Free Essay

Một Số Bài Của Bác Hồ Về Dân Chủ

In:

Submitted By thuhien
Words 18699
Pages 75
Một số bài của Bác Hồ về Dân Chủ, CNTB, XHCN, CNCS

Quốc Long
22-10-2010, 05:00
Đây là những bài viết sưu tầm của Bác Hồ từ các tờ báo cũ, các audio cũ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng, đúc kết và tổng hợp lại thành Hồ Chí Minh toàn tập gồm 9 tập dày cộm được xuất bản và tái bản nhiều lần. Bộ tài liệu quý báu này được đưa lên báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 2003.

Thời gian qua Vichoco hay chơi trò cắt xén, giấu đầu cắt đuôi, trích dẫn và xuyên tạc các câu nói của Bác Hồ nhưng lại giấu nhẹm đi thời điểm, bối cảnh lịch sử, chính trị, nguyên văn bài viết, bài nói của Bác, lợi dụng một số câu nói của Bác để trang trí và hậu thuẫn cho những quan điểm phản động của họ và để mọi người hiểu sai về Bác.

Cá nhân mình đã đọc hết Hồ Chí Minh toàn tập cách đây 3 năm, càng ngưỡng mộ và khâm phục tầm nhìn của Tư tưởng Hồ Chí Minh bao nhiêu thì càng khinh rẻ bọn phản động bấy nhiêu trước những trò bịp bợm gian xảo của chúng.

Mình xin được copy & paste đóng góp vào box tài liệu này góp phần giúp nhiều người hiểu rõ hơn về tư tưởng của Bác Hồ, biết để mà cảnh giác với những trò lừa đảo của bọn phản động, Vichoco.

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường VN hiện nay vì ko muốn sa đà vào chủ nghĩa sùng bái cá nhân nên ko cho học trò học thuộc nguyên văn các bài viết, bài nói của Bác Hồ, mà chỉ tổng kết lại những gì tinh hoa nhất, cô đọng nhất và tổng quát nhất để dạy. Việc này cũng vô hình trung làm cho những người, những bạn trẻ chưa đọc các tác phẩm của Bác vô tình sụp bẫy phản động khi chúng lợi dụng, xuyên tạc, cắt xén các câu nói của Bác để đả phá, chống đối và công kích chính thể Việt Nam hiện tại và để mọi người hiểu sai về tư tưởng của Người.

Nhiều người rất thần tượng Bác Hồ, hâm mộ sự tài giỏi, trí tuệ mẫn tiệp của Bác, nhưng lâu nay thắc mắc ko biết Bác nói gì, viết gì, Bác viết báo rất nhiều vậy văn phong của Bác như thế nào, bài này sẽ thỏa mãn sự hiếu kỳ của các bạn. :D

Các bạn có thể vào trang văn kiện của báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam để đọc hết 9 tập nhưng cách trình bày trong đó rất khó tìm và hơi rối mắt, mình paste vào đây cho tiện vậy. Mình paste vào đây những bài mà mình tìm được về đề tài Dân chủ, CNTB, CNXH, CNCS, vấn đề giai cấp, nói chung là những chủ đề nhạy cảm hay bị Vichoco lợi dụng.

Đây là sơ lược tổng quan các bút hiệu của Bác Hồ:

Tên gọi, bí danh, bút danh

Bài chi tiết: Bút hiệu của Hồ Chí Minh

Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên tự Nguyễn Tất Thành (阮必成), trong cuộc đời mình, ông còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc (阮愛國, từ 1919); Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Lý Thụy (李瑞, khi ở Quảng Châu, 1924-), Hồ Quang (1938-40), Vương (Wang) (1925-27, 1940), Tống Văn Sơ (1931-33), Trần (1940) (khi ở Trung Quốc); Chín (khi ở Xiêm La, 1928-30) và được gọi là Thầu (ông cụ) Chín; Lin (khi ở Liên Xô, 1934-38); Chen Vang (trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô năm 1923); ông cũng còn được gọi là Bác Hồ, Bok Hồ, Cụ Hồ. Khi ở Việt Bắc ông thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu,. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là "Bung Hồ" (Anh Cả Hồ).

Ông dùng 173 bút danh khi viết sách, báo:[141] Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N; P.C. Lin, P.C. Line (1938, Trung Quốc), Line (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948-50), A.G, X.Y.Z (1947-50), G., Lê Nhân, Lê, Lê Ba, Lê Nông, Lê Thanh Long, L.T., T.L. (1955-69), Trần Dân Tiên, T.Lan (1955-69), Tuyết Lan, Thanh Lan, Đin (1950-53), Tân Trào, Đ.X (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc năm 1953), C.B (trên báo Nhân Dân 1951-57), V.K., K.C., C.K., Trần Lực (1948-61), C.S, Chiến Sĩ, Chiến Đấu, La Lập, Nói Thật, Thu Giang, K.V., Trầm Lam, Luật sư TH. Lam, Nguyễn Kim, K.O, Việt Hồng..v.v.

Xem thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAt_hi%E1%BB%87u_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C3 %AD_Minh

Quốc Long
22-10-2010, 05:05
Những người làm công tổ chức lại, chống bóc lột của chủ nghĩa tư bản (16-3-1923)

Mặc dầu nền công nghiệp lớn và cơ khí lớn chưa được phát triển hoàn toàn ở Trung Quốc, những tập tục gia trưởng chưa mất hẳn, công nhân Trung Quốc bị hai tầng áp bức của tư bản nước ngoài và của bọn quân phiệt bản xứ, đã bắt đầu hoạt động mạnh. Có khoảng một triệu người lao động đã chịu ảnh hưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp) của sự tuyên truyền nghiệp đoàn và cách mạng.

Liên hiệp hải viên công hội Hồng Công có 30.000 hội viên. Họ đã phát động một cuộc đình công bốn tháng (từ tháng 12-1921 đến tháng 3-1922). Để tỏ tình đoàn kết, quần chúng ngoài công hội đã tuyên bố tổng đình công. Những người thợ giặt và những người phục vụ cũng hưởng ứng phong trào. Kết quả là công nhân được tǎng lương từ 20 đến 40%.

Liên hiệp hải viên công hội Thượng Hải có 15.000 hội viên. Một cuộc đình công ba tuần đã được tuyên bố tháng 7-1922. Kết quả là công nhân được tǎng lương 20%.

Công nghiệp bông sợi sử dụng 72.300 công nhân, phần lớn là phụ nữ và trẻ em dưới tám tuổi. Ngày làm việc 12 giờ. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra đòi cải thiện điều kiện làm việc.

93 xí nghiệp dệt tơ lớn sử dụng 130.000 phụ nữ và thiếu niên nữ từ 8 đến 14 tuổi. Họ làm việc 11 giờ mỗi ngày. Do hơi nóng của nước sôi thường xuyên toả ra và mùi khai của kén tằm, nên điều kiện làm việc của những nữ công nhân đó vô cùng khó khǎn. Tháng 6-1922, một nữ công nhân đã chết vì tai nạn lao động do chữa cháy kém. Một cuộc đình công tự phát bùng nổ để phản đối. Cuộc đình công đó được các xí nghiệp dệt ở Thượng Hải hưởng ứng. Kết quả là giờ làm việc hằng ngày giảm xuống hai giờ.

Một cuộc đình công của thợ dệt Nam Kinh đã ngǎn cản được độc quyền tơ sợi của thành phố sợi vào tay một tập đoàn kinh doanh Nhật.

Cuối nǎm 1921, những người làm thuê cho chủ xe kéo nước ngoài, bao gồm 3.000 người tham gia nghiệp đoàn, đã đình công. Vì việc giảm lương được thực hiện do sáng kiến của các chủ người Pháp (900 xe kéo), nên những người đình công đói rách đã tổ chức một đoàn "ǎn xin" tuần hành trong tô giới Pháp. Cảnh sát Pháp giải tán cuộc biểu tình và bắt giam những người lãnh đạo. Cần nhớ rằng: bọn chủ Pháp có toà án và nhà giam riêng để xét xử và giam giữ những người culi xe không thể trả nổi tiền thuế. Những người bị bắt giam bị đối xử tàn tệ và nhiều người đã chết.

Những nǎm gần đây, có khoảng 200 culi xe bị bọn chủ giết hại.

Trong số 20 tờ báo xuất bản ở Hán Khẩu, công nhân có hai tờ báo hằng ngày và một tờ báo hằng tuần. Mặc dầu bọn tư bản nước ngoài và tư bản bản xứ cố hết sức dập tắt hoặc ngǎn cản mọi phong trào giải phóng, nhưng những người công nhân Trung Quốc được sự giúp đỡ mạnh mẽ của những người trí thức tận tụy, đã tổ chức lại một cách nhanh chóng và hành động tốt đẹp.

NGUYỄN ÁI QUỐC

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT1670337074

-------------------------------------------------

Có tiền mua tiên cũng được (4-4-1952)

Tục ngữ có câu: "Có tiền mua tiên cũng được, không tiền chạy ngược chạy xuôi". ở thời đại mới, câu ấy không đúng nữa. Chứng cớ: nǎm 1947, Mỹ mời các nước đến nói: "Chúng tôi có tiền, mời các anh vay. Nhưng ai muốn vay, thì phải thế này ... thế này ...". Liên Xô và các nước dân chủ mới không thèm vay, vì biết rằng "thế này" là thế nào. Các nước tư bản vì tài chính kiệt quệ, vì "máu tham hễ thấy hơi đồng là mê", nên nhắm mắt mà vay. Vay xong, liền bị Mỹ "thế này"; tức là Mỹ nắm hết quyền chính trị, kinh tế, quân sự của các nước mắc nợ. Đó là kế hoạch Mácsan.

Thấy vậy nên vừa rồi Mễ Tây Cơ (1), Diến Điện và nǎm nước khác từ chối tiền Mỹ "giúp" . Bộ trưởng ngoại giao Nam Dương hấp tấp nhận Mỹ "giúp", liền bị Quốc hội Nam Dương bắt từ chức. Phản động Mỹ rất lo ngại. Các báo Mỹ nói: E rằng nhiều nước khác cũng sẽ từ chối như vậy, thì Mỹ dù có tiền cũng không mua được tiên, tức là ảnh hưởng Mỹ càng kém sút.

Không tiền không nhất định phải chạy ngược chạy xuôi. Chứng cớ: Liên Xô và các nước dân chủ mới, khi cách mạng mới thành công, chỉ có hai bàn tay trắng. Nhờ nhân dân thi đua sản xuất và tiết kiệm, tự lực cánh sinh, chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, nên dần dần dân giàu, nước mạnh. Việt Nam ta đang phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm, Chính phủ, Đoàn thể và nhân dân đồng tâm nhất trí, thì nhất định thành công.

Không tiền ta tạo ra tiền,

Kháng chiến thắng lợi là tiên trên đời.

Đ.X.

Báo Cứu quốc, số 2048, ngày 4-4-1952.

In bài

(1) Cách mạng Tháng Tám: Tháng 8-1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Thực hiện chủ trương Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Lệnh Tổng khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh, hưởng ứng Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước từ Nam đến Bắc nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Từ ngày 14-8 đến ngày 18-8, nhiều xã, huyện ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Mỹ Tho, Sa Đéc đã nổi dậy giành chính quyền. Ngày 18-8 các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lỵ.
Ngày 19-8 cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội. Đến ngày 28-8 Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.

Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình ở một nước thuộc địa nửa phong kiến do giai cấp công nhân lãnh đạo. Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối đoàn kết toàn dân, sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Đó là sự tài tình, sáng tạo của Đảng trong việc tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thành công của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam đã tạo thời cơ cho nhân dân Lào làm Cách mạng Tháng Tám ở Lào thắng lợi, nhân dân Campuchia có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển phong trào cách mạng. Đó cũng là thắng lợi của các lực lượng cách mạng, dân chủ và tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tr.7.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150359539

-------------------------------------------------------------------

Mỹ sợ hoà bình (21-6-1952)

Vì hoà bình thì bọn đại tư bản không bán được vũ khí, không có những món tiền lãi to. Không hoà bình thì chiến tranh. Các báo Mỹ (16-5-1952) tính thế này:

Mỹ có 350 vạn binh sĩ. 1 phần 7 phải đưa sang Triều Tiên. Độ 15 đến 20 người thì sẽ có 1 người bị thương. Độ 100 người thì sẽ có một người chết. Còn tiền bạc về binh bị thì mỗi nǎm Mỹ tốn độ 55 ngàn triệu đôla. 1 phần 5 số ấy là tiêu vào chiến tranh ở Triều Tiên, tức là 11 ngàn triệu. Trong 11 ngàn triệu ấy, bọn tư bản Mỹ lãi độ 1 phần 3, tức là 4 ngàn triệu.

Cứ theo con số trên mà tính, thì mỗi một tên binh sĩ Mỹ chết ở Triều Tiên, sẽ đưa lại cho bọn tư bản Mỹ hơn 10 vạn 2 nghìn đồng lãi.

Thế là bọn tư bản đã hy sinh xương máu và tính mạng thanh niên để làm giàu thêm cho chúng.

Sự thật là binh sĩ Mỹ chết và bị thương ở Triều Tiên nhiều gấp mấy số nói trên. Ví dụ: thông cáo của Bộ Tổng tư lệnh Triều Tiên nói rằng chỉ trong tháng 4 vừa rồi, quân đội Mỹ đã bị tiêu diệt 9.897 tên, 186 máy bay Mỹ bị bắn rơi và 300 chiếc bị thương.

