Free Essay

KiệN ChốNg BáN Phá Giá ThéP KhôNg Gỉ VàO ViệT Nam

In:

Submitted By hoangha
Words 6298
Pages 26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LỚP D05

TIỀU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

PHÂN TÍCH VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ THÉP KHÔNG GỈ NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

NHÓM 3B

Nguyễn Thụy Thùy Dương

Đào Ngọc Trang Đài

Trương Thị Đài

Trương Thị Xuân Đào

Nguyễn Thị Thủy Ngân

Vũ Thị Minh Thư

GVHD:

ThS. Nguyễn Thị Tường Vy

TP. Hồ Chí Minh, 3/2015

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. Tổng quan về vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu vào thị trường Việt Nam 2

1.1. Hoàn cảnh diễn ra vụ kiện 2

1.2. Tóm tắt nội dung vụ kiện 2

1.3. Kết quả vụ kiện 3

II. Cơ sở pháp lý của việc áp thuế chống bán phá giá và một số vấn đề liên quan 4

2.1. Nguyên nhân vụ kiện 4

2.2. Cơ sở pháp lý của việc áp thuế chống bán phá giá 4

2.3. Liên hệ với thế giới 6

2.4. Ưu – nhược điểm của việc áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam 7

III. Giải pháp của Nhà nước nhằm giải quyết vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ và một số kiến nghị để hạn chế tình trạng bán phá giá tại Việt Nam 9

3.1. Giải pháp của Nhà nước 9

3.2. Một số kiến nghị: 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đã và đang mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho các quốc gia trên thế giới khai thác tối đa lợi thế của mình để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng đặt mỗi quốc gia, dân tộc trước sức ép cạnh tranh gay gắt, nhất là đối với các nước đang phát triển. Vì thế, để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các nước đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới.

Để tăng lợi thế cạnh tranh của mình, nhiều quốc gia xuất khẩu đã sử dụng hình thức bán phá giá nhằm tăng lượng xuất khẩu, từ đó làm suy yếu các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và nhiễu loạn thị trường. Vì thế, để đối phó với các sản phẩm nhập khẩu đang bán phá giá, các quốc gia nhập khẩu đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá. Vì vậy, các vụ kiện bán phá giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng đa dạng về chủng loại và mẫu mã sản phẩm bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

Ở Việt Nam, các chiến lược xuất khẩu của ta thường bị các rào cản thương mại đặc biệt là các vụ kiện bán phá giá làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Nhưng nước ta không thể chỉ chú tâm đối phó với các vụ kiện hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá, trong khi hàng hóa nội địa cũng đang bị đe dọa bởi việc thâm nhập của những hàng hóa nhập khẩu bán với giá quá thấp, tiêu biểu như các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Mới đây, vào tháng 9/2014 Bộ Công thương đã có quyết định về việc áp thuế chống bán phá giá sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ một số doanh nghiệp nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam, bài tiểu luận “Phân tích vụ kiện bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu vào thị trường Việt Nam” sẽ đi sâu phân tích vụ kiện và các vấn đề liên quan, hy vọng sẽ giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn về công cụ phòng vệ thương mại này.

NỘI DUNG

I. Tổng quan về vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

1. Hoàn cảnh diễn ra vụ kiện

Từ cuối năm 2013, theo thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam, các nhà xuất khẩu thép không gỉ cán nguội (còn gọi là thép inox) đến từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia đã bán sản phẩm của họ với giá thấp hơn đáng kể giá bán của các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, và trong nhiều trường hợp giá đó thấp hơn chi phí sản xuất thực của thép không gỉ. Điều này đã tác động tiêu cực tới sản xuất trong nước như công suất giảm, tỷ lệ thua lỗ tăng cao, doanh thu giảm, giảm giá bán, lượng hàng tồn kho tăng...

Trước tình hình đó, ngày 06/05/2013 Cty Posco VST và Cty Inox Hòa Bình đã đưa đơn lên Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ bốn nền kinh tế trên. Đây cũng là lần đầu tiên các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam chủ động kiện chống bán phá giá các doanh nghiệp nước ngoài.

2. Tóm tắt nội dung vụ kiện

Theo đơn đệ lên Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương, các doanh nghiệp thép đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương bắt tay vào điều tra những tác hại đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội do việc bán phá giá gây ra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng kiến nghị Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu từ Trung Quốc là 20%, Đài Loan là 20,8%, Indonesia là 39,9% và Malaysia là 16,7% để đẩy lùi ảnh hưởng tiêu cực của hàng hóa bán phá giá từ các nền kinh tế trên.

Ngày 02/07/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4460/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Malaysia, Indonesia và Đài Loan (mã số vụ việc 13-KN-BPG-01), căn cứ vào đơn kiện nhận được ngày 06/05/2013 trước đó[1].

Vào tháng 7/2013, sau khi tiến hành điều tra vụ việc, Bộ Công thương xác định một số công ty của các nước và vùng lãnh thổ nói trên đã bán phá giá sản phẩm thép không gỉ; hoặc được doanh nghiệp, đại lý khác mua lại rồi bán vào thị trường Việt Nam, việc làm này đã gây khó khăn, thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất thép trong nước.

Bên cạnh đó, theo điều tra của Cục quản lý cạnh tranh – Bộ công thương, giá thép không gỉ nhập khẩu thấp hơn 12% giá thép trong nước, khiến cho tốc độ tăng trưởng sản xuất trong nước giảm đi đáng kể[2].

Từ đó, với việc kết luận thép không gỉ nhập khẩu đã bán phá giá tại thị trường Việt Nam, ngày 5/9/2014 Bộ Công thương đã công bố Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp thuế chống bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ doanh nghiệp 4 quốc gia/vùng lãnh thổ nói trên.

3. Kết quả vụ kiện

Bộ Công Thương đã đưa ra mức thuế suất chống bán phá giá được quy định từ 3,07% đến 37,29% đối với doanh nghiệp vi phạm, thời hạn 5 năm kể từ ngày 5/9/2014, trong số đó doanh nghiệp của Đài Loan bị đánh thuế cao nhất, lên tới 37,29%. Đối với Trung Quốc, mức thuế chống bán phá giá dao động từ 4,64 đến 6,87%, Indonesia là 3,07% và Malaysia 10,71%.

Trước đây các mặt hàng thép không gỉ có mức thuế nhập khẩu vào Việt Nam từ 0-10%. Trong đó, mức thuế nhập khẩu bằng 0% được áp dụng cho thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ một số nước như Trung Quốc và các nước ASEAN, theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam có tham gia.

Đây là vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam sau 9 năm có Pháp lệnh về chống bán phá giá (2004) đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài và đã thành công, mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ phía doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài về kết luận này.

