Free Essay

Child

In:

Submitted By vanvanvan
Words 5169
Pages 21
HỌ VÀ TÊN: PHẠM THANH VÂN
LỚP : IB2012B
TIỂU LUẬN TRIẾT
Câu hỏi: 1. Phân tích đặc trưng cơ bản của dân tộc? 2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân tộc theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lê nin? 3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay?

Trả lời: 1. * Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau đây:
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.
- Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.
- Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vự kinh tế, văn hóa, tình cảm.
- Có nét tân lý riêng (nét tân lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc đó, gắn bó với nền văn hóa của cả cộng đồng các dân tộc. => Như vậy cộng đồng người ổn định chỉ trở thành dân tộc khi có đầy đru các đặc trung trên. Các đặc trưng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định. Sự tổng hợp các đặc trưng nêu trên làm cho các cộng đồng dân tộc được đề cập ở đây về thực chất là một cộng đồng xã hội – tộc người, trong đó những nhân tố tộc người đan kết , hòa quyện vào các nhân tố xã hội. Điều đó làm cho các khái niệm dân tộc khác với các khái niệm sắc tộc, chủng tộc - thường chỉ căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, chẳng hạn màu da hay cấu tạo tự nhiên của các bộ phận trong cơ thể để phân loại cộng đồng người.

* Nét văn hóa tiêu biểu của Việt Nam: * Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt. * Lịch sử và đặc điểm: Múa rối nước ra đời vào triều đại nhà Lý (1010-1225) Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội. Nghệ thuật trò rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... trên "sân khấu" là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây... Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ. * Một số phường múa rối nước nổi tiếng ở Việt Nam: Nghệ thuật rối nước là đặc phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long như Đào Thục, Đào Xá - Huyện Đông Anh, chùa Nành - Gia Lâm, Phường rối nước xã Thanh Hải - Thanh Hà - Hải Dương và nhiều phường rối ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài Nhà hát múa rối Trung ương và Nhà hát múa rối Thăng Long, cón có một số phường nổi tiếng như Đào Thục, Tế Tiêu, Tràng Sơn, Bình Phú, Thạch Xá, Nguyên Xá và Nam Chấn
Đặc biệt, trong những địa phương này, nổi bật có rối Thẩm Rộc của đồng bào Tày ở huyện Định Hoá, Thái Nguyên. Từ 13 đời nay, nghề rối được dòng họ Ma Quang gìn giữ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng nghề vẫn được truyền đến ngày nay. Múa rối Thẩm Rộc thuộc loại hình rối que, thông thường phường rối có 12 thành viên gồm người điều khiển, người chơi nhạc và một số người giúp. Cách điều khiển con rối ở phường rối Thẩm Rộc cũng có cách khác với các phường rối khác. Ngoài một số con rối dùng dây giật, cầm trên tay điều khiển, phần lớn các con rối được điều khiển qua các que tre
Năm 1992, Nhà hát Múa rối Thăng Long tại Hà Nội phục hồi 17 trò rối nước làm sống dậy trò rối nước trên toàn quốc gồm 17 trò: Bật cờ, Chú Tễu, Múa rồng, Em bé chăn trâu, Cày cấy, Cậu ếch, Bắt vịt, Đánh cá, Vinh quy bái tổ, Múa sư tử, Múa phượng, Lê Lợi trả gươm, Nhi đồng vui chơi, Đua thuyền, Múa lân, Múa tiên, Tứ linh.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có sân khấu múa rối nước Rồng Vàng.

