Free Essay

Sacombank Dong Do

In:

Submitted By bingbo90
Words 22476
Pages 90
LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Tín dụng là một hoạt động cơ bản và chủ yếu của ngân hàng. Hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.

Nói đến tín dụng có rất nhiều vấn đề như: cho vay, đầu tư...Có các quá trình thẩm định các dự án để đưa ra quyết định tài trợ. Hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng rủi ro tín dụng cũng rất cao, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng của mỗi ngân hàng, rủi ro tín dụng có tác đọng đến không chỉ bản thân ngân hàng mà còn có tác động đến lĩnh vực tài chính tiền tệ từ đó tác động đến nền kinh tế vĩ mô. Chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro bằng việc làm tốt công tác quản lí rủi ro chứ chưa thể loại trừ rủi ro ra khỏi hoạt động tín dụng. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Quản lí rủi ro tín dụng tại SACOMBANK chi nhánh Đống Đa ”.

Bằng phương pháp so sánh trong phân tích hoạt động tín dụng, em muốn đưa ra để phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng với những rủi ro thường gặp, rút ra được những mặt hạn chế, những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Để từ đó có biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hiện tại và tương lai.

Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần:

Chương I: Khái quát về hoạt động ngân hàng và quản lí rủi ro tín dụng ngân hàng

Chương II: Thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại Sacombank Đống Đa.

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao quản lí rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sacombank Đống Đa

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM.

1.1.1. Khái niệm.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thì nhu cầu vốn của mỗi tổ chức, cá nhân là rất lớn. Để có lượng vốn phục vụ cho nhu cầu của mình thì họ phải đi vay. Nếu đi vay từ những cá nhân, công ty khác thì lãi suất cho vay rất cao hoặc không đảm bảo sự an toàn. Do đó các hệ thống ngân hàng ra đời và hoạt động cung ứng cho nền kinh tế một lượng vốn lớn, với mục tiêu đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.

1.1.2. Chức năng của NHTM.

1.1.2.1. Trung gian tài chính.

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư.

Trong nền kinh tế tại một thời điểm có những chủ thể tạm thời thừa vốn, có những chủ thể thiếu vốn. Để cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, NHTM đã thực hiện chức năng của mình đó là huy động mọi nguồn vốn trong xã hội kết hợp với nguồn vốn của chính nó để cung cấp cho nền kinh tế.

1.1.2.2. Trung gian thanh toán.

Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Trong lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng, các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại, do đó khi giấy nhận nợ của ngân hàng được phát hành nó đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của Ngân hàng đã thay thế tiền kim loại và là phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ, nó trở thành tiền giấy.

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động thanh toán của ngân hàng cũng có những bước phát triển phù hợp như: NHTM cung ứng cho nền kinh tế một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, thẻ thanh toán.

1.1.2.3. Chức năng tạo tiền.

Giả sử ban đầu Tài sản có của ngân hàng A(dự trữ) là 100tr, với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% ngân hàng sẽ cho vay 90tr. Một khách hàng đến vay 90tr để thanh toán cho khách hàng của mình bằng chuyển khoản đến ngân hàng Bơi cần thanh toán). Lúc này bên tài sản có (dự trữ) của ngân hàng B là 90tr. Ngân hàng B cũng cho vay với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Cứ như vậy với một lượng tiền ban đầu ứng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, hệ thống NHTM sẽ có thể tạo thêm cho nền kinh tế một lượng tiền gấp 10 lần lượng tiền ban đầu.

Tổng bút tệ tạo ra = 100+90+81+72,9+....=1000 tr

1.1.3. Vai trò của NHTM.

NHTM là một trung gian tài chính do đó nó giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính. Nó thực sự đem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả người có vốn, người cần vốn, cho cả nền kinh tế xã hội và bản thân các tổ chức tài chính trung gian.

Do chuyên môn hoá và thành thạo trong nghề nghiệp, NHTM đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu của người cần vốn và người có vốn. Sự hoạt động ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng, với mức lãi suất huy động hấp dẫn khách hàng- thường xuyên thay đổi lãi suất một cách hợp lý và đa dạng hoá các dịch vụ đã thu hút được khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế. Chính vì vậy ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế.

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Do đó ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để làm phương tiện thanh toán, tài trợ và cho vay. Tất cả số tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng nhờ ngân hàng mà dù chỉ trong chốc lát cũng sẽ đưa vào quá trình kinh doanh, làm tăng lượng vốn trong nền kinh tế. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước.

Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là công cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm phát triển kinh tế bền vững. Xuất phát từ vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính. Hoạt động của một ngân hàng có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, từ đó tác động đến mọi lĩnh vực: kinh tế, xã hội; mọi phạm vi: vĩ mô và vi mô. Có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua hệ thống ngân hàng mà Chính phủ có thể thực hiện các chính sách tài chính quốc gia như: Nếu tình hình trong nước lạm phát cao thì chúng ta phải dùng biện pháp thắt chặt cung ứng tiền tệ bằng cách tăng lãi suất huy động ở các NHTM; Ngân hàng mở rộng cho vay đến tất cả các thành phần kinh tế, góp phần khuyến khích phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, các địa phương. Nguốn vốn được vận động từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế nhằm đạt tới mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia đó là: điều hoà nguồn tài chính trong tổng thể nền kinh tế, nhằm thoả mãn nhu cầu tài chính cho nền kinh tế đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính.

1.1.4. Các dịch vụ Ngân hàng.

Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Hoạt động ngân hàng có phát triển hay không nó phụ thuộc vào kết quả dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.

1.1.4.1. Mua, bán ngoại tệ.

Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi mua bán ngoại tệ: mua, bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.

1.1.4.2. Nhận tiền gửi.

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Ngoài nguồn vốn tự có của mình, ngân hàng còn phải huy động vốn từ nhiều tổ chức khác nhau trong nền kinh tế để cho vay, đầu tư sinh lời.

1.1.4.3. Cho vay.

Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao. Ngay thời kỳ đầu các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán. Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng là người mua, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng thì nghiệp vụ cho vay của ngân hàng cũng trở nên đa dạng hơn như: cho vay tiêu dùng, cho vay ngắn hạn, tài trợ cho dự án trung và dài hạn...

1.1.4.4. Cung cấp tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.

Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt. Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng. Chính vì vậy đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ.

1.1.4.5. Bảo lãnh.

Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác...

1.1.4.6. Các dịch vụ khác.

Ngoài những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp như trên còn có những dịch vụ như: bảo quản hộ tài sản, quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn, dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ địa lý.

Với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác. Một số ngân hàng đã thành lập công ty chứng khoán hạch toán độc lập để cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán này.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.

Trong nền kinh tế thị trường cần thiết phải có sự tồn tại và phát triển của tín dụng. Bởi vì trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hoạt động tuần hoàn qua 3 giai đoạn: dự trữ - sản xuất - tiêu thụ.

Để quá trình tái sản xuất được thực hiện bình thường và liên tục đòi hỏi vốn cùng một lúc phải tồn tại và vận động qua 3 hình thái: vốn tiền tệ – vốn sản xuất- vốn hàng hoá. Trong khi một bộ phận vốn tiền tệ biến thành vốn sản xuất thì bộ phận vốn sản xuất trước đó biến thành vốn hàng hoá và bộ phận vốn hàng hoá trước nữa biến thành tiền tệ. Quá trình vận động tuần hoàn này không được gián đoạn mới đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện bình thường.

Như vậy, do đặc điểm chu chuyển tuần hoàn vốn có lúc đơn vị thiếu vốn, có lúc doanh nghiệp thừa vốn, nếu xét trong toàn xã hội thì trong khi đơn vị này thiếu vốn thì đơn vị khác thừa vốn. Do đó phải điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả. Đó chính là nguyên nhân và cơ sở để tồn tại và phát triển của tín dụng.

1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng.

Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ hoặc người cho vay) chu cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng khoán dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái hoặc người đi vay). Thông thường những giao dịch này còn bao gồm cả việc thanh toán lợi tức cho người cho vay.

Tín dụng ngân hàng là sự cho vay hay ứng trước tiền do ngân hàng thực hiện. Bản thân ngân hàng là người cho vay còn người đi vay là những khách hàng khác nhau. Giá mà ngân hàng ấn định cho khách hàng khi đi vay là tiền hoa hồng mà họ phải trả trong suốt thời gian tồn tại khoản ứng trước đó.

1.2.2. Ý nghĩa hoạt động tín dụng đối với ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Mặt khác, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến rủi ro về lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro nguồn vốn. Do đó các ngân hàng phải có những biện pháp quản lý hoạt động tín dụng một cách thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng. Nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho ngân hàng.

1.2.3. Các loại tín dụng ngân hàng.

Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích sử dụng khác nhau.

1.2.3.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay.

Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn đến 1 năm. Thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu cá nhân.

Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Cho vay trung hạn dùng để cho vay vốn mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới thiết bị kỹ thuật và mở rộng, xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm. Được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, đầu tư công nghệ mới và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

1.2.3.2. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng.

Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ 3.

Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ 3.

1.2.3.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng.

Tín dụng bất động sản: Đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản, bao gồm: tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai, tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa...

Tín dụng công thương nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua nguyên vật liệu, trả thuế, và chi trả lương.

Tín dụng nông nghiệp: Đây là khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc.

Tín dụng cá nhân: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân để mua sắm hàng hoá tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà, trang thiết bị trong nhà. Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.

Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng mua các trang thiết bị, máy móc và cho thuê lại chúng.

Tín dụng khác: bao gồm các khoản tín dụng như tín dụng kinh doanh chứng khoán...

1.2.4. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng.

Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời.

1.2.4.1. Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định.

Các khoản tín dụng ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả lãi và gốc như đã cam kết. Do vậy ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển.

1.2.4.2. Việc sử dụng vốn vay.

Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên.

1.2.4.3. Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả.

Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.

1.2.5.Rủi ro tín dụng ngân hàng

1.2.5.1. Bản chất của rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng (rủi ro về sự tổn thất tài chính) là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ cả gốc và lãi, mất khả năng thanh toán. Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả gốc và lãi như cam kết sẽ có thể bị trì hoãn hoặc thậm chí là không được trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bị tổn thương trong hoạt động của ngân hàng.

Khi thực hiện hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro. Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi trong hoạt động của ngân hàng. Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng thì ngân hàng coi đó là một thành công trong quản lý.

Rủi ro gắn liền với hoạt động của NHTM, phản ánh các tình huống bất ngờ xảy ra, có thể gây tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động của NHTM và luôn phải đối mặt với rủi ro này.

1.2.5.2. Phân loại rủi ro tín dụng.

Có rất nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng.

- Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có: rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.

- Phân loại theo cơ cấu các loại hình rủi ro: rủi ro theo khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hay vay khoản tín dụng hợp vốn.

- Phân loại theo nguồn gốc hình thành có:

+ Rủi ro từ phía người cho vay (ngân hàng, các tổ chức tín dụng) gồm: Rủi ro ở khâu chính sách, rủi ro ở khâu nghiên cứu, theo dõi, quản lý và xử lý rủi ro, rủi ro ở khâu thông tin, rủi ro ở khâu cán bộ, rủi ro ở công tác kiểm tra, kiểm soát.

+ Rủi ro từ phía người vay gồm: Rủi ro về đạo đức (chủ quan); Rủi ro do khả năng tài chính yếu kém của người vay; Rủi ro do biến động khả năng kinh doanh của người vay; Rủi ro từ phía người điều hành doanh nghiệp, mối quan hệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác; Rủi ro bất khả kháng.

- Phân loại khác: Rủi ro từ khâu quản lý, kiểm tra của NHNN; Rủi ro phát sinh từ chế độ chính sách của Nhà nước; Rủi ro quốc gia; Rủi ro môi trường; Rủi ro khác như do sự đánh giá không khách quan, chính xác của cơ quan công chứng đối với tài sản thế chấp, do việc cho vay bị áp đặt bởi cấp trên... (xemlai)

1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.

1.3.1. Khái niệm

Là phương pháp nghiên cứu, so sánh trong phân tích hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra để phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng với những rủi ro thường gặp, rút ra được những mặt hạn chế, những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Để từ đó có biện pháp nhằm quản lí rủi ro trong hiện tại và tương lai.

1.3.2. Mục đích

1.3.2.1.Đảm bảo tính thanh khoản

Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến thu nhập và uy tín của ngân hàng bởi vì: Nhiệm vụ đầu tiên của ngân hàng là nhằm bảo vệ tiền gửi của khách hàng. Nếu một khoản cho vay nào đó bị thất thoát (không thu hồi được) thì trước tiên làm cho ngân hàng không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Ngân hàng cũng phải có trách nhiệm với các cổ đông, phải đảm bảo mức chia lãi tức cổ phần hợp lý cũng như đảm bảo mức lương nhất định đối với nhân viên ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, đem lại 85->90% thu nhập của ngân hàng. Nếu những doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đỏ vỡ, nhất là những doanh nghiệp vay nhiều vốn của một ngân hàng và không có khả năng khắc phục được, thì sau đó sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của chính bản thân ngân hàng. Bởi nếu ngân hàng bị rủi ro trong hoạt động tín dụng và phải dùng vốn để trang trải cho các khoản thất thoát này thì đến một chừng mực nào đó sẽ không thể thực hiện việc “xoá sổ” những khoản thất thoát này nữa và ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Giảm uy tín đối với khách hàng đến gửi tiền do đó làm giảm nguồn vốn mà ngân hàng có thể huy động được.

Để đạt được lợi nhuận cao thu hút nhiều khách hàng, tăng sức cạnh tranh, các ngân hàng tìm cách mở rộng tín dụng, cung ứng nhiều dịch vụ cho khách hàng nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, các loại rủi ro này luôn tiềm ẩn làm tăng chi phí để bù đắp rủi ro làm giảm lợi nhuận, lỗ hoặc mất vốn; thiếu hụt nguồn vốn để chi trả tiền gửi cho khách hàng, các khoản vay của tổ chức tín dụng, tài chính khác do không thu hồi được các khoản nợ và lãi đến hạn, dẫn đến mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán dễ rơi vào tình trạng phá sản; ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng cho vay, nếu nghiêm trọng và kéo dài dễ gây hiệu ứng phản ứng dây truyền đe doạ đến hàng loạt các ngân hàng khác do khách hàng đua nhau rút tiền gửi ở ngân hàng. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng tài chính tiền tệ.

Hoạt động tín dụng là hoạt động tiêu biểu của hầu hết các ngân hàng, hoạt động này đòi hỏi ngân hàng phải tìm mọi cách để kiểm soát được khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, ít nhất cũng là dự tính, phán đoán khả năng này. Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ xảy ra đối với các khoản tín dụng bình thường mà còn xảy ra đối với các khoản ngoại bảng như bảo lãnh L/C.

