Free Essay

Lien Minh Chau Au

In:

Submitted By jbfever123
Words 2063
Pages 9
Liên minh châu Âu ( EU)
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni. Trụ sở: | Brussels (Bỉ) | Số ngôn ngữ chính thức: | 23 | Ngày châu Âu; | Ngày 9 tháng 5 | Diện tích: | 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km2 và nhỏ nhất là Malta với 300 km2); | Dân số: | Khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% toàn thế giới(thành viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu, ít nhất là Malta với 0,4 triệu). | GDP (EU 27): | 17,57 nghìn tỷ USD | Thu nhập bình quân: | 32,900 USD/người/năm |
II. Cơ cấu tổ chức:
- EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.
1. Hội đồng châu Âu (European Council):
- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
2. Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council):
- Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.
- Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
3. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP):
Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009.Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.
4. Ủy ban châu Âu (European Commission - EC)
- Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.
- Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
III. Tình hình EU:
- EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.
- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.
- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.
- EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.
QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU
1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.
1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC.
1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.
1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU.
2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.
2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội.
2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU
2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA).
2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU
2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.
Hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28-11-1990. Năm 1996, EU chính thức mở Phái đoàn Đại diện thường trực tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai bên đã đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu. EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA):
Quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh được mối quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ và xây dựng khuôn khổ pháp lý mới thay thế cho Hiệp định khung Việt Nam - EC năm 1995. Trên tinh thần đó, tháng 6/2008, Việt Nam và EU đã khởi động đàm phán Hiệp định PCA. Sau 9 vòng đàm phán (từ 6/2008 đến 10/2010), ngày 4/10/2010, Hiệp định PCA đã được ký tắt bên lề Hội nghị ASEM-8 tại Bỉ trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso. PCA giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU trong 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam –EU bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn. Hiện nay hai bên đang chuẩn bị để ký chính thức Hiệp định.
I. Chính trị:
1.1. Tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao:
Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ song phương, mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên, thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau, trong đó có nhiều chuyến thăm Cấp cao.
1.2. Cơ chế đối thoại, hợp tác: Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EC (UBHH) (theo Hiệp định khung 1995): Cơ cấu tổ chức UBHH bao gồm:
- Tổ công tác Việt Nam – EU về Thương mại và đầu tư.
- Tổ công tác Việt Nam – EU về Hợp tác phát triển.
- Tiểu ban Việt Nam – EC về xây dựng Thể chế, Cải cách Hành chính, Quản trị và Nhân quyền.
- Tiểu ban Việt Nam – EC về Khoa học và Công nghệ.
1.3 Hợp tác trong các diễn đàn đa phương và khu vực
Bên cạnh quan hệ song phương, Việt Nam và EU cũng hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – EU, ASEM và Liên hợp quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố...
II. Kinh tế:
EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam.
Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. Hiện EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 - 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 2010 (và khoảng 24,29 tỷ USD năm 2011). EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ EU chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải.
Về đầu tư: Tính đến hết năm 2010, EU có 1544 dự án với tổng vốn đăng ký là 31,32 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD. Các dự án của EU được triển khai trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam và EU có thế mạnh như công nghiệp, chế biến, khách sạn, nhà hàng, du lịch và tài chính ngân hàng, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới hơn 50% số dự án và khoảng 59% tổng vốn đầu tư.
Hợp tác phát triển (ODA): Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).
Hợp tác chuyên ngành, EC và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như: hỗ trợ thế chế, khoa học công nghệ, giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du lịch ...

