Free Essay

Profile for Start-Up Company

In:

Submitted By Shinny
Words 14804
Pages 60
MỤC LỤC

NỘI DUNG 2
I. CHUẨN BỊ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 2 1. Bối cảnh và ý tưởng thành lập doanh nghiệp 2 2. Dự kiến các thành viên góp vốn và chức vụ 2 3. Lựa chọn loại hình công ty 3 a. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): 3 b. Công ty cổ phần 5 4. Đặt tên doanh nghiệp 7 5. Trụ sở doanh nghiệp 9 6. Cơ cấu tổ chức 9 7. Một số bộ luật cần tham khảo 10
II. HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 11 1. Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh 12 2. Dự thảo điều lệ quỹ 14 3. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và đăng kí thuế 41 4. Danh sách thành viên góp vốn 43

NỘI DUNG

CHUẨN BỊ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bối cảnh và ý tưởng thành lập doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu đi lại của người dân là một vấn đề cần được quan tâm. Bên cạnh đó, hệ thống các tuyến đường giao thông ngày càng được mở rộng và cải thiện, các loại hình dịch vụ vận tải công cộng ngày càng phát triển, cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân và loại hình dịch vụ taxi cũng không ngoại lệ. Taxi là loại hình dịch vụ vận chuyển quan trọng và cần thiết góp phần đảm bảo cho đời sống xã hội được phát triển bền vững, ổn định. Đó là nhu cầu tất yếu của xã hội. Trước tình hình đó, chủ trương xã hội hoá dịch vụ của Đảng và Nhà nước chính là nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp đi lại một cách thuận tiện, hiệu quả nhất!

Dự kiến các thành viên góp vốn và chức vụ

|TT |Họ và tên |Vốn góp |Hình thức góp vốn |Kinh nghiệm |Chức vụ |
|1 |Nguyễn Thị Thu Hằng |9 tỷ |Góp 5 tỷ sau khi cấp giấy phép kinh doanh|CEO công ty Liên |Giám đốc kiêm chủ |
| | | |15 ngày bằng tiền mặt, số tiền còn lại sẽ|doanh Unilever |tịch Hội đồng thành |
| | | |góp dần trong vòng 3 năm | |viên |
|3 |Nguyễn Thị Hồng Nhung |3 tỷ |Góp vốn bằng vàng và chứng khoán trị giá |Quản trị nhân sự |Phó giám đốc quản |
| | | |1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng được góp dần trong 2| |trị nhân sự |
| | | |năm tiếp theo | | |

Lựa chọn loại hình công ty

Trước khi ra quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với tình hình của nhóm dự án, chúng tôi đứng trước lựa chọn loại hình công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên.
Trong Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005: • Các quy định về Công ty TNHH được đề cập trong Chương III, từ điều 38 đến điều 76. • Các quy định về Công ty Cổ phần được đề cập trong Chương IV, từ điều 77 đến điều 129. a. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH):
Là doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty.
Đặc điểm: • Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp, nhưng không quá 50 thành viên. • Phần vốn góp của tất cả các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào đều phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty.
Thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH
Thuận lợi: • Có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nên có thể có nhiều vốn hơn, do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp. • Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh, các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị. • Trách nhiệm pháp lý hữu hạn.
Khó khăn: • Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn • Thiếu bền vững và ổn định, chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa; tất cả các hoạt động kinh doanh dễ bị đình chỉ. Sau đó nếu muốn thì bắt đầu công việc kinh doanh mới, có thể có hay không cần một công ty TNHH khác. • Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với DNTN về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là công ty trong đó: • Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là ba. • Vốn cuả công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu. Người có cổ phiếu gọi là cổ đông tức là thành viên công ty. • Khi thành lập các sáng lập viên (những người có sáng kiến thành lập công ty chỉ cần phải ký 20% số cổ phiếu dự tính phát hành), số còn lại họ có thể công khai gọi vốn từ những người khác. • Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra ngoài công chúng, do đó khả năng tăng vốn của công ty rất lớn. • Khả năng chuyển nhượng vốn của các cổ đông dễ dàng. Họ có thể bán cổ phiếu của mình một cách tự do. • Công ty cổ phần thường có đông thành viên (cổ đông) vì nó được phát hành cổ phiếu, ai mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông. Thuận lợi khó khăn của công ty cổ phần Thuận lợi: • Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư của họ. • Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền • Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đo giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm. Điều này đã tạo khả năng cho hầu hết các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng. • Được chuyển nhượng quyền sở hữu: Các cổ phần hay quyền sở hữu công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào danh mục chuyển nhượng tại Sở giao dịch chứng khoán và có thể mua hay bán trong các phiên mở cửa một cách nhanh chóng. Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt. Khó khăn: • Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ. • Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác. • Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình. • Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông.
Với số vốn hạn chế và số thành viên góp vốn còn ít, chúng tôi đã quyết định lưạ chọn thành lâp công ty TNHH vì cơ cấu quản lý của loại hình công ty rất ổn định, đơn giản và dễ quản lý; thành viên chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp của mình. Bên cạnh đó, các thành viên chúng tôi có thể góp vốn dần dần trong vòng ba năm mà không yêu cầu góp đủ số vốn ngay lâp tức, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi khi mới tham gia mà chưa có đủ số vốn yêu cầu. Ngoài ra, so với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH chỉ phải chịu một lần thuế là thuế thu nhập doanh nghiệp, điều ảnh hưởng lớn nhất đến quyền lợi của các thành viên. Về lâu dài, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô hoạt động và tăng vốn điều lệ của công ty, chào đón những thành viên mới và có thể cân nhắc chuyển đổi loại hình công ty sang công ty cổ phẩn.

4 Đặt tên doanh nghiệp

Tên của công ty vừa phải ấn tượng với khách hàng, tạo cảm giác khác biệt và tạo ra đặc trưng cho công ty. Đồng thời, tên phải bảo đảm theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 - Luật Doanh nghiệp năm 2005:
Điều 31. Tên doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp.
b) Tên riêng.
2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”.
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
Trên cơ sở đó, chúng tôi quyết định thành lập công ty với tên gọi: Công ty TNHH dịch vụ & Thương mại Thiên Thần. Tên tiếng anh là Angel Service and Commercial Limited. Chúng tôi kì vọng rằng, trong tương lai khi mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thì sẽ kêu gọi được các đối tác nước ngoài, vì vậy cần tên giao dịch tiếng anh để tiện lợi cho việc giao dịch sau này. 5. Trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở doanh nghiệp được đặt tại số 3, phố Chu Văn An, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là trung tâm thành phố, việc phân ngả đường các loại xe dễ dàng và tiện lợi. Thêm vào đó, đây là nơi tập trung đông dân cư thành thị, có mức thu nhập cao, nhu cầu e taxi lớn.