1.3.2.2. Đảm bảo tính sinh lời

Khi có tổn thất xảy ra, trước hết thu nhập của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tỷ suất lợi tức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm. Việc cổ phiếu giảm giá sẽ có thể kéo theo việc bán hàng loạt cổ phiếu trên thị trường, là điểm mở đầu của quá trình mua lại, sát nhập, thay thế ban quản lý ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến nhiều hậu quả, mọi người sẽ mất lòng tin ở ngân hàng và việc huy động vốn của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. Rủi ro tín dụng không chỉ có ảnh hưởng đến phạm vi của một ngân hàng nào đó mà nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, đến thị trường tài chính, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Do đó việc quản lý để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng là điều rất cần thiết trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.3.2.3.Hạn chế rủi ro

Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động của mỗi ngân hàng có sự tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống tài chính. Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng nào đó, dù chỉ một ngân hàng và ở một mức nhất định nào đó cũng sẽ đe doạ đến tính an toàn và tính ổn định của toàn hệ thống ngân hàng. Từ đó sẽ dẫn đến các chính sách tài chính cũng không còn phù hợp và hệ thống tài chính tiền tệ không còn được vững mạnh. Giảm uy tín trên thị trường tài chính thế giới. Vì lẽ đó mà các ngân hàng Trung ương đều quy định mọi ngân hàng phải tuân thủ quy trình phân tích rủi ro trong cho vay.

1.3.3.Nội dung quản lí rủi ro tín dụng

1.3.3.1.Xác định và hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề

Những khoản tín dụng có vấn đề thường có các biểu hiện sau :

- Trả nợ vay không đúng hạn

- Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng

- Lãi suất tín dụng cao bất thường ( để bù đắp rủi ro tín dụng )

- Tài khoản phải thu hay tồn kho tăng không bình thường

- Tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu tăng

- Thất lạc hồ sơ tài chính,đặc biệt là báo cáo tài chính khách hàng

- Chất lượng đảm bảo tín dụng thấp

- Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ như bán nhà xưởng. máy móc thiết bị…

Ngân hàng căn cứ vào những dấu hiệu của khoản tín dụng, từ đó xác định tính chất của khoản vay nhằm đưa ra những phương án để quản lí khoản tín dụng đó.Nếu khoản tín dụng có dấu hiệu bất thường ( thường là một trong các nguyên nhân trên ),ngân hàng có thể kịp thời đưa ra biện pháp để xử lí như ngừng cấp tín dụng hoặc hạn chế khoản tín dụng đó, đưa vào giám sát đăc biệt.

1.3.3.2.Phân loại,quản lí nợ

Một trong những nội dung quan trọng của quản lí tín dụng ngân hàng chính là việc phân loại và quản lí nợ.Để đánh giá mức độ của rủi ro tín dụng, chúng ta phải phân tích được các chỉ tiêu dư nợ tín dụng.

- Nợ quá hạn

Là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

Nợ quá hạn nói chung được xem như một dấu hiệu của một vấn đề rủi ro tiềm ẩn. Để hiểu bản chất của khoản nợ quá hạn chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của khoản nợ quá hạn đó bằng việc: cán bộ tín dụng kiểm tra các báo cáo tài chính, hồ sơ lưu trữ kho hàng, danh mục các khoản phải thu và các thông tin tài chính khác. Nếu nợ quá hạn là một biểu hiện của một doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có thể không cứu vãn được. Nếu việc nợ qúa hạn hình thành do việc tiêu thụ hàng hoá hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn dự tính, hoặc do việc chậm trễ không lường trước được trong việc vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ... thì vấn đề có thể là chưa đến mức trầm trọng. Nếu vào ngày đáo hạn người vay đưa ra yêu cầu giãn nợ hoặc xin vay tiếp mà không dự tính trước thì đây cũng có thể là một biểu hiện của việc phá vỡ thoả thuận hoàn trả và điều đó cũng nghiêm trọng giống như nợ quá hạn. Nếu Tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ dẫn đến chi phí tăng cao ngoài dự kiến, thậm chí là thua lỗ. Mặt khác nếu tỷ lệ nợ quá hạn,nợ xấu cao, gấp 2-4 lần giới hạn an toàn của quốc tế không thực hiện đúng như các cam kết mở L/C, uy tín của hệ thống NHTM trong nước và quốc tế sẽ giảm sút nghiêm trọng. Hậu quả chung là các NHTM quốc doanh phải củng cố, cơ cấu lại, phải thành lập các công ty khai thác tài sản thế chấp.

- Nợ khó đòi và tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng tài sản

Nếu tỷ lệ nợ khó đòi chiểm tỷ trọng lớn trong các khoản nợ tín dụng thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao.

Tuy nhiên một ngân hàng có thể có những cách định lượng các chỉ tiêu trên nhằm phản ánh sai lệch rủi ro, ví dụ như: giãn nợ, đảo nợ...Do đó một số ngân hàng phản ánh rủi ro tín dụng không chỉ bằng các chỉ tiêu trên mà quan trọng hơn bằng chỉ tiêu rủi ro tiềm năng: các khoản tín dụng có chất lượng trung bình và xấu trên tổng tín dụng.

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng nào mà lớn hơn 5% thì ngân hàng đó được xem là có chất lượng tín dụng kém. Tuy nhiên, có trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn ở dưới mức cho phép song vẫn không được đánh giá là tốt nếu trong số nợ quá hạn đó, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc giá trị tài sản thế chấp không đủ để thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải thực hiện nghiêm túc các qui định về an toàn tín dụng ghi trong luật các tổ chức tín dụng,xác định các khoản tài trợ với các mức độ rủi ro khác nhau nhằm hạn chế tối đa rủi ro mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.Các ngân hàng cũng có thể có các biện pháp,các chính sách hỗ trợ khách hàng tăng trả nợ,hoặc có các biện pháp xử lí tài sản đảm bảo,tài sản cầm cố nhằm thu hồi nợ.

1.3.3.3.Sử dụng các công cụ, các chỉ tiêu phân tích đánh giá nhằm đưa ra các dự báo

Trước khi ngân hàng quyết định cho khách hàng vay vốn thì ngân hàng phải có phương pháp để thu thập và xử lý thông tin về khách hàng của mình. Sau đó xem xét và phân tích hồ sơ tín dụng có phù hợp hay không. Để biết được khách hàng có đủ năng lực để trả nợ trong tương lai thì ngân hàng cần phải phân tích tình hình tài chính của khách hàng và phương án sử dụng vốn có đúng như trong hồ sơ vay vốn hay không. Việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng và yếu tố rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Ngân hàng đọc và phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cần vay vốn để có thể phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản, vốn, nguồn vốn, công nợ tại thời điểm lập báo cáo. Về mặt pháp lý, số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với người cho vay về các khoản nợ phải trả. Tiếp đến là phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đó có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay gây tình trạng lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp có thoả mãn điều kiện nhất định thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó mới có thể đảm bảo rằng việc vay vốn là đúng mục đích kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả.

Nhằm đánh giá và dự báo mức độ rủi ro của khoản tín dụng,ngân hàng có thể dựa vào các chỉ tiêu như :

- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản :

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền. Trong tổng số tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu, chỉ có tài sản lưu động (TSLĐ) trong kỳ là có khả năng chuyển đổi thành tiền. Do đó hệ số thanh toán tạm thời được xác định theo công thức:
|Khả năng thanh toán | |TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (1) |
| |= | |
|Nợ ngắn hạn | |Tổng nợ ngắn hạn. |

Hệ số này phải lớn hơn 1, càng lớn thì càng tốt

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong TSLĐ hiện có thì vật tư, hàng hoá chưa thể chuyển đổi thành tiền ngay được, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá và được xác định theo công thức:
|Khả năng thanh | |TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho (2) |
| |= | |
|toán nhanh | | Tổng nợ ngắn hạn |

Hệ số này càng lớn thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao.

+ Hệ số thanh toán nợ dài hạn:
|Khả năng thanh toán | |Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ vốn vay |
| |= | |
|nợ dài hạn | | Tổng nợ ngắn hạn (3) |

-. Nhóm chỉ tiêu hoạt động.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

+ Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, được xác định bằng công thức:
| Số vòng quay | | Giá vốn hàng bán (4) |
| |= | |
| hàng tồn kho | |Hàng tồn kho bình quân |

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.

+ Kỳ thu nợ bình quân:

Phản ánh thời hạn tín dụng thương mại bình quân (bán chịu) mà doanh nghiệp đã cấp cho khách hàng là bao nhiêu ngày. Được tính bằng công thức:
| Tài khoản phải thu bình quân (5) |
|Doanh số bán chịu hàng ngày bình quân |

Kỳ thu nợ bình quân =

+ Vòng quay tổng tài sản:

Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo doanh thu là như thế nào. Chỉ tiêu này càng cao thì tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó được coi là tốt. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
| | Tổng tài sản (6) |
|Vòng quay tổng tài sản = | |
| | |
| |Doanh thu hàng năm |

- Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy:

Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy phản ánh quy mô nợ so với vốn cổ phần của doanh nghiệp, đồng thời là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp trong dài hạn.

+ Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (Hệ số đòn bẩy)
|Tổng dư nợ (7) |
|Tổng tài sản |

Tỷ số nợ =

Tỷ số nợ càng cao phản ánh hoạt động của doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn vay càng lớn. Chính vì vậy, khi cho vay ngân hàng cần phải xem xét thận trọng những doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy quá cao so với mức bình quân ngành.

+ Khả năng trả lãi tiền vay:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán lãi tiền vay là như thế nào, và được tính theo công thức:
|Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (8) |
| Chi phí lãi tiền vay |
| |

Khả năng trả lãi tiền vay =

- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời:

Mục đích phân tích các chỉ tiêu sinh lời để đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông.

+ Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu:
|Lợi nhuận sau thuế (9) |
| Doanh thu |

Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu =

Với cùng một mức doanh thu, nếu doanh nghiệp nào càng giảm được chi phí đầu vào thì tỷ lệ sinh lời trên doanh thu càng lớn, điều này nói lên doanh nghiệp này hoạt động tốt.

+ Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
|Lợi nhuận sau thuế (10) |
| Vốn chủ sở hữu |

ROE =

Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu.

+ Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
|Lợi nhuận sau thuế (11) |
| Tổng tài sản |

ROA=

Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp.

-. Bảo đảm tiền vay.

Để đảm bảo an toàn trong cho vay, ngân hàng xem xét 3 yếu tố chính của khách hàng: Uy tín của khách hàng, hiệu quả dự án và tài sản đảm bảo.

Trong hoạt động của ngân hàng, tài trợ hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng được gọi là tài trợ không có đảm bảo bằng tài sản. mặc dù uy tín được coi là tài sản rất lớn của khách hàng song nếu người vay mất khả năng chi trả thì uy tín cũng bị giảm sút và ngân hàng thì cũng không thể bán uy tín đó để thu nợ.

Hiệu quả dự án được các nhà ngân hàng đặc biệt quan tâm. Thông qua thẩm định dự án, ngân hàng dự tính các yếu tố tác động tới quá trình kinh doanh của khách hàng trong tương lai, mối liên hệ giữa sức mạnh tài chính của khách hàng hiện tại và kết quả dự án trong tương lai.

Tài trợ dựa trên tài sản đảm bảo tức là ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có nguồn trả nợ thứ hai bên cạnh nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động của khách hàng. Khi cần thiết ngân hàng có thể bán tài sản đảm bảo để thu nợ. Tài sản đảm bảo, về bản chất tạo nguồn thu thứ hai, khi nguồn thu thứ nhất không đủ, không kịp thời bù đắp thiệt hại cho ngân hàng. Do vậy, giá trị tài sản đảm bảo mà ngân hàng yêu cầu không phải phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô tài trợ mà chủ yếu phụ thuộc vào rủi ro dự kiến. Với các khách hàng mức độ rủi ro là khác nhau, ngân hàng có thể yêu cầu giá trị đảm bảo khác nhau so với số tiền cho vay. Đảm bảo có thể lớn hơn giá trị khoản cho vay, hoặc chỉ chiếm một phần như đảm bảo bằng số dư phần bù, bằng sổ lương, kết hợp đảm bảo loại 1 và loại 2...Do đó định giá tài sản đảm bảo, thế chấp là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định cho vay. Việc dự tính rủi ro để xác định giá trị tài sản đảm bảo, loại đảm bảo, hình thức đảm bảo là giải pháp mở rộng tài trợ của ngân hàng, tăng sinh lợi và an toàn trong hoạt động của ngân hàng hiện nay.

- Các chỉ tiêu khác.

Thông thường một doanh nghiệp phải có vốn sở hữu để tài trợ một phần cho tài sản lưu động và tài sản cố định.
|Vốn sở hữu (12) |
|Tổng tài sản |

Tỷ lệ tài trợ bằng vốn sở hữu=

Tỷ lệ này cho thấy sức mạnh tài chính của người vay. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tỷ lệ này vào khoảng 0,3->0,4; hoặc thấp hơn buộc ngân hàng phải thận trọng và kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay.

Rủi ro của người vay rất đa dạng. Chúng ta cần có nhiều trường hợp điều chỉnh rủi ro trong mọi trường hợp. Cách tiếp cận rủi ro của người vay như phân tích các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất, tiếp thị, nhân sự, tài chính, chính sách của chính phủ tác động tới khách hàng như thế nào.

Ngoài ra, ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm thông qua việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng như trên.

Một sự thiếu hụt luồng tiền là biểu hiện không lành mạnh trong kinh doanh của con nợ, khiến cho quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.
|Luồng tiền = |Lợi nhuận ròng + Chi phí phi tiền tệ |
| |+ Phần tăng thêm của tài khoản phải trả |
| |- Phần tăng thêm của hàng tồn kho và tài khoản phải thu. |

Những biểu hiện về chất lượng tín dụng và chính sách tín dụng mà ngân hàng thực hiện không tốt đều dẫn đến rủi ro về tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó làm thế nào để hạn chế tối đa mức độ rủi ro tín dụng tại các NHTM hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được các nhà quản trị ngân hàng cũng như các cán bộ ngân hàng quan tâm và tìm ra giải pháp thực hiện thành công trong tương lai.

1.3.3.4.Nâng cao chất lượng tín dụng

Các ngân hàng luôn luôn phải đặt vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng ở một vị trí quan trọng. Tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro,bảo đảm an toàn hệ thống.

Bên cạnh đó các ngân hàng phải thường xuyên làm lành mạnh hóa tình hình tín dụng,Hoàn thiện hóa qui trình cho vay, qui chế hóa các hoạt động trong ngân hàng,đảm bảo quản lí rủi ro trong mọi khâu của hoạt động tín dụng. Thường xuyên xem xét các qui trình tín dụng một cách định kì,đảm bảo mọi công việc và phát sinh được xử lí kịp thời, chính xác và đúng thẩm quyền.

Thực hiện minh bạch và công khai hóa các thông tin tín dụng ( ngoài các thông tin tuyệt mất có thể ảnh hưởng đến ngân hàng ). Việc minh bạch và công khai này phải được thực hiệ giữa NHTM và NHNN, giữa NHTM và NHTM, giữa NHTM và các nhà đầu tư và với công luận.

1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lí rủi ro tín dụng

- Nhân tố khách quan

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán với ngân hàng như: thiên tai, chiến tranh, thị trường bị thu hẹp, bị nước ngoài áp đặt hạn chế thương mại không tiêu thụ được sản phẩm, cơ chế chính sách và quy hoạch của nhà nước, các cấp chính quyền thay đổi... Khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm gây tổn thất cho ngân hàng.

