Free Essay

Tu Tuong

In:

Submitted By cualovesuju
Words 4808
Pages 20
1. Đặt vấn đề

Chúng ta đã biết rằng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là bài học lớn, xuyên suốt quá trình các mạng Việt Nam, là con đường đúng đắn mà Đảng và dân tộc Việt Nam đã lựa chọn.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn. Nó vừa đáp ứng được yêu cầu của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, hạnh phúc và giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai.
Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, hai miền Bắc – Nam thống nhất và ngày nay đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng.
Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột và đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người. Thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

2. Giải quyết vấn đề
Đại hội IX đã khẳng định: Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên CNXH, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng viên hiện nay và trong những thập kỷ tới. Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ, mục tiêu cao cả, thiêng liêng, bất di bất dịch của nhân dân ta là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc. Đây là nguyên tắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối cách mạng nước ta. Đi lên CNXH là một tất yếu khách quan theo đúng quy luật tất yếu của lịch sử.

* Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, độc lập dân tộc bị xâm phạm, trong tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn trong thì sợ nhân dân, ngoài thì bạc nhược trước kẻ thù, lúc đầu có chống cự yếu ớt, sau đã nhân nhượng cầu hoà, cuối cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc. Nhân dân ta với tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sôi sục đã dấy lên phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ và lan rộng trong cả nước. Nhưng các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến đúng đắn; lãnh đạo khởi nghĩa là các sĩ phu văn thân với ý thức hệ phong kiến mang nặng tư tưởng tôn quân.
Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản. Các phong trào này chưa lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân, tư tưởng dân chủ tư sản chưa có cơ sở xã hội vững chắc. Do vậy phong trào chỉ rộ lên được một thời gian ngắn rồi lần lượt bị đàn áp và thất bại.
Khi phong trào chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung, trong đó có Hồ Chí Minh tham gia bị đàn áp (1908) cũng là lúc các phong trào yêu nước chống Pháp ở thời điểm cực kỳ khó khăn, bế tắc. Đứng trước cuộc khủng hoảng con đường cứu nước, Hồ Chí Minh xác định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”
Đầu tháng 6-1911, Hồ Chí Minh xuống làm phụ bếp trên chiếc tàu Pháp mang tên Amiran Latusơ Tơrêvin đang cập bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn). Ngày 5/6/1911, con tàu rời Sài Gòn đi Pháp, Hồ Chí Minh bắt đầu một cuộc hành trình lịch sử - đi tìm con đường cứu nước, con đường giải phóng. Xuất phát từ lòng yêu nước ra đi tìm đường cứu nước, trải qua gần 10 năm đầy gian truân và thử thách, Hồ Chí Minh đã đi khắp các châu lục khảo sát nhiều nước thuộc địa và các nước tư bản phát triển Mỹ, Anh, Pháp... Người nhận rõ: chủ nghĩa đế quốc là một hệ thống thế giới, chúng vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong hệ thống thuộc địa của chúng. Mỗi thuộc địa là một mắt khâu của chủ nghĩa đế quốc, do vậy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước chỉ tiến hành riêng rẽ thì không thể giành thắng lợi.
Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh về Pari, thủ đô nước Pháp. Hồ Chí Minh hoạt động trong phong trào công nhân Pari, đến với phái tả của cách mạng Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng bênh vực các thuộc địa. Năm 1919, nhân danh những người yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh gửi tới Hội nghị hoà bình Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam đối các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Việt Nam. Yêu sách đó không được chấp nhận. Người đã rút ra bài học “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình”.
Đầu tháng Mười năm 1917, cách mạng vô sản Nga thành công. Tháng 3 năm 1919, Lênin sáng lập Quốc tế Cộng sản. Rồi nhà nước Xôviết chiến thắng cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc. Nghiên cứu Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Hồ Chí Minh nhận rõ: chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga mới thành công đến nơi, mang lại tự do bình đẳng thật cho tất cả nhân dân lao động và giúp đỡ giải phóng các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh đi đến kết luận: Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga - con đường cách mạng vô sản.
Tháng 7-1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité. Luận cương của Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra “cái cẩm nang thần kỳ cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc” - con đường giải phóng dân tộc theo quỹ đạo cách mạng vô sản. Con đường đó được Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng trong những văn kiện thông qua tại Hội nghị hợp nhất ngày 3-2-1930 “làm tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách mệnh để đi tới xã hội cộng sản”. Sự xác định trên đây của Hồ Chí Minh là một sáng tạo lớn về con đường cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Đó là con đường giải phóng dân tộc một cách triệt để, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là kết quả tất yếu quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng, phù hợp với đòi hỏi và nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam.

* Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách mạng dân tộc dân chủ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ dân chủ được rải ra thực hiện từng bước và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vì thế, ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách. Kết luận này được Hồ Chí Minh rút ra từ sự phân tích tình hình thực tế và những mâu thuẫn khách quan tồn tại của xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến.
Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không bao giờ coi đó là mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành độc lập để đi tới xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu trước hết của quá trình cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời là điều kiện hàng đầu, quyết định để cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp - cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ càng triệt để thì những điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Tính chất tạo tiền đề của cách mạng dân tộc dân chủ được thể hiện:
- Về chính trị: xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
- Về văn hoá, xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc dân chủ, khối quần chúng công - nông - trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý thức giác ngộ, đoàn kết trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố mới của văn hoá, giáo dục đã được hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một xã hội tốt đẹp, xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột; công bằng hợp lý - làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; bảo đảm phúc lợi cho người già, trẻ mồ côi; một xã hội có nền sản xuất phát triển gắn liền với sự phát triển khoa học - kỹ thuật và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Đó là một xã hội có kỷ cương, đạo đức, văn minh trong đó người với người là bạn bè, đồng chí, anh em, mọi người được phát triển hết khả năng của mình; hòa bình hữu nghị, làm bạn với các nước; một xã hội do nhân dân lao động làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội càng phát triển, càng đạt đến độ chín muồi thì các tiềm lực, nhất là tiềm lực vật chất kỹ thuật của dân tộc càng mạnh, đất nước càng có điều kiện củng cố độc lập của mình, tăng cường khả năng phòng thủ. Không có một chế độ xã hội nào có thể đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc bằng chủ nghĩa xã hội. Trong toàn bộ cấu trúc nội tại của mình, chủ nghĩa xã hội thể hiện khả năng tự bảo vệ và biết cách bảo vệ. Trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động là người chủ duy nhất. Đó là sự khác biệt về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước đó. Chế độ dân chủ là chế độ do nhân dân làm chủ, dân chủ là vấn đề thuộc bản chất của nhà nước ta.

* Điều kiện bảo đảm cho độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định, xác lập, tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản là điều kiện cơ bản để độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì cách mạng Việt Nam không thể vận động theo cách mạng vô sản và chắc chắn sự nghiệp độc lập dân tộc sẽ đi theo vết xe đổ của các phong trào cứu nước trước đó. Một khi Đảng Cộng sản đánh mất vai trò lãnh đạo thì chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ sụp đổ, cách mạng bị phản bội và hoàn toàn chệch hướng.
Hai là, xây dựng, củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức làm nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc.
Ba là, Hồ Chí Minh chỉ rõ Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới liên hệ chặt chẽ với nhau. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn có những chủ trương, đường lối và biện pháp phù hợp để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hoà bình dân chủ trên thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam Tháng Tám 1945, trong những năm chống Pháp, chống Mỹ, trong thời kỳ hoà bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều không tách rời sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế.
Ba nhân tố nêu trên gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh kết luận: “Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên ta cần ghi sâu vào lòng và phát huy thêm mãi” (1).

* Nhiệm vụ giữ vững độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới
Hiện nay, cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp diễn. Đảng ta khẳng định: "Trong giai đoạn đổi mới, phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”(2). Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trong công cuộc đổi mới hiện nay con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đang bị chi phối, tác động mạnh mẽ của rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan; thách thức rất lớn, nhưng cũng rất nhiều thời cơ, vận hội. Trên cơ sở quan niệm đúng đắn của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lại có kinh nghiệm thực tiễn hơn 70 năm qua, đặc biệt là thực tiễn của gần 20 năm đổi mới, cho phép chúng ta hiểu được thực chất con đường độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh hiện nay. Độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội là nhu cầu sống còn, là sự lựa chọn duy nhất đúng của Việt Nam.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chú thích: Theo Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, H.2011.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2000, t.11, tr.372.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1996, tr.14

Liên hệ thực tiễn
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đường lối này đã trải qua những giai đoạn phát triển với nội dung và hình thức, bước đi gán liền với đặc điểm của mỗi giai đoạn, tạo nên sức mạnh kì diệu đánh bại mọi kẻ thù, giành độc lập và xây dựng, bảo vệ đất nước thắng lợi.

* Thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) Ngay từ khi ra đời, trong cương lĩnh chính trị của mình (chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của Đảng 3/2/1930), Đảng đã xác định dứt khoát, rõ ràng rằng: Cách mạng Việt Nam là một quá trình cách mạng không ngừng và phải trải qua 2 giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ ở giai đoạn đầu, làm xong mục tiêu cơ bản của cách mạnh là giành chính quyền thì sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tư bản. Mục đích cuối cùng của Đảng là thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên đất nước Việt Nam. Xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và gắn liền với nú là xác lập sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đây là vấn đề mấu chốt đảm bảo cho cách mạng phát triển theo phương hướng đó.
Thêm vào đó, chủ nghĩa xã hội mới chỉ là triển vọng tiến lên, chưa phải là mục tiêu trực tiếp, nhưng nó định hướng và có ý nghĩa vạch thời đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó quyết định trước tính đúng đắn của toàn bộ đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng. Nó quyết định tính chất, động lực và một phần phương pháp tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
Tính triệt để và sức mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc bắt nguồn từ mục tiêu của cách mạng là giải phóng dân tộc kết hợp với từng bước giải phóng giai cấp. Ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong khi tập trung sức người, sức của để hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc vàchống phong kiến, Đảng vần không quên nhiệm vụ tuyêntruyền phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

* Thời kì vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới (1945-1954)
Khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược dựa trên nền tảng phát huy lòng yêu nước của toàn dân , vừa dựa trên những thành tựu ban đầu của chế độ mới. Chế độ mới không chỉ là lực lượng tinh thần mà còn là lực lượng vật chất to lớn, đảm bảo kháng chiến lâu dài, càng đánh càng thắng, cuối cùng đánh bại cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

* Thời kì cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở Miền Nam (1954-1975).
Sự kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kì này mang hỡn thái khác thời kì trước. Chủ nghĩa xã hội không chỉ là sức mạnh tinh thần, là triển vọng mà trở thành sức mạnh vật chất, sức mạnh tổ chức, trở thành hiện thực trên một nửa đất nước, sức mạnh của 1 chế độ xã hội. Thời kì này cả 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đều là trực tiếp. Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Mặt khác, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam thôi thúc nhân dân miền Bắc làm việc bằng 2 để giải phóng miền Nam. Sự kết hợp 2 ngọn cờ trong giai đoạn này còn là kết hợp sức mạnh của thế giới, của thời đại.
Dựa vào sức mạnh của chế độ xã hội mới được thiết lập ở vùng giải phóng miền Nam và chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, nhân dân ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn gin khổ giành thắng lợi ngày càng to lớn. Nhờ tinh thần độc lập tự chủ, chúng ta không chờ miền Nam giải phóng hoàn toàn mới xây dựng Chủ nghĩa xã hội, không chỉ xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc làm gương cho miền Nam, mà tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở 2 miền Nam – Bắc.

* Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975 – nay)
Từ 1975 trở đi, đường lối chiến lược kết hợp độc lập dân tộc và củ nghĩa xã hội được thể hiện ở hình thái mới. Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập thì dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn làm 1. Chỉ có chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động mới được vĩnh viễn thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, có cuộc sống tự do, ấm no, văn minh và hạnh phúc. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân lao động quyền làm chủ thực sự đối với xã hội, đối với thiên nhiên và đối với bản thân mình. Chỉ có Chủ nghĩa xã hội mới mang đến cho tổ quốc ta nền kinh tế hiện đại, nền văn húa, khoa học tiên tiến, nền quốc phòng vững mạnh, do đó mà đảm bảo cho đất nước độc lập thống nhất đầy đủ, vững chắc nhấtvà ngày càng phát triển phồn vinh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đang quyết tâm phấn đấu để thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của giai đoạn cách mạng mới, đó là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết gắn bó với nhau: xây dựng là tạo điều kiện để bảo vệ và bảo vệ là để xây dựng. Đó chính là sự biểu hiện của sự kết hợp ngọn cờ độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới. Độc lập dân tộc là tiền đề và điền kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội là đảm bảo chắc chắn và bền vững cho nền độc lập dân tộc.
Củng cố nền độc lập dân tộc đã giành được là một yêu cầu bức xúc. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, sau nhiều thập kỉ đấu tranh gian khổ đã giành được độc lập và thống nhất Tổ quốc
Phấn đấu để xây dựng Tổ quốc ta từ 1 nước nghèo nàn trở thành 1 nước giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là yêu cầu bức xúc để củng cố nền độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc chỉ được củng cố khi các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn húa, quốc phòng, an ninh phát triển vững mạnh đủ sức đẩy lùi nhũng thế lực chống đối từ bất kì hướng nào. Phát huy sức mạnh toàn dân để phấn đấu đạt mục tiêu đó. Chúng ta nâng nhận thức vị trí vấn đề dân tộc lên ngang với sự hiểu biết về kinh nghiệm lịch sử của Đảng. Trong giai đoạn cách mạng mới, không phải vấn đề đấu tranh giai cấp sẽ được đặt cao hay ngang bằng với phát huy sức mạnh yếu tố dân tộc. Đảng phải đánh giá đúng vai trò của các thành phần kinh tế và gắn liền với nú là vị trí các giai cấp trong nền sản xuất xã hội. Độc lập dân tộc vẫn là một động lực lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu đó là phù hợp với lợi ích chung, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội và các cá nhân.
Độc lập dân tộc là điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng chủ nghĩa xã hội lại củng cố độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ biện chứng. Từ khi Đảng ra đời đến nay, về cơ bản Đảng đã nhận thức và giải quyết đúng mối quan hệ đó. Tuy vậy, Đảng đã có những lúc phạm sai lầm như chưa đánh giá đúng yếu tố dân tộc, chưa quan niệm khoa học về xã hội chủ nghĩa. Một dấu hiệu đáng quan tâm là những cuộc vận động cải tiến quản lí nhằm củng cố mô hình chủ nghĩa xã hội cũ đều kém hiệu quả.

3. Kết thúc vấn đề
Như vậy, có thể khẳng định rằng tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của Người thể hiện đậm nét sự công bằng xã hội. Nó không chỉ phản ánh mục tiêu, lý tưởng, bản chất sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, đó là một chủ nghĩa xã hội tất cả vì con người và do con người. Trung thành với con đường đã chọn, suốt cuộc đời Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, vì một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực trên đất nước Việt Nam.
-------------------------------------------------
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội diễn ra trong suốt quá trình cách mạng, ở mỗi giai đoạn của cách mạng; thống nhất ở mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Để có độc lập thực sự cho dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền độc lập dân tộc. Hồ Chủ Tịch đã từng nói : “Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(1). Và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”(2). Như thế nghĩa là cách mạng Việt Nam phải hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công, tiến tới một xã hội “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”(3)

Similar Documents

Free Essay

Tư TưởNg

...VẤN ĐỀ ÔN TẬP PHẦN THI TỰ LUẬNMÔN TƯ TƯỞNG HCM Hệ chính quy, Kỳ II - Năm học 2014 – 2015 Chương I - Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh + Những tiền đề tư tưởng - lý luận: Giá trị truyền thống tốt đẹp của Dân tộc VN, tinh hoa văn hóa nhân loại, Chủ nghĩa Mác – Lênin. + Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Chương II - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc + Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa + Chủ nghĩa dân tộc chân chính vẫn là một động lực lớn của đất nước. - Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc + CMGPDT trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo + Lực lượng của CMGPDT bao gồm toàn dân tộc + Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sang tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Chương III - Tư tưởng HCM về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam + Cách tiếp cận của HCM về chủ nghĩa xã hội + Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội + Động lực và trở lực của chủ nghĩa xã hội - Tư tưởng HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam + Thực chất, loại hình, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN + Độ dài, nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Bài học vận dụng tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Chương IV - Quan niệm của Hồ Chí Minh về quy luật đặc thù hình thành Đảng Cộng sản...