5 Cơ cấu tổ chức

[pic] Chúng tôi tập trung vào việc tuyển chọn, xây dựng một đội ngũ CBCNV có trình độ và kinh nghiệm để đưa Công ty phát triển; đồng thời chúng tôi cũng tiến hành đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, năng động và nhạy bén, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đảm bảo phục vụ nhân dân với tinh thần “Khách hàng là thượng đế”. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi toàn diện với chất lượng cao, đồng thời tạo dựng uy tín và duy trì các mối quan hệ lâu dài với khách hàng theo triết lý “Niềm tin tạo nên sức mạnh”.

Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng cao của khách hàng, công ty TNHH Thiên Thần sẽ mở rộng thêm quy mô hoạt động trong cả lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng và khách sạn, cùng các dịch vụ giải trí khác. Vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng taxi Thiên Thần luôn là phương tiện đi lại đáng tin cậy của khách hàng, xứng đáng với sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước, từ trung ương đến địa phương, của các bạn bè, đồng nghiệp.

6 Một số bộ luật cần tham khảo

- Luật doanh nghiệp 2005 - Nghị định 91/2009/NĐ-CP: Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng oto - Luật giao thông đường bộ: Chương VI- Vận tải đường bộ (điều 64- điều 83)

5 HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Theo Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp được nêu tại khoản 2, Điều 13 Luật Doanh Nghiệp.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký lên phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền. Các thành viên phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

3. Danh sách thành viên công ty lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải có:

a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân;

b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập là pháp nhân.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

1 Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh

|SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC |BM-ĐKKD-02 |

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÍ KINH DOANH
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Kính gửi: Phòng đăng kí kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Tôi tên là: NGUYỄN THỊ THU HẰNG Giới tính: Nữ
Chức danh: Giám đốc
Sinh ngày: 03/03/1992 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân số: 135603373
Ngày cấp: 13/08/2009 Nơi cấp: Công an tỉnh Vĩnh Phúc
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: Khu Bắc, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Chỗ ở hiện tại: số 19, ngách 35/69 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: 0979 354 118; Fax: 0211 3 838296
Đại diện theo pháp luật của công ty
Đăng kí kinh doanh công ty TNHH với nội dung sau:

1. Tên công ty viết bằng tiếng Việt:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN THẦN
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Angel Service and Commercial Limited
Tên viết tắt: Angel Lmt, 2. Địa chỉ trụ sở chính: Số 3, phố Chu Văn An, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211 3 860 086 Fax: 0211 3 860 261 Email: angel.taxi@gmail.com 3. Ngành, nghề kinh doanh:
|TT |Tên ngành |Mã ngành |
|1 |Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi |49312 |
|2 |Dịch vụ du lịch; tổ chức các tour du lịch |49329 |
|3 |Mua bán oto |45111,45119 |
|4 |Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh |47224 |
| |bột trong các cửa hàng chuyên doanh | |
|5 |Mua bán các mặt hàng hóa mỹ phẩm, công nghệ phẩm |47722 |
|6 |Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ |55101,55103 |
|7 |Kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống |56101 |

4. Vốn điều lệ: 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng VN)
- Bằng tiền Việt Nam đồng: 20.000.000.000
- Phần vốn góp của mỗi thành viên được liệt kê tại danh sách thành viên
5. Tên địa chỉ chi nhánh: Chưa có
6. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện: Chưa có

Tôi và các thành viên cam kết: - Không thuộc diện quy định tại khoản 2 điều 13 Luật Doanh nghiệp

- Trụ sở chính thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh;

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2012

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thu Hằng

2 Dự thảo điều lệ quỹ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

ĐIỀU LỆ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN THẦN

Hôm nay, ngày 5 tháng 12, chúng tôi – các sáng lập viên của Công ty mà danh tính được nêu tại Điều 6 dưới đây nhất trí lập Bản điều lệ của Công ty trong khuôn khổ của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.

Bản điều lệ này là một phần của hồ sơ đăng ký kinh doanh theo Luật định về việc thành lập Công ty.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh thì Bản điều lệ này trở thành bản cam kết của tất cả các thành viên về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của Công ty.

Bản điều lệ này gồm có các điều khoản sau:

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Tên và địa chỉ Công ty
1- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN THẦN Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Angel Service and Commercial Limited Tên viết tắt: Angel Lmt,
2- Điạ chỉ trụ sở chính: Phố Chu Văn An, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211 3 860 086 Fax: 0211 3 860 261 Email: angel.taxi@gmail.com
Địa chỉ này là địa chỉ pháp lý của Công ty để giao dịch, nhận thư từ các loại. Công ty có thể chuyển trụ sở giao dịch theo quyết định của Hội đồng thành viên và theo quy định của pháp luật.

Điều 2: Hình thức công ty: Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Thiên Thần là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên
1. Công ty là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 25, 26 và 27 của bản điều lệ này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

Điều 3: Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.
Mục tiêu của Công ty là sản xuất, trao đổi, mua bán, phân phối các sản phẩm dưới đây:
|TT |Tên ngành |Mã ngành |
|1 |Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi |49312 |
|2 |Dịch vụ du lịch; tổ chức các tour du lịch |49329 |
|3 |Mua bán oto |45111,45119 |
|4 |Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh |47224 |
| |bột trong các cửa hàng chuyên doanh | |
|5 |Mua bán các mặt hàng hóa mỹ phẩm, công nghệ phẩm |47722 |
|6 |Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ |55101,55103 |
|7 |Kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống |56101 |

Điều 4: Quyền của công ty
1. Tự chủ kinh doan; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
4. Kinh doanh xuất, nhập khẩu.
5. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
6. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
7. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.
10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
11. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng theo quy đinh của pháp luật.
12. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5: Nghĩa vụ của công ty
1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Tổ chức công tác kề toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
6. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6: Danh sách sáng lập viên Công ty gồm:
- Thời hạn hoạt động: 50 năm kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.

Điều 7: Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng kí kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.
2. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không đủ và đúng hạn số vốn cam kết.
3. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong những các cách sau đây:
a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;
b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;
c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.
4. Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Vốn điều lệ của công ty;
d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;
đ) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

Điều 8: Sổ đăng ký thành viên
1. Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký thành viên phải có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;
c) Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần vốn góp của từng thành viên; thời điểm góp vốn; loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn;
d) Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
2. Sổ đăng ký thành viên được lưu giứ tại trụ sở chính của công ty.