Sau đây, để đi sâu phân tích và tìm hiểu những vấn để liên quan trong việc chống bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam, chúng ta hãy cùng đến với chương II.

II. Cơ sở pháp lý của việc áp thuế chống bán phá giá và một số vấn đề liên quan

1. Nguyên nhân vụ kiện

Có khá nhiều nguyên nhân lý giải cho việc các sản phẩm thép bị điều tra chống bán phá giá. Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ sự phong phú về chủng loại. Thêm vào đó thép là một trong những kim loại có tính ứng dụng cao và thép có hàng ngàn chủng loại.

Tại Việt Nam, sau 10 năm thực hiện pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam lần này xuất phát từ việc 2 doanh nghiệp Posco VST và Inox Hòa Bình cho rằng giá thép không gỉ nhập khẩu từ các nước Malaysia, Trung Quốc, Indonesia và Đài Loan thấp hơn 25% sản phẩm trong nước, thậm chí thấp hơn tại chính thị trường của họ. Việc này làm cho việc sản xuất của các doanh nghiệp trong nước bị thu hẹp, thua lỗ gia tăng, doanh thu giảm, hàng tồn kho nhiều,… Đây chính là lý do 2 doanh nghiệp Posco VST và Inox Hòa Bình quyết định khởi kiện 4 quốc gia/vùng lãnh thổ nêu trên.

2. Cơ sở pháp lý của việc áp thuế chống bán phá giá

Sau khi nhận được đơn kiện của hai công ty sản xuất thép trong nước là Công ty TNHH Posco VST và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình, Bộ Công Thương đã tiến hành thẩm tra hồ sơ vụ kiện. Nhận thấy bên nguyên đơn có đủ tư cách khởi kiện, ngày 2/7/2013, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 4460/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra vụ việc. Trên cơ sở phản hồi của các doanh nghiệp liên quan và dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, Cơ quan điều tra đã tiến hành chọn mẫu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được chọn mẫu là các doanh nghiệp phải trả lời Bản câu hỏi điều tra đầy đủ, cụ thể:

➢ Các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài:

- Trung Quốc:

(i) Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd. (“FSSS”);

(ii) Lianzhong Stainless Steel Corporation (“LISCO”);

- Indonesia: PT Jindal Stainless Indonesia (“JSI”);

- Malaysia: Bahru Stainless Sdn. Bhd. (“Bahru”);

- Đài Loan:

(i) Yieh United Steel Corporation (“YUSCO”);

(ii) Yuan Long Stainless Steel Corp. (“YLSS”);

➢ Các nhà nhập khẩu:

(i) Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Bông Sen Vàng (“Bông Sen Vàng”);

(ii) Công ty cổ phần Gia Anh (“Gia Anh”);

(iii) Công ty cổ phần quốc tế Đại Dương OSS (“Đại Dương OSS”);

(iv) Công ty TNHH Kim khí Tuấn Đạt (“Kim khí Tuấn Đạt”);

(v) Công ty TNHH Công nghiệp Ever Force (“Ever Force”)

Các nhà sản xuất trong nước:

(i) Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (“Sơn Hà”);

(ii) Công ty TNHH Hoàng Vũ (“Hoàng Vũ”);

(iii) Công ty cổ phần Inox Hòa Bình (“Inox Hòa Bình”);

(iv) Công ty TNHH POSCO VST (“Posco VST”).

Sau khi xem xét, cơ quan điều tra đã có kết luận giá bán của hàng hóa nhập khẩu giảm trong giai đoạn điều tra đã gây ra tác động ép giá đối với các mặt hàng này được sản xuất trong nước. Giá bán trung bình hàng hóa thuộc đối tượng điều tra đã tăng trong giai đoạn 2009-2011 tuy nhiên đã giảm đi trong giai đoạn 2011-giai đoạn điều tra. Về chỉ số lợi nhuận, ngành sản xuất trong nước đã có lãi trong hai năm 2009 và 2010, tuy nhiên từ năm 2011 đã xuất hiện thua lỗ và tình trạng này càng tăng mạnh trong giai đoạn điều tra.

Thị phần của ngành sản xuất trong nước tăng trong giai đoạn năm 2009-2011 nhưng lại giảm đi trong giai đoạn điều tra. Công suất của ngành sản xuất trong nước tăng từ 2009-2011 nhưng giảm trong giai đoạn điều tra. Hiệu quả đầu tư của ngành sản xuất trong nước tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2009-2010 nhưng lại sụt giảm trong giai đoạn điều tra. Tương tự, lượng hàng hóa tồn kho của ngành sản xuất trong nước cũng tăng mạnh trong giai đoạn điều tra.

Qua đó có thể thấy ngành sản xuất trong nước đã tăng trưởng ở hầu hết các chỉ số như công suất, thị phần, đầu tư, giá bán,…từ năm 2009 đến 2011. Tuy nhiên từ năm 2011 đến hết giai đoạn điều tra, các chỉ số này đều sụt giảm. Từ đó có thể nhận thấy ngành sản xuất trong nước đã chịu ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ.

Căn cứ vào kết quả điều tra chính thức, cơ quan điều tra đã họp biểu quyết và nhất trí về kết quả chính thức của vụ kiện như sau:

i) Có tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

ii) Có trình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kế hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể

iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khảu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Theo đó, ngày 25/12/2013, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành quyết định 9990/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và Đài Loan, trong đó áp dụng nhiều mức thuế khác nhau đối với các nước, vùng lãnh thổ kể trên từ ngày 23/01/2014 và có hiệu lực trong vòng 120 ngày kể từ ngày áp thuế chống bán phá giá tạm thời.

Từ ngày 16/01 đến ngày 18/04/2014, cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu ước ngoài, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra và các doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ cán nguội trong nước.

Tiếp sau đó, ngày 05/09/2014, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan với các mức thuế khác nhau.

3. Liên hệ với thế giới

Thép là một trong những đối tượng chính của các vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới. Theo cục Quản lý cạnh tranh, trong vòng 20 năm giai đoạn từ 1994 đến 2012, các quốc gia thành viên của WTO đã tiến hành khởi xướng 789 vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép trên tổng số hơn 4000 vụ điều tra chống bán phá giá. Trong xu thế hội nhập như ngày nay, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những vụ việc như thế này. Tính từ năm 1994 đến tháng 3/2013, Việt Nam cũng là một trong những nước bị điều tra chống bán phá giá sản phẩm thép với 52 vụ bởi 15 nước khác nhau. Số lượng vụ bị kiện của Việt Nam ngày càng gia tăng trong những năm gần đây nhưng về phía ngược lại, ta chỉ bắt đầu có 1 vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội này. Vì đây là vụ kiện đầu tiên mà do ta khởi xướng nên đã không tránh khỏi một số vấn đề phát sinh. Đó là sự mâu thuẫn trong lợi ích giữa bên sản xuất và bên nhập khẩu.