Words: 555 - Pages: 3

Free Essay

Spanish

...restaurante cubano. cuánto cuesta cada plato en el menú. | 4. Tú quieres conocer el Perú. a mis parientes peruanos. las ruinas de Machu Picchu. hablar español. | | | 2. Nosotros conocemos ese museo de arte moderno. pintar. a la artista Frida Kahlo. el arte contemporáneo de México. | 5. No sabemos adónde vas de vacaciones. si vas a visitar las pirámides de Teotihuacan en México. al guía mexicano. la edad exacta de los pirámides. | | 3. Ella no sabe mi ciudad. dónde vivo. mi dirección. usar un mapa. | 6. Quiero saber el río Amazonas. qué tiempo hace en una selva tropical. identificar plantas raras. el número de pájaros exóticos. | | | | | | | Bottom of Form | B. Instrucciones: Complete the sentence with the correct form of SABER or CONOCER. It is possble to use the infinitive. 1. Mis estudiantes hablar español bien. 2. Ellos quieren España algún día. 3. ¿Quién cuánto cuesta viajar a Chile? 4. Me gustaría a Gabriela Sabatini. 5. A veces mi abuelo no dónde vive. C. Instrucciones: Select the correct form of ser or estar 1. El coche nuevo ( es, está ) de Luis. ( Es, Está ) un BMW, ¿verdad? 2. Mi hermana ( es, está ) hipocondriaca. Siempre ( es , está ) enferma. 3. Mi nuevo ordenador ( es, está ) un iMac. ¡ ( Es , Está ) rápido, elegante y azul! 4. ¿Qué hora ( es, está )? No sé. Mi reloj ( es , está ) roto (broken). 5. Tú y yo ( somos, estamos ) nerviosos porque los exámenes ( son , están...

Words: 300 - Pages: 2

Premium Essay

Bad Bet

...Mack: Hey Moe, you stopped kicking puppies yet? [loaded question] Moe : I don’t know, you stop eating kittens? [loaded question] Mack : Yeah, well, never mind that. When are you going to pay me for that bet? Moe : When it rains cats and dogs. [rhetorical analogy] Mack : You mean when you actually take a shower? [rhetorical analogy] You know I won that bet fair and square. A bet is a bet, now give me my $20. Moe : You , I and everyone else who watched the fight knows he was drunk when he got in the ring. Or were you drunk when you watched it? [rhetorical question] Mack : Moe, pay me already. Why you making such a huge problem? It’s only $20. [rhetorical question] Moe : I don’t know about you, but $20 is a lot nowadays, especially how the economy’s going. [circumstantial ad hominem] Mack : Good god, man! [hyperbole] How much is too much for you? [line-drawing fallacy] Jest yesterday you were bragging how the boss gave you a bonus [inconsistency ad hominem]. Moe : I never said such thing! Mack : Yes, you did. Moe : What proof do you have? [misplacing burden of proof] Mack : My memory is like the memory of an elephant. [hyperbole] Moe : Then why couldn’t you remember your wife’s birthday? Mack : That was one time! [question begging] Moe : Yeah well, if I pay you back, Jack would come to me and ask for his money and then Joe will come asking for his money and then that kid I borrowed that quarter from will track me down and ask for his quarter back. [slippery...

Words: 419 - Pages: 2

Free Essay

B-29 Superfortress

...What is your position on our current global situation? My position in our environment is very high because as a teen I don’t know the changes that are happening in the world unless I am told that what us teens are doing to our planet is killing it slowly. In my essay I will include Economic, Political, and Environmental changes that us humans are doing to our planet. I view earth as a home because without earth where would we live and where would breath, being on earth is good but it’s also bad because we are not taking care of our planet like we’re supposed to and if we don’t take care of the planet it will die and there would be no life living anymore. My role locally is important because I can make a huge difference if I just speak up, but my role globally well there is a tremendous difference there because I will not be able to the word out quickly enough because I’m just another teen living on this earth. An increase in population makes excessive demands on natural resources and increases the demand on agriculture and livestock, using chemical fertilizers, insecticides, and herbicides to increase production is actually polluting the air, soil, and water with toxic chemicals. Human population is growing like never before, the list of problems this is causing, or at least complicating is a long one. It includes shortages of all our resources, war and social conflict, limit, personal freedom overcoming health and survival for other...

Words: 258 - Pages: 2

Free Essay

Rizal and His Works

...Alianza Intima Entre La Religion Y La Buena Educacion Cual hiedra trepadora Tortuosa camina Por el olmo empinado, Siendo entrambos encanto al verde prado, Y a la par se embelecen Mientras unidos crecen; Y si el olmo compasivo faltase, La hiedraal carecer de su Consuelo Vería tristemente marchitarse; Tal la Educación estrecha alianza Con alma Religión une sincera; Por ella Educación renombre alcanza; Y ¡ay! Del ser que ciegao desechando De santa Religión sabias doctrinas, De su puro raudal huye nefando. Si de la vid pomposa El tallo ufano crece Y sus dulces racimos nos ofrece, En tanto que al sarmiento generosa Alimenta la planta cariñosa; Tal límpidas Corrientes De célica virtud dan nueva vida A Educación cumplida, Guiándola con sus luces refulgentes; Por ella delicado olar exhale, Y Sus frutos sabrosos nos regala. Sin Religión, la Educación humana Es cual nave del viento combatida Que pierde su timón en lucha horrible Al fragoroso impulse y sacudida Del proceloso Bóreas terrible Que la combate fiero Hasta undirla altanero En los abismos de la mar airada. Si el rocío del cielo Vigoriza y sustenta a la pradera, Y por él, en Hermosa primavera, Salen las flores a border el suelo; Tal si a la Educación fecundizara Con sus doctrinas Religión piadosa, Hacia el bien lacentera caminara Con planta generosa; Y dando de virtud lozanas flores Esparciera doquiera sus olores The Intimate Alliance Between Religion and Education As the climbing...

