Free Essay

Thue

In:

Submitted By ngocthanh
Words 7286
Pages 30
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ NGỌC THANH
LỚP: TC11_K35
KHOA: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
MSSV: 31091023411

KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
&
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo thuế suất được quy định, và doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo, nộp thuế đầy đủ, kịp thời cho nhà nước.
Giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán có sự khác biệt do thu nhập chịu thuế được xác định dựa trên cơ sở doanh thu và chi phí hợp lí được quy định trong luật thuế, còn lợi nhuận kế toán được xác định trên cơ sở doanh thu và chi phí thực tế, phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã bỏ ra và cần phải bù đắp trong kỳ. Sự khác biệt này làm dẫn đến các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, cần được xác định một cách rõ ràng và đúng đắn để tính đúng thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, cũng như thuế thu nhập hoàn lại về tài sản thuế thu nhập hoàn lại. I. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH
Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp hoặc thu hồi được tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN hiện hành. a) Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp
+Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó.
+ Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm, trên cơ sở thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong năm được ghi nhân là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành, và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
+ Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
b)Tài khoản sử dụng
Kế toán thuế TNDN hiện hành sử dụng các tài khoản:
+ TK 3334 : Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ TK 8211 : Chi phí thuế TNDN hiện hành
Nguyên tắc và nội dung ghi chép vào các tài khoản TK 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”
Bên Nợ:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp; Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước, được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại. Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính. Bên Có: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước , được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
Tài khoản 3334_“Thuế thu nhập doanh nghiệp” có thể có số dư bên Có hoặc số dư bên Nợ.
Số dư bên Có:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp;
Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
Số dư bên Nợ:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa;
Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước được giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm nay, do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
TK 28211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” ( là tài khoản cấp 2 của TK 821 “ Chi phí thuế TNDN” ).
Bên Nợ:
Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm.
Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước, được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại.
Bên Có:
Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN đã tạm nộp, được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm.
Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước, được ghi giảm chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại.
Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành để xác định KQKD.
TK 8211 không có số dư. c) Nội dung về phương pháp phản ánh
+Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của luật thuế TNDN, kế toán phản ánh số thuế TNDN tạm phải nộp nhà nước vào chi phí thuế TNDN hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK3334 _ Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK3334 _ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112…
+Cuối các năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp, kế toán ghi:
.Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 _ Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 _ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112…
. Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334 _ Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có TK 8211 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
+Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, Doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.
.Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước, được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 8211 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 _ Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp tiền, ghi:
Nợ TK 3334 _ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112…
. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334 _ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
+Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
. Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 _ Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 8211 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
. Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8211 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 _ Xác định kết quả kinh doanh
II . KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HOÃN LẠI: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuê TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.
Chênh lệch tạm thời là chênh lệch giữa giá tri ghi số của csac khaonr mục tái sản hay nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán với cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp của các khản mục này.
Chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN là khaorn chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai, khi mà gía trị ghi sổ của các khoản mục tài khoản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế TNDN. a) Xác định cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả
+Cơ sở tính thuế của tài sản:
*Căn cư xác định cơ sở tính thuế của tài sản
Để nhận biết cơ sở tính thuế của một tài sản trên bảng cân đối , kế toán cần phải xem xét các yếu tố:
Giá trị khoản thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản đó tạo ra
Giá trị khoản thu nhập được loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế; hoặc
Giá trị còn được tính vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai.
*Nhận biết “cơ sở tính thuế của tài sản”
Nhận biết cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí, để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch:
Cơ sở tính thuế của tài sản từ các giao dịch tạo ra thu nhập chịu thuế trong năm của doanh nghiệp được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản đó tạo ra. Hầu hết các tài sản thuộc loại này là các khoản phải thu khách hàng.
Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch mà thu nhập từ giao dịch này không chịu thuế, về bản chất được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế, được xác định bằng đúng giá trị ghi sổ của tài sản đó. Đa số các tài sản này là các khoản phải thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia haowcj các khoản thu nhập đã được nộp thuế khấu trừ tại nguồn.
Nhận biết cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí, để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch:
Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tại thời điểm phát sinh giao dịch, nhưng khi thu hồi tài sản có phát sinh thu nhập chịu thuế, được căn cứ vào giá trị còn được tính vào chi phí (khấu trừ vào thu nhập chịu thuế) trong các năm tương lai khi bán (thanh lý) hoặc khấu hao. Hầu hết các tài sản thuộc loại này là hàng tồn kho, tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính.
Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tại cả thời điểm phát sinh giao dịch và thời điểm thu hồi tài sản, được căn cứ vào giá tri được loại trừ khỏi thu nhập tính thuế khi thu hồi tài sản, được xác định bằng đúng giá trị ghi sổ của tài sản đó. Hầu hết các tài sản này là các khỏan đầu tư cho vay. Các tài sản tạo ra từ giao dịch này không làm phát sinh chênh lệch tạm thời.

