Free Essay

Dada

In:

Submitted By muonhetthatto
Words 16171
Pages 65
LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình thực tập và làm chuyên đề, em đã nghiêm túc tham khảo, nghiên cứu và học hỏi. Em xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng em, do bản thân em thực hiện và hoàn thành.
/Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Đoàn Thị Bích Ngọc

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT NHTM | Ngân hàng thương mại | NHTMCP | Ngân hàng thương mại cổ phần | SXKD | Sản xuất kinh doanh | DNVVN | Doanh nghiệp vừa và nhỏ | TTQT | Thanh toán quốc tế |

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Thứ tự | Tên bảng, biểu đồ, sơ đồ | Trang | Bảng 2.1 | Tổng hợp nguồn vốn huy động của VPBank –Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp Hội sở | 26 | Bảng 2.2 | Hoạt động cho vay qua các năm của Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội Sở | 27 | Bảng 2.3 | Thu dịch vụ tại Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở VPBank | 30 | Bảng 2.4 | Kết quả kinh doanh qua các năm của Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở | 32 | Bảng 2.5 | Tình hình dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ (2010 – 2012) | 34 | Bảng 2.6 | Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN | 35 | Biểu đồ 1.1 | Tỷ trọng tín dụng DNVVN tại 2 hệ thống ngân hàng Việt Nam khu vực Hà Nội. | 8 | Biểu đồ 2.1 | Tình hình huy động vốn theo đối tượng 2010-2012 | 31 | Biểu đồ 2.2 | Tình hình huy động vốn theo kì hạn 2010-2012 | 33 | Biểu đồ 2.3 | Tình hình dư nợ theo kì hạn 2010-2012 | 35 | Biểu đồ 2.4 | Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng DNVVN 2010-2012 | 37 | Biểu đồ 2.5 | Dư nợ cho vay DNVVN 2010-2012 | 32 | | | | Sơ đồ 2.1 | Cơ cấu tổ chức | 23 |

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.1. Khái niệm tín dụng và đặc trưng của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.2. Phân loại tín dụng 4
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNVVN 6
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm DNVVN 6
1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển DNVVN 7
1.3. Chất lượng tín dụng DNVVN 8
1.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng DNVVN. 8
1.3.2. Cơ sở để tín dụng DNVVN có chất lượng tốt. 9
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNVVN 10
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng DNVVN. 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 21
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp Hội sở 21
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển hệ thống NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng 21
2.1.2. Giới thiệu về NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm khách hàng doanh nghiệp Hội sở 22
2.2. Tình hình hoạt động những năm gần đây. 26
2.2.1. Huy động vốn 26
2.2.2. Cấp tín dụng 30
2.2.3. Dịch vụ và các tiện ích khác. 33
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh. 35
2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở 37
2.3.1. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ 37
2.3.2. Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 40
2.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng-Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở 42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK – TRUNG TÂM KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP HỘI SỞ 45
3.1. Định hướng đầu tư tín dụng cho các DNVVN tại ngân hàng VPBank trong thời gian tới. 45
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở 46
3.2.1. Đa dạng hóa hoạt động tín dụng đối với DNVVN 46
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 47
3.2.3. Đa dạng hóa các danh mục đầu tư tín dụng 48
3.2.4. Thực hiện đúng quy trình tín dụng và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN của Ngân Hàng 48
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 49
3.2.6. Công tác tốt huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn 50
3.3. Một số kiến nghị 51
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ. 51
3.3.2. Kiến nghị với NHNN 52
3.3.3. Kiến nghị với VPBank – Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở 53
3.3.4. Kiến nghị đối với DNVVN 53
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Trong bất kỳ giai đoạn nào, doanh nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Theo xu hướng những năm gần đây, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, ngày càng khẳng định vai trò đưa nền kinh tế lên tầm cao mới. Tuy nhiên, các DNVVN không tránh khỏi tình trạng thiếu vốn trong hoạt động SXKD. Tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng là một trong những giải pháp hàng đầu của doanh nghiệp. Đối với các NHTM, việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp là rất cần thiết và luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, việc mở rộng phải đi đôi với chất lượng. Chất lượng tín dụng có tốt mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các NHTM, góp phần ổn định nền kinh tế. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN là vấn đề hết sức cần thiết đối với các NHTM. Thông qua đó giữ chân được khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới, nâng cao uy tín, quảng bá thương hiệu. Đồng thời giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn một cách nhanh chóng, SXKD đạt hiệu quả cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Với tính cấp thiết đó, em xin chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp Hội sở”. Hy vọng những đóng góp của em sẽ hữu ích đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung. Báo cáo sau được viết dựa theo các nghiên cứu thực tế tại Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Báo cáo gồm có 3 chương bao gồm: Chương I: Tổng quan hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở Trong thời gian thực tập tại VPBank em đã cố gắng học hỏi nghiên cứu môi trường làm việc và kết hợp với kiến thức ở trường để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Nhưng trong phạm vi cho phép, kiến thức còn nhiều hạn chế, cũng như thời gian nghiên cứu học hỏi còn ít nên không tránh khỏi sai sót, em mong nhận đươc sự đóng góp cũng như hướng dẫn của các thầy cô và các anh, chị tại ngân hàng để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 2.2.1. Khái niệm tín dụng và đặc trưng của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 2.2.2.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng Ngân hàng chứa đựng 3 nội dung: * Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. * Sự chuyển nhượng này có thời hạn mang tính tạm thời. * Sự chuyển nhượng có kèm theo chi phí. NHTM cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất. Vì vậy trong phạm vi bài báo cáo này, hoạt động tín dụng được xem xét ở khía cạnh hoạt động cho vay. 2.2.2.2. Đặc điểm. Trong hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng, đặc trưng của tín dụng đều dựa trên 3 đặc tính chủ yếu là: lòng tin, tính hoàn trả và tính thời hạn Thứ nhất, tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin. Quan hệ tín dụng được hình thành trên cơ sở niềm tin rằng người đi vay sẽ trả nợ đúng hạn. Tuy yếu tố lòng tin là vô hình nhưng lại là yếu tố không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đã bao trùm trong hoạt động tín dụng. Điều kiện tiên quyết cho quan hệ tín dụng phát sinh. Thứ hai, tín dụng là quan hệ vay mượn có thời hạn và có hoàn trả. Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ cho người vay sử dụng trong một thời gian nhất định. Khi đã khai thác hết giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết trong hợp đồng, thì người đi vay lúc này hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay và một khoản lợi tức như cam kết trong hợp đồng với người cho vay. 2.2.2. Phân loại tín dụng Tùy theo những tiêu thức khác nhau mà tín dụng được chia thành các loại khác nhau. 2.2.3.3. Dựa vào thời hạn:
Theo thời hạn tín dụng, tín dụng gồm các loại: * Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp, thường để tài trợ cho tài sản lưu động. * Cho vay trung và dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm trở lên, đáp ứng nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của dài hạn của doanh nghiệp nhằm tài trợ cho tài sản cố định và một phần cho tài sản lưu động thường xuyên. 2.2.3.4. Dựa vào tài sản đảm bảo: Theo tài sản đảm bảo, tín dụng bao gồm các loại sau: * Tín dụng không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay * Tín dụng có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên các cơ sở bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba nào khác. 2.2.3.5. Dựa vảo rủi ro:
Để phân loại theo tiêu thức này, Ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro. Theo cách phân chia này, tín dụng gồm các loại: * Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao * Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, khách hàng gặp thiên tai, khách hàng chậm nộp báo cáo tài chính… * Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn một thời gian ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn… * Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ỳ… 2.2.3.6. Dựa vào hình thức cấp vốn * Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng cho phép đối tượng vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Khi khách hàng có số tiền nhập về tài khoản tiền gửi, Ngân hàng sẽ thu hồi gốc và lãi. * Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay phổ biến của Ngân hàng cho những khách hàng có nhu cầu vốn không thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. * Cho vay theo hạn mức: là hình thức tín dụng theo đó Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng là số dư tối đa cho một thời điểm có thể là cả kỳ hoặc cuối kỳ. Trong kỳ, khách hàng có thể thực hiện vay, trả nhiều lần nhưng không vượt quá hạn mức tín dụng. * Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Các khoản phải thu và cả hàng hóa trong kho đều là tài sản đảm bảo khoản vay. 2.2.3.7. Theo phân loại khác * Theo ngành kinh tế ( công, nông nghiệp…) * Theo đối tượng tín dụng ( tài sản lưu động, tài sản cố định) * Theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng) 2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNVVN 2.3.3. Khái niệm, đặc điểm DNVVN
DNVVN là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kì theo quy định của từng quốc gia.
Khái niệm DNVVN ở Việt Nam Theo quy định tại Điều 3. Định nghĩa DNVVN của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 có nêu :“DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam tới năm 2012 ước tính vào khoảng 550.000 doanh nghiệp, chiếm 98% trong số đó là các DNVVN, tức lên tới 539,000 doanh nghiệp. Với những lợi thế của mình là bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ, năng động, nhạy bén với thị trường; sẵn sàng đầu tư lĩnh vực mới; dễ dàng đổi mới trang thiết bị, công nghệ; hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp; ít xung đột giữa chủ với người lao động, các DNVVN có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp vô cùng tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. 2.3.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển DNVVN
Vì đặc điểm của mình, các DNVVN tồn tại những hạn chế, đặc biệt là vốn. Có thể nêu ra tác động của việc thiếu vốn với các DNVVN như sau: (i) Quy mô nhỏ, vốn ít, các doanh nghiệp này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị. (ii) Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới đặc biệt là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, gây ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường. Những hạn chế này sẽ được khắc phục bởi tín dụng ngân hàng. Với khoản tín dụng được cấp, các doanh nghiệp DNVVN sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của mình, qua đó giữ được tình hình kinh doanh ổn định.
Trên thực tế, các doanh nghiệp DNVVN cũng là đối tượng cấp tín dụng chủ yếu của các NHTMCP hiện nay