Words: 4843 - Pages: 20

Free Essay

English

...Cách học Tiếng Anh đầy sáng tạo và thú vị, giúp bạn nhớ từ vựng Tiếng Anh lâu thật là lâu luôn á. Để giỏi tiếng Anh, bạn phải kết hợp tốt rất nhiều kỹ năng và yếu tố khác nhau. Một trong số đó là trang bị một vốn từ “hoành tráng”. Tuy nhiên, việc học từ vựng vốn dĩ xưa nay với bất cứ người nào (thậm chí cả dân bản xứ) cũng là một công việc chả vui vẻ gì. Cứ nghĩ đến việc cầm một danh sách mấy chục từ mới rồi đọc lẩm bẩm cả ngày là người học đã buồn ngủ. Những cách thức truyền thống mà học sinh vẫn thường được dạy khi học từ vựng là tập viết, đặt câu, đọc những bài văn liên quan đến từ đó, thậm chí…ngồi mà ngâm đến thuộc thì thôi. Một số cách mới hơn như "flash card" cũng không đạt hiệu quả cao, và mua chúng cũng chả rẻ gì. Vậy liệu thực sự không có cách nào học từ vựng tiếng Anh tốt hơn? Liệu có cách nào giúp bạn học nhanh, nhớ nhanh, hứng thú mà lại nhớ từ rất lâu, thậm chí ghi nhớ cả đời không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp học từ đặc biệt. Phương pháp này không có xuất xứ chính thức từ đâu cả, nó xuất hiện ngẫu nhiên với nhiều người học tiếng Anh và sau đó được phổ biến. Trong tiếng Việt, hãy tạm gọi phương pháp này là “Kỹ thuật tách ghép từ” Hãy đến với ví dụ bên dưới đây VD: Brusque (adj): lỗ mãn, cộc cằn Ví dụ bạn vừa nhìn là một từ tiếng Anh rất khó và hiếm. Nếu bạn không phải là một kẻ ngày đêm cày tiếng Anh để đi du học hoặc ít ra có vài ngàn đô để đi nước ngoài chơi hè mà chỉ ngồi đọc sách GK thì yên tâm cả đời bạn sẽ chả phải gặp...

Words: 1188 - Pages: 5

Free Essay

Anh Nguyen

...Tổng hợp các thì trong tiếng Anh: công thức, cách sử dụng, dấu hiệu nhận biết  1. THÌ HIỆN TẠI ĐƠN Simple Present VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG * (Khẳng định): S + Vs/es + O * (Phủ định): S+ DO/DOES + NOT + V +O * (Nghi vấn): DO/DOES + S + V+ O ? VỚI ĐỘNG TỪ TOBE * (Khẳng định): S+ AM/IS/ARE + O * (Phủ định): S + AM/IS/ARE + NOT + O * (Nghi vấn): AM/IS/ARE + S + O Từ nhận biết: always, every, usually, often, generally, frequently.  Cách dùng: 1. Thì hiện tại đơn diễn tả một chân lý , một sự thật hiển nhiên. Ví dụ: The sun ries in the East. Tom comes from England. 2. Thì hiện tại đơn diễn tả 1 thói quen , một hành động xảy ra thường xuyên ở hiện tại. Ví dụ: Mary often goes to school by bicycle. I get up early every morning. Lưu ý : ta thêm "es" sau các động từ tận cùng là : O, S, X, CH, SH. 3. Thì hiện tại đơn diễn tả năng lực của con người Ví dụ: He plays badminton very well 4. Thì hiện tại đơn còn diễn tả một kế hoạch sắp xếp trước trong tương lai hoặc thời khoá biểu , đặc biệt dùng với các động từ di chuyển. 2. Thì hiện tại tiếp diễn - Present Continuous Công thức * Khẳng định: S + be (am/ is/ are) + V_ing + O * Phủ định:S+ BE + NOT + V_ing + O * Nghi vấn: BE + S+ V_ing + O Từ nhận biết: Now, right now, at present, at the moment Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn * Thì hiện tại tiếp diễn tả một hành động đang diễn ra và kéo dài dài một thời gian ở hiện tại. Ex: The children are playing football now. * Thì...

