Free Essay

Tran Hung Dao

In:

Submitted By vuminhkhoa281
Words 5855
Pages 24
* -------------------------------------------------
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP CLC – 12DQT1

MÔN HỌC: Nghệ thuật lãnh đạo ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN GVHD: Lê Cao Thanh
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
TP.HCM, tháng 10 năm 2014 * -------------------------------------------------
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP CLC – 12DQT1

MÔN HỌC: Nghệ thuật lãnh đạo ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN GVHD: Lê Cao Thanh
Danh sách thành viên nhóm STT | Họ và tên | MSSV | 1 | Hồ Như Minh Dung (nhóm trưởng) | 1212010040 | 2 | Hồ Lữ Phương Vy | 1212010361 | 3 | Vũ Minh Khoa | 1212010111 | 4 | Trần Thúy Nga | 1212010161 | 5 | Huỳnh Văn Diệu Hằng | 1212010101 | 6 | Phạm Thị Thu Hương | 1212010092 |

TP.HCM, tháng 10 năm 2014
MỤC LỤC 1. Sơ lược tiểu sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 2 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật lãnh đạo của Trần Hưng Đạo 2 3. Phân tích, đánh giá nghệ thuật lãnh đạo của Trần Hưng Đạo 2 4. Bài học rút ra cho các bạn sinh viên 2