2.
Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn đinh, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng nhấn mạnh rằng, khi xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân. Điều đó cũng có nghĩa là việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quân hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Awngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Leenin đã nêu ra ‘’Cương lĩnh dân tộc” với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây được coi là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận không thể tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân ; là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. * Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Quyển bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc. Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người,có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.
Trong quan hệ giữa các quốc gia – dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu,chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế. * Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập (vì lợi ích của các dân tộc, chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân: ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi ly khai chia rẽ dân tộc. * Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin. Tư tưởng này lá sự thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nó có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết. Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã đề ra những nội dung cơ bản của chính sách dân tộc trong giai đoạn mới của cách mạng. Có thể nói, đây là thời kỳ có không ít tác động đối với các dân tộc thiểu số. Đó là tác động của cơ chế thị trường, của nền kinh tế nhiều thành phần và của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đấy là chưa nói đến quá trình toàn cầu hóa và tác động từ bối cảnh chung của tình hình quốc tế phức tạp. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề dân tộc phải có các chính sách hệ thống, toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, phù hợp với quá trình phát triển của đất nước.
Nội dung của chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước ta tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện chính sách dân tộc trong hoàn cảnh và điều kiện mới với mục tiêu tạo sự chuyển biến căn bản diện mạo và đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế... nhằm nâng cao năng lực, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ các điều kiện tham gia vào quá trình phát triển, để trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.
- Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh, nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI mở đầu công cuộc đổi mới đã khẳng định: “Thực hiện đúng chính sách giai cấp và chính sách dân tộc. Trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ gắn bó tốt đẹp giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập thể; kết hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người, kể cả những người từ nơi khác đến và dân tại chỗ. Chống những thái độ và những biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn’’ và những biểu hiện của dân tộc hẹp hòi’’10.
Để triển khai những định hướng cơ bản đó, ngày 27-11-1989, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Tiếp sau đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã thể chế hóa bằng Quyết định số 72-HĐBT ngày 13-2-1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đây là hai văn kiện quan trọng đánh dấu sự đổi mới hoạt động công tác dân tộc và chính sách dân tộc11.
Từ những định hướng quan trọng đó, bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã vạch ra những nội dung cơ bản về chính sách phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ dân tộc và làm rõ thêm: “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tôn trọng tiếng nói và có chính sách đúng đắn về chữ viết đối với các dân tộc. Đặc biệt có chính sách khắc phục tình trạng suy giảm dân số đối với một số dân tộc ít người’’.
Lần đầu tiên chính sách phát triển kinh tế hàng hóa vùng dân tộc thiểu số đã được đề cập trong điều kiện cụ thể lúc bấy giờ. Trong các văn kiện của Đại hội cũng đã đề cập về chính sách đối với người Hoa và người Khơme nhằm tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Cùng với việc xác định công tác dân tộc ở một số dân tộc cụ thể, Đảng và Nhà nước ta còn đưa ra các chính sách đối với các vùng dân tộc như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên trên cơ sở xem xét tính đặc thù của từng vùng và yêu cầu phát triển đối với khu vực và quốc gia.
Cùng với tiến trình đổi mới, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta tiếp tục được Đảng ta bổ sung và cụ thể hóa. Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định: “Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân... Xây dựng Luật dân tộc. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ’’ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ nay (tức năm 1996 - T.G) đến năm 2000, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được ba mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch, vững mạnh’’.
Chính sách dân tộc trong giai đoạn này đặc biệt chú trọng vào việc xác định mục tiêu phát triển và định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc thiểu số với những trọng tâm rất quan trọng về đời sống và dân trí. Chính vì thế, chủ trương xóa đói, giảm nghèo đã được triển khai khá rộng khắp ở nước ta tại vùng các dân tộc thiểu số. Cùng với chương trình xóa đói, giảm nghèo, Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa được triển khai đã mang lại những chuyển biến to lớn ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi và không phải ngẫu nhiên sự thành công của chính sách này đã được thế giới đánh giá là tiêu điểm trong sự phát triển kinh tế - xã hội vì con người và mục tiêu thiên niên kỷ của nhân loại.
Trên cơ sở đó, Đại hội lần thứ IX của Đảng cụ thể hóa và đưa ra những chủ trương định hướng mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhất quán về nguyên tắc và những luận điểm của các đại hội Đảng đã đề ra trước đó, Đảng ta tiếp tục chủ trương đối với các dân tộc thiểu số cần phải: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí..., thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu có uy tín trong dân tộc và địa phương. Chống kỳ thị chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc’’. Văn kiện cũng đề ra chủ trương: nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia. Tư tưởng công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi là một trong những định hướng rất quan trọng trong chính sách dân tộc của Đảng ta cùng với những nội dung khá toàn diện khác liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đào tạo cán bộ...
Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa IX đã đề ra một số quan điểm cơ bản và xác định các mục tiêu cụ thể đến năm 2010, đồng thời nêu lên những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cũng như các giải pháp cụ thể về công tác dân tộc trong thời kỳ mới.
Một số quan điểm cơ bản được Đảng ta xác định cùng với việc khẳng định vị trí của vấn đề dân tộc là:
- Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
- Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và kết cấu hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.
Trên cơ sở đánh giá những hạn chế yếu kém về công tác dân tộc trong công tác dân tộc giai đoạn này, Nghị quyết cũng đề ra những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách là: - Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc đặc biệt khó khăn giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như: tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ.
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới. Làm tốt công tác định canh, định cư và di dân xây dựng vùng kinh tế mới; công tác quy hoạch, sắp xếp, phân bổ lại hợp lý dân cư, nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số, làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hóa các dân tộc.
Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở và các chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp; đẩy mạnh việc tổ chức các trường mẫu giáo công lập; mở rộng việc dạy chữ dân tộc. Đa dạng hóa phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc, đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng; mở thêm trường dự bị dân tộc ở miền Trung, Tây Nguyên. Nghiên cứu tổ chức trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng trí thức và cán bộ người dân tộc thiểu số.
Tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, khuyến khích trồng và sử dụng các loại thuốc dân gian.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, kiên quyết khắc phục tình trạng xa dân của một số cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc...
- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những điểm “nóng’’ về an ninh trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi.
Tiếp tục phát triển nhanh các khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa.
Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở vùng dân tộc và miền núi; kiên quyết ngăn chặn việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
- Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các quan điểm và những nhiệm vụ cấp bách, cơ bản trên tiếp tục được khẳng định và làm rõ thêm tại Đại hội lần thứ X của Đảng. Văn kiện Đại hội chỉ rõ: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc’’12.
Đại hội X của Đảng đã đề ra những vấn đề cơ bản nhất về chính sách dân tộc hiện nay ở nước ta. Để triển khai những vấn đề quan trọng trên đây, trong những năm qua, Chính phủ đã triển khai và ban hành hàng loạt các chương trình dự án nhằm tạo nên sự chuyển biến cơ bản, toàn diện vùng các dân tộc thiểu số. Gần đây, trên cơ sở những thành tựu của Chương trình 135 giai đoạn I, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như hàng loạt các chính sách, biện pháp về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc.
Chính sách dân tộc của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới chính là sự kế thừa và phát triển chính sách dân tộc của Đảng đã được vạch ra cùng với sự ra đời và trưởng thành của Đảng; là sự vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Đó chính là tiền đề, là điều kiện quan trọng nhất để giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta trên hành trình đổi mới.