Similar Documents

Free Essay

Exporting Rice to Europe

...NGHIEP De tith RAD CAN MIXING MAI CU-A LIEN MINH CHAU AU DOI Vat HANG THUY SAN NH .AP KHAU Tif VICT NAM. NHITNG VAN DE HAT` RA VA Gal PHAP Sinh Wen thrc hien Lop Khan : Ta Thi Huang Giang Anh 3 : 46 Gilt) vies: hating din : GS.TS.NGND Nguyen Thi Mor Hi MN, thing 5 nam 2011 MUC LUC LEI MO DAU 1 CHOING 1. NHUNG VAN DE CHUNG VE RAO CAN THVONG MAI TRONG THVONG MAI QUOC TE VA NHU'NG TAC BONG CUA RAO CAN THVONG MAI DEN VIEC XUAT KHAU HANG HOA 1.1. Tong quan ye rao can thtromg mai trong thulyng mai qu6c to 1.1.1. Khai niem ye rao can thuang mai trong thucmg mai qu6c to 1.1.2. Muc dich ban hanh rao can thuang mai trong thuang mai quo'c to 1.1.3. Phan loci rao can thuang mai trong thuang mai qu6c t6 4 4 4 6 11 20 20 22 1.2. Nhiing tic &Ong ctia rao can thtrang mai den hoat Ong xuAt khiu hang hOa cua doanh nghiep xuAt kh'iu 1.2.1. Nhiing tac dOng tich cgc cna rap can thuang mai 1.2.2. Nhung tac dOng tieu cgc cua rao can thuang mai CHVONG 2. CAC RAO CAN THIXONG MAI CUA LIEN MINH CHAU AU DOI V6I HANG TWA SAN NHAP KHAU Tip VIET NAM VA CAC VAN DE HAT RA 2.1. Gioi thieu tong quan ye Lien minh Chau Au 2.1.1. NTe dat nuac, con nguari, dia ly 2.1.2. Ve kinh to - thuang mai 2.1.3. Ve nhu cau cna EU d6i voi nhap khau hang thuy san 28 28 28 32 37 2.2. Cac rao can thtrang mai ciia Lien minh Chau Au d61 vol hang thily san nh4p khAtt 2.2.1. Muc dich ban hanh rao can cila Lien minh Chau Au 42 42 2.2.2. Cac quy dinh ye rao can...

Words: 27789 - Pages: 112

Free Essay

Thithi

...thương mại và đầu tư giữa các quốc gia trong một nhóm thương mại có thể sẽ được tiếp nối bằng việc gia tăng sự cạnh tranh về giá. Câu hỏi thảo luận va tư duy: 1. NAFTA đã tạo ra những lợi ích mạng lưới đáng kể cho các nền kinh tế của các nước Canada, Mexico và Hoa Kỳ. Thảo luận. 2. Những tranh luận về kinh tế và chính trị đối với sự hội nhập kinh tế khu vực là gì? Từ những tranh luận này, tại sao chúng ta không xem xét thêm nhiều ví dụ đáng kể nữa của sự hội nhập đối với nền kinh tế thế giới? 3. Ảnh hưởng nào là sự hình thành một thị trường và một đồng tiền duy nhất trong EU gần như tạo ra sự cạnh tranh trong EU? Tại sao? 4. Bạn có nghĩ rằng thật chính xác khi Ủy ban châu Âu hạn chế các sự sáp nhập giữa các công ty Mỹ kinh doanh ở châu Âu không?(ví dụ, Ủy ban châu Âu bác bỏ đề xuất sáp nhập giữa WorldCom và Sprint, cả hai công ty Mỹ, và nó cẩn thận xem xét việc sáp nhập giữa AOL và Time Warner, một lần nữa cả hai công ty Mỹ). 5. Một công ty Mỹ hiện đang chỉ xuất khẩu đển các nước ASEAN nên ứng phó thế nào với việc hình thành một thị trường duy nhất trong nhóm khu vực này? 6. Một công ty với các cơ sở sản xuất tự cung tự cấp ở một số nước ASEAN ứng phó thế nào với sự hình thành một thị trường duy nhất? Các hạn chế về khả năng ứng phó của nó theo cách thức giảm thiểu chi phí sản xuất là gì? 7. Sau một khởi đầu đầy hứa hẹn, MERCOSUR, hiệp định thương mại lớn của Mỹ Latin, đã chùn bước và ít tiến bộ kể từ năm 2000. Những vấn đề nào đang...