- Nhân tố chủ quan

Việc thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh chưa toàn diện, trình độ cán bộ thẩm định chưa đáp ứng yêu cầu; quản lý việc phát tiền vay cho khách hàng và sử dụng vốn vay, theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng thiếu chặt chẽ; thiếu khả năng quản trị rủi ro; ngoài ra, rủi ro đạo đức của một số cán bộ liên quan đến việc cho vay vốn, cố ý làm trái quy định về tín dụng, thiếu tinh thần trách nhiệm.

Vẫn còn cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng kinh doanh ở một số chi nhánh không chấp hành đúng quy trình tín dụng (không kiểm tra, đối chiếu thực tê tại cơ sở của khách hàng, không trực tiếp thẩm định giá trị tài sản bảo đảm, không kiểm tra trong quá trình giải ngân,không thường xuyên kiểm tra giám sát vốn vay...), tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng, lừa đảo làm thất thoát vốn tín dụng.

Một số chi nhánh của hệ thống NHTM do chạy theo thành tích, muốn tăng nhanh dư nợ đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng, tạo ra việc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các chi nhánh, làm giảm lợi nhuận của toàn hệ thống.

Thông tin kinh tế, thông tin rủi ro, phân tích tín dụng, phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Việc quản lý thông tin tín dụng vẫn được thực hiện chrủ yếu bằng thủ công, thiếu chính xác và không đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, việc phân tích đánh giá tín dụng theo ngành, theo khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên để có được những định hướng tín dụng chính xác và kịp thời.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI SACOMBANK ĐỐNG ĐA

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SACOMBANK

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank

Sacombank là một ngân hàng TMCP nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, chịu sự kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tên giao dịch là Sacombank, được thành lập và hoạt động theo giấy phép số 0006/NH-CP ngày 05/12/1991 do Ngân hàng Nhà nước cấp trên cơ sở sát nhập 4 tổ chức tín dụng là : Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp, HTX Tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công, với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Được chính thức hoạt động từ ngày 21/12/1991, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt Nam.

Sau 16 năm hình thành và phát triển (1991 – 2008), đến nay Sacombank đã đạt được những thành tựu khả quan và nổi bật không phải bất cứ ngân hàng nào cũng có thể đạt được: mức vốn điều lệ tăng trên 2089 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay. Mạng lưới hoạt động của Sacombank có mặt từ Bắc tới Nam với 169 chi nhánh và phòng giao dịch với gần 4000 nhân viên trên toàn quốc. Hệ thống đại lý quốc tế rộng khắp với 8900 đại lý tại 222 ngân hàng của 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay Sacombank đã có tham gia góp vốn của 3 cổ đông nước ngoài. Công ty tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ đầu tư Dragon Financial Holding (Anh quốc), ngân hàng ANZ. Ngoài 3 cổ đông nước ngoài nói trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước, Sacombank là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 9.000 cổ đông. Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời luôn chú trọng tới dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân. Sacombank luôn nỗ lực không ngừng để mang lại cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất với mong muốn trở thành một trong những Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần hàng đầu và là Ngân Hàng bán lẻ hiện đại đa năng nhất tại Việt Nam.Sacombank cam kết sẽ phục vụ khách hàng một cách tận tâm, tất cả vì khách hàng, các cổ đông và các đối tác của mình với uy tín và chất lượng cao.

Bên cạnh việc việc phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động Sacombank còn thành lập các công ty trực thuộc và tham gia góp vốn đầu tư vào nhiều công ty khác như:

- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sacombank (Sacombank Assets Managemant Company- AMC)

- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

- Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

- Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

- Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Vietfun Management).

Mô hình quản lý theo khu vực

2.1.2. Sacombank chi nhánh Đống Đa

Chi nhánh Đống Đa được thành lập từ tháng 7/2006 trên cơ sở kế thừa các hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp II Đường Thành (trực thuộc chi nhánh Hà Nội). Chi nhánh Đống Đa là một chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank

Trụ sở chính của chi nhánh tại số 360 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội, địa bàn hoạt động của chi nhánh chủ yếu tại các địa bàn: Đống Đa, Cầu Giấy, Từ Liêm và một phần địa phận Hà Tây (Hà Đông).

Chi nhánh có 2 Phòng giao dịch trực thuộc là Phòng giao dịch số 3 nhận bàn giao lại từ Chi nhánh Hà Nội tại địa chỉ 65 Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và Phòng giao dịch Hà Tây tại địa chỉ 737 Quang Trung, Thị xã Hà Đông, Hà Tây
Cơ cấu tổ chức

2.1.3 Các sản phẩm chủ yếu của Sacombank chi nhánh Đống Đa

2.1.3.1.Sản phẩm tiền gửi

Sản phẩm tiền gửi của Sacombank bao gồm một số loại chính như sau:

- Tiền gửi thanh toán

- Tiết kiệm không kỳ hạn

- Tiết kiệm định kỳ

- Tiết kiệm tích luỹ

- Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng

- Tiết kiệm vàng và VND đảm bảo theo giá trị vàng

2.1.3.2 Sản phẩm cho vay

- Cho vay bất động sản

- Cho vay sản xuất kinh doanh (khách hàng là cá nhân)

- Cho vay sản xuất kinh doanh (khách hàng là doanh nghiệp)

- Cho vay đi làm việc ở nước ngoài

- Cho vay cán bộ công nhân viên

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

- Cho vay các hộ kinh doanh chợ

- Cho vay du học

- Cho vay nông thôn

- Cho vay thấu chi tài khoản

2.1.3.3. Dịch vụ chuyển tiền

- Chuyển tiền trong hệ thống

- Chuyển tiền ngoài hệ thống

- Chuyển tiền ngân hàng liên kết

- Chuyển tiền bằng điện

- Nhờ thu

- Tín dụng chứng từ (L/C)

2.1.3.4. Các dịch vụ khác

- Chuyển tiền kiều hối

- Chi trả hộ lương cán bộ công nhân viên

- Dịch vụ bao thanh toán quốc tế, bao thanh toán nội địa

- Bảo lãnh (Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền hàng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng...)

- Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt

- Dịch vụ phone banking

- Dịch vụ mua kỳ hạn cổ phiếu các công ty chưa niêm yết

2.2.Thực trang quản lí rủi ro tín dụng tại chi nhánh SACOMBANK ĐỐNG ĐA

2.2.1Quy trình tín dụng tại chi nhánh Sacombank Đống Đa

+ Tiếp thị khách hàng

Khác với các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Sacombank là một ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đối tác của Ngân hàng chủ yếu là do tiếp thị mà có được. Vì vậy, công tác tiếp thị được coi là mở đầu không thể thiếu trong một quy trình tác nghiệp của mỗi cán bộ tín dụng ngân hàng, qua công tác tiếp thị cán bộ tín dụng đã phần nào hiểu được lĩnh vực, ngành hàng kinh doanh và tìm hiểu được nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó có hướng tài trợ, hợp tác với doanh nghiệp.

+ Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn

Sau khi tiếp thị và tìm được những khách hàng tiềm năng, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng cách để hoàn thiện một bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của ngân hàng. Một bộ hồ sơ đầy đủ sẽ gồm 4 phần:

* Hồ sơ pháp lý

* Hồ sơ tài chính

* Hồ sơ vay vốn

* Hồ sơ bảo đảm tiền vay

+ Thẩm định các điều kiện tín dụng

Để thẩm định một khoản vay, ta phải tiến hành các bước sau:

a, Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng

* Với khách hàng là doanh nghiệp

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của: Quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước. Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài. Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.

- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với Công ty liên doanh

- Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp

- Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm Giám đốc(TGĐ), kế toán trưởng

- Người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp là ai (chủ tịch HĐQT hay Giám đốc)

* Đối với khách hàng là tư nhân,

- Đủ 18 tuổi trở lên

- Có đầy đủ năng lực dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự

- Có xác nhận về nhân thân thông qua các giấy tờ như: Hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân, xác nhận của cơ quan đơn vị chính quyền địa phương.

b, Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng

* Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

- Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng có phù hợp với dự án, phương án dự kiến đầu tư không

- Ngành nghề kinh doanh có được phép hoạt động không, xu hướng phát triển của ngành

* Mô hình tổ chức, bố trí lao động

Chúng ta cần tìm hiểu về quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh, số lượng lao động trực tiếp, gián tiếp và trình độ tương ứng của họ, bên cạnh đó mức lương cũng phản ánh phần nào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Quản trị, điều hành của ban lãnh đạo

Một doanh nghiệp cũng được đánh giá qua ban lãnh đạo của chính doanh nghiệp đó: họ là ai, trình độ chuyên môn của họ như thế nào, kinh nghiệm và năng lực điều hành của họ và quan trọng là khả năng nắm bắt thị trường của các cấp lãnh đạo này.

* Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng

Để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của một khách hàng chúng ta cần biết về thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, mạng lưới phân phối, lợi thế của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, chiến lược kinh doanh và các mối quan hệ của doanh nghiệp có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

* Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng (Rủi ro về chính sách, chế độ của Nhà nước, rủi ro thị trường...)

* Quan hệ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng (quan hệ với tổ chức tín dụng nào chưa, dư nợ bao nhiêu, đã có nợ quá hạn chưa, tình hình tăng trưởng dư nợ trong thời gian gần đây).

c, Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.

* Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh.

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính (phản ánh sản lượng, tình hình sản xuất và tình hình bán hàng...).

- Lợi nhuận (của các loại sản phẩm và của các đơn vị thành viên).

- Phân tích nguyên liệu đầu vào, giá vốn, chi phí quản lý và chi phí bán hàng, biến động tổng chi phí cũng như các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm.

- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng doanh thu.

- Đánh giá nguyên nhân của việc tăng trưởng doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

- Dự đoán xu hướng tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai.

* Phân tích tình hình tài chính

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, vốn lưu động thường xuyên và sử dụng vốn, khả năng thanh toán, vòng quay của vốn.

- Tình trạng các khoản phải thu, mức độ phân tán rủi ro của các khoản phải thu, tỷ trọng hàng bán chịu trong doanh thu, tính luân chuyển, số ngày phải thu.

- Tình trạng hàng tồn kho, hàng tồn kho ứ đọng kém chất lượng, lượng hàng tồn kho so với doanh số xuất bán bình quân tháng, vòng quay hàng tồn kho, số ngày tồn kho.

- Tình trạng các khoản phải trả cao hay thấp, áp lực thanh toán phải trả, tỷ trọng hàng mua chịu chiếm bao nhiêu % trong tổng lượng hàng nhập, số ngày phải trả bình quân?

- Tình hình vay nợ tại các tổ chức tín dụng, tình trạng các khoản nợ?

- Chúng ta đánh giá tình hình tài chính thông qua các nhóm chỉ số: • Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán • Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động • Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời • Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn • Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của doanh nghiệp

* Phân tích lưu chuyển tiền tệ

- Đây là công cụ quan trọng trong hành trang của CBTD, nó không bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc kế toán. Ngân hàng trước hết quan tâm đến năng lực của khách hàng làm ra tiền bởi khoản vay chỉ có thể trả bằng tiền chứ không phải bằng doanh thu hay lợi nhuận.

- Hai phương pháp tính lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ phương pháp gián tiếp bởi nó được thiết lập từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

d, Xác định số vốn khách hàng cần vay và phương thức cho vay ( cho vay món hay cho vay hạn mức...), thời hạn cho vay, hình thức thanh toán gốc và lãi...

+ Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng

CBTD sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình lãnh đạo phòng Dịch vụ khách hàng, phòng quản lý tín dụng. Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn Lãnh đạo phòng DVKH, phòng QLTD kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ sau đó sẽ trình lên Lãnh đạo lần lượt theo các cấp tuỳ thuộc vào quy mô vốn vay.

CBTD căn cứ vào nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành hoàn chỉnh các bước tiếp theo. Trước hết CBTD thông báo chấp thuận cho vay của Ngân hàng cho khách hàng bằng văn bản, sau đó sẽ tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng, ký kết tại công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản cầm cố, thế chấp tại Ngân hàng.

+ Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn

Sau khi hoàn tất các thủ tục ký kết tại công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo CBTD sẽ tiến hành các thủ tục giải ngân cho khách hàng theo hoá đơn, hợp đồng mà trong tờ trình giải ngân đã nêu. Chú ý, trước khi làm thủ tục giải ngân, CBTD phải hướng dẫn khách hàng nộp các khoản phí đã nêu trong hợp đồng tín dụng, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng QLTD tiến hành giải ngân cho khách hàng nếu mọi thủ tục đã được CBTD hoàn thiện.

Sau khi giải ngân, CBTD phải thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình trả gốc, trả lãi, tình trạng của tài sản đảm bảo cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Những nội dung nói trên được phản ánh qua biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng được CBTD lập nên hàng tháng. Trong trường hợp có phát sinh trong quá trình thu nợ, CBTD phải báo cáo kịp thời lên Ban lãnh đạo để tìm hướng giải quyết, hạn chế tối đa tình trạng nợ quá hạn hay sử dụng vốn sai mục đích.

+ Thanh lý hợp đồng tín dụng

* Tất toán tài khoản vay: khi khách hàng trả hết nợ cả gốc và lãi, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả gốc, lãi và phí để tất toán hợp đồng.