Biểu đồ 1.1.Tỷ trọng tín dụng DNVVN tại 2 hệ thống ngân hàng Việt Nam khu vực Hà Nội
Đơn vị:% (nguồn: Chuyên đề đẩy mạnh tín dụng phát triển DNVVN tại Hà Nội-SBV) 2.3. Chất lượng tín dụng DNVVN 1.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng DNVVN.
Chất lượng tín dụng DNVVN được xem xét trên 3 góc độ: Ngân hàng thương mại, các DNVVN và nền kinh tế.
Thứ nhất, đối với NHTM, chất lượng tín dụng thể hiện ở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cuối kỳ, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu hợp lý, khoản vay đảm bảo được việc hoàn trả vốn gốc và lãi đúng hạn. Ngoài ra, chất lượng tín dụng còn là việc hình thành và duy trì mối quan hệ với khách hàng qua đó có thể làm tăng tiền gửi hoặc thêm nhu cầu về các loại hình dịch vụ của Ngân hàng.
Thứ hai, đối với các DNVVN, khoản tín dụng có chất lượng phải là khoản tín dụng có chi phí thấp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Khoản vay phải có lãi suất, kỳ hạn vay vốn hợp lý phù hợp khả năng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả cao thể hiện ở kết quả tài chính tốt mà doanh nghiệp có được từ việc sử dụng vốn vay, đảm bảo tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, đối với nền kinh tế, chất lượng tín dụng tốt phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng và doanh nghiệp có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao góp phần làm tăng trưởng kinh tế, khai thác tối ưu các nguồn lực xã hội, tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, tăng sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống dân cư, thúc đẩy tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi vào phục vụ cho phát triển kinh tế.
Như vậy, chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể vừa trìu tượng, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM đối với sự thay đổi của môi trường, nó thể hiện sức mạnh của Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. 1.3.2. Cơ sở để tín dụng DNVVN có chất lượng tốt.
Có được một hợp đồng tín dụng đủ mọi điều kiện để tiến hành cung cấp một khoản vay tốt là một việc làm không đơn giản, nó đòi hỏi nỗ lực của cả bên đi vay và bên cho vay. Để hình thành một hợp đồng tín dụng có chất lượng tốt thì cần có những cơ sở: tính cách và thái độ của người vay, mục đích sử dụng khoản vay, khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các nguồn thông tin tín dụng khác có liên quan.
Về tính cách lành mạnh của người vay: đó là sự trung thực, thể hiện ý chí của người vay, người vay thấy họ có nghĩa vụ phải hoàn trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng bảo vệ mình khỏi những khách hàng không trung thực, thiếu năng lực hoặc quá chủ quan bằng việc kiểm tra kỹ lưỡng trước và trong khi cho vay.
Về mục đích sử dụng vốn vay: Thông thường, việc xác định nhu cầu và mục đích sử dụng thực sự đối với khoản vay đòi hỏi những kỹ năng phân tích tốt về kế toán và tài chính doanh nghiệp. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, điều kiện về nguồn vốn cho vay của Ngân hàng mà cán bộ tín dụng đưa ra các quyết định hợp lý.
Về nguồn hoàn trả vốn vay: Để đảm bảo khả năng thu hồi vốn trong tương lai, Ngân hàng và doanh nghiệp phải xác định nguồn trả nợ, đó có thể là lợi nhuận từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp, hoặc là giá trị các tài sản đảm bảo cho khoản vay đó.. Hoặc cũng có thể có khoản hoàn trả khác xuất phát từ bên thứ ba, bên bảo lãnh cho khách hàng và điều này ảnh hưởng tới chất lượng quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với Ngân hàng sau này.
Các nguồn thông tin khác có liên quan: có hai nguồn thông tin về khách hàng mà Ngân hàng có thế thu thập được. Đó là thông tin trực tiếp khách hàng cung cấp cho Ngân hàng hoặc là thông tin Ngân hàng gián tiếp có được thông qua việc thu thập từ bên ngoài như thông qua các tổ chức tín dụng đã có quan hệ tín dụng với khách hàng, người cung cấp và khách hàng của họ. 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNVVN
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng tín dụng là điều quan trọng nhất trong việc phân tích, đánh giá kết qủa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác, trong số khách hàng tín dụng của Ngân hàng, lượng DNVVN ngày một tăng và chiếm tỷ trọng lớn nên việc đánh giá chất lượng tín dụng các DNVVN của các Ngân hàng là việc hết sức cần thiết. Chất lượng tín dụng DNVVN được biểu hiện thông qua 2 nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng. 1.3.4.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính
Các nhóm chỉ tiêu định tính được thể hiện thông qua: * Tiêu chuẩn đáp ứng những nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp: * Thái độ đón tiếp lịch sự, phục vụ nhiệt tình chu đáo. * Trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về việc vay vốn. * Thủ tục đơn giản, thuận tiện. * Phục vụ khách hàng nhanh nhất có thể theo quy định. * Cung ứng đúng, đủ, kịp thời lượng tiền cho khách hàng theo đúng hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa Ngân hàng và khách hàng. * Tuân thủ các nguyên tắc căn bản và chung nhất về tín dụng Ngân hàng: * Doanh nghiệp phải cam kết hoàn trả gốc và lãi theo thời hạn xác định đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. * Doanh nghiệp phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích đã thỏa thuận với Ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của Ngân hàng cấp trên. * Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. 1.3.4.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng. * Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng DNVVN * Doanh số cho vay DNVVN: là tổng số tiền Ngân hàng đã cho các DNVVN vay trong một thời kỳ. Nó phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động tín dụng, trên cơ sở thực hiện những khoản cho vay hiệu quả. Doanh số cho vay càng lớn chứng tỏ quy mô tín dụng đang tăng trưởng, đây là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng. * Doanh số thu nợ từ các DNVVN: là tổng số vốn Ngân hàng thu hồi được từ các DNVVN vay vốn trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hoạt động cho vay là hiệu quả, chất lượng tín dụng của Ngân hàng là tốt. * Dư nợ tín dụng từ các DNVVN: Là lượng vốn mà DNVVN còn nợ Ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Dư nợ cuối kỳ = | Dư nợ đầu kỳ + | Doanh số cho vay - | Doanh số trả nợ | Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở số lượng. Chỉ tiêu này thấp thể hiện khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng tốt, nợ quá hạn ít, chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên dư nợ tín dụng thấp cũng phản ánh quy mô tín dụng không được mở rộng, khả năng tiếp thị khách hàng kém, trình độ nhân viên chưa cao. Vì vậy, khi sử dụng chỉ tiêu này cần kết hợp với chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng = | -------------------------------------------------
( Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước)*100Dư nợ năm trước | Tỷ lệ này dương phản ánh quy mô tín dụng đã được mở rộng đồng thời chất lượng tín dụng cũng tốt hơn.
Tóm lại, các chỉ tiêu này cần được sử dụng kết hợp để có thể đưa ra kết luận chính xác về chất lượng tín dụng trong Ngân hàng. * Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đối với cho vay DNVVN
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh rõ nét về hiệu quả công tác tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này được tình theo công thức: Tỷ lệ nợ quá hạn của các DNVVN = | -------------------------------------------------
Nợ quá hạn của DNVVNTổng dư nợ dành cho DNVVN | *100 |
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất khi đánh giá về chất lượng tín dụng Ngân hàng vì nó phản ánh những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi gốc và lãi mà Ngân hàng đang phải đối mặt. Khi đánh giá nợ quá hạn, chúng ta có thể xem xét kỹ hơn thông qua việc phân loại nợ quá hạn. Hiện nay, theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 20/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức Tín dụng, nợ được chia thành 5 nhóm: * Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán. * Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ; * Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày; * Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày * Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Nợ quá hạn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Trong nợ quá hạn, yếu tố được quan tâm hàng đầu là tỷ lệ nợ khó đòi. Đây là chỉ tiêu biểu hiện khoản cho vay là không lành mạnh, khoản vay đang gặp rủi ro, là các khoản nợ có khả năng mất vốn.
Các chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng là vô cùng quyết liệt, việc thu hút và giữ khách hàng là một mục tiêu vô cùng quan trọng. Tỷ lệ trích lập dự phòng cao chứng tỏ Ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng lớn, làm tăng rủi ro cho Ngân hàng. * Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNVVN Hệ số sinh lãi trên một đồng vốn = | -------------------------------------------------
Lợi nhuận từ tín dụng DNVVNTổng dư nợ DNVVN | Tỷ trọng lợi nhuận tín dụng DNVVN = | -------------------------------------------------
Lợi nhuận từ tín dụng DNVVNTổng lợi nhuận |
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng DNVVN. Nó cho biết một đồng vốn cho DNVVN vay thì thu được bao nhiêu doanh thu. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng thương mại. Tỷ lệ này cao chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng lớn và nó cũng phản ánh chất lượng tín dụng tốt. * Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Hiệu suất sử dụng vốn vay = | -------------------------------------------------
Tổng dư nợTổng nguồn vốn huy động |
Tỷ lệ này cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, thông qua đó cho biết khả năng của Ngân hàng trong việc tìm đầu ra cho chính sản phẩm của mình. Hệ số này thường nhỏ hơn 1, nếu bằng 1 thì Ngân hàng cần tăng vốn huy động để đề phòng mất khả năng thanh toán, hệ số này thầp cần tăng dư nợ tín dụng.
Bên cạnh những chỉ tiêu trên, chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua việc tuân thủ đảm bảo các thông số chuẩn để đánh giá xác định chất lượng công tác tín dụng như: Dư nợ của khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng, không cho vay vượt quá 5% vốn tự có của Ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn không vượt quá 5% tổng dư nợ…
Ngoài ra, chúng ta có thể xem xét các chỉ số liên quan trong hoạt động của doanh nghiệp. Bởi họ là người trực tiếp sử dụng, quản lý nguồn vốn của Ngân hàng nên chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua doanh thu từ khoản vay Ngân hàng và lợi nhuận tăng thêm từ sử dụng vốn Ngân hàng. 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng DNVVN. 1.3.5.3. Từ phía Ngân hàng. * Chính sách tín dụng Ngân hàng Chính sách tín dụng là một văn bản đề cập tới các nội dung: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo, điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán, chính sách đối với các tài sản có vấn đề. Việc hoạch định chính sách tín dụng phù hợp với DNVVN sẽ giúp Ngân hàng đạt được chất lượng tín dụng tốt. Chính sách tín dụng cho DNVVN cần được xây dựng hợp lý đúng đắn nhưng phải linh hoạt, tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng. * Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc và quy định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Mỗi giai đoạn của quy trình đều có tầm quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của khoản vay. Trong đó, bước thẩm định tín dụng và quyết định tín dụng là những giai đoạn mang tính quyết định Thẩm định tín dụng là việc Ngân hàng xem xét một cách tổng thể các yếu tố ảnh hưởng tới tính khả thi, tính hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro của dự án để ra quyết định cấp tín dụng. Qua công tác thẩm định, Ngân hàng có thể góp ý cho chủ doanh nghiệp cũng như xác định số tiền vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý phù hợp với năng lực của DNVVN nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Quyết định tín dụng là việc Ngân hàng đưa ra những phán quyết tín dụng như số lượng, thời hạn, lãi suất, phí, các tài sản đảm bảo, giải ngân, điều kiện thanh toán của khoản tín dụng được cấp. Quyết định tín dụng cũng được đưa ra trong trường hợp có trục trặc với khoản tín dụng, đưa ra những phán quyết mới nhằm bảo đảm tính an toàn của khoản vốn. * Trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, thực hiện các giao dịch sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu có trang thiết bị hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật gắn với quá trình thu thập và xử lý thông tin về khách hàng. * Chất lượng đội ngũ cán bộ Con người bao giờ cũng là nhân tố quyết định dẫn đến mọi thành bại trong công việc. Vì vậy, đòi hỏi chất lượng cán bộ Ngân hàng ngày một cao, trình độ nghiệp vụ vững vàng, giàu kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp tốt đặc biệt phải có sự nhạy bén về nghiệp vụ để có thể sử dụng các phương tiện làm việc hiện đại, nắm bắt kịp thời thông tin kinh tế, chính trị phục vụ cho công việc của mình. * Thông tin tín dụng Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng. Nhờ thông tin này mà Ngân hàng có thể theo dõi và quản lý khoản vay của DNVVN. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác, toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng càng lớn. * Kiểm soát nội bộ Nếu các quy chế, thể lệ cho vay không được các cán bộ Ngân hàng nắm vững có thể dẫn đến những quyết định sai, ảnh hưởng không tốt tới khoản vay, chất lượng tín dụng. Kiểm soát nội bộ sẽ giúp cán bộ Ngân hàng thực hiện công việc theo đúng cơ chế, pháp luật đồng thời phát hiện những lệch lạc để có biện pháp khắc phục kịp thời. 1.3.5.4. Từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ * Năng lực quản lý kinh doanh của bộ phận quản lý Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh và sự nhạy bén của bộ phận quản lý doanh nghiệp. Nếu bộ máy lãnh đạo có năng lực kinh doanh tốt, có trình độ học vấn, có khả năng xoay sở trong mọi tình huống thì tính khả thi của dự án là rất cao. * Năng lực tài chính, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Nếu khách hàng vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh tức là có khả năng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. * Tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp Ngân hàng cần tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong và sau khi cho vay, đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng, nếu phát hiện thấy có hiện tượng sử dụng vào các phương án khác, không khả thi, tính rủi ro cao thì có thể đưa ra quyết định thu hồi vốn sớm tránh rủi ro mất vốn. * Đạo đức kinh doanh của khách hàng Nếu khách hàng tuân thủ những quy tắc tín dụng, có thiện chí trả nợ, có ý thức giữ chữ tín thì họ sẽ tìm mọi cách để có thể trả nợ cho Ngân hàng, nếu doanh nghiệp là đối tượng luôn dùng những phương án sản xuất kinh doanh giả mạo để vay vốn sau đó lại sử dụng vốn vay vào những mục đích không lành mạnh hoặc chỉ đem lại lợi nhuận cho một vài đối tượng quản lý, hoặc không muốn trả nợ thì khoản tín dụng mà Ngân hàng cung cấp khó hoặc có thể không thu hồi được vì lý do chủ quan thuộc vấn đề đạo đức. * Tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo được coi là nguồn tài trợ thứ hai khi mà nguồn tài trợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng. Giá trị của tài sản đảm bảo có thể có những giai đoạn thay đổi lớn, bị giảm giá so với giá trị còn lại, có loại chịu tác động mạnh của hao mòn vô hình hay tính thị trường của tài sản thay đổi. Vì vậy, Ngân hàng phải nghiên cứu kỹ tính chất này để xác định tỷ lệ tài trợ hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. 1.3.5.5. Các nhân tố khác. * Chính sách của Nhà nước Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại. * Môi trường pháp lý Một ngân hàng thương mại khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về luật pháp của Nhà nước, cũng như của ngân hàng Nhà nước. Như vậy môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. * Môi trường kinh tế Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường bị suy thoái, sản xuất bị đình trệ, kinh doanh bị thu hẹp thì nhu cầu vốn tín dụng giảm. Vốn tín dụng đã được thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hay khó có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngược lại, thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh sản xuất kinh doanh được mở rộng dẫn đến nhu cầu về vốn tăng, từ đó chất lượng tín dụng được nâng lên, giảm bớt rủi ro tín dụng. Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của các khoản vốn tín dụng. * Môi trường chính trị xã hội Tình hình chính trị ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động Ngân hàng. Tình hình kinh tế ổn định tạo điều kiện cho sự phát triển gia tăng của hoạt động huy động vốn, cho vay, phát triển các loại hình dịch vụ qua đó nâng cao chất lượng tín dụng. Tóm lại, việc nâng cao chất lượng tín dụng chịu tác động của nhiều yếu tố. Để có thể thực hiện việc nâng cao chất lượng tín dụng thì cần phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng tới nó để tìm ra các biện pháp tạo cơ sở cho sự thành công của hoạt động tín dụng, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng.