Tuy khuôn khổ nhỏ hơn, thực dân Pháp ở Việt Nam cũng thua thiệt nặng nề. Cho nên ở Pháp và ở Mỹ phong trào chống chiến tranh ngày càng cao.

Và kháng chiến của Triều Tiên cũng như kháng chiến của Việt Nam nhất định thắng lợi, song phải trường kỳ và gian khổ.

Đ.X.

Báo Cứu quốc, số 2104, ngày 21-6-1952.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150358681

-------------------------------------------------------------------

Cần phải xem báo Đảng (22-6-1954)

Đảng ta mạnh vì Đảng ta tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, suốt từ trên xuống dưới. Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động thông suốt và thống nhất. Trong báo Đảng có những mục giải thích về:

Lý luận Mác - Lênin.

Tình hình thế giới và trong nước.

Đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và của Chính phủ.

Chương trình và kế hoạch của những công tác cấp thiết.

Đời sống và ý nguyện của nhân dân.

Những kinh nghiệm tốt và xấu của các ngành, các địa phương.

Cách học tập, công tác, tự phê bình và phê bình, v.v..

Tờ báo Đảng là như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và nǎng suất công tác của chúng ta.

Nếu cứ cắm đầu làm việc, mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng, thì khác nào nhắm mắt đi đêm; nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc.

Vì vậy, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể đảng viên và cốt cán, cần phải xem báo Đảng.

Có những đồng chí mượn cớ quá bận việc, hoặc cớ này cớ khác mà không chú ý xem báo Đảng. Đó là che giấu bệnh lười, đó là một khuyết điểm to, cần phải sửa chữa ngay. Vô luận công việc bận đến thế nào, nếu khéo sắp xếp thì nhất định có thời giờ xem báo. Hồ Chủ tịch và nhiều đồng chí Trung ương cũng bận việc không kém các cán bộ khác... nhưng ngày nào cũng xem được sách và nhiều thứ báo. Đó là một điều chúng ta phải học tập.

Hai vấn đề nữa: 1) Số báo ta có hạn mà người cần xem báo thì nhiều; 2) Nhiều người không sẵn tiền mua báo. Để giải quyết hai khó khǎn ấy, các chi bộ, cơ quan, đơn vị, nhà máy, v.v. nên tổ chức góp nhau mua báo, cùng nhau đọc báo. Khi xem báo thấy những vấn đề quan trọng, thì nên cùng nhau thảo luận. Gặp vấn đề gì khó hiểu, thì nên viết thư hỏi nhà báo.

C.B.

Báo Nhân dân, số 197, từ ngày 22 đến 24-6-1954.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150335413

Quốc Long
22-10-2010, 05:14
Bác phát biểu trước Quốc Hội: geJD2Ylx0GY Bác phát biểu trước đại lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng:
QZSdmps7ARo

Bác phát biểu tại lễ thi đua anh hùng 1
62IZBL7mTxY

Bác phát biểu tại lễ thi đua anh hùng 2
-LdZORoIflU

Quốc Long
22-10-2010, 05:48
Loạt bài của Bác về các vấn đề dân chủ, giai cấp, CNXH, CNTB, cộng sản:

1. Giai cấp là gì ?

Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng cho dân tộc ta khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Mọi người đều được bình đẳng, tự do. Để làm cho đại đa số nhân dân, tức là công nhân và nông dân, được sung sướng hơn, chúng ta phải ra sức kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn và thực hiện dân chủ mới.

Tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển. Song những người lao động thì suốt đời nghèo khó, mà có một số người không lao động thì lại "ngồi mát ǎn bát vàng". Vì đâu có nỗi chẳng công bằng này? Vì một số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã hội.

Tư liệu sản xuất tức là ruộng đất, hầm mỏ, công cụ và nguyên liệu. Họ có tư liệu sản xuất nhưng họ không làm lụng, họ bắt buộc người khác làm cho họ hưởng. Do đó mà có giai cấp.

Những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà hưởng, là giai cấp bóc lột. Những người lao động mà không được hưởng là giai cấp bị bóc lột.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT150341128

---------------------------------------------------------

3. Chủ nghĩa tư bản là gì ?

Chủ nghĩa tư bản là chế độ một bọn ít người bóc lột và thống trị đại đa số nhân dân. Song bọn ấy là bọn tư bản, chứ không phải là bọn phong kiến.

Cách đây vài trǎm nǎm, các nước phương Tây bắt đầu có máy móc, có công nghệ và có chế độ tư bản.

Dưới chế độ ấy, bọn tư bản chiếm các tư liệu sản xuất (như nhà máy, nguyên liệu...) làm của riêng. Nhưng tự họ không lao động, mà thuê công nhân sản xuất để bóc lột công nhân.

Công nhân phải bán sức lao động mới có ǎn. Ngoài sức lao động, họ không có máy móc và nguyên liệu gì cả. Cho nên công nhân là giai cấp vô sản.

Công nhân sản xuất các thứ của cải, song của cải ấy đều thành của cải của nhà tư bản. Bọn tư bản chỉ trả cho công nhân một số tiền công rất ít. Nhà tư bản thuê công nhân mục đích là cốt kiếm lãi. Công nhân vì không có tư liệu sản xuất, mà phải chịu bọn tư bản bóc lột. Vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là:

1- Máy móc là chủ chốt của tư liệu sản xuất. Dùng máy móc phải tập trung đông người. Do đó, để sản xuất, thì sức lao động hoá ra tập thể.

2- Nhà tư bản chiếm hết mọi tư liệu sản xuất, họ dùng chế độ tiền công để bóc lột công nhân.

Về mặt sản xuất, so với chế độ phong kiến thì chế độ tư bản là một tiến bộ to. Phong kiến, chỉ nhờ sức người và sức súc vật mà sản xuất. Tư bản thì dùng máy móc mà sản xuất. Dùng máy móc tái sản xuất gấp 10, gấp 100, mà người ta lại ít khó nhọc hơn.

Tư bản sản xuất rất nhiều, song không phải để cho mọi người được hưởng. Vì các tư liệu sản xuất đã bị nhà tư bản chiếm làm của riêng. Đó là một tình trạng rất không hợp lý. Tình trạng đó sinh ra nhiều khó khǎn mà nhà tư bản không thể giải quyết: nhà tư bản sản xuất là cốt để bán. Thí dụ, họ sản xuất hàng vạn đôi giầy, không phải để họ dùng, mà để bán. Trong xã hội tư bản, đại đa số nhân dân đã thành nghèo khó, thì bán cho ai ? Vì vậy, mà thường có khủng hoảng kinh tế, vì sản xuất quá nhiều.

Lao động đã tập thể, thì các tư liệu sản xuất và những thứ sản xuất ra, phải là của chung mới đúng.

Nhà tư bản chẳng những bóc lột công nhân trong nước họ, mà còn xâm lược và bóc lột các nước khác. Do đó, chủ nghĩa tư bản trở nên chủ nghĩa đế quốc.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT150341063

---------------------------------------------------------

4. Chủ nghĩa đế quốc là gì ?

Muốn phát triển công nghệ, nhà tư bản cần có rất nhiều tiền vốn. Phần lớn tiền vốn ấy là do họ bóc lột, cướp giật các nước lạc hậu. Họ không bán hết hàng hoá ở trong nước họ, họ áp bức các nước lạc hậu mua của họ. Họ thiếu nguyên liệu, thì họ lấy nguyên liệu của nước lạc hậu. Muốn có nhân công rất rẻ, họ áp bức nhân dân các nước lạc hậu làm công cho họ. Vì vậy, họ dùng vũ lực để chiếm các nước lạc hậu làm thuộc địa.

Các nhà tư bản tranh giành nhau. Cá lớn nuốt cá bé. Kết quả là các công nghệ tập trung vào trong tay một số nhà tư bản to: Bọn này liên kết với nhau, bao biện tất cả các công nghệ. Thế là Tư bản độc quyền.

Bọn này đã nắm quyền kinh tế, họ cũng nắm cả quyền chính trị, cho nên chính phủ các nước tư bản đều là tay sai của bọn tư bản độc quyền. Thế là nước đế quốc chủ nghĩa.

Tư bản độc quyền ra sức tranh nhau nguyên liệu, tranh nhau thị trường, tranh nhau thuộc địa. Do đó, các nước đế quốc chủ nghĩa xung đột lẫn nhau, rồi sinh ra chiến tranh.

Bị bóc lột quá tệ, giai cấp vô sản ở các nước tư bản và các dân tộc bị áp bức nổi lên đấu tranh, nổi lên cách mệnh. Cuối cùng là chủ nghĩa đế quốc bị đánh tan.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT150341030

----------------------------------------------------

12. Vì sao công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng?

Tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, là công nhân. Bất kỳ họ lao động trong công nghệ hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc về giai cấp công nhân.

Chủ chốt của giai cấp ấy, là những công nhân ở các xí nghiệp như: nhà máy, hầm mỏ, xe lửa, vân vân... Những công nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông, vân vân..., cũng thuộc về giai cấp công nhân. Nhưng chỉ công nhân công nghệ là hoàn toàn đại biểu cho cái đặc tính của giai cấp công nhân.

Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo.

Có người nói: Giai cấp công nhân Việt Nam số người còn ít, không lãnh đạo được cách mạng.

Nói vậy không đúng. Lãnh đạo được hay là không, là do đặc tính cách mạng, chứ không phải do số người nhiều ít của giai cấp. Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin là Đảng Lao động Việt Nam. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến. Lại có những phần tử trí thức tham gia cách mạng và vô sản hoá. Thành thử đội ngũ chính trị của giai cấp công nhân ngày càng phát triển. Mai sau, công nghệ của ta ngày càng phát triển, thì số công nhân ngày càng tǎng thêm.

Tuy hiện nay ở nước ta giai cấp công nhân còn nhỏ, song ở thế giới thì giai cấp công nhân rất to lớn. Cho nên quyền lãnh đạo cách mạng chỉ do giai cấp công nhân nắm.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150340834

------------------------------------------------------

18. Nhân dân dân chủ chuyên chính

Trước kia Việt Nam ta vẫn có Nhà nước và chính phủ. Song đó là công cụ của đế quốc và phong kiến để áp bức nhân dân.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ta lập ra chính phủ mới, quân đội, công an, toà án, pháp luật mới của nhân dân để chống kẻ địch trong và ngoài, và để giữ gìn quyền lợi của nhân dân.

Nhà nước mới của ta và Nhà nước cũ, tính chất khác nhau.

Tính chất của một Nhà nước là: trong nhà nước ấy, giai cấp nào thống trị, giai cấp nào bị thống trị. Nhà nước ấy bảo vệ lợi ích của giai cấp nào, đàn áp giai cấp nào.

Nhà nước cũ nằm trong tay đế quốc và phong kiến, tính chất nó là đế quốc và phong kiến, là phản động.

Nhà nước ta ngày nay là nằm trong tay nhân dân chống đế quốc và phong kiến. Tính chất nó là nhân dân dân chủ chuyên chính.

Nhân dân là: bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình. Đối với nội bộ nhân dân thì thực hành dân chủ. Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phản động, thì thực hành chuyên chính chống lại chúng, đàn áp chúng.

Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nước, để thực hành dân chủ chuyên chính.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150340668

----------------------------------------------------------

20. Dân chủ tập trung

Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Nhân dân bầu ra các Hội đồng nhân dân, Uỷ ban kháng chiến hành chính địa phương, và Quốc hội cùng Chính phủ Trung ương.

Trong các cuộc bầu cử, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, tôn giáo, mức tài sản, trình độ vǎn hoá, không phân biệt nòi giống đều có quyền tham gia. Đó là một cách rất hợp lý, để nhân dân lao động thực hành quyền thống trị của mình.

Chế độ xô viết ở Liên Xô và chế độ nhân dân đại biểu đại hội ở các nước dân chủ mới đại khái cũng như vậy. ở Liên Xô không có giai cấp tư sản nữa. Xô viết tức là đại biểu cho toàn thể nhân dân: công nhân, nông dân trong các nông trường tập thể và tầng lớp trí thức.

ở Trung Quốc và ở nước ta, thì ngoài liên minh công nông, còn có giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc tham gia.

Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ.

Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung.

Từ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung.

Chế độ dân chủ tập trung khiến cho toàn thể nhân dân (công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc) đều trở nên chủ nhân chân chính của nước nhà, đều đoàn kết để kháng chiến kiến quốc.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150340616

-----------------------------------------------------

30. Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế

Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình.

Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hoà bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc. Trước đây nước ta bị đế quốc Pháp xâm chiếm. Nhờ nhân dân ta đoàn kết, nhờ Liên Xô đánh thắng đế quốc Nhật mà Cách mạng Tháng Tám thành công, từ đó dân ta làm chủ nước ta.

Song kẻ thù là đế quốc Pháp - Mỹ thông đồng với bọn phong kiến địa chủ do bù nhìn Bảo Đại đứng đầu, mong cướp nước ta một lần nữa.

Để giữ quyền tự do độc lập của Tổ quốc, chúng ta phải kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Đánh đuổi đế quốc Pháp - Mỹ không những là lợi ích riêng cho nước ta, mà cũng làm yếu thế lực đế quốc góp phần vào giữ gìn hoà bình thế giới.