Words: 1933 - Pages: 8

Free Essay

Price

...Hy Lạp, Tây Ban Nha gồng mình trước sức ép nợ công Chính phủ Hy Lạp và ba nhà tài trợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa đạt được thỏa thuận về khoản cắt giảm thêm 11,6 tỷ euro trong ngân sách của Athens trong hai năm tới. Dự kiến, kế hoạch tiết kiệm cụ thể sẽ được thông báo vào cuối tuần. Khoản tiền kể trên tương đương với 5,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hy Lạp và đây là điều kiện then chốt để Hy Lạp tiếp tục nhận được viện trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế. Athens và các nhà tài trợ đạt được đồng thuận vào ngày 26/7, khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso hội kiến Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras. Câu hỏi đặt ra là với một tỷ lệ tăng trưởng âm trong năm quý liên tiếp, chính phủ nước này sẽ làm thế nào để thực hiện yêu cầu trên. Theo các nhà quan sát, có thể Hy Lạp sẽ một lần nữa cắt giảm lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội. Sau nhiều kế hoạch khắc khổ, liên tục được áp dụng từ năm 2010 đến nay, tiền lương và tiền hưu trí của người dân Hy Lạp bị giảm 30%. Báo chí Hy Lạp tiết lộ, chính quyền sẽ giảm từ 5 đến 10% lương hưu đối với những thành phần có thu nhập trên 1.000 euro/tháng. Trong khi đó, nỗi lo ngại về tình hình kinh tế châu Âu cũng tiếp tục là chủ đề chính trên các trang báo Pháp ra ngày 26/7. Nếu như hầu hết các báo đều có ít nhất một bài liên quan đến thông báo của Chính phủ Pháp trong việc cứu vớt ngành công nghiệp xe hơi của nước này, thì nhật báo Liberation lấy trường hợp...

Words: 2792 - Pages: 12

Free Essay

Nokia

...                    * Thành tựu - Chúng tôi đã đạt được các kết quả kinh doanh này vì các nhân viên Nokia quen thuộc với những mục tiêu riêng được xác định rõ ràng cũng như những mục tiêu của toàn công ty. Vị trí dẫn đầu ngành của chúng tôi bắt nguồn từ lòng cam đảm, tính sáng tạo và mong muốn học hỏi không ngừng của từng cá nhân.                     * Học hỏi không ngừng cho phép mọi người tại Nokia luôn tự mình phát triển và tìm ra những phương pháp nâng cao năng lực hoạt động của mình. Và những gì đúng với từng cá nhân thì cũng đúng với toàn bộ công ty. Chúng tôi nhận thức rõ những cạm bẫy của sự tự mãn và cam kết giữ cho tâm trí của mình cởi mở và học hỏi những tiến bộ mới – ở bất cứ nơi đâu.                   Thành công lâu dài của Nokia không bởi vì do sản phẩm của mình – bên cạnh đó, chiến lược marketing thực tiễn, đổi mới và mang tính tương tác cũng đóng vai trò quan trọng và Nokia tiếp tục trao đổi với người tiêu dùng của mình với một cách đầy xúc cảm – sử dụng hoạt động tài trợ để mang lại giá trị cho khách hàng, và tạo ra sự khát khao cho thương hiệu của mình. Mười bí quyết thành công của Nokia - Biết tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực chủ yếu - Quyết đoán, mạnh mẽ trong quản lý, điều hành - Hiện diện khắp nơi trên toàn cầu - Hài hoà tối ưu giữa kỹ thuật và hình thức - Phản ứng...

Words: 3045 - Pages: 13

Free Essay

Dfdfdf

...định cam kết của mình trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đáp lại, chúng ta cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp EU tiếp cận và thâm nhập thị trường Việt Nam. Những chương trình hộ trợ thương mại song phương như vậy đã góp phần thúc đẩy và gắn kết mối quan hệ thương mại giữa đôi bên và là một nền tảng quan trọng cho sự ra đời của Hiệp định thương mại tự do (FTA) EU-Việt Nam trong tương lai. A. Giải quyết vấn đề I. Giới thiệu một số chương trình hỗ trợ song phương giữa Việt Nam và EU 1. Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) Một vài thông tin về dự án : - Ngân sách: 16.5 triệu Euro, trong đó Liên minh châu Âu EU tài trợ 15 triệu Euro. - Cơ quan điều hành và thực hiện Dự án: Bộ Công Thương. - Thời gian thực hiện Dự án: từ ngày 20 tháng 9 năm 2012 đến ngày 31 tháng 1 năm 2018. - Mục tiêu tổng thể của Dự án: hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và hợp tác tiểu vùng, tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, tối đa hóa lợi ích của quá trình phát triển kinh tế, bao gồm tăng trưởng kinh tế toàn diện và xóa đói giảm nghèo[1]. - Mục tiêu cụ thể của Dự án: hỗ trợ Bộ Công Thương tiến hành thuận lợi hóa thương mại quốc tế và đầu tư thông qua việc tăng cường năng lực hoạch định chính sách, tham gia vấn chính sách, đàm phán và thực thi các cam kết liên quan, đặc biệt là...