* Giải chấp tài sản đảm bảo: CBTD kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố rồi làm thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản cho khách hàng.Cùng với đó, CBTD phải soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Ban lãnh đạo kiểm soát và ký duyệt. Cuối cùng, CBTD cùng bộ phận QLTD và kho quỹ tiến hành giải toả việc cầm cố, thế chấp, xuất kho theo quy định

2.2.2.Hoạt động tín dụng và quản lí rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sacombank Đống Đa

2.2.2.1. Tình hình huy động vốn:

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn- hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM-đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng đang hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ thì việc đưa ra những chính sách mang tính cạnh tranh lành mạnh và thu hút khách hàng gửi tiền là công việc rất quan trọng của mỗi ngân hàng. Trong những năm qua với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên của Sacombank Đống Đa. Với những chiến lược khách hàng, đưa ra những mức lãi suất hợp lý có tính cạnh tranh đã mang lại những kết quả cao về việc huy động vốn của Chi nhánh như: Sacombank Đống Đa đã thu hút nguồn tiền gửi của nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các công cụ nợ, thể hiện mức tăng trưởng nguồn vốn khá cao và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho vay

Cụ thể tình hình huy động vốn của Sacombank Đống Đa được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Sacombank Đống Đa

Đơn vị: Triệu đồng
| Nguồn vốn |31/12/06 |31/12/07 |
|TIỀN GỬI TCKT VÀ CÁ NHÂN |119396,05 |519936,95 |
|1. Tiền gửi lãi suất thấp |18285,18 |55685,1 |
|Tỷ trọng lãi suất thấp |15(%) |10,94(%) |
|2. Tiền gửi lãi suất cao |101110,87 |453451,85 |
|- Dân cư |99110,87 |260343,85 |
|- Tổ chức kinh tế |2000 |193108 |

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Sacombank Đống Đa)

Dựa vào báo cáo huy động vốn trên ta thấy năm 2007 chi nhánh đã đạt được tốc độ huy động vốn rất tốt.Chỉ trong vòng 1 năm mà nguồn vốn huy động được năm 2007 so với năm 2006 đã tăng tới 435,47 %. Trong năm 2006,nguồn vốn huy động được của chi nhánh là 119396,05 ( triệu đồng ) đạt 80,3 % kế hoạch 2006, nhưng đến năm 2007, nguồn vốn huy động đã đạt tới 519936,95 ( triệu đông ) đạt 123,67 % kế hoạch 2007. Tỉ trọng tiền gửi lãi suất thấp năm 2007 là 10,94% giảm về qui mô lẫn số lượng so với tỉ trọng 15 % của năm 2006. Điều này tạo cho ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định để thực hiện đầu tư thu lợi nhuận.Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh trong 2 năm liên tiếp,tiền gửi của dân cư lãi suất cao vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, điều này là dễ hiểu vì Sacombank là 1 ngân hàng bán lẻ,chuyên tập trung vào thị trường khách hàng vừa và nhỏ.Việc tỉ trọng tiền gửi cá nhân lớn chứng tỏ rằng ngân hàng đã có những bước đi đúng hướng đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình thu hút khách hàng gửi tiết kiệm.Để đạt được những thành tích nổi bật trên trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thể hiện sự cố gắng rất lớn của ban lánh đạo và đội ngũ cán bộ của chi nhánh trong công tác huy động vốn.Chi nhánh đã thực hiện linh hoạt một số chính sách nhằm thu hút một cách tối đa lượng vốn huy động như: chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, chính sách tiếp thị khuyến mãi, sản phẩm mới lãi suất bậc thang... Công tác tiếp thị tiếp tục được tăng cường dưới nhiều hình thức khác nhau như phát tờ rơi, thông tin phát thanh tuyên truyền qua phường; thực hiện văn minh trong giao tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm huy động vốn; đặc biệt trong năm qua bộ phận thực hiện công tác huy động vốn tại chi nhánh đã rất quan tâm chú trọng đến việc tìm kiếm các nguồn tiền gửi có lãi suất đầu vào và đầu ra, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.2.2.2. Tình hình sử dụng vốn và quản lí rủi ro tín dụng

Ngân hàng huy động nguồn vốn từ các tổ chức trong nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tư và cho vay để thu lợi nhuận. Cùng với việc huy động vốn tăng thì kết quả sử dụng vốn của chi nhánh trong thời gian qua cũng tăng lên. Việc sử dụng vốn để đầu tư cho vay phải đảm bảo được mức độ an toàn và sinh lời. Trong những năm qua Sacombank Đống Đa đã thận trọng trong việc phân tích, đánh giá và lựa chọn khách hàng để cho vay và đầu tư, tuân thủ đúng các bước của quy trình cho vay. Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống, Chi nhánh đã tăng cường cải tiến chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới vào phục vụ khách hàng. Chủ động cùng với khách hàng tháo gỡ những khó khăn để kịp thời giải ngân những dự án đã hội đủ điều kiện vay vốn.

Cụ thể tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh được thể hiện như sau: Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Sacombank Đống Đa.

Đơn vị: Triệu đồng
|Sử dụng vốn |31/12/06 |31/12/07 |
|1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG |57431,13 |319403,24 |
|Dư nợ cho vay TCKT và cá nhân |57176,63 |319403,24 |
|+ Cho vay trong hạn |56791,73 |318595,35 |
|- Dư nợ ngắn hạn |27471,7 |119663,95 |
|Tỷ trọng trên tổng dư nợ |48 % |37,46 % |
|- Dư nợ cho vay trung - dài hạn |29320,03 |198931,4 |
|Tỷ trọng trên tổng dư nợ |51 % |62,28 % |
|+ Cho vay quá hạn |384,9 |807,89 |
|Tỷ trọng NQH |1 % |0,25 % |
|- Dư nợ ngắn hạn |0,00 |598,49 |
|- Dư nợ trung - dài hạn |384,9 |209,4 |

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Sacombank Đống Đa)

Hầu hết các NHTMCP trên địa bàn Hà Nội đều có đặc điểm chung là phần vốn cho vay nhỏ hơn phần vốn huy động được, do tính hấp thụ vốn của thị trường Hà Nội chưa cao.Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tính đến 31/12/2007, tổng dư nợ đầu tư và cho vay của chi nhánh đạt 319,403 tỷ đồng, trong đó 100 % dư nợ cho vay tập trung vào cá nhân và các tổ chức kinh tế, đạt 126.26% kế hoạch năm 2007. So với tổng dư nợ đầu tư và cho vay của năm 2006 là 57,431 tỷ ( đạt 87,39% kế hoach 2006 ) thì năm 2007, tổng dư nợ đã tăng 556,15%.

Trong tình hình sử dụng nguồn vốn của chi nhánh trong 2 năm liên tiếp, ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng giảm, 48% năm 2006 so với 37,46 % năm 2007,và tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn trên tổng dư nợ tăng, 51% năm 2006 so với 62,28 % năm 2007. để đạt được lợi nhuận cao, ngân hàng đã chấp nhận tăng mưc độ rủi ro của loại hình cho vay. Tuy vây, trong năm 2007, mặc dù các khoản vay có tính chất rủi ro tăng và tổng dư nợ tăng, nhưng ngân hành đã thực hiên khá tốt việc quản lí nợ quá hạn, tỷ trọng nợ quá hạn năm 2006 chiếm 1 % thì đến năm 2007 đã giảm xuống còn 0.25 % .

Bên cạnh đó, trong năm 2007, dự trữ bắt buộc của ngân hàng đã tăng gấp đôi từ 5 % năm 2006 lên 10% năm 2007, chứng tỏ ngân hàng đã chuẩn bị rất tốt cho việc quản lí rủi ro khi chấp nhận tăng rủi ro ở các khoản vay nhằm tăng lợi nhuận.

Tuy vậy, tính thanh khoản của ngân hàng trong năm 2007 lại giảm mạnh so với năm 2006. Mặc dù tiền gửi huy động của năm 2007 tăng cao so với 2006, nhưng lượng vốn dùng cho thanh khoản của năm 2007 lại chỉ chiếm có 3 % tổng vốn huy động tiền gửi, so với năm 2006 là 8 %. Điều này đặt ra cho ngân hàng một vấn đề liệu khi rủi ro xảy ra, mặc dù dự trữ bắt buộc tăng, nhưng với tính thanh khoản giảm như vậy, liệu ngân hàng có đảm bảo được trả nợ cho khách hàng và hạn chế tối đa thiệt hại hay ko? Vì vậy, ban lãnh dạo ngân hàng cần tính toán kĩ lưỡng, cân nhắc sao cho phù hợp, thực hiện tốt công tác quản lí rủi ro, nhất là năm 2008 sẽ là 1 năm đầy biến động của nền kinh tế Viêt Nam.

2.2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Đơn vị : Triệu đồng
| |Năm 2006 |Năm 2007 |
|Chỉ tiêu | | |
| |Số tiền |Mức tăng(%) |Số tiền |Mức tăng(%) |
|Thu nhập |6676,23 |_ |32753,8 |490,6 |
|Chi phí |2892,70 |_ |26194 |905,73 |
|Lợi nhuận |3783,53 |_ |6559,8 |173,37 |

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh SACOMBANK )

Nhìn vào bảng ta thấy năm 2007 chi nhánh đã đạt được thu nhập vượt trội so với năm 2006 ,với mức tăng gần 5 lần. Tuy vậy, chi phí hoạt động của chi nhánh năm 2007 lại tăng gấp hơn 9 lần so với 2006 do vậy mặc dù thu nhập tăng cao nhưng lợi nhuận lại chỉ tăng 1,7 lần đạt mức 6.559,8 triệu đồng. Chi phí hoạt động củachi nhánh cao là do chi nhánh mới được đưa vào hoạt động,toàn bộ các chi phí mua sắm công cụ lao động, các chi phí khác đều dồn vào những năm đầu mà các nguồn thu từ tăng trưởng tín dụng và dịch vụ chưa thể bù đắp được.

2.3. Đánh giá hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng của Sacombank chi nhánh Đống Đa

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Tuy là một ngân hàng mới thành lập ( nâng lên chi nhánh cấp 1 và đi vào hoạt động giữa năm 2006 ) nhưng trong quá trình 2 năm hoạt động của mình, chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng về nhiều mặt.Do đặc thù là 1 ngân hàng bán lẻ hiện đại nên Sacombank chủ yếu tập trung vào bộ phận khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng thể hiện khá rõ điều này, tỉ trọng cho vay của bộ phận khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế rất cao.Giai đoạn đi vào hoạt động của chi nhánh là giai đoạn Việt Nam vừa mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã có cơ hội phát triển rất mạnh mẽ,và chi nhánh cũng không năm ngoài sự phát triển đó.Các chỉ số về huy động vốn, sử dụng vốn, các chỉ tiêu lợi nhuận của chi nhánh đã phản ánh rõ điều này.

Tuy vậy, tốc độ phát triển nhanh cũng có nghĩa là rủi ro rất cao,và ban lãnh đạo chi nhánh cũng đã ý thức rõ được điều này. Công tác quản lí rủi ro của ngân hàng đã rất được chú trọng, ngân hàng đã chủ động thực hiện dự trữ bắt buộc đảm bảo đạt yêu cầu của NHNN,năm 2007 ngân hàng nâng cao khối lượng vốn huy động và sử dụng thì tỉ lệ dự trữ bắt buộc cũng được nâng lên đảm bảo phù hợp với yêu cầu của NHNN và cơ cấu vốn.

Bên cạnh đó, cơ cấu dư nợ của ngân hàng cũng đã được điều chỉnh theo hướng giảm tỉ trọng những khoản vay ngắn hạn ( là những khoản có rủi ro cao) trong cơ cấu dư nợ, điều chỉnh hợp lý cơ cấu vay ngắn hạn và dài hạn để cho vừa đảm bảo lợi nhuận, lại vừa đảm bảo quản lí được mức đọ rủi ro.

Tuy chi nhánh Đống Đa mới thành lập nhưng ngân hàng Sacombank thì lại là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt Nam, và là một trong những NHTMCP có qui mô vốn và tổ chức lớn nhất, vì vậy, chi nhánh Đống Đa cũng được hưởng những lợi thế nhất định từ ảnh hưởng chung của hệ thống mang lại, chính sách tín dụng của chi nhánh là rất rõ ràng, từng bước xác định và quản lí “người bạn đồng hành” rủi ro.

Nhằm thực hiên tốt công tác quản lí rủi ro, trong thời gian vừa qua, chất lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng đã được nâng cao đáng kể. Đội ngũ cán bộ có trình độ cao ( đại học và sau đại học ), thường xuyên được trau dồi kiến thức và đạo đức,tâm huyết với nghề nghiệp, ngoài việc đảm bảo một mức thu nhập bình quân khá so với mặt bằng chung các ngân hàng TMCP,chi nhánh còn thường xuyên quan tâm, chăm lo tới hoàn cảnh gia đình từng cán bộ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó sắp xếp, bố trí phân công công việc cho thật hợp lí nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người và làm cho anh chị em cán bộ có thể yên tâm công tác.Việc quản lí tốt về mặt con người đã giúp ích rất nhiều cho việc quản lí,hạn chế rủi ro về mặt đạo đức, một loại rủi ro rất nguy hiểm với tín dụng.

Chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được nâng cao rõ rệt.Ngân hàng đã phân loại tính chất của các khoản nợ một cách rõ ràng, từ đó đưa ra các biện pháp để quản lí các khoản nợ xấu, nợ quá hạn.Bên cạnh đó, bước đầu ngân hàng đã thực hiện phân loại khách hàng rất tốt, duy trì được hệ thống khách hàng có số dư tiền gửi lớn và thường xuyên,thực hiện tốt các công tác chăm sóc khách hàng, thiết lập được danh sách những khách hàng lớn, có những chính sách chăm sóc cụ thể, thiết lập mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức giám sát tín dụng như CIC ( trung tâm thông tin tín dụng – NHNN ) nhằm có thông tin kịp thời về các khách hàng, từ đó xác định tính minh bạch và hợp lí của khoản vay, của khách hàng, từ đó thực hiện công tác quản lí rủi ro một cách chủ động nhất.

Một vấn đề nữa mà chi nhánh đã làm rất tốt nhằm thực hiện việc quản lí rủi ro tín dụng ngay từ những bước đầu của tín dụng đó là thực hiện công tác tiếp thị và huy động vốn rất căn bản và minh bạch bằng việc chú trọng công tác tiếp thị tại chỗ và tiếp thị huy động vốn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng...

2.3.2.Những mặt hạn chế

Bên cạnh những thành tích rất đáng khích lệ đã đạt được, trong quá trình 2 năm ra đời và đi vào hoạt động của mình, ngân hàng cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong vấn đề quản lí rủi ro tín dụng.

Các mặt như khả năng thẩm định tài chính dự án, phân tích khách hàng, thẩm định giá trị các tài sản bảo đảm vẫn chưa hoàn toàn chính xác,vẫn chứa ẩn rủi ro tuy không lớn. Hoạt động cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin về khách hàng của Chi nhánh. Trong những năm qua Chi nhánh đã đưa ra những biện pháp để xử lý rủi ro như khoanh nợ, xoá nợ, thu hồi tài sản thế chấp, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và hạch toán rủi ro song do mới đi vào hoạt động nên mức độ tiến hành các biện pháp và sự tích lũy của các quỹ trích lập chưa lớn, do đó chưa thể giải quyết đứt điểm được nơ quá hạn và nợ xấu.

Mặt khác môi trường kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa tốt, chưa mang tính bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Hệ thống khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và quản lí tín dụng được cải thiện nhưng vẫn chưa theo kịp với yêu cầu của thực tế ngày càng sôi động và phức tạp trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế. Mặc dù đạt được mức tăng trưởng nhanh nhưng bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.Công tác dự báo rủi ro nhằm từ đó đưa ra các biện pháp quản lí chưa thật nhanh nhạy, một số cán bộ tín dụng chưa thật sự nắm bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng.

Bên cạnh đó, trong công tác tín dụng nói chung và quản lí rủi ro tín dụng nói riêng, trên địa bàn Hà Nội, hệ thống các chi nhánh của Sacombank cũng gặp không ít khó khăn mà chủ yếu là từ các chính sách của Sacombank vẫn chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của khu vực do yếu tố vùng miền, mặt khác, do địa bàn có vị trí địa lý cách xa trụ sở chính ( Thành phố Hồ Chí Minh ) cũng là một trở ngại cho các chi nhánh triển khai các chính sách, quy chế có liên quan đến tín dụng, quản lí tín dụng, công tác đào tạo và đặc biệt là thời gian kiểm tra, giải quyết hồ sơ vay tại các chi nhánh đang là một điểm yếu lớn cần được khắc phục.