+Xác định cơ sở tính thuế của nợ phải trả
* Căn cứ xác định cơ sở tính thuế của nợ phải trả
Để nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phải căn cứ vào các yếu tố sau:
+Giá trị khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra hoặc
+Giá trị ghi sổ các khoản nợ phải trả đó
*Xác định “Cơ sở tính thuế của nợ phải trả”
Nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch:
Cơ sở tính thuế được xác định là số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ các khoản nợ phải trả đó, và giá trị khỏan chi phí đó được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra.
Nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch:
Cơ sở tính thuế được xác định bằng giá trị ghi sổ các khoản nợ phải trả đó. Các khoản nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch loại này không làm phát sinh chênh lệch tạm thời. b) Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời”
* Phân biệt “Chênh lệch tạm thời”, và “Chênh lệch vĩnh viễn” giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
+Các khoản chênh lệch tạm thời là: chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí, và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.

+Các khoản chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, , chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
*Xác định “Chênh lệch tạm thời chịu thuế” (1) Chênh lệch tạm thời chịu thuế: là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai, khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó;
+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó; (2) Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:
+ Đối với tài sản: chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
+ Đối với nợ phải trả: chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó. (3) Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế:
+Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc một khoản chi phí chỉ được ghi nhận trong các năm sau, nhưng đã được khấu trừ vào doanh thu chịu thuế tỏng năm hiện tại.
+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc điều chỉnh tăng các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu: khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “ thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”, trường hợp các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu được điều chỉnh tăng, làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phả trả. c) Ghi nhận “ thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (1) Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “ thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (nếu có) theo quy định của Chuẩn mực kế toán sô 17 “thuế thu nhập doanh nghiệp”. (2) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành theo công thức:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (3) Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm, với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể là:
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giưã số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại.
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giưã số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, được ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại. (4) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả hoạt động trong năm đó, trừ trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sỡ hữu. (5) Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải ghi nhận bổ sung khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước, bằng cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của TK 421 _ lợi nhuận chua phân phối (TK 4211 _ lợi nhuận chua phân phối năm trước) và số dư đầu năm TK 347 _ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

d) Phương pháp xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
*Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:
+Cuối năm tài chính, khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của tài sản và các khoản nợ phải trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được thực hiện theo quy định.
+Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được sử dụng làm căn cứ xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm trên báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp, phải được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” phát sinh trong năm
*Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
+Cuối năm, căn cứ vào số chênh lệch tạm thời chịu thuế đã xác định được và các khoản điều chỉnh trực tiếp tăng, giảm số dư đầu năm của Tài khoản “Lợi nhuận chưa phân phối”, do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” làm căn cứ ghi nhận và trình bày thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính riêng.
+“Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là bảng tổng hợp để xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm, và xác định thuế thu nhập hoãn lại trả giảm do hoàn nhập các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế của các năm trước.
e)Tài khoản sử dụng: Kế toán TNDN hoãn lại phải trả sử dụng TK 347 “ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”. Nội dung và nguyên tắc ghi chép vào TK này như sau:
Bên Nợ:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập) trong kỳ.
Bên có:
Số thuế thu nhập hoàn lại phải trả được ghi nhận trong kỳ
Số dư bên có:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ.
Diều chỉnh số dư đầu năm đối với thuế thu nhập hoãn lại phải trả do áp dụng hồi tố chính sách hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước.
f)Nội dung và phương pháp phản ánh 1. Trường hợp thuế thu nhập hoãn thuế phải trả pát sinh từ các giao dịch trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “ bảng xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả” để ghi nhận khản thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phì thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: 2.1. Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 2812 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 347 _ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
1.2. Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận giảm (Hoàn nhập ) số thuế nhập hoãn lại phải trả,là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm phải ghi:

Nợ TK 347 _ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Có TK 2812 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 2. Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “ Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của năm trước. * Trường hợp phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả, phải ghi:
Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211 _ Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ( Nếu TK 4211 có số dư Nợ ), hoặc
Giảm số dư Có đầu năm TK4211 _ Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
( Nếu TK 4211 có số dư Có )
Tăng số dư Có đầu năm TK 347 _ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả * Trường hợp phải điều chỉnh gỉam thuế thu nhập hoãn lại phải trả, phải ghi:
Giảm số dư Có đầu năm TK 347 _ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tăng số dư Có đầu năm TK 4211 _ Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
(Nếu TK 4211 có số dư Nợ ), hoặc
Giảm số dư Nợ đầu năm TK4211 _ Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
( Nếu TK 4211 có số dư Nợ )
Tăng số dư Có đầu năm TK 347 _ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
III. KẾ TOÁN TÀI SẢN THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI PHẢI TRẢ
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: * Chênh lệch tạm thời được khấu trừ. * Giá trị được khấu trừ chuyển qua các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng. * Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ: (1) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong trương lai, khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sỏ tính thuế của tài sản đó
+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sỏ tính thuế của nó (2) Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó
+ Đối với Nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó (3) Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh ghi nhận doanh thu trong các năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại
Ví dụ: Thời gian doanh nghiệp có khản doanh thu nhận trước về tiền cho thuê nhà hoặc cơ sở hạ tầng trong nhiều năm khoản doanh thu nhận trước này được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một năm bằng số tiền nhận trước chia cho tổng số thời gian thuê, nhưng doanh nghiệp thực hiện việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ số tiền nhận trước ngay trong năm thu nhập được tiền.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từu việc ghi nhận môt khoản hci phí trong năm hiện tại, nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau:
Ví dụ: Chi phí phải trả về sửa chữa lớn TSCĐ được ghi nhận trong năm hiện tại, nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi các khoản chi phí này thực tế phát sinh trong các năm sau; hoặc doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho TSCĐ nhưng chi phí khấu hao chỉ được chấp nhận khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trong năm theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc điều chỉnh tăng các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu: Khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước, theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “ Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”, trường hợp số dư đầu năm của các khoản mục “ Lợi nhuận chưa phân phối” được điều chỉnh, làm phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, doanh nghiệp phải điều chỉnh số dư đầu năm của khoản mục “ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại ”