Tuy mức thuế được Cục quản lý cạnh tranh – Bộ công thương đưa ra là không quá cao, so với những vụ việc chống bán phá giá thép trên thế giới gần đây còn có nhiều trường hợp cao hơn nhiều. Cụ thể nếu so sánh với kết luận cuối cùng của Cục quản lý cạnh tranh thì có doanh nghiệp chỉ chịu mức thuế hơn 3 - 4%, nhưng trên thế giới thông thường là 20 – 30%, hoặc có vụ việc lên tới 100%. Có công ty chịu mức áp thuế tăng lên, có công ty chịu mức áp thuế giảm đi, điều này là giống như mọi vụ điều tra chống bán phá giá khác trên thế giới.

Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương cho biết, mức thuế chống bán phá giá trên được tính toán theo quy định trong pháp lệnh về chống bán phá giá của Việt Nam, trùng khớp với Hiệp định chống bán phá giá của WTO. Còn việc biên độ chống bán phá giá đưa ra lại thấp so với các vụ kiện thông thường trên thế giới như vậy là do có sự khác biệt lớn giữa việc Việt Nam bị kiện và đi kiện.

Theo cách tính biên độ chống phá giá thông thường, người ta sẽ so sánh tỷ lệ phần trăm giữa giá xuất khẩu và giá bán ở thị trường nội địa. Tuy nhiên trong các vụ bị kiện, thông thường các nước Mỹ, EU, do họ không xem chúng ta là nước có nền kinh tế thị trường nên họ không sử dụng bảng giá bán thực tế của nước ta.

Ngược lại, khi Việt Nam điều tra chống bán phá giá các nước khác, rất khó áp mức thuế cao, nhất là các nước thuộc ASEAN. Việt Nam đã kí hiệp định về việc công nhận các nước thuộc ASEAN là nền kinh tế thị trường. Do đó khi điều tra họ, chúng ta buộc phải sử dụng số liệu chính xác của họ, không thể sử dụng số liệu thay thế từ một nước thứ 3 nào khác. Đó là lí do tại sao ngoại trừ Đài Loan mức thuế chống bán phá giá được áp dụng với các 3 nước kia khá thấp.

Còn Đài Loan là nước bị áp mức thuế cao nhất (trên 37%) là do không hợp tác khi có đơn khởi kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên mức thuế Đài Loan bị áp vẫn phù hợp với hiệp ước chống bán phá giá của WTO.

Trên thế giới rất ít khi đánh thuế vào các sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất để giúp doanh nghiệp có mức giá cạnh tranh nhất. Ở Việt Nam, với việc sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài thì việc sử dụng công cụ chống bán phá giá càng cần phải được sử dụng một cách thận trọng hơn để vừa bảo vệ được nền sản xuất trong nước mà không gây thiệt hại ở bên sản xuất.

4. Ưu – nhược điểm của việc áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam

Hiện tượng bán phá giá có nguồn gốc khá sớm trong thực tiễn thương mại quốc tế. Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều coi đây là một trong những hành vi thương mại không lành mạnh. Do đó chính phủ nhiều nước cho rằng họ cần phải có hành động chống lại hành vi đó nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.

Việc Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ nhập khẩu từ một số nước vào thị trường Việt Nam được xem là thắng lợi đầu tiên của các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực phòng vệ thương mại. Thành công này không chỉ mang đến kinh nghiệm cho cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh mà còn là bài học hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ chính mình.

Việt Nam đang tăng cường mở cửa thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do, thì kiện chống bán phá giá được đánh giá là một trong ba công cụ hợp pháp và hữu ích mà các doanh nghiệp và ngành hàng có thể sử dụng để bảo vệ thị trường nội địa của mình. Việc chống bán phá giá đã bảo vệ ngành sản xuất trong nước; lập lại môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nước ngoài đang nhập khẩu vào Việt Nam và đang bán phá giá với hàng hóa được sản xuất trong nước. Ngành sản xuất trong nước sẽ có cơ hội phục hồi lại, khắc phục những khó khăn, thiệt hại trong thời gian vừa qua.

Việc đưa ra quyết định của Bộ Công Thương là có cơ sở. Khi doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam có quyền yêu cầu, kiến nghị điều tra. Đây là biện pháp hoàn toàn bình thường để doanh nghiệp Việt Nam tự bảo vệ mình và phù hợp chuẩn mực quốc tế.

Tuy nhiên, việc áp thuế chống bán phá giá này có một số nhược điểm như làm tăng chi phí đầu vào, đẩy giá thép lên cao, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời người tiêu dùng cũng phải gánh chịu thiệt hại trực tiếp. Thực tế trong quá trình 2 doanh nghiệp Việt Nam đệ trình đơn kiện, mặc dù bên phía bị đơn nước ngoài chưa có động thái gì thì trong nước 18 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ thép không gỉ cán nguội nhập khẩu nước ngoài đã kiến nghị tạm thời chưa phê chuẩn lệnh áp thuế chống bán phá giá của Cục Quản lý cạnh tranh trong vụ điều tra chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ. Lý do đưa ra là, với lệnh áp thuế này 2 doanh nghiệp nguyên đơn bao gồm Posco VST và Inox Hòa Bình sẽ được lợi khi đã loại được các đối thủ là các doanh nghiệp xuất khẩu thép không gỉ từ 4 thị trường Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan. Nhưng với những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thép không gỉ làm đầu vào thì họ phải chịu khoản gia tăng chi phí, làm tăng giá thành sản phẩm, do đó có thể làm mất sức cạnh trạnh trên thị trường.

Ngoài ra, việc áp thuế này cũng làm cho các nhà nhập khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung ứng mới có giá phù hợp và cạnh tranh. Cụ thể là: các nước bị kiện đều là những nguồn nhập khẩu chủ yếu của ta, một vài nước còn lại như Thái Lan hay Hàn quốc đều có liên quan đến Posco (Posco là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Còn các quốc gia khác, ví dụ như từ Phần Lan, từ Đức, từ Braxin, từ Mỹ, thì chúng ta bị rào cản khác là rào cản về thuế quan là 10% thuế nhập khẩu. Như vậy hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu này không có lựa chọn nào khác, là phải nhập từ Posco VST của Việt Nam. Các doanh nghiệp này cho rằng việc áp dụng thuế chống bán phá giá chỉ mang lại lợi ích cục bộ cho Tập đoàn Posco chứ không phải của cả ngành. Quan trọng hơn, điều này có thể dẫn đến vị thế thống lĩnh thị trường của hai doanh nghiệp đứng đơn khởi kiện khi cả Posco VST và Hòa Bình Inox hiện chiếm 81,1% thị phần trong nước.