Nguồn tài liệu: (1) http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAa_r%E1%BB%91i_n%C6%B0%E1%BB%9Bc (2) http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=&id=BT29121137533

Similar Documents

Free Essay

Child Labor

...News Analysis In 2009, there was a piece of news reported by New Tang Dynasty Television informing the current situation of child labor in India. The news took advantage of real shooting on children’s working condition to indicate millions of children were deprived of childhood and engaged in detrimental jobs instead. It was acknowledged that the exploitation of child labor has been deemed as an accepted practice in India and child workers actually played an indispensable role in Indian workforce, but this would not raise public awareness and government attention. At the beginning, the TV news anchor briefly introduced the uncontrolled phenomenon of child labor in India by pointing out numerous children were compelled to work for little or no pay. Then the lens cut into the scene of an India child labor working on a variety of bangles while sitting on the shabby footstep, with the subtitle of “Child Labor Stile Rampant” on the screen. The news also provided a scope of the Indian northern state of Kolkata, which was famous for abundant bangles, depicting that a number of child workers were engaging in the bangle market under the jam-packed and disordered environment. Unexpectedly, a close shot of three smiling Indian kids with curious eyes appeared on the screen, which presented a conspicuous contrast with the subsequent interview of a slightly elder child work named Vikrantk. He worked for a bangle factory for 8 hours and only earned 35 rupees per day. He said he had no time to...

Words: 807 - Pages: 4

Free Essay

Child Observation

...mentally-impaired child. This small school is very near a state university, although it is not directly associated with it. Most of the families who enroll their children in the school are graduate students or faculty at the nearby campus, and the director is a graduate student in the master's program in education. There are eight 4-and 5-year old children in the group, and each of them has some special difficulty in the emotional or mental realm. The physical environment is a house that has been partially converted into a school. The director uses her kitchen and living room for various activities, and two other rooms are set aside for the children, as well as the fenced-in outdoor play yard. The atmosphere is homey and friendly, and the director is as relaxed as if she were inviting the families, the children, and me over for a friendly chat over coffee. This program is a half-day arrangement, and day care is not provided. The educational and mental health curriculum is intended for enrichment and specific assistance to children and families that have identified some difficulty in their child's behavior or development. Most of the children come through referral from the local mental health center. The instructor carefully screens each family and makes certain requirements for parental involvement in the program. Each parent assists for a few hours each month, partly to keep the tuition costs reasonable, and more importantly to allow the parent to observe the child within the...