Ghi nhận “ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

(1) Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “ Tài sản thu nhập hoãn lại” ( nếu có) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp” và hướng dẫn tại Thông tư này. (2) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức sau:
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại = (Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các tài sản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (3) Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng nếu chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai, theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, để có thể sử dụng các khaorn chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng đó. (4) Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm, với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại, cụ thể là:
+ Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm , kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại, là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại. trường hợp doanh nghiệp không chắc chắn sẽ có lợi nhuận chịu thuế trong tương lai, kế toán không ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm.
+ Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm nhỏ hươn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữ số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn lại trong năm. Việc ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được thực hiện phù hợp với thời gian và các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ ( phát sinh từ các năm trước) được hoàn nhập kể cả khi doanh nghiệp không có lợi nhuận tính thuế. (5) Trường hợp doanh nghiệp có các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng, và nếu doanh nghiệp chắc chắn rằng sẽ có đủ lợi nhuận chịu thuế trong tương lai để bù đáp các khoản lỗ tính thuế và sử dụng các khaonr ưu đãi thuế, kế toán phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại bằng giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản đó (x) với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. (6) Trường hượp tài sản thuế thu nhập hoãn lại pahst sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế tóan phải ghi nhận bổ sung tài sản thuế thu nhập hoãn lại của các năm trước, bằng cachs điều chỉnh số dư đầu năm TK 421 _ Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 _ Lợi nhuận chưa phân phối năm nay) và điều chỉnh số dư đầu năm TK 243 _ tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Phương pháp xác định “ tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ: * Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của tài sản và các khoản nợ phải trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được thực hiện theo quy đinh tại mục 1 của Thông tư này. * Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được sử dụng làm căn cứ xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm trên báo cáo tài chính riêng (Không bao gồm các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên danh, và việc chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài) phải được phản ánh vào “ Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” phát sinh trong năm, làm cơ sở xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại nếu doanh nghiệp dự tính là chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai, để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ đó. * Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, làm căn cứ xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau, khi doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế thu nhập để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại này.
Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng.
Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng.
Cuối năm tài chính, căn cứ vào số lỗ hoạt động kinh doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế các năm tiếp sau theo quy định chuyển lỗ của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành, nếu doanh nghiệp dự tính là chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế từ các năm trước đó. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng trong năm tài chính hiện hành được xác định theo công thức:
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng = Giá trị được khấu trừ vào các năm tiếp sau của các khỏan lỗ tính thuế chưa sử dụng x Thuế suất thuế thu nhập hiện hành.
Xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
-Cuối năm tài chính, căn cứ các khoản ưu đãi thuế theo luật định (nếu có) chưa sử dụng, kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập và hoãn lại trong năm hiện hành, nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai, để sử dụng các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng từ các năm trước đó. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trong năm tài chính hiện hành được xác định theo công thức:
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng = Giá trị được khấu trừ của các khoản thuế chưa sử dụng x Thuế suất thuế thu nhập hiện hành
Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm
Cuối năm tài chính, kế toán lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” làm căn cứ ghi nhận và trình bày tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trên báo cáo tài chính. Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại là bảng tổng hợp để xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm.
Tài khoản sử dụng: Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại sử dụng TK 243 _ “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
Nội dung và nguyên tắc ghi chép vào TK này như sau:
Bên Nợ:
Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng.
Bên Có:
Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại giảm.
Số dư bên Nợ:
Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại còn lại cuối năm * Điều chỉnh số dư đầu năm đối với tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận (hoặc hoàn nhập) trong năm, do áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước.
Nội dung và phương pháp phản ánh: (1) Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Cuối năm tài chính kế toán căn cứ “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại: (a) Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện hành:
Nợ TK 243 _ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (b) Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 8212 _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 243 _ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (2) Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước. (a) Trường hợp phải điều chỉnh tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ghi:
Tăng số dư Nợ đầu năm TK 243 _ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số dư Có đầu năm TK 4211 _ Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (nếu TK 4211 có số dư Có), hoặc
Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 _ Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (nếu TK 4211 có số dư Nợ) (b) Trường hợp phải điều chỉnh giamr tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ghi:
Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211 _ Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (nếu TK 4211 có số dư Nợ), hoặc
Giảm số dư Có đầu năm TK 4211 _ Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (nếu TK 4211 có số dư Có)
Giảm số dư Nợ đầu năm TK 243 _ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Similar Documents

Free Essay

Thue Viet Nam

...Cam Kết Thuế Nội Địa Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu 1. Thuế nội địa bao gồm những loại nào? Trong WTO, thuế nội địa bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào các chủ thể và sản phẩm của hoạt động kinh doanh trừ thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… là các loại thuế nội địa. 2. WTO có quy định gì về việc áp dụng thuế nội địa? Việc ban hành và thực thi các loại thuế nội địa tại tất cả các nước thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO có liên quan đến vấn đề này, bao gồm: - Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment – NT); - Chính sách về trợ cấp 3. Nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa bao gồm những nội dung cụ thể nào? “Đối xử quốc gia” (National Treatment - NT) là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của WTO (Điều III của Hiệp định GATT). Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là nước thành viên có nghĩa vụ phải đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư trong nước (về thủ tục, điều kiện, quy định…). Liên quan đến thuế nội địa, nguyên tắc này yêu cầu các thành viên WTO không được sử dụng thuế nội địa nhằm mục tiêu bảo hộ. Cụ thể, các thành viên WTO không được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, các loại thuế và phí nội địa, các quy định và yêu cầu liên quan đến các hoạt động mua, bán, chuyên...

Words: 2019 - Pages: 9

Free Essay

Luat Thue Vat Viet Nam 2008

...số: 13/2008/QH12 |Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008 | LUẬT Thuế giá trị gia tăng Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng, Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Điều 2. Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Điều 3. Đối tượng chịu thuế Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này. Điều 4. Người nộp thuế Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). Điều 5. Đối tượng không chịu thuế 1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường...