III. Giải pháp của Nhà nước nhằm giải quyết vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ và một số kiến nghị để hạn chế tình trạng bán phá giá tại Việt Nam

1. Giải pháp của Nhà nước

Vào ngày 2/12/2013, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương công bố Kết luận điều tra sơ bộ vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Indonesia, Malaysia và Lãnh thổ Đài Loan đã đưa ra kết luận có tình trạng bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Chính vì vậy mà ngay lập tức vào ngày 25/12/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội. Theo đó thì mức thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được áp dụng cho hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 25/1/2014 trong thời gian 120 ngày. Cụ thể như sau:

|Nước/vùng lãnh thổ |Tên nhà sản xuất/xuất khẩu |Mức thuế chống bán phá giá |
|Trung Quốc |Lianzhong Stainless Steel Corporation |6,99% |
| |Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd. |6,45% |
| |Các nhà sản xuất khác |6,68% |
|Indonesia |PT Jindal Stainless Indonesia |12,03% |
| |Các nhà sản xuất khác |12,03% |
|Malaysia |Bahru Stainless Sdn. Bhd. |14,38% |
| |Các nhà sản xuất khác |14,38% |
|Đài Loan |Yieh United Steel Corporation |13,23% |
| |Yuan Long Stainless Steel Corp. |30,73% |
| |Các nhà sản xuất khác |13,23% |

Bảng 1: Mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam[3].

Ngày 13 tháng 8 năm 2014, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá đã họp biểu quyết và nhất trí về kết quả chính thức của vụ kiện như sau:

iv) Có tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

v) Có trình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kế hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể

vi) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khảu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Do đó, vào ngày 5/9/2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ 4 nước/vùng lãnh thổ nói trên.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể như sau:

|Nước/Vùng lãnh thổ |Tên nhà sản xuất/xuất khẩu |Biên độ bán phá giá |
|Trung Quốc |LISCO |4,64% |
| |FSSS |6,87% |
| |Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác |6,58% |
|Indonesia |JSI |3,07% |
| |Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác |3,07% |
|Malaysia |Bahru |10,71% |
| |Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác |10,71% |
|Đài Loan |YUSCO |13,79% |
| |YLSS |37,29% |
| |Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác |13,79% |

Bảng 2: Mức thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam[4].

2. Một số kiến nghị:

Trước ngưỡng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang dần được hình thành và Việt Nam sẽ là một trong các thành viên của tổ chức thì dĩ nhiên, khi tham gia vào sân chơi chung này, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường nhưng cũng sẽ gặp không ít sức ép từ hàng hóa nhập khẩu, do đó, việc thích nghi và am hiểu về các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính mình là điều rất cần thiết.

Về phía doanh nghiệp, trong thời gian tới nếu các vụ tranh chấp thương mại xảy ra thì doanh nghiệp cần có chuẩn bị tốt nhất về nhân lực, có sự chuẩn bị thật kỹ về hồ sơ yêu cầu điều tra để có kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, để việc khởi kiện được thuận lợi và dễ dàng, doanh nhất thiết phải có sự tư vấn của luật sư trong nước và quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải cung cấp số liệu, thông tin chính xác, kịp thời nhằm giúp quá trình điều tra chuẩn xác và thuận lợi. Đồng thời, cũng nên tránh tình trạng doanh nghiệp phản biện rất sơ sài, không đưa ra những chứng cứ, thông tin đầy đủ để bảo vệ chính mình. Điều này khiến việc đánh giá lợi ích kinh tế-xã hội trong nước của các cơ quan thẩm tra, đánh giá chưa sát thực.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cần tích cực tăng cường năng lực chuyên môn và nguồn nhân lực để giúp doanh nghiệp trong các vụ tranh tụng thương mại quốc tế. Đồng thời cũng khuyến khích doanh nghiệp nếu nhận thấy dấu hiệu hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc giá thấp tại thị trường Việt Nam, gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, thì có thể liên hệ Cục Quản lý cạnh tranh để được tư vấn và xem xét hồ sơ.

Ngoài những yếu tố trên thì để hạn chế tình trạng bán phá giá cũng như để bảo vệ lợi ích cho chính doanh nghiệp và cũng là lợi ích cho chính quốc gia thì cả doanh nghiệp lẫn Nhà Nước đều phải nỗ lực không ngừng, có những chính sách giải pháp kịp thời và hợp lý như sau:

Một là, sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện phá giá khác

Chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện bán phá giá khác. Việt Nam cần chủ động giảm thiểu tiêu cực của việc bán phá giá từ các nước khác, hạn chế tối đa các thiệt hại do việc bán phá giá của các mặt hàng nhập khẩu gây ra cho các mặt hàng trong nước.

Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phá giá, chống bán phá giá

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nắm được những nội dung, thông tin cơ bản của các vụ kiện về bán phá giá, có được những kiến thức cơ bản về tình trạng bán phá giá. Từ đó các doanh nghiệp có thể sẵn sàng đi kiện nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành hàng trong nước.

Ba là, tổ chức tìm hiểu các vụ kiện về chống bán phá giá của một số ngành và một số quốc gia lựa chọn

Việt Nam cần thiết phải tìm hiểu các vụ kiện về bán phá giá trong một số ngành và một số quốc gia mà Việt Nam quan tâm. Trong bối cảnh các quy định về chống bán phá giá của WTO còn chưa chặt chẽ như hiện nay, việc tìm hiểu các vụ kiện trong một số ngành là cần thiết. Chính phủ Việt Nam có thể tìm ra được các lý lẽ để hỗ trợ cho việc đi kiện của chính mình.

Bốn là, đưa ra các bằng chứng cụ thể và chính xác

Việc đưa ra các bằng chứng cụ thể và chính xác về những thiệt hại mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu do sức ép từ các mặt hàng nhập khẩu gây ra là rất quan trọng. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của vụ việc và lợi ích của doanh nghiệp.

Năm là, cần sử dụng công cụ chống bán phá giá một cách thận trọng hơn để vừa bảo vệ được nền sản xuất trong nước mà không gây thiệt hại ở bên sản xuất do việc sản xuất ở Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Sáu là, cần tìm hiểu, dự báo chính xác những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra với những ngành khác có liên quan đến vụ kiện, từ đó tổ chức những buổi trao đổi, thống nhất ý kiến, để tìm được tiếng nói chung. Tránh tình trạng vụ kiện lại bị chính một số doanh nghiệp trong nước phản đối, gây ra tiền lệ xấu, cũng như ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trong nước.