Là một chi nhánh mới thành lập, phải khai phá khu vực thị trường mới, toàn bộ các nhân viên tín dụng có trình độ nhưng chưa có kinh nghiệm, chi nhánh đã mất tương đối nhiều thời gian trong việc tìm hiểu thâm nhập thị trường và đặc biệt là công tác đào tạo huấn luyện cán bộ tín dụng về nghiệp vụ và kỹ năng làm việc, do vậy, đã xuất hiện nhiều khoản vay mang lại rủi ro do sự thiếu trung thực của khách hàng hay do sự non kém về mặt kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.Việc chuyển từ chi nhánh cũ ( Đường Thành ) về chi nhánh mới ( Tây Sơn ), với khoảng cách xa xôi đã gây trở ngại lớn cho khách hàng đang giao dịch tín dụng và công tác quản lí khách hàng. Đã xuất hiện hiện tượng trả, giảm vốn trước hạn để tất toán và hiện tượng nợ trả chậm do khách hàng phải đi quá xa để giao dịch.

Mạng lưới khách hàng ít và nhỏ lẻ. Thị trường tài chính đang phát triển rất nhanh, ngoài những thuận lợi mang lại thì những rủi ro về chính sách có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Ngân hàng cần điều chỉnh lại mạng lưới khách hàng cho phù hợp, nhằm đề phòng rủi ro chính sách có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK ĐỐNG ĐA

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SACOMBANK ĐỐNG ĐA NĂM 2008

Năm 2008 Chi nhánh phấn đấu tự cân đối được vốn kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng bảo đảm đầu tư an toàn hiệu quả, phát triển đa dạng dịch vụ ngân hàng.

3.1.1. Về nguồn vốn:

Số dư huy động quy VNĐ đạt 635,77 tỷ đồng. Trong đó số dư huy động bằng VNĐ đạt 578,6 tỷ, số dư huy động bằng USD đạt 2,97 triệu USD.

Về sử dụng vốn: Số dư cho vay quy VNĐ đạt 526,5 tỷ đồng. Trong đó cho vay VNĐ đạt 481,9 tỷ, USD đạt 680 ngàn.

Về kinh doanh tài chính: Tổng thu nhập đạt 66,12 tỷ đồng. Trong đó thu về dịch vụ: 2 tỷ đồng. Tổng chi phí 63,67 tỷ đồng. Lợi nhuận sau lãi điều hòa vốn và trước dự phòng rủi ro là 6,3 tỷ đồng.

3.1.2. Về công tác huy động vốn

Thực hiện việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn chi tiết và phân bổ cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu, việc xây dựng kế hoạch chi tiết nguồn vốn giúp cho chi nhánh có định hướng một cách rõ ràng về mục tiêu và các biện pháp cụ thể.

Thực hiện công tác đào tạo thường xuyên đối với các nhân viên, chú trọng đặc biệt đến các kỹ năng chăm sóc khách hàng của các giao dịch viên nhằm tăng cường công tác tiếp thị tại chỗ.

Tiếp cận đối với các đối tượng khách hàng tiền gửi là các tổ chức kinh tế thông qua các mối quan hệ sẵn có hoặc thông qua các trung gian nhằm thu hút lượng tiền gửi với số lượng lớn trên cơ sở vẫn đảm bảo được hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh.

3.1.3. Về công tác cho vay

Tích cực chuyển đổi cơ cấu khách hàng, cơ cấu cho vay, mục tiêu các khách hàng của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sử dụng kết hợp nhiều các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, chú trọng và các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu.

Giữ vững tốc độ phát triển cho vay đời sống, cho vay tiêu dùng hiện nay của chi nhánh, đồng thời phát triển mảng sản phẩm cho vay này theo hướng tập trung cho các khách hàng vay mua đáp ứng nhu cầu chuyển nhượng BĐS là chính. Chủ động kết hợp với phòng kinh doanh hội sở thực hiện liên kết với các công ty kinh doanh BĐS hoặc các chủ đầu tư tại các dự án BĐS trên địa bàn Hà Nội.

Thực hiện tiếp cận dần và tạo dựng hệ thống các khách hàng VIP cho sản phẩm tiền vay nhằm khai thác tối đa các tiềm năng của các doanh nghiệp này, áp dụng triệt để công tác chăm sóc các khách hàng hiện hữu trên cơ sở có phân loại khách hàng.

3.1.4.Về công tác điều hành chi phí thu nhập của chi nhánh

Lên kế hoạch về chi phí cho từng quý, từng tháng và thực hiện việc phân tích chi phí hàng quý để đề ra các biện pháp kịp thời, nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí.

Tăng thu nhập tối đa bằng các biện pháp tăng thu đối với các khoản phí thu theo tín dụng, thực hiện tối đa hóa nguồn thu dịch vụ

3.1.5.Về công tác quản lí rủi ro tín dụng

Với mục tiêu là quản lí để sao cho rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. Tăng trưởng tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế an toàn, hiệu quả, cho vay phải thu hồi được cả vốn gốc và lãi; lành mạnh hoá dư nợ tín dụng; Phân tích và đánh giá toàn diện về khách hàng để có giải pháp tổng thể trong hoạt động đầu tư tín dụng.

Công tác quản lí rủi ro tín dụng cần được xem là một biện pháp then chốt để phát triển thị trường tiền tệ, tín dụng một cách bền vững theo định hướng phát triển hệ thống tài chính tiền tệ của Đảng và Nhà nước.

Vấn đề quản lí rủi ro tín dụng cần được nhận thức và xử lý trên cơ sở toàn diện, nhất quán và đồng bộ.

Trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng và sâu sắc về hoạt động tiền tệ, tín dụng, hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh cần được phối hợp chặt chẽ với hệ thống Sacombank Việt Nam, cần được tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thông qua tiếp thu một cách có chọn lọc các công nghệ, thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp trong hoạt động quản lí rủi ro tín dụng.

Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ – ngân hàng. Giải quyết nợ đọng đi đôi với tăng cường những chế định pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay. Tăng cường năng lực tự kiểm tra của Chi nhánh và công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, không để xảy ra đổ vỡ tín dụng. Đây chính là những căn cứ cơ bản định hướng cho hoạt động quản lí rủi ro tín dụng của chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

Nhanh chóng ổn định bộ máy, tăng cường năng lực của bộ phận tín dụng và quảm lí tín dụng, chuẩn bị sẵn các phương án quản lí để đối phó với rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro chính sách có thể xảy ra trang năm 2008.

3.1.6. Giải pháp chung để thực hiện.

Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng của Sacombank, đặc biệt là chú trọng các khâu thủ tục hồ sơ, quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng, kiểm tra, kiểm soát tiền vay. Rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, tập trung vốn đầu tư cho các khách hàng có tiềm lực tài chính, kinh doanh có hiệu quả đồng thời cương quyết giảm dư nợ đối với khách hàng kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ.

Đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng: Tăng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản (tài sản bảo đảm phải có tính thanh khoản cao). Đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ nhằm khai thác tối đa nguồn vốn ngoại tệ tại chỗ. Mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chú trọng đầu tư các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ. Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế.

Xây dựng lực lượng khách hàng chiến lược, có chính sách, cơ chế thích hợp đối với khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm đối với ngân hàng. Đồng thời thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường và thương mại, cho vay và đầu tư phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, bền vững.

Thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đối với quá trình đầu tư tín dụng.

Chi nhánh phải có những biện pháp để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu để đảm bảo tính an toàn và sinh lời cho hoạt động của ngân hàng như: xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng...Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ gia hạn. Thực hiện ngay một số nội dung như:

Rà soát lại chỉ tiêu NQH năm 2006 – 2007 do Sacombank giao. đánh giá phân loại NQH, nợ gia hạn theo nguyên nhân của từng khoản nợ, đề ra kế hoạch và biện pháp xử lý cụ thể, tập trung cán bộ thu nợ, không để tình trạng nợ nần kéo dài. Thực hện phân công từng đồng chí trong ban lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo thu hồi NQH, nợ ngoại bảng đối với từng khách hàng cụ thể. Giao chỉ tiêu cụ thể thu hồi nợ xấu cho từng cán bộ và có kiểm điểm đánh giá hàng tháng, hàng quý.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TẠI SACOMBANK ĐốNG ĐA

3.2.1. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quy trình tín dụng.

Chấp hành tốt các quy định của NHNN về quy định tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005; Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NH ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại khoản 1 Điều 6 là:

Nhóm 1: 0%

Nhóm 2: 5%.

Nhóm 3: 20%.

Nhóm 4: 50%.

Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý thì được trích lập sự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:

R= max {0, (A - C)} * r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích.

A: giá trị của khoản nợ.

C: giá trị của tài sản bảo đảm.

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định.

Công tác thẩm định rất quan trọng trước khi ngân hàng ra quyết định cho vay. Công tác thẩm định bao gồm: thẩm định khách hàng và thẩm định dự án, thẩm định giá trị các TSBĐ.

Uy tín của khách hàng qua các luông thông tin và sự giới thiệu của khách hàng khác về khách hàng vay vốn, thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng, xem xét các chỉ tiêu tương đối như: hệ số tài trợ, khả năng thanh toán nhánh, khả năng thanh toán lãi vay, tài sản lưu động...

Năng lực tạo ra lợi nhuận từ phía người vay như: năng lực quản trị (kiến thức, kinh nghiệm, lợi nhuận, sự lặp lại của lợi nhuận, sự gia tăng vốn tự có); các yếu tố ảnh hưởng đến lượng hàng hoá tiêu thụ, giá bán, giá thành và chi phí là những yếu tố căn bản quyết định lợi nhuận tạo ra của doanh nghiệp. Nó bao gồm chất lượng hàng hoá, địa điểm, chất lượng cạnh tranh, khả năng khai thác, giá thành nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đối với tất cả những dự án vay vốn lớn hay nhỏ đều phải tuân theo đúng quy trình phân tích tín dụng. Những dự án vay vốn lớn Chi nhánh SACOMBANK nên quy định thuê tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực uy tín để thẩm định, xác nhận trước khi chấp thuận cho vay. Việc này có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng nhưng đảm bảo an toàn khi ngân hàng quyết định cho vay; bởi cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng chưa toàn diện nên việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay có thể chưa chính xác.

Đảm bảo tín dụng cần bổ sung, hoàn thiện trong kỹ thuật thẩm định ở các mặt như: Nơi lưu giữ tài sản, giá trị thị trường củớiTBĐ, mức vốn cho vay trên TSBĐ.

Thẩm định hiệu quả của dự án hiện nay là vấn đề khó đối với các cán bộ ngân hàng. Nội dung của dự án gồm nhiều yếu tố mang tính dự báo, đặc biệt đối với dự án trung và dại hạn, dự án đầu tư mới, hoặc dự án có quy mô đầu tư lớn. Các chỉ tiêu hiệu quả như NPV đều được tính trên số liệu của 5 đến 10 năm sau. Trong quá trình hoạt động còn tính đến sự tác động của nhiều yếu tố đến NPV như lãi suất chiết khấu, các dòng tiền... Do đó công tác thẩm định tài chính dự án cần phải được hoàn thiện hơn.

3.2.3. Nâng cao chất lượng các bảo đảm tín dụng.

Cho vay có tài sản đảm bảo và có sự quản lý tốt danh mục tài sản bảo đảm (TSBĐ) là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng các khoản cho vay, hạn chế tổn thất của ngân hàng trong trường hợp các khoản vay quá hạn của khách hàng không trả được nợ, ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Chính vì vậy, chất lượng của TSBĐ, mà cụ thể là giá trị thị trường của TSBĐ tại thời điểm ngân hàng xử lý TSBĐ sẽ có tính chất quyết định đến nguồn thu nợ của ngân hàng.

Đánh giá lại giá trị TSBĐ của các khoản nợ thuộc nhóm 5 sát với giá có thể bán được trên thị trường. Tài sản có thể bán được nhưng cần thời gian dài thì không được tính vào giá trị để loại trừ khi tính toán trích lập dự phòng rủi ro.

Tài sản bảo đảm, về bản chất tạo nguồn thu thư hai, khi nguồn thu thứ nhất không đủ, không kịp thời, nhằm bù đắp thiệt hại cho ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp cho vay không cần có TSBĐ, do đó Chi nhánh cũng phải linh hoạt trong việc áp dụng chính sách cho vay có TSBĐ hay không có TSBĐ. Giá trị TSBĐ mà ngân hàng yêu cầu không phải phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô tài trợ, mà chủ yếu phụ thuộc vào rủi ro dự kiến. Với các khách hàng khác nhau, mức độ rủi ro là khác nhau, ngân hàng có thể yêu cầu giá trị đảm bảo với tỷ lệ khác nhau so với số tiền cho vay. Đảm bảo có thể lớn hơn giá trị khoản cho vay, hoặc chỉ chiếm một phần như đảm bảo bằng số dư bù, bằng sổ lương, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng.

Cán bộ làm công tác tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để phân tích và đưa ra quyết định có nên cho vay hay không, do đó trình độ của cán bộ tín dụng có tính chất quyết định đến chất lượng tín dụng, và ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng có trình độ cao sẽ đánh giá được đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đó sẽ đưa ra được những ý kiến chính xác.

Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực của các cán bộ làm công tác tín dụng để cho quá trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay được chính xác hơn và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng hơn.

3.2.5. Thực hiện tốt phương thức san sẻ rủi ro tín dụng.

Lựa chọn đầu tư vốn vào các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau: điều này sẽ hạn chế rủi ro khi một loại hình nào đó gặp rủi ro còn các loại hình doanh nghiệp khác ít gặp rủi ro, tức là “không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”. Cần thận trọng khi đầu tư vốn quá mức cần thiết vào các dự án cho vay dài hạn vì thường gặp rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.

Chi nhánh cần phải đa dạng hoá các phương thức cho vay. Hiện nay ngân hàng mới chỉ áp dụng cho vay từng lần là phổ biến, còn cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Khi áp dụng cho vay từng lần, mỗi lần khách hàng vay vốn lại phải lập những thủ tục cần thiết để vay vốn, như vậy mất rất nhiều thời gian cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. còn cho vay theo hạn mức tín dụng thì ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau còn mức dư nợ thị trườngối đa trong thời gian nhất định căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và TSĐB của khách hàng.

Ngoài ra Chi nhánh nên áp dụng nghiệp vụ thấu chi, ưu điểm của nghiệp vụ này là khách hàng được sử dụng vốn một cách linh hoạt và chủ động. Đối với các khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, tài khoản tiền gửi phát sinh không thường xuyên, đồng thời phát sinh nợ chỉ trong thời gian ngắn thì ngân hàng nên cho phép khách hàng sử dụng tài khoản vãng lai. Khi tài khoản này là dư có thì khách hàng là chủ nợ của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng là chủ nợ của khách hàng.

3.2.6. Tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay.

Củng cố và kiện toàn hoạt động kiểm soát nội bộ. Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát vốn vay nhằm đảm bảo hoạt động cho vay phát triển, an toàn và đem lại hiệu quả cao, hạn chế và kiểm soát được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay. Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, cơ chế cho vay, đảm bảo tiền vay hiện hành; Phát hiện sớm và đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời những vi phạm các cam kết,. nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ, những sai phạm, tiêu cực gây thất thoát vốn của cán bộ ngân hàng; giúp cán bộ tín dụng và lãnh đạo của Chi nhánh nắm bắt và đánh giá đúng thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn vay của khách hàng, những tồn tại, khó khăn trong quá trình quản lý cho vay để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; Đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc mở rộng, thu hẹp hoặc dừng cho vay cho đến khi xử lý TSBĐ, hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp đối với khách hàng được kiểm tra.

Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng:

Thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng (tăng, giảm), trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng (trong hạn, nợ quá hạn, nợ liên vụ án), phân loại nhóm nợ của khách hàng (nhóm 1, nhóm 2...)

Đôn đốc khách hàng trả nợ theo lịch đã được thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng, chậm nhất là 7 ngày trước khi đến hạn trả noẹ gốc, lãi, Chi nhánh phải gửi thông báo nhắc nhở khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn.

Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng là công việc định kỳ và đột xuất khi phát hiện khách hàng có những dấu hiệu bất bình thường việc kiểm tra sử dụng vốn tại doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi: Khách hàng có vi phạm các nội dung của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, tính trung thực trong các tài liệu của khách hàng? Thực tế khách hàng đã sử dụng số tiền rút vốn từ ngân hàng như thế nào (chỉ ra số tiền và giá trị tài sản hoặc chi phí tương ứng), tài sản được hình thành và chi phí hình thành bằng vốn vay đang ở đâu? bảo quản như thế nào?

Định kỳ 6 tháng một lần, cán bộ tín dụng nắm bắt tình hình tài chính, đồng thời phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và quan hệ tín dụng của khách hàng, kết hợp với việc phân tích bảo đảm nợ vay, đánh giá, chấm điểm là cơ sở để xếp hạng khách hàng, đưa ra lời cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra giúp ban Giám đốc có những chính sách, định hướng hoặc các quyết định xử lý quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay, ngân hàng đánh giá mức tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, không có khả năng trả nợ đúng hạn, không có thiện chí trả nợ, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, có nguy cơ phá sản lừa đảo... Thì ngân hàng phải thực hiện xử lý theo quy chế cho vay của NHNN và hướng dẫn của SACOMBANK, áp dụng các chế tài tín dụng như: ngừng cho vay mới, ngừng giải ngân, thu nợ trước hạn, truy đòi bảo lãnh, yêu cầu bổ sung TSBĐ, chuyển nợ quá hạn, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, khởi kiện.

3.2.7. Những giải pháp khác.

Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, Sacombank Đống Đa phải xây dựng cho mình một chiến lược quản lý rủi ro và triển khai một cách có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. lựa chọn áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế:

|Khoản tín dụng |Mức trích lập |
|Đạt tiêu chuẩn (tốt) |0-1% |
|Cần được theo dõi |5-10% |
|Không đạt tiêu chuẩn (xấu) |10-30% |
|Khó đòi |50-75% |
|Mất mát, thua lỗ |100% |

Có biện pháp xử lý nợ xấu làm sao cho đạt hiệu quả cao. Nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của khách hàng vay vốn ngân hàng.

Chi nhánh cần thường xuyên thực hiện bổ sung và hoàn chỉnh quy trình giám sát và thẩm định tín dụng trong cả 3 khâu trước và sau khi cho vay. Quy trình này cần được thống nhất một cách toàn diện trong phạm vi của ngân hàng có tính đến các đặc trưng hoạt động của Chi nhánh.

Chi nhánh cần mạnh dạn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn liến với việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp cho Chi nhánh.

3.2.8. Học tập kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài.

Chi nhánh có thể tìm hiểu những kinh nghiệm trong quản lý tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng từ những ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả, hoặc vận dụng một số mô hình quản lý tín dụng của các nước trên thế giới sao cho phù hợp với tình hình kinh tế tài chính ở Việt Nam cũng như tại Chi nhánh.

Hệ thống ngân hàng Thái Lan có bề dày hoạt động hàng trăm năm, nhưng đã bị chao đảo trước cơn bão khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997-1998. nhiều công ty tài chính và ngân hàng đã bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập. Tình hình đó buộc các ngân hàng Thái Lan phải có những chính sách mới để khôi phục lại hệ thống tài chính tiền tệ, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro. Qua những năm thực hiện theo chính sách mới đã tạo cho các ngân hàng của Thái Lan có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường trong nước và khu vực.

Đối với các ngân hàng Thái Lan thì bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay được tách riêng. Quá trình thực hiện Cụ thể như thế nào chúng ta có thể tìm hiểu quy trình thẩm định tín dụng được áp dụng tại các ngân hàng Thái Lan
[pic]

Ngoài các chỉ tiêu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng tương tự như ở Việt Nam. Các ngân hàng ở Thái Lan thực hiện quá trình phân tích tài chính qua 6 bước: xây dựng mục tiêu; tính toán các chỉ tiêu tài chính chủ yếu; so sánh các chỉ tiêu; lập các nghi vấn và làm rõ; xác định, đánh giá rủi ro; đề ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đối với các dự án, ngân hàng phải tiến hành: dự báo rủi ro; khảo sát độ nhạy, dự báo dòng tiền của dự án.

Về dự báo rủi ro, ngân hàng dự báo rủi ro trong tương lai và những rủi ro chính; nhận định và phán đoán những gì xảy ra đối với doanh nghiệp, đưa ra những phương án rủi ro, doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào khi xảy ra rủi ro.

Về khảo sát độ nhạy: phương án doanh nghiệp đưa ra chưa chắc đã là tốt nhất, do đó giám đốc quan hệ khách hàng phải phân tích độ nhạy của dự án. Cần khảo sát độ nhạy theo các cách thức sau: theo đề án của ngân hàng; theo đề án của khách hàng; phương án xấu nhất có thể xảy ra, doanh nghiệp hoạt động như thế nào.

Về dự báo dòng tiền của dự án: thông thường phải qua 3 bước: bước 1, tính luồng tiền của dự án; bước 2, các giả thiết định lượng; bước 3, xem xét toàn diện hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngân hàng thường quan tâm đến bước 3: nghiên cứu xu hướng phát triển của sản phẩm, của ngành; xem xét hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ; xem xét chiến lược quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, nhân viên tín dụng của các ngân hàng ở Thái Lan không còn coi tài sản thế chấp là số một như trước, mà điều đáng quan tâm là “dòng tiền”, gắn liền với cơ cấu món vay theo thời gian để xem doanh nghiệp trả nợ có đúng hạn hay không. Tài sản thế chấp vẫn được coi trọng nhưng không coi đó là nguồn trả nợ, mà chỉ là nguồn để xử lý khoản nợ khi không thể thu hồi. Việc xem xét cơ cấu món vay (theo thời gian) cũng rất quan trọng, ngân hàng rất quan tâm vì qua đó thấy được khách hàng có bảo đảm được thanh khoản không,có nguồn để trả nợ không, trong thời gian nào... Ngân hàng phải thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin về khách hàng, để nhanh chóng phát hiện các tình huống, xử lý kịp thời. Các ngân hàng còn cho điểm khách hàng để từ đó mới ra quyết định cho vay.

Những khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản cho vay.

Quy trình chấp nhận khoản cho vay
[pic]

Dựa vào quá trình phân tích thẩm định trước khi ra quyết định cho vay, chúng ta sẽ thấy được những gì mà ngân hàng mình chưa thực hiện được để từ đó học tập và làm sao để mô hình trên có thể áp dụng một cách có khoa học và phù hợp với chức năng nhiệm vụ cũng như hoạt động của Chi nhánh, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ, Bộ, Ngành có liên quan.

Chính phủ cần tăng cường quản lý các DNNN cũng như các DNNQD. Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá. Hiện nay tình hình nợ đọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản rất lớn có ảnh hưởng đến hoạt độg của nền kinh tế và doanh nghiệp trong hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư, người quyết định đầu tư, phê duyệt dự án. Đối với nợ đọng Chính phủ nên có biện pháp xử lý dứt điểm, đối với các đơn vị vay vốn ngân hàng để thi công Chính phủ nên có biện pháp cho dãn thời gian vay và cấp bù lãi suất.

Tình hình nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở một số tỉnh thành phố cũng rất cao, do đó UBND tỉnh, thành phố có biện pháp bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành để các doanh nghiệp xây dựng ổn định sản xuất.

Việc Thủ Tướng Chính phủ ban hành quyết định số 149/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM. Theo đó thủ Tướng Chính Phủ cho phép các NHTM xử lý nợ tồn đọng còn dư nợ đến thời điểm 31/12/2000 được đánh giá là một bước ngoặt lớn về chính sách lý nợ tồn đọng và là cơ sở pháp lý quan trọng để các NHTM đẩy nhanh quá trình xử lý nợ tồn đọng. Xong theo ý kiến của các chuyên gia ngân hàng, thì quyết định 149 mới chỉ là điều kiện cần chưa phải là điều kiện đủ để các NHTM xử lý nợ tồn đọng, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Ngành có liên quan khác cần sớm ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của mình để hướng dẫn cụ thể nội dung quyết định số 149.

Đến nay Bộ Tài chính đã bãi bỏ thuế VAT đối với tài sản do Ngân hàng bán đấu giá, phát mãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu nơ. Tuy nhiên, về vấn đề thuế sử dụng đất, hiện nay cơ quan thuế vẫn yêu cầu ngân hàng phải nộp thuế sử dụng đất trong thời gian đất được giao cho ngân hàng và thậm chí cả tiền thuế sử dụng đất mà chủ sử dụng đất cũ chưa nộp. Vì vậy đề nghị Bộ Tài chính thời gian tới tiếp tục hướng dẫn việc không tính thuế sử dụng đất hàng năm đối với đất giao cho ngân hàng (tính từ thời điểm giao đến khi ngân hàng xử lý thu hồi đợc nợ) vì ngân hàng không sử dụng đất trong thời gian này. Đối với số tiền thuế sử dụng đất mà người sử dụng chưa nộp trước khi giao cho ngân hàng đề nghị BộTài chính cũng có hướng dẫn miễn, giảm vì chủ sử dụng đất cũ không còn tư cách pháp nhân, giải thể, phá sản... tạo điều kiện cho các NHTM xử lý các khoản nợ một cách có hiệu quả hơn.

Bộ tư pháp cần ban hành văn bản hướng dẫn các phòng công chứng địa phương và UBND các cấp thựchiện công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán những tài sản mà ngân hàng được giao từ các vụ án. Bộ Tư pháp cần hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốccác cơ quan thi hành án bàn giao nhanh hơn cho NHTM những tài sản đảm bảo nợ vay đã được toà án tuyên giao cho các NHTM để xử lý thu hồi nợ.

Tổng cục Địa chính và Bộ xây dựng cần xác định rõ việc xử lý nợ tồn đọng không phải là trách nhiệm riêng của ngành ngân hàng mà là trách nhiệm chung của các ngành có liên quan để lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên cơ sở đó, hai cơ quan này phải coi những tài sản đảm bảo nợ vay chưa có đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp là hậu quả của lịch sử để lại để ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất và tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay khi các NHTM bán tài sản đảm bảo nợ vay là bất động sản.

3.4.2. Kiến nghị với NHNN.

Là cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉnh sửa, bổ sung các văn bản cần thiết để các NHTM hoạt động an toàn hơn. Nâng cao chất lượng hoạt động điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Xây dựng và hoàn thiện các chế định về các công cụ bảo hiểm tín dụng.

NHNN cần rà soát các văn bản hiện hành có liên quan đến việc xử lý nợ tồn đọng và tham khảo thêo ý kiến của các NHTM để ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thể bằng văn bản mới cho phù hợp với quyết định 149 nói trên. Hiện nay, Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của thống đốc NHNN đã có nhiều điểm bất cập so với thực tiễn và Quyết định số 149 nói trên, gây khó khăn cho các NHTM trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Do đó, văn bản này cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng một văn bản khác cho phù hợp với tình hình mới.

NHNN nên thay đổi cách trích lập dự phòng rủi ro, ví dụ theo dư nợ có tài sản bảo đảm (có TSBĐ trích dự phòng rủi ro thấp và ngược lại trích cao) hoặc dựa trên cơ sở chất lượng từng khoản tín dụng tốt hay xấu.

Trung tâm tín dụng (CIC) của NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời.

3.4.3. Kiến nghị với Sacombank.

Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHTMCP, thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá khách hàng từ các thông tin thu thập được.

Thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và luật pháp để nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng.

Ban hành các hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và NHNN cho các chi nhánh. NHNN nên tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTMCP thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các ngân hàng phải có biện pháp quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích về vấn đề: “Quản lí rủi ro tín dụng Sacombank chi nhánh Đống Đa” đã giúp em có được sự hiểu biết rõ hơn về hoạt động tín dụng ngân hàng và những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, quản lí rủi ro. Tuy nhiên những biện pháp mà em đề cập đến vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với quy mô và hoạt động của ngân hàng. Có những biện pháp ngân hàng đang áp dụng trong thực tế và đem lại kết quả tốt, nhưng cũng có những biện pháp chỉ là lý thuyết chưa mạng tính thực tiễn. Trong thời gian tới chúng ta cần tập trung phân tích những mô hình và giải pháp nào sẽ mang tính hiệu quả cao nhất và những giải pháp có tính hỗ trợ cho nhau để áp dụng cho việc quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng nội dung về thẩm định các dự án đầu tư, các tài sản bảo đảm hay việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng là điều kiện quan trọng để giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng.

Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quản lý, giám sát hữu hiệu và một quy trình cấp tín dụng phù hợp đang được các NHTMCP nghiên cứu để đưa ra biện pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tạo điều kiện cho sự phát triển của NHTMCP trong tương lai. Đây thực sự là một thách thức to lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế, tài chính hiện nay.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

|1. |NHTM |Ngân hàng Thương mại |
|2. |NHNN |Ngân hàng Nhà Nước |
|3. |DNNN |Doanh nghiệp nhà nước |
|4. |QD |Quốc doanh |
|5. |NQD |Ngoài quốc doanh |
|6. |NQH |Nợ quá hạn |
|7. |TCKT |Tổ chức kinh tế |
|8. |TCTD |Tổ chức tín dụng |
|9. |NKĐ |Nợ khó đòi |
|10. |TSBĐ |Tài sản bảo đảm |
|11. |TSCĐ |Tài sản cố định |
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

|1.Giáo trình: Lý thuyết tài chính tiền tệ.(2002) |- TS. Nguyễn Hữu Tài |
|2.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính |- Frederic S.Mishkin |
|3. Phân tích tài chính doanh nghiệp |- Trường ĐHKTQD |
|4. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp |- Trường ĐHKTQD |
|5. Giáo trình Ngân hàng Thương mại. |- Trường ĐHKTQD |
|6. Quản trị ngân hàng thương mại |- TS. Nguyễn Văn Tiến |
|7. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng. |
|- NXB Thống kê. |
|8. Báo cáo thường niên Sacombank 2007 - 2007. |
|9. Biện pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng. |
|10. Các văn bản của Sacombank ban hành đối với các chi nhánh trong hệ thống về nghiệp vụ tín dụng. |
|11. Thời báo Ngân hàng năm 2006, 2007. |
|12. Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ năm 2006, 2007. |
|13. Trang web của các ngân hàng. |
|14. Nghị định, Thông tư, văn bản của NHNN về tín dụng. |

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ 2

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM. 2 1.1.1. Khái niệm. 2 1.1.2. Chức năng của NHTM. 2 1.1.2.1. Trung gian tài chính. 2 1.1.2.2. Trung gian thanh toán. 3 1.1.2.3. Chức năng tạo tiền. 3 1.1.3. Vai trò của NHTM. 3 1.1.4. Các dịch vụ Ngân hàng. 5 1.1.4.1. Mua, bán ngoại tệ. 5 1.1.4.2. Nhận tiền gửi. 5 1.1.4.3. Cho vay. 5 1.1.4.4. Cung cấp tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. 6 1.1.4.5. Bảo lãnh. 6 1.1.4.6. Các dịch vụ khác. 6 1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. 7 1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng. 7 1.2.2. Ý nghĩa hoạt động tín dụng đối với ngân hàng. 8 1.2.3. Các loại tín dụng ngân hàng. 8 1.2.3.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay. 8 1.2.3.2. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng. 9 1.2.3.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng. 9 1.2.4. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng. 10 1.2.4.1. Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định. 10 1.2.4.2. Việc sử dụng vốn vay. 10 1.2.4.3. Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả. 10 1.2.5.Rủi ro tín dụng ngân hàng 11 1.2.5.1. Bản chất của rủi ro tín dụng. 11 1.2.5.2. Phân loại rủi ro tín dụng. 11 1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 12 1.3.1. Khái niệm 12 1.3.2. Mục đích 12 1.3.2.1.Đảm bảo tính thanh khoản 12 1.3.2.2. Đảm bảo tính sinh lời 14 1.3.2.3.Hạn chế rủi ro 14 1.3.3.Nội dung quản lí rủi ro tín dụng 15 1.3.3.1.Xác định và hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề 15 1.3.3.2.Phân loại,quản lí nợ 15 1.3.3.3.Sử dụng các công cụ, các chỉ tiêu phân tích đánh giá nhằm đưa ra các dự báo 17 1.3.3.4.Nâng cao chất lượng tín dụng 24 1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lí rủi ro tín dụng 25

CHƯƠNG II: 27

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG 27

TẠI SACOMBANK ĐỐNG ĐA 27

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SACOMBANK 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank 27 2.1.2. Sacombank chi nhánh Đống Đa 29 2.1.3 Các sản phẩm chủ yếu của Sacombank chi nhánh Đống Đa 30 2.1.3.1.Sản phẩm tiền gửi 30 2.1.3.2 Sản phẩm cho vay 31 2.1.3.3. Dịch vụ chuyển tiền 31 2.1.3.4. Các dịch vụ khác 31 2.2. THỰC TRANG QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK ĐỐNG ĐA 32 2.2.1Quy trình tín dụng tại chi nhánh Sacombank Đống Đa 32 2.2.2.Hoạt động tín dụng và quản lí rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sacombank Đống Đa 38 2.2.2.1. Tình hình huy động vốn: 38 2.2.2.2. Tình hình sử dụng vốn và quản lí rủi ro tín dụng 40 2.2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 43 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 44 2.3.1. Những kết quả đã đạt được 44 2.3.2.Những mặt hạn chế 46

CHƯƠNG III 49

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK ĐỐNG ĐA 49

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SACOMBANK ĐỐNG ĐA NĂM 2008 49 3.1.1. Về nguồn vốn: 49 3.1.2. Về công tác huy động vốn 49 3.1.3. Về công tác cho vay 50 3.1.4. VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH CHI PHÍ THU NHẬP CỦA CHI NHÁNH 51 3.1.5.Về công tác quản lí rủi ro tín dụng 51 3.1.6. Giải pháp chung để thực hiện. 52 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TẠI SACOMBANK ĐốNG ĐA 53 3.2.1. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quy trình tín dụng. 53 3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định. 54 3.2.3. Nâng cao chất lượng các bảo đảm tín dụng. 56 3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng. 56 3.2.5. Thực hiện tốt phương thức san sẻ rủi ro tín dụng. 57 3.2.6. Tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay. 58 3.2.7. Những giải pháp khác. 59 3.2.8. Học tập kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài. 60 3.3. KIẾN NGHỊ 65 3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ, Bộ, Ngành có liên quan. 65 3.4.2. Kiến nghị với NHNN. 67 3.4.3. Kiến nghị với Sacombank. 67

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 71

-----------------------

Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực

Tổ hành chính

Tổ công nghệ thông tin

Tổ thẩm định

Tổ kiểm tra, kiểm toán

Tổ kinh doanh tiền tệ

ChÊp nhËn

Nhá h¬n 50 triÖu Baht (1,2 triÖu USD)

ChÊp nhËn cho vay

QuyÕt ®Þnh dùa trªn ®¸nh gi¸ rñi ro

§¸nh gi¸ tµi s¶n thÕ chÊp

Ph©n tÝch ®¸nh gi¸ chung vµ ®¸nh gi¸ rñi ro

Thu thËp th«ng tin tµi liÖu cÇn thiÕt vÒ kh¸ch hµng

Kho¶n vay lÇn ®Çu

KiÓm tra ®é gi¶ t¹o trong b¸o c¸o tµi chÝnh

Cam kÕt chÊt l­îng sö dông vèn vay

- Quy tr×nh ®µm ph¸n
- DiÔn gi¶i
- ChÊp nhËn cho vay

Ph©n tÝch tµi chÝnh

Ph©n tÝch ®Æc thï

Ph©n tÝch kh¶ n¨ng qu¶n lý

- §¸nh gi¸ rñi ro
- §­a ra c¸c ®iÒu kho¶n trong hîp ®ång
- Hå s¬ vay vèn
- Lùa chän c¸c ®iÒu kho¶n

Xem xÐt chiÕn l­îc ph¸t triÓn kinh doanh

§éng c¬ vay tiÒn

Xem xÐt lÇn cuèi vÒ quyÕt ®Þnh cho vay (§­îc xem xÐt bëi l·nh ®o¹ cÊp cao)

§¸nh gi¸ rñi ro tÝn dông

Trợ lý PTGĐ

Tổ hành chính quản trị

Phòng giao dịch

Bộ phận Tổng hợp

Phòng Dịch vụ khách hàng

Phòng Quản lý tín dụng

Phòng Kế toán và quỹ

Bộ phận Tín dụng doanh nghiệp

Bộ phận tín dụng cá nhân

Bộ phận Thanh toán quốc tế

Bộ phận Dịch vụ và tiền gửi

Bộ phận Quản lý nợ

Bộ phận Kiểm soát tín dụng

Bộ phận Quỹ chính

Phó giám đốc

Giám đốc

Similar Documents

Free Essay

Aaaa

...ĐẶC TẢ YÊU CẦU HỆ THỐNG MÁY ATM CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK Version 1.0 approved Nhóm thực hiện: Phạm Ngọc Bình Bành Minh Thịnh Trần Thanh Tấn Trịnh Công Đức Ngô Nguyễn Phượng Hoàng Lớp: D01 TP HCM, 11/2015 Mục lục Mục lục ii Revision History ii 1. Giới thiệu 1 1.1 Mục đích 1 1.2 Phạm vi 1 1.3 Tham khảo 1 2. Tổng quan 1 2.1 Những mong muốn 1 2.2 Chức năng 1 2.3 Các đặc tính và lớp người dùng 2 2.4 Môi trường hoạt động 2 2.5 Những ràng buộc thiết kế và hiện thực 2 2.6 Các giả định và phụ thuộc 2 3. Các yêu cầu giao tiếp bên ngoài 2 3.1 Giao diện người dùng 2 3.2 Các giao tiếp phần cứng 3 3.3 Các giao tiếp phần mềm 3 3.4 Các giao tiếp truyền thông 3 4. Các yêu cầu chức năng 3 4.1 Yêu cầu chức năng 1 3 4.2 Yêu cầu chức năng 2 (and so on) 4 5. Các yêu cầu phi chức năng 4 5.1 Các yêu cầu về hiệu suất 4 5.2 Các yêu cầu về an toàn và bảo mật 4 5.3 Các thuộc tính về chất lượng dịch vụ 4 6. Các yêu cầu khác 4 Phụ lục A: Glossary 4 Phụ lục B: Các mô hình phân tích 5 Revision History |Name |Date ...

Words: 1037 - Pages: 5

Free Essay

David Wood

...phố Hồ Chí Minh dao động ở mức từ 7.6% hôm thứ 3 đến 405.7 tỷ dollar (khoảng 19 triệu dollar) trong khi số lượng cổ phiếu chỉ đạt 27.4 triệu. Trong số 10 cổ phiếu dẫn đầu bằng việc vốn hóa, 4 cổ phiếu tăng từ 0.8 đến 3.5%, bao gồm công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt (BVH), hãng chế biến thực phẩm masan group, hãng đầu tư bất động sản Vincom và hãng phát triển khách sạn Vinpearland. Số lượng giao dịch cao nhất khoảng 2.3 triệu cổ phiếu thuộc về Sacombank. Theo ông Hoàng Anh Tuấn chuyên gia phân tích thuộc công ty chứng khoán BIDV: “Áp lực bán đã không còn cao như trước, nhưng nhu cầu cũng đã tăng. Đó là lí do vì sao tốc độ giao dịch vẫn thấp, đặc biệt là tại Hà Nội”. Tại sàn giao dịch Hà Nội, chỉ số HNX-index khép lại ở mức 0.2% đến 61.15 điểm, trong khi số lượng người thua lỗ áp đảo người có lãi với tỷ lệ 157-72. Giá trị các phiên giao dịch chỉ hơi xê dịch đến mức 177.3 tỷ VND (8.3 triệu dollar) trên số lượng 19.2 triệu cổ phiếu. Công ty xây dựng petrovietnam trở thành cổ phiếu năng động nhất trên toàn quốc, với 2.55 triệu giao dịch bán lại, nhưng giá trị lại giảm 4.5% xuống chỉ còn 8500VND 1 cổ phiếu. Chiều ngày thứ 5, ngân hàng trung ương đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm sau là từ 15-17%, nhấn mạnh vào khu vực nông nghiệp. Chuyên gia phân tích chứng khoán của Petrovietnam ông Đào Hồng Dương bình luận: “Chính sách thắt chặt tín dụng vẫn sẽ tồn tại và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc vay vốn” Trong khi đó, thủ tướng chính...

Words: 769 - Pages: 4

Free Essay

Cổ PhiếU NgâN HàNg HậU Khung HoảNg

...ahangf đang là 1 trong 5 nhóm cổ phiếu có tốc độ tang cao nhất nên em rât muốn tìm hiểu về nhóm cổ phiếu này sau giai đoạn hậu khủng hoảng Xu hướng hồi phục của các chỉ số chứng khoán và các nhóm cổ phiếu đã bắt đầu trở lại từ cuối tháng 02/2009, sau quãng thời gian giảm điểm liên tục vì chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Tính từ thời điểm tạo đáy ngày 27/02/2009 khi chỉ số VN-Index đứng ở mức thấp nhất 234.99 điểm, đến thời  điểm hiện tại (31/03/2015) chỉ số VN-Index đạt 551.13 điểm đã tăng mạnh 134.5% với mức tăng bình quân hàng năm 15.3%. Xu hướng tăng điểm diễn ra trong năm 2009, sau đó thị trường giảm trở lại trong các năm 2010 và 2011 nhưng vẫn duy trì ở mức hơn so với vùng đáy được thiết lập ngày 27/02/2009. Sau giai đoạn khó khăn này thì thị trường đã bật tăng mạnh trở lại. Tuy chỉ số VN-Index tăng điểm mạnh nhưng xu hướng hồi phục của các nhóm ngành trên thị trường diễn ra khác nhau, trong đó có 16 ngành tăng điểm và 6 ngành có mức tăng mạnh hơn thị trường. Những ngành hồi phục mạnh nhất Nhóm cổ phiếu ngành Thực phẩm-Đồ uống được dòng tiền đổ vào mạnh nhất trong giai đoạn phục hồi và giúp ngành này có mức tăng trưởng trung bình (CAGR) ấn tượng 47%. Các nhóm cổ phiếu có mức tăng trưởng mạnh tiếp theo là Nông–Lâm–Ngư với 25.4%, SX Nhựa – Hóa chất 19.4%, Bảo hiểm 16.9%, Ngân hàng 16.2%, SX Tôn thép 15.7%. Có thể thấy, dòng tiên đầu tư đã tập trung mạnh nhất vào những ngành cơ bản. Trong khi đó, sự hiện diện của nhóm cổ phiếu tài chính như...

Words: 1126 - Pages: 5

Free Essay

Marketing Nh

...ý nghĩa quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing hiện đại bao gồm tất cả các hoạt động như : tính toán, suy nghĩ ý đồ từ trước khi sản xuất ra cho đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và cả dịch vụ sau bán hàng. Sự ra đời của Marketing hiện đại nhằm khắc phục những điều trên để quá trình tiêu thụ hàng hóa dễ dàng hơn và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trên cơ sở kế thừa thành tựu của Marketing cổ điển.. Nó đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Xét về bản chất, ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác trên thị trường, hoạt động ngân hàng cũng cần phải có vốn, có mua – bán, có lợi nhuận, … nhưng hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Do đó, “Marketing ngân hàng” là một tiến trình mà trong đó ngân hàng hướng mọi nỗ lực vào việc thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách chủ động, từ đó thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của ngân hàng. Marketing là một triết lý kinh doanh, lấy ý tưởng thỏa mãn nhu cầu và mong muốn khách hàng làm phương châm cho một nỗ lực kinh doanh. Marketing ngân hàng không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và duy nhất, mà cho rằng lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là thước đo trình độ marketing của mỗi ngân hàng. Marketing Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nào Khi nền kinh tế có nhiều thay đổi thì không chỉ ngành ngân hàng mà tất cả các ngành kinh tế khác cũng phải gồng mình thuận theo dòng nước; và marketing chính là công...

Words: 6956 - Pages: 28

Free Essay

Chuyên San 7 Đại Học Kinh Tế Luật

...KHÁNH LINH (K11404T) - Phó ban PHAN VINH LINH GIANG (K11405T) - Phó ban NGUY N TH PHƯƠNG DUNG (K11404T) NGUY N NG C TH O HI N (K11404A) NGUY N TH DOAN (K11404T) - Trư ng b phân truy n thông Ban n i dung Trư ng Nhóm Ch ng khoán TR N TH THANH NHUNG (K10404B) Trư ng Nhóm Tài chính NGUY N TH QUỲNH LIÊN (K10404B) Trư ng Nhóm Ngân hàng NGUY N TH ÁI NHI (K10404T) Trư ng Nhóm Vĩ mô ĐÀO TH VĨNH NGUYÊN (K10405T) Cùng các thành viên khác Thi t k , trình bày Đ AN KHƯƠNG (K12404A) TRƯƠNG THUY T B O (K12404A) VŨ KHÁNH LINH (K11404T) 02 • 05 • 07 • 10 • HỆ THỐNG NGÂN HÀNG phát triển bền vững 02 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Phải chăng “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”? Sản phẩm tiền gửi – Vai trò trong giai đoạn hiện nay Đánh giá mức độ lành mạnh các Tổ chức tín dụng Việt Nam – Khung phân tích Camels có phải là sự lựa chọn hoàn hảo? Tỉ lệ an toàn vốn “CAR” – 1 từ, 3 chữ nhưng nhiều vấn đề 14 14 • 16 • 18 • 20 • bàn tròn sự kiện Phân tích kỹ thuật hai sàn chứng khoán Chuyện Lã Bất Vi ngày xưa và chuyện bán khống ngày nay Hiện tượng xuất siêu Đấu thầu vàng – Với nhiều điều thú vị 23 23 • 28 • 31 • 34 • 38 • 41 • lăng kính sinh viên Mô hình ước lượng rủi ro thị trường theo giá trị gặp rủi ro (E-VaR) theo Basel 2 tại Ngân hàng Vietinbank Hiệu quả mô hình quản lý vốn Nhà nước SCIC Cơ hội và thách thức của hệ thống...