Mà giữ gìn hoà bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta. Vì lợi ích của nhân dân lao động khắp thế giới là nhất trí. Họ phải đoàn kết để giải phóng mình khỏi ách đế quốc. Vì vậy cách mạng nước nào cũng phải có nhân dân lao động thế giới ủng hộ mới thắng lợi. Và khi đã thắng lợi, ắt phải giúp đỡ cách mạng của nhân dân nước khác.

Đó là lập trường quốc tế cách mạng. Ngày nay, thế giới có hai phe: phe dân chủ do Liên Xô lãnh đạo và Trung Quốc giúp sức. Đứng về phe này thì tranh được độc lập và tự do. Phe đế quốc do Mỹ cầm đầu. Đi theo phe này hại dân mất nước. Ta phải cương quyết đứng về một phe, không thể đứng chông chênh giữa hai phe. Quyết không có con đường thứ ba.

Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khǎng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hoà bình thế giới.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT150340348

Quốc Long
22-10-2010, 06:19
45. Chủ nghĩa xã hội

Mục đích của Đảng là lãnh đạo nhân dân kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, thực hiện dân chủ mới, tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản.

Cộng sản là gì? Lênin đã trả lời rất giản đơn vắn tắt: Cộng sản là nhà máy, ruộng đất đều là của chung; lao động cũng chung của toàn dân.

Cộng sản là không có chế độ tư hữu, không có giai cấp áp bức bóc lột. Là của cải đều là của chung, sức sản xuất rất cao, nhân dân lao động hoàn toàn giải phóng và sống rất tự do, sung sướng.

Cộng sản có hai giai đoạn.

Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản.

Hai giai đoạn ấy giống nhau ở nơi: Sức sản xuất đã phát triển cao; nền tảng kinh tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung; không có giai cấp áp bức bóc lột.

Hai giai đoạn ấy khác nhau ở nơi: Chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích xã hội cũ. Xã hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích xã hội cũ.

ở Liên Xô, nǎm 1936 đã tuyên bố chủ nghĩa xã hội thành công; ngày nay đang tiến mạnh sang giai đoạn chủ nghĩa cộng sản.

Cǎn cứ theo tình hình thực tế ở Liên Xô, thì thấy đặc điểm của chủ nghĩa xã hội là:

1- Công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất đều là của chung. ở nông thôn thì có nông trường chung. Ngoài nông trường, nông dân vẫn có ít của riêng như: nhà ở, lợn gà, vườn trồng rau, một con bò sữa, nghề phụ, v.v..

2- Tư bản, địa chủ, phú nông không có nữa.

Chỉ có công nhân và nông dân. Không ai bóc lột họ; cố nhiên họ cũng không bóc lột ai.

Khoa học ngày càng phát triển, máy móc ngày càng nhiều, cho nên công nhân và nông dân ngày càng đỡ khó nhọc.

3- Nguyên tắc sinh hoạt là: "Ai không làm thì không được ǎn" và "làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít".

4- Kinh tế có kế hoạch. Cả nước có một kế hoạch chung. Mỗi ngành theo kế hoạch chung đó mà đặt kế hoạch riêng: Sản xuất thứ gì và bao nhiêu. Mục đích là nâng cao đời sống của nhân dân và củng cố quốc phòng của Tổ quốc. Do kinh tế có kế hoạch, mà không có nạn khủng hoảng, không có nạn thất nghiệp; mà sức sản xuất thì phát triển mau chóng.

5- Không có sự đối lập giữa thành thị và thôn quê, giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Vì thôn quê ngày càng vǎn minh, công nông ngày càng thông thái.

Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội tóm tắt là như vậy.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT150339873

--------------------------------------------------

46. Chủ nghĩa cộng sản

Chủ nghĩa xã hội tiến lên cao nữa là chủ nghĩa cộng sản.

Đồng chí Xtalin nói: chủ nghĩa xã hội tiến sang chủ nghĩa cộng sản, cần có ba điều:

1- Mọi ngành sản xuất phát triển rất cao và không ngừng.

2- Nông trường công cộng biến dần thành của chung cả nhân dân.

3- Nâng vǎn hoá lên thật cao (bớt giờ làm việc, mỗi ngày chỉ làm độ 5, 6 giờ, để cho mọi người đủ thì giờ học vǎn hoá và kỹ thuật).

Đồng thời phải tǎng lương bổng cho công nhân và công chức, tiếp tục giảm giá hàng, luôn luôn nâng cao mực sinh hoạt của mọi người.

Dưới chế độ cộng sản, nguyên tắc là "Mọi người làm hết tài nǎng; ai cần dùng gì có nấy".

Nghĩa là: lúc đó mọi người đều có đạo đức; đối với mọi việc, ai cũng xung phong. Sản xuất thứ gì cũng phong phú. Cho nên ai cần gì có nấy. Cố nhiên tiêu dùng hợp lý và đúng mực, chứ không phải vì giàu mà lãng phí.

Liên Xô đã chứng tỏ chủ nghĩa cộng sản đã thực hiện dần dần, chứ không phải là mộng tưởng. Vài thí dụ: Hiện nay, giáo dục phổ thông ở Liên Xô là 10 nǎm, thành thử vǎn hoá của nhân dân rất cao.

ở Mạc Tư Khoa có những nhà máy tự động, một công tác trước kia cần 58 người, nay chỉ cần 2 người. Có công tác trước kia cần 90 phút đồng hồ, nay chỉ trong 3 phút thì làm xong. Có những công tác trước kia phải một tháng, nay chỉ một đêm đã làm rồi. Nghĩa là kỹ thuật rất cao. Từ sau Thế giới đại chiến thứ hai đến nay, Liên Xô đã 6 lần giảm giá hàng hoá, cái gì cũng rẻ, cho nên dân rất sung sướng.

Đến ngày cộng sản thực hiện khắp thế giới, thì sẽ không còn giai cấp chống nhau, dân tộc chống nhau; sẽ hết áp bức, hết chiến tranh. Toàn thế giới sẽ sống như anh em. Mọi người đều tự do, bình đẳng, sung sướng.

Lúc đó, thì bộ máy nhà nước cũng không cần nữa. Song xã hội vẫn cần có những cơ quan để lãnh đạo công việc kinh tế và vǎn hoá; chứ không phải cộng sản là hoàn toàn không tổ chức, không kỷ luật.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT150339847

-------------------------------------------------------------

47. Chủ nghĩa cộng sản nhất định thành công

Từ đời xưa đến nay, chế độ công cộng nguyên thuỷ sụp đổ do chế độ nô lệ thay thế.

Chế độ nô lệ sụp đổ, do chế độ phong kiến thay thế. Chế độ phong kiến sụp đổ, do chế độ tư bản thay thế. Đó là quy luật nhất định trong sự phát triển của xã hội.

Lịch sử loài người là do người lao động sáng tạo ra. Người lao động sáng tạo ra của cải, luôn luôn nâng cao sức sản xuất. Sản xuất phát triển tức là xã hội phát triển. Chế độ nào hợp với sức sản xuất thì đứng vững. Nếu không hợp thì giai cấp đại biểu của sức sản xuất mới sẽ nổi lên cách mạng lật đổ chế độ cũ.

Hiện nay, chế độ tư bản có những mâu thuẫn to, nó không giải quyết được. Một là nhà tư bản sản xuất hàng hoá quá nhiều, quá mau, nhưng không bán hết được; vì công nhân thì nghèo khổ, lớp trung và tiểu tư sản thì nhiều người đã phá sản. Hai là tính chất sản xuất là công cộng - hàng nghìn hàng vạn công nhân cùng làm ở một nhà máy. Mà tư liệu sản xuất thì lại nằm trong tay một số rất ít người. Mâu thuẫn ấy gây ra nạn thất nghiệp và nạn kinh tế khủng hoảng.

Chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa (cộng sản chủ nghĩa) mới giải quyết được mâu thuẫn ấy.

Mác và Lênin đã vạch rõ con đường để giải quyết: phải kinh qua giai cấp công nhân tổ chức, đấu tranh cách mạng. Kinh qua trường kỳ xây dựng, để thực hiện chế độ cộng sản.

Ngày nay, Liên Xô đang tiến mạnh đến chủ nghĩa cộng sản. Các nước dân chủ mới Đông Âu và Trung Quốc đang tiến mạnh đến chủ nghĩa xã hội. Ngay ở các nước tư bản cũng có những đảng cộng sản và đang đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. Thế là chủ nghĩa cộng sản không chỉ ở trong lý luận mà đã thực hiện dần dần ở phần khá lớn trong thế giới. Phong trào cách mạng ngày càng cao, giai cấp lao động đấu tranh ngày càng hǎng cho nên chúng ta có thể đoán chắc rằng: chủ nghĩa cộng sản nhất định thành công khắp thế giới.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT150339816

--------------------------------------------------------

48. Dân chủ mới

Từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tuỳ hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau.

Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô. Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam ta, v.v..

Những đặc điểm của dân chủ mới là gì?

1) Dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân đánh đổ đế quốc và phong kiến. Trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng nhân dân dân chủ chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính (trừng trị) bọn phản động.

2) Trong chế độ dân chủ mới, có nǎm loại kinh tế khác nhau:

A- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân).

B- Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội).

C- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội).

D- Tư bản của tư nhân.

E- Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh).

Trong nǎm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản.

3) Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Mác - Lênin) là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố.

4) Đảng Lao động kiên quyết lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. (Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nó như: công đoàn, nông hội, hội thanh niên, hội phụ nữ...) thực hiện dân chủ mới và tiến dần đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản).

5) Trong nước thì nhân dân ta hǎng hái kháng chiến, thi đua sản xuất; quyết tâm phấn đấu, quyết tâm tiến lên. Trên thế giới thì có phe dân chủ hoà bình ủng hộ ta. Vì những lẽ đó ta nhất định thành công.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT150339781

------------------------------------------------------------

49. Đấu tranh để thực hiện chủ nghĩa cộng sản

Chế độ cộng sản là ai cũng no ấm, sung sướng, tự do; ai cũng thông thái và có đạo đức. Đó là một xã hội tốt đẹp vẻ vang. Trừ những bọn phản động quá sá, thì chắc ai cũng tán thành chế độ cộng sản.

Hiểu rõ quy luật phát triển của xã hội, ra sức đấu tranh để thực hiện chế độ cộng sản tức là nhân sinh quan của người cách mạng.

Để thực hiện hoàn toàn dân chủ mới (là bước đầu để tiến dần đến chế độ cộng sản) thì mọi người, trước hết là những người đảng viên phải làm kiểu mẫu:

1- Ra sức đoàn kết đánh đổ thực dân và phong kiến, kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, ra sức củng cố chính quyền nhân dân.

2- Ra sức thi đua tǎng gia sản xuất và tiết kiệm, chống quan liêu, tham ô, lãng phí.

3- Ra sức nâng cao trình độ vǎn hoá và giác ngộ chính trị của nhân dân lao động. Giúp đỡ anh em trí thức cải tạo tư tưởng, cải tạo con người, thành người trí thức của cách mạng.

4- Ra sức củng cố Đảng, làm cho Đảng ngày càng lớn, càng mạnh, để lãnh đạo nhân dân đấu tranh đến thắng lợi hoàn toàn.

Chúng ta cần phải đấu tranh lâu dài và gian khổ để đạt mục đích ấy. Nhưng chúng ta nhất định đạt được, vì Đảng ta kiên quyết, dân ta hǎng hái.

Liên Xô đang tiến mạnh đến chủ nghĩa cộng sản. Trung Quốc và các nước Đông Âu đang nhanh chóng thực hiện chủ nghĩa xã hội. Các nước bạn dẫn đường đi trước cho chúng ta kinh nghiệm và ủng hộ chúng ta. Chúng ta có quyết tâm: quyết tâm học tập, quyết tâm kháng chiến, quyết tâm công tác, quyết tâm vượt mọi khó khǎn, thì chúng ta nhất định thắng lợi.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT150339757

Quốc Long
22-10-2010, 07:35
Cuba anh dũng và châu Mỹ latinh (17-2-1963)

Đầu tháng 2-1963, tổng Ken ra lệnh: Những tàu bè các nước chở hàng hoá cho Cuba đều không được cập bến ở Mỹ. Một bọn chính khách và tướng tá Mỹ thì la ó: "Phải cắt khoét cái ung nhọt Caxtơrô!" Chính phủ Mỹ đang giúp bọn phản quốc Cuba tổ chức một "Uỷ ban lật đổ Caxtơrô"...

Vì sao đế quốc Mỹ cǎm ghét Cuba đến thế?

Trả lời: đế quốc Mỹ không những cǎm ghét mà còn sợ hãi Cuba.

Không những sợ hãi Cuba mà còn sợ hãi nhân dân lao động cả châu Mỹ latinh. Bởi vì Cuba là nước đầu tiên ở Mỹ đang thực hiện học thuyết Mác-Lênin, đang anh dũng chống đế quốc Mỹ, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì Cuba đang mở đường cách mạng mà nhân dân các nước châu Mỹ latinh sẽ tiến theo để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của đế quốc Mỹ.

Châu Mỹ latinh có độ 200 triệu người. Hai phần ba là thổ dân, người lai và người da đen bị coi như nô lệ. Cứ một phút đồng hồ thì có bốn người chết vì đói khổ, vì bệnh tật, vì già yếu. Trong một nǎm có 2 triệu người chết thê thảm như vậy. Mặt khác, cứ một phút thì bọn tư bản Hoa Kỳ ở châu Mỹ latinh thu được 4.000 đôla tiền lãi. Nhân dân mất một người chết thì bọn tư bản được 1.000 đôla.