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp Hội sở 2.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển hệ thống NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng * Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng * Tên giao dịch quốc tế: Vietnam prosperity joint stock commercial bank * Tên viết tắt: VPBank * Trụ sở chính: Số 72 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội * Điện thoại:043.9288869 – Fax: 043.9288867 * Email:customercare@vp.com.vn * Website: www.vpb.com.vn * Vốn điều lệ (31/12/2012) 5.770 tỷ VNĐ * Tổng tài sản (31/12/2012) 102.576 tỷ VNĐ
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Sau 7 năm hoạt động đến ngày 27/07/2010 Ngân hàng chính thức đổi tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng theo Quyết định số 1815/QĐ-NHNN.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Tính đến nay, VPBank đã có tổng số hơn 200 Trung tâm và Phòng giao dịch trên toàn quốc, 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union. 1. 2. 3. 4.1. 4.2.1. 2.2.2. Giới thiệu về NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm khách hàng doanh nghiệp Hội sở 2.2.3.1. Chức năng * Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của VPBank trên địa bàn theo địa giới hành chính. * Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc VPBank * Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc VPBank 2.2.3.2. Nhiệm vụ * Huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối. Đồng thời thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác. * Tư vấn tài chính, tín dụng trực tiếp cho khách hàng; cân đối điều hoà vốn kinh doanh đối với các phòng giao dịch trực thuộc ; thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, hạch toán kinh doanh; thực hiện công tác tổ chức và cán bộ theo phân cấp. * Đầu tư dưới các hình thức như góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác khi được VPBank chấp thuận. * Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của VPBank. * Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng nhà nước, của VPBank. * Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh củaVPBank. * Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá thương hiệu. 2.2.3.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự của Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp Hội sở * Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức
< Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank> * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận * Giám đốc
Giám đốc có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, điều lệ của Ngân hàng; trình Hội đồng quản trị các báo cáo theo đúng quy định hiện hành về tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh. * Phó giám đốc
Phó giám đốc có vai trò quản lý các phòng ban nói chung, nhiệm vụ của các phó giám đốc là tiến hành quản lý nhân sự của phòng ban dưới quyền, quản lý hoạt động kinh doanh đồng thời đưa ra các định hướng mục tiêu và tổ chức thực hiện công việc. * Phòng tín dụng * Tham mưu cho Ban giám đốc các kế hoạch, quyết sách về hoạt động tín dụng toàn trung tâm phù hợp với định hướng của VPBank * Thực hiện các nghiệp vụ cho vay (nội tệ, ngoại tệ) để đầu tư vào các thành phần. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc trung tâm VPBank giao. Đầu mối tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ tín dụng của các bộ phận, phòng giao dịch trực thuộc. * Phòng thẩm định * Thẩm định các dự án vượt quyền phán quyết của các đơn vị * Thẩm định các dự án cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo 1 phần * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc trung tâm giao * Phòng giao dịch * Tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hạch toán kế toán theo nguyên tắc chung của quy định ngành. * Tổ chức hạch toán, tổng hợp các loại tài khoản như: Tài khoản nguồn vốn, tài khoản sử dụng nguồn vốn, tài khoản thanh toán… hạch toán theo chế độ hạch toán báo cáo sổ, theo dõi tiền gửi, tiền vay của khách hang, tính lãi tiền gửi, tiền vay… * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao * Phòng hành chính nhân sự * Đảm nhận các nhiệm vụ hành chính, nhiệm vụ tổ chức, đào tạo * Nhiệm vụ hành chính bao gồm: Xây dựng công tác tháng, quý, năm. Lưu trữ văn bản pháp luật, văn bản pháp lý liên quan, trực tiếp quản lý con dấu, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân…chăm lo đời sống vật chất, tinh thần các bộ công nhân viên, nhiệm vụ tổ chức, đào tạo, xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân viên… * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp * Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích các số liệu về nguồn vốn và sử dụng nó. * Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn. * Căn cứ vào các văn bản pháp chế, các quy định, sự chỉ đạo của VPBank, các mục tiêu cụ thể của trung tâm để xây dựng các kế hoạch về nguồn vốn và kế hoạch kinh doanh cụ thể, cung cấp số liệu cần thiết liên quan đến nghiệp vụ Ngân hàng. * Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh với các trung tâm VPBank khác trên địa bàn. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao 2.2. Tình hình hoạt động những năm gần đây. 2.3.3. Huy động vốn Ngay từ đầu VPBank đã xác định nguồn vốn có ý nghĩa và vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh kinh doanh của ngân hàng. Do đó, huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng. Với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng, trong những năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để Hoạt động kinh doanh của Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở bao gồm các lĩnh vực sau: * Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế * Nghiệp vụ cho vay: Cho vay phục vụ đầu tư phát triển, cho vay trung dài hạn theo các dự án, cho vay ngắn hạn các thành phần kinh tế. * Thực hiện các hoạt động thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. * Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và một số nghiệp vụ khác * Công tác huy động vốn Các số liệu về công tác huy động vốn qua các năm của Trung tâm được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn huy động của VPBank –
Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp Hội sở 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu | 31/12/2010 | 31/12/2011 | 31/12/2012 | Tổng nguồn vốn huy động tại Trung tâm | 3.098 | 3.838 | 4.520 | + Theo nguồn huy động | 3.098 | 3.838 | 4.520 | Từ dân cư | 720 | 1.060 | 1.650 | Từ tổ chức | 2.378 | 2.778 | 2.870 | + Theo kỳ hạn | 3.098 | 3.838 | 4.520 | < 12 tháng | 2.258 | 2.040 | 2.670 | > 12 tháng | 840 | 1.798 | 1.850 | + Theo loại tiền tệ | 3.098 | 3.838 | 4.520 | VND | 2.686 | 2.991 | 2.990 | Ngoại tệ quy đổi | 412 | 847 | 1.530 | (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở VPBANK)