Words: 4060 - Pages: 17

Free Essay

TáC độNg Vủa Thuế đốI VớI Kinh Doanh Cà Phê

...của thuế đối với kinh doanh cà phê Tại kỳ họp Hội đồng lần thứ 107 Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) diễn ra tại London từ ngày 26 đến 30 tháng 9 năm 2011, tài liệu “The effects of tariffs on the coffee trade” được các đại biểu tham dự quan tâm. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy cần chuyển tải những nội dung chính của tài liệu này để quý vị tham khảo, phục vụ họat động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thương vụ Việt Nam tại UK. Phát triển bền vững thị trường cà phê toàn cẩu là một nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Cà phê Thế giới ICO. Vì vậy, rà soát các rào cản có khả năng xảy ra nhằm đạt được nguyên tắc cơ bản là rất cần thiết trong họat động của ICO. Tài liệu nghiên cứu dưới đây sẽ cung cấp một cách tóm tắt các loại thuế, dòng thuế đã được áp dụng đối với mặt hàng cà phê do các nước thành viên ICO và những đối tác liên quan cung cấp. Cần lưu ý rằng các biểu thuế (mức thuế) ở các nước xuất khẩu thường cao hơn các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, mức thuế ở các nước nhập khẩu có xu hướng tăng bởi sản phẩn cà phê có chiều hướng được chế biến sâu hơn. Theo đó mức thuế đối với cà phê hòa tan thường cao hơn cà phê hạt. Hậu quả là không khuyến khích được sự phát triển công nghiệp chế biến tại các nước xuất khẩu. Người ta có thể dễ nhận thấy mối quan hệ giữa độ lớn của các dòng thuế và mức tiêu dùng tại các nước nhập khẩu. Mức tiêu dùng tại phần lớn các nước xuất khẩu tương đối thấp dù khả năng khuyến mại lớn. Tài liệu này sẽ phân tích tác động của các mức thuế, loại thuế có tác...

Words: 2872 - Pages: 12

Free Essay

Nhung Nguoi Lam Thue so 1 Vietnam (the Most Excellent Employees in Vietnam)

...NHỮNG NGƯỜI “LÀM THUÊ SỐ 1” VIỆT NAM Contents Những người “làm thuê số 1”: Từ 50.000đ/tuần đến 6.000USD/tháng 1 Người “của” Bill Gates 5 Hương Lúa - cô gái bạc tỉ! 8 Người “bắt mạch” những giếng dầu 11 “Sếp IT” của Tập đoàn Unilever VN 14 Ra đi để trở về 17 Người của những sự kiện! 20 “Người buôn tiền” của HSBC 23 Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc 26 Những người “làm thuê số 1”: Từ 50.000đ/tuần đến 6.000USD/tháng | Marketing giỏi nhất VN | TT - Đã có một thời những mối quan hệ lao động được xác lập bởi giá trị cơ bắp. Đã có một thời người ta bình đẳng trong cơ chế “trung bình chủ nghĩa”. Và có một thời vị trí lãnh đạo được xem là vật mua bán, biếu xén hoặc “để dành” cho con em các sếp bất chấp năng lực... Còn bây giờ, khi cuộc đua thương trường đã thật sự khốc liệt, có những người trẻ ở độ tuổi 20-30, họ không có vốn tiền tỉ, không vai vế thân quen, nhưng họ được một đơn vị, một công ty hay một tập đoàn đa quốc gia mời về, “đặt” vào những vị trí quan trọng và tất nhiên đồng lương trả cho họ cũng phải thật xứng đáng bởi họ là những “người làm thuê số 1”! Đây là câu chuyện về Lê Trung Thành - hiện là phó tổng giám đốc Pepsi VN với mức lương hơn 6.000 USD/tháng, đồng thời là thành viên sáng lập Trường dạy nghề marketing IAM. Nhưng ít ai biết để trở thành một marketing giỏi nhất VN và được Tập đoàn Pepsi tuyển dụng, chàng trai 34 tuổi đã “khởi nghiệp” bằng những bảng điều tra thị trường với tiền công 50.000 đồng/tuần!... Những bài học đầu...

Words: 17245 - Pages: 69

Free Essay

Vietnam

...CHUẨN MỰC SỐ 17 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) QUY ĐỊNH CHUNG 01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai của: a) Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp; b) Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh. Về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài chính thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của tài sản hay khoản nợ phải trả đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường làm cho số thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm hiện hành mặc dù khoản thu hồi hoặc thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ngoại trừ một số trường hợp nhất định. Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ...

Words: 9901 - Pages: 40

Free Essay

Import-Export Tax in Vietnam

...LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.   CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG   Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 2. Đối tượng chịu thuế Trừ hàng hoá quy định tại Điều 3 của Luật này, hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam ; 2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Điều 3. Đối tượng không chịu thuế Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam , hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ; 2. Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại; 3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;...