Điều 9: Quyền của thành viên
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền sau đây:
a) Tham dự họp Hồi đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;
c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ đăng ký thành viên, sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giầy tờ và tài liệu khác của công ty;
d) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
đ) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
e) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển nhược một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này;
g) Khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thàn viên hoặc công ty theo quy định của pháp luật;
h) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
i) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

2. Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 10: Nghĩa vụ của thành viên
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn góp đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 25, 26, 27 và 34 của bản điều lệ này.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

CHƯƠNG II
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY

Điều 11: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
- Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên
- Giám đốc, phó Giám đốc.
- Một hoặc một số kiểm soát viên công ty.
- Một số nhân viên giúp việc theo yêu cầu công việc của công ty và do Giám độc quyết định tuyển chọn trên cơ sở chấp thuận của Hội đồng thành viên.
Tổ chức Đảng, đoàn thể được thành lập theo yêu cầu của các thành viên, của những người lao động trong công ty, tổ chức và hoạt động của các đoàn thể đó phải tuân thủ pháp luật và tôn trọng lợi ích của công ty.
Điều 12: Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên.Hội đồng thành viên định kỳ họp môi tháng một lần, và các cuộc họp bất thường.
2. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
c) Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có trị giá trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty;
d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tỏng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ sung, miễn nhiệm, cách thức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đóc hoặc Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác;
e) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đôc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
l) Quyết định tổ chức lại công ty;
m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
n) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Điều 13: Người đại diện theo ủy quyền
1. Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định. Thông báo phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
b) Tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền được chỉ định;
d) Thời hạn ủy quyền;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thành viên, của người đại diện theo ủy quyền của thành viên.
Việc thay thế người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản cho công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định và có hiệu lực kể từ ngày công ty nhận được thông báo.
2. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
3. Người đại diện theo ủy quyền nhân danh thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên theo quy định của Điều lệ. Mọi hạn chế của thành viên đối với người đại diện theo ủy quyền của mình trong việc thực hiện các quyền thành viên thông qua Hội đồng thành viên đều không có hiệu lực pháp lý đối với bên thứ ba.
4. Người đại diện theo ủy quyền có nghĩa vụ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thành viên; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ tối đa lợi ích hợp pháp của thành viên công ty.
5. Người đại diện theo ủy quyền có số phiếu biểu quyết tương ứng phần vốn góp được ủy quyền.

Điều 14: Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hồi đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.

Điều 15: Triệu tập họp Hội đồng thành viên
1.Hội đồng thành viên được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch Hôi đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại tài khoản 2 Điều 9 của trong bản điều lệ này. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty, hoặc ở một điạ điểm khác do các thành viên quyết định.
Chủ tịch Hội đồng thành viên chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và triệu tập họp Hội đồng thành viên. Thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp. Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền;
b) Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
c) Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;
d) Lý do kiến nghị.
Chủ tịch Hội đồng thành viên phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định được gửi đến trụ sở chính của công ty chậm nhất một ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng thành viên; trường hợp kiến nghị được đề trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp đồng ý.

2. Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ tời gian, địa điểm và chương trình họp.
Chương trình và tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua phương hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất hai ngày làm việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định.

3. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của bản điều lệ này trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên; trong trường hợp này, nếu xét thấy cần thiết, yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc tổ chức và tiến hành họp Hội đồng thành viên; đồng thời, có quyền nhân danh mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện Chủ tịch Hội đồng thành viên về việc không thực hiện đúng nghĩa vụ quản lý, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của họ.

4. Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định tại khoản 3 Điều này phải bằng văn bản, có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên yêu cầu;
b) Lý do yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên và vấn đề cần giải quyết;
c) Dự kiến chương trình họp;
d) Họ, tên, chữ ký của từng thành viên yêu cầu hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ.

5. Trường hợp yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên không có đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều này thì Chủ tịch Hội đồng thành viên phải thông báo bằng văn bản cho thành viên, nhóm thành viên có liên quan biết trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trong các trường hợp khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên phải triệu tập họp Hội đồng thành viên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định thì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra đối với công ty và thành viên có liên quan của công ty. Trong trường hợp này, thành viên hoặc nhóm thành viên đã yêu cầu có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.

Điều 16: Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 80% vốn điều lệ.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 70% vốn điều lệ.
3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện để tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
4. Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên.

Điều 17: Quyết định của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản.
Quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
đ) Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
2. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:
a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tống số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận.
b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty.
3. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận.
Điều 18: Biên bản họp Hội đồng thành viên
1. Các cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty.
2. Biên bản họp Hội đồng thành viên phải làm xong và thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;
b) Họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không dự họ;
c) Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
d) Tổng số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;
đ) Các quyết định được thông qua;
e) Họ, tên, chữ ký của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp.

Điều 19. Thủ tục thông qua quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên bằng văn bản để thông qua quyết định được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản để thông qua quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền;
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo, gửi các báo cáo, tờ trình về nội dung cần quyết định, dự thảo quyết định và phiếu lấy ý kiến đến các thành viên Hội đồng thành viên.
Phiếu lấy ý kiến phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, tỷ lệ phần vốn đại diện của thành viên Hội đồng thành viên;
c) Vấn đề cần lấy ý kiến và ý kiến trả lời tương ứng theo thứ tự tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
d) Thời hạn cuối cùng phải gửi phiếu lấy ý kiến về công ty;
đ) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên.
Phiếu lấy ý kiến có nội dung đầy đủ, chính xác được thành viên gửi về công ty trong thời hạn quy định được coi là hợp lệ.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức việc kiểm phiếu, lập báo cáo và thông báo kết quả kiểm phiếu, quyết định được thông qua đến các thành viên trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn mà thành viên phải gửi ý kiến về công ty. Báo cáo kết quả kiểm phiếu phải có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của bản điều lệ này.

Điều 20: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Điều 21: Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
1. Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
b) Trung thành với lợi ích của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty; không được lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công tư để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Điều 22: Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi nhân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.

Điều 23: Thù lao, tiền lương và thưởng của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
1. Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

2. Thù lao, tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

Điều 24: Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;
b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;
c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;
d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến thành viên Hội đồng thành viên, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giai dịch dự định tiến hành.
Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết.

2. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết không đúng quy định tại khoản 1 Điều này. Người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

Điều 25: Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c tại khoản này.

2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá trị thị trường trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

3. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác không phải là thành viên.

Điều 26: Chuyển nhượng phần vốn góp
Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 27 của bản điều lệ này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời bạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

Điều 27: Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác
1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toán án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.

2. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của bản điều lệ này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.

4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trương hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ được trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:
a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 26 của bản điều lệ này.