Biểu đồ 2.3 Tình hình huy động vốn theo đối tượng 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Qua bảng số liệu về công tác huy động vốn của Trung tâm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, nguồn vốn huy động của Trung tâm có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên có một thực tế là tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng tại trung tâm trong thời gian qua và lượng vốn huy động tại trung tâm mới chỉ đáp ứng được khoảng chưa đầy 50% nhu cầu sử dụng vốn. Chính điều này đã gây khó khăn không ít cho ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác chỉ đạo điều hành và hoạch định chính sách kinh doanh. Kết thúc năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Trung tâm đạt sấp xỉ 3.838 tỷ đồng, tăng 740 tỷ đồng (tăng 24%) so với năm 2010, trong đó, tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn là 78% và tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ là 22%. Tổng nguồn huy động vốn Trung tâm đến thời điểm năm 2012 đạt 4.520 tỷ đồng, tăng 682 tỷ đồng (tăng 18%) so với năm 2011, trong đó tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn là 59% và tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ là 34%. Biểu đồ 2.4. Tình hình huy động vốn theo kì hạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Để đạt được kết quả như trên, Trung tâm đã tích cực triển khai các chương trình huy động tiết kiệm như: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tặng quà khuyến mại, tiết kiệm Thả nổi Thịnh Vượng, tiết kiệm tích lộc...theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. * Điều hành nguồn vốn: Hàng tháng Trung tâm tính toán lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra phục vụ công tác quản trị điều hành của các cấp lãnh đạo. Bám sát tình hình biến động lãi suất huy động trên thị trường để đưa ra các sản phẩm huy động vốn, mức lãi suất huy động và cho vay phù hợp. Đảm bảo đúng giới hạn quy định, Đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, kịp thời, từng bước nâng cao tỷ lệ cân đối vốn tại chỗ, sử dụng hạn mức điều chuyển vốn nội bộ hiệu quả. Từ những số liệu và phân tích nêu trên, có thể thấy rằng công tác huy động vốn trong thời gian vừa qua tại Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở là khá tốt nếu xét trong bối cảnh sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung. Hoạt động huy động vốn tuy chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay (Huy động vốn mới đáp ứng được chưa đầy 50% nhu cầu sử dụng vốn cho vay của Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở nhưng đã góp phần làm giảm bớt áp lực trong hoạt động cho vay của Trung tâm trong thời gian vừa qua. Trọng tâm công tác thời gian tới của Trung tâm là tăng cường khả năng huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế. Đây là yêu cầu tiên quyết để đảm bảo cho Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp đứng vững trên đôi chân của mình và tự chủ trong hoạt động kinh doanh. 2.3.4. Cấp tín dụng
Số liệu tổng hợp về hoạt động cho vay qua các năm của Trung tâm được tổng hợp cụ thể như sau: Bảng 2.2: Hoạt động cho vay qua các năm của
Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội Sở 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu | 31/12/2010 | 31/12/2011 | 31/12/2012 | Dư nợ tại Trung tâm | 6.606 | 7.222 | 7.950 | + Ngắn hạn | 4.506 | 4.890 | 5.406 | VND | 2.853 | 3.042 | 3.015 | Ngoại tệ quy đổi | 1.653 | 1.848 | 2.391 | + Trung dài hạn | 2.100 | 2.332 | 2.544 | VND | 1.364 | 1.390 | 1.654 | Ngoại tệ quy đổi | 736 | 942 | 890 | Phân loại theo thành phần kinh tế | 6.606 | 7.222 | 7.950 | + DN phân khúc khác | 1.568 | 1.589 | 2.146 | + DN vừa và nhỏ | 5.020 | 5.633 | 5.804 | + Dư nợ có TSĐB | 5.351 | 5.741 | 6.280 | Nợ quá hạn | 20 | 25 | 56 | 10 - 90 ngày | 20 | 25 | 56 | 90-180 ngày | 0 | 0 | 0 | 180-360 ngày | 0 | 0 | 0 | >360 ngày | 0 | 0 | 0 | Phân nhóm theo 493 | 6.606 | 7.222 | 7.950 | Nhóm 1 | 4.293 | 5.177 | 5.977 | Nhóm 2 | 2.269 | 2.000 | 1.920 | Nhóm 3 | 46 | 45 | 53 | Nhóm 4 | 0 | 0 | 0 | Nhóm 5 | 0 | 0 | 0 | Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại
Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở VPBank) Qua bảng số liệu ở trên cho thấy trong 03 năm trở lại đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm đầu trong các Trung tâm trong cùng hệ thống VPBank). Cuối năm 2011 dư nợ Trung tâm đạt 7.222 tỷ đồng, tăng 616 tỷ đồng (tăng 9,3%) so với thời điểm cuối năm 2010. Và đến năm 2012, dư nợ của Trung tâm đạt 7.950 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2011. Biểu đồ 2.5. Tình hình dư nợ theo kì hạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Trong sự tăng trưởng tín dụng của Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở thời gian qua thì hoạt động cho vay ngắn hạn cũng có sự tăng trưởng khá nhanh. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn cuối kỳ của Trung tâm đạt 4.890 tỷ đồng, tăng 384 tỷ đồng (tăng 8,5%) so với năm 2010 và chiếm 67% tổng dư nợ của cả Trung tâm. Sang năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn cuối kỳ của Trung tâm đạt 5.406 tỷ đồng, tăng 566 tỷ đồng (tăng 12%) so với năm 2011 và chiếm 68% tổng dư nợ của cả Trung tâm. Đây là một cơ cấu hợp lý mà Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng giao cho Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở. Một đặc thù của Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở trong thời gian gần đây là tỷ lệ dư nợ cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng rất lớn. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010 là 76% tổng dư nợ, năm 2011 chiếm 78% tổng dư nợ và đến năm 2012 chiếm 73% tổng dư nợ của Trung tâm. Sự chuyển hướng sang đầu tư phát triển cho khối DNVVN đã thể hiện phần nào xu hướng thời đại và sự nhạy bén của ban lãnh đạo ngân hàng 2.3.5. Dịch vụ và các tiện ích khác. Bên cạnh nguồn thu lớn từ hoạt động tín dụng, Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở cũng chú trọng đấy mạnh các hoạt động dịch vụ khác nhằm tăng lợi nhuận từ việc tăng thu các loại phí. Đây cũng là xu hướng đúng đắn hướng tới mô hình Ngân hàng hiện đại với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng và an toàn. Kết quả công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm của Trung tâm trong những năm gần đây như sau:

Bảng 2.3 - Thu dịch vụ tại Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp
Hội sở VPBank 2010-2012
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu | 31/12/2010 | 31/12/2011 | 31/12/2012 | 1. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế (quy đổi VND) | 20.151 | 21.878 | 22.534 | 2. Doanh số kinh doanh ngoại tệ
(quy đổi VND) | 1.500 | 1.757 | 1.432 | 3. Doanh số bảo lãnh (tổng cam kết ngoại bảng) | 2.138 | 2.223 | 2.415 | 4. Thu phí thanh toán trong nước,ngân quỹ | 11,00 | 30,00 | 32 |
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở VPBank) * Hoạt động thanh toán trong nước, quốc tế: đây là hoạt động có thế mạnh của Trung tâm với doanh số hoạt động tương đối cao và tăng dần qua các năm. Năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, do vậy doanh số hoạt động thanh toán có sự giảm sút tuy không đáng kể. Doanh số hoạt động TTQT năm 2012 đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. * Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Năm 2011, do có biến động lớn về tỷ giá ngoại tệ theo hướng có lợi cho các NHTM nên lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng đột biến. Doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2011 đạt 1.757 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2010. Đến năm 2012, hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm 18,5% so với năm 2011 và 5% so với năm 2010. * Hoạt động bảo lãnh: đây là mảng hoạt động truyền thống của Trung tâm với doanh số bảo lãnh lớn và tăng đều qua các năm. Thu phí bảo lãnh tăng qua các năm và đạt gần 22 tỷ năm 2012. * Các hoạt động khác như kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh thẻ: có tăng trưởng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu dịch vụ của Trung tâm. Đây là các mặt hoạt động mà Trung tâm cần có sự quan tâm và có hướng phát triển trong những năm tới. * Những điểm mạnh * Hệ thống thanh toán trực tiếp của VPBank đã được phủ sóng toàn quốc. Mạng lưới hoạt động VPBank được trải khắp nhiều tỉnh thành, nơi kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thanh toán nhanh, chính xác, an toàn. * Các sản phẩm về dịch vụ thanh toán ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu cao của khách hàng. * Hệ thống VPBank có uy tín trong công tác thanh toán trong nước và quốc tế, được đánh giá là một trong những ngân hàng thanh toán có chất lượng cao. Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở thực hiện hoạt động về dịch vụ thanh toán khá tốt. Là Trung tâm đứng đầu hệ thống về thanh toán chuyển tiền kiều hối (Western Union). * Những vấn đề cần quan tâm * Chương trình hiện đại hóa còn mới, tính ổn định chưa cao, chưa khai thác hết được các tiện ích, phụ thuộc nhiều vào chương trình. Do đi thuê nên khi có sản phẩm mới công nghệ phải thay đổi, mất nhiều thời gian. * Việc quảng bá sản phẩm dịch vụ thanh toán đến khách hàng còn hạn chế. 2.3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh. Tình hình kinh doanh của Trung tâm trong 03 năm vừa qua được tổng hợp cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh qua các năm của
Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu | 31/12/2010 | 31/12/2011 | 31/12/2012 | 1. TTS (đvị tỷ đồng) | 6.676 | 7.305 | 8.130 | 2. Tổng nguồn vốn huy động tại CN | 3.098 | 3.838 | 4.520 | 3. Dư nợ tại Trung tâm | 6.606 | 7.222 | 7.950 | 4. LN trước thuế | 77,90 | 79,00 | 81,00 | 5. Trích DPRR | 85 | 100 | 120 | 6. Tỷ lệ nợ xấu theo điều 7/QĐ493 | 0,70% | 0,62% | 0,67% | 7. Nợ quá hạn | 0,75% | 0,76% | 0,70% |
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở)
Qua bảng tổng hợp về số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm qua các năm, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
Hoạt động kinh doanh của Trung tâm có sự tăng trưởng và mở rộng quy mô qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng và tổng tài sản của Trung tâm đều có những bước tăng trưởng khá, trong đó, tổng nguồn vốn huy động tăng 1,2 lần, dư nợ tín dụng tăng 1,45 lần và tổng tài sản tăng 2 lần. * Tỷ lệ nợ xấu tại Trung tâm qua các năm đã có chiều hướng giảm. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu toàn Trung tâm là 0,7%, đến hết năm 2012, tỷ lệ này chỉ còn 0,67%. * Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có sự tăng trưởng theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 79 tỷ đồng mức tăng không đáng kể so với năm 2010. Và đến 31/12/2012, lợi nhuận trước thuế của Trung tâm đạt 81 tỷ đồng.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở là ổn định và phát triển qua các năm. Việc tăng trưởng đồng đều trên tất cả các mặt hoạt động tạo điều kiện cho Trung tâm đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ, hướng tới mô hình Ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập và phát triển bền vững. 2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở 2.4.7. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tăng trưởng về dư nợ tín dụng là một trong những tiêu chí hàng đầu đề đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Nó thể hiện quy mô phát triển tín dụng của Ngân hàng. Để đánh giá chất lượng tín dụng DNVVN, trước hết cần đánh giá về tình hình tăng trưởng tín dụng DNVVN qua các năm.