Lấy nước Pêru làm ví dụ. Từ thế kỷ thứ XVI về trước, Pêru đã có một nền vǎn minh cổ truyền. Ruộng đất phì nhiêu, sản xuất nhiều lúa, bông, ngô, mía...Hầm mỏ phong phú có nhiều vàng, bạc, đồng, chì... Nhưng hiện nay nhân dân lao động Pêru lại rất nghèo khổ.

Bốn công ty Mỹ "bao" hết 80% sữa bò. 500 chủ đồn điền chiếm hết 15 triệu mẫu tây ruộng tốt. Chúng có quyền bắt bớ giam cầm tá điền. Chúng tự do hãm hiếp phụ nữ thổ dân. Khi chúng mua bán ruộng đất thì chúng mua bán cả những người ở và những tá điền thổ dân như trâu ngựa. Tiền lương trả cho công nhân đồn điền rất ít ỏi "ǎn không no, đói không chết". Đã vậy, một phần ba tiền lương là lá ca cao (để nhai như ǎn trầu). Một phần ba là các thứ rượu mạnh. Còn một phần ba bằng tiền thì công nhân phải mua các thứ cần dùng ở cửa hàng của địa chủ, chất đã xấu, giá lại cao.

Vì đói khổ cho nên trong 100 trẻ con thì 62 trẻ bị chết yểu. Trẻ con thường bị mang đi bán, giá một trẻ từ một đến hai đôla. Những người mẹ vừa khóc vừa nói "Thà bán đi còn hơn trông thấy chúng nó chết đói!". Trẻ con 9, 10 tuổi đã phải đi làm thuê, mỗi ngày được một xu.

Trong 13 triệu dân Pêru, hơn 10 triệu là người bần cùng. Nhân dân các nước khác ở châu Mỹ latinh cũng trong tình trạng như vậy, cho nên họ đều nhìn vào Cuba, họ ủng hộ Cuba và chắc họ sẽ tiến theo con đường cách mạng của Cuba. Dù đế quốc Hoa Kỳ và bè lũ tay sai của chúng hung ác mấy, chúng cũng không ngǎn được phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi tiến lên ở châu Mỹ latinh cũng như ở miền Nam Việt Nam ta.

T.L.

Báo Nhân dân,số 3249, ngày 17-2-1963.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT730335279

---------------------------------------------------------

Mỹ mà không đẹp (29-5-1964)

Chữ "mỹ" nghĩa là tốt đẹp. Nhưng xã hội Mỹ thì không tốt đẹp chút nào. Chính các Tổng thống Mỹ đã phải thú nhận điều đó.

Cuối tháng 11-1961, mồ ma tổng Ken đã nói:

"Từ nǎm 1955 đến 1961, thu nhập của nông dân giảm sút 25%.

Hơn 100 địa phương nghèo (ở Mỹ có những "khu kinh tế kém sút"; 18 khu lớn, 103 khu vừa, 454 khu nhỏ), rất nhiều công nhân, nông dân và trí thức thất nghiệp.

Có nǎm triệu rưỡi công nhân thất nghiệp hoàn toàn và hai triệu 60 vạn người mỗi nǎm thất nghiệp tám tháng.

Giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Hơn 17 triệu người tối đi ngủ với cái bụng đói meo.

25 triệu người Mỹ sống trong những cái nhà như ổ chuột.

Hơn hai triệu trẻ con không được đi học vì thiếu nhà trường. Một phần ba sinh viên không thể theo học hết lớp, vì nhà nghèo túng. Số trẻ con phạm tội ngày càng thêm nhiều ...".

Trước tổng Ken, tổng Ai đã nói như vậy.

Trước tổng Ai, tổng Tuma cũng nói như vậy. Sau tổng Ken, tổng Giôn lại nói như vậy. Hôm 27-4-1964, tổng Giôn nói: "Mỹ phải ra sức hành động mới tránh khỏi một sự tan rã vì tình trạng đói nghèo, tật bệnh, trường học lụp sụp, nhà như ổ chuột. Tình trạng ngày càng nhiều người Mỹ lâm vào cảnh nghèo nàn đang trở nên một gánh nặng đè lên vai Nhà nước ...".

Sau đây là vài điều trích từ báo chí Hoa Kỳ để nói rõ thêm lời than phiền của các tổng Mỹ.

- Công nhân, nông dân. Mỹ có rất nhiều lương thực thừa nhưng 56% gia đình công nhân và nông dân bị thiếu ǎn.

Độ 50 triệu người Mỹ sống dưới mức thấp nhất: ǎn không no, đói không chết, ốm không thuốc men, nhà ở lụp sụp, không được học hành. Người ta gọi họ là một nước Mỹ khác.

Ngay ở giữa Nữu Ước là một thành phố giàu sang nhất với những lâu đài "chọc trời" cao hơn 70, 80 tầng, vẫn có hơn 36 vạn dân nghèo xơ xác mà người ta gọi là "thây sống". ở các thành phố to, để tìm việc làm, những công nhân không lành nghề hằng ngày tụ họp lại những nơi nhất định mà người ta gọi là Chợ bán nô lệ.

13 triệu người già cả sống một cách bơ vơ cực khổ.

- Học sinh, thanh niên. Một cuộc kiểm tra 16.500 trường tư và 108.000 trường công cho thấy rằng 25% học trò đần độn và thiếu sức khoẻ.

Bộ Lao động Mỹ báo cáo rằng: "Hiện nay trong số thanh niên dưới 20 tuổi có 17% bị thất nghiệp. Và trong mười nǎm tới sẽ có 20 triệu thanh niên không có công ǎn việc làm. Việc đó sẽ thành một vấn đề nguy hiểm nhất trong lịch sử nước Mỹ".

- Bệnh hoạn xã hội. Vì gái đĩ ngày càng nhiều, hiện nay ở Mỹ có hơn 9 triệu người mắc bệnh giang mai, tức là cứ một vạn người thì có 500 người mắc bệnh. Trong số đó thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm hơn 53%.

Hơn nǎm triệu người Mỹ mắc bệnh thần kinh.

Chỉ trong một nǎm 1962, ở thành phố Nữu ước đã có nǎm vạn vụ phạm tội, trong đó 507 vụ giết người, 882 vụ hiếp dâm, 41.478 vụ trộm cướp, v.v..

- Những sự ngược đời. Trong lúc hàng chục triệu người dân Mỹ ở trong tình trạng khốn khổ như vậy, thì bọn tư bản kếch sù Mỹ lại sống xa xỉ một cách không thể tưởng tượng. Ví dụ: Tờ Tin tức hằng tuầnviết: Trong nǎm 1963 bọn nhà giàu Mỹ đã tiêu cho mèo và chó "yêu" của chúng hơn 3.000 triệu đôla. Chó và mèo của chúng có người hầu hạ, có thức ǎn đặc biệt tẩm bổ, có áo sang trọng đắt tiền, có vòng đeo bằng châu báu, có xe hơi và phòng ở riêng, có lớp huấn luyện lễ phép, v.v..

Kỳ quái hơn nữa: để mua chuộc lòng dân trong cuộc tuyển cử tổng thống sắp tới, hồi tháng tư nǎm nay, tổng Giôn đã mở một "chiến dịch đánh lùi nghèo khổ". Y trích 300 triệu đôla cho việc này. Nếu chia số tiền đó cho 50 triệu người Mỹ nghèo khổ, thì mỗi người một nǎm được sáu đôla (một tháng được nǎm hào). Trong khi đó mỗi tháng Mỹ tiêu một triệu 50 vạn đôla trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.

Bộ mặt thật của Mỹ là như vậy đó.

Chiến sĩ

Báo Nhân dân, số 3712, ngày 29-5-1964.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT630350004

------------------------------------------------------------

Trò xiếc tuyển cử Tổng thống Mỹ (3-11-1964)

Hôm nay, Hoa Kỳ lại có cuộc bầu Tổng thống.

Theo Hiến pháp Hoa Kỳ từ nǎm 1789 đến nay, cứ 4 nǎm thì bầu Tổng thống mới. Có mấy vị Tổng thống được nhân dân Mỹ thật sự kính mến, như:

Hoa Thịnh Đốn (1732-1799), đã đánh đuổi thực dân Anh giành lại độc lập cho Mỹ.

Linhcôn (1809-1865), đã tuyên bố giải phóng người Mỹ da đen khỏi ách nô lệ.

F. Rudơven (1882-1945), đã đưa Mỹ tham gia cuộc Thế giới đại chiến thứ hai, góp phần đánh bại phát xít Đức, Ý, Nhật.

Tuy nói rằng Tổng thống là người cầm đầu Chính phủ, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Nhưng sự thật thì thế nào? Mồ ma Tổng thống Uynxơn (1856-1924) đã trả lời như sau:

"Bọn tài phiệt và chủ công nghiệp là người chủ của Chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ là con nuôi của lợi quyền đặc biệt Mỹ. Chính phủ Mỹ không được phép có ý kiến của mình...".

Ở Mỹ có hai chính đảng lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà, thuộc hai phe tư bản độc quyền. Khi thì người đảng này, khi thì người đảng kia được bầu làm Tổng thống. Trong cuộc bầu cử này tổng Giôn là người của Đảng Dân chủ. Gônoatơ thuộc Đảng Cộng hoà. Những ngày vận động tranh cử, chúng hết lời bêu xấu nhau. Ví dụ: Gônoatơ thì nói Giôn là một tên địa chủ độc ác, đã bốn lần phản đối việc bỏ thuế thân cho người Mỹ da đen. Mấy triệu đôla của Giôn từ đâu mà có. Tên cố vấn thân cận nhất của Giôn đã hai lần bị bắt vì tội hiếp dâm...

Giôn thì nói Gônoatơ là bạn thân của bọn đầu trộm đuôi cướp, chủ trương phân biệt chủng tộc, chống người Mỹ da đen, v.v..

Mặt khác, cả hai chàng đều ra vẻ dân chủ, bắt tay với người này, cụng chén với người kia. Cả hai chàng đều ra sức lừa bịp nhân dân, hứa hươu hứa vượn, miễn là câu được lá phiếu của cử tri.

Mạt cưa mướp đắng hai bên cũng vừa.

Nhưng cả hai gã đều không dám nói làm thế nào để cải thiện tình trạng đen tối ở nội bộ Hoa Kỳ. Tình trạng đó là hơn nǎm triệu công nhân hoàn toàn thất nghiệp. Hơn 20 triệu gia đình áo không đủ mặc, bánh không đủ ǎn. 20 triệu người Mỹ da đen bị đày đoạ như nô lệ. Hơn chín triệu người không có nhà ở. Hàng triệu nông dân bị phá sản. Số người tự sát vì cực khổ và số người phạm tội ngày càng tǎng, v.v..

Hai gã đều không dám nói đến tình hình thế giới đối với Mỹ. Tình hình ấy sa sút làm cho các báo tư sản Mỹ đã phải than phiền.

Ví dụ:

Gần 20 nǎm nay "Mỹ đã xài 108 tỉ đôla viện trợ các nước ngoài và 684 tỉ để xây dựng quốc phòng. Nhưng hiện nay trên thế giới, ở đâu Mỹ cũng gặp chuyện lôi thôi. Các nước đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, ý, v.v. đều khiêu chiến với sự lãnh đạo của Mỹ. Khối Bắc Đại Tây Dương thì ba bè bảy mảng, Khối Đông - Nam á thì đương đi đến chỗ tan hoang..." (báo Tin tức Mỹ và thế giới, tháng 2-1964).

"Cục diện thế giới rất không lợi cho Mỹ. Nǎm 1960 đến nay, từ Cuba đến Dandiba, Mỹ đều mất hết địa bàn..." (báo Ngôi sao Hoa Thịnh Đốn, tháng 2-1964).

Báo Luận đàm Nữu ước (tháng 2-1964) thì viết rằng "Ngoại giao của Mỹ chúng ta đang vấp phải nhiều khó khǎn, thất bại và tuyệt vọng. Nếu tập đoàn Giôn cứ ngoan cố theo đuổi chính sách cũ, thì Mỹ còn vấp phải nhiều thất bại và thất vọng hơn nữa...".

Vì vậy nhân dân Mỹ đối với cuộc tuyển cử này "tỏ ra chán ghét và lạnh nhạt (báo Tin tứchàng tuần, tháng 9-1964).

Thật vậy, ở đâu trên thế giới cũng có phong trào chống Mỹ, nhất là ở Á - Phi và Mỹ latinh. Ở Nam Việt Nam thì Mỹ và tay sai đã thất bại và sa lầy đến tận cổ. Dù Giôn hay là Gônoatơ được bầu làm Tổng thống, nếu muốn tránh khỏi thất bại và thất vọng hoàn toàn, Mỹ chỉ có một con đường là rút lui có trật tự khỏi miền Nam Việt Nam, để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình như Hiệp định Giơnevơ 1954 đã quy định.

Chiến sĩ

Báo Nhân dân,số 3869, ngày 3-11-1964.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT630335464

giaiphongdantoc
04-11-2010, 16:20
@ Quốc Long

Những bài đánh số mà không có ngày tháng năm sau tựa đề chính là loạt bài trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc năm 1953 mà Bác Hồ viết dưới bút hiệu Đ.X. Bác dùng cách viết đơn giản nhất, dễ hiểu nhất và ngắn gọn nhất để giải thích cho những trí thức thời ấy hiểu về chính trị XHCN, trong đó có các vấn đề cơ bản như giai cấp, dân chủ, CNTB v.v.