Words: 1484 - Pages: 6

Free Essay

Triet Hoc Dong Phuong

...Chương IV I. Lẽ nhất quán trong tư tưởng Đông phương Tư tưởng Đông phương cho rằng mọi sư vật có liên quan với nhau, chằng chịt dính liền như một sợi dây cột chặt mọi sự vật trên đời. Quan niệm nhất quán ấy của người Đông phương khiến họ không chấp nhận sự phân chia sự vật thành từng khu vực riêng biệt. Tương tự về vấn đề triết học, họ không phân chia như Tây phương thành bốn bộ môn biệt lập là: Siêu hình học (Metaphysic), Tâm lý học (Psychology), Luận lý học (Logic) và Đạo đức học ( Moral). Đông phương tư tưởng cho rằng "tất cả đều có hai mặt, tất cả đều chứa mâu thuẫn, tất cả những chân lý nói ra được chỉ là những thứ chân lý phiến diện mà thôi...". Cho nên những tư tưởng một chiều, được phân loại kỹ lưỡng, như là tư tưởng siêu hình / đạo đức, vũ trụ / nhân sinh / tri thức quan v.v đều là những gì người Đông phương thụ lãnh sau này của Tây phương triết học. Thí dụ điển hình cho cái học nhất quán: quyên sách tối cổ dùng làm căn bản cho mọi tư tưởng văn hoá Trung Hoa là quyển Dịch Kinh. Kinh Dịch là một quyển sách gồm cả triết học, tâm lý, luân lý, đạo đức, bói toán, y học, xã hội, chính trị, tu thân, trị nước, thiên văn, địa lý,v.v... nên ta muốn dùng nó về khía cạnh nào cũng được. Tất cả là một, như các bộ phận tâm, can, tỳ, phế, thận trong một cơ thể sống vậy. Không có bộ phận nào mà không liên lạc mật thiết với các bộ phận khác. Thảy đều là một. II. Thuyết tri hành trong tư tưởng Đông phương...

Words: 307 - Pages: 2

Free Essay

My Work

...------------------------------------------------- BÀI TIỂU LUẬN ------------------------------------------------- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO TỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Bố cục đề tài 5 Chương II: tư tưởng của triết học nho giáo ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống việt nam 5 Chương III: một số vấn đề về nho giáo trong giai đoạn hiện nay 5 PHẦN NỘI DUNG 6 Chương 1 6 BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO 6 1.1 Bối cảnh lịch sử, kinh tế- xã hội sự ra đời của tư tưởng triết học Nho giáo 6 1.2 Nguồn gốc sự hình thành và...

Words: 12059 - Pages: 49

Free Essay

Van Hoc

...“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói ” Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác Lê Nin trong ngày hội lớn của cách mạng. “Từ ấy” là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng,Trong buổi ban đầu ấy, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ , như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc. Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim.” Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu” bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí. “Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng ...

Words: 1171 - Pages: 5

Free Essay

Hoangwy

...Chương 1: Mở đầu GVLT: Phạm Thi Vương LOGO 1 Tài liệu tham khảo LOGO  Bài giảng dựa chính trên bài giảng “Xây dựng phần mềm hướng đối tượng” - ThS Trần Minh Triết – ĐH KHTN  Bài giảng “Phân tích và thiết kế hướng đối tượng” – TS Phạm Ngọc Nam – ĐH BK HN  Bài giảng “Phân tích và thiết kế hướng đối tượng” – ThS Phạm Nguyễn Cương – ĐH KHTN …. 2 Nội dung Khái Khái Khái Khái niệm niệm niệm niệm về về về về Phần mềm Chất lượng phần mềm Công nghệ phần mềm Quy trình phần mềm LOGO 3 Khái niệm về phần mềm  Ví            dụ: xét một số phần mềm sau Phần mềm quản lý học sinh cấp 3. Phần mềm quản lý thư viện. Phần mềm quản lý nhà sách. Phần mềm quản lý khách sạn. Phần mềm quản lý phòng mạch tư. Phần mềm quản lý sổ tiết kiệm. Phần mềm quản lý giải vô địch bóng đá. Phần mềm quản lý bán vé chuyến bay. Phần mềm quản lý các đại lý. Phần mềm xếp thời khóa biểu … LOGO 4 Khái niệm về phần mềm LOGO  Phần mềm dưới góc nhìn của người sử dụng:  Chương trình thực thi được trên máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng khác, nhằm hỗ trợ cho các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành thực hiện tốt hơn các thao tác nghiệp vụ của mình 5 Khái niệm về phần mềm  Môi trường triển khai phần mềm  Máy tính: Desktop, Laptop, Tablet PC…  Thiết bị chuyên dụng: LOGO • Thiết bị di động: PDA, Pocket PC, Điện thoại di động… • Các thiết bị chuyên dụng khác: set-top box, router, firewall (phần cứng…)  Hỗ trợ làm tốt hơn các...

