĩnh vực dự định đựơc chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được. ← Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam: ở Việt Nam, lạm phát xảy ra trong các giai đoạn khác nhau cũng có những nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này về cơ bản cũng được giải thích từ các nguyên nhân cơ bản trên, song cũng cần phải nói thêm những nguyên nhân trực tiếp của mỗi thời kỳ:
Giai đoạn 1985-1990 và 1991-1992:
- Cải cách bất hợp lí và không triệt để, bởi vì yếu kém trong quản lý kinh tế.
- Bội chi ngân sách kéo dài và ngày càng trầm trọng.
- Lạm phát qua tín dụng.
- Phát hành bù đắp chi tiêu
- Đầu tư và sử dụng vốn kém hiệu quả.
Giai đoạn 2004:
- Kết quả của chính sách kích cầu cuối những năm 1998-2001
- Phát hành đáp ứng nhu cầu chi tiêu, đặc biệt SEAGMAES-22
- Sức ép đầu tư và phát triển theo nhu cầu hội nhập
- Khả năng kiểm soát vĩ mô
- Ảnh hưởng khách quan: bệnh dịch, khủng hoảng, thị trường quốc tế.

25. Biện pháp chủ yếu khắc phục lạm phát? ← Các giải pháp ngắn hạn:
- Vận hành chính sách tiền tệ thắt chặt:
+ Tăng lãi suất trên thị trường (lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản)
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ Bán tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN
+ Kiểm soát dư nợ tín dụng của các ngân hàng
- Vận hành chính sách tài khóa thắt chặt:
+ Tập trung ngân sách vào những chương trình cấp thiết
+ Kiểm soát chi tiêu công, giảm chi phí trong các cơ quan hành chính
+ Tích cực chống tiêu cực và lãng phí
- Đông kết giá cả: ban hành sắc lệnh không tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu, dịch vụ giao thông… ← Các giải pháp dài hạn:
- Hỗ trợ xuất khẩu (tỷ giá, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá cả, hỗ trợ xúc tiến TM…)
- Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước
- Đảm bảo an ninh lương thực
- Tăng cường công tác dự báo
- Phòng trừ thiên tai, dịch bệnh… ← Ở Việt nam: Ngoài các giải pháp trên, Nhà nước còn thực hiện các giải pháp căn cứ vào những đặc điểm đặc thù:
- Tiếp tục cải cách hành chính và sắp xếp lại DNNN, giảm áp lực tăng lương.
- Chấn chỉnh hoạt động của một số lĩnh vực độc quyền: nhập khẩu sắt thép, xăng dầu…
- Chống tham nhũng và thực hiện Luật Ngân sách.
- Hạn chế tín dụng: Theo quy mô doanh nghiệp và hạn mức tín dụng.
- Tuân thủ các nguyên tắc phát hành, quản lý lưu thông tiền tệ của NHTW và thực hiện quản lý vĩ mô đối với các NHTM.
- Thực hiện các chương trình điều chỉnh cơ cấu.

26. Phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp?
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn người ta đã chia TTCK ra làm 2 loại : • Thị trường sơ cấp:
- Là thị trường mua bán các CK lần đầu được phát hành qua đó huy động vốn để đưa và đầu tư
- Thị trường này cung cấp hàng hóa cho TTCK, có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các dn, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế một cách có hiệu quả, hđ of TTCK cũng làm tăng vốn cho nhà phát hành thông qua việc bán CK cho nhà đầu tư
- Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dung bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của mình tốt hơn
- Việc mua bán CK trên TT sơ cấp thường được tiến hành thông qua trung gian đó là NH
- Phương thức phát hành chứng khoán : phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng
- Thị trường này hđ không liên tục • Thị trường thứ cấp:
- Là thị trường mua đi bán lại các loại CK đã được phát hành lần đầu ở thị trường sơ cấp
- Thị trường thứ cấp tạo đk dễ dàng để bán những CK đã phát hành ở thị trường sơ cấp TT thứ cấp này làm cho các CK có tính lỏng hơn, tính lỏng này làm cho CK được ưa chuộng và sẽ làm cho các tổ chức dễ dàng hơn cho các tổ chức phát hành bán chúng ở thị trường sơ cấp
- TT thứ cấp xđ giá bán of mỗi loại CK mà tổ chức phát hành bán ở thị trường sơ cấp
→ Mặc dù TT thứ cấp không làm tăng them vốn đầu tư cho nền kt nhưng chính nhờ 2 chức năng này mà thị trường thứ cấp có vị trí quan trọng trong tổng thể thị trường tài chính
- Việc mua bán trên TT thứ cấp được tiến hành thông qua các công ty môi giới
- Thị trường thứ cấp được tổ chức theo 2 cách: Thị trường tập trung, TT phi tập trung, TT thứ 3 là thị trường trong đó hđ giao dịch mua bán được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của Sở giao dịch và hệ thống máy tính của thị trường OTC
- Thị trường này hđ liên tục,các CK được mua đi bán lại làm tăng khả năng thanh khoản cho CK .
¬ 2 thị trường này có mối quan hệ mật thiết với nhau, thị trường sơ cấp tạo cơ sở hàng hóa cho TT thứ cấp....,2 thị trường này bổ sung cho nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Similar Documents