Quốc Long
11-11-2010, 04:08
Đảng ta (1949)

(Tặng các đồng chí chi bộ)

Nǎm 1847, Mác và Ǎngghen phát biểu "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản". Sau 70 nǎm cách mạng Nga thành công. Sau 98 nǎm cách mạng Việt Nam thành công. Hiện nay, nước nào cũng có Đảng Cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn khắp thế giới. 20 triệu đảng viên cộng sản khắp các nước đang hǎng hái lãnh đạo hàng trǎm triệu người lao động và dân tộc bị áp bức, đấu tranh cho cuộc giải phóng của mình, cho một xã hội mới, cho chủ nghĩa cộng sản.

Đảng ta tuy trẻ trung, nhưng đã lập được những công trạng rất to tát.

Nhân ngày kỷ niệm thành lập Đảng, tôi nhắc lại vài mẩu chuyện của Đảng cho các đồng chí trẻ biết, chứ không phải viết lịch sử Đảng.

Nǎm 1921, trong cuộc Đại hội của Đảng Xã hội Pháp mở ở Tua (Tours) 1 , Đảng ấy chia làm hai phái. Phái thiểu số thì cứ giữ lấy Đảng Xã hội cũ. Phái đa số thì lập thành Đảng Cộng sản Pháp. Trong phái này có một người cộng sản đầu tiên của Đông Dương là đồng chí Nguyễn ái Quốc. Từ đó, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vượt qua lưới sắt của chủ nghĩa đế quốc Pháp và dần dần thấm vào nước ta.

Nǎm 1925, đồng chí Nguyễn ái Quốc cùng anh em cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Hội này đưa thanh niên trong nước ra Quảng Châu, huấn luyện họ, rồi phái họ trở về tuyên truyền và tổ chức khắp cả nước.

Nǎm 1929, trong khi đồng chí Nguyễn ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội khai toàn quốc Đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức đảng cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về.

Sau đó, trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau.

Cuối nǎm 1929, đồng chí Nguyễn ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.

Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám.

Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng.

Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng.

Thế là Đảng ta chân chính thành lập.

Đó là ngày lịch sử mồng 6-1-1930 1 .

Sự thống nhất làm cho đảng viên và quần chúng cả nước rất vui mừng và thêm hǎng hái. Do đó mà Đảng phát triển rất mau, hoạt động rất mạnh. Từ đó trở đi, phong trào cách mạng ở nước ta đều do Đảng ta lãnh đạo.

Vì có một chủ nghĩa cách mạng nhất, một tổ chức chặt chẽ nhất, chí hy sinh tận tuỵ không bờ bến của đảng viên, có sự hǎng hái vô cùng của quần chúng, nên Đảng ta thành lập không bao lâu, đã lãnh đạo được cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh, thành lập Xô viết Nghệ An 28 . Nếu so sánh lịch sử cách mạng các nước, chúng ta có thể nói rằng Xô viết Nghệ An đối với Việt Nam cũng hơi giống cách mạng 1905 Nga 29 .

Xô viết Nghệ An đã lôi cuốn được cả công nhân, nông dân và học sinh. Đã lập nên chính quyền nhân dân. Đã làm cho giặc Pháp kinh sợ. Thật là một cuộc cách mạng oanh liệt đầu tiên do giai cấp vô sản Việt Nam lãnh đạo.

Giặc Pháp đàn áp một cách vô cùng dã man. Hàng ngàn hàng vạn đảng viên và quần chúng bị giết chết, bị tù đày. Giặc Pháp đã xoa tay mừng rằng cách mạng Việt Nam, cộng sản Việt Nam hết rồi. Chúng nào có hiểu: Có thể ngǎn sông, có thể đào núi, nhưng không có lực lượng nào có thể ngǎn trở chủ nghĩa cộng sản phát triển và thực hiện.

Sau trận khủng bố ghê gớm 1930-1931, nǎm 1933 Đảng lại hoạt động mạnh và càng ngày càng mạnh.

Nói đến đây, tôi phải nhắc đến những đảng viên đã vì Đảng, vì giai cấp, vì dân tộc mà oanh liệt hy sinh như đồng chí Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hoàng Vǎn Thụ, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Vǎn Cừ, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, cùng trǎm nghìn đồng chí khác. Và những thanh niên cộng sản anh dũng như Trọng Con, Hồng Quang. Máu xương của các tiên liệt đã thấm nhuần gốc rễ của Đảng ta, làm cho cây nó càng vững, ngành nó càng to, và kết quả khai hoa ngày càng rực rỡ.

Thế giới đại chiến lần thứ hai bùng nổ. Một lần nữa thực dân Pháp ra tay khủng bố. Nhiều đảng viên bị bắt, bị tù. Nhưng Đảng ta vẫn đứng vững. Đảng giao cho một số đồng chí thảo kế hoạch đánh Nhật chống Pháp. Các đồng chí ấy khai hội trên một bãi cỏ ở Quảng Tây. Trong 6,7 người, tôi chỉ nhớ tên các đồng chí Phùng Tự Do 1 (đã hy sinh ở Na Rì, Bắc Cạn), Phạm Vǎn Đồng, Võ Nguyên Giáp.

Muốn đánh giặc, phải có quân đội. Đội du kích đầu tiên của nước ta lập ở Cao Bằng, với 12 người, trong đó có hai nữ đồng chí. Đội này do các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm và Bằng Giang phụ trách. Toàn đội chỉ có một khẩu "pạc-hoọc", hai khẩu súng kíp và giáo mác. Thấy vậy, người khác có thể cười rằng đó là trò chơi trẻ con. Nhưng chính từ cái hạt cỏn con đó mà nay đã phát triển thành hàng chục vạn Vệ quốc quân và hàng trǎm vạn dân quân du kích đang oanh liệt kháng chiến từ Bắc đến Nam, làm cho giặc Pháp phải kinh hồn, thế giới phải khen phục.

Trong mấy tháng, đội du kích số một ấy phát triển đã khá. Đảng giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp cải tổ thành đội Nam tiến. Khi đã lấy lại sáu tỉnh Việt Bắc và đã lập chính quyền nhân dân, đội Nam tiến đổi tên là Quân Giải phóng. Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Cộng hoà thành lập, Quân Giải phóng trở nên Vệ quốc quân.

Nǎm nay, Đảng ta mới 19 tuổi. Nhưng suốt 19 nǎm ấy, nǎm nào cũng là một nǎm đấu tranh dũng cảm. Kinh qua bao nhiêu cơn sóng gió, bao nhiêu bước khó khǎn, càng nhiều gian nan, Đảng ta càng nhiều rèn luyện, càng thêm vững chắc và rộng lớn. Nhờ chính sách đúng, lãnh đạo chắc, kỷ luật nghiêm, nhờ tư tưởng thống nhất, mà Đảng ta và dân tộc ta được những thắng lợi vẻ vang ngày nay.

Tuy vậy, chúng ta tuyệt đối không được tự kiêu, tự đại.

Chúng ta có nhiều thành công, nhưng chúng ta cũng còn nhiều khuyết điểm. Mỗi đồng chí ta cần phải mạnh dạn và thành thật kiểm điểm mình, kiểm điểm đồng chí mình.

- Đã bỏ hết bệnh chủ quan, hẹp hòi chưa?

- Đã bỏ hết tư ý tiểu khí chưa?

- Đã luôn cố gắng học tập, luôn luôn cầu tiến bộ chưa?

- Đã thực hiện đoàn kết 100% chưa?

- Đã thật cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư chưa?

- Đã thật là người kiểu mẫu trong phong trào thi đua ái quốc chưa? Nếu chưa thì phải làm cho kỳ được.

Sứ mệnh của Đảng ta rất to. Công việc Đảng ta rất nhiều. Đảng đòi hỏi chúng ta phải làm trọn nhiệm vụ của đảng viên.

Không có vinh dự nào to bằng cái vinh hạnh được làm đảng viên của Đảng Cộng sản. Vì vậy, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, làm công việc gì, chúng ta cũng phải kiên quyết làm cho xứng đáng với vinh hạnh ấy. Như thế, thì dân tộc giải phóng nhất định thành công, thế giới cách mạng nhất định thành công.

Trần Thắng Lợi
Viết đầu nǎm 1949.

Tập san Sinh hoạt nội bộ,

số 13, tháng 1-1949.

Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ

Hà Đông xuất bản thành sách

nǎm 1950.

Theo sách do tỉnh Đảng bộ

Hà Đông xuất bản.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT65033007

-----------------------------------------------------------

Cộng sản (17-7-1951)

Trước ngày cách mệnh Nga thành công, ở Âu Mỹ, hễ ai nói động đến quyền lợi của giai cấp tư bản thì bị mắng là "bọn xã hội chủ nghĩa". Có khi bị bỏ tù nữa.

Ngày nay, đã có nước cộng sản (Liên Xô) và nhiều Đảng Cộng sản, thì ở các nước tư bản hễ ai nói động đến đế quốc chủ nghĩa và thực dân đều bị gọi là "cộng sản".

Xin bà con lắng nghe câu nói này:

"22 nǎm công tác ở Viễn Đông, tôi thấy rất rõ rằng: chế độ thực dân là xây dựng trên chiến tranh. Nó nhờ chiến tranh mà sống. Nó còn thì cứ còn chiến tranh. Cách tốt nhất để chấm dứt chiến tranh là:

- Nhận Trung Quốc vào Liên hợp quốc;

- Quân ngoại quốc phải rút khỏi Triều Tiên;

- Quân Anh phải rút khỏi Mã Lai;

- Quân đội Pháp phải rút khỏi Việt Nam".

Người cộng sản nào nói như vậy?

Thưa không. Đó không phải là người cộng sản nào nói, mà chính là lời một vị lãnh tụ công giáo, Giám mục Enđicốt (Endicot) người Gia Nã Đại, nói trước Đại hội hoà bình thế giới hôm 24-2-51.

Đ.X.

Báo Cứu quốc, số 1863, ngày 17-7-1951.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150366275

---------------------------------------------------------------------

Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (22-4-1960)

Ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pari, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ "đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa" (do một xưởng của người Pháp làm ra!). Hồi đó, tôi thường rải truyền đơn tố cáo tội ác bọn thực dân Pháp ở Việt Nam.

Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên. Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết.

Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà" ấy- (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu.

Hồi ấy, trong các chi bộ của Đảng Xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại trong Quốc tế thứ hai (11) , hay là nên tổ chức một Quốc tế thứ hai rưỡi (12) , hoặc tham gia Quốc tế thứ ba của Lênin? Tôi dự rất đều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chǎm chú nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hǎng như vậy? Với Quốc tế thứ hai, hoặc thứ hai rưỡi, hay là thứ ba, thì người ta cũng đều làm được cách mạng cả, sao lại phải cãi nhau? Và còn Quốc tế thứ nhất (13) nữa, người ta đã làm gì với nó rồi?

Điều mà tôi muốn biết hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong cuộc họp là: vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?

Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có mấy đồng chí đã trả lời: Đó là Quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa (14) đǎng trên báo Nhân đạo.

Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!".

Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.

Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ tôi chỉ ngồi nghe người ta nói; tôi cảm thấy người nào cũng có lý cả, tôi không phân biệt được ai đúng và ai sai. Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi. Mặc dù chưa biết đủ tiếng Pháp để nói hết ý nghĩ của mình, tôi vẫn đập mạnh những lời lẽ chống lại Lênin, chống lại Quốc tế thứ ba. Lý lẽ duy nhất của tôi là: Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì?

Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi mà thôi, tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường "của tôi". ở đây, tôi cần nhắc thêm rằng các đồng chí Mácxen Casanh, Vayǎng Cutuyariê, Môngmútxô và nhiều đồng chí khác đã giúp đỡ tôi hiểu biết thêm. Cuối cùng ở Đại hội thành phố Tua (15) , tôi cùng các đồng chí ấy biểu quyết tán thành tham gia Quốc tế thứ ba.

Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.

Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái "cẩm nang" đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khǎn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

HỒ CHÍ MINH

----------------------------------------

Báo Nhân dân, số 2226, ngày 22-4-1960.

(11) Quốc tế thứ hai: Thành lập nǎm 1889, tại Đại hội Liên minh quốc tế các đảng xã hội chủ nghĩa, họp tại Pari (Pháp). Quốc tế thứ hai đã có tác dụng phổ biến chủ nghĩa Mác về bề rộng và đánh dấu thời kỳ chuẩn bị cơ sở cho phong trào cách mạng phát triển rộng rãi trong nhân dân lao động ở nhiều nước.

Sau khi Ph. Ǎngghen mất (1895), cơ quan lãnh đạo của Quốc tế thứ hai rơi vào tay các phần tử cơ hội chủ nghĩa, theo con đường xét lại học thuyết cách mạng của C.Mác.

Nǎm 1914, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nổ ra, các lãnh tụ Quốc tế thứ hai đã chạy sang phía chính phủ đế quốc ở nước mình và Quốc tế tan rã.

Nǎm 1919, các nhóm và các đảng phái tả trong Quốc tế thứ hai đã gia nhập Quốc tế Cộng sản. Cùng thời gian này, Quốc tế thứ hai được khôi phục trong cuộc hội nghị ở Bécnơ. Tr. 126.

