Free Essay

Thong Tu Ho Tro Lai Suat

In:

Submitted By petitecanne
Words 5363
Pages 22
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 02/2009/TT-NHNN Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2009

THÔNG TƯ
Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh

Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;

Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh (dưới đây gọi tắt là hỗ trợ lãi suất) như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất

1. Các tổ chức tín dụng cho vay vốn đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thực hiện việc hỗ trợ lãi suất, bao gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương (dưới đây gọi chung là ngân hàng thương mại).

2. Tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng được hỗ trợ lãi suất là khách hàng vay để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh ở trong nước theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001.

3. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009, bao gồm:

a) Các khoản cho vay mà khách hàng vay sử dụng để làm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất - kinh doanh được thống kê theo phân ngành kinh tế quy định tại Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

b) Các khoản cho vay mà khách hàng vay sử dụng để làm vốn lưu động cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh: Xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp theo quy định của pháp luật hiện hành; các lĩnh vực xã hội hoá theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.

4. Các khoản cho vay được thống kê thuộc ngành, lĩnh vực theo Phụ lục kèm theo Quyết định số 131/QĐ-TTg không thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất, bao gồm:

a) Các khoản cho vay trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam; các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng ngoại tệ.

b) Các khoản cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam được thống kê theo phân ngành kinh tế tại Phụ lục 7 Quyết định số 477/2004/QĐ- NHNN:

- Ngành công nghiệp khai thác mỏ;

- Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm bao gồm cả cho vay để đầu tư trực tiếp và gián tiếp ra nước ngoài, trả nợ nước ngoài, trả nợ tổ chức tín dụng khác, trả nợ các khoản nợ tại ngân hàng thương mại nơi cho vay;

- Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn;

- Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng; Đảng, đoàn thể; bảo đảm xã hội bắt buộc;

- Giáo dục và đào tạo;

- Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội;

- Hoạt động văn hoá, thể thao bao gồm cả kinh doanh vui chơi, giải trí;

- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng (bao gồm cả cho vay để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng);

- Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình;

- Hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế.

c) Các khoản cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ thanh toán nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng được thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 13684/NHNN-CSTT ngày 26 tháng 12 năm 2007 về việc gửi báo cáo tạm thời bằng văn bản. Các mặt hàng tiêu dùng bao gồm: Đá quý và kim loại quý; ô tô nguyên chiếc các loại từ 12 chỗ ngồi trở xuống; hàng tiêu dùng các loại theo quy định tại Quyết định số 07/2007/QĐ-BTM ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Danh mục hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu, Quyết định số 10/2008/QĐ-BCT ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ sung danh mục hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu và Quyết định số 27/2008/QĐ-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành Danh mục hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu.

d) Các khoản cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khoán quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán.

đ) Các khoản cho vay để mua, bán quyền sử dụng đất được thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 5659/NHNN-CSTT ngày 25 tháng 6 năm 2008 về báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng.

Điều 2. Nguyên tắc, thời hạn, mức lãi suất và phương thức hỗ trợ lãi suất

1. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại cho vay các nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất – kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.

2. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 08 tháng kể từ ngày giải ngân, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009; các khoản vay có thời hạn vay vượt quá năm 2009, thì chỉ được hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian vay của năm 2009; các khoản vay quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ và gia hạn nợ vay.

3. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009.

4. Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất là đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ ngay số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất trên cơ sở báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại.

Điều 3. Quy trình và trách nhiệm của khách hàng vay, ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất

1. Đối với khách hàng vay có khoản vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất

a) Khi phát sinh khoản vay lần đầu tại ngân hàng thương mại nơi cho vay trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009, khách hàng vay gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại đó theo mẫu 01 tại Phụ lục Thông tư này.

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Nếu sử dụng vốn vay không đúng mục đích theo đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì không được hỗ trợ lãi suất và phải hoàn trả cho ngân hàng thương mại số lãi tiền vay được hỗ trợ trước đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Yêu cầu ngân hàng thương mại nơi cho vay thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

d) Hạch toán khoản chi trả lãi tiền vay theo đúng số tiền lãi phải trả cho ngân hàng thương mại sau khi được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Đối với ngân hàng thương mại

a) Thực hiện việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này; đảm bảo công khai, rõ ràng số tiền hỗ trợ lãi suất với khách hàng vay; từ chối các yêu cầu hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất để ghi trong hợp đồng tín dụng các nội dung về hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật.

b) Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật; nếu vi phạm, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và ngân hàng thương mại bị xem xét trong việc xếp loại hàng năm, bổ sung tăng vốn điều lệ, cấp giấy phép mở mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

c) Áp dụng cơ chế và lãi suất cho vay thông thường đối với các nhu cầu vay vốn thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất phù hợp với quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan:

- Thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của pháp luật. Nếu phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì thu hồi số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trước đó; trường hợp không thu hồi được, thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý hoặc khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng vay.

- Xử lý nhu cầu vay vốn của khách hàng vay theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 15 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và văn bản hướng dẫn số 10307/NHNN-CSTT ngày 21 tháng 11 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc báo cáo tình hình quan hệ tín dụng ngân hàng.

d) Thực hiện việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009. Đối với hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày 01 tháng 02 năm 2009 trong đó có thoả thuận việc giải ngân nhiều lần thông qua các khế ước, giấy nhận nợ từng lần, thì các khoản cho vay được giải ngân theo khế ước, giấy nhận nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009 được hỗ trợ lãi suất.