Words: 2865 - Pages: 12

Premium Essay

Child Care

...Effective Supervision in Child Care Settings Standards Caregivers Provincial standards for child care programs (Child Care Licensing Regulation, AR 143/2008 and Family Day Home Standards Manual, July 2011) require that children are at all times under supervision that is effective in ensuring their safety, well-being, and development. Effective caregivers are always aware of the physical environment of the child care program. What is Effective Supervision? Effective supervision reduces the risk of harm to children by preventing injuries and accidents. It also promotes positive, responsive, and intentional learning environments for children and child care providers. Effective supervision requires primary staff in licensed child care settings and approved family day home providers to be involved and familiar with the children in their care. This is important because the most effective kind of supervision for a particular setting can change depending on the type of program provided (out-of-school care versus a family day home), or the ages and individual needs of the children under care. Effective supervision also requires child care programs and staff to assess their supervision practices on a regular basis to ensure that they continue to promote safety and to meet the needs of children enrolled in the program. Effective supervision is about more than watching children; it is about using techniques that promote effective supervision practices...

Words: 767 - Pages: 4

Free Essay

Child Soldiers

...place. Reintegration procedures must assist exchild soldiers in creating a new groundwork for their lives. Providing ways in which children can restore relationships with their families and communities is vital. This is because child soldiers have been raised far from their parents and have been denied the opportunity for physical, emotional and intellectual development. New reintegrationprogramsmustbe setup andexistingonesmustbe strengthened topromotehealthandnutrition,aswellaspsychosocialwellnessandeducation. Such programsmusttake into accountthe unique circumstances generated by violent conflict. These include children and their families forced to flee their homes, being displaced within their countries or traveling across borders as refugees. Special attention must be given to those who are most at risk in a conflict, yet oftenforgotten. Children and women aremost likelyto be sexually humiliated, raped and forced into prostitution. Therefore, demobilization and reintegration programs must be sensitively designed so as to appropriately respond to the needs of vulnerable populations, particularly girl soldiers. The specialrequirementsofadolescentswhoareintheprocessofformingidentities and ideologiesmust also be attendedto.In 2004,WorldVision set up a Child Mothers Centre in Uganda. The institute is aimed at fulfilling the physical and emotionalneedsofyoungwomenandgirlswhohavebeenimpregnatedbyLRA rebel leaders. It assists girls who are still pregnant as well as those who have already...

Words: 862 - Pages: 4

Free Essay

Child Guidance

...CAROLYN L GASEFETE CHILD GUIDANCE HOPE FOUNTAIN MASTER GUIDE CLUB As parents we have the obligation of giving physical, mental and spiritual instruction. These 3 elements of a balanced character have been looked more in depth through the book Child Guidance, but this paper is just a sneak peak of what it entails. Physical - Health - What are we feeding our children? Is it food that will give them strength and a clear mind to fight their battles each day. "Our bodies are constructed from what we eat; and in order to make tissues of good quality, we must have the right kind of food, and it must be prepared with such skill as will best adapt it to the wants of the system. It is a religious duty for those who cook to learn how to prepare healthful food in a variety of ways, so that it may be both palatable and healthful."  {CG 373.2}   Exercise -  "In the children and youth an ambition should be awakened to take their exercise in doing something that will be beneficial to themselves and helpful to others. The exercise that develops mind and character, that teaches the hands to be useful and trains the young to bear their share of life's burdens, is that which gives physical strength and quickens every faculty. And there is a reward in virtuous industry, in the cultivation of the habit of living to do good."  {AH 506.2}  Learning a trade - "Schools should be established that, in addition to the highest mental and moral culture, shall provide the best possible facilities...

Words: 998 - Pages: 4

Free Essay

Child Development

...socialisation-link to the social embryonic stage of the absorbent mind.(10) | |Describe the teacher's initial approach with new children.(10) | |Explain the change in the teacher's role as each child begins to concentrate and focus on activities,and the impact this has on the child's growing | |normalisation.(20) | |Show an understanding of why the child might regress.(5) | | | My assignment will reveal what normalisation is in line with deviations. I will discuss the environmental factors that support favourable normalisation and its link to socialisation. In addition,I will also discuss the role of the teacher and approach to children with a view of how the unfavourable environment may result in child regression. “Normalization comes through concentration on a piece of work” (Montessori,2007a,p.206).Montessori's main...