Điều 28: Người đại diện theo pháp luật
1. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Giám đốc có thể được cử từ các thành viên công ty hoặc thuê, việc cử hoặc thuê Giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định. Phó giám đốc là người giúp việc Giám đốc, do Giám đốc đề nghị và được sự phê chuẩn bằng quyết định của Hội đồng thành viên.

Giám đốc Công ty là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Hội đồng thành viên Công ty nhất trí bổ nhiệm:
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng làm Giám đốc – là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Phó giám đốc, Kế toán trưởng là người giúp việc Giám đốc, do Giám đốc đề nghị và được phê chuẩn bằng quyết định của Hội đồng thành viên.

Điều 29: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ
Các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau và giữa các thành viên với công ty, trước hết phải được hòa giải và giải quyết nội bộ. Thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ như sau: Người yêu cầu giải quyết có văn bản gửi trực tiếp cho thành viên hoặc công ty có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến mình, đồng thời gửi cho Giám độc, Chủ tịch Hội đồng thành viên và tất cả thành viên công ty. Nếu hai bên không thỏa thuận giải quyết tranh chấp thì Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập tất cả thành viên đến họp để cùng giải quyết. Trường hợp quá ba mươi ngày kể từ ngày có đơn yêu cầu mà vấn đề không được giải quyết xong thì người có đơn yêu cầu có quyền chuyển đơn đến Tòa Kinh tế cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Quyết định của tòa kinh tế là quyết định cuối cùng mà các bên có nghĩa vụ phải tuân theo. Mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc giải quyết tranh chấp do bên thua chịu.

Điều 30: Kiểm soát viên công ty
Kiểm soát viên của công ty là thành viên góp vốn của công ty do Hội đồng thành viên cử và miễn nhiệm. Kiểm soát viên không đồng thời là kế toán, Giám đốc của công ty.

Công ty sẽ thành lập Ban kiểm soát khi số lượng thành viên công ty lên đến 11 thành viên trở lên.

Kiểm soát viên có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc ghi chép kế toán của công ty, kiểm tra việc điều hành của Giám đốc công ty, kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra báo cáo kết quả tài chính của công ty trước khi trình Hội đồng thành viên, trả lời các yêu cầu của thành viên công ty. Kiểm soát viên có quyền triệu tập Hội đồng tành viên khi có căn cứ cho rằng lợi ích của công ty bị đe dọa, có quyền kiến nghị Hội đồng thành viên đình chỉ thi hành, hủy bỏ các quyết địn của Giám đốc, các quyết định khi nó trái với lợi ích của công ty. Kiểm soát viên có quyền kiến nghị với Hội đồng thành viên các hình thức xử lý trong nội bộ công ty.

Điều 31: Nhiệm kỳ của những người quản lý công ty: Nhiệm kỳ của những người quản lý công ty kết thúc trong các trường hợp sau đây: 1 – Chết, mất năng lực hoặc bị tuyên bố là mất tích. 2 – Bị bãi miễn hoặc từ chức. Một người quản lý có thể từ bỏ chức vụ của mình nhưng phải thông báo trước ba tháng cho Hội đồng thành viên bằng đơn xin từ chức.

CHƯƠNG III
TÀI CHÍNH
Điều 32: Vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ của công ty khi thành lập là 20 tỷ đồng ( đồng Việt Nam)
Bằng tiền mặt Việt Nam đồng:

Điều 33: Giá trị vốn góp của từng thành viên là: 1- Nguyễn Thị Thu Hằng: 9 tỷ 2- Nguyễn Đỗ Thủy Tiên: 5 tỷ 3- Nguyễn Thị Hồng Nhung: 3 tỷ 4- Phạm Thị Hương Giang: 3 tỷ Thời hạn góp vốn được thống nhất như sau: - Bà Nguyễn Thị Thu Hằng góp vốn 15 ngày sau khi cấp giấy phép kinh doanh 5 tỷ bằng tiền mặt, số tiền còn lại sẽ góp dần trong vòng 3 năm. - Bà Nguyễn Đỗ Thủy Tiên góp vốn bằng mảnh đất trị giá 3 tỷ đồng, sổ đỏ được đem thế chấp ngân hàng. - Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung góp vốn bằng vàng và chứng khoán trị giá 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng được góp dần trong 2 năm tiếp theo. - Bà Phạm Thị Hương Giang góp vốn bằng 1 con xe Crossover Hyundai Santa Fe 2013 đã qua sử dụng được định giá 1 tỷ đồng, 2 xe Kia F mới trị giá 600 triệu và 800 triệu tiền mặt được góp trong 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép kinh doanh

Điều 34: Tăng, giảm vốn điều lệ
1. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
c) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được phân chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên.

3. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 10 của bản điều lệ này;
c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với tài sản giảm xuống của công ty.

4. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lên, công ty phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp của mỗi thành viên;
c) Vốn điều lệ, số vốn dự định tăng hoặc giảm;
d) Thời điểm, hình thức tăng hoặc giảm vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất.

Điều 35: Điều kiện để chia lợi nhuận
Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; đồng thời vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Điều 36: Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia
Trường hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 34 của bản điều lệ này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 35 của bản điều lệ này thì các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tương đương với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia.

Điều 37: Các loại quỹ của công ty Các loại quỹ công ty gồm: Quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển sản xuất, Hội đồng thành viên với một quyết định tập thể đặc biệt có thể lập thêm quỹ khác khi cần.
1 – Quỹ dự trữ bắt buộc được trích bằng 3% lợi nhuận ròng hàng năm.
Quỹ này với mục đích bảo hiểm vốn hoạt động của công ty và được sử dụng theo quyết định của Hội đồng thành viên đến khi quỹ này bằng 10% vốn điều lệ công ty thì thôi không trích nữa.

2 – Quỹ khen thưởng: Được trích từ 2 – 5% lợi nhuận ròng hàng năm. Quỹ này với mục đích thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc giúp công ty kinh doanh. Giám đốc công ty có quyền sử dụng quỹ này theo mục đích trên.

3 – Quỹ phúc lợi được trích 1% lợi nhuận ròng hàng năm. Quỹ này với mục đích hỗ trợ trực tiếp cho người lao động trong các trường hợp rủi ro, tai nạn, ốm đau. Quỹ này do Giám đốc công ty quyết định sử dụng cho mục đích trên.

4 – Quỹ phát triển sản xuất được trích 10 – 20% lợi nhuận ròng hàng năm. Quỹ này với mục đích chi cho các hoạt động nhằm đổi mới kỹ thuật, đổi mới quản lý,… Hội đồng thành viên quyết định việc sử dụng quỹ.