đ) Đến kỳ hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đến cuối ngày 31 tháng 12 năm 2009 chưa đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, thì các ngân hàng thương mại phải tính số lãi tiền vay phải trả của khách hàng và thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất. Khi giảm trừ số lãi tiền vay cho khách hàng theo quy định, thì ngân hàng thương mại lập giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất có xác nhận của khách hàng và ngân hàng thương mại nơi cho vay (ký tên, đóng dấu) để làm căn cứ chứng từ kiểm tra, giám sát.

e) Thực hiện việc tính và thu lãi tiền vay của khách hàng thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất theo phương pháp tính lãi quy định tại Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 5 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan:

- Hạch toán toàn bộ số lãi tiền vay vào thu nhập theo nguyên tắc cơ sở dồn tích và quy định của chế độ tài chính hiện hành; số lãi tiền vay hỗ trợ lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển được hạch toán vào tài khoản riêng (tài khoản “Các khoản phải thu” - Tiểu khoản: Phải thu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ lãi suất năm 2009).

- Có bảng kê (hoặc cơ sở dữ liệu) theo dõi chi tiết các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất (khách hàng vay, số tiền vay, thời hạn và lãi suất cho vay, số tiền hỗ trợ lãi suất...) để gửi cho khách hàng vay, phục vụ cho việc theo dõi, thống kê và kiểm toán nội bộ, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

g) Gửi giấy đăng ký kế hoạch và báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo các mẫu tại Phụ lục Thông tư này:

- Giấy đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất hàng quý, gửi chậm nhất là ngày 10 của tháng đầu quý; giấy đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất tháng 2 và 3 năm 2009 gửi chậm nhất là ngày 10 tháng 02 năm 2009.

- Báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất hàng tháng, gửi chậm nhất là ngày 10 của tháng liền kế với tháng báo cáo, đảm bảo chính xác và đúng thời hạn.

h) Theo dõi, thống kê kịp thời, chính xác các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất để phục vụ cho việc kiểm toán nội bộ, báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mở các tài khoản hoặc áp dụng hệ thống quản lý thích hợp để hạch toán, thống kê riêng các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất.

i) Lưu giữ hồ sơ các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 4. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Hàng tháng, chuyển tối đa 80% số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất theo báo cáo của ngân hàng thương mại. Việc chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất còn lại trong năm 2009 được thực hiện sau khi nhận được báo cáo quyết toán về hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan khác tiến hành việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy định của pháp luật về hỗ trợ lãi suất trong trường hợp cần thiết.

3. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất:

a) Vụ Chính sách tiền tệ: Phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý các vấn đề về cơ chế hỗ trợ lãi suất; nhận giấy đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất và các báo cáo về tình hình hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại; thông báo việc chuyển số tiền hỗ trợ lãi suất cho ngân hàng thương mại; hướng dẫn quyết toán số tiền hỗ trợ lãi suất; xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

b) Vụ Tài chính - Kế toán: Xử lý các vấn đề về hạch toán kế toán liên quan đến cơ chế hỗ trợ lãi suất (chứng từ gốc để hạch toán, chuyển số tiền hỗ trợ lãi suất…).

c) Sở Giao dịch: Thực hiện việc hạch toán, chuyển số tiền hỗ trợ lãi suất cho ngân hàng thương mại.

d) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước): Thực hiện việc thanh tra, giám sát và xử lý đối với ngân hàng thương mại và khách hàng vay có vi phạm quy định của pháp luật về hỗ trợ lãi suất.

đ) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và thanh tra theo thẩm quyền tình hình thực hiện quy định của pháp luật về hỗ trợ lãi suất và báo cáo, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý các vấn đề phát sinh.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Thành lập Tổ công tác để tổ chức thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg, thành viên của Tổ bao gồm đại diện của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, do một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Tổ trưởng.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại, khách hàng vay chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

THỐNG ĐỐC
Nơi nhận: Đã ký : Nguyễn Văn Giàu
- Như khoản 3 Điều 5;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ CSTT.

PHỤ LỤC
VỀ CÁC MẪU BIỂU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG VAY
VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02 /2009/TT-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

1. Mẫu 01: Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất tiền vay.

2. Mẫu 02: Giấy đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất.

3. Mẫu 03: Báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131/QĐ-TTg và Thông tư số 02/2009/TT-NHNN phân theo ngành, lĩnh vực kinh tế và đối tượng khách hàng vay vốn.

4. Mẫu 04: Báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131/QĐ-TTg và Thông tư số 02/2009/TT-NHNN phân theo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mẫu 01

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ LÃI SUẤT TIỀN VAY

Kính gửi: …………………………………………. (tên NHTM cho vay)

Tên khách hàng vay: ………………………………………………………………...
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………….. Fax:…………… Email: ……………………
Tên đại diện tổ chức (đối với khách hàng là tổ chức): ………………………………......
Chức vụ: ……………………………………………………………………………..

Căn cứ các quy định tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2009, chúng tôi đề nghị ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Chúng tôi cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về cho vay, hỗ trợ lãi suất và các cam kết trong hợp đồng tín dụng; sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất; hoàn trả ngay số tiền đã được hỗ trợ lãi suất, nếu sử dụng tiền vay không đúng mục đích của đối tượng hỗ trợ lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu vi phạm hợp đồng tín dụng.