Free Essay

The Windy City

...Historical Visit The Windy City, was all that I knew of Chicago before my visit. As someone who never really traveled far, Chicago was no different as I had never really visited it. So when looking to complete my summer homework, I thought this, the Chicago Historical Society, would be the ideal place to broaden my perspective. The museum itself was a great place to be itself but what really caught my eye were the artifacts, especially those of the Great Chicago Fire and some of the great historical exhibits such as Lincolns Chicago, which detailed the Chicago that Abraham Lincoln grew up in; “one of a dynamic young metropolis on the verge of greatness.” The exhibits ranged from the earliest times of Chicago, building the city itself, until modern-day. Perhaps the most controversial topics within the museum were those of African-American rights, industrial workers, both male and female, and the growing cities criminal problem. The museum offered a large number of exhibits regarding industrial workers, as Chicago itself was an advancing society, the exhibits took you into the lives of the workers who spends up to 12 hours or more within the factories repeating task after task with little to no safety or rest. Due to these unsafe working conditions articles and novels such as “The Jungle”, by Upton Sinclair, were written to expose these issues. Work within the factories was popularized by media due to times of war, as well as being the most is the easily employable job; as the...

Words: 594 - Pages: 3

Premium Essay

Windy Hills Observation

...On the September 18, 2014, I visited Windy Hills Elementary School in Kearney, Nebraska. Visiting Windy Hills was a wonderful experience. Upon taking the first step in the doors of the school, I felt welcomed. The bright colors and smiling faces of the staff made the environment feel warm. During my visit, I had the opportunity to observe a speech pathologist at work. I also observed a kindergarten class. It was very interesting witnessing a teacher with a classroom of kids and also a student having one on one time with a speech pathologist. Seeing different teaching strategies combined with some of the moral dimensions gave me a new outlook on the definition of what a teacher really is. Classroom Management The organization of the classroom...

Words: 1615 - Pages: 7

Premium Essay

Personal Narrative: My Anxiety In The Windy City

...Due to my anxiety I tend to worry a lot, although the things I worry about differ from everyday fears. Many people, who suffer from anxiety, worry about their greatest fear, and from that I realized my greatest fear is to see others unhappy. I never could wrap my mind around the fact that I couldn’t always make someone happy, although one day I tried. The winter of 2010 when I turned ten, my grandmother decided to take my sister, cousin, and I to Chicago. I had traveled to Chicago before when I was much younger, and recollected not appreciating the streets of the Windy City. They breamed with business men and women, smiling tourists, and effervescent street performers. Although in the nooks and crannies stood homeless people begging for food and shelter. Since we were going to be traveling at Christmas time, temperatures were below freezing and snow would quickly accumulate on the ground. So before departing we made Holiday gift bags for the homeless we saw. We stuffed the bags chalk full of scarfs, mittens, food, money, and books and went on our way to the big city. My eyes filled with bliss when I witnessed our finished products....