1. Sơ lược tiểu sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn, sinh ngày 10 tháng Chạp năm Mậu Tý (1228). Ông là con thứ 2 của Khâm Minh Đại Vương Trần Liễu, mẹ là Đoan Túc. Quê Ông ở làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Viết về sự khai nguyên của dòng dõi nhà Trần, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép rằng :"Có người tên Kinh đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá". Như vậy Trần Thừa là ông nội của Trần Quốc Tuấn, và Trần Cảnh tức là vua Trần Thái Tông là chú ruột của Người.
Trần Quốc Tuấn ra đời trong thời kỳ đầu của vương triều nhà Trần mở nghiệp. Từ nhỏ ông đã có năng khiếu về văn chương và võ lược. Được giáo dục và rèn luyện trong môi trường rất tốt của hoàng tộc, nên khi lớn lên ông trở thành người có học vấn uyên bác, lại thấu hiểu cả lục thao, tam lược. Là người thông minh xuất chúng nhưng bản tính của Người lại rất bình dân, Người thường kết giao với các văn nhân, anh hùng, hào kiệt trong nước với thái độ khoan hòa, độ lượng nên rất được mọi người kính trọng.
Năm Tân Hợi (1251), ông lấy công chúa Thiên Thành làm vợ, sinh hạ được năm người con gồm bốn trai, một gái và một người con gái nuôi : 1. Trần Quốc Hiến - Hưng Trí Vương. 2. Trần Quốc Nghiễn - Hưng Vũ Vương. 3. Trần Quốc Tảng - Hưng Nhượng Vương. 4. Trần Quốc Uy - Hưng Hiến Vương. 5. Quyên Thanh Quận Chúa (vợ của vua Trần Nhân Tông, được phong làm Khâm Từ Hoàng Hậu). 6. Anh Nguyên Quận Chúa (con gái nuôi và là vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão).
Ông có vốn tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước, được phong tước Hưng Đạo Vương.
Ba lần chống quân Nguyên Mông
Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giữ quyền "tiết chế" để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh (cho) tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của (Trần) Quốc Tuấn".
Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu (1258), tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai (1285), Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
Đầu năm 1285, tức 27 năm sau, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắt và vùng Thanh Hóa-Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng" . Tháng 5 năm ấy (1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,...quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước.
Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Trần Nhân Tông hỏi: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Trần Hưng Đạo đáp: "Năm nay đánh giặc nhàn". Khi đoàn thuyền lương đối phương bị tiêu diệt ở Vân Đồn, chủ tướng là Hoàng Tử Thoát Hoan phải rút lui, ông bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư năm Mậu Tý (1288). Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã vỡ tan rồi, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần". Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước.
Tháng Tư năm Kỷ Sửu, luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha)
Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), ông lâm bệnh, được vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách chống ngăn "giặc phương Bắc". Chữa mãi không khỏi bệnh, ông mất ngày 20 tháng Tám (âm lịch) năm ấy, thọ khoảng 70 tuổi.
Khi sắp mất, Trần Hưng Đạo vương dặn các con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục"
Nghe tin Trần Hưng Đạo vương mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương). Đây là nơi ông lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Tháng 4 năm Kỷ Sửu (1289) Vua Trần nghị triều xét thưởng công trạng đánh dẹp giặc Nguyên, Trần Quốc Tuấn được tiến phong Hưng Đạo Đại Vương, được chép sự tích vào tập "Trùng Hưng thực lục" và cho vẽ tượng để lưu truyền hậu thế.
Tháng 8 năm Canh Tý (1300), Trần Quốc Tuấn mất. Là chủ soái của hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1288, giữ vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến năm 1258, Trần Quốc Tuấn là linh hồn và người có công đầu trong sự nghiệp giữ nước của đời Trần. Là nhà quân sự thiên tài, Trần Quốc Tuấn còn là nhà chính trị lão luyện, hành động thận trọng, chú trọng đoàn kết và bồi dưỡng lực lượng đánh giặc. Lúc sắp mất ông còn dặn vua : "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Có tài biến tác, Trần Quốc Tuấn là người soạn ra các giáo trình nổi tiếng : Hịch tướng sĩ văn, Binh gia diệu lý yếu luận và Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông là người chăm lo và có công đào tạo nhiều nhân tài văn võ: Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trương Hán Siêu, Trần Thì Kiến... 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật lãnh đạo của Trần Hưng Đạo * Thân thế
Trần Hưng Đạo là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông. Ông quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.
Ông là người có "dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người", và nhờ "được những người tài giỏi đến giảng dạy" mà ông sớm trở thành người "đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ".
Nhờ đó, từ nhỏ ông đã được tiếp xúc, nuôi dạy và học tập trong môi trường của những nhà lãnh đạo, những người làm chính trị trong triều đình. Vì vậy có thể nói Hưng Đạo Vương vô hình chung đã hình thành trong con người ông kỹ năng lãnh đạo, sau được phát triển lên thành nghệ thuật lãnh đạo nhân dân đánh giặc ngoại xâm.
Ngoài ra ông còn là một vị tường với nhân cách tốt đẹp như vì nước, quên thù nhà; không tham chức, biết gạt bỏ hiềm khích riêng; khéo tiến cử người tài giỏi; dung cảm; tự tin, trí tuệ, nghị lực, nhiệt huyết và trên hết đó là lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà trống), những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định trên nhiều mặt trận...đã làm cho tên tuổi ông bất tử. * Nền tảng dân tộc
Trước triều đại của Trần Nhân Tông và trước khi Trần Hưng Đạo ra đời thì đất nước Đại Việt cổ xưa đã phải trải qua rất nhiêu những trận chiến khốc liệt nhằm giành độc lập dân tộc (từ 968 – 1054) trước những toàn quân ngoại xâm đến từ phương Bắc như Minh, Mông – Nguyên ở các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý. Chính những bài học kinh nghiệm xương máu từ ông cha ta qua các thời kỳ đã hình thành nền tảng cho Trần Hưng Đạo noi theo. Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo nên hình tượng một Trần Hưng Đạo sống cùng dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam. * Thời cuộc
Tình hình lịch sử lúc bấy giờ:
Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan hàng vạn quân Mông – Nguyên xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng, "tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên". Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng "thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần".
“Thời thế tạo anh hùng”:
Người xưa thường nói: “Thời thế tạo anh hùng”. Quả đúng như vậy, nghệ thuật lãnh đạo binh quyền của Trần Hưng Đạo nổi bật và trở thành một tuyệt phẩm về sau một phần lớn nhờ vào thời thế. Viên ngọc thô phải trải qua quá trình mài giũa mới phát huy hết giá trị tinh túy của nó, tài năng lãnh đạo của Trần Hưng Đạo cũng vậy. Thiết nghĩ nếu Trần Quốc Tuấn không sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc, có lẽ hậu bối chúng ta mãi về sau cũng không biết đến tài năng trong binh quyền cũng như nghệ thuật lãnh đạo con người của ông – một vị tướng được cả thế giới vinh danh. 3. Phân tích, đánh giá nghệ thuật lãnh đạo của Trần Hưng Đạo
3.1 Nghệ thuật lãnh đạo của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nỗi bật nhất là nghệ thuật thuyết phục và động viên đã đóng góp to lớn cho công cuộc chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta. * Nghệ thuật thuyết phục
Trần Hưng Đạo thuyết phục binh sĩ của mình bằng động lực:
- Lợi ích: nếu đánh thắng giặc sẽ rất hiển vinh (hưởng bổng lộc), yên bình và an toàn (về với gia đình, gia quyền yên ổn), được tôn trọng và vinh danh.
“Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền.”
- Sợ hãi mất mát: nếu thất bại thì sẽ mất tất cả (nhà cửa, tài sản, người thân,..) đến nhu cầu cơ bản nhất như ăn, mặc, ngủ,.. cũng không còn được đáp ứng. “Chẳng những là thái-ấp của ta không còn, mà bổng-lộc của các ngươi cũng bị kẻ khác chiếm mất; chẳng những là gia- quyến của ta phải đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc của tổ tông ta sẽ bị dày xéo, mà đến mồ mả của cha mẹ ngươi cũng sẽ bị kẻ khác đào lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, và trăm kiếp khác tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu vẫn còn, mà gia thanh của các ngươi cũng chẵng khỏi mang tiếng là nhà bại tướng. Đã đến khi đó các ngươi muốn chơi bời cho thỏa, được chăng?”
- Nêu ra những tấm gương sáng trong lịch sử đã lập được công lớn và được muôn đời lưu danh sử sách: nhằm cổ vũ lòng can đảm của binh sĩ, dám hi sinh vì nghiệp lớn.
“Ta thường nghe: Kỷ Tín lấy thân chết thay, cứu thoát được vua Cao-đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo che chở được vua Chiêu-vương; Dự Nhượng nuốt than để trả thù cho thầy; Thân Khoái chặt tay để gánh nạn cho nước; Uất Trì Cung một viên tướng nhỏ, còn biết che đỡ Đường-chủ, ra khỏi vòng vây của Thế Sung”
=> Trần Hưng Đạo đã không dùng quyền lực để khuất phục mà bằng những lập luận rõ ràng và logic, thấu tình hợp lý; những chứng cứ sống động và thực tế khiến binh lính một lòng một dạ quyết tâm đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn là anh hùng kiệt xuất, không chỉ về tài năng quân sự mà còn có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng
Ông luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tôn thất, triều đình và tướng lĩnh tạo nên một cuội nguồn của thắng lợi.
Năm 1289, trong niềm vui toàn thắng, đô thành bị đổ nát, đất nước hoang tàn, vua Nhân Tông hạ chỉ gấp rút tu sửa thành Thăng Long. Trần Quốc Tuấn can rằng: " Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp triều đình cần phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc úy lạo nhân dân.
Hơn bốn năm, quân giặc hai lần tràn sang đánh phá, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà dân chúng vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lực, đi lính, đóng thuế làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua đã được trở về yên ổn, việc cần làm trước hết là chú ý đến ngay dân. Những nơi nào bị tàn phá, tùy tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế. Nơi nào bị tàn phá quá nặng có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa.
Người xưa đã nói: "Chúng chí thành thành". Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay. Xin nhà vua xét kỹ". Vua Trần Nhân Tông đã nghe theo lời khuyên.
Trần Quốc Tuấn quả là một nhân cách lớn, có tấm lòng vì dân vì nước. Tuy ở ngôi cao chức trọng mà vẫn giữ tiết nhã nhặn, không tự tiện làm những việc sai trái với kỷ cương phép nước; ông không ham lợi giàu sang, lòng trung trong sáng được mọi người tôn quý và tin yêu.
Ông không lạm dụng quyền hạn. Vì có công lớn, ông được phong làm "thượng quốc công", được quyền tự ban thưởng cho người khác. Sử sách chép lại rằng, ông đã cẩn trọng giữ gìn, chưa hề tự mình ban thưởng cho ai.
=> Không cần dùng lí lẽ ở đây, tất cả binh sĩ, quần chúng nhân dân đều bị thuyết phục và một lòng một dạ đi theo Trần Quốc Tuấn vì họ ngưỡng mộ vô cùng nhân cách lớn của ông.