……………, ngày …… tháng ……năm 2009 KHÁCH HÀNG VAY (ký tên và đóng dấu)

Hướng dẫn: - Khách hàng vay chỉ gửi Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất tiền vay 01 lần khi phát sinh khoản vay đầu tiên tại ngân hàng thương mại nơi cho vay trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009. - Khách hàng vay là tổ chức, thì đại diện tổ chức ký tên và đóng dấu; khách hàng vay là cá nhân và hộ gia đình, thì ký và ghi rõ họ tên.

TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT TIỀN VAY
QUÝ .......... NĂM 2009

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ) Ngân hàng: Đại diện pháp nhân: .............................. Chức vụ: .......................................... Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Tài khoản tiền gửi VND số: tại

Đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng vay quý ….. năm 2009 theo quy định tại Quyết định số 131/QĐ-TTg và Thông tư số 02 /2009/TT-NHNN như sau:

Đơn vị: tỷ đồng
|Ngành, lĩnh vực kinh tế |Dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi |Số tiền hỗ trợ lãi suất |
| |suất | |
|1. Tổng số | | |
|Trong đó: | | |
|- Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp | | |
|- Ngành thuỷ sản | | |
|- Ngành công nghiệp chế biến | | |
|- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước | | |
|- Ngành xây dựng | | |
|- Ngành thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và | | |
|gia đình | | |
|- Khách sạn nhà hàng | | |
|- Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc | | |
|- Hoạt động khoa học và công nghệ | | |
|- Các ngành, lĩnh vực khác | | |
|2. Tỷ lệ % dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất so với tổng dư nợ của NHTM | |

........., ngày.......tháng.......năm 2009

TỔNG GIÁM ĐỐC (ký và đóng dấu)

|TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI | | | |Mẫu 03 |
| | | | | | | |
|BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỖ TRỢ LÃI SUẤT TIỀN VAY |
|THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 131/QĐ-TTG VÀ THÔNG TƯ SỐ 02/2009/TT-NHNN |
|PHÂN THEO NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VAY |
|THÁNG ….. 2009 |
| | | | | |Đơn vị: tỷ đồng |
|Chỉ tiêu |Trong tháng báo cáo |Luỹ kế từ ngày 1/2/2009 đến cuối tháng |
| | |báo cáo |
| |Số lượng khách |Dư nợ cho vay |Số lãi tiền vay|Số lãi tiền vay đã hỗ|Số lượng khách hàng vay được|Số lãi tiền |
| |hàng vay được |được hỗ trợ lãi|phải trả tính |trợ lãi suất cho |hỗ trợ lãi suất |vay đã hỗ |
| |hỗ trợ lãi suất|suất |theo lãi suất |khách hàng vay | |trợ lãi suất|
| | | |trong hợp đồng | | |cho khách |
| | | |tín dụng | | |hàng vay |
|I. Tổng số các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất theo | | | | | | |
|ngành, lĩnh vực kinh tế | | | | | | |
| - Nông nghiệp và lâm nghiệp | | | | | | |
| - Thuỷ sản | | | | | | |
| - Công nghiệp chế biến | | | | | | |
| - Sản xuất và phân phối điện | | | | | | |
| - Xây dựng | | | | | | |
| - Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe | | | | | | |
|máy, đồ dùng cá nhân và gia đình | | | | | | |
| - Khách sạn và nhà hàng | | | | | | |
| - Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc | | | | | | |
| - Hoạt động khoa học và công nghệ | | | | | | |
| - Ngành, lĩnh vực khác | | | | | | |
|II. Tổng số các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất theo| | | | | | |
|đối tượng khách hàng vay | | | | | | |
| - Doanh nghiệp | | | | | | |
| - Hợp tác xã | | | | | | |
| - Tổ chức khác | | | | | | |
| - Hộ gia đình và cá nhân | | | | | | |
| | | | |...., ngày ……..tháng…….năm ……. | |
|Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán) |Trưởng phòng Kiểm toán nội bộ |Tổng giám đốc (Giám đốc) |
| | | | | | | |
|Hướng dẫn tổng hợp và gửi báo cáo: | | | | | | |
| - Báo cáo này ngân hàng thương mại gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chi nhánh ngân hàng thương mại gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực |
|thuộc Trung ương. |
| - Phân các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất theo ngành, lĩnh vực kinh tế quy định tại Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN và các văn bản hướng dẫn về chế độ báo cáo thống|
|kê tín dụng theo lĩnh vực (cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, kinh doanh bất động sản, nhập khẩu...). |
| - Số lượng khách hàng vay được hỗ trợ lãi suất là số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ lãi suất (không tính trùng theo số |
|lượt món vay). |
| - Dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất của tháng được tính bằng tổng tích số tính lãi trong tháng chia cho 30 ngày. |
| - Số lãi tiền vay phải trả tính theo lãi suất trong hợp đồng tín dụng được tính theo phương pháp tích số quy định tại Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN. |
| - Số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay được tổng hợp theo bảng kê theo dõi chi tiết các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất gửi cho khách hàng vay. |
| - Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (email: phongcstd@sbv.gov.vn; fax: 04-38246953/38240132) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành |
|phố. |
| - Thời hạn gửi báo cáo: Hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 tháng liền kề tháng báo cáo. | | | |
| - Đề nghị ghi rõ họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm trả lời các chi tiết báo cáo khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu. |
| - Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời bằng văn bản hoặc qua số điện thoại: 04-38246955; fax: 04-38246953. |

|TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI | | | | |Mẫu 04 |
| | | | | | | |
|BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỖ TRỢ LÃI SUẤT TIỀN VAY THEO |
|QUYẾT ĐỊNH SỐ 131/QĐ-TTG VÀ THÔNG TƯ SỐ 02/2009/TT-NHNN |
| PHÂN THEO 63 TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG |
|THÁNG ….. 2009 |
| | | | | |Đơn vị: tỷ đồng |
|Tên tỉnh, thành phố |Trong tháng báo cáo |Luỹ kế từ ngày 1/2/2009 đến cuối tháng báo|
| | |cáo |
| |Số lượng khách |Dư nợ cho vay được |Số lãi tiền vay phải |Số lãi tiền vay được|Số lượng khách hàng vay |Số lãi tiền vay |
| |hàng vay được hỗ |hỗ trợ lãi suất |trả tính theo lãi |hỗ trợ lãi suất |được hỗ trợ lãi suất |được hỗ trợ lãi |
| |trợ lãi suất | |suất trong hợp đồng | | |suất |
| | | |tín dụng | | | |
|Tổng số | | | | | | |
|Trong đó: | | | | | | |
| 1. Tỉnh An Giang | | | | | | |
| 2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | | | | | | |
| 3. Tỉnh Bắc Cạn | | | | | | |
|……….. | | | | | | |
|…………. | | | | | | |
|63. Tỉnh Yên Bái | | | | | | |
| | | | |………., ngày ……..tháng…….năm ……. | |
|Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán) |Trưởng phòng Kiểm toán nội bộ |Tổng giám đốc (Giám đốc) |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |
|Hướng dẫn tổng hợp và gửi báo cáo: | | | | | |
| - Phân các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất theo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (xếp theo thứ tự bảng chữ cái). |
| - Số lượng khách hàng vay được hỗ trợ lãi suất là số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ lãi suất (không tính trùng theo số |
|lượt món vay). |
| - Dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất của tháng được tính bằng tổng tích số tính lãi trong tháng chia cho 30 ngày. |
| - Số lãi tiền vay phải trả tính theo lãi suất trong hợp đồng tín dụng được tính theo phương pháp tích số quy định tại Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN. |
| - Số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay được tổng hợp theo bảng kê theo dõi chi tiết các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất gửi cho khách hàng vay. |
| - Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (email: phongcstd@sbv.gov.vn; fax: 04-38246953/38240132) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành |
|phố. |
| - Thời hạn gửi báo cáo: Hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 tháng liền kề tháng báo cáo. | | |
| - Đề nghị ghi rõ họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm trả lời các chi tiết báo cáo khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu. |
| - Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời bằng văn bản hoặc qua số điện thoại: 04-38246955; fax:04-38246953. |

-----------------------
Mẫu 02

Similar Documents

Free Essay

Ms. Truc

...hiệu quả và an toàn, không thể thiếu được các tổ chức tài chính trung gian trong đó phải kể đến đầu tiên vai trò của ngân hàng thương mại mà đại diện là các công ty chứng khoán thuộc sở hữu của ngân hàng đó. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu được lưu thông tấp nập trên thị trường, qua đó một lượng vốn nhàn rỗi được đưa vào đầu tư cho phát triển kinh tế từ những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng. Nói đến vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán có thể đến các khía cạnh sau: về hàng hoá, về tổ chức trung gian, về thông tin , về sự điều tiết cung cầu và về các đinh chế tài chính trên thị trường. Đó là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự phát triển của một thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Thông qua việc phân tích những ảnh hưởng và tác động của ngân hàng thương mại đến các yếu tố trên của thị trường chứng khoán sẽ cho ta thấy được hơn hết vai trò to lớn của ngân hàng thương mại đối với thị trường chứng khoán. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong việc tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoá Hàng hoá của thị trưòng nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng (chứng khoán) là yếu tố không thể thiếu cúạư tồn tại và phát triển của thị trường. Chứng khoán có thể định nghĩa như sau: Chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư ( tư bản đầu tư ), chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đợin hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong...

Words: 4134 - Pages: 17

Free Essay

Windy

...1. Bản chất, các chức năng của tiền tệ? 2. Bản chất, các chức năng của tài chính? 3. Phân tích vai trò của hệ thống tài chính với quá trình phát triển nền KT-XH? 4. Cấu trúc hệ thống tài chính trong nền KT? 5. Chức năng, vai trò của các tổ chức tài chính trung gian? 6. Các tổ chức tài chính trung gian chủ yếu trong nền KTTT. P/b NHTM với các tổ chức tài chính phi NH? 7. Trình bày vốn và nguồn vốn của các DN? 8. Các phương thức tạo vốn chủ yếu của DN? 9. Các loại lãi suất cơ bản. Phương pháp đo lường ls? 10. Các nhân tố chủ yếu tác động đến lãi suất? 11. Vai trò của NSNN với quá trình phát triển nền KT-XH? 12. Trình bày nguồn Thu của NSNN. Phân tích thực trạng nguồn thu từ Thuế của NSNN Việt Nam. Các biện pháp nhằm tăng Thu NSNN? 13. Bội chi(thiếu hụt, thâm hụt) NSNN, hoạt động NSNN ở VN? 14. Chức năng của thị trường tài chính, cấu trúc của TTTC? 15. Nội dung kinh tế các công cụ chủ yếu trên TTTC? 16. Nội dung các khoản mục trong bảng cân đối tài sản NHTM? 17. Các hoạt động chủ yếu của NHTM? Liên hệ VN 18. Nguyên tắc quản lí tiền vay của các NHTM? 19. Quá trình tạo tiền trong hệ thống NHTM? 20. Các hoạt động chủ yếu của NHTW? 21. Lượng tiền cung ứng? Các tác nhân tham gia cung ứng tiền? 22. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ? 23. Các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia? 24. Nguyên nhân lạm phát? Tác động của lạm phát đến KT-XH? 25. Biện pháp chủ yếu khắc phục lạm phát? 26....