Words: 2023 - Pages: 9

Free Essay

Case Brazil

...Brazil, Thái Lan Bị đơn: Ủy Ban các Cộng Đồng Châu Âu ( Ủy Ban Châu Âu – EC ) Bên thứ 3 : Trung Quốc , Hoa Kỳ Ngày 11 tháng 10 năm 2002, Brazil đã yêu cầu tham vấn với Cộng đồng châu Âu liên quan đến Quy định số 1223/2002 của Hội đồng EC (“quy định số 1223/2002”), ngày 8 tháng 07 năm 2002, mô tả sản phẩm thịt gà rút xương cắt miếng đông lạnh theo nhóm sản phẩm kết hợp mã CN 0207.14.10. Theo Brazil, mô tả này có đưa muối – thành phần không có - vào sản phẩm, và trong lộ trình cắt giảm thuế của Cộng đồng Châu Âu theo GATT 1994, sản phẩm nhập khẩu này chịu mức thuế cao hơn mức thuế của sản phẩm thịt muối (mã CN 0210). - T THẤY KO ỔN !! − Các dữ kiện chính của vụ việc ? (Facts) − Vấn đề đặt ra cho cơ quan xét xử để giải quyết ? (Issues) − Cơ sở pháp lý để giải quyết ? (Law) − Kết luận của cơ quan giải quyết tranh chấp ? (Holdings) − Lập luận chính của cơ quan giải quyết tranh chấp để đưa đến kết luận ? (Reasoning ISSUES : - Brazil cho rằng hành động đó thể hiện sự đối xử thiếu thiện chí đối với thương mại của Brazil, không như lộ trình cắt giảm thuế của Cộng đồng Châu Âu, và vi phạm cam kết của Cộng đồng châu Âu theo các Điều II và XXVIII của GATT 1994. - Brazil khiếu nại rằng biện pháp này của Cộng đồng châu Âu làm tổn hại, theo định nghĩa của Điều XXIII:1, đến lợi nhuận Brazil có thể thu được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo quy định của GATT 1994. - Trong vụ kiện, Thái Lan cho rằng các nhà xuất khẩu thịt gà của mình vào EC chịu mức đối xử ít thuận lợi hơn mức đối...

Words: 855 - Pages: 4

Free Essay

Why Did Global Food Price Rises

...bởi tiêu thụ thực phẩm lớn ở các quốc gia phát triển nhanh chóng, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Tăng tiêu thụ thịt, đặc biệt, đã đẩy nhu cầu đối với các loại ngũ cốc; phải mất 8 kg ngũ cốc để sản xuất 1 kg thịt bò, vì vậy khi nhu cầu tăng thịt, tiêu thụ ngũ cốc của gia súc tăng lên. Nông dân bây giờ cho gia sức của họ ăn hơn 200-250 triệu tấn ngũ cốc, hơn là họ đã làm cách đây 20 năm, đẩy giá ngũ cốc tăng lên. Sau đó, có vấn đề trợ cấp nhiên liệu sinh học. Cả Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã áp dụng các chính sách để tăng sản lượng ethanol và diesel sinh học để làm chậm sự nóng lên toàn cầu (bao gồm cả sản phẩm được lập luận để sản xuất lượng khí thải CO2 ít hơn, mặc dù chính xác hiệu quả của họ có làm điều này đang tích cực thảo luận ). Năm 2000, khoảng 15 triệu tấn ngô của Mỹ đã được chuyển thành ethanol. Năm 2007 con số này đạt 85 triệu tấn. Để thúc đẩy sản xuất tăng, chính phủ đã đưa ra các khoản trợ cấp cho nông dân. Trong các khoản trợ cấp Hoa Kỳ sẽ vào khoảng $ 0,29 và $ 0,36 cho mỗi lít ethanol. Ở châu Âu, các khoản trợ cấp cao nhất là $ 1 một lít. Không có gì đáng ngạc nhiên, các...