* Nghệ thuật động viên
- Hiểu rõ và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của binh sĩ: Sự quan tâm, những đãi ngộ của chủ tướng khiến các binh sĩ cảm động, làm họ cảm thấy mình được đối đãi tốt. “Các ngươi lâu nay ở dưới cửa ta cầm giữ binh-quyền, thiếu áo thì mặc áo cho, thiếu ăn thì sẻ cơm đỡ, quan nhỏ thì cho lên chức, bổng ít cho thêm lương, đi thủy cấp thuyền, đi bộ cấp ngựa, những khi trận mạc, sự sống thác thầy chung với trò, những lúc mừng khao, tiếng vui cười ai cũng như nấy. So với Công Kiên làm chức thiên-lý, Ngột Ngại ở ngôi phó nhị, có khác gì đâu”
- Kiên định và tin tưởng tuyệt đối vào toàn quân, toàn dân, vào chiến thắng
Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), ông được cử làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn quân đánh giặc.
Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, ông vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi.
Câu nói bất hủ của ông "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta.
=> Chính nhờ bản lĩnh, sự tin tưởng tuyệt đôi của Trần Hưng Đạo vào chiến thắng đã trấn an và động viên toàn quân, toàn dân cùng tin tưởng và đi theo Trần Hưng Đạo đến cuối cùng.
- Đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh.
Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thắng lợi, ông xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bỉ tựu tự cầm). Ông rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà".
Chính nhờ nguồn sức mạnh đó mà dân tộc Việt Nam đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Mông-Nguyên gây ra.
Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở chỗ ông nhận thức rất rõ nhân dân là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ông chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước"; "quân đội cốt tinh không cốt nhiều, trên dưới một dạ như cha con"
=> Việc đoàn kết vua-tôi, quân-dân trên dưới một lòng làm mọi người gần gũi nhau hơn, cảm thông, yêu quý nhau hơn vì cùng chung cảnh ngộ, cùng chung chí hướng, mục tiêu; khiến mọi người khích lệ lẫn nhau, chung vai sát cánh kiên trì đấu tranh vì độc lập và hòa bình nước nhà.
- Tâm sự nỗi lòng của mình:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”
Câu chuyện cảm động này đã chạm được vào "trái tim" của toàn bộ binh sĩ, điều đó làm cho các binh sĩ thêm kính trọng & một lòng đi theo Trần Quốc Tuấn.
- Nhấn mạnh tinh thần dân tộc:
“Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm”
Trần Hưng Đạo lên án những kẻ nhu nhược, suốt ngày ham chơi trong khi đất nước lâm nguy. Ông có phân tích, đất nước mà rơi vào tay giặc thì chính gia quyến các binh sĩ sẽ ghánh chịu cảnh lầm than, chính cha mẹ, vợ con họ sẽ phải sống cuộc sống cơ cực, vất vả dưới ách đô hộ của thế lực tàn bạo phương Bắc. Điểm nhấn này khiến cho toàn bộ binh sĩ tự xem lại bản thân, kiểm điểm lại bản thân, tạo động lực chiến đấu vì gia đình, vì quê hương, vì đất nước.
- Khích lệ động viên tinh thần binh sĩ tin rằng giặc mạnh đến đâu cũng có thể đánh được:
Nêu những trận đánh của nhà Tống thắng nhà Nguyên:
“Nay ta hãy đem chuyện nước Tống, giống Thát (là chuyện gần đây) kể cho các người cùng nghe: Vương công Kiên là người gì? Nguyễn văn Lập tỳ-tướng của y lại là người gì, chỉ có vòng thành Điếu-ngư nhỏ bằng cái đấu hai người ấy chống nổi toán quân trăm vạn của Mông-kha, khiến cho con dân nước Tống, đến nay hãy còn nhớ ơn. Đường ngột Ngại là người gì? Xích tu Tư tỳ-tướng của y lại là người gì? xông pha lam-chướng trên đuờng muôn dặm, hai người ấy đánh được quân Nam-chiếu trong vài tuần, khiến cho vua chúa giòng Thát nay còn để tiếng!”
- Đồng thời làm tăng thêm lòng căm thù của quân sĩ đối với địch:
“Huống chi ta với các ngươi, sinh ở buổi rối ren, lớn lên nhằm khi khó nhọc, chính mắt ngó thấy sứ ngụy đi lại, đường xá nghẽn-ngang, chúng múa cái lưỡi cú quạ làm nhục chốn triều-đình, chúng giơ cái thân chó dê, kiêu ngạo với quan tể-phụ; chúng nhờ mệnh lệnh của chúa Mông-Cổ, mà đòi nào ngọc nào lụa, sự vòi vĩnh thật vô cùng” 3.2 Những ưu điểm và thuận lợi từ nghệ thuật lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn a) Ưu điểm * Phát huy lòng dũng cảm trung thành với tổ quốc của binh sĩ và nhân dân. * Phát huy tinh thần đoàn kết và niềm tin chiến thắng của toàn quân toàn dân. b) Thuận lợi * Phù hợp với đạo Nho giáo là tư tưởng chủ đạo trong thời kỳ đó. Đối với nam phải tam cương ngũ thường. * Hợp với lòng dân và dân (nhân dân lầm than cơ cực khi bị làm nô lệ nên muốn chiến đấu để bảo vệ đất nước. * Thõa mãn được vấn đề nhân dân và mong muốn (một đất nước thanh bình, gia đình ấm no, hạnh phúc) 4. Bài học rút ra cho các bạn sinh viên
Một số bài học động viên và thuyết phục của Trần Hưng Đạo cho các bạn sinh viên để trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi trong lương lai. 1. Nắm bắt được động cơ làm việc của mỗi cá nhân.
Tùy vào mỗi người mà mục đích, mong đợi, nhu cầu,.. khác nhau khi họ thực hiện 1 công việc nào đó. Việc hiểu rõ và đáp ứng những nhu cầu mong muốn này của họ là quan trọng vì đó chính là động cơ thúc đẩy họ làm việc. Những động cơ này có thể là vật chất hoặc tinh thần: * Động viên bằng vật chất
- Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc tốt: sẽ góp phần tạo cảm hứng làm việc, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả công việc, làm người lao động muốn gắn bó với công việc và tổ chức.
- Lương/ thu nhập: phải hợp lý, đảm bảo vì đây là nhu cầu tối thiểu cho nhân viên làm việc.
- Khen thưởng: Động lực tốt để nhân viên làm việc chăm chỉ là đưa ra những khen thưởng cho nhân viên bằng quà tặng cụ thể. Đó có thể là Có thể trao giải thưởng cho “Nhân viên của tháng” hay những đóng góp quan trọng của nhân viên đối với công ty. Điều này sẽ khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và tạo ra hứng thú nơi làm việc.
Khi những gắng sức của nhân viên được đền đáp đúng mức, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hiệu suất làm việc sẽ cao hơn. Đây rõ ràng là một kết quả tuyệt vời cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động. Tuy nhiên người lãnh đạo cũng cần đa dạng hóa hình thức khen thưởng. Bởi khen thưởng cứng nhắc theo một hình thức nhiều khi lại phản tác dụng.