Words: 10156 - Pages: 41

Free Essay

Finance

...xu hướng đô la hóa theo một số cách tiếp cận, đánh giá tác động của hiện tượng đô la hóa đối với việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm qua, đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách trong thời gian tới. 1. Đô la hóa tiền gửi có xu hướng giảm xuống trong khi mức độ đô la hóa tiền mặt biến động phụ thuộc vào rủi ro kinh tế vĩ mô Trước hết, cần phải thấy rằng đối với các nền kinh tế có mức độ tiền tệ hoá cao, các khu vực của nền kinh tế có xu hướng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng thì việc đánh giá mức độ đô la hoá của nền kinh tế nói chung cũng như từng khu vực nói riêng không mấy khó khăn (dựa vào tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán hoặc tổng tiền gửi; tỷ lệ giữa tín dụng ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán hay tổng tín dụng). Theo tiêu chí đánh giá của IMF, một nước có tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30% là nước có mức độ đô la hóa cao. Ở các nền kinh tế có mức độ tiền tệ hoá thấp, việc đánh giá mức độ đô la hoá càng trở nên khó khăn, bởi nhiều nền kinh tế vẫn còn hiện tượng sử dụng ngoại tệ tiền mặt cho các thanh toán thường ngày. Do vậy, bên cạnh việc đánh giá mức độ đô la hóa dưới dạng tiền gửi, tiền vay, cần đánh giá tình trạng đô...

Words: 4541 - Pages: 19

Free Essay

Mqh Giữa LãI SuấT VốN Vay, Tsln VốN đT VớI Quy Mô VốN đT

...SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9_LỚP KINH TẾ ĐẦU TƯ 48A: 1. LÊ THỊ QUYẾN. 2. VŨ THỊ HỒNG THẮM. 3. NGUYỄN THỊ THANH THỦY. 4. NGUYỄN THỊ THƯ. 5. LÊ HUYỀN TRANG. LỜI MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế bền vững là đích hướng tới của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay, dù các quốc gia đó theo những thể chế xã hội khác nhau. Nhưng để phát triển bền vững được, các quốc gia cần phải xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, một nền tảng kinh tế vững chắc. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua đầu tư phát triển vì đầu tư phát triển là phương thức trực tiếp làm gia tăng tài sản của nền kinh tế, tăng tiềm lực cho mỗi quốc gia. Việt Nam từ khi giành độc lập đến nay, luôn kiên định mục tiêu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phấn đấu từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng giảm bớt khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO sẽ có nhiều cơ hội mà nếu nắm bắt được sẽ đưa đất nước “cất cánh” rất nhanh. Muốn vậy cần phải có một tiềm lực kinh tế vững mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư đến phát triển kinh tế, Chính phủ luôn ưu tiên cho các hoạt động đầu tư phát triển. Nhưng để thực hiện được một dự án đầu tư thì không thể không kể đến yếu tố nguồn...

Words: 20601 - Pages: 83

Free Essay

Chứng Khoán Phái Sinh

...bản bản chất thị trường kỳ hạn, vừa là công cụ bảo hộ giá, vừa là công cụ đầu cơ, phù hợp với mọi đối tượng đầu tư. Cơ chế hoạt động của CBOT trở thành quy tắc, chuẩn mực chung cho tất cả các thị trường phái sinh trên thế giới, kể cả các thị trường đã ra đời trước đó hàng trăm năm. Những thành công của CBOT có sức lan tỏa rất nhanh.   Đến cuối năm 2010, thế giới có trên 70 sở giao dịch hàng hóa, giao dịch mua bán thông qua hai loại công cụ: hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Sản phẩm giao dịch phổ biến là nông phẩm, năng lượng, hóa chất, kim loại, bao gồm cả vàng, bạch kim, kim cương, và các công cụ đầu tư tài chính.  Thị trường chứng khoán Việt Nam, đã qua hơn một thập kỷ hoạt động, chứng khoán niêm yết vẫn đang đơn điệu, chỉ là cổ phiếu phổ thông và một ít chứng chỉ quỹ đầu tư. Trái phiếu, cơ bản chưa có giao dịch thứ cấp trên thị trường tập trung. Hàng triệu người đầu tư Việt Nam đang đầu tư “chay”, chưa có công cụ bảo hiểm. Đầu cơ chỉ một chiều (giá lên), chưa có công cụ đầu cơ khi thị trường  xuống giá.   Hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khu vực, Việt Nam đang rất cần có một thị trường chứng khoán phái sinh, một định chế tài chính bậc cao, để bảo hộ giá hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm đầu tư tài chính và là công cụ đầu cơ trong mọi khuynh hướng biến động của thị trường. Theo tôi, không nên tổ chức một sàn giao dịch chỉ đơn độc giao dịch các công cụ phái sinh về cổ phiếu; không nên đưa hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn vào giao dịch chung với cổ phiếu...