(12) Quốc tế thứ hai rưỡi (tên gọi chính thức là Liên hiệp Quốc tế các đảng xã hội chủ nghĩa): Tổ chức quốc tế của các đảng và các nhóm xã hội chủ nghĩa phái giữa đã ly khai Quốc tế thứ hai do sức ép của quần chúng cách mạng. Tổ chức này được thành lập vào tháng 2-1921 tại Hội nghị đại biểu ở Viên (Áo). Trên lời nói, những người cầm đầu Quốc tế thứ hai rưỡi công kích Quốc tế thứ hai, nhưng trên thực tế đối với tất cả các vấn đề quan trọng nhất của phong trào vô sản, họ đã thực hiện một chính sách cơ hội chủ nghĩa, chia rẽ giai cấp công nhân và mưu toan sử dụng liên minh này để chống lại ảnh hưởng ngày càng lớn của những người cộng sản đối với quần chúng công nhân.

Tháng 5-1923, Quốc tế thứ hai và Quốc tế thứ hai rưỡi hợp nhất thành Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa. Tr. 126.

(13) Quốc tế thứ nhất (Hội liên hiệp lao động quốc tế): Tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp vô sản, thành lập nǎm 1864 tại Hội nghị công nhân quốc tế ở Luân Đôn (Anh), do C. Mác và Ph. Ǎngghen lãnh đạo.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Quốc tế thứ nhất là Hội đồng trung ương (từ nǎm 1866 là Đại hội đồng) do C.Mác là ủy viên thường trực. Khắc phục những ảnh hưởng tiểu tư sản và những khuynh hướng bè phái lúc đó đang tồn tại trong phong trào công nhân, C.Mác đã đoàn kết xung quanh mình những người giác ngộ nhất để lãnh đạo cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị của công nhân ở các nước, củng cố sự đoàn kết quốc tế của họ. Quốc tế thứ nhất đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp truyền bá chủ nghĩa Mác và trong việc kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.

Nǎm 1876, tại Hội nghị Philađenphia (Mỹ), Quốc tế thứ nhất đã thông qua nghị quyết chính thức giải tán. Tr. 127.

(14) Ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nói tới bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, do V.I. Lênin soạn thảo và trình bày tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 19-7 đến ngày 7-8-1920.

Trong bản Luận cương và trong Báo cáo của Tiểu ban về vấn đề dân tộc và thuộc địa trình bày tại Đại hội, V.I. Lênin đã đề cập tới những vấn đề hết sức quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc. Người chỉ rõ: Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc là một phạm trù của cuộc cách mạng vô sản, vì vậy những người cộng sản phải ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, rằng, với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, giai cấp vô sản ở các nước chậm tiến, sau khi hoàn thành nhiệm vụ dân tộc dân chủ có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Luận cương trên đây của V.I. Lênin đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình Người tìm đường cứu nước. Qua việc nghiên cứu Luận cương, Người đã hoàn toàn tin theo V.I. Lênin và Quốc tế thứ ba. Người đã khẳng định rằng con đường duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam là đi theo con đường cách mạng vô sản. Tr. 127.

(15) Đại hội Tua: Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, họp từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920, tại thành phố Tua. Tham gia đại hội có 285 đại biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp. Vấn đề trọng tâm nhất mà Đại hội thảo luận là việc Đảng Xã hội Pháp có gia nhập Quốc tế cộng sản hay không. Chính vấn đề này đã nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt tại Đại hội. Bảo vệ chủ trương gia nhập Quốc tế Cộng sản có Pôn Vayǎng Cutuyariê, Mácxen Casanh, Nguyễn ái Quốc và đa số đại biểu trong Đại hội. Chống lại việc gia nhập Quốc tế Cộng sản là thiểu số đại biểu do Lêông Blum và Rơnôđen cầm đầu.

Sau 4 ngày thảo luận, Đại hội đã đi đến biểu quyết với hơn 70% số phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản, trong đó có lá phiếu của Nguyễn ái Quốc. Đa số đại biểu của Đại hội đã tiến hành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và Đảng đã chính thức được thành lập vào nǎm 1921.

Với bản tham luận có nội dung lên án mạnh mẽ những tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các thuộc địa, nhất là đối với Đông Dương, với lá phiếu của mình, Nguyễn ái Quốc trở thành một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Cùng với việc nghiên cứu Luận cương của V.I. Lênin, sự kiện Đại hội Tua đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người - từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Tr. 127.

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT2730358788

tqvn2004
15-01-2011, 02:37
Hình như bác còn viết cả về địa chủ nữa hay sao ấy:

Địa chủ ác ghê

Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:

- Giết chết 14 nông dân.

- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.

- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:

- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.

- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.

- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.

- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.

- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.

- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

(21-7-1953)
C.B.

Trung Quốc muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ chính trị do đó cũng biết một số việc. Đó là việc làm thí điểm cải cách ở đồng bằng và chọn đồn điền Nguyễn Thị Năm. Nguyễn Thị Năm tức là Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng.

Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ chính trị Bác nói: "Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa". Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: "Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải". Và họ cứ thế làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là cải cách ruộng đất mà là đánh vào Đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp dừng lại, nếu không thì tan nát hết. Sau này có những phiên họp Bộ chính trị tôi hay ngồi lại cùng Bác nói chuyện. Có lần Bác trầm ngâm nói: "Mình đã nói để kháng chiến xong đã, mới tiến hành cải cách ruộng đất, cứ ép mãi. Mà nếu có làm cũng làm theo cách ta, chứ không theo họ"

Báo Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bài báo phải được duyệt xét kỹ của Trung ương Đảng trước khi cho phổ biến. Khi đọc bài báo này, người viết cảm nhận một điều là bố cục, hình thức và văn phong của bài viết rất tương tự với bản "Tuyên ngôn Độc lập" do Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, phần lên án thực dân Pháp.

Tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất ghi rõ tên tác giả các bài viết trong đó là C.B. - đây là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Chỉ riêng trong tập 6 (từ 1-1951 đến 7-1954) của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1989, người viết đã đếm được tất cả 15 bài viết của Hồ Chí Minh ký tên là C.B.

Không thấy bài viết này được nhắc đến trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập. Tuy nhiên trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 ghi rõ: "Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Địa chủ phản động ác ghê, ký bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã cấu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn ‘mặt người dạ thú’ và tội ác của chúng là ‘tuyệt vô nhân đạo’." Có thể bài viết của ông Hồ trên báo Nhân Dân đã được đăng lại trên báo Cứu Quốc.

Gươm Vàng
15-01-2011, 02:48
Bạn có nguồn tin cậy hay ko vậy?

tqvn2004
15-01-2011, 02:57
Bạn có nguồn tin cậy hay ko vậy?

Không bác ạ, tôi chỉ dám nói là "hình như" thôi. Ông Nguyễn Quang Duy thì có đưa ra bằng chứng ở phía trên, nhưng tôi cũng chưa tin lắm...

tqvn2004
09-03-2011, 17:05
Cần phải xem báo Ðảng

LTS - Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nền báo chí cách mạng nước nhà. Ðối với Báo Nhân Dân, Người thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ, phóng viên và trực tiếp viết bài cho báo. Người đã viết 1.205 bài với 23 bút danh khác nhau. Kỷ niệm 60 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu (11-3-1951 - 11-3-2011), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết "Cần phải xem báo Ðảng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bút danh C.B đăng trên Báo Nhân Dân số 197, từ ngày 22 đến 24-6-1964.

Ðảng ta mạnh vì Ðảng ta tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, suốt từ trên xuống dưới. Tờ báo của Ðảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động thông suốt và thống nhất. Trong báo Ðảng có những mục giải thích về:

Lý luận Mác - Lê-nin.

Tình hình thế giới và trong nước.

Ðường lối, chính sách đối nội và đối ngoại của Ðảng và của Chính phủ.

Chương trình và kế hoạch của những công tác cấp thiết.

Ðời sống và ý nguyện của nhân dân.

Những kinh nghiệm tốt và xấu của các ngành, các địa phương.

Cách học tập, công tác, tự phê bình và phê bình, v.v.

Tờ báo Ðảng là như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta.

Nếu cứ cắm đầu làm việc, mà không xem, không nghiên cứu báo Ðảng, thì khác nào nhắm mắt đi đêm; nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc.

Vì vậy, cán bộ trong Ðảng và ngoài Ðảng, toàn thể đảng viên và cốt cán, cần phải xem báo Ðảng.

Có những đồng chí mượn cớ quá bận việc, hoặc cớ này cớ khác mà không chú ý xem báo Ðảng. Ðó là che giấu bệnh lười, đó là một khuyết điểm to, cần phải sửa chữa ngay. Vô luận công việc bận đến thế nào, nếu khéo sắp xếp thì nhất định có thời giờ xem báo. Hồ Chủ tịch và nhiều đồng chí Trung ương cũng bận việc không kém các cán bộ khác... nhưng ngày nào cũng xem được sách và nhiều thứ báo. Ðó là một điều chúng ta phải học tập.

Hai vấn đề nữa: 1, Số báo ta có hạn mà người cần xem báo thì nhiều; 2, Nhiều người không sẵn tiền mua báo. Ðể giải quyết hai khó khăn ấy, các chi bộ, cơ quan, đơn vị, nhà máy, v.v. nên tổ chức góp nhau mua báo, cùng nhau đọc báo. Khi xem báo thấy những vấn đề quan trọng, thì nên cùng nhau thảo luận. Gặp vấn đề gì khó hiểu, thì nên viết thư hỏi nhà báo.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.nhandan.org.vn/Can-phai-xem-bao-Dang/5834200.epi#aCVATpWWJZTQ

Quốc Long
30-01-2012, 12:01
Cuba anh dũng (4-4-1962)

Từ ngày 29-3, Toà án cách mạng Cuba bắt đầu xử 1.179 tên phản quốc gồm có những chủ ngân hàng, chủ nhà máy, đại địa chủ, quân phiệt cũ và thổ phỉ, du côn. Do Mỹ tổ chức, huấn luyện, vũ trang và chỉ huy, chúng đã tấn công vào Tổ quốc Cuba hồi tháng 4 nǎm ngoái. Chúng hòng lật đổ chính quyền cách mạng và lập ra chính phủ bù nhìn tay sai của Mỹ. Nhưng tất cả bọn chúng, không sót tên nào, đã sa vào lưới sắt của quân đội cách mạng và nhân dân yêu nước.

Bọn đế quốc Hoa Kỳ âm mưu phá hoại Cuba, chẳng những vì Cuba cách mạng, mà còn vì cách mạng Cuba nêu gương đấu tranh cho hàng trǎm triệu nhân dân châu Mỹ latinh đang bị phong kiến bản xứ và tư bản Hoa Kỳ áp bức bóc lột thậm tệ. Số đại địa chủ có 1.000 mẫu tây trở lên so với tổng số nhân dân:

Ở Brêdin chỉ chiếm 1,5% mà chiếm 48% tổng số ruộng đất,

Ở Mếchxích chỉ chiếm 1,4% mà chiếm 55% tổng số ruộng đất,

Ở Sili chỉ chiếm l,4% mà chiếm 68% tổng số ruộng đất.

Ở các nước châu Mỹ latinh khác, tình hình cũng giống như vậy. Và khắp châu Mỹ latinh đều bị bọn tư bản lũng đoạn Hoa Kỳ bóc lột ngày càng tàn nhẫn thêm.

Nǎm 1914, tư bản Hoa Kỳ ở châu Mỹ latinh là 1.600 triệu đôla, nǎm 1960 tǎng đến hơn 10.000 triệu.

Chúng lái các nước châu Mỹ latinh vào lối sản xuất đơn thuần những thứ nguyên liệu cần thiết cho chúng. Nước thì chỉ sản xuất dầu lửa. Nước thì chỉ sản xuất đồng, chì. Nước thì chỉ sản xuất thịt và lông cừu. Nước thì chỉ sản xuất bông, chè, cà phê, v.v.. Do đó, kinh tế các nước ấy hoàn toàn bị phụ thuộc vào Hoa Kỳ và nhân dân lao động các nước ấy đều bị tư bản Hoa Kỳ bắt làm nô lệ.

Người ta tính rằng: gần 200 triệu nhân dân châu Mỹ latinh (2 phần 3 là người Anhđiêng 1 người da đen và người lai), mỗi nǎm vì đói khát và tật bệnh mà chết đến 2 triệu người. Trong lúc đó, mỗi nǎm tư bản Hoa Kỳ thu khoảng 2.000 triệu đôla tiền lãi. Thế là mỗi ngày các nước châu Mỹ latinh đã mất 5.500 mạng người, lại mất 5 triệu đôla cho tư bản Mỹ!

Cách mạng Cuba đã thức tỉnh những người nô lệ đó và làm cho họ thấy rằng muốn thoát khỏi kiếp ngựa trâu thì phải làm cách mạng.

Hoa Kỳ có 180 triệu người và một lực lượng quân sự khổng lồ.

Cuba chỉ có hơn 6 triệu người và chỉ cách Hoa Kỳ hơn 100 cây số.