* Động viên bằng tinh thần
- Mối quan hệ tốt với mọi người trong nhóm (đồng nghiệp và cấp trên): con người có nhu cầu xã hội, nhu cầu tình cảm. Nhân viên muốn được cấp trên cũng như đồng nghiệp quan tâm và chia sẻ với họ về công việc, họ sẽ cảm thấy bất mãn nếu các giá trị sống, quan điểm, thái độ của họ không hòa hợp với mọi người xung quanh. Doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa tổ chức chia sẻ những giá trị chung của mọi người trong tổ chức; nhà lãnh đạo và quản lí cần đồng cảm, quan tâm và giúp đỡ nhân viên, điều này giúp họ cảm thấy gắn bó hơn với tổ chức, tự nguyện trở thành 1 phần của tổ chức dài lâu.
- Khơi dậy niềm đam mê công việc: ai cũng muốn được theo đuổi đam mê và làm công việc mình thích; được phát huy điểm mạnh và sở trường của mình làm người lao động làm việc hiệu quả hơn và tự nguyện gắn bó lâu dài với tập thể/doanh nghiệp tạo điều kiện công việc cho họ. Đôi khi nó còn là yếu tố quan trọng hơn cả tiền lương và phúc lợi xã hội. Chính vì vậy mà người lãnh đạo cần xác định thế mạnh và đam mê của từng người, từ đó phân giao nhiệm vụ và quyền thích hợp, rõ ràng để làm tăng sự hiệu quả làm việc nhóm.
- Động viên khen thưởng: các thành viên trong nhóm/ nhân viên trong công ty luôn muốn người lãnh đạo/ cấp trên nhận ra và coi trọng những nỗ lực của họ. Yếu tố này làm họ cảm thấy mình “quan trọng” và họ tự hào về điều đó. Được đánh giá cao và công nhận là động lực cho họ phấn đấu làm việc và gắn bó với tập thể/ doanh nghiệp. 2. Chiếm được sự tôn trọng của mọi người.
Nhà lãnh đạo phải được tôn trọng để có thể tạo động lực hiệu quả và có sức thuyết phục với người khác. Sự tôn trọng và nể phục của mọi người đối với nhà lãnh đạo càng lớn thì sức ám thị của nhà lãnh đạo càng lớn. Để có được sự tôn trọng từ mọi người, nhà lãnh đạo cần phải trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, cách sống..; cần biết quan tâm đến mọi người, biết cách tập hợp mọi người để phát huy sức mạnh và tinh thần làm việc tập thể,…

3. Tin tưởng vào bản thân và vào tập thể.
Người lãnh đạo muốn thuyết phục mọi người nghe theo mình thì trước hết cần phải tin tưởng chính bản thân mình. Nếu nhà lãnh đạo không kiên định, không tự tin về tầm nhìn chiến lược, về khả năng của bản thân, dễ bị lung lay trước khó khăn thì khó lòng mà khiến mọi người đi theo mình. Một lãnh đạo giỏi cần có bản lĩnh thể hiện ở quyết tâm không gì lay chuyển được, phải là con thuyền vững chãi nhất để dẫn dắt tập thể, đội nhóm của mình đến thắng lợi vinh quang.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo giỏi là người nhận thức được tập thể, đội nhóm của mình là nguồn sức mạnh cốt lõi cho sự thành công. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài bằng nhiều cách: tuyển dụng nhân tài, đào tạo những người có sẵn trong nhóm, chia sẻ tri thức trong nội bộ và với bên ngoài,… Khi mọi người cảm thấy mình được tin tưởng, họ sẽ cố gắng nhiều hơn để chứng tỏ bản thân xứng đáng với kỳ vọng đó. 4. Tạo sự đoàn kết thống nhất giữa các cá nhân.
Việc đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh. Không có một tập thể nào có thể thành công nếu mỗi cá nhân hành động rời rạc, thiếu tính liên kết, chia sẻ. Hơn nữa con người có nhu cầu xã hội, cần được tôn trọng, yêu thương và được chấp nhận bởi bạn bè, xã hội. Họ đều mong muốn có mối quan hệ tốt với các thành viên trong nhóm. Người lãnh đạo giỏi cần có khả năng liên kết mọi người với nhau, xóa bỏ những mâu thuẫn, tìm ra điểm chung giữa những người tưởng như không thể hòa hợp để xây dựng nên một tập thể thống nhất, đoàn kết. Muốn làm được điều này, nhà lãnh đạo cần quan tâm, cảm thông và biết lắng nghe những thành viên trong nhóm của mình; đồng thời có thể tổ chức những cuộc giao lưu ngoài giờ để mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn,… 5. Là tấm gương sáng về lương tâm, đạo đức.
Nhà lãnh đạo là người tiên phong, đi đầu, động viên, truyền cảm hứng cho người khác. Muốn như vậy, nhà lãnh đạo cần có được sự nể phục, kính trọng từ mọi người. Người lãnh đạo tài giỏi, kiệt xuất tới đâu nhưng nhân cách tồi tệ, bạc đãi nhân viên, áp đặt người khác khác thì chỉ có thể dùng quyền lực mà trấn áp mọi người. Ngoài mặt phục nhưng tâm không phục sẽ khiến lần lượt từng người bỏ đi, tìm kiếm cho mình một nhà lãnh đạo thực thụ, có lương tâm, nhân cách cao sang. Nhà lãnh đạo cần luôn luôn nêu tấm gương sáng về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết, thống nhất mọi người với nhau. Phải biết quý trọng, yêu thương đội nhóm của mình và họ cũng sẽ một mực trung thành với mình. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi cần biết kiềm chế bản thân trước những cám dỗ, không lạm dụng quyền hạn, phải minh bạch giữa việc công và việc tư, đối xử công bằng với mọi người, thể hiện bản thân là con người ngay thẳng chính trực. Người có nhân cách lớn và lối sống đẹp đẽ luôn thu hút người khác và được mọi người nể trọng và tin yêu. Đồng thời nhà lãnh đạo cũng có thể xây dựng cho mình một đội ngũ tập hợp những con người không những tài giỏi mà còn có đạo đức tuyệt vời, cùng nhau làm việc lớn, đạt được nhiều thành công trong công việc.

Nam quoác sôn haø nam ñeá cö,
Tieät nhieân ñònh phaän taïi Thieân thö.
Nhö haø nghòch loã lai xaâm phaïm,
Nhöõ ñaúng haønh khan thuû baïi hö.