KẾT LUẬN

Từ sự việc các doanh nghiệp thép Việt Nam kiện chống bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu, Bộ Công Thương nước ta đã cho điều tra, đưa ra kết luận và áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Qua vụ kiện này, đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì đó là một bước ngoặc đánh dấu sự trưởng thành trong giao thương kinh tế với thế giới bên ngoài. Các doanh nghiệp của chúng ta đã biết cách tự bảo vệ mình trước sự cạnh tranh khốc liệt do hội nhập quốc tế đem đến.

Đây là vụ kiện đầu tiên và cũng là một bài học hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ chính mình. Bên cạnh đó, vụ kiện còn mang lại không ít kinh nghiệm cho cơ quan quản lý nhà nước thông qua các cuộc điều tra để từ đó có các chính sách quản lý tốt hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ khác thì nhiều doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam và cả người tiêu dùng đã phải chịu thiệt hại khá nặng nề bởi vì việc áp thuế chống bán phá giá đã đẩy giá thép lên cao.

Việc nghiên cứu đề tài đã giúp nhóm có cái nhìn tổng quan hơn và thấy được tính hai mặt của công cụ phòng vệ thương mại mà cụ thể ở đây là công cụ áp thuế chống bán phá giá. Để hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của cô trong suốt quá trình học. Do kiến thức và nhận thức còn hạn chế, bài viết của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng nhập khẩu số 20/2004/PL-UBTVQH11.

2. Quyết định số 4460/QĐ-BCT ngày 2/7/2013.

3. Quyết định số 9990/QĐ-BCT ngày 25/12/2013.

4. Quyết định số 7896/QĐ-BCT ngày 5/9/2014.

II. GIÁO TRÌNH VÀ SÁCH THAM KHẢO

Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Lao động Xã hội, 2011.

III. BÁO, TẠP CHÍ VÀ TRANG MẠNG

http://chongbanphagia.vn

http://doanhnhansaigon.vn

http://www.tapchitaichinh.vn

http://cafef.vn

http://www.moit.gov.vn/

http://vca.gov.vn

http://quoctetuminh.vn

http://vtv.vn

-----------------------
[1] http://chongbanphagia.vn/thongtinvukien/20130703/thep-khong-gi-can-nguoi

[2] http://vtv.vn/kinh-te/ap-thue-chong-ban-pha-gia-voi-thep-khong-gi-tao-moi-truong-canh-tranh-cong-bang-2014091715000285.htm

[3]http://chongbanphagia.vn/thongtinvukien/20130703/thep-khong-gi-can-nguoi

[4] http://chongbanphagia.vn/thongtinvukien/20130703/thep-khong-gi-can-nguoi

Similar Documents

Free Essay

Hi Everyone

...CÂU HỎI VIẾT THU HOẠCH (Gửi kèm theo Hướng dẫn số 238- HD/ĐU, ngày28 tháng 02 năm 2013 của Đảng ủy Khoa Ngoại ngữ) 1- Đồng chí hãy nêu nội dung lời căn dặn của Bác đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên khi Người về thăm Thái Nguyên ngày 01/01/1964 (nội dung được lựa chọn để cán bộ, đảng viên triển khai học tập và làm theo trong quý I/2013)? 2- Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh được thành lập vào thời gian nào, tại đâu? Đội Cứu quốc quân II được ra đời vào ngày tháng năm nào, tại đâu? 3- Đồng chí hãy nêu vắn tắt một số thế mạnh (về khoáng sản, cây chè, hệ thống giáo dục và đào tạo, các điều kiện về cơ sở hạ tầng) để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 4- Trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở và làm việc tại Thái Nguyên vào ngày, tháng, năm nào? Người chia tay đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên để trở về Thủ đô Hà Nội vào ngày, tháng, năm nào? 5- Đồng chí hãy kể tên một số sự kiện quan trọng mà Bác Hồ cùng Trung ương Đảng đã quyết định tại Thái Nguyên trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? 6- Kể từ sau khi chia tay với đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và đồng bào vùng Việt Bắc để trở về Hà Nội cho đến khi cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có mấy lần trở lại thăm Thái Nguyên? Đó là vào thời gian nào, Người đến thăm những đơn vị nào? 7- Đồng chí hãy nêu kế hoạch của bản thân phải làm gì để góp phần “làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh...

Words: 8732 - Pages: 35

Free Essay

Pomina Steel

...nghiệp 5 1.2 THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 8 1.2.1 Khái niệm 8 1.2.2 Mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp 8 1.2.3 Cơ sở, nguyên tắc của thẩm định giá doanh nghiệp 8 1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 10 1.3.1 Phương pháp tài sản 10 1.3.2 Phương pháp vốn hóa thu nhập 12 1.3.3 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức 14 1.3.4 Phương pháp dòng tiền chiết khấu 17 1.3.5 Phương pháp thị trường 21 1.3.6 Phương pháp định lượng lợi thế thương mại 23 1.4 QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 25 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH SÀI GÒN (SAFCO) 27 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 27 2.2 CHỨC NĂNG, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 29 2.2.1 Đối tượng phục vụ 29 2.2.2 Ngành nghề kinh doanh 29 2.2.3 Thẩm định giá tài sản phục vụ 30 2.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 31 2.4 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ 31 2.5 QUY TRÌNH BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN 32 2.6 NGUỒN NHÂN LỰC 36 2.7 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 37 CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH GIÁ CÔNG TY 38 CỔ PHẨN THÉP POMINA 38 3.1 MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ 38 3.2 ĐỐI TƯỢNG THẨM ĐỊNH GIÁ 38 3.2.1 Loại hình tổ chức doanh nghiệp : Công ty cổ phần 38 3.2.2 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thép Pomina 38 3.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển 39 3.2.4 Logo Công ty Pomina 40 3.2.5 Danh sách các ngân hàng Pomina mở tài khoản 42 3.2.6 Sản phẩm 43 3.2.7 Quy trình sản xuất thép 44 3.2.8 Tình hình kiểm...

Words: 17745 - Pages: 71

Free Essay

Viettel

...phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel………….trang 5 Thành tựu đạt được sau 25 năm thành lập và phát triển 1. Các giải thưởng……………………………………………………………..trang 12 2. Doanh thu…………………………………………………………………..trang 13 3. Thị trường kinh doanh……………………………………………………...trang 14 IV. Bài học thành công của Viettel…………………………………………….trang 17 Kết luận…………………………………………………………………….trang 20 V. 2 I. Giới thiệu chung về tập đoàn Viettel và Tổng công ty cổ phần đầu tư Viettel 1. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% (Viettel Global) vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin. Loại hình: doanh nghiệp quân đội nhà nước Ngành nghề: dịch vụ Bưu chính – viễn thông (cố định, di động, internet) Thành lập: năm 1989 Trụ sở chính: số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm Hà Nội Tổng giám đốc: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng Lãi thực: 27.000 tỉ VND (2012) ~ 1,35 tỷ USD Nhân viên: 24.500 người (tháng 12/2010) Slogan: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way) - Viettel luôn nỗ lực để thấu hiểu khách hàng, lắng nghe khách hàng. Triết lí kinh doanh: Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản...