Words: 1133 - Pages: 5

Free Essay

Loreal

...Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................. 2 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3 CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN L’ORÉAL ................................... 4 I/ Tập đoàn L’Oreal .......................................................................................... 5 II/ Giá trị thương hiệu........................................................................................ 6 III/ Chiến lược kinh doanh quốc tế của L’Oréal .................................................. 7 CHƢƠNG II: L’ORÉAL TẠI TRUNG QUỐC ................................................... 9 I/ Chiến lược xâm nhập thị trường Trung Quốc của L’Oréal ............................ 10 II/ Chiến lược marketing quốc tế của L’Oréal................................................... 11 1/ Chiến lược sản phẩm............................................................................... 12 2/ Chiến lược giá......................................................................................... 14 3/ Chiến lược phân phối .............................................................................. 15 4/ Chiến lược chiêu thị ................................................................................ 16 CHƢƠNG III: L’ORÉAL TẠI VƢƠNG QUỐC ANH .....................................

Words: 14098 - Pages: 57

Free Essay

Xa Em

...cung hàng hóa cũng cần tăng 1 lượng tương ứng để đảm bảo cân bằng cho thị trường. Mấu chốt của khủng hoảng tài chính thế giới sắp tới là do cung tiền tăng quá nhanh so với cung hàng hóa dẫn đến lạm phát và nợ xấu. 1/Với các nước châu Âu và Mỹ Khủng hoảng hiện tại ở Mỹ và châu Âu gây ra bởi tiêu dùng quá mức, nợ công, thâm hụt tăng vọt cho an sinh xã hội đầu , cơ chứng khoán và nhà đất. Năm 2011, tổng chi tiêu của chính phủ Mỹ chiếm 34% GDP, kéo theo thâm hụt ngân sách 9,5% còn tỉ lệ nợ công so với GDP toàn liên bang là 103% Tháng 12-2011, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 8,5% Năm ngoái, chính phủ Mỹ dành 24,3% tổng chi tiêu để phục vụ các chương trình về bảo vệ sức khỏe. Số tiền này chiếm khoảng 18% tổng thu nhập quốc nội và tăng nhanh gấp rưỡi tốc độ tăng của GDP. Thâm hụt ngân sách của Mỹ thực chất đã bắt đầu từ năm 2000. 8 năm sau đó, chính phủ nước này tăng chi tiêu tới 6,6%, trong khi nguồn thu ngân sách chỉ tăng có 2,8%. Đến khi Obama lên nhậm chức, từ 2008 đến 2012, chi tiêu công tăng 6,2% còn thu ngân sách giảm 0,5% - do hậu quả của suy thoái kinh tế. Cũng như Mỹ, người dân châu Âu cũng đang phải đối mặt với thực tế rằng những chính sách phúc lợi xã hội hậu hĩnh mà họ đang thụ hưởng sẽ đẩy đất nước vào tình trạng phá sản. Người dân châu Âu đã quen với việc mỗi năm được nghỉ phép trên dưới một tháng. Ở các nước như Thụy Điển, hoặc Đức, trợ cấp thất nghiệp bằng 75% lương, hoặc nghỉ ốm vẫn được trả lương ở mức tương đương. Tại 17 nước eurozone, 10,8% dân số trong tuổi...

Words: 2670 - Pages: 11

Free Essay

Chien Tranh Tien Te

...thiệu Phần 1: Gia tộc Rothschild – Cường quyền duy nhất ở châu Âu 1 3 Phần 2: Cuộc chiến trăm năm giữa ngân hàng Quốc tế và Tổng thống Hoa Kỳ 27 Phần 3: Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ: Ngân hàng Trung ương tư hữu Phần 4: Chiến tranh và suy thoái: Mùa bội thu của ngân hàng Quốc tế Phần 5: Chính sách mới của tiền tệ giá rẻ Phần 6: Câu lạc bộ Tinh anh thống trị Thế giới Phần 7: Cuộc chiến tranh cuối cùng của đồng tiền đích thực Phần 8: Chiến tranh tiền tệ - Không tuyên mà chiến Phần 9: Hiểm họa của đồng Đô-la Mỹ và tầm quan trọng của vàng Phần 10: Mưu chuyện lâu dài Phụ lục: Nói về Trung Quốc 59 89 117 143 173 199 237 271 293 LỜI GIỚI THIỆU gay từ nhỏ, chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết Tết đến. Lớn lên, bước vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền vì khái niệm tiền bạc nhiều khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in hình những con số lại có giá trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên như không khí hay nước vậy. Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ”, chúng ta mới chợt giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy...