Words: 24562 - Pages: 99

Free Essay

Chien Tranh Tien Te

...CHIẾN TRANH TIỀN TỆ SONG HONGBIN Vũ Hồng Kỳ Vuhongky.273@gmail.com MỤC LỤC Lời giới thiệu Phần 1: Gia tộc Rothschild – Cường quyền duy nhất ở châu Âu 1 3 Phần 2: Cuộc chiến trăm năm giữa ngân hàng Quốc tế và Tổng thống Hoa Kỳ 27 Phần 3: Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ: Ngân hàng Trung ương tư hữu Phần 4: Chiến tranh và suy thoái: Mùa bội thu của ngân hàng Quốc tế Phần 5: Chính sách mới của tiền tệ giá rẻ Phần 6: Câu lạc bộ Tinh anh thống trị Thế giới Phần 7: Cuộc chiến tranh cuối cùng của đồng tiền đích thực Phần 8: Chiến tranh tiền tệ - Không tuyên mà chiến Phần 9: Hiểm họa của đồng Đô-la Mỹ và tầm quan trọng của vàng Phần 10: Mưu chuyện lâu dài Phụ lục: Nói về Trung Quốc 59 89 117 143 173 199 237 271 293 LỜI GIỚI THIỆU gay từ nhỏ, chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết Tết đến. Lớn lên, bước vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền vì khái niệm tiền bạc nhiều khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in hình những con số lại có giá trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên như không khí hay nước vậy. Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến...

Words: 161412 - Pages: 646

Free Essay

Do Ảnh Hưởng Của Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Tài Chính Và Suy Thoái Kinh Tế Toàn Cầu Từ Năm 2008 Đến Nay, Nền Kinh Tế Nước Ta Đã Chịu Tác Động Tiêu Cực Và Kinh Tế Vĩ Mô Có Nhiều Yếu Tố Không

......................................... 13 1.4 Phương thức cho vay: .......................................................................................................... 13 1.5 Mục đích cho vay: .................................................................................................................. 13 1.6 Tài sản đảm bảo: ................................................................................................................... 14 1.7 Mức cho vay: ............................................................................................................................ 14 1.8 Thời hạn cho vay: .................................................................................................................. 14 1.9 Lãi suất: ................................................................................................................................... 14 1.10 Thanh toán Phí bảo hiểm: ................................................................................................ 14 1.11 Phương thức trả nợ:............................................................................................................ 14 1.12 Giải ngân:...

Words: 38007 - Pages: 153

Free Essay

Price

...Hy Lạp, Tây Ban Nha gồng mình trước sức ép nợ công Chính phủ Hy Lạp và ba nhà tài trợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa đạt được thỏa thuận về khoản cắt giảm thêm 11,6 tỷ euro trong ngân sách của Athens trong hai năm tới. Dự kiến, kế hoạch tiết kiệm cụ thể sẽ được thông báo vào cuối tuần. Khoản tiền kể trên tương đương với 5,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hy Lạp và đây là điều kiện then chốt để Hy Lạp tiếp tục nhận được viện trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế. Athens và các nhà tài trợ đạt được đồng thuận vào ngày 26/7, khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso hội kiến Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras. Câu hỏi đặt ra là với một tỷ lệ tăng trưởng âm trong năm quý liên tiếp, chính phủ nước này sẽ làm thế nào để thực hiện yêu cầu trên. Theo các nhà quan sát, có thể Hy Lạp sẽ một lần nữa cắt giảm lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội. Sau nhiều kế hoạch khắc khổ, liên tục được áp dụng từ năm 2010 đến nay, tiền lương và tiền hưu trí của người dân Hy Lạp bị giảm 30%. Báo chí Hy Lạp tiết lộ, chính quyền sẽ giảm từ 5 đến 10% lương hưu đối với những thành phần có thu nhập trên 1.000 euro/tháng. Trong khi đó, nỗi lo ngại về tình hình kinh tế châu Âu cũng tiếp tục là chủ đề chính trên các trang báo Pháp ra ngày 26/7. Nếu như hầu hết các báo đều có ít nhất một bài liên quan đến thông báo của Chính phủ Pháp trong việc cứu vớt ngành công nghiệp xe hơi của nước này, thì nhật báo Liberation lấy trường hợp...