Similar Documents

Free Essay

Danh Sách

...tư Nguyễn Thái Học – Phạm Ngũ Lão - Lộ trình: CV 23/9  Nguyễn Thái Học  Trần Hưng Đạo  Nguyễn Văn Cừ  Phạm Viết Chánh  Cống Quỳnh  Nguyễn Trãi  Ngã 6 Phù Đổng  Nguyễn Thị Nghĩa  địa điểm tập trung. Lộ trình đạp xe tuyên truyền – Giờ Trái Đất 2014 LỘ TRÌNH 2: Công viên Tao Đàn (7.3 km) - Điạ điểm tập trung: mặt đường Nguyễn Thị Minh Khai - Lộ trình: CV Tao Đàn  Nguyễn Thị Minh Khai  Trương Định  Lý Chính Thắng  Nam Kỳ Khởi Nghĩa  Nguyễn Du  CMT8  Nguyễn Thị Minh Khai  địa điểm tập trung. Lộ trình đạp xe tuyên truyền – Giờ Trái Đất 2014 LỘ TRÌNH 3: Nhà thờ Đức Bà (6.9 km) - Điạ điểm tập trung: trường tiểu học Hòa Bình - Lộ trình: Công xã Paris  Phạm Ngọc Thạch  Nguyễn Đình Chiểu  CMT8  Nguyễn Thị Minh Khai  Đinh Tiên Hoàng  Lê Duẩn  Công xã Paris  địa điểm tập trung. Lộ trình đạp xe tuyên truyền – Giờ Trái Đất 2014 LỘ TRÌNH 4: Nhà thờ Đức Bà (7.2 km) - Điạ điểm tập trung: trường tiểu học Hòa Bình - Lộ trình: Công xã Paris  Đồng Khởi  Tôn Đức Thắng  Nguyễn Huệ  Lê Lợi  Trần Hưng Đạo  Nguyễn Thái Học  Nguyễn Thị Nghĩa  Ngã 6 Phù Đổng  Lý Tự Trọng  Pasteur  Lê Duẩn  Công xã Paris  địa điểm tập trung. Lộ trình đạp xe tuyên truyền – Giờ Trái Đất 2014 LỘ TRÌNH 5: Công viên Lê Văn Tám (7.0 km) - Điạ điểm tập trung: mặt đường Hai Bà Trưng - Lộ trình: CV Lê Văn Tám  Hai Bà Trưng  Trần Cao Vân  Võ Văn Tần  Trương Định  Lý Chính Thắng  Trần Quang Khải  Đinh Tiên Hoàng  Võ Thị Sáu  Hai Bà Trưng  địa điểm tập trung...

Words: 496 - Pages: 2

Free Essay

Learn

...Hoàng Diệu giao Trần Nhật Duật) + Góc ngã ba đối diện chợ, gần trường Bùi Thị Xuân * Bánh căn + Dốc nhà làng, gần tiệm cắt tóc Hiền, quán thấp hơn mặt đường * Bún bò Huế + Hằng (đường Mai Hắc Đế) CHIỀU TỐI * Bánh tráng nướng + Hoàng Diệu (khúc đường Hoàng Diệu giao Trần Nhật Duật) + đường Nhà Chung (bên hông nhà thờ chính – nhà thờ Con Gà, gần đối diện trường Tây Sơn) + đường Bùi Thị Xuân (trên dốc chùa, gần đối diện trường Nguyễn Du) * Bánh bèo + Bánh bèo số 4 (cuối đường Phan Đình Phùng, gần giao với bùng binh La Sơn Phu Tử-Xô Viết Nghệ Tĩnh) * Bánh căn + đường Phan Đình Phùng (qua chợ Cẩm Đô, quán thấp hơn mặt đường, nằm cùng phía Windmill cafe, gần đối diện The Muse cafe). Điểm ngon nhất của quán là nước chấm mắm nêm. + đường Nhà Chung (cùng phía trường Tây Sơn, gần đối diện bánh tráng nướng) * Nem nướng bà Hùng * Chả ram bắp Hảo (nằm trong một con hẻm dốc trên đường Bùi Thị Xuân, gần cổng sau trường tiểu học Nguyễn Trãi) * Ốc nhồi thịt – 33/4D Hai Bà Trưng * Mì Hoành Thánh – 217 Phan Đình Phùng * Quán nướng Cu Đất – 6A Nguyễn Lương Bằng * Lẩu bò Ba Toa (từ cầu Hải Thượng đi vào xóm Sình) UỐNG Mình không rành về cafe nên chẳng biết phân biệt cafe ngon hay không, những quán mình liệt kê dưới đây hầu hết mình thích bởi không gian quán. * Windmill cafe * Cổ cafe (đường Ba Tháng Tư) * An Cafe nằm ở lưng chừng dốc góc đường Ba Tháng Hai giao với Thủ Khoa Huân) * Sunshine cafe (đường Trần Hưng Đạo) * Tùng...

Words: 426 - Pages: 2

Free Essay

Test Case

...XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2013 TỜ TRÌNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH “IU CLUBS UNITED” I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Kết nối và tăng cường tình đoàn kết giữa các câu lạc bộ, đội, nhóm trong trường. - Tạo một sân chơi thú vị, hào hứng, mới mẻ dành cho các bạn sinh viên đầu năm học mới. - Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng hoạt động cho nhiệm kì sắp tới. 2. Yêu cầu: - Đảm bảo công tác tổ chức nghiêm túc, hiệu quả và chuyên nghiệp. II. NỘI DUNG: 1. Đối tượng tham gia: - Sinh viên thuộc các câu lạc bộ, đội, nhóm trực thuộc Đoàn trường và Hội Sinh viên Trường ĐH Quốc Tế. - Số lượng: 120 sinh viên 2. Thời gian, địa điểm: - Thời gian: 7h đến 12h ngày Chủ nhật, 17/11/2013 - Địa điểm: Thảo Cầm Viên IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Thành lập Ban chỉ đạo chương trình: - Đ/c Lê Đức Phúc - Đ/c Nguyễn Thị Quỳnh Mai - Đ/c Trần Quang Thành - Đ/c Giang Sơn Thanh Nga - Đ/c Phạm Lê Đan Thanh - Đ/c Phan Lê Gia Bảo - Đ/c Lý Trần Thảo Vy - Đ/c Tạ Đặng Ngọc Châu - Đ/c Huỳnh Đức Minh Quân - Đ/c Trần Phạm Yến Nhi - Đ/c Nguyễn Công Phú - Đ/c Trương Diệu Quỳnh - Đ/c Phạm Thị Bích Thảo - Đ/c Võ Thành Hưng - Đ/c Đinh Lê Minh Ngọc Bí thư Đoàn thanh niên Phó bí thư Đoàn thanh niên T. Ban Đối Ngoại P. Ban Đối Ngoại – Nhánh sinh viên P. Ban Đối Ngoại – Nhánh Truyền thông P. Ban Đối Ngoại – Nhánh Nhân Sự Thành viên Ban Đối Ngoại Thành viên Ban Đối Ngoại Thành viên Ban Đối Ngoại Thành viên Ban Đối Ngoại Thành viên Ban...