Words: 161412 - Pages: 646

Free Essay

Chiến Lược

...TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------- 2014 8888882222222222 Nhận xét của giảng viên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm SVTH: NHÓM QTCL3_9 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ------------ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY BOEING GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm Nhóm thực hiện: BOEING (Nhóm Lớp QTCL3_9) Nguyễn Phú Hảo 37K02.2 Trần Huỳnh Uyển Nhi 37K02.2 Nguyễn Trọng Nhân 37K02.2 Trần Văn Hậu 37K02.2 Nguyễn Thị Thu Huyền 37K08 Thực hiện: NHÓM DELTA AIR LINES Nguyễn Phú Quốc 35K02.1 Ngô Thị Hạnh 35K02.1 Nguyễn Thị Kim Anh 35K02.2 Nguyễn Hoàng Tuấn 35K02.2 Đà Nẵng, tháng 2 năm 2014 MỤC LỤC PHẦN A. PHÂN TÍCH LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC, VIỄN CẢNH VÀ SỨ MỆNH 1 I. GIỚI THIỆU CÔNG TY BOEING 1 II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHIẾN LƯỢC 1 1. Lịch sử hình thành 1 2. Lịch sử chiến lược 2 3. Kết luận lịch sử 4 III. PHÂN TÍCH SỨ MỆNH, VIỄN CẢNH CÔNG TY BOEING 5 1. Viễn cảnh 5 1.1. Tư tưởng cốt lõi. 5 1.2. Hình dung tương lai 9 2. Sứ mệnh 11 2.1. Định nghĩa kinh doanh 11 2.2. Các giá trị 12 2.3. Cam kết với các bên hữu quan. 14 2.4. Mục tiêu 15 2.5. Trách...

Words: 35028 - Pages: 141

Free Essay

International Corporate Finance

...đầu tư Grupo Capo Milano vừa được yêu cầu chuẩn bị một bản đề xuất về phương thức mà Prada nên áp dụng để huy động vốn nhằm thực hiện kế hoạch mở rộng tại châu Á và trả một phần nợ dài hạn đáng kể sẽ đáo hạn trong một năm. Dù biết sẽ được yêu cầu thực hiện đề xuất này tại một thời điểm nào đó, ông vẫn kỳ vọng yêu cầu này đến sau một thời gian nữa. Bản đề xuất của ông phải được thuyết trình trước Hội đồng quản trị Prada trong đại hội cổ đông thường niên dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày tới – ngày 27/01. SỨ MỆNH Hội đồng quản trị yêu cầu Santini chuẩn bị một báo cáo, trong đó đề xuất và xếp hạng các giải pháp để gom hơn một tỷ euro trong vòng từ sáu đến 12 tháng tới. Với số nợ hơn một tỷ euro đáo hạn trong vòng 12 tháng (gần bằng một nửa số nợ trong sáu tháng sau đó), Prada cần phải có một kế hoạch tin cậy để có thể đáp ứng được những nghĩa vụ này. Bên cạnh số vốn để trả khoản nợ vốn có, Prada coi châu Á là khu vực cho hãng phát triển trong tương lai, và sự phát triển này cũng đòi hỏi vốn. Hiện tại, sức tăng trưởng của châu Á cao hơn các khu vực khác trên thế giới, và Prada muốn gia nhập và thu lợi ích từ thị trường này. Theo đó, công việc của Santini là đề xuất với hội đồng quản trị về phương thức bảo đảm một khoản vốn cần thiết để thanh toán cho các khoản vay đáo hạn và bắt đầu mở rộng sang các thị trường châu Á sớm nhất có thể. Một điều quan trọng mà hội đồng quản trị cần cân nhắc đó là sức ép từ bên ngoài. Các phương tiện truyền thông tin chắc rằng các cổ đông...