Nếu so sánh lực lượng vật chất thì hoàn cảnh của Cuba vô cùng khó khǎn. Nhưng Cuba đã gan dạ đứng lên chống đế quốc Mỹ và đã thắng lợi. Cuba thắng lợi là vì Cuba có chính nghĩa, vì nhân dân Cuba đoàn kết nhất trí, anh dũng chiến đấu, vì Cuba được sự đồng tình và ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa và của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Dù đế quốc Mỹ dùng mọi âm mưu thâm độc, dùng mọi lực lượng phản động, chúng cũng sẽ thất bại. Mà thắng lợi của Cuba thì càng cổ vũ các dân tộc đang đoàn kết chống đế quốc Mỹ, làm cho họ càng tin chắc rằng nhất định họ sẽ thắng. Tòa án cách mạng Cuba trị tội bọn phản động, đồng thời cũng lên án tội ác của đế quốc Mỹ.

Hoan hô Cuba anh hùng!

T.L

Báo Nhân dân, số 2933, ngày 4-4-1962.

Vì sao? (8-4-1962)

Nhiều bạn đọc hỏi: Hiện nay ở Giơnevơ đại biểu 17 nước đang họp bàn giải trừ quân bị. Vì sao đại biểu Mỹ cứ một mực cù nhằng, không chịu bàn bạc một cách thiết thực ?

Xin trả lời tóm tắt như sau:

Vì ở Mỹ chính phiệt - từ Tổng thống đến các Bộ trưởng và nhân viên cao cấp đều dính líu chặt chẽ với tài phiệt. Tài phiệt là những nhóm đại tư bản chế tạo vũ khí. Những nhóm này đều dính líu chặt chẽ với quân phiệt - là quân nhân cấp cao.

Vài ví dụ:

Cựu Bộ trưởng Chiến tranh Pêxơ đồng thời là Chủ tịch "Giênêrôn Đynamic", một công ty chế tạo vũ khí to nhất ở Mỹ. Do sự dính líu nói trên, nǎm 1961, công ty này đã thầu được một món hàng quân dụng đáng giá 1.260 triệu đôla. Công ty này thuê 27 viên tướng quân và đô đốc (đã hưu trí) làm chủ nhiệm hoặc cố vấn với một số lương bổng kếch sù. Những quân nhân cũ này qua các tướng quân và đô đốc tại chức mà thâu cho công ty ấy những món hàng béo bở về quân dụng.

Một trǎm công ty to nhất đã dùng hơn 1.400 quân quan cao cấp đã về hưu, trong đó có 261 tướng quân và đô đốc.

Hơn một nửa số nhân viên của Bộ Ngoại giao là quân nhân chuyển ngành.

Bộ Chiến tranh Mỹ có hơn 3 triệu rưởi nhân viên mà 2 triệu rưởi là quân nhân. Tiền lương mỗi tháng là 1 tỷ đôla.

- Nǎm nay ngân sách của Mỹ là gần 81 tỷ đôla. 80% ngân sách này dùng vào chi phí quân sự. Nói tóm lại, bọn chính phiệt, quân phiệt và tài phiệt là "tam vị nhất thể". Chúng nhờ vào việc chuẩn bị chiến tranh và chạy đua quân bị mà làm giàu. Nếu thực sự giải trừ quân bị tức là hết chiến tranh. Mà hết chiến tranh thì chúng sẽ thất nghiệp. O.J. Cúc (một người viết sách nổi tiếng ở Mỹ) đã nói "Chính sách ngoại giao của Mỹ đã bị quân sự hoá và tư tưởng đàm phán đã bị xoá bỏ...".

- Liên Xô đã đề nghị: tài giảm quân bị từng bước và làm trong một thời gian 4 nǎm.

Bước l: thủ tiêu tất cả các thứ vũ khí hạt nhân; thủ tiêu tất cả các cǎn cứ quân sự ở nước ngoài.

Bước 2: hoàn toàn cấm các thứ vũ khí hạt nhân, hoá chất, vi trùng và các thứ giết người hàng loạt; giảm bớt một phần lớn các lực lượng quân sự và các vũ khí thường.

Bước 3: hoàn toàn thủ tiêu các lực lượng quân sự và các thứ vũ khí thường. Hoàn toàn đình chỉ chế tạo các thứ vũ khí và xoá bỏ ngân sách quân sự; thủ tiêu các bộ quốc phòng; đóng tất cả các trường binh bị; xoá bỏ tất cả các luật lệ mộ lính và cấm việc luyện tập quân sự cho nhân dân.

Đối với những đề nghị rõ ràng và dứt khoát đó, Mỹ cứ từ chối đây đẩy như đỉa phải vôi.

Với lực lượng mạnh mẽ của phe xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ nhiệt liệt của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, cuối cùng đề nghị rất nhân đạo và hợp lý của Liên Xô nhất định sẽ thắng.

Hiện nay đế quốc Mỹ đang trắng trợn can thiệp vào miền Nam nước ta. Cho nên nhân dân Việt Nam ta càng kiên quyết ủng hộ đề nghị của Liên Xô về giải trừ quân bị.

T.L

Báo Nhân dân, số 2937, ngày 8-4-1962.

Chủ nghĩa Lênin vĩ đại muôn nǎm! (22-4-1962)

Ngày 26/3/2003. Cập nhật lúc 16h 55'

Từ xưa đến nay, (trừ thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ) lịch sử loài người có thể chia làm hai giai đoạn.

- Giai đoạn 1 - Từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản; tuy chế độ thay đổi, nhưng chế độ nào cũng là chế độ người bóc lột người.

Từ năm 1917, nhờ Lênin mà lịch sử loài người bước lên một giai đoạn hoàn toàn mới, mở đầu một chế độ không có người bóc lột người.

Lênin và Đảng của Lênin lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười thành công. 200 triệu người xây dựng trên một phần sáu quả đất một chế độ không có giai cấp bóc lột.

Có thể nói rằng những phát súng lớn do chiếc tàu Rạng Đông bắn lúc cách mạng nổ bùng đã và đang vang dội khắp thế giới. Cái tên Rạng Đông thật có ý nghĩa, vì cũng từ đó mà loài người tiếp tục thoát khỏi đêm tối và chào đón rạng đông.

- Giai đoạn 2 - Từ năm 1917 trở đi, lực lượng cộng sản phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tháng 8 năm ấy, chỉ có Đảng của Lênin là Đảng Cộng sản với 24 vạn đảng viên. Đầu năm 1919, khi Quốc tế Cộng sản thành lập, cũng mới có 30 đảng tham gia, mà trong số đó lại có mấy đảng thuộc xã hội chủ nghĩa phe tả. Mặc dù bọn đế quốc thẳng tay khủng bố, các đảng cộng sản lần lượt phát triển khắp năm châu:

Năm 1928 - 46 đảng với l triệu 30 vạn đảng viên.

Năm 1935 - 61 đảng với 3 triệu đảng viên.

Năm 1957 - 75 đảng với 33 triệu đảng viên.

Năm 1962 - 88 đảng với 42 triệu 60 vạn đảng viên.

Tính cả những đoàn thanh niên, do các đảng cộng sản lãnh đạo, thì lực lượng cộng sản có ngót l00 triệu người đoàn kết dưới ngọn cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Đồng thời với lực lượng cộng sản, các lực lượng giải phóng dân tộc cũng phát triển rất mạnh, rất nhanh. Cách đây không lâu, hầu hết các nước châu á, châu Phi và châu Mỹ latinh đều là thuộc địa hoặc phụ thuộc của bọn thực dân đế quốc. Ngày nay đại đa số các nước ấy đã độc lập, tự do. Ví dụ như các nước châu Phi mà trước đây bọn đế quốc gọi là "xứ Mọi đen" và đều bị chúng thống trị. Ngày nay 30 nước gồm 80% số nhân dân châu Phi đã đập tan ách nô lệ của bọn thực dân. Các nước như Rôđêdi, ănggôla, v.v.. thì đang vũ trang chiến đấu chống đế quốc.

Hai lực lượng to lớn nói trên đã đẩy lùi lực lượng thực dân đến chỗ gần hoàn toàn sụp đổ.

Mặc dù chủ nghĩa thực dân kiểu Mỹ đang huênh hoang ở Đài Loan, Nam Triều Tiên, Nam Việt Nam... nhưng tiền đồ của nó chẳng khác nào cái pháo thăng thiên: ầm lên một lúc, rồi cũng bị dập tắt. Kinh nghiệm lịch sử đã chứng tỏ rằng không lực lượng ngoại xâm nào thắng được lực lượng của một dân tộc đoàn kết chiến đấu. Cách mạng Cuba thắng đế quốc Mỹ, cách mạng Việt Nam và cách mạng Angiêri thắng đế quốc Pháp càng chứng thực điều đó và càng khuyến khích những dân tộc hiện đang bị Mỹ xâm lược quyết tâm vượt mọi gian khổ chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.

Kết luận: Chủ nghĩa Lênin vĩ đại đã đưa lịch sử loài người lên giai đoạn mới - giai đoạn chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

T.L.

Báo Nhân dân, số 2951, ngày 22-4-1962.

Quốc Long
30-01-2012, 12:05
Ủng hộ cuộc đấu tranh của người Mỹ (28-7-1964)

Người Mỹ đây là người Mỹ da đen.

Mỹ tự xưng là một nước "tự do nhất" trên thế giới.

Hiến pháp Mỹ mở đầu bằng câu: Người ta ai cũng có quyền bình đẳng và tự do.

Tuy vậy, hiện nay hơn 20 triệu người Mỹ da đen vẫn bị đày đoạ như nô lệ, không được tự do, bình đẳng.

Ở nước Cuba cách mạng, công dân da đen cũng hưởng mọi quyền như công dân da trắng. Hầu hết các nước châu Phi xưa kia là thuộc địa, nay đều độc lập tự do. Phong trào đấu tranh của người Mỹ da đen ngày càng sôi nổi... Những việc đó bắt buộc bọn thống trị Mỹ phải thay đổi chính sách.

Tổng Giôn đã đưa ra "dự luật dân quyền". Đại khái nội dung của nó là để cho người Mỹ da đen có quyền đi cùng một xe, ǎn cùng một tiệm, học cùng một trường, v.v. với người Mỹ da trắng.

Đạo luật ấy vừa do Thượng nghị viện Mỹ thông qua hồi cuối tháng 6, và Hạ nghị viện Mỹ thông qua hồi đầu tháng 7-1964.

Nhưng một vị lãnh tụ Mỹ da đen đã nói rất đúng rằng: Đó chỉ là một âm mưu tuyên truyền bịp bợm của bọn thống trị Mỹ.

Thật vậy, chữ ký dự luật dân quyền chưa ráo mực mà bọn phát xít Mỹ đã gây nhiều vụ bạo ngược đối với người Mỹ da đen. Vài ví dụ:

- 19-7, ở bang Mixixipi, bọn phát xít Mỹ đã đốt cháy một nhà thờ đạo của người Mỹ da đen. Đây là vụ đốt nhà thờ thứ mười trong vòng hai tháng.

- 16-7, ở Nữu Ước, tự nhiên vô cớ một tên cảnh sát Mỹ da trắng đã bắn chết một em bé Mỹ da đen 15 tuổi.

Chống lại vụ này, người Mỹ da đen ở khu phố Háclem đã liên tiếp biểu tình thị uy rầm rộ trong hai hôm 18 và 19 tháng 7.

Chính quyền Mỹ đã ra lệnh giới nghiêm. Hơn 700 tên cảnh sát súng đạn sẵn sàng, có chó ngao giúp sức, ngày đêm đi tuần khắp phố Háclem. 27.000 cảnh sát ở Nữu ước cũng sẵn sàng chờ lệnh chiến đấu.

Người ta biết rằng nếu tình hình trở nên xấu thì tổng Giôn sẽ phái thêm quân đội để "giữ gìn trật tự".

Trong cuộc biểu tình nói trên, hai người Mỹ da đen đã bị đánh chết, hơn 200 người bị thương, hơn 100 người bị bắt. Đó là "thông báo thắng lợi" đầu tiên của chính quyền Mỹ.

Tổng Giôn và bè lũ thường múa mồm rằng: chúng "giúp nhân dân miền Nam Việt Nam giữ quyền tự do" của họ. Sự thật là chúng hòng biến đồng bào miền Nam ta thành người "Mỹ da vàng" đi làm nô lệ cho chúng.

Đoàn thể người Mỹ da đen đã từng tham gia phong trào chống Mỹ xâm lược miền Nam nước ta. Cố nhiên nhân dân Việt Nam ta đồng tình và ủng hộ người Mỹ da đen đòi tự do, bình đẳng. Tuy màu da khác nhau, người Việt Nam da vàng và người Mỹ da đen đều chống lại kẻ thù chung là đế quốc Mỹ hung ác và chắc chắn rằng chính nghĩa nhất định sẽ thắng, nhân dân miền Nam nhất định sẽ thắng, anh em người Mỹ da đen nhất định sẽ thắng!

Chiến sĩ

------------------------

Báo Nhân dân, số 3772, ngày 28-7-1964.

Similar Documents

Free Essay

Tu Tuong

...biết rằng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là bài học lớn, xuyên suốt quá trình các mạng Việt Nam, là con đường đúng đắn mà Đảng và dân tộc Việt Nam đã lựa chọn. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn. Nó vừa đáp ứng được yêu cầu của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, hạnh phúc và giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, hai miền Bắc – Nam thống nhất và ngày nay đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng. Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần...

Words: 4808 - Pages: 20

Free Essay

Organizational Behavior

...|Tài liệu tham khảo: | |NHỚ VỀ TÂY TIẾN | | | | | | | | | | | | | | | | | |Thứ sáu, 30 Tháng 11 2007 17:38 ...