Words: 631 - Pages: 3

Premium Essay

Essay On Chicago Fire

...start a ginormous fire. Could have peg leg started it ? I don't think so because he LITERALLY had a wooden leg! How can he run to the barn in 200 feet , sprinted.. but who knows. Very windy I also think windy weather conditions had something to do with it. So in the article the great Chicago fire wasn't started by a cow, it said that “Further, given the prevalence of flames at night and the extremely dry and windy conditions at the time” so that means it was very windy and dry . And weather conditions have to do with that. if it was started by the gambler or peg leg, it wouldn't be very true because peg leg or the gambler can't cause hot, dry and windy weather conditions, their just normal regular humans.. So reading this makes me think the wind had something to do with it. Just imagine being there , the hot wind blowing through your hair.. sweating . People must of been sweating before the fire had started . So if they were sweating they would be trying to get water somehow.. maybe the wind was so fast that it blew down a tree and fell on a building and started it .. who knows .. Conclusion Did leg leg start the Chicago fire? Of course NOT! Consider this ,just TRY to imagine peg leg “ sprinting “ 200 feet with a wooden leg . How would that be possible ? Always remember that it was windy and hot , if he sprinted with that wooden leg, he would be drowning in sweat. And plus, he had a wooden leg, wood and fire don't go together well.. One day perhaps everyone will know...

Words: 685 - Pages: 3

Premium Essay

Mariko Tamaki's This One Summer

...This One Summer is an uplifting fictional autobiography depicting the authors Jillian Tamaki and Mariko Tamaki’s vibrant view into girlhood and growing up. Rose has been going to Awago Beach since she was a little girl. Since the age of five, Rose met Windy and both have spent their time together during their stay at Awago Beach. This year, their stay at Awago Beach is much different. Rose and Windy are finding themselves in love and are amid a family crisis. Rose and Windy are caught up in the drama of two teenagers, Dunc and Jenny. Jenny is worried that she has become pregnant by Dunc. While Rose and Windy try to figure out the outcome of the pregnancy, Rose is also dealing with her mother’s recurring depression about not being able to conceive....

Words: 615 - Pages: 3

Premium Essay

Contracts

...In the Case of Randy Rolek vs. Wally of “Windy City Watches,” Randy is suing Wally in Federal District Court for failure to complete the terms of agreement for which Randy signed to purchase 100 Rolek watches from Wally, under the UCC Statute of Frauds. Under the Federal District Court for the Northern District of Illinois, can Randy Rolek, of Milwaukee WI, sue Wally of “Windy City Watches,” in Chicago IL for not following through with their agreement? Is the contract irrelevant because it was not reduced to UCC Statute of Frauds? According to Section 2 of the UCC Statute of Frauds, Except as otherwise provided in this section a contract for the sale of goods for the price of $500 or more is not enforceable by way of action or defense unless there is some writing sufficient to indicate that a contract for sale has been made between the parties and signed by the party against whom enforcement is sought or by his authorized agent or broker. A writing is not insufficient because it omits or incorrectly states a term agreed upon but the contract is not enforceable under this paragraph beyond the quantity of goods shown in such writing. In reference to the above paragraph, a contract for the purchase of 100 watches was drafted by Randy Rolek and sent to Wally of “Windy City Watches,” In which Wally signed making the contract complete. Wally states that he should not be held accountable, but UCC Statute of Frauds states specifically, “$500 or more is not enforceable by way...

Words: 370 - Pages: 2

Free Essay

Effects of Wind on Stomatal Conductance and Transpiration Rate of Betula Papyrifera

...Effects of wind on stomatal conductance and transpiration rate of Betula papyrifera Previous studies on transpiration rates of plants suggest that in the presence of wind, transpiration rates can increase as the boundary layer is removed. A branch of Betula papyrifera was set up as a potometer and exposed to windy conditions and its transpiration rate measured, as well as the stomatal conductance. Although the average rate of transpiration and stomatal conductance were lower for the branch exposed to wind, there was no significant difference between the treatment and control group data sets to suggest a direct relationship. Introduction Plants are able to take in water and move it throughout its systems through the process of transpiration, in which moisture is carried from the roots to the leaves to be evaporated out through the stomata. Water loss through transpiration is crucial for plant survival as it allows them to cool their temperature, as well as increase their nutrient intake as additional water is absorbed to compensate for the loss. Although most of the water absorbed from the soil is lost through transpiration, plants utilize a small percentage of water to undergo photosynthesis. The energy required to carry out both transpiration and photosynthesis is obtained from sunlight, which can have a direct effect the transpiration rate. Plants are at a higher risk of wilting in hot, sunny weather due to the increase in rate of transpiration and lack of water abundance...