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ (2010 – 2012)
Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | | Tổng số khách hàng | Dư nợ | Tỷ trọng dư nợ (%) | Tổng số khách hàng | Dư nợ | Tỷ trọng dư nợ (%) | Tổng số khách hàng | Dư nợ | Tỷ trọng dư nợ (%) | DN lớn | 46 | 1.555 | 23,54 | 65 | 1.589 | 22 | 87 | 2.146 | 24,49 | DNVVN | 73 | 5.051 | 76,46 | 149 | 5.633 | 78 | 171 | 5.804 | 75,51 | Tổng | 119 | 6.606 | 100 | 214 | 7.222 | 100 | 258 | 7.950 | 100 |
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp Hội sở VPBank)

Với sự chuyển dịch ưu ái cấp tín dụng cho đối tượng DNVVN, số khách hàng thuộc đối tượng này không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, mà còn không ngừng tăng lên. Cùng với đó là dư nợ tín dụng DNVVN cũng tăng lên qua các năm.
Biểu đồ 2.6 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng DNVVN 2010-2012
Đơn vị: Khách hàng

Dư nợ DNVVN luôn chiếm trên 75% trong tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ DNVVN đạt 5.633 tỷ đồng, tăng 582 tỷ đồng so với năm 2010, tương đương tăng 11,52%. Năm 2012, dư nợ của nhóm đối tượng này đạt 5.804 tỷ đồng, tăng 3,04%. Cùng với sự cạnh tranh ngày một tăng với các ngân hàng, sự tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở vẫn được coi là một điểm sáng trong tình hình chung những năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng qua các năm không được đánh giá cao, có thể nói là đang giảm đi.
Biểu đồ 2.7 Dư nợ cho vay DNVVN 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng

2.4.8. Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chất lượng tín dụng có thật sự tốt hay không, cần xem xét đến tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ, cụ thể ở đây là đối với DNVVN.

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Nợ quá hạn DNVVN | 6 | 8 | 9 | 10 – 90 ngày | 6 | 8 | 9 | 90 – 180 ngày | 0 | 0 | 0 | 180 – 360 ngày | 0 | 0 | 0 | >360 ngày | 0 | 0 | 0 | Phân nhóm theo 493 | | | | * Nợ nhóm 2 | 572 | 695 | 661 | * Nợ nhóm 3 | 15 | 17 | 14 | * Nợ nhóm 4 | 0 | 0 | 0 | * Nợ nhóm 5 | 0 | 0 | 0 | Tổng dư nợ DNVVN | 5.051 | 5.633 | 5.804 | Tỷ lệ quá hạn DNVVN | 0,11% | 0,14% | 0,15% | Tỷ lệ nợ xấu DNVVN | 0,30% | 0,30% | 0,24% |
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp Hội sở)
Trong giai đoạn 2010 – 2012, nợ quá hạn DNVVN của toàn trung tâm có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2012, nợ quá hạn ở mức 9 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 1 tỷ đồng. Năm 2011, nợ quá hạn tăng 2 tỷ đồng. Song, nợ xấu DNVVN của toàn trung tâm có xu hướng giảm đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu DNVVN năm 2010 là 0,30% và chỉ còn 0,24% vào năm 2012. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của trung tâm trong việc kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên ta thấy sự chênh lệch khá lớn giữa hai cách xếp loại về nợ quá hạn và nợ xấu. Như vậy, phần lớn nợ nhóm 2 là nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ. Điều này cho thấy chất lượng nợ DNVVN của toàn trung tâm là chưa cao. Trung tâm cần lưu tâm hơn nữa đến công tác kiểm soát và có các biện pháp hiệu quả hơn nữa nhằm hạn chế nợ xấu và nợ quá hạn. 2.4.9. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng-Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở 2.4.10.4. Những kết quả đạt được * Chú trọng công tác khách hàng, cán bộ nắm bắt nhu cầu, định hướng phát triển của doanh nghiệp, mở rộng dịch vụ tiện ích tới khách hàng tốt, chủ động tiếp cận khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn thuận lợi nhanh chóng, phát huy thế mạnh với phong cách, thái độ tiếp đón nhiệt tình, lịch sự, phục vụ khách hàng ân cần. * Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức an toàn, không phát sinh nợ khó đòi, quỹ dự phòng được trích lập đủ để ngân hàng đứng vững trước những rủi ro do nợ quá hạn, khó đòi gây ra. * Tổ chức tốt việc thẩm định các khoản vay thuộc thẩm quyền của Trung tâm. Cán bộ tín dụng tập trung nghiên cứu báo cáo, phân tích đánh giá khách hàng, xây dựng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp một cách hợp lý, phù hợp với từng doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng vốn, đánh giá toàn diện tình hình doanh nghiệp. Việc thẩm định, đề xuất đảm bảo đúng chế độ, đáp ứng nhu cầu về thời gian quy định. * Cho vay DNVVN ngoài lãi suất thu được, trung tâm còn thu được thêm một số phí dịch vụ như: thanh toán quốc tế và trong nước, phí bảo lãnh, phí khác…góp phần tăng thu nhập cho trung tâm. 2.4.10.5. Những hạn chế còn tồn tại * Chưa chủ động nắm bắt kế họach tăng trưởng dư nợ đối với doanh nghiệp, dư nợ tập trung tăng trưởng ở những tháng cuối năm làm ảnh hưởng tới việc điều hành kinh doanh của ngân hàng. * Công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo còn chậm, chưa đầy đủ và thiếu chính xác, chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo điều hành của giám đốc. * Hoạt động phân tích đánh giá thị trường để xây dựng cơ cấu đầu tư tín dụng còn yếu, chưa chủ động xây dựng chiến lược cụ thể về đầu tư tín dụng cho từng ngành, lĩnh vực kinh tế. * Chưa chủ động trong công tác kiểm tra, phát hiện các sai phạm còn yếu dẫn đến tình trạng không tuân thủ, chấp hành đúng các quy trình cho vay vẫn diễn ra. * Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao, nhất là kiến thức về phân tích ngành, thị trường, thẩm định dự án, phương án. 2.4.10.6. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: * Thủ tục cho vay còn rườm rà, doanh nghiệp phải xuất trình nhiều loại giấy tờ. Cán bộ tín dụng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi cơ chế chính sách, tình hình kinh tế luôn thay đổi gây khó khăn cho cán bộ tín dụng nhất là trong công tác thẩm định. * Cán bộ tín dụng thiếu thông tin vì thông tin mà ngân hàng có được thường do khách hàng cung cấp nhưng thông tin này thường bị che dấu dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, cán bộ tín dụng mất thêm thời gian để tìm kiếm, kiểm tra và xử lý các thông tin. * Nguyên nhân khách quan: * Khả năng của các DNVVN trong việc đáp ứng yêu cầu tín dụng còn thấp. Nhiều vướng mắc: không đủ vốn tự có theo yêu cầu, tài sản thế chấp, dự án khả thi…Khả năng quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp còn kém. Vốn nhỏ, trình độ trang thiết bị công nghệ lạc hậu làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và giảm khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp. Khả năng hạch toán của doanh nghiệp còn hạn chế. Các số liệu trình cho ngân hàng thường không sát thực, đem lại những rủi ro cho ngân hàng. * Cơ chế chính sách vĩ mô luôn được điều chỉnh, đổi mới, có những quy định không đồng bộ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, đồng bộ. Nhiều văn bản liên quan tới tài sản đảm bảo còn thiếu sót, văn bản ban hành chồng chéo tạo cơ hội. Nhiều văn bản hướng dẫn còn chậm trễ, hướng dẫn chưa rõ ràng dẫn đến hiểu sai, giải quyết tín dụng khó khăn.

CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK –
TRUNG TÂM KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP HỘI SỞ 3.1. Định hướng đầu tư tín dụng cho các DNVVN tại ngân hàng VPBank trong thời gian tới. Năm 2013, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản lên đến 120.000 tỷ đồng, trong đó tín dụng là 47.974 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất đạt 1.110 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Định hướng chung của Ngân hàng là phát triển thành một Ngân hàng thương mại hiện đại, với mục tiêu trở thành 1 trong 3 Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Vì vậy đối với các DNVVN ngân hàng có các mục tiêu phương hướng sau: * Thứ nhất, tăng trưởng dư nợ lành mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DNVVN vay vốn. * Thứ hai, mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng để tăng nguồn thu từ lãi, nhưng phải đảm bảo cân đối hài hòa với việc kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất. Cơ cấu tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ khoảng 80 - 90%, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn từ 25 - 30% để các DNVVN có điều kiện đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng trên thị trường, chuẩn bị cho hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế * Thứ ba, tiếp tục thực hiện hiện đại hoá ngân hàng, mở rộng, phát triển các dịch vụ ngân hàng: Định hướng tăng tốc độ thu dịch vụ từ 20 - 25%, đa dạng hoá dịch vụ như chiết khấu chứng từ có giá, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh với chất lượng cao, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ * Thứ tư, tích cực, chủ động tìm kiếm các khách hàng mới mà chủ yếu là DNVVN. Chủ trương lâu dài của ngân hàng là tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện tốt chiến lược khách hàng. Nghiên cứu xem xét cho DNVVN có nợ quá hạn được tiếp tục vay vốn với dự án sản xuất kinh doanh thực sự hiệu quả nhằm mở rộng tín dụng, thu nợ cũ cũng như tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng * Thứ năm, tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng, bao gồm quản trị rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận có liên quan trong quản trị rủi ro. Trong tình hình kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh việc hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra là một điều vô cùng khó khăn. Từ việc tìm hiểu thực trạng chất lượng tín dụng DNVVN tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng người viết xin đưa ra một số biện pháp và đề nghị để nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng, mà theo ý kiến của cá nhân, có thể phần nào đó giúp VPBank đạt được chỉ tiêu về mặt tín dụng. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở 3.3.1. Đa dạng hóa hoạt động tín dụng đối với DNVVN 3.3.2.1. Đa dạng hóa về loại hình tín dụng đối với DNVVN
Khu vực DNVVN rất đa dạng về quy mô, ngành nghề kinh doanh, nhu cầu về khối lượng vay vốn, thời hạn vay, phương thức trả gốc lãi… Chính vì vậy mà ngân hàng phải đưa ra những loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng để Ngân hàng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các DNVVN. Từ đó giúp Ngân hàng tăng trưởng dư nợ trải đều trong năm, tránh sự tập trung tăng trưởng ở những tháng cuối năm
Ngân hàng cần mạnh dạn đánh giá xem xét mức độ tín nhiệm của DNVVN để có thể cho vay tín chấp tạo lợi nhuận cho ngân hàng vì không phải tất cả các DNVVN đều có tài sản thế chấp ngân hàng nên căn cứ vào hiệu quả của phương án vay vốn, nguồn chính để trả nợ khoản vay là lợi nhuận mang lại từ phương án sản xuất
Mặt khác hình thức đa dạng hoá phương thức hoàn trả: hai bên có thể thoả thuận kỳ hạn trả nợ hoặc không. Có thể trả nợ làm nhiều lần nhưng không có kỳ hạn cụ thể, mà việc trả nợ tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Hình thức này chỉ có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp có độ tin tưởng rất cao, có mối quan hệ khăng khít lâu bền với ngân hàng. 3.3.2.2. Đa dạng hóa về hình thức tín dụng
Đa dạng hoá hình thức tín dụng là để đáp ứng tốt mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu đa dạng của các DNVVN
Ngoài những hình thức cho vay truyền thống bằng việc cầm cố thế chấp tài sản thì cũng cần phải tìm và phát triển các hình thức vay mới như: Bao thanh toán, cho vay bảo đảm bằng các khoản phải thu…
Mặt khác, có sự công tác của các chuyên gia ngân hàng chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả hơn, dần dần đưa khu vực DNVVN phát triển ngày càng mạnh hơn, hiệu quả hơn. 3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin Một trong những yếu tố quan trọng nhất, và phức tạp nhất đối với một khoản vay là tìm thông tin phục vụ cho việc phân tích * Thông tin cần đảm bảo được tính chính xác cao nhất có thể. Trong đó, cần đặt tính thận trọng lên hàng đầu, việc xác minh tính chân thực của thông tin là đặc biệt quan trọng. * Nguồn thông tin phải mang tính đa dạng, lấy từ nhiều nguồn để có được cái nhìn nhiều chiều, về nhiều mặt của khách hàng vay vốn. * Thông tin cần được thu thập một cách hợp lý, không tràn lan gây lãng phí. 3.3.3. Đa dạng hóa các danh mục đầu tư tín dụng
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Trung tâm khách hàng Doanh nghiệp Hội Sở cần phải xây dựng một danh mục tín dụng cụ thể, trong đó phân bổ các chỉ tiêu tín dụng cho từng cán bộ tín dụng nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Cần có sự đầu tư vào công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Nên có sự mở rộng cho vay nhiều lĩnh vực như: thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, dược phẩm, đồ uống….
Để thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay ngân hàng cần phải có chính sách khách hàng linh hoạt, mềm dẻo, phục vụ khách hàng tốt ở tất cả các loại hình dịch vụ, phải có chiến lược phát triển thương hiệu chiều sâu 3.3.4. Thực hiện đúng quy trình tín dụng và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN của Ngân Hàng
Hệ thống các văn bản về nghiệp vụ tín dụng cho ngân hàng nhà nước ban hành ngày càng được bổ sung hoàn thiện để tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. Từ đó đòi hỏi ngân hàng thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng từ cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng thẩm định đến giám đốc
Thẩm định là một bước quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Nó không những có ý nghĩa đối với ngân hàng là nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro cho ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với khách hàng 3.3.5.3. Thông tin thu thập
Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà ngân hàng cần khi quyết định cho vay. Khi làm việc cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh và nguồn khác nhau cần biết chọn lọc các thông tin có hiệu quả. Như vậy sẽ đảm bảo tránh được rủi ro khi ra quyết định cho vay 3.3.5.4. Về phân tích, nhận xét và đánh giá khách hàng
Bước tiếp theo của việc thu thập thông tin là cán bộ tín dụng phải phân tích các thông tin này. Qua bản báo cáo tài chính, cần phân tích tốt các chỉ tiêu để từ đó đánh giá tình hình vay nợ, khả năng hoàn trả, tình hình tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc phân tích cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định đối với từng khách hàng, từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đúng hạn. Khi lập các dự án vay vốn phải có hiệu quả và tính khả thi
Mặt khác hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ theo chế độ quy định, khi xảy ra tố tụng tranh chấp thì phải đảm bảo an toàn pháp lý cho ngân hàng. Thẩm định về tính cách, uy tín của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. 3.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và phân công các cán bộ tín dụng phụ trách các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Tăng cường đào tạo và phổ biến các quy định mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, bắt kịp xu thế phát triển trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó là thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, nghiên cứu… giải đáp các vấn đề vướng mắc trong chuyên môn.
Tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi, khuyến khích và khen thưởng các cán bộ giỏi, đồng thời động viên các cán bộ tín dụng còn non kém về nghiệp vụ chuyên môn.
Truyền đạt tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp đối với toàn thể cán bộ tín dụng; nghiêm khắc kỷ luật các cán bộ có hành vi vi phạm quy định, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vô trách nhiệm trong công việc; nâng cao tình thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong công việc của cán bộ. Công tác kiểm tra, giám sát cũng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các sai sót để không gây tổn thất cho ngân hàng và khách hàng. 3.3.6. Công tác tốt huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn
Hoạt động huy động vốn là công việc đầu tiên một ngân hàng phải thực hiện để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh. Khi nguồn vốn ngân hàng dồi dào thì mới đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.
Vì vậy tổ chức tốt công tác huy động vốn cũng góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ tín dụng cho các DNVVN. Khi đó cần có những biện pháp nhằm thu hút lượng vốn trung và dài hạn tạo cơ sở, điều kiện cho việc mở rộng cho vay trung, dài hạn đối với DNVVN.
Làm được điều này Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác Marketing với các biện pháp sau: đại đa số các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ * Thứ nhất: Biện pháp liên quan đến lãi suất
Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, lãi suất phải phù hợp với thời hạn của nguồn tiền huy động. * Thứ hai, chính sách khai thác sản phẩm
Cần tăng cường việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, đa dạng hoá về chủng loại sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng * Thứ ba, Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, cải tiến quy trình giao dịch với khách hàng, đơn giản hoá thủ tục nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại ngân hàng phải nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng để tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư, những ứng dụng của công nghệ thông tin 3.3. Một số kiến nghị 3.4.7. Kiến nghị với Chính phủ.
Thứ nhất, Chính phủ cần ban hành những chính sách hợp lý, thông thoáng tạo môi trường kinh tế chính trị ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN và ngân hàng hoạt động tốt. Khi các DNVVN hoạt động tốt sẽ nâng cao chất lượng khoản vay ở ngân hàng.
Thứ hai, Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý, quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ giữa các ngân hàng và các DNVVN. Hệ thống luật phải được quy định đồng bộ chặt chẽ, tránh chồng chéo.
Thứ ba, Chính phủ cần cải thiện chế độ kế toán hiện hành. Thông qua việc ban hành luật kế toán, kiểm toán cùng các quy định rõ ràng về tiêu chuẩn kế toán sẽ giúp cho vấn đề minh bạch hóa thông tin được giải quyết, từ đó hoạt động tín dụng sẽ hiệu quả, an toàn hơn.
Thứ tư, Chính phủ cần hỗ trợ hơn nữa các DNVVN. Ở nước ta số lượng DNVVN nhiều nhưng chất lượng không cao. Chính phủ có thể giúp đỡ các DNVVN về vốn, kỹ thuật công nghệ. Trong từng địa bàn có thể tập hợp các DNVVN có cùng lĩnh vực tạo thành khu sản xuất chung để nâng cao tính cạnh tranh, qua đó nâng cao được chất lượng tín dụng. 3.4.8. Kiến nghị với NHNN
Thứ nhất, NHNN cần dự báo và đưa ra chiến lược, chính sách cụ thể về tiền tệ để ngân hàng có phương hướng hoạt động. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình kinh tế để đưa ra các văn bản quy định phù hợp điều chỉnh hoạt động ngân hàng theo đúng chính sách tiền tệ đề ra. Khi có những biến động xảy ra, NHNN cần có những biện pháp kịp thời để tạo ra sự đồng bộ trong hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, NHNN cần thường xuyên theo dõi hoạt động của các ngân hàng để đảm bảo ngân hàng hoạt động theo đúng chủ trương đề ra, tránh tình trạng vì cạnh tranh mà cấp tín dụng xấu cho khách hàng làm tăng rủi ro tín dụng, gây nguy hiểm cho hệ thống.
Thứ ba, NHNN nên nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng (CIC). Hệ thống này có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống, hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. 3.4.9. Kiến nghị với VPBank – Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở
Thứ nhất, Trung tâm cần ban hành các văn bản thủ tục hướng dẫn cụ thể, đồng bộ, thống nhất quy trình để đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng và thuận tiện cho việc mở rộng tín dụng DNVVN.
Thứ hai, cần xây dựng chiến lược và định hướng phát triển đối với đối tượng khách hàng mục tiêu là DNVVN, từ đó có chính sách hợp lý và các ưu đãi cụ thể với từng đối tượng khách hàng.
Thứ ba, đánh giá chính xác tiềm năng của mình để đưa ra các hạn mức cho vay phù hợp. Bên cạnh đó Trung tâm cũng cần xin sự trợ giúp trong trường hợp phải giải quyết nợ xấu, nợ quá hạn để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cả trước, trong và sau tín dụng, thực hiện thanh gia, kiểm soát thường xuyên để giảm rủi ro trong các khoản cho vay.
Thứ năm, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng bằng cách cử các cán bộ đi học tập, tổ chức hội thảo, các buổi giao lưu để các cán bộ tín dụng có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau. Thứ sáu, hiện đại hóa công nghệ nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn để hoạt động tín dụng hiệu quả hơn. Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, phù hợp với sự tăng trưởng tín dụng trong điều kiện thị trường mở, góp phần kìm chế lạm phát, phát triển huy động các tiềm năng về nguồn vốn trong nước là chủ yếu. 3.4.10. Kiến nghị đối với DNVVN
Muốn khai thông rào cản gây ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp thì các DNVVN phải chú ý giải quyết các vấn đề sau: * Thứ nhất: DNVVN phải có giải pháp tạo vốn tự có
Doanh nghiệp có thể huy động, tạo lập nguồn vốn khác nguồn vốn ngân hàng như vốn tự có của chủ doanh nghiệp; vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ... Như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn tự có sẽ là cơ sở bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn. * Thứ hai: Các doanh nghiệp phải xây dựng được phương án kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi.
Muốn vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả. * Thứ ba: Đổi mới thiết bị công nghệ.
Do hạn chế về quy mô và nguồn tài chính nên đối với DNVVN vấn đề trước mắt chưa phải là công nghệ hiện đại mà phải chọn công nghệ phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phải quan tâm cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực trong công nghệ hiện có. * Thứ tư: Coi trọng phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của DNVVN kể cả lao động và chủ doanh nghiệp phần lớn là chưa được đào tạo một cách cơ bản, chủ yếu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như học sinh, bộ đội xuất ngũ, cán bộ về hưu... Nên họ còn bị hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý.

KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Việc mở rộng cho vay có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên việc mở rộng tín dụng còn phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về “ Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở” ta nhận thấy sự chuyển hướng tích cực của hệ thống ngân hàng trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được thì NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở cũng còn một số hạn chế nhất định. Để vững bước đi lên đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh và đông thời đưa trung tâm ngày càng phát triển. Đây là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của ngân hàng.
Với những giải pháp người viết đưa ra, và những điểm mạnh sẵn có của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, hy vọng rằng việc nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng sẽ được cải thiện, giảm thiểu phần nào rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP 2. Chuyên đề đẩy mạnh tín dụng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội của TS. Nguyễn Văn Hưng – Ths. Phạm Hùng Thắng – NHNN chi nhánh Hà Nội (www.sbv.gov.vn) 3. Giáo trình tín dụng ngân hàng – Học viện Ngân Hàng – NXB Thống Kê 4. Báo cáo thường niên của NH VPBank năm 2010-2012 5. Văn bản tín dụng của VP Bank 6. Phát triển DNVVN trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam (Nghiên cứu kinh tế - Vũ Bá Phượng) 7. Ngân hàng với việc hỗ trợ phát triển DNVVN - PTS Dương Thu Hương 8. Giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam (Nhà xuất bản chính trị quốc gia - GS, TS Nguyễn Đình Hương) 9. Các trang tin điện tử của VPBank 10. Các khóa luận số: 58, 61,90 – thư viện HVNH 11. Thời báo ngân hàng số 38,45,59,68.

Similar Documents

Premium Essay

Dada Art

...decided to do my first response paper on the topic of dada art (pages 1148-1152). This art form in my opinion is the most conversial art form ever in America’s history and greatly interests me due to the misconception about this art form. With artists such as Marcel Duchamp, Raoul Hausmann, and Hans Arp, these artists show the complexity and un-guide lined art that is called data art. With this new form of art, people had no idea how to react to something that was not known as art for so many years but meaningless scribbles until the 20th century. I’m going to give you a little history and perspectives in this type of art, known as dada art. You will understand why this art form is much speculated to not be an art form but something that is being portrayed as “anti-art”. With similar acts of great self-expression shown throughout history, always comes some form of hate towards these expressions. Georges Hugnet the author of The Bulletin of the Museum of Modern Art Vol. 4, No. 2, Dada and Surrealism states that, “Dada is ageless, it has no parents, but stands alone, making no distinction between what is and what is not.” “It approves while denying, it contradicts itself, and acquires new force by this very contradiction.” The origin of dada art is said to be created by Romanian poet Tristan Tzara, yet Richard Huelsen and Hugo Ball had discovered the name dada by randomly by plunging a knife into a dictionary repeatedly. Dada was an international signifier of negation, which this...

Words: 721 - Pages: 3

Free Essay

Dadaism and Surrealism

...Dadaism and Surrealism Dadaism and Surrealism The Dadaism art movement is part of history now. The movement began in Zurich and New York around the time of the First World War. ("Dada," n.d.) Dadaism was aimed at the artists who felt art created spiritual values. There was a focus on the failure of this by the endless days of war, the art of previous era’s had done nothing to create spiritual values in the followers mind. Dada was a protest against what they felt was the root cause of war. Dada was an “anti-art” according to Hans Richter, one of the founders of this movement. Dada was used to offend people; it ignored aesthetics and was generally preposterous in form. Many of the art displays were made of different mediums such as urinals, garbage, bus tickets, even snow shovels. One of the more known pieces from the Dadaism period is from Marcel Duchamp “Fountain” in 1917 it was simply a urinal. This shows us that with Dadaism they were able to create art even from objects that would normally not be considered art. Surrealism as an art movement officially started in 1924. In 1924 The Surrealist Manifesto written by Andre Breton was published. Many of the artistic pieces of this era are dream like. Some type of art to wonder and marvel at, not an art of reason. ("Dada," n.d.) Surrealism is thought to have been formed as a reaction to Dadaism art movement, which was a protest of the carnages of World War 1. Surrealism was more focused on the positive outcomes of...

Words: 1093 - Pages: 5

Free Essay

Wgu Iwt Humanities Task 1

...periods. Dadaism began in Switzerland in 1916 as a response to World War I. Influenced by the earlier Cubism, this style of art ranged from paintings, sculptures, poetry, and photography. Dadaism is well known for the way it ridiculed materialistic and nationalistic attitudes. They were un-conventionalist in every manor. The Dada artists opposed and resented the social classes who thought that they could control the working class. Dadaists were disgusted by the nationalism that fed into World War 1 and were against any form of group leadership or dictatorship. They were upset that the modern European society would allow war to happen and this is how they knew to protest the idea of war. And if war was to happen then any traditions in any facet where thrown out the window, including art. They believed the art at this time had no meaning and if they were to continue to create art, they would make non-art to show that they did not agree with the current dramas. Dadaist tried to separate themselves from society norms in every which way they could. Even the explanation of how they got the name “Dada” screams unconventional. Some say that the name “Dada”, which is French for hobbyhorse, was adopted from co-founder Richard Huelsenbeck, who claims that he came up with the name by “plunging a knife at random into a dictionary”. (Wolf, 2014) One of the core principals of Dadaism was the belief in freedom of expression and an anti-war support. Also, most of the artist wanted anyone...

Words: 1537 - Pages: 7

Free Essay

Dada

...University of Minnesota Economics 3951-001, Spring 2011 Major Project Seminar ———————————————————————————————————— All students in this course MUST read this syllabus thoroughly and abide by it. This cannot be over-emphasized. Students in the past who paid attention to this syllabus were more successful than those who did not. ———————————————————————————————————— General Information: Instructor: Andrea L. Waddle Lectures: NO REGULAR LECTURE MEETINGS Office: 3-151 Hanson Hall Office Hours: By appointment only Office Phone: 612-625-0311 Email: waddl003@umn.edu Homepage: http://sites.google.com/site/andreawaddle/ I will respond to emails within 24 hours. Course Objective: The objective of this course is to give you an opportunity to: 1. Apply the analytical skills and intuition obtained in your economics courses in order to examine an economic issue in which you have a special interest. 2. Learn how to write a formal report. For students who find their economics courses “too theoretical,” this is the opportunity to apply the knowledge they have accumulated to a real world problem or issue. Course Format: In order to obtain the two credits for the course, students must write a 10-12 page formal report, with additional graphs/charts, which involves an in-depth analysis of an economic issue. There is no class meeting for the course. However, students will have to submit information regarding the progress of their research to...

Words: 2538 - Pages: 11

Free Essay

English

...Nilson Carroll ART 353 Research Paper The Dada Text In July 1916, as the Great War raged across Europe, Hugo Ball read aloud the first Dada manifesto at the Cabaret Voltaire (Ades, Caberet 16). In typical Dada hyperbole, the manifesto made wild claims about the power of the word Dada and how it indicated a new tendency in art and literature. The manifesto, and the many that were written after it, identified and combated what the Dadaists saw as the bourgeois corruption that had caused the war and diluted art into something worthless. Through written manifestos, Dada poetry and collage, wild forms of theater and new ideas on visual art, Dada found a common voice among several different groups of artists from across Europe and in New York. Today, Dada is understood as an art movement, chronologically somewhere in between Futurism and Surrealism. Yet, Dada cannot be understood simply as a visual art movement, but instead as a literary movement. Rather than through painting or sculpture, Dada is best understood through the text, manifestos, poetry, and magazines produced by the Dadaists. Dada visual art by artists like Francis Picabia, Marcel Duchamp, or Hans Arp do not rely on traditional formal elements of art, but rather on the titles of the works. Dadaists have more in common with their contemporary, poet Guillaume Apollinaire, than with any painter, and they are more concerned with Symbolist poets Arthur Rimbaud and Comte de Lautréamont than with modern painters Édouard Manet...

Words: 2082 - Pages: 9

Free Essay

The Movements: Rococo Through Surrealism

...THE MOVEMENTS: ROCOCO THROUGH SURREALISM The Movements: Rococo through Surrealism Hum 100 Final At the end of the Baroque period the neo-classical style Rococo emerge in France. It dealt with elaborate ornamentation. The essence of Romanticism is particularly difficult to describe because it heavily focuses on emotion so you have to see, or hear it to understand it. Art in the modern era from 1860-1914 consists of Impressionism, Post-Impressionism, Fauvism, and Expressionism. These movements are closely related to each other, instead of being a carful rendering like in Realism art was freer flowing and had looser lines. Between the world wars art took on new roles these movements were: Cubism, Futurism, Dada, and Surrealism. The old social stratification of classes was beginning to break down in Europe. The Rococo movement started in France in the early 18th century and is marked by elaborate ornamentation. The Rococo musical style is often viewed as an extension of the Baroque movement, ands characterized by a high degree of ornamentation and lightness of expression. Wolfgang Amadeus Mozart, born January 27th, 1756 in Salzburg began composing music at the age of five. In 1788 Mozart wrote his final three symphonies nos. 39, 40, and 41. He composed these symphonies for zero commission and at the time had no other source of income. Mozart composed these three pieces of work quite rapidly. Composing came easily to Mozart and he often said that he was a vessel and...