Điều 38: Niên khóa tài chính của công ty
Niên khóa tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào 24h ngày 31 tháng 12 cùng năm. Riêng niên khóa tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày công ty được đăng ký kinh doanh và kết thúc vào 24h ngày 31 tháng 12 cùng năm.

Báo cáo quyết toán tài chính năm được trình lên Hội đồng thành viên vào ngày 30 tháng 3 năm sau.
CHƯƠNG IV
GIẢI THỂ, THANH LÝ TÀI SẢN
Điều 39: Các trường hợp và điều kiện giải thể công ty
1. Công ty sẽ giải thể trong các trường hợp sau:
a) Theo quyết định của Hội đồng thành viên.
b) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng liên tục.
c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh.
d) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

2. Công ty chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Điều 40: Trình tự giải thể Khi công ty giải thể thì Hội đồng thành viên sẽ thực hiện các bước sau:
a) Họp Hội đồng thành viên thông qua quyết định giải thể
Hội đồng thành viên sẽ họp để thảo luận và thông qua quyết định giải thể chú trọng đến các vấn đề thời hạn, thủ tục thanh lý, thanh toán các khoản nợ của công ty, phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, lập tổ thanh lý tài sản dựa theo quy định của pháp luật hiện hành.

Kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, công ty ngưng mọi hoạt động kinh doanh, việc điều hành công ty sẽ do tổ thanh lý phụ trách với nhiệm vụ chính là thực hiện phương án giải thể.

b) Công bố
Trong thời hạn bày ngày kể từ ngày quyết định giải thể được thông qua, công ty sẽ gửi quyết định đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, các ngườu có quyền và nghĩa vụ liên quan và người lao động trong công ty. Riêng đối với các chủ nợ, quyết định gửi đi sẽ kèm theo thông báo về phương án ánh giải quyết nợ trong đó nêu địa điểm và phương thức thanh toán số nợ; cách thức, thời hạn giải quyết các khiếu nại của chủ nợ. Quyết định giải thể cũng được niêm yết tại trụ sở chính của công ty và đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp.

c) Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Bảy ngày sau khi thông qua quyết định giải thể, Hội đồng thành viên lập tổ thanh lý, tổ này gồm có từ 3 – 5 người trong đó có Giám đốc công ty, Kế toán trưởng, 3 người còn lại có thể là thành viên công ty hoặc là người từ bên ngoài. Trong tổ phải có ít nhất 1 người là kế toán viên có kinh nghiệm, Giám đốc và Kế toán trưởng không được làm tổ trưởng tổ thanh lý. Tổ thanh lý có trách nhiệm hoàn tất phương án giải thể trong vòng không quá 5 tháng kể từ ngày được thành lập.
Sau khi thanh toán hết nợ của công ty, tổ thanh lý sẽ gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên công ty trong sổ đăng ký kinh doanh.

CHƯƠNG V
QUY ĐỊNH THỰC HIỆN
Điều 41: Gia hạn hoạt động của công ty
Công ty có thể gia hạn hoạt động khi hết thời hạn. Hội đồng thành viên phải quyết định vấn đề này bằng văn bản.
Điều lệ này có thể sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Hội đồng thành viên và phải phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước tại thời điểm sửa đổi.

Điều 42: Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều lệ gồm 5 chương, 42 điều, lập thành 4 bản giống nhau và có giá trị như nhau.
Các thành viên công ty cùng cam kết rằng, mình hiều rõ các điều mà mình tham gia soạn thảo và ký kết, đồng thời cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của điều lệ.

HỌ TÊN VÀ CHỮ KÝ CỦA CÁC SÁNG LẬP VIÊN.
1 - Nguyễn Thị Thu Hằng
2 - Nguyễn Đỗ Thủy Tiên
3 - Nguyễn Thị Hồng Nhung
4 - Phạm Thị Hương Giang

3 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và đăng kí thuế

|SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|TỈNH VĨNH PHÚC |Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
|PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH |___________________ |
|__________________________ | |

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ THUẾ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

MSDN:
Đăng ký lần đầu, ngày 5 tháng 12 năm 2012

4. Tên công ty viết bằng tiếng Việt:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN THẦN
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Angel Service and Commercial Limited
Tên viết tắt: Angel Lmt, 5. Địa chỉ trụ sở chính: Số 3, phố Chu Văn An, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3 860 086 Fax: 0211 3 860 261
Email: angel.taxi@gmail.com 6. Ngành, nghề kinh doanh:
|TT |Tên ngành |Mã ngành |
|1 |Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi |49312 |
|2 |Dịch vụ du lịch; tổ chức các tour du lịch |49329 |
|3 |Mua bán oto |45111,45119 |
|4 |Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh |47224 |
| |bột trong các cửa hàng chuyên doanh | |
|5 |Mua bán các mặt hàng hóa mỹ phẩm, công nghệ phẩm |47722 |
|6 |Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ |55101,55103 |
|7 |Kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống |56101 |

4. Vốn điều lệ: 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng VN)
5. Danh sách thành viên góp vốn:
|STT |Tên thành viên |Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú |Giá trị vốn góp |Phần |Số |
| | |đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ |(tỷ đồng) |vốn góp (%) |CMND |
| | |sở chính đối với tổ chức | | | |
|1 |Nguyễn Thị Thu Hằng |Thị trấn Thổ Tang, Huyện Vĩnh |9 |45% |135603373 |
| | |Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc | | | |
|2 |Nguyễn Đỗ Thủy Tiên |Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, |5 |25% |145511136 |
| | |Tỉnh Hưng Yên | | | |
|3 |Phạm Thị Hương Giang |Xã Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, |3 |15% |135515419 |
| | |Tỉnh Vĩnh Phúc | | | |
|4 |Nguyễn Thị Hồng Nhung |Xã Yên Đồng, Huyện Yên Lạc |3 |15% |135621604 |

6. Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
Chức danh: Giám đốc
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng Giới tính: Nữ
Sinh ngày: 03/03/1992 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân số: 135603373
Ngày cấp: 13/08/2009 Nơi cấp: Công an tỉnh Vĩnh Phúc
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: Khu Bắc, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Chỗ ở hiện tại: số 19, ngách 35/69 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội

|Chữ ký: |TRƯỞNG PHÒNG |

1. Danh sách thành viên góp vốn

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC BM – ĐKKD – 04 MẪU MDS – 1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN THẦN