Words: 5406 - Pages: 22

Free Essay

Love123

...HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở (1) (Số: ……………./HĐTNO)   Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ….., Tại …………………………………………..Chúng tôi gồm có: (2) BÊN CHO THUÊ (BÊN A): a) Trường hợp là cá nhân: Ông/bà: …………………………………………………………………………. Năm sinh: ………………….. CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp ………………………………………….. Hộ khẩu: …………………………………………..……………………………………………………………… Địa chỉ:…………………………………………..……………………………………………………………….. Điện thoại: …………………………………………..……………………………………………………………. Là chủ sở hữu nhà ở: …………………………………………..………………………………………………. b) Trường hợp là đồng chủ sở hữu: Ông/bà: …………………………………………………………………………. Năm sinh: ………………….. CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp ………………………………………….. Hộ khẩu: …………………………………………..……………………………………………………………… Địa chỉ:…………………………………………..……………………………………………………………….. Điện thoại: …………………………………………..……………………………………………………………. Và Ông/bà: …………………………………………………………………………. Năm sinh: ………………….. CMND số: ………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp …………………………………………….. Hộ khẩu: …………………………………………..……………………………………………………………… Địa chỉ:…………………………………………..……………………………………………………………….. Điện thoại: …………………………………………..……………………………………………………………. Là chủ sở hữu nhà ở: …………………………………………..……………………………………………….   Các chứng từ sở hữu và tham khảo về nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên A gồm có: ………………………………………..……………………………………………………………………………. ………………………………………..…………………………………………………………………………….   BÊN THUÊ (BÊN B): Ông/bà: …………………………………………………………………………. Năm sinh: ………………….. CMND số: …………………… Ngày cấp ………………...

Words: 1762 - Pages: 8

Free Essay

Fgjm

...Trước khi đi vào tìm hiểu về vấn đề Thuê đất ở Việt Nam hiện nay, ta xét về khái niệm Người thuê đất. Căn cứ Điều 35 Luật Đất đai năm 2003 thì nhà nước cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức (gồm cả người nước ngoài) thuê đất để sử dụng có mục đích. Các đối tượng này đều được gọi chung là người thuê đất. Do đó, khái niệm “người thuê đất” được quy định tại điểm 3 mục VII Thông tư số 141/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước bao gồm tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất như nêu trên. Ngày 14-11-2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Nghị định quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước khi: Nhà nước cho thuê đất; chuyển từ hình thức được Nhà nước giao đất sang cho thuê đất. Nhà nước cho thuê mặt nước. Đến năm 2011, nghị định 121 (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 142 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước) của Chính phủ vừa ban hành với nội dung như sau: Cụ thể đối với trường hợp thuê đất hằng năm, đơn giá thuê đất mỗi năm bằng 1,5% giá đất do UBND tỉnh, TP (gọi chung là UBND tỉnh) quy định. Nếu tại thời điểm cho thuê bảng giá đất này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường (trong điều kiện bình thường) thì UBND tỉnh căn cứ vào giá...

Words: 866 - Pages: 4

Free Essay

Bài Tập Kế Toán Doanh Nghiệp Tm-Dv

...BÀI TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TM-DV CHƯƠNG: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN & CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN Bài số 1: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: Ngày 01/03: Công ty ABC xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền vật liệu cho Nhân viên A số tiền 42.000.000. Ngày 05/03: Công ty ABC xuất quỹ tiền mặt 80.000.000, nộp vào tài khoản của công ty tại ngân hàng. Đến cuối ngày, Công ty ABC vẫn chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng. Ngày 06/03: Công ty ABC nhận được giấy báo Có của số tiền nộp vào tài khoản ngân hàng ngày 05/03. Ngày 10/03: Công ty ABC mua một lô công cụ có giá thanh toán 27.500.000 (bao gồm thuế GTGT 10%), chưa thanh toán tiền cho Công ty B. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 495.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Công cụ nhập kho đủ. Ngày 15/03: Nhân viên A thanh toán tiền tạm ứng: - Vật liệu nhập kho có giá thanh toán 38.500.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). - Chi phí vận chuyển 770.000 ( bao gồm thuế GTGT 10%). - Nhân viên đã nộp lại quỹ tiền tạm ứng không chi hết. Ngày 16/03: Căn cứ số lượng hàng hoá gửi đi bán tại các đại lý đã tiêu thụ, Công ty ABC thanh toán hoa hồng bán hàng cho các đại lý bằng tiền mặt 110.000.000 ( bao gồm thuế GTGT 10%). Ngày 20/03: Công tyABC được ngân sách Nhà nước cấp bổ sung vốn kinh doanh bằng tiền gửi ngân hàng 1.250.000.000. Công ty...