Words: 54431 - Pages: 218

Free Essay

Marketing Plan

...TABLE OF CONTENT 1 Executive Summary 3 2 Situational Analysis 3 2.1 Market Summary 3 2.1.1 Market Needs 8 2.1.2 Market Trends 10 2.1.3 Market Growth 10 2.2 Competition analysis 12 2.3 Internal analysis 13 2.3.1 Introduction on ABBANK 13 2.3.2 Local debit card project 16 2.4 SWOT Analysis 18 2.5 Products Offered 18 2.6 Keys to Success 18 2.7 Critical Issues 18 3 Marketing Strategy 18 3.1 Mission 18 3.2 Target customers 18 3.3 Marketing Mix 19 4 Controls 24 5 Finance 25 Appendix A 29 Appendix B 33 Abreviation ABBANK: An Binh Bank EVN: Vietnam Electricity BanknetVN: National Financial Switching Company Smartlink: Card service joint stock company VCB: Vietcombank – Bank for foreign trade of Vietnam EAB: East Asia Bank ICB: Incombank – Industrial and Commercial Bank of Vietnam BIDV: Bank for Investment and Development of Vietnam Eximbank: Vietnam Export Import Bank Techcombank: Technology commercial Bank Visa: Visa International MasterCard: MasterCard International ATM: Automatic Teller Machine ...

Words: 4462 - Pages: 18

Free Essay

Dong Luan Chuyen Tien Te

...thể bị thay đổi tùy theo sự phát triển của thị trường, vui lòng cập nhật thường xuyên và không lấy tài liệu này là tiêu chuẩn chính xác Phần 1 Mục lục Phần 1: Dự án Khởi Nghiệp 1$ ……………………………………3 Phần 2: Quy chế của cộng đồng M5 - VPHP…………………..…13 Phần 3: Công thức 1 tuần lên M5……………………………..……18 Phần 4: 4 Cách phát triển……………………………………………21 Phần 5: Hướng dẫn quy trình PD - GD……………………….……24 Phần 6: Hướng dẫn thao tác trong website……………………….26 Phần 7: Hướng dẫn cách sử dụng USD-Bitcoin để mua PIN..…58 2 Mọi dữ kiện đều có thể bị thay đổi tùy theo sự phát triển của thị trường - vui lòng cập nhật thường xuyên và không lấy tài liệu này là tiêu chuẩn chính xác Phần 1: Dự án khởi nghiệp 1$ Phần 1: Dự án khởi nghiệp 1$ 3 Mọi dữ kiện đều có thể bị thay đổi tùy theo sự phát triển của thị trường, vui lòng cập nhật thường xuyên và không lấy tài liệu này là tiêu chuẩn chính xác Phần 1 Nguồn gốc Bắt nguồn từ cộng đồng Do Thái “Hệ thống luân chuyển sự giàu có” là hệ thống vận dụng dòng tiền hiệu quả bằng cách sử dụng “Lòng tin” và “sự giúp đỡ lẫn nhau” như cơ sở cốt lõi, cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng đủ thu nhập hàng tháng. Tạo ra một chuỗi giá trị kinh tế rất lớn, để bảo vệ sự thịnh vượng lâu dài của cộng đồng Do Thái. Website: vphp.biz Nhà sáng lập: Nathan Meyer Rothschild. 4 Mọi dữ kiện đều có thể bị thay đổi tùy theo sự phát triển của thị trường, vui lòng cập nhật thường xuyên và không lấy tài liệu này là tiêu chuẩn chính xác ...

Words: 9931 - Pages: 40

Free Essay

Analyst of Credit Score of Bank

...NH8-K35 Niên khóa 2009 -2013 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ( ACB ) – PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN SƠN 2 1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) 2 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2 1.1.2. Mạng lưới hoạt động 5 1.1.3. Cơ cấu tổ chức 6 1.1.4. Các thành tựu đạt được 8 1.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 9 1.1.6. Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 11 1.2. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN SƠN 12 1.2.1. Bối cảnh thành lập, chức năng, nhiệm vụ 12 1.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 13 1.2.3. Các hoạt động kinh doanh cuả ACB- PGD Nguyễn Sơn 15 1.2.4. Thuận lợi, khó khăn của ACB – PGD Nguyễn Sơn 15 1.2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB- PGD Nguyễn Sơn 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17 CHƯƠNG 2 : XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU-CN LŨY BÁN BÍCH- PGD NGUYỄN SƠN 18 2.1. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ XÉP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN 18 2.1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng 18 2.1.2. Đối tượng xếp hạng tín dụng 18 2.1.3. Vai trò và sự cần thiết khách quan của xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân 18 2.1.4. Các yếu tố thường được xem xét khi thực hiện XHTD khách hàng cá nhân 19 2.1.5. Quy trình...

Words: 20505 - Pages: 83

Free Essay

Circle Swot and Strategies

...và người nước ngoài tại Việt Nam. B. Phân tích môi trường vĩ mô I. Yếu tố kinh tế a) Mức tăng trưởng kinh tế (GDP) Năm 2012 đạt mức 5.03% thấp hơn so với 2011 0.86%. Mức lạm phát trong năm 2012 đã được kiềm chế cũng đạt mức khoảng 6.81%. Trong năm 2013, dự báo lạm phát sẽ phải tăng lên, mức tăng trưởng kinh tế dự báo cũng sẽ tăng nhưng không nhiều, khoảng 5.5%. Trước tình trạng lạm phát cao và mức tăng trưởng kinh tế thấp như vậy của nền kinh tế Việt Nam do bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, sức cầu trong nước sẽ giảm, ảnh hưởng đến đầu ra của doanh nghiệp. Tình hình kinh tế đang trên đà phục hồi nhưng cũng phải mất 2 đến 3 năm nữa, do đó Circle K còn phải gặp nhiều thách thức trong giai đoạn kế tiếp. Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng trên là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Xét trên bình diện chung, tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn khả quan, đặc biệt là đối với ngành tiêu dùng được đánh giá là hấp dẫn nhất trong giai đoạn 2010 – 2016. Biểu đồ GDP Việt Nam Biểu đồ lạm phát Việt Nam Bảng GDP và lạm phát của Việt Nam b) Lãi suất vay vốn Giảm dần vào tháng 3/ 2013 trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác 10% -12%/năm (có điều kiện, hỗ...

Words: 17218 - Pages: 69

Premium Essay

Corporate Bond in Vietnam

...Corporate Bond Market in the Transition Economy of Vietnam, 1990-2010 VUONG, Quan-Hoang and TRAN, Tri Dung Corporate bond appeared early in 1992-1994 in Vietnamese capital markets. However, it is still not popular to both business sector and academic circle. This paper explores different dimensions of Vietnamese corporate bond market using a unique, and perhaps, most complete dataset. State not only intervenes in the bond markets with its powerful budget and policies but also competes directly with enterprises. The dominance of SOEs and large corporations also prevents SMEs from this debt financing vehicle. Whenever a convertible term is available, bondholders are more willing to accept lower fixed income payoff. But they would not likely stick to it. On one hand, prospective bondholders could value the holdings of equity when realized favorably ex ante. On the other hand, the applicable coupon rate for such bond could turn out negative inflationadjusted payoff when tight monetary policy is exercised and the corresponding equity holding turns out valueless, ex post. Given the weak primary market and virtually nonexistent secondary market, the corporate bond market in Vietnam reflects our perception of the relationshipbased and rent-seeking behavior in the financial markets. For the corporate bonds to really work, they critically need a higher level of liquidity to become truly tradable financial assets. JEL Classifications: G32, G38, O16 Keywords: Vietnam; Corporate Bond; Interest...

Words: 17957 - Pages: 72

Premium Essay

Financial Statement Analysis of Bien Hoa Sugar Jsc

...Prospects for development 6 B. Analysis of financial statement 7 I. Analysis of the general situation. 7 1. Assets allocation 7 2. Capital structure 12 II. Analysis of business performance . 14 III.Analysis of financial indicators 17 1. Analysis of short-term solvency 17 2. Analysis of assets using effectiveness. 19 3. Analysis of long-term solvency 21 4.. Analysis of profitability 22 References A. Overview of Bien Hoa Sugar Joint Stock Company Summary of the company 1. History In 1968, the company was founded under the name of Bien Hoa Sugar Factory with the main product – light brown sugar with a capacity of 400 tons / day and rhum distillery. The company is headquartered at Road No. 1, Bien Hoa I Industrial Zone, Dong Nai.Total area of the company is 198,245.9 m². Through continuous development and technological innovation to diversify product lines till 2001, the company officially was put into equitization and became BH joint stock company. In 12/2006, the company shares were officially listed on stock exchanges in Ho Chi Ming (HOSE) under the code BHS. 2. The achievements With more than 40 years of operation, the company has gained high achievements: the BVQI certification for quality management system under ISO 9001:2000, the President awarded "labor Hero in innovation period", the product of the company in 12 years gained "Vietnam high...

Words: 7573 - Pages: 31

Premium Essay

Hagl Creadit Analysis

...INTRODUCTION 3 AN OVERVIEW OF THE CURRENT ECONOMY IN VIETNAM 3 THE CURRENT SITUATION OF REAL ESTATE MARKET 4 HOANG ANH GIA LAI GROUP F HAGL 7 HAGL S HISTORICAL CREDIT 11 THE NEXT HAGL S PLAN 12 THE MAJOR RISK WHICH HAGL HAS BEEN FACING 14 AN ANALYSIS ON KEY FINANCIALS 15 PROJECTION 20 RECOMMENDATION 20 WORKS CITED 22 Executive summary In this report, our team as a representative for ERC bank located in HCM city conducts a credit analysis about Hoang Anh Gia Lai group in order to consider their loan application with US$ 500,000 based on overview of HAGL s current activities and current economy conditions, especially in the property market and also the purpose of borrowing money. Plus, we also do a deep analysis on key financials to evaluate the past 3 years performances of this company. At the end, we will make recommendation. Firstly, we provides an overview of the current economy in Vietnam recently where more and more people are getting into middle class and the recovery of the economy is appearing more clearly. As a result, with easing the monetary policies and supporting for the end home users, they are good responses for property market to break the freezing situation. Secondly, there is an overview of HAGL s activities which they have currently launched 10 potential projects providing more than 900 luxury apartments and they also are offering 2 new options for the consumers in order to generate more sales. Besides, as if...

Words: 4560 - Pages: 19

Free Essay

Gift Shop

...Business Plan | the Gift C shop | | | By: Tran Ngoc Quynh GiaoNguyen Thi Hoa PhuongPham Hoang ThuanTran Thi Anh Nguyet | | Content The Executive Summary page Operation Management page Mission Statement page Product and Service page Credit Policy page Marketing strategies page Business Environment Analysis page Competition Analysis page Competitive Advantages page Pricing Strategies page Target Market Selection page Location page Promotional Plan page Human Resource Management page Financial Analysis page Appendix page Preferences page The Executive Summary Company Introduction The Gift C Shop is a premier Gift certificate and gift-wrapping delivery. The Gift C Shop offers gift certificates which allow to shop at over 500 retailers, 200 restaurants in Ho Chi Minh City Ha Noi Capital. For the gift certificate section, companies will purchase gift certificates and offer them to their employees, which allow the employee to shop or purchase or dine at destined retailers or restaurants with specific amount of money at the specific retailer. The Gift C Shop also provides gifts and gift cards selecting, wrapping, and delivering for individuals. All orders can be done on the website, and the payments, too. Customers will be able to experience many choices from choosing a gift, what paper to wrap it, and how they want it to be delivered. It is our main business category in the first year, before we complete building the supply...

Words: 4851 - Pages: 20

Premium Essay

Doing Business in Vn

...Doing business in Vietnam 2014 Page 1 of 52 Content Page Foreword Country profile Business etiquette and travel Key trends and statistics Regulatory environment Establishing a business in Vietnam Opening up to Foreign Investment Finance Business entities Labour Financial reporting and audit 3 4 8 13 17 20 23 24 26 30 33 “Welcome to our Doing Business Guide which we hope will assist you in navigating this exciting but sometime difficult environment” Ken Atkinson, Managing Partner, Grant Thornton Vietnam Grant Thornton xxxxxxxx Page 2 of 52 Foreword Vietnam is a unique country providing extensive opportunities for those willing to spend time to understand the market. Although not without its problems, Vietnam’s economy continues to expand and modernise, and with the opening up of previously restricted industries and sectors to meet WTO commitments; opportunities continue to develop. Grant Thornton Vietnam has prepared this guide to assist those interested in doing business in Vietnam. This guide does not cover the subject exhaustively. However, it is intended to answer some of the more important questions that may arise. When specific problems occur in practice, it will often be necessary to refer to the laws and regulations of Vietnam and to obtain the appropriate professional advice. This guide contains only brief notes and includes legislation in force as of 28 January 2013. We hope this guide helps you in learning about and understanding business in Vietnam...

Words: 16833 - Pages: 68

Premium Essay

Strategic

...MASTER OF FINANCIAL ANALYSIS ASSIGNMENT: CORPORATE FINANCE Instructor : DR. CAO MINH MAN Student’s name : DAO KIM THANH Student ID : CGSVN00015828 Class : MBAOUM0913 – K10A Course : BMCF5103 – Corporate Finance HCMC, August 2014 TABLE OF CONTENTS I. INTRODUCTION: 3 1. Management and ownership 3 2. An overview of REE's businesses 3 3. Office leasing business 5 4. M&E business 6 5. Air conditioner manufacturing 7 6. Investing is REE's new core competency 8 II. OUTLOOK 10 III. SWOT analysis 19 IV. FINANCIALS 21 1. Good cash flow from office leasing and dividends 21 2. Profits from investments drive earnings growth 22 3. 2013 results review 24 4. 2014 forecasts 26 5. Restatement of 1Q13 earnings depresses yoy performance for 1Q14 28 6. Recent developments among investee companies 29 7. Volatile net margins 29 V. VALUATION AND RECOMMENDATION 29 VI. REFERENCE: 32 I. The company REE has been research for the critically and analyze about the finance of the firm, risk or evaluate on investment recommendation also of this firm. II. INTRODUCTION: REE was founded in 1977 as an M&E (mechanical and engineering) contractor for building projects. The company was privatized in 1993 and began manufacturing its "Reetech" brand of air conditioners in 1999. In 2000, REE became one of the first two companies to list on the Ho Chi Minh City Stock Exchange, and is still usually among the top 10 most liquid stocks in Vietnam. In...

Words: 10256 - Pages: 42