Words: 2546 - Pages: 11

Premium Essay

Child Friendship

...Children and Their Best Friends Mike Shihadeh Wayne State University Method Participants The subjects of the experiment consisted of a total of forty-one children, twenty-one females and twenty males. Their ages ranged from 3-15 divided into three separate groups. The three groups consisted of a 3-5 age group, a group with ages 8-10, and lastly a group of ages 13-15. The group with the 3-5 year olds consisted of nine males and three females for a total of twelve total subjects, the group of 8-10 year olds similarly held twelve subjects eight of which were male and four being female, the last group would be the group of 13-15 year olds a total of seventeen subjects were in this group three being male and fourteen being female. The subjects were selected at the choice of the experimenters, from any parent who would give verbal consent to allow the experiment to be conducted on their children. Materials In-order to conduct this experiment only two materials are completely necessary, those would be a pen/pencil and paper. More materials could be used in order for the results to be correctly gathered, such as a recorder and pre-written out questions so one can be sure to ask the same questions with all the subjects. Procedure The age groups were first assigned with the experimenters volunteering for the group they wanted the most, if any one group was too large or too small experimenters were asked to change their decision in order to create a more...

Words: 982 - Pages: 4

Free Essay

Child Labor

...What causes child labor? The term “child labor” can be defined as work that deprives children of their childhood, their potential and their dignity, and that is destructive not only to their physical but also mental development. (ILO 1996) Child labor is a pervasive problem throughout the world, but it is more severe in developing countries. Furthermore, child labor is regarded as a curse on humanity due to its impact on the normal up bringing of a child and its influence on the development of a child as a normal human being. There are many organizations, (local and international) which are working towards eradicating child labor from global society. There are various factors that conspire to drive children into employment, none of which is unique to any one country or any one family's circumstances. It is therefore very important to understand what causes children to join the work force at a very young age and under such harsh conditions. Only when we fully understand these reasons can we begin to address the problems associated with child labor. In this essay I will try and show some of the main causes of child labor. One of the root causes of child labor is poverty. (Yasin, Qasim, Ahmad Faiz 2011) Parents of many children in developing countries are extremely poor and unable to support themselves with the basic necessities, they therefore send their children to hazardous jobs. Although they know it is wrong, they have no other alternative, as they need the money...

Words: 1083 - Pages: 5

Premium Essay

Child Labor

... In India, about 12% of all children between the age of 5 and 14 are engaged in child labor activities including carpet production2. They often are being trafficked from one form of labor into another, as with girls from rural Nepal, who are recruited to work in carpet factories but are then trafficked into the sex industry over the border in India3. What is child labor? Child labor is characterized as a regular use of children less than 14 years of age for hard manual labor. Usually hiring children is illegal, but that doesn’t stop a lot of factories, especially in third world countries, to hire them anyways. The worst form of child labor is the “bonded labor”. Bonded labor means that children give their children away (they bond them) because they owe people money. These children work to pay off their parents deeds and are being enslaved and forcibly recruited. Overall one in six children under the age of 14 (about 16% of all children in this age group) is involved in child labor in the world4. Discussing those numbers, we have to keep in mind that child labor is different from child work. According to UNICEF (United Nations Children’s fund), children that want to participate in work as an economic activity, and if it doesn’t negatively affect their health, development or education actually can do so. Light work is permitted from the age of 12 years under ILO Convention No.138. Child labor refers to children working in contravention of ILO standards contained in Conventions...

Words: 947 - Pages: 4

Premium Essay

Child Labor

...Playgrounds, laughter, joy, leisure and so on. Child labor is childhood destruction; children need to be children, they will have the rest of their lives as adults to work, so why rush that? Childhood is the most innocent stage in a human life. It is that phase of life where a child is nurturing, and is free from all the tensions, and health risks. Child labor existed in throughout the American and British history, as the industrial revolution moved workers from farms and home workshops into urban areas and factory work. Children were often preferred, because factory owners viewed them as more manageable, cheaper, and less likely to strike. But how did that end up? Many children died, many more were tortured and were forced to work, basically forced into slavery. So do we want that again? There is nothing wrong with children doing chores; not all work is bad for children. A child who delivers newspapers before school might actually benefit from learning how to work, gaining responsibility, and a bit of money. But what if the child is forced to work? Not paid or is poorly paid? Forced labor is any work performed against a person’s will under the threat of punishment. According to UNICEF, and Free the Child organizations, work that exceeds the min number of hours will deprive children from school, and is also physically, socially and mentally harmful for the child. Such work should therefore be eliminated.” Forced labor and child labor are closely linked. They happen in the...