Words: 6538 - Pages: 27

Free Essay

Organizational Behavior

... | | | | | |Thứ sáu, 30 Tháng 11 2007 17:38 | | | |Đối với tôi, những ngày Tây Tiến không hẳn là những ngày in kỷ niện sâu sắc hơn cả. nhưng có lẽ nhiều người hay hỏi về bài thơ Tây Tiến của | |tôi viết ở giai đoạn này....

Words: 12047 - Pages: 49

Free Essay

Exporting Rice to Europe

...tith RAD CAN MIXING MAI CU-A LIEN MINH CHAU AU DOI Vat HANG THUY SAN NH .AP KHAU Tif VICT NAM. NHITNG VAN DE HAT` RA VA Gal PHAP Sinh Wen thrc hien Lop Khan : Ta Thi Huang Giang Anh 3 : 46 Gilt) vies: hating din : GS.TS.NGND Nguyen Thi Mor Hi MN, thing 5 nam 2011 MUC LUC LEI MO DAU 1 CHOING 1. NHUNG VAN DE CHUNG VE RAO CAN THVONG MAI TRONG THVONG MAI QUOC TE VA NHU'NG TAC BONG CUA RAO CAN THVONG MAI DEN VIEC XUAT KHAU HANG HOA 1.1. Tong quan ye rao can thtromg mai trong thulyng mai qu6c to 1.1.1. Khai niem ye rao can thuang mai trong thucmg mai qu6c to 1.1.2. Muc dich ban hanh rao can thuang mai trong thuang mai quo'c to 1.1.3. Phan loci rao can thuang mai trong thuang mai qu6c t6 4 4 4 6 11 20 20 22 1.2. Nhiing tic &Ong ctia rao can thtrang mai den hoat Ong xuAt khiu hang hOa cua doanh nghiep xuAt kh'iu 1.2.1. Nhiing tac dOng tich cgc cna rap can thuang mai 1.2.2. Nhung tac dOng tieu cgc cua rao can thuang mai CHVONG 2. CAC RAO CAN THIXONG MAI CUA LIEN MINH CHAU AU DOI V6I HANG TWA SAN NHAP KHAU Tip VIET NAM VA CAC VAN DE HAT RA 2.1. Gioi thieu tong quan ye Lien minh Chau Au 2.1.1. NTe dat nuac, con nguari, dia ly 2.1.2. Ve kinh to - thuang mai 2.1.3. Ve nhu cau cna EU d6i voi nhap khau hang thuy san 28 28 28 32 37 2.2. Cac rao can thtrang mai ciia Lien minh Chau Au d61 vol hang thily san nh4p khAtt 2.2.1. Muc dich ban hanh rao can cila Lien minh Chau Au 42 42 2.2.2. Cac quy dinh ye rao can thuang mai d6i...

Words: 27789 - Pages: 112

Free Essay

Nhung Nguoi Lam Thue so 1 Vietnam (the Most Excellent Employees in Vietnam)

...THUÊ SỐ 1” VIỆT NAM Contents Những người “làm thuê số 1”: Từ 50.000đ/tuần đến 6.000USD/tháng 1 Người “của” Bill Gates 5 Hương Lúa - cô gái bạc tỉ! 8 Người “bắt mạch” những giếng dầu 11 “Sếp IT” của Tập đoàn Unilever VN 14 Ra đi để trở về 17 Người của những sự kiện! 20 “Người buôn tiền” của HSBC 23 Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc 26 Những người “làm thuê số 1”: Từ 50.000đ/tuần đến 6.000USD/tháng | Marketing giỏi nhất VN | TT - Đã có một thời những mối quan hệ lao động được xác lập bởi giá trị cơ bắp. Đã có một thời người ta bình đẳng trong cơ chế “trung bình chủ nghĩa”. Và có một thời vị trí lãnh đạo được xem là vật mua bán, biếu xén hoặc “để dành” cho con em các sếp bất chấp năng lực... Còn bây giờ, khi cuộc đua thương trường đã thật sự khốc liệt, có những người trẻ ở độ tuổi 20-30, họ không có vốn tiền tỉ, không vai vế thân quen, nhưng họ được một đơn vị, một công ty hay một tập đoàn đa quốc gia mời về, “đặt” vào những vị trí quan trọng và tất nhiên đồng lương trả cho họ cũng phải thật xứng đáng bởi họ là những “người làm thuê số 1”! Đây là câu chuyện về Lê Trung Thành - hiện là phó tổng giám đốc Pepsi VN với mức lương hơn 6.000 USD/tháng, đồng thời là thành viên sáng lập Trường dạy nghề marketing IAM. Nhưng ít ai biết để trở thành một marketing giỏi nhất VN và được Tập đoàn Pepsi tuyển dụng, chàng trai 34 tuổi đã “khởi nghiệp” bằng những bảng điều tra thị trường với tiền công 50.000 đồng/tuần!... Những bài học đầu tiên Năm 1992, lần...

Words: 17245 - Pages: 69

Free Essay

Chien Tranh Tien Te

...HONGBIN Vũ Hồng Kỳ Vuhongky.273@gmail.com MỤC LỤC Lời giới thiệu Phần 1: Gia tộc Rothschild – Cường quyền duy nhất ở châu Âu 1 3 Phần 2: Cuộc chiến trăm năm giữa ngân hàng Quốc tế và Tổng thống Hoa Kỳ 27 Phần 3: Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ: Ngân hàng Trung ương tư hữu Phần 4: Chiến tranh và suy thoái: Mùa bội thu của ngân hàng Quốc tế Phần 5: Chính sách mới của tiền tệ giá rẻ Phần 6: Câu lạc bộ Tinh anh thống trị Thế giới Phần 7: Cuộc chiến tranh cuối cùng của đồng tiền đích thực Phần 8: Chiến tranh tiền tệ - Không tuyên mà chiến Phần 9: Hiểm họa của đồng Đô-la Mỹ và tầm quan trọng của vàng Phần 10: Mưu chuyện lâu dài Phụ lục: Nói về Trung Quốc 59 89 117 143 173 199 237 271 293 LỜI GIỚI THIỆU gay từ nhỏ, chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết Tết đến. Lớn lên, bước vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền vì khái niệm tiền bạc nhiều khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in hình những con số lại có giá trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên như không khí hay nước vậy. Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ”, chúng ta mới...