Words: 10372 - Pages: 42

Free Essay

Final

...tháng năm 2013 HỢP ĐỒNG THUÊ VĂN PHÒNG Số: * Căn cứ vào Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006. * Căn cứ vào sự thoả thuận của hai bên. Hôm nay, tại nhà Bà Đinh Thị Mai Hương ở số 26 – 81/35, phố Linh Lang, phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. Chúng tôi gồm có: ĐẠI DIỆN BÊN CHO THUÊ (GỌI TẮT LÀ BÊN A): Người đại diện: Bà Đinh Thị Mai Hương Chức vụ: Chủ nhà Địa chỉ: Sô 26 – 81/35, phố Linh Lang, phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 0913.206.256 Số tài khoản: 98519619 Tại ngân hàng: Chi nhánh Ngân hàng ACB 30 – Liễu Giai. ĐẠI DIỆN BÊN THUÊ (GỌI TẮT LÀ BÊN B): CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TUẤN MINH Người đại diện: Ông Hàn Ngọc Khánh Chức vụ: Phó Giám đốc Địa chỉ: Sô 762, phố Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: +844.3664.8986 Fax: +844.3664.5394 Mã số thuế: 0106080044 Số tài khoản: 700270406001599 Tại ngân hàng: TMCP Sài Gòn Công thương – chi nhánh Hoàn Kiếm. Hai bên thống nhất ký bản hợp đồng này với các điều khoản như sau: ĐIỀU 1: ĐỊA ĐIỂM THUÊ NHÀ VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG * Bên A đồng ý cho bên B thuê 01 phòng ngoài của tầng 3 toà nhà số 26 khu Linh Lang, Cống Vị. * Diện tích thuê: toàn bộ 01 phòng ngoài của tầng 3 toà nhà. * Diện tích này đã bao gồm diện tích hành lang, sảnh, cầu thang và khu vệ sinh. * Mục đích thuê: Bên B sử dụng diện tích trên làm văn...

Words: 1313 - Pages: 6

Free Essay

Kế toáN Nhà HàNg, KháCh SạN

...Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT 1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác. Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức nhận tiền công từ Công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho Công ty B thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp Công ty B bán ra hoặc đưa vào chế biến để bán ra thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định. 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà...

Words: 5307 - Pages: 22

Free Essay

Starbuck

...Miễn thuế Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất trong trong thời gian quy định. 2. Hàng hoá là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ. 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 4. Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu cho nước ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp đồng gia công; 5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định; 6. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA 7. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: a) Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được; 8. Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học; 9. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự...

Words: 870 - Pages: 4

Free Essay

Fdfdffd

... |ĐỀ THI MÔN: Thuế và thực hành khai báo thuế. | |KHOA KINH TẾ |MÃ MÔN HỌC: 1207140 | | |ĐỀ THI SỐ: 01- Đề thi gồm 02 trang | | |THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT | | |Sinh vieân không được sử dụng tài liệu | Câu 1(8 ñieåm): Coâng ty Coå Phaàn SX - TM - DV Phuù Thònh keâ khai noäp thueá theo phöông phaùp khaáu tröø coù voán ñieàu leä ñaêng kyù cuoái naêm 2009 laø 8 tyû, trong quyù 1/2010 boå sung theâm voán ñieàu leä 15 tyû vaø phaùt sinh caùc nghieäp vuï kinh teá nhö sau: (Coâng ty tröïc tieáp saûn xuaát vaø tieâu thuï röôïu vaø thuoác laù bao) 1/ Mua haøng : - Nhaäp khaåu loâ haøng xe oâtoâ 4 chỗ ngoài giaù FOB laø 900 USD, phí vaän taûi vaø phí baûo hieåm baèng 10% giaù CIF, tyû giaù tính thueá laø 10.000 ñ/USD, thueá suaát thueá NK laø 90%, thueá suaát thueá TTÑB laø 30%, thueá suaát thueá GTGT 10%. Coâng ty ñaõ noäp ñuû caùc loaïi thueá theo bieân lai noäp thueá soá 10 ngaøy 20/1. - Mua haøng trong nöôùc: |Hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế |Tên người bán ...