Words: 12047 - Pages: 49

Free Essay

Unilever

...Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thương Mại – Du Lịch – Marketing -----o0o----- Bài tiểu luận môn Quản Trị Marketing toàn cầu Đề tài: PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM MARKETING QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY UNILEVER Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Quách Thị Bửu Châu. Nhóm: Đề tài 4 Tháng 8/2011 MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM ........................................................................................................................... 3 A. I. II. III. IV. B. I. 1. 2. 3. 4. II. 1. 2. 3. 4. 5. III. 1. 2. 3. 4. 5. IV. 1. 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY UNILEVER: .................................................................................. 4 Lịch sử Công ty Unilever: .......................................................................................................... 4 Triết lý kinh doanh: ............................................................................................................... 6 Chiến lược phát triển: ............................................................................................................ 6 Cơ cấu: ................................................................................................................................... 7 CASESTUDY VỀ CÔNG TY UNILEVER: ................................................................................. 7 Fair and Lovely tại Ấn Độ - quảng cáo văn hóa: ...................................................................... 7 Tổng quan về sản phẩm: ....................................

Words: 11225 - Pages: 45

Free Essay

Hi Everyone

...Hướng dẫn số 238- HD/ĐU, ngày28 tháng 02 năm 2013 của Đảng ủy Khoa Ngoại ngữ) 1- Đồng chí hãy nêu nội dung lời căn dặn của Bác đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên khi Người về thăm Thái Nguyên ngày 01/01/1964 (nội dung được lựa chọn để cán bộ, đảng viên triển khai học tập và làm theo trong quý I/2013)? 2- Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh được thành lập vào thời gian nào, tại đâu? Đội Cứu quốc quân II được ra đời vào ngày tháng năm nào, tại đâu? 3- Đồng chí hãy nêu vắn tắt một số thế mạnh (về khoáng sản, cây chè, hệ thống giáo dục và đào tạo, các điều kiện về cơ sở hạ tầng) để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 4- Trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở và làm việc tại Thái Nguyên vào ngày, tháng, năm nào? Người chia tay đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên để trở về Thủ đô Hà Nội vào ngày, tháng, năm nào? 5- Đồng chí hãy kể tên một số sự kiện quan trọng mà Bác Hồ cùng Trung ương Đảng đã quyết định tại Thái Nguyên trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? 6- Kể từ sau khi chia tay với đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và đồng bào vùng Việt Bắc để trở về Hà Nội cho đến khi cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có mấy lần trở lại thăm Thái Nguyên? Đó là vào thời gian nào, Người đến thăm những đơn vị nào? 7- Đồng chí hãy nêu kế hoạch của bản thân phải làm gì để góp phần “làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta” như Bác Hồ từng...

Words: 8732 - Pages: 35

Free Essay

Gdgt

...HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------------- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ------------------------------------------------- CẤP TRƯỜNG NĂM 2015 ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- Tên công trình ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- NHẬN THỨC VỀ VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH ------------------------------------------------- CỦA NHỮNG BẬC CHA MẸ CÓ CON Ở ĐỘ TUỔI...

Words: 23475 - Pages: 94

Free Essay

Learn More

...CÂU HỎI ÔN TẬP CỦA MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1: Trình bày hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng? TL: - Hội nghị thành lập Đảng: + Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản Việt Nam. + Ngày 27/10/1929, Quốc tế cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương tài liệu về việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản. + Ngi quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao Động Việt Nam quyết định lấy ngày 3/2 dương lịch hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng. + Thành lập hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế cộng sản; 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam cộng sản Đảng. Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm năm điểm lớn, với nội dung: Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương. Định tên đảng là Đản cộng sản Việt Nam Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng Định kế hoạch thực hiện thống nhật trong nước Cử một ban trung ương lâm thời gồm 9 người, trong đó có 2 đại biểu chi bộ cộng sản trung quốc ở Đông Dương. + Ngày 24/2/1930, Theo yêu cầu của đông dương cộng sản liên đoàn, ban chấp hành trung...

Words: 11033 - Pages: 45

Free Essay

Chien Tranh Tien Te

...tranh và suy thoái: Mùa bội thu của ngân hàng Quốc tế Phần 5: Chính sách mới của tiền tệ giá rẻ Phần 6: Câu lạc bộ Tinh anh thống trị Thế giới Phần 7: Cuộc chiến tranh cuối cùng của đồng tiền đích thực Phần 8: Chiến tranh tiền tệ - Không tuyên mà chiến Phần 9: Hiểm họa của đồng Đô-la Mỹ và tầm quan trọng của vàng Phần 10: Mưu chuyện lâu dài Phụ lục: Nói về Trung Quốc 59 89 117 143 173 199 237 271 293 LỜI GIỚI THIỆU gay từ nhỏ, chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết Tết đến. Lớn lên, bước vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền vì khái niệm tiền bạc nhiều khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in hình những con số lại có giá trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên như không khí hay nước vậy. Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ”, chúng ta mới chợt giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ - một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này. “Chiến tranh tiền tệ” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan...

Words: 161412 - Pages: 646

Free Essay

Hhhjhhfjygkjhlk

...CLB TÌNH NGUYỆN HOPE HỒ SƠ CHƯƠNG TRÌNH “MÙA ĐÔNG YÊU THƯƠNG – HÀ GIANG 2013” “ÁO ẤM ĐẾN TRƯỜNG” XÃ TẢ VÁN, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG Tổ chức ngày 28-29/12 MỤC LỤC: NỘI DUNG | TRANG | A. THƯ NGỎ | 2 | B. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA PHƯƠNG | 4 | C. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG | 5 | D. DỰ TRÙ KINH PHÍ | 6 | E.KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, BẢO TRỢ | 9 | F. CÁC KHUNG MỨC NHÀ TÀI TRỢ VÀ QUYỀN LỢI NHÀ TÀI TRỢ | 10 | G. LIÊN HỆ BAN TỔ CHỨC : | 14 | H. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ TỔ CHỨC, TÀI LIỆU THAM KHẢO | 17 | A. THƯ NGỎ CLB TÌNH NGUYỆN HOPE | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | V/v: Mời tài trợ Chương trình “Mùa đông yêu thương – Hà Giang 2013” tại xã Tả Ván, Huyện Quản Bạ, Hà Giang | ----------o0o---------- | | Hà Nội, ngày tháng năm 2013 | THƯ MỜI TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN MÙA ĐÔNG YÊU THƯƠNG – HÀ GIANG 2013 “ÁO ẤM ĐẾN TRƯỜNG” XÃ TẢ VÁN, HUYỆN QUẢN BẠ, HÀ GIANG Kính gửi: Giám đốc: Phạm Sỹ Hà Nam - Công ty TNHH Kiến trúc 4D Lời đầu tiên cho phép Ban tổ chức chương trình tình nguyện “Mùa đông yêu thương – Hà Giang 2013”gửi lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất đến Quý công ty. Thưa quý Công ty, Câu lạc bộ Tình nguyện Hope, qua bốn năm xây dựng và trưởng thành, đã được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu trong khối các Câu lạc bộ tình nguyện,tạo ra một sân chơi với những hoạt động đầy sôi nổi, năng động, nhiệt tình của thanh niên sinh viên, của một cộng đồng Thiện - Nguyện. Đó là chính là niềm...

Words: 5592 - Pages: 23

Free Essay

Hihi

...tác giả của bài thơ “Nói với con” (SGK lớp 9) tại nhà riêng của ông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với nhà thơ người dân tộc Tày này. Cánh cửa nhà mở toang, vọng ra tiếng ông đang ngâm một bài thơ tiếng Tày đầy sảng khoái. Khi chúng tôi tới, ông vừa gò lưng lau nhà vừa hát thơ. Ngẩng đầu lên, ông tươi cười, thay cho lời chào đáp lại ông nói:“nghề chính của tôi là tạp vụ, có nghề phụ làm thơ.” * Đó là lúctôi dường như không biết lấy gì để vịn! Sốngtrên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối trá…Ta phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát. Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người...

Words: 1151 - Pages: 5

Free Essay

Tran Hung Dao

...GIÁ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN GVHD: Lê Cao Thanh Nhóm thực hiện: Nhóm 1 TP.HCM, tháng 10 năm 2014 * ------------------------------------------------- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP CLC – 12DQT1 MÔN HỌC: Nghệ thuật lãnh đạo ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN GVHD: Lê Cao Thanh Danh sách thành viên nhóm STT | Họ và tên | MSSV | 1 | Hồ Như Minh Dung (nhóm trưởng) | 1212010040 | 2 | Hồ Lữ Phương Vy | 1212010361 | 3 | Vũ Minh Khoa | 1212010111 | 4 | Trần Thúy Nga | 1212010161 | 5 | Huỳnh Văn Diệu Hằng | 1212010101 | 6 | Phạm Thị Thu Hương | 1212010092 | TP.HCM, tháng 10 năm 2014 MỤC LỤC 1. Sơ lược tiểu sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 2 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật lãnh đạo của Trần Hưng Đạo 2 3. Phân tích, đánh giá nghệ thuật lãnh đạo của Trần Hưng Đạo 2 4. Bài học rút ra cho các bạn sinh viên 2 1. Sơ lược tiểu sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Trần Quốc Tuấn, sinh ngày 10 tháng Chạp năm Mậu Tý (1228). Ông là con thứ 2 của Khâm Minh Đại Vương Trần Liễu, mẹ là Đoan Túc. Quê Ông ở làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Viết về sự khai nguyên của dòng dõi nhà Trần, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép rằng :"Có người tên Kinh đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá". Như vậy Trần Thừa là ông nội của Trần Quốc Tuấn, và Trần...

Words: 5855 - Pages: 24

Free Essay

Life Needed

...Hà Tập bài giảng ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Tài liệu phục vụ dạy và học khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) (Lưu hành nội bộ) ĐÀ NẴNG – 2013 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu a. Khái niệm “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản là đề ra đường lối cách mạng và hoạch định đường lối. - Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. - Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú. Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng. Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra còn có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động. - Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh đúng quy luật vận động khách quan. Vì vậy, Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối. - Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trước hết phải xây...

Words: 53758 - Pages: 216

Free Essay

Chung Cake

...PHẦN IX MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ HỌC TỐT Ở BẬC ĐẠI HỌC Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1[1] Từ "POWER" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink 1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn) Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói...

Words: 12654 - Pages: 51

Free Essay

Tutit

...PHẦN 1 1.SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Quỳnh. Giới tính: Nữ - Ngày sinh: 25 tháng 10 năm 1987 - Chuyên ngành đào tạo: Tiểu học - Lớp GDTH 9A. Khoa Tiểu học Mầm non, trường Đại học Thủ Dầu Một - Hệ đào tạo: Cao đẳng. Khóa đào tạo: Khóa 09 (2008 – 2011) - Thực tập dạy học và chủ nhiệm lớp: 2/3 - Tại trường Tiểu học Phú Hòa 1, phường Phú Hòa, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Thời gian thực tập: Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 19/03/2010 2.CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO: |Thời gian |Nội dung công việc | |Sáng 01/03/2010 |-Nghe báo cáo thực tế hoạt động giáo dục của nhà trường | | |-Gặp giáo viên hướng dẫn và trao đổi về giáo án | |Sáng 02/03/2010 |-Dự tiết đầu tiên theo Lịch dự giờ và phân công soạn giáo án (đã được phát trước đó) | | |-Trao đổi với GV hướng dẫn về tiết học | | |-Nghe và ghi chép các bước lên lớp giờ Chính tả | |Sáng 03/03/2010 |-Dự tiết thứ hai...

Words: 6075 - Pages: 25

Free Essay

Lol Lol Lol Lol Lol

...cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử giả Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải"[1]. Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân...

Words: 8397 - Pages: 34

Free Essay

Doc, Pdf, Docx

...Tính chất nguy hiểm của “ Diễn Biến Hòa Bình” và Bạo Loạn Lật Đổ Có thể nói "diễn biến hòa bình" là một thuật ngữ ra đời từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi các thế lực đế quốc, thù địch quốc tế trong cục diện đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, đã nhận ra rằng, khó có thể chỉ dùng biện pháp vũ lực để tiêu diệt CNXH, mà phải thay đổi chiến lược, chuyển từ tiến công quân sự là chủ yếu sang tiến công bằng "diễn biến hòa bình". Nghĩa là thực hiện chiến lược xóa bỏ các nước XHCN mà không phải phát động chiến tranh, chỉ cần "diễn biến hòa bình" để chuyển hóa dần CNXH sang quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản (CNTB). Nhất là từ những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ "diễn biến hòa bình" được sử dụng rộng rãi để thực hiện chiến lược mới của chủ nghĩa đế quốc sau "chiến tranh lạnh" trong âm mưu chống phá CNXH và các nước độc lập có xu hướng tiến bộ, muốn thoát ly ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây. Để làm rõ bản chất của chiến lược này, người ta đã dùng nhiều thuật ngữ nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác của chiến lược "diễn biến hòa bình", như "chiến tranh không tiếng súng", "cuộc chiến không giới tuyến", "chiến tranh nhung lụa", "chiến tranh qua tay người khác"... Mục tiêu của chiến lược do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vạch ra so với trước không hề thay đổi, đó là tiêu diệt CNXH, bảo vệ sự tồn tại vĩnh hằng của chủ nghĩa đế quốc, CNTB và sự thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc. Nét mới của chiến lược "diễn biến hòa bình" so với các chiến lược chống cộng, chống...

Words: 4827 - Pages: 20