TT |Tên thành viên |Ngày, tháng, năm sinh đốivới thành viên là cá nhân |Giới tính |Quốc tịch |Dân tộc |Chỗ ở hiện tại đối với thành viên là cá nhân |Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức |Số, ngày cấp CMND hoặc hộ chiếu đối với cá nhân, hoặc Giấy CNĐKKD đối với DN, hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức khác |Vốn góp |Chữ kí của các thành viên | | | | | | | | | | |Phần vốn góp
( tỷ) |Sở hữu vốn(%) |Loại TS, Số lượng, G.Trị |Thời điểm góp vốn | | |(1) |(2) |(3) |(4) |(5) |(6) |(7) |(8) |(9) |(10) |(11) |(12) |(13) |(14) | |1 |Nguyễn Thị Thu Hằng |3/3/1992 |Nữ |Việt Nam |Kinh |Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc |Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc |Số: 135603373
Cấp ngày: 13/08/09
CA tỉnh Vĩnh Phúc |9 tỷ đồng |

45% |Tiền mặt, 9 tỷ |Góp 5 tỷ sau khi cấp giấy phép kinh doanh 15 ngày bằng tiền mặt, số tiền còn lại sẽ góp dần trong vòng 3 năm | | |2 |Nguyễn Đỗ Thủy Tiên |8/11/1992 |Nữ |Việt Nam |Kinh |Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên |Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên |Số: 145511136
Cấp ngày: 22/06/12
CA tỉnh Hưng Yên |5 tỷ |25% |Bất động sản, 3 tỷ |Chuyển quyền sở hữu trong vòng 15 ngày khi có giấy phép kinh doanh. | | |3 |Nguyễn Thị Hồng Nhung |6/6/1992 |Nữ |Việt Nam |Kinh |Yên Lạc, Vĩnh Phúc |Yên Lạc, Vĩnh Phúc |Số: 135621604
Cấp ngày 13/07/09
CA tỉnh Vĩnh Phúc |3 tỷ |15% |Tiền mặt – 2 tỷ, vàng và chứng khoán – 1 tỷ |Vàng và chứng khoán được thanh khoản trong 15 ngày sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, tiền được góp dần trong 2 năm tiếp theo | | |4 |Phạm Thị Hương Giang |25/3/1992 |Nữ |Việt Nam |Kinh |Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc |Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc |Số: 135515419
Cấp ngày 25/08/093
CA tỉnh Vĩnh Phúc |3 tỷ |15% |Xe ô tô Crossover Hyundai Santa Fe 2013 – 1 tỷ và 2 Kia F – 1,2 tỷ và tiền mặt – 800 triệu |Tiền mặt được góp và xe được chuyển quyền sở hữu sau 15 ngày có giấy phép kinh doanh | | | •

Similar Documents

Premium Essay

Nmmhg

...tell you what to study, what interviews to prepare for and how to prepare. Refer to the following tips to understand how to make this report a means to get closer to your dream job. Start by referring to the 'YOUR AMCAT SCORE SUMMARY' chapter of your report. This chapter has all the key highlights for you. You will get to know where you stand nationally in different AMCAT modules, a snapshot of your personality and your employability in different job profiles and sectors. The summary chapter is the key. You should understand everything in it to know where you stand in the job market. For each section in the summary chapter, we mention the chapter having additional information about the section. Wherever you are unable to understand or want more information, refer to the respective chapter. The chapter 'Your Profile and Industry Fitment' is very important. The following tips will help you use it to make an action plan for next few months: a. For profiles where your employability is high, you should start refreshing your knowledge for an interview for them. You may soon get interview calls for these. b. You might find certain profiles where you have high employability, but are not the ones that interest you or you know much about. We will seriously recommend that you explore more about these profiles, find information about them and re-evaluate your interest. These can provide you an interesting career path which you may not have considered till...

Words: 4442 - Pages: 18

Premium Essay

Favourite Guest Speaker

...Introduction What makes Newcastle University London unique and worthwhile for students is a series of master classes known as Igniting Connections Masterclass where professionals are invited as guest speaker to discuss their experiences in their field of work and interact with students. I found it satisfying and amusing how each of the guest speaker from different industries have different ways of thinking, looking at different perspective of how business is managed that varies from start-up to multinational companies. Out of all the master classes, I found David Stringer-Lamarre and Marc Crouch the most interesting and relevant to myself. David Stringer-Lamarre – Culture Diversity David Stringer-Lamare is one of my favourite guest speaker due to his energetic voice and interactive presentation. Having graduated from Imperial College London he currently landed his job as founder and managing director of Fortis Consulting London, and chairman of Institute...

Words: 1597 - Pages: 7

Premium Essay

Managerial Decision-Making Process

...Mitya, 09/14/2015 Managerial decision-making process. Bias. I was a product manager in my German-Polish company in 2009. The company was supplying building materials to the Polish market. Due to non-satisfactory financial results caused by the financial crisis in 2008 I was instructed by my General Director to increase the sales volume of my product portfolio up to 50% by the end of 2010. The product set consisted of aluminum composite panels, building aluminum profiles, and polycarbonate panels. I made a decision to relocate production lines of aluminum profiles from Germany to Poland by using one of our partners’ plants. My decision was based on the largest aluminum trade margin that allowed me to pursue a more flexible pricing policy. As a consequence, it could lead to increased levels of demand at the local market. At the same time simplicity and low cost of tech manufacturing process made this solution less financially risky in case of my managerial decision failure. My product portfolio did not have another alternative that would help me to increase my turnover index up 50% within 1 year. Therefore, I had no other alternatives except for moving the production line to the local Polish market. Plus, it could provide me with factually reduced cost per unit, cost of logistics and, as a consequence, an increase in sales. Back then I followed the exact rational model of decision making process. I conducted a thorough marketing research project. In 2009, I visited all our 20 branches...

Words: 596 - Pages: 3

Premium Essay

P1, Report on Promotional Mix of Two Organizations

...examples of whether these types of promotional mixes raise sales or establish a local profile (the image of the business) then I will be talking about how they use promotional activities to promote the other 3 Ps - (Price, place, product) and how promotion of the fourth P affects them. I will be extending this by explaining how one of the two organizations promotions is integrated with the rest of the marketing mix so that it is able to achieve its marketing aims and objectives. To do this I will begin by clearly stating marketing aims and objectives of that organization. To conclude my report, I will evaluate and justify the use of an appropriate promotional mix in relation to marketing objectives of the chosen organization. The promotional mix of The Hub by Sodic Group Advertising Billboard advertising Westtown hub advertises their organization and the businesses open in their Hub through billboards. They advertise their organization through billboards because this will allow them to have access to a very large amount of potential customers. As well as making people know what businesses are open in west town hub. Their main aim is the upper class customers. They will gain these customers by having photographic information, which will have a strong visual effect on these customers. Flyer promotion Westtown hub also uses flyers to advertise themselves as well as the companies within it. These flyers are given out to customers whilst they are in the Hub, close...