Words: 595 - Pages: 3

Premium Essay

Child Observation

...adults and can’t even remember a grocery list without writing it down. Thank goodness for little sticky notes. Sports and activities with complex skills require quick assessment of a situation, rapid decision making, and mature levels of transitional skills. Examples of a few of these sports are the more advanced forms of soccer, basketball, hockey, volleyball, baseball, water polo, softball, lacrosse, and football. By all means, kids can be learning the basics of these sports at young ages, but do not expect high levels of performance in most kids in this age group because the development of their memory and complex thinking patterns is still limited. As usual, there are exceptions to every rule. I know some of them personally. If your child is one of those rare cases, celebrate the fact that he is ahead of schedule, let his talent age for a while like a good wine, and be careful not to feel the need for speed or to rush him quickly forward. In general, these activities are hard to grasp beyond the basics for most young children, and the focus should be on...

Words: 3701 - Pages: 15

Premium Essay

Child Labor

...Human beings have greed in their soul. They seek only profit in every work, no feeling of humanity in them for innocent face. No owner regret on their shameful act of child labor. Children who are small have no sense of “valuable papers”. Actually they don’t worth it they the necessary is education, they have hunger of fact. They have thirst of copy, pencil and bag. The parents, especially in south Asia, pretend as children are the gift of god we need to lose it else almighty will never forgive us and the same parent send their son to wash dishes of other, which is blindly correct. No, that is not blindness; money has covered their eyes and mouth, along with all sense organ that forbid them to understand their child’s pain. Making them work is largest sane in the entire universe. Children who have no knowledge of this cruel world are easily misused. They are forced to do lower class job, sometimes prostitution, which adult demand much higher cost. Child they work days and night to feed their family. They have to screw their entire childhood for their parent’s happiness. Children have sharp eyesight which is always beneficial of art work. It is less expensive to them; they have to give less food to them, they can also make children work overtime without any extra money. They can be easily frightened if they are taking rest instead of working. For instance, in a company if owner is providing food and wedge for daily. He will be benefited if he employs children; in compare to...

Words: 504 - Pages: 3

Premium Essay

Child Soldiers

...Imagine you’re in a battlefield during a war and all of the sudden you see at least 60, 14-6 year old kids charging at you with guns. Do you shoot them or give them amnesty? Child soldiers should be given amnesty because it traumatizes their lives, they’re just kids, and they need a positive environment instead of punishment. While some might argue-no they shouldn’t be given amnesty, they forget that in the text it says that they were beat, drugged, and manipulated into joining the war. Child soldiers should be given amnesty because they are too young to be in war but it depends on if they were willing or not. Some of the children chose to join because they thought it was right for them to fight for their country. the others were beat, drugged,...

Words: 527 - Pages: 3

Free Essay

Child Care

...centers and homes. Transportation Child care centers or family child care homes providing transportation for children must meet all motor vehicle laws, including inspection, insurance, license, and restraint requirements. Children may never be left alone in a vehicle and child-staff ratio must be maintained. Records Centers and homes must keep accurate records such as children's attendance, immunizations, and emergency phone numbers. A record of monthly fire drills practiced with safe evacuation of children must also be maintained. A safe sleep policy must be developed and shared with parents if children younger than 12 months are in care. Discipline Each program must have a written policy on discipline, must discuss it with parents, and must give parents a copy when the child is enrolled. Changes in the discipline policy must be shared with parents in writing before going into effect. Corporal punishment (spanking, slapping, or other physical discipline) is prohibited in all centers and family child care homes. Religious-sponsored programs which notify the Division of Child Development and Early Education that corporal punishment is part of their religious training are exempt from that part of the law. Parental Rights  Parents have the right to enter a family child care home or center at any time while their child is present.  Parents have the right to see the license displayed in a prominent place. Parents have the right to know how their child will be  disciplined. The laws...

Words: 1912 - Pages: 8

Premium Essay

Child Soldiers

...Background Information: The military use of children takes three distinct forms: (1) children can take direct part in hostilities as child soldiers (2) they can be used in support roles such as porters, spies, messengers, or lookouts (3) they can be used for political advantage as human shields or in propaganda. All around the world, children have been taken and were forced to become soldiers. During the 1970s, there was an agreement between international leaders that the number of child soldiers was too large. They agreed the participation of children in the army was too extensive. As child soldiers they are forced to complete various tasks. These tasks can include killing or maiming family members. This creates destruction among communities...

Words: 1211 - Pages: 5