Words: 161412 - Pages: 646

Free Essay

Ielts

...kỳ thi IELTS, có 1 điểm rất quan trọng mà Bear nghĩ ai cũng biết: LUYỆN TẬP THƯỜNG XUYÊN.  Tuy nhiên, cũng có 1 điểm cực kỳ quan trọng mà đa số thường không chú trọng lắm. Đó là phần từ vựng dạng ACADEMIC (học thuật). Nên để đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS, ôn luyện từ trong quyển 22.000 từ THI TOEFL/IELTS của Harold Levine là cực kỳ cần thiết. Mỗi ngày chỉ cần học 3 từ, thì lượng từ vựng của bạn sẽ tăng đáng kể.  Số từ vựng này giúp bạn trong cả 4 phần thi LISTENING / SPEAKING / READING / WRITING.  Ví dụ: Nếu bạn dùng từ: SIMULTANEOUSLY thay cho từ AT THE SAME TIME, hay PORTABLE thay cho từ EASY TO CARRY hay MITIGATE thay cho từ LESSEN … trong phần WRITING và SPEAKING thì điểm của bạn sẽ cao chót vót không ngờ luôn đấy. Chưa kể, nhất là trong phần READING, những từ trong quyển sách này xuất hiện nhiều lắm, và cả LISTENING nữa chứ.  Sự lợi hại của quyển sách này, chắc chắn chỉ khi nào học rồi, bạn mới thấy rõ.  Quyển này (nhà xuất bản TPHCM) đã hết bán rồi. Nên nếu bạn nào cần phôtô thì liên lạc Uyên Uyên: UyenUyen@englishtime.us  Tuy nhiên mỗi tuần Bear vẫn sẽ post lên đây 20 từ trong quyển sách đó, để nếu bạn nào ở xa, vẫn có thể học được.  Đương nhiên mỗi người có 1 cách học riêng và trí nhớ khác nhau. Có người nhìn qua là nhớ liền, có người nhìn hoài vẫn không nhớ, nên Bear suggest cách học này, bạn nào thấy thích hợp với mình thì áp dụng:  1/ Mỗi ngày học 3 từ: giống như ăn cơm vậy: sáng 1 từ, trưa 1 từ, tối 1 từ. Vui lòng đừng thấy cuốn sách quá...

Words: 78840 - Pages: 316

Free Essay

Definition of Business Management

...Thuật ngữ cơ bản: Tin Sinh học và Sinh học Phân tử Có hai ba lần phải dịch tài liệu về sinh học và y học, tình cờ tìm được Glossary này rất chi tiết, hay và hữu ích. Hum nay tình cờ lục lại ổ cứng thấy nhỡ lại thời gian ý, vừa dịch vừa tìm tòi mà thấy vui và ý nghĩa. Nên quyết định chia sẻ với mọi người. Mong các bạn sẽ thấy yêu mến và thú vị với PassionForEnglish.com của mình nhiều hơn nha!  Thuật ngữ cơ bản: Tin Sinh học và Sinh học Phân tử Bán kính van der Waals (van der Waals radius): là khoảng cách thuận lợi nhất giữa 2 nguyên tử. Sự chia cắt cân bằng của 2 nguyên tử là điểm đặc trưng của một cặp nguyên tử cá biệt, 1/2 khoảng cách này là bán kính van der Waals của nguyên tử. Biến tính (denaturation): sự chuyển biến của DNA hoặc RNA dạng mạch kép sang dạng mạch đơn hoặc protein từ cấu hình hoạt động sang dạng bất hoạt. Biểu đồ phát sinh loài (phylogram): biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị phân loại theo thời gian hay tỷ lệ tiến hóa. BLAST (Basic Local Alignment Search Tool): một công cụ tìm kiếm nhanh những trình tự tương đồng trong một cơ sở dữ liệu. bp (base pair): cặp base. Carbon α (α carbon): carbon trong amino acid có chức năng gắn những nhóm chức, thường dùng khi đề cập đến một tập hợp các amino acid trong trình tự hoặc cấu trúc protein.  Cấu trạng (conformation): sự sắp xếp cấu trúc 3 chiều riêng của một phân tử do sự định hướng của nguyên tử thay đổi theo các hướng khác nhau hoặc quay quanh các liên kết đơn. Ở trạng thái cân bằng...

Words: 13577 - Pages: 55

Free Essay

English

...sinh viên năm thứ tư cuả trường Đại Học Ngoại Thương, học chuyên |Dear Sir/ Madam, | |ngành Kinh tế đối ngoại. Tôi dự định sẽ theo học thạc sĩ Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp | | |ra trường. Tôi có nhu cầu học 1 khóa Tiếng Anh ngắn hạn tại Úc để lấy chứng chỉ IELTS, để chuẩn |Please let me introduce myself. My name is … I am the forth year student of/at Foreign Trade University in the | |bị cho khóa học nói trên. |major of/ majoring in External Economics. I intend to take/ do an MBA course after graduation. In order to prepare| |Tôi biết đến tên trường của các ngài thông qua 1 người bạn cùng lớp. Tôi rất mong các ngài gửi |for this plan, a short-term English course in Australia to get (take) an IELTS certificate is very necessary/ “A | |cho tôi thông tin chi tiết về các khóa học Tiếng Anh 3 tháng bắt đầu vào tháng 2 năm 20…, kể cả |short-term English course in Australia to get an IELTS certificate is very necessary for preparing for this plan”.| |học phí và thời gian biểu chi tiết. Các ngài có thể thu xếp cho tôi 1 chỗ ở trong Kí túc xá hoặc| | |ở cùng với 1 gia đình người...

Words: 25539 - Pages: 103

Free Essay

Marketing

...ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MARKETING CĂN BẢN Biên soạn: THS. NGUYỄN VĂN THI 1 2006 2 BÀI MỞ ĐẦU Giới thiệu khái quát môn học Marketing là một ngành học còn mới mẻ nhưng phát triển rất nhanh với nhiều thay đổi về quan điểm, hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu đã hình thành nhiều trường phái khác nhau. Chính vì vậy, việc học tốt môn Marketing Căn Bản là nền tản hết sức cần thiết để nghiên cứu sâu hơn. Trong chương trình đào tạo, Marketing Căn Bản là môn học mở đầu cho một loạt những môn có liên quan mà các bạn sẽ học trong các học kỳ sắp tới. Đó là các môn: hành vi khách hàng, nghiên cứu marketing, quản trị marekting, quản trị bán hàng, quản trị thương hiệu, lập kế hoạch kinh doanh,… Marketing Căn Bản cho chúng ta nhìn thấy tổng quát về ngành học. Nó trình bày về sự ra đời và phát triển của marketing, chức năng, các thành phần của marketing, qui trình tiến hành marketing. Môn học sẽ đề cập và giải thích hầu hết các khái niệm và thuật ngữ trong ngành. Nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của nghiên cứu marketing và cách thức tiến hành nghiên cứu. Phương pháp phân tích marketing, phương pháp phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, hoạch định chiến lược và kế hoạch marketing cũng được trình bày. Trọng tâm của môn học sẽ tập trung vào 4P của phối hợp marketing: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Mục tiêu của môn học Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng: Hiểu ở mức độ phân biệt được và...