Words: 3966 - Pages: 16

Free Essay

Student

...của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của mỗi trường phái kinh tế trong hệ thống tư tưởng của nhân loại và trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Cuốn sách này được biên soạn theo chương trình môn Lịch sử các học thuyết kinh tế dùng cho sinh viên các ngành chuyên kinh tế...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

Duy Vat Bien Chung

...chứng, quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không có sự liên hệ tác động qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu có chỉ là sự liên hệ mang tính chất ngẫu nhiên, gián tiếp. Ngược lại, phép biện chứng duy vật cho rằng, sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất. Trong thể thống nhất đó những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc và phụ thuộc, qui định lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Ví dụ: tự nhiên theo nghĩa rộng, là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Xã hội chỉ là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Sự xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển của xã hội một mặt, phụ thuộc vào các qui luật tự nhiên, nhưng mặt khác còn phụ thuộc vào những qui luật xã hội, trong đó con người là chủ thể của lịch sử xã hội. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc thù, được tách ra hợp qui luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài của tự nhiên. Tính chất của mối liên hệ: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú. Tính khách quan của mối liên hệ là mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, dù thể hiện dưới hình thức nào cũng cũng là sự qui định, tác động và chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng độc lập và không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ có...

Words: 8067 - Pages: 33

Free Essay

Economics

...của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của mỗi trường phái kinh tế trong hệ thống tư tưởng của nhân loại và trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Cuốn sách này được biên soạn theo chương trình môn Lịch sử các học thuyết kinh tế dùng cho sinh viên các ngành chuyên kinh tế...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

Hello

...ĐẦU TƯ MỤC TIÊU CHƯƠNG * Ý nghĩa của risk aversion và các bằng chứng nào cho thấy nhà đầu tư thường risk averse? * Các giả định cơ bản bên cạnh học thuyết Markowitz portfolio theory * Ý nhĩa của risk và các công cụ khác nhau dung để đo lường risk được sử dụng trong hoạt động đầu tư * Cách tính toán suất sinh lợi kỳ vọng (expected rate of return) của một tài sản đơn lẻ có rủi ro hay danh mục đầu tư gồm nhiều tài sản * Cách tính toán độ lệch chuẩn của suất sinh lợi đối với một tài sản riêng lẻ có rủi ro * Ý nghĩa của hiệp phương sai: COVARIANCE (Tích phương sai) giữa các suất sinh lợi và cách tính hiệp phương sai * Mối quan hệ giữa hiệp phương sai và hệ số tương quan * Công thức độ lệch chuẩn cho một danh mục đầu tư tài sản có rủi ro và khác biệt với độ lệch chuẩn của một tài sản riêng biệt có rủi ro * Công thức đo lường độ lệch chuẩn của một danh mục đầu tư cách thức và tại sao chúng ta phải đa dạng hóa một danh mục đầu tư * Những biến động đối với một danh mục đầu tư khi chúng ta thay đổi hệ số tương quan giữa các tài sản trong danh mục đầu tư * Thế nào là đường biên hiệu quả về lợi nhuận và rủi ro (the risk-return efficient frontier) * Lý do hợp lý đối với các nhà đầu tư khác nhau trong việc chọn lựa một danh mục đầu tư khác nhau từ dan mục nằm trên efficient frontier * Các nhân tố của danh mục đầu tư trên đường efficient frontier được các nhà đầu tư cá nhân lựa chọn 1. CÁC GIẢ ĐỊNH NỀN TẢNG Khi là một nhà đầu tư bạn...

Words: 7112 - Pages: 29