Words: 1386 - Pages: 6

Free Essay

Dfghdfh

...METHODOLOGY In order for me to carry out this investigation I will be the `Caregiver` which involves me reading `Winnie the Pooh`, a gender neutral book to two of nieces and my nephew. I used a tape recorder to record them, which I then transcribed. I got the parents of the children to sign a consent form which I created; in which they will give me permission of undertake this language investigation. I intend to analyse and annotate my transcripts according to lexical, grammatical and caregiver language features which are evident within my texts. As I believe that these are crucial areas in the way children acquire language. I used Microsoft excel which allowed me to accurately count the number of verbs, adjectives, conjunctions, nouns etc. Which were used by each child. This resulted in statistical data that will create concrete evidence which I will use in my essay to support my analysis. INTRODUCTION/HYPOTHESIS For my A-level English language investigation coursework, I have chosen to evaluate child language Acquisition and how gender differences may be apparent at the telegraphic stage as well as how caregiver language can vary when interacting with different genders. When looking over at my transcripts I will keep a few questions into consideration: * Does gender influence child language acquisition? * Does caregiver language alter our verbal communication when interacting with different...

Words: 3034 - Pages: 13

Premium Essay

Personal Narrative: My Clinical Experience In The Emergency Room

...This week, clinical assignment here at McKay Dee Hospital was in the Emergency Room. This is one of the largest Emergency Room serving northern Utah and southern Idaho. This clinical has been the one that I have been most looking forward to, after hearing stories from my cohort about their experiences in the emergency room that, only made me more excited for tonight. This is bad to say, I am not wishing harm anyone, but I was really wanting to see some acute trauma patients come through tonight. However, Windy and I care for multitude of patients tonight. We had pediatric patients present with fevers and we treatment with Motrin and were discharged home. One patient Windy referred to has having meth mouth, which came in with a large abscess...

Words: 279 - Pages: 2

Premium Essay

Goose Hunt Research Paper

...And, you really shouldn’t always be looking at the geese, because if you can clearly see them, this can mean that they can see you as well. So, just keep calm and aim for your target. Be more careful on windy days Geese hunting on windy days has a few tricks. Finishing the geese on such weather might cause a problem because they often land shortly and out of the wind. In order to follow their game, you should also be positioned out of the wind, preferably in low areas, behind trees or upon hillsides. Also, on windy days, make sure that you always use the loud and aggressive goose call. Get back to basics If you have tried different ways to call in the geese and they don’t respond, always go back to basics. No matter how professional you have become in the field, try the simple call which very often has great impact. Simple calling seems to be the universal language that geese all over the world understand. The secret to using the simple calling is to be able to use a lot of volume and yet to use a softer voice when calling them. When playing with geese, act like a goose! Geese lie low when the temperature...

Words: 825 - Pages: 4

Premium Essay

English

...Form 5 Nature Table of Contents Introduction Synopsis Elements Activities Assessment Answer Key Glossary Panel of writers NATURE POETRY The Poet Flag of Jamaica Map of Jamaica Hugh Doston Carberry, 1921-1989, was educated at Jamaica College before going to Oxford University. He worked as a Barrister of Law and was later appointed a Judge of the Court of Appeal, where he remained until his retirement at the age of 67. Synopsis This poem is about celebration. It is a descriptive poem about the changing scenes. It celebrates the richness of the land’s produce and how alive and plentiful Nature is. However, amidst the harsh rain and lashing wind, things are always bright and glorious when the sun shines again. NATURE POETRY SETTING The poem is set in Jamaica. The poet uses nature and describes the weather being hot and wet. The poet also uses trees, bushes, flowers, and fruits to portray nature as alive and abundant. The...