Words: 2792 - Pages: 12

Free Essay

Chuyên San 7 Đại Học Kinh Tế Luật

...KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TRƯ NG Đ I H C KINH T - LU T Sô 07 Tháng 9-2013 NGÂN HÀNG HỆ THỐNG www.uel.edu.vn/url/chuyensan . chuyensantcnh@uel.edu.vn . facebook/chuyensantcnh.uel o7 Ban c v n TS. NGUY N NG C HUY ThS. HOÀNG TH PHÚ ThS. TR N HÙNG SƠN ThS. NGUY N TH DI M HI N ThS. TÔ TH THANH TRÚC ThS. NGUY N ANH PHONG Cùng các Th y Cô Khoa Tài chính - Ngân hàng Ban biên t p PHAN TH THANH THU N (K10404B) - Trư ng ban PH M MINH NH T (K10403) - Phó ban LÊ TH DI M MÂN (K10404A) - Phó ban VŨ KHÁNH LINH (K11404T) - Phó ban PHAN VINH LINH GIANG (K11405T) - Phó ban NGUY N TH PHƯƠNG DUNG (K11404T) NGUY N NG C TH O HI N (K11404A) NGUY N TH DOAN (K11404T) - Trư ng b phân truy n thông Ban n i dung Trư ng Nhóm Ch ng khoán TR N TH THANH NHUNG (K10404B) Trư ng Nhóm Tài chính NGUY N TH QUỲNH LIÊN (K10404B) Trư ng Nhóm Ngân hàng NGUY N TH ÁI NHI (K10404T) Trư ng Nhóm Vĩ mô ĐÀO TH VĨNH NGUYÊN (K10405T) Cùng các thành viên khác Thi t k , trình bày Đ AN KHƯƠNG (K12404A) TRƯƠNG THUY T B O (K12404A) VŨ KHÁNH LINH (K11404T) 02 • 05 • 07 • 10 • HỆ THỐNG NGÂN HÀNG phát triển bền vững 02 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Phải chăng “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”? Sản phẩm tiền gửi – Vai trò trong giai đoạn hiện nay Đánh giá mức độ lành mạnh các Tổ chức tín dụng Việt Nam – Khung phân tích Camels có phải là sự lựa chọn hoàn hảo? Tỉ lệ an toàn vốn “CAR” – 1 từ, 3 chữ nhưng nhiều vấn đề 14 14 • 16 • 18 • 20 • bàn tròn sự kiện Phân tích kỹ thuật hai sàn...

Words: 54431 - Pages: 218

Free Essay

Organizational Behaviour

... TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HÀNH VI TỔ CHỨC Biên soạn: Th.S TẠ THỊ HỒNG HẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2 BÀI GIỚI THIỆU Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh. Các bạn thân mến, môn Hành vi tổ chức là một môn học dành cho tất cả mọi người đang và sẽ làm việc trong các tổ chức. Môn học không chỉ thú vị và hữu ích đối với những người làm công tác quản lý mà một nhân viên bình thường cũng cần tìm hiểu, nghiên cứu để giải thích cho các hành vi của mình trong tổ chức. Trong môn học này, chúng ta cũng có thể tìm thấy những câu trả lời cho các câu hỏi: nhu cầu động viên và thái độ của của người lao động diễn ra như thế nào? Giá trị đã định hình hành vi trong tổ chức ra sao? Làm thế nào để bố trí một công việc phù hợp với tính cách, khả năng để gia tăng mức độ hài lòng cho nhân viên và tăng hiệu quả của tổ chức? Chúng ta cũng sẽ giải thích được mối liên quan giữa hành vi cá nhân với nhóm và với tổ chức nơi họ đang làm việc? Tóm lại, hành vi tổ chức sẽ cho chúng ta biết được những yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi như năng suất, tỉ lệ vắng mặt, mức thuyên chuyển và sự hài lòng trong công việc. Đây là những hành vi mà nhà quản trị thật sự quan tâm và luôn suy nghĩ để tìm ra những phương cách tác động đến chúng nhằm đạt được những hành vi như mong đợi. Đối với nhân viên, thông qua môn học sẽ hiểu rõ bản thân mình hơn, hiểu rõ những kỳ vọng của nhà quản lý đối với mình hơn để có những điều chỉnh thích...

Words: 42517 - Pages: 171

Free Essay

News

...LỜI NÓI ĐẦU Được biết đến như một quốc gia có sự phát triển nhảy vọt những năm gần đây, song Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong phát triển chăn nuôi, do quy mô sản xuất nhỏ, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vốn đầu tư cho các giải pháp tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường.... Đối với các nước châu Á, chăn nuôi luôn được đánh giá là một ngành kinh tế nông nghiệp quan trọng. Bên cạnh những hộ làm nghề chăn nuôi, hàng triệu công việc liên quan đã xuất hiện song song với chuỗi giá trị của nó, từ dịch vụ và cung cấp các vật tư, thức ăn chăn nuôi đến tiêu thụ, chế biến và bán lẻ. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng của ngành hiện đạt từ 5 - 6%/năm. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn nên thời gian gần đây, nhiều hộ chăn nuôi đã “treo chuồng” khiến lượng thịt cung cấp ra thị trường giảm sút, giá cả tăng cao. Ngành chăn nuôi cần có định hướng như thế nào để phát triển bền vững trong thời gian tới? Thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính, ngày 16-1-2008, "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020" đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, để phát huy được cơ hội mới, ngành chăn nuôi rất cần những giải pháp mang tính đột phá nhằm hạn chế rủi ro và phát triển bền vững. MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TIỂU LUẬN……………………….. 1 LỜI NÓI ĐẦU…………………………….2 PHẦN 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG…………..3 1.1.THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI……….4 1.2.NHỮNG MẶT ĐƯỢC………………..6 1.3.NHỮNG TỒN TẠI…………………6 ...

Words: 14242 - Pages: 57

Free Essay

Tcdn

.................................... 164 CHƢƠNG 15 ................................................................. 177 CHƢƠNG 16 ................................................................. 192 CHƢƠNG 18 ................................................................. 215 CHƢƠNG 20 ................................................................. 224 CHƢƠNG 30 ................................................................. 243 CHƢƠNG 32 ................................................................. 248 TCDN4.NET Nơi chia sẻ tài liệu và kinh nghiệp cho sinh viên TCDN - UEH Biên Soạn : WWW.TCDN4.NET caotuanhiep@gmail.com BÀI TẬP CHƯƠNG 1 XIN CẢM ƠN CHÂN THÀNH SỰ CHIA SẺ CỦA CÁC ĐÀN ANH ĐI TRƢỚC K-32 CHƢƠNG 1 Câu 1: Điền từ vào chỗ trống “Các...