Words: 26008 - Pages: 105

Free Essay

Sơ LượC Về CáC Thế Hệ Shinkansen

...CHÚ Ý 1. Tôi không hề sở hữu bài viết này. Tất cả những gì tôi làm là tập hợp những bài viết của tác giả aikoku2027 lại và trình bày dưới dạng file văn bản. Vì vậy nếu ai có nhu cầu lấy thông tin từ bài viết thì yêu cầu trích nguồn đầy đủ. Link wordpress nơi tác giả dùng để đăng bài: http://aikoku2027.wordpress.com/ 2. Đôi nét về tác giả: “Tôi chỉ làm việc trong công ty liên quan tới phần mềm thôi, chứ không phải nhà báo. Công việc nhiều lúc bận rộn nên không thể tập trung viết. Chỉ là tình cờ tham gia vào trang Tinh Tế của VN và có trò chuyện một ít với mọi người, và nhận ra rằng có quá nhiều bạn dựa vào những thông tin sai lệch được dịch lại từ báo nước ngoài rồi tranh luận với nhau. Nên trang blog này chỉ viết những đề tài mà ít khi được viết hay dịch lại cho người Việt tại VN đọc để có thêm 1 số thông tin hữu ích.” – Trích reply của tác giả trong http://aikoku2027.wordpress.com/2013/05/23/thong-bao-tam-ngung/ Minamoto Shizuka MỤC LỤC Phần 1 – Lịch sử tổng quát về Shinkansen 1. Sự ra đời của Shinkansen 2. Phương Tây vào cuộc chạy đua tốc độ 3. Shinkansen có thật sự an toàn không? Phần 2 – Những kỹ thuật quan trọng của đoạn đường ray cho Shinkansen 1. Đoạn đường ray phân nhánh chế tạo đặc biệt khó 2. Hệ thống chống sét tốt nhất thế giới Phần 3 – Các thế hệ Shinkansen của Nhật (được sản xuất từ 1964 đến hiện tại) 1. JR Tokai, JR miền Tây Nhật Bản và JR Kyushu 2. JR miền Đông Nhật Bản Phần 4 – N700 series NOZOMI và E5 series HAYABUSA 1. Đầu tàu 2. Bộ...

Words: 18426 - Pages: 74

Free Essay

Business in Singapore

...History of Singapore How Singapore Came to Develop Its High Tech Industry Other than location the only resource that could be a basis for the economic development and prosperity of Singapore is its labor force, more specifically the training of its labor force. Singapore could not hope to compete upon the basis of the cheapness of its labor; it had to create technical skills that are unavailable elsewhere in the Third World. The local industry was limited to trade and did not have the capability of creating export industry. Singapore, under the leadership of Lee Kuan Yew, sought to bring in foreign industry. But, with much of the Third World trying to do the same thing it was not an easy task. One of the first goals was to make potential employers aware of the relative incorruptibility of the Singaporean bureaucracy. In much of the world laws are arbitrary and subject to change by the government. Corporations do not want to risk investing millions of dollars in facilities in an area where various elements of the government can take part or all of it at any time. The laws in Singapore might not be exactly to the liking of foreign companies but they would be fairly enforced. This proved to be a highly attractive feature of Singapore. The tax system was also attractive to foreign companies, often giving lower tax rates for foreign investment than for local residents. One of the keys to Singaporean development was the upgrading of infrastructure, streets, roads, an airport...

Words: 16688 - Pages: 67

Free Essay

International Economic

...nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu nhất định, trước hết phải kể đến lĩnh vực nông nghiệp với thành tựu lớn nhất về phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, hiện nay Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng nói chung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn. Đối với Việt Nam xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không những thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đặc biệt là người nông dân. Ngoài ra, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập cần giải quyết. Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới. Để có thể biết rõ hơn về điều này, em đã chọn đề tài “XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” cho đề án môn học Kinh tế quốc tế. Đề án của em có 3 phần chính như sau: * Chương 1: Tổng quan chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam và vị trí, vai trò của mặt hàng gạo. * Chương 2: Hiện trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam * Chương 3: Cơ hội...

Words: 20222 - Pages: 81

Free Essay

Cuaga

...Tác giả : Quarker Biên tập : Protégé Bí Kíp Cưa Đổ Một Cô Gái Anh em mày râu thông thường chia làm 2 loại chính: GÀ và CAO THỦ . Cao thủ thì ko cần nói nhiều rồi, GÀ chính là đối tượng đa số trong anh em mày râu . Còn các chị em xinh đẹp, thông thường gồm 3 loại: CÁO, SÓI và số còn lại. CÁO là các chị em bình thường, đáng để cho anh em GÀ chinh phục, SÓI thì khiếp lắm, cao tay trên SÓI hẳn một cái đầu và một kinh nghiệm tình trường, số còn lại thì ít gây chú ý của GÀ. Cần nhớ rằng, CÁO và SÓI thích "ăn thịt" GÀ lúc nào là chết lúc bấy giờ, chứ GÀ làm sao mà ăn thịt CÁO được . MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP : Sai lầm thường gặp nhất, mà cũng là trầm trọng nhất, của gà trong quá trình đi cưa là sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả. Do bị sự đầu độc của xã hội, nhất là thông qua phim ảnh và sách vở, nên thường là gà không nhận ra được nguyên nhân sâu xa của sự thất bại của mình và liên tục lặp lại các sai lầm chứ không rút ra được bài học nào cả. Một lý do nữa khiến gà hay phạm sai lầm là vì sự tiếp thu thiếu phê phán chọn lọc các kinh nghiệm của các cao thủ. Nói thẳng ra là gà thường không học được gì từ các cao thủ cả, mặc dù có những chú gà đi theo cao thủ hàng năm trời, thân trải qua hàng trăm trận chiến ác liệt, nhưng vẫn không nắm được cốt yếu của vấn đề. Mặc dù nhiều cao thủ sẵn sàng chia sẻ các hiểu biết với gà, nhưng điều không may là phần lớn các cao thủ cũng không thực sự hiểu rõ phương pháp của mình mà chỉ thành công do năng khiếu nên các bài học gây nhiễu nhiều...

Words: 8158 - Pages: 33