Words: 4432 - Pages: 18

Premium Essay

Fire In Jim Murphy's The Great Fire

...October 8, 1871, Chicago, Illinois, the windy city, the city that would soon be in blasting, blistering flames. A terrible sight for all of it’s citizens. Jim Murphy, the author of the book “The Great Fire,” informed us about many facts that it was definitely “a city ready to burn.” It started at the O’Learys house. Their house was filled with hay to feed the animals and coal for the winter. We’re not sure how the fire started, but there was a rumor that there was a lantern in the barn that a cow kicked over. The town was made many flammable items. First of all, the whole town was made of wood. Buildings, sidewalks, and roads were made of wood. All of the barns filled with hay, factories filled tons of coal and gas. “Most...

Words: 426 - Pages: 2

Free Essay

Glenn Mcgrath

...NEED TO READ THIS READ ME AFTER INSTALLING, TO FIND OUT HOW THE TOURNAMENTS WORK, YOU HAVE TO LOAD TOURNAMENTS INSTEAD OF CREATE THEM. THERE ARE SPECIAL PROGRAMS THAT COME WITH THIS PATCH, YOU NEED TO READ TO KNOW HOW TO WORK THEM 1.1 ----------------------------------- IPL Roster + Lineups This Part of the patch includes - IPL Roster | Black Magic, Shantanu Rooney - IPL Lineups For Lineup Editor | Black Magic - International Lineups For Lineup Editor | Black Magic - New Players in Bats.xml | Black Magic - IPL Tournament With 8 Teams | Black Magic, Harrypotter_fan Please Read This Read Me Carefully 1. Before Everything please Install Gaurav Indian's Asian Windies Face Pack. The Download Link is Below. Please Only Put in His And Faces. DO NOT PUT IN THE ROSTER FROM THE ASIAN WINDIES PACK, USE ONLY THE FACES FROM THERE http://www.planetcricket.net/modules.php?name=Links&file=viewarticle&op=visit&id=921 2. The Roster Installation is simple, just let the setup do the work. Make sure you are only running one roster. ------------------------------------------------ 3. To Play An IPL Tournament, you need to open the tournament folder E.G - IPLT20.tmt which will be located in the folder "My Documents/EA SPORTS(TM) Cricket 07". Then in there there will be a program called Team Selector. Open it and it will ask you the drag the .tmt file onto it. Do that, then it will ask you to select which team you want, then do that and it will save. Then You are done...

Words: 413 - Pages: 2

Premium Essay

Dreams

...rain all year because it is 5-10 degrees from the equator. The ITCZ trade winds blow onshore. The Aw Tropical Savanna has several seasonal shifting of tropical winds. 7. Some differences between Bwn and Bwk are their temperatures. Bmw controls sub-tropical highs such as; cool ocean currents. Bwk is distant from sources of moisture including rain. 12. Medeterranean Climates are all adjacent to cool currents whereas warm currents were the subtropical coasts. 13. Maritime influences onshore flow of westerlies off to cool west coast ocean waters throughout the year. 14. Contientality means the remoteness from oceans as a keynote in D Climates. 18. Tundra Climates have extensive dark cold winters and cool summers. Ice Cap Climates have long windy...

Words: 343 - Pages: 2

Free Essay

Chicago vs Cincinnati

...but really I wanted Chicago because it is bigger and I have more things to do. Superficially, there are some similarities between Chicago and Cincinnati, but really there are a lot of differences. There are a few similar characteristics between Chicago and Cincinnati. Both Chicago and Cincinnati are located in The United States of America; Chicago is the principal city in Illinois and Cincinnati is one of the principal cities in Ohio. Chicago has a good education, and Cincinnati too. The people in Chicago are polite and kind, because they always try to help the other people similar to the people in Cincinnati. There are some differences between Chicago and Cincinnati. Chicago has cold and windy weather. However, Cincinnati has cold weather, but its not colder and windy as Chicago. But both cities have four seasons per year. Chicago has a big and beautiful downtown because there are many things to do, such as: eat in elegant restaurants, nightclubs, cinemas and many things that you could enjoy. In contrast, Cincinnati has a small and horrible downtown because we don't have anything to do there, because there are a lot of buildings and office. Chicago has good public transportation because there are a lot of buses and they have a metro. On the other hand, Cincinnati has a bad public transportation system because they only have buses, and those buses don't pass through the entire city. There are more differences between Chicago and Cincinnati but none as important...

Words: 450 - Pages: 2