Words: 9107 - Pages: 37

Free Essay

Tình Nhớ

...Vasili Shukshin: “Không khí thân thuộc và ngôn ngữ mẹ đẻ chữa trị tâm hồn” | Ngày 25 tháng Bảy, 2009, tại các làng quê và thành phố Altai, Liên hoan nghệ thuật kỉ niệm ngày sinh lần thứ 80 của Vasili Shukshin đã long trọng khai mạc. Vasili Shukshin thường khâm phục lòng quả cảm và sức mạnh tinh thần của những người dân Nga, tổ tiên lâu đời của mình, những người châu Âu đã đến vùng Altai ở Tây Xibiri hồi thế kỉ XVII để khai phá và lập nghiệp. Ở khu vực này có tất cả mọi thứ: rừng taiga, núi đồi, đồng cỏ và những con sông chảy xiết. Nhưng điều chủ yếu ở đây có đất đai màu mỡ, cho nên Altai trước hết là miền đất của nông dân, nơi mà lề lối hay “nền nếp lâu đời của cuộc sống” như Shukshin nói, không hề bị thay đổi. Ngay tại đây, cho đến tận bây giờ vẫn có những người mà Shukshin coi là hiện thân của tính bất biến trong nhân cách Nga, tinh thần Nga, nhân sinh quan Nga. Chính bản thân Vasili Shukshin cũng là một người như vậy, thậm chí ngay cả khi ông đến Matxcơva, xa làng 3500 cây số, để học trường Đại học điện ảnh. Ông vẫn giữ nguyên bản tính như vậy, ngay cả khi ông ở lại thủ đô, trở thành diễn viên và đạo diễn điện ảnh, thành nhà văn nổi tiếng. n hồ” (1971). Giải thưởng Lênin (1976)....

Words: 257 - Pages: 2

Free Essay

Nhi Nho Nhan

...TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1 Mục tiêu môn học Giúp Sinh Viên: • Nắm được kiến thức cơ bản về các khía cạnh tài chính-tiền tệ quốc tế • Hiểu và phân tích được các chính sách kinh tế mà các Chính Phủ có thể áp dụng để tác động đến các dòng lưu chuyển tài chính quốc tế. • Đánh giá và phân tích các hoạt động kinh doanh đầu tư trên các thị trường tài chính và tác động đến các dòng lưu chuyển TCQT. Nguyen Thi Hong Vinh Nội dung chính • Cơ sở hạ tầng của các quan hệ tiền tệ tài chính quốc tế • Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến dòng lưu chuyển TCQT • Các lý thuyết về tỷ giá • Sự hình thành và phát triển của các thị trường tài chính quốc tế Nguyen Thi Hong Vinh Giáo trình và tài liệu tham khảo • N.V.Tiến, Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống kê, 2010 • Hồ Diệu, Nguyễn Văn Tiến (2001) Giáo trình Tài chính quốc tế. Học viện Ngân hàng. • N.V.Tiến, 2001, “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở”, tái bản lần I, NXB Thống kê • Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2005) Giáo trình Tài chính Quốc tế. Đại học Kinh tế TP.HCM. • Moosa, I.M., 1998, “International Finance: an analytical approach” The McGraw-Hill Companies, INC., Australia • Maurice D.Levi (1996) International Finance, Mc.Graw-Hill, Inc. • Keith Pilbeam(1998), International Finance, Macmillan, London Nguyen Thi Hong Vinh 2 Phương pháp đánh giá SV • Đánh giá theo quá trình: 30% (lên lớp đầy đủ, tham gia thuyết trình, kiểm tra…) • Bài thi cuối khóa: 70% Hình thức thi: trắc nghiệm, câu...

Words: 2594 - Pages: 11

Free Essay

Air Canada

...20 4. Biến đổi khí hậu toàn cầu 20 II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 21 1. Tác động của đổi mới công nghệ ( thuộc môi trường công nghệ) 22 2. Nhân tố bảo vệ những tác động của sự biến động chính trị 23 III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH 25 1. Phân tích tính hấp dẫn của ngành 25 1.1 Khái niệm về ngành vận tải hàng không 25 1.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh 26 1.3 Các nhóm chiến lược trong ngành 32 1.4 Chu kì ngành hàng không 33 2. Động thái của đối thủ cạnh tranh 35 3. Nhân tố then chốt thành công của ngành 35 4. Lực lượng dẫn dắt thay đổi trong ngành 37 D. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY 40 I. CHIẾN LƯỢC CÔNG TY 40 1. Lĩnh vực mà công ty đang hoạt động 40 2. Tại sao Air Canada phải đa dạng hóa (liên quan) 42 3. Các chiến lược mà công ty phát triển trong lĩnh vực vận tải hàng không 43 4. Các chiến lược mà công ty phát triển trong lĩnh vực cung cấp các tour du lịch trọn gói 45 II. CHIẾN LƯỢC TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU 46 1. Sự hiện diện toàn cầu 46 2. Lý do phát triển sự hiện diện toàn cầu...

Words: 20427 - Pages: 82