Words: 780 - Pages: 4

Free Essay

Chiến Tranh Đã Đi Qua

...dân tộc việt nam ta. Bản thân tôi trước giờ dc học và dc bt về công lao to lớn cũng như sự gian khổ trong cuộc chiến của các thế hệ trước qua sách vở, nhưng tôi vẫn chưa thật sự cảm nhận dc tội ác dã man, tàn khốc mà chủ nghiã thực dân gây ra đối với đồng bào ta cho tới khi tôi đến bảo tàng chiến tích chiến tranh, và tôi tự hào vì mình là con cháu người việt nam. Bảo tàng chứng tích chiến tranh được thành lập vào tháng 9 năm 1975, là nơi trưng bày các hiện vật, hình ảnh tội ác của bọn Mỹ – Ngụy với các chủ đề: Lính Mỹ tàn sát nhân dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá hoại Miền Bắc. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém, và hai ngăn “chuồng cọp” được xây dựng mô phỏng với kích thước như ở nhà tù Côn Đảo. khi tôi đến gian phòng trưng bày những bức hình có người lính mĩ xách 1 phan thi the nguoi cong sản đi trên ruộng lúa ,hình ảnh những người lính mĩ cùng nhau cười chụp hình lưu niệm cùng 2 cái đầu vừa mới chặt xong và nhiều hình ảnh dã mann khác. Nếu không xem những tấm hình này thì tôi thật không dám tưởng tượng nổi khi cùng là con người như nhau mà họ lại thản nhiên cười trước tội ác của mình như vậy. họ không có lương tâm sao? Họ cũng có người thân,họ hàng ruột thịt, nếu người thân của họ bị đau đối xử như thế chẳng lẽ họ không đau lòng sao? Tôi thật sự không muốn nghĩ về điều này nhung thật sự họ không phải là con người. bước vào chuồng cọp, tôi ấn tượng với chiếc máy chém được trưng bày ở đây. Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng...

Words: 868 - Pages: 4

Free Essay

Hi Everyone

...nào, tại đâu? Đội Cứu quốc quân II được ra đời vào ngày tháng năm nào, tại đâu? 3- Đồng chí hãy nêu vắn tắt một số thế mạnh (về khoáng sản, cây chè, hệ thống giáo dục và đào tạo, các điều kiện về cơ sở hạ tầng) để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 4- Trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở và làm việc tại Thái Nguyên vào ngày, tháng, năm nào? Người chia tay đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên để trở về Thủ đô Hà Nội vào ngày, tháng, năm nào? 5- Đồng chí hãy kể tên một số sự kiện quan trọng mà Bác Hồ cùng Trung ương Đảng đã quyết định tại Thái Nguyên trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? 6- Kể từ sau khi chia tay với đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và đồng bào vùng Việt Bắc để trở về Hà Nội cho đến khi cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có mấy lần trở lại thăm Thái Nguyên? Đó là vào thời gian nào, Người đến thăm những đơn vị nào? 7- Đồng chí hãy nêu kế hoạch của bản thân phải làm gì để góp phần “làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta” như Bác Hồ từng căn dặn? (Bài viết tay, ngắn gọn không quá 4 trang A4.). Đảng bộ……………………… Chi bộ ………………….………. | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 | BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Quý I năm 2013) - Họ và tên: ……………………..…….………………………….………………….………. - Chức vụ ( Đảng, chính...

Words: 8732 - Pages: 35

Free Essay

Mỹ ThựC Có ChúT Manh

...[pic] Củ Lạc converted [pic] Tấn Giang bảng đẩy cao tích phân VIP2016-01-22 kết thúc Phi v chương và tiết tổng click sổ:722373 tổng bình luận sách sổ:3732 trước mặt bị bắt tàng sổ:7801 văn vẻ tích phân:71,982,568 Luận như thế nào dùng mỹ thực cứu vớt thế [chi] giới [huo]...... Nhân dân Sương muội tử tại đây cái tuổi thừa nhận rồi nàng không nên thừa nhận sứ mệnh cùng hào quang. Có điểm tâm mệt...... Nấu ăn ăn quá ngon cũng là một loại phiền não đâu. Không cho nhân thần hồn điên đảo liệu lý không phải hảo liệu lý. Đào phạm: Bởi vì này gia siêu ăn ngon sườn mặt chỉ có thứ bảy mới có cho nên nhất định phải tới ăn!! Sau đó đã bị bắt được = = Di, này thật sự là một cái bi thương chuyện xưa. Bạch tô thích, ngốc bạch ngọt. Tô tô tô tô tô. Ăn khớp tử, vui vẻ là được rồi. Xem như lễ mừng năm mới tiền hạ văn 23333 Tag nội dung: Một bước lên mây ảo tưởng không gian ông trời tác hợp cho thời đại kỳ duyên Keyword tìm kiếm: Nhân vật chính: Niếp Sương ┃ phối hợp diễn: Hà Thúc Dương ┃ cái khác: ☆, thứ 1 chương khai giảng ăn Niếp Sương mỗi ngày buổi sáng mở mắt ra đều có thể nhìn đến nhà mình phì miêu ở vách tường đông chính mình. Nhất chích đoản chân chống đỡ nàng nằm gối đầu thượng. Mắt mèo trừng trừng, nhìn chằm chằm nàng, vẻ mặt nghiêm túc. “Meo meo!” Hoàng Thượng dùng nhuyễn hồ hồ đệm thịt dùng...