Words: 876 - Pages: 4

Free Essay

Ahdlffl

...TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH TÂY KHOA KT-TC-NH | | |Hà Nội ngày 14 tháng 8 năm 2012 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN LỚP LTĐH PHÚ THỌ 1. NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN 1- Hạch toán nghiệp vụ? Hạch toán thống kê? Hạch toán kế toán? Kỳ kế toán, các loại kỳ kế toán? 2- Đối tượng của hạch toán kế toán? (Bao gồm cả đối tượng chung, đối tượng cụ thể). 3- Khái niệm chứng từ gốc, chứng từ tổng hợp? 4- Khái niệm chứng từ mệnh lệnh? chứng từ chấp hành? chứng từ thủ tục? chứng từ liên hợp? 5- Những yếu tố của chứng từ kế toán? (Chứng từ gốc). 6- Khái niệm tài khoản kế toán? Số hiệu tài khoản kế toán? 7- Nêu kết cấu của tài khoản kế toán? Tài khoản phản ánh vốn? Tài khoản phản ánh nguồn vốn? Tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh? Tài khoản điều chỉnh? 8- Tài khoản kế toán tổng hợp? Tài khoản kế toán chi tiết. 9- Cách ghi chép vào tài khoản kế toán?( cách ghi đơn, cách ghi kép: khái niệm, nội dung và những căn cứ ghi sổ kép). 10- Nêu các bước tiến hành định khoản kế toán? 11- Hạch toán kế toán tổng hợp? Hạch toán kế toán chi tiết? Mối quan hệ giữa hạch toán kế toán tổng hợp với hạch toán kế toán chi tiết. 12- Bảng đối chiếu số phát sinh( Bảng cân đối tài khoản): Mục đích, nội dung kết cấu,tác dụng của bảng, phương pháp lập bảng, phương pháp kiểm tra trên bảng? 13- Bảng chi tiết số phát sinh: Mục đích, nội dung kết cấu,tác dụng của bảng, phương pháp lập bảng, phương pháp kiểm tra trên bảng? 14- Nêu nguyên tắc tính giá: Tính giá của tài sản(tính giá nhập, xuất), tính giá thành sản...

Words: 7444 - Pages: 30

Free Essay

Miuhuyen

...GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP 1 CUNG – CẦU VÀ ỨNG DỤNG Câu 1: Hãy sử dụng lý thuyết và đồ thị cung cầu để giải thích các trường hợp sau đây: a. Giả sử thời tiết nóng bất thường làm cho đường cầu về kem dịch chuyển sang phải. Giải thích tại sao giá kem lại tăng tới mức thị trường ổn định mới. Thời tiết nóng mọi người muốn ăn kem nhiều hơn (lượng cầu về kem tăng lên tại mọi mức giá ( đường cầu dịch chuyển sang phải trong khi đường cung không đổi ( điểm cân bằng dịch chuyển từ E1 sang E2 ( giá và lượng kem bán ra tăng lên. b. Khi cuộc chiến nổ ra ở Trung Đông, giá xăng tăng trong khi giá một chiếc Cadillac đã qua sử dụng lại giảm. Xe Cadillac đã qua sử dụng là loại xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với những chiếc xe mới. Xăng và xe Cadillac là hàng hóa bổ sung cho nhau. Giá xăng tăng, theo luật cầu lượng cầu về xăng giảm. Lượng cầu về xe Cadillac cũng giảm tại mọi mức giá, lúc này đường cầu về xe dịch chuyển sang trái ( điểm cân bằng dịch chuyển làm cho giá và lượng cầu về xe giảm (vẽ đồ thị tương tự). c. Chỉ ra tác động của biến cố này đến thị trường áo sơ mi: ❖ Một cơn bão mạnh ở bang Carolina làm hỏng vụ thu hoạch bông. Bông là đầu vào để sản xuất áo sơ mi. Sản lượng bông giảm làm cho giá bông trên thị trường tăng lên: giá các yếu tố đầu vào để sản xuất áo sơ mi tăng ( đường cung dịch chuyển sang trái ( điểm cân bằng dịch chuyển từ E1 sang E2 làm cho giá...

Words: 3281 - Pages: 14