Words: 1521 - Pages: 7

Premium Essay

Iwt Task 1

...used images from the street, the mass media, the supermarket, ready-made items, and present them as art in itself. (Pop art) Dada was an international movement starting in 1916 and ending in 1922 that started as a protest of WWI. Many artists were fed up and used their art as a forum to “spit on” nationalism and materialism, which they felt contributed to the war. Because of the war, many artists, especially French and German, found themselves in Zurich where refuge was offered which is where the origin of the movement can be traced to when Hugo Ball opened the Cabaret Voltaire in 1916. (Sniles) Within a few days the core of Dada movement was established with artists such as Emily Hennings, Jean Arp, Tristan Tzara, and Richard Haulsenbeck. (Sniles) There are a couple of theories of how the name Dada came to be with one being French poet Tristan Tzara thrust a knife into pages of a dictionary, randomly finding a name for the movement. (Dada) Officially, Dada was not a movement, the artists not artists, and the art not art and there was one basic rule: Never follow any known rules. (Esaak) As an early form of Shock Art, the artists used mild obscenities, visual puns, sarcasm, and everyday items as art. Assemblage, collage, photomontage and the use of ready-made objects all gained wide acceptance due to their use in Dada art. (Esaak) Dada is known for the “ready-made” art and using bright colors. This no rules theory of the movement worked until it started to become...

Words: 1331 - Pages: 6

Premium Essay

Mccarthyism And Absolutism Similarities

...societal, political, or cultural values, although these values often conflict. The movements of Dada, Punk, and Futurism exhibit similarities in their rejection of past traditions, though they differ in the ways that they express their rejection and their ideals. These similarities can be seen through examples...

Words: 731 - Pages: 3

Free Essay

Riwt Task 1

...replicated a can of soup over and over again in the same piece of art, is that exploitation? Artists use symbols in their art to explain the meaning of their creations. How the artist portrays these symbols makes the difference between art forms. Often, artists make these symbols and icons easily recognizable so that anyone viewing their art can easily understand the meaning. A painting of Jesus offers an important religious symbol just as a painting of Marilyn Monroe represents the popular culture of the 1950’s. Surrealism is an art form that uses these symbols and icons to convey meaning. In the early 1920’s, Andre Breton used the term Surrealism to describe the artistic and literary practices which consisted of Dada and Freud’s theories. Dada was an art form designed to be purposely misunderstood and confusing, and Dadaist made fun of that art and the world around them (Wilder, 2007). According to Wilder (2007), Marcel Duchamp’s ready-made art, which was literally just as it sounds, offers an excellent example of Dada’s theory. Marcel turned everyday objects into art; creating a piece that he called “Fountain” from a urinal. Around the time that Surrealism was born, Sigmund Freud’s theory of the subconscious mind surfaced. Freud believed that a link existed between a person’s subconscious mind, their waking life, and their intentions. In other words, what you dream about is influential in your daily life. For example, if you dream about bugs, it could represent...

Words: 1073 - Pages: 5

Free Essay

Health and Social Care

...anti-Nazi Political activism. He was working in Germany between the two world wars, and developed an innovative method of appropriating and reusing photographs to powerful political effect. Heartfield pioneered photomontage and used the technique of cutting up and combining photographic images to strong political effect. His most famous works were powerful satirical attacks on Hitler and the Nazi’s. Heartfield combined radical art of the avant-garde artistic movement of Berlin Dada with revolutionary politics. At a time of uncertainty, Heartfield’s agitated images forecasted and reflected the chaos Germany experienced in the 1920’s and 1930’s, as it slipped towards social and political catastrophe. Photomontage allowed Heartfield to create loaded and politically contentious images. To compose his works, he chose recognisable press photographs of politicians or events from the mainstream illustrated press. He them dissembled and rearranged these images to radically alter their meaning. Whereas other Dada exponents of montages produced art, for Heartfield his output has the appearance of newspaper photographs. For Heartfield, the definition of photomontage was wider than most peoples, and he insisted it should include a single photo with caption, since text and image interacted with each other in a similar way to multiple images. Many of John Heartfield’s best work utilise famous quotes of leading Nazi’s and undermine the intended message by ingenious visual puns. Many...

Words: 331 - Pages: 2

Premium Essay

Vandenburgh

...What intrigued me the most in Laura Vandenburgh’s presentation was her ability to bring importance and precedence on a subject that many people don’t think twice about. Drawing was a topic I deemed insignificant, boring, and useless up until Laura’s presentation where I realized the daily benefits we draw from the art itself. Her statement that “drawing is fundamental yet marginal” stuck with me as I watched each slide of art she put up. With each of those pictures I couldn’t help but see the drawing behind it, whether it be the distinct reflection of the thought process, the faint strokes of lines behind the finished product, or the development of a message the artist wished to express. Out of the many pieces of art Laura presented to the class, the two that caught my eye and were visually stimulating were the Real Life is Rubbish created by Tim Noble and Sue Webster and Francis Alys’s political statement photo. When I saw Tim Noble’s art, what came to mind was the saying “one man’s garbage is another man’s treasure” and while this statement may not be representative of this art, it certainly grasps the message that something so ghastly and repulsive can also be beautiful and breathtaking at the same time. I love the irony this piece of art represents, the dual meanings garbage is given, as well as the various perspectives it forces the audience to see. In Francis Alys’s politically influenced photo I enjoyed the way he went around getting his message across. The creativity and...

Words: 767 - Pages: 4

Free Essay

Riwt Paper

...paintings were just that, realistic depictions of real-time scenes. In keeping with Gustave Courbet’s statement in 1861 “painting is an essentially concrete art and can only consist in the representation of real and existing things” (Finocchio). In realism, there is no personification of people as mythical beings, no glorifications, and romanticizing takes no place. The focus of this art period was on the common man. Surrealism is a type of art and literature that developed in the 20th century, officially in 1924. Surrealism grew through Europe between World War I and World War II. It was founded by a small group of artists attempting to unlock the power of imagination and heavily influenced by Sigmund Freud. Surrealism evolved from the Dada movement, which created paintings of anti-art that purposely defied normal reasoning to the viewer. However, Surrealism focused on positive expression of the unconscious mind not blocked by rational thinking (Voorhies). Surrealism focused on the exposing of dream-like atmospheres by using desire, sexuality, and violence. Many paintings provided a type of therapeutic medicine during the art creation by visually expressing their unconscious thoughts for all to see. Franklin Rosemont...

Words: 905 - Pages: 4

Free Essay

Avant-Garde Art - Manifestos

...At the turn of 20th century, the relationship between art and society was changing rapidly. Several art movements emerged, with artists strongly believing that the main goal of art was to influence and change status quo. This change was caused and influenced by several issues, such as rapid technological development, development of science, philosophy or photography, crucial cultural and political changes, first world war, etc. In this paper, I will discuss the aim and the effect of three important 20th century movements that are integrally related to the growth and development of Modernism in the early 20th century: dada, surrealism and futurism, analyzing their manifestos and works of art, how they challenged their modernity and what impact did they have on latter development of art. The first art manifesto of the 20th century was introduced by Futurists in Italy in 1909. Before that time, the manifesto was almost exclusively a declaration with political aims. The intention of different artists adopting the form, therefore, was to indicate that they are employing art as a political tool, addressing wider issues such as the need for revolution, problems of political system and/or society, freedom of expression, etc. Moreover, it was not uncommon for manifesto writers and other members of the movements of the early 20th century to also be politically active. Futurist leader – Marinetti was one of the young intellectuals and artists who actively opposed Italian government’s...

Words: 3531 - Pages: 15

Free Essay

Exploring the Relationship Between Dadaism and Surrealism

...origins in Europe in the early part of the twentieth century. The works from both movements would accurately be described as avant-garde. Both presented new and experimental ideas not seen in previous art movements. The earlier period, Dadaism (1916-1924), arose as a protest to the horrors of World War I. Dada presents as a chaotic collection of imagery and ideas. This presentation of imagery in their strange juxtapositions influenced the following Surrealism movement. Both were grounded in their opposition to the rational and logical socio-political ideas that the artists of the time felt contributed to the causes of the calamity that was the First World War. If Dadaism could be described in one word, it would be chaotic. The Dadaism movement began at the Cabaret Voltaire in Zurich in 1916 after the outbreak of World War I as painters, poets and filmmakers fled to neutral Switzerland. Dada art can be in the form of poetry, paintings, and sculpture but the most popular forms are collages, photo-montages and ready-mades. Dada is characterized by random placement of imagery, words or features and the purposeful irrationality in the selection of the imagery. Dada is described as anti-aesthetic, anti-rational and anti-idealistic (Oxford, 2015). Though the term Surrealism was first coined in 1917 to describe the ballet Parade co-written by Pablo Picasso, it was officially considered to have been founded in 1924 when André Breton wrote Le Manifeste du Surréalisme. Surrealism...

Words: 1364 - Pages: 6

Free Essay

Riwt Task1

...Humanities RIWT Task1 Describe Dadaism Dadaism or Dada was developed during World War I. The movement was born, as they say, in Zurich by refugees from mostly Germany and France. Dadaism used visual art, literature such as poetry, theatre, and some graphic design. It was a protest against the war. Because of the horrific events going on in the war, Dadaists used everything from obscenities, scatological humor, visual puns, and any object that would do to thrash nationalism, rationalism, materialism and anything which they felt added to or contributed to the war. Dada used prefabricated materials such as photographs, paintings and mass-produced objects in their art works. They used the idea as much as the materials. An everyday object is turned into an art by object by placing it an artistic context. It disregarded tradition and the use of conscious form in favor of the ridiculous. The movement spread from Zurich to other parts of Europe and eventually New York City. The art form began to get serious consideration in the early 1920s. The Dadaism slowly faded. Describe Surrealism The dictionary defines Surrealism as “A style of art and literature developed principally in the 20th century, stressing the subconscious or non-rational significance of imagery arrived at by automatism or the exploitation of chance effects.” Surrealism was a movement in the 1920s, and is best known for the visual artworks and writings of the group members. Surrealist works feature the element...

Words: 1025 - Pages: 5