Words: 158005 - Pages: 633

Free Essay

Báo Cáo Thường Niên Agribank

...trường xuất khẩu, thị trường vốn và có nhiều VnTopup, ATransfer, A Paybill, VnMart; kết nối thanh toán tác động đến kinh tế - xã hội nước ta. với Kho bạc, Thuế, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách nhà nước; phát hành được trên 4,2 triệu thẻ các loại. Là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, ngay từ những tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Nông nghiệp và 2009 cũng là năm Agribank ưu tiên và chú trọng công tác Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nhận thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của rõ vai trò và nhiệm vụ của mình đối với cộng đồng và toàn cạnh tranh và hội nhập. Trong năm, đã tiến hành đào tạo xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu và đào tạo lại cho 142.653 lượt người (tăng 57% so với quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và năm 2008); Triển khai thành công mô hình đào tạo trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn tuyến; Tuyển thêm trên 2.000 cán bộ trẻ, được đào tạo suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế căn bản, có trình độ ngoại ngữ và tin học nhằm chuẩn bị vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Agribank hai...

Words: 28465 - Pages: 114

Free Essay

12345

... 3. Ministry of Culture, Sports & Tourism Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Hoàng Tuấn Anh) 4. Ministry of Education & Training Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguyễn Thiện Nhân) 5. Ministry of Finance Bộ Tài chính (Vũ Văn Ninh) 6. Ministry of Foreign Affairs Bộ Ngoại giao (Phạm Gia Khiêm) 7. Ministry of Industry & Trade Bộ Công thương (Vũ Huy Hoàng) 8. Ministry of Information & Communications Bộ Thông tin và Truyền thông (Lê Doãn Hợp) 9. Ministry of Interior Bộ Nội vụ (Trần Văn Tuấn) 10. Ministry of Justice Bộ Tư pháp (Hà Hùng Cường) 11. Ministry of Labor, War Invalids, & Social Welfare Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Nguyễn Thị Kim Ngân) 12. Ministry of National Defense Bộ Quốc phòng (Đại tướng Phùng Quang Thanh) 13. Ministry of Natural Resources & Environment Bộ Tài nguyên và Môi trường (Phạm Khôi Nguyên) 14. Ministry of Planning & Investment Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Võ Hồng Phúc) 15. Ministry of Public Health Bộ Y tế (Nguyễn Quốc Triệu) 16. Ministry of Public Security Bộ Công an (Lê Hồng Anh) 17. Ministry of Science & Technology Bộ Khoa học và Công nghệ (Hoàng Văn Phong) 18. Ministry of Transport Bộ Giao thông vận tải (Hồ Nghĩa Dũng) 19. Government Inspectorate Thanh tra Chính phủ (Tổng Thanh tra hiện nay: Trần Văn Truyền) 20. Office of the Government Văn phòng Chính phủ (Bộ trưởng, Chủ nhiệm hiện nay: Nguyễn Xuân Phúc) 21. Ethnic Minorities Committe Ủy ban...

Words: 907 - Pages: 4

Free Essay

Tutit

...PHẦN 1 1.SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Quỳnh. Giới tính: Nữ - Ngày sinh: 25 tháng 10 năm 1987 - Chuyên ngành đào tạo: Tiểu học - Lớp GDTH 9A. Khoa Tiểu học Mầm non, trường Đại học Thủ Dầu Một - Hệ đào tạo: Cao đẳng. Khóa đào tạo: Khóa 09 (2008 – 2011) - Thực tập dạy học và chủ nhiệm lớp: 2/3 - Tại trường Tiểu học Phú Hòa 1, phường Phú Hòa, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Thời gian thực tập: Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 19/03/2010 2.CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO: |Thời gian |Nội dung công việc | |Sáng 01/03/2010 |-Nghe báo cáo thực tế hoạt động giáo dục của nhà trường | | |-Gặp giáo viên hướng dẫn và trao đổi về giáo án | |Sáng 02/03/2010 |-Dự tiết đầu tiên theo Lịch dự giờ và phân công soạn giáo án (đã được phát trước đó) | | |-Trao đổi với GV hướng dẫn về tiết học | | |-Nghe và ghi chép các bước lên lớp giờ Chính tả | |Sáng 03/03/2010 |-Dự tiết thứ hai...

Words: 6075 - Pages: 25

Free Essay

Mien Nam Vietnam

...* Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 1 thành phố: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. * Vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Tây Nam Bộ hay miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ. II. Các điểm tham quan du lịch tại miền Nam: 1. Đông nam bộ a) Thành phố Hồ Chí Minh: * Địa đạo củ chi: đây là một khu di tích lịch sử của quốc gia. Tại đây quý du khách sẽ được trải nghiệm tham quan hầm địa đạo, trải nghiệm cuộc sống của những người dân địa đạo trước đây. * Dinh độc lập: với diện tính rộng lớn, nhiều cây xanh cùng các phòng trưng bày và hiện vật, du khách có dịp được tham quan cách bố trí, thiết kế phòng ốc như phòng họp nội các, phòng tiếp khách, ngoài ra còn có khu trưng bày hình ảnh chiến tranh, hay các hiện vật xe tăng, máy bay. * Nhà thờ đức bà: công trình kiến trúc tại đây vô cùng độc đáo mang đậm kiến trúc pháp được hoàn thành vào năm 1880 đã thu hút quan khách từ nhiều nơi đến tham quan. Đây cũng là một địa điểm được nhiều cặp đôi lựa chọn để chụp hình cưới. * Chùa Giác Viên: được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, mang đậm kiến trúc cổ truyền miền nam và nhiều cổ vật được chạm khắc từ thế kỷ 19. Đặc biệt tại đây có lưu giữ chiếc võng do triều đình nhà Nguyễn tặng cho hòa thượng Tiên Giác - Hải Tịnh và gốc mai cổ thụ. * Chùa Giác Lâm:...

Words: 1821 - Pages: 8

Free Essay

Marketing Insight

...Marketing insight of Macdonal in VietNam. While in viet nam mardonal stores provide marketing strategies based on customer psychology. stores are equipped with Mp3 to customers can listen to music according to their individual preferences. Besides providing high-speed wireless systems to customers dowload music and watch movies in tablet or phone. Mardonal products are manufactured according to international standards should create the trust of customers viet nam. 24 HOUR Vietnam will be the McDonald's restaurant serves fast food first open 24/7 in Vietnam, to give you and your family delicious meals in a comfortable space and safety at any time in day. DRIVE-THRU In 1975 in the US, McDonald's was the first restaurant to serve in the model drive-thru, buy food without parking, the guests busy just pulled into a windows box sales, order food and are receiving right there. Today, 65% of McDonald's restaurants worldwide are windows delivery characteristics. Vietnam will be the McDonald's fast food restaurant first to bring this model to Vietnam. Consistent with the lifestyle of the local people, facilities as well as the effectiveness of the model will bring you hot dishes, fresh and qiuckly. Mc CAFE In addition to fast food coffee mardonal also provide our customers needs. Mr Cafe meets the elements of space, quality and professionally prepared - McCafe is the place to satisfy all. McAfee makes you feel very comfortable and interesting and offering a friendly and professional...