Words: 65083 - Pages: 261

Free Essay

Oganisational Behavior

... TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HÀNH VI TỔ CHỨC Biên soạn: Th.S TẠ THỊ HỒNG HẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2 BÀI GIỚI THIỆU Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh. Các bạn thân mến, môn Hành vi tổ chức là một môn học dành cho tất cả mọi người đang và sẽ làm việc trong các tổ chức. Môn học không chỉ thú vị và hữu ích đối với những người làm công tác quản lý mà một nhân viên bình thường cũng cần tìm hiểu, nghiên cứu để giải thích cho các hành vi của mình trong tổ chức. Trong môn học này, chúng ta cũng có thể tìm thấy những câu trả lời cho các câu hỏi: nhu cầu động viên và thái độ của của người lao động diễn ra như thế nào? Giá trị đã định hình hành vi trong tổ chức ra sao? Làm thế nào để bố trí một công việc phù hợp với tính cách, khả năng để gia tăng mức độ hài lòng cho nhân viên và tăng hiệu quả của tổ chức? Chúng ta cũng sẽ giải thích được mối liên quan giữa hành vi cá nhân với nhóm và với tổ chức nơi họ đang làm việc? Tóm lại, hành vi tổ chức sẽ cho chúng ta biết được những yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi như năng suất, tỉ lệ vắng mặt, mức thuyên chuyển và sự hài lòng trong công việc. Đây là những hành vi mà nhà quản trị thật sự quan tâm và luôn suy nghĩ để tìm ra những phương cách tác động đến chúng nhằm đạt được những hành vi như mong đợi. Đối với nhân viên, thông qua môn học sẽ hiểu rõ bản thân mình hơn, hiểu rõ những kỳ vọng của nhà quản lý đối với mình hơn để có những điều chỉnh thích...

Words: 42517 - Pages: 171

Free Essay

Market.Doc

...Bài học từ Nissan - Phần I Thứ 4, ngày 27/07/2011 21:15:00 [pic]Kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng cần thiết của bất kỳ nhà quản trị nào. Trong bài viết này và một số bài viết sau, TOPICA xin đưa ra cho các anh chị học viên một "case study" thú vị về Carlos Ghosn - tổng giám đốc (CEO) của Nissan và cách lãnh đạo tài tình đã giúp người đàn ông này vực dạy cả một tập đoàn lớn đang trong cơn khủng hoảng.     Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất ô tô Nissan trong năm 2002 "Tôi sẽ từ chức nếu không đạt được những cam kết này". Carlos Ghosn tuyên bố trong Kế hoạch phục hưng Nisssan tháng 10 năm 1999. "Chúng tôi đã đạt được những mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phục hưng Nissan trước một năm". Carlos Ghosn công bố báo cáo lợi nhuận trong 2 năm liên tiếp, ngày 21 tháng 3 năm 2002. "Đối thủ cạnh tranh của chúng ta là Nissan". Fujio Cho, chủ tịch tập đoàn Toyota tuyên bố trước một nhóm lãnh đạo mới vào tháng 5 năm 2002.   Vào tháng 5 năm 2002, Carlos Ghosn, chủ tịch kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn trách nhiệm hữu hạn sản xuất ô tô Nissan đã công bố kết quả tài chính sau một năm tính đến ngày 31 tháng 3. Lãi suất vận hành và lãi suất ròng đã tăng lên tương ứng 68% và 12,4% kể từ năm vừa qua và lợi nhuận vận hành đã tăng từ 4,75% lên 7,9%, vượt qua Toyota với 7,4%. Đây là năm thứ hai liên tiếp Nissan đạt được kết quả đáng ghi nhận này. Tính tổng thể, mặc dù vẫn còn đứng sau Honda và Toyota nhưng lợi nhuận vận hành của Nissan cũng xếp hạng...

Words: 8448 - Pages: 34

Free Essay

Marketing Nh

...Marketing Ngân hàng là gì? Marketing ngày nay coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa, nó có ý nghĩa quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing hiện đại bao gồm tất cả các hoạt động như : tính toán, suy nghĩ ý đồ từ trước khi sản xuất ra cho đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và cả dịch vụ sau bán hàng. Sự ra đời của Marketing hiện đại nhằm khắc phục những điều trên để quá trình tiêu thụ hàng hóa dễ dàng hơn và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trên cơ sở kế thừa thành tựu của Marketing cổ điển.. Nó đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Xét về bản chất, ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác trên thị trường, hoạt động ngân hàng cũng cần phải có vốn, có mua – bán, có lợi nhuận, … nhưng hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Do đó, “Marketing ngân hàng” là một tiến trình mà trong đó ngân hàng hướng mọi nỗ lực vào việc thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách chủ động, từ đó thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của ngân hàng. Marketing là một triết lý kinh doanh, lấy ý tưởng thỏa mãn nhu cầu và mong muốn khách hàng làm phương châm cho một nỗ lực kinh doanh. Marketing ngân hàng không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và duy nhất, mà cho rằng lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là thước đo trình độ marketing của mỗi ngân hàng. Marketing Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nào Khi nền kinh tế có nhiều thay đổi thì...

Words: 6956 - Pages: 28