Words: 3407 - Pages: 14

Premium Essay

Ssss

...during lecture. Group Assignment: Entrepreneur’s Profile (30%) Choose one entrepreneur in given industry (food, hospitality, logistic, retail, transportation, air line system, medicine, manufacturing, insurance and etc) to conduct an interview and write a report on “Entrepreneur’s Profile”. Instruction:- 1. Form a small group, consist of 5 -6 students. 2. Group leader will participate in lucky draw to choose the industry. 3. Group will propose the suitable entrepreneur in given industry to be endorsed by lecturer. The report structure must be based on the following format: 1. Cover Page a) Name of entrepreneur b) Name of Student c) Matrix number d) Group/section e) Lecturer’s name f) Date of submission 2. Table of contents A. Introduction B. Entrepreneur background C. Company background D. The entrepreneur before starting the venture E. The entrepreneur at the time he/she started the venture F. Conclusion (What can you learn from this entrepreneur?) G. Appendixes (picture of entrepreneur and any materials related in preparing the report. Table of Contents (Details) A. Introduction B. Entrepreneur background - Name, age, gender, ethnicity, origin - How did he or she start the business? - What are the factors which lead to the creation of business? C. Company background - Name of company - What type of business is he or she running...

Words: 1061 - Pages: 5

Free Essay

Organizational

...the endless commercials. The moment you have waited for is here, the big game. The kicker lines up, signals he is ready, and charges to kick the ball to start the game. Just as the kicker makes contact, the television screen goes blank. You rush outside to investigate and the only thing that catches your eye is your neighbor digging postholes for a privacy fence. Unknown to your neighbor, he just cut your cable service line. A scenario like this occurs each day in America. It may not happen exactly like this, but loss of utilities because of not knowing what lies buried underground is a annoying and possibly serious problem. Calling a utility locator before digging can save frustration, money, and possibly lives. In this paper I will address the five steps a utility locator uses to indentify where underground facilities lie. These steps include: Evaluate the Locate, Identify High-Profile Utilities, Prepare for the Locate, Perform the Locate, and Document the Locate. Utility Locators have a tremendous amount of responsibility and it is very important the make a game plan before each locate. Evaluate the Locate A locator receives a locate ticket from the One Call center. One Call centers receive all dig requests and alerts utility companies that a dig will take place. In almost every state, law requires a contractor to call a One Call center at least 48 hours before excavation starts (Kolera & Bernold, 2006). Contractors and homeowners can request a locate ticket by calling...

Words: 1258 - Pages: 6

Premium Essay

Open Source Software

...in e-business) for any 3rd party to review and modify. In other words it is open and accessible to all. It continuously develops free products by bringing together thousands of dedicated volunteers from around the world. Start-up companies taking advantage of Web 3.0 Start preparing by developing IT systems, hiring talent and restructuring the organisation to take advantage of Web 3.0. At organisational level, start with capacity building and at technical level, by adopting open systems and moving real-time rather than asynchronous model. Ensure that the business has got the right skills. There is already a huge demand for data scientists who are able to work with large chunks of data to find meaningful information. Create an online dialogue about company products and services for customers. Capture information produced, and use it to refine products, services and marketing. Key recommendations include: ▫ Open up business systems to the internet ▫ Move to real-time analytics and processing ▫ Structure data so it can be used more effectively ▫ Develop internal web and data talent ▫ Involve customers in all parts of the business through social media. Increasingly the customization of content presented will be based on a solid user profile refine that can be stored on the computer of his own or resorting to other entities that provide this service. The perfecting of customization will allow a better user experience with web pages that interacts. Web 3.0 enables...

Words: 1652 - Pages: 7

Premium Essay

Supply Chain Management

...Summer Internship Report On Business Development Life Cycle HUSYS Consulting Private Limited- HR function Outsourcing and Management Company By INDEX Contents | Page No | Company profile | 3 | objectives of the Internship program | 4 | Problems Identified | 4 | Schedule of activities | 4-9 | Analysis | 10-12 | Achievements | 12-13 | Key Learning | 13-14 | Company Profile HUSYS, which stands for human synergies, are in the business of building and managing HR function services for organisations specially SMEs. HUSYS started their operations from Hyderabad in the year 2002 with an aim to redefine the Human Resources function in India. Today they are synonymous with HR Function Outsourcing. They have revolutionized HR Function Management outsourcing in India. Since 2002, HUSYS has managed the HR department of 160+ companies spanning across 10 different industry sectors. Apart from Hyderabad they have also reached cities like Bengaluru, Delhi, Mumbai, Ahmedabad, Nagpur and Pune. The prominent services of HUSYS include- * HR function Outsourcing (HRFO): The key service of HUSYS is building & managing the HR department of Small & Medium Size (SME) organisations who are looking to expand their business and build an organization of repute. HRFO helps SMEs to concentrate on their...

Words: 3562 - Pages: 15

Premium Essay

Ntah

...Entrepreneur’s Profile (30%) Choose one entrepreneur in given industry ( food, hospitality, logistic, retail, transportation, air line system, veterinary medicine, textile, palm oil industry, rubber industry, pharmaceutical industry, cosmetic industry, education and etc) to conduct an interview and write a report on “Entrepreneur‟s Profile”. Instruction:1. Form a small group, consist of 5 -6 students or less for smaller course. 2. Group will propose the suitable entrepreneur in given industry to be endorsed by lecturer. The report structure must be based on the following format: 1. Cover Page a) Name of entrepreneur b) Name of Student c) Matrix number d) Group/section e) Lecturer‟s name f) Date of submission 2. Table of contents A. Introduction B. Entrepreneur background C. Company background D. The entrepreneur before starting the venture E. The entrepreneur at the time he/she started the venture F. Conclusion (What can you learn from this entrepreneur?) G. Appendixes (picture of entrepreneur and any materials related in preparing the report. Table of Contents (Details) A. Introduction B. Entrepreneur background - Name, age, gender, ethnicity, origin Prepared by Mohd Rafi Yaacob & Ahmad Syakir Bin Junoh @ Ismail Email: rafi@umk.edu.my, syakir@umk.edu.my Entrepreneurial Behaviour APT 2013 Semester 2013/2014 - How did he or she start the business? What are the factors which lead to the creation of business? C. Company background - Name of company - What type...