Words: 515 - Pages: 3

Free Essay

Food

...HOI AN TRADITIONAL FOOD 1. WHITE ROSE and FIRED WANTON It ‘s called Banh Bao Banh Vac. The recipe for these dumplings is secret, held by one family in Hoi An who supplies all the restaurants. Address: 533 Hai Ba Trung Street. 2. HOI AN CHICKEN RICE It is quite different from Singapore style. Hoi An chicken rice -Com ga is delicious fluffy rice cooked in chicken stock with a tiny bit of turmeric for colour, thrown in a wok and served with boiled, coarsely shredded chicken Chicken in this dish is torn into small pieces and then mashed with crushed onions, Vietnamese coriander and the other spices. This mixing step is important and clearly shows the delicacy of the cooker.. The dish is then served up with very spicy chili sauce, pepper to slow the heart various coating mix chicken liver hard, extremely attractive. Before being served to customers, the springy chicken pieces and fragrant rice are decorated with peppermint, papaya, and salted onions. ADDRESS: 22 PHAN CHAU TRINH STREET 3. CAO LAU Cao lau is  a delectable dark pork broth with fat yellow noodles, slices of juicy pork,  served with bean sprouts, green vegetables, slices of and crispy croutons. The noodles must be made with the water from one of the closely guarded ancient Cham wells hidden throughout Hoi An. ADDRESS: 24 THAI PHIEN STREET (local price, the most delicious) If you prefer a comfortable restaurant, you can come MORNING GLORY RESTAURANT ADDRESS: 106 NGUYEN THAI HOC STREET. 4...

Words: 510 - Pages: 3

Free Essay

Tieu Tuy Dong Phong

...Chương 1 Cây già bám những dây khô, Quạ bay về đậu nhấp nhô bóng chiều. Nhà ai nước chảy ven cầu, Gió thu, ngựa ốm về đâu đêm rừng. Phương tây chiều xuống bâng khuâng, Thân du tử mãi lưng chừng chân mây. (1) Nơi đây không có cây già bám những dây khô, cũng không có nước chảy ven cầu mà chỉ thấy thấp thoáng núi đồi xa xăm, giữa rừng cây trùng điệp là một con đường thênh thang xuyên suốt từ nam chí bắc. Khi chiều tà đã buông xuống phương tây, con đường lại thêm phần vắng lặng, duy chỉ một người một ngựa thong thả mà đi. Con ngựa vốn là một con tuấn mã, toàn thân trắng tuyết. Người trên lưng ngựa toàn thân vận y sam nguyệt sắc, niên kỷ không quá độ đôi mươi. Y trông như không vội lên đường gì, đầu hơi cúi thoáng mang tâm sự. Bốn bề một vùng tĩnh lặng, chỉ có tiếng vó ngựa đơn điệu khua từng nhịp đều, càng làm dậy thêm không khí u trầm tịch mịch. Vừa hay sự yên ả đã nhanh chóng bị phá vỡ: một hồi vó câu cấp bách vọng lại từ xa, cuối đường có hai thân ảnh dần dần hiện lên. Trên con ngựa chạy trước là một trung niên tướng mạo đẫy đà vận y sam đỏ thẫm, khuôn mặt hồng hào tựa như một vị đại tài chủ. Giống như muốn cùng người đẫy đà kia hợp thành một cặp thú vị, trên con ngựa theo sau là một người gầy gò, thân hình lêu khêu, đằng xa nhìn lại trông giống hệt thân tre. Hắn mặc một bộ y phục màu xanh nhạt, dù không chói mắt như người mập mạp kia nhưng được cắt may rất vừa vặn tinh xảo, hiển nhiên chủ nhân cũng là người có thân thế. Lúc hai con ngựa đuổi kịp người thanh niên thì...

Words: 90621 - Pages: 363

Free Essay

Hoa Sen

...như con người Việt Nam. [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Không phải ngẫu nhiên mà hoa sen được ví von như thế. Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo . Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng. Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Lá sen rất xanh có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt khi ánh náng chiếu vào làm lớp nhung trắng đó óng ánh li ti mơ ảo rất đẹp. Gương hạt sen là một cảm hứng cho các nhà nghệ sĩ và những người thợ thủ công sáng tạo những tác phẩm kỳ diệu của mình. Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời. [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý ( 4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre...

Words: 2845 - Pages: 12

Free Essay

I Am Real

...Sơn Tinh , nhà ở núi Tản Viên quanh năm mây trắng , hoa trái xanh tươi , muông thú vui vầy .  - Nghe tin vua Hùng Vương mở hội thi tài , kén chổng cho con gái Mị Nương xinh đẹp , nết na , ta liền cùng tùy tùng lên đường tham dự .  II/ Thân bài : Diễn biến câu chuyện  1/ Quang cảnh cuộc thi .  - Kinh đô Phong Châu đông nghịt người , chàng trai nào dự thi trông cũng khôi ngô tuấn tú .  - Các cô gái thì diện những bộ váy áo đẹp nhất ,đeo những chiếc vòng đá lịch lãm , cười nói giòn giã , cô nào trông cũng phơi phới như như hoa mùa xuân .  - Nhưng Mị Nương , con gái vua Hùng lại đẹp hơn cả , da trắng má hồng , ánh mắt ấm áp , vừa sâu thẳm vừa trong veo , như hút hồn người ta vào đó . Vì thế , bao chàng trai đua sức trổ tài , chỉ mong lấy được Mị nương làm vợ .  - Hôm ấy , hai người lọt vào vòng cuối cùng có ta và một người đến từ miền sông biển , tướng mạo hung dữ , mắt sắc như dao , râu vểnh ngược , mọi người gọi hắn là Thủy Tinh .  2/ Cuộc đua tài  - Thủy Tinh có tài hô mưa , mưa đến , gọi gió gió về , trời đang nắng chang chang , chỉ cần hắn vẫy tay một cái là mây đen kéo đến rầm rầm , gió xoáy ầm ào , mưa dổ như trút , khiến ai nấy đều kinh hãi .  - Đến lượt ta , ta trổ tài vẫy tay về phía Đông – phía Đông nổi lên từng cồn bãi , vẫy tay về phía Tây , phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi .  - Thấy cả hai có vẻ ngang sức ngang tài , vua Hùng thật khó chọn , bèn mời các tướng đến họp bàn , sau đó phán truyền : “ Cả hai đều xứng làm con rể ta , nhưng Mị...

Words: 881 - Pages: 4