Words: 1158 - Pages: 5

Premium Essay

Assignment Entrepreneurship

...------------------------------------------------- Myth 5: Entrepreneurs Must Fit the "Profile" Entrepreneurs and Entrepreneurship: An Introduction It is not easy to give a particular answer to the question: Why do people want to start and run independent businesses? Different answers may come from different people. Some people may start a business just because they love independence and hate to tolerate bossing in the jobs. Some may not have the capability and qualification to do a job and as job is not available to them, they go for independent businesses in order to survive. Some may have some special skills and love challenges to run an independent business. Several motivational factors like need for affiliation, need for power and need for achievement (McClelland, 1961) are also responsible for going for an independent business. Murthy, et al (1986) found that entrepreneurs are motivated to start a business because of the factors like ambitious factors, compelling factors and facilitating factors. Whatever may be the reason, it can be said that in most of the times of the history of human civilization, there were entrepreneurs who did independent businesses and this trend of history still continues. For the last few decades in all over the world, entrepreneurs are regarded as value adding people to the society. Holt (1992) says, “The term entrepreneur may be properly applied to those who incubate new ideas, start enterprises based on those ideas, and provide added value to society based...

Words: 2496 - Pages: 10

Premium Essay

Pros And Cons Of Recruitment Consultants

...What do Recruitment Consultants do? Recruitment consultants job is to attract candidates and matching them to temporary or permanent positions with client companies. Consultants work with client companies building relationships to gain a better understanding of their recruitment needs and requirements. In other words a manpower recruitment consultant is intermediary between corporate who looks forward to recruit staff and the people who are looking out for jobs. Manpower consultant has two customers Client and the Candidate. Recruiting through external resources are know as recruitment consultant. It is in fact a lengthy process. In this process corporate gets in touch with the Consultants for the payment charges first. Mostly recruitment...

Words: 866 - Pages: 4

Free Essay

A Successful Entrepreneur in Bangladesh

...Saniul Islam ID: 201103107 IBA, Jahangirnagar University Date: February 8, 2014 Table of Contents Introduction 3 Profile 3 Company Profile 3 How did he set up REVE Systems 4 Specialization of REVE Systems 4 Target customers 4 Competition in the industry 4 Choosing IT Sector 4 History of his company 5 Working environment in REVE Systems 5 M Rezaul Hassan advice to the budding entrepreneurs in Bangladesh 5 References 6 Introduction M Rezaul Hassan is the founder CEO of REVE Systems. Under his leadership, REVE Systems has become the leading software and solutions provider in IP communications domain. REVE Systems was awarded with the Red Herring’s Top 100 Global Company in 2012. REVE Systems is headquartered in Singapore, has software development facilities in Dhaka and New Delhi and offices in the UK and the USA. Right now, REVE Systems has 2000 plus carriers from more than 75 countries as their customer. Profile Mr Rezaul Hassan is the CEO of REVE Systems. He founded this company in 2003 after working in the IT/ Telecom industry for many years. As the founding CEO, Hassan, along with a dedicated team of colleagues, has helped to build REVE Systems into a major solution provider in the VoIP industry. Under his leadership, the company has expanded its footprint globally. He played a key role in the development of good customer relationships, ensuring flexibility in response to an increasingly...

Words: 1263 - Pages: 6

Free Essay

Nt 1230 Unit 10 Assignment 1

...My hypothetical company is a small online gaming company called Game Zone. Seeing as how this is an online company, backing up of data and applications is crucial. The follow is the backup plan I would suggest. * The company should back up all online users profiles and gaming applications. I would also suggest redundant servers. * The rotation should be done every day due to the constant change of user profiles and the fact that new material is always being added to keep games up to date. Full backups should be done weekly with differential backups done daily. The full backup should be done at the start of every week at the lowest peak of online use and the next 6 days done with differential. * Seeing how this data is the life blood of the company it should be taken offsite daily. * If data on the current server is lost only that day’s activities is lost. * If they have redundant servers then down time will be minimal depending on configuration, minutes. If all servers lose their data then recover time may exceed hours. There is no paper trail to recover non-backed up data as all information is online. * Since the company exists only online restore time would be long due to the need to reload all gaming apps and user profiles. Contingency plan must be drawn up for all possibilities. Compile a list of all eventualities then create procedures to recover the data. All procedures are to be tested to make sure they work. * Data should constantly...

Words: 341 - Pages: 2

Premium Essay

The Kitchenware Company

...requirements for the post graduation diploma in management By: Anuj Kumar Supervisors: Company Guide: Private Limited) Faculty Guide: Alumni Mentor: Mr. Saurabh Goswami, Managing Director (Ultra Rich Wedding Mr. M. Sivagnanasundaram Mr. Siddharth Sharma Kirloskar Institute of Advanced Management Studies, Harihar, Karnataka 1 2 “Acknowledgement” 3 ACKNOWLEDGEMENT With due respect and gratitude I want to thank Kirloskar Institute of Advanced Management Studies, Harihar for giving me this opportunity to see, learn and gain a firsthand industry experience in this summer internship program which will help me a lot to grow professionally. After that, I want to thank my assigned Faculty Guide Prof. M. Sivagnanasundaram, for generating confidence in me, always keeping in touch and providing some classic literatures which benefitted me a lot. I would also like to thank my mentor Mr. Siddharth Sharma. Who helped me throughout the project time to time, despite his busy schedule. I am very grateful to them for their valuable and timely guidance throughout the project. I would like to express my gratitude to my Company Guide Mr. Saurabh Goswami, Managing Director, Ultra Rich Wedding Private Limited, who gave me the opportunity to work on this project. Despite of his hectic schedule, he took his time out to support and guide me in understanding the market situation and company objectives. I would sincerely acknowledge the respondents who gave their valuable time and...

Words: 7981 - Pages: 32

Free Essay

Getting a Job Through Social Media

...current economic conditions and the technological evolution of the Internet, the traditional approach most job seekers have taken in the past is no longer viable. The approach — developing a resume and cover letter, locating jobs on and submitting your resume to corporate sites and job banks, and crossing your fingers in hopes of receiving a call from a hiring manager — is, for the most part, a thing of the past. The new approach is far different. It boils down to the fact that there are fewer jobs available, more competition for those jobs and more touch points for recruiters and seekers to interact. The current environment In 2008, there were 1.2 million , unemployment is currently at 6.5%, and the largest companies are shedding as much as 10% of their workforces. There will be 1.5 million college graduates this year, yet the _ is at a six year low, at 1.3%! The amount of jobs posted online is decreasing at over 13%, which has all led to the - of 3.3 job seekers per each job. Social networks are starting to become part of the criteria that both hiring managers and college admissions officers are using to weed out applicants. _ hiring managers conduct background checks using social networks (primarily Facebook), while college admissions officers do the same. It's time for you to be open-minded and think differently about how you're going to get your next job and keep it. I'm not saying you shouldn't submit...

Words: